Tác giả |
|
Learner Hội viên
Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 1:49am | Đă lưu IP
|
|
|
Quan điểm của Phật giáo đối với các tôn giáo khác
HT. K. Sri Dhammananda - Thích Nữ Giới Hương dịch
( Trích từ : THƯ VIỆN HOA SEN )
Mục đích của bài viết này là để hổ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo, sự khoan dung và ư nghĩa sâu sắc của các tôn giáo khác từ quan điểm của phật giáo, hay nói cách khác là để t́m hiểu thế nào là thái độ của phật giáo đối với các tôn giáo khác .
Ư nghĩa sâu sắc của tôn giáo là ở chỗ duy tŕ và kính trọng tôn giáo của riêng ḿnh nhưng không để mất đi sự kính trọng đối với các tôn giáo khác . Từ đó, chúng ta sẽ thiết lập một sự hiểu biết hổ tương, hợp tác và khoan dung giữa những nhà tôn giáo với nhau để tất cả cùng đạt đến sự đ̣an kết và lợi lạc.
Người ta luôn nói về ḷng bác ái của tôn giáo và tầm quan trọng của nó, nhưng ít khi chú trọng đến cách tu tập để đạt đến sự khoan dung độ lượng này. Ở đây cũng hy vọng rằng trong mục tiêu nhắm đến của bài viết, độc giả có thể có được một h́nh ảnh rơ ràng hơn về tánh cách độ lượng của tôn giáo và cố gắng để thăng hoa tính độ lượng đó. Chúng ta nên cố gắng lọai bỏ cái gọi là phức cảm tự tôn luôn cho ḿnh là hơn người, ngờ vực lẫn nhau, định kiến tôn giáo và các động cơ ích kỷ, để làm tốt đẹp và nâng cao tôn giáo mà ḿnh đang kính trọng. Do đó, t́m hiểu tôn giáo là điều cần thiết.
Tất cả những người có tôn giáo phục vụ cho một nguyên lư chung của nhân lọai là giải thóat và gíac ngộ . Việc truy t́m gíac ngộ và giải thoát là việc t́m cầu chân lư. Bất hạnh thay! Chính trong chúng ta có nhiều cách thực tập và niềm tin tôn giáo buồn cười mà được mô tả giống như tương tợ chân lư, mà thực sự là chúng cách xa chân lư. Đối với những nhà tôn giáo chân chính chúng ta phải có can đảm và ḷng tin để xác định rằng những ǵ là nhận thức sai lầm và cố gắng để chỉnh lư nó làm cho phù hợp với khoa học và hợp lư để đáp ứng các yếu tố cần thiết của chân lư. Chúng ta sẽ thất bại, nếu chúng ta cố bám víu vào những điều mà chúng ta biết không phải là chân lư. Chúng ta sẽ sai lầm nếu trong việc tu tập tánh khoan dung, mà không tương xứng, không phù hợp với chân lư. Trong việc truy t́m chân lư, chúng ta nên lọai bỏ các thái độ tranh đua hơn thua mà phải hợp tác làm việc để đạt mục tiêu cao thượng của chúng ta là ḥa hợp tôn giáo v́ lợi ích của nhân lọai.
Đức Phật đă chỉ ra rằng khi ngài c̣n tại thế có nhiều cách tu tập tại Aᮠkhông có chấp nhất về các giá trị tôn giáo nào, ngài đă nhă nhặn khuyên những đệ tử của ḿnh bố thí đồ ăn cho các bà la môn cùng những người khất sĩ khác và cổ vũ họ một cách b́nh đẳng, bất luận họ theo tôn giáo nào. Đức Phật cũng đă khuyên các đệ tử không làm tổn thương đến các tu sĩ và bà la môn và Ngài đă ḥa giải các tu sĩ cũng như các bà la môn ḥa hợp lại với nhau. Đức Phật đă nói rằng khi một người lừa gạt bà la môn, một tu sĩ hoặc người nghèo bằng cách nói dối, điều này là nguyên nhân đọa lạc của người đó. V́ vậy, ngài đă cư xử chân thật, tốt bụng đối với tất cả mà không có sự phân biệt nào hết.
Mục đích của phật giáo là hướng dẫn mọi người sống đời sống thánh thiện, không bao giờ có tâm hăm hại người khác, trau giồi phẩm chất con người để đạt chân giá trị nhân bản, tỏa sáng ḷng từ bi bao la, b́nh đẳng đến tất cả không có sự phân biệt, tu tập tâm tránh làm điều ác và thanh tịnh để đạt an lạc và hạnh phúc.
Phật giáo là một tôn giáo hướng dẫn con người "biết sống và bảo vệ sự sống". Trong lịch sử thế giới không có sự kiện nào cho thấy rằng người phật tử đă làm điều nguy hại đối với tôn giáo khác ở bất cứ nơi nào trên thế giới v́ mục đích truyền bá phật pháp. Người phật tử không xem sự tồn tại của các tôn giáo khác như là một chướng ngại đối với hạnh phúc và an lạc của nhân gian.
Thông điệp của Đức Phật là một sự mời gọi tất cả mọi người gia nhập vào t́nh huynh đệ bao la để tạo sức đ̣an kết v́ an lạc và hạnh phúc của con người. Ngài đă không có lựa chọn người và chính Ngài cũng không xem ḿnh là người được chọn.
Tăng đ̣an truyền bá chánh pháp đầu tiên của Đức Phật là những bậc A la hán (những bậc thánh thiện ḥan ṭan). Họ là những người cao thượng do sự nỗ lực, tinh cần về sự xă ly và tu tập đạt đến sự ḥan thiện. Trước khi gởi những đệ tử này, Đức Phật đă khuyên họ như sau: "Này các tỳ kheo, hăy lên đường v́ lợi ích cho số đông, v́ an lạc cho số đông, v́ ḷng thương tưởng đối với đời, v́ lợi ích an lạc cho chư thiên và ḷai người. Này các tỳ kheo, hăy tuyên thuyết giáo pháp cao thượng, để đưa đến một đời sống thánh thiện, ḥan ṭan thanh tịnh".
Theo lời khuyên này, Đức Phật muốn nói với tất cả mọi người sự khác biệt giữa thiện và ác, Ngài muốn dạy con người phương cách sống để đưa đến một đời sống hạnh phúc an lạc và lợi ích. Ngài không bao giờ khuyên các đệ tử của ḿnh cải đạo người khác từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Lư tưởng giáo hóa của Ngài là giới thiệu cách sống chân chánh thánh thiện.
Đức Phật không chỉ trích, lên án bất kỳ tôn giáo nào mà trái lại gíac ngộ con người bằng việc chỉ cho họ sự vô ích của hai cực đoan : hành xác và hưởng dục và tránh việc thực hành những điều vô nghĩa hoặc mê tín dưới nhăn hiệu tôn giáo.
1. Tôn giáo chân chánh
Để trả lời cho câu hỏi cái ǵ cấu thành một tôn giáo đích thực, Đức Phật đă đưa ra một sự khẳng định vô tư rằng bất kỳ nơi nào pháp Tứ diệu đế và Bát chánh đạo được t́m thấy, nơi nào có người tu tập chân chánh để đạt đến tiến bộ tâm linh th́ nơi đó được coi là tôn giáo đích thực. Ngài đă không nói rằng phật giáo là tôn giáo chân chánh duy nhất trên thế gian này mà ngài lại cổ vũ con người chấp nhận và tôn kính chân lư đối với bất kỳ nơi nào chân lư thật sự được t́m thấy. Điều này có nghĩa là chúng ta không nên xem thường các lời dạy hợp lư của những tôn giáo khác. Một thái độ như vậy rơ ràng cho thấy rằng Đức Phật không bao giờ có thành kiến đối với các tôn giáo khác, Ngài cũng không độc quyền nắm giữ chân lư. Ngài muốn chỉ ra một điều duy nhất – chân lư và tất cả các lời dạy của Ngài là dựa trên Tứ diệu đế: chân lư về khổ, nguyên nhân của nó, sự đọan diệt khổ và con đường đưa đến sự đọan diệt khổ.
Lúc nào Đức Phật cũng khuyên các đệ tử của Ngài làm những điều cần nên làm, không chỉ v́ lợi ích và hạnh phúc của riêng ḿnh mà c̣n v́ lợi ích và hạnh phúc của những người khác. Ngài đă nói: " Nếu điều đó tốt cho bạn và người khác th́ cần nên làm. Ngược lại, nếu điều đó có hại cho bạn và những người khác th́ không nên làm". Là một nhà cải cách xă hội, Đức Phật đă khám phá ra cội gốc sâu xa của khổ đau nhân loại – là tham sân si đă cắm sâu trong tâm con người. Do đó, chỉ có sự cải thiện đúng đắn nơi tâm con người mới có thể mang đến hiệu quả. Sự cải thiện dựa trên thế giới bên ngoài bằng thế lực hoặc sức mạnh th́ chỉ có thể kéo dài trong một thời gian ngắn, nhưng sự cải cách xuất phát từ chuyển hóa nhận thức bên trong của con người th́ lâu bền hơn.
Cái bất thiện có khuynh hướng tăng trưởng tham, sân, si phải được vượt qua và chuyển đổi bởi sức mạnh của từ bi và trí tuệ. Chính ngang qua sự thanh tịnh tâm mà an lạc và hạnh phúc có thể được mang đến một cách hữu hiệu thông qua tôn giáo.
Phật giáo đă trở thành tôn giáo có tăng đ̣an truyền giáo đầu tiên trên thế giới. Cách đây gần 2300 năm, nhờ nỗ lực nhiệt tâm của Ḥang đế A Dục (305-268 trước Tây lịch) (là người đạt đến đỉnh cao của khát vọng quyền lực, đă từ bỏ chiến tranh bạo động giết người để trở thành một người phật tử thuần thành ủng hộ phật pháp và văn hóa phật giáo trong thời gian trị v́ của ḿnh). Ngài đă phái các đ̣an truyền bá chánh pháp, gồm cả con trai và con gái của ḿnh đi khắp đất nước Aᮠđộ và nước ng̣ai để mang thông điệp cứu khổ của Đức Phật đến với mọi người. Vận dụng truyền thống cao thượng của Đức Phật, nhà vua đă không bao giờ quên nhắc nhở những sứ gỉa truyền giáo này được chỉ trích hay xem thường bất kỳ tôn giáo khác trong khi đang thuyết giảng phật pháp. Lời khuyên này đă được khắc trên trụ đá của vua A Dục bằng chữ Phạn và ngày nay những tàn tích này vẫn c̣n được thấy ở Sarnath, Ba La Nại, Aᮍ Độ. Trụ đá ghi như sau:
"Chúng ta không nên tôn trọng chỉ riêng tôn giáo của ḿnh và chỉ trích các đạo của những người khác mà nên tôn trọng các tôn giáo khác v́ lư do này hay lư do khác . Với việc làm này, chúng ta mới giúp tôn giáo của ḿnh phát triển và làm cho sự nghiệp truyền bá của các tôn giáo khác cũng phát triển. Ngược lại với hành động này, là chúng ta tự chuốc lấy tai họa cho tôn giáo ḿnh và cũng tổn hại cho đạo khác. Bất kỳ ai tôn trọng đạo của ḿnh và chỉ trích các đạﯠkhác, rồi cho rằng làm như vậy là trung thành với tôn giáo của ḿnh, nghĩ rằng "Tôi sẽ mang vinh quang về cho đạo của ḿnh". V́ vậy, sự ḥa hợp là tốt nhất: " Hăy lắng nghe tất cả và sẳn ḷng lắng nghe những giáo lư mà các tôn giáo khác tuyên thuyết".
Các dân tộc ở Á Châu đă có nhiều lư do để biết ơn vị đại ḥang đế này. Là một nhà cai trị, ngài đă làm tṛn bổn phận ủng hộ các tôn giáo khác mà không có sự phân biệt.
2. Ḥa hợp tôn giáo
Các nguyên lư tôn giáo đều có mục đích phục vụ con người. Nếu có nhóm cá biệt nào của nhân lọai mà không áp dụng các đức tính cao quư được dạy bởi tôn giáo như là từ bi, kiên nhẫn, khoan dung và hiểu biết th́ sẽ khó cho những người khác chung sống ḥa b́nh.
Đó là điều rất tự nhiên đối với người ích kỷ, xảo quyệt để lợi dụng ḷng tốt nhưng hăy để cho tất cả những nhà tôn giáo ngày nay nhớ rằng những người đấu tranh, những cuộc đổ máu dưới danh nghĩa tôn giáo, không theo các nguyên lư tôn giáo và không phục vụ nhu cầu con người. Họ đấu tranh v́ lợi ích cá nhân hoặc là quyền lực bởi việc dùng danh nghĩa tôn giáo. Những người tu tập tôn giáo chân chánh không có lư do nào để đấu tranh, họ nên ḥa giải các vấn đề của họ trong tánh cách ḥa b́nh. Một tôn giáo chân chánh không bao giờ khuyến khích bất kỳ h́nh thức bạo động nào dưới bất kỳ ḥan cảnh nào. Đồng thời không có sự phân biệt chủng tộc khi người ta thực hành phương pháp tu tập. Người phật tử có thể sống và làm việc với những người khác đạo mà không có bất kỳ thái độ thù địch nào. Người phật tử không bao giờ có máu đổ trong sự phân biệt khác nhau giữa họ với những tôn giáo khác v́ lợi ích của tôn giáo.
Ngày nay v́ sự hung bạo đă và đang tiếp tục bành trướng dưới danh nghĩa tôn giáo, nhiều người đă trở nên thất vọng khi đề cập đến từ "tôn giáo " .
Chủ nghĩa duy vật, đạo đức giả và sự cuồng tín đang giả trang dưới chiêu bài tôn giáo đă gây ra thảm hại ghê gớm nhất trong lịch sử nhân lọai. Gía trị tôn giáo đích thực là sự biến mất nhanh chóng khỏi tâm con người khi họ đi t́m sự huyền bí sâu kín. Các tôn giáo lớn của thế giới đang lao vào trong vô số h́nh thức khiến cho một số người nhạo báng tôn giáo . Đă đến lúc các nhà tôn giáo hăy cùng nhau đưa các giá trị tôn giáo vào trong một bối cảnh thích hợp, thay v́ chỉ tranh luận trên sự khác biệt của các ư thức hệ hoặc thần học của tôn giáo .
Tôn giáo không nên giới hạn ở sự thờ phượng và cầu nguyện. Tôn giáo không có phải là một phương tiện cho sự thuyết giảng suông mà là một phương tiện thực tiễn cho con người họat động vô hại, có đóng góp cho nhân lọai, đạt đến an lạc và hạnh phúc chân thật.
Các tôn giáo khác nhau có thể có những niềm tin và những quan điểm khác nhau đối với sự khởi đầu và chấm dứt của sự sống, cũng như sự diễn giải khác nhau về việc giải thóat tối thượng. Nhưng chúng ta không nên bận tâm đối với những vấn đề không đồng nhất tạo ra sự xung đột, mâu thuẫn, hiểu lầm, hận thù và đấu tranh.
Có nhiều đức tính chung đủ để các nhà tôn giáo tŕnh bày lư thuyết và thực tập, để con người có thể sống đời sống chân chánh, an lạc và có văn hóa.
Chúng ta không nên xem thường và khiển trách những người khác . Nếu làm như vậy, chúng ta mở đường cho các nhóm chống tôn giáo đang sẳn sàng nhạo báng và chỉ trích các tôn giáo . Chúng ta không nên cư sử trong cách như vậy, khi bày tỏ thái độ thù địch của chúng ta đối với các nhà có tôn giáo . Nếu chúng ta làm như vậy, người ta sẽ nói rằng tôn giáo khuyến khích chúng ta chia rẻ.
Phật giáo không cấm đóan việc bày tỏ ḷng tôn kính đối với các đạo sư của các tôn giáo khác , cũng không hạn chế họ thăm viếng chiêm bái các nơi thờ phượng và thánh tích ng̣ai phật giáo. Họ có thể bày tỏ sự hợp tác trong khi tu tập các nguyên lư căn bản của phật giáo.
Phật giáo khuyến khích sự hợp tác và hiểu biết trong các tôn giáo khác . Từ quan điểm này của phật giáo, th́ nhăn hiệu tôn giáo không phải là điều quan trọng nhất đối với người được xem là tôn giáo, nhưng một người hướng dẫn đời sống tâm linh thánh thiện, vô hại có thể được xem như là tôn giáo .
Những người vạch lỗi và chỉ trích phật giáo chỉ có thể làm được điều đó ở mức độ cạn cợt. Họ có thể chỉ trích các pháp môn tu tập truyền thống, các cách thức và lễ nghi nhưng không thể chỉ trích nguyên lư đă được Đức Phật thiết lập. V́ những nguyên lư này là ḥan thiện ở mọi thời. Mọi người có thể tu tập được những nguyên lư này nếu họ muốn.
Các phương pháp dùng để giới thiệu giáo pháp của Đức Phật đều khế lư và khế cơ. Đức Phật đưa ra chân lư này ngang qua lí trí và thực nghiệm. Lời dạy này được tŕnh bày rơ ràng, giản dị, gây ấn tượng sâu sắc và rơ ràng giúp cho tâm con người chúng ta không điên đảo và trở nên sáng suốt. Phương pháp này hiển nhiên làm sáng tỏ những nghi ngờ và lọai bỏ những mê tín mù quáng, hạn hẹp. V́ vậy, lời dạy của Đức Phật đă thuyết phục tâm và trí của những người thiết tha t́m cầu chân lư. Quan điểm phật giáo về sự khoan dung và hiểu biết cũng đă thuyết phục những nhà tư tưởng lớn, triết gia, nhà duy lư, nhà tư tưởng tự do, nhà theo thuyết bất khả tri… đều đánh giá phật giáo là một phương thức sống an lạc.
Theo Đức Phật, con người do tính tự ngă mạnh mẽ nên phân biệt có sai khác. Khi điều này lắng dịu th́ mối quan hệ lành mạnh giữa những con người với nhau sẽ phát triển. T́m cầu cách sống ḥa b́nh , an lạc phải bắt đầu từ bên trong buông xă những thủ chấp này chứ không phải bên ngoài mà được .
Nếu các nhà tôn giáo ngày nay không thể cùng nhau làm việc trong sự ḥa hợp, b́nh đẳng không có sự phân biệt hoặc thái độ thù nghịch đối với người khác th́ ḥa b́nh mà chúng ta nói đến sẽ chỉ là trong giấc mơ mà thôi.
Khi những nhà tôn giáo chân chánh, thật ḷng nối ṿng tay lớn, hợp nhất những nỗ lực lại với nhau th́ sẽ loại trừ được tất cả những tranh luận, và phân biệt giáo lư sai khác, và sẽ cố gắng phổ biến những giá trị tâm linh của những tôn giáo khả kính của chúng ta v́ sự an lạc và hạnh phúc cho con người, mà không phân biệt tín ngưỡng hoặc chủng tộc nào. Chúng ta cũng nên nhớ rằng tôn giáo hiện hữu v́ lợi ích của nhân loại và như vậy không nên lạm dụng một cách quá mức trong bất cứ cách nào chỉ v́ cho lợi ích và vinh quang của cá nhân.
3. Sự hợp nhất
Hăy để những nhà tôn giáo ḥa hợp mà không dùng chủ nghĩa quân phiệt tôn giáo. Hăy để họ hợp nhất để chấm dứt tất cả hành động hung bạo và sát nhân trong danh nghĩa chiến tranh. Hăy để các tôn giáo ḥa hợp để mang lại tự do cho con người, và để t́m thấy một tôn giáo theo đức tin của họ. Hăy để các tôn giáo đ̣an kết lại với nhau để loại trừ tư tưởng độc quyền tôn giáo. Hăy để các tôn giáo thống nhất lại không dùng tôn giáo ở nơi buôn bán cho việc thuyết phục những người khác bằng cách tuân theo những phương thức không rơ ràng. Hăy để các tôn giáo ḥa hợp lại để tôn trọng niềm tin và phương pháp tu tập của người khác, miễn là tín ngưỡng và sự tu tập này không tổn hại và lừa dối mọi người. Hăy để các tôn giáo ḥa hợp để tẩy sạch những thái độ thách thức của việc chạy đua tôn giáo không lành mạnh. Hăy để các tôn giáo ḥa hợp để loại trừ những đồi bại, những cách tu trái luân lư đang phổ biến trong xă hội hiện đại. Hăy để các tôn giáo ḥa hợp để giới thiệu cách sống ôn ḥa giữa những tín đồ của họ và khuyên họ không đi vào các cực đoan.
Các nhà sáng lập của mỗi tôn giáo đă có những mục tiêu căn bản là ḥa hợp nhân loại – để nuôi dưỡng sự đ̣an kết, thiện chí và sự hiểu biết giữa tất cả mọi người trên thế giới.
Theo đường hướng này, nhiều nhà lănh đạo tôn giáo khác cũng đă t́m cách để phát triển lănh vực sâu sắc này v́ đức tin của người khác. Tuy nhiên, bất hạnh thay, một số tín đồ nào đó của mỗi tôn giáo, v́ những lư do ích kỷ cá nhân và tâm hẹp ḥi, không độ lượng đă đi ngược với tôn chỉ đích thực của tôn giáo và do vậy đă tạo ra sự hỗn độn, hiểu lầm, phân biệt và không khoan dung.
Chúng tôi tha thiết hy vọng từ sự nhận thức các sự kiện này, một ngày nào đó nhân loại sẽ bắt tay nhau làm việc ḥa hợp trong t́nh huynh đệ bao la v́ lợi ích và an lạc của tất cả mọi con người trên hành tinh này.
Cuối cùng, kính trọng tôn giáo của người khác sẽ làm nảy sinh sự tự tin cho tôn giáo của chính ḿnh.
{Dịch từ nguyên tác tiếng Anh "The Buddhist Attitude towards other Religions" của Đại lăo HT. K. Sri Dhammananda, trong tác phẩm "Các Viên Ngọc Trí Tuệ của phật giáo "(Gems of Buddhist Wisdom), CBBEF, Taiwan, 1996, trang 497-508}
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên
Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 6:32am | Đă lưu IP
|
|
|
Đây là một đoạn văn được trích từ Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo quan điểm cuả Phật Giáo
Masao Abe
Đỗ Kim Thêm dịch
.......................
Để nêu lên sự dị biệt đối với các tôn giáo Tây Phương, tôi xin được giới hạn sự tŕnh bày của ḿnh trong một tôn giáo tại Đông phương là Phật Giáo để so sánh với Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo.
Theo các nghiên cứu Tây phương, đặc điểm chung cuả Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo là không phải thần bí, phiếm thần hay tự nhiên, mà là đạo đức, tiên tri và nhất nguyên hữu thần. Điều này rất đúng. Cả ba tôn giáo đều dựa trên một Đấng Sáng Thế duy nhất và tuyệt đối: Jahwe trong Do Thái Giáo, Gott trong Thiên Chúa Giáo và Allah trong Hồi Giáo.Trong mổi tôn giáo này, Đấng Sáng Thế được coi là một cá nhân siêu việt, vượt qua khỏi bản thể con người thông thường, ư muốn của Đấng này được mặc khải qua các nhà tiên tri nhằm kêu gọi con người tuân theo một số quy luật về tôn giáo và đạo đức.
Mặc dù có sự khác biệt nhau trong chi tiết nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng các tôn giáo này là đạo đức, tiên tri và nhất nguyên hữu thần.
Khác biệt với ư niệm này, Phật Giáo không có một Đấng Tối Cao siêu việt trước con người mà chỉ đưa ra một Pháp môn hay là Giáo Lư Duyên Khởi để hướng dẩn con người.Theo giáo lư này, tất că những ǵ trên thế gian và những ǵ bên kia vũ trụ đều tùy thuộc lẩn nhau, không những trong thời gian mà c̣n trong mọi lập luận, dù sinh hay diệt. Không có ǵ là hiện hữu trong sự độc lập tuyệt đốí, không ai cũng có thể tự hiện hữu cho riêng cá nhân ḿnh. Theo ư nghiă đó, tất că đều biến đổi, tương quan nhau và tự ḿnh cũng không là chủ yếu. Điều này, theo Phật Giáo th́ không có ngoại lệ. Đó chính là lư do tại sao Đức Phật Thích Ca, người sáng lập Phật Giáo, đă không chấp nhận định nghĩa theo Kinh Vệ Đà, theo đó, vũ trụ được coi là một Đại Linh Thể thực tại trường cữu và bất biến2. Cũng v́ chính lư do này, Phật Giáo cũng không chấp nhận ư niệm nhất nguyên hữu thần, coi Đấng Sáng Thế là một thực tại sau cùng, mà coi Tính Không và Bản Thể Chân Như là thực tại tối hậu.
Khi đề cập tới thái độ của Phật Giáo đối với các tín ngưởng khác th́ nhiều kinh điển cổ Phật Giáo có đề ra nguyên tắc bất tuơng tranh (Vivada). Các kinh điển này c̣n khuyên tránh những tranh luận (Rana). Đức Phật được coi như là tấm gương cho sự gạt bỏ mọi tranh luận (Ranajaha).Trước một số câu hỏi siêu h́nh như thế giới là vĩnh cữu hay bị giới hạn trong thời gian hoặc là thế giới này hữu hạn hay vô hạn hoặc là có một đời sống cho các bậc Tuệ Giác sau khi chết không, câu trả lời quen thuộc của Ngài là sự im lặng. Sự im lặng của Ngài thường được giăi thích là một h́nh thức của sự bất khả tri. Đức Phật coi các câu hỏi siêu h́nh này là không liên quan và đi ngược lại khuynh hướng giải thoát của tôn giáo.
Chính Đức Phật cũng đưa ra lập luận cương quyết để giải thích về sự từ chối tră lời này. Điều này được t́m thấy trong câu trả lời của Đức Phật cho Ngài Malunkyapata được ghi lại trong kinh Maijjhima-Nikaya. Sau khi xác nhận đời sống đạo đức không tùy thuộc vào một giáo điều cho rằng thế gian này là vĩnh cữu hay hữu hạn, Đức Phật c̣n nói thêm: “Này Malunkyaputta, giáo điều về sự vĩnh cữu hay hữu hạn của thế gian đưa ra c̣n đó, vấn đề tồn tại là: Sinh, Lăo, Bịnh, Tử, Lo âu, Đau khổ, Muộn phiền và Thất vọng mà Ta chỉ mong sao được chấm dứt nó trong cuộc sống hiện tiền. Các điều này không giúp ích được ǵ, nó cũng không phù hợp với những nguyên tắc chính của tôn giáo. Nó cũng không đưa tới sự từ bỏ dục vọng, thanh tịnh, đạt đạo và niết bàn. Đó chính là lư do tại sao Ta không giải thích.”
..............................
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên
Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 7:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tha Thứ, Thông Cảm, Tôn Trọng, Hiểu biết lẫn nhau, để phát triển Tâm Từ đến vô hạn đó là Ư của PHẬT ĐÀ.
Phật giáo
dưới cái nh́n của người Công giáo
NCK
Chương 1
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, do chủ trương cởi mở của Giáo Hội qua Công Đồng Vatican II, nhu cầu hiểu biết về Phật giáo của người Kitô hữu ngày càng tăng. Rất nhiều người Kitô hữu muốn hiểu biết về Phật giáo để cảm thông sâu xa hơn với đa số đồng bào ruột thịt chung quanh ḿnh, hầu có thể chia sẻ, trao đổi, và thắt chặt t́nh đoàn kết yêu thương với họ. Nhưng những Kitô hữu muốn tự t́m hiểu về Phật giáo thường gặp những khó khăn là:
1. Kinh điển của Phật giáo th́ rất nhiều, nhưng cách tŕnh bày trong đó cao quá, nếu không có sẵn một số kiến thức nào đó về Phật giáo, th́ không thể hiểu nổi.
2. Ngoài kinh điển ra, sách tŕnh bày về Phật giáo cũng rất nhiều, nhưng không mấy cuốn tŕnh bày Phật giáo bằng thứ ngôn ngữ của người Kitô giáo, thích hợp với người Kitô giáo, để người Kitô giáo chưa quen với những tư tưởng của Phật giáo có thể đọc và hiểu được.
Tuy nhiên, thật là một mạo hiểm đối với tôi khi viết tập sách này. Đúng ra, viết một đề tài như thế này chỉ dành cho những nhà chuyên môn có tầm hiểu biết sâu rộng về cả hai tôn giáo: Phật giáo và Kitô giáo. Nhưng v́ rất mong muốn giúp người Kitô hữu hiểu về Phật giáo nhiều hơn để sự thông cảm và đoàn kết giữa hai tôn giáo trở nên tốt đẹp hơn, nên tôi mạo muội tŕnh bày những suy nghĩ thô thiển của ḿnh ra những mong giúp ích cho sự cảm thông ấy.
Cách tŕnh bày về Phật giáo trong tập sách này chỉ là một cách hiểu, một cách nh́n, một cách kiến giải cá biệt của một người Kitô hữu về Phật giáo thôi, không thể được coi là một tiêu chuẩn hay một cách hiểu duy nhất. V́ thế, cuốn sách mới mang tựa « linh đạo Phật giáo dưới cái nh́n của một Kitô hữu», để không ai hiểu lầm rằng đó là linh đạo Phật giáo dưới cái nh́n của mọi người.
Người viết tập này là một Kitô hữu đă có một quá tŕnh nhiều năm t́m hiểu, sống và cố gắng sống những điều Phật dạy, nay muốn tŕnh bày những hiểu biết thô thiển của ḿnh để giới thiệu Phật giáo cho người đồng đạo ḿnh hiểu để may ra có thể áp dụng những điều Phật dạy vào trong đời sống Kitô hữu của họ.
Chắc chắn tập sách này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những bậc cao minh về Phật giáo cũng như Kitô giáo thông cảm và góp ư chỉ dẫn cho. Và trong khuôn khổ eo hẹp của tập sách này, người viết chỉ có thể tŕnh bày một vài pháp môn thông thường nhất của Phật mà một người Kitô hữu trung b́nh có thể hiểu được, không dám tŕnh bày những pháp môn cao hơn. Những pháp môn được tŕnh bày trong tập này đều là những phương pháp tu tập có nhiều điểm giống với phương pháp tu tập bên Kitô giáo, hy vọng người Kitô hữu sẽ lănh hội dễ dàng.
Đối với những độc giả chưa biết nhiều về Phật giáo, tập sách này có thể giúp họ có một cái nh́n phong phú hơn và đúng hơn về Phật giáo, và tập này nhắm đến những độc giả ấy. Có thể nói đây là một tập sách có tính cách nhập môn hơn là đi vào chiều sâu. Đương nhiên, sẽ có những độc giả cảm thấy những điều được tŕnh bày ở đây là quá thô thiển, c̣n thiếu sót, hoặc thậm chí bất đồng ư kiến. Điều đó không thể tránh được.
Dẫu sao, đây chỉ là một nỗ lực cá nhân muốn xây dựng t́nh đoàn kết và thông cảm giữa các tôn giáo. Rất mong được quí độc giả đọc trong tinh thần cảm thông.
I. Lư do của tập sách này
1. Chủ trương cởi mở của Giáo Hội công giáo
Giáo Hội Công giáo, nhất là từ sau Công Đồng Vatican II, là một giáo hội cởi mở, luôn luôn t́m hiểu và sẵn sàng đối thoại với tất cả mọi người, mọi ư thức hệ, mọi tôn giáo để tạo sự cảm thông, yêu thương, để cùng hợp tác với mọi người xây dựng xă hội và thế giới. Chủ trương ấy đă được Công Đồng Vatican II diễn tả: «Người công giáo phải t́m cách cộng tác với tất cả mọi người thiện chí để cổ động cho bất cứ những ǵ là chân thật, công bằng, thánh thiện và đáng yêu quí (x. Pl 4, 8). Người công giáo hăy đối thoại với họ, hăy đến với họ cách khôn ngoan và tế nhị, hăy t́m cách kiện toàn những cơ cấu xă hội và quốc gia theo tinh thần Phúc Âm» (TĐ 14§2). V́ thế, đối với các tôn giáo, Giáo Hội chủ trương: «Trong thời đại chúng ta, nhân loại càng ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn, các mối liên lạc giữa các dân tộc cũng gia tăng, nên Giáo Hội đặc biệt chú tâm đến việc liên lạc với các tôn giáo ngoài Kitô giáo» (NK 1§1).
Muốn liên lạc và đối thoại với các tôn giáo một cách có hiệu quả, việc đầu tiên là phải t́m hiểu, và hiểu cho đúng lập trường của các tôn giáo ấy. Có hiểu đúng, cuộc đối thoại của chúng ta mới tạo được sự cảm thông sâu xa, gây được sự đoàn kết và yêu thương giữa những người khác tôn giáo. V́ thế, Giáo Hội cũng chủ trương: «… phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo, phải lấy làm sung sướng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong đó» (TG 11§2).
2. Mục đích của tập sách này
Hiện nay, Giáo Hội đang nỗ lực thực hiện những chủ trương trên. Để góp một phần nhỏ vào công việc t́m hiểu các truyền thống tôn giáo tại Á Châu, tập sách này muốn tŕnh bày một cách khái quát và dễ hiểu về Phật giáo cho các độc giả Kitô giáo. Tại Á Châu, Phật giáo là một trong Tam Giáo tức ba luồng tư tưởng vĩ đại có tầm ảnh hưởng sâu rộng, đă góp phần rất lớn vào việc giáo hóa các dân tộc Á Châu - trong đó có Việt Nam - suốt trên 20 thế kỷ qua. Hiện nay tại Việt Nam, Phật giáo vẫn đang phát triển, và chiếm một tỷ lệ rất cao trong dân số hiện nay. V́ thế, đối với các Kitô hữu Việt Nam, việc t́m hiểu Phật giáo chẳng những phù hợp với chủ trương của Công Đồng Vatican II, mà c̣n là một việc khẩn thiết để có thể liên lạc, cảm thông, đối thoại và đồng cảm với những đồng bào ruột thịt chung quanh ḿnh.
Tuy nhiên, nói về Phật giáo và Kitô giáo trong một tập sách nhỏ này th́ cũng tương tự như đem cả thế giới vũ trụ «nhét vào lỗ chân trâu» (1*), hay như em bé đem nước ở biển đổ vào lỗ nhỏ ở bờ biển (2*). V́ thế, chúng tôi xin giới hạn đề tài lại, chỉ nói về linh đạo của hai tôn giáo, tức phần thực hành, phần sống đạo của hai tôn giáo. Giáo thuyết của hai tôn giáo rất khác biệt nhau, nhưng phần thực hành đạo có rất nhiều điểm tương đồng, và có thể bổ túc lẫn nhau để làm cho nhau thêm phong phú. Tập sách này c̣n nhằm so sánh giữa linh đạo Phật giáo và Kitô giáo, để người Kitô hữu thấy được một số điểm hay, đẹp, tương đồng và dị biệt giữa hai thứ linh đạo ấy.
3. Các tôn giáo chưa hiểu nhau
Hiện nay, sự hiểu biết của các tín đồ các tôn giáo về tôn giáo của nhau c̣n rất nhiều hạn chế và thiếu sót. Thật vậy, nói chung, người Kitô hữu hiện nay chưa hiểu nhiều về Phật giáo nếu không muốn nói là nhiều khi hiểu sai. Và ngược lại, người Phật tử cũng chẳng hiểu nhiều về Kitô giáo nếu không muốn nói là lắm khi hiểu lầm (3*). Thông thường, ai ở trong tôn giáo nào th́ chỉ hiểu rơ được tôn giáo ấy, rất ít người hiểu được rạch ṛi một tôn giáo khác, và càng ít hơn nữa người vừa hiểu sâu rộng vừa sống và thực hành thật sự một tôn giáo khác. Thậm chí nhiều người rất cao cấp và trí thức ở tôn giáo này cũng không hiểu được cho thật đúng một tôn giáo khác. V́ thế, sự đánh giá lẫn nhau giữa các tôn giáo đôi khi sai lạc và thiên lệch tới mức đáng ngạc nhiên.
Người ta không hiểu được đúng đắn tôn giáo của nhau, v́ mỗi tôn giáo là một hệ thống kín (système clos), một thực thể hết sức sống động. V́ thế, muốn hiểu đúng một tôn giáo, người ta không thể đứng ở bên ngoài tôn giáo ấy để nh́n vào bên trong mà hiểu đúng được, cũng không thể t́m hiểu các kinh điển, giáo lư, cách tu tập của tôn giáo ấy bằng những ư niệm sẵn có của tôn giáo ḿnh. Để hiểu đúng và sâu một tôn giáo, người ta phải hiểu bằng những ư niệm của chính tôn giáo ấy và phải đích thực sống đời sống của tôn giáo ấy. Mỗi tôn giáo giống như một con người sống động, gồm cả «thể chất» và «tinh anh». Một người t́m hiểu một tôn giáo khác qua kinh điển, giáo lư của tôn giáo ấy mà không thật sự sống tinh thần tôn giáo ấy th́ giống như một sinh viên y khoa t́m hiểu một người bằng cách giải phẩu tỉ mỉ thân xác của người ấy, anh ta có thể hiểu rất đúng rất rơ về những ǵ cấu tạo nên thể chất người ấy, những khuyết tật, bệnh hoạn của người ấy, nhưng cái biết của anh ta khác xa với cái biết của người vợ hay của bạn bè người ấy, là những người đă sống thân thiết với người ấy. Cái biết của những người sau là cái biết về phần tinh anh của người ấy (gồm tính t́nh, khuynh hướng, ư nghĩ, t́nh cảm… ), và đây mới là cái biết đúng nghĩa.
Vả lại, mỗi tôn giáo là một kiến giải, một cách nh́n, một cách hiểu về Thực Tại Tối Hậu. Mà kiến giải của mỗi tôn giáo được h́nh thành trong một bối cảnh riêng biệt của những dân tộc phát sinh nên tôn giáo ấy hay sống tôn giáo ấy. Bối cảnh riêng biệt ấy được cấu tạo bởi những yếu tố đặc thù về lịch sử, văn hóa, triết lư nền tảng, năo trạng, sinh thái, quan niệm sẵn có, phong tục, nếp sống… của những dân tộc ấy.
4. Hiểu được cốt tủy tôn giáo khác nhờ cốt tủy tôn giáo ḿnh
Thực ra, người ta chỉ hiểu được cốt tủy của các tôn giáo khác khi người ta hiểu được cốt tủy của chính tôn giáo ḿnh, và người ta chỉ dễ chấp nhận các tôn giáo khác khi người ta sống đích thực tinh thần của tôn giáo ḿnh. Những người vội kết án hay chê bai các tôn giáo khác thường chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của ḿnh về các tôn giáo ấy, hoặc cho thấy ḿnh chưa sống đích thực và sâu sắc tôn giáo của ḿnh. Thật vậy, làm sao một người Kitô hữu sống đích thực tinh thần «hủy ḿnh ra không» (kenosis) của Đức Kitô, đồng thời sống tinh thần «bác ái» hay «yêu thương đại đồng» của Đức Kitô, thấy ḿnh và người khác là anh em với nhau v́ có một Cha chung trên trời, lại có thể chê bai một tôn giáo khác vốn cũng chủ trương một điều tương tự như thế nhưng được diễn tả theo một phương cách khác? Hay làm sao một người Phật tử đă giác ngộ được chân tánh của ḿnh và thực sự thường hằng sống với chân tánh ấy, đồng thời thấy được thật tướng của các pháp là huyễn, là không, là phương tiện, nên không c̣n chấp ngă chấp pháp… lại đi chê bai Kitô giáo hay một tôn giáo khác vốn cũng là những phương tiện - rất thích hợp với các tín đồ các tôn giáo ấy - để đạt đến những mục đích mà chính ḿnh đang nhắm tới?
Theo quan điểm của chúng tôi, chỉ khi nào người ta nắm vững tôn giáo của ḿnh, hiểu rơ cốt tủy tôn giáo của ḿnh, đồng thời sống và thực hiện thực sự cái cốt tủy ấy th́ người ta mới dễ đồng cảm với các tôn giáo khác. V́ các tôn giáo khác cũng có một cốt tủy tương tự như cốt tủy của tôn giáo ḿnh. Do đó, muốn hiểu được các tôn giáo khác, điều rất quan trọng và bảo đảm là hăy sống chiều sâu chính tôn giáo của ḿnh. Nhờ sống chiều sâu tôn giáo của ḿnh, ta mới hiểu được tại sao những người trong các tôn giáo khác lại sống được chiều sâu tôn giáo của họ. Và mới hiểu được làm sao những người trong các tôn giáo kia cũng được nuôi dưỡng về mặt tinh thần một cách đầy đủ và phong phú đến nỗi họ có thể hết sức hạnh phúc giữa bao nghịch cảnh và có thể hy sinh hết ḿnh cho người khác. Lúc đó họ mới thấy rằng điều đang nuôi sống tâm linh ḿnh cũng chính là điều đang nuôi dưỡng tâm linh những người kia, nhưng được bọc trong những «bao b́» khác nhau, với những h́nh thức tŕnh bày khác nhau.
Chỉ lúc đó, người ta mới đục thủng được lớp vỏ khác nhau của mỗi tôn giáo được cấu tạo bằng những giáo thuyết, những tín điều, những nghi thức, những lề luật… hết sức đa tạp và khác nhau, để đi vào cái cốt lơi bên trong vốn rất giống nhau. Cái vỏ bên ngoài ấy vừa để bảo vệ cái tinh túy cốt lơi bên trong, nhưng lại vừa gây cản trở khiến người ta không vào được cái cốt lơi ấy. Khi đă đích thực cảm nghiệm cái cốt lơi của tôn giáo ḿnh, th́ khi đi vào các tôn giáo khác, người ta sẽ nhận ra ngay cái cốt lơi của các tôn giáo ấy.
Cũng tương tự như một người ở trong một căn nhà cao cấp, nếu người ấy suy nghĩ và khám phá ra tất cả những nguyên lư hay định luật về kiến trúc được áp dụng trong căn nhà của ḿnh, th́ khi đi vào một công tŕnh kiến trúc cao cấp khác, cho dù công tŕnh ấy có khác lạ đến đâu, người ấy cũng sẽ thấy những nguyên lư hay định luật kiến trúc mà ḿnh đă khám phá ra trong chính ngôi nhà của ḿnh được áp dụng ngay trong công tŕnh kiến trúc đó. Và thấy tất cả những công tŕnh kiến trúc rất đa dạng khác cũng đều áp dụng chính những nguyên lư hay định luật ấy. Tất cả những nguyên lư hay định luật ấy chỉ là một. Nhưng những người khác sẽ không thấy được như thế. Họ chỉ thấy sự khác biệt chứ không thấy được sự nhất quán trong những khác biệt ấy.
5. Hai thái độ trái ngược nhau
Do đó, khi nghiên cứu các tôn giáo, người ta có thể đi đến hai thái độ trái ngược nhau: hoặc chỉ thấy toàn là khác biệt không thể dung hợp được với nhau, hoặc nhận ra có một «sợi giây xuyên suốt», một «trụ cột chung» làm cốt tủy cho tất cả các tôn giáo đó. Có thái độ này hay thái độ kia, điều đó tùy thuộc vào họ đă nghiên cứu các tôn giáo đó ở độ sâu nào, đă vào được cốt tủy của tôn giáo ấy chưa, nhất là đă sống đích thực cốt tủy của tôn giáo ḿnh chưa.
Thực ra, cái cốt tủy của mỗi tôn giáo không tách biệt khỏi cái vỏ của tôn giáo ấy, mà luôn luôn hiện diện sâu thẳm trong chính cái vỏ ấy. V́ thế, nếu ḿnh cảm nghiệm được cái cốt tủy của tôn giáo ḿnh, và biết dùng trí huệ để phân biệt được cái cốt tủy với những cái phụ thuộc ngoài vỏ của tôn giáo ḿnh, th́ cũng sẽ nhận ra được cái cốt tủy của các tôn giáo khác ngay trong cái vỏ của những tôn giáo ấy.
6. Thái độ bất công nên tránh
Nếu chỉ nghiên cứu các tôn giáo khác một cách cạn cợt, đương nhiên người ta sẽ đánh giá thấp các tôn giáo ấy, coi thường các tín hữu các tôn giáo ấy, thậm chí có thể có ác cảm, rất bất lợi cho sự cảm thông và sự sống chung ḥa b́nh. Và nếu có đối thoại, th́ chỉ là đối thoại để chinh phục, để thuyết phục họ theo ḿnh, để họ giác ngộ được những ǵ ḿnh đang cho là chân lư. Có nhiều người phê b́nh các tôn giáo khác một cách thiếu hiểu biết và đầy ngạo mạn. Ai cũng cho tôn giáo của ḿnh là hay nhất, hợp lư nhất, đồng thời thấy nơi các tôn giáo khác đầy những điều ḿnh cho là phi lư, không thể hiểu nổi. Thật vậy, chính v́ không hiểu lẫn nhau, nên tín đồ tôn giáo nào cũng tự hào tôn giáo ḿnh là số một, là siêu việt hẳn so với những tôn giáo khác, và có thái độ coi các tôn giáo khác là thấp kém. Điều đó thật dễ hiểu. Người ta thường chỉ hiểu được những ǵ siêu việt của tôn giáo ḿnh đang theo, c̣n đối với những tôn giáo khác th́ chỉ hiểu được những ǵ hời hợt ngoài vỏ (4*), cho dù những tôn giáo ấy cũng có những điều rất siêu việt. Nếu t́m hiểu đến nơi đến chốn các tôn giáo, và không chấp nê vào cách thức diễn tả khác nhau, có thể chúng ta sẽ thấy cái cốt tủy siêu việt ở trong mỗi tôn giáo rất giống nhau.
So sánh cái cốt tủy siêu việt của tôn giáo ḿnh với cái vỏ bên ngoài - mà ḿnh tưởng là cốt tủy - của các tôn giáo khác, đương nhiên ai cũng phải cho tôn giáo của ḿnh là siêu việt, là đúng, là hợp lư hơn những tôn giáo khác, và do đó thường có một thái độ coi thường những tôn giáo khác (5*), cho dù thái độ bên ngoài vẫn có vẻ là kính trọng. Rất tiếc, đó lại là thái độ chung của đa số tín đồ trong các tôn giáo.
Thái độ coi thường các tôn giáo khác, tuy không biểu lộ ra bên ngoài, chắc chắn sẽ bất lợi cho sự liên lạc, cảm thông và đoàn kết giữa các tín đồ của các tôn giáo. V́ thế, tập tiểu luận này muốn làm nổi bật những điểm cốt yếu chung của hai tôn giáo: Kitô giáo và Phật giáo, để những người trong hai tôn giáo ấy hiểu nhau hơn, thấy được những điểm siêu việt chung đằng sau những khác biệt nhiều khi có vẻ như không thể dung ḥa với nhau được.
II. Mục đích chính yếu của các tôn giáo
1. Hai mục đích
Một trong những mục đích chính của các tôn giáo là giải quyết vấn đề đau khổ, t́m giải thoát hay hạnh phúc đích thực và lâu dài. Đây là mục đích đầu tiên rất chính đáng của mọi người khi đến với một tôn giáo, v́ người nào cũng đang phải đối diện với những khó khăn, những đau khổ của cuộc đời, nên luôn luôn mong ước thoát khỏi những khó khăn, đau khổ đó để được thoải mái và hạnh phúc. Một mục đích chính yếu khác là giác ngộ được Thực Tại Tối Hậu và kết hiệp với thực tại ấy (6*). Người ta chỉ đạt được hạnh phúc thật sự khi khám phá ra, kết hợp và thường hằng sống với Thực Tại Tối Hậu ấy. Chính mục đích thứ hai này tạo nên cốt tủy và bản chất của mỗi tôn giáo.
Mục đích thứ nhất - là thoát khổ để được hạnh phúc, một hạnh phúc đích thực và lâu bền - cũng là khát vọng sâu xa, căn bản và chính đáng của tất cả mọi người, có tôn giáo hay không tôn giáo, là điểm nhắm cuối cùng của mọi chủ nghĩa, mọi ư thức hệ, mọi học thuyết xă hội. Đó chính là mục đích chung của các tôn giáo và các chủ nghĩa xă hội. Để đi đến đích nhắm cuối cùng ấy, mỗi tôn giáo, mỗi ư thức hệ, mỗi học thuyết xă hội đều có phương cách riêng của ḿnh.
Mục đích thứ hai - là giác ngộ và kết hợp với Thực Tại Tối Hậu - chính là cách giải quyết của mọi tôn giáo lớn nhằm đạt được mục đích thứ nhất. Đó cũng là đặc trưng chung của riêng các tôn giáo. Tuy nhiên, để đạt được mục đích thứ hai này, mỗi tôn giáo lại xây dựng một giáo thuyết, một hệ thống tín điều, một linh đạo, một phương pháp thực hiện riêng, nói chung là một con đường riêng.
Đương nhiên những con đường ấy phải khác nhau, v́ mỗi tôn giáo xuất phát từ những điều kiện văn hóa, triết lư, chính trị, kinh tế, sinh thái khác nhau. Cũng y như hai dân tộc ở hai nơi xa nhau, với những điều kiện khác nhau, làm sao có thể có cùng một ngôn ngữ, cùng những phong tục, cùng một nề nếp suy tư như nhau được. Sự khác biệt là tất yếu. Nhưng tất cả mọi khác biệt ấy đều chỉ nhằm thực hiện những mục đích giống nhau: ngôn ngữ nhắm sự cảm thông, phong tục nhằm thực hiện những tương quan xă hội, nề nếp suy tư nhằm đạt được sự hiểu biết… Từ những khác biệt ấy, đâu có ai đặt vấn đề ngôn ngữ nào đúng ngôn ngữ nào sai, phong tục nào đúng phong tục nào sai! Nếu có đặt vấn đề, th́ người ta chỉ đặt: ngôn ngữ này có những ưu điểm nào và những khuyết điểm nào? phong tục này hay chỗ nào dở chỗ nào? Và luôn luôn cái nào cũng có mặt mạnh mặt yếu, mặt hay mặt dở… chẳng bao giờ chỉ có mặt hay mà không có mặt dở, hoặc ngược lại. Thế nhưng nhiều người lại đặt vấn đề đúng sai đối với các tôn giáo: tôn giáo này là chân lư, tôn giáo kia là sai lầm!
2. Tương quan giữa hai mục đích
Đối với các tôn giáo, hai mục đích trên giống như hai mặt gắn liền nhau của một tờ giấy. Muốn đạt được mục đích thứ nhất (thoát khổ và được hạnh phúc) th́ phải thực hiện mục đích thứ hai (giác ngộ và hiệp nhất với Thực Tại Tối Hậu). Và hễ đạt được mục đích thứ hai, th́ mục đích thứ nhất tự nhiên thành tựu. Mục đích thứ hai có vẻ là phương tiện để thực hiện mục đích thứ nhất. Nhưng thực ra, không thể coi việc thoát khổ và hạnh phúc là mục đích tối hậu và coi việc giác ngộ Thực Tại Tối Hậu là phương tiện để đạt được mục đích ấy, mà chỉ nên coi sự thoát khổ và hạnh phúc là kết quả tất yếu của việc giác ngộ và hiệp nhất với Thực Tại Tối Hậu.
Thật vậy, khi coi hạnh phúc và sự thoát khổ của ḿnh là mục đích tối hậu, th́ người ta đă lấy chính ḿnh làm mục đích, làm trung tâm, c̣n Thực Tại Tối Hậu là phương tiện (7*). Mà càng lấy ḿnh làm trung tâm, càng quan trọng hóa bản thân ḿnh, th́ con người càng lún sâu vào đau khổ. Trái lại, khi chú tâm vào mục đích thứ hai, lấy Thực Tại Tối Hậu làm cứu cánh, làm trung tâm, th́ con người nhờ đó mà quên ḿnh đi, không c̣n quan trọng hóa ḿnh nữa, lúc đó, con người mới đủ thanh thản để thấy được hạnh phúc vốn có sẵn nơi ḿnh.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|