Tác giả |
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 1 of 5: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 4:01am | Đă lưu IP
|
|
|
NGUỒN GỐC ĐEO H̀NH TƯỢNG PHẬT TRÊN DÂY CHUYỀN
Ngày nay, tại các quốc gia theo Đạo Phật trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, các Phật tử thường có khuynh hướng trang sức kết hợp với một tượng Phật nhỏ và một dây chuyền. Tượng Phật thường làm bằng ngà voi, nanh heo, xương, cẩm thạch, thuỷ tinh, kim loại như vàng, bạc, đồng. Đôi khi người ta cũng bắt gặp các tượng bằng ngọc, đá quư hay thậm chí bằng các vật liệu rẻ tiền như mica, nhựa tổng hợp. Dù người đeo ở quốc gia nào, thuộc tầng lớp, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hay tŕnh độ nào, đa số đều có xu hướng chung là muốn được Phật lực gia tŕ hay Bồ Tát phù hộ-một tâm lư an lành trong niềm kính tin đối với Phật.
Phong tục này có nguồn gốc sâu xa ở Ấn Độ. Trong suốt những năm đầu của Phật giáo thời kỳ Dvarati, dân Ấn Độ thời xưa tin rằng các cong tŕnh kiến trúc tôn giáo có thể bị hư hại hay sụp đổ bởi nạn động đất hay sự biến hoại của thời gian, thậm chí có những công tŕnh bị lún sụt ch́m hẳn dưới ḷng đất, không để lại một dấu vết nào cả. Do đó, khi làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nền móng một công tŕnh, người ta đă nghĩ cách làm ra một " Vật gia hộ " hay " Bùa hộ mạng " để chôn xuống nền công tŕnh. " Bùa hộ mạng nguyên thuỷ làm bằng đủ loại vật liệu với các kích cỡ từ chiếc lớn nhất cỡ bằng bàn tay người lớn. cho đến chiếc nhỏ nhất chỉ bằng hạt đậu. H́nh dáng nguyên thuỷ của " Bùa hộ mạng " giống như một mề đay, huy chương hay thẻ bài dẹp, tṛn, bầu dục hay ê-líp, trên có h́nh tượng Phật chạm nổi, ngồi theo tư thế kiết già nhập định. " Bùa gia hộ " sau đó được đặt trong phần nền đổ cát hay gắn trên mặt nền, xung quanh được xây chắn lại bằng gạch. Ngoài mục đích " Gia hộ ", " Bùa " c̣n là nơi đánh dấu phần nền của công tŕnh đền chùa hay tu viện, để các thế hệ mai sau có thể biết được vị trí của một nơi từng là một địa điểm thờ phượng như đền, chùa, tu viện...dù cho công tŕnh đó không c̣n nữa.
Khi phong tục này du nhập vào Thái Lan, mục đích sử dụng cũng không thay đổi, nhưng đến thời kỳ Ayutthaya, vương quốc Ayutthaya bị rối loạn và xáo trộn bởi chiến tranh liên tục, người Thái đă nghĩ ra cách dùng các " Bùa gia hộ " này như các công cụ để hộ trợ cho sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ. Từ đó trở đi, người Thái bắt đầu đeo dây chuyền có gắn những " Bùa gia hộ " như thế. Dần dần, phong tục này truyền qua các nước khác ở Á Châu và Đông Nam Á, và h́nh dáng ban đầu đă biến đổi thành tượng Phật nhỏ như ngày nay. Hiện tại có h́nh thức tượng Phật đeo phổ biến nhất là: tượng Phật Thích Ca toạ thiền nhập định, tượng Di Lặc Bồ Tát trong tư thế ngồivà tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trong tư thế ngồi thiền hay đứng.
Theo khuynh hướng " Trang sức tâm linh " hay " Trang sức thiện đường " ngày nay, các tượng Phật nhỏ ngày càng được điêu khắc hay đúc hết sức sắc sảo và c̣n được bịt vàng, bịt bạc, có hoa văn trạm trổ công phu. Dù người đeo tượng ngày nay có khuynh hướng tâm linh hay vật chất, đó đây ta vẫn thấy phảng phất trong các h́nh tượng một sự thành kính mộc mạc, hay những nét nghiêm khắc biểu hiện ḷng kính ngưỡng và quy y Phật-Pháp-Tăng Tam Bảo.
|
Quay trở về đầu |
|
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 2 of 5: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 10:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Xă hội ngày nay được giáo dục tốt hơn xă hội trước đây trong quá khứ, tuy nhiên mặc dù những tiến triển rộng lớn trên b́nh diện kiến thức khoa học, nhiều người vẫn đau khổ v́ sợ hăi, nghi ngờ và bất an. Nguyên nhân gốc rễ là do trạng thái của tâm thần xuất phát từ ngu sinh, giao động và tham dục. V́ ngu si về vô thường và cái ta thường c̣n, chúng ta tin vào cái ngă của chúng ta và niềm tin này đưa đến tham dục. Chúng ta ham muốn vô độ, sợ mất đi cái mà chúng ta đang có. Chúng ta sợ hăi chúng ta sẽ bị hại hoặc chúng ta sẽ phải đối đầu với những " rủi ro ". Nghĩ như vậy chúng ta phải làm ǵ ? Theo bản năng tự nhiên chúng ta quay về với niềm duy linh quá khứ và trong mong vào bùa phép, thư phù để che trở cho chúng ta.
Dây chuyền có h́nh ảnh Đức Phật cho giúp chúng ta có cảm nghĩ an toàn và tin tưởng chính ḿnh hơn thôi. Nhiều bậc vĩ nhân t́m thấy niềm an ủi và khuây khỏa khi ngắm vẻ thanh thoát b́nh thản của h́nh ảnh Đức Phật. Thủ tướng Ấn Độ, ông Nehru cho biết khi ông bị cầm tù bởi người Anh, nguồn an ủi duy nhất của ông chính là bức tượng nhỏ bé của Đức Phật mà ông mang theo. Đương nhiên, h́nh ảnh này tự nó không có phép thần thông nhưng nó tượng trưng cho phẩm hạnh vĩ đại của Đức Phật, chính Ngài luôn b́nh tĩnh và không sao xuyến bởi những cuộc tấn công của kẻ địch. Biểu tượng này đă nhắc nhở ông Nehru dùng ḷng dũng cảm của chính ḿnh mà b́nh tỉnh đối đầu trước các nghịch cảnh. Cũng vậy, chúng ta mang theo h́nh ảnh của Đức Phật hay những lời ghi trong kinh điển th́ sẽ khiến cho chúng ta có ḷng tin tưởng hơn; V́ nhiều kinh ghi phần kết thúc với lời cầu nguyện : " Bởi sức mạnh của chân lư này, phần thắng sẽ về tôi " hay " Hay hạnh phúc đến với tôi " sẽ tạo cho chúng ta niềm tin và cảm giác an toàn được gia hộ che chở là vậy.
|
Quay trở về đầu |
|
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 3 of 5: Đă gửi: 10 May 2006 lúc 10:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ư Nghĩa Thờ Phật Theo Đại Thừa
Thượng Tọa Thích Nhất Chân
Đặt vấn đề
Khi chúng ta đảnh lễ, cúng dường hay tụng niệm trước một tôn tượng Phật, các vấn đề sau đây có thể nẩy sinh :
1) Chúng ta có được tỉnh táo lắm chăng mà đối trước một vật chất vô t́nh làm tất cả mọi hành động tha thiết tôn kính thuộc t́nh cảm như thế ?
2) Nếu bảo đó là một cách thức của tôn giáo, th́ cách thức ấy phải chăng là quá ngây ngô và đầy "mê tín" ? Th́ như thế cách thức ấy có thích hợp ǵ chăng cho một tôn giáo với lư tưởng Giác ngộ như đạo Phật ?
3) Và nếu như các hành động ấy là có ích lợi đi nữa, th́ ích lợi ấy là ở chỗ nào ? Và phải chăng các ích lợi này vẫn hoàn toàn phụ thuộc, vẫn hoàn toàn bên "ngoài lề" của đạo Phật ? Và do đó ai thích th́ làm, ai không làm cũng chả sao, và không làm lại càng đúng theo tinh thần của đạo Phật hơn nữa ?
4) Và sau hết, cho dù đó là một hành động hữu ích nên làm, th́ phải chăng sự hữu ích ấy hoàn toàn xuất phát từ tâm người làm, chứ c̣n pho tượng Phật vô t́nh kia th́ chẳng có được một tác dụng ǵ hơn là một biểu tượng vô tri vô giác mà thôi ?
Để các vấn đề này được tỏ rơ, chúng ta cần phải thấu đáo hoàn toàn về ư nghĩa của nhân duyên. Mà nói đến nhân duyên là nói đến đạo Phật. Và như đức Phật đă từng cải chính lại nhận định cho rằng "nhân duyên không có ǵ khó hiểu" của A Nan bằng sự xác nhận của Ngài rằng "nhân duyên thật sự vô cùng thâm sâu khó hiểu", quả thật, lư nhân duyên bao trùm hết mọi chân lư của muôn loài và mọi trí huệ trong đạo Phật. Ở đây, chúng ta chỉ hạn hẹp lư nhân duyên ấy trong phạm vi của vấn đề được đưa ra mà thôi.
Bác bỏ cái Tôi
Giờ đây chúng ta thử nhận xét : khi thấy một người lễ lậy và dâng phẩm vật lên cúng dường một pho tượng Phật, chúng ta nói người ấy lễ lậy và cúng dường lên Phật. Khi nói như thế, chúng ta thấy có một "người" làm chủ tất cả mọi hành động lễ lậy và cúng dường. Caí "người" ấy là ǵ vậy ? Nếu chính chúng ta lễ lậy và cúng dường, th́ chúng ta sẽ thấy ngay người ấy chính là "tôi", một "người" làm chủ hết mọi hành động của cuộc sống ḿnh chứ không riêng ǵ lễ lậy và cúng dường. "Tôi" vẫn được chúng ta cho là người làm chủ hết mọi hành động trong đời sống của chúng ta.
Đạo Phật bác bỏ cái Tôi này và cho rằng chúng ta do v́ vô minh nên mới chấp cái Tôi ấy là thật có, một cái Tôi làm chủ tất cả. Nếu chúng ta thật sự tỉnh táo để t́m kiếm hết khắp trong mọi khía cạnh, mọi yếu tố của cúng dường và lễ lậy, chúng ta sẽ không thể t́m đâu ra manh mối một cái Tôi như thế ! Thế nên, với đạo Phật, do mê mờ nên chúng ta mới chấp tôi, và tin chắc vào một cái Tôi do mê mờ mà chấp lầm th́ đó mới chính là "mê tín" vậy !
Với đức Phật, chúng ta thật sự không tỉnh táo chút nào, khi cảm nhận rằng đời sống này do Tôi làm chủ, cuộc sống này tràn ngập Tôi và của Tôi. Đă đành rằng một vị Phật thật bằng xương bằng thịt với một pho tượng Phật là hoàn toàn khác hẳn nhau, song cho dù chúng ta có đảnh lễ và cúng dường một vị Phật thật bằng xương bằng thịt đi nữa, mà nếu chúng ta vẫn cảm thấy rơ và tin chắc rằng "Tôi" làm chủ mọi hành động lễ lậy cúng dường "của Tôi", th́ chúng ta thật sự chẳng có ǵ là tỉnh táo và vẫn đầy "mê tín" vậy.
Do đó mà đạo Phật vẫn cho rằng căn bản của chúng sinh vốn là tham, sân, si. Chúng ta vốn dĩ đă chẳng tỉnh táo và đầy mê tín như thế rồi, th́ có hơn ǵ người lễ lậy và cúng dường tượng Phật mà phê b́nh. Trên căn bản này, ngay dù cả những người chỉ chuyên thiền quán về Phật Pháp đi nữa, chỉ chuyên hướng về trong, không hề quay ra ngoài, mà nếu vẫn thấy và tin chắc rằng "Tôi" làm chủ hết mọi hành động thiền quán của Tôi, th́ người ấy vẫn mê tín và mê mờ chẳng khác ǵ các người mê tín ngây ngô b́nh dân khác. Không phải rằng tất cả các đạo khác ngoài đạo Phật đều chấp nhận Tôi là thật có, và chỉ riêng có đạo Phật là chủ trương vô ngă hay sao ? Vậy nếu chúng ta c̣n thấy có Tôi làm chủ hết mọi hành động, c̣n tin chắc rằng Tôi thật sự có đó, để tạo nhân, để hưởng quả, có Tôi hiểu ra chân lư, có Tôi giác ngộ, có Tôi tu đạo một cách chân chính... th́ chúng ta có thâm nhập ǵ được vào đạo Phật hay chưa ? Hay chúng ta vẫn chỉ là "ngoại đạo" ?
Do đó, chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận xét lại vấn đề : Tại sao đức Phật lại bác bỏ cái Tôi này ? Bởi cái Tôi ấy đi ngược lại với chân lư nhân duyên. Nếu Tôi đă làm chủ hết, th́ Tôi phải hoàn toàn "tự tại", nghĩa là Tôi không hề bị lệ thuộc và bất cứ điều kiện, bất cứ nhân duyên liên hệ nào. Như thế Tôi muốn sướng là sướng, không cần phải suy nghĩ điều này, phải làm điều kia, rồi th́ cái sướng mới tới, mới xuất hiện ra ; cũng như Tôi muốn thành đạo là Tôi thành đạo, chứ chẳng cần phải tu tập quán tưởng lăng xăng chi hết. Lại nữa, Tôi không bao giờ muốn khổ mà sao Tôi vẫn bị khổ ? Đă làm chủ, đă tự tại, mà tại sao lại không hề được như ư, không hề được hài ḷng ? Tôi có muốn bệnh chăng, Tôi có muốn chết chăng, Tôi có muốn cầu mà không được chăng, Tôi có muốn thua thiệt người khác chăng v.v..., vậy mà sao Tôi vẫn phải chịu hết bằng đó thứ ? Nếu Tôi thật có, nếu Tôi làm chủ hết mọi chuyện, th́ các sự việc đau khổ ấy làm sao có thể xảy đến với Tôi được ? Thế nên để bác bỏ cái Tôi này không hề có, đức Phật mới đặt câu hỏi : thân tâm (tức 5 uẩn) có khổ không ? Nếu có khổ thời chứng tỏ thân và tâm không hề có Tôi.
Đưa ra nhân duyên.
Bác bỏ cái Tôi ấy như một sự mê lầm, đức Phật đưa ra các yếu tố, hay các thành phần của nhân duyên, chẳng hạn như : Tôi không có, mà chỉ có các thành phần nhân duyên là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Nhận ra các yếu tố nhân duyên này, đó mới là sáng suốt, mới là không mê tín, không chấp ngă. Như thế bác bỏ cái Tôi là đức Phật muốn đưa chúng ta và chân lư Nhân duyên. Thế nên chúng ta thử khảo sát nhân duyên một cách tổng quát xem sao, cốt yếu chỉ để nhận ra được đâu là nhân duyên chủ động chính yếu nhất trong cái khối nhân duyên không cùng tận của hiện hữu. Thấy ra nhân duyên chủ động ấy, vấn đề thờ Phật trong Đại thừa sẽ hoàn toàn trở nên sáng tỏ.
Ư muốn là nhân duyên chủ động.
Theo đạo Phật, lễ lậy hay bất cứ hoạt động nào khác, hay nói chung là tất cả các pháp, đều do duyên mà khởi lên. Duyên ở đây là ǵ ? Duyên ở đây gồm có đạo tràng, tượng Phật, thân và tâm của chúng ta, mà nói cho chính xác là tâm tin tưởng, tâm tưởng nhớ đến Phật, tâm cầu nguyện và tâm muốn lậy Phật. Thể theo các duyên ấy mà pháp lễ Phật khởi sinh. Chúng ta đặt câu hỏi : trong các duyên này duyên nào là chủ động, là chính yếu hơn hết ? Dĩ nhiên ai cũng thấy rơ "ư muốn" là chủ động chính yếu nhất. Bởi nếu không có ư muốn lậy Phật th́ chúng ta sẽ không lậy, mà đă không có hành động lậy Phật th́ pháp lậy Phật sẽ không khởi sinh. Do đó ư muốn là động lực chính, là nhân duyên chủ động làm các pháp khởi sinh.
Ư muốn là nhân duyên chủ động.
Theo đạo Phật, lễ lạy hay bất cứ hoạt động nào khác, hay nói chung là tất cả các pháp, đều do duyên mà khởi lên. Duyên ở đây là ǵ ? Duyên ở đây gồm có đạo tràng, tượng Phật, thân và tâm của chúng ta, mà nói cho chính xác là tâm tin tưởng, tâm tưởng nhớ đến Phật, tâm cầu nguyện và tâm muốn lạy Phật. Thể theo các duyên ấy mà pháp lễ Phật khởi sinh. Chúng ta đặt câu hỏi : trong các duyên này duyên nào là chủ động, là chính yếu hơn hết ? Dĩ nhiên ai cũng thấy rơ "ư muốn" là chủ động chính yếu nhất. Bởi nếu không có ư muốn lạy Phật th́ chúng ta sẽ không lạy, mà đă không có hành động lạy Phật th́ pháp lạy Phật sẽ không khởi sinh. Do đó ư muốn là động lực chính, là nhân duyên chủ động làm các pháp khởi sinh.
Ư muốn cũng là duyên khởi
Chúng ta đặt câu hỏi tiếp : Ư muốn này từ đâu mà có ? Dĩ nhiên theo đạo Phật chắc chắn ư muốn ấy cũng do duyên mà khởi lên. Thói thường chúng ta vẫn tin tưởng rằng ư muốn ấy do cái Tôi của chúng ta đưa ra, ư muốn ấy là một hoạt động tự do của cái Tôi, một hoạt động hoàn toàn riêng tư và cá nhân. Muốn là do Tôi muốn chứ không phải là do các điều kiện bên ngoài đặt định áp đặt lên tôi. Đó là cảm nhận nói chung của mọi người. Đạo Phật do khám phá ra cái Tôi không hề có, thế nên mọi ư muốn của chúng ta hoàn toàn là do nhân duyên trong lẫn ngoài, khuôn định lại mà khởi sinh. Chúng ta có câu nói "đối cảnh sinh t́nh" là vậy.
Ví dụ như : do duyên thấy người khác có cái xe đầy tiện nghi, nên ư muốn có tiền mua một cái xe như vậy khởi lên trong tâm tôi. Duyên theo ư muốn này thôi thúc và duyên có một vụ làm ăn của bạn bè, một ước hẹn gặp bạn để làm ăn hầu có tiền mua xe khởi sinh. Duyên theo ước hẹn ấy, một ư muốn đi đến chỗ hẹn khởi sinh và thôi thúc thân tôi đi đến chỗ hẹn.
Xét đó đủ thấy rơ là ư muốn của chúng ta do duyên theo các hoàn cảnh, tức các nhân duyên, mà nẩy sinh, chứ không hề do cái Tôi nào đó hoàn toàn làm chủ và có toàn quyền muốn đưa ra ư muốn lúc nào là đưa. Chúng ta c̣n có biết bao trường hợp "chẳng đặng đừng" đều chứng tỏ nhân duyên xung quanh, đôi khi c̣n mạnh mẽ và chủ động hơn cả ư muốn "riêng tư" của "cá nhân" nữa.
Trở lại vấn đề, nếu ư muốn là năng lực chủ động chính của mọi hoạt động, và có hoạt động th́ mới có kết quả thành tựu, do đó, để thành tựu bất cứ kết quả nào, th́ điều kiện đầu tiên đều phải là phát khởi lên ư muốn để hành động. Trong đạo cũng như ngoài đời, ư muốn càng mạnh chúng ta càng có năng lực hoạt động để tiến đến thành công. Nhiều người đời thường nhấn mạnh rằng "ở đời ăn thua ḿnh muốn hay không muốn, nếu ḿnh thật sự muốn là ḿnh sẽ thành công".
Phân loại các ư muốn
Ư muốn nói chung của người đời đều là ư muốn tránh đau khổ hưởng sung sướng. Tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn ngủ, là những nhân duyên chủ động chính yếu để phát khởi lên ư muốn hoạt động nơi con người. Con người ai cũng thích hưởng các thứ ấy, thế nên hễ gặp các nhân duyên ấy là ư muốn hoạt động mạnh mẽ khởi sinh liền.
Ngoài ra do v́ chưa thoát khỏi sự mê lầm về cái Tôi, nên con người lại càng tin chắc rằng các thứ ấy thật sự tối cần thiết, bởi chúng đem lại sự hưởng thụ sung sướng cho cái Tôi, vị chủ nhân ông mà mọi chúng sinh đều có riêng để phục ṭng. Cái ǵ đem ích lợi, đem sung sướng lại cho Tôi, th́ cái ấy chắc chắn sẽ là đối tượng kích thích mạnh mẽ nhất cho ư muốn nẩy sinh.
Thế nên, mọi ư muốn khởi sinh nơi hữu t́nh luôn luôn là các ư muốn hưởng thụ ngũ dục, các ư muốn phục vụ cho cái Tôi. Các ư muốn này thúc đẩy các hoạt động tranh chấp, đố kỵ, chiến đấu không ngừng. Người nào có ư muốn mạnh, người ấy sẽ có năng lực mạnh hơn để lấn áp các người khác mà đạt đến thành công. Đó là ư nghĩa của ư muốn và thành công trong cuộc sống muôn loài.
C̣n ư muốn và sự thành công trong đạo là như thế nào ? Nếu ư muốn vẫn là năng lực chủ động chính yếu nhất trong các nhân duyên đưa đến thành công trong đạo, th́ ư muốn này là ǵ đây ? Dĩ nhiên ư muốn trong đạo phải khác với ư muốn ngoài đời, đôi khi c̣n hoàn toàn trái ngược hẳn lại. Nếu người đời muốn hưởng năm dục, muốn phục vụ cho cái Tôi, th́ trong đạo sẽ muốn xả ĺa năm dục, và xả bỏ cái Tôi.
Đối với một người đời, ư muốn đạo này tuy hiếm thấy khởi sinh, song không hề phải là khó khởi sinh chút nào. Tại sao vậy ? V́ tuy cuộc sống là nơi con người lao vào để hưởng thụ, song tất cả mọi đau khổ phiền năo lo âu sợ hăi cũng đều từ trong cuộc sống này mà khởi sinh ra. Để đạt được hưởng thụ, con người vẫn phải trả rất nhiều giá của khổ đau.
Thế nên tuy vẫn cho rằng đời là để thụ hưởng, song con người vẫn kinh nghiệm không ngớt các khổ đau của đời. Ăn th́ rất sướng rất ngon, mà trúng thực th́ cũng khổ vô cùng. Danh vọng tiền tài rất oai rất hách, mà khổ công gầy dựng th́ cũng biết bao là tróc vảy trầy da.
Cuối cùng sự chết hiện đến, tất cả đều như khói mây. Chính cái bản chất này của cuộc sống trở thành các nhân duyên chính yếu đắc lực nhất, để làm khởi sinh ư muốn thoát ly thế gian, tức là ư muốn đạo, ngay nơi một người đời b́nh thường. Khi ư muốn này khởi sinh, nó phát sinh năng lực thúc đẩy con người từ bỏ cuộc sống, dấn thân vào đạo.
Do đó bản chất của hiện hữu, vốn đă có đủ các nhân tố chính yếu để làm nhân duyên khởi sinh lên ư muốn và hành động của đời lẫn đạo. Con người, như thế, đối với cuộc sống hoặc là tham đắm vào đó, hoặc là thoát ly khỏi đó. Đó là hai thái cực.
Chúng ta đặt câu hỏi : Ngoài hai thái cực này ra, có chăng một ư muốn hay hành động thứ ba nào đó đứng giữa hai thái cực trên ? Dĩ nhiên là có. Bởi chúng ta vẫn thấy trong cuộc đời có nhiều người không hề có ư muốn thoát ly cuộc sống, cũng không hề tham đắm theo đuổi thú vui cuộc đời, mà do thấy sự khổ đau của các người khác, duyên theo đó một ư muốn cứu giúp người nghèo khổ hoạn nạn nẩy sinh, và ư muốn ấy thúc đẩy họ làm từ thiện, đôi khi nó thúc đẩy họ làm thiện mạnh mẽ đến mức họ được coi như các bậc thánh cứu đời.
ư nghĩa thờ Phật trong Đại thừa :
Thờ Phật là pháp môn tu tậP trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm.
Chính trong tinh thần và ư nghĩa tôi luyện trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm mà người Phật tử Đại thừa thờ Phật, thờ tượng Phật, để mà nương vào đó mà đảnh lễ cúng dường. Thờ Phật như thế là một pháp môn tôi luyện tâm giác ngộ, ĺa xa tâm chấp ngă, nên nó không có chút ư nghĩa ǵ là mê tín hết, không có chút ǵ là ngây ngô hết.
Thờ Phật là tối cần thiết
sự thờ Phật trong Phật giáo Đại thừa hoàn toàn là cần thiết không thể thiếu được, h́nh bóng một hiện thân toàn hảo của Bồ Đề Tâm như đức Phật bắt buộc phải có đó, để làm chỗ nương tựa cho tâm thức chúng ta chuyển từ gốc vô minh là cái Tôi sang chỗ gốc giác ngộ là đức Phật.
Dù là một tượng Phật bể nát mất thân đầu chỉ c̣n lại bàn tay trơ trọi, chúng ta vẫn có thể nương vào đó mà phát tâm, nương vào đó mà cúng dường đảnh lễ để trưởng dưỡng và tôi luyện Bồ Đề Tâm, chắc chắn đạo lực trong chúng ta sẽ khởi phát và tiến triển, cái Tôi sẽ bị thu hẹp dần lại để cuối cùng bị quy phục hoàn toàn. Ngoài tượng Phật ra, ngoài danh hiệu Phật ra, chúng ta sẽ thấy là bằng mọi cách, cái Tôi vẫn làm chủ và ngự trị khắp mọi lănh vực, chỉ trừ khi chúng ta thoát ly hẳn khỏi mọi hiện hữu mà vào Niết Bàn.
Do đó trong pháp môn đảnh lễ và cúng dường tượng Phật, th́ chính tượng Phật, dù bản thể vô t́nh, song h́nh tướng Phật vẫn có đủ công năng làm nhân tố chủ động để làm khởi sinh dậy Bồ Đề Tâm trong tâm chúng sinh và hoàn toàn là nơi nương tựa lư tưởng duy nhất cho sự tu tập và trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm.
Chúng ta vẫn có thể nói rằng tượng Phật chỉ là thể chất vô t́nh, thế nên công năng tăng trưởng đạo lực chính là do nơi tâm thành của người lễ bái cúng dường mà ra. Song vói điều kiện là tâm thức của người này phải tin tưởng và tùy thuận dứt khoát vào tượng Phật, quy phục hoàn toàn cái Tôi của ḿnh về tượng Phật, có thế tâm thức này mới phát triển đạo lực được.
Tóm lại thiếu tượng Phật, thiếu thờ Phật, chúng ta sẽ bất lực hoàn toàn trong nỗ lực phát triển Bồ Đề Tâm vậy.
Thờ Phật như thế, theo Đại thừa, là sự sắp xếp các nhân duyên chủ động cũng như phụ trợ, để từ các duyên này làm hiện khởi lên một pháp gọi là Đạo Tràng. Ở đây Bồ Đề Tâm là nhân chủ động, pḥng thờ, bàn thờ và tượng Phật là các duyên phụ trợ. Các duyên này phối hợp với nhau khởi lên hay h́nh thành một Đạo tràng. Duyên theo Đạo tràng này, người thờ Phật nuôi dưỡng và tôi luyện cho ư nguyện Bồ Đề ngày càng phát triển. Mặt khác, cũng do duyên theo Đạo tràng này mà người thờ Phật đối trị dần cái ngă kiến sai lầm, cái "tự" thể vọng tưởng, đầy tham ái và vị kỷ, gốc gác của phiền động âu lo sợ hăi không cùng tận.
Thờ Phật như thế là tạo dựng ra một Đạo tràng, tức một khối nhân duyên thù thắng, để theo đó uốn nắn tâm thức cho tương ưng với bản thể giác ngộ của chính tâm thức vậy. Khi tâm thức hữu t́nh tương ưng đúng với bản thể giác ngộ của ḿnh, trên mặt tâm thức sẽ bùng lên một biến cố chưa từng có gọi là "giác ngộ". Nói cách khác, bởi bản thể của hữu t́nh vốn là giác rồi, song cũng chỉ v́ chấp ngă mà thành mê lầm, nay thờ Phật chỉ là sắp xếp một nhân duyên thù thắng để đối trị cái chấp ngă mê lầm ấy mà khơi lên, làm hiển hiện ra cái bản giác muôn đời thanh tịnh và chân thật.
Thế nên để thờ Phật cho đúng nghĩa, người thờ Phật cần phải hiểu biết thật vững chắc về các pháp Đại thừa như bản giác, Phật tính, chân như, vô ngă, nhân quả, duyên khởi và Không v.v... Như khi đưa trọn thân tâm ḿnh vào trong một duyên khởi Đạo tràng, nghĩa là khi ḿnh đứng trước tượng Phật để lễ lạy, người thờ Phật trước hết phải phát Bồ Đề Tâm, sau đó khi lạy Phật, phải biết vận tâm quán tưởng như bài kệ của Văn Thù Bồ Tát chỉ dẫn như sau :
Năng lễ sở lễ tính không tịch :
(bản tính của con là người lạy và của Phật là người được lạy, cả hai đều Không tịch) :
Phải quán tự thân tâm ḿnh, tức người lạy Phật, vốn chỉ do duyên khởi nên thật sự chỉ là Không. Phật là "tha", là người được lạy, thân tâm Ngài cũng không ngoài duyên khởi nên thật ra cũng chỉ là Không. Cả hai đều tịch tĩnh, không có tác dụng ǵ hiện khởi hết. Song đó chỉ là mặt thể của duyên khởi mà thôi. Nơi mặt tướng hay mặt dụng của duyên khởi, thời thân tâm người lạy Phật, cũng như thân tâm của Phật, các pháp duyên khởi này, chỉ chờ theo nhân duyên là hiển hiện ra vô biên các tác dụng.
Cảm ứng đạo giao nan tư ngh́ :
(Song sự cảm ứng qua lại của "Đạo" quả là khó nghĩ bàn).
Thế nên, do lực tâm nguyện Bồ Đề của người lạy Phật làm khởi động lên hành động lạy Phật, và như thế tạo thành sự liên hệ giữa ḿnh và toàn thể chư Phật như sau : tuy nơi thể, tự thân tâm ḿnh là Không, song nơi dụng, do nguyện lực ấy làm duyên khơi động mà biến thân tâm ḿnh thành có tác dụng đảnh lễ.
Phật cũng thế, thân tâm Ngài nơi tự thể tuy là Không, song nơi dụng, do duyên theo nguyện lực Bồ Đề của người lạy Phật mà thân tâm ấy phát triển ra tác dụng làm nơi nương tựa và gia lực hộ tŕ. Nguyện lực chủ động này bất khả tư ngh́, nó có thể khơi dậy được hết các tác dụng của người tu hành cũng như mọi tác dụng gia tŕ của chư Phật.
Lư do là ở chỗ các pháp tự cũng như tha, tức thân tâm ḿnh và thân tâm Phật, đều là duyên khởi Không, không có tự ngă (như vào đầu đă quán), song v́ là duyên khởi, không có một tự thể cố định, nên các pháp sẽ tùy duyên mà hiển hiện ra vô lượng các tác dụng tương ưng. V́ vậy người thờ Phật cần phải biết cách phát nguyện cho đúng cho chân chính, th́ nguyện này sẽ "lôi" ra được hết mọi tác dụng tốt đẹp nhất của chính thân tâm ḿnh và thân tâm của chư Phật
Tóm lại, thờ Phật trong Phật giáo Đại thừa, chỉ là để gieo "nhân" thành Phật và để đạt đến "quả" thành Phật. Song đối với người chưa thông suốt vấn đề, th́ thờ Phật theo Đại thừa hết sức là phức tạp và khó hiểu. Bao nhiêu thắc mắc và nghi ngờ nảy sinh ngay trong giới Phật tử.
Để giải đáp các thắc mắc và giải tỏa các nghi ngờ này, chúng ta đă đụng chạm đến một ít phần nào của nguyên lư duyên khởi. Song một phần ít đó chưa đủ chút nào cho biết bao thắc mắc khác nữa. Nên vấn đề duyên khởi này c̣n cần phải được khảo sát trong một bài riêng rẽ. Và các hành nguyện của Phổ Hiền cũng cần phải được khai triển cho sáng tỏ, th́ vấn đề thờ Phật trong Phật giáo Đại thừa mới có thể "hiển toàn thân" ra được.
|
Quay trở về đầu |
|
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 4 of 5: Đă gửi: 10 May 2006 lúc 10:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
1) Ư nghĩa tạo tượng Phật
Nguyên do khởi thủy tạo tượng Phật
Theo Kinh điển của Đại thừa, tượng Phật được tạo thành khởi thủy là do vua Ưu Điền luyến nhớ Phật Thích Ca quá mức mà bắt buộc phải tạo tượng Phật để chiêm ngưỡng cho thỏa ḷng quyến luyến mong nhớ.
Kinh Phật Thuyết Tạo Tượng Công Đức kể rằng trong khi Phật ở trên trời Tam Thập Tam an cư ba tháng để thuyết pháp cho mẹ là Ma Gia phu nhân, th́ dưới nhân gian hoàn toàn vắng bóng Phật ! Vua Ưu Đà Diên (hay c̣n dịch là Ưu Điền) luyến nhớ đức Phật đến mức bỏ bê hết mọi công việc, kể cả cung phi mỹ nữ… Vua tin là ḿnh ưu bi như thế th́ sẽ chết sớm, và chỉ mong sao trước khi chết được gặp Phật. Vua nghĩ như sau :
- Nếu ḿnh luyến nhớ ai mà không được gặp, th́ hoặc thấy được chỗ ở của người ấy hay thấy ai giống người ấy, thời sẽ trừ diệt được các phiền muộn.
Vua lại nghĩ tiếp :
- Song nay ta mà đến chỗ ở của Phật mà lại không thấy Phật th́ sầu thương than khóc chắc là chết mất ! Lại nữa ta thấy thế gian này không một ai có thể có được sắc tướng, phúc đức và trí huệ như Phật, th́ làm sao ta có thể gặp được một người như vậy để giải trừ sầu năo đây ?
Thế nên vua mới đi đến kết luận :
- Nay ta phải tạo h́nh tượng của Phật để mà lễ bái cúng dường !
Tạo tượng Phật ra sao ? Bằng chất liệu ǵ ?
Song khi vua đă quyết định như thế rổi th́ vấn đề giờ đây là :
- Nếu ta tạo tượng mà không giống Phật th́ e là ta sẽ phải chịu tội vô lượng !
Song vua lại suy luận tiếp :
- Cũng như thế gian này, tuy mọi người có trí có cùng nhau xưng dương tán thán công đức của Phật th́ vẫn không nói tận hết được. Song nếu một người thôi mà tùy theo khả năng ḿnh ca ngợi Phật th́ phúc đức có được vẫn vô lượng. Ta nay cũng vậy, cứ tùy theo khả năng của ḿnh mà cho tạo tượng Phật !
Sau khi vững tâm như thế rồi, vua mới triệu tập tất cả các nghệ sĩ tạo tượng trong nước lại và hỏi ai có thể v́ ḿnh làm được tượng Phật th́ sẽ trọng thưởng rất hậu; song tất cả các nghệ nhân đều thưa :
- Việc vua sai làm này thật là quá khó ! Bởi tướng đẹp của Như Lai thế gian không ǵ so được, chúng thần làm sao mà tạo nổi h́nh tượng của Phật ! Giả như Tỳ Thủ Yết Ma thiên mà có làm đi nữa cũng không giống được Như Lai ! Nếu chúng thần có phải chịu lệnh mà làm th́ cũng chỉ mô phỏng được đôi chút tượng tóc h́nh xoắn ốc và bạch hào mà thôi, c̣n tất cả mọi tướng đẹp oai đức khác th́ không ai làm nổi ! Lại nữa Thế Tôn rồi sẽ từ trời mà trở về, nếu h́nh tượng mà chúng thần tạo có sai sót ǵ đó, th́ danh tiếng bọn thần sẽ sụp đổ hết !
Suy xét như thế nên không ai dám nhận làm. Song vua đă quyết định :
- Ư ta đă quyết không được chối từ. Như người bị khát muốn uống nước sông, chẳng lẽ v́ uống không hết được nước sông mà không uống hay sao !
Từ sự quyết định đó của vua Ưu Đà Diên mà tượng Phật đầu tiên được khởi công tạo. Song tượng làm bằng ǵ đây ? Trong Kinh kể là các nghệ nhân khuyên vua dùng gỗ "tử chiên đàn" loại đường vân cho đến thớ gỗ đều cứng chắc mà tạo tượng Phật.
Song theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải th́ nói là vua tạo tượng Phật bằng vàng ṛng, tức đúc tượng bằng kim loại. Nhưng đoạn sau đó, khi trả lời cho Di Lặc Bồ Tát, đức Phật có nói như sau về các chất liệu làm tượng :
- Di Lặc, nếu có người nào dùng các tơ lụa để mà tô vẽ ; hoặc là nấu đúc vàng, bạc, đồng, sắt, ch́, thiếc các thứ ; hoặc là điêu khắc các gỗ chiên đàn hương v.v… ; hoặc dùng các loại chân châu, vỏ ốc, gấm vóc dệt thành ; hoặc là đất đỏ, than trắng, hoặc đất vữa hoặc gỗ các thứ như vậy … tùy theo khả năng mà làm tượng Phật …"
cho thấy là đức Phật cho phép làm tượng bằng bất cứ chất liệu nào, tùy khả năng ḿnh có được.
Tư Thế và chiều kích của tượng
Điều nữa là tạo tượng theo tư thế nào ? Đi, đứng, nằm hay ngồi ? Vua cho hỏi ư của quần thần th́ có vị bạch vua :
- Đại vương nên làm tượng Như Lai ngồi. Tại sao vậy ? Bởi tất cả các chư Phật đắc đại Bồ Đề, chuyển chính Pháp luân, hiện đại thần thông, hàng phục ngoại đạo, làm đại Phật sự đều theo thế ngồi. Thế nên nên làm tượng Ngài ngồi kết già trên ṭa sư tử.
Tuy nhiên như thế, song theo như kinh Quán Phật Tam Muội Hải, đức Phật hướng dẫn hành giả khi quán tượng Phật cũng quán đủ các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Điều ấy chứng tỏ là chúng ta có thể tạo tượng Phật theo đủ mọi tư thế, chứ không cố định chỉ là tượng ngồi.
C̣n về chiều cao, Kinh nói như sau :"Tượng Phật ngồi kết già, cao 7 thước. Mặt và tay chân đều sắc vàng tía". Tượng cao 7 thước tàu, tức khoảng 2,10m. Nếu so với thân thật của Phật mà truyền thuyết thường nói là cao "trượng lục" tức 16 thước, khoảng 4,8m th́ tượng chưa bằng nửa thân thật của Phật. Song khi ra đón đức Phật từ trên trời xuống, Kinh có nói "Lúc ấy vua Ưu Đà Diên kéo theo bốn binh oai nghi chỉnh tề làm tùy tùng, cưỡi đại bạch tượng trang sức đủ loại báu quư, đích thân vua cung kính đội tượng do ḿnh tạo, với hoa, cờ, âm nhạc kèm theo cúng dường, từ nước của vua mà hướng về thành Tăng Già Ni". Đoạn sau cũng nói là "Lúc ấy vua Ưu Đà Diên đỉnh đội tượng Phật cùng với các phẩm vật cúng dường trân kỳ đến nơi Như Lai mà hiến cúng".
Theo đó th́ tượng không thể lớn được. Thế nên câu nói "đỉnh đội" ở đây có thể chỉ là một cách nói mà thôi. Vả lại kích thước của Trung Hoa cũng không cố định mà thay đổi theo các triều đại. Nếu lấy chiều kích nhỏ nhất theo đời nhà Thương, th́ 7 thước là cao khoảng 1,10m, và thân thật của Phật thời cao khoảng 2,50m. Chiều kích này có vẻ hữu lư…
Lại theo Kinh Quán Phật Tam Muội Hải th́ kể rằng khi Phật từ trời Đao Lợi trở về Diêm Phù Đề "khi ấy vua Ưu Đà Diên do v́ luyến mộ Thế Tôn nên đúc vàng làm tượng. Nghe tin Phật xuống bèn cho voi chở tượng đến nghênh đón Thế Tôn…" Theo đây th́ tượng lớn khoảng một mét là điều hợp lư.
Nhưng dĩ nhiên đó là chiều kích của pho tượng Phật đầu tiên, chứ không phải là chiều kích bó buộc. Bởi khi nói về công đức làm tượng, đức Phật có nói "Tùy khả năng ḿnh mà làm tượng Phật, cho đến nhỏ nhất chỉ lớn bằng một ngón tay". Thế nên tượng lớn nhỏ không phải là vấn đề.
Ai là Tổ đầu tiên tạo tượng Phật ? Làm vào lúc nào và làm trong bao lâu ?
Theo kinh Đại Thừa Tạo Tượng Công Đức kể tiếp, "khi ấy Tỳ Thủ Yết Ma thiên từ xa chứng kiến sự việc ấy, biết rơ ư vua muốn tạo tượng Phật, nên trong đêm khuya suy nghĩ như sau :"Tài nghề ta biết là tuyệt khéo nhất, trong thế gian này không ai bằng ta. Nếu ta ra tay làm th́ cũng được chút ít nét giống Phật". Nghĩ rồi liền biến thân thành một nghệ nhân… bạch với vua rằng "thần nay muốn v́ đại vương mà tạo tượng. Tài nghệ của thần thế gian không ai bằng. Xin Đại vương không cần phải nhờ đến ai hết". Vua nghe nói hết sức vui mừng…"
Theo truyền thống tín ngưỡng của Ấn Độ, Tỳ Thủ Yết Ma (Vizvakarman) là vị thần nghệ thuật và công xảo, cũng là thần kiến trúc, vốn là quần thần của vua trời Đế Thích tại Đao Lợi thiên. Mọi sự xây dựng về các cung điện nguy nga tráng lệ trên trời Đao Lợi và trời Ba Mươi Ba, cũng như các đồ ngọc báu trang sức tuyệt xảo của các vua trời đều do Tỳ Thủ Yết Ma tạo nên vậy. Trong Kinh nói là ba bậc thềm báu từ thành Tăng Già Thi lên cho đến trời Đao Lợi để cho đức Phật bước xuống cũng do một tay Tỳ Thủ Yết Ma tạo nên.
Trong Kinh kể lại Tỳ Thủ Yết Ma tâu cùng vua :
- Sáng hôm nay tức là ngày mồng 8 đầu tháng, là lúc mà sao Phất Sa hợp cùng Tỳ Sa Ha Để đồng xuất hiện. Khi Phật vừa mới đản sinh cũng có điềm ứng như vậy. Nay là ngày tốt, nên phải khởi công ngay.
Trong khi Tỳ Thủ Yết Ma ra tay làm th́ Kinh ghi tiếp "Lúc ấy trong ḷng vua Ưu Đà Diên suy tính như sau : sao cho tượng do ta cho tạo được mau hoàn tất ! Nghĩ xong, vua nói với vị nghệ nhân cơi trời : Ngươi hăy cố gắng ra sức cho mau hoàn tất, cho ta sớm được chiêm ngưỡng lễ kính. Do đó nghệ nhân cơi trời mới ra hết tài nghệ, dốc ḷng không ngưng nghỉ, chưa hết ngày trời là đă hoàn tất".
Như vậy là tượng Phật đầu tiên được tạo vào ngày 8, tháng mấy thời không rơ, và chỉ trong ṿng một ngày là hoàn thành. Và tổ sư tạo tượng Phật không ngoài ai khác là vị thần thủ công nghệ và kiến trúc Tỳ Thủ Yết Ma.
Tạo tượng Phật có ích dụng ǵ ?
Tựa đề của Kinh cũng đủ cho chúng ta thấy tạo tượng Phật là một việc làm "công đức". Công đức như thế nào ? Trong Kinh kể :
- Nói xong, [Tỳ Thủ Yết Ma] vung búa đẽo gỗ tạc tượng liền. Tiếng phạt gỗ vang lên đến tầng trời Ba Mươi Ba, đến tận Pháp hội của Phật. Do thần lực của Phật nên bất cứ chỗ nào tiếng phạt gỗ vang đến, chúng sinh ở chỗ ấy mà nghe được âm thanh này, th́ tội cấu phiền năo đều được tiêu trừ.
