Tác giả |
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 1 of 4: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 10:02pm | Đă lưu IP
|
|
|
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH
KINH NÓI VỀ CÔNG ĐỨC BẢN NGUYỆN CỦA ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
KHÓA TỤNG KINH DƯỢC SƯ
TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN
Án Lam (21 lần)
VĂN THÙ HỘ THÂN CHÂN NGÔN
Án si lâm bộ lâm (7 lần)
LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔNÁn ma ni bát minh hồng (7 lần)
ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM CHÚ
Án, a na lệ, tỳ sá đề,
Bề ra bạt sà ra đà lị,
Bàn đà bàn đà n,
Bạt sà ra báng ni phấn,
Hổ hồng đô lô ung phấn,
Ta bà ha. (7 lần)
ĐẠI BI CHÚ
THIÊN THỦ THIÊN NHĂN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )
Thiên Thủ Thiên Nhăn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni
Nam mô hắt ra đát na đá ra dạ da,
Nam mô a rỵ da,
Bà lô yết đế thước bát ra da,
Bồ đề tát đơa bà da,
Ma ha tát đơa bà da,
Ma ha ca lô ni ca da,
Án, tát phàn ra phạt duệ,
Số đát na đát tả,
Nam mô cất các lị đơa y mông a lị da, (Đức Long Thọ Bồ Tát )
Bà lư cát đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na la cẩn tŕ.
Hê lị ma ha phàn đá sa mế,
Tát bà a tha đậu thâu bằng,
A thệ dựng, (Bộ Dạ xoa cầm kiếm hộ tŕ)
Tát bà tát đá na ma bà già,
Ma phạt đặc đâu đát điệt tha
Úm, A bà lư hê,
Lư ca đế, ca ra đế,
Di hê lị, ma ha bồ đề tát đơa
Tát bà tát bà, (Đức Quan Âm Hương tích hiện thân)
Ma la ma la,
Ma hê ma hê lị đà dựng,
Câu lô câu lô yết mông,
Độ lô độ lô, phạt sà da đế,
Ma ha phạt sà da đế,
Đà ra đà ra, (Đức Quan Âm hiện Đại trượng phu thân)
Địa rị ni, thất Phật ra da,
Giá ra giá ra, (Đức Tồi toái Bồ Tát thủ bả kim luân)
Mạ mạ phạt ma ra,
Mục đế lệ, y hê y hê,
Thất na thất na
A ra sấm Phật la sá lị,
Phạt sa Phạt sâm, Phật ra xá da,
Hô lô hô lô ma ra
Hô lô hô lô hê ri,
Ta ra ta ra, tất rị tất rị,
Tô lô tô lô,
Bồ đề dạ bồ đề dạ (Đức Quan Âm kết chúng sanh duyên)
Bồ đà dạ bồ đà dạ (Đức Khải giáo A na đà)
Di đế rị dạ, na la cẩn tŕ,
Địa rị sắt ni na
Ba dạ ma na, ta bà ha
Tất đà dạ, ta bà ha,
Ma ha tất đà dạ, ta bà ha.
Tất đà dủ nghệ,
Thất phàn ra da ta bà ha,
Na ra cẩn tŕ, ta bà ha,
Ma ra na ra, ta bà ha,
Tất ra tăng a mục dà da, bà ha.
(Đức Dược vương Bồ Tát hành nguyện chư bệnh)
Ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha.
(Đức Dược thượng Bồ Tát bản thân hành liệu chư bệnh)
Giả cát la a tất đà dạ, ta bà ha,
Ba đà ma yết tất đá dạ, ta bà ha,
Na ra cẩn tŕ phàn già ra dạ ta bà ha,
Ma bà lợi thắng yết la dạ, ta bà ha,
Nam mô hắt ra đát na đá ra dạ da,
Nam mô a rị da,
Bà lô cát đế
Thước phàn ra dạ,
Ta bà ha an
Tất điện độ, măn đá ra,
Bát đá da, ra bà ha.
(Đại bi sám pháp lưu truyền bản hữu
Na ma bà tát đá. Ngũ tự nguyện tạng bản vô)
DƯỢC-SƯ LƯU-LY-QUANG NHƯ-LAI BẢN-NGUYỆN CÔNG-ĐỨC KINH
BÀI KỆ
Cầu Phật gia hộ dịch kinh cho đúng nghĩa
Hạnh nguyện của Phật khó nghĩ bàn,
Đưa hết chúng sanh lên cơi tịnh;
Muốn lên phải tụng và phải tu,
Bỏ hẳn đường tà, theo đường chính.
Lạy Phật thêm sức phù hộ cho
Con dịch được đúng nghĩa chân thực.
Để ai cũng hiểu tụng và tu,
Chuyển kiếp tai-nạn thành nước Phật.
TUỆ NHUẬN
KHÓA LỄ DƯỢC SƯ
NHẤT THIẾT CUNG KÍNH
(Lễ hội th́ chủ sám đứng đọc,Không người làm lễ đọc một ḿnh)
Nhất tâm kính lễ Tam Bảo thường trụ khắp cả mười phương
(mọi người cùng đọc, lạy 3 lạy)
BÀI DÂNG HƯƠNG
(mọi người cùng quỳ, chủ sám cầm hươnghoa dâng, mọi người cùng đọc)
Con dâng hương, Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát Tri kiến.
Năm thức hương này kết thành đài mây, sáng chưng Pháp giới, cúng dường mười phương thường trụ Tam-bảo. (mọi người yên lặng 1 phút)
CÚNG DƯỜNG RỒI, NHẤT THIẾT CUNG KÍNH (Chủ sám đọc)
Nhất tâm kính lễ Tam-bảo thường trụ khắp cả mười phương
(mọi người cùng đọc, lạy một lạy)
BÀI TÁN PHẬT
(mọi người cùng đứng cùng đọc)
Đấng Pháp Vương ngôi báu tuyệt vời,
Khắp Tam Giới không ai sánh kịp.
Thầy chỉ đường khắp cơi Nhân, Thiên
Cha hiền cứu bốn loài đau khổ.
Con nay về nương tựa vào cha,
Ba nghiệp a-tăng-kỳ diệt hết.
Tán dương công đức Phật Thế Tôn
Ức kiếp muôn đời khôn kể xiết.
Án phạ nhật la vật. (câu này đọc 3 lần)
1. Nhất tâm kính lễ Phật Thiện Danh Xưng Kiết Tường Vương ở cơi Quang Thắng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
2. Nhất tâm kính lễ Phật Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quan Âm Tự Tại Vương ở cơi Diệu Bảo phương Đông cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
3. Nhất tâm kính lễ Phật Kim Sắc Bảo Quang, Diệu Hạnh Thành Tự ở cơi Viên Măn Hương Tích phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới.(1 lạy)
4. Nhất tâm kính lễ Phật Vô Ưu Tối Thắng Kiết Tường ở cơi Vô Ưu phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
5. Nhất tâm kính lễ Pháp Hải Lôi Âm ở cơi Pháp Tràng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
6. Nhất tâm kính lễ Phật Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hư Thần Thông ở cơi Thiện Trụ Bảo Hải phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới.(1 lạy)
7. Nhất tâm kính lễ Phật Dược Sư Lưu Ly Quang ở cơi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
8. Nhất tâm kính lễ Kinh Bản Nguyện Công Đức Của Phật Dược Sư và chú Quán Đỉnh cùng Tôn Pháp ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
9. Nhất tâm kính lễ Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu ở cơi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Bồ Tát ở khắp Pháp giới. (1lạy)
10.Nhất tâm kính lễ Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu ở cơi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Bồ Tát ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
11.Nhất tâm kính lễ : Thánh chúng trong Hải Hội Thanh Tịnh ở cơi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng Thánh chúng ở khắp Pháp giới. (1 lạy)
12.Con nay quy mạng, sám hối thề nguyện đoạn trừ tất cả ba chướng cho pháp giới chúng sinh và tứ ân, tam hữu. (1 lạy)
-ooOoo-
BÀI SÁM HỐI
CHÍ TÂM SÁM HỐI
(mọi người cùng quỳ đọc)
Con xưa đă tạo bao nghiệp ác,
Đều v́ vô thuỷ tham, sân, si.
Từ thân, miệng, ư phát sinh ra,
Hết thảy con nay đều sám hối,
Bao nhiêu nghiệp chướng sâu dường ấy,
Thảy đều tiêu diệt sạch làu làu,
Niệm niệm trí soi khắp pháp giới.
