Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 381 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Săn Sóc Cha Mẹ Khi Già Bịnh Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
saokhue
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 34
Msg 1 of 4: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:06am | Đă lưu IP Trích dẫn saokhue

Săn Sóc Cha Mẹ Khi Già Bịnh


Thiết nghĩ, trên cuộc đời này, không có nỗi đau nào của người con lớn bằng nỗi đau khi mất cha mất mẹ, và cũng không có nỗi xót xa nào bằng nỗi xót xa khi hồi tưởng lại những năm tháng cha mẹ c̣n sống, ḿnh đối xử chưa trọn vẹn đối với cha mẹ. V́ thế ngày nào c̣n cha c̣n mẹ, chúng ta hăy nên ư thức điều đó, để nâng niu niềm hạnh phúc tột cùng, và hăy sống sao cho tṛn bổn phận làm con, để sau này khi cha mẹ trăm tuổi, tránh khỏi nỗi giằn vặt hai chữ bất hiếu, đi theo năm tháng suốt cả cuộc đời ḿnh.

Thật chính xác khi người xưa ví ân đức cha cao như núi thái sơn, nghĩa t́nh mẹ sánh như nước trong nguồn chảy ra. Núi thái sơn cao ngất muôn trùng làm sao có thể đo được, nước trong nguồn chảy hoài không bao giờ cạn làm sao có thể ḍ được, cũng vậy ân cha nghĩa mẹ làm sao có thể đo, có thể ḍ được.

Suốt cả cuộc đời cha mẹ, là trải dài cả một sự hy sinh vô tận đối với con cái. Kể từ khi mang thai vất vả, sanh con khó nhọc, cho đến khi dăi nắng dầm sương nuôi con khôn lớn. Bao nhiêu công sức và tâm huyết của cha mẹ đều đổ dồn vào con. Do vậy khi con cái lớn khôn, th́ tấm thân của cha mẹ cũng đă sớm rệu ră theo cùng năm tháng, bóng dáng cha mẹ đă oằn xuống trên bước đường vinh hoa phú quư của người con.

Bổn phận làm con trước hết là phải biết báo đền ân đức cha mẹ, cần hết ḷng phụng dưỡng về mặt vật chất, cũng như tinh thần, có như vậy mới có thể chút nào báo đáp công đức sâu dày của cha mẹ. Nhất là trong giai đoạn cha mẹ già bịnh, người con cần có thái độ quan tâm đặc biệt, phải biết cách săn sóc người lớn tuổi. Phận làm con phải biết thương cha kính mẹ, luôn vâng lời cha mẹ và hiểu được những nhu cầu, sở thích của cha mẹ, để tùy nghi đáp ứng, ngơ hầu cha mẹ có được niềm vui trong những năm tháng cuối cuộc đời.

Việc thể hiện hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ, không ra ngoài hai phương diện đó là vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, khi cha mẹ già bịnh, người con phải hết ḷng phụng dưỡng. Làm con phải biết sở thích ăn uống của cha mẹ, để tùy khả năng nấu những món ăn cha mẹ ưa thích dâng lên cho cha mẹ. Với việc nấu thức ăn cần chú ư, với người lớn tuổi, răng đă yếu, bao tử không c̣n tiêu hóa tốt, v́ thế khi dâng thức ăn cần phải mềm, chọn thức ăn dễ tiêu hóa, có đầy đủ chất bổ và nấu hợp với khẩu vị của cha mẹ. Về áo mặc làm con phải chăm lo, người lớn tuổi sức chống chọi với thời tiết rất yếu, do vậy người con phải lo lắng quần áo cha mẹ, mùa đông có áo bông, hạ về có áo vải, để thân thể cha mẹ được an ổn tránh khỏi sự ấm lạnh thất thường. Về giấc ngủ lại càng đặc biệt quan tâm, người lớn tuổi rất khó ngủ và dễ tỉnh giấc khi có tiếng động, v́ thế người con phải để ư đến mền chiếu, đắp che trước khi cha mẹ ngủ, cần tạo sự an tịnh trong khi cha mẹ an giấc, phải ngủ sau và dậy trước cha mẹ.

Làm người không ai không thể tránh khỏi sanh, già, bịnh, chết. V́ thế khi cha mẹ bịnh con cái phải săn sóc chu đáo, mời thầy thuốc khám bịnh, lo thuốc thang đầy đủ. Có nhiều người lớn tuổi mắc những chứng bịnh như bán thân bất toại, không thể tự sinh hoạt cá nhân, ăn uống, đi cầu một chỗ. Với người con có cha mẹ bịnh t́nh như thế, chúng ta đừng ngại chuyện bưng phân đổ đái, nên nghĩ rằng ngày xưa cha mẹ đâu có nài hà chuyện bưng phân đổ đái cho ḿnh.
Người xưa nói phận làm con cái đối với cha mẹ phải “Quạt nồng ấp lạnh, sáng viếng tối thăm”. Quạt nồng là mùa hạ trời nóng phải thức suốt đêm quạt cho cha mẹ được mát mẻ an giấc, ấp lạnh là mùa đông thời tiết giá rét, giường chiếu rất lạnh v́ thế trước khi cha mẹ ngủ, người con phải lên giường nằm trước, để hơi ấm từ cơ thể tỏa ra giường chiếu, khiến cha mẹ lên nằm khỏi lạnh. Sáng viếng tối thăm, do v́ người già không như người trẻ tuổi, cơ thể thay đổi bất thường. Người già buổi tối có thể khỏe nhưng sáng mai lại bịnh, sức khỏe thường không ổn định, v́ thế người con phải sáng viếng tối thăm để kịp thời theo dơi sức khỏe cha mẹ, tiện bề lo toan việc thang thuốc.

Đó là báo hiếu về phương diên vật chất c̣n phương diện tịnh thần, làm con cần phải báo đáp trọn vẹn. Chúng ta phải hiểu tâm lư của người lớn tuổi là rất dễ mặc cảm tự ti, rất dễ tủi phận khi con cái không biết quan tâm thăm hỏi. V́ thế, với người già bịnh con cái cần phải chu đáo chăm sóc, thường xuyên đến thăm hỏi. Nếu ở xa không có điều kiện thường xuyên thăm viếng, thỉnh thoảng điện thoại về hỏi thăm t́nh h́nh sức khỏe của cha mẹ, bởi khi cha mẹ c̣n sống không thăm hỏi, th́ khi cha mẹ chết rồi thăm hỏi có ích ǵ.

Thứ nữa người lớn tuổi rất sợ cảnh phiền muộn và không muốn những việc trái ư nghịch ḷng xảy ra, bởi mỗi khi có nỗi buồn phiền, họ rất khó quên v́ nỗi buồn đó cứ lận vào con tim. Do đó người con phải cố gắng tránh làm những điều sai trái khiến cha mẹ buồn bực không vui.

Cổ nhân nói: “Đất sanh cỏ, già sanh tật”, cha mẹ tuổi già thân thể đau nhức, đầu óc đôi khi lú lẫn, v́ thế phần nhiều thường sanh chướng, đôi khi vô cớ la nạt con cái, hoặc nổi chướng ăn rồi bảo chưa ăn… Làm con phải hiểu biết và thông cảm mỗi khi cha mẹ nổi chướng, không được trách móc hờn oán. Đạo hiếu của con cái trước hết là phải biết vâng lời cha mẹ, và đừng làm cho cha mẹ buồn phiền về ḿnh.

Phải cố sống cho có đạo đức và siêng năng học hành để làm niềm vui cho cha mẹ. Bởi v́ cha mẹ tuổi già thường lấy sự ngoan ngoăn và thành đạt của con cái làm niềm hạnh phúc của ḿnh. Sự chuẩn mực trong đời sống, thành đạt trong học vấn của con cái, luôn là những món quà vô giá dâng lên cha mẹ, là niềm vui và nỗi tự hào của cha mẹ lúc tuổi xế chiều.

Người con cần phải biết tôn trọng những thú vui và sở thích của cha mẹ, bởi người trẻ có niềm vui của tuổi trẻ, th́ người già họ cũng có niềm vui và sở thích của người già. Ví như khi cha mẹ rời quê quán, vào xứ khác làm ăn, tuổi già thường ưa về thăm quê, phận làm con phải gắng dành dụm tiền bạc, tạo điều kiện để cha mẹ được thỏa măn ước nguyện. Nghĩa là bổn phận làm con phải tôn trọng những sở thích và tùy sức đáp ứng để cha mẹ được vui ḷng.
Ngoài việc báo hiếu về mặt vật chất, cao hơn nữa báo hiếu về mặt tinh thần. Người con thật sự có hiếu đạo trọn vẹn là phải tạo điều kiện cho cha mẹ ḿnh tuổi già có nơi nương tựa tinh thần. Đó là biết quy hướng Tam bảo, bỏ ác làm lành, ăn chay niệm Phật. Nếu cha mẹ trước đây đă biết quy hướng Phật pháp, chúng ta nên tạo điều kiền đầy đủ để cha mẹ đi chùa tụng kinh niệm Phật, cũng như thường xuyên cung cấp tiền bạc để cha mẹ có điều kiện làm các việc phước thiện. Đối với cha mẹ chưa biết quy hướng Tam bảo, làm con cần phải khuyến khích cha mẹ đi chùa quy y Tam bảo, khuyên cha mẹ tụng kinh niệm Phật, để cha mẹ có sự an ổn về đời sống tâm linh, ngơ hầu sau này trăm tuổi chết được nhẹ nhàng và tái sanh về cảnh giới an lành.

Ân đức cha mẹ như trời cao biển lớn, phận làm con dù suốt đời báo đáp vẫn không trả được. Với tinh thần niệm ân phụ mẫu vô lượng, chúng ta là người Phật tử, cần phụng hành theo lời Phật dạy, sống phải có hiếu đạo với cha mẹ. Và nhất là khi cha mẹ già bịnh cần quan tâm săn sóc về mặt vật chất cũng như tinh thần, ngơ hầu đền đáp thâm ân trong muôn một. Có làm được như thế, chúng ta sau này khi cha mẹ ĺa đời, mới khỏi than văn: “Cây muốn lặng mà gió không ngừng, con muốn báo đền ân đức nhưng cha mẹ không c̣n”.










__________________
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
Quay trở về đầu Xem saokhue's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi saokhue
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 2 of 4: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 5:53am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

OnlyOne_0 xin phép bạn saokhue cho post thêm bài viết cùng chủ đề này để mọi người cùng đọc

 

CHO NGƯỜI GIÀ BỆNH

HT. Thích Thanh Từ nói chuyện tại Thường Chiếu - 1996

Hôm nay tôi có bài thuyết pháp ngắn về đề tài cho người già bệnh. Lư do có bài pháp này là v́ một Phật tử đến yêu cầu chúng tôi rằng có cha mẹ già bệnh nặng, nên muốn khi cha mẹ lâm chung được tỉnh táo sáng suốt, không bị hôn mê hoảng sợ. V́ t́nh của người Phật tử hiếu thảo nên tôi hứa, đồng thời cũng nghĩ thương người già bệnh trong khi mệt mỏi đau đớn, nên chúng tôi nói bài pháp này.

Trước hết nói về cái chết không đáng sợ. Mọi người đều có quan niệm sanh là vui, chết là khổ; sanh là mừng, chết là sợ. V́ vậy ngày sanh nhật gọi là ngày ăn mừng sanh nhật, c̣n ngày chết con cháu cúng giỗ gọi là ngày cúng kỵ, tức ngày sợ sệt.

 

Quí Phật tử hiểu đạo th́ ngày chết là ngày đáng sợ hay không đáng sợ? Thật t́nh cái chết không đáng sợ. Già, bệnh là hai thứ khổ trong bốn thứ khổ Phật nói: sanh, lăo, bệnh, tử. Đă mang hai thứ khổ này vào ḿnh là một gánh nặng đau khổ. Nếu gánh nặng đau khổ được quăng đi th́ nó được nhẹ nhàng. Vậy chết là quăng được gánh nặng của già và bệnh. Lúc đó chúng ta thảnh thơi nhẹ nhàng, có ǵ đâu mà phải sợ. Nên chúng tôi nói chết là không đáng sợ.

 

Điểm thứ hai, như kinh Phật thường nói, có sanh là có tử. Có sanh ra th́ phải có chết, đây là chuyện thường, không ai tránh khỏi. Như đức Phật tu hành rốt cuộc tám mươi tuổi Ngài cũng chết. Các ông tiên mà chúng ta đọc được trong truyện Tàu như Bát tiên v.v… nói trường sanh bất tử, nhưng sự thật tám chín trăm năm rồi cũng mất, cũng chết. Do đó tám ông tiên mà bây giờ t́m một ông cũng không ra.

 

Nên biết dù cho tu đắc đạo như Phật, thân này tới khi hoại cũng phải hoại. Dù luyện được thuốc trường sanh bất tử như thần tiên, thân này đến lúc hoại cũng phải hoại, chớ không bao giờ giữ được măi măi. V́ vậy chết là lẽ thường, là việc chung cho tất cả, không ai tránh khỏi. Cái không tránh khỏi mà ḿnh sợ là chuyện vô ích, nếu không nói đó là chuyện khờ khạo. Chúng ta là người hiểu đạo rồi biết rằng có sanh là phải có tử. Ngày chết là ngày sẽ đến, bất cứ người nào cũng phải nhận. Chết là chuyện thường, đă là thường th́ không sợ.

 

Tôi nhớ ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ khi sắp tịch nằm trên bộ ngựa, nghiêng bên phải nhắm mắt để tịch. Bấy giờ những người hầu thiếp khóc rống lên, Ngài liền ngồi dậy, súc miệng, rửa mặt, rồi nói: “Sanh tử là lẽ thường, sao lại buồn thảm luyến tiếc như thế, làm năo hại chân tánh ta!” Nghe xong, các vị kia mới yên lặng. Ngài nằm nghiêng bên hữu mà tịch.

 

Chúng ta thấy rằng đối với Ngài sanh tử là việc thường. Đă là việc thường th́ không có ǵ quan trọng hết. Do đó Ngài tự tại ra đi. C̣n chúng ta cho cái chết là lớn lao đáng sợ, nên tới đó chúng ta kinh hoàng. Kinh hoàng là đau khổ. V́ vậy người Phật tử chân chánh lúc nào cũng biết rằng chuyện chết sống không thể tránh được. Không tránh được th́ chúng ta chuẩn bị ngay những cái ǵ cần sau khi chết, đừng để tới đó rồi sợ hăi chỉ là chuyện vô ích thôi.

Điểm thứ ba, người Phật tử hiểu đạo khi tu ít nhất cũng giữ năm giới, nhiều hơn th́ Thập thiện. Biết giữ năm giới, biết tu Thập thiện th́ khi chết chúng ta sẽ sanh về đâu? Nếu giữ năm giới trọn vẹn th́ sau khi chết chúng ta sẽ trở lại làm người đầy đủ phước đức. Tức là do giữ giới không sát sanh nên được tuổi thọ; giữ giới không trộm cuớp nên được nhiều của cải; giữ giới không tà dâm nên được đẹp đẽ oai nghi; giữ giới không nói dối nên lời nói thanh tao, được mọi người tín nhiệm; giữ giới không uống rượu nên có trí tuệ sáng suốt. Thế nên sanh làm người được đầy đủ phần tốt đẹp của con người, không có ǵ thiếu thốn hết. Như vậy thân này hoại rồi được thân kế tốt đẹp hơn, phước đức hơn, có ǵ mà chúng ta phải sợ. C̣n nếu tu Thập thiện khi bỏ thân này sẽ được sanh lên cơi trời, hưởng phước đức thù thắng nhiều hơn cơi này, tức là đẹp đẽ hơn gấp bao nhiêu phần.

 

Chúng tôi thường nói chết như đổi chiếc xe cũ lấy chiếc xe mới. Chiếc xe cũ xấu hư, chúng ta lấy chiếc xe mới tốt đẹp, hoàn hảo hơn. Cho nên chúng ta hoan hỉ bỏ thân này, v́ biết rằng khi bỏ thân này chúng ta sẽ được thân sau tốt đẹp hơn, có ǵ đâu phải lo buồn. Thật ra chết không đáng sợ, chỉ sợ ḿnh không biết tu. Đó là điều tôi muốn nhắc tất cả quí vị đang ở trong hoàn cảnh bệnh hoạn đau ốm, không thể tin tưởng rằng ḿnh c̣n sống lâu, ráng nhớ mà tu hành.

 

Trong nhà Phật có nói đến Cận tử nghiệp. Cận tử nghiệp này rất mạnh, có công năng đưa chúng ta tới chỗ tốt hay chỗ xấu khi chúng ta sắp lâm chung.

 

Trước hết nói Cận tử nghiệp của người làm ác. Nếu người khi gần chết khởi tâm ác liền chuyển cả sự tu hành hay công đức trước của ḿnh, liền sanh vào chỗ không tốt.

 

Trong kinh có kể: Một người tu ngoại đạo đạt đến định Phi phi tưởng, nếu người đó chết sẽ được sanh về cơi trời Phi phi tưởng. Nhưng khi gần chết gặp chút nghịch duyên, ông nổi giận, bực tức lên rồi chết. Sau khi chết ông sanh làm con chó sói. Như vậy, từ quả vị cơi trời Phi phi tưởng mà chuyển làm một con vật xấu xa, đủ cho ta thấy Cận tử nghiệp nguy hiểm như thế nào. Cận tử nghiệp là nghiệp gần lúc chết. Nếu khởi niệm ác th́ nó sẽ dẫn chúng ta sanh vào cơi ác, cơi dữ.

 

Do đó chúng ta thấy trong cơi người cũng như trong các loài thú, có những người, hoặc những con thú sanh ra một thời gian ngắn liền chết. Chúng ta không hiểu tại sao. Nếu là duyên làm người hoặc làm thú th́ phải ở lâu cho măn kiếp người, kiếp thú, tại sao chỉ một thời gian ngắn th́ đi. Đó là lư do để thấy rằng những người ấy lẽ ra không phải sanh chỗ như thế, nhưng v́ Cận tử nghiệp ác mạnh nên phải sanh chỗ đó. Thời gian ngắn sau chết, sanh lại chỗ khác theo Tích lũy nghiệp, tức là nghiệp chứa đựng lâu dài lúc trước của họ. V́ vậy sức mạnh của Cận tử nghiệp đưa đẩy người ta sanh vào chỗ không đúng sở nguyện của ḿnh, chỉ v́ cơn nóng giận hoặc khởi những niệm ác lúc sắp lâm chung mà ra như vậy. Đó là tôi nói trường hợp Cận tử nghiệp ác.

 

Kế đến là Cận tử nghiệp thiện, tức người gần chết khởi niệm lành. Lúc sắp lâm chung khởi niệm lành liền sanh về cơi lành, dù cho Tích lũy nghiệp của họ ác, nhưng nhờ khi sắp chết khởi niệm thiện nên chuyển sang sanh cơi lành. Do sức mạnh của Cận tử nghiệp làm cho tích lũy nghiệp mờ đi, nhưng không phải mất. Nghĩa là người ấy phải theo Cận tử nghiệp một thời gian. Khi nào Cận tử nghiệp hết th́ họ mới trở lại Tích lũy nghiệp.

 

Nên nhớ nghiệp tích lũy là nghiệp quan trọng mà chúng ta chứa từ thuở nhỏ cho đến lớn trong đời sống. Giả sử chúng ta chứa điều lành, điều tốt đầy đủ, nhưng giờ chót bị Cận tử nghiệp ác lôi đi th́ phải trả hết nghiệp cận tử đó rồi mới trở lại với nghiệp tích lũy lành, được quả lành, chớ không phải mất hẳn. Nên lúc sắp lâm chung chúng ta phải dè dặt tối đa, không nên khởi những tâm niệm ác.

Trong kinh nói người phạm hai tội trong năm tội ngũ nghịch là ông Đề-bà-đạt-đa, đức Phật thọ kư khi chết ông phải đọa địa ngục. Do đó lúc sắp lâm chung ông hối hận hướng về Phật chắp tay xin sám hối. Sau này đức Phật kể lại cho ngài A-nan nghe rằng ông Đề-bà-đạt-đa tuy bị đọa địa ngục v́ tội ngũ nghịch, nhưng v́ sắp chết ông biết hối hận sám hối với Phật, nên sau khi hết đọa địa ngục ông được trở lại làm người gặp Phật pháp tu hành, cuối cùng cũng chứng quả thành Phật.

 

Chúng ta thấy rằng cả đời Đề-bà-đạt-đa đă tạo những nghiệp ác nhưng khi sắp lâm chung ông đă có tâm thức tỉnh, hối cải. V́ vậy, sau này khi nghiệp ác hết, ông sanh về cơi lành và được tu hành chớ không mất luôn chủng duyên lành. Nên biết Cận tử nghiệp lành có thể giúp người bị khổ lâu dài chuyển thành khổ ngắn, không c̣n lâu dài nữa.

 

Thêm một chuyện nữa. Có một vị tiên ở cơi trời ba mươi ba. Ông biết ḿnh hết phước sắp chết. Do có thiên nhăn, ông biết ḿnh sẽ sanh làm con của một trưởng giả ở nhân gian và sau kiếp làm con ông trưởng giả ông sẽ đọa địa ngục. Hoảng sợ quá, ông khóc rống lên, kêu la cầu cứu. Khi đó trời Đế Thích đến hỏi: - V́ sao ông khóc kêu cứu như vậy? Ông tŕnh bày chỗ thấy của ḿnh. Trời Đế Thích liền khuyên ông nếu muốn được cứu phải qui y Tam Bảo.

 

Ông hỏi:

- Qui y Tam Bảo là sao?

Trời Đế Thích nói:

- Qui y Tam Bảo là qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.

Ông hỏi:

- Bây giờ Phật ở đâu?

- Hiện giờ Phật đang thuyết pháp ở vườn Trúc tại xứ Nalanda.

Ông than:

- Bây giờ tôi sắp chết làm sao đến đó để qui y được.

Trời Đế Thích bảo:

- Không sao, chỉ cần ông chắp tay hướng về chỗ Phật đang thuyết pháp nói to lên thế này: “con tên … xin qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Xin Phật cứu con, xin Phật độ con”, như vậy ba lần.

Nghe vậy ông liền qú gối chắp tay hướng về vườn Trúc Nalanda, nói ba lần: “Con xin qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Xin Phật độ con.” Sau khi nói ba lần như vậy rồi, ông liền chết.

 

Quả thật sanh xuống trần gian ông làm con trưởng giả. Khi con ông trưởng giả lớn lên, một hôm gặp đức Phật khất thực ngang qua nhà. Thấy Phật, ông liền phát tâm muốn đi tu. Sau đó ông được Phật độ tu hành chứng quả A-la-hán.

 

Qua đó, chúng ta thấy chỉ cần Cận tử nghiệp hướng về Tam Bảo mà sau này khỏi đọa địa ngục, c̣n được xuất gia và tu hành giải thoát. Như vậy Cận tử nghiệp rất là quan trọng. Nếu chúng ta không biết, để Cận tử nghiệp chuyển thành ác sẽ đưa tới cơi ác. Nếu chúng ta biết, dù trước kia có làm ác, nhưng nhờ Cận tử nghiệp thiện th́ sẽ đưa tới cơi lành. Do đó người Phật tử chân chánh phải nhớ, phải biết rơ tầm quan trọng của Cận tử nghiệp.

 

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa phủ nhận Tích lũy nghiệp là nghiệp do chúng ta chứa chất từ khi mới sanh ra cho tới già. Nếu chúng ta làm điều lành nhiều th́ gọi đó là Tích lũy nghiệp thiện; làm điều ác nhiều th́ gọi là Tích lũy nghiệp ác. Nếu Tích lũy nghiệp thiện, và lúc sắp lâm chung không khởi niệm ác, th́ con đường thiện nhất định sẽ đến với chúng ta. C̣n nếu Tích lũy nghiệp thiện nhưng khi sắp lâm chung khởi niệm ác th́ con đường thiện của chúng ta phải bị quanh co, có khi nó dẫn ḿnh tới chỗ dữ. Ngược lại, nếu Tích lũy nghiệp ác nhưng sắp lâm chung khởi niệm thiện th́ con đường ác lư đáng chúng ta phải chịu nhưng giờ đây chuyển sang con đường lành. Nên biết Cận tử nghiệp rất mạnh, rất đáng sợ. Quí vị nào tuổi đă lớn, hoặc hay bệnh hoạn nên dè dặt tối đa, không nên tạo ảnh hưởng lớn gây cho chúng ta những đau khổ sau này. Đó là tôi nói về sức mạnh của Cận tử nghiệp.

 

Tiếp theo, tôi sẽ nói những điều cấm kỵ của người khi sắp lâm chung. Những điều cấm kỵ là những điều không nên làm khi chúng ta biết đạo lư.

 

Một là lúc sắp lâm chung cấm kỵ không nên sân giận. Dù cho có điều ǵ trái ư cũng phải bỏ qua để lo cho cái chết của ḿnh, không nên sân giận làm ǵ. Nếu sân giận th́ chúng ta sẽ đọa vào cơi dữ làm những con vật hung dữ khó thể tránh khỏi. Đó là điều thứ nhất.

 

Thứ hai là phải dứt tâm oán thù. Nếu ôm tâm oán thù th́ khi nhắm mắt chúng ta sẽ theo nghiệp oán thù, đền đền trả trả không có ngày cùng. Nghĩa là ḿnh thù người, sanh ra gặp lại nhau rồi hại nhau, đau khổ chồng chất không biết đến đâu cho hết. V́ vậy chúng ta phải dứt tâm oán thù.

Thứ ba là tâm yêu mến con cháu, tiếc của cải, v.v… Đó là mối hiểm họa, nghĩa là v́ yêu tiếc mà đôi khi bị trầm luân hay là trở lại làm những con vật không tốt.

 

Trong sử ba mươi ba vị Tổ có kể về một vị Tăng Ấn Độ tôi không nhớ rơ tên. Một hôm ngài đi khất thực ngang qua nhà ông trưởng giả, nhưng ông trưởng giả đi khỏi. Trong nhà có con chó chạy ra sủa rất to. Ngài nh́n nó và quở: “Ngươi v́ bệnh tiếc của mà trở lại làm chó, đă không biết c̣n sủa om ṣm!” Nghe nói như vậy con chó buồn bỏ ăn. Ông trưởng giả về, thấy con chó cưng của ḿnh bỏ ăn, ông liền hỏi lư do và được người nhà kể lại rằng hồi sớm mai có một vị Sa-môn đi ngang, nó thấy liền sủa. Rồi không biết ông ấy nói ǵ với nó, từ đó nó buồn, bỏ ăn. Ông hỏi vị Sa-môn ấy ở đâu và t́m gặp được ngài. Với tâm rất sân hận, ông hỏi:

- Hồi sáng ông nói ǵ mà con chó của tôi nó buồn đến bỏ ăn?

Ngài bảo:

- Ông đừng nóng, để tôi nói cho ông nghe. Con chó đó là cha của ông.

Ông càng tức hơn, hỏi:

- Tại sao con chó đó lại là cha tôi?

Ngài nói:

- Nếu ông không tin ta, ông hăy về t́m ngay giữa giường nơi cha ông khi xưa ngủ mà bây giờ là chỗ con chó hay nằm đó, ông đào xuống sẽ thấy một ché vàng. V́ khi cha ông chết không kịp trối trăn lại với ông, nên bây giờ tiếc của mới sanh trở lại làm chó để giữ của. Nếu không tin ta, ông hăy về đào lên sẽ thấy!

Khi ấy vị trưởng giả không c̣n lớn tiếng với Tổ nữa, mà trở về đào chỗ Tổ chỉ. Quả nhiên ông thấy có một ché vàng. Ông liền chạy tới xin Tổ cứu cha ông. Tổ khuyên trưởng giả nên đem của đó bố thí để cha ông hết nghiệp. Trưởng giả nghe lời Tổ dạy liền đem ché vàng bố thí. Sau đó con chó chết.

 

Như vậy, v́ yêu tiếc của nên trở lại làm chó để giữ của. Đó là điều đáng sợ. Nên ở đây tôi nhắc ba điều cấm kỵ trước khi lâm chung, Phật tử phải nhớ đừng bao giờ để xảy ra. Tôi lặp lại, điều thứ nhất là tâm sân giận; điều thứ hai là tâm oán thù; và điều thứ ba là tâm yêu tiếc, tức yêu con tiếc của. Nhớ, đừng có ba tâm đó mới khỏi đọa vào con đường khổ. Có ba tâm đó là nguy hiểm.

 

Nếu khi sắp lâm chung mà khởi tâm thiện th́ sẽ được điều lành, điều tốt. Tâm thiện là tâm ǵ? Điều thứ nhất, khi sắp lâm chung phát tâm bố thí, giúp đỡ người nghèo kẻ bệnh. Ḿnh có phương tiện tới đâu phát tâm tới đó. Điều thứ hai đối với người qui y rồi th́ phát tâm cúng dường Tam Bảo; c̣n chưa qui y th́ phát tâm qui y Tam Bảo để tâm thiện tăng trưởng. Làm như vậy là đă hướng về điều thiện và sẽ đi theo con đường thiện. Ba là phát tâm phóng sanh, nghĩa là cứu những con vật bị người ta bắt và sẽ bị giết. Ḿnh cứu nó bằng cách mua lại đem thả, hoặc t́m cách nào cứu cho con vật không bị chết. Đó là phát tâm phóng sanh.

 

Bố thí, cúng dường, phát tâm phóng sanh là tâm lành. Nhờ phát tâm lành, tự nhiên lần lần chúng ta sẽ đi theo con đường lành. Đó là những điều tâm nên khởi khi sắp lâm chung.

 

Người Phật tử biết tu, khi sắp lâm chung, cần biết ứng dụng pháp Phật dạy, ǵn giữ tâm ḿnh luôn luôn đi đúng đường, không bị lệch lạc. Đối với người tu Tịnh độ, lâu nay chuyên niệm Phật, khi bệnh nhiều phải ráng nhớ niệm Phật, không quên. Lúc nào tâm ḿnh cũng hướng về Phật không lơi lỏng, không nghĩ tới con, không nghĩ tới cháu, cũng không nghĩ tới tài sản ǵ hết. Được như vậy th́ nhất định sẽ đi theo Phật không nghi ngờ. Đó là điều thứ nhất.

 

Thứ hai, đối với người không chuyên niệm Phật mà thường hay xem kinh sách th́ phải nhớ một bài kệ. Chẳng hạn, nếu quí vị thường tụng kinh Kim Cang, th́ phải nhớ một bài kệ, tức là nhớ tới Pháp giống như nhớ tới Phật, niệm Phật vậy. Chúng ta nghiên cứu kinh điển, học pháp của Phật th́ phải nhớ pháp, như tụng bài kệ sau đây trong kinh Kim Cang:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.

 

Nghĩa là tất cả pháp hữu vi như mộng, như huyễn, như bọt, như bóng, như sương mai, như điện chớp, phải luôn quán như thế. Chúng ta tụng măi bài kệ này th́ tâm chúng ta được trong sáng, không kinh hoàng khi sắp lâm chung. Đó là trường hợp thứ hai.

 

Trường hợp thứ ba, nếu người biết tu thiền, tâm được yên tỉnh phần nào th́ nhớ lúc sắp lâm chung, ḿnh hằng sống với tâm thanh tịnh, đừng chạy theo tâm vọng tưởng điên đảo. Nghĩa là nhớ ngay trong thân người bại hoại này có cái không bại hoại. Nhờ vậy chúng ta không kinh hoàng, không sợ sệt mà hằng sống với tâm bất sanh bất diệt của ḿnh. Thân này chẳng qua là tướng hư ảo, có đó rồi mất đó, chớ không bền. Chỉ cái thể chân thật của ḿnh là thanh tịnh, không sanh, không diệt muôn đời. Đó là chúng ta biết tu.

 

Trong ba trường hợp tôi kể ở trên, người tu niệm Phật th́ chuyên niệm Phật, không nhớ chuyện đời. Người chuyên nghiên cứu Pháp th́ nhớ một bài kệ. Người tu Thiền th́ nhớ ngay nơi ḿnh có cái chẳng sanh diệt, hằng thanh tịnh, không có ǵ đáng sợ, không có ǵ đáng lo. Người biết tu nhớ được những điều này th́ không bị mê muội, không có ǵ sợ hăi, ra đi êm ái nhẹ nhàng. Đó là những điều tôi nhắc cho quí vị khi sắp lâm chung.

 

Bây giờ tôi nói tới hậu sự, tức là việc sau khi ḿnh chết. Nhiều vị nghĩ rằng khi ḿnh chết phải trối trăn lại với con cháu làm thế này, làm thế kia cho ḿnh. Điều đó dư. Tại sao? Bởi v́ thân này do tứ đại ḥa hợp mà thành, chúng ta sống cũng mượn tứ đại mà sống: uống nước giúp cho thủy đại, ăn giúp cho địa đại, thở giúp cho phong đại, v.v… Như vậy bốn đại đó nhờ vay mượn bên ngoài mới tồn tại.

Đến khi chết là không vay mượn nữa th́ trả về cho tứ đại. Tứ đại trả về tứ đại th́ chỗ nào cũng là tứ đại hết. Tại xứ người, tứ đại cũng là tứ đại; ở quê hương ḿnh th́ tứ đại cũng là tứ đại. Đừng nghĩ bỏ thân ở xứ người là thiệt tḥi. Thiệt tḥi nhất là cái tâm, tinh thần của ḿnh ra đi mà không sáng suốt, đó mới thật thiệt tḥi. C̣n thân tứ đại này bỏ ở đâu cũng được hết. Người ta hay nói thân này là thân cát bụi cho nên khi chết trả về cho cát bụi, chớ không phải trả về xứ ḿnh, thành vàng thành ngọc ǵ, cho nên đừng quan trọng nó.

 

Thân này để cho con cháu giải quyết bằng cách nào thuận lợi nhất th́ tốt, ḿnh khỏi cần dặn ḍ ǵ hết, khỏi cần bắt buộc ǵ hết. Dặn ḍ bắt buộc nhiều khi làm cho con cháu càng thêm lúng túng. Thí dụ nơi đó không có ḷ thiêu mà bảo phải thiêu, trong khi có đất chôn mà không chịu chôn. Hay ngược lại, chỗ đó không có đất chôn mà có ḷ thiêu, ḿnh lại không chịu, nói thiêu nóng lắm, phải t́m đất chôn. Như vậy con cháu lo sợ không biết t́m đất đâu mà chôn, càng làm cực khổ cho người sống chớ không có ích lợi ǵ. Đă là thân tứ đại hoại rồi th́ c̣n biết ǵ nữa mà sợ nóng, c̣n biết ǵ nữa mà đ̣i đem về quê hương. Biết chăng là cái tinh thần, cái tâm của ḿnh. Do đó quí vị đừng có lầm lẫn thân này phải trở về quê ḿnh mới tốt. Nghĩ như vậy là sai lầm. Chính cái tâm của chúng ta, tâm sáng th́ đi tới chỗ tốt, điều đó mới quan trọng.

 

Đó là những lời nhắc nhở để quí vị biết sau khi chúng ta có trăm tuổi, không làm phiền hà cho con cháu.

 

Tôi chỉ nói một phần ngắn cho quí vị biết khi đau, bệnh và già sắp lâm chung. Theo đó, quí vị có hướng chọn lựa, đừng bị tâm phàm tục làm cho ḿnh đau khổ ngay hiện tại và kéo dài sau khi lâm chung. Đó là những điều thiết yếu.

Mong rằng tất cả quí Phật tử nghe rồi, khéo ứng dụng để tự cứu ḿnh, đó cũng là lời Phật dạy cho chúng ta thoát khổ.

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 3 of 4: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 6:35am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Cám ơn hai bạn đă post kịp thời một chủ đề rất có ư nghĩa. Các bạn trên diễn đàn có cơ hội tự kiểm điểm lại bản thân nhân ngày kỷ niệm Mẹ Hiền hàng năm.
Cả hai bài kết hợp thật tuyệt vời cho cả Đạo lẫn đời, mang lại lợi lạc cho cả hai phía.

Bravo
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
tieudongtu
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 12 April 2006
Nơi cư ngụ: Spain
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 25
Msg 4 of 4: Đă gửi: 10 May 2006 lúc 5:10am | Đă lưu IP Trích dẫn tieudongtu

                Kính chào các bạn !

 Tôi rất xúc động khi đọc các bài viết trên ,Tấm gương hiếu hạnh lúc nào cũng treo trên đầu của mỗi phật tử chúng ta ,Qua bài viết này xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến các bạn đă post bài rất bổ ích và giá trị cho mọi người nhân ngay mother ' day



__________________
Tuệ giác phá tan ṿng hắc ám
Chân tâm phá vỡ lưới vô minh
Biết ra vốn thiệt ta là phật
Giác phật, mê ma cũng là ḿnh
Quay trở về đầu Xem tieudongtu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tieudongtu
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2168 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO