thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 3:33am | Đă lưu IP
|
|
|
Ư NGHĨA VU LAN, AN CƯ, TỰ TỨ, BỐ TÁT, THUYẾT GIỚI
Cha mẹ suốt đời lo cho con cái không kể nhọc nhằn, lam lũ. Ba năm nhủ bộ chín tháng cưu mang, công đức ấy chẳng thể lấy ǵ mà so sánh được, bút mực nào mà tả cho hết được, và không lời lẽ nào tả cho xong được. Bởi thế, người xưa thường mượn h́nh ảnh núi Thái sơn, nước trong nguồn để so sánh với t́nh cha nghĩa mẹ.
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ai đă từng làm cha mẹ th́ mới biết được công ơn cha mẹ cao sâu như thế nào. Suốt đời lặng lẽ, âm thầm hi sinh cho con cái, công đức cha mẹ thậm thâm biết nhường nào!
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
Hiểu được như vậy chúng phải thành tâm làm thế nào để báo đáp ân đức cha mẹ dù cha mẹ c̣n hay mất.
Bất luận một Tôn giáo hay một triết lí nào đều phải lấy chữ Hiếu làm đầu. Một người mà bất hiếu với cha mẹ th́ trông mong ǵ người ấy trở thành một người tốt cho xă hội!
Nếu một người mà bất hiếu đối với cha mẹ mà hiếu kính với mọi người th́ âu đó cũng chỉ để cầu danh cầu lợi mà thôi. Thiên kinh vạn quyển đều lấy chữ Hiếu làm đầu, vậy người Phật tử há lại đối xử bất hiếu với cha mẹ được hay sao?!
Kinh Thi có câu rất cảm động: "Phụ hề sinh ngă mẫu hề cúc nga,î ai ai phụ mẫu sinh ngă cù lao dục báo thâm ân hiệu thiên vơng cực". Có nghĩa là: Cha sinh ra ta mẹ nuôi nấng ta, than ôi! Cha mẹ sinh ta nhọc nhằn, muốn báo ân sâu ấy như trời cao không tột.
Tất cả những lời đó nhằm khuyên chúng ta sống phải hiếu đạo với cha mẹ. Đức Phật của chúng ta đă dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng ta là Phật tử th́ phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ, không một niệm xao lảng. Có như thế chúng ta mới có thể báo đền công ân muôn một của cha mẹ trong kiếp này. Nhưng Phật tử báo hiếu bằng cách nào? Chúng ta t́m hiểu pháp Vu lan bồn sau đây.
I. &nbs p; Nghĩa và tác dụng ngày lễ Vu lan:
1) Định Nghĩa: Vu lan bồn là tiếng được phiên âm từ tiếng phạn là Ulambana, Pàli là Avalamba tàu dịch là Giải đảo huyền, nghĩa đen là cởi trói, nghĩa bóng là cứu vớt. Đức Phật chế pháp Vu lan bồn nhằm để cứu vớt chúng sinh đang triền miên đau khổ.
Nguyên nhân đức Phật chế pháp Vu lan bồn: Thời Phật tại thế có đức Mục-kiền-liên tu hành đắc đạo, được sáu phép thần thông muốn độ cha mẹ , Ngài liền dùng thiên nhăn nh́n khắp các cơi nước, thấy mẹ ḿnh đang bị đày đoạ ở địa ngục, không có thức ăn, da nhăn má cọp, thân h́nh tiều tuỵ như quỷ đói. Ngài vội đem cơm tới cho mẹ nhưng mẹ Ngài v́ nghiệp lực quá sâu dày, không thể ăn được. Đức Mục-kiền-liên liền về Tịnh xá để bạch đức Phật và sau đó Thế Tôn đă daỵ phép Vu lan bồn
2) Thực hiện phép Vu lan bồn như thế nào? Đức Phật dạy Ngài Mục-kiền-liên rằng mẹ ông nghiệp ác quá sâu dày không phải một ḿnh ông có thể cứu thoát được, phải nhờ oai lực mười phương thánh tăng cầu nguyện trong ngày lễ Vu lan th́ mẹ ông mới giải thoát khỏi địa ngục. Đức Phật đă chọn ngày 15 tháng 07 Âm lịch để làm ngày kỷ niệm lễ Vu lan. Ngày ấy được gọi là ngày Phật hoan hy , v́ ngày ấy là ngày của mười phương chúng Tăng làm lễ Tự tứ sau ba tháng an cư kiết hạ, công đức của chúng Tăng sau ba tháng an cư này đă được tăng trưởng, v́ thế mà đức Phật dạy Ngài Mục-kiền-liên lấy ngày này để làm lễ Vu lan, báo đền công ân của cha mẹ.
Đức Mục-kiền-liên đă thực hiện ngày lễ Vu lan này bằng cách mua sắm vật dụng, thiết đại lễ kỳ siêu, thỉnh mười phương tăng thọ trai cầu nguyện, bạt trừ nghiệp chướng cho mẹ ḿnh. Nhờ đó, sau một thời gian, mẹ Ngài Mục-kiền-liên đă giải thoát khỏi cảnh giới ngạ quỷ, được sanh lên cơi trời hưởng an vui, phước lạc.
Từ đó ngày lễ báo hiếu Vu lan đă trở thành thông lệ cho tất cả những người con Phật. Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng 07 Âm lịch th́ mọi ngừơi con Phật đều phải hành lễ báo hiếu. Bất cứ ai cũng đều có thể thiết lễ Vu lan để báo đền công ơn cha mẹ. Có một điều đáng mừng là hiện nay các Phật tử trên đất nước việt nam ta, đặc biệt là Phật tử tỉnh thừa thiên huế, tất cả đều phát tâm cúng dường chư tăng trong ba tháng an cư để nguyện cầu cho cha mẹ hiện tại cũng như quá cố được ân triêm phước lợi.
1) Cách báo hiếu chân chánh của đạo Phật: báo hiếu cha mẹ th́ không chỉ có ngày lễ Vu lan mới báo hiếu mà phải tâm niệm báo hiếu trong từng giờ, từng phút. Công đức cha mẹ vô lượng nên chúng ta phải dùng tâm vô lượng mà báo hiếu như thế mới có thể phần nào trọn vẹn ư nghĩa. Có hai cách báo hiếu:
a) Báo hiếu bằng vật chất: Phải hầu hạ, vâng lời cha mẹ, săn sóc nơi ăn, chốn ngủ cho cha mẹ chu đáo. Phật tử khi phụng sự cha mẹ th́ không nên ch́u theo cha mẹ mà làm điều ác, v́ như thế sẽ taoû thêm nghiệp dữ cho cha mẹ. Nếu ch́u theo cha mẹ mà làm điều ác th́ không phải báo hiếu cha mẹ mà đă phạm vào tội bất hiếu. Cung phụng vật chất cho cha mẹ dù đầy đủ đến đâu cũng chỉ làm cho cha mẹ thoả măn trong một kiếp, v́ thế, Phật tử không nên làm điều ác để cung phụng cha mẹ.
b) Báo hiếu bằng tinh thần: Người Phật tử phải chú trọng báo hiếu cho cha mẹ bằng tinh thần, phải làm sao cho cha mẹ cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng, để dần dần đưa cha mẹ đến với cảm giác an lạc, giải thoát theo tinh thần đạo Phật. Phật tử phải khuyên nhủ cha mẹ quy y Tam Bảo, chánh tín Tam Bảo, phóng sanh, bố thí, bỏ ác, làm lành, giữ giới và tu nhân giải thoát. Có như thế chúng ta mới làm cho cha mẹ yên vui trong hiện tại, được phứơc báo sanh vào cảnh giới an vui sau khi lâm chung. Có thể chúng ta không có tiền của để thiết lễ cúng dường, cầu nguyện cho cha mẹ, nhưng cách báo hiếu tinh thần th́ không cần đến tiền của mà cần nghị lực, nhẫn nhục và t́nh thương. Cách báo hiếu tinh thần là cách báo hiếu tối ưu dành cho những người con chí hiếu, có trí tuệ, đạo đức. Vậy chúng ta đừng nghĩ rằng không có tiền của th́ không thể báo hiếu cho cha mẹ, đó là cách nghĩ sai lầm và không hợp với tinh thần đạo Phật
II. Ư nghĩa An cư:
An nghĩa là yên ổn, cư là ở một chỗ. An cư tức là ở yên một chỗ, không sống chỗ này, chỗ kia. Trong khoảng ba thánh, từ ngày 16 tháng 04 Âm lịch đến hết ngày 15 tháng 07 Âm lịch, Tăng chúng phải ở yên một chỗ, nỗ lực toạ thiền tinh tu tịnh giới. Ngoại trừ các việc thuộc Tam Bảo, cha mẹ, Tăng chúng không được tự tiện ra khỏi giới trường. An cư c̣n gọi là toạ hạ, toạ lạp hoặc kiết hạ. Sánh nghiệp sớ quyển 04 có nói: "Thân tâm yên tỉnh gọi là An, đến kỳ ở yên một chỗ gọi là Cư". An cư là việc làm thiết thực của Tăng chúng, thể hiện ḷng từ bi đối với chúng sanh và làm nền tảng cho sự tu tập của hàng Phật tử tại gia. Đó là thời gian thích hợp cho hàng Phật tử tại gia tu tập phước đức và bố thí cúng dường.
III. Ư nghĩa Tự tứ:
Tiếng Phạn gọi là Pravàrana, Pàli gọi là Pavanara, Tàu phiên âm là Bát hoà la, Bát lợi bà thích noa, dịch là Măn túc, Hỷ duyệt, Tuỳ thỉnh, Tuỳ ư sự...Nghĩa của các từ này là sự thỉnh cầu. Ở đây chỉ cho sự thỉnh cầu người khác nói lên những khuyết điểm của ḿnh. Sự chỉ điểm này được căn cứ trên ba trường hợp: do được thấy, nghe và nghi ngờ. Mục đích của việc Tự tứ cũng giống như việc Thuyết giới, được thực hiện vào ngày trăng tṛn, nhưng khác với Thuyết giới có định kỳ nửa tháng, Tự tứ có định kỳ mỗi năm một lần sau ba tháng An cư. Ngày Tự tứ ở nước Việt Nam ta thường được tổ chức vào ngày 14 tháng 07 Âm lịch, ngày cuối cùng của ba tháng An cư kiết hạ. Theo thông lệ, vào ngày Tự tứ tất cả các tỳ kheo đều phải sám hối trước đại tăng những tội đă phạm trong ba sự thấy, nghe, nghi ngờ (Kiến, Văn, Nghi). Sự sám hối này sẽ làm cho chúng Tăng thanh tịnh, tự sanh vui mừng nên gọi là Tự tứ. Chúng Tăng tuy ba tháng An cư kiết hạ thân tâm thanh tịnh, giới luật nghiêm tŕ nhưng có khi không thấy được lỗi lầm ḿnh đă phạm từ bên trong, v́ thế, phải nhờ đại Tăng chỉ bảo mới thấy được lỗi lầm bên trong mà sám hối để được thanh tịnh hoàn toàn. Tự tứ là phương pháp thực hiện chung cho tất cả Tăng chúng, đức Phật không cho phép biệt chúng Tự tứ. Chúng Tăng phải Tự tứ trong tinh thần hoà hợp gọi là : ”Hữu pháp hoà hợp Tự tứ".
IV. Ư nghĩa Bố tát:
Tiếng Phạn gọi là Upavasatha, Pà li gọi là Uposatha, Tàu dịch là Bố sái tha, Bố sái ta đà...gọi tắt là Bố tát. Tàu dịch là Tịnh trú, Thiên túc, Trưỡng dưỡng. Theo pháp người xuất gia cứ mỗi nửa tháng một lần vào ngày vào ngày 14 và 30, Tăng chúng tập trung một chỗ tụng giới kinh khiến tỳ kheo trụ trong tịnh giới, tăng trưởng thiện pháp. Hàng Phật tử tại gia cũng tập trung lại, tháp tùng chúng Tăng mà nghe lại giới pháp ḿnh đă thọ. Như vậy, căn cứ vào việc làm th́ gọi là thyết giới, căn cứ vào công năng của việc làm đó th́ gọi là Bố tát. Bố tát c̣n gọi là đoạn tăng trưỡng, nghĩa là dứt ác, tăng thiện, c̣n gọi là Ngă đối thuyết, tức là tự ḿnh sám hối tội lỗi trước mọi người.
C. Kết Luận:
Lễ Vu lan là phần chính mà chúng ta bàn đến trong bài này, các lễ khác như An cư, Tự tứ, Bố tát, Thuyết giới là những phần phụ, tuy vậy, chúng tương quan đến sự tu tập của hàng Phật tử tại gia nên cần phải học.
Lễ Vu lan là ngày lễ thiết thực nhất để mọi người con Phật có dịp báo hiếu cha mẹ. V́ miếng cơm, manh áo mà chúng ta làm lụng vất vả suốt đời, có khi không c̣n thời gian chăm lo cho cha mẹ. V́ vậy, chúng ta hăy dành trọn ngày 15 tháng 07 để lo toan công việc báo hiếu, thiết lễ trai tăng, cầu nguyện cho cha mẹ. Nhờ oai lực của chư Tăng, chắc chắn cha mẹ của ḿnh sẽ được ân triêm lợi lạc, khai tâm chuyển ư mà trở về với Phật Pháp. Là Phật tử, chúng ta không thể không thiết lễ Vu lan để báo đền công ơn cha mẹ, ngoài ra, mọi người con Phật hay không phải con Phật cần phải tận tâm phụng dưỡng cha mẹ khi c̣n sanh tiền, đừng để phải hối hận như Ngài Tử Lộ đă từng thốt lên rằng:
"Mộc dục tịnh nhi phong bất đ́nh
Tử dục báo nhi thân bất tại."
(Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
Con muốn dưỡng nhưng cha mẹ không c̣n nữa).
Nếu cha mẹ không may qua đời th́ chúng ta phải luôn luôn cầu nguyện Tam Bảo tiếp độ cha mẹ sớm sanh về miền Cực Lạc, ngày 15 tháng 07 phải thiết lễ trai tăng cúng dường để nhờ công đức chú nguyện của chư Tăng mà nguyện cầu cho cha mẹ./.
|