Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 180 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: NGƯỜI THẦY TRONG MẬT TÔNG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 1 of 1: Đă gửi: 17 April 2006 lúc 3:10am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

 

NGƯỜI THẦY TRONG MẬT TÔNG

 

OnlyOne_0

 

 

Ai nghiên cứu, tu tập Pháp môn Mật Tông đều biết Mật Tông là Kim Cương Thừa, là dốc dựng đứng cho người tu Phật khi lựa chọn pháp môn này.

 

1-Tại sao Mật Tông lại gọi là Kim Cương thừa ?.

Trước hết tôi xin giải thích chữ thừa. Thừa được hiểu là cỗ xe. Trong Phật pháp có 5 cỗ xe gọi là Ngũ thừa Phật Giáo. Đó là : Nhân thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ tát thừa, và Phật thừa. Kim cương là chỉ loại chất rắn, cứng xuyên thủng qua mọi vật. Kim cương thừa không phải là cỗ xe làm bằng kim cương mà là cỗ xe để chở các Bồ tát, hay c̣n gọi là Bồ tát thừa. Kim cương thừa tức là Bồ tát thừa.

Hai kinh cốt tuỷ trong đạo Phật là kinh Kim Cương và Bát Nhă Tâm Kinh cũng là kinh nói cho hàng Bồ tát, làm sao để đạt được quả vị Bồ tát, làm sao đưa Bồ tát đến quả vị Phật.

 

    Trong Bát Nhă Tâm Kinh mở đầu kinh đă nói rất rơ điều này: " Khi Bồ tát quán tự tại hành sâu Bát Nhă Ba La Mật Đa…"

    Trong kinh Kim Cương mở đầu kinh là ông Tu Bồ Đề hỏi Phật làm thế nào để các Bồ tát : ''… trụ được tâm, làm sao hàng phục được tâm ? ''

 

Như vậy, khi bạn chọn tu tập pháp môn Mật Tông nghĩa là bạn đă chọn quả vị Bồ tát để hướng tới. Nói cách khác là bạn tu Phật, bạn chọn quả vị Bồ tát thừa, bạn chọn cỗ xe chở Bồ tát - Kim cương thừa để tu tập, nghĩa là bạn đă trên con đường trở thành một Bồ tát hiện thực giữa đời thường.    

 

 

2- Bồ tát là ai ? Làm thế nào để nhận ra một người là Bồ tát giữa đời thường ?

Để nhận ra Bồ tát th́ trong kinh sách nói rất nhiều và các Bồ tát thường tuỳ duyên để cứu độ chúng sinh. Nhưng cũng như trăm sông đều đồ về một biển, các Bồ tát phải là những người sống không c̣n tâm phân biệt, không c̣n tâm đối đăi hơn thua, được mất, tức là các Bồ tát sống trong tâm Nhất nguyên, vứt bỏ tâm Nhị nguyên (nói đến Nhị nguyên là c̣n đối đăi như yêu đối với ghét, hay đối với dở, nóng đối với lạnh…). Tôi chắc chắn rằng : Nếu ai sống an thái tự tại, tâm không c̣n phân biệt (sống tâm Nhất nguyên) th́ người đó là Bồ tát.

 

* Tôi xin nói thêm trong đời sống hàng ngày, nếu ai đó nghĩ nói đến bậc Bồ tát là phải có thần thông, oai lực, hô mưa, gọi gió, ban phúc, giáng họa cho ai đó th́ thật sai lầm. Quả vị Bồ tát từ đâu ra ? Từ việc đi tu Phật. Tu Phật để làm ǵ ? Để diệt phiền năo, dứt bỏ tham, sân, si (nguồn gốc của khổ đau). Vậy tu Phật mà c̣n ham thần thông, ham độ cho người này, người nọ là tham. Tu Phật mà lại tăng trưởng ḷng tham th́ chỉ tăng thêm khổ đau mà thôi. Tu Phật là để đến gần với Phật v́ ham thần thông nên càng tu lại càng xa Phật lại càng gần với thánh thần, ma quỹ. Mật Tông là pháp môn ra đời vào thế kư thứ VII ở vùng Nam Ấn Độ, do ngài Long Thọ (Nagarjuna) sáng lập. Pháp môn này có rất nhiều thần thông làm mê hoặc ḷng người. Tại sao người ta lại thích thần thông ? V́ tham, sân, si.

 

Tâm tham lam là tâm muốn làm ít hưởng nhiều - thần thông đáp ứng cho điều này.

Tâm sân (sân hận) chính là tâm hơn thua, không biết thế nào là đủ, không thỏa măn với những ǵ ḿnh có, không được như ư ḿnh (nguồn gốc của sân hận cũng từ tham mà ra, nó là hệ quả của tâm tham lam) cũng sinh ra sân hận - mượn thần thông để giải quyết việc này.

Tâm si mê là tâm níu kéo, giữ ǵn những ǵ ḿnh ưu thích, bảo thủ, cố chấp những ǵ ḿnh yêu, ḿnh ghét trong tâm. - mượn thần thông để giải quyết việc này.   

   

Nhưng ngài Long Thọ không có lỗi trong việc sáng lập ra Pháp môn Mật Tông và các đại để tử của ngài cũng vậy. Nếu có lỗi là hàng chúng sinh có lỗi mà thôi. Họ lấy pháp Mật Tông của Ngài để tăng trưởng long thâm - sân - si, đi ngược lại giáo lư Đức Phật th́ biết làm thế nào. Đức Phật đă từng nói: " Ta không ban phúc giảng họa cho ai cả ''. Ai làm người ấy tự chịu.

