Msg 1 of 4: Đă gửi: 13 June 2006 lúc 6:50pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật Giảng Về Tứ Thiền Tứ Thiền Tứ Không Định
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
SẮC GIỚI
SƠ THIỀN
l. A Nan! Tất cả người tu tâm trong thế gian chẳng nhờ Thiền Na th́ chẳng có trí huệ; nếu được giữ thân chẳng dâm dục, khi đi khi ngồi, niệm tưởng đều không, ái nhiễm chẳng sanh, chẳng lưu luyến Dục Giới, làm bạn với Phạm Thiên, hạng này gọi là Phạm Chúng Thiên.
2. Dục lậu đă trừ, "Tâm ĺa dục" hiện, ưa hành theo các luật nghi, đức hạnh trong sạch, hạng này gọi là Phạm Phụ Thiên.
3. Thân tâm diệu viên, oai nghi đầy đủ, giới cấm trong sạch, lại có sự tỏ ngộ, được thống lănh Phạn Chúng, làm Đại Phạm Vương, hạng này gọi là Đại Phạm Thiên.
- A Nan! Ba bậc này tất cả khổ năo chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh tu chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm trong sạch, dục lậu chẳng thể lay động, gọi là Sơ Thiền.
NHỊ THIỀN
l. A Nan! Hàng Phạm Thiên thống lănh Phạn chúng, đầy đủ phạn hạnh, lắng tâm chẳng động; do tịch lặng sanh ra ánh sáng; hạng này gọi là Thiểu Quang Thiên.
2. Ánh sáng chói lọi, chiếu soi vô cùng, chiếu khắp mười phương cơi đều như lưu ly; hạng này gọi là Vô Lượng Quang Thiên.
3. Hào quang đồng như âm thanh, thành tựu giáo thể, phát ra sự giáo hóa trong sạch, ứng dụng vô cùng; hạng này gọi là Quang Âm Thiên.
- A Nan! Ba bậc này tất cả lo buồn chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh tu chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm trong sạch, những phiền năo thô động đă uốn dẹp, gọi là Nhị Thiền.
TAM THIỀN
l. A Nan! Hào quang thành âm, dùng âm thanh tỏ bày diệu lư, thành hạnh tinh tấn, thông với sự vui tịch diệt, hạng này gọi là Thiểu Tịnh Thiên.
2. Cảnh "Tịnh Không" hiện tiền, chẳng có bờ bến, thân tâm nhẹ nhàng, thành sự vui tịch diệt, hạng này gọi là Vô Lượng Tịnh Thiên.
3. Thế giới và thân tâm, tất cả đều trong sạch, thành tựu đức tánh trong sạch, thắng cảnh hiện tiền, qui về cái vui tịch diệt, hạng này gọi là Biến Tịnh Thiên.
- A Nan! Ba bậc này đầy đủ công hạnh đại tùy thuận, thân tâm yên ổn, được sự vui vô lượng, dù chẳng phải thật đắc chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm yên ổn trọn đủ sự hoan hỷ, gọi là Tam Thiền.
TỨ THIỀN
l. Lại nữa A Nan! Cơi trời này, thân tâm chẳng bị bức bách, nhân khổ đă hết, biết sự vui chẳng thường trụ, lâu ắt biến hoại, hai tâm khổ vui nhất thời cùng xả, tướng thô đă diệt, tánh phước được sanh, hạng này gọi là Phước Sanh Thiên.
2. Tâm xả viên dung, thắng giải trong sạch, được sự tùy thuận nhiệm mầu, cùng tột vị lai, tánh phước chẳng ngăn ngại, hạng này gọi là Phước Ái Thiên.
3. A Nan! Từ cơi trời này tẻ ra hai đường: Nếu dùng tâm sáng tỏ đầy đủ phước đức trước kia để tu chứng an trụ, hạng này gọi là Quảng Quả Thiên.
4. Nếu nơi tâm trước kia, nhàm chán cả khổ vui, lại nghiền ngẫm cái tâm xả chẳng gián đoạn, trọn thành đạo xả, thân tâm tiêu diệt, lắng tâm bặt tưởng, trải qua năm trăm kiếp. Nhưng v́ người ấy đă lấy cái sanh diệt làm nhân, th́ chẳng thể phát minh tánh chẳng sanh diệt, nên nửa kiếp đầu th́ diệt, nửa kiếp sau lại sanh, hạng này gọi là Vô Tưởng Thiên.
- A Nan! Bốn bậc này tất cả cảnh khổ vui của thế gian chẳng thể lay động, dù chẳng phải là chỗ chơn bất động của đạo vô vi, nhưng nơi tâm có sở đắc, công dụng thuần thục, gọi là Tứ Thiền.
NGŨ TỊNH CƯ THIÊN
- Ở đây, c̣n có năm bậc Bất Hoàn Thiên, đă dứt sạch chín phẩm tập khí của cơi dưới, khổ vui đều hết, chẳng định cư ở cơi dưới, nên an lập chỗ ở nơi tâm xả của đồng phận chúng sanh.
l. Vậy, khổ vui đă diệt, ưa ghét chẳng sanh, hạng này gọi là Vô Phiền Thiên.
2. Tự tại phóng xả, chẳng có năng sở, tâm chẳng đối đăi, hạng này gọi là Vô Nhiệt Thiên.
3. Mười phương thế giới, diện kiến trong lặng, chẳng c̣n tất cả cấu nhiễm của cảnh trần, hạng này gọi là Thiện Kiến Thiên.
4. Diệu kiến hiện tiền, biến tạo vô ngại, hạng này gọi là Thiện Hiện Thiên.
5. Sắc trần từ tướng lăng xăng đến chỗ cứu cánh chẳng động, cùng tột tánh sắc chẳng có bờ bến, hạng này gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên.
- A Nan! Với các cơi Bất Hoàn Thiên này, chỉ riêng bốn vị Thiên Vương cơi Tứ Thiền mới được nghe biết, nhưng chẳng thể thấy biết. Như nay trong thế gian, nơi núi sâu rừng thẳm, những đạo tràng của bậc thánh, đều có các vị A La Hán trụ tŕ, mà người thế tục chẳng thể thấy.
- A Nan! Mười tám cơi trời kể trên, dù thoát khỏi cảnh dục, nhưng chưa thoát khỏi sắc thân, gọi là Sắc Giới.
VÔ SẮC GIỚI
- Lại nữa A Nan! Từ trên đảnh của Sắc Giới, lại tẽ ra hai đường:
- Nếu nơi tâm xả, phát minh trí huệ, sáng suốt viên thông, bèn ra cơi trần, thành A La Hán, vào Bồ Tát Thừa, hạng này gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.
- Nếu nơi tâm xả được thành tựu, thấy thân chướng ngại, tiêu ngại vào không, hạng này gọi là Không Xứ.
- Chướng ngại đă tiêu, vô ngại vô diệt, trong đó chỉ c̣n A Lại Da Thức và nửa phần vi tế của Mạt Na Thức, hạng này gọi là Thức Xứ.
- Sắc và Không đă tiêu, tâm thức đều diệt, mười phương tịch lặng, chẳng có chỗ đến; hạng này gọi là Vô Sở Hữu Xứ.
- Dùng tánh thức chẳng động để diệt sự nghiền ngẫm, thành ra ở nơi vô tận lại tỏ bày tánh tận, như c̣n mà chẳng c̣n, tận mà chẳng tận, hạng này gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
- Hạng này xét cùng cái Không, nhưng chẳng tột lư Không, nếu từ thánh đạo Bất Hoàn Thiên mà xét cùng, hạng này gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán.
- Nếu từ Vô Tưởng Thiên của ngoại đạo mà chấp thật Không, chẳng biết quày đầu, mê muội hữu lậu, chẳng nghe chánh pháp, bèn vào luân hồi.
- A Nan! Những cơi trời kể trên, mỗi mỗi đều là phàm phu đền trả nghiệp quả, khi nghiệp quả trả hết bèn vào luân hồi. Thiên Vương các cơi ấy, đều là Bồ Tát tu Tam Ma Địa, lần lượt tiến lên, hướng về đường tu của Bậc Thánh.
- A Nan! Cơi Tứ Không này, thân tâm dứt sạch, tánh định hiện tiền, chẳng có sắc thân của nghiệp quả, từ đây đến cùng, gọi là Vô Sắc Giới.
- Ấy đều do chẳng rơ diệu tâm sáng tỏ, tích chứa vọng tưởng, chấp thân trung ấm, tùy loại thọ sanh, vọng có tam giới, nên vọng theo bảy loài mà ch́m đắm.
Sửa lại bởi KimCangHue : 13 June 2006 lúc 7:35pm
__________________ Các Hành Vô Thường
Là Pháp Sanh Diệt
Sanh Diệt, Diệt Rồi
Tịch Diệt Là Vui
|