Độ hết chúng sinh đều chẳng thối.
(đọc xong cùng dập đầu xuống chiếu 3 lượt rồi cùng đứng dậy)
SÁM HỐI PHÁT NGUYỆN RỒI
(chủ sám đọc)
Qui mạng lễ Phật Dược Sư Lưu Ly Quang cùng hết thảy Tam Bảo ở khắp mười phương. (cùng đọc lạy 1 lạy)
-ooOoo-
BÀI TÁN KINH
Ta-bà chẳng ở được lâu dài
Sớm liệu tụng kinh cửa Phật đài,
Hai sáu nguyện vương tiêu tội hết,
Ba ngh́n Hóa-Phật dủi ḷng soi:
Hoa Sen Tây Trúc dầy thơm ngát,
Quả phúc Nam-diêm được tốt tươi.
Giải-kiết, tiêu tai, thêm tuổi thọ,
Vững vàng bổn mạng, được yên vui
-ooOoo-
BÀI TÁN PHẬT
Mười hai nguyện lớn, Giáo chủ Đông Phương.
Bốn chín đèn soi sáng đàn trường,
Bảy bẩy đức chơn-thường, lễ bái tán dương,
Hết tai nạn được thọ trường.
Nam mô Dược Sư Hải Hội Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
-ooOoo-
KỆ KHAI KINH
Pháp nầy mầu nhiệm rất cao sâu,
Ức kiếp muôn đời chưa dễ gặp,
Nay được thấy nghe, được thọ tŕ,
Con thề giải nghĩa Chơn-như Phật,
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam mô Khai Bảo Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ tiêu tai trừ diệt nhứt thiết chúng sanh khổ năo.
Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (3 lần)
Nam mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
KINH NÓI VỀ CÔNG ĐỨC BẢN NGUYỆN CỦA ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAIĐúng thực như thế, chính tôi được nghe:
Một thời bấy giờ, Đức Bạc-già-phạm đi độ các nước, đến thành Quảng Nghiêm, Ngài dừng lại ở dưới cây âm nhạc cùng với tám ngh́n vị Đại Tỳ Kheo, ba vạn sáu ngh́n vị Đại Bồ Tát, và các Quốc Vương, các quan Đại thần, các Bà la Môn, các thầy Cư sĩ, Thiên, Long, Bát Bộ Nhơn với Phi Nhơn, đông không xiết kể, thảy đều cung kính vây kín xung quanh Đức Phật thuyết pháp.
Con Đấng Pháp-vương, bấy giờ là Ngài Mạn-thù sư-lợi, theo oai thần Phật, đương ngồi đứng dậy, hở một vai áo, đầu gối bên hữu qú sát tận đất, nh́n Bạc-già-phạm, cúi ḿnh, chắp tay bạch rằng: Thế Tôn, xin Phật diễn thuyết, cũng giống như thế, diễn những danh hiệu, và những điều nguyện căn bản lớn lao, công đức tuyệt vời của các Đức Phật, cho những người nghe tiêu hết nghiệp chướng, v́ muốn lợi lạc các loài hữu t́nh, khi Tượng-Pháp chuyển.
Bấy giờ Thế Tôn tán thán Đồng-tử Mạn-thù-sư-lợi, Ngài khen ngợi rằng: “Hay lắm! Hay lắm! Mạn-thù-sư-lợi, ḷng đại bi ông khuyến thỉnh ta nói danh hiệu chư Phật, bản nguyện công đức, để bạt cho hết nghiệp chướng ràng buộc các loài hữu t́nh và để làm cho lợi ích an lạc các loài hữu t́nh, khi Tượng-Pháp chuyển.
Ông hăy nghe kỹ, ngẫm nghĩ thực khéo, ta sẽ nói.
Mạn-thù-sư-lợi bạch rằng: Xin vâng, xin Thế Tôn nói, chúng con thích nghe.
Đức Phật bảo Ngài Mạn-thù-sư-lợi: về phương Đông kia, cách đây xa nhiều vô số Phật độ, nhiều bằng mười số cát sông Hằng, ở đấy có một thế giới gọi là cơi Tịnh-Lưu-Ly.
Đức Phật cơi ấy, hiệu là Dược Sư Lưu-ly-quang Như-Lai, Ứng Chính đẳng giác, Minh hành viên măn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Bạc-già phạm.
Ông Mạn-Thù ơi, khi Đức Thế Tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai c̣n đương hành đạo Bồ-tát. Ngài đă phát ra mười hai nguyện lớn, khiến cho hữu t́nh cầu ǵ cũng được.
NGUYỆN LỚN THỨ NHẤT
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo A-nậu-đa-la tam miệu tam bồ-đề, th́ tự thân ta sáng trưng rực rỡ, soi suốt tất cả vô số thế giới vô lượng vô biên; dùng ba mươi tướng Đại-trượng-phu, tám mươi tùy h́nh để trang nghiêm thân khiến cho hết thẩy các loài hữu t́nh, đều được tất cả như ta không khác.
NGUYỆN LỚN THỨ HAI
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, th́ tự thân ta như ngọc Lưu-ly trong ngoài sáng suốt, sạch không vết bẩn, quang minh rộng lớn, công đức cao vời; thân khéo ở yên trong lưới tia sáng, trang nghiêm hơn cả Mặt trời, Mặt trăng; chúng sinh tối tăm đều được sáng bừng, đâu cũng làm được mọi sự như ư.
NGUYỆN LỚN THỨ BA
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, ta dùng rất nhiều Trí-Huệ phương tiện, vô lượng vô biên, khiến cho hữu t́nh đều được mọi vật, thụ dụng vô cùng: chẳng để chúng sinh có chỗ thiếu thốn.
NGUYỆN LỚN THỨ TƯ
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu có hữu t́nh tu hành tà đạo, th́ ta khiến cho đều được ở yên trong đạo Bồ-đề; nếu ai hành đạo, Thanh Văn, Độc-giác th́ ta cũng đều lấy đạo Đại-thừa, mà dựng cho yên.
NGUYỆN LỚN THỨ NĂM
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu có vô lượng, vô biên hữu t́nh tu hành Phạm-hạnh trong Pháp của ta, th́ hết thảy đều được giới chẳng thiếu, đủ giới tam-tụ, nếu có ai mà trót đă phạm giới nghe tên ta rồi, lại được tịnh giới, chẳng vào đường ác.
NGUYỆN LỚN THỨ SÁU
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu t́nh thân thể hèn kém mọi căn chẳng đủ, xấu xa, ngu ngốc, mù, điếc, ngọng, câm, què quặt, kḥm lưng, hóa hủi, điên, cuồng, bao nhiêu bịnh khổ, nghe tên ta rồi hết thảy đều được đẹp đẽ, sáng suốt, mọi căn hoàn toàn, không mọi tật khổ.
NGUYỆN LỚN THỨ BẢY
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu t́nh mắc mọi bịnh khổ, không ai cứu chữa, không chỗ nương thân, không người thân thiết, không cửa không nhà, bần cùng khốn khổ, môt khi tên ta nghe lọt vào tai mọi bịnh đều hết thân tâm yên vui, gia quyến tiền của, thảy đều phong túc, rồi tu đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề.
NGUYỆN LỚN THỨ TÁM
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu có thân gái thấy trăm nỗi xấu, bức bách khổ năo sinh ḷng chán ngán, muốn bỏ thân gái, nghe tên ta rồi, thảy đều chuyển được thân gái thành trai, đủ tướng trượng phu, rồi tu đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề.
NGUYỆN LỚN THỨ CHÍN
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, khiến những hữu t́nh thoát chài lưới ma, thoát được hết thảy ngoài đạo ràng buộc; nếu lạc vào các rừng rậm ác kiến, ta sẽ dắt dẫn lên đường chánh kiến, rồi tu tập dần mọi hạnh Bồ-tát, chóng chứng được đạo Vô-thượng Bồ-đề.
NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu t́nh bị pháp luật bắt trói buộc, đánh đập, giam cầm lao ngục hoặc bị tử h́nh, và c̣n rất nhiều tai nạn khác nữa lấn hiếp nhục nhă lo sầu nung nấu, thân tâm chịu khổ, nếu mà được nghe danh hiệu của ta, được giải thoát hết thảy lo khổ.
NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI MỘT
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu t́nh bị đói khát khổ, v́ kiếm ăn mà tạo mọi nghiệp ác, khi nghe tên ta, chuyên tâm tŕ niệm, th́ ta hăy cho ăn uống rất ngon để no thân đă, rồi sau ta mới cho ăn Pháp vị để lập thành người rốt ráo yên vui.
NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI HAI
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu t́nh, nghèo không áo mặc, ruồi muỗi, bức rét khổ suốt đêm ngày, khi nghe tên ta chuyên tâm tŕ niệm th́ tâm muốn ǵ liền được đủ thứ, áo mặc thật đẹp, được cả đồ dùng quư báu trang nghiêm, đeo hoa, ướp hương, âm nhạc múa hát, tùy tâm thích ǵ đều được đầy đủ.
Ông Mạn-thù ơi, thế là mười hai nguyện rất nhiệm mầu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, khi Ngài c̣n đương hành đạo Bồ Tát; Ngài đă phát ra.
C̣n nữa này ông Mạn-thù Sư-lợi, là những nguyện lớn của Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Ngài đă phát ra, khi Ngài c̣n đương hành đạo Bồ Tát, và những công đức trang nghiêm ở bên cơi nước của Ngài, nếu ta nói ra, đến hết một kiếp hay hơn một kiếp cũng không hết được.
Nhưng có một điều: ở nước Phật kia một màu thanh tịnh, không có nữ nhơn, không có ác thú và những tiếng khổ; mặt đất thuần là ngọc pha lê lưu ly, những thừng bằng vàng giăng bên đường đi, thành khuyết, cung, các, hiên, cửa, màng lưới, đều bằng thất bảo cũng như thế giới Cực Lạc Phương Tây, công đức trang nghiêm giống nhau không khác.
Trong nước có hai vị Đại Bồ Tát: một vị gọi là Nhật Quang Biến Chiếu, một vị gọi là Nguyệt Quang Biến Chiếu đứng đầu tất cả vô số vô lượng các vị Bồ Tát. Hai Ngài lần lượt sẽ lên ngôi Phật, đều giữ vững được kho báu Chánh Pháp của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Ông Mạn-thù ơi, bởi thế cho nên những Thiện nam tử và Thiện nữ nhơn có tín tâm rồi, thời nên phát nguyện sanh sang thế giới của đức Phật kia.
Bấy giờ Thế Tôn lại bảo Đồng tử Mạn-thù Sư-lợi: Này ông Mạn-thù, có những chúng sanh chẳng biết thiện ác, chỉ ôm cái ḷng tham lam keo bẩn, chẳng biết bố thí, và những quả báo về hạnh bố thí, ngu si không trí, thiếu mất tín căn, chứa nhiều của báu cầu giữ lấy măi, thấy kẻ xin đến tâm họ chẳng mừng: khi bất đắc dĩ họ phải bố thí, thị coi như cắt miếng thịt họ rất là đau tiếc. Lại có lắm kẻ tham lam bỏn xẻn, tích trữ tiền của, đến ngay thân họ c̣n chẳng tiêu dùng, huống lại dám cho cha, mẹ, vợ, con, tôi đ̣i sai khiến, và kẻ đến xin. Những hữu t́nh ấy, đến lúc mạng chung, sinh làm ngă quỉ, hoặc làm bàng sinh, nhưng v́ thuở xưa, ở đời từng được tạm nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên đương khi ở trong ṿng ác thú, được tạm nhớ đến danh hiệu của Ngài, ngay trong phút nghĩ, liền ra khỏi ṿng, lại được làm người, nhớ được túc mạng sợ khổ ác thú, chẳng ham dục lạc, thích làm bố thí, và khen những người hay làm bố thí, ḿnh có những ǵ, đều không tham tiếc, dần dà đem cả đầu, mắt, chân, tay, máu, thịt của ḿnh, cho kẻ đến xin, huống c̣n tiếc ǵ, đến tài vật khác.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù Sư-lợi, nếu những hữu t́nh, tùy theo Như Lai nhận các chỗ học mà phá thi-la; lại có kẻ tuy chẳng phá thi-la mà phá quỷ-tắc, kẻ giữ được cả thi-la, quỷ-tắc lại hủy chánh kiến; lại có kẻ tuy chẳng hủy chánh kiến mà bỏ đa văn chẳng thể hiểu rơ nghĩa sâu trong kinh của Phật đă nói: có kẻ đa văn, lại tăng thượng mạn, v́ tăng thượng mạn che lấp tâm rồi, khen ḿnh chê ngườI, phỉ báng Chánh Pháp, làm bạn với ma, người ngu như thế, tự ḿnh đi vào con đường tà kiến, lại c̣n làm cho vô lượng ức triệu hữu t́nh cùng theo xuống hố hiểm sâu. Những hữu t́nh nầy trôi quanh măi măi trong ṿng Địa ngục Bàng Sinh, Quỷ thú nếu mà được nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, liền bỏ ác hạnh, tu mọi thiện pháp, chẳng đọa ác thú, dù có kẻ nào, chẳng thể bỏ được hết mọi ác hạnh mà tu thiện pháp phải đọa ác thú, v́ nhờ sức thần bổn nguyện của Phật, khiến họ hiện tiền đă được tạm nghe danh hiệu của Phật, họ sẽ thoát thân nơi ác thú kia, lại được làm người, chánh kiến tinh tiến khéo điều ḥa được tâm ư yên vui liền bỏ được nhà đến chốn không nhà, chịu theo chỗ học trong Pháp Như Lai, không hề hủy phạm, chánh kiến, đa văn, hiểu nghĩa rất sâu, bỏ tăng thượng mạn, chẳng báng Chánh Pháp, chẳng bạn với ma, dần dần tu hành những hạnh Bồ Tát chóng được vẹn toàn.
C̣n nữa này ông, Mạn-thù Sư-lợi, nếu những hữu t́nh xang tham ghen ghét khen ḿnh chê người, sẽ phải đọa vào trong ba đường ác, mấy mươi ngh́n năm chịu mọi cực khổ, chịu cực khổ rồi, ở đấy măn hạn, lại lên nhân gian, làm thân trâu, ngựa, lừa và lạc đà, thường bị đ̣n đánh, đói khát khổ năo, lại thường mang nặng, theo đường mà đi: hoặc được làm người, ở nơi hạ tiện, làm kẻ tôi đ̣i bị người sai khiến, chẳng được tự tại, nếu xưa làm người đă từng được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, bởi nhân lành ấy nay lại nhớ đến, dốc ḷng quy y, nhờ thần lực Phật giải thoát mọi khổ, mọi căn thông lợi, trí tuệ đa văn, thường cầu Thắng Pháp, thường gặp bạn hiền, dứt hẳn lưới ma, đập vỡ cái xác vô minh đen tối, gạn ḷng phiền năo giải thoát hết thảy sinh, già, bịnh, chết, lo sầu, khổ năo.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù Sư-lợi, nếu những hữu t́nh thích gây ngang ngược, đánh nhau kiện nhau, làm cho náo loạn, cả ḿnh cả người đem thân, miệng, ư tạo thêm măi ra bao nhiêu nghiệp ác, lần lượt thường làm sự chẳng lợi ích, mưu hại lẫn nhau, đi gọi các thần ở rừng, ở núi, ở cây, ở mả, rồi giết chúng sinh, lấy máu, lấy thịt, cúng tế bọn quỷ Dược Xoa, La Sát, viết tên kẻ thù, làm h́nh kẻ thù, làm bùa chú ác để mà nguyền rủa; yểm bùa thành mị, nuôi trùng thành cổ, hô quỷ nhập vào thây chết đứng dậy, sai đi giết hại thân mạng người ta; những hữu t́nh ấy, nếu mà được nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, th́ ác sự kia đều chẳng hại được; lần lượt hết thảy đều khởi từ tâm, lợi ích, yên vui, không c̣n có ư năo hại hiềm thù, ai cũng vui mừng; mọi vật thụ dụng tự cho là đủ, chẳng lấn của nhau, mà đồng cùng làm lợi ích cho nhau.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù Sư-lợi, nếu có bốn chúng; Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, và những tịnh tín thiện nam thiện nữ, ai chịu giữ được tám phần trai giới, hoặc suốt một năm, hoặc trong ba tháng chịu theo chỗ học, để làm thiện căn, nguyện được sinh sang thế giới Cực Lạc ở bên Phương Tây, đến chỗ đức Phật Vô-Lượng-Thọ-Quang cầu nghe Chánh Pháp, nhưng chưa quyết định, mà nếu được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị Đại Bồ Tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Ư Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lạc Bồ Tát, tám vị ấy sẽ đi lại ở trên không mà chỉ đường, tự nhiên thấy ḿnh hóa sinh ngay bên thế giới kia, trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp.
Hoặc là nhân thế, được sinh lên trời, tuy sinh lên trời mà căn lành cũ vẫn chưa hết, chẳng phải sinh vào ác thú nào khác; trên trời tận số, th́ xuống nhân gian, hoặc làm Luân vương, coi cả bốn châu, oai đức, tự tại, giữ yên vô lượng trăm ngh́n hữu t́nh ở trong thập thiện, hoặc sinh vào những ḍng Sát-đế-lợi, ḍng Bà-la-môn, Cư sĩ, Đại gia, rất nhiều của báu, kho tàng đầy ngất, h́nh tướng tốt đẹp, quyến thuộc đông đủ, thông minh trí huệ, dơng kiện oai hùng như đại lực sĩ.
Nếu là nữ nhân được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, dốc ḷng tŕ niệm, th́ sau chẳng phải làm thân gái nữa.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù Sư-lợi, khi Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đắc đạo Bồ-đề, do sức bản nguyện, mà Ngài soi thấy các loài hữu t́nh mắc nhiều bịnh khổ, như là những bệnh gầy c̣m, co quắp, khô héo, sốt vàng, hoặc bị trúng độc, ma mị trùng cổ, hoặc bị chết non, hoặc khi chết uổng. Ngài muốn khiến cho những bịnh khổ ấy, đều được tiêu trừ, và có cầu ǵ cũng được măn nguyện, thời Ngài liền vào cảnh Ta-ma-đề gọi là cảnh Định, diệt hết khổ năo cho các chúng sinh.
Đă vào Định rồi, ở trong nhục kế, phóng đại quang minh, trong đại quang minh diễn nói thần chú Đại Đà La Ni: “Nam mô Bạc-già-phạt-đế bệ sái xă lũ-rô, bệ lưu-li, bát lạt bà, hát ra xà giă, đát đà yết đa gia, a ra hát đế, Tam diểu tam bột đà gia đát, điệt tha, Án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xă, tam một yết đế sa ha.”
Khi trong quang minh nói thần chú rồi, trái Đất chấn động, phóng đại quang minh, hết thảy chúng sinh, bịnh khổ đều trừ, được vui yên ổn.
Ông Mạn-thù này: thấy ai, nam, nữ nếu có bịnh khổ, th́ nên nhất tâm, v́ người bịnh ấy, tắm, gội, súc miệng sạch rồi, tụng chú một trăm tám lượt vào một thức ăn, hoặc vào vị thuốc, hoặc vào nước lọc, không có vi trùng, rồi đem cho uống, th́ bịnh khổ ǵ cũng đều tiêu hết. Nếu có cầu ǵ, dốc ḷng tụng niệm, cũng đều được cả, và lại c̣n được sống lâu, vô bịnh; sau khi mạng chung, sinh sang cơi kia, được ngôi Bất Thối, cho đến tận khi đắc đạo Bồ-đề. Bởi thế cho nên ông Mạn-thù ơi, nếu có nam tử nữ nhân nào mà có ḷng tôn trọng, cung kính cúng dường Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên thường tŕ chú, chớ để lăng quên.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù Sư-lợi, nếu có nam tử, nữ nhân tịnh tín, được nghe tất cả danh hiệu của Ngài Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Chánh-đẳng-giác, nghe rồi tụng tŕ; sáng sớm trở dậy, xỉa răng, tắm, gội, súc miệng thanh sạch, dâng các hoa thơm, hương đốt, hương bôi, và các âm nhạc, cúng dường tượng Phật, đem kinh này ra, hoặc ḿnh tự viết, hoặc bảo người viết, nhất tâm chịu nghe, chịu nhớ lấy nghĩa đối với Pháp sư, phải sắm hết thẩy các món cúng dường đủ để nuôi thân, thẩy đều cấp cho, đừng để thiếu thốn; như thế liền được chư Phật hộ niệm, cầu ǵ cũng được, và được cả đến đạo quả Bồ-đề.
Bấy giờ Đồng tử Mạn-thù Sư-lợi bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, con thề đến khi đời tượng Pháp chuyển con đem rất nhiều các phép phương tiện, khiến người tịnh tín thiện nam, thiện nữ được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cả trong khi ngủ, cũng đem hiệu Phật giác ngộ vào tai. Bạch Đức Thế Tôn, nếu ai thọ tŕ, đọc tụng kinh này,hoặc là diễn thuyết, khai thị cho người, hoặc tự ḿnh viết, hoặc bảo người viết, hoặc là tôn trọng, cung kính kinh này, đem nhiều các thức hương hoa, hương bột, hương đốt, hương bôi, tràng hoa, anh lạc, phướn, lọng, âm nhạc, để mà cúng dường; lấy sợi ngũ sắc làm túi đựng kinh, quét rửa chỗ sạch, thiết lập ṭa cao làm chỗ để kinh, bấy giờ sẽ có bốn Đại Thiên Vương, cùng với quyến thuộc và Thiên-chúng khác mấy mươi trăm ngh́n đều đến chỗ ấy, ǵn giữ, cúng dường. Bạch Đức Thế Tôn: nếu chỗ nào phát kinh báu này ra, có người thọ tŕ, và nhờ công đức bản nguyện của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, được nghe danh hiệu nên biết chỗ ấy, không c̣n có người bị chết dữ dội, chẳng ai c̣n bị bọn thần quỷ ác đoạt mất tinh khí; ai bị đoạt rồi, lại được thân tâm yên vui như cũ.
Đức Phật bảo Ngài Mạn-thù Sư-lợi đúng như thực như thế, đúng thực như thế, Ông nói đúng lắm! ông Mạn-thù ơi, nếu có thiện nam, thiện nữ tịnh tín, mà muốn cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, trước hết phải tạo h́nh tượng của Ngài lập ṭa thanh tịnh mà rước tượng lên, rải các thứ hoa, đốt các thứ hương, dùng nhiều tràng phan trang nghiêm chỗ ấy, bảy ngày, bảy đêm; chịu giữ được đủ tám phần trai giới, ăn uống thanh tịnh, tắm gội sạch thơm, mặc áo thanh tịnh, không chút vẩn đục, không chút giận dữ, năo hại đến ai; đối với hết thẩy các loài hữu t́nh, phải khởi ra tâm lợi ích yên vui, từ, bi, hỉ, xả, b́nh đẳng như nhau; đàn hát tán thán; nhiu quanh tượng Phật, về bên tay hữu; lại phải nghĩ nhớ, công đức bản nguyện của Đức Phật kia, đọc tụng kinh này suy nghĩ nghĩa kinh, rồi đem diễn thuyết khai thị cho người.
Thế rồi tùy muốn cầu ǵ cũng được: cầu sống lâu được sống lâu, cầu giàu có được giàu có, cầu quan chức được quan chức, cầu con cái được con cái.
Hoặc có người nào, bỗng thấy mộng ác, những h́nh tướng ác, hoặc chim quái ác ở đâu đến đâu, hoặc có lắm sự quái ác hiện ra ở ngay chỗ ở, người ấy nếu đem các thức nhiệm mầu, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời những mộng ác, những h́nh tướng ác, những điềm chẳng lành, đều biến mất hết, chẳng làm hại được.
Hoặc có sợ hăi tai nạn thủy hỏa, binh đao độc ác, cheo leo hiểm nghèo, voi dữ, sư tử, hùm, sói, gấu, beo, rắn, rít, độc ác, sâu, bọ, muỗi, ruồi, nếu hay dốc ḷng, niệm Đức Phật kia, cung kính cúng dường, thời sợ hăi ấy thẩy đều giải thoát.
Nếu có nước khác xâm lấn quấy rối, giặc cướp phản loạn, th́ người cung kính niệm Đức Phật kia, cũng đều giải thoát.
