Tác giả |
|
kimlong Hội viên
Đă tham gia: 21 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 71
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:04am | Đă lưu IP
|
|
|
Chánh Pháp
Chánh Pháp do Đức Phật giảng dạy có những đặc tính như sau:
Hiện kiến:
Pháp do đức Phật thuyết giảng, pháp ấy có thể thực hành và có thể chứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại. Chẳng hạn, sau khi quán chiếu, đức Phật đă thấy rơ pháp mười hai Duyên khởi theo lưu chuyển là Ngài thấy ngay gốc rễ của sinh tử. Và Ngài quán chiếu pháp mười hai Duyên khởi theo hoàn diệt là Ngài thấy rơ ngay sự có mặt của giải thoát và giác ngộ.
Lại nữa, trong khi quán chiếu pháp mười hai Duyên khởi theo lưu chuyển, th́ trong đó Ngài đă thấy rơ ngay Khổ đế và Tập đế. Và trong khi quán chiếu pháp mười hai Duyên khởi theo hoàn diệt th́ ngay ở giây phút ấy, Ngài thấy rơ Diệt đế và Đạo đế.
Do tu tập và thấy rơ pháp một cách thường xuyên như vậy, nên thực hành pháp của Phật, hành giả có thể chứng ngay đời sống giải thoát và an lạc trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là chứng ngộ và có sự giải thoát ngay trong cuộc sống nầy.
Vô nhiệt:
Pháp của Phật có hiệu năng làm tươi mát tâm hồn của những ai thực hành nó. V́ pháp ấy là pháp đối trị phiền năo, mà phiền năo là trạng thái làm cho thân tâm nóng bức, khó chịu và khổ đau.
Một khi thân đă có những cảm giác khó chịu, th́ nó sẽ tác động lên tâm và ngược lại tâm có những cảm giác khó chịu th́ nó cũng tác động lên thân, cả thân lẫn tâm đều phát sinh ra những cảm giác khó chịu, và bệnh hoạn cũng có thể phát sinh ra từ những sự bực bội này.
Do đó, một hành giả thực hành pháp của Phật là để trừ bỏ bệnh hoạn của thân và tâm.
Lại nữa, bệnh của thân phát sinh là do bốn đại chủng sinh hoạt mâu thuẫn nhau, tạo nên những cảm giác nóng lạnh bất thường, tạo nên những chuyển động của các cơ năng không đều đặn và từ đó chúng có thể phát sinh vô số bệnh lư. Nhưng tất cả những bệnh lư ấy đều bị tác động và ảnh hưởng bởi một tâm hồn bệnh hoạn như lo âu, sợ hăi, khiếp đảm, sầu muộn, sân hận, bất măn, tham ái, ngu tối mà ra.
Bởi vậy, muốn loại trừ tất cả những bệnh hoạn của thân và tâm, th́ hành giả phải thực hành pháp của Phật. V́ chính pháp của Phật là pháp đối trị bệnh hoạn của thân và tâm.
Một khi thân và tâm của bất cứ ai không c̣n bệnh hoạn, th́ kẻ đó có hạnh phúc, có an lạc, kẻ đó có đời sống của Niết Bàn ngay đây và bây giờ.
Thật vậy, con người chỉ có hạnh phúc và an lạc khi nào con người thật sự có được một thân tâm không tật bệnh, không phiền năo.
Nhưng, con người muốn có được một thân tâm này, th́ con người cần phải thực hành pháp của Phật. V́ pháp ấy có hiệu năng làm lắng đọng và tiêu tan tất cả những sự sầu muộn, lo âu, sợ hăi, bất măn, tham ái, sân hận và u tối của tâm hồn.
Nói tóm lại, pháp của Phật có tính chất làm tiêu tan tất cả những bệnh hoạn, phiền năo và đem lại sự tươi mát, an lạc cho những ai thực hành nó.
Ứng thời:
Pháp do đức Phật thuyết giảng, pháp ấy không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Bởi do sự không bị hạn chế này, nên pháp của Phật thích ứng với tất cả mọi không gian và thời gian.
Chẳng hạn, trong quá khứ các pháp do duyên mà khởi, trong hiện tại các pháp do duyên mà khởi và trong vị lai các pháp cũng do duyên mà khởi. Vậy, pháp duyên khởi là pháp do đức Phật đă giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích hợp trong mọi thời gian của thế gian này.
Lại nữa, pháp duyên khởi do đức Phật đă giảng dạy, không những ở nơi này các pháp cần có duyên mới sinh khởi, mà ở nơi kia, các pháp cũng cần phải có duyên mới sinh khởi. Vậy, pháp duyên khởi là pháp đức Phật đă giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích ứng với mọi không gian của thế gian này.
Lại nữa, mọi chúng sanh, sinh ra trong quá khứ đều bị những h́nh thái khổ đau như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, như sanh, già, bệnh, chết, cầu mong mà không được là khổ đau phát sinh... Những chúng sanh sinh ra trong hiện tại, hay trong vị lai cũng như bất cứ ở đâu trong cơi đời này cũng đều bị chi phối như vậy cả.
Do đó, đức Phật bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào ở trên thế gian này, Ngài đều nêu rơ Khổ đế. Và Khổ đế là một sự thật hiển nhiên của các chúng sanh ở thế gian này.
Lại nữa, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trong thế gian này, sau khi đức Phật đă nêu rơ ra Khổ đế, Ngài lại tiếp tục chỉ rơ những nguyên nhân phát sinh khổ đau, đó là Tập đế.
Như vậy, đức Phật nói về Khổ đế và Tập đế là nói về nhân duyên, nhân quả làm sinh khởi sự khổ đau của thế gian.
Bởi pháp mà đức Phật đă nêu rơ như vậy, pháp ấy không bị hạn chế bởi bất cứ thời gian nào và không gian nào của thế gian này vậy.
Lại nữa, sau khi đức Phật đă nêu rơ những nhân duyên, nhân quả tạo nên sự khổ đau của thế gian; đức Phật lại tiếp tục nêu rơ nhân duyên, nhân quả xuất thế gian, đó là Diệt đế và Đạo đế. Diệt đế là kết quả tất yếu do sự tu tập Đạo đế mà thành tựu.
Khổ đế và Tập đế đă được đức Phật thuyết giảng, nhằm nêu rơ lư do mà thế gian bị trói buộc trong sự khổ đau. Đạo đế và Diệt đế, đức Phật thuyết giảng nhằm nêu rơ con đường và hướng dẫn cách thoát ly sự khổ đau cho chúng sanh để đến nơi hạnh phúc an lạc.
Bởi, pháp mà đức Phật đă chỉ rơ con đường thoát ly sự khổ đau như vậy, pháp ấy không bị giới hạn bởi bất cứ thời gian và không gian nào.
V́ sao như vậy? V́ trong quá khứ, tất cả chúng sanh đă bị khổ đau và tất cả đều có khát vọng giải thoát. Trong hiện tại, tất cả chúng sanh đang bị khổ đau và tất cả đều đang có khát vọng giải thoát. Trong vị lai, tất cả chúng sanh sẽ bị khổ đau và tất cả đều sẽ có khát vọng giải thoát. Và không những chúng sanh ở nơi đây mà bất cứ ở đâu trên thế gian này cũng đều như vậy cả.
