Tác giả |
|
tranthanh03 Hội viên
Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 16 April 2006 lúc 9:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
BỐ THÍ MÀ KHÔNG CHẤP NGĂ
Học Phật cũng phải như vậy. Niệm Phật mà không cầu mong ǵ th́ mới được thanh tịnh. Lễ Phật mà không cầu mong ǵ th́ thân tâm mới nhu ḥa. Tŕ chú cũng chỉ cầu mong cho sức mạnh của chú sẽ đem lại lợi ích cho chúng sanh. Chúng ta chỉ nghĩ đến giúp người, giúp chúng sanh, không có chấp ngă.
Khi có cơ hội bố thí, th́ đừng có chấp ngă .
Có lần tôi đến thăm hội “Từ tế công đức”, thấy có hàng trăm người t́nh nguyện hàng ngày đến phục vụ ở bệnh viện của hội. Tôi hỏi những người ấy rằng: “Sức mạnh ǵ thúc đẩy các anh đến làm việc ở đây?” Một người trả lời: “Người phục vụ bệnh nhân hạnh phúc hơn bệnh nhân”.
Đúng vậy! Họ phục vụ bệnh nhân, bởi v́ họ là người có sức khỏe. Đó thực là hạnh phúc vậy.
Tôi lại hỏi pháp sư Chứng Nghiêm, là người sáng lập ra hội Từ tế: “Bà hàng ngày cứu giúp những người bệnh nghèo, hàng ngày chứng kiến những cảnh bi thảm. Bà có thấy gian khổ hay không?”.
Bà nói: “Người ham thích leo núi, đường leo núi gian khổ, nhưng trong tâm không thấy là hhổ, chỉ có người không ham thích leo núi mới thấy leo núi là rất khổ”.
Lời của Pháp sư Chứng Nghiêm làm tôi rất cảm động, một người có thể hoàn toàn quên ḿnh th́ không thấy khổ. Pháp sư Chứng Nghiêm là người có bệnh, mắc bệnh tim nặng, ngày nào cũng uống thuốc, tiêm thuốc rất là gian khổ, nhưng bà lại không thấy khổ, v́ bà luôn nghĩ tới người khác.
Tôi thường khuyên những người thất t́nh rằng: “Trên thế giới, những người thất t́nh đều khổ như anh. Nghĩ tới nỗi đau khổ của người khác th́ anh cũng giảm bớt đau khổ”.
Nếu biết nghĩ tới mặt tốt của sự việc, nghĩ tới người khác và bỏ chấp ngă th́ sẽ không c̣n thống khổ.
Làm thế nào để đoạn trừ chấp trước, giải thoát khỏi sự ràng buộc. Hăy đừng có mong cầu ǵ hết! Đối với chúng sanh, không có mong cầu. Đối với Phật cũng không có mong cầu.
Không có mong cầu là thái độ có lợi đối với bản thân. Có người đốt hương cúng dường Phật, Bồ Tát. Tôi nói với họ: “Phật và Bồ tát không cần các anh thắp hương cúng dường, bởi v́ là Phật là Bồ tát. Các anh thắp hương là để cho tâm ḿnh thanh tịnh, là để có lợi ích cho bản thân các anh. Đối với Phật không có mong cầu, đối với chúng sanh cũng không có mong cầu, đừng có hy vọng chúng sanh cho ḿnh cái ǵ cả”.
Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta rằng: “Phải tùy thuận chúng sanh, phải tùy theo nhân duyên của chúng sanh mà chuyển hóa, mà không có yêu cầu ǵ đối với chúng sanh, không phải lên lớp cho chúng sanh mà lên lớp cho bản thân ḿnh; bởi v́ ḿnh cũng là chúng sanh”.
Tôi có một người bạn mới học Phật, có lần anh đến t́m tôi, với giọng nói rất kích động: “Chúng ta không thể hằng ngày cứ ngồi trong nhà niệm Phật mà phải đi ra ngoài cứu độ chúng sanh”. Tôi trả lời: “Đúng là chúng ta phải cứu độ chúng sanh. Nhưng trước tiên phải cứu độ chúng sanh ở trong cái nhà này đă”. Anh bạn tôi ngạc nhiên hỏi: “Trong nhà này có chúng sanh ư?” Tôi nói với anh ta rằng anh ta và tôi đều là chúng sanh.
Khi chúng ta nói cứu độ chúng sanh, thường thường chúng ta quên chúng ta là chúng sanh, v́ chúng ta tự cho ḿnh là ở trên chúng sanh. Thực ra, chúng ta cũng là chúng sanh; chúng sanh cũng là Bồ Tát. Chúng ta chỉ là nhân duyên di động giữa chúng sanh và Bồ Tát mà thôi!.
TÙY DUYÊN MÀ ỨNG XỬ
VỚI T̀NH CẢM TỐT NHẤT KHÔNG THAY ĐỔI
Trong kinh điển có câu: “Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”.
Tùy theo nhân duyên, t́nh dục và thế giới mà chuyển động, c̣n tâm tánh ḿnh th́ không biến hóa. Đó là tùy duyên bất biến. Tâm tánh của một người không thay đổi, vẫn giữ được chất vắng lặng thiện lành, nhờ vậy là có thể tùy duyên một cách vui vẻ.
Không có sợ hăi ḿnh bị biến chất mà không dám tùy duyên. V́ rằng, khi một người mở rộng được bả n tính trong sáng của ḿnh th́ anh ta phát hiện thấy bản tính đó kiên cường hơn nhiều, so với nhân duyên, và không bị dao động.
Một người giác ngộ sẽ biết rằng, nhân duyên thời gian và không gian rất là rộng lớn. Phải yêu thương cha mẹ ḿnh, cũng phải yêu thương tất cả chúng sanh như là yêu thương cha mẹ vậy. Sự thật, tất cả chúng sanh mà chúng ta có nhân duyên gặp gỡ, rất có thể trong các đời sống quá khứ, đă từng làm cha mẹ chúng ta. Từ kiếp vô thỉ đến nay, chúng sanh đă từng là cha mẹ chúng ta.
Có người bị thất bại trong hôn nhân hay trong luyến ái, bèn nói: “Đó là nhân duyên. Số mệnh đă quyết định rồi”. Sự thực th́ không phải như vậy. Nếu mở rộng quan điểm thời gian và không gian ra nữa, th́ sẽ phát hiện thấy, trên thế giới có rất nhiều người cùng ở với chúng ta đă có quan hệ vợ chồng. Những nhân duyên đó trong tương lai dần dần chín mùi mà chưa chắc là ở đời này. Trong đời này có rất nhiều nhân duyên chín mùi, nhưng c̣n do chúng ta lựa chọn trong số nhân duyên chín mùi đó, chúng ta lựa chọn lấy ông này, bà kia làm chồng làm vợ. C̣n đối với những nhân duyên chưa chín mùi, th́ hăy chờ đợi ở vị lai.
Người với người đều có nhân duyên. Nhưng lựa chọn và phán đoán cũng rất quan trọng. Chúng ta không nên v́ học Phật mà trở thành nhà túc mạng luận. Tất cả đều là quan hệ nhân quả nhưng vẫn có phạm vi để chúng ta cân nhắc, lựa chọn. Đó là v́ bản tính chúng ta mạnh hơn nhân duyên.
Thế giới nội tại ở trong chúng ta lớn mạnh hơn nhân duyên.
V́ vậy mà chúng ta không bị t́nh dục chuyển, mà có thể siêu việt lên trên t́nh dục.
Trong Thiền tông, có câu chuyện này: Có một người tu hành, đă tu hành hơn 20 năm, và được một bà già thường xuyên cúng dường mỗi ngày, và đều cho một cô gái xinh đẹp đem cơm cúng dường nhà tu hành. Một ngày bà già muốn thử tŕnh độ của nhà tu hành, bèn dặn cô con gái đưa cơm ngồi trên đùi nhà tu hành và hỏi nhà tu hành cảm giác thế nào. Cô gái trở về, thuật lại với bà già rằng, nhà tu hành chỉ nói:
“Khô mộc y hàn nham
Tam đông vô hoản khí”.
(Cây khô dựa vào tảng đá lạnh
Ba mùa đông không có hơi ấm)
Bà già nghe nói rất bực, cho rằng 20 năm cúng dường là uổng công, bèn phóng hỏa đốt am và đuổi nhà tu hà nh đi chỗ khác. Bà cho rằng tu hành mà biến thành người vô t́nh th́ không phải là người tu hành chân chính.
Siêu việt t́nh cảm cha mẹ không phải là vô t́nh mà là chí t́nh. Chí t́nh là thăng hoa t́nh cảm đến tŕnh độ cao nhất. Như xem cha mẹ thiên hạ như cha mẹ ḿnh, vợ con thiên hạ như vợ con ḿnh. Nâng cao tâm tánh, mở rộng tâm tánh, để bao dung mọi phiền năo và chuyển hóa t́nh dục.
Nên nhớ bốn chữ này: “Tùy duyên, nhậm vận” là ứng xử một cách tự tại với nhân duyên, không dao động, không thay đổi. Trên thế giới này, có rất nhiều nhân duyên gặp gỡ, làm tâm người dao động. Chú ng ta vẫn có thể không né tránh, không đoạn trừ tất cả những nhân duyên đó mà vẫn tu hành được nếu biết nhậm vận tùy duyên. T́nh dục sẽ được làm cho thanh tịnh và con người sẽ được giải thoát.
SO SÁNH VỚI GIÂY PHÚT TRƯỚC
Có nhớ tới mâm cỗ thịnh soạn hôm qua cũng không giúp ǵ cho cơn đói ngày hôm nay. Bây giờ ăn no căng bụng, cũng không giúp ǵ cho cơn đói của giờ phút sau! Mỗi giờ phút đều có t́nh h́nh của giờ phút ấy. Các giờ phút đều không giống nhau.
Có sự thể nghiệm như vậy, mới không chấp trước vào giờ phút trước hay giờ phút sau; không chiếm hữu ǵ cũng không cầu mong ǵ th́ sẽ không chấp trước vào giờ phút trước cũng không chấp trước vào giờ phút sau.
Chúng ta học Phật không cầu mong được ǵ, chỉ cầu mong làm cho nhân cách con người được nâng cao và hoàn thiện không ngừng.
Thường có người đến gặp tôi, như là để so sánh “thành tích” vậy. Họ cho rằng tôi rất có danh tiếng, chắc là tu hành rất tốt. Họ hỏi: “Ông tu hành được quả vị nào rồi?”, đồng thời cũng nói với tôi một cách nghiêm túc là họ đă chứng đệ tam quả. Tôi trả lời là tôi tu hành chưa chứng được quả nào hết. Chỉ có ngày nào cũng được ăn quả chuối, được nuôi dưỡng tốt, thưởng thức mùi vị. Tức là không được ǵ! Nếu tâm c̣n nghĩ được nhiều, ít quả, th́ trong
cuộc sống sẽ có vướng mắc, bị trở ngại.
Xin đừng có nghĩ tu được “bao nhiêu quả”, mà nên làm sao cho giờ phút này so với giờ phút trước, giờ phút sau này so với giờ phút này anh nhận thức “tánh không” một cách tốt hơn, giờ phút này so với giờ phút trước, anh sống từ bi hơn, anh gần gũi hơn với chúng sanh, nhân cách anh hoàn thiện hơn.
Hằng ngày, cứ tiến bộ như thế th́ sẽ có ngày, anh tiến tới đích từ bi, trí tuệ hoàn thiện và tự tại.
Đừng có một mặt tu hành, một mặt lo nghĩ rằng ḿnh đă tu đến tŕnh độ nào! Nếu ngày nào cũng nghĩ tới vấn đề đó th́ lấy thời gian đâu mà tu hành?
Hăy sống mỗi giây phút một cuộc sống tốt đẹp. Hăy sống qua mỗi ngày một cách tốt đẹp, nói chung hăy sống một cách tốt đẹp.
Anh đang lễ Phật, vái Phật. Nếu con anh khóc, đ̣i mẹ th́ xin anh hăy tạm thời ngưng lễ Phật, đến chăm sóc đứa bé. Bởi v́, trong giây phút này, đứa bé đang cần anh, chứ Phật không nhất định cần đến anh, Đức Phật, không cần ǵ hết. Phật và Bồ Tát đều không muốn được ǵ, không cần ǵ hết ở nơi anh.
Có câu chuyện vui như sau: một người đi trong sa mạc, mới đi được nửa đường, th́ vừa mệt, vừa đói, vừa khát. Anh ta bắt đầu cầu nguyện Bồ Tát đến cứu anh ta. Đi măi, đi măi, anh t́m được giữa quăng đường một cây đèn thần. Anh rất thích bèn lượm lên và xoa xoa. Quả nhiên, hiện ra một người khổng lồ, người khổng lồ nói với anh ta rằng: “Tôi là đầy tớ của ông, ông có ǵ sai bảo?” Anh ta nói: “Tôi đang rất khát, xin cho tôi một bát nước”. Người khổng lồ trả lời: “Ở đây tôi không có nước”. “Vậy th́ hăy cho tôi một bộ quần áo, v́ tôi đang rét”. Người khổng lồ nói: “Tôi ở đây, không có quần áo”. “Vậy th́ hăy cho tôi một quả dưa”. “Tôi cũng không có quả dưa”. Cuối cùng, người khách bộ hành hỏi: “Thế th́ anh cho tôi cái ǵ nào?” Người khổng lồ trả lời: “Tôi có thể cho ông Phật pháp”. Người khách bộ hành nghe xong bèn chết xỉu trong sa mạc.
Phật pháp là ǵ? Khi người khác khát, anh cho họ chén nước. Đó là Phật Pháp. Khi người khác đói anh cho họ bát cơm, đó là Phật pháp. Giúp đỡ người khác, với tâm không cầu đền đáp, và luôn luôn như vậy, đó là Phật pháp.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 16 April 2006 lúc 9:44pm | Đă lưu IP
|
|
|
CỞI BỎ SỰ RÀNG BUỘC CỦA H̀NH THỨC
Học tập Phật Pháp, ra sức tu hành, không phải là để biến h́nh thức bên ngoài của chúng ta thành ra tướng báu trang nghiêm, như như bất động, mà là để cho nội tâm chúng ta có sự đổi mới. Sự đổi mới nội tâm ấy cũng như một sự biến đổi vật lư làm cho tâm t́nh chúng ta được nâng cao, siêu việt, trở thành ôn ḥa, cao cả, cũng tức là làm cho tâm t́nh chúng ta cởi bỏ được mọi ràng buộc và trở thành tự do.
Tâm chúng ta bị rất nhiều h́nh thức ràng buộc; trong những h́nh thức đó có cả những h́nh thức Phật giáo; chúng ta không dám phê b́nh mọi sự t́nh trong đạo Phật, không dám suy xét biện lẽ, v́ vậy mà khiến cho rất nhiều h́nh thức của đạo Phật đến nay vẫn như thế, không sao thay đổi được.
Hăy đưa ra một vài thí dụ như ấn tống kinh sách. Kinh sách ấn tống rẻ và không đẹp chất đầy chùa, khi mua đem về cũng không được mọi người kính trọng. Đối với phóng sanh cũng vậy, động vật ǵ cũng phóng sanh, làm cho cảnh trí và núi rừng bị ô nhiễm, phá hoại. Những việc như vậy đều do chúng ta không dùng thái độ đúng đắn để kiểm nghiệm, không chịu phá bỏ h́nh thức, để tâm chúng ta được tự do.
Nếu sau khi theo tín ngưỡng Phật giáo mà cảm thấy bị ràng buộc nhiều hơn, không được tự do, th́ phải điều chỉnh, giảm bớt h́nh thức, khiến cho nội tâm được tự do hơn. Ngoài ra, phải cởi bỏ những vướng mắc trong tâm, để cho tâm được tự tại, để thấy được tất cả mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Như thế nào là thấy được mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống? Phải có được đôi mắt tốt, với đôi mắt tốt th́ có thể giúp chúng ta nhận thức, cải cách, sáng tạo đối với nội tâm, làm cho tâm t́nh thăng hoa, đó chính là căn bản của học tập Phật Pháp.
Hôm qua, đông bạn bè đến thăm tôi khi chia tay, một vị đứng trên lầu cao 15 tầng ngó xuống thành phố Đài Bắc, nói lên với giọng cảm khái: “Không ngờ cảnh Dài Bắc ban đêm xinh đẹp dường này”. Tôi nói “Nếu anh có một cặp mắt tốt, tâm t́nh tốt, th́ nh́n cảnh ban đêm ở đâu cũng sẽ thấy rất xinh đẹp”. Đó là do tâm t́nh chúng ta có đổi mới và sáng tạo, cho nên cuộc sống cũng giảm bớt nhơ bẩn đi.
Tôi nói với người bạn là văn sĩ tên Mạnh Đông Ly, anh ta mới dịch xong cuốn sách tựa đề “Con đường Tô Phi”. Nội dung cuốn sách nói chuyện tu hành. Trong sách có chép một truyện cổ tích làm tôi rất cảm động, truyện kể ngày xưa có một vị Ḥa Thượng rất nghèo, chỉ có một cái b́nh vỡ đựng nước và một tấm chăn rách, ông giữ vững nếp sống nghèo. Kết quả là người trong làng đều cho rằng ông tu hành rất tốt. Gần đấy, có một vị Ḥa Thượng khác, rất giàu có, ăn, mặc đều rất đẹp. Mọi người đều cho rằng ông này hưởng thụ quá mức của một vị Ḥa Thượng. Một ngày có một người đến gặp vị Ḥa Thượng nghèo và hỏi: “Xin hỏi sư phụ: Ngài có thể hay không nói về sự tu hành của vị Ḥa Thượng giàu có kia. Phải chăng sự tu hành của ông ấy có vấn đề?”. Vị Ḥa Thượng nghèo trả lời: “Vị Ḥa Thượng giàu có kia tu hành siêu việt hơn tôi, v́ ngài đă không c̣n chấp trước giàu hay nghèo và h́nh thức bề ngoài nữa. C̣n tôi đang giữ nếp sống nghèo khổ, là v́ tôi không có biện pháp chống đối sụ mê hoặc của vật chất.” Khi đọc truyện này, tôi liên tưởng nghĩ tới đại sư Tịnh Vân. Rất nhiều người phê b́nh là sản nghiệp của đại sư ở núi Phật Quang quá to lớn. Nhưng cá nhân tôi lại rất thán phục ngài. Tôi cảm thấy Ngài đă hoàn toàn thoát khỏi sự phiền nhiễu của sự vật bên ngoài, kể cả giàu và nghèo. Ngài không c̣n bị vướng mắc, chấp trước nữa. Khi chúng ta có thể nh́n rơ h́nh thức bề ngoài, khô ng bị ô nhiễm bởi h́nh thức đó th́ chúng ta mới biết được thế nào là tâm chân chính.
Mật tông hay nói chuyện trang nghiêm. Chúng ta thấy có rất nhiều vị Đại Lạt Ma, đội măo giát vàng, dệt kim tuyến. Nhiều vị pháp vương mặc lễ phục rất đẹp. Cá c vị ấy đi trên thảm đỏ rộng 50 mét. Nếu chúng ta c̣n chấp trước h́nh thức th́ chúng ta sẽ không thể chấp nhận h́nh thức đẹp đẽ tráng lệ bề ngoài của họ. Sự thật là có rất nhiều vị Đại Lạt Ma đă siêu việt lên trên mọi chấp trước giàu hay nghèo.
Là người Phật tử hay người tu hành, chúng ta có thể sùng bái các vị Lạt Ma như Đế Nhược Ba, hay là Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa). Tôi thường xem truyện kư của Lạt Ma Milarepa và nhiều lần cảm động chảy nước mắt. Tôi không khi nào tu theo được nếp sống khổ hạnh như Ngài. Ngược lại, anh cũng có thể sùng bái Bồ Tát Liên Hoa Sanh và Đại sư Tsong Ka Pa. Hai vị này đều khác với Lạt Ma Milarepa, v́ họ ăn mặc rất là đẹp đẽ, trang nghiêm. Do đó có thể nói, một người chỉ cần tu hành trung thực, nhận thức được tâm ḿnh, th́ h́nh thức bề ngoài sẽ không thành vấn đề quan trọng nữa. Cũng như nói: Chúng ta có thể chọn h́nh thức tu hành nào cũng được, khổ hạnh hay lạc hạnh cũng được.
XA RỜI TÂM TH̀ KHÔNG CÓ PHẬT
Trong đạo Phật có câu chuyện có liên quan đến sự tu hành của Phật Thích Ca và Phật Di Lặc. Phật Thích Ca và Phật Di Lặc từ xưa vốn là anh em cùng học một thầy, nhưng v́ sao Phật Thích Ca lại thành Phật sớm hơn Phật Di Lặc? Đây là v́ Phật Thích Ca tu khổ hạnh, v́ vậy mà mau chóng thành Phật. C̣n Bồ Tát Di Lặc v́ sao đến nay vẫn chưa thành Phật? Đó là v́ Bồ Tát chọn tu theo lạc hạnh. Ngài cho rằng, trong khoái lạc, người ta vẫn có thể tu hành. Chúng ta nhận thấy Bồ Tát Di Lặc, v́ quá khoái lạc, cho nên h́nh thù béo mập. Bồ Tát Di Lặc đến lúc nào mới thành Phật? Đáp án là sau 56 ức 7.000.000 năm mới thành Phật. Phật Thích Ca thường hay ca ngợi Phật Di Lặc là rất khéo tu hành. Bởi v́ Ngài Di Lặc dùng một thái độ thoải mái, vui vẻ, thung dung mà vẫn có thể siêu việt và tu hành Phật Pháp. Đương nhiên, giữa khổ hạnh và lạc hạnh có một khoảng cách thời gian đến 56 ức bảy trăm vạn năm. Nhưng đối với một người tu hành mà nói th́ 56 ức bảy trăm vạn năm chỉ là thời gian một nháy mắt.
Khi chúng ta đă có thể thấy được tự thân ḿnh, hiểu biết được tự tâm ḿnh, th́ dù có phải trải qua một trăm ức năm mới tu thành Phật được cũng không đáng sợ. Nếu chúng ta hoàn toàn không thấy được tự thân ḿnh, th́ dù là thời gian rất ngắn, cũng cảm thấy sợ hăi.
Nhớ có lần tôi đi thăm Ngài Thái Tích Độ Nhân Ba Thiết. Ngài được người ta xem là Bồ Tát Di Lặc hiện thân. Ngài nói rằng: “Hiện nay có rất nhiều người muốn tu hành có kết quả ngay. Có lần có một Tăng sĩ đến nói với Ngài: Xin sư phụ cấp cho tôi một chứng chỉ là Sơ Địa Bồ Tát để tôi treo trong chùa cho tín đồ được xem.” Ngài trả lời với Tăng sĩ ấy rằng: “Tôi c̣n chưa chứng Sơ Địa Bồ Tát th́ làm sao cấp chứng chỉ cho ông được.”
Nếu chúng ta thấy rơ được tự tâm ḿnh, th́ sẽ không vội vă cầu kết quả. Nếu không thấy rơ được tự tâm th́ có nóng vội cũng vô ích. Ngài Thái Tích Độ Nhân Ba Thiết nói với tôi rằ ng: “Nếu chúng ta từ đời trước, tái sanh vào thế giới này, bắt đầu tu hành với điểm cơ sở là 0 phần (không phần) th́ trải qua tu hành lâu dài trong một đời này, mở mang trí tuệ, bồi dưỡng ḷng từ bi, mà được thêm một phần th́ cũng đă tốt lắm rồi. Thời gian 100 đời người có dài lắm đâu! Bất quá chỉ hơn 1 vạn năm, nếu so sánh với thời gian Bồ Tát Di Lặc tu thành Phật th́ nhanh hơn nhiều”.
V́ vậy mà nói rằng, không nên nóng vội. Đời này, so với đời trước, siêu việt hơn một điểm; nhận thức tự tâm ḿnh rơ hơn một điểm là tốt rồi. Nh́n rơ tức là không mê. Thường có người hỏi tôi mê là thế nào. Mê 迷 là chữ mễ 米 thêm bên phải chữ Sước (gọi là quai sước), ư tứ là đem bát gạo đổ trên đất, rồi lượm lại từng hạt. Mê là sự tán loạn. Tâm tán loạn như bát gạo đổ ra trên đất. Vậy th́ ngộ 悟 là thế nào? Ngộ là trong khi bát gạo bị đổ xuống đất, thấy rơ là bát gạo, không nên đem đổ xuống đất như vậy!
Giữa mê và ngộ có một điều rất trọng yếu; đó là đừng để bị ô nhiễm. V́ vậy, cô muốn ăn mặc đẹp th́ hăy mua áo đẹp về mặc, muốn bôi môi son th́ cứ bôi, muốn đeo ṿng tai th́ cứ đeo. Cô muốn trang nghiêm cho thân ḿnh th́ cứ tô điểm và làm trang nghiêm cho thân ḿnh. Chỉ cần đừng để bị ô nhiễm là tốt.
Các vị Bồ tát đều rất trang nghiêm. V́ sao vậy? Bởi v́ Phật giáo là một tôn giáo giảng về tâm. Trong kinh sách, dùng hai chữ để h́nh dung Phật Pháp, tức là tâm pháp. Phật Pháp cũng là chánh pháp. Chánh pháp là cầu ở trong tâm.
C̣n cầu đạo ở ngoài tâm là ngoại đạo. V́ vậy trong việc học Phật, có một điều hết sức trọng yếu phải chú ư là lắng nghe tin tức đến từ biển tâm của ḿnh.
Phật là “người giác ngộ triệt để”. Giác ngộ là ḿnh thấy rơ được tâm của ḿnh. Một người mà thấy rơ được tâm của ḿnh tức là Phật. Do đó, có thể kết luận: “Xa rời tâm linh sẽ không có ǵ gọi là Phật nữa.” Khi chúng ta tụng kinh mà tâm không hiểu, th́ cái ḿnh tụng đọc không phải là Phật Pháp. Cũng như vậy, khi lễ Phật mà không có tâm; th́ đối tượng ḿnh lễ cũng không phải là Phật. Khi sám hối mà không có tâm, th́ điều ḿnh sám hối cũng không phải là Phật Pháp. Ngược lại, cười mỉm với người khác mà có tâm th́ đó là Phật Pháp, đi dạo mà có tâm th́ đó là Phật Pháp, tâm tức là tất cả Phật Pháp .
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
canlong Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 14
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 16 April 2006 lúc 10:06pm | Đă lưu IP
|
|
|
LÀM CHO THANH TỊNH THÂN, MIỆNG, Ư
Điều quan trọng nhất của học Phật là làm cho thanh tịnh thân, miệng, ư để đạt tới sự thanh tịnh của nội tâm. Thanh tịnh thân là hành vi thanh tịnh nơi thân. Thanh tịnh miệng là lời nói thanh tịnh. Thanh tịnh ư là ư thức, ư niệm đều thanh tịnh. Với thân, miệng, ư thanh tịnh th́ con người mới được thanh tịnh. Để thân, miệng, ư được thanh tịnh th́ chỉ có một cách là giữ cho ư niệm được thanh tịnh. Bởi v́ hành vi và lời nói đều xuất phát từ ư niệm. Có ư niệm rồi mới có hành vi và lời nói thanh tịnh. Ư niệm là cái quan trọng nhất.
Người học Phật phải biết rằng, khống chế được ư niệm là điều quan trọng nhất, chứ không cần t́m động cơ và ư thức của hành vi và lời nói. Hành vi và lời nói giống như mũi dao. Nếu không nắm vững được cán dao ư niệm, th́ sẽ rất dễ phạm sai lầm trong hành vi và lời nói. V́ vậy phải nắm thật vững cán dao ư niệm, phải khống chế được ư niệm của ḿnh. Trong Phật giáo căn bản, có một phương pháp rất tốt và rất đơn giản để nắm vững ư niệm. Đó là pháp 10 niệm. Người nào muốn tiến theo con đường đạo Bồ đề, th́ phải canh cánh trong ḷng đừng quên 10 niệm này.
* Thứ nhất là niệm Phật: Phải ngưỡng mộ, t́m cầu, tin tưởng những thành tựu của đức Phật, và nuôi hy vọng ḿnh cũng sẽ thành Phật.
* Thứ hai là niệm Pháp: Thường xuyên nhớ nghĩ Phật Pháp do Phật Thích Ca giảng dạy, hy vọng Phật Pháp đem lại lợi ích cho thân tâm ḿnh.
* Thứ ba là niệm Tăng: Thường xuyên nhớ nghĩ rằng, ở đời này đă từng có những bậc tu hành vĩ đại và noi gương theo họ .
* Thứ tư là niệm Giới: Nghĩ nhớ tới Giới luật. Hành vi và lời nói của ḿnh không được vi phạm giới luật.
* Thứ năm là niệm Thí: Thí là bố thí. Bố thí là xả bỏ. Thường nghĩ nhớ rằng phải xả bỏ những cái của ḿnh, xả bỏ đến mức độ không c̣n xả bỏ được nữa, th́ sẽ đạt tới cảnh giới “không tánh”.
* Thứ sáu là niệm Thiên: Niệm Thiên là nghĩ nhớ tới các cơi trời thù thắng. Trong Phật giáo căn bản, đức Phật giảng về các cơi trời thù thắng, khuyên chúng ta nghĩ nhớ tới các cơi Trời, sống theo năm giới, 10 thiện, th́ có thể tái sanh lên các cơi trời , v́ đời sống ở nhân gian rất thống khổ.
* Thứ bảy là niệm nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là rất quan trọng không phải là cái ǵ xấu. Ngồi thiền lâu thấy mệt, ngủ một giấc th́ có quan hệ ǵ? Ngủ một giấc dậy lại ngồi thiền nữa. Nhưng nghỉ ngơi c̣n có một nghĩa khác, tức là nghĩ cách làm cho phiền năo dừng nghỉ, yên nghỉ. Phiền năo yên nghỉ tức là Bồ đề.
* Thứ tám là niệm An Ban: Niệm An Ban là niệm hơi thở, thường niệm hơi thở ra vào. Theo Phật giáo có ba lớp hô hấp: Lớp 1 là suyễn. Leo núi, mệt quá thở kḥ khè gọi là suyễn. Đêm ngủ ngáy ồn cũng gọi là suyễn. Đó là cảnh giới thấp nhất. Lớp hai là khí. Người b́nh thường đều thở ra vào theo lớp hai tức lớp khí. Lớp ba là tức, thở ra vào nhè nhẹ, như có như không. Thở như con rùa, thở rất ổn định. Lối thở này làm cho con rùa sống rất thọ. Tôi có người bạn tên là Ngộ Huyền Tam, đi du lịch ở Ba Tây (Brazil), mua được con rùa rất lớn, bỏ vào ḥm, gởi theo đường hàng không về Đài Loan . V́ ông ta c̣n thăm một số nước khác, sau đó mới về nước. Ba tháng sau về nước, mở nắp ḥm ra vẫn thấy con rùa c̣n sống, và ngẩng đầu cười với người chủ mới của ḿnh. Hiện nay, con rùa vẫn được nuôi ở nhà ông Tam.
Ngài Kha Lộ Nhân Ba Thiết từng giảng rằng, một người chỉ chú trọng hô hấp mà không lo mở mang trí tuệ, th́ khi tái sanh anh ta có thể thành con rùa, hay một loại động vật ngủ suốt mùa đông, như con rắn, con báo v.v... Chúng ta niệm hơi thở ra vào, nên vào lúc đi đường, đi tản bộ, khi đi ngủ, khi ngồi thiền, chúng ta đều phải chú ư tới hơi thở ra vào cho thật ổn định.
* Thứ chín là niệm thân: Nghĩ tới thân này là vô thường, không thể là vĩnh hằng, tồn tại măi được, có ngày phải chết, rời bỏ thế gian này. Không phải chỉ riêng thân ḿnh như vậy mà thân các chúng sanh cũng đều như vậy. Nếu biết niệm thân là vô thường, th́ sẽ siêng năng, tinh tấn. Nếu không th́ suy nghĩ: Hôm nay, khoan đă chưa tu hành vội ǵ tu hành quá khổ. Ngày mai rồi lại ngày mai, lần lựa măi, cho đến lúc không c̣n ngày mai nữa. Khi ấy hối tiếc cũng không kịp.
* Thứ mười là: Thường nghĩ nhớ rằng ḿnh rồi đây sẽ chết, người nào cũng phải chết, thấy cái chết trước mặt, th́ mới mở mang trí tuệ được.
Nhớ nghĩ mười niệm như vậy sẽ không đánh mất bản thân ḿnh. Tu hành đến chỗ không có niệm là chuyện hết sức khó khăn. Nhưng tu phép 10 niệm th́ không khó khăn. Hăy nên bắt đầu bằng phép tu 10 niệm.
GIỮ TẤM L̉NG CẢM ÂN VÔ HẠN
Chúng ta nắm vững được ư niệm, cũng như nắm vững cán dao vậy. Chỉ cần nắm cán dao cho vững th́ khi dùng dao sẽ không sợ hăi.
Qua ví dụ con dao, cán dao và mũi dao, chúng ta sẽ có nhiều cách nh́n mới đối với nhân sinh, đối với trí tuệ. Mỗi người hằng ngày đều có cơ hội cầm dao. Cái dao bản thân không phải tốt hay xấu, cũng như Bồ đề và phiền năo, cũng không phải tốt hay xấu, vấn đề là ở chỗ, người nắm cán dao dùng dao như thế nào? Không nắm vững cán dao mà học Phật th́ trở lại gây thương tích cho bản thân ḿnh.
Hằng ngày cầm dao mà có cách nh́n như vậy, trí tuệ như vậy, th́ sẽ có ngày được khai ngộ, giống như Ḥa Thượng Thạch Thất vậy. Đến ngày đó sẽ thấy, giữa trời đất này, cây cỏ nào cũng dùng làm thuốc được, bất cứ ǵ cũng có thể dùng mở mang trí tuệ được. Phải biết sống ở đây, sống trong hiện tại biết nh́n dưới chân ḿnh.
Ngày nào, thức dậy cũng giữ một thái độ rất tốt để tu hành. Khi ăn sáng, hăy biết ăn với tâm rất hoan hỷ. Ăn trưa, ăn tối và ngủ cũng với tâm trạng như vậy. Đó là tâm trạng cảm ơn, chân thành cũng như khi lễ Phật, tụng kinh, vái Phật ở Phật đường vậy.
Người học Phật, mỗi bữa ăn, đều có thái độ cảm ơn như vậy. Tức là cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng, cúng dường tất cả chúng sanh, rồi sau đó mới cúng dường bản thân ḿnh. Tâm trạng thuần thành đó, thái độ trang nghiêm không khác ǵ lúc cúng dường Phật tại Phật đường vậy. Chỉ có làm đến tŕnh độ như thế, th́ mới thật sự kết hợp tu hành với cuộc sống, mỗi ngày 24 giờ đều có tu hành.
Tôi nghĩ rằng, khi chư Phật thấy chúng ta ăn sáng một cách ngon lành, các Ngài sẽ tán thán chúng ta: Hăy xem người này với thái độ cảm ân thuần thành biết dường nào, đang ăn thức ăn cúng dường của chúng sanh.
TÂM HOAN HỶ VÔ LƯỢNG
Đức Phật Thích Ca, trước khi giảng kinh, thường mặc áo, cầm bát, đi vào làng hóa duyên. Sau khi về, ăn xong. Ngài mới bắt đầu giảng kinh. Mỗi lần đọc kinh “Kim Cang”, đọc phần mở đầu như vậy, tôi đều hết sức cảm động. Điều cảm động là, Phật cũng ăn no rồi mới có thể giảng kinh. Phật cũng như chúng ta, cũng ăn cơm, cũng sống giữa nhân gian.
Khi học Phật, phải quyết tâm không tách rời cuộc sống. Nếu tách rời cuộc sống mà học Phật, th́ học Phật sẽ trở thành vọng niệm, trở thành hư vọng, không thực tế, không nắm vững được. Nếu gắn liền chặt chẽ cuộc sống với học Phật th́ sẽ phát hiện, mỗi bước đi của chúng ta đều đặt chân trên thực địa, cuộc sống sẽ đầy hỷ lạc, đầy chuyện tốt lành.
Trong Phật giáo căn bổn cũng như trong Phật giáo Đại thừa, Phật Thích Ca đều dạy chúng ta tu tập bốn vô lượng tâm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm, Xả vô lượng tâm.
Trong bốn Vô lượng tâm nói trên, thường bị bỏ quên là Hỷ vô lượng tâm. Hăy thấy cái tâm vui vẻ tràn đầy đó chính là tâm Bồ tát. Đây là lời giáo hóa rất quan trọng trong Phật Pháp cơ bản.
Nếu anh tự cảm thấy quá nghiêm túc quá đăm chiêu th́ hăy thư giăn một tí, hăy thả lỏng thắt lưng và cởi bỏ bộ âu phục ra. Làm như vậy, không có can hệ ǵ, cũng không ảnh hưởng ǵ tới tu hành.
Hăy thư giăn một chút ít! Chúng ta hăy điều chỉnh lại bước đi, với một thái độ tốt đẹp, b́nh thản, chúng ta bước tới!
Nên thường xuyên ghi nhớ: Ḷng hoan hỷ phải là vô lượng, vô biên. Cũng như ḷng từ bi, cũng như hạnh bố thí vô biên. Tu hành được như thế th́ sẽ không phát sanh vấn đề, và trong quá tŕnh tu hành, cũng sẽ thực sự thể nghiệm được pháp lạc, thể nghiệm học Phật Pháp là vui.
Pháp lạc là ǵ? Cũng gọi là niềm vui của Thiền, niềm vui của Pháp. “No bụng bằng niềm vui của Pháp”. Đó là kinh nghiệm rất trọng yếu của sự tu hành.
Tâm hỷ vô lượng! Trước hết hăy chiếu cố đầy đủ người trong nhà anh, đảm bảo họ ăn uống đầy đủ, và ḿnh cũng ăn uống đầy đủ. Sau đó mới có tâm t́nh và sức mạnh để giảng kinh cho họ nghe. Đức Phật cũng làm như vậy.
BẢY BÁU VÀ BẢY T̀NH
ĐỪNG ĐỂ CHO PHẬT GIÁO BIẾN THÀNH H̀NH THỨC
Gần đây, tôi có đi thăm Thái Lan, để quan sát sự khác biệt giữa Phật giáo Tiểu thừa mà nhân dân Thái Lan tín ngưỡng và Phật giáo Đại thừa.
Pháp luật Thái Lan quy định mọi người đàn ông đều phải xuất gia, cũng như ở Đài Loan quy định người đàn ông nào cũng phải phục vụ trong quân đội. Đà n ông Thá i không xuất gia cũng như đàn ông ở Đài Loan chưa phục vụ trong quân ngũ, và sẽ bị xă hội coi khinh. Chỉ có điều khác với Đài Loan là, đàn ông Thái có thể phân chia thời gian để hoàn thành nghĩa vụ xuất gia của ḿnh: Thí dụ, một năm xuất gia một tháng, sau sáu năm th́ hoàn thành nghĩa vụ xuất gia.
Việc nhà nước quy định xuất gia, tạo thành hậu quả nghiêm trọng, là thái độ của nhân dân đối với Phật giáo bị phân hóa thành hai cực: Đối với người hoan hỷ xuất gia th́ đó là con đường tiến tới giác ngộ (Bồ đề). Nhưng đối với những người không muốn xuất gia, th́ sinh ra một phản cảm đối với Phật giáo. Đó là vấn đề mà tôi trực tiếp quan sát được.
C̣n có một hiện tượng khác nữa, là ở Thái Lan cũng như ở các nước khác theo Phật giáo Tiểu thừa, nhân dân chỉ tin Phật và đệ tử Phật, về căn bản họ không tin Bồ tát.
V́ không tin Bồ tát cho nên cho rằng,cư sĩ không thể tu hành và nữ cư sĩ c̣n bị coi khinh nữa. Địa vị nữ cư sĩ trong xă hội Thái Lan rất thấp kém. Nếu chúng ta cử bà Pháp sư Chứng Nghiệm ở Đài Loan qua Thái Lan thuyết pháp, th́ nhân dân Thái sẽ không biết đến bà, mặc dù ở Đài Loan bà Chứng Nghiệm được mọi người tôn trọng là vĩ đại, tuyệt vời. Bởi v́, nhân dân Thái không tin là phụ nữ có thể thành đạo. Trong quan niệm của người Thái Lan, không có người đàn bà tu hành. Đàn ông mà không xuất gia cũng không thể tu hành. Nếu so sánh th́ nam cư sĩ cũng như nữ cư sĩ ở Đài Loan thực là rất hạnh phúc.
Ngoài ra, một điều nữa làm tôi cảm xúc sâu sắc là sự tôn kính của nhân dân Thái đối với Phật giáo và người xuất gia. Ở Đài Loan không được như thế. Trước cửa các chùa lớn ở Thái Lan, đều có cắm biển ghi kiến trúc đó là chùa. Mọi người đều biết tôn trọng chùa. Các loại xe qua lại đều giảm tốc độ. Một cảnh tượng lư thú là có những chiếc xe hơi đang chạy với tốc độ cao, đến ngang chùa đều hăm chậm lại, v́ không dám xâm phạm phong cảnh yên tĩnh của chùa.
Thị trưởng Băng Cốc sở dĩ đắc cử là v́ có quan hệ tới Phật giáo. Khi ông c̣n nhỏ và xuất gia ở chùa, ông đă tỏ ra là người tu hành nghiêm túc và xuất sắc. Nhờ tiếng tăm đó nên sau này ứng cử thị trưởng, ông được đa số nhân dân bầu. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng lớn của Phật giáo ở xứ Thái. Một người đối với đạo Phật càng tín ngưỡng thuần thành bao nhiêu th́ nhân dân càng tín nhiệm người ấy bấy nhiêu.
Tuy rằng, ở xứ Thái, mọi người đều tín ngưỡng Phật giáo, nhưng trên sự thực, lại có rất ít người hiểu Phật giáo. Cũng tức là nói, trên phương diện: Tín, giải, hành, chứng, đại đa số dân chúng đều dừng ở giai đoạn tín mà thôi. Đến nỗi, Phật giáo ở Thái Lan, cuối cùng biến thành một thứ Phật giáo h́nh thức. Đó thực là đáng tiếc! Điều này làm tôi cảm nhận rằng, các Tổ sư Trung Hoa ngày xưa của chúng ta thật vô cùng từ bi, dạy dỗ chúng ta phải đi con đường trung đạo, không được một chiều, không được cực đoan.
Kinh nghiệm Thái Lan cho tôi một nhận thức quan trọng: Nếu tôn giáo bị biến thành một quy định có tính cưỡng bức trong sinh hoạt, th́ sẽ có thể khiến cuộc sống có một biến chất lớn. Tôi cho rằng, nếu tôn giáo không ḥa nhập vào sinh hoạt, mà là một thứ quy định th́ nó sẽ là một tai họa đối với sinh hoạt.
Đó là t́nh h́nh xảy ra ở xứ Thái Lan và các nước khác tin theo Phật giáo Tiểu thừa: xă hội phân thành hai cực. Một bộ phận nhân dân tin tưởng thuần thành ở đạo Phật, và có bản tính hết sức ôn ḥa, lương thiện. Một bộ phận khác th́ không có việ c ǵ không dám làm. Một người bạn Thái nói với tôi rằng, nước Thái có một số đặc sản như thế này: một là chùa chiền, hai là Tăng sĩ, ba là gái măi dâm, bốn là người yêu quái. Cứ thử tưởng tượng xem: Tăng sĩ đầy đường nhưng gái măi dâm cũng đầy đường. Đó là một xă hội cắt làm đôi rơ rệt. Cũng có người nói với tôi ở Thái Lan, có thể t́m một người giết thuê, chỉ cần 1000 đồng bạc Thái là xong ngay. Bỏ ra 1000 đồng là có thể giết một mạng người! Mà ớ Thái Lan, một người cầm 1000 đồng đi giết thuê có thể là một tín đồ Phật giáo, đă từng là Tăng sĩ. Nghe ra phát sợ và không có đạo vị chút nào? Chỉ có đau ḷng mà thôi.
V́ vậy tôi thể hội một cách sâu sắc rằng, muốn cho đạo Phật trở thành một bộ phận của cuộc sống th́ phải trên cơ sở một tâm trạng hài ḥa, vui vẻ, t́nh nguyện. Nếu bắt buộc người nào cũng phải làm Tăng sĩ th́ tất nhiên sẽ có một số người không thích làm Tăng sĩ. Cũng như ở Đài Loan, có quy định người đàn ông nào đến tuổi cũng phải làm binh dịch, phục vụ trong quân ngũ. Do đó, mà tất nhiên sẽ có những người không thích phục vụ trong quân ngũ.
Tin đạo Phật, phải chú ư hai điểm: Một là đả phá bệnh h́nh thức trong Phật giáo. Hai là không được biến đạo Phật thành nguyên nhân làm chúng ta đau khổ, làm chúng ta bị ràng buộc.
ĐỪNG ĐỂ PHẬT GIÁO THÀNH RÀNG BUỘC
ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
Rất nhiều Phật tử trước khi học Phật, sống rất sung sướng. Nhưng sau khi học Phật rồi, th́ người xung quanh cảm thấy họ sống rất đau khổ. Họ cũng tự cảm thấy ḿnh sống rất đau khổ, v́ rằng có nhiều ràng buộc, có nhiều giới luật.
Có người hỏi tôi nên giải quyết thế nào? Tôi khuyên anh ta, trước hết, nên ngưng học Phật một thời gian. Bởi v́ học Phật đă tạo thành một áp lực và thống khổ đối với cuộc sống, nên nếu cứ tiếp tục, không chịu hóa giải th́ một ngày kia sẽ tích lũy thành một phản ứng cực lớn. Người đó sẽ giống như Phật tử Thái Lan, có thể do phản ứng mà trở thành một người rất xấu, một người yêu quái.
Phật pháp của chúng ta không được biến thành h́nh thức. Cái ǵ có phẩm chất rất tốt cũng không phải là h́nh thức chủ nghĩa. Học Phật pháp là để mở mang phẩm chất nội tại của chúng ta, chứ không phải để ràng buộc cuộc sống, tạo thành thống khổ và áp lực đối với cuộc sống. Phật pháp là sức mạnh giúp chúng ta được tự do tự tại. Nếu người học Phật mà ngày càng không được tự do, ngày càng không được tự tại th́ trong việc học Phật, có vấn đề cần được xem xét lại.
HỌC PHẬT LÀ ĐỂ MONG CẦU
CẢI CÁCH VÀ SÁNG TẠO TÂM LINH
Khi tôi diễn giảng ở Thái Lan, có rất đông người đến nghe. Họ nghe xong, cảm thấy điều rất bất ngờ, là sao có một Phật pháp khác biệt thế? Trong số người nghe, có ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Thái. Sau khi nghe tôi diễn giảng, liền cho phiên dịch bài giảng của tôi bằng tiếng Thái. Bài giảng thứ nhất có tiê u đề “Bài kệ báu của Bồ tát” được dịch và phổ bỉến bằng tiếng Thái, với hy vọng đem lại quan điểm mới cho Phật giáo Thái. Phật pháp mà tôi giảng không thể là măi măi không thay đổi, v́ trên hiện thực, Phật pháp là một cuộc cách mạng tâm linh, một sự sáng tạo tâm linh.
Chữ Phật 佛 rất có ư nghĩa. Bên trái là chữ nhân 亻là người. Bên phải là chữ phất 弗 nghĩa là không phải, Phật không phải là người. V́ Phật là do cải cách con người mà thành. Điều quan trọng nhất đối với Phật, đối với Bồ tát theo Đại thừa là ǵ? Là từ bi. Chữ từ 慈 là tâm như vậy. Tâm vốn có như vậy. C̣n bi 悲 là phi tâm, không phải là tâm 非 心 , tức không phải là tâm người.
Cũng tức là nói, một người muốn tạo ra ḷng từ bi chân chánh th́ phải bắt đầu từ phi tâm, tức là bắt đầu từ cải cách và sáng tạo tâm.
Tôi đă từng xem vở kịch về một con người. Cha anh ta chết trong hầm mỏ. Con anh ta cũng chết trong hầm mỏ. Về sau cháu anh ta cũng chết trong hầm mỏ. Vở bi kịch diễn đi diễn lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó không phải là số phận mà là do người trong gia đ́nh ấy không biết cải cách và sáng tạo. Nếu sau khi cha chết mà con cháu rời bỏ hầm mỏ đi nơi khác th́ mạng vận của họ ắt đă thay đổi. Đó cũng là một sự cải cách và sáng tạo của tâm.
Có người yêu đương gặp thất bại, yêu đương nữa lại thất bại, cứ một lần yêu là một lần thất bại, và mỗi một lần như vậy là cả người đầy “thương tích”. Có một cô gái biên thư cho tôi, kể cô ta liên tục bị ba thanh niên từ bỏ. Lần thứ nhất, bị từ bỏ cô nghĩ: “Đây là nghiệp chướng của ḿnh”. Lần thứ hai, bị từ bỏ, cô nghĩ: “Đây có thể không phải là nghiệp, tôi phải báo thù”. Đến lần thứ ba bị từ bỏ, cô nghĩ: “Tôi phải giết chết anh ta mới được”.
Cách suy nghĩ của cô ta càng ngày càng hung bạo. Tôi hỏi cô ta: “Sao cô không suy nghĩ thế này: V́ sao ḿnh bị họ từ bỏ?” Đó là một ư nghĩ sáng tạo, một cách suy nghĩ mới đối với sinh mạng và cuộc sống.
Trong cuộ c sống có rất nhiều mô h́nh hành vi ảnh hưởng đến chúng ta. Thí dụ cô gái đă biên thư cho tôi. Cô ta thất bại trong t́nh yêu, v́ sao lại oán giậ n? V́ sao phải báo thù? V́ sao phải giết đối phương? Tôi suy nghĩ về vấn đề này và cho rằng, phản ứng đó không phải là do t́nh cảm chân thực của cô ta, mà là do bắt chước các mô h́nh ứng xử trong kịch truyền h́nh, trong các vụ thất t́nh, có sự kiện đánh bạt tai hay đổ nước vào đối phương. T́nh tiết đó thường xuất hiện trên quảng cáo, kịch truyền h́nh, trong tiểu thuyết, thành một loạt mô h́nh ứng xử. Gặp sự việc như vậy th́ phải phản ứng một cách cứng nhắc như vậy, tuy rằng sự phản ứng đó không phải là phản ứng chân thực của ḿnh.
Nếu nói chuyện luyến ái th́ trong 100 người thất t́nh, không phải người nào cũng sanh ḷng oán giận, có thể là có 50 người không oán hận. V́ sao, anh lại oán hận? Chính là v́ từ nhỏ, anh đă được giáo dục và huân tập theo mô h́nh ứng xử oán hận như vậy.
__________________ Đừng bao giờ hỏi tại sao
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|