C̣n nữa này ông, Mạn-thù Sư-lợi, nếu có những người thiện nam thiện nữ, ḷng tin chơn tịnh, cho đến hết đời chẳng thờ thần khác, chỉ dốc một ḷng qui Phật, Pháp, Tăng, chịu giữ cấm giới, bốn trăm giới Bồ-tát, hai trăm năm mươi giới Tỳ Kheo, năm trăm giới Tỳ Kheo Ni, nhưng hoặc ở trong những chỗ thọ giới có ai hủy phạm, sợ đọa ác thú, mà hay chuyên niệm danh hiệu Phật kia, cung kính cúng dường, th́ quyết chẳng sinh vào ba đường ác.
Hoặc có đàn bà, tới khi sinh nở, chịu rất đau khổ, mà hay dốc ḷng niệm danh hiệu Phật lễ bái, tán thán cung kính cúng dường, th́ mọi đau khổ đều trừ diệt hết; đứa con sinh ra, thân phận đầy đủ, h́nh sắc tốt đẹp, ai thấy cũng mừng, nhanh nhẹn thông minh, không bị phi nhân đoạt mất tinh khí.
Bấy giờ Thế Tôn bảo A-Nan rằng: Như ta khen ngợi công đức của đấng Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đó là những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, khó hiểu suốt lắm, ông có tin không? A Nan bạch rằng: Đại Đức Thế Tôn, con đối với kinh của Phật đă nói chẳng dám nghi hoặc, là v́ lẽ sao? V́ rằng ba nghiệp: thân, ngữ, ư của hết thảy chư Phật, đều thanh tịnh cả. Lạy Đức Thế Tôn, vừng Nhật Nguyệt kia làm rơi xuống được, núi Diệu Cao Vương làm nghiêng đổ được, lời chư Phật nói không có khác được.
Bạch Đức Thế Tôn, những chúng sanh kia, tín căn chẳng đủ, nghe nói những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, mà nghĩ ra rằng: làm ǵ chỉ niệm danh hiệu Phật của Ngài Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà được ngay những thắng lợi, công đức nhiều đến như thế! V́ chẳng tin thế, sinh ra phỉ báng, người đó ở chỗ đêm dài tối mịt, mất hết lợi lạc đọa các đường ác, chuyển măi không cùng.
Phật bảo A Nan: những hữu t́nh ấy,nếu nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, dốc ḷng tŕ niệm, chẳng sinh nghi hoặc, th́ không khi nào phải đọa ác thú.
Ôn A Nan ơi, đó là những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, rất khó tin lắm, rất khó hiểu lắm, mà nay ông chịu tin được như thế, thời nên biết là đều nhờ oai lực của Phật Như Lai. Này ông A Nan, hết thảy các bậc Thanh Văn, Độc Giác, và các Bồ Tát c̣n chưa đăng địa, đều chẳng tin hiểu được đúng như thực, chỉ trừ một hạng các vị Bồ Tát Nhất-sinh-sở-hệ. Ông A Nan ơi, làm được thân người, đă là khó lắm; được biết kính tin tôn trọng Tam Bảo cũng là khó lắm, được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thời lại khó hơn.
Ông A Nan ơi, những hạnh Bồ Tát, những phép phương tiện, những nguyện lớn lao của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nếu ta nói ra trong suốt một kiếp, hay hơn một kiếp, th́ kiếp mau hết, mà những hạnh, nguyện, phương tiện của Ngài vẫn không thấy hết.
Trong chúng bấy giờ, có Đại Bồ Tát tên là Cứu Thoát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, kéo áo hở vai bên hữu, quỳ gối bên hữu, sát xuống tận đất, cúi ḿnh chắp tay, mà bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, khi Tượng Pháp chuyển có những chúng sanh bị nhiều hoạn nạn làm cho khốn khổ, ốm lâu, gầy ṃn, chẳng ăn uống được, cổ ráo, môi khô, thấy các phương tối, tướng chết hiện ra; cha, mẹ, thân thuộc, bạn bè, quen biết, xúm quanh than khóc; thân người ốm kia vẫn nằm nguyên đăy mà thấy Sứ giả của vua Diêm Ma dẫn thần thức ḿnh đến trước cửa ṭa Pháp vương Diêm Ma: những loài hữu t́nh, người nào cũng có một Thần Câu-sinh, người ấy làm ǵ: tội hay phúc, Thần đều chép đủ, rồi đem tŕnh hết cho vua Diêm Ma; bấy giờ vua liền xét hỏi người ấy, tính toán mọi việc người ấy đă làm, theo chỗ tội phúc ấy mà xử đoán. Lúc đó, những người thân thuộc quen biết của người ốm ấy nếu hay, quy y Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cho người ốm ấy, thỉnh các chúng tăng chuyên đọc kinh này, đốt đèn bảy từng, treo lá phướn-thần năm sắc nối mạng, thần thức người ấy, hoặc có chỗ đó, mà được trở về, tự thấy rơ ràng như trong giấc mộng; hoặc quá bảy ngày, hoặc hăm mốt ngày, hoặc ba lăm ngày, hoặc bốn chín ngày, thần thức người ấy, khi được trở về, như chiêm bao tỉnh: tự ḿnh nhớ biết được các quả báo của các nghiệp thiện, và nghiệp bất thiện; v́ tự chứng lấy quả báo của nghiệp, nên chừa cho đến khi mắc nạn chết, cũng chẳng dám làm những nghiệp ác nữa. V́ thế cho nên những người tịnh tín thiện nam, thiện nữ, đều nên tŕ niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tùy sức ḿnh mà cung kính cúng dường.
Bấy giờ A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát: Bạch Thiện nam tử, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, phải nên thế nào; đèn phướn nối mạng, nên làm thế nào? Ngài Cứu Thoát nói: Kính bạch Đại Đức, nếu có người ốm muốn thoát bịnh khổ, nên v́ người ấy, bảy ngày bảy đêm, chịu giữ cho đủ tám phần trai giới; nên tùy lực sắm các thức ăn uống, và các đồ dùng cúng Tỳ Kheo tăng; đêm ngày sáu buổi, lễ bái hành đạo cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; tụng đọc kinh này bốn mươi chín lượt, thắp bốn chín ngọn đèn, tạo bảy pho tượng Đức Như Lai kia; trước mỗi vị tượng, để bảy ngọn đèn, mỗi một đèn sáng, to bằng bánh xe, suốt bốn chín ngày, không lúc nào tắt; làm một lá phướn ngũ sắc và dài bốn chín gang tay; phải đem phóng sinh các loài cho đủ bốn chín thứ, thời có thể qua tai nạn nguy ách chẳng bị chết uổng ác quỷ hăm hại.
Này ông A Nan, lại c̣n như khi các vua Quán Đỉnh, và Sát Đế Lợi, tai nạn khởi lên như là những nạn: nhân dân tật dịch, nước khác lấn bức, trong nước phản nghịch, sao lạ mọc ra, Nhật thực, Nguyệt thực, mưa gió trái mùa, đến mùa chẳng mưa, các vua Quán Đỉnh; và Sát Đế Lợi, bấy giờ đối với hết thảy hữu t́nh, khởi tâm từ bi, tha những tù tội, theo phép cúng dường trước đă nói kia, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nhờ thiện căn ấy và sức bản nguyện của Như Lai kia, khiến cho cả nước liền được yên ổn, mưa gió thuận thời, lúa cấy được mùa, hết thảy hữu t́nh, vô bịnh mừng vui, ở trong nước ấy, không có những thần, bạo ác Dược-xoa, năo hại hữu t́nh, những h́nh tướng ác, thảy đều biến mất; các vua Quán Đỉnh, và Sá Đế Lợi, sống lâu, mạnh khoẻ, vô bịnh, tự tại, lợi ích đều tăng.
Này ông A Nan, nếu các Hoàng hậu, Hoàng Phi Công Chúa, Thái Tử, Vương Tử, Đại Thần, Tể Tướng, Thể nữ trong cung, các quan và dân,có mắc bịnh khổ và ách nạn ǵ, cũng nên dựng cây phướn thần năm sắc, thắp đèn tiếp sáng, phóng sanh các loại, rải các thứ hoa, đốt các hương thơm, bệnh được khỏi hết, nạn đều giải thoát.
Bấy giờ A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát: Bạch Thiện Nam Tử, tại làm sao mà mạng người đă hết, có thể tăng thêm?
Ngài Cứu Thoát nói: Kính bạch Đại Đức, Ngài há chẳng nghe Như Lai nói có chín thứ chết uổng? Bởi vậy khuyên làm đèn phướn nối mạng tu mọi phước đức; v́ tu phước nên hết đời thọ mạng chẳng mắc nạn khổ.
A Nan hỏi rằng: Chín thứ chết uổng ấy là những ǵ?
Ngài Cứu Thoát nói: Nếu những hữu t́nh, bịnh tuy nhẹ mà không thầy, không thuốc, không người trông nom, hay có gặp thầy, lại cho trái thuốc, thực chẳng đáng chết, mà phải chết uổng; lại tin các thầy, tà ma, ngoại đạo, yêu nghiệt thế gian nói nhảm họa phúc, sinh ra sợ hăi, tâm chẳng được yên, xem bói thấy xấu, giết nhiều chúng sinh, khấn vái thần thánh, cầu ma quỷ lên ban cho hạnh phúc muốn mong sống thêm vẫn chẳng thể được; ngu si, mê hoặc, mê tín, tà kiến, thành ra chết uổng, đọa vào Địa ngục, không có ngày ra, như thế gọi là một thứ chết uổng, hai là kẻ bị vương pháp xử tử, ba là những kẻ săn bắn, chơi bời, say đắm tửu sắc, rông rỡ quá độ, bị loài phi nhân đoạt mất tinh khí, thành ra chết uổng. Bốn là chết cháy. Năm là chết đuối. Sáu là chết v́ các loài ác thú cắn chết, ăn thịt. Bảy là chết v́ ngă xuống sườn núi. Tám là chết v́ trúng phải thuốc độc, bùa, chú, nguyền rủa, thây ma đứng dậy, các thứ sát hại. Chín là bị đói, bị khát khốn khổ, chẳng được ăn uống, mà phải chết uổng. Đấy là Như Lai nói qua chín thứ chết uổng như thế, c̣n nhiều vô số các thứ chết uổng, nói sao cho xiết.
Lại c̣n đây nữa, này ông A Nan, Vua Diêm Ma kia, chủ lĩnh giữ sổ ghi tên Thế gian, nếu những hữu t́nh, phạm những tội như: bất hiếu ngũ nghịch, phá nhục Tam Bảo, hoại pháp Vua quan, hủy cả tín giới, th́ vua Diêm Ma, tùy tội nặng nhẹ, xét mà xử phạt. V́ thế ta nay khuyên những hữu t́nh thắp đèn, treo phướn, phóng sinh, tu phước cho thoát khổ ách, chẳng gặp tai nạn. Bấy giờ trong chúng có mười hai vị Đại tướng Dược Xoa đều ngồi ở hội ấy là các vị: Đại tướng Cung T́ La, Đại tướng Phạt Chiết La, Đại tướng Mê Si La, Đại tướng An Đ La, Đại tướng Át Nể La, Đại tướng San Để La, Đại tướng Nhân Đạt La, Đại tướng Ba Di La, Đại tướng Ma Hổ La, Đại Tướng Chân Đạt La, Đại Tướng Chiêu Đổ La, Đại Tướng Tỳ Yết La. Mười hai vị này, Đại Tướng Dược Xoa, mỗi vị đều có bẩy ngh́n Dược Xoa, để làm quyến thuộc, đồng thời lên tiếng mà bạch Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, chúng con ngày nay nhờ oai lực Phật được nghe danh hiệu Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chẳng c̣n có sợ nơi ác thú, chúng con bảo nhau đều cùng một ḷng qui Phật, Pháp, Tăng cho đến hết đời thề xin gánh vác hết thảy hữu t́nh, làm việc nghĩa lợi, nhiều ích, yên vui; bất cứ chỗ nào: trong các thôn quê, thành thị, làng nước; rừng cây vắng lặng, mà có kinh này ban phát đến nơi, rồi có người nào thọ tŕ danh hiệu Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cung kính cúng dường, quyến thuộc chúng con hộ vệ người ấy khiến cho giải thoát hết thảy khổ nạn, có cầu nguyện ǵ đều được đủ cả; hoặc có ai cầu thoát khỏi bệnh tật, ách nạn cũng nên đọc tụng kinh này, lấy chỉ ngũ sắc mà kết thành chữ tên của chúng con, được như nguyện rồi, sau hăy cởi ra.
Bấy giờ Thế Tôn khen ngợi các vị Đại Tướng Dược Xoa. Ngài liền nói rằng: Hay lắm! Hay lắm! Tướng Đại Dược Xoa, trong đoàn các ông, v́ nhớ báo ân Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thường nên cứ làm như thế cho được lợi ích yên vui hết thảy hữu t́nh.
Bấy giờ A Nan bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, Pháp môn này nên đặt tên là ǵ, và chúng con phải phụng tŕ thế nào?
Phật bảo A Nan: Pháp môn này gọi là Pháp nói những công đức bản nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cũng gọi là Pháp nói những thần chú kết nguyện của mười hai vị Thần tướng lợi ích hữu t́nh; cũng gọi là Pháp bạt trừ hết thảy mọi thứ nghiệp chướng; nên phụng tŕ đúng những nghĩa như thế.
Khi Bạt-già-phạm nói lời ấy rồi, các Đại Bồ Tát, và Đại Thanh Văn, Quốc Vương, Đại Thần, Bà la Môn, Cư Sĩ, Thiên, Long, Dược Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Yết Lộ Trà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân và Phi Nhân, hết thẩy đại chúng, nghe lời Phật nói: đều cả vui mừng, tin, chịu, vâng làm.
KINH DƯƠC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC
(Hết)
-ooOoo-
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 2 of 4: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 10:05pm | Đă lưu IP
|
|
|
BÀI TÁN CHUNG
Hải hội Dược Sư, sáng rực thần quang, tám vị Bồ Tát giáng các tường, bảy vị Phật tuyên dương, Nhật Nguyệt hồi quang, ban phúc thọ an khang.
Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.
Tiêu tai Duyên thọ Dược Sư Phật.
BÀI TÁN NHIỄU ĐÀN
Mười hai Đại Tướng Dược Xoa, giúp Phật tuyên truyền, chỉ ngũ sắc kết thành tên, cầu nguyện được chu viên, rửa sạch oan khiên, phúc thọ khang vẹn tuyền.
Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xă, lu lô tịch lưu ly, bác lặc bà, hát ra xà dă. Đát tha yết đa ra, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát xă, tam một yết đế tóa ha.
Giải kết, giải kết giải oan kết,
Nghiệp chướng bao đời đều giải hết.
Rửa sạch ḷng trần phát tâm thành kính,
Đối trước Phật đài cầu giải kiết
Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.
Tiêu tai Duyên thọ Dược Sư Phật,
Tùy tâm măn nguyện Dược Sư Phật.
Nam mô Tiêu tai Duyên thọ Dược Sư Phật. (3 lần)
BÀI NIỆM PHẬT
Mười hai nguyện lớn, giáo chủ đông phương.
Bốn chín đèn soi sáng đàn trường.
Bảy bảy đức chân thường, lễ bái tán dương.
Hết tai nạn được thọ trường.
Nam mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật (1 tràng)
Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát (10 lần )
Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát (10 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (10 lần)
KINHTÂM YẾU NÓI VỀ PHÉP BÁT NHĂ BA-LA MẬT-ĐA
(PRASNA PARAMITA)
Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát
Tu hành tinh thân phép
Bát lạc nhă Ba La mật đa
Thời Ngài soi thấy Năm Uẩn
Đều không độ thoát hết thảy
Mọi sự khổ ách
Xá-lợi-tử ơi,
Sắc chẳng khác không
Không chẳng khác sắc,
Sắc tức là không,
Không tức là sắc,
Thọ, tưởng, hành, thức,
Cũng đều như thế.
Xá-lợi-tử ơi,
cái tướng chơn Không
của các Pháp ấy,
Chẳng sinh chẳng diệt chẳng bẩn,
chẳng sạch chẳng thêm chẳng bớt
Bởi thế cho nên trong chơn không ấy
Không có sắc thọ tưởng, hành và thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư
Không có sắc thanh hương vị, xúc, pháp,
Nó cũng không có từ Nhăn thức giới đến Ư thức giới
Cũng không có cả từ chi vô minh, đến chi lăo tử.
Cũng lại cũng không có từ vô minh tận đến lăo tử tận
Không có khổ, tập, không có diệt đạo, cũng không có trí.
Cũng không có đắc, v́ không có chi là sở đắc cả
Các vị bồ tát Y vào bát nhă ba la mật Đa,
Nên tâm các Ngài không hề quái ngại
V́ không quái ngại
Nên không sợ hăi xa ĺa được hết mộng tưởng đảo điên
Đi chẳng đến nơi Niết Bàn rốt ráo.
Chư Phật ba đời Y vào Bát nhă Ba la mật đa.
Nên mới chứng được A-na-đâu-đa-la Tam miệu tam Bồ-đề.
Vậy biết Bát Nhă Ba La Mật Đa là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là chú đẳng đẳng, trừ hết mọi khổ, đúng thực chẳng sai. Nên lại nói cả bài chú bát nhă ba la mật đa, bài chú ấy là: “Yết đế, Yết đế Ba la yết đế Ba la Tăng yết đế, Bồ đề ta bà ha”
Ma ha bát nhă ba la mật đa.
CHÚ VĂNG SANH
Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sách Tịnh độ Đa la Ni
Nam mô A di đa bà dạ, đá tha đà đá dạ da điết dạ tha a di rị độ bà tỳ a di rị đá.
Tất Đam bà tỳ A di rị đá tỳ ca lan đế, a di rị đá tỳ ca lan đá dà di nị, dà dà na chỉ da ca lị ta bà ha.
-ooOoo-
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân.
Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di
Cám mục trừng thanh tứ đại hải
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật. (niệm nhiều ít tùy ư)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần )
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Liên Tŕ Hải Hội Phật Bồ Tát (3 lần )
-ooOoo-
SÁM CẦU AN
Cúi đầu sám lễ Dược Sư
Nguyện cho bá tánh tiêu trừ nạn tai
Lại cầu Quan Âm Như Lai
Tầm thinh cứu khổ hàng ngày chúng sanh
Cơi đời tật bịnh tử sanh
Mỗi ngày nguy hiểm đấu tranh đủ điều
Sáng ra từ sớm đến chiều
Biết bao tai nạn rất nhiều tử sanh
Thấy đời liệt liệt oanh oanh
Miếng mồi phú quí công danh tạo thành
Nguyện Ngài đức cả tầm thanh
Cầu xin cứu khổ ban lành nhân dân
Chúng con lễ bái Quan Âm
Xót thương cứu độ từ tâm biển trần
Tay cầm dương liễu ân cần
Cùng b́nh tịnh thủy rưới dân cam lồ
Cúi đầu sanh tử mơ hồ
Phù du cơi tạm cơ đồ lửa thiêu
Hằng ngày tai nạn rất nhiều,
Cầu Ngài cứu khổ mơi chiều hóa thân
Độ đời bá tánh vạn dân,
Khắp cùng pháp giới trọn phần an vui
Cha sanh con thảo dưỡng nuôi
Mẹ hiền đức độ khiến xui làm lành
Nhà nhà an lạc tịnh thanh
Bốn mùa tám huyết hóa sanh thuận ḥa
Nhân dân lạc nghiệp âu ca
Ḥa b́nh thế giới quốc gia an lành
Tránh điều quả báo sát sanh
T́m đường Đạo đức cha lành Thích Ca
Tụng kinh niệm Phật Di Đà
Cầu cho (tín chủ) bá tánh toàn gia an lành
Hiện tiền phước quả viên thành
Khắp cả nam nữ tâm sanh hiền từ
Mỗi người tật bịnh tiêu trừ
Noi theo chánh pháp Bổn sư tu hành
Chúng con lễ bái chí thành
Nguyện mau ra khỏi tử sanh luân hồi
Cơi đời khổ năo lắm ôi
Quyết ḷng theo Phật về ngôi sen vàng
Nam mô Tịnh Độ Lạc Bang
Dắt d́u đệ tử Tây phang mau về
-ooOoo-
SÁM HỐI CẦU NGUYỆN TẬT BịNH TIÊU TRỪ
Cúi đầu lễ Phật Di Đà
Dược Sư Hải HộI, cùng là Quang Âm
Mở mang đức rộng chiếu làm
Xót thương pháp giới lỗi lầm cứu con
Thân tật bịnh mỏi ṃn đau yếu
V́ huyễn thân triền níu nghiệp trần
Chí thành lậy Phật ân cần
Cầu cho tật bịnh giảm lần hiểm nguy
Hoặc tội ác khinh khi Tam Bảo
Miệng hung hăng chẳng kể thánh thần
Tạo nhiều oan nghiệp xây vần
Nhồi căn trả quả chịu phần ốm đau
Lúc mê muội cầm dao mổ xẻ
Chặt nấu bầm giết hại chúng sanh
Món ăn vừa miệng ngon lành
Ngày nay thọ bịnh tử sanh đáo đầu
Dẫy đầy oan nghiệt thẩm sâu
Xét ra mới biết từ lâu lỗi lầm
Kiếp tạo ác lung lăng không kể
Nay ốm đau làm lễ khẩn cầu
Cho hay nhân quả nhiệm mầu
Giống chi hưởng mấy tránh đâu khỏi nàn
Nay sám hối lập đàn cầu nguyện
Đức Từ Bi linh hiển độ con
Nhẹ nhàng các nghiệp tiêu ṃn
Thân này đứt hết chẳng c̣n ốm đau
Quả nhơn chẳng trước thời sau
Gẫm cơn báo ứng chậm mau mấy hồi
Nay con sám hối đă rồi
Tu hành theo Phật đền bồi tội xưa
Từ nay việc ác nguyện chừa
Nguyện làm việc thiện ngăn ngừa vọng tâm
Bao nhiêu oan nghiệt lỗi lầm
Con xin sám hối thân tâm đêm ngày
Bịnh căn qua khỏi nạn tai
Qui y Tam Bảo tŕ trai tu hành
Nguyện về Tịnh Độ Lạc Thành
Cầu cho thoát khỏi tử sanh luân hồi
Cơi trần khổ năo lắm thôi
Quyết ḷng niệm Phật về nơi sen vàng
Nam mô Tịnh Độ Lạc Bang
Dắt d́u đệ tử... Tây phương mau về.
-ooOoo-
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và CHÚNG SANH
Đều trọn thành Phật đạo
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 3 of 4: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 10:08pm | Đă lưu IP
|
|
|
LUẬN VỀ SỰ CẢM ỨNG.
Đức Phật đă dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian đều theo nhau như bóng với h́nh, không sai chạy chút nào. Tuy nhiên, những kẻ không tin tưởng vào luật nhân quả th́ cho đó là lời nói ngoa. Ngoài ra, nhiều người do tin tưởng thuyết “An Mạng (an phận thủ thường)” của Khổng Tử nên thường đổ trút tất cả cho số mạng, và chỉ cầu phước báo, cùng thích nghe những điều tốt lành mà bỏ ngoài tai những việc xấu xa tai hoạ. Thật là những kẻ hàm hồ ngu muội.
Thật ra, cuộc đời sanh tử chỉ như một ngày đêm. Khái niệm luân hồi trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) giống như hôm nay và ngày trước. Ví như trong cuộc sống hằng ngày, lúc mời khách đến nhà dự tiệc, th́ phải chuẩn bị đặt để thức ăn nước uống cho trang trọng đầy đủ. Nếu có thiếu sót món chi tức là lo lắng không chu đáo. Đó là lẽ tất nhiên.
Cuộc nhân sanh, những việc thọ mạng dài ngắn (chánh báo), gia sản tài vật (y báo), sự nghiệp công danh, cùng phú quư bần tiện đều tuỳ thuộc vào nghiệp nhân đă trồng trong tiền kiếp. Những sự thọ dụng trong đời nay đều không phải từ bên ngoài mang đến, mà hoàn toàn là do tự làm tự hưởng. V́ vậy cổ nhân đă có câu : “Muốn biết nghiệp nhân đời tiền kiếp, hăy nh́n báo ứng đang thọ. Muốn biết quả báo đời vị lai, hăy xem đang làm những ǵ”. Đa số người đời ỷ vào tài năng học thức để đạt công danh phú quư, nhưng chẳng hề biết rằng việc này khó xảy ra, v́ chủ yếu chính là do nhân lành đă tự trồng trong tiền kiếp kết hợp với khả năng tài trí trong hiện tại mới tạo dựng được. Do đó, nếu vui mừng hớn hở khi được công danh phú quư th́ rất sai lầm. Lại nữa, lúc bị người khác phá mất công danh phú quư, liền khởi tâm oán hận, mà chẳng biết rằng phần phước ḿnh chỉ có thế thôi. Phần phước báo bị người khác phá mất thật ra chẳng phải là của ḿnh mà chính v́ thiếu nợ người đó nên phải trả. V́ vậy, đau khổ ưu sầu, oán trời trách đất, thậm chí kết thành cừu oán không thể xả bỏ, th́ cũng là sai lầm. Do đó, phải nên biết rằng pháp “An Mạng” của Khổng Tử tức là thuyết nhân quả của Phật giáo. Nếu hiểu được lư “An Mạng” th́ sẽ chấp nhận rằng sang hèn được mất đều tuỳ thuộc vào nhân xưa, vốn tự làm tự thọ. Nghèo cùng hay hiển đạt, mạng ngắn hoặc dài, đều do nhân đời tiền kiếp chủ định. Thật vậy, nếu hiểu rơ và tin tưởng quy luật nhân quả, th́ sẽ chấp nhận rằng tất cả sự thọ dụng trong hiện tại đều phát xuất từ những nghiệp nhân đă trồng vào đời tiền kiếp, chớ chẳng phải do người khác đem đến, hay nhờ tài trí mới đạt được. Dẫu có đạt được bằng tài trí, th́ đó chẳng qua là phần phước của ḿnh. Thế nên, sao lại khổ sở đắm chấp, lao tâm nhọc sức, lo lắng ưu sầu những việc được mất, thậm chí vọng tích bao oán thù ! Nếu là người thông minh sáng suốt, th́ phải thâm tín nhân quả báo ứng, mà không chấp trước vào những việc đắc thất trong hiện tại, chỉ nên căn cứ theo điều kiện hiện hữu, để trồng nhân lành vào ruộng phước cho tương lai. Ví như người nông dân, phải biết chọn đất ph́ nhiêu để gieo trồng giống tốt, rồi siêng năng cấy cày, th́ nhất định sẽ thu hoạch được đầy ắp lúa mạ trong mùa thu. Đây là việc hiển nhiên. Có khác biệt chăng trong sự thu hoạch là do việc bỏ phân bón ít nhiều.
Đức Phật đă dạy : “Cúng dường Phật, Pháp, Tăng th́ gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước thù thắng. Hiếu thảo với cha mẹ th́ gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước cung kính. Cứu giúp những kẻ nghèo cùng khốn khổ th́ gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước tâm thức”. Tôi hy vọng quư vị sẽ không ưu sầu vế những sự được thua c̣n mất trong quá khứ, mà chỉ lo gieo nhân lành vào ruộng phước cho tương lai. Nếu quư vị giảm bớt tiêu xài vào những việc phung phí hay vô ích cùng biết tiết chế chi tiêu trong việc ăn mặc, rồi dùng những phần được tiết kiệm trồng trong ba loại ruộng phước ở trên, th́ không những đời vị lai được tăng phước đức trang nghiêm mà hiện thế thân an tâm lạc, và trở thành người có phước lành bậc nhất. Nếu thường gieo giống lành vào ba loại ruộng phước bên trên, lại c̣n biết lưu tâm về Phật Pháp như dùng cách niệm Phật để dẹp trừ tâm vọng tưởng, dùng từ bi để chuyển hoá sân si, dùng nhu hoà để cảm hoá cường bạo, dùng khiêm tốn để chiết phục ngă mạn, th́ đó là hạnh của bậc Bồ-tát phát đại tâm. Nếu có tín tâm chân thật, th́ xứng đáng được gọi là đại trượng phu dũng mănh tối thắng !./.
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 4 of 4: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 10:10pm | Đă lưu IP
|
|
|
NHỮNG ĐIẾM THIẾT YẾU KHI NIỆM PHẬT
Pháp môn niệm Phật cầu văng sanh cơi Tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt ḍng sanh tử. V́ vậy bảo rằng chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là có thể cắt đứt sanh tử. Do đó, ngày nay mới phát tâm niệm Phật.
Song, nếu không biết cội gốc của sanh tử, mà cứ niệm Phật măi th́ cuối cùng sẽ đi về đâu ? Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử th́ làm sao cắt đứt ḍng sanh tử ? Cội gốc của sanh tử là ǵ ? Cổ nhân nói : “Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Độ”. Thế nên, biết rơ ái dục là cội gốc của sanh tử. Khiến tất cả chúng sanh thọ khổ trong sanh tử đều do ái dục. Cội gốc ái dục này không phải chỉ hiện hữu trong một, hoặc hai, ba, bốn đời, mà nó đă tự có sẵn từ đời vô thủy cho đến ngày nay. Sanh sanh thế thế, xả thân thọ thân, đều do lưu chuyển theo ái dục.
Ngày nay, suy nghĩ nh́n lại, xem coi lúc nào có một niệm tạm rời cội gốc ái dục này đâu ! Hạt giống ái căn, bao kiếp tích luỹ sâu dày, nên khiến sanh tử không cùng tận. Hiện tại, vừa phát tâm niệm Phật, nếu chỉ vọng không cầu sanh Tây phương mà danh tự ái dục (tức cội gốc của sanh tử) lại không biết đến, th́ khi nào mới có niệm đoạn được nó ? Không biết cội gốc của sanh tử, nên một bên niệm Phật, một bên cội gốc sanh tử lại càng tăng trưởng nhiều hơn. Cả hai việc niệm Phật và cội gốc sanh tử chẳng quan hệ với nhau. Dẫu niệm cách nào đi nữa, đến lúc lâm chung quư vị chỉ thấy sanh tử ái căn hiện tiền. Khi đó lại cho rằng Phật hoàn toàn không có thần lực, nên liền oán trách niệm Phật không linh nghiệm ; dẫu sau này có hối hận cũng không kịp.
V́ vậy, khuyên người niệm Phật thời nay, đầu tiên phải biết ái dục là cội gốc của sanh tử. Ngày nay dốc ḷng niệm Phật, th́ niệm niệm phải đoạn ái căn này. Trong cuộc sống hằng ngày, ở nhà niệm Phật ; mắt thấy vợ con cháu chắt, gia duyên tài sản, đều không nên đắm trước ái nhiễm, th́ làm việc nào và niệm nào cũng đều v́ sự sanh tử, và cảm giác như toàn thân đang đứng trong hầm lửa. Lúc chưa biết cách chân chánh niệm Phật, th́ niệm ái dục trong tâm chưa có thể xả bỏ. V́ niệm không thiết tha và chẳng biết ái dục là chủ tể, nên chỉ niệm Phật ngoài da. Nếu như thế th́ Phật chỉ nghe niệm, c̣n ái dục th́ lại tăng thêm. Lúc cảnh t́nh của vợ con hiển hiện, phải xoay nh́n vào tâm. Một danh hiệu Phật có thể đối địch với ái dục, th́ sẽ cắt đoạn được ái căn. Không cắt được ái dục th́ làm sao đoạn được sanh tử. Do tập khí của duyên ái trong bao đời đă chín mùi mà nay chỉ mới bắt đầu niệm Phật, lại không thiết thật niệm Phật, th́ không thể niệm Phật được đắc lực được. Nếu trước mắt không thể kềm chế được ái cảnh th́ khi lâm chung quyết không thể tự làm chủ được. Do đó, khuyên người niệm Phật, việc trước nhất là phải biết v́ sanh tử mà thiết tha niệm Phật, tức là phải có tâm thiết tha cắt đoạn sanh tử, và phải dùng niệm niệm mà đốn đoạn cội gốc sanh tử. Lúc niệm niệm đều dứt được sanh tử th́ cần ǵ đợi đến ngày ba mươi tháng Chạp ! Đợi đến lúc đó th́ đă trễ lắm rồi ! Thế nên, bảo rằng trước mắt luôn nghĩ đến sanh tử đại sự. Trước mắt liễu được sanh tử vốn không. Niệm niệm thiết thật, th́ đao đao đều chặt đứt. Dụng tâm như thế, nếu không vượt khỏi sanh tử th́ chư Phật bị đoạ v́ tội vọng ngữ ! Do đó, người xuất gia kẻ tại gia, biết rơ tâm sanh tử tức là biết rơ thời tiết xuất ly sanh tử, sao c̣n diệu pháp nào khác nữa ! ./.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|