Do tất cả chúng sanh hiện hành trong không gian và thời gian trên thế gian này đều bị khổ đau và đều có khát vọng giải thoát khổ đau, nên pháp của Phật nói ra, pháp ấy có tính thích hợp với mọi không gian và mọi thời đại của tất cả chúng sanh vậy.
Do pháp của Phật có tính như vậy, nên gọi là ứng thời.
Dẫn đạo:
Pháp do đức Phật thuyết giảng, pháp ấy có tính cách hướng đạo, dẫn đạo, đưa đường, cụ thể và thực tiễn không mơ hồ.
Thật vậy, trước khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, có những đệ tử của Ngài lậu hoặc chưa hết, liền thương tiếc khóc lóc, nhưng đức Phật đă b́nh thản dạy bảo rằng: “Các con hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi, Như Lai chỉ là người dẫn đường”.
Như Lai tự khẳng định sự hiện hữu của Ngài là người dẫn đường cho chúng sanh về nơi giác ngộ, và nơi giáo pháp Ngài dạy hẳn nhiên cũng phải mang đầy những tính chất như vậy.Nghĩa là giáo pháp của Ngài do Ngài chứng nghiệm mà nói ra, pháp ấy có tính dẫn đạo, có tính khơi mở, chỉ bày, thực dụng để giác ngộ và hội nhập.
Bởi vậy, trong kinh đức Phật đă dặn đi, dặn lại nhiều lần với các đệ tử của Ngài rằng: “Các con hăy nương tựa pháp, hăy lấy pháp làm bậc Đạo sư của chính ḿnh”.
Như vậy, trong lời dạy của đức Phật, chúng ta thấy rằng, pháp với Ngài là một, pháp hiện hữu là Ngài hiện hữu, và Ngài hiện hữu là pháp hiện hữu. Nên, Ngài hiện hữu như một bậc Đạo sư, th́ pháp của Ngài hiện hữu cũng hàm ngụ những tính chất ấy.
Vậy, pháp của Phật hiện hữu là để hướng dẫn cho những ai muốn đi đến đời sống giải thoát và giác ngộ; muốn đi đến cuộc sống có trí tuệ và t́nh thương.
Nói gọn lại, pháp của Phật có tính chất hướng dẫn thực nghiệm, để đi đến đời sống an lạc, giải thoát cho đời này và đời sau, cho bất cứ ai muốn thực hành nó.
Cận quán:
Pháp do đức Phật thuyết giảng, pháp ấy không phải để tranh căi, không phải để lư luận, không phải để suy luận. V́ trong kinh đức Phật dạy: “Pháp do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lư luận, vi diệu, chỉ có Người trí mới thấu hiểu...”.*
Như vậy, kẻ nào đem tâm tranh căi, đem tâm lư luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, kẻ ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi v́ tất cả những ǵ đức Phật nói ra, đă tŕnh bày cho mọi người, đó là những ǵ Ngài đă thực nghiệm, đă chứng ngộ.
Bởi vậy, bất cứ ai chỉ t́m hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là ǵ.
Trong Trung Bộ kinh, đức Phật đă dạy: “Pháp của Ta giảng dạy là để thực hành, chứ không phải để nói”.
Vậy, những ai đến với đạo Phật là để thực hành pháp của Phật, chứ không phải đến với đạo Phật để mà nói về đạo Phật. Nếu một người chuyên nói về đạo Phật, mà không thực hành đạo Phật, người ấy có thể là con vẹt, là cuốn băng, là tủ đựng sách... kẻ ấy hiển nhiên không phải là nguồn sinh lực của đạo Phật, nên sự an lạc, giải thoát và giác ngộ không bao giờ có mặt nơi kẻ ấy và kẻ ấy vẫn bị triền miên với những khổ đau mà thôi.
Do đó, pháp của Phật có tính cách cận quán, nghĩa là pháp ấy có tính thực hành, chiêm nghiệm và để an trú vào đời sống giải thoát.
Trí giả nội chứng:
Như trong kinh Thánh Cầu, đức Phật nói: Pháp do Ngài chứng đạt, pháp ấy chỉ có kẻ trí mới thấu hiểu.
Thật vậy, kẻ ngu si th́ tham ái dục, tham danh lợi, chấp ngă sâu nặng, khó mà nhận thức rơ được chân lư, và rất khó mà từ bỏ được mọi tính chấp thủ của họ.
Bởi vậy, trên thực tế, kẻ có trí tuệ th́ hết tâm thương yêu và xây dựng cuộc đời, thường đem lại hạnh phúc an ổn cho đời. Trái lại, kẻ ngu si thường đem tâm nhiễu hại cuộc đời, họ không những đem lại sự đau khổ và bất an cho chính họ, mà c̣n đem lại sự đau khổ và bất an cho kẻ khác.
Lại nữa, kẻ có trí tuệ, th́ luôn luôn khai mở để cho mọi người thấy rơ chân lư. Trái lại, kẻ ngu si th́ thường làm cho chân lư khuất lấp và hay phỉ báng những điều hay lẽ phải.
Do đó, đối với giáo pháp cao thượng, kẻ ngu si không dễ ǵ tiếp cận, huống nữa là thực hành để có được sự nội chứng.
Trái lại, kẻ có trí tuệ th́ đối với pháp của Phật, họ sẽ tiếp cận một cách dễ dàng, khi nghe đức Phật nêu rơ chân lư một cách minh thị. Họ không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, khi nghe đức Phật dạy rằng: Đây là Khổ; đây là Tập; đây là Diệt; đây là Đạo. Hoặc nói rằng, khát ái, vô minh, chấp thủ năm uẩn là tự ngă... đó là những tác nhân, tác duyên của mọi sự khổ đau. Và họ cũng không nghi ngờ ǵ nữa, khi nghe đức Phật dạy rằng, các pháp do duyên sinh th́ không có tự tính, chúng sinh động, vô thường và không thực hữu. Chúng chỉ tồn tại trong sự tác động qua lại hỗ tương, và chúng hiện hữu trong ṿng nhân duyên, nhân quả vô tận. Và họ không c̣n nghi ngờ ǵ nữa về Pháp Bát chánh đạo, là con đường dẫn đến hạnh phúc, an lạc Niết Bàn.
Bởi, đời sống của trí tuệ là như vậy, nên pháp của Phật đă được kẻ trí tiếp cận và thực hành bằng đời sống nội quán của chính họ.
Pháp hay Dharma c̣n có nghĩa là trí tuệ, nên kẻ nào chứng nghiệm được pháp, kẻ ấy được mệnh danh là kẻ có trí tuệ.
Bởi vậy, đức Phật là người đầu tiên trong cơi đời này chứng ngộ được pháp, nên Ngài được mệnh danh là bậc Trí Tuệ ở trong đời. Và Người đầu tiên dẫn dắt mọi người đi trên con đường trí tuệ.
Bởi, pháp của Phật có tính chất như vậy, nên pháp ấy được chứng ngộ bởi kẻ trí. Và kẻ được gọi là có trí tuệ, khi nào kẻ ấy chứng ngộ được pháp.
Pháp của Phật do có những tính chất đă được đề cập ở trên, nên bất cứ ai thực hành nó, đều có thể phát sinh đời sống trí tuệ và có sự giải thoát ngay trong cuộc đời nầy.
__________________ Muốn kiếp phù sinh sau khỏi luỵ .Quyển kinh câu kệ chớ nài công
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên
Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:12am | Đă lưu IP
|
|
|
Bồ Tát
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), c̣n gọi là Bồ-đề Tát-đa,… là chỉ cho những bậc cầu đạo, cầu đại giác, bậc có tâm lớn cầu đạo. Bodhi (Bồ-đề), có nghĩa là giác (giác ngộ), là trí (trí tuệ), là đạo. Sattva (tát-đỏa), có nghĩa là chỉ cho chúng sanh, hữu t́nh. Vậy nguyên ngữ Bodhi-sattva có nghĩa là giác ngộ chúng sanh, hay giác ngộ hữu t́nh, tức là Bồ-tát trong hiện tại, trên dùng trí cầu Bồ-đề vô thượng; dưới dùng bi hóa độ chúng sanh, hữu t́nh, tu tập thực hành các ba-la-mật, lợi ḿnh, lợi người, hai hạnh viên măn; trong tương lai, các Ngài sẽ thành tựu quả vị Phật. Bồ-tát cùng Thinh văn và Duyên giác gọi chung là ba thừa. Bồ-tát là cơi thứ chín trong mười cơi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Nhơn gian, Thiên thượng, Thinh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật giới). Đối với các hàng Thinh văn, Duyên giác mà cầu Bồ-đề th́ các Ngài cũng được gọi là Bồ-tát; đặc biệt các vị Đại thừa tu hành chỉ cầu vô thượng Bồ-đề th́ gọi là Ma-ha Tát-đỏa, phiên âm của maha-sattva tiếng Phạn, hay c̣n gọi là Ma-ha-tát, Bồ-tát Ma-ha-tát, Bồ-đề Tát-đỏa Ma-ha Tát-đỏa hay là Ma-ha Bồ-đề Chất-đế Tát-đỏa…
Về danh hiệu th́ có hai loại danh hiệu chung và riêng:
1. Danh hiệu xưng chung cho Bồ-tát, theo kinh điển th́ có nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào ư nghĩa tán thán tôn kính đối với các hạnh Bồ-tát như: Khai sĩ (Bồ-đề Tát-đỏa), Đại sĩ (Ma-ha Tát-đỏa), Tôn nhơn (đệ nhất Tát-đỏa), Thánh sĩ (Tắng Tát-đỏa), Siêu sĩ (Tối thắng Tát-đỏa) Thượng nhơn (Thượng Tát-đỏa) Vô thượng (Vô thượng Tát-đỏa), Lực sĩ (Lực Tát-đỏa), Vô song (Vô đẳng Bồ-tát) Vô tư ngh́ (Bất tư ngh́ Tát-đỏa), Phật tử, Phật tŕ, Đại sư, Đại thánh, Đại công đức, Đại tự tại, Chánh sĩ, Thỉ sĩ, Cao sĩ, Đại đạo tâm thành chúng sanh, Pháp thần, Pháp vương tử, Thắng sanh tử, Quảng đại Tát-đỏa, Cực diệu Tát-đỏa, Thắng xuất nhất thiết tam giới Tát-đỏa, Thân nghiệp vô thất Ngữ nghiệp vô thất Ư nghiệp vô thất, Thân nghiệp thanh tịnh Ngữ nghiệp thanh tịnh Ư nghiệp thanh tịnh, Thân nghiệp vô động Ngữ nghiệp vô động Ư nghiệp vô động, Thành tựu Giác tuệ, Tối thượng chiếu minh (uttama-dyuti), Tối thắng chơn tử (jina-putra), Tối thắng nhậm tŕ (jinàdhàra), Phổ năng hàng phục, Tối thắng manh nha, Dũng kiện (vikrànta), Tối thánh (pramàsucarya), Thương chủ (sàrthavàha), Đại danh xưng (mahà-yasuas), Lân mẫn, Đại phước, Tự tại, Pháp sư (dharmika).
2. Danh hiệu riêng có được là nhờ vào phát tâm Bồ-đề rộng lớn và công hạnh tu hành trải qua nhiều đời nhiều kiếp đă thành tựu, lấy đó mà làm danh hiệu riêng để gọi như chúng ta thường đọc tụng trong các kinh điển Đại thừa; đặc biệt là phần mở đầu của các bản kinh, trong phần “chúng thành tựu” thứ sáu, trong sáu cách thành tựu một bản kinh do Phật nói ra trong các bản kinh ngoài tứ chúng đệ tử thường xuyên có mặt, đôi khi nếu đề tài nào liên quan đến các hàng Bồ-tát th́ luôn luôn hiện hữu sự có mặt của các hàng Bồ-tát câu hội với năm trăm đại Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát lúc nào cũng làm thượng thủ. Tên của các Ngài là:
Quang Diệm Tràng Bồ-tát, Tu Di Tràng Bồ-tát, Bửu Tràng Bồ-tát, Vô Ngại Tràng Bồ-tát, Hoa Tràng Bồ-tát, Ly Cấu Tràng Bồ-tát, Nhựt Tràng Bồ-tát, Diệu Tràng Bồ-tát, Ly Trần Tràng Bồ-tát, Phổ Quang Tràng Bồ-tát, Địa Oai Lực Bồ-tát, Bửu Oai Lực Bồ-tát, Kim Cang Trí Oai Lực Bồ-tát, Ly Trần Cấu Oai Lực Bồ-tát, Chánh Pháp Nhựt Oai Lực Bồ-tát, Công Đức Sơn Oai Lực Bồ-tát, Trí Quang Ảnh Oai Lực Bồ-tát, Phổ Kiết Tường Oai Lực Bồ-tát, Địa Tạng Bồ-tát, Hư Không Tạng Bồ-tát, Liên Hoa Tạng Bồ-tát, Tịnh Đức Tạng Bồ-tát, Pháp Ấn Bồ-tát, Quang Minh Tạng Bồ-tát, Tê Tạng Bồ-tát, Liên Hoa Đức Tạng Bồ-tát, Thiện Nhăn Bồ-tát, Tịnh Nhăn Bồ-tát, Ly Cấu Nhăn Bồ-tát, Vô Ngại Nhăn Bồ-tát, Phổ Hiền Nhăn Bồ-tát, Phổ Quán Nhăn Bồ-tát, Thanh Liên Hoa Nhăn Bồ-tát, Kim Cang Nhăn Bồ-tát, Bửu Nhăn Bồ-tát, Hư Không Nhăn Bồ-tát, Hỉ Nhăn Bồ-tát, Phổ Nhăn Bồ-tát, Thiên Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Pháp Giới Trí Huệ Quan Bồ-tát, Đạo Tràng Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Thập Phương Quan Bồ-tát, Nhứt Thiết Phật Tạng Quan Bồ-tát, Siêu