Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 180 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: KIM CƯƠNG THỪA Và NHỮNG NGUY HIỂM CHỜ ĐỢI Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 1 of 1: Đă gửi: 17 April 2006 lúc 6:06am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

 

KIM CƯƠNG THỪA Và NHỮNG NGUY HIỂM CHỜ ĐỢI HÀNH GIẢ
(TƯƠNG QUAN GIỮA THIỀN VÀ MẬT)

Ni Sư Thích Nữ Trí Hải


I. DẪN NHẬP

Những người học thiền thường nghe câu: “Đản nguyện không chư sở hữu, thiết vật thật chư sở vô”: chỉ cốt thấy mọi hiện tượng đều là không, nhưng nhất thiết đừng làm cho cái không ấy trở thành thực có. Có nghĩa là đừng “chấp không”. Bởi v́ có rất nhiều thứ “không” tùy nơi chốn, tùy tŕnh độ tu chứng. Trong kinh Trung bộ, Phật lấy ví dụ một tỷ kheo sống trong một tịnh thất ở làng, th́ không có những phiền năo của làng mạc chợ búa gọi là “thôn tưởng” nhưng không phải là không có chúng tỷ kheo, gọi là “nhân tưởng”. Khi vị ấy vào rừng độc cư thiền tịnh, th́ không có nhân tưởng (v́ ở một ḿnh) nhưng c̣n có những ảo tưởng do đời sống ở rừng gây ra như nghe tiếng cọp gầm, tiếng phi nhân... gọi là “lâm tưởng”. Cái ǵ có, vị tỷ kheo xác nhận là có, cái ǵ không, vị ấy xác nhận là không. Như vậy là sự sống tỉnh giác của người tu tập để gột rửa tham ưu ở đời. Đó là cái “không” đạt được do từ bỏ dần dần, gọi là “tích không quán”.

Hăy lấy một ví dụ khác về những cái “không” khác nhau như sau. Cái “không” của phàm phu là không các pháp thượng nhân, không giới không định không tuệ. Cái không của người xuất gia là không gia đ́nh vợ con. Cái không của sơ quả tu đà hoàn là không năm triền cái. Cứ thế càng tiến tu, th́ càng “không” được nhiều thứ nữa, cho đến khi không c̣n ǵ để mà “không” được nữa, mới gọi là “chân không”. Các bậc hiền thánh đều có những cái “không” khác nhau, như kinh Kim cang nói, “Nhất thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt” (từ một pháp vô vi – tức Không – mà có nhiều tầng bậc hiền thánh khác nhau).

Nếu ôm giữ một cái “không” th́ không thể tiến lên những cái “không” cao vượt hơn. Người tu hành cần đạt đến chỗ tuyệt đỉnh là trí tuệ Bát nhă chân không, mà trong Trung bộ kinh đức Phật gọi là “an trú trong Tính không”: “Này các tỷ kheo, ta nhờ an trú tính không nên rất an lạc”.

Tính không mà đức Phật an trú đó chính là bát nhă chân không. Kinh Trung bộ mệnh danh là “đại không”, được giải thích như sau. Khi đức Phật tiếp xúc với đủ mọi hạng người trong xă hội, tâm Ngài luôn hướng về viễn ly, độc cư, ly dục, cho nên được bất dộng. Đó gọi là an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, an trú bất động. Nội không là cái không của ngũ uẩn, lục căn. V́ sao nói năm uẩn là không? Trong kinh Đại Bát nhă Phật đă giải thích, Bồ tát khi thực hành Bát nhă sâu xa th́ thấy năm uẩn là không, v́ khi ấy sắc uẩn không c̣n cái tướng biến ngại, thọ uẩn không c̣n tướng lănh nạp, tưởng uẩn không c̣n tướng thủ tượng, hành uẩn không c̣n tướng tạo tác, thức uẩn không c̣n tướng liễu biệt. Trong khi đối với phàm phu, th́ cơ thể vật chất (sắc) là hiện tượng biến đổi không ngừng và gây chướng ngại (cho tâm) th́ trái lại, đối với Bồ tát, vật chất không là chướng ngại, cho nên nói sắc là Không. Đối với phàm phu, thọ có đặc tính là lănh nạp các cảm giác về thân và tâm, nhưng v́ Bồ tát đă đạt đến mức cao độ về sự ́àm chủ thân xác nên dù có xúc cảnh vui cảnh khổ, Bồ tát cũng không thọ vui thọ khổ. Đặc tính của tưởng uẩn là nắm giữ các h́nh ảnh, thu vào các ấn tượng về sắc, thanh, hương, vị, xúc sau khi năm giác quan tiếp xúc với năm đối tượng. Nhưng với Bồ tát, tưởng uẩn không c̣n làm cái nhiệm vụ nắm giữ h́nh ảnh nữa, cái ǵ thấy nghe rồi là bỏ qua không ôm giữ làm ǵ, cho nên tưởng uẩn với Bồ tát là không. Hành uẩn thông thường có nhiệm vụ tạo tác biên diễn, đó là một nối dài của ư thức thành vô thức, như mộng mị, mơ tưởng do ngă chấp. Nhưng với Bồ tát, đă không nắm giữ các ấn tượng thấy nghe nên cũng không có tạo tác thêm những h́nh ảnh trong vô thức, do vậy Bồ tát không có chiêm bao mộng mị, và với Bồ tát, hành uẩn là không. Đặc tính của thức uẩn là liễu biệt, phân biệt rơ ràng thiện ác phải quấy, đó là thường t́nh của phàm phu. Nhưng Bồ tát sống với trí tuệ, nên thức uẩn cũng không có cái tướng phân biệt thương ghét tốt xấu.

Do vậy mà với Bồ tát, năm uẩn là không, ấy gọi là nội không. Ngoại không v́ cảnh ngoài khi ấy có cũng như không. Ngoại không là cái không của sáu trần. Nội ngoại không là v́ bên trong tâm đă không cho nên cảnh ngoài dù có dù không, cũng không thành vấn đề. Ngoại không là cái không của cả chủ thể lẫn đối tượng, rỗng rang vô ngại không c̣n ngăn cách. Bất động là tâm được bất động, hậu quả của sự an trú như vậy. Đức Phật c̣n dạy, muốn an trú như vậy trước hết phải tu bốn thiền. Nghĩa là muốn quán cái cột nhà hay vách tường trước mắt thành không có, th́ ít nhất cũng phải chứng tứ thiền cái đă, mới thực sự thấy nó là không. Ngang đây người thực hành mật tông cũng phải trải qua, nhưng từ đây bắt đầu chỗ rẽ, sự khác nhau giữa mật và thiền. Có thể nói mật tông bao hàm cả thiền tông, và c̣n vượt xa hơn thiền tông một bực.

II. KIM CƯƠNG THỪA Và NHỮNG NGUY HIỂM CHỜ ĐỢI HÀNH GIẢ

Trong khi khẩu quyết của Thiền là “tức tâm thành Phật”, tâm ngươi chính là Phật, th́ mật tông táo bạo hơn, xác quyết “tức thân thành Phật”. Cái thân ngũ uẩn nếu tách rời ngă chấp th́ không khác ǵ thân Phật. Từ nhận định ấy, mật tông có những lối tu hành đặc biệt, không giống bất cứ pháp môn nào khác trong Phật giáo mà ta đă biết. Một trong những lối tu đó là phương pháp quán mandala gọi là deity yoga (thiền quán về chư thiên), trong đó, sau khi thiền định về Tính không của tâm thức, hành giả sử dụng nền tảng Không ấy để tưởng về thân và tâm ḿnh như những thực thể hoàn toàn trong sáng không t́ vết, như chư thiên. Và trong Không ấy, không những chỉ có một vị trời mà có rất nhiều vị, từ ngũ uẩn, lục căn, từ các thân phần biến thành, nói tóm lại có bao nhiêu uế vật trong thân thể phàm phu th́ có bấy nhiêu vị chư thiên tràn trề ánh sáng. V́ thân thể đă được chuyển hóa, thuần tịnh nên hoàn cảnh và hoạt động của nó cũng được chuyển hóa: núi sông cây cỏ đều trở thành cảnh giới chư thiên, những hoạt động b́nh thường như đi đứng nói im không ǵ là không thuần tịnh. Tóm lại, trong mandala toàn là chư thiên và cảnh giới của chư thiên, và mandala ấy tượng trưng cho thân tâm của hành giả.

Mật tông được gọi là “kim cương thừa” bởi lẽ đó là lối tu cao nhất, và cam go nhất. Người chọn mật tông phải v́ một động cơ cao cả là ḷng bi mẫn lớn lao đối với chúng sinh đau khổ, muốn sớm thành Phật quả để độ sinh. V́ mục đích đặc biệt này, vai tṛ của bậc thầy trong mật tông hết sức quan trọng, quả thế, c̣n trọng hơn cả ngôi tam bảo ít nhất trong giai đoạn đầu. Do đó trong Hồng danh bửu sám, một lối hành tŕ có lẽ bắt nguồn từ mật tông, trước khi lễ Phật hành giả đảnh lễ “Nam mô Kim cang thượng sư” là bậc thầy về mật tông.

Người chọn mật tông để tu tập phải chấp nhận ba điều nguy hiểm có thể xảy đến cho tính mạng: một là chết, hai là điên loạn, ba là trở thành phế nhân.

Trái ngược với thiền “an trú tính không”, và xem như không tất cả mọi hiện tượng trước mắt, mật tông lại vận dụng trí tưởng tượng tới mức tối đa trong lúc quán đồ h́nh hay mandala. Từ sự quán tưởng những vật trước kia không, nay thành ra có, mà hành giả cuối cùng thấy được tất cả cái có cái không đều tương đối, giả huyễn, và do dó giải thoát khỏi mọi tham ưu ở đời, nhưng đồng thời vẫn có thể biến hóa đủ thứ v́ mục đích độ sinh.

III. CÁC GIAI ĐOẠN TU QUÁN

Nói đến mật tông là nói đến mandala, phép quán đảnh và các ấn quyết, v́ mật tông đặc biệt chú trọng sự tướng, gọi là “tam mật gia tŕ”. Danh từ “mandala” có rất nhiều ư nghĩa, thường dịch là đàn tràng hay đồ h́nh, nhưng có khi ám chỉ y báo chính báo tức vũ trụ và con người, có khi biểu trưng những yếu tố đất, nước, lửa, gió, hư không dùng để quán tưởng, có khi ám chỉ một chúng hội Bồ tát, chư thiên, vv.., và trú xứ của chư thiên; có khi mandala chỉ là một ṿng ánh sáng hay một giọt nước thơm. Quán đảnh là phép làm cho tịnh hóa, thánh hóa các sự vật chưa được thanh tịnh. Sau khi đă thọ phép quán đảnh của một bậc thầy, hành giả mới đủ tư cách hành tŕ mật tông mà không sợ tác hại. Mandala ở đây là một đồ h́nh biểu tượng cho một thế giới vô h́nh, nhưng tác động hữu hiệu trên thế giới hữu h́nh chúng ta. Có nhiều kiểu đồ h́nh tùy theo mục đích của hành giả. Những mandala cốt luyện để ám hại một người nào, tức là thuật phù thủy, thường có h́nh tam giác, c̣n những mandala khác có h́nh tṛn hoặc vuông. Làm một mandala để tu quán rất công phu mất nhiều thời gian, và phải được một bậc thầy chuyên môn kết giới th́ mới linh nghiệm. Sau khi kết đàn tràng và đă có sự làm phép của bậc thầy, hành giả bắt đầu tu quán. Đại khái, mandala cũng như một khu vực trong đó vị thần được hô triệu bằng chú thuật và ấn quyết sẽ xuất hiện cho hành giả, sau khi hành tŕ đúng mức. Trong một mandala có rất nhiều yếu tố biểu trưng cho những phi nhân trong cơi vô h́nh mà chỉ người chuyên môn mới hiểu được. Những yếu tố này được biểu trưng bằng những vật như h́nh nhân, bánh oản, cát ngũ sắc, v.v..

Một hành giả mật tông thường quán tưởng vị thần hộ mạng cho ḿnh, ví dụ nữ thần Tara hay Quan Âm Bồ tát. Sau khi thiết lập một mandala (Tạng ngữ là kyilkhor) theo đúng nghi thức mật tông, vị ấy ngồi trong thất niệm thần chú của vị ấy ví dụ với nữ thần Tara là câu “OM TARE TUTARE TURE SVAHA”, tưởng tượng h́nh ảnh Ngài theo các tượng tranh thường tạc vẽ, đang đứng ở chính giữa đàn tràng (mandala này có thể treo trên vách hay đặt giữa nền nhà vừa tầm mắt nh́n). Nhiều tháng, cả năm trôi qua trong sự tŕ chú và quán tưởng h́nh tượng một cách nghiêm mật. Thỉnh thoảng vị thầy sẽ hỏi thăm tiến tŕnh tu tập của hành giả. Cuối cùng sẽ có một lúc hành giả thông báo cho vị thầy kết quả sự quán tưởng của ḿnh: đức Bồ tát đă xuất hiện giữa đàn tràng, nhưng rất mờ ảo, và chỉ trong một lúc th́ tan biến. Vị thầy khen ngợi đó là dấu hiệu tốt, hăy tiếp tục quán tưởng cho đến khi h́nh ảnh hiện ra rơ rệt hơn, và kéo dài lâu hơn. Môn sinh trở về tiếp tục quán. Một thời gian rất lâu về sau, vị ấy cũng đạt được kết quả mong muốn: ấy là, vị Bồ tát đă xuất hiện rất rơ nét giữa đàn tràng, và thường như luôn luôn đứng đấy, dán chặt tại chỗ, không tan mất như trước. Vị ấy sung sướng tŕnh thầy kết quả ở giai đoạn hai này. Nhưng thầy lại bảo, “Tốt lắm, song giờ đây con phải tiếp tục quán tưởng và cầu xin Ngài ban ân phước cho con, bằng cách lấy tay rờ đầu thọ kư, và nói với con những lời phủ dụ”. Thế là người môn đệ lại trở về với công việc niệm chú và quán tưởng y như lời thầy chỉ dạy. Sau một thời gian, quả thật những ǵ vị ấy cầu mong đều thành tựu: Bồ tát lấy tay sờ đầu mỗi khi y cúi lạy, và đôi mắt Ngài trở nên linh động, môi mấp máy ban lời phủ dụ, làm cho hành giả vô cùng hân hoan, tưởng đă đạt mục đích của sự quán tưởng. Nhưng khi tŕnh lên thầy kết quả này, ông ta lại đ̣i hỏi một bước kế tiếp, là hăy trở về quán tiếp cho đến khi thấy vị Bồ tát bước ra khỏi đàn tràng, đi lui đi tới trong am thất của hành giả. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong việc tu tập, khi một vị thần bước ra khỏi đàn. V́ khi ra khỏi đàn, là có nghĩa vị ấy không c̣n bị trói buộc. Nếu là hung thần, th́ sự bước ra khỏi đàn như vậy sẽ làm cho hành giả nguy khốn, v́ thần ấy khi được tự do sẽ phẫn nộ trừng phạt hành giả đă giam giữ ông ta. Trừ phi cao tay ấn, đa số người tu mật tông bị chết hoặc điên loạn ở giai đoạn này. Bởi thế, không bao giờ nên để cho một vị thần bước ra khỏi giới hạn đă dành cho vị ấy.

Nhưng ở trường hợp này, vị thần chính là đức Bồ tát đầy ḷng bi mẫn, và đă tỏ dấu đặc biệt yêu mến đối với hành giả, do vậy không hề ǵ. Ngài ung dung tản bộ qua lại trong am thất như tại nhà riêng của Ngài vậy. Đôi khi Ngài c̣n bước ra khỏi ngưỡng cửa am thất để thở hít khí trời nữa chứ. Khi tŕnh lên thầy thành quả ấy, vị thầy rất hài ḷng, nhưng c̣n đề nghị đệ tử tiến thêm một bước nữa: Hăy hỏi xem Ngài có bằng ḷng cùng y xuống phố dạo chơi một ṿng chăng.

Đây là giai đoạn khó nhất, bởi v́ ở trong bóng mờ của am thất với khói hương nghi ngút, th́ hành giả hầu như có thể nh́n thấy và sờ thấy vị thần được, do ảnh hưởng sự tập trung quán tưởng lâu ngày. Bây giờ ra khỏi khung cảnh quen thuộc, bước vào một môi trường hoàn toàn xa lạ dưới ánh sáng mặt trời, th́ liệu ảo giác c̣n đứng vững được chăng? Bởi thế, phần đông những người tu tập phải dừng lại ở giai đoạn này: vị Bồ tát từ chối, không chịu đi ra bát phố mà chỉ bằng ḷng ở lại trong bóng mờ của am thất. Nhiều vị thần đến giai đoạn này, khi bị rủ đi ra ngoài ánh sáng, đă tỏ ra phẫn nộ và trừng phạt hành giả v́ thái độ hỗn láo của y, dám rủ thần ra ngoài chơi. Bởi vậy, có nhiều người tu quán đến giai đoạn này bị điên loạn, ngay cả tự sát. Nhưng cũng có một số–rất ít–đă thành công, và vị Bồ tát đi theo y mọi nơi mọi lúc. Khi tŕnh lên thầy thành quả sau cùng này, vị thầy vỗ về: “Rất tốt, thế là ngươi đă đạt mục đích. Ngươi đă được sự che chở của một vị thần linh cao cả hơn ta muôn vàn”. Ở giai đoạn này, khi nghe thầy dạy như thế, một vài người cảm ơn thầy, phấn khởi trở về am cốc và dành suốt thời gian c̣n lại của đời ḿnh để sống với ảo tưởng đó. Nhưng có một số rất ít bỗng quay trở lại, kinh hoảng thú thật với thầy rằng, mặc dù luôn luôn được sự che chở như thế, mà y vẫn cảm thấy dường như đấy chỉ là một cái ǵ do chính tâm y tạo ra, không thực có ở bên ngoài. Vị thầy tỏ vẻ buồn sầu về sự thổ lộ của y, khuyên y nên về bắt đầu tu tập trở lại, để xét lại sự hoài nghi ghê gớm ấy một thái độ phạm thánh, vô ơn bạc nghĩa đối với vị thần đă phù trợ cho ḿnh như thế.

Người môn đệ nghe lời thầy, trở về xét lại thái độ hoài nghi của ḿnh. Nhưng một khi đă hoài nghi th́ cố mà tin trở lại cũng vô ích. Đa số tôn giáo thần quyền đến giai đoạn này thường bế tắc người hành giả một khi đă mất tin tưởng ở sự thực hữu của vị thần thánh mà ḿnh đă tôn thờ suốt cả cuộc đời th́ chỉ c̣n nước tự sát, hoặc bỏ đạo hoàn tục để sống một đời phóng đăng như một thái độ trả thù.

Người môn đệ mật tông có thể không tin sự thực hữu của vị thần linh, nhưng không bao giờ hoài nghi sự minh triết của thầy ḿnh. Bởi vậy y trở về tiếp tục quán sát. Sau một thời gian, y trở lại thú thật với thầy rằng không c̣n hoài nghi ǵ nữa, điều chắc chắn trăm phần trăm là, vị Bồ tát ấy chính do tâm y đă tạo ra. H́nh ảnh vị ấy đều do ư muốn của y dẫn dắt. Khi ấy vị thầy mới bảo, “Chính như vậy đó, con cần phải nhận ra. Mọi sự trên thế gian, thiên đường, địa ngục, thần thánh, ma quỷ, đều là ảo tượng do tâm tạo mà thôi. Chúng tuôn phát từ tâm, và cũng tan biến vào tâm”.

IV. KẾT LUẬN

Sự vận dụng trí tưởng tượng trong mật tông cốt nhắm đến sự thấy rơ chân lư “nhất thiết duy tâm tạo”, để đừng bị kẹt trong các hiện tượng phù du của cuộc đời, và có thể làm chủ, sai khiến được vật chất. Nhưng cũng có khi một vật do người tạo trở lại hại chính người đă tạo ra nó, như máy móc tối tân, hóa chất hay vũ khí nguyên tử ngày nay. Trong khi tu quán, không thiếu ǵ những trường hợp người tu bị ám bởi chính những bóng ma do ḿnh tự tạo. Những thần linh vị ấy đă quán ra đôi khi vượt ngoài tầm kiểm soát của hành giả, như chim sổ lồng, tự tung tự tác. Bà Alexandra David-Neel có lần muốn thử năng lực của tâm, đă quán một h́nh ảnh hoàn toàn không có trong các tượng tranh, đó là một lạt ma mập, vui vẻ, thấp người. Sau một thời gian, quả nhiên một vị như vậy xuất hiện giữa đồ h́nh mandala. Y trở nên sống động tới nỗi người hầu đem trà vào cho bà cũng thấy được h́nh bóng một tu sĩ lùn mập vui vẻ đang ngồi trong am thất. Một thời gian sau, h́nh ảnh ấy biến đổi, gầy bớt, cao hơn trước, và bắt đầu làm những việc quấy phá. Dù khi bà muốn ở một ḿnh, y vẫn hiện lù lù trước mặt không thể nào xua đuổi được. Bà phải mất sáu tháng nỗ lực mới làm tan biến h́nh ảnh vị lạt ma quấy rầy nọ. Như thế, những ǵ do tâm tạo cũng có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của tâm, và tự tung tự tác một cách ngang tàng đến nỗi tâm cần rất nhiều nỗ lực mới xua đuổi được. Mật tông có thể được xem như một thứ khoa học tâm linh và cũng có những nguy hại như khoa học vật chất, ở trong tay người lạm dụng nó.
Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.0791 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO