Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 288 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Phật Học Phổ Thông Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 1 of 5: Đă gửi: 28 March 2008 lúc 12:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

Lời Nói Đầu

Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đă trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói "Đạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...". Kể về số lượng th́ tín đồ Phật Giáo ở Việt Nam thật là đông đảo; nhưng xét về phần phẩm, th́ chúng ta chưa có thể lạc quan được.

T́nh trạng phẩm ít, lượng nhiều ấy phát sinh v́ nhiều nguyên-nhân phức tạp: 

- Có người theo đạo Phật v́ truyền-thống của ông cha (ông cha theo Đạo Phật, nên con cháu cũng theo).

- Có người theo đạo Phật v́ cảm-t́nh đối với thân bằng quyến thuộc, hay đối với cái Đạo đă chia sẽ những phút vui buồn, thịnh suy của đất nước.

- Có người theo đạo Phật, v́ mong cầu được tai qua nạn khỏi, hay cầu của, cầu con v.v...

Ngày nay, vẫn biết có một số đông tín đồ đă hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của Đạo Phật, nhưng cái số ấy không phải là đa số, nếu đem so với cái khối tín đồ hiểu Đạo một cách nông cạn, hay sai lạc nói trên.

V́ không hiểu một cách thấu đáo Đạo Phật, nên ḷng tin không được chắc chắn. Mỗi khi gặp một lư thuyết nào lạ, một tôn giáo nào mới, th́ họ ùa ḥa tin theo, như cây thiếu rễ cái, gió thổi phía nào th́ ngă rạp theo phía ấy, thật đáng buồn thương.

T́nh trạng buồn thương ấy có thể bổ cứu được, nếu chúng ta có một chương tŕnh dạy Phật Pháp bằng chữ Việt. Dân tộc ta là người Việt, ở đất Việt, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt, mà kinh sách bằng chữ ngoại quốc; cả pho triết lư cao sâu của Đạo Phật cẫn c̣n nằm nguyên trong 3 tạng chữ Hán, thử hỏi có mấy ai đọc được? Như thế th́ bảo tín đồ làm sao hiểu biết giáo lư cao sâu của Đạo Phật và ḷng tin làm sao vững chắc cho được?

Nóng ḷng v́ t́nh cảnh ấy, chúng tôi bạo dạn và cố gắng soạn ra chương tŕnh "Phật Học Phổ Thông" này, mong giúp tín đồ mau hiểu giáo lư, thấy được chỗ quí báu của Đạo, để cho ḷng tin được chơn chánh và vững bền.

Chúng tôi tự biết ḿnh đức bạc tài sơ, chưa đủ khả năng làm việc vĩ đại này. Nhưng nếu do dự và nhún nhường măi, rồi suốt đời cũng chẳng làm được việc ǵ. Chi bằng cứ cố gắng hy sinh đắp trước con đường đất, để cho các bực có tài đức sau này sửa chữa lại, rồi cán đá và tráng nhựa.

Chương tŕnh "Phật Học Phổ Thông" có mục đích xây dựng cho tín đồ có căn bản giáo lư, hiểu biết Phật pháp từ thấp đến cao, lấy Ngũ Thừa Phật Giáo làm nền tảng.

Từ khóa thứ nhứt đến khóa thứ tư, chúng tôi đă soạn hết Ngũ Thừa Phật Giáo. Khi tín đồ đă hiểu giáo lư căn bản nói trên rồi các khóa sau, chúng tôi sẽ mở thêm bề rộng và xây thêm bề cao của ṭa nhà Phật Giáo. Từ khóa thứ V đến khóa thứ XII, tín đồ sẽ tuần tự học về Đại cương Kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác, Duy Thức Luận và Kim Cang, Tâm Kinh.

Chương tŕnh này, chúng tôi đă soạn từ năm 1953 đến nay và đă xuất bản thành tập, từ tập Phật Học Phổ Thông thứ nhứt cho đến tập Phật Học Phổ Thông thứ 12.

Công việc trên đây là cả một gánh nặng, mà đường lại dài, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu những vị nhiệt tâm v́ đạo, từ quư vị Đại đức Tăng Già cho đến các hàng Cư Sĩ, kẻ công người của tiếp sức với chúng tôi (hoặc giúp sáng kiến, tài liệu hay tài chánh), cùng nhau xây dựng cho hoàn bộ một chương tŕnh Hoằng Pháp ở nước nhà, hầu bổ cứu những khuyết điểm và dẹp bỏ những t́nh tệ trong Đạo Phật từ trước đến nay.

Chúng tôi chấm dứt trong sự tin tưởng ở ḷng nhiệt thành v́ Đạo của quư vị độc giả xa gần.

 Thích Thiện Hoa



__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 2 of 5: Đă gửi: 28 March 2008 lúc 12:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ Nhất
Nhân Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 1

Đạo Phật

DÀN BÀI

A-Mở Đề:

Phật ra đời v́ một nhân duyên lớn: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.

I Định Nghĩa

1.Sao gọi là Đạo?

2. Sao gọi là Phật?

3. Sao gọi là Đạo Phật

 

B- Chánh Đề

II. Đạo Phật có từ lúc nào? 

III. Ai khai sáng ra Đạo Phật?

III. Giáo lư Đạo Phật như thế nào?

-Tiểu Thừa.

- Đại Thừa

V. Sự Truyền Bá Của Đạo Phât:

VI. Sự Lợi ích Của Đạo Phật:

 

C - Kết Luận

1. Khuyên học Phật

2. Khuyên hành theo Phật

 

A-MỞ ĐỀ:

Phật ra đời v́ một nhân duyên lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến".

Người đời thường nói một cách hời hợt cho qua chuyện, "Đạo nào cũng tốt!". Lời nói ấy, hoặc v́ xă giao để cho vui ḷng khách, hoặc v́ chưa rơ bề mặt trong của các Đạo khác nhau thế nào, nên mới ra như thế. Thật ra về mục đích th́ đạo nào cũng có giá trị của nó, chẳng qua chỉ hơn nhau về từng bậc cao thấp mà thôi. Nhưng mục đích tốt dù sao, cũng chưa đủ. Điều quan trọng là làm sao thực hiện được mục đích ấy, và đem lợi ích rộng lớn cho đời. Thử hỏi nếu đạo nào cũng có giá trị như nhau, th́ sao trước đây 2500 năm, trong lúc xứ Ấn Độ đă có 94 thứ đạo rồi, mà đức Phật Thích Ca c̣n giáng sinh làm chi nữa?

Chẳng qua các Đạo tuy nhiều, mà chưa được toàn "chơn, thiện, mỹ", nên đức Phật mới ứng thân thị hiện, dạy cho chúng sanh đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ngơ hầu giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, được tự tại vô ngại như Phật. Kinh Pháp Hoa chép, "V́ một nhân duyên lớn, Phật mới xuất hiện ra đời".

Nhân duyên lớn ấy là ǵ? -- Chính là: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến", để cho chúng sanh được nhờ đó mà đổi ra ngộ thấy tánh tỏ tâm, vượt sống khỏi chết, ĺa khổ được vui.

B.CHÁNH ĐỀ

Định Nghĩa

1. Chữ Đạo nghĩa là ǵ? Chữ đạo có ba nghĩa: Đạo là con đường; Đạo là bổn phận; Đạo là lư tánh tuyệt đối, là bản thể.

a) Đạo là con đường, như người ta thường dùng trong những chữ: nhân đạo, thiên đạo, địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo. Phàm là con đường th́ có tốt, xấu, có thiện, ác v.v...Theo đạo Phật, hễ c̣n trong ṿng đối đăi, th́ không thể gọi hoàn toàn rốt ráo.

b) Đạo là bổn phận, như người ta thường dùng những chữ: đạo vua tôi, đạo thầy tṛ, đạo vợ chồng v.v...Phàm là bổn phận th́ thường chịu ảnh hưởng của phong tục hay tập quán. Phong tục và tập quán của nước này không giống nước kia. V́ vậy, chữ Đạo là bổn phận cũng chưa đúng với nghĩa chữ Đạo mà nhà Phật muốn nói.

c) Đạo là lư tánh tuyệt đối, là bản thể, nó ĺa nói năng, không thể nghĩ bàn. Đức Lăo tử nói: "Đạo mà nói ra được, không phải là đạo". Xưa có người hỏi một vị Tổ Sư: "Đạo là ǵ?". Tổ sư đáp: "Trước Phật Oai Âm Vương, không có tên Phật và chúng sanh, lúc ấy chính là Đạo".

Chữ Đạo của nhà Phật chính là đồng nghĩa với bản thể vậy.

2. Chữ Phật nghĩa là ǵ? Chữ Phật, nói cho đúng tiếng Phạn là Bouddha (Phật Đà). Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác Giả, (bực đă giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn). Giác có ba bực: 

a) Tự giác: Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người c̣n mê muội, bị luân hồi trong cơi trần lao, khổ hải.

B) Giác tha: Nghĩa là ḿnh đă giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như ḿnh. Người tu theo Tiểu Thừa không thể có được giác tha, v́ chỉ lo giải thoát cho ḿnh. Chỉ người tu theo Đại Thừa mới có được giác tha, nghĩa là giác ngộ cho hết thảy chúng sanh đang ch́m đắm.

C) Giác hạnh viên măn: Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho ḿnh và cho người. Những bậc Bồ Tát, tuy đă giác ngộ cho ḿnh và cho người, nhưng công hạnh chưa viên măn, nên chưa gọi được là "Giác Giác Hạnh Viên Măn". Chỉ có Phật mới có * được gọi là Giác Hạnh Viên Măn.

Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đă tự giác, giác tha và giác hạnh viên măn, chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đă nói trên đều được gọi là Phật cả.

3. Đạo Phật nghĩa là ǵ? Theo những định nghĩa về chữ Đạo và chữ Phật đă nói trên, chúng ta có thể giải thích chữ Đạo Phật như sau:  Đạo Phật là con đường chơn chánh, hoàn toàn sáng suốt đưa đến bản thể của sự vật, là lư tánh tuyệt đối, ĺa tất cả hư vọng phân biệt, mà các đấng giác ngộ hoàn toàn đă phát minh ra. Đạo Phật gồm tất cả tự lợi và lợi tha, tự giác, giác tha và có công hạnh độ ḿnh, độ người được hoàn toàn thành tựu, rốt ráo viên măn.
   

B- Chánh Đề

Đạo Phật có từ lúc nào? có hai nghĩa:  Đứng về phương diện bản thể mà xét th́ Đạo Phật có từ vô thỉ (nghĩa là không có đầu mối, không có giới hạn ở trong thời gian). V́ Đạo Phật là bản tánh sáng suốt của chúng sanh, nên có chúng sanh là có Đạo Phật; mà chúng sanh đă có từ vô thỉ th́ Đạo Phật cũng có từ vô thỉ. Đứng về phương diện lịch sử và hạn cuộc trong thế giới này mà nói, th́ Đạo Phật đă có từ 2501 (1) năm nay (tính đến năm 1957), trước Thiên Chúa Giáo 544 năm.
 

Ai khai sáng ra Đạo Phật?

Tín đồ Đạo Phật cần phải biết lịch sử đức Giáo Chủ của ḿnh.

Dưới đây, xin kể sơ lược những điểm chính của đời đức Giáo Chủ, người đă khai sáng ra Đạo Phật, tức là đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nguyên là Thái Tử nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) xứ Trung Ấn Độ, Phụ hoàng tên Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Nà (Sudhodana); Mẫu hoàng tên là Ma Da (Maya). Họ Ngài là Kiều Đáp Ma, xưa dịch là Cù Đàm, tên Ngài làTất Đạt Đa (Shidartha). C̣n chữ Thích Ca (Sakya), Tàu dịch là Năng Nhơn: Năng là năng lực, Nhơn là từ bi. Mâu Ni (Muni) nghĩa là Tịch Mặc: Tịch là yên lặng, không bị khổ vui làm động tâm; Mặc là lặng lẽ, không bị phiền năo khuấy rối, độ ḿnh độ người, công đức đầy đủ.

Lúc nhỏ Ngài có trí tuệ sáng suốt và tài năng phi thường. Lớn lên nh́n thấy nhân sinh thống khổ, thế cuộc vô thường, nên Ngài cương quyết xuất gia tu hành, t́m đường giải thoát cho ḿnh và cho người, ngơ hầu đưa tất cả chúng sanh lên bờ giác ngộ.

Sau sáu năm tu khổ hạnh trong núi Tuyết (Hymalaya), Ngài thấy tu khổ hạnh ép xác như thế, không thể đạt được chân lư, nên Ngài đi qua núi Koda, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề (Tất Bát La, dịch âm theo tiếng Ấn Độ) và thề rằng: "Nếu ta không thành đạo, th́ dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này". Với chí hùng dũng cương quyết ấy, sau 49 ngày tư duy, Ngài thấy rơ chân tướng của vũ trụ nhân sanh và chứng đạo Bồ Đề. Sau khi thành đạo, Ngài chu du khắp xứ, thuyết pháp độ sinh, để chúng sanh chuyển mê thành ngộ, ĺa khổ được vui. Suốt thời gian 49 năm, như một vị lương y đại tài, xem bịnh cho thuốc, Ngài đă dắt dẫn chúng sanh lên đường hạnh phúc và vạch cho mọi người con đường giác ngộ giải thoát.

Đến 80 tuổi, Ngài nhập Niết Bàn ở thành Câu Thi Na, trong rừng Ta La (Song Thọ). Lúc bấy giờ, nhằm ngày Rằm tháng 2 âm lịch.

Giáo lư Đạo Phật như thế nào?

Giáo lư của đạo Phật gồm trong 3 tạng kinh điển là Kinh, Luật, Luận.

1. Kinh: Kinh là những lời của đức Phật Thích Ca đă nói khi c̣n tại thế, để dạy chúng sanh dứt trừ phiền năo và đạt đến quả Niết Bàn.

2. Luật: Luật là những giới luật mà Phật đă chế ra cho các đệ tử, để các đệ tử răn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành, trau dồi thân tâm cho thanh tịnh.

3. Luận: Luận là những sách phần nhiều do các đệ tử Phật làm ra để bàn giải rơ ràng nghĩa lư mầu nhiệm trong kinh, luật hoặc quyết đoán tánh, tướng của các Pháp, phân biệt những lẽ phải *chẳng củam chánh đạo và tà đạo, khiến cho người đời khỏi nhận lầm phải trái, chánh tà.

Tam tạng kinh điển lại chia làm hai loại là Đại Thừa và Tiểu Thừa.

Chữ Thừa nghĩa là chở, có chỗ cũng gọi là Thặng, nghĩa là cổ xe. Thừa hay Thặng đều có hàm ư nghĩa là: Giáo lư của Phật có công năng như một chiếc xe, đưa chúng sanh từ nơi cơi trần lao phiền năo đến cảnh giới an vui thanh tịnh, từ biển khổ luân hồi đến Niết Bàn, giải thoát.

Đại thừa như là cỗ xe lớn, có thể chở nhiều người trong một lúc; trái lại Tiểu Thừa như là một cỗ xe nhỏ, chỉ chở mỗi lúc một vài người mà thôi.

Sở dĩ giáo lư Đạo Phật chia ra làm Đại Thừa và Tiểu Thừa như thế, v́ căn cơ và nguyện vọng chúng sanh không đồng nhau. Những hạng người nào nhận thấy ḿnh chỉ đủ sức để giải thoát cho riêng phần ḿnh mà thôi, như chiếc xe nhỏ chở được một vài người, th́ theo giáo lư Tiểu Thừa.

Những hạng người nào tự nhận thấy ḿnh có thể vừa giải thoát cho ḿnh và cho người ra khỏi sanh tử luân hồi, tự nguyện độ ḿnh và người cùng đi đến Niết Bàn, như một cỗ xe lớn, cùng chở trong một lúc được nhiều người, th́ theo Đại Thừa. Hạng người này rơ biết phiền năo, sanh tử như huyển hóa, nên không chịu sớm an vui ở quả vị cuối cùng của ḿnh, mà thường độ sanh không bao giờ biết mỏi mệt; và v́ nhận thấy chúng sanh c̣n đau khổ, th́ ḿnh chưa có thể an vui được.

Sự Truyền Bá Của Đạo Phât:

Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, hai vị đại đệ tử của Phật là Ngài Ca Diếp và Ngài A Nan thay Phật hoằng truyền Phật pháp ở Ấn độ. Đó là thời kỳ thứ nhứt. Thời kỳ thứ hai do các vị Tổ sư Long Thọ, Mă Minh và Vô Trước lănh đạo. Thời kỳ thứ ba do các vị Tổ sư Long Tŕ, Thiện Vô Úy và Liên Hoa Sanh đảm nhiệm.

Từ Ấn Độ, Phật Giáo lan truyền vào các nước lân cận, rồi toàn cơi Á Đông, và cuối cùng toàn cả thế giới. Sự truyền bá này đi theo hai hướng: một hướng về phương Bắc và một