Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 164 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: CHÁNH HẠNH NIỆM PHẬT Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 1 of 4: Đă gửi: 17 April 2006 lúc 4:57am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

CHÁNH HẠNH NIỆM PHẬT

Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng tưởng hàng ngày của chúng ta, các thứ nghiệp phiền năo thương ghét, tham lam, giận hờn của chúng ta, nếu c̣n một mảy may không dứt th́ tức là c̣n gốc rễ sanh tử.  Nay muốn tham thiền đốn ngộ liễu thoát sanh tử, hăy tự suy nghĩ xem có thể một niệm dứt ngay phiền năo của nhiều kiếp như chặt đứt một cuộn chỉ hay chăng?  Nếu chẳng thể dứt sạch phiền năo th́ dẫu cho đốn ngộ, cũng thành nghiệp ma, đâu nên xem thường ? Các vị tổ xưa kia đốn ngộ, cũng nhiều đời tích lũy công phu tu tập dần dần (tiệm tu) mà được, cho nên “đốn ngộ” này nói th́ dễ mà thật ra là rất khó.  Nếu không có hai, ba mươi năm hạ thủ công phu, th́ làm sao có thể ở trong chốn phiền năo lẫy lừng mà được một niệm đốn ngộ. Điều thiết yếu là phải tự biết căn khí ḿnh như thế nào ? Đến như một môn niệm Phật, người đời không biết sự nhiệm mầu của nó, xem là thiển cận, kỳ thật mỗi bước thực hành cho đúng th́ như thế nào ? Chúng ta từ khi có sanh tử đến nay, niệm niệm vọng tưởng phan duyên tạo nghiệp sanh tử, đâu từng có một niệm quay trở về soi lại tự tâm, đâu từng một niệm chịu đoạn dứt phiền năo. Nay nếu có thể đem tâm vọng tưởng chuyển làm niệm Phật th́ niệm niệm dứt phiền năo. Nếu niệm niệm dứt được phiền năo th́ niệm niệm ra khỏi sanh tử.

Nếu một niệm niệm vững chắc không đổi dời nhất tâm bất loạn, so với tham thiền c̣n có kết quả hơn. Tóm lại, chỉ do một niệm thiết tha chân thực mà thôi.  Nhưng tham thiền nhất định cần phải chết đi hết tâm thế tục không c̣n một niệm vọng tưởng, c̣n niệm Phật là lấy tưởng tịnh chuyển tưởng nhiễm, dùng tưởng trừ tưởng, là Pháp Hoán Chuyển, cho nên đối với căn khí của chúng ta ngày nay dễ thực hành hơn.

 

Tu tịnh độ không cần phải kiến tánh, chỉ chuyên lấy niệm Phật làm chánh hạnh và lấy bố thí, trai tăng, tu các công đức phước điền làm trợ nhân trang nghiêm cơi nước Phật trong tâm niệm Phật, tuy phát nguyện văng sanh, nhưng cần phải biết trước tiên chặt đứt cội gốc sanh tử mới có hiệu quả. Cội gốc sanh tử tức là sự tham lam, hưởng thụ vật chất thế gian tất cả đều là gốc khổ và mọi thứ tâm suy ấy chấp trước giận hờn, cùng các thứ giáo pháp do tà sư tà ma ngoại đạo thuyết, đều phải tận ḿnh mửa ra cho hết, chỉ tin một pháp môn Niệm Phật tâm không lúc nào quên danh hiệu Phật.

Phật là Giác, nếu niệm Phật không quên Phật, tức là niệm niệm minh giác.  Tâm nếu quên Phật liền là Bất Giác. Nếu niệm đến trong mộng cũng niệm được tức là thường giác không mê muội ! Hiện tại nếu tâm nầy không mê muội th́ lúc lâm chung tâm nầy không mê muội, ngay chỗ tâm nầy không mê muội tức là kết quả, nay công việc bận rộn không thể tham thiền, duy có niệm Phật là tốt nhất, bất kể rỗi rảnh, bận rộn, chỗ nào cũng niệm được, chỉ cần một ḷng không quên, không c̣n có pháp nào hay hơn !.

 

Tham thiền cần phải ĺa tưởng, niệm Phật chú trọng vào chuyên tưởng, v́ chúng sanh từ lâu nay ch́m trong vọng tưởng, đây là lấy độc trị độc, là pháp hoán chuyển mà thôi. Cho nên thâm cứu khó ngộ, niệm Phật dễ thành.  Nếu tâm thiết tha muốn giải quyết xong việc lớn sanh tử, đem tâm tham cứu đổi thành tâm niệm Phật, th́ lo ǵ một đời nầy không liễu thoát sanh tử ?.

 

Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền năo, tham, sân, si, buông bỏ đến chỗ không c̣n ǵ để buông bỏ, chỉ để khởi một câu “A DI ĐÀ PHẬT”, rơ rành phân minh trong tâm không gián đoạn như sợi chỉ xỏ xâu chuỗi. Dụng công như thế, bất cứ cảnh riêng nào, cũng không bị lôi kéo đánh mất, hàng ngày như vậy trong cảnh náo đông không tạp, không loạn, thức ngủ như một, dụng tâm như thế, niệm đến lúc mạng chung, nhất tâm bất loạn, đó là thời tiết Siêu Sanh Tịnh Độ.

 

Nếu tâm tha thiết v́ việc sanh tử niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, chỉ e một phen mất thân người muôn kiếp khó được lại, cần phải cắn chặt lấy một câu danh hiệu Phật nầy, nhất định phải chiến thắng vọng tưởng, bất cứ chỗ nào cũng niệm niệm hiện tiền, chẳng v́ vọng tưởng ngăn che. Hạ thủ công phu thiết tha như thế lâu ngày thuần thục tự nhiên tương ưng chẳng cầu thành khối mà tự thành khối.

 

Phương pháp tu niệm Phật cũng có thứ lớp, người tại gia không cần câu chấp theo thời khoá của chư Tăng trong tự viện, chỉ cần lấy niệm Phật làm chính, mỗi ngày buổi sáng sớm lễ Phật, tụng một quyển kinh Di Đà, lần chuỗi niệm Phật A Di Đà hoặc ba ngh́n, năm ngh́n, mười ngh́n, rồi hồi hướng phát nguyện văng sanh về cơi nước Cực Lạc. Khoá buổi tối cũng như vậy lấy đây làm định khoá, hàng ngày nhất định không có thiếu sót.   Pháp nầy có thể áp dụng phổ thông cho mọi người, nếu v́ việc lớn sanh tử th́ công phu cần phải khẩn thiết hơn, mỗi ngày trừ hai thời khoá kể trên, suốt ngày đêm chỉ đem một câu “A Di Đà Phật” đặt trong ḷng, niệm niệm không quên, tâm không mê muội, tất cả việc đời đều không nghĩ tưởng, chỉ lấy một câu niệm Phật làm mạng sống của ḿnh, cắn chặt không buông, cho đến trong các sinh hoạt hàng ngày, một câu Phật nầy vẫn luôn luôn hiện tiền.  

Nếu gặp lúc tâm bất an do các cảnh giới nghịch thuận phiền năo buồn vui quấy nhiễu, chỉ cần đề khởi một câu niệm Phật nầy lập tức thấy phiền năo tiêu diệt. V́ niệm niệm phiền năo là gốc khổ sanh tử, nay dùng niệm Phật tiêu diệt phiền năo, ấy là Phật độ chỗ khổ sanh tử. Nếu niệm Phật tan được phiền năo th́ có thể thoát sanh tử.  Nếu niệm Phật đến tŕnh độ làm chủ được trên phiền năo th́ ở trong mộng làm được chủ.  Nếu ở trong mộng làm được chủ th́ ở trong lúc bệnh khổ làm được chủ th́ lúc lâm chung rơ ràng biết được chỗ đi.  Việc nầy không khó làm, chỉ cần một niệm tâm tha thiết v́ sanh tử, nắm chặt một câu Phật không c̣n nghĩ ngợi ǵ khác, lâu ngày thuần thục, tự nhiên được đại an lạc, cái vui ngũ dục thế gian không thể sánh được.  

Ngoài pháp môn Tịnh Độ nầy, không c̣n có pháp môn nào thẳng tắt giản dị hơn.

 

 

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 2 of 4: Đă gửi: 17 April 2006 lúc 4:59am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

TIẾN TR̀NH TẠO NÊN ĐAU KHỔ

Tứ diệu đế không phải là cái ǵ cao siêu vượt khỏi đời sống thế tục mà là những pháp ta có thể thấy, quan sát và chiêm nghiệm ngay trong những sinh hoạt hàng ngày của ḿnh. Những sinh hoạt đó biểu hiện qua mối quan hệ giữa các giác quan và các đối tượng bên ngoài.  Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, làm khởi sinh lên sáu thức.  Sự gặp gỡ của căn, trần và thức gọi là xúc (phassa), và do có xúc mà có cảm thọ phát sinh.[1]

 

Trong kinh Đức Phật nói đến cảm thọ thuộc về tâm (cetasika), và cảm thọ thuộc về thân (kāyika).  Ngài cũng nói đến 3 loại cảm thọ: khổ (dukkha), lạc (sukha), và không khổ không lạc (adukkhamasukha).  Đôi lúc ngài lại nói đến 5 loại cảm thọ: lạc (sukha), khổ (dukkha), hỷ (somanassa), ưu (domanassa) và xả (upekkhā).[ii][2]

 

Mặc dù có cảm thọ lạc và xả, Đức Phật nói thêm rằng “Bất cứ cái ǵ được cảm nhận, cái đó đều có thuộc tánh đau khổ” (ya kiñci vedayita ta dukkhasmin)[iii][3].  Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao khổ lại phát sinh từ cảm thọ.

 

Trước hết, tại sao cảm giác khó chịu làm phát sinh đau khổ? Ở đây chúng ta cần chú ư rằng Đức Phật và các bậc thánh vẫn có những cảm giác khó chịu, hay nói chính xác là các thọ khổ thuộc về thân.  Chừng nào các ngài c̣n có thân ngũ uẩn th́ chừng đó các ngài c̣n phải chịu các loại bệnh tật và c̣n có các cảm giác đau đớn, nhưng đối với các ngài các cảm giác đau đớn không đưa đến đau khổ.  Đây là điểm khác biệt giữa một kẻ phàm phu và một bậc thánh. Kẻ phàm phu, khi có một cảm giác khó chịu, dưới ảnh hưởng của sân tuỳ miên (paighānusaya), liền cố gắng mọi cách để xua cảm giác đó đi càng sớm càng tốt.  Trong kinh nói, “khi một người có cảm giác khó chịu th́ buồn rầu, sầu muộn, rên rỉ, than khóc, đấm ngực, và trở nên quẫn trí”[iv][4]. Như vậy, người ấy đă chồng thêm một lớp khổ tâm lên trên cái khổ thuộc về thân, và kết quả người ấy phải chịu hai loại cảm thọ: khổ thân và khổ tâm. Trong trường hợp đó người ấy đang có khổ khổ (dukkha-dukkha).

 

Trong cuốn Sammohavinodanī, chú giải của Bộ Phân Tích, các nhà chú giải giải thích rằng khổ thân và khổ tâm được gọi là khổ khổ là do đặc tánh riêng của chúng vốn là khổ, bởi v́ tên của nó là như vậy, và bởi v́ sự đau đớn của nó ( tattha kāyikacetasikā dukkhavedanā sabhāvato ca nāmato ca dukkhattā ‘dukkhadukkha’ nāma)[v][5].  Nhưng chúng ta có thể nói một cách đơn giản rằng nó được gọi là khổ khổ v́ ở đây có tới hai lớp khổ chồng lên nhau, một là khổ thân và hai là khổ tâm.  Trong hai lớp khổ này, theo chú giải, có tám yêu tố gây nên các cảm giác khổ thuộc về thân, đó là do sự rối loạn của mật, đàm, của yếu tố gió trong cơ thể, do sự mất cân bằng của các chất nội tiết, do sự thay đổi của thời tiết, do bất cẩn, do những sự tấn công từ bên ngoài hay do nghiệp đă làm trong quá khứ [vi][6].  

 

Trong khi đó, những thọ khổ của tâm là do sân hận gây nên.  Tâm sân này được gây nên bởi một dạng tham ái, gọi là phi hữu ái (vibhava-tahā). Ở đây, đó là sự tham ái mong muốn sự không hiện hữu của thọ khổ.  Khi một người phàm phu có thọ khổ, người ấy không muốn có cảm thọ đó, mà muốn có một thọ lạc thay thế.  Nguyên nhân của thứ tâm lư này, theo Đức Phật dạy, là do “người đó không biết một cách nào để thoát ly khổ thọ ngoại trừ dục lạc.[vii][7]  Vậy th́ đâu là lối thoát cho thứ khổ-khổ này? Trong Tương Ưng Bộ kinh, phần Thọ Tương Ưng, Đức Phật đă chỉ cho chúng ta một phương thức để thoát ly khổ khổ.  Nếu có thọ khổ khởi lên cho một người nào, người đó nên hiểu rằng “một thọ khổ đă khởi lên trong tôi”. Người đó nên hiểu rằng thọ khổ này phụ thuộc vào xúc mà phát sanh, nên nó là vô thường, là do duyên mà sanh khởi, là phụ thuộc vào các pháp khác.  Người đó biết rằng cảm thọ đó sinh lên và diệt đi, nó không tồn tại măi.  Bằng cách quán sự vô thường và sự biến mất của cảm thọ, người đó loại bỏ được sân tuỳ miên (paighānusaya) đối với thọ khổ [viii][8]. Nhờ vậy, khi có một cảm giác khó chịu, người ấy cảm nhận nó một cách khách quan, và chỉ có chịu một thọ khổ duy nhất là thọ khổ về thân, chứ không bị khổ tâm.

 

Tiếp theo, làm thế nào mà thọ lạc cũng dẫn đến đau khổ?  Khi người phàm phu cảm nhận một thọ lạc, người đó không dừng lại ở mức độ chỉ quan sát nó.  Người đó thường có khuynh hướng bám víu lấy nó, do ảnh hưởng của dục ái tuỳ miên (kāmarāgānusaya).  Người đó không biết rằng cái cảm giác dễ chịu này là vô thường, và chắc chắn sẽ phải diệt đi.  Người đó vui thích trong thọ lạc, và muốn kéo dài nó.  Trường hợp này chính là hữu ái (bhava-tahā), ḷng tham muốn đối với sự hiện hữu của thọ lạc. Nhưng các pháp th́ luôn luôn thay đổi, và không có thọ lạc nào có thể kéo dài vô tận, và điều đó dẫn đến sự thất vọng và đau khổ. Loại đau khổ này gọi là hoại khổ (viparināmadukkha).  Chú giải Bộ Phân Tích nói rằng “thọ lạc của thân và tâm được gọi là hoại khổ bởi v́ nó là nguyên nhân của sự phát sanh đau khổ qua sự thay đổi vô thường của chúng (sukhavadanā vipariāmena dukkhuppattihetuto ‘vipariāmadukkha’ nāma)[ix][9]. Phương pháp để  thoát khỏi loại khổ này là “hiểu được một cách như thực sự khởi sanh và hoại diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ này.”[x][10]  Thấy được bản chất của sự sanh diệt, và tất cả những khía cạnh khác, th́ khi một người cảm nhận một thọ lạc, người đó cảm nhận nó một cách khách quan, và do đó không c̣n bị đau khổ.

 

Cuối cùng, làm thế nào mà thọ xả cũng dẫn đến đau khổ? Khi người phàm phu, cảm nhận một thọ xả, do cảm thọ này quá nhẹ, quá vi tế, người đó cảm thấy chán, và muốn làm một cái ǵ đó để có một cảm giác mạnh hơn.  Cái ư muốn làm cái ǵ đó để có lạc thú manh mẽ hơn cũng là một dạng tham ái, được gọi là dục ái (kāmatanhā), tức là tham ái đối với dục lạc.  Loại tham ái này chịu ảnh hưởng của vô minh tuỳ miên (avijjānusaya), tức là không hiểu được sự sanh diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ này. [xi][11]  Trong nổ lực đi t́m cảm giác mạnh, người ấy tạo nên hành khổ (sakhāra dukkha). Chú giải của bộ Phân Tích giải thích rằng thọ xả và các hành c̣n lại trong tam giới được gọi là hành khổ bởi v́ chúng bị áp bức bởi sự sanh diệt (upekkhāvedanā ceva avasesā ca te bhūmakā sakhārā udayabbayapīitattā ‘sakhāradukkha’ nāma) [xii][12]

 

Như vậy khổ tâm được gây ra bởi tham ái đối với các cảm thọ. V́ vậy muốn thoát khỏi khổ tâm cần phải quan sát cảm thọ như chúng đang là, mà không nắm bắt hay loại bỏ chúng.  Điều này có thể làm được bằng cách quán cảm thọ như đă được mô tả rất rơ ràng trong bài kinh Đại Niệm Xứ của Trường Bộ kinh, là một bài kinh rất quan trọng cho việc tu tập. Trong bài kinh này, Đức Phật đă chỉ ra con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lư, chứng ngộ Niết bàn, đó chính là chánh niệm trên thân thọ, tâm và pháp.

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 3 of 4: Đă gửi: 18 April 2006 lúc 4:20am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

CHỮ TU TRONG ĐẠO PHẬT

Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt ḷng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đă đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa ĺa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng. Nước mắt ngập tràn cả đại thiên thế giới, mà vẫn c̣n dâng lên măi nếu ḷng tham lam dục vọng nơi mỗi cá nhân cũng như đoàn thể-không được vùi dập vào phần nào; hành vi xấu xa độc ác, ích kỷ hại người không được sang bằng và tiêu diệt do ḷng từ bi rộng lớn biết nghĩ đến ḿnh, đến người theo công lư và chính đạo. Chúng ta chỉ ngó ngay vào cảnh tượng ngày nay cùng thấy rơ đó là biển nước mắt đau thương bởi cơn cuồng vọng của loài người gây tạo. Thế nên chúng ta tin chắc rằng tất cả đau khổ chỉ có một con đường ra là mọi người biết nh́n nhau bằng cặp mắt từ bi, hay nói một cách khác là người biết tu theo đạo chính đáng giác ngộ.

Xưa nay các bậc thánh nhân, các vị đă giác ngộ như chư Phật, Bồ tát, không vị nào mà không trăi qua con đường ấy; cho đến khi dạy người, dạy đời cũng chú trọng ở điều đó. Vậy bất luận người nào ở trong xă hội cũng cần lấy tu làm gốc, nếu không tự ḿnh đă hư hỏng, ḿnh đă làm tổn hại cho ḿnh, th́ mong giúp ích cho ai nửa?

Đời c̣n như thế, huống chi đạo Phật, một đạo chú trọng mục đích tự giác giác tha, tự lợi lợi tha hơn cả mà lại không quan tâm đền sự tu sao được. Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm rằng:" Như tuy lịch kiếp, ức tŕ Như Lai bí mật diệu nghiêm, bất như nhứt nhựt tu vô lậu nghiệp". Đại ư nói tuy nhiều kiếp học rộng nghe nhiều nhớ hết tất cả pháp môn của hằng sa chư Phật chỉ dạy, chẳng bằng một ngay chuyên tu nghiệp vô lậu xuất thế. Ấy là lời Phật khuyến cáo Tôn giả A Nan mà cũng là khuyến cáo cái tai hại không tu của chúng ta vậy. Nếu chỉ học mà không tu th́ khác nào như người thuộc ḷng tấm bản đồ rồi ngồi lỳ một chỗ, chẳng đến đâu được cả.

Thế th́ biết tu là một điều cần yếu. Nhưng hiện nay, nhiều người trong hàng Phật tử chúng ta, cũng như một số đông ở ngoài vẫn c̣n ôm mối nghi ngờ sai lạc. Có người nghĩ rằng tu là một việc làm quá khó, phải xa gia đ́nh, xă hội để ép ḿnh trong một khuôn khổ hẹp ḥi, bít mắt bưng tai trước mọi hoàn cảnh, vứt bỏ bao nhiêu ước mong khoái lạc mà tu hành ủy mị, hàng ngày nghĩ tưởng đến việc ǵ xa xăm huyền ảo, ỷ lại thần quyền để cầu mong tương lai trường sanh, bất tử hay hưởng quả phúc đời đời. Tu như vậy phỏng có ích lợi ǵ cho ai? Giả sử tu như vậy mà thành thánh, thành thần, hưởng quả phúc th́ lối tu chỉ thích hợp với hạng người thiếu nghị lực, hạng ông lăo bà già! Hạng người thứ hai th́ trái lại, họ nghĩ rằng tu là một việc rất hay, là nền tảng cho nhân tâm thuần hậu, cho ḥa b́nh an lạc, vững bền; song khi nào ḥa b́nh đă lan khắp, sinh hoạt được mới có th́ giờ nghĩ đến việc tu dưỡng; chứ nhằm lúc đao binh loạn lạc, đói khác tung hoành, chính là lúc phải ra sức dẹp loạn an dân, nổ lực làm lụng để văn hồi sự no ấm, đợi bao giờ tâm thần ổn định mới lo đến chuyện tu. Những điều nghi hoặc đối với sự tu vẫn c̣n nhiều nữa, song tóm lại cũng không ngoài hai điều vừa kể trên. Cũng v́ nghĩ như vậy, mà bây giờ hễ nghe nói chữ tu th́ người ta tưởng tượng ngay một h́nh dáng yếu hèn, một việc làm quái dị lạc hậu, không phải thời.

Xét kỷ hai lối tưởng đó nhiều phần không đúng, song không sai mấy đối với hạng người mệnh danh là tu, mà kỳ thật áp dụng lắm điều không chính đáng! Nếu bây giờ muốn bổ cứu những khuyết điểm trên đây để làm nhiều lợi ích thiết thực cho khỏi phụ ḷng tin Phật của chúng ta, th́ tưởng cũng nên cùng nhau t́m hiểu rơ chữ" Tu" trong đạo Phật, trước để khỏi cái nạn xưng càn một khi ḿnh không tu chi cả, sau để khỏi bị e ngại bởi những lời mỉa mai nông cạn có thể làm trở ngại bước đường tu tập chính đáng của chúng ta. Lẽ dĩ nhiên là ở đây chúng ta chỉ hiểu chữ " Tu" trong đạo Phật, chứ ngoài lối tu của đạo Phật ra, trên xă hội này c̣n bao nhiêu lối tu khác; mà tiếc v́ phạm vi bài này không cho phép chúng tôi đem ra bàn căi, chỉ có thể nói đại khái rằng các lối tu ấy đều chưa diệt tận nguồn gốc thống khổ, nên chưa phải là phương pháp đưa người đến chỗ giải thoát an vui chơn thật.

Thế nào là nghĩa chữ " Tu" trong đạo Phật? Định nghĩa một cách tóm tắt th́ tu nghĩa là sửa. Xấu xa sửa lại cho tốt đẹp, tà vạy sửa lại cho chính đáng, độc ác sửa lại cho hiền lành, mê mờ sửa lại cho sáng suốt??.. Như người ta thường nói ngọc có dũa mài mới thành đồ hữu dụng, người có học tập mới trở nên người hay, ấy đều là cắt nghĩa chữ " Tu"vậy. Có nhiều người hay nói: " Phật tức tâm, tâm tức Phật, tôi chỉ tu cái tâm cũng đủ". Mới nghe qua tưởng như hợp lư, song xét kỷ th́ đó chỉ là câu nói bướng bỉnh để từ chối việc tu hành mà thôi. Nếu thử hỏi lại tâm v́ sao phải tu và tu bằng cách nào, th́ ít ai trả lời được. Thậm chí có người khi đă biết đạo cũng như khi chưa biết đạo, cứ giữ nguyên tánh xấu xa cố cựu, không chút ǵ đổi mới hay lo.

Đă đành rằng " Tâm tức Phật", nhưng hiện nào c̣n làm chúng sinh th́ quyết chắc tâm của ta c̣n mê lầm, vọng tưởng ích kỷ, biếng lười, chưa được như tâm Phật: sáng suốt, chân thật, rộng răi, từ bi. Đứng về phương diện sự tướng sai biệt th́ ta và Phật hai đàng mê ngộ, khổ vui khác nhau như trời và vực, không thể nói suông mà mong được giải thoát. Trái lại cần phải thành thật cố gắng kiểm điểm lại ḿnh, nghiệm xét nơi ḿnh để thấy rơ cái ǵ xấu xa, cái ǵ tà vạy, cái ǵ độc ác, cái ǵ mê lầm mà lần lần sửa đổi tu hành cho đến khi hoàn toàn viên măn. Trong lúc tu hành ấy, hễ sửa được bao nhiêu điều hư quấy, tức là diệt được bấy nhiêu nguyên nhân thống khổ, sự khổ sẽ tách dần ra mà sự an vui lần hồi phát hiện, bao giờ hoàn toàn thanh tịnh ấy là chứng đủ bốn đức Thường, lạc, ngă, tịnh; không bị điều chi làm hệ lụy. Cho nên kinh có câu:" Nhược năng chuyển vật, tức đồng Như Lai". Như Lai hay Phật là vị đă chuyển được mọi vật, bên trong không bị tánh t́nh ô nhiễm làm mờ tối, và bên ngoài không bị hoàn cảnh sắc, thanh, danh lợi quyến rủ chi phối. Tự ḿnh làm chủ ḿnh, làm chủ hoàn cảnh.

Nếu bây chúng ta muốn được an vui, th́ phải tự chủ; mà muốn được tự chủ th́ cần nương theo Phật pháp để sửa đổi hành vi, tánh t́nh, quan niệm hẹp ḥi sai lạc đă lâu đời lâu kiếp bám chắc nơi chúng ta. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều độc ác của hành động và lời nói. Thân thường hay sát hại, trộm cắp, dâm ô: miệng thường hay nói dối, dèm pha, nịnh hót v... v ấy là hành vi có hại mà ít ai tránh khỏi. Nếu chúng nó được bồi đắp, lan rộng ra hoài th́ nhân loại chúng sanh càng bị xô mau đến chỗ tiêu diệt. Hăy xem như một nghiệp sát, mấy năm lại đây không nơi nào là không do nghiệp sát gieo họa gớm ghê, làm cho sự sống, một điều mật thiết quan trọng hơn cả của mọi vật, không c̣n chút ǵ bảo đảm. Đă bao giờ như ngày nay, toàn nhân loại chỉ sống trong hồi hộp lo âu, nơm nớp sợ hăi khi thấy mạng ḿnh nhẹ hơn cát bụi bên vệ đường, không phút nào yên tâm với bàn tay tàn nhẫn của nghiệp sát đang hung hăng chực chờ dọa nạt. Vậy là chưa kể đến tai nạn các hành vi trộm cướp, nói dối v.. v cũng gieo họa ghê gớm không kém.

Nếu ai nấy cũng nhận chân sâu sắc các hành vi ác độc kể trên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau khổ giữa người và ḿnh- v́ gieo nhân sát hại th́ hoặc cách này hay cách khác cũng phải gặt lấy kết quả bị sát hại; để sửa đổi, tu hành diệt trừ dần đi mới có ngày sống an toàn trong ḥa vui thân mật được. Đă sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh t́nh, v́ tánh t́nh xấu xa mới thật nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu xa cố cựu của chúng sinh.

Vẫn biết đă có thân th́ ai lại không tham muốn sống c̣n, nhưng lắm người v́ chất chứa ḷng tham vô đáy, điều ǵ hay ho đều muốn thu góp về phần ḿnh, chỉ muốn đời sống của ḿnh được vinh quang sung sướng, đầy đủ, quư trọng hơn hết thảy mọi người, nên dù việc ǵ đê hèn hay độc ác mà hễ đưa lại lợi lộc về ḿnh th́ không bao giờ từ chối, mặc ai thiếu thốn, khổ năo, kêu la, cũng không hề đoái nghĩ! Thậm chí xem tiền tài, danh vọng hơn trăm, ngàn, ức triệu tánh mạng sanh linh đồng loại chỉ v́ tham chút lợi danh mà làm cho đời sống nhân loại bị điêu đứng, niệm tham lam vô h́nh mà tai hại không phải ít, ở trong gia đ́nh có một kẻ tham- tham ăn chẳng hạn- th́ sự sống của gia đ́nh mất sự ḥa thuận; đến giữa xă hội hễ ḷng tham nảy nở mạnh mẽ ở đâu th́ ở đấy không sao tránh khỏi cảnh t́nh xô xát thảm mục thương tâm; v́ đă tham tất nhiên có sân, đă sân th́ tất nhiên tranh giành xâu xé..

Than ôi! Một tánh tham đă làm cho ai nấy cháy ruột nung gan, huống c̣n thêm bao nhiêu tánh xấu xa khác nữa. Song, muốn sửa đổi tâm tánh xấu xa một cách dễ dàng đến tận gốc th́ đồng thời phải sửa đổi quan niệm hẹp ḥi ích kỷ.

Tất cả mọi vật đều sanh sanh, hóa hóa trên một bản thể chung cùng ḥa hợp, không có sự vật nào được tồn tại ra ngoài bản thể chung cùng ấy. Chính chúng ta cũng phải nhờ sự liên quan hỗ trợ tất cả mà có ra. Vậy mà chúng sanh mê mờ, tự phân biệt, tưởng tượng chấp riêng một cái Ta, xây ranh giới mà chắn ngang giữa ḿnh và mọi người, mọi vật; luôn luôn đặt cái Ta ra trước, lên trên, lấy cái ta làm định chuẩn cho mọi hành động, nói năng, suy nghĩ. Bởi vậy nên thường bị hẹp ḥi, sai lầm, khổ sở. Suy rộng ra nào vinh nào nhục, nào thị nào phi, không có ǵ là tuyệt đối. Cái vinh của người này là cái nhục của người kia, cái vinh của người kia tức là cái nhục của người này. Ở đời cũng lắm chuyện để cho ta thấy rơ trường đời là nơi đấu tranh nhỏ hẹp ở trong sự phê phán xây nắn của cái Ta hẹp ḥi giả dối. Vậy cần phải mở mang trí tuệ thật rộng răi, phá lần quan niệm sai lầm chấp có bản ngă mới thấy đời rất rộng răi để khoan ḥa đối với mọi loài, mọi vật.

Như vừa nói ở trên, đó là sửa đổi hành vi hung ác, sửa đổi tánh t́nh xấu xa, sửa đổi quan niệm chấp có cái Ta hẹp ḥi, ấy là nói về ngăn ngừa cái xấu, diệt trừ cái xấu, đừng để cho nó đâm chồi mọc nhánh ra hoài. Tu như vầy có thể cho là lối tu tiêu cực hơn là phát huy cái tốt, khuếch trương cái tốt, làm cho cái tốt càng ngày càng rộng răi lớn lao. Hiện tiền nơi chúng ta không những có rất nhiều điều tà vạy ô nhiễm, mà cũng có rất nhiều điều hay, cần nên bồi đắp, tu dưỡng; như bố thí, nhẫn nại, khoan ḥa, sáng suốt, b́nh đẳng, xét ra chẳng ai không có, nếu biết cố gắng vun bồi th́ không việc lợi ích ǵ mà chúng ta không làm được.

Tóm lại hai phương diện tu hành trên, một đàng lo diệt trừ cái tánh hại người hại ḿnh, một đàng lo cái tánh lợi ḿnh, lợi người. Đă nhận thấy ḷng tham lam có hại mà lo diệt bớt ḷng tham là tu, diệt trừ ḷng giận là tu, diệt trừ ḷng kiêu mạn, ích kỷ là tu. Trái lại nhận thấy bố thí là hay, chăm làm bố thí là tu, từ bi cứu vật là tu, khoan ḥa rộng răi là tu. Cho đến bất luận ǵ hành động tốt đẹp, có nhiều lợi ích cho người mà cố gắng quên ḿnh để thực hành theo cũng đều gọi là tu cả. Tu như vậy đâu có phải là hẹp ḥi hay nhu nhược, tu như vậy đâu phải là việc riêng của một nhóm người nào hay của một thời đại nào, chỉ v́ có nhiều người chưa hiểu chữ " Tu" có một phạm vi rộng răi đó, nên tưởng rằng tu là việc chuyên môn của người tu sĩ, của kẻ chán đời, ẩn dật, hay của hạng môn đồ đạo này hoặc đạo khác mà thôi, ngoài ra không liên quan với đại đa số người c̣n đang lăn lộn, chống chọi, hoạt động sống với đời sống không xa thực tế hơn. Ôi, đâu biết rằng cái quan niệm sai lầm ấykhông khác nào cái quan niệm của mấy người tưởng phép vệ sinh là phạm vi chuyên môn của mấy ông thầy thuốc, hay của mấy người đă mắc bệnh truyền nhiễm.

Đành rằng phương diện điều trị thân xác có nhiều điều ngóc ngách khó khăn mà thầy thuốc phải gia công tầm cứu, phải cần cho ḿnh một hoàn cảnh sạch sẽ hợp vệ sinh hơn, nhưng trong hạng người không phải thầy thuốc mà không cần biết vệ sinh, tự do ăn nhớp ở nhúa th́ không chỉ tai hại cho ḿnh, c̣n lây sang mọi người xung quanh, khiến họ phải sống chung trong một cảnh ngộ nguy hiểm. Phương diện trị thân xác đă vậy,th́ phương diện cải tạo tinh thần không kém chi. Muốn diệt hết bao nhiêu tâm niệm xấu xa c̣n lại, và phát huy tất cả tâm niệm tốt đẹp rộng răi thêm lên lại càng rất khó, nếu không phải là người có quyết tâm với much đích ấy, nếu không có một hoàn cảnh thuận tiện cho sự tu hành th́ khó mong kết quả hoàn toàn. Bởi vậy trong đạo Phật các vị tăng già, các hàng tu sĩ phải xuất gia để bớt ngoại duyên phiền nhiễu, phải ở nơi nhàn tịch mới thấy rơ nguồn gốc sâu xa của tội lỗi mà gội rửa tiêu trừ. Nhưng nếu hiểu thêm rằng không phải là chỉ mấy vị ấy mới tu được, mấy vị ấy mới cần tu, mà tất cả các hạng người ở vào địa vị nào trong thời loạn cũng như thời b́nh, đều có thể tu, đều cần nên tu cả; nếu không tu tức là tự do để cho thói tham lam, bóc lột, ích kỷ hại người đứng lên làm chủ, gây tai ương không bờ không bến.

Vậy ta có nên xem chuyện tu là việc ngoài phận sự của ḿnh không? Ta có thể không nhận rơ nghĩa chữ "Tu" được không? Hăy nên nhận chân cho rơ, xem đó là một phương châm của đời sống ngay thật thà mà không trao đưa cho ai cả, chỉ tự ḿnh gắng thực hành lấy và khuyên lơn người khác biết mà thực hành, để cùng nhau xây dựng nên một cảnh sống yên vui bền vững tạo cảnh Cực Lạc giữa Ta bà này. Nếu được như vậy tức là đă hiểu đă thực hành đúng nghĩa chữ " Tu" trong đạo Phật.

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 4 of 4: Đă gửi: 18 April 2006 lúc 4:23am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT

. Chánh tín Chơn Tâm Kinh Hoa Nghiêm

Nói: “Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của các công đức hay nuôi lớn tất cả căn lành”. Trong Duy Thức cũng nói: “Tín như hạt châu thủy thanh, hay làm cho nước dơ được sạch”. Cho nên, muôn điều thiện phát sanh là chữ tín dẫn đầu. V́ thế kinh Phật trước hết lập “như thị ngă văn” là cốt để sanh ḷng tin vậy.

 Hỏi: Chữ tín của Giáo môn (Kinh) và chữ tín của Tổ môn (Thiền) có ǵ sai khác?

 Đáp: Có nhiều loại sai khác nhau: Giáo môn khiến người, trời tin ở nhơn quả. Như có người thích phước lạc, tin thập thiện là diệu nhơn, cơi người cơi trời là lạc quả. Có người thích không tịch, tin nhơn duyên sanh diệt làm chánh nhơn, khổ tập diệt đạo làm thánh quả. Có người thích Phật quả, tin ba kiếp sáu độ làm đại nhơn, bồ đề niết bàn làm chánh quả.

 Tổ môn chánh tín chẳng đồng như trên. Tổ môn chẳng tin tất cả pháp hữu vi nhơn quả. Chỉ tin ở tự ḿnh xưa nay là Phật, tự tánh thiên chơn người người đều đầy đủ. Diệu thể của niết bàn mỗi mỗi đều viên thành, chẳng nhờ cầu  nơi người khác, từ xưa đến nay nó tự đầy đủ. Tam Tổ nói: “Tṛn bằng thái hư, không thiếu không dư. Sở dĩ chẳng như, bởi do thủ xả”. Ngài Chí Công nói: “Trong thân có tướng là thân không tướng, trên đường vô minh là đường vô sanh”. Ngài Vĩnh Gia nói: “Thật tánh của vô minh là Phật tánh, thân huyễn hóa không thật tức pháp thân”. Cho nên, chúng sanh xưa nay là Phật.

 Đă sanh chánh tín cần phải thêm hiểu biết nữa mới được. Ngài Vĩnh Minh nói: “Tin mà chẳng hiểu biết th́ thêm lớn vô minh. Hiểu biết mà chẳng tin th́ thêm lớn tà kiến”. Cho nên, tin hiểu gồm hai th́ mau vào Đạo.

 Hỏi: Mới phát ḷng tin chưa được vào Đạo, có lợi ích chăng?

 Đáp: Trong luận Khởi Tín nói: “Nếu nghe pháp này mà chẳng sanh khiếp nhược, th́ nên biết, người này nhất định sẽ nối hạt giống Phật, và được chư Phật thọ kư cho. Thí như có người giáo hóa chúng sanh đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới, khiến họ hành thập thiện, chẳng bằng có người đối với pháp này khoảng một niệm chánh tư duy th́ công đức cũng hơn người trước không thể thí dụ được”. Trong Kinh Bát Nhă nói: “Cho đến người chỉ sanh một niệm tịnh tín, Như Lai trọn thấy biết các chúng sanh này được vô lượng phước đức như vậy”. Cho nên muốn đi ngàn dặm, bước đầu cần phải chánh, bước đầu nếu sai ngàn dặm đều sai. Vào nước vô vi, niềm tin ban đầu đă mất, muôn thiện đều lui. Cho nên Tổ Sư nói: “Mảy may nếu sai, trời đất ngăn cách”. Đấy là lư này vậy.

2. Tên khác của Chơn Tâm 

Hỏi: Đă sanh chánh tín, nhưng chưa biết thế nào gọi là chơn tâm?

 Đáp: Ĺa vọng gọi là chơn. Linh giám gọi là tâm. Trong Kinh Lăng Nghiêm đă nói rơ tâm này.

 Hỏi: Chỉ gọi chơn tâm thôi, hay có tên riêng khác nữa chăng?

 Đáp: Phật dạy, Tổ dạy lập danh không đồng nhau. Phật dạy trong Bồ Tát Giới gọi là Tâm Địa, v́ hay phát sanh muôn việc thiện. Kinh Bát Nhă gọi là Bồ Đề, v́ lấy giác làm thể. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới, v́ giao triệt và dung nhiếp. Kinh Kim Cang gọi là Như Lai, v́ không từ đâu đến. Kinh Bát Nhă gọi là Niết Bàn, v́ là chỗ qui hướng của chư Thánh. Kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như, v́ chơn thường bất biến. Kinh Tịnh Danh gọi là Pháp Thân, v́ là chỗ nương của báo thân và hóa thân. Luận Khởi Tín gọi là Chơn Như, v́ chẳng sanh chẳng diệt. Kinh Niết Bàn gọi là Phật Tánh v́ là bản thể của ba thân. Kinh Viên Giác gọi là Tổng Tŕ, v́ mọi công đức từ đó mà lưu xuất, Kinh Thắng Man gọi là Như Lai Tạng, v́ ẩn phú và hàm nhiếp. Kinh Liễu Nghĩa gọi là Viên Giác, v́ hay chiếu phá mờ tối.

Do đây nên Ngài Vĩnh Minh Thiền Sư trong Duy Tâm Quyết nói: “Một pháp có ngàn tên, tùy theo duyên mà lập hiệu”. Tất cả c̣n đầy đủ trong các Kinh, không thể kể ra hết được.

***

Hỏi: Phật dạy đă biết, Tổ dạy như thế nào?

 Đáp: Cửa Tổ Sư dứt tuyệt danh ngôn, danh c̣n chẳng lập, sao lại có nhiều tên? Chỉ v́ ứng theo cơ duyên nên tên cũng lắm. Có lúc gọi là Tự Kỷ, v́ là bản tánh của chúng sanh. Có lúc gọi là Chánh Nhăn, v́ hay soi tướng của muôn loài. Có lúc gọi là Diệu Tâm, v́ hư linh và tịch chiếu. Có lúc gọi là Chủ Nhơn Ông, v́ xưa nay từng gánh vác. Có lúc gọi là Đờn không dây, v́ hiện nay ra điệu vận. Có lúc gọi là Vô tận đăng, v́ hay chiếu phá mê t́nh. Có khi gọi là Cây không rễ, v́ gốc rễ bền chắc. Có khi gọi là Suy mao kiếm, v́ hay chặt đứt căn trần. Có lúc gọi là Nước vô vi, v́ sóng êm bể lặng. Có lúc gọi là Mâu ni châu, v́ hay giúp đỡ người nghèo khó. Có lúc gọi là Vô nhu tỏa, v́ cửa sáu t́nh đóng. Cho đến nào là trâu đất, ngựa gỗ, tâm nguyên, tâm ấn, tâm cảnh, tâm nguyệt, tâm châu,v.v... nhiều tên khác nhau không thể ghi ra cho hết. Nết đạt được chơn tâm th́ các tên đều hiểu cả. Bằng mê muội chơn tâm th́ c̣n bị trệ nơi các tên. Cho nên đối với chơn tâm cần yếu nên xét kỹ.

3. Diệu thể của Chơn tâm 

Hỏi: Chơn tâm đă biết, c̣n thể nó như thế nào?

 Đáp: Trong Kinh Phóng Quang Bát Nhă nói: “Bát Nhă không có tướng có và tướng sanh diệt”. Luận Khởi tín nói: “Tự thể của chơn như, tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và chư Phật đều không thêm bớt, cũng chẳng phải trước sanh sau diệt mà rốt ráo thườngc̣n. Từ xưa tới nay tánh nó tự đầy đủ tất cả công đức”.

Căn cứ theo các Kinh Luận th́ bản thể chơn tâm siêu xuất nhơn quả, thông suốt cổ kim, chẳng lập phàm thánh và không có các đối đăi. Như hư không biến khắp tất cả. Diệu thể ngưng tịch, dứt hết các hí luận, chẳng sanh chẳng diệt, phi hữu phi vô, chẳng động chẳng lay, trạm nhiên thường trụ. Gọi là Chủ Nhơn Ông ngày xưa, là người ở mé kia của Phật Oai Âm, là Tự Kỷ của trước Không Kiếp. Một giống thường hằng không một mảy may t́ vết, tất cả sơn hà đại địa, cỏ cây rừng bụi, vạn tượng sum la, các pháp nhiễm tịnh, đều từ trong ấy mà ra.
 Cho nên KinhViên Giác nói: “Này các Thiện nam, Vô Thượng Pháp Vương có một pháp môn đại đà la ni gọi là Viên Giác, từ đó lưu xuất tất cả thanh tịnh Chơn Như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La Mật, dạy dỗ cho các Bồ Tát”.

Ngài Khuê Phong nói: “Tâm ấy rỗng rang mà thuần diệu, rực rỡ mà mầu sáng, chẳng đến chẳng đi, thông suốt cả ba mé, chẳng phải trong ngoài, suốt khắp mười phương. Chẳng sanh chẳng diệt, bốn núi nào có thể hại. Ĺa tánh ĺa tướng, nào bị năm sắc làm mờ”.

Ngài Vĩnh Minh trong Duy Tâm Quyết nói: “Xét về tâm này là cái diệu trong lẽ mầu mà hội khắp, là vua của muôn pháp. Ba thừa năm tánh đều thầm về, hay là mẹ của ngh́n bậc Thánh. Độc tôn độc quí không ǵ sánh bằng. Thật là nguồn của đại đạo, là chơn pháp yếu vậy. Tin tâm này, nên ba đời Bồ Tát đồng học là học tâm này. Ba đời Bồ Tát đồng chứng là chứng tâm này. Một đại tạng giáo giải rơ là hiển tâm này. Tất cả chúng sanh mê vọng là mê tâm này. Tất cả hành nhơn phát ngộ là ngộ tâm này. Chư Tổ truyền nhau là truyền tâm này. Chư tăng trong thiên hạ đều tham học là tham học tâm này. Đạt tâm này th́ mỗi mỗi đều phải, vật vật đều toàn bày. Mê tâm này th́ nơi nơi đều điên đảo, niệm niệm đều si cuồng”.

Thể này là cái Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh, là căn nguồn phát sanh của tất cả thế giới. Cho nên Đức Thế Tôn ở ngọn Thứu Phong lặng 
thinh, Ngài Thiện Hiện dưới ngọn núi quên lời, Ngài Đạt Ma nơi Thiếu Thất ngó vách, ông cư sĩ thành Tỳ Da ngậm miệng. Tất cả đều phát minh cái diệu thể của tâm này. Cho nên, người mới vào cửa Tổ, cần yếu trước tiên phải hiểu tâm thể này vậy. 

4. Diệu dụng của Chơn tâm. 

Hỏi: Diệu thể của chơn tâm đă biết. Diệu dụng của chơn tâm thế nào?

Đáp: Người xưa nói: “Gió động cây tâm lay, mây sanh tánh dấy bụi. Nếu sáng, rơ việc hôm nay. Nếu mê, mất người xưa nay”. Đấy là diệu thể khởi ra tác dụng vậy. Diệu thể của chơn tâm xưa nay chẳng động, yên tịnh chơn thường. Trên chơn thể diệu dụng hiện tiền, chẳng ngại mọi trường hợp đều được diệu. Cho nên trong bài tụng của Tổ Sư nói: “ Tâm tùy muôn cảnh chuyển, chỗ chuyển thật sâu xa, theo ḍng nhận được tánh, không mừng cũng không lo”. 

Cho nên trong tất cả thời, động dụng thi vi, đi đông đi tây, ăn cơm mặc áo v.v. đều là diệu dụng hiện tiền. Trái lại kẻ phàm phu mê lầm, khi mặc áo chỉ biết mặc áo, khi ăn cơm chỉ biết ăn cơm, tất cả sự nghiệp chỉ tùy tướng mà chuyển. Bởi dùng hằng ngày mà chẳng biết, ở trước mắt mà chẳng hay. Nếu người đuợc tánh th́ động dụng thi vi chẳng từng mê. Cho nên Tổ Sư nói:  “Trong thai gọi là thân, ở đời gọi là người, ở mắt th́ thấy, ở tai th́ nghe, ở mũi th́ ngữi mùi, ở miệng th́ đàm luận, ở tay th́ nắm bắt, ở chân th́ chạy nhảy. Khi biến hiện th́ cùng khắp pháp giới, thu nhiếp lại th́ chỉ trong hạt bụi. Người biết cho đó là Phật tánh, người chẳng biết gọi là tinh hồn”. 

Thế nên Đạo Ngô múa hốt, Thạch Củng dương cung, Bí Ma đập nạn, Câu Chi dơ ngón tay, Hân Châu đánh đất, Vân Nham sư tử. Đấy là phát minh ra những đại dụng lớn vậy. Nếu việc hằng ngày chẳng mê th́ tự nhiên tung hoành tự tại. 

5. Thể đụng của Chơn tâm một hay khác? 

Hỏi: Thể đụng của chơn tâm chưa biết là một hay khác? 

Đáp: Đúng về mặt tướng th́ chẳng phải một. Đứng về mặt tánh th́ chẳng phải khác. Cho nên thể dụng của tâm nầy chẳng phải một chẳng phải khác. Tại sao thế? Thử v́ ông bàn đó: 

Diệu thể th́ bất động, dứt mọi đối dăi và ĺa tất cả tướng. Người chưa đạt tánh khế chứng không thể lường được lư nầy. 

Diệu dụng th́ duyên ứng khắp muôn loài, vọng lập ra tướng hư, giống như có h́nh trạng. Nhằm vào hữu tướng, vô tướng này nên chẳng phải một. 

Lại, dụng từ thể phát ra, dụng không ĺa thể. Thể hay phát dụng, thể chẳng ĺa dụng. Nhằm vào cái lư bất tương ly này, nên chẳng phải khác. Như nước lấy tánh ướt làm thể, thể th́ không động. Sóng lấy động làm tướng, v́ nhơn gió mà dấy khởi. Tánh nước, tướng sóng, động với chẳng động, nên chẳng phải một. 

Nhưng ngoài nước không có sóng, ngoài sóng không có nước. Tánh ướt là một nên chẳng phải khác. Xét trên thể dụng một hay khác có thể biết vậy. 

6. Chơn tâm trong mê. 

Hỏi: Thể dụng của chơn tâm mọi người đều có đủ. V́ sao nơi thánh phàm chẳng đồng? 

Đáp: Nơi thánh phàm chơn tâm vốn đồng, v́ phàm phu vọng tâm nhận vật, nên mất tự tánh thanh tịnh, do đây bị ngăn cách. Thế nên chơn tâm không được hiện tiền. Ví như bóng cây trong tối, ḍng nước chảy ngầm dưới đất; có nhưng không biết.

Trong Kinh nói: “Nầy thiện nam tử! Như viên thanh tịnh bảo châu chiếu ra năm sắc, tùy chỗ mà hiện. Kẻ ngu si thấy ma ni châu kia thật có năm sắc. Thiện nam tử! Tánh viên giác hiện ở thân tâm, tùy loại mà có ứng hiện. Kẻ ngu si kia nói tánh tịnh viên giác thật có thân tâm như thế. Tự tánh cũng lại như vậy”.

Trong Triệu Luận nói: “Bên trong của càn khôn, khoảng giữa của vũ trụ, trong ấy có một vật báu ngầm dấu trong h́nh sơn”. Đấy là chơn tâm tại triền vậy. 

Lại Từ Ân nói: “Pháp thân sẵn có của chư Phật đều đồng. Phàm phu bị vọng che, nên có mà chẳng biết. Phiền năo cột ở trong nên gọi Như Lai tàng”. 

Bùi Hưu nói: “Suốt ngày viên giác mà chưa từng viên giác, ấy là phàm phu vậy”.

Cho nên, chơn tâm tuy ở trần lao mà không bị trần lao làm nhiễm. Như bạch ngọc ném vào bùn, màu sắc nó không đổi. 

7. Chơn tâm và sự dứt vọng. 

Hỏi: Chơn tâm nơi vọng là phàm phu. Vậy làm thế nào thoát vọng để thành Thánh?

Đáp: Người xưa nói: “Vọng tâm không chỗ nơi tức là bồ đề, niết bàn và sanh tử vốn b́nh đẳng”.

Kinh nói: “Chúng sanh kia thân huyễn diệt, nên tâm huyễn cũng diệt. Tâm huyễn diệt, nên huyễn trần cũng diệt. Huyễn trần diệt, nên huyễn diệt cũng diệt. Huyễn diệt, diệt rồi, nên cái phi huyễn chẳng hề diệt. Ví như lau gương, bụi nhơ hết th́ ánh sáng hiện”.

Ngài Vĩnh Gia nói: “Tâm là căn, pháp là trần. Cả hai như vết nhơ trên gương, vết nhơ hết, ánh sáng mới hiện. Tâm pháp đều quên, tánh ấy tức chơn”. 
Đây là ra khỏi vọng th́ thành chơn. 

***

Hỏi: Trang Sanh nói: “Tâm ấy nóng th́ cháy lửa, lạnh th́ đặc nước, mau th́ khoảng cúi ngước, lại hay vỗ về ngoài bốn bể, chỗ ở của nó sâu mà tinh. Khi nó động th́ huyền mà thiên. Đấy là chỉ cho tâm của con người vậy”.

Trang Sanh nói cái tâm của kẻ phàm phu không thể trị phục như thế. Chưa biết nhà Thiền dùng phương pháp ǵ để điều phục vọng tâm? 

Đáp: Lấy pháp vô tâm để trị vọng tâm. 

Hỏi: Người vô tâm chẳng khác cây cỏ. Xin lập bày phương tiện về thuyết vô tâm. 

Đáp: Nay nói vô tâm ấy, chẳng phải thể của nó vô tâm mà gọi là vô tâm. Chỉ trong tâm không vật nên gọi là vô tâm. Thí như nói:  b́nh không, là do trong b́nh không có vật ǵ, nên gọi là b́nh không. Chớ chẳng phải thể của b́nh là không nên gọi là b́nh không.

Cho nên Tổ Sư nói:  “Người chỉ nơi tâm vô sự, ở nơi sự vô tâm, th́ tự nhiên rỗng mà mầu, tịnh mà diệu”. Đấy là yếu chỉ của tâm vậy.

Căn cứ đây mà xét th́ không vọng tâm, chớ không phải không có chơn tâm diệu dụng. Từ xưa đến nay chư Tổ đă nói đến thực hành công phu vô tâm, chủng loại không đồng nhau. Nay đại khái tóm nêu ra mười loại: 

1-Giác Sát:  Nghĩa là khi hành công phu, b́nh thường phải dứt niệm và đề pḥng niệm khởi. Một niệm vừa sanh liền dùng giác mà phá nó. Vọng niệm phá rồi, biết niệm sau chẳng sanh, cái giác trí này cũng không dùng tới nữa. Lúc ấy, vọng giác đều mất, nên gọi là vô tâm. 

2-Hưu Kiệt: Nghĩa là khi hành công phu chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tâm vừa khởi liền thôi, gặp duyên liền dứt. Người xưa nói: “Một mảnh lụa trắng đi! Lạnh như đất đi! Ḷ hương trong miếu cổ đi! Thẳng đến chỗ dứt ĺa không c̣n một mảy may phân biệt, như ngây như dại, mới có chút phần tương ưng”. Đây là công phu hưu kiệt vọng tâm vậy.

3-Dẫn tâm tồn cảnh (tâm mất cảnh c̣n): Nghĩa là khi hành công phu, nên dứt hết tất cả vọng niệm. Chẳng đoái đến ngoại cảnh chỉ tự dứt tâm ḿnh thôi. Vọng tâm đă dứt lo ǵ có cảnh. Đây là pháp môn mà người xưa gọi là “Đoạt nhơn bất đoạt cảnh”. Cho nên ngạn ngữ có câu: “Nơi đây đầy hoa thơm cỏ lạ mà người xưa không có”. Bàng Công nói: “Chỉ tự ḿnh vô tâm với muôn vật, lo ǵ muôn vật thường khuấy phá”. Đây là công phu dứt vọng “hết tâm c̣n cảnh”. 

4-Dẫn cảnh tồn tâm (cảnh hết c̣n tâm): Nghĩa là khi hành công phu, đem tất cả cảnh trong, cảnh ngoài đều quán là không-tịch, chỉ c̣n lại một tâm độc lập một ḿnh. Cho nên người xưa nói: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn, cũng chẳng cùng các trần đối đăi” (Bất dữ vạn pháp vi lữ, bất dữ chư trần tác đối). Tâm nếu chấp cảnh tức là vọng, nay đă không cảnh th́ vọng nào có được? Đấy là chơn tâm độc chiếu chẳng chướng ngại nơi đạo. Tức người xưa gọi là pháp môn “Đoạt cảnh bất đoạt nhơn”. Cho nên có câu: “Vườn trên hoa đă rụng, xe ngựa vẫn c̣n đây”. Lại cũng có câu: “Ba ngàn kiếm khách nay đâu tá, chỉ kế Trang Châu định thái b́nh”. Đây là công phu dứt vọng “hết cảnh c̣n tâm”. 

5-Dẫn tâm dẫn cảnh (tâm hết cảnh hết): Nghĩa là khi hành công phu, trước quán ngoại cảnh đều không-tịch, kế đó diệt nội tâm. Khi nội tâm ngoại cảnh đều lặng th́ vọng từ đâu mà có được. Cho nên Quán Khê nói: “Mười phương không vách đổ, bốn phía cũng không cửa, sạch trọi trơn, bày trơ trơ”. (Thập phương vô bích lạc, tứ diện diệc vô môn, tịnh khỏa khỏa, xích sái sái). Tức pháp môn mà người xưa gọi: “Nhơn cảnh lưỡng câu đoạt”. Cho nên có câu: “Mây tan nước trôi chảy, lặng lẽ trời đất không”. Lại có câu: “Người trâu đều chẳng thấy, chính là lúc vầng trăng trong”. Đây là công phu dứt vọng “tâm dứt cảnh dứt”. 

6-Tồn tâm tồn cảnh (c̣n tâm c̣n cảnh): Nghĩa là khi hành công phu, để tâm trụ trong vị trí của tâm, cảnh trụ vị trí của cảnh (tâm trụ tâm vị, cảnh trụ cảnh vị). Có khi tâm và cảnh đối nhau, th́ tâm chẳng thủ cảnh, cảnh chẳng đến tâm, mỗi mỗi chẳng đến nhau, tự nhiên vọng niệm chẳng sanh, nơi đạo chẳng ngại. Cho nên Kinh nói: “Pháp ấy trụ nơi bản vị của nó. Tướng của thế gian thường trụ”. (Thị pháp trụ pháp vị, Thế gian tướng thường trụ). Tức là pháp môn “Nhơn cảnh câu bất đoạt” của Tổ Sư. Cho nên có câu: “Một mảnh trăng rộng chiếu, bao nhiêu người lên lầu”. Lại cũng có câu: “Hoa núi ngàn muôn đóa, khách lăng du chẳng biết về”. Đây là công phu diệt vọng “c̣n tâm c̣n cảnh”. 

7-Nội ngoại toàn thể: Nghĩa là khi hành công phu, quán thấy sơn hà đại địa, trời trăng sao, nội thân ngoại thân, tất cả các pháp đều đồng một thể chơn tâm trạm nhiên hư minh, không tư sai khác. Đại thiên sa giới gồm thành một mảnh, lại ở chỗ nào khởi vọng tâm? Cho nên Triệu Pháp Sư nói:  “Trời đất cùng ta đồng nguồn, muôn vật cùng ta đồng thể”.  Đây là công phu diệt vọng “nội ngoại toàn thể”. 

8-Nội ngoại toàn dụng: Nghĩa là khi hành công phu, đem tất cả thân tâm trong ngoài, các pháp trong thế giới, và tất cả động dụng thi vi, trọn thấy là diệu dụng của chơn tâm. Tất cả tâm niệm vừa sanh là diệu dụng hiện tiền, vọng tâm chỗ nào mà an trí. Cho nên vĩnh Gia nói : “Thật tánh của vô minh là Phật tánh, thân không huyễn hóa tức pháp thân” (vô minh thật tánh tức phật tánh, huyễn hóa không thân tức pháp thân). Trong Chí Công Thập Nhị Thời Ca nói: “Thường buổi sớm, máy cuồng ẩn chứa Đạo Nhơn thân, ngồi nằm chẳng biết nguyên là đạo, chỉ thế luống mà chịu đắng cay”. Đây là công phu dứt vọng “nội ngoại toàn dụng”. 

9-Tức thể tức dụng: Nghĩa là khi hành công phu, tuy thầm hợp với chơn thể, chỉ một vị không-tịch, nhưng mà nơi trong ẩn một cái linh minh, nên thể tức dụng. Trong cái linh minh ẩn cái không-tịch, nên dụng tức thể. Cho nên Vĩnh Gia nói: “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải, tỉnh tỉnh vọng tưởng quấy. Lặng lặng tỉnh tỉnh phải, vô kư lặng lặng sai”. (Tỉnh tỉnh tịch tịch thị, tỉnh tỉnh vọng tưởng phi. Tịch tịch tỉnh tỉnh thị, tịch tịch vô kư phi). Đă trong cái lặng lẽ không dung vô kư, trong cái tỉnh táo không dung loạn tưởng, th́ vọng tâm làm sao sanh được? Đây là công phu diệt vọng “tức thể tức dụng”. 

10-Thấu xuất thể dụng: Nghĩa là khi hành công phu, chẳng phân trong ngoài, chẳng phân biệt đông tây, nam bắc. Đem bốn phương tám mặt, chỉ làm một môn “đại giải thoát viên đà đà địa”. Thể dụng chẳng phân, không một mảy may rỉ lậu. Suốt thân gồm thành một mảnh, vọng kia chỗ nào khởi được? Người xưa nói: “Suốt thân không đường nứt, trên dưới đều tṛn trịa”. Đây là công phu diệt vọng “thấu xuất thể dụng”. 

Các phương pháp công phu trên chẳng nên dùng cả, mà chỉ dùng một môn cho được thành tựu, th́ cái vọng tâm kia tự nhiên tiêu diệt, chơn tâm hiện tiền. Tùy căn cơ đă huân tập từ trước, xem thích hợp với pháp nào, nên tập pháp đó.

Công phu ở đây là không công mà công, chẳng để tâm dụng sức. Cái pháp môn thôi dứt vọng tâm nầy rất tối trọng yếu. Pháp môn diệt vọng c̣n nhiều, sợ văn rườm nên chỉ lược thôi. 

8. Chơn tâm với bốn oai nghi. 

Hỏi: Trên đă nói cách dứt vọng, nhưng chưa biết chỉ ngồi tập hay thông cả bốn oai nghi? 

Đáp: Các kinh luận phần nhiều nói ngồi tập, v́ ngồi dễ thành công hơn, nhưng cũng thông cả bốn oai nghi, tập lần lần rồi từ từ được thuần thục. Luận Khởi Tín nói: “Người tu CHỈ, nên ở chỗ tịnh ngồi ngay thẳng giữ ư chơn chánh. Chẳng nương tựa vào hơi thở, chẳng nương vào h́nh sắc, chẳng nương vào không, chẳng nương vào đất nước gió lửa. Cho đến chẳng nương vào thấy nghe hay biết. Tất cả các tưởng tùy niệm đều trừ, cũng nên dẹp luôn cái tưởng trừ, v́ tất cả pháp xưa nay vốn vô tưởng, niệm niệm chẳng sanh, niệm niệm chẳng diệt. Cũng chẳng đuợc tùy tâm niệm cảnh giới bên ngoài. Sau rốt lấy tâm trừ tâm, tâm nếu chạy rong liền kéo về trụ nơi chánh niệm. Chánh niệm là chỉ có tâm chớ không có cảnh giới bên ngoài. Lại tâm này cũng không có tự tướng, niệm niệm không thật có. Nếu từ ngồi, đứng, đi lại, tới lui, tất cả động tác thi vi, trong tất cả thời thường nhớ phương tiện tùy thuộc mà quán sát, tập lâu ngày được thuần thục th́ tâm ấy được an trụ. Do tâm an trụ nên lần lần bén nhạy. Thuận theo đó mà được nhập vào “chơn như tam muội”. Dẹp sạch phiền nảo, ḷng tin tăng trưởng, mau thành quả bất thối. Chỉ trừ hạng người nghi hoặc chẳng tin, bài báng, tội nặng, nghiệp chướng, ngă mạn, giải đăi. Những hạng người nầy chẳng đặng vào”. 

Theo đây mà xét th́ thông cả bốn oai nghi.

Kinh Viên Giác nói: “Trước nương theo hạnh Xa-ma-tha (Chỉ) của Như Lai, kiên tŕ cấm giới, yên ở trong đồ chúng, yên ngồi trong tịnh thất”. Đấy là mới tập. 
Vĩnh Gia nói: “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền. Nói nín động tịnh thể an nhiên”. Đây là thông cả bốn oai nghi. 

Tóm lại, dùng sức ngồi c̣n chẳng thể dứt được tâm, huống là đi đứng v.v... há hay vào đạo ư? Nếu là người dụng tâm thuần thục, th́ ngàn thánh đi đến c̣n chẳng đứng dậy, muôn loài ma kéo lại c̣n chẳng thèm nh́n. Huống là trong đi đứng... chẳng hay hành công phu sao? Như người oán thù kẻ khác, nhẫn đến đi đứng, ngồi nằm, ăn uống... trong tất cả thời c̣n không thể quên được. Sự thương, mến kẻ khác cũng lại như thế. Vả lại, việc yêu ghét là việc hữu tâm, c̣n ở trong hữu tâm hiện tiền được. Nay hành việc công phu là việc vô tâm, lại nghi ǵ ở trong bốn oai nghi chẳng thường hiện tiền ư? Chỉ sợ chẳng tin chẳng làm, nếu làm nếu tin, th́ trong các oai nghi đạo ắt hiện tiền. 

9. Chỗ ở của chơn tâm. 

Hỏi: Dứt vọng tâm th́ chơn tâm hiện. Nói thế th́ thể dụng của chơn tâm nay ở chỗ nào? 

Đáp: Diệu thể của chơn tâm khắp cả chỗ. Vĩnh Gia nói: “Chẳng rời hiện tại thường lặng lẽ. C̣n t́m tức biết anh chưa thấy”. Kinh nói:  “Tánh như hư không thường chẳng động, trong Như Lai Tạng chẳng khởi, chẳng diệt”. Đại Pháp Nhăn nói: “Nơi nơi đường bồ đề, chốn chốn rừng công đức”. Đấy là chỗ ở của thể. 

Diệu dụng của chơn tâm tùy cảm tùy hiện, như vang theo tiếng. Pháp Đăng nói: “Xưa nay theo chẳng rời, rơ ràng nơi trước mặt. Cụm mây sanh hang tối. Cô hạt đáp trời xa”. 

Trong Hoa Nghiêm Sớ của Ngụy Phủ Nguyên nói: “Phật pháp ở chỗ việc hằng ngày, chỗ đi đứng ngồi nằm, chỗ ăn cơm uống trà, chỗ nói năng hỏi đáp. Các hành động ấy mà khởi tâm động niệrn th́ không phải”. 

Cho nên, thể th́ biến khắp mọi nơi, trọn hay khởi dụng. Chỉ v́ nhân duyên có, không chẳng nhứt định, cho nên diệu dụng cũng chẳng định, chớ chẳng phải không diệu dụng. Người tu tâm muốn vào biển vô vi độ các sanh tử, chớ mê lầm chỗ ở của thể dụng chơn tâm. 

10. Chơn tâm và việc sanh tử. 

Hỏi: Thường nghe người kiến tánh ra khỏi sanh tử, nhưng tù xưa chư Tổ là người kiến tánh sao đều có sanh tử? Nay hiện thấy người tu trong đời đều có chết sống. Thế sao nói rằng ra khỏi sanh tử? 

Đáp: Sanh tử vốn không, do vọng nên thấy có. Như người đau mắt thấy trong hư không có hoa đốm.Người không đau nói trong hư không chẳng có hoa. Người đau mắt không tin. Nếu mắt hết đau th́ cái thấy hoa trong hư không cũng tự hết. Lúc ấy mới tin rằng hoa vốn không. Lúc hoa chưa diệt, hoa kia cũng không. Chỉ người bịnh vọng chấp là hoa, chớ chẳng phải thể nó thật có. 

Như người vọng nhận sanh tử là có thật. Nếu người không sanh tứ bảo rằng “vốn không sanh tử”. Một mai người ấy vọng dứt, sanh tử tự trừ, mới biết việc sanh tử xưa nay vốn là không. Ngay lúc sanh tử chưa dứt cũng chẳng phải thật có. Do vọng nên nhận có sanh tử thôi. 

Kinh nói : “Thiện nam tử, tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay điên đảo nhiều lớp. Như người mê bốn hướng, đổi chỗ. Vọng nhận tứ đại làm tướng của tự thân, sáu trần duyên bóng làm tướng của tự tâm. Ví như người đau mắt thấy hoa giữa hư không. Cho đến các hoa đốm ấy diệt trong hư không. Không thể nói quyết rằng có chỗ diệt. V́ sao? V́ không chỗ sanh vậy. Tất cả chúng sanh nơi vô sanh vọng thấy có sanh diệt. Cho nên gọi là luân chuyển sanh tử”.

Cứ theo Kinh này tin biết rằng đạt ngộ chơn tâm vốn không sanh tử. Nay biết không sanh tử mà không thể thoát sanh tử, v́ công phu không đến vậy. Cho nên trong Kinh nói: “Am bà nữ hỏi Văn Thù rằng: Rơ biết sanh là pháp chẳng sanh, v́ sao lại bị sanh tử trôi đi? – Văn Thù đáp: V́ sức kia chưa đầy đủ”.

Sau này Tiến Sơn chủ hỏi Tu Sơn chủ rằng: “Rơ biết sanh là pháp chẳng sanh, v́ sao lại bị sanh tủ trôi đi? Tu đáp: Măng trọn thành tre. Như nay khiến làm phên được”. Thế nên “Biết” không sanh tử, chẳng như “Thể” không sanh tử. Thể không sanh tử chẳng như “Khế” không sanh tử. Khế không sanh tử chẳng như “Dụng” không sanh tử. Người nay c̣n chẳng biết không sanh tử, huống là thể không sanh tử, khế không sanh tử, dụng không sanh tử? Người nhận sanh tử, không tin pháp không sanh tử cũng vậy. 

11. Chơn tâm và chánh trợ. 

Hỏi: Như truớc đă nói dứt vọng th́ chơn tâm hiện tiền. Khi vọng chưa dứt, th́ chỉ hành công phu vô tâm để hết vọng. Lại c̣n có pháp nào khác có thể đối trị các vọng không? 

Đáp: Có chánh tu và trợ tu sai khác nhau. Lấy vô tâm dứt vọng làm chánh, lấy các hành động lành làm trợ. Thí như gương sáng bị bụi che lấp, lấy sức tay lau chùi, nhưng cũng cần thêm thuốc để chùi th́ ánh sáng mới dễ hiện. Bụi nhỏ là phiền năo. Sức tay là vô tâm. Thuốc là các việc lành. Ánh sáng của gương là chơn tâm. 

Trong Luận Khởi Tín nói: “Lại nữa, có người do ḷng tin thành tựu mà phát tâm, lại phát tâm ǵ? Luợc có ba loại: một, trực tâm là pháp chánh niệm chơn như; hai, thâm tâm là gồm các lành; ba, đại bi tâm là muốn nhổ tất cả khổ năo cho chúng sanh”. 

Hỏi: Trên đă nói pháp giới một tướng, Phật thể không hai, cớ sao chỉ một niệm chơn như, mà lại nhờ cầu học các việc lành nữa? 

Đáp: Ví như có hạt ma ni báu lớn, sáng trong mà có lẫn quặng nhơ. Như người tuy biết nó có tánh quí mà chẳng dùng phương tiện để mài giũa, trọn không thể trong sáng được V́ nhơ vô lượng khắp tất cả pháp, nên tu tất cả hạnh lành. Cũng như vậy, pháp chơn như thể tánh nó không-lặng mà có vô lượng phiền năo nhiễm nhơ. Nếu người tuy niệm chơn như mà chẳng dùng các phương tiện để huân tập, cũng không được tịnh. V́ nhơ vô lượng khắp tất cả pháp, nên tu tất cả thiện hạnh để đối trị. Nếu người tu, hành tất cả pháp lành, th́ tự nhiên qui thuận pháp chơn như”. 

Theo đây mà xét, lấy thôi hết vọng tâm làm chánh, tu các pháp lành làm trợ. Nếu khi tu thiện nên cùng với vô tâm khế hợp nhau, chẳng chấp trước nhơn quả. Nếu chấp trước nhơn quả bèn rơi vào phàm phu, trong phước báo nhơn thiên, khó chứng chơn như, chẳng thoát sanh tử. Nếu cùng vô tâm tương ưng ấy là chứng chơn như. Đây là thuật khéo làm phương tiện thoát sanh tử, lại gồm phước đức xộng răi. 

Trong Kinh Kim Cang Bát Nhă nói:  “Tu Bồ Đề, Bồ Tát không trụ tướng bố thí, th́ phước đức vị ấy không thể nghĩ lường được”. 

Nay thấy người đời có tham thiền học đạo. Vừa biết được cái bổn lai Phật tánh, bèn tự thị nơi thiên chơn chẳng tập làm các việc lành. Như vậy, đâu chỉ chẳng đạt chơn tâm, mà trở lại thành giải đăi, đường ác c̣n chẳng khỏi, huống là thoát sanh tử? Cái chấp này rất lầm to. 

12. Công đức của chơn tâm. 

Hỏi: Hữu tâm tu nhơn công đức chẳng c̣n nghi. Vô tâm tu nhơn công đức từ đâu đến? 

Đáp: Hữu tâm tu nhơn được quả hữu vi. Vô tâm tu nhơn được công đức hiển tánh. Các công đức này xưa nay tự đầy đủ, do vọng che cho nên không hiện, nay vọng đă trừ công đức hiện tiền. Cho nên Vĩnh Gia nói: “ Ba thân bốn trí tṛn trong thể. Tám giải sáu thông ấn đất tâm”. Thế là trong thể tự nó đầy đủ tánh công đức. Trong cổ tụng có câu: “Nếu tịnh tọa một tư thôi, hơn tạo hằng sa tháp bảy báu. Tháp báu trọn lại hóa vi trần, một niệm tịnh tâm thành chánh giác”. Cho nên vô tâm công đúc lớn hơn hữu tâm.

Ḥa Thượng Thủy Lạo ở Hồng Châu đến thăm Mă Tổ. Hỏi: Ư chỉ Tổ Sư từ Ấn sang như thế nào? Bị Mă Tổ tống cho một đạp té nhào. Bỗng nhiên phát ngộ. Đứng dậy vỗ tay cười lớn nói rằng: lạ thay! Trăm ngàn tam muội, vô lượng diệu nghĩa chỉ trên đầu một mảy lông. Liền một lúc hiểu được căn nguyên, bèn làm lễ rồi lui. Cứ theo đây th́ công đức không từ ngoài đến, mà nó vốn tự đầy đủ.

Tứ Tổ bảo Lại Dung [Lại Dung: Ngài hiệu là Pháp Dung, nhưng do say mê tọa thiền, có ai đến cũng không buồn chào hỏi, nên người đời gọi là Lại Dung; chữ Lại là lười biếng.] Thiền Sư rằng: “Phàm trăm ngàn pháp môn chỉ đồng về trong gang tấc, công đức như hà sa gồm lại nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới định huệ thần thông biến hóa, trọn tự đủ chẳng ĺa tâm ông”. Cứ theo lời Tổ Sư, vô tâm công đức rất nhiều. Chỉ có người thích công đức nơi sự tướng, nên công đức vô tâm họ không tự tin. 

13. Kinh nghiệm chơn tâm. 

Hỏi: Chơn tâm hiện tiền, thế nào biết chơn tâm được thành thục vô ngại? 

Đáp: Người học Đạo khi đă được chơn tâm hiện tiền, nhưng tập khí chưa trừ, nếu gặp cảnh quen thuộc có lúc thất niệm. Như chăn trâu, tuy điều phục nó, dẫn dắt nó đến chỗ như ư rồi, mà c̣n chẳng dám buông giàm và roi. Đợi đến tâm nó điều phục, bước đi ổn thỏa, dù chạy vào lúa mạ cũng không hại đến lúa mạ, lúc ấy mới dám buông tay. Đến lúc nầy chú mục đồng không c̣n dùng giàm và roi nữa. Tự nhiên con trâu không hại đến lúa mạ. 

Như đạo nhân sau khi nhận được chơn tâm, trước lại phải dụng công bảo dưỡng, đến khi có lực dụng lớn, mới có thể lợi sanh. Nếu muốn kinh nghiệm chơn tâm nầy, th́ trước đem những cảnh mà b́nh thường ḿnh yêu thích, luôn tưởng ở trước mặt. Nếu nương theo cảnh đó khởi tâm yêu ghét, th́ tâm đạo chưa thuần thục. Nếu chẳng khởi tâm yêu ghét th́ tâm đạo đă thuần thục. Tuy nhiên được thuần thục như vậy, mà c̣n chưa phải tự nhiên chẳng khởi yêu ghét. Lại phải kinh nghiệm một lần nữa. Như khi gặp cảnh yêu ghét, lúc ấy khởi tâm yêu ghét và khiến thủ cảnh yêu ghét ấy. Nếu tâm chẳng khởi là tâm vô ngại. Như trâu trắng nằm sờ sờ chẳng tổn hại lúa mạ. 

Xưa có vị mắng Phật mạ Tổ, ấy là cùng tâm nầy tương ưng. Nay thấy có người mới vào Tông môn nầy, chưa biết đạo gần hay xa, liền học mắng Phật mạ Tổ. Thật tính ra quá sớm vậy. 

14. Chơn tâm vô tri. 

Hỏi: Chơn tâm cùng vọng tâm khi đối cảnh làm sao phân biệt chơn vọng?

Đáp: Vọng tâm đối cảnh có biết, nhưng mà biết nơi cảnh thuận nghịch rồi khởi tâm tham sân. Lại ở trong đó chứa cảnh rồi khởi tâm si. Nơi cảnh khởi ba độc tham sân si, đủ rơ là vọng tâm. Tổ Sư nói: “ Nghịch thuận tranh nhau là tâm bệnh”. Cho nên, đối với cảnh, phải hay chẳng phải đều là vọng tâm cả. 

C̣n chơn tâm, không biết mà biết thường hằng, tṛn chiếu nên khác với cây cỏ. Chẳng sanh yêu ghét nên khác với vọng tâm. Tức đối cảnh rỗng sáng, chẳng yêu chẳng ghét, chẳng biết mà biết ấy là chơn tâm. 

Trong Triệu Luận nói: “ Thánh tâm ấy vi diệu vô tướng, nên chẳng có. Dụng nó th́ đầy sự cần dùng nên chẳng thể là không. Cho đến, chẳng có, nên biết mà không biết; chẳng không, nên không biết mà biết. V́ thế nên không biết tức biết. Không nói khác với tâm của thánh nhơn vậy”. 

Lại vọng tâm nơi hữu trước hữu, nơi vô trước vô, thường ở hai bên chẳng biết trung đạo. Vĩnh Gia nói: “Bỏ vọng tâm giữ chơn lư. Tâm lấy bỏ thành xảo ngụy. Người học chẳng rơ dụng tu hành. Lâu thành nhận giặc lấy làm con”. Nếu là chơn tâm th́ dù ở trong hữu vô, mà không rơi vào hữu vô, thường ở trung đạo. 

Tổ Sư nói: “Chẳng đuổi hữu duyên, chớ trụ không nhẫn, một giống thường hằng bỗng nhiên tự hết”. 

Triệu Luận nói: “ Thánh nhân làm việc có mà chẳng có. Ở trong không mà chẳng không. Tuy không thủ hữu vô mà chẳng xả hữu vô. Ḥa ḿnh trong trần lao, dạo khắp ngũ thú, lặng lẽ mà đi rơ ràng mà đến, nhạt nhẽo không làm mà không ǵ chẳng làm (Điềm đạm vô vi nhi vô bất vi)”. 

Đây là nói bậc thánh nhơn duỗi tay v́ người, đi khắp ngũ thú để tiếp dẫn giáo hóa chúng sanh. Tuy tới lui mà không ở trong tướng tới lui. Vọng tâm chẳng phải thế. Cho nên chơn tâm vọng tâm không đồng. Lại chơn tâm là tâm b́nh thường, vọng tâm là tâm bất b́nh thường. 

***

Hỏi: Sao gọi là tâm b́nh thường? 

Đáp: Mọi người đều có đủ một điểm linh minh, trạm nhiên như hư không, biến khắp mọi nơi. Đối với việc thế tục tạm gọi là lư tánh. Đối với vọng thức quyền gọi là chơn tâm. Không một mảy may phân biệt, gặp duyên chẳng lầm. Không một niệm lấy, bỏ, chạm vật đều khắp, chẳng theo cảnh dời đổi. “Giả sử theo ḍng được diệu. Chẳng ĺa hiện tại lặng yên. C̣n t́m tức biết anh chưa thấy”. Đấy tức là chơn tâm vậy. 

***

Hỏi: Sao gọi là tâm bất b́nh thường?

Đáp: Cảnh có Thánh phàm, nhiễm tịnh, đoạn thường, lư sự, sanh diệt, khứ lai, hảo xú, thiện ác, nhơn quả... Nếu nhỏ nhặt mà kể ắt có ngàn sai muôn khác. Nay nêu ra mười đôi đều gọi là cảnh bất b́nh thường. Tâm theo cảnh bất b́nh thường này mà sinh, theo cảnh bất b́nh thường nầy mà diệt. Tâm cảnh bất b́nh thường đối với b́nh thường chơn tâm ở trước, nên gọi là bất b́nh thường vọng tâm. Chơn tâm vốn đủ, chẳng theo cảnh bất b́nh thường mà khởi các sự sai biệt. Cho nên gọi là b́nh thường chơn tâm. 

***

Hỏi: Chơn tâm b́nh thường không có các nhơn khác, thế sao Phật nói nhơn quả thiện ác báo ứng?

Đáp: Vọng tâm chạy theo các cảnh, nhưng chẳng rơ các cảnh, nên khởi các tâm. Phật nói các pháp nhơn quả để trị các vọng tâm, nên cần lập nhơn quả. Nếu chơn tâm này chẳng đuổi theo các cảnh, do đó chẳng khởi các tâm, Phật tức cũng chẳng nói các pháp, th́ đâu có nhơn quả? 

***

Hỏi: Chơn tâm b́nh thường chẳng sanh ư?

Đáp: Chơn tâm có lúc khởi dụng, nhưng chẳng phải theo cảnh mà sanh, chỉ là diệu dụng du hí, chẳng lầm nhơn quả.

15. Chỗ trụ của chơn tâm.

Hỏi: Người chưa đạt chơn tâm, do mê chơn tâm nên làm nhơn thiện ác. Do làm thiện nhơn nên sanh trong thiện đạo. Do làm ác nhơn nên vào trong ác đạo, theo nghiệp thọ sanh, lư này chẳng nghi. Nếu người đạt chơn tâm, vọng t́nh cạn hết, khế chứng chơn tâm không nhơn thiện ác. Vậy điểm linh của thân sau gá nương vào chỗ nào?

Đáp: Chớ bảo có chỗ gá nương là hơn không chỗ gá nương. Lại cũng chớ cho không chỗ gá nương, đồng với phiêu linh lăng tử ở thế gian, giống như loài quỉ, vô chủ cô hồn. Đặc biệt nêu câu hỏi này là mong có sự gá nương chớ ǵ?

- Đúng thế.

- Người đạt tánh th́ chẳng đúng, tất cả chúng sanh do mê giác tánh nên vọng t́nh ái nhiễm kết nghiệp làm nhơn, sanh trong lục thú thọ quả báo thiện ác. Giả như thiện nghiệp là nhơn chỉ được có thiện quả. Trừ chỗ phù hợp với nghiệp mà sanh, ngoài ra chẳng được thọ dụng. Các cơi đều như thế. Đă từ nghiệp kia nên chỗ phù hợp sanh cho là vui, chỗ chẳng phù hợp sanh cho là khổ. Bởi chỗ phù hợp sanh là chỗ tự ḿnh gá nương, chỗ chẳng phù hợp là chỗ người khác gá nương. Cho nên có vọng t́nh th́ có vọng nhơn, có vọng nhơn th́ có vọng quả có vọng quả th́ có gá nương. Có gá nương th́ phân ra kia đây. Phân ra kia đây th́ có thích hay không thích. 

Nay đạt chơn tâm khế hợp với giác tánh không sanh diệt, khởi ra diệu dụng không sanh diệt. Diệu thể chơn thường vốn không sanh diệt, diệu dụng tùy duyên như có sanh diệt. Nhưng từ thể sanh ra dụng nên dụng ấy tức là thể. Có ǵ là sanh diệt? Người đạt đạo tức là chứng chơn thể, nên sự sanh diệt kia có can hệ ǵ? Như nước lấy tánh ướt làm thể, sóng ṃi làm dụng. Tánh ướt nguyên không sanh diệt, nên sóng ṃi trong tánh ướt nào sanh diệt ư? Nhưng sóng ĺa tánh ướt cũng không riêng có, nên sóng cũng không sanh diệt. Người xưa nói: “Khắp cơi nước là mắt của Sa môn, khắp cả nước là già lam”. Khắp mọi nơi là chỗ an thân lập mệnh của người ngộ lư. Người đạt chơn tâm th́ tử sanh lục đạo một chốc liền tiêu tan. Sơn hà đại địa đều là chơn tâm. Chẳng thể ĺa chơn tâm nầy riêng có chỗ gá nương. Đă không ba cơi làm vọng nhơn, ắt không có sáu thú làm vọng quả. Vọng quả đă không nói ǵ gá nương? Không gá nương ắt không bỉ thử, đă không bỉ thử th́ có ǵ là thích hay không thích? 

Mười phương thế giới chỉ một chơn tâm, toàn thân thọ dụng không riêng gá nương. Lại đối với môn thị hiện th́ tùy ư qua lại mà không chướng ngại. Trong Truyền Đăng có chép rằng: “Thượng Thơ Ôn Tháo hỏi Ngài Khuê Phong: Người ngộ lư một phen tuổi thọ hết, gá nương chỗ nào? Khuê Phong đáp: Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ cái linh minh giác tánh, cùng với chư Phật không khác. Nếu hay ngộ tánh nầy tức là pháp thân, vốn tự vô sanh có ǵ nương gá? Cái linh minh chẳng muội, rơ ràng thường biết, không chỗ đến cũng không chỗ đi. Chỉ lấy không-tịch làm tự thể, chớ nhận sắc thân. Lấy linh tri làm tự tâm, chớ nhận vọng niệm. Vọng niệm nếu dấy lên đều không theo nó, đến lúc mạng chung, khi ấy, nghiệp tự nhiên không thể cột. Tuy có thân trung ấm mà chỗ đến tự do. Cơi người cơi trời tùy ư gởi nương. Đây tức là chơn tâm truớc và chỗ đến của thân sau ấy vậy”.

]

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.4883 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO