thangcutang Hội viên
Đă tham gia: 03 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 169
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 15 September 2006 lúc 10:48pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cờ của một nước (quốc kỳ), là biểu tượng thiêng liêng của một quốc gia: ở nước ta, dưới thời phong kiến, cờ mang tính biểu trưng cho một triều đại hơn là của cả dân tộc (trừ hai triều đại của Hai Vua Bà và của triều đại Nguyễn Quang Trung sẽ nói sau). Ở các thời Đinh, Lê, Lư, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên của triều đại đang cai trị. Nhưng dầu ǵ (là biểu trưng cho một triều đại hay là biểu tượng thiêng liêng của một dân tộc), xuyên qua cấu trúc (màu sắc, h́nh tượng, ư tượng của cờ) nó cũng sẽ mang lấy bên trong nó những ẩn ư có thể nói lên tính chất của triều đại hay vận mạng của cả dân tộc, trong thời kỳ ngọn cờ của thời kỳ đó biểu trưng. Bởi, theo Dịch lư th́ thần và vật, ư nghĩa và biểu tượng không thể tách rời: trong cái nầy vốn hàm chứa cái kia: thần nương vào vật mà thể hiện, vật hàm chứa sẵn trong nó cái thần… Điều nầy được phát biểu theo kiểu tân toán học (Modern algebra) là: Con phức số (complex number: thần-vật) gồm hai phần: thực số (real part, real number) và ảo số (iminary part, iminary number). Trong lư sự đó, ở phần dưới, tôi sẽ dùng “bói toán” (trong nghĩa tính toán hay chiêm nghiệm các con lư số hay dịch số), để chỉ ra ư nghĩa đích thực tinh thần (hay thần) của cờ (vật), qua các thời đại từ triều Hai Bà Trưng đến nay:
I. Ư NGHĨA CỜ QUA CÁC THỜI KỲ DƯỢC HIỂU QUA DỊCH LƯ
A. CỜ HAI BÀ TRƯNG
@ Mô Tả: Sau khi hai Vua Bà bị đánh bại, phải nhảy xuống ḍng Hát Giang tuẩn tiết, Lăo tướng Tàu là Mă Viện đă dùng chính sách hủy diệt văn hóa một cách triệt để, chẳng khác chi việc “đốt sách giết học tṛ” của Tần Thủy Hoàng: Ông tịch thu trống đồng để đúc trụ đồng và ngựa đồng, tịch thu sách vở Việt tộc mang về Tàu, phá hủy các di tích văn hóa Việt, một mảnh giấy cũng không cho, một mộ bia cũng không để. Rồi liên tiếp các thời kỳ Tàu sang xâm lăng nước ta như các thời Tống, Mông, Minh, Thanh… họ cũng đều làm như vậy, cho nên việc sưu tầm chính xác lịch sử, trong đó có việc t́m hiểu về lá quốc kỳ thời Nhị Trưng nói riêng và các thời khác nói chung, rất khó. Về cờ thời Hai Bà, ngày nay người ta chỉ c̣n biết qua câu: “Đầu voi phất ngọn cờ Vàng” và trên nền vàng đó có ǵ th́ không ai biết. Thôi th́ ta cứ căn cứ vào cái căn bản màu vàng nầy mà t́m hiểu ư nghĩa cờ thời hai Bà.
@ Ư Nghĩa Cờ Vàng Xét Qua Dịch Lư: Cờ hai Bà là Cờ Vàng: Màu vàng theo Dịch Lư thuộc hành Thổ, và thổ là đất. Đất: Dịch dùng con lư số KHÔN hoặc CẤN để chỉ.
_ Số KHÔN hệ Bát Quái viết với ba nét là ( ) và với hệ 6 nét Dịch là con THUẦN KHÔN ( ): Nội và ngoại quái đều là Khôn nên vượng; thoán từ viết là: “Nguyên Hanh tẫn mă chi trinh. Quân tử hữu du văng: tiên mê hậu đắt, chủ lợi. Tây Nam: đắc bằng, Đông Bắc: táng bằng. An, trinh cát” (Khôn: nguyên khởi, hanh thông, có đức trinh chính của con ngựa cái. Người quân tử có thể hành động: trước th́ c̣n mê lầm nhưng sau sẽ được lợi. Tây Nam được bạn (tốt), Đông Bắc mất bạn (xấu); an ḷng giữ vững đức trinh chính th́ tốt.
Đại ư: con lư số (qủe) Khôn chỉ ra rằng, người muốn làm việc lớn phải học lấy ư của Khôn là: Cái đầu tiên hay khởi thủy (Nguyên của “Khôn”), là cái gốc của mọi sự, mọi việc, cái gốc ấy là đức tính âm nhu, mang tính nuôi dưỡng, hổ trợ…, cái gốc ấy có giá trị không kém ǵ tính cượng kiên của Càn (khởi đầu thoán Càn cũng là Nguyên), Hán Nho chữ nghĩa hóa đức nầy để dạy người quân tử phải noi theo là: “Quân tử dĩ hậu Đức tải vật”
_ Số CẤN, thoán từ chỉ ra ư: Gắng bó với nhau trong t́nh thương và ḷng quảng đại, không phân biệt ta người, mới không có lỗi (Cấn kỳ bối, bất hoạch ḱ thân, hành ḱ đ́nh, bất kiến ḱ nhân, vô cửu).
Tóm lại, dù là Khôn hay là Cấn, cờ cũng tượng trưng cho nền tảng đặt trên cơ sở Đất Mẹ hay Âu Cơ (Âu: Mẹ, cơ: Nền tảng), cũng là cái căn bản của t́nh thương người cùng chung một nước:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
@ Ư Nghĩa Đối Chiếu Với Hiện Thực Thời Đại: Qua phần tŕnh bày trên, có thể gọi lá cờ thời Hai Bà (lá cờ Qủe Khôn hay Cấn) của Dịch số và con Dịch số Khôn & Cấn mà lá cờ nầy tượng trưng có những điểm “ứng” sau đây:
1) Cờ của hai Bà được biết như là lá cờ đầu tiên của nước ta (Nguyên): Cái hay mang tính thích ứng cho hiện thực là lá cờ qủe Khôn hay CẤN (màu vàng của Đất) đă đặt nền tảng (Nguyên, Hanh) cho hậu thế: Cái “ứng” làm ta ngạc nhiên là từ đó về sau, trên tất cả các Quốc Kỳ Việt Nam, không ít th́ nhiều, đều mang lấy màu vàng nguyên khởi này (sẽ thấy rơ hơn ở các phần viết bên dưới).
2) Nếu màu vàng mang tính của Khôn và Cấn (chỉ đất, mẹ, giống cái)… th́ màu đỏ sẽ mang tính của Càn là tính của trời, cha hay giống đực… đúng như điều Việt tộc tự nhận ḿnh là thuộc ḍng Rồng Tiên (là hai huyền tự chỉ tính của Càn Khôn, Trời Đất, đực cái, âm dương …), nên các lá quốc kỳ sau thời Hai Bà đều hội đủ hai màu chủ yếu mang tính âm dương Tiên Rồng nầy.
3) Điểm ứng thứ ba của lá cờ chữ số Khôn, & Cấn như trong Thoán từ đă chỉ ra là: “Tây Nam đắt bằng, Đông Bắc táng bằng”. Trên h́nh Lạc Thư: Tây Nam là con 8; Đông Bắc là con 2 (Lạc Thư được xem như là sách được Mẹ và đám con theo Mẹ ở lại trị nước do cha di chúc lại trong lần chia con và chia tay, bởi Lạc Thư mang số 45, là số cửu ngũ (cửu là 9, ngũ là 5; 9X5 = 45, ngôi cửu ngũ là ngôi vua trị nước (để rơ hơn xin t́m đọc: Văn Hóa Cổ Việt). Lời thoán của Khôn bảo Tây Nam được bạn, Đông Bắc mất bạn, mang ư của con 8 tây Nam và con 2 Đông Bắc nầy. Xin lư giải: Con 8 viết ra lư số với ba nét là con Khôn, là Mẹ hay đất mẹ như vừa nói phần trên, cũng mang nghĩa chỉ ra hướng ôn nhu, hiền ḥa mà ḍng tộc Việt nên chọn để xuôi Nam. Con 8 viết với hệ 6 nét Dịch là con Địa Sơn Khiêm (các chuyển đổi từ hệ thập phân sang hệ Dịch số hay lư số xin xem lại sách vừa dẫn). Khiêm có nghĩa là khiêm tốn, cũng là đạo của trời đất (măn chiêu tổn, khiếm thụ đắt, thời năi thiên đạo).Thoán từ của Khiêm viết: “Khiêm nhường: Hanh thông, người quân tử giữ được trọn vẹn tới cuối (Khiêm: hanh, quân tử hữu chung) và lục tử bảo phát huy đước Khiêm nhường th́ không ǵ là không lợi (Vô bất lợi huy khiêm). Sơ lục th́ bảo là dùng khiêm để làm việc lớn rất tốt (Khiêm khiêm, quân tử dụng thiệp đại xuyên, cát) và lục tứ th́ nói: phát huy khiêm th́ không ǵ là không lợi (Vô bất lợi, huy khiêm)…Và con 2 khi viết ra lư số sẽ là con Khảm. Khảm có nghĩa là khó khăn, lănh lẽo, hiểm nguy…, nên Nam tộc tránh hướng nầy mà chọn con đường Nam tiến (hay nói đúng hơn là tiến theo hướng ĐB _ TN, là con đường nối từ Động Đ́nh Hồ tới Mũi Cà Mau). Điều nầy là ư của bốn chữ “Đống Bắc táng bằng”, chỉ ra sự không tốt của hướng nầy v́ Việt tộc phải đối đầu trong thế bất lợi với đám người phương Bắc.
Tóm lại, cờ của Hai Bà vừa đặt nền tảng cho các lá cờ về sau, cũng vừa ngầm ư di chúc cho hậu dụê ḍng Việt con đường để lánh nạn tiêu vong bởi phương Bắc, vừa để mở nước về phương Nam.
Thực ra, Cờ vàng mang ư nghĩa của qủe Khôn và Cấn nầy có cái qúy, cái tốt như vừa nói, nó cũng có điều không tốt cũng nằm trong chính nó v́, đúng ra phải “phu xướng, phụ tùng” Càn khởi động Khôn phụ họa th́ mới thuận với nhân đạo và thiên đạo, ở đây Hai Bà xướng, hai Bà lănh đạo khởi nghĩa, nên không mấy thuân nên có lẽ v́ thế mà Hai Bà chỉ ở ngôi vua có hai năm từ năm 39 đến năm 41 sau công nguyên.
(c̣n tiếp)
|