Msg 1 of 1: Đă gửi: 13 July 2006 lúc 12:19am | Đă lưu IP
|
|
|
LOÀI NGƯỜI KHÔNG HOÀN TOÀN.
Lâm Ngữ Đường (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Vậy loài người cách biệt xa với Thượng Đế toàn thiện, cũng như con kiến cách biệt xa với chúng ta. Chúng ta thông minh thật và thường hay tự măn. Nhưng theo các nhà sinh học th́ măi tới gần đây phần tinh thần của chúng ta mới phát triển, chúng ta mới biết dùng ngôn ngữ để biểu thị tư tưởng, và hiện nay vẫn giữ nhiều bản năng của loài động vật, những bản năng dă man mà rất mạnh, mạnh hơn những động lực tinh thần nhiều, thành thử về phương diện cá nhân cũng như về phương diện đoàn thể, chúng ta có nhiều hành động xấu xa. Ngày nay chúng ta hiểu được phần tinh thần của chúng ta ra sao rồi. Chúng ta thông minh thật, nhưng chưa đủ. Bộ óc của chúng ta chỉ là một đốt xương sống khuếch trương mà thành cho nên công dụng của nó cũng như công dụng của xương sống, chỉ là để cảm thấy cái nguy, kịp thời phản ứng hầu bảo vệ sinh mạng – chứ không phải để suy nghĩ. Về việc suy nghĩ th́ thường thường chúng ta dở lắm. Tước sĩ Balfour đáng được lưu danh chỉ nhờ nói được một câu mạnh mẽ này: “Bộ óc con người là một cơ quan để kiếm thức ăn cũng như cái mơm con heo vậy thôi”. Tôi không cho lời đó là ngạo đời mà cho rằng ông sáng suốt hiểu bản chất của chúng ta lắm.
Chúng ta hoàn toàn? Phải. Nhưng Thượng Đế tạo ra chúng ta như vậy mà! Tị tổ của chúng ta bơi lội, ḅ, truyền cành nọ sang cành kia ở trong rừng hoang như Tarzan. Theo tôi, trong mỗi giai đoạn tiến hoá, con người đều hoàn toàn cả không có ǵ phải điều chỉnh. Nhưng ngày nay chúng ta phải làm một công việc điều chỉnh thiên nan vạn nan...
Khi tự tạo ra một nền văn minh là loài người bắt đầu tiến vào một cuộc phiêu lưu mà, xét về phương diện sinh vật học, chính hoá công cũng phải lấy làm khủng khiếp. Về sự thích ứng với tự nhiên th́ mọi sinh vật đều là toàn mĩ cả, v́ vật nào không thích ứng nổi th́ đă bị tiêu diệt rồi. Nhưng ngày nay, chúng ta không phải thích ứng với tự nhiên, mà là thích ứng với cái mà chúng ta gọi là văn minh. Trong thiên nhiên, tất cả các bản năng đều tốt, nhưng trong xă hội, chúng ta lại cho là chúng ta dă man. Con chuột nào cũng đi ṃ thức ăn – có phải v́ vậy mà chúng thiếu đạo đức đâu – con chó nào cũng sủa, con mèo nào đêm cũng đi... o mèo, con sư tử nào cũng giết loài vật khác, con ngựa nào thấy nguy cũng chạy, con rùa nào cũng ngủ gần trọn ngày, và con sâu, con rắn, con chim, bất ḱ con thú nào cũng sinh sản giữa “công chúng”. Vậy mà áp dụng quan niệm của ta về văn minh để xét th́ ta chê con chuột là ăn trộm, con chó là ồn quá, con mèo là không chung t́nh, con sư tử, con cọp nào cũng hiếu sát, con ngựa nào cũng là hèn nhát, con rùa nào cũng là làm biếng, và cuối cùng, con sâu, con rắn, con chim, con thú nào cũng là tục tĩu. Bạn thử nghĩ, có phải là giá trị đă đảo lộn cả không? Chính v́ vậy đó mà bây giờ chúng ta mới ngồi đây để than thở, tự hỏi tại sao hoá công lại tạo ra chúng ta không hoàn toàn như vầy.
|