Bấy giờ, Như Lai bỗng mỉm cười và không hết lời ca ngợi công đức của nhà vua, đến mức Phật c̣n từ xa ấy mà thọ kư A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề cho nhà vua nữa". Đoạn Kinh này cho thấy rơ mối liên hệ chính yếu giữa việc tạo tượng Phật và việc thành Phật sau này. Tạo tượng Phật là nhân và quả của nhân này là chính người tạo tượng sẽ thành Phật sau này. Thế nên việc tạo tượng là một công đức phi thường và nền tảng nhất cho con đường "thành Phật".
Trong Kinh c̣n đưa ra câu hỏi của chúa trời Ba Mươi Ba :"Thế Tôn, hiện giờ tại nhân gian có chăng những người nào mà trong những đời trước đă từng làm tượng Phật Phật hay không ?" Phật trả lời :"Thiên Chủ, những người đă từng làm tượng Phật trong quá khứ đều đă giải thoát hết rồi.
Ở ngay trong chúng cơi trời này mà c̣n không có th́ huống ǵ là ở chỗ nào khác". Ngay sau đó đức Phật liền kể ra "tông tích" của một số các đệ tử Ngài đều do nhân duyên công đức tạo tượng hay liên hệ đến Tam Bảo mà có được các quả báo siêu việt như hiện nay. Chẳng hạn như vua Tần Bà Sa La là do đời quá khứ từng tạo tượng Bồ Tát mà sinh ra làm vua và được gặp Phật, khi chết sinh làm con vua trời Tỳ Sa Môn.
Ba anh em ngài Ca Diếp, do đời quá khứ sửa sang Phật đường, nên đời nay đắc được giải thoát ; ngài Kiều Phạm Ba Đề xưa làm thân trâu, do đi t́m cỏ mà nhiễu quanh tinh xá Phật ăn cỏ cây ở đó, nhân thấy tôn dung của Phật mà phát tâm hoan hỉ, nhờ phúc đức ấy nay được giải thoát ; Thi Tỳ La từng đem bảo cái cúng dường cho tượng Phật ; A Nâu Lâu Đà thắp lên một tim đèn cũng để cúng dường ; Thâu Tỳ Na từng quét Phật đường ; A Bà Ma Na ở ngay trước tượng Phật thắp đèn thí ánh sáng ; Nan Đà Tỳ Khưu ái kính oai nghi của tôn tượng mà dùng hương thủy tắm rửa cho tượng…
Phật nói :"Có vô lượng các bậc A La Hán như thế đều do từng có đôi chút cúng dường tượng Phật, cho đến ít nhất là Na Già Ba La chỉ có trước ṭa của tượng lấy chút hoàng đơn vẽ một thân tượng để cúng dường lên. Do phúc đức ấy mà đều được ĺa khổ chứng đắc giải thoát".
Phật lại nói tiếp :"Thiên Chủ, nếu lại có ai trong khi Pháp của ta chưa diệt mà có thể ra sức tạo các tượng Phật, thời nơi hội đầu tiên của Di Lặc sẽ được giải thoát. Nếu có chúng sinh nào không phải chỉ v́ chính ḿnh cầu xuất ly mà v́ muốn đắc Vô thượng Bồ Đề nên tạo tượng Phật, phải biết đó chính là nhân của ba mươi hai tướng, và làm cho người ấy mau được thành Phật".
Nếu vua Ưu Điền do tạo tượng Phật mà được thọ kư Bồ Đề là kết quả lâu xa về sau, th́ kết quả ngay hiện tại, theo Kinh nói, ngay sau khi tượng vừa được tạo xong "Khi ấy vua Ưu Đà Diên thấy tượng làm xong tướng đẹp oai nghiêm tâm sinh niềm tin thanh tịnh, đắc được Nhu thuận nhẫn. Do đắc được nhẫn nên lại càng thêm hân hoan sung sướng, bao nhiêu nghiệp chướng cùng các phiền năo đều được tiêu trừ, ví như mặt trời xuất hiện th́ sương giá đều tiêu tan. Duy trừ một nghiệp hiện thân phải chịu, đó là đă từng ở trước thánh nhân nói lời ác ngữ".
Nhu thuận nhẫn theo sự giải thích của Tăng Triệu đại sư là "[Đối với chân lư] tâm th́ mềm mại, trí th́ thuận theo, có khả năng thọ nhận được thật tướng, song chưa đạt đến mức vô sinh, nên gọi là Nhu thuận nhẫn".
Các đoạn Kinh trên đủ cho chúng ta thấy ích dụng của việc tạo tượng siêu việt đến mức nào, thế nên khỏi phải nhắc tới biết bao kết quả ích lợi khác nữa mà trong các Kinh thuộc loại này kể ra không biết chán mệt.
Lược qua về sắc thân trong Đại Thừa
Muốn hiểu rơ hơn nữa về ư nghĩa quan trọng của tượng Phật trong Đại Thừa, chúng ta cần phải xét qua các quan điểm cuả Đại Thừa về "sắc thân" và "pháp thân" của Phật. Nếu chúng ta cho rằng "pháp" là ǵ cao quư hơn "sắc" rất nhiều, thời theo đó chúng ta sẽ chỉ tôn trọng Pháp của Phật mà coi nhẹ Sắc của Phật. Sắc tướng của Phật mà c̣n bị coi thường, th́ huống ǵ là h́nh tướng của tượng Phật vốn chỉ là một thể chất vô t́nh !
Song theo Đại Thừa, Sắc thân này thật sự chưa từng bao giờ bị coi thường trong Đại Thừa Phật giáo. Sắc thân của Phật không phải chỉ là sắc pháp vô thường biến hoại của thế gian, mà đó là cả một công tŕnh xây dựng trường kỳ qua ba vô số kiếp, với sự tích góp của vô lượng công đức từ bi trí huệ vô lậu tương ưng với thật tướng của tất cả các pháp mới có thể có được một sắc thân như vậy.
Sắc thân ấy bất khả tư ngh́, như kim cương bất hoại bất diệt, là nơi tích tụ của vô lượng thiền định tam muội, thần thông biến hóa, là hiện thân của tất cả những ǵ là chân thật chân lư, là chỗ y cứ của giải thoát Niết Bàn cứu cánh và Giác ngộ vô thượng. Thật sự ra tất cả những ǵ chúng ta gọi là Pháp của Phật đều không ĺa khỏi Sắc thân ấy mà có được.
Trong suốt giai đoạn đức Phật c̣n tại thế, Sắc thân ấy là tất cả mọi ư nghĩa của Phật Pháp, đạo Phật được xây dựng trên Sắc thân ấy, chúng sinh quy y nương tựa trên Sắc thân ấy. Sắc thân ấy làm cho "Pháp", tức chân lư trở thành hiện thực, cụ thể, không c̣n chỉ là một lư thuyết suông, một ư nghĩa rỗng không. Sau khi đức Phật nhập diệt, Sắc thân ấy trở thành xá lợi, vẫn tiếp tục là một tác nhân có đầy đủ công năng để lợi lạc cứu độ chúng sinh.
Thế nên trong Kinh Dục Phật Công Đức, Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát hỏi đức Phật hai câu hỏi như sau :
1) Chư Phật Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác do nhân duyên ǵ mà có được [sắc]thân thanh tịnh với tướng đẹp hoàn toàn như vậy ? 2) Lại các chúng sinh được gặp Như Lai gần gũi cúng dường đạt được phúc báo vô lượng vô biên. Chẳng hay sau khi Như Lai nhập Niết Bàn rồi th́ các chúng sinh cúng dường ra sao, tu công đức nào để thiện căn ấy mau chóng đạt đến cứu cánh Vô thượng Bồ Đề ?
Đức Phật trước hết giải thích Pháp thân tức chính là Sắc thân, thế nên do "Pháp" thanh tịnh nên "Sắc" thanh tịnh , "Thiện Nam Tử, phải hiểu rằng do v́ bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tiến, tĩnh lự, trí huệ, từ bi hỉ xả, giải thoát , giải thoát tri kiến, lực, vô sở uư, tất cả Phật Pháp, Trí Nhất Thiết chủng [mọi Pháp ấy đều] thiện và thanh tịnh, nên [sắc thân] Như Lai thanh tịnh". Vị Phật đang hiện hữu đối trước Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát đó là một "sắc thân" hoàn toàn thanh tịnh do bởi tất cả Phật pháp đều thanh tịnh. Điều ấy có nghĩa là Pháp tức Sắc, Pháp thanh tịnh nên Sắc thanh tịnh.
Và trả lời tiếp câu hỏi thứ hai, đức Phật đưa ra ư nghĩa về các thân Phật, "…Chư Phật Thế Tôn có đủ ba thân là Pháp thân, Thọ dụng thân và Hóa thân. Sau khi ta niết bàn, nếu muốn cúng dường ba thân ấy th́ hăy cúng dường xá lợi. Song xá lợi có hai loại : một là thân cốt xá lợi, hai là pháp tụng xá lợi… Nếu người nam, người nữ, Bí su năm chúng mà có tạo tượng Phật hoặc không đủ khả năng th́ ít nhất là nhỏ như hạt lúa hoạc tạo tháp cỡ bằng quả táo…rồi đặt xá lợi như hạt cải hay chép pháp tụng bỏ vào đó. Rồi với các thứ trân kỳ mà cúng dường, tùy theo khả năng của ḿnh mà chí thành ân cần th́ [công đức có được] như [cúng dường] thân ta hiện c̣n tại thế đây không chút sai khác."
Ở đây đức Phật xác định thân xá lợi hoặc thuộc sắc pháp, tức thân cốt xá lợi, hoặc thuộc pháp tụng, tức chữ nghĩa hoặc âm nghĩa, đều có công năng y như ba thân Phật mà trong đó gồm cả "pháp" thân. Cũng nên chú ư là câu nói trên của Phật là gồm cả tượng Phật nữa, cũng có công năng bằng như ba thân.
Song khi nói về Sắc thân Phật tức nói đến sắc màu vàng tía, dáng cao trượng sáu, chính yếu là ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Điều này, người Phật tử chúng ta luôn bị ám ảnh bởi bài kệ trong kinh Kim Cương, "nếu dùng sắc để thấy ta, theo âm thanh để cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai". Và ngay trong kinh Đại Thừa Tạo Tượng Công Đức, Di Lặc Bồ Tát cũng đặt câu hỏi :"Thế Tôn [thân của] chư Phật Như Lai là thân pháp tính chứ không phải là thân sắc tướng. Nếu lấy sắc tướng làm thân Phật th́ Tỳ Khưu Nan Đà và Chuyển Luân Thánh Vương cũng đều là Phật hết, v́ hai vị ấy đều có đủ các tướng tốt [như của Phật]…"
Chính v́ các lư do này mà người Phật tử đâm coi thường Sắc thân và coi thường lây tượng Phật ! Không những thế, câu hỏi của vua Ba Tư Nặc sau đó c̣n cho thấy nhiều bất toàn hơn nữa của sắc thân và công năng tạo tượng Phật, Kinh kể như sau :"Lúc ấy trong hội có những người chưa phát Đại Thừa tâm đều sinh nghi ngờ, không biết Như Lai trong quá khứ có tạo tượng Phật hay không có tạo ? Nếu mà có tạo th́ tại sao tuổi thọ lại có giới hạn, c̣n có bệnh, có khổ, cơi nước Ngài ở th́ đầy dẫy uế trược không hề thanh tịnh".
Vua Ba Tư Nặc nhân đó mới hỏi Phật :" Thế Tôn … song Phật Thế Tôn từng có lần bị cây Kiếp Đa La đâm làm chân bị thương ; lại có lần bị Đề Bà Đạt Đa đẩy núi đá xuống làm chân chảy máu ; lại có lần Ngài nói có bệnh và sai Kỳ Bà điều chế thuốc mạnh ; lại có lần Ngài bị đau lưng phải bảo Ma Ha Ca Diếp tụng bẩy phần Bồ Đề cơn đau mới được trừ ; lại có lần Ngài khó ở, phải sai A Nan đến nhà Bà La Môn xin sữa ḅ dùng ; lại có lần trong thôn Sa La an cư ba tháng chỉ ăn lúa ngựa ; lại có lần Ngài khất thực mà không được ǵ hết, đem bát trống không mà về. Như Thế Tôn vừa nói, nếu có ai từng làm tượng Phật th́ bao nhiêu nghiệp chướng đều được tiêu trừ, ĺa các khổ năo, không c̣n tật bệnh nữa. Vậy Thế Tôn xưa kia có từng làm tượng hay là không làm ? Nếu xa xưa kia mà Ngài từng làm th́ do nhân ǵ mà có các sự việc như vậy ?"
Giờ đây chúng ta thử cứu xét về ba vấn đề trên :
1) Trước hết bài kệ trong Kinh Kim Cương, bài kệ ấy rơ ràng chỉ khẳng định rằng người nào dùng sắc và âm thanh để thấy để cầu Phật th́ như thế là lạc vào đường tà rồi, song bài kệ không hề khẳng định rằng sắc và âm thanh là tà đạo. Nếu sắc và âm thanh là tà đạo, th́ sao đức Phật không nói rằng "sắc chỉ là tà đạo, âm thanh cũng tà đạo, đừng thấy sắc nghe thanh, đó chính là Như Lai" ? Điều này đủ thấy rơ vấn đề sai lầm không ở nơi sắc và âm thanh mà ở nơi người sử dụng sắc và âm thanh.
Ví như trong bóng đêm chúng ta thấy cuộn dây mà lầm là con rắn, th́ lỗi lầm không ở nơi cuộn dây mà ở nơi cái thấy của chúng ta, chứ tại sao lại đổ hết lỗi lầm vào cuộn dây ?
Sắc và âm thanh vốn không tự nhận ḿnh là Như Lai, cũng không tự phủ nhận ḿnh chẳng phải là Như Lai, chính cái tâm của chúng ta cho đó là Như Lai và cho đó không phải là Như Lai. Sắc và âm thanh cũng không hề có ư ǵ lừa dối chúng ta, mà tự chúng ta thấy ra thế này thấy ra thế kia. Sắc và âm thanh cũng không hề vui khi chúng ta bám vào đó, và cũng chẳng hề buồn khi chúng ta hủy bỏ khinh chê. Tự tướng của sắc và âm thanh luôn luôn như như bất động, không sinh không diệt, không tạo tác, không tư vị, không tự ngă, không sở hữu. Chẳng qua v́ chúng ta không thấy ra được thật tướng đó của sắc và âm thanh, nên khởi tâm tà vọng cho sắc và âm thanh này là tôi, là của tôi, và sắc và âm thanh kia là Như Lai, là Pháp của Như Lai, thế nên Phật mới nói bài kệ trên để phá tâm tà vọng đó của chúng ta, chứ đâu phải là phá sắc và âm thanh để mà rơi vào đoạn diệt. Phá tâm tà vọng như thế là để chúng ta thấy rơ ra, hay chứng ngộ được, thật tướng vô sinh diệt của sắc và âm thanh vậy. Thế nên câu kệ cuối cùng mới vẫn dùng chữ "thấy" mà nói là "không thấy được Như Lai", tức cứu cánh vẫn là để "thấy" ra Như Lai, chính là thấy ra thật tướng của sắc và âm thanh vậy. Tóm kết lại, Như Lai chính là sắc và âm thanh trên b́nh diện thật tướng.
Bài kệ cũng không hề khẳng định rằng ĺa sắc và âm thanh đó là chính Đạo. Nếu đúng như thế là chính Đạo, th́ đức Phật chỉ việc nói "bịt mắt bịt tai lại, đừng thấy nghe ǵ hết, đó là hành chính đạo, đó chính là Như Lai" có phải là dễ hiểu cho chúng ta biết bao không ! Dù có ĺa đi chăng nữa th́ cũng là tâm chúng ta vọng thấy là ĺa là hợp, chứ tự tướng của sắc và âm thanh không hề có ĺa hay hợp, mà lúc nào cũng như như bất động, không tạo không tác…Bài kệ nhằm chặn đứng và giải tỏa tâm tà vọng ấy để cho tâm thức hành giả đứng yên lại, lắng trong xuống, bất động, không tạo tác, thời sẽ tương ưng được với thật tướng của sắc và âm thanh và nói chung là của tất cả các pháp. Nhờ tương ưng nên tâm hành giả sẽ "thấy" hay chứng được thật tướng của sắc và âm thanh… và khi ấy tâm thức trở thành Trí Bát nhă.
Do đó bài kệ của Kinh Kim Cương không hề nhằm đả phá sắc và âm thanh, mà trái lại chính lại nhằm điều tâm đúng mức để đưa tới chỗ chứng ra thật tướng của sắc và âm thanh vậy.
2) Thứ đến là câu hỏi của Di Lặc Bồ Tát, trọn nguyên câu hỏi ấy như sau : "Thế Tôn, [thân của] chư Phật Như Lai là thân pháp tính chứ không phải là thân sắc tướng. Nếu lấy sắc tướng làm thân Phật th́ Tỳ Khưu Nan Đà và Chuyển Luân Thánh Vương cũng đều là Phật hết, v́ hai vị ấy đều có đủ các tướng tốt [như của Phật]. Nếu vậy, hoặc như có chúng sinh nào hủy hoại Pháp thân của Phật, [nghĩa là] pháp mà nói là phi pháp, phi pháp mà nói là pháp, rồi sau đó lại phát tín tâm mà tạo tượng Phật, th́ trọng tội kia có v́ thế mà được tiêu diệt hay không thể diệt được ?"
Pháp thân của Phật nói rơ ra gồm năm pháp : Giới, Định, Huệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến. Có nghĩa là chẳng hạn người nào phá giới, tức là phá Pháp thân của Phật ; người nào phát sinh tà kiến hủy hoại chính kiến, tức phá Pháp thân của Phật… Phá Pháp tức phá Đạo. Đạo bị phá th́ làm sao đi đến giải thoát được. Giải thoát không có tức khổ không có lối thoát. Do đó tội này cực nặng. Ở đây, đức Phật trả lời như sau :"Nếu chúng sinh kia pháp mà nói là phi pháp, phi pháp lại nói là pháp, song chỉ nói nơi miệng thôi chứ không hoại [chính] kiến. Sau đó sinh ḷng tin sẵn ḷng tạo h́nh tượng Phật. Th́ nghiệp ác trước kia chỉ nơi thân hiện tại mà chịu báo nhẹ, chứ không phải đọa ác đạo, song vẫn phải ở trong sinh tử chứ chưa giải thoát ngay được".
Câu trả lời của đức Phật cho chúng ta thấy rơ công năng của việc tạo tượng Phật ra sao. Vấn đề ở đây chỉ mới là tạo tượng Phật thôi chứ chưa phải là Sắc thân sinh động của Phật. Tượng là thể theo Sắc thân mà tạo lập, tượng đă có công năng như thế, th́ công năng của sắc thân dĩ nhiên c̣n vi diệu hơn nhiều.Như vua A Xà Thế giết cha, hại mẹ, a ṭng theo Đề Bà Đạt Đa, tức theo ác kiến, phá Tăng hại Phật, nhưng rồi sau này hối hận, đến trước Phật, tức trước sắc thân, sám hối quy y, nên tội nghiệp được tiêu trừ và trở thành một cận sự hộ pháp đắc lực của Phật.
Thế nên, đành rằng nơi mặt sắc tướng Nan Đà và vua Chuyển Luân đều có ba mươi hai tướng giống như Phật, song ở mặt công năng cứu độ chúng sinh của sắc thân thời hai vị kia không thể so sánh được với Như Lai. Ví như chúng ta làm hai vật giống y hệt nhau về h́nh tướng, song một vật bằng kim cương và một vật bằng đá xanh, th́ tuy h́nh tướng không khác, song vật bằng kim cương vẫn có công năng, giá trị và quư báu gấp trăm ngàn lần vật bằng đá xanh.
Vật bằng kim cương được cất giữ ở nơi sang trọng và có công năng làm cho người chủ trở nên giầu có, danh tiếng, được người khác hâm mộ kính trọng ; trong khi vật bằng đá xanh, tuy đồng h́nh tướng với vật bằng kim cương, song không thể có công năng làm cho người chủ có được vinh dự lớn lao, và bị bỏ lăn lóc nơi xó vườn !
Cũng vậy, ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm của đức Phật là làm bằng chất trí huệ, đại từ bi, đại nguyện và công đức lục độ, được kết tinh qua ba vô số kiếp ; trong khi ba mươi hai tướng của ngài Nan Đà và vua Chuyển Luân chỉ là chất thiện phúc đức hữu lậu của thế gian được kết tinh qua vài kiếp.
Do đó ba mươi hai tướng của hai ngài này không thể có được công năng độ sinh như Sắc thân ba mươi hai tướng của đức Phật, nên không thể có giá trị và được quư trọng ngang bằng với Sắc tướng Phật được.
|
Quay trở về đầu |
|
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 5 of 5: Đă gửi: 10 May 2006 lúc 10:19pm | Đă lưu IP
|
|
|
) Về câu hỏi của vua Ba Tư Nặc, nghi ngờ khi thấy Sắc thân của Phật cũng phải chịu đủ mọi hoạn nạn, bệnh khổ, nên không rơ là trong quá khứ Phật có từng tạo tượng hay không. Nếu có, th́ với công đức tạo tượng tại sao Phật lại bị như vậy ? Nếu không, th́ Phật dạy cho chúng sinh tạo tượng để làm ǵ, và đâu cần phải tạo tượng cũng vẫn thành Phật được vậy ? Tuy câu hỏi ở đây là về công đức tạo tượng, song cũng như câu hỏi của ngài Di Lặc ở trên, nó có liên quan đến vấn đề Sắc thân Phật là hoàn toàn hay là bất toàn ?
Nếu hoàn toàn thời Sắc thân Phật chính là Pháp thân Phật, nếu bất toàn thời chỉ Pháp thân mới cứu cánh, mới đáng tôn thờ, c̣n Sắc thân hoàn toàn thuộc thế gian, vô thường, bại hoại, không hề phải là đối tượng để nương tựa, tôn thờ. Đức Phật trả lời như sau :"Ta ở trong các đời trước, v́ cầu Bồ Đề nên đă dùng các loại như ngọc báu, chiên đàn, mầu vẽ v.v… để làm tượng Phật, số lượng c̣n nhiều hơn số người trời trong hội này nữa. Do phúc báo ấy mà tuy ta ở trong sinh tử, các hoặc chưa đoạn tận, song các thân ta thọ báo đều kiên cố như kim cương không sao tổn hoại được.
Đại vương, ta nhớ lại vào thời quá khứ, trong vô lượng kiếp sinh tử ta tạo h́nh tượng Phật, trong các giai đoạn ấy ta vẫn c̣n tham, sân, si với vô lượng phiền năo tương ưng cùng ta, song chưa từng bao giờ trong một niệm thôi mà do tội nghiệp nên phải chịu bốn đại không điều ḥa, chịu ác quỷ thần hay chút ít bệnh khổ nào đó hành phạt.
Cần bất cứ ǵ cũng đều có đầy đủ. Huống ǵ ta giờ đây đă đắc được A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề mà lại có các chuyện không được như ư như thế… Đại vương, ta đă từ lâu đoạn tận hết mọi ác nghiệp, xả những ǵ khó xả, hành những ǵ khó hành. Thân mệnh ta xả hơn trăm ngàn ức, ta đă tạo vô lượng h́nh tượng chư Phật, đă sám hối hết vô lượng các ác nghiệp tội, th́ có lẽ nào c̣n phải chịu các việc như bị thương, bệnh khổ, ăn lúa ngựa, đói khát này nọ…
Đại vương, thân của chư Phật Như Lai là thân thường, thân Pháp, v́ độ chúng sinh nên hiện ra các sự việc ấy chớ nào phải thật vậy, từ bị thương chân, đau lưng, xin sữa, dùng thuốc cho đến Niết Bàn, đem xá lợi phân phát ra mà khởi tháp thờ, đều là phương tiện thiện xảo của Như Lai khiến cho chúng sinh thấy các tướng như thế.
Đại vương, ta hiện các sự việc hoạn nạn như thế ở giữa thế gian là muốn cho chúng sinh thấy nghiệp báo không hề mất để họ biết sợ hăi mà đoạn tất cả tội lỗi, tu mọi điều thiện. Sau đó mới thấy rơ ra thân thường thân Pháp [của ta] thọ mạng vô lượng, quốc độ thanh tịnh. Đại vương, chư Phật Như Lai không hề hư vọng mà chỉ do v́ thuần nhất đại bi, trí huệ thiện xảo nên mới hiện bày ra các sự việc như thế
Như thế, đức Phật đă xác định sắc thân của Ngài là hoàn toàn bất hoại ngay khi c̣n tham sân si chưa thành Đạo nữa ḱa. Đó là mới do nhờ nơi công đức tạo tượng thôi, chớ chưa nói ǵ đến lục độ vạn hạnh, từ bi hỉ xả trí huệ, lực, thiền định tam muội này nọ. Nếu Sắc thân có sinh có diệt th́ đó chỉ là thị hiện để giáo hóa chúng sinh, chứ thật ra Sắc thân là thường là Pháp thân, thọ vô lượng kiếp, trụ nơi tịnh độ
Sắc thân như thế vừa bao gồm cả Pháp thân, tức thật tướng của các pháp, vừa lại là phương tiện thiện xảo để cứu độ chúng sinh. Tức, chúng ta có thể nói là, Sắc thân vừa vô sinh vô diệt thường hằng, mà vừa sinh diệt nhân quả. Song mặt sinh diệt nhân quả này của Sắc thân không hề phải là các pháp khổ đau, biến hoại, không thật của thế gian, mà lại là đại phương tiện thiện xảo, làm bằng chất bi nguyện và công đức lục độ vô lậu, để mà cứu độ chúng sinh. Pháp thân do chỉ có một mặt duy nhất là vô vi vô lậu vô sinh diệt mà thôi, thiếu mặt Sắc tướng sinh diệt, nên thật sự thiếu phương tiện, không thể độ chúng sinh được.
Trong khi Sắc thân có đủ hai mặt vừa vô sinh diệt giải thoát thường hằng, vừa sinh diệt thể nhập thế gian cứu độ chúng sinh, vừa Trí Huệ vừa Từ Bi và phương tiện viên măn hoàn toàn, th́ tại sao chúng ta lại cứ coi thường Sắc thân như pháp khổ đau thế gian mà chỉ riêng coi trọng Pháp thân không thôi vậy ?
Tóm lại, khi Đại Thừa ca ngợi Sắc thân của đức Phật, th́ không phải là ca ngợi trên b́nh diện vọng thức tà lệch mà ca ngợi trên b́nh diện thật tướng tương ưng với Bát Nhă trí. Sắc thân của Phật, nơi mặt tự tướng thời như như bất động, không sinh không diệt, không đến không đi, không tạo không tác, thường hằng, Không, vô hạn vô tận, không nhiễm cũng không tịnh…
Song nơi mặt duyên khởi, thời ứng theo tâm vô minh, sự khổ đau của chúng sinh làm duyên ; khơi nguồn từ Đại bi làm nhân ; chuyển vận biến chuyển hướng tới quả bằng năng lực hành nguyện lục độ vạn hạnh qua ba vô số kiếp làm trợ nhân trang nghiêm ; rồi dựa trên thật tướng vô sinh diệt Không chân như làm sở y, mà hiển hiện ra Sắc thân ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hoàn toàn vừa cứu cánh giải thoát vô lậu mà vừa là phương tiện thành lập Tam Bảo, cứu độ chúng sinh.
Sắc thân ấy vừa chính là sắc thân cho chúng sinh thấy biết, vừa chính là Không tính chân như ĺa ngoài tâm phân biệt. Sắc thân ấy vừa phù hợp theo nguyên tắc nhân quả của thế gian, vừa tương ưng hoàn toàn với nguyên lư thường hằng bất biến, không tạo tác, tức không nhân, không sinh diệt, tức không quả của chân như thật tướng.
Do đó, Sắc thân ấy không phải có cũng không phải không, vừa là có cũng vừa là không, nên gọi là bất khả tư ngh́. Tóm lại Sắc thân ấy hoàn toàn là thế gian nhưng lại hoàn toàn là chân lư viên măn cứu cánh tối thượng. Ở nơi đây, sắc thân chính là Pháp thân. Và chính trên phương diện này, Sắc thân Phật của Đại Thừa được tôn thờ, đảnh lễ, cúng dường và ca ngợi.
Từ Sắc thân đến tượng Phật.
Trở lại ư nghĩa của tượng, tượng Phật là một bản in lại của Sắc thân, một bản "cóp pi" và lư do tạo tượng là, như chúng ta đă biết, v́ vua Ưu Đà Diên quá tưởng nhớ Sắc thân Phật nên mới tạo tượng. Vấn đề tạo tượng như thế cốt yếu là "ghi dấu" lại hay "in" lại cho thật trung thực tất cả mọi đường nét của Sắc thân Phật. Song đó là một điều bất khả đối với tất cả các nghệ sĩ điêu khắc của nhà vua, ngay đến Tỳ Thủ Yết Ma cũng phải nói "tài nghệ của tôi tuy nói là đệ nhất, song tạo h́nh tượng Phật th́ không sao hoàn toàn được. Y như có người lấy than vẽ mặt trời mà nói là giống th́ đâu có lẽ nào như thế được !".
Kinh c̣n kể rằng khi vua "đội" tượng Phật đến đảnh lễ Phật, lúc ấy, "tướng đẹp của thân Phật hoàn toàn đầy đủ trang nghiêm, ở giữa chư thiên nổi bật hơn hẳn, ví như trăng tṛn ĺa khỏi mây mờ. Tượng được tạo kia mà đối với Phật y như g̣ đống mà so với Tu Di không sao thí dụ nổi. Song chỉ có tóc h́nh xoắn ốc và bạch ngọc hào là c̣n được ít phần tương tợ để cho bốn chúng c̣n nh́n ra đó là tượng Phật".
(Phải chăng cũng v́ thế nên sau này dựa vào tượng Phật để tu quán, chúng ta thường được khuyên là nên quán tướng bạch hào trước tiên ? Bạch ngọc hào tức một trong các tướng tốt của đức Phật. Đó là một sợi lông mầu trắng, cuốn tṛn về phía bên phải, ở giữa hai lông mày của đức Phật. Phật thường từ bạch hào này mà phóng quang ra). Và cũng chính v́ thế nên vua phải biện bạch cùng Phật "Thế Tôn, Như Lai quá khứ ở trong sinh tử v́ cầu Bồ Đề mà đă thực hành vô lượng vô biên các khổ hành rất khó hành, mới có được thân tướng vi diệu tối thượng như thế. Tượng do con tạo chẳng giống với Phật, con tự xét lại thật lấy làm lầm lỗi không cùng !".
Chúng ta đă biết là vua v́ quá luyến nhớ Sắc thân Phật, nên dù biết là không thể nào tạo được một tượng Phật tương tợ như Sắc thân, song vẫn nhất định tạo, được chút nào tương tợ hay chút ấy. Động cơ tạo tượng hoàn toàn chỉ là t́nh cảm hữu lậu phiền năo của thế gian, song nhà vua không ngờ việc làm ấy làm chấn động lên tận cơi trời, không những thế nhà vua c̣n vô t́nh mà lập nên một quy tắc nền tảng chung và khai mở ra cả một giai đoạn mới cho lịch sự đạo Phật, tức giai đoạn "tượng Pháp" dưới sự trị v́ và lănh đạo của tượng Phật.
Thế nên đức Phật mới khích lệ vua như sau :"Không phải là lỗi lầm của ông. Ông nay đă làm được vô lượng lợi ích, không ai so bằng được ông đâu. Nay ông là người đầu tiên đặt ra quy tắc ấy cho Phật pháp của ta. Do nhân duyên này mà làm cho vô lượng chúng sinh được niềm tin và lợi ích lớn. Nay ông như thế là đă có được vô lượng phúc đức, quảng đại thiện căn".
Và Đế Thích cũng khích lệ vua như sau :"Vua giờ đừng có lo âu ǵ về việc ấy nữa. Như Lai trước đó ở trên trời và giờ đây dưới nhân gian này đều ca ngợi công đức tạo tượng của vua. Mọi chư thiên chúng cũng đều tùy hỉ. Trong đời vị lai ai có ḷng tin đều theo nơi vua mà tạo h́nh tượng Phật, thành có được thắng phúc. Nên nay vua hăy hân hoan vui mừng đi !"
Trong Kinh tiếp tục nói lên vô lượng công đức ích lợi của việc tạo tượng. Song điểm quan trọng nhất là cái "quy tắc" mà vua, do luyến nhớ tạo tượng, đă đặt thành cho pháp Phật kia là ǵ vậy ? Kinh Quán Phật Tam Muội Hải sẽ công bố cái quy tắc ấy ra cho chúng ta tỏ rơ khi Kinh kể lại lúc tượng vàng đến nghinh đón Phật như sau :"Khi ấy tượng vàng từ trên voi bước xuống y như Phật sống, chân bước trong không và mưa hoa dưới chân, cũng phóng ra ánh sáng mà đến đón Thế Tôn. Rồi th́ tượng vàng đúc chắp tay hướng về Phật làm lễ.
Lúc ấy Thế Tôn cũng quỳ xuống chắp tay hướng về tượng. Thời trong hư không trăm ngàn hóa Phật cũng đều chắp tay quỳ xuống hướng về tượng. Lúc ấy Thế Tôn nói với tượng rằng : Ông ở trong đời vị lai sẽ làm Phật sự lớn lao. Sau khi ta diệt độ, chư đệ tử của ta, ta phó chúc lại cho ông". Các hóa Phật trong không cũng miệng khác mà đồng âm cùng nói như sau :"Nếu có chúng sinh nào sau khi Phật diệt độ mà tạo lập h́nh tượng, dùng cờ, hoa, các hương để cúng dường, người này đời sau chắc chắn đắc được Niệm Phật Thanh Tịnh Tam Muội. Nếu có chúng sinh nào biết hết mọi việc Phật từ trời xuống diễn tiến ra sao, rồi hệ niệm theo đó mà tư duy, thời sẽ tự được thấy Phật".
Theo đoạn Kinh trên thời tượng Phật chính là nơi đức Phật phó chúc và giao lại tất cả chúng đệ tử của Ngài. Tượng Phật sẽ thực hành đại Phật sự là nối tiếp Phật thống lănh chư đệ tử và quảng độ chúng sinh theo pháp môn "tạo tượng cúng dường" như các hóa thân Phật đồng thanh tuyên nói. Điểm này phải chăng muốn nói lên ư nghĩa là sau khi Phật nhập diệt thời Phật vẫn c̣n ngự trị đó qua tượng Phật, và năng lực
Giác Ngộ vô sinh vô diệt cũng như nguyện lực đại bi bất tận của Ngài vẫn ứng theo chúng sinh mà thành các hóa thân bất tận của Phật. Song các hóa thân của Phật trong tương lai đều sẽ quy hướng về tượng Phật, sẽ nương vào tượng Phật làm pháp môn tu tập công đức và quán huệ.
Tóm lại, khi không c̣n Phật nữa rồi, th́ dù là Tổ sư tông phái, dù là hóa thân Phật hay Bồ Tát, dù là Tam tạng Pháp sư, dù là thần tăng kỳ diệu ǵ đi nữa th́ vẫn phải thờ tượng Phật, vẫn phải đảnh lễ, quy y về tượng Phật. Và ngày nào tượng Phật c̣n có đó thời có nghĩa là đạo Phật c̣n có đó, ngày nào tượng Phật không c̣n có ở bất cứ đâu nữa thời có nghĩa là đạo Phật đă hoàn toàn tiêu diệt hẳn.
Quy kết về ư nghĩa của tượng Phật.
Qua những đoạn Kinh vừa tŕnh bày ở trên, chúng ta đủ thấy rơ là tượng Phật không phải chỉ là một "biểu hiện", một biểu tượng, như h́nh ảnh hoa sen, bánh xe pháp luân… Cũng hoàn toàn không phải là một "kỷ vật", tức một vật kỷ niệm, một vật để nhắc nhở chúng ta điều này hay điều kia ; và càng không phải là một pho tượng kỷ niệm một danh nhân hay một nhà đạo đức, chỉ để chúng ta bùi ngùi chiêm ngưỡng hâm mộ, và do đó điện thợ Phật hay tháp thờ Phật không hề phải là một đài kỷ niệm hay đền kỷ niệm. Vậy tượng Phật có ư nghĩa ǵ ?
Qua tất cả những ǵ đă nói từ đầu đến giờ, chúng ta tóm lại : Tượng Phật là hiện thân của Sắc thân Phật, vừa mang chính trong ḿnh chân lư tối thượng của đạo Phật, tức gồm cả Pháp thân Phật, vừa là một phương tiện tối thiện xảo, có công năng duy tŕ đạo Phật giữa thế gian đầy u tối này, làm cho Tam Bảo được trường tồn, và là nơi nương tựa của toàn thể chúng sinh.
Tượng Phật được như vậy là do truyền thừa lại được phần nào công năng của Sắc thân Phật vậy. Như nếu chúng ta lấy một miếng gỗ chiên đàn thật quư để tạo bất cứ h́nh tượng ǵ, rồi đem để lên cao thờ, chúng ta không thể v́ thế mà phát triển tâm linh, tăng trưởng công đức, hay làm cho đạo Phật có mặt được ; và nếu chúng ta có dẫm đạp lên pho tượng ấy th́ cũng chẳng có nghiệp báo nào nhân quả ǵ xảy ra.
Nhưng nếu chúng ta cũng dùng chính miếng gỗ ấy mà tạo nên một pho tượng Phật theo Sắt thân Phật, th́ dù pho tượng ấy không được hoàn hảo mấy đi nữa, khi chúng ta thờ thời tâm linh sẽ phát triển, công đức sẽ tăng trưởng, và đạo Phật thật sự hiện hữu ; nếu chúng ta coi thường dẫm đạp lên tượng Phật ấy, nhân quả nghiệp báo sẽ thành tựu liền.
Điều ấy chứng tỏ chất gỗ không làm nên đạo Phật, song một khi Sắc tướng thể nhập vào và hiển hiện lên mặt gỗ thời chất gỗ ấy trở thành một "tượng" Phật với đầy đủ mọi công năng để thi hành mọi Phật sự. Tượng như thế là để duy tŕ và truyền đạt công năng của Sắc thân Phật đến để cứu độ chúng sinh. Do đó người Phật tử Đại Thừa thờ tượng Phật, cung kính, đảnh lễ, cúng dường tượng Phật, chính là cung kính, đảnh lễ, cúng dường Sắc tướng Phật với tất cả các công năng trí huệ, từ bi… vẫn c̣n sinh động có đó qua các chất liệu vô t́nh.
Tượng Phật do đó chính là Sắc tướng Phật được lưu lại từ thân xác thịt, tức khi Phật c̣n tại thế, qua thân xá lợi, tức ngay sau khi Phật nhập diệt, cho đến thân vô t́nh của đất đá, gỗ, kim loại… Sắc tướng ấy là tất cả đạo Phật, nơi Sắc tướng ấy mà tất cả mọi Phật sự được thi hành.
Tạo tượng Phật
Dĩ nhiên tượng Phật không thể lưu lại được hết nét đẹp của Sắc tướng Phật, song tâm tạo tượng và ư niệm "Phật" trong tâm người tạo tượng vẫn là yếu tố then chốt để làm cho việc tạo tượng trở thành một công đức siêu việt.
Theo ư của Kinh, thời người tạo tượng dù chủ ư hay không chủ ư th́ việc tạo tượng vẫn là một nguyên nhân, một chủng tử của Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vua Ưu Đà Diên tạo tượng chỉ để đỡ nhớ nhung, song vẫn được Phật thọ kư. Phật nói rơ là trong quá khứ v́ cầu Bồ Đề mà Ngài đă tạo không biết bao nhiêu là tượng Phật. Công đức của tạo tượng không thể nói hết được, song điểm quan trọng nhất vẫn là "tạo tượng Phật chính là nhân để thành Phật". Đây là về mặt tự lợi.
Tạo tượng Phật tức in lại ("ấn") Sắc tướng (hay "dấu vết") của Phật (tức Giác ngộ, tức Pháp) và như thế làm cho Phật hay Giác ngộ hiển hiện, rơ nét trở lại giữa thế gian vô thường này, nhờ đó Tam Bảo được củng cố trụ tŕ vững chắc, và chúng sinh được "ân triêm công đức" lợi lạc. Đó là về mặt lợi tha.
Kinh cho thấy rơ là khi nói "tạo" tượng Phật, th́ không phải là chính tay ḿnh phải tạo tượng, mà do chính ḿnh khởi lên tâm nguyện thiết tha muốn tạo tượng, rồi cho thợ tạo tượng. Theo nguyên tắc "nghiệp nhân quả" trong đạo Phật, th́ người chủ trương, tức người có ư muốn thiết tha làm, chính là người làm, chứ không phải là người được sai làm.
Pho tượng Phật đầu tiên tuy do chính tay Tỳ Thủ Yết Ma làm, song vua Ưu Đà Diên mới chính là người tạo pho tượng ấy, nhân quả của việc tạo tượng này đều thuộc về vua Ưu Đà Diên, bởi ư muốn làm tượng là ư muốn của vua, và do vua sai làm tượng nên tượng mới được làm. Người thợ làm tượng chỉ do lời sai hay thuê mà làm như một nghề nghiệp, th́ người ấy coi như chẳng dính ǵ đến nhân quả của việc tạo tượng.
Người thợ làm tượng muốn chia xẻ nhân quả với người sai làm, thời cần phải phát khởi ư nguyện cùng làm với người sai bảo. Thế nên, sau khi tạo tượng xong, vua ban thưởng cho Tỳ Thủ Yết Ma, vị thần này mới nói như sau :"Nay vua tạo tượng Phật nên tôi cũng tùy hỉ. Nguyện cùng với đại vương đồng tu phúc đức này. Những ǵ giờ đây vua ban tặng tôi không dám nhận. Nếu muốn ban thưởng ǵ, đợi một ngày tốt khác". Ngoài ra một người chủ trương tạo tượng kêu gọi các người khác cùng đóng góp. Các người khác hưởng ứng đóng góp để làm, th́ tất cả mọi người đều có phần nhân quả trong việc tạo tượng ấy.
Sau cùng, v́ tượng chính là phản ảnh lại Sắc tướng tuyệt đẹp của Giác ngộ, thế nên người tạo tượng cũng phải cố hết sức để tạo nên một pho tượng cho thật "đẹp" chứ không phải chỉ cần tâm niệm chân thành là đủ rồi. Sắc tướng của Phật, trong Kinh không biết bao lần đều diễn tả là đẹp đến mức hễ ai đă nh́n thấy là không c̣n dời mắt đi đâu được nữa.
Chính các đại Bồ Tát như Địa Tạng, Văn Thù v.v… đều do chiêm ngưỡng sắc tướng tuyệt đẹp của Phật mà phát đại nguyện thâm nhập vào Đạo. Thế nên quan điểm chỉ tạo một pho tượng nh́n sao cho khả kính không thôi là không đúng. Và cũng không đúng chút nào nếu quan niệm rằng tượng Phật chỉ thuộc về lănh vực nghệ thuật. Càng không phải nữa là quan niệm tượng Phật chỉ là một biểu tượng, một kỷ niệm vật.
Tượng Phật cần biểu hiện ra được phần nào Sắc tướng đẹp tuyệt vời của Phật là để tôn thờ phát triển tâm linh, chứ không phải là một h́nh ảnh xử phạt nào đó mà khiến chúng ta không dám tới gần v́ "sợ tội", cũng không phải chỉ là một tác phẩm nghệ thuật cho khiếu thẩm mỹ thưởng thức, hay chỉ là một pho tượng "chết" để niệm tưởng.
Do đó một pho tượng Phật lư tưởng cần có đủ ba tính chất như sau : đẹp, lôi cuốn người ta đến gần để chiêm ngưỡng (nghệ thuật tính), oai nghiêm, làm người ta khi chiêm ngưỡng phát sinh tâm kính mến (đạo đức tính) ; và khuất phục, khiến đă chiêm ngưỡng rồi là phải muốn đảnh lễ cúng dường (tâm linh tính).
Ngoài ra truyền thống của Phật giáo Mật tông c̣n có hẳn một bộ Kinh là Tạo Tượng Lượng Độ Kinh, trong đó ngài Xá Lợi Phất hỏi đức Phật về chi tiết tất cả các kích thước của thân thể, mày mặt, môi miệng v.v… của một pho tượng Phật ra sao. Song truyền thống của Hiển giáo về vấn đề tạo tượng Phật th́ hoàn toàn tự do.Tâm nguyện tin tưởng, chân thành và tha thiết của người tạo tượng vẫn là nền tảng và là yếu tố chính yếu để tạo thành một pho tượng Phật với kết quả hoàn toàn tốt đẹp.
Thượng Tọa Thích Nhất Chân
tháng 4 năm 2001
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
|