anhhaoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 June 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 81
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 13 July 2006 lúc 12:35am | Đă lưu IP
|
|
|
CÓ MỘT TÂM TRÍ
Lâm Ngữ Đường (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Bạn bảo tâm trí là phần cao quí nhất mà ta bẩm thụ được của Hoá Công. Vâng, hầu hết ai cũng nhận như vậy, nhất là khi người ta nghĩ tới những bậc như Einstein, Edison hoặc những nhà vật lí học khác, những nhà có thể đo được tia sáng của một ngôi sao, nghiên cứu sự cấu tạo của các nguyên tử mắt người không thấy hoặc chế tạo được, những máy ảnh có thể chụp h́nh màu. So sánh với loài khỉ ṭ ṃ một cách vụng về, không có mục đích, luôn luôn thay đổi đối tượng, ta phải nhânh rằng trí không của ta cao quí hơn, rực rỡ hơn, có thể giúp ta t́m hiểu được vũ trụ ở chung quanh. Nhưng tôi cho rằng cái tâm trí phổ thông, trung b́nh, lại có phần khả ái hơn, mặc dầu không cao quư bằng. Nếu tâm trí của loài người chỉ cao quí thôi th́ chúng ta sẽ là những sinh vật hoàn toàn hợp lí, không có một chút tội lỗi, một chút nhược điểm, mà thế giới sẽ vô vị ra sao! Tôi rất yêu nhân loại nên không quan tâm tới hạng thánh thần toàn thiện. Chúng ta khả ái v́ chúng ta có những khi vô lí, vô tâm, điên rồ, v́ chúng ta vui buồn, có thành kiến, nhiệt t́nh, mâu thuẫn, sơ suất. Nếu chúng ta có một bộ óc hoàn toàn, th́ mỗi dịp tân niên đă chẳng phải lập kế hoặch mới cho cả năm. Cái đẹp của đời sống là ở chỗ khi chúng ta xét lại kế hoặch cũ th́ thấy rằng chỉ có một phần ba là thực hiện được, một phần ba nữa chưa hề động tới, c̣n một phần ba nữa th́ quên khuấy đi... Theo tôi, một kế hoạch thực hiện được từ đầu đến cuối không c̣n thú vị ǵ nữa. Một tướng lĩnh ra trận mà chắc ḿnh sẽ thắng th́ có thể chán mà rút quân về. Có ai chơi cờ nữa nếu biết rằng đối thủ của ḿnh tính nước nào là đúng nước đó, không chạy đi đâu được. Có tiểu thuyết nào mà đọc nổi nếu ta biết chắc được tâm lí mỗi nhân vật sẽ biến chuyển ra sao, và câu chuyện sẽ kết thúc ra sao. Đọc tiểu thuyết là theo dơi động tác của một nhân vật, biến hoá bất thường, gặp những hoàn cảnh cũng biến chuyển bất thường không sao đoán trước được. Nếu nhân vật là một người cha lúc nào cũng nghiêm khắc, không bao giờ khoan dung với con cái, hoặc là một người chồng lúc nào cũng lừa vợ, th́ tiểu thuyết sẽ chán chết. Ta thử tưởng tượng một nhạc sĩ nổi danh, tự đắc, đă nhất định không chịu soạn một ca kịch cho một mĩ nhân nào đó mà bỗng thay đổi ư kiến, hăng hái soạn liền chỉ v́ hay rằng có một địch thủ ḿnh ghét cay ghét đắng tính làm công việc đó; hoặc một nhà bác học suốt đời không chịu đăng một bài nào trên báo hàng ngày, nay thấy một bạn đồng nghiệp viết lầm một chữ, vội quên qui tắc của ḿnh đi, viết ngay bài đem lại nhà in; những nhân vật tự mâu thuẫn với ḿnh như vậy mới thực hợp với tâm lí ḱ cục, vô lí, thiên kiến, bất thường của chúng ta. Không hiểu thấu chân lí đó th́ chẳng biết chút ǵ về những công tŕnh nghiên cứu khoa tâm lí trong một thế kỉ này cả. Nói cách khác, trí tuệ của ta vẫn c̣n vụng về, thiếu mục đích như trí khôn loài khỉ vậy.
Cái tâm trí vô lí một cách khả ái đó, tôi lại thích nó hơn là một thứ tâm trí hoàn thiện. Tôi ghét một thế giới mà mọi người đều hoàn toàn cả. Tôi nghi ngờ sự tiến bộ của khoa học chăng? Không, tôi chỉ nghi ngờ cái cảnh giới của thánh thần thôi. Tôi phản đối tri thức chăng? Có thể như vậy, có thể không. Tôi chỉ yêu đời sống thôi mà v́ yêu đời sống nên tôi nghi ngờ trí tuệ. Bạn thử tưởng tượng một thế giới không có những tin giết người trên báo, không có hoả hoạn, không có một tai nạn phi cơ nào, không có một người chồng bỏ vợ, một vị mục sư trốn treo ca nữ, không có một ông vua hy sinh ngai vàng cho má phấn, không có một người nào đổi ư, và ai nấy đều theo đúng con đường ḿnh đă vạch sẵn từ hồi mười tuổi, không sai một tơ hào – cái thế giới thần tiên đó tôi xin vĩnh biệt thôi. Không có cái ǵ kích thích, không có cái ǵ hồi hộp trong thế giới đó cả. Sẽ không c̣n có văn chương nữa v́ không c̣n tội lỗi, không c̣n nhược điểm của con người, không c̣n những t́nh dục hỗn loạn, không c̣n thiên kiến, không c̣n những sự bất thường và tệ hơn nữa, không c̣n một chút ngạc nhiên nào cả. Y như một cuộc đua ngựa mà bốn năm vạn khán giả đều biết trước con ngựa nào sẽ về nhất. Nếu loài người không có chút lầm lỗi th́ đời người sẽ hết màu sắc, cũng như trong một cuộc đua ngựa nhảy rào, không có nững t́nh thế đổi ngược th́ hết thú. Nếu chúng ta là những sinh vật hoàn toàn hợp lí, th́ đáng lẽ thành những bậc trí giả, chúng ta chỉ thành những máy tự động chỉ để ghi rất đúng những xúc động nào đó như chiếc đồng hồ điện. Như vậy đâu phải là con người nữa, cho nên tôi bảo là xấu.
Chắc độc giả nghĩ rằng tôi rán bênh vực nhược điểm của nhân loại, rán coi tật xấu là những đức tốt. Không phải vậy đâu. Nếu chúng ta phát triển tâm lí cho hoàn toàn, th́ có cái lợi là hành vi của ta sẽ hợp lí, nhưng lại có cái hại là cuộc sống mất màu sắc tân ḱ đi. Không có ǵ chán bằng một nhà đạo đức kiểu mẫu. Một xă hội gồm toàn những nhà đạo đức tuy tồn tại được đấy, nhưng có nên sinh tồn trong một xă hội như vậy không? Nên dùng mọi cách để tạo một xă hội có trật tự, nhưng đừng có trật tự quá. Tôi nghĩ đến loài kiến, những sinh vật có lẽ hợp lí nhất trên trái đất. Chúng tạo được một quốc gia theo chủ nghĩa xă hội và nhờ vậy chúng đă tồn tại được có lẽ cả triệu năm nay rồi. Về phương diện hành động hợp lí th́ chúng đáng được giải thưởng nhất, rồi giải nh́ mới về phần chúng ta. Đời sống của chúng khắc khổ, lành mạnh, cần kiệm. Chúng tôn trọng kỉ luật của xă hội mà lại tự chủ hơn chúng ta. Chúng làm việc cho Quốc gia, xă hội mười bốn giờ một ngày; có ư hức rơ ràng về bổn phận, nhưng có lẽ thiếu ư thức rơ ràng về quyền lợi: chúng kiên nhẫn, có thứ tự, lễ độ, can đảm và nhất là trọng kỉ luật. Về kỉ luật, chúng ta là hạng bét, đáng cho vào Viện Bảo cổ.
Đọc tiểu sử các vĩ nhân trong lịcl sử, chúng ta sẽ nhận điều này là hành vi của họ rất ít tính cách hợp lí. Ông Jules Cesar cao quí, hành vi rất vô lí kia, sao lại mê Cléopâtre để đến nỗi v́ một người đàn bà mà suưt bỏ rơi cả đế quốc La Mă. Cesar mới chỉ là suưt bỏ rơi đế quốc chưa Antoine th́ bỏ rơi hẳn rồi. Thánh Moise kia, trong một cơn nổi khùng, sao đă đập phá những thạch bản thiêng liêng mà Ngài đă tốn công khắc bốn chục ngày với Thượng Đế ở trên núi Sinai; như vậy ngài có hợp lí ǵ hơn những người Do Thái đă quên Thượng Đế và trong khi vắng mặt Thượng Đế đi thờ con Ḅ vàng không? Rồi vua David tính t́nh thất thường kia, tàn ác rồi lại đại độ, thành tín rồi lại bội giáo, thờ Chúa mà lại phạm tội, rồi làm thơ để tỏ nỗi hối hận, kính thờ Chúa trở lại. Vua Salomon kia, vào bực đại trí, đại đức mà không giúp con được chút ǵ... Rồi đức Khổng Tử kia, có khách đến thăm, sai người bảo rằng đi vắng, khách mới quay gót đă gảy đàn cho khách biết rằng ḿnh có nhà... Rồi Đức Ki Tô sa lệ ở Gethsémanie, hoài nghi ở trên thánh giá... Shakespeare khi chết để lại cho vợ cái giường “tốt thứ nh́” của ḿnh... Milton xung khắc với vợ, bảy chục tuổi c̣n viết một thiên về sự li dị... Goethe lại nhà thờ làm lễ cưới, dắt theo cậu con mười chín tuổi... C̣n Jonathan Swift và Stella,... Iben và Emilie Bardarch nữa.
Vậy th́ có phải rơ ràng là nhiệt t́nh chứ không phải lí trí thống trị thế giới không? Có phải rằng sự thiếu lí trí của những vị đó làm cho họ khả ái, hợp nhân t́nh không? Những tiểu truyện người Trung Hoa viết về cha mẹ ông bà, đọc rất chán, không bổ ích ǵ cả mà lại rất sai v́ họ có thói tả tổ tiên như những vị siêu phàm, toàn đức vậy. Các đồng bào của tôi trách cuốn “Nước tôi và dân tộc tôi” (My country and my people) là tả người Trung Hoa một cách hợp nhân tính quá, vạch cả những khuyết điểm chung với ưu điểm. Họ tưởng rằng nếu tôi tả nước Trung Hoa như một xứ cực lạc đầy những thánh hiền đạo Nho sống rất hợp lư trong cảnh thái b́nh vĩnh viễn, th́ có phải là tôi tuyên truyền đắc lực cho nước tôi không... Nhưng cái thú vị của truyện kư là nó vạch cho ta thấy rằng những vĩ nhân cũng có điểm tầm thường như chúng ta. Mỗi một nét vô lư trong thái độ, hành vi của họ là một nét thêm tính cách chân thực cho truyện. Chính nhờ vậy mà tác phẩm của Lytlon Strachey mới thành công.
Dân tộc Anh là một kiểu mẫu tâm trí lành mạnh. Họ lí luận tệ lắm, nhưng có những “ăng ten” nhạy để cảm thấy sự nguy hiểm mà bảo vệ đời sống của họ. Tôi không thấy một chút hợp lí nào cả trong hành vi hoặc trong lịch sử của họ. Các viện Đại học, hiến pháp, Giáo hội Anh Cách Lan của họ đều là những công tŕnh vá víu từng miếng, tuỳ theo quá tŕnh phát triển mà nay thêm một chút, mai thêm một chút. Sức mạnh của Đế quốc Anh chính ở chỗ họ thiếu lí trí, hoàn toàn không nhận được quan điểm của người khác, tin chắc rằng chỉ phương pháp của họ mới đúng, chỉ món ăn của họ mới ngon. Khi nào họ có lí trí và không quá tin ở họ nữa th́ Đế quốc của họ sẽ sụp đổ. V́ hễ nghi ngờ ḿnh th́ không sao chinh phục được thế giới. Ta không hiểu được thái độ của họ đối với vua, không hiểu tại sao họ trung thành, yêu quí một quốc vương mà họ cho nói mới được nói, cho ngồi trên ngai mới được ngồi, bắt xuống th́ phải xuống... Dưới triều Nữ hoàng Elizabeth, khi nước Anh cần những tên hải tặc để che chở cho đế quốc, th́ họ sản xuất được đủ và sùng kính tụi đó. Thời nào cũng vậy, người Anh luôn luôn có những hành động thích đáng: cần chiến tranh th́ họ chiến tranh, cần chống kẻ thù nào th́ họ chống kẻ thù đó, cần liên kết với nước nào th́ họ liên kết với nước đó, cần đứng về phe nào th́ họ đứng về phe đó, mà đúng vào lúc thích đáng nhất, rồi họ dùng một danh từ sai để gọi chiến tranh đó. Như vậy không phải là nhờ óc lí luận của họ đâu, nhờ những “ăng ten” của họ đấy.
Nước da của họ hồng hào, có lẽ là dó sương mù ở Luân Đôn và do họ ham chơi cricket (một lối hí cầu). Một nước da lành mạnh như vậy không thể không ảnh hưởng lớn tới lối nhận định hướng đi của họ trên đường đời. Họ suy nghĩ bằng lớp da, c̣n người Trung Hoa suy nghĩ bằng khúc ruột. Người ta bảo rằng các học giả Trung Hoa bụng chứa đầy tư tưởng, đầy kinh luận, thơ văn, hoặc bụng đầy sầu muộn uất hận, dục vọng. T́nh nhân Trung Hoa xa nhau, viết thư cho nhau, thường dùng từ ngữ “ruột rầu trăm mối” (sầu trường bách kết), gọi cảnh biệt li là cảnh “đoạn trường”. Học giả Trung Hoa khi soạn một thiên tiểu luận hoặc diễn văn, mà chưa chép lên giấy th́ bảo rằng “phúc cảo” đă xong, nghĩa là ư tứ đă sắp sẵn trong bụng cả rồi. Tôi tin như vậy là đúng. Sự kiện đó rất khoa học và có thể chứng thực được, nhất là khi các nhà tâm lí học sau này hiểu rơ tính chất của t́nh cảm và sự cấu tạo của tư tưởng hơn. Nhưng người Trung Hoa không cần chứng cứ khoa học. Tính chất t́nh cảm của khúc điệu Trung Hoa xuất phát từ bụng người hát (phần dưới hoành cách mô); phải hiểu điều đó rồi mới nhận được sắc thái t́nh cảm nồng hậu của âm nhạc Trung Quốc.
Muốn nghiên cứu vũ trụ th́ tâm trí có khả năng rất quí; nhưng muốn nghiên cứu những giao tế nhân sự th́ khả năng của nó càng đáng ngờ. Tôi lạc quan tin những phát minh của khoa học, nhưng tôi ít tin rằng ai nấy đều có óc phán đoán việc đời, hoặc đạt được sự b́nh tĩnh và sáng suốt mà không bị dục t́nh chi phối. Cá nhân có thể đạt được một mức rất cao về trí, đức, nhưng xă hội tập đoàn th́ vẫn c̣n bị t́nh dục sai khiến, vẫn c̣n có lúc trở lại giai đoạn dă man, có những bản năng man dợ, những hành vi cuồng nhiệt như loạn thần kinh.
Biết rằng con người dễ lầm lỗi như vậy, chúng ta càng ghét những kẻ khốn nạn lợi dụng nhược điểm của ta để lôi kéo chúng ta vào một cuộc thế chiến mới; những kẻ tiêm mối thù hận vào ḷng ta(mối thù hận mà ai cũng sẵn có trong ḷng rồi); những kẻ đề cao ḷng tự ái và tự tư (hai tật đó có người nào thiếu đâu); những kẻ gợi ḷng cuồng nhiệt thú vật của ta, những thành kiến về chủng tộc của ta; những kẻ bất chấp giới luật thứ năm của Thượng Đế mà hô hào thanh niên giết người, coi sự tàn sát của chiến tranh là cao quí (cơ hồ như loài người chưa đủ hiếu chiến); và những kẻ kích thích t́nh dục của ta (cơ hồ như chúng ta chưa giống loài vật bao nhiêu). Cái tâm trí đáng khinh đó mặc dầu rất cơ xảo, minh mẫn, khôn lanh, cũng chỉ là thứ tâm trí của cầm thú. Ở trong người chúng ta có một con quỉ cột bằng một sợi dây xích cũ, ṃn. Bất cứ lúc nào, dây xích đó cũng có thể bị đứt, mà con quỉ đó sẽ vùng chạy, đạp xéo chúng ta và nhắc nhở rằng chúng ta chỉ có một lớp văn minh ở ngoài, c̣n bản chất vẫn c̣n quá gần với cầm thú. Và thế giới chúng ta có thể biến thành một vũ đài trên đó người Maure giết giáo đồ Ki Tô, giáo đồ Ki Tô giết Maure; người Da đen đâm chém người Da trắng, người Da trắng đâm chém người Da đen, và những con chuột chũi sẽ từ trong hanh chui ra để ăn thịt người, những con ó sẽ bay liệng từng bầy trên không sau một bữa tiệc no nê.
Các nhà phân tâm học khi muốn chữa những bệnh thần kinh thường làm cho bệnh nhân nhớ lại dĩ văng và nh́n đời một cách khách quan. Loài người cũng vậy, nếu nhớ lại dĩ văng của ḿnh th́ sẽ hiểu rơ ḿnh hơn, nếu nhớ lại cái nguồn gốc động vật của ḿnh th́ sẽ không có những hành vi cầm thú nữa. Làm sao kiểu chính được t́nh trạng đó? Óc phán đoán th́ nghèo nàn và lạnh lẽo, ngay đến lí trí cũng không giúp được bao nhiêu; chỉ có một tinh thần điều hoà, một nguồn tư tưởng ấm áp rực rỡ, phát từ trực giác, hoà hợp với tấm ḷng trắc ẩn, mới tránh cho ta sự thoái hoá về thời dă man của tổ tiên chúng ta. Phải phát triển đời sống một cách điều hoà với bản năng, như vậy mới cứu được nhân loại. Tôi cho rằng sự giáo dục ngũ quan và cảm xúc của ta quan trọng cũng gần bằng sự giáo dục tư tưởng.
|