 

 

Đến đây tôi mới nhấn mạnh cho bạn một điều rằng: Một người thầy truyền pháp môn Mật Tông phải là một Bồ tát - một người với tâm nhất nguyên, tâm không phân biệt. V́ Mật Tông là Kim Cang Thừa - Bồ Tát Thừa.

 

Nếu người thầy của bạn mắt c̣n thích sắc, tai thích nghe lời khen, ghét lời chê, mũi thích hương thơm, ghét ,mùi hôi thối, mồm c̣n thích ăn ngon, chê ăn dở, thân thích xúc chạm êm ái th́ người ấy chỉ là thầy về mặt văn tự, chữ nghĩa chứ không phải là thầy về mặt tâm linh. Bạn hăy đừng trông mong hay nương tựa ǵ vào vị thầy này nữa.

 

Thày nào - tṛ nấy. Tại sao tôi lại viết câu này ra đây ? V́ tôi biết khi chính bạn trong khi tu tập c̣n ham thần thông, sau đó bạn lại khoác chiếc áo độ chúng sinh bằng cách quán tưởng, bắt ấn, niệm chú cho bản thân hoặc cho người này người khác để chữa bệnh, để cầu tài lộc, để cầu đỗ đạt, để cầu hanh thông ở cửa quan, để cầu vợ đẹp, con khôn… đủ thứ hết. Bước đầu tiên bạn tự an ủi bản thân và bào chữa cho thấy ḿnh rằng ta chỉ làm điều tốt thôi, từng bước, từng bước tâm mong cầu và tâm tham lam sẽ nuốt chửng bạn và thầy bạn - một số thầy tâm linh luôn coi bạn và những người như bạn là đối tượng, là mục đích trong cuộc đời họ - Ôi chúng sinh !) mà bạn không hay biết. Bạn hăy tự lục vấn bản thân ḿnh, trở lại với chính bản lai diện mục của bạn và tự hỏi : " ta học Mật Tông để làm ǵ '' ? Trả lời xong câu hỏi này th́ bạn cũng đă biết vị thầy của bạn là ai rồi ?

 

Nếu nghiên cứu và tu tập tâm linh mà không biết đến câu: '' Vô sư trí vi tôn " th́ thật là đáng tiếc. Đặc biệt là nghiên cứu, tu tập đạo Phật. '' Vô sư trí vi tôn '' là trí tuệ không thầy là trí tuệ tôn quư nhất. Đức Phật đă nói : '' Ta thành Phật th́ ai là thầy của ta". Dù bạn tu tập theo pháp môn nào: Tịnh độ, Thiền tông, Mật tông, Thiên thai tông… đích cuối cùng và cao cả nhất là để thành Phật - thành Phật nghĩa là bạn đă đạt đến trí Vô sư - trí tuệ không thầy - trí tuệ bát nhă. Lục Tổ Huệ Năng được trao y bát khi chỉ là anh Huệ Năng (từ người đốn củi, giă gạo trong chùa, không biết chữ, chưa xuống tóc thọ giới, chưa được giảng kinh, vậy mà chỉ nghe qua câu kinh Kim Cương khi đi đốn củi mà ngộ đạo, làm bài kệ ngộ đạo được Ngũ Tổ trao y bát là Tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Hoa tính từ Bồ Đề Đạt Ma) trong khi trong chúng viện có hơn 1000 người, trong đó có hơn 500 tỳ kheo và Thần Tú (là người đă được giảng pháp thay Ngũ Tổ trước chúng) là người đă theo học Ngũ Tổ hơn 20 năm.

 

Tôi mời bạn nghe lại sự đối đáp lần đầu tiên gặp mặt của hai kẻ vô sư trí ấy (2 vị ấy đă thành Phật):

 

Huệ Năng an trí mẹ xong liễn từ giă ra đi, không hơn ba mươi ngày liền đến Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ.

 

Tổ hỏi: '' Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật ǵ ?

Huệ Năng đáp: '' Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lănh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu ǵ khác !''.

Tổ bảo : '' Ngươi là người Lănh Nam, lại là người quê mùa, làm sao kham làm Phật?''

Huệ Năng liền đáp: "Người tuy có Nam Bắc nhưng Phật tánh vốn không có Nam Bắc, thân quê mùa này cùng với Hoà thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác ''

 

          Trích kinh Pháp Bảo Đàn (Thích Thanh Từ dịch - trang 10 - Nhà XBTG -2003)

 

Ở đây chúng ta thấy Huệ Năng đă sống bằng tâm không biệt - tâm Nhất nguyên. Ngũ Tổ cũng vậy, là một vị Tổ - một bậc thầy, cách đón tiếp đệ tử cầu đạo cũng rất khác thường, cốt chỉ để lừa người vào chỗ bối rối v́ sự đối đăi phân biệt, qua đó để t́m ra người đệ tử đích thực. Mà cửa để người đệ tử đó vượt qua chính là tâm Nhất nguyên - không phân biệt. Không so cao - thấp, giàu - nghèo, dốt nát - thông minh, tức là phá ngă, không c̣n ngă (vô ngă). Vô ngă là Niết bàn. Nếu bạn đứng ở cửa Niết Bàn - bạn đang là một vị Phật, v́ chỉ có chư Phật mới hưởng được hương vị của Niết Bàn. Hai vị vô sư trí ấy đứng ở cửa của Niết Bàn. Ngũ Tổ ra vào Niết Bàn để độ đệ tử (Ngũ Tổ đưa cái Nhị nguyên để dồn Lục Tổ đến Nhất nguyên. Nếu không có câu nói của Ngũ Tổ (mang tâm phân biệt, coi thường) th́ Lục Tổ không có cơ bộc lộ tâm Nhất nguyên.     

 

 

3- Tại sao nói Mật Tông là dốc dựng đứng cho người tu Phật ? (c̣n nữa)

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.9141 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO