Tác giả |
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 01 June 2006 lúc 6:11am | Đă lưu IP
|
|
|
Chân Ngộ, Tà Ngộ Và Minh Sư
- Thật vô cùng khó nói, khó giải thích và khó phán xét cho sự Giác Ngộ chân chính của ḿnh và của người chỉ v́ chúng ta đă hằng hà sa số kiếp sống trong Nhị Biên (có không, thật giả, sang hèn, cao thấp, sinh tử … cùng với những tập khí sâu dầy ích kỷ, ghét ghen, tranh chấp, ác độc, hận thù, bắt buông, tư lợi…v…v…)
Cho nên về mặt đời: lúc nào chúng ta cũng có thói quen nhận phần hay, phần phải về ḿnh. Đối với người nhiều khi ta trái lè lè mà cũng cố biện minh, che đậy làm sao cho ḿnh thắng mới thôi; c̣n đối với chính bản thân ḿnh th́ cũng vậy, tự ḿnh đă rơ biết hết nào: phải trái, đúng sai, đẹp xấu, nhưng lại cũng tự ḿnh biện minh che đậy, tự ḿnh giả dối với chính ḿnh, tự ḿnh dàn xếp lương tâm cho yên ổn để sống thoải mái đôi khi có chút lương tri th́ cũng bị dằn vặt một chút rồi lại quên đi! Cứ như thế hết lúc nầy đến lúc khác, đời nầy đến đời khác khó mà thay đổi để rồi tạo Nhân Quả và Nghiệp Báo sâu dầy hơn; Những cái đó đều do Tâm Ư Thức Ngă Chấp! (Chung qui chỉ v́ chúng ta sống trong Thế Giới Nhị Biên, phân biệt từng giây từng phút, mọi suy nghĩ, lời nói, hành động đều do Vọng Tâm Thức điều khiển và đều qua bộ óc).
Về mặt Đạo: Th́ đại khái cũng như mặt Đời đă nói ở trên, chúng ta đă quen Chấp Ngă! Tất cả mọi người có thiện ư tu hành th́ dù là Tu Sĩ hay Cư Sĩ, Nam hay Nữ, màu da nào, chủng tộc nào đều chung một mục đích là muốn thành thiện nhân, có hạnh phúc, đi sâu hơn nữa là muốn được Giác Ngộ giải thoát phiền năo sinh tử.
Nhưng có bao giờ chúng ta dám tự đối đầu với sự thật để tự phanh phui, phán xét chân thật hoàn toàn (100%) về con người của chính ḿnh th́ sẽ rơ như ban ngày. Có lẽ ai cũng đă tự hiểu về ḿnh: Tu Hành ra sao? Đạo Đức thế nào? Tu lâu hay mau? Tu bao đời rồi? Có Tu đúng Chánh Pháp hay không? Có đi loanh quanh hay đi Trực Chỉ? Tŕnh độ hiểu biết cỡ nào? Đă Giác Ngộ thật chưa hay chỉ là Giải Ngộ? v…v…
Cứ căn cứ vào hiện tại qua h́nh tướng hiện hữu cùng nhiều yếu tố thể hiện của chính ḿnh và của từng cá nhân mà nhận xét. Chúng ta không thể chỉ nhận xét qua chiếc áo Tu đang mặc đời này, mà nên nh́n thâm sâu hơn, b́nh đẳng hơn bằng nhiều chi tiết vi tế nữa, v́ do những nhân không Tu hay có Tu trong bao đời trước mà có cái quả tương ứng hiện tiền tại đời này về trí tuệ, về phúc báu do đó chúng ta thấy rất rơ về ta và cũng thấy rất rơ về người :
Qua mặt h́nh tướng hiện hữu của Thân Tâm, qua cảnh huống liên hệ trong đời sống được tổng quát tạm vạch sau đây : Chúng ta đẹp hay xấu? Uy nghi hay không uy nghi? Tư cách hay không tư cách? Đạo đức hay không đạo đức? Chân thật hay xảo trá? Bao dung hay nhỏ nhen? Từ bi hay độc ác? Quân tử hay tiểu nhân? Thông minh hay Ngu tối? Hoạt bát hay đần độn? Vật chất dư thừa hay nghèo đói? v…v…
Do những dữ kiện trên chúng ta tạm biết có Tu nhiều hay Tu ít? Tu bao đời và cũng tạm biết chúng ta đă đi được bao nhiêu bước hay là đời này mới chập chững đi những bước đầu tiên!
Và đây về mặt Vô Tướng xin tạm mô tả để rơ phần nào cho sự Giác Ngộ Chân Lư của chính Thân Tâm ta và của người ở cỡ nào, tầm mức nào? Qua nhiều điều không thể thiếu sau đây:
Liệu ta:
- Đă biết rơ bộ mặt trước khi Cha Mẹ sinh ra ta chưa?
- Có vô tận ư và biện tài vô ngại không? (Không qua bộ óc mà là tự động)
- Có sống hợp với Chân Lư Đạo Đức không?
- Có tài thiên biến vạn hóa (tùy cơ ứng biến) một cách nhanh chóng và hợp Đạo Lư không?
- Có thông suốt Chân Lư, không c̣n nghi ngờ và đoán ṃ không?
- Có quang minh chính đại không?
- Có c̣n đủ loại tập khí không?
- Có c̣n ghen ghét, tranh chấp và chấp chước không?
- Có c̣n ăn gian, nói dối, ác độc không?
- Có c̣n dị đoan, bám víu thích thú những ma cảnh như: mùi thơm, vị ngọt, ánh sáng, nh́n thấy Phật, Bồ Tát, nghe thấy tiếng nầy, tiếng nọ không?
- Có khiêm cung, từ bi, b́nh đẳng không?
- Có lạnh lùng, kiêu mạn, chấp có Chứng Đắc không?
- Có siêng năng, cần mẫn làm việc ít ngưng nghỉ không?
- Có c̣n Nhị Biên không?
- Có c̣n tư lợi vướng mắc danh, tài, ái dục không?
- Có c̣n thiên vị hay kỳ thị không?
- Có c̣n thù hận, nóng nảy, giận dữ không?
- Có ưa nịnh, quan liêu, hưởng thụ không?
- Có thích khoe khoang, kênh kiệu và chường mặt trước đám đông, trên màn ảnh, trên báo chí, truyền thanh, truyền h́nh không?
Nếu c̣n có những điều kể trên là c̣n vướng mắc vẫn chưa phải là Giác Ngộ chân chính!
Thường th́ những người Ngộ hay bị đi vào Chấp Có nên tưởng ḿnh khác đời, khác mọi người, dù là có Thầy Ấn Chứng hay tự ḿnh Ấn Chứng th́ cũng thế và c̣n tệ hại hơn nhiều! Lư thuyết phải hợp với lời nói và hành động mới đúng là Lư Sự Viên Dung. Lư Sự ấy có bao giờ sai khác được!
Trong Lăng Nghiêm Kinh (Từ trang 793 đến 905 Quyển II, Dịch Giả Tâm Minh) phần phân biệt các Ấm Ma tức Ma Ngũ Ấm của chính ta và cả Ma bên ngoài quấy phá (người có ác ư, ghét ghen, quỷ thần, ma v…v…) Đức Phật đă vạch rơ, nếu Ngộ mà c̣n có tật này, tật kia là Tẩu Hỏa Nhập Ma, là Tà Ngộ.
Nếu là Tà Ngộ th́:
- Danh càng thêm danh
- Dục càng thêm Dục
- Tài càng thêm tài
- Ái càng thêm ái
- Thích hưởng thụ
- Ham kẻ hầu, người hạ, lười biếng, vênh váo
- Kiêu hănh, lạnh lùng
- Quan liêu
- Lố lăng v…v…
Đều là Tẩu Hỏa Nhập Ma!
Nói tóm lại: Chân Lư là ra ngoài Nhị Biên, Chứng Đắc, lư luận, lời nói, mầu da, chủng tộc, nam nữ, tên tuổi, thời gian, không gian th́ làm ǵ có những thứ kể ở trên! V́:
"Vô Trụ mới thật là Thường Trụ"
Những danh từ Chân Lư, Phật, Bồ Tát hay Chúa đều là những danh từ tạm gọi thôi. Dù là Phật, Bồ Tát, Chúa hay ǵ ǵ chăng nữa cũng không thể ra ngoài:
- Cái thanh tịnh tuyệt đối
- Cái trí tuệ vô biên
- Cái từ bi vô lượng
- Và sự b́nh đẳng vô ngần mé.
Những thứ này Vô Tướng mà lại không rời Hữu Tướng cũng như Phật Pháp chẳng rời Thế Gian Pháp bao giờ!
Căn cứ vào mọi lư lẽ kể trên chúng ta tạm rơ biết về ta, về người và cũng nên can đảm tự hỏi ḿnh một cách chân thật rằng: "Chỉ có 5 Giới thôi mà liệu ta đă giữ được thật chân chính hay chưa?" Để tự lên án, nhận xét và tự Ấn Chứng cho ḿnh Ngộ Đạo ở cỡ nào? Là Chân Ngộ hay là Tà Ngộ, Là Giải Ngộ hay có bị Tẩu Hỏa Nhập Ma không? Và là Minh Sư hay không phải Minh Sư?
Chú Giải: Tâm Ư Thức Phân Biệt th́ luôn tính toán, mưu mô, yêu ghét thích này thích kia.
C̣n Chân Tính vốn Thanh Tịnh Tuyệt Đối, ra ngoài mọi Nhị Biên Phân Biệt.
Bài Thơ: Năng Lực Vi Diệu
Công năng tự động, tự hiện, vi diệu triền miên
Khắp muôn loài, ngay muôn vật, linh hoạt, hiển nhiên
Toàn bộ sức sống nhiệm mầu, rơ siêu H́nh Tướng
Vô lượng, vô h́nh, mà sao tác dụng vô biên?
Nhưng phải tu:
"Tu, Tu sao Bát Thức chuyển thôi, thành Tứ Trí
Th́ Thực Tướng phơi bày, toàn là Năng Dụng, Chân Không
Phải chính, chính em, chính cỏ dại, chính bông hồng?
Phải vũ trụ năng toàn, hằng hiển hiện, dung thông?"
Lăng Nghiêm Kinh: "Tính là Tướng, Tướng cũng là Tính"Bát Nhă Tâm Kinh: "Không là Sắc, Sắc chẳng khác Không"
Thực Thể, Hư Thể cùng rỗng lặng một Tính Không
Hỏi: "Mười Phương c̣n khác? Và Chân Không có đồng?"
Vậy nếu c̣n:
"Chút vướng mắc ǵ cũng khó, khó vượt tử sinh
Dù bụi nhỏ như Hư Không, vẫn vương vướng ḿnh
Làm sao mà hợp Giác Minh, vạn năng, vạn pháp?
Làm sao siêu thời gian, không gian, siêu Tướng, H́nh?"
|
Quay trở về đầu |
|
|
Bát Nhă Hội viên
Đă tham gia: 01 June 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 6
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 01 June 2006 lúc 6:30am | Đă lưu IP
|
|
|
VẤN ĐỀ THÀNH PHẬT VÀ THUYẾT PHÁP CỦA MỘT NHƯ LAI
(Thích Từ Thông)
TRÍCH KINH:
'' PhẬt bẢo ông Tu BỒ ĐỀ: Ư ông nghĩ sao? Như Lai có chỨng quẢ Vô ThưỢng Chánh ĐẲng Chánh Giác chăng? Như Lai có thuyẾt pháp chăng?
Ông Tu BỒ ĐỀ thưa: BẠch ThẾ Tôn! Như con hiỂu ư nghĩa cỦa PhẬt nói, không có pháp cỐ đỊnh nào gỌi là Vô ThưỢng Chánh ĐẲng Chánh Giác và Như Lai cũng chẲng nói pháp nào cỐ đỊnh. V́ vẬy pháp Như Lai nói ra không nên khư khư chẤp thỦ, cũng không nên phê phán hỜi hỢt: RẰng pháp nẦy đúng, pháp nỌ không đúng. V́ sao? V́ Như Lai chỈ thuyẾt mỘt thỨ giáo pháp mà ngưỜi th́ nghe chỨng đưỢc quẢ thánh, lẠi cũng có kẺ chỈ chỨng đẾn bẬc hiỀn. ''
TRỰC CHỈ:
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là quả vị Phật, quả vị của một Như Lai. Thế mà ở đây, Phật lại hỏi ông Tu Bồ Đề: "Như Lai có chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không?". Đấy là câu hỏi kỳ lạ bất b́nh thường. Đặt vấn đề đúng, giải thích đúng câu hỏi đó, th́ nên mừng rằng ḿnh đă nếm được hương vị của Bát Nhă Ba La Mật, đă phá vỡ cái vỏ tri thức, vượt ra cái khung lồng kiến giải tầm thường về Như Lai, Phật. Thật ra, vấn đề không phải phức tạp khó khăn nhiều, chỉ cần sự nhận thức tư duy trong sáng, dám lột bỏ chiếc áo thần tượng thiêng liêng do cảm t́nh thấp kém, người ta đă khoác lên cho Đức Phật, cho các bậc Như Lai, th́ ta sẽ thấy rỏ vấn đề.
GIÁC đối với MÊ, nếu không có MÊ th́ cũng không có GIÁC. PHẬT là đối với CHÚNG SANH, nếu không có CHÚNG SANH th́ không có PHẬT. VÔ THƯỢNG là đối với HỮU THƯỢNG, nếu không có HỮU THƯỢNG th́ VÔ THƯỢNG bất thành. Phật th́ sống theo giác tánh, sống đúng giác tánh, sống hợp giác tánh. Bất cứ ai sống theo giác tánh, đúng giác tánh, hợp giác tánh gọi là người giác ngộ, người tỉnh thức, là Phật. Tŕnh độ giác ngộ của Phật, là tŕnh độ giác ngộ tuyệt đỉnh cao của trí tuệ, không c̣n mức độ nào trên, cho nên gọi là VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC: Bậc Chánh Giác VÔ THƯỢNG, trong những người chánh giác. Thế thôi!
MÊ là chúng sanh. Tuy nhiên, chúng sanh cũng có giác tánh như Phật. Song, chúng sanh sống trái giác tánh, sống ngược và sống sai giác tánh, nên gọi người mê. Mê là người có nhiều tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, phẩn, hận, phú, năo, tật, xan, cuống, siễm, hại, kiêu, vô tàm, vô quư, điệu cữ, hôn trầm, bất tín, giải đăi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri. Chúng sanh là thế đấy!
Qua nhận thức đó, ta thấy Như Lai chẳng có CHỨNG ĐẮC ǵ.
Phật là người. Chúng sanh cũng là người. Phật có giác tánh, chúng sanh cũng có giác tánh. Chỉ khác nhau ở chỗ:
Phật th́ sống theo, sống hợp, sống đúng giác tánh. C̣n chúng sanh th́ sống trái, sống sai, sống ngược giác tánh, mà thôi.
Bởi lẽ đó, trên bước đường tu tập, người đệ tử Phật chơn chính, không nên có ư mong cầu CHỨNG ĐẮC. Bởi v́ quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không phải cái ở ngoài ta. Lại cũng không phải do ai cho mới có. Cầu CHỨNG ĐẮC PHẬT QUẢ bên ngoài, vô t́nh ta xua đuổi mất ông Phật thật, ông Phật thường trú của chính ta!
Pháp Phật là bất định pháp. Khư khư chấp cố định một pháp nào là không hiểu Phật, là kẻ vu oan giá họa Phật.
Pháp tà bỏ đi đă đành, pháp chánh cũng không được khư khư bảo thủ. Mà có lúc cần phải bỏ nốt nó đi. Một thầy thuốc đại tài không bao giờ tuyên bố một "diệu dược thần phương" nào cố định. Phật là "vô thượng y vương" luôn luôn gia giảm phương thang pháp dược, tùy đối tượng, tùy tâm bệnh của mỗi người mà cắt thuốc. Ta hăy học tập cái nh́n Phật pháp qua nhận thức của các bậc tiền bối như sau:
"Lăm ngũ thời bát giáo, kỹ cương kinh luật luận, chân tam muội hải".
"Chiếu thất đại tứ khoa, khai hợp văn tư tu đệ nhất nghĩa thiên".
Phải hiểu Phật pháp bằng tri kiến bao quát suốt thông, ta mới sử dụng pháp dược đúng yêu cầu của chúng sanh tâm bịnh.
Sở dĩ Phật phủ nhận sự thuyết pháp của ḿnh, nhằm ngăn ngừa những tư tưởng chấp mắc, bảo thủ ở pháp Như Lai nói. Cùng hấp thụ nước của một trận mưa mà cỏ cây lùm rừng sanh trưởng khác nhau. Phật nói một thứ VÔ VI PHÁP, nghe ra có kẻ chứng THÁNH, c̣n người chỉ chứng đến bậc HIỀN. Đó không phải: PHẬT PHÁP BẤT ĐỊNH PHÁP là ǵ! "Thuyết pháp giả vô pháp khả thuyết". Gọi là thuyết pháp mà Như Lai chẳng nói pháp ǵ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|