Xuất Nhứt Thiết Thế Gian Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Quan Bồ-tát, Bất Khả Hoại Quan Bồ-tát, Tŕ Nhứt Thiết Như Lai Sư Tử Ṭa Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Pháp Giới Hư Không Quan Bồ-tát, Phạm Vương Kế Bồ-tát, Long Vương Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Hóa Phật Quang Minh Kế Bồ-tát, Đạo Tràng Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Nguyện Hải Âm Bửu Vương Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Phật Quang Minh Ma Ni Kế Bồ-tát, Thị Hiện Nhứt Thiết Hư Không B́nh Đẳng Tướng Ma Ni Vương Trang Nghiêm Kế Bồ-tát, Thị Hiện Nhứt Thiết Như Lai Thần Biến Ma Ni Vương Tràng Vơng Thùy Phúc Kế Bồ-tát, Xuất Nhứt Thiết Phật Chuyển Pháp Luân Âm Kế Bồ-tát, Thuyết Tam Thế Nhứt Thiết Danh Tự Âm Kế Bồ-tát, Đại Quang Bồ-tát, Ly Cấu Quang Bồ-tát, Diệm Quang Bồ-tát, Pháp Quang Bồ-tát, Tịch Tịnh Quang Bồ-tát, Nhựt Quang Bồ-tát, Tự Tại Quang Bồ-tát, Thiên Quang Bồ-tát, Phước Đức Tràng Bồ-tát, Trí Huệ Tràng Bồ-tát, Thần Thông Bồ-tát, Quang Tràng Bồ-tát, Hoa Tràng Bồ-tát, Ma Ni Tràng Bồ-tát, Bồ Đề Tràng Bồ-tát, Phạm Tràng Bồ-tát, Phổ Quang tràng Bồ-tát, Phạm Âm Bồ-tát, Hải Âm Bồ-tát, Đại Địa Âm Bồ-tát, Thế Chủ Âm Bồ-tát, Sơn Tướng Kích Âm Bồ-tát, Biến Nhứt Thiết Pháp Giới Âm Bồ-tát, Chấn Nhứt Thiết Pháp Hải Lôi Âm Bồ-tát, Hàng Ma Âm Bồ-tát, Đại Bi Phương Tiện Vân Lôi Âm Bồ-tát, Tức Nhứt Thiết Thế Gian Khổ An Uỷ Âm Bồ-tát, Pháp Thượng Bồ-tát, Thắng Thượng Bồ-tát, Trí Thượng Bồ-tát, Phước Đức Tu Di Thượng Bồ-tát, Công Đức San Hô Thượng Bồ-tát, Danh Xưng Thượng Bồ-tát, Phổ Quang Thượng Bồ-tát, Trí Hải Thượng Bồ-tát, Phật Chủng Thượng Bồ-tát, Quang Thắng Bồ-tát, Đức Thắng Bồ-tát, Thượng Thắng Bồ-tát, Phổ Minh Thắng Bồ-tát, Pháp Thắng Bồ-tát, Nguyệt Thắng Bồ-tát, Hư Không Thắng Bồ-tát, Bửu Thắng Bồ-tát, Tràng Thắng Bồ-tát, Trí Thắng Bồ-tát, Ta La Tự Tại Vương Bồ-tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ-tát, Tương Tự Vương Bồ-tát, Phạm Tự Tại Vương Bồ-tát, Sơn Tự Tại Vương Bồ-tát, Húng Tự Tại Vương Bồ-tát, Tốc Tật Tự Tại Vương Bồ-tát, Tịch Tịnh Tự Tại Vương Bồ-tát, Bất Động Tự Tại Vương Bồ-tát, Thế Lực Tự Tại Vương Bồ-tát, Tối Thắng Tự Tại Vương Bồ-tát, Tịch Tịnh Âm Bồ-tát, Vô Ngại Âm Bồ-tát, Địa Chấn Âm Bồ-tát, Hải Chấn Âm Bồ-tát, Vân Âm Bồ-tát, Pháp Quang Âm Bồ-tát, Hư Không Âm Bồ-tát, Thuyết Nhứt Thiết Chúng Sanh Thiện Căn Âm Bồ-tát, Thị Nhứt Thiết Đại Nguyện Âm Bồ-tát, Đạo Tràng Âm Bồ-tát, Tu Di Quang Giác Bồ-tát, Hư Không Giác Bồ-tát, Ly Nhiễm Giác Bồ-tát, Vô Ngại Giác Bồ-tát, Thiện Giác Bồ-tát, Phổ Chiếu Tam Thế Giác Bồ-tát, Quảng Đại Giác Bồ-tát, Phổ Minh Giác Bồ-tát, Pháp Giới Quang Minh Giác Bồ-tát, v.v… năm trăm đại Bồ-tát như vậy câu hội. Mỗi vị Bồ-tát mang cho ḿnh một danh hiệu riêng tùy thuộc vào hạnh nguyện và thành quả tu chứng trong việc thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh của riêng từng vị một mà có được. Như Bồ-tát Quán Thế Âm có được danh xưng là Đại từ Đại bi tầm thinh cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ-tát cũng nhờ vào sự kết hợp giữa pháp tu và hạnh nguyện cứu khổ độ sanh mà có được danh xưng như vậy và danh hiệu các vị Bồ-tát khác cũng như vậy.
Tùy thuộc vào địa vị tu tập ngộ giải sâu cạn mà Bồ-tát có thể phân ra nhiều chủng loại khác nhau. Theo kinh Bồ-tát Địa tŕ 8, phẩm Công đức Bồ-tát th́ Bồ-tát được phân ra làm mười:
- Chủng tánh (gotra-stha), ở đây, vị nào chưa được tâm thanh tịnh th́ gọi là Chủng tánh.
- Nhập, ở đây, vị nào đă phát tâm tu học th́ những vị đó thuộc vào loại Nhập.
- Vị tịnh (a-usuddhàsuaya), ở đây, vị nào đă nhập rồi nhưng chưa thông đạt được tâm địa thanh tịnh th́ gọi là chưa trong sạch (vị tịnh).
- Tịnh (usuddhàsuaya), ở đây, vị nào đă nhập vào được tâm địa thanh tịnh th́ gọi là thanh tịnh.
- Vị thục (a-paripakva), ở đây, vị nào đă được tâm địa thanh tịnh, nhưng chưa nhập vào được địa cứu cánh th́ vị đó gọi là chưa chín mùi (vị thục).
- Thục (paripakva), ở đây, vị nào đă nhập vào địa cứu cánh th́ vị đó được gọi là chín mùi (thục).
- Vị định (a-niyati-patita), ở đây, vị nào đă nhập được vào địa cứu cánh rồi, nhưng chưa nhập vào địa của định th́ vị ấy được gọi là chưa đạt định (vị định).
- Định (niyati-patita), ở đây, vị nào đă vào được địa của định th́ vị đó được gọi là đạt định.
- Nhất sinh (eka-jâti-pratibaddha), ở đây, vị Bồ-tát chỉ qua một lần sanh này tức sẽ lên Diệu giác quả vị Phật. Cho nên, những vị Đẳng giác Bồ-tát đều được gọi là Nhất sanh bổ xứ cả, v́ các vị Đẳng giác Bồ-tát vô minh hoặc chưa hết nên vẫn c̣n một phen biến dịch sinh tử.
- Tối hậu thân (carama-bhavika, hay antima-deha), ở đây, chỉ cho thân sau cùng trong sinh tử của hàng Bồ-tát Đẳng giác. Như vậy, chúng ta thấy ở đây có sự liên hệ nhau giữa Nhất sinh và thân tối hậu cùng có một nghĩa như nhau về mặt thời gian.
Ngoài mười chủng loại như trên Bồ-tát c̣n phân ra làm hai loại: Bồ-tát tại gia cùng xuất gia, Bồ-tát thối chuyển cùng bất thối chuyển, Bồ-tát sinh thân cùng pháp thân, Bồ-tát nhục thân sinh tử cùng sinh thân pháp tánh, Bồ-tát đốn ngộ cùng tiệm ngộ, Bồ-tát đă phát tâm lâu (đại lực) cùng mới phát tâm, Bồ-tát trí (trí tuệ) tăng cùng bi (từ bi) tăng v.v…
Theo Pháp tướng tông chủ trương th́ trí tuệ tăng cùng từ bi tăng có sự liên hệ đến sự phân loại Bồ-tát từ “bát địa” trở về trước thẳng đến Bồ-tát (Bồ-tát đốn ngộ), sau khi hàng phục hết thảy mọi thứ phiền năo chướng sinh khởi hiện hành th́ lập tức lănh thọ thân biến dịch, thành tựu trí tăng thượng Bồ-tát; đến sau khi hàng phục hoàn toàn tâm của địa thứ bảy th́ sẽ thọ thân phân đoạn, thành tựu bi tăng thượng Bồ-tát hoặc là Đại bi Bồ-tát. Riêng các hàng Bồ-tát hồi tâm (Bồ-tát tiệm ngộ) mà nói th́ từ “bất hoàn” cùng với hồi tâm A-la-hán, cần tăng trưởng trí tuệ để đối trị việc đoạn phiền năo của Dục giới; riêng từ “dự lưu” cùng với các hàng hồi tâm “nhất lai” th́ có thể cần trí tăng thượng hay bi tăng thượng tùy thuộc vào việc đối trị và ḷng thể hiện t́nh thương của họ mà thể hiện. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn có Bồ-tát phát triển hai mặt trí và bi cân bằng. Lúc này các hàng Bồ-tát nào ở vào vị Thập tín th́ gọi là Bồ-tát mới phát tâm.
Trong thời gian thượng cầu Phật đạo, tức là Bồ-tát phát tâm tu hành để tự đem lợi về cho chính ḿnh th́ thời gian này gọi là Bồ-tát hành, nên Bồ-tát luôn quan hệ đến tất cả các phương pháp, pháp tắc nghi thức, những lời dạy tu hành của đức Phật dành cho các vị Bồ-tát, để tiến đến mục tiêu cuối cùng là đạt quả vị Phật phải qua cỗ xe được gọi là Bồ-tát thừa; và những kinh điển dành riêng cho các hàng Bồ-tát được gọi là Bồ-tát tạng. Như kinh Phạm Vơng chẳng hạng đức Phật cũng dùng giới luật để cho các hàng Bồ-tát thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ư phải qua việc hành tŕ Bồ-tát giới.
Nói tóm lại, Bồ-tát là quả vị, cơi thứ chín trong mười cơi. Cơi sắp hoàn thành sự nghiệp tự ḿnh giác ngộ cho chính ḿnh và đồng thời cũng giác ngộ cho người khác cũng giống như ḿnh trong sự nghiệp hạ hóa chúng sinh, để hoàn thành sự nghiệp giác hạnh viên măn thành Phật. Bởi vậy, trong lúc Bồ-tát hành đạo, v́ đặt vấn đề giải thoát tối hậu cuối cùng lên trên hết, mặc dù việc hạ hóa chúng sinh không phải là việc thứ yếu nhưng chúng vẫn quan trọng cần thiết trong việc hỗ trợ mục đích cuối cùng là thành Phật, nên các Ngài luôn luôn nỗ lực cho dù bị lệ thuộc vào phát nguyện lớn là cứu độ chúng sinh, nhưng việc làm của các Ngài không bị chúng sinh trói buộc lôi kéo qua việc không tạo nhân sinh tử, mặc dù các Ngài luôn sống trong nhân quả. V́ nhân quả chỉ bị lệ thuộc vào ba cơi sáu đường của thiện ác báo ứng, trong khi đó Bồ-tát ra khỏi được ba cơi sáu đường, nên Bồ-tát hạnh của các Ngài bằng vào nguyện lực vượt thoát nghiệp lực nhân quả với không tâm tạo nhân nên nếu quả có nhận đi chăng nữa cũng là không quả vô cầu. Đó là chúng ta đứng về mặt Bồ-tát mà luận. V́ Bồ-tát không tạo nhân, cho nên không nhận quả. Nhưng nếu đứng về mặt nhân quả chúng sinh mà luận th́ Bồ-tát rất sợ nhân, nên các Ngài không bao giờ tạo nhân dù là thiện nhân đi chăng nữa. V́ thiện nhân cũng vẫn c̣n ở trong ṿng sinh tử luân hồi, sợ nhân sinh tử luân hồi nên các Ngài không tạo nhân. Ngược lại với Bồ-tát, chúng sinh th́ sợ quả, v́ chúng sinh mê mờ nên không nhận thức được việc làm của ḿnh là câu hữu với vô minh, nuôi lớn ba độc tham, sân, si, vun trồng bản ngă, nên không thấy được cái tác hại của những hành động của ḿnh (nhân), tạo ra mọi nguyên nhân để nuôi lớn bản ngă vô minh tà kiến của ḿnh mà không biết được cái tác hại của chúng sẽ đến sau đó. Cho nên chúng sinh cứ mặc t́nh mặc sức tạo ra mọi tác nhân để rồi sau đó nhận lănh mọi hậu quả tác hại đến bản thân ḿnh th́ lúc này mới bật ngửa ra biết những việc làm trước kia của chúng ta là tai hại qua cái quả mang lại khổ đau trong hiện tai rồi mới đâm ra sợ quả mà ḿnh đang gánh chịu! Bởi vậy cho nên, chúng ta thường nghe mọi người nói là: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, là phát xuất từ quan điểm này. Thật ra, Bồ-tát đâu có c̣n tạo nhân bằng hữu tâm nữa mà sợ nhân, nhưng về mặt chúng sinh mà luận th́ tạm thời chúng ta chấp nhận quan điểm này cũng không sao
|
Quay trở về đầu |
|
|
tieudongtu Hội viên
Đă tham gia: 12 April 2006 Nơi cư ngụ: Spain
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 25
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:17am | Đă lưu IP
|
|
|
Ư Chí và Hành Động trong Phật Giáo
Tiến tŕnh hoạt động của một con người thường được đánh dấu bằng sự khởi đầu của ư thức. (Ở đây, từ ngữ “ư thức” bao hàm tất cả các tri giác thuộc về mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.) Khi một ư thức như thế sinh khởi sẽ kèm theo một số hoạt động khác của tâm như cảm thọ, khái niệm, ư chí, v.v...; trong đó ư chí hay cetana, theo thuật ngữ Phật giáo Ấn Độ, là nguồn gốc của ba loại hoạt động của ư, ngữ và thân. Chẳng hạn, khi chúng ta biết rằng chúng ta đang nh́n thấy một cái ǵ đó th́ đồng thời trong chúng ta sẽ sinh khởi một cảm nhận, một ư tưởng, v.v..., và sau cùng là ư muốn thực hiện một hành động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng đó. Trong văn học Phật giáo có những mô tả chi tiết khác nhau về tiến tŕnh này; tuy nhiên, nh́n chung tất cả đều đồng ư: Nếu không có ư thức về một đối tượng bên ngoài hoặc bên trong th́ sẽ không có ư muốn thực hiện hành động. Từ đó, chúng ta rút ra được kết luận đầu tiên là ba loại hoạt động điển h́nh nói trên của con người đều có liên quan đến ư thức và đều xuất phát từ trạng thái tâm gọi là cetana này. Luận Thành Duy Thức mô tả tiến tŕnh vận hành của cetana qua ba giai đoạn: thẩm lự, quyết định và phát động. Hai giai đoạn đầu kích khởi hoạt động thuộc về ư (ư nghiệp), giai đoạn c̣n lại kích khởi hoạt động thuộc về lời nói (ngữ nghiệp) và việc làm (thân nghiệp). Từ đó, chúng ta có thêm một kết luận khác: nếu hoạt động của cetana kết thúc với giai đoạn hai th́ mặc dù ngữ nghiệp và thân nghiệp chưa được biểu hiện nhưng ư nghiệp đă được lập thành.
Hai kết luận trên có thể dùng làm tiền đề thiết lập một nhận thức mới trong sinh hoạt thường nhật của một Phật tử.
Thứ nhất, khi toàn bộ vận hành của cetana đều tùy thuộc vào sự xuất hiện đầu tiên của ư thức về một đối tượng th́ chúng ta có thể gián tiếp điều động sự vận hành của nó theo một chiều hướng thuận lợi bằng cách trực tiếp chọn lựa các điều kiện sinh khởi của ư thức. Nói cách khác, nếu hạn chế sự tiếp xúc với những đối tượng có tác động xấu, chúng ta sẽ giảm được số lượng các trạng thái tâm xấu sinh khởi kèm theo ư thức về đối tượng đó. Đây là một trong những ư nghĩa căn bản của một thuật ngữ khác trong Phật giáo là samatha (chỉ). Có nghĩa, chúng ta có thể tùy chọn các loại đối tượng của ư thức, tức những ǵ chúng ta nh́n thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay biết. Điều này hàm ư một nếp sống và một môi trường sống thuận lợi cho việc hạn chế các loại đối tượng không thuận lợi của ư thức.
Thứ hai, khi cetana được xác định là động cơ chính kích khởi ba hoạt động của ư, ngữ và thân th́ đối tượng được nhận thức không c̣n mang tính quyết định tuyệt đối. Trái lại chúng ta có thể thay đổi tác động của nó theo cách chúng ta muốn nhờ vào tiến tŕnh vận hành của cetana. Bởi v́ một điều hiển nhiên là khi suy nghĩ th́ chúng ta không chỉ suy nghĩ mà c̣n biết rằng ḿnh đang suy nghĩ về cái ǵ đó. Đây là một trong những ư nghĩa căn bản của một thuật ngữ khác trong Phật giáo là vipaśyana (quán).
Thứ ba, khi hai giai đoạn thẩm lự và quyết định của cetana là điều kiện kích khởi ư nghiệp th́ mặc dù suy nghĩ của chúng ta chưa được biểu lộ bằng lời nói hay việc làm nhưng nó đă h́nh thành một loại nghiệp thiện hoặc bất thiện nào đó trong chúng ta. Đây chính là nền tảng cho các nhận xét của chúng ta về giá trị đích thực của một hành động. Có nghĩa, trong trường hợp lời nói hoặc việc làm không phù hợp với ư nghĩ th́ cái sau sẽ được chọn làm nền tảng chính cho một đánh giá đúng về một hành động chứ không phải hai cái trước.
Trên b́nh diện tuyệt đối, cứu cánh giải thoát trong Phật giáo được mô tả như một t́nh trạng xuất phát từ sự nh́n thấy tính chất thật sự, hay thực tướng của tất cả các đối tượng của nhận thức. Khi đă nh́n thấy được bản chất đích thực của mọi hiện tượng vật lư cũng như tâm lư, Phật tử sẽ không c̣n bị trói buộc bởi chính những nhận thức sai lầm của ḿnh về chúng. V́ thế, có khi Phật tử được gợi ư là hăy "thu thúc lục căn" để có thể tập trung toàn bộ nỗ lực vào việc quán sát các hiện tượng vật lư và tâm lư đang xảy ra có liên quan đến các hoạt động của chính ḿnh. V́ lẽ đó, ngoài việc tập chú vào các hoạt động của thân và tâm Phật tử không cần phải có những nỗ lực nào khác, ngay cả việc học hỏi hay đọc tụng kinh điển. Đây là một sự tu tập lư tưởng v́ nó có thể giúp hạn chế sự phân tán của tâm thức do tác động của nhiều đối tượng cùng lúc, đồng thời huy động được tất cả năng lực nội tại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó; và v́ thế nó cũng có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với không ít Phật tử, nhất là các Phật tử có khả năng quán sát cao. Tuy nhiên, trong thực tế những nỗ lực theo hướng trên chỉ dành cho một số ít người “may mắn”; tức những người có đủ thời gian để theo đuổi những khóa tu đều đặn, dài ngày dưới sự dẫn dắt của một vị thầy có kinh nghiệm. V́ thế, đối với hầu hết chúng ta - những người phải thực hiện sự tu tập của ḿnh ngay trong việc mưu sinh hàng ngày - một sự thực hành như thế không bảo đảm một kết quả chắc chắn bởi v́ cuộc sống của chúng ta hầu như không cho chúng ta các điều kiện cần và đủ; và v́ sự vận hành của tâm thức chúng ta không đơn giản như chúng ta tưởng. Theo các luận sư Abhidharma, nhận thức là một tiến tŕnh phức tạp và luôn tiếp diễn trong tương quan với các trạng thái khác nhau của tâm thức. Khi chúng ta nh́n thấy cái ǵ đó và đồng thời biết rằng chúng ta đang nh́n thấy nó th́ cái biết này chỉ xảy ra trong chính chúng ta. Và v́ đối tượng được nh́n thấy không thể “nhảy” vào trong đầu chúng ta cho nên những ǵ chúng ta “biết” về nó chỉ là một h́nh ảnh, một mô tả nào đó. Khi một h́nh ảnh như thế được ghi nhận th́ các hoạt động khác của tâm thức sẽ lần lượt sinh khởi trong tương quan với h́nh ảnh này. Chúng ta sẽ có một cảm nhận, một ư tưởng, một sự ưa thích hay chán ghét,v.v... nào đó sinh khởi kèm theo h́nh ảnh này; và rồi chúng ta sẽ tiếp tục có ư thức về chính những cảm giác, những tên gọi, những ư tưởng, những đam mê, v.v... này; và cứ như thế với sự sinh khởi kế tiếp của ư thức chúng ta lại tiếp tục có sự xuất hiện của các cảm giác, ư tưởng, tên gọi khác, v.v... Như vậy, tiến tŕnh hoạt động của tâm thức có thể được xem như một chuỗi tương tục các trạng thái tâm khác nhau và tác động lẫn nhau. Trong chuỗi vận hành này, một số hoạt động của tâm thường hay sinh khởi và v́ thế chiếm một phần lớn đời sống tâm lư của chúng ta. Đó là các cảm giác (vedana), ư tưởng (saṃjñā) và ư muốn (cetana). Khi nh́n thấy một cái ǵ đó mà chúng ta thích th́ chúng ta sẽ có một cảm giác vui thú, chúng ta sẽ nghĩ nhiều về nó và muốn duy tŕ cảm giác đó; bởi v́ chúng ta nghĩ những trạng thái như thế càng kéo dài bao nhiêu th́ chúng ta sẽ được an lạc bấy nhiêu. Nếu nh́n từ quan điểm của Phật giáo về toàn bộ cơ cấu tâm thức của một con người, th́ đây có thể xem như một trạng thái bệnh hoạn. Phật giáo không t́m kiếm một sự an lạc đặt nền tảng trên các cảm giác; bởi v́, giống như tất cả các trạng thái tâm khác, nó không phải là một hoạt động độc lập và thường hằng.
Có nghĩa, v́ sinh khởi kèm theo ư thức và chịu sự tác động của các trạng thái tâm khác cho nên không bao giờ chúng ta có thể duy tŕ cũng như đáp ứng được các đ̣i hỏi của cảm giác. Về các ư tưởng cũng thế. Chúng là những biểu tượng, những mô tả về một thực tại nào đó; thế nhưng chúng ta lại thường đồng nhất chúng với tự thân thực tại. Chẳng hạn khi được học về vô ngă, giải thoát, v.v..., chúng ta sẽ có một số kiến thức hay khái niệm nào đó về những điều này; và những khái niệm này chỉ là những chỉ dẫn về một thực tại có tên gọi là “vô ngă” hay “giải thoát” chứ không dính líu ǵ đến sự chấp ngă hay sự trói buộc bởi phiền năo và vô minh của chúng ta cả. V́ chỉ là những khái niệm cho nên chúng chỉ xuất hiện những khi chúng ta có ư thức về những ǵ tương tợ như thế. Cho dù chúng ta có t́m cách duy tŕ các loại ư tưởng như thế trong đầu th́ đó cũng chỉ là một h́nh thức “tự kỷ ám thị” nào đó; bởi v́ dù chúng có xuất hiện hay không th́ sự chấp ngă và trói buộc của chúng ta vẫn liên tục vận hành theo cách của chúng. Theo luận Câu Xá, có một trạng thái tâm thường xuyên vận hành và tác động đến các hoạt động khác của tâm thức, gọi là satkāyadṛṣṭi (hữu thân kiến), tức sự đeo bám của chúng ta đối với toàn bộ cơ cấu tồn tại của chính chúng ta. Sự đeo bám này là một trạng thái tâm (saṃskāra) nằm ngoài tầm với của ư thức và âm thầm điều động xu hướng vận hành của tất cả các trạng thái tâm khác. Nó chính là cha đẻ của cái thường gọi là chấp ngă (ātmagrāha) và là nguồn gốc của mọi thứ phiền năo. Trong kinh Di Giáo, đức Phật đă ví trạng thái tâm này như loài rắn độc đang ẩn náu trong tâm chúng ta, như loài ḅ cạp đang ngủ yên trong nhà chúng ta. V́ thế, đối với Phật giáo chừng nào chưa loại bỏ được một sự đeo bám như thế th́ mọi t́m kiếm một sự an lạc nào đó bằng các cảm giác hoặc các ư tưởng chỉ là một hành động mù quáng bởi v́ những hành động như thế chỉ tiếp tục nuôi dưỡng và tăng trưởng sự đeo bám này chứ không thể làm suy yếu hay dứt bỏ nó.
Với những ǵ được tŕnh bày ở trên về cách thế tồn tại và vận hành của ḍng tâm thức chúng ta, một vấn đề dần dần sáng tỏ ở đây: đó là nơi quy hướng mọi nỗ lực của chúng ta trong tiến tŕnh đạt đến một sự chuyển đổi tâm thức toàn diện. Thay v́ măi mê t́m kiếm các cảm thọ hoặc náu ḿnh trong các ảo tưởng chúng ta sẽ dồn mọi nỗ lực vào việc loại bỏ cái chướng ngại đang âm thầm điều động mọi hoạt động của tâm thức chúng ta bằng chính những hoạt động cụ thể của ư chí, ngôn ngữ và việc làm.
Khi một người Phật tử được đề nghị hăy nên bắt đầu đời sống đạo của ḿnh bằng việc quy y Tam bảo th́ đó không phải là sự nô lệ vào một thế lực tâm linh hay siêu h́nh nào đó. Nếu xét trên cơ cấu vận hành tâm thức của một con người b́nh thường th́ hành động trên là biểu hiện tất yếu của một nhận thức đúng về chính ḿnh và thế giới: - Nếu thừa nhận duḥkha (khổ) là một phạm trù không chỉ bao hàm những ǵ thuộc về cảm giác mà c̣n chính là sự biến hoại và biến dịch th́ chỉ có giáo pháp nhà Phật mới có thể giúp con người thoát khỏi cái khổ này. - Giải thoát khỏi cái khổ như thế là hệ quả của một tiến tŕnh chuyển hóa triệt để của tâm thức theo những đề nghị đặc thù của Phật giáo. - Một tiến tŕnh như thế không bao giờ có thể thực hiện chỉ bằng vào những nỗ lực đơn phương của một Phật tử trong cơ cấu tồn tại của một “thủ ngũ uẩn” như thế. Trái lại, đó là sự liên khởi giữa các nỗ lực của tự thân và những hỗ trợ của chư Phật, Chánh pháp và các vị Thánh tăng.
Chỉ với sự liên kết chắc chắn như thế, Phật tử mới có thể bắt đầu đời sống tu tập chân chánh của ḿnh bằng sự tấn công trực diện và bền bỉ vào chính sào huyệt của mọi phiền năo và vô minh. Đối với Phật tử, đó là những nỗ lực đầu tiên thực hiện năm loại hành động cụ thể hay c̣n gọi là năm giới ngay trong đời sống thường nhật.
Nếu xét theo tiến tŕnh vận hành của tâm thức th́ hành động thực hiện năm giới không mang tính đạo đức thuần túy như nhiều người thường nghĩ. Khi chưa đoạn trừ được hữu thân kiến th́ cái gọi là “đạo đức” có thể có tác dụng ngược lại. Nó chỉ làm tăng thêm sự đeo bám của người Phật tử vào một cơ cấu đang cần phải chuyển đổi của chính ḿnh. V́ thế thọ nhận và thực hành năm giới không nhắm đến h́nh thành một nhân cách đạo đức mà là làm yếu liệt sự đeo bám vào một nhân cách như thế. Chẳng hạn khi phát nguyện không sát sinh th́ người Phật tử không chỉ quyết định không làm tổn hại đến chúng sinh khác mà c̣n từ chối tăng trưởng thân xác ḿnh bằng chính máu thịt của chúng sinh khác. Đối với các hành động c̣n lại cũng như thế: chúng đều có tác dụng hỗ trợ Phật tử chặn đứng sự tích lũy cho bản thân, sự thỏa măn các cảm giác bệnh hoạn, sự đắm ch́m trong các ảo tưởng về ḿnh cũng như người khác, và sự mê muội được tạo ra bởi các chất kích thích.
Khi được thực hiện với một nhận thức như thế, năm giới không c̣n mang tính chất thưởng - phạt, phước - tội mà chúng đă trở thành những điều kiện tích cực trong việc thúc đẩy Phật tử càng ngày càng tiến nhanh hơn trong nỗ lực tu tập của ḿnh. Bởi v́ một điều hiển nhiên là Phật tử càng ngày sẽ cảm thấy càng “nhẹ” dần đi khi trút bỏ được những gánh nặng mà ḿnh đă ôm ấp bấy lâu. Nếu có cái ǵ đó gọi là “pháp lạc” trong đời sống của một Phật tử th́ có lẽ đây mới đúng là ư nghĩa chân chánh của từ ngữ này v́ nó rất gần với ư nghĩa đầu tiên của Niết-bàn, một trạng thái xả bỏ và tĩnh lặng tuyệt đối. Khi “hữu thân kiến” không c̣n được liên tục nuôi dưỡng bằng những ảo giác và ảo tưởng về một sự tăng trưởng nào đó của tự thân th́ tác động của chính nó đối với các trạng thái tâm khác, nhất là đối với sự vận hành của cetana, cũng sẽ dần dần trở nên yếu liệt. Một khi không c̣n bị thúc đẩy mạnh mẽ bởi loại tà kiến như thế, cetana sẽ là động cơ tốt của ư, ngữ và thân. Đây là những chuyển đổi đầu tiên Phật tử có thể cảm nhận được mà không sợ bị rơi vào ảo giác về một thành tựu nào đó v́ cái “sở đắc” ở đây không ǵ khác hơn một cái dấu trừ to tướng nhưng lại là điều kiện cần thiết để người Phật tử chuẩn bị khai thác các năng lực thuận lợi khác của chính ḿnh trong việc thực hiện những hành động tích cực hơn tiếp theo.
Có thể có người sẽ cho rằng việc qui y Tam bảo và thực hành năm giới của một Phật tử theo cách trên quá thụ động, bởi v́ người ta khó có thể t́m thấy một tác động cụ thể nào đó trong những hoạt động như thế đối với tự thân cũng như cộng đồng xung quanh. Đây là một nhận xét không chính xác mặc dù những ǵ nó mô tả đều đúng. Khi chưa đủ sức để tạo ra một sự chuyển hóa đúng pháp đối với tự thân cũng như người khác th́ im lặng và thụ động là h́nh thức tích cực nhất của người Phật tử khi họ từ chối góp phần vào việc làm xáo trộn thêm tự thân và thế giới bằng những tham vọng vô minh của chính ḿnh.
Trên b́nh diện quy ước, dĩ nhiên người ta khó có thể chấp nhận một con số không lại được xem như là thành tựu đầu tiên trong những nỗ lực của một con người. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng Phật giáo là những gợi ư về một sự chuyển đổi cơ cấu tồn tại chúng ta chứ không phải là một món hàng cần tiếp thị. Thật không may mắn khi chúng ta đang phải sống trong một thời kỳ mà sự quảng cáo và mua bán hàng hóa đang càng ngày càng chiếm ngự hầu hết đời sống thường nhật của chúng ta. Trước t́nh cảnh đó, có người - nhất là những người đang phải sống nhờ vào Phật giáo―sợ rằng cuộc sống của ḿnh có thể bị ảnh hưởng nếu như Phật giáo trở thành một mặt hàng lỗi thời, ế ẩm. V́ thế mà họ thường ra sức quảng cáo cho Phật giáo, thậm chí c̣n cố gán cho Phật giáo nhiều loại “chất lượng” mà Phật giáo vốn chẳng có. Chúng ta nên nhớ rằng Phật giáo tồn tại là v́ con người. Một ngày nào đó, nếu con người không c̣n đủ sức áp dụng những ǵ đức Phật giảng dạy để thăng hoa đời sống của chính ḿnh mà đành phải lặng chết trong bóng tối của vô minh và phiền năo, th́ đó cũng là lúc Phật giáo biến mất khỏi cộng đồng loài người. Sự thật này nói lên điều ǵ? Nếu chúng ta biết tri ân Phật giáo và biết rơ Phật giáo là phương cách giải quyết hữu hiệu nhất trước sự điên loạn của con người thời đại th́ chúng ta hăy nên thành thật với chính ḿnh trước tiên. Chúng ta có thật sự xem Phật pháp như là ḍng nước đối với những người đang chết khát trên sa mạc hay chỉ là một sản phẩm loại sang trong số quá nhiều hàng hóa đang được tích tập chung quanh chúng ta? Khi chướng ngại vô minh và phiền năo chưa được quét sạch trong tâm tưởng chúng ta th́ “ái ngữ” chỉ là ỷ ngữ, “an lạc” chỉ là chiếc bóng của khổ đau, “tỉnh giác” chỉ là bộ mặt của sợ hăi, v.v... Chúng ta không phải mất th́ giờ vào những công việc vô bổ như đi hô hào “chấn hưng Phật giáo,” “canh tân Phật giáo”, v.v... Tự thân Phật giáo không mong đợi con người thời đại chúng ta làm việc đó. Giá trị của nó đă được khẳng định từ lâu trong lịch sử văn minh nhân loại. Và sứ mệnh của những người biết tri ân Phật giáo là nỗ lực thể hiện nội dung đặc thù của nó bằng những thành tựu thật sự trong quá tŕnh tu chứng chứ không phải bằng hành động “diệt chủng” nó bằng cách biến thể nó để thỏa măn những đ̣i hỏi vô minh của chính chúng ta. Trong lịch sử phát triển của Phật giáo, kể từ khi cuộc vận động của Phật giáo Đại thừa thành công trong việc lôi kéo được cốt tủy của Phật giáo ra khỏi cái vỏ bọc của triết học kinh viện th́ mọi lo sợ về một viễn ảnh suy tàn nào đó được xem như đă kết thúc. Phật giáo không c̣n là cái cần phải “đánh bóng” hay “làm mới” bởi v́ nó đă trở thành sức sống của hàng triệu triệu người không chỉ ở Á châu mà đă ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Như vậy, chúng ta sẽ phải làm ǵ để tri ân đức Phật?
__________________ Tuệ giác phá tan ṿng hắc ám
Chân tâm phá vỡ lưới vô minh
Biết ra vốn thiệt ta là phật
Giác phật, mê ma cũng là ḿnh
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|