Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 301 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 1 of 4: Đă gửi: 27 March 2008 lúc 12:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

Thưa quư vị độc-giả thân mến,

Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa  xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương- diện, với những bộ Kinh danh đề tương tự mà chúng ta thấy trong Đại-Tạng.

Chúng tôi đă cố t́m một danh-từ khác vừa gọn găy, vừa nói lên được cái”nghĩa sâu kín” mà chúng tôi mong vạch ra được trong một công-tŕnh khảo cứu, phiên dịch và chú thích khá dày công. Nhưng t́m măi không được, chúng tôi đành giữ hai chữ “huyền nghiă”.

V́ chủ-đích của chúng tôi là tŕnh bày nghĩa ẩn, chúng tôi đă nhẹ phần phiên dịch, nghĩa là chúng tôi không dịch sát và đầy đủ chánh văn mà chỉ ghi đại- cương thôi, để cho độc-giả khỏi tán ư  và dễ nhận cốt yếu lời Phật dạy.

Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa  này đă được giảng hai lần tại Chùa Xá-Lợi của Hội Phật-Học Nam-Việt, lần đầu hồi năm 1959, lần sau vào đầu tháng ba Nhâm-Dần (5-4-1962). Số thính- giả kỳ nào cũng trên dưới ba trăm và mỗi kỳ kéo dài cả năm..

Rất thoả măn, nhiều bạn trí-thức thúc dục chúng tôi xuất-bản để giúp ích trong muôn một những bạn đang t́m hiểu Diệu-pháp  của Phật. Chúng tôi xin tuân hành.

Nhưng xin thưa trước: chỉ có Phật mới hiểu được trọn vẹn lời Phật, v́ vậy những cố-gắng của kẻ hậu sanh thiểu học như chúng tôi, dầu có tột độ đi nữa, vẫn không làm sao nói hết ư Phật được, và nhất là khó tránh những thiếu sót sai lầm mà chúng tôi thành tâm mong mỏi các bậc cao-minh chỉ bảo cho. Chúng tôi trân-trọng ghi ơn trước.

P.L. 2507

Saigon, tháng 3 Giáp-Th́n
CHÁNH-TRÍ hiệp thập

BẠCH VĂN

Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Kính bạch Thế-Tôn,

Trong phẩm Pháp-Sư, Thế-Tôn có dạy:” Sau khi Như-Lai diệt-độ, nếu có người thiện-nam, thiện-nữ nào, muốn v́ bốn chúng mà nói Kinh Pháp-Hoa này, thời người thiện-nam hay thiện-nữ ấy phải vào nhà Như-Lai, mặc áo Như-Lai, ngồi toà Như-Lai, rồi mới nên v́ bốn chúng rộng nói Kinh này”.

Con nay tâm đại từ-bi chưa rộng mở, nhu-ḥa nhẫn nhục khi có khi không, c̣n đối với nhất thế pháp”không” vẫn chưa thựïc chứng, vậy quả con chưa đủ điều kiện để diển nói Kinh Ngài.

Nhưng trước đó, Thế-Tôn lại có lời khuyến-khích:” Kinh điển của ta nói, mhiều vô lượng ngàn muôn ức, trong đó Pháp-Hoa là rất khó tin khó hiểu nhất, v́ là kho tàng bí-yếu của các Phật, chẳng thể chia bủa, vọng trao cho người....Nhưng sau khi Như-Lai diệt-độ, người nào có thể biên chép, thọ tŕ, đọc tụng, cúng-dường, v́ người khác mà nói Kinh, thời người ấy được Như-Lai lấy y trùm lên ḿnh, lại được chư Phật hiện-tại ở mười phương khác hộ-niệm”.

Chính câu này đă giúp con đủ can đảm đem chỗ hiểu biết nông cạn của con, vạch bày lư huyền, để giúp các bạn đồng học đồng tu thông đạt phần nào ư nghĩa nhiệm-mầu vi-diệu của kinh. Vậy đê đầu thành khẩn, nguyện Thế-Tôn từ-bi lân mẫn, lấy tay xoa đầu, lấy y trùm thân, hộ-niệm cho con đầy đủ biện tài, hầu làm sáng tỏ giáo-pháp Đại-thừa khó tin, khó hiểu này.

Và xin hồi hướng công-đức giải Kinh cho toàn pháp-giới chúng-sanh, nguyện tất cả nhất thời đồng chứng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. 

CHÁNH TRÍ
phần hương khể thủ

LỜI NÓI ĐẦU 

Để giảng Kinh DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA, chúng tôi, về mặt văn-từ, đă dựa theo những bộ sau đây:

-   Chữ Hán: Bản dịch dưới danh-hiệu DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA KINH( phần chữ Hán) của Ngài Cưu-Ma La-Thập (Kumarajiva), một nhà Sư  Ấn –độ sang Trung-hoa truyền giáo vào đời Hậu-Tấn, đầu thế kỷ thứ 5. Trước đó, hồi đời Tây-Tấn, dưới trào Huệ-Đế, năm Vĩnh-Khương, có nhiều nhà Sư khác như Quách-Hoàng, Trúc-Pháp-Hộ cũng có dịch, đề tên là CHÁNH PHÁP HOA ( chữ Hán). Nhưng thông dụng nhất là bản dịch của Ngài Cưu-Ma La-Thập mà hiện nay chúng ta đang đọc.

- Chữ Việt:

a) Bản dịch của Thượng-tọa Thích-Trí-Tịnh, xuất bản năm 1948, theo bản của Ngài Cưu-Ma La-Thập.Kinh Pháp Hoa, HT. Thích Trí Tịnh Dịch

b) Bản dịch của Ô. Đoàn-Trung-C̣n, xuất bản laàn đầu hồi năm 1936, dung hoøa bản Hán-văn của Cưu-Ma La-Thập và bản dịch chữ Pháp của Eugène Burnouf.

Chữ Pháp: Bản dịch của E.Burnouf, nhan đề LE LOTUS DE LA BONNE LOI, XUẤT BẢN NĂM 1925 và dịch ngay từ chữ Phạn (sanscrit), chiếu tài liệu thu thập được ở Nê-bạt-Nhĩ (Nepal).

Cứ như trên th́ chỉ có hai bản dịch phải kể là có giá trị nhất, v́ xuất phát từ nguyên văn chữ Phạn. Đó là bản của Ngài Cưu-Ma La-Thập và của Ông E. Burnouf. So sánh hai bản văn này, thấy Ngài Cưu-Ma La-Thập quả đại tài, v́ là người Ấn mà viết văn Tàu rất trôi chảy và có một lối dịch vừa gọn-gàng vừa đầy đủ ư nghĩa.

Bản dịch của E. Burnouf có lẽ dịch sát chánh văn hơn v́ có nhiều chi-tiết, nhưng phải cái lỗi là một vài chỗ h́nh như không được sáng nghĩa hay ngược ư khi đối chiếu với các đoạn trước. Nguyên-nhân quan-trọng của khiếm-khuyết này là sự khó khăn của chữ Phạn mà chính Ô.Sylvain Levy, trong bài cáo bạch đăng ở đầu sách đă phàn nàn rằng Ông E. Burnouf đă làm việc trong một hoàn cảnh “ không ngữ-vựng chuyên môn, không một tự-điển nào khác hơn là bộ giản yếu dụng-từ của Wilson, hoàn-toàn căn cứ trên các văn-phẩm của Bà-la-môn-giáo (sans vocabulaire techniqne, sans autre dictionaire que le maigre lexique de Wilson, exclusivement basé sur les oeuvres du Brahmanisme...) 

Về hai bản dịch ra Việt-văn, phải kể bản của Thượng-Tọa Thích-Trí-Tịnh là có phần hơn.

Bản chữ Hán của Ngài Cưu-Ma La-Thập chia làm 7 quyển, 28 phẩm.

Bản chữ Pháp của E. Burnouf, không chia thành quyển và có 27 phẩm.

Đối chiếu th́ thấy đôi bên từ phẩm I đến X giống nhau. C̣n từ phẩm XI đến XXI, Hán văn có 11 phẩm, Pháp văn  chỉ có 10, v́ hai phẩm “Hiện bảo tháp” và “Đề-bà-đạt-Đa” của Hán văn bị nhồi làm một trong bản Pháp văn, dưới đề 

“L ùapparition d ùùun  stuâpa”. Lại nữa, hai phẩm “Chúc lụy” (số XXII) và “Đà-la-ni” (số XXVI) của Hán văn th́ lại thành phẩm chót “Le dépôt” (số XXVII) và phẩm “Les formules magiques” (số XXI) của Pháp văn.

Dưới đây là bản đối chiếu: 

Hán văn
 Pháp văn

Quyển I.    
1- Phẩm tự
 1- Le Sujet

2- Phương tiện
 2- L ùhabileté des moyens

Quyển II.   
3- Thí dụ
 3- La parabole

4-Tín giải
 4- Les inclinations

Quyển III.  
5-Dược thảo
 5- Les plantes medicinales

6- Thọ kư đại đệ tử
 6- Les prédictions

Quyển IV.  
7- Hoá thành dụ
 7- L ùacienne application

8- Ngũ bách đệ tử thọ kư
 8- Prédiction relative aux 500 religieux

9- Thọ học, vô học
 9- Prédiction relative à Anan

10- Pháp sư
 10-L ùinterprète de la loi

11- Hiện bảo tháp
 11- L ùapparition d  ùun stuâpa

12- Đề-bà-đạt-đa

13- Tŕ
 12- L ùEffort

Quyển V.   
14- An lạc hạnh
 13- La Position commode

15- Tùng địa dơng xuất
 14- Apparition des Bodhisattvas

16- Như-Lai thọ lượng
 15- Durée de la vie du Tathâgata

17- Phân biệt công đức
 16- Proportion des mérites

Quyển VI.  
18- Tùy hỷ công đức
 17- Indication du mérite de la satisfaction

19- Pháp-sư công đức
 18- Exposition de la satisfaction des sens

20-Thường bất khinh Bồ-tát
 19- Le Religieux Sadâpasibhuâta

21- Như-lai thần lực
 20- Effet de la puissance surnaturelle du Tathâgata

22- Chúc lụy...
 27- Le dépôt

23- Dược-vương Bồ-tát
 22- Ancienne méditation de Bhaicha-djyaradja

Quyển VII.
24- Diệu-âm Bồ-tát
 23- Le Bodhisattva Gadgadasvara

25- Quán-thế-Âm Bồ-tát
 24- Le récit parfaitement heureux

26- Đà-la-ni...
 21- Les formules magiques

27- Diệu-trang-Nghiêm vương Bồ-tát
 25- Ancienne méditation du Roi Cubhavyuâtha

28- Phổ-Hiền Bồ-tát
 26- Satisfaction de Samantabhadra
 

Như quư vị biết chữ Pháp thấy, giữa hai lối dịch Hán và Pháp, có chỗ bất đồng. Về sau, khi học đến cuối mỗi phẩm, chúng ta sẽ t́m hiểu những sai biệt này.

H́nh-thức của Kinh, chúng ta đă thấy sơ qua. Nay thử t́m xem nội-dung hay chủ-nhăn của Kinh.

1.Theo Ngài Hải-Ấn, một trong nhiều bậc cổ-đức chú-thích, chú-giải Pháp-Hoa, chủ-nhăn của Kinh không ngoài cái hoài-băo của Phật khi xuất thế là khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến (Mở, chỉ, nhận, và vào cái thấy biết của Phật). V́ vậy Ngài Hải-Ấn sắp: 
 

   Nhưng nếu sắp theo nội tông Hoa-Nghiêm, th́:

-   22 phẩm đầu: làm rơ cái lư, để lấy đó làm phát khởi ḷng tin (tín) và trí hiểu biết (giải): Hiển lư, dĩ phát Tín, Giải.(  6 chữ Hán).

-   6 phẩm chót: làm rơ sự tu hành, để lấy đó chúng minh kết-quả: Hiển hành, dĩ minh hành, chứng( 6 chữ hán).

2.Theo thiển kiến chúng tôi, chủ nhăn của Kinh là đưa ra cái Chân-lư tuyệt-đối “Tất cả là một” và “Một là tất cả”, chủ là khách và khách là chủ (sujet et objet sont la même chose). V́ vậy Kinh mới “phá tam hiển nhất” phá cái giáo-pháp trước kia chia có 3 cấp (tam thừa hay tam thặng) mà chỉ cho thấy rơ chỉ có một giáo-pháp (nhất thừa hay nhất thặng) mà thôi. Chủ, khách là Một th́:

a)Tất cả cùng nằm trong Nguồn Sáng-Trí duy nhất là “Tâm huyền diệu có khả năng tự giác” (Bổn giác diệu tâm), và tất cả đều có đầy đủ và sẵn sàng khả năng thông hiểu như nhau giáo-pháp nhất thừa.

b)Tất cả đều có khả-năng thành Phật như nhau.

Nhưng muốn hiểu được Sự-thật tuyệt đối, có một không hai này, phải bỏ giáo-lư Tứ-diệu-đế (Thanh văn), giáo-lư Thập-nhị nhân-duyên ( Duyên giác), bỏ giáo-lư Lục độ Vạn-hạnh (Bồ-tát). Tất cả những giáo-lư, đạo quả ấy đều là tạm bợ mà nói, đều là Hoá-thành, đều là tam xa, để dụ người sống trong “hoả trạch” ra khỏi nơi nóng bức đau khổ.
 
 

Tóm lại, Kinh Pháp-Hoa là giáo-pháp tột cùng (tối thượng thừa, tôn vô quá thượng) bày rơ cái “Chân” (Chữ Hán) đả phá cái “Vọng” (chữ Hán). Đó là một trái bom nguyên –tử mà Phật đợi đến sau 40 năm d́u dắt đệ-tử đến chỗ thuần thục mới dám đem ra ném. Và sau khi bày điềm lạ để thức tỉnh tất cả, để cho tất  cả đừng tin lục căn, lục thức nữa. Quả bom đó là Chân-lư tuyệt-vời là Tri-kiến hay Trí-tuệ (Sagesse) của Phật, là Lư-Sự không hai.

P.L. 2507
Saigon, ngày 5-4-1962
CHÁNH TRÍ  

__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 2 of 4: Đă gửi: 27 March 2008 lúc 12:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)
 Chánh Trí Mai Thọ Truyền
PHẨM THỨ NHẤT

TỰ(Le sujet)

Một lúc nọ Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật (Gridhraku^ta), tức núi Linh-Thứu (Pic du Vautour). Tụ-họp  xung quanh Phật có 12.000 Đại Tỳ-khưu và Đại A-la-hán, 2.000 bậc hữu-học và vô-học,6.000 Tỳ-khưu-ni, 80.000 Bồ-tát, 20.000 chư Thiên, 8 Long-vương và quyến-thuộc, Vua A-Xà-Thế và tuỳ tùng.

Sau khi “tứ chúng” cúng dường và xưng tán Phật xong, Phật nói Kinh “Vô-Lượng-Nghĩa” rồi nhập vào chánh-định “Vô lượng-nghĩa xứ”, thân tâm không lay động.

Kế đó, từ cḥm lông trắng ở giữa đôi mày, Phật phóng một luồng hào-quang chiếu khắp một muôn tám ngàn thế-giới ở phương Đông, dưới thấu  địa-ngục A-tỳ, trên suốt Cơi trời Sắc cứu-cánh.

Toàn pháp-hội đều trông thấy ở các thế-giới đó:

-6 loại chúng-sanh (thiên, nhân, a-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh)

-Các đức Phật đang nói Pháp và tứ-chúng

-Các vị Bồ-tát đang hành hạnh Bồ-tát

-Lúc Phật nhập Niết-bàn

-Lúc Phật nhập Niết-bàn xong, việc xây tháp phụng thờ xá-lợi.

Bồ-tát Di-Lặc và tứ-chúng đều lấy làm lạ điềm lành này. Thay mặt cho tất cả, Di-Lặc xin Bồ-tát Văn-Thù là bậc xuất chúng, giải thích cho hiểu.

Văn-Thù đáp: Theo chỗ tôi biết th́ Thế-Tôn sắp diễn một ”pháp lớn”. Rồi Văn-Thù thuật lại một chuyện xưa như sau: Ở vô số kiếp xa xưa, có 2 muôn đức Phật nối  nhau, đồng một hiệu là NHẬT-NGUYỆT ĐĂNG-MINH, và đồng một họ là PHẢ-LA-ĐỌA, mỗi Ngài đều đầy đủ “Mười hiệu” và pháp của các Ngài nói ra từ đoạn đầu, đến đoạn giữa và đoạn chót đều lành như nhau

Đức Phật NHẬT-NGUYỆT ĐĂNG-MINH chót, lúc chưa xuất gia, có 8 vương-tử tên là HỮU-Ư, THIỆN-Ư, VÔ-LƯỢNG-Ư, BẢO-Ư, TĂNG-Ư, TRỪ-NGHI-Ư, HƯỞNG-Ư và PHÁP-Ư. Nghe vua cha xuất gia và thành đạo, 8 con đều xuất gia theo, phát tâm Đại-thừa tu hạnh thanh-tịnh.

Lúc đó. đức Phật NHẬT-NGUYỆT ĐĂNG-MINH cũng như đức Thích-Ca bây giờ, nói Kinh VÔ-LƯỢNG-NGHĨA và nhập chánh-định VÔ-LƯỢNG-NGHĨA-XỨ. Xong, Ngài cũng phóng quang chiếu một muôn tám ngàn thế-giới phương Đông, rồi từ chánh-định dậy, Ngài nói Kinh DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA cho Bồ-tát Diệu-Quang nghe, trải qua 60 tiểu kiếp không rời chỗ ngồi. Người trong pháp-hội cũng ngồi một chỗ mà nghe cho đến 60 tiểu kiếp, thân tâm đều không lay động, nhưng xem thời-gian ấy mau như bữa ăn, không ai thất thân tâm lười mỏi.

Sau 60 tiểu kiếp, đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh tuyên bố: “ Hôm nay, vào lúc nửa đêm, Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn”. Và đúng như thế, Ngài đă nhập Niết-bàn sau khi thọ kư  cho Bồ-tát Đức-Tạng, về sau sẽ thành Phật TỊNH-THÂN NHƯ-LAI.

Bồ-tát Diệu-Quang tŕ Kinh DIỆU-PHÁP trải 80 tiểu kiếp và v́ người diễn nói, và dạy bảo cho 8 vương-tử ở vững trong đường “Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác”. Tất cả 8 vị đều lần lượt thành Phật và vị chót hiệu là NHIÊN-ĐĂNG.

Trong 800 đệ-tử của Bồ-tát Diệu-Quang, có một người tên là Cầu-Danh. Sở dĩ người này có cái tên ấy, v́ c̣n tham ưa danh ưa lợi, tuy đọc tụng kinh-điển rất nhiều nhưng chẳng thuộc rành. Dầu vậy, đó cũng là một ”căn lành”.

Sau khi nhắc lại câu chuyện trên, Bồ-tát Văn-Thù kết luận: Hôm nay đức Thích-Ca ra điềm lạ là cũng để nói Kinh Đại-thừa DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA.

Huyền nghĩa:

Trước khi nói Kinh Diệu-Pháp, tức là truyền trao giáo pháp tột cùng, cái Chân-lư tuyệt đối, đức Phật nói Kinh Vô-lượng-Nghĩa, nhập chánh-định Vô-lượng-nghĩa-xứ, rồi lại phóng quang hiện cảnh, ba điều mà xưa nay Phật chưa từng làm trước khi nói các kinh khác.

Tuyệt đối là Vô-cùng, Vô-cực, Vô-lượng. Phải hiểu thế nào là Vô-lượng 

( l' incommensurable), mới hiểu được thâm lư của Diệu-pháp. Đó là huyền nghĩa của việc Phật nói Kinh Vô-Lượng-Nghĩa.

Hiểu được thế nào là Vô-lượng, nhưng chỉ hiểu sơ qua và không sống măi trong cái nghĩa Vô-lượng, cũng không được. V́ vậy, nói kinh rồi, Phật nhập vào “vô-lượng-nghĩa” và định ở đó.

Hiểu nghĩa của cái “Vô-lượng”, định được trong cái “Vô-lượng”, sẽ có một cái thấy lạ lùng, thông suốt từ cơi trời “Sắc cứu-cánh” đến địa-ngục A-tỳ. tức là thông suốt ba cơi: Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới, hay nói một cách khác, thấy rơ tất cả vũ-trụ luôn hai mặt hữu-h́nh và vô-h́nh.

Thấy được như thế là thấy được cái thực-tướng của Chân-cảnh, là thấy toàn-thể pháp-giới (vũ-trụ hữu-h́nh và vô-h́nh) là Một, một cái Một chân-thật chớ không phải giả-dối như cảnh thế-gian. V́ là Một cho nên cái Một ấy “b́nh đẳng”, nghĩa là luôn luôn như vậy, không dời, không đổi, không tăng không giảm ( L'Univers Unréel et identique à soi-même = Nhất chân b́nh-đẳng pháp-giới).

Theo cái thấy của chúng-sanh th́ có hai cảnh-giới: cảnh-giới của chúng sanh và cảnh-giới của chư Phật và Bồ-tát, nói tóm là cảnh-giới của thiện và cảnh-giới của ác, cảnh-giới của triền-phược và cảnh-giới của giải-thoát, cảnh-giới của vô-minh và cảnh-giới của giác-ngộ, cảnh-giới của sanh-tử biến dịch và cảnh-giới của Niết-bàn thường hằng.

Sự thật không phải thế: không có hai cảnh riêng biệt, và chúng sanh tuy sống trong “động loạn, căn trần, thức giới”, vẫn cùng chư Phật, Bồ-tát ở trong Một cái duy nhất, cái đó là “Phổ-quang minh-trí”

“Động loạn, căn trần, thức giới” chỉ là cảnh thế-gian, của chúng-sanh, là thế-giới hiện-tượng, của hiện-tượng (monde manifesté, monde des manifestations). Đă là hiện-tượng th́ phải động loạn (en mouvement, en perpétuel devenir), sanh ra, rồi trụ, rồi dị, rồi diệt. Và cảnh ấy, thế-giới ấy không phải là thế-giới chân thật, mà là một thế-giới do căn, trần và thức hỗ tương chi-phối mà thành có (monde conditionné par les organes des sens, les objets des sens et la conscience)..

Vạn vật trên thế-giới trăm ngàn sai biệt,, nhưng không ngoài sáu loại:

1.   Loại có h́nh có tướng (sắc)

2.   Loại tiếng (thanh)

3.   Loại mùi (hương)

4.   Loại vị (vị)

5.   Loại rờ đụng được (xúc)

6.   Loại suy nghĩ, quan niệm, khái niệm (pháp).

Biết được có 6 loại “trần” ấy là nhờ chúng-sanh có 6 cái khí-cụ (căn) để thâu nhận: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư. Có trần mà không có căn, cũng như trong xứ có đài phát thanh mà nhà ḿnh không có máy thâu-thanh.

Nhưng có phát-thanh, có máy thâu-thanh mà không có người ngồi vặn máy thâu-thanh và nghe, th́ hai cái trước dầu có cũng như không. Vậy vạn vật trên thế-gian được biết là có, cái “có” ấy do ba điều-kiện căn, trần, thức tương quan chi phối, dung ḥa mà thành. Nếu một trong ba điều kiện ấy thiếu hoặc đổi tánh-cách th́ cái “có” kia cũng đổi theo. Thí dụ tất cả chúng-sanh đều điếc hết th́ chúng-sanh sẽ bảo nhau rằng thế-giới này có 5 loại “trần” mà thôi, trong khi các thứ tiếng (âm) chưa hẵn là không có. Vậy quả thế-giới này không phải là thế-giới “chân thật”, v́ hễ chân-thật th́ không tùng điều-kiện nào cả.

Thế-giới chân-thật là thế-giới của Thể, căn-bản, nguồn cội của vạn vật, là luồng điện duy nhất và vô h́nh ứng hiện ra trong nhiều cái hữu-h́nh khác nhau như đèn sáng, quạt quay, tủ lạnh…

Điện th́ trước sau như một, chỉ có một tánh, hôm nay thế này mà mai cũng thế , không suy không giảm, c̣n đèn, quạt, tủ th́ có mới, cũ, hư (sanh, dị, diệt).

Có thể lấy đèn và quạt thí dụ Phật và chúng-sanh, một cái sáng, một cái không sáng. Nhưng trong hai cái sai khác đó, có một cái chung là điện. V́ vậy Phật và chúng-sanh không khác nhau, không sai biệt, về mặt Thể, và Thể đó cũng gọi là Tâm- một danh-từ tạm dùng vậy thôi. Bởi lẽ này, Kinh Phật dạy: Tâm, Phật, chúng-sanh, tam vô sai biệt (Tâm. Phật và chúng-sanh là ba, nhưng không sai khác nhau).

Chúng-sanh lại “mù-quáng”, thấy có sự sai khác giữa chúng-sanh và Phật, thấy có hạng thấp, hạng cao (dualité), cho nên lúc đầu thuyết giáo, Phật phải nương theo đó mà tạm nói có ba đường giải-thoát: Thanh-văn, Duyên- giác và Bồ-tát. Nay, phần đông các đệ-tử đă tiến được nhiều, sự thật có thể phanh phui. Phật mới đem ra nói.

Nói mà vẫn c̣n ngại, cho nên phải trước nói Kinh Vô-Lượng-Nghĩa để chỉ rằng từ trước tới nay Phật mới đề cập đến cái “Hữu-lượng” (limité), mà chưa nói đến cái”Vô-lượng” (l'illimité, l'Incommensurable), tức là Chân-lư tuyệt-đối.

Biết được Chân-lư tuyệt-đối rồi phải sống măi (định) trong đó. Ấy là nghĩa của việc nhập chánh-định “Vô-lượng-nghĩa” như đă nói.

V́ Chân-lư tuyệt-đối trước sau như một cho nên 2 muôn đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh đều nói Kinh Pháp-Hoa, và giáo-pháp của các Ngài đều lành như nhau, Nhật-Nguyệt Đăng-Minh là thí dụ cho Trí-tuệ đầy đủ của các bậc đă giác-ngộ, đă thành Phật, nghĩa là đă trở về với nguồn Ánh-sáng như đèn trời đèn trăng sẵn có nơi ḿnh, Nhật-Nguyệt Đăng-Minh Như-Lai chính là nguồn Ánh-sáng ấy.

Thêm vào việc nói Kinh Vô-Lượng-nghĩa và nhập định Vô-lượng-nghĩa, Phật c̣n phóng quang để cho chúng-sanh sáng mắt thấy ba cơi tuy khác, nhưng đều chung ở trong một nguồn ánh sáng tượng trưng ở đây bằng luồng hào-quang từ giữa đôi mày phóng ra. Nguồn Ánh-sáng ấy là Thể, là Tâm. Do đây mà có câu: “Nhất thế do tâm tạo”.

Cho chúng-sanh thấy để dễ tin lời Phật sắp nói. Đoạn chót bài trùng-tuyên của Văn-Thù có câu: “Kim Phật phóng quang-minh, trợ phát thực tướng nghĩa”[1] là nghĩa đó.

Thực-tướng là chân-cảnh, mà chân-cảnh là Chân-lư tuyệt đối vậy.

Lấy cái biết của thế-nhân mà muốn biết cảnh này, không sao biết được ( phi tâm-thức khả tri). Mà không phải người trí cũng không hiểu được (phi trí bất nhập).

Vậy muốn học Kinh Diệu-Pháp phải “triệt lục căn tứ đại chướng ngại”[2]. C̣n 8 vương-tử phải theo cha xuất gia, nghĩa là kiến Tánh chưa đủ, phải sửa 8 thức theo Tánh mới được: Tánh quy, Thức quy.
 
 

Phẩm đầu lấy tên là Phẩm Tự mà E. Burnouf dịch là: Le sujet (đề tài).

Vậy đề tài của Kinh Diệu-Pháp như thế nào?

Đề tài ấy là: Chỉ Thật-tướng Chân-cảnh (montrer le monde de la Réalité) và cảnh đó là cảnh của thân Tâm vậy.

------------------------------------------------------------ --------------------

[1] Nay Phật phóng hào-quang sáng, là để giúp sự khai phát nghĩa của Thực-tướng.

[2] Phải xô ngă những chướng ngại do 6 căn của thân”tứ đại” dựng lên.




__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 3 of 4: Đă gửi: 12 April 2008 lúc 11:48am | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)

 Chánh Trí Mai Thọ Truyền

--- o0o ---

Quyển 2

PHẨM THỨ BA

THÍ DỤ (La Parabole)

 

Lúc bấy giờ, Xá-lợi-Phất hớn hở vui mừng, liền đứng dậy cung kính bạch Phật: “Hôm nay con được nghe mấy lời Phật dạy, thật là việc chưa từng có. Bao nhiêu nghi ngờ của con đă dứt sạch. Trước kia con thường tự hỏi: Phật cũng ở trong pháp-tánh như ḿnh, cớ sao Phật được là Phật c̣n ḿnh lại không? Vậy ra ḿnh đă mất cái khả-năng thành Phật của ḿnh rồi sao?

Nay nghe Phật dạy, con mới hiểu rằng Phật đă tuỳ nghi mà dạy bảo.

-   V́ xưa con thấy sai, hiểu lầm (tà kiến), nên Phật, để trừ tà-kiến ấy, phải tạm đem cảnh Niết-bàn ra mà dụ dẫn con (phương-tiện).

-   Kế đó, tà-kiến trừ được, con không c̣n tham Niết-bàn và đạt đến cái lư “Không” chân thật, con tự cho là đă “diệt độ” rồi.

-   Nay con mới hiểu rằng như thế cũng chưa diệt độ  hoàn toàn. Thật diệt độ là khi nào đạt đến chỗ thành Phật, đủ 32 tướng tốt và làm Thầy của trời, người.

Xá-lợi-Phất nói tiếp: “Lúc mới nghe Phật nói con sẽ thành Phật, con thật nghi ngờ và tự hỏi Ma giả Phật để năo loạn ḷng con. Nhưng sau nhờ thí-dụ của Phật, con mới hết nghi, và tin quả quyết rằng con sẽ thành Phật”.

Phật bèn nói với Xá-lợi-Phất: “Tôi xưa kia đă từng giáo hoá ông, đă từng d́u dắt ông trên đường thành Phật, nhưng ông lại quên mà tưởng là được diệt độ trong khi chưa tới đích. Tuy nhiên, tôi nói trước cho ông biết, trong vị-lai vô lượng số kiếp, ông sẽ thành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai, nước tên Ly-Cấu, kiếp tên Đại-Bảo Trang-Nghiêm”.

Thính chúng thấy Phật “thọ kư” cho Xá-lợi-Phất lấy làm vui mừng hớn hở.

Xá-lợi-Phất bèn thưa: “Trước kia Phật dạy hễ ĺa sanh, già, bệnh, chết là đến Niết-bàn. Các hàng Thanh-văn hiện diện đă nghe và làm theo, ai cũng tưởng là đă được Niết-bàn rồi. Nay Phật lại đưa ra một giáo-pháp mới chưa ai từng nghe, là Niết-bàn ấy chưa phải rốt-ráo, mà rốt-ráo là phải thành Phật, con sợ hàng Thanh-văn c̣n chỗ nghi ngờ. Cúi xin Thế-Tôn giải thích”.

Phật đáp: “Trước đây, tôi há chẳng nói rằng tất cả các giáo-pháp đă dạy đều là phương-tiện đưa đến Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác (thành Phật) sao? Nhưng thôi, để cho bậc trí hiểu được, tôi có cái thí-dụ này:

“Có một ông nhà giàu to, tuổi đă già suy. Nhà cửa ông rộng lớn, sức chứa nhiều người, trong số có các con của ông, nhưng phải cái nguy là nhà ấy mục nát, rắn rít rất nhiều thêm nỗi đang bị lửa cháy mà cửa ra th́ chỉ có một cái, lại bé hẹp.

Ông lăo đứng ngoài, lo sợ cho các con, muốn xông vào cứu chúng, nhưng nhớ đến cửa nhỏ, sợ các con giăy giụa mà không đem ra được hết. Trong lúc ấy, dầu nguy hại trước mắt, các con của ông cứ nô đùa, không biết sợ sệt ǵ hết và cũng không muốn ra v́ không biết lửa là ǵ, chết thiêu là ǵ.

Ông bèn lập kế. Ông hô to: “Các con ơi! Ba có những đồ chơi đẹp lắm đây nè, nào là xe dê, xe hưu, xe ḅ, chiếc nào cũng trang sức lộng lẫy. Đứa nào ra đây cha cho!”.

Các con nghe, ùn-ùn kéo nhau chạy ra khỏi nhà cháy rồi bu lại đ̣i đồ chơi. Ông nhà giàu bèn ban cho các con đồng một thứ xe lớn, tốt đẹp vô cùng. V́ sao không cho ba thứ xe lớn, nhỏ, tốt đẹp khác nhau, mà lại cho ṛng một thứ tuyệt đẹp? V́ ông lăo giàu có, kho tàng đầy ngập.

Đến đây, Đức Phật hỏi Xá-lợi-Phất: “Ông trưởng giả đă hứa cho ba thứ xe, nay lại cho có một thứ, mà là thứ lớn và tốt nhất, vậy ông có nói dối không?

Xá-lợi-Phất bạch: “Dạ không. Dầu cho thứ xe nhỏ nhất, xấu nhất, ông cũng không nói dối, hà huống cho thứ lớn và tốt. V́ sao? V́ việc hứa cho xe chỉ là một phương-thế, phương-tiện cứu các con ông ra khỏi nhà cháy”.

Phật khen: “Đúng đấy! Như-Lai là cha của tất cả thế gian. Tuy đă ra khỏi thế-gian, vẫn v́ sự lợi-ích của tất cả mà trở vào nhà lửa ba cơi cũ mục này để độ chúng-sanh ra khỏi nạn sanh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ năo, ngu si, tối tăm, ba độc (tham, giận, mê-muôi). Sống trong cảnh khổ nhà cháy như thế mà chúng-sanh cứ vui chơi, hỷ hạ, chẳng hay đang bị lửa đốt, chẳng biết sợ sệt, không nhàm không chán, không cầu ra khỏi (giải thoát).

“Như-Lai mới nghĩ phương cứu-độ. Đem trí-huệ, thần-thông ra giảng nói ư? Không thể được, chúng-sanh đang bị thiêu đốt (đau khổ, mê muội), làm ǵ nghe hiểu. Vậy phải dùng một phương-thế nào đó, miễn cứu chúng ra khỏi là được. Do đây mà có việc quyền lập phép tu sửa. Một là Thanh-văn-thừa (xe dê), hai là Duyên-giác-thừa (xe hưu), ba là Bồ-tát-thừa (xe ḅ), tuỳ căn-cơ trí-huệ của mỗi hạng chúng-sanh.

“Như ông nhà giàu cho đồng đều các con mỗi đứa một cỗ xe to khi chúng ra khỏi nhà lửa, Như-Lai cũng thế, khi chúng-sanh đă ra khỏi sự khổ-năo, bất luận là do xe Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, bèn cho cái vui, cái lợi-ích to lớn hơn xưa: thiền-định, giải-thoát…là những cỗ xe đưa đến Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Và cũng như ông trưởng giả kia, Phật không phạm tội nói dối.

“Nhưng coi chừng! Đừng đem kinh này, sự thật này mà nói với những hạng người vô trí là hạng:

  1. Kiêu-mạn (làm phách)

  2. Lười biếng

  3. Ngă chấp (Quá tự-ái)

         Họ sẽ không tin, phỉ báng lời Phật để rồi sẽ chịu những quả báo ghê rợn. Nên chỉ nói cho hạng người lợi căn, trí-huệ sáng-láng, học rộng, nhớ dai, ḷng mong cầu giải-thoát (Phật-đạo), ĺa xa phàm-phu, bạn ác, thích thanh tịnh, tu hành…

 

Huyền nghĩa

   Ở phẩm này, Kinh dùng một thí-dụ để giải tại sao chỉ có một con đường Phật-đạo), mà trước kia Phật dạy tới ba. Hay để nói theo Kinh, chỉ có một cỗ xe chớ không phải ba.

         Trong thí-dụ nhà lửa (nhà bị cháy):

-         Ông nhà giàu chỉ Phật, những đứa con chỉ chúng-sanh.

-         Lửa cháy, mục nát, rắn rít, chỉ cảnh khổ của chúng-sanh là sanh, già, bệnh,

chết, sầu năo, mê-muội;

-         Ba xe chỉ ba thừa hay ba bậc tu hành: Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát. Hai

bậc trước tu v́ ḿnh cho nên ví với xe dê, xe hưu, là những xe nhỏ, sức  chở một người mà thôi (tự độ). Bậc Bồ-tát v́ người quên ḿnh, cho nên ví với xe ḅ--chớ không phải xe trâu—là thứ xe lớn, sức chở nhiều người (độ tha)

Trước kia, sở dĩ Phật quyền chia giáo-pháp của Ngài ra ba bậc, ấy v́ chúng

-sanh mê sống trong cảnh của thể xác và tâm t́nh, tức của ba giới (dục, sắc và vô- sắc-giới), Phật không thể đem cái Chân-lư tuyệt vời là cái thấy biết (tri-kiến) của Phật ra dạy ngay được. dầu có dạy đi nữa , cũng không ai hiểu, bởi cái thấy -biết của Phật là cái thấy-biết của bậc đă ra khỏi ba giới. Do đây, phải dạy tu tập lần hồi, tuỳ khả-năng của từng hạng người, để ai cũng được an ẩn (paix intérieure) và khoái lạc (sérenité) là điều-kiện cốt yếu, nhiên hậu mới đem sự-thật cuối cùng ra dạy.

   Những con của trưởng giả ra khỏi nhà lửa , chỉ chúng-sanh, nhờ sự dụ dẫn của ba thừa, ra khỏi ba giới, được an ẩn và khoái lạc, tạm gọi là Niết-bàn.

   Ông cha cho các con một thứ xe vừa to, vừa tốt, đó là giáo-pháp Đại-thừa, là giáo-pháp năng sanh cái lạc tịnh diệu hạng nhất, là mức cuối cùng của con đường tiến hoá tâm linh từ phàm đến Thánh, từ chúng-sanh đến Phật, nghĩa là từ ô-trược đến thanh-tịnh hoàn-toàn, từ trói trăng mất cả tự-do đến giải-thoát tự-tại hoàn-toàn, từ đau khổ đến an lạc, từ sanh tử đến bất sanh bất diệt.

   Nhà to mà chỉ có một cửa ra, chỉ Tam giới rộng lớn, muốn ra khỏi chỉ có một con đường, chỉ có một cửa. Cửa tuy mở nhưng khó ra, ám chỉ công phu tu học khắc-khổ và kiên-nhẫn.

   Ở trên đă nói ông nhà giàu chỉ cho Phật, mà Phật là Tâm. Vậy câu: “ông trưởng-lăo giàu có, kho tàng đầy ngập” có nghĩa là Tâm đầy đủ mọi công-đức (Đức-tạng), mọi pháp (Pháp-tạng). Mà Tâm th́ ai cũng có và không sai-biệt. Vậy ai cũng có sẵn nơi ḿnh mọi khả năng, mọi điều-kiện để đạt đến cái kết-quả cuối cùng là Phật-quả. Điều cần yếu là mỗi người phải  tự biết ḿnh có cái kho tàng quư báu vô song đó và phải biết khai thác, diệu dụng. Đó là mục đích của Đại-thừa giáo.

   Tuy chia có ba xe, tất cả đều là xe mà công-dụng là đưa người từ một địa-điểm này sang một địa-điểm khác. Giáo pháp của Phật tuy chia có ba bậc, vẫn đồng một công-dụng là đưa chúng-sanh ra khỏi nhà lửa, hướng về cái đích duy nhất là Giác-ngộ. Giải-thoát hoàn-toàn, cho nên hứa cho ba thứ xe, rốt cuộc lại cho có một.

 

PHẨM THỨ TƯ

TÍN GIẢI (Les inclinations)

 

Tu-bồ-đề, Ca-chiên-Diên, Đại Ca-Diếp, Mục-kiền-Liên, vui sướng thấy Phật thọ kư cho Xá-lợi-Phất, bèn phát tâm tin tưởng ḿnh cũng được đến quả Phật, là một lợi ích hiện tiền vô giá, không cầu mà tự đặng.

Để chứng tỏ sự tin tưởng và thông hiểu của ḿnh, các Bồ-tát này bèn giải thích lời Phật dạy bằng một câu truyện  thí dụ như sau:

Có một người, lúc bé thơ, đă bỏ cha đi hoang. Sau mấy mươi năm trôi giạt, tuổi lớn thêm nghèo đến phải đi ăn xin, từ nơi này sang nơi khác. T́nh cờ chàng ta trở về xứ sở  mà không hay.

Trong lúc ấy, ông cha t́m con khắp nơi mà không gặp. Ông là nhà giàu lớn, tiền của đầy kho, tôi trai tớ gái chật nhà. Ông chẳng những là một nhà giàu trong xứ mà c̣n có của cải tận các nước khác.

Không tỏ với ai việc cha con biệt ly, ông thường suy nghĩ: “Ta nay  giàu có như thế này mà con không có, một mai chết rồi, ai đâu là người giao phó, của cải ắt phải tan mất. Phải chi ta gặp con để giao cho nó th́ dầu có chết cũng an ḷng!”.

Một hôm, đứa con lạc loài lại t́nh cờ đến trước nhà ông. Đứng ngoài cổng  ngó vào, nó thấy phú ông sang trọng, uy nghi, đang ngồi trên ghế cao, xung quanh có người hầu hạ, trong nhà th́ ngọc ngà châu báu  không biết bao nhiêu. Chàng ta đâm hốt hoảng, thầm bảo là đă lạc bước đến chỗ vua chúa. Nghĩ xong, chàng sợ bị bắt, bỏ chạy đi t́m một xóm nghèo, hợp với t́nh cảnh của chàng, để kiếm việc làm độ nhật.

Nhưng phú-ông đă thấy và nhận biết chàng là con của ông. Hai gia-nhân liền được ông sai rượt bắt chàng lại. Bị bắt, chàng ta sợ quá, van xin mà không được thả, chàng ngă xuống đất chết ngất.

Ông cha thấy vậy ra lệnh: “Thôi ta không cần người ấy đâu. Hăy lấy nước rưới lên mặt cho nó tỉnh rồi cho nó đi”

V́ biết con ḿnh quen sống với cảnh nghèo hèn ty tiện, nay nếu đột nhiên nhận nó là con ḿnh, mà ḿnh lại giàu sang tôt bậc, nhất định nó không tin mà c̣n đem ḷng sợ sệt. Chi bằng thả nó đi rồi lập kế dẫn dụ nó. Đó là thâm ư của ông cha.

Kế đến, ông mật sai hai người giả dạng bần khổ, t́m đến anh chàng và rủ chàng đi làm thuê hốt rác.

Sau khi biết sẽ được trả công gấp đôi, anh chàng nhận lời và cả ba vào làm việc hốt rác ở nhà sau phú-ông.

Thấy con tiều tuỵ, đất cát bụi bặm cùng ḿnh, ông lăo thương xót quá. Ông thay bỏ quần áo sang cả, mặc đồ thô rách, lân la với đám người hốt rác. Một hôm, ông bảo người con: “Anh này, nên tiếp tục làm ở đây, ta sẽ trả thêm tiền cho. C̣n có cần dùng ǵ cứ nói, ta sẽ cấp cho và nên xem ta như cha”.

Nói xong, lấy lẽ ông là người tuổi tác c̣n anh chàng c̣n trai trẻ, ông kêu anh bằng con.

Chàng ta rất mừng, nhưng không dám quên ḿnh là người hạ tiện.

Ít lâu  sau, ông lăo có bệnh. Ông cho kêu anh chàng đến, giao cho anh việc quản lư gia tài ông và cho anh được quyền xuất nhập bất cấm trong nhà. Anh làm tṛn bổn-phận, nhưng không bao giờ dám tiêu phí quá sự cần-dùng của anh, c̣n ở th́ cũng tiếp tục ở nhà sau, chỗ cũ, không dám bén mảng lên nhà trên.

Trải qua một thời gian ngắn, phú-ông biết ḿnh sắp ĺa trần. Ông hội cả thân tộc và trước mặt vua quan, ông chỉ anh chàng mà tuyên bố: “Anh này là con ruột tôi, bấy lâu xa cách v́ anh bỏ nhà ra đi lúc nhỏ. Nay cha con chúng tôi đă trùng phùng, tôi giao cho anh tất cả gia tài của tôi mà trước đây anh đă quản-lư và biết rơ”.

Người con nghe nói, mừng quá, cho là việc chưa bao giờ có và tự nghĩ: “Không mong mà được, thật là lạ!”.

Chấm dứt câu chuyện thí dụ, Tu-bồ-Đề, Ca-chiên-Diên…bạch Phật: “Ông trưởng giả thí như Đức Như-Lai c̣n chúng con như gă thất lạc kia. Như-Lai là cha, chúng con là con Phật mà không biết.

“Chúng con v́ ba món khổ([1]) măi ở trong cảnh sanh-tử chịu các sự nóng đốt, lo phiền, mê lầm, ngu dốt, cho nên ưa thích những “giáo-pháp nhỏ” (tiểu pháp). Làm cái việc hốt rác rến “giáo pháp tṛ đùa” mà tự cho là thoả măn với cái giá trả công Niết-bàn.

Như-Lai không bắt, không cưỡng bách chúng con theo con đường “tất cả đều có phần hưởng thọ kho tàng tri-kiến Như-Lai” mà tha cho chúng con theo cái khuynh-hướng ([2]) thấp hèn, rồi phương-tiện thuận theo chúng con mà dạy bảo.

Chúng con là con của Phật (Phật tử) mà không biết.V́ không biết nên không dám mong hưởng thọ sự-nghiệp vĩ đại của Cha là Phật, mà chỉ cam phận với đồng tiền làm thuê Nhị-thừa. Ấy v́ tại chúng con  không dám tự nhận là con Phật (mong tu Đại-thừa) nên hoá ra Phật cũng không tự nhận là Cha được (không thể nói pháp Đại-thừa).

Nay tạng-báu của Pháp-vương lại tự nhiên mà đến, quả thật không cầu mà được.

 

Huyền nghĩa

Kinh Hán-văn gọi anh chàng bỏ nhà bỏ cha trốn đi là “ cùng tử”, nghĩa là đứa con bần-cùng, Ô.E.Burnouf dịch là “le fils prodigue”, là đứa con hoang.

Có bỏ nhà bỏ cha ra đi, là trước kia cha con cùng ở chung một chỗ. Chỗ đó là “Phật-độ viên giác, thanh tịnh”

Không riêng ǵ Tu-bồ-Đề, Ca-chiên-Diên…mà tất cả chúng ta và Phật đều cùng nguyên quán, đều cùng ở một chỗ là nơi hoàn toàn sáng suốt (viên giác) và trong sạch (thanh tịnh).

Nhưng khi “vô-minh bất-giác” nổi lên, như thấy vàng mà ham, thấy sắc mà động chẳng hạn, th́ bị vàng bị sắc cám dỗ đến nỗi bỏ nhà viên-giác thanh-tịnh mà ra đi, dấn thân vào cảnh phàm-phu, làm đứa con hoang, làm anh chàng cùng-tử, một mảnh trí-huệ quư báu không có, thành phải chịu phiền-năo luân-hồi.

Nhớ thương, cha bỏ xứ đi t́m, dụ cho việc Phất xuất thế hạ trần, chịu ngũ-trược để độ chúng-sanh.

Nhưng khi gặp nhau lại quá cách biệt, cha th́ giàu tột bậc (Phật đầy đủ đức tướng) c̣n con th́ bần cùng khổ sở (chúng-sanh phúc bạc tội dày).

Cha biết con, mà con th́ thấy ḿnh quá hèn quá thấp không dám ngó, đừng nói tới việc nh́n cha. Chúng ta cũng thế, tuy miệng tự xưng là Phật-tử, nhưng nào ai dám tưởng rằng ḿnh là con ruột của Phật và có quyền thừa hưởng tất cả kho tàng vô giá bảo-pháp của Như-Lai.

Bị bắt mà sợ đến chết giả, chẳng khác người đời khi nghe Phật dạy “tất cả sẽ thành Phật” là hốt hoảng thất thanh.

Ông cha biết: v́ đă quen sống đời sống ăn xin bần tiện, con ông nay không làm sao đột ngột đổi khuynh-hướng được. Ông bèn dùng kế cho hai người (Thanh-văn và Duyên-giác thừa) t́m rủ con ông vào nhà ông (nhà Phật) làm cái việc ty tiện hốt rác, không xứng với cái địa vị chân thật là con Phật. Và biết tánh vụ lợi của kẻ nghèo (trí-huệ), ông hứa trả công gấp hai.

Đứa con hoang rất thích làm việc dơ-bẩn, thấp hèn này, như chúng-sinh thích nghe những giáo-pháp thấp thấp của tứ-quả Thánh và tu tập theo những giáo-pháp ấy, không dám nghĩ đến cái cao hơn.

Muốn gần con để lần hồi dạy bảo, dẩn dụ, ông cha bỏ quần áo sang cả, mặc bô vải thô xấu, là dụ cho Phật dùng quyền xăo phương-tiện, hạ thấp tri-kiến ḿnh để nói bày theo cái hiểu nông cạn của chúng-sanh. Gần được con, ông cha đốc suất làm việc như Phật khuyến-khích sự tinh tấn tu hành, và hứa ban thưởng xứng đáng muốn ǵ cho nấy, như Phật hứa cho niết-bàn an lạc.

Nhưng con không bỏ cái ư hèn kém, chẳng rời nhà tranh (Thanh-văn, Duyên-giác) dù đă trải qua 20 năm làm việc hốt rác và vô ra nhà cha (Như-Lai).

Cha có bệnh, kêu con giao gia tài cho quản lư, như Phật đă đem tri-kiến của Phật ra lần dạy bảo và cho tu tập. Nhưng con không dám dùng cũng như không có ư muốn dùng, đó là ḷng hoài nghi của tất cả chúng-sanh đối với khả năng thành Phật của ḿnh.

Đến giờ sắp chết (Phật nhập Niết-bàn), cha hội thân tộc (Hội Pháp-hoa), tuyên bố chàng cùng-tử là con ruột (thọ kư thành Phật), nay trao cho tất cả của quư (từ, bi, hỷ, xả) mà bấy lâu đă tập cho chàng thu xuất, nay đă thông thuộc.

Con rất vui mừng, nghĩ thầm; không cầu mà có, tự nhiên mà đến.

 

٭

٭    ٭

Thưở xưa có một con sư-tử cái đang có mang. V́ có mang nên không đi kiếm mồi được, phải đói khổ. Một hôm, gặp một bầy cừu, chị gom tàn lực nhảy vồ. Chị sảo thai và ngă ra chết. Bầy cừu nuôi chú sư-tử mất mẹ. Đến lớn chú ăn cỏ và kêu la như cừu, và luôn luôn tin ḿnh là cừu. Một hôm gặp một con sư-tử già, sư-tử già bắt chú nhỏ soi mặt dưới khe trong.

Thấy ḿnh cũng nanh nhọn, đầu bờm, chú cừu tự giác ḿnh là sư-tử chúa sơn lâm chớ không phải là cừu con ty-tiện, chú rống lên một tiếng nhảy phóc vô rừng, hết đời cừu con!

Người là sư-tử con, không phải cừu. Nay Phật đă cho ta soi mặt ở khe, vậy ai cũng phải rống lên một tiếng cho chuyển động đất trời, rồi trở về bảo-lâm mà đừng theo đồng cỏ nữa!


 

[1] Ba món khổ (tam khổ): 1) Khổ-khổ: sự khổ đă đến th́ làm phát sanh cái khổ phiền năo. Do đây nói khổ-khổ; 2) Hoại-khổ: một loại khổ phiền năo khác do cái mất vui, mất sướng mà ra; 3) Hành-khổ: loại khổ phiền năo thứ ba, sanh ra bởi tính-cách vô thường, dời đổi, họp tan.

[2] Thú hướng hay khuynh-hướng: Inclinations, có lẽ v́ điểm này mà Ô.E.Burnouf dịch tựa của phẩm này là “ Les Inclinations”.

--- o0o ---




__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 4 of 4: Đă gửi: 12 April 2008 lúc 11:49am | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)

 Chánh Trí Mai Thọ Truyền

--- o0o ---

Quyển 3

PHẨM THỨ NĂM

DƯỢC THẢO DỤ (Les plantes médicinales).

 

Lúc bấy giờ, Thế-Tôn bảo Ma-ha Ca-Diếp và các đại đệ-tử. “Hay lắm! Hay lắm! Ca-Diếp đă khéo nói về những công-đức chân-thật của Như-Lai. Đúng như lời các ông, Như-Lai c̣n có vô lượng vô biên công-đức khác nữa, mà các đệ tử, dầu có trải qua vô lượng ức kiếp không làm sao kể ra cho hết được. Ca-Diếp nên biết, Như-Lai là vua của các “pháp”([1]); những ǵ Như-Lai nói ra đều không sai dối. Như-Lai biết hướng của các pháp, lại cũng biết những ǵ chúng-sanh lo nghĩ trong thâm tâm. V́ vậy tuy biết tất cả các pháp, Như-Lai vẫn đứng trên phương-tiện mà nói. Nói tuy có khác, tất cả các pháp dạy đều đưa đến cái “biết tất cả” (nhất-thế-trí hay nhất-thế-chủng-trí = Omniscience).

Nay thí dụ: một trận mưa đổ xuống. Các loại cây cỏ kể luôn các loại dùng làm thuốc dược (dược thảo), dầu lớn dầu nhỏ, dầu thấp dầu cao, đều hứng lấy, nhưng tùy sức của mỗi loại mà sức hấp thụ có khác nhau. Bởi cớ, tuy cùng mọc trên một miếng đất, tuy cùng thấm nhuần một trận mưa, sự đơm hoa kết quả vẫn có sai khác.

Như-Lai hiện ra đời như vầng mây, nói pháp như mây thành mưa, bao trùm chúng-sanh. Cũng như cây cỏ, chúng-sanh đều được lănh một phần nước mưa, tuỳ sức hấp thụ của ḿnh và đều được sự lợi lạc.

Nếu mưa không riêng tư cho ai, th́ Như-Lai cũng b́nh đẳng nói pháp cho tất cả chúng-sanh. Nhờ vậy mà cỏ nhỏ (chư thiên và loài người) cỏ bực trung (Thanh-văn và Duyên-giác), cỏ cao (hàng tự-tin thành Phật), cây nhỏ (hạng làm hạnh tư-bi, quyết định thành Phật) và những cây cao bóng cả (hàng Bồ-tát hoá độ chúng-sanh) đều đồng hưởng tuỳ sức ḿnh.

Pháp của Như-Lai c̣n có thể tỷ dụ như ánh-sáng mặt trời, mặt trăng, b́nh đẳng chiếu([2]).

-         Nếu như thế, tại sao có ba thừa? Ca-Diếp hỏi.

-         Có một thứ đất sét. Thê-Tôn đáp, nhưng v́ nhu cầu sai khác mà những bồn đựng đường, đựng mỡ, đựng sữa,..v.v.. mới được nắn ra. Cũng thế, chỉ có một giáo- pháp là Phật-thừa, không có cái thứ hai, thứ ba.

Ca-Diếp hỏi tiấp: Thừa chỉ có một, c̣n Niết-bàn có mấy thứ?

Đức Phật đáp: Chỉ có một thứ. Hăy nghe tỷ-dụ này: Một người bị chứng mù mắt tư khi lọt ḷng mẹ. Đối với anh th́ không có vấn-đề h́nh-dáng, mầu sắc, cũng không trời, không sao, và cũng không có ai là người ngắm sắc, xem sao. Dầu ai nói tất cả những cái ấy là có, anh vẫn không tin. Nhưng may, có một ông thầy thuốc có tài trị bá chứng. Thấy chàng mù, ông thương, mới nghĩ phương điều-trị. Ông tự bảo: chỉ trên núi mới có 4 thứ dược-thảo trị được bệnh mù: 1) loại có tất cả các vị và các màu; 2) loại trị tất cả các chứng bệnh; 3) loại trừ các thứ thuốc độc; 4) loại cho sự an lạc trong mọi hoàn-cảnh. Nghĩ xong, ông lên núi lấy về cho người bệnh dùng. Uống xong, người mù sáng mắt, thấy ngoại cảnh, nội thân, thấy xa, thấy gần, thấy việc trên trời, thấy việc dưới đất. Tỉnh biết trước kia ḿnh quá ngu-ngốc, chàng tự bảo: Bây giờ tôi thấy hết, tôi đă thoát khỏi bệnh mù, tôi đă sáng suốt trở lại, trên đời này c̣n ai hơn tôi đâu?!

      Lúc ấy có những ông Tiên đắc ngũ-nhăn đến nói với anh: Anh đă biết ǵ đâu mà tự măn như vậy. Ngồi trong nhà, anh có thấy được những ǵ ngoài đường đâu. Người khác thương hay ghét anh trong ḷng họ, anh đă biết chưa? Về cái nghe th́ cách anh một khoảng xa, tiếng trống, tiếng c̣i, tiếng người nói gọi, dầu có, đối với anh vẫn như không. Đi th́ anh phải dùng chân, không dùng, anh không đi xa hơn 4 trăm khuỷu tay (coudeés); kết thai, trưởng dưỡng trong ḷng mẹ mà nay anh không nhớ ǵ cái cảnh sống chật-chôi ấy, th́ anh đă biết ǵ mà tự cho, ḿnh là “thấy hết”? Anh nên nh́n nhận rằng cái sáng đối với anh, thật ra là cái tối, c̣n cái anh cho là tối, thât ra là sáng.

      Nghe xong, anh chàng mới hỏi: Bạch Tiên-ông, bây giờ làm thế nào để “thấy hết”?. Tiên bảo: Hăy t́m nơi thanh vắng núi rừng mà suy gẫm về Pháp và hăy tự giải-thoát mọi sự cám-dỗ. Khi đă đắc định, anh sẽ có trí-huệ.

      Anh chàng nghe theo và sau đó được ngũ-nhăn. Chừng ấy anh mới thấy rằng trước kia anh quả là kẻ mù. Dù đôi mắt đă sáng lại.

      Phật bảo Ca-Diếp: Phải hiểu thí-dụ ấy như thế này: Mù từ khi lọt ḷng mẹ là chỉ chúng-sanh bị kẹt trong ṿng sinh-tử luân-hồi; chúng không biết Pháp và tích luỹ những hắc-ám của sự cám-dỗ. V́ vô-minh làm mù, chúng để cho những cái tên (danh = nom), những h́nh dáng (sắc = forme), những quan niệm (conceptions) làm đau khổ triền-miên.

      Như-Lai phải được xem như Đại Y-sư. Bốn thứ cỏ thuốc là: Không (giữ ḷng không: état de vide). Vô tướng (đừng lấy tướng bề ngoài làm trọng: absence de forme).Vô nguyện (đừng cầu mong ǵ: absence de désir, de voeu) và  Niết-bàn (vắng lặng).

      Thanh-văn, Duyên-giác như kẻ mù trở lại sáng, giải thoát các xiềng-xích đau khổ của sanh-tử luân-hồi và ra khỏi tam giới, rồi tưởng như thế là đầy đủ rồi.

      Nhưng cái thấy của bậc ấy nào phải cái thấy của Phật, v́ vậy Phật phải dạy Phật-thừa, mở tậm bồ-đề cho họ.

 

Huyền nghĩa

Phật thuyết pháp b́nh-đẳng và chỉ có một thừa. Trong những giáo-pháp thường được xem như Tiểu-thừa, vẫn có cái mầm của Tối-thượng thừa.

Tuỳ sức hấp thụ của chúng-sanh mà Phật phải quyền chia có ba thừa.

Tất cả pháp của Như-Lai đều có một vị là giải thoát thành Phật.


 

PHẨM THỨ SÁU

THỌ KƯ (Les Prédictions)

Lúc bấy giờ, Thế-Tôn bảo đại chúng: “Ma-ha Ca-Diếp, trong đời vị-lai, sẽ phụng-sự 3.000 muôn ức Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen và  rộng nói vô lượng đại pháp của chư Phật, và ở nơi thân cuối cùng, sẽ thành Phật hiệu là Quang-Minh (Raçmiprabhâsa), kiếp tên Đại-trang-Nghiêm (Mahâvyûha). Phật Quang-Minh thọ 12 tiểu-kiếp, Chánh-pháp trụ thế 20 tiểu-kiếp, Trụ-pháp 20 tiểu-kiếp. Cơi nước của Phật tốt đẹp, không có các thứ dơ xấu, ngói sỏi, gai gốc, bằng thẳng, đất bằng lưu-ly, cây báu thẳng hàng, vàng ṛng làm dây, giăng ranh bên đường, hoa báu rải cùng, khắp nơi trong sạch.

Bồ-tát trong nước đó đông vô lượng, các Thanh-văn cũng vô số. Không có việc làm của ma. Tuy có ma và dân ma, nhưng đều hộ tŕ Phật-pháp.

Nói xong, đức Phật thuyết một bài kệ lập lại ư này.

Mục-Kiền-Liên, Tu-Bồ-Đề, Đại Ca-Chiên-Diên….. thảy đều run sợ, một ḷng chắp tay chiêm ngưỡng đức Phật, đồng cùng nhau (thầm) nói bài kệ đại ư như sau: Thế-Tôn, nếu Ngài rơ thâm tâm chúng con th́ xin Ngài rưới nước cam-lồ mà  thọ kư cho chúng con. Chúng con nay như kẻ đói mà gặp tiệc vua ban, thấy mà chưa dám ăn. Dầu nghe Phật nói tất cả sẽ thành Phật, nhưng chưa được Phật thọ kư th́ ḷng chúng con vẫn c̣n lo ngại, nghi ngờ.

Biết tâm niệm của các đại đệ-tử dó, Thế-Tôn bèn bảo: “Tu-Bồ-Đề, trong tương lai, sẽ phụng thờ 300 ức na-do-tha đức Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng và tu hạnh thanh tịnh, đủ đạo Bồ-tát, và ở thân cuối cùng, sẽ thành Phật hiệu Danh-Tướng (Cacikêtu), kiếp tên Hữu-Bảo, nước tên Bảo-sanh. Cơi đó bằng thẳng đất bằng lưu-ly, cây báu trang nghiêm…(như trên).

Rồi đức Phật cũng nói một bài kệ lập lại ư trên.

Kế đó, Thế-Tôn bảo Ca-Chiên-Diên: Trong tương lai Ca-Chiên-Diên sẽ cúng dường chư Phật, xây dựng và cúng dường tháp miếu, rồi đủ đạo Bồ-tát, sẽ thành Phật hiệu Diêm-Phù-Da-Đề-Kim-Quang (Djambûnadaprabha).

Rồi Phật cũng nói một bài kệ lập lại nghĩa trên.

Rốt hết, đức Phật thọ kư cho Muc-Kiền-Liên thành Phật nhờ sự cúng dường chư Phật và xây dựng tháp miếu, hiệu là Đa-Ma-Ba-Bát Chiên-Đàn-Hương (Tamâlapatratchanagandha).

Rồi Phật cũng lập lại bằng một bài kệ.

 

Huyền nghĩa

   Thành Phật, với nghĩa đạt đến sự thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát hoàn toàn-là phần dành cho mỗi chúng-sanh.

   Và con đường đưa đến mức cuối cùng ấy chỉ có một.

   Nhưng kẻ bộ hành không bị bắt buộc cùng dùng một phương tiện di chuyển. Ai có khả năng đi bộ, đi thuyền, đi xe…. th́ tuỳ ḿnh.

   V́ vậy mà Ma-ha Ca-Diếp theo phương-tiện “rộng nói đại pháp của chư Phật”, tức là dùng trí-huệ. Mà trí-huệ là sáng suốt, cho nên hiệu Phật là Quang-Minh.

   Tu-Bồ-Đề chuyên hạnh thanh tịnh, tức là giữ giới. Mà giữ giới thuộc việc làm bề ngoài, cho nên hiệu Phật là Danh-Tướng.

   Đến như Ca-Chiên-Diên th́ chuyên cúng dường, xây tháp, đầy đủ đạo Bồ-tát vị tha, cho nên hiệu là Diêm-Phù-Da-Đề Kim-Quang (ánh sáng vàng của cơi Diêm-phù-đề, tức là thế-gian).

Mục-Kiền-Liên cũng thế.

 

CƯỚC CHÚ: Theo bản Hán-văn th́ Mục-Kiền-Liên, Tu-Bồ-Đề, Ca-Chiên-Diên… đồng cùng nhau nói bài kệ “người đói gặp tiệc vua mà không dám ăn”. Nhưng theo bản dịch Pháp-văn th́ những ông ấy tụng “thầm” bài kệ chớ không nói ra tiếng. So sánh thấy tụng thầm mới hợp với đoạn văn sau là Phật  biết tâm niệm của các vị đại đệ-tử ấy, v́ vậy tôi đă  thêm chữ (thầm).


([1]) Pháp”: lois, những định-luật thiên nhiên.

([2] ) Từ đoạn này tới chót là lấy bản Pháp-văn.

--- o0o ---




__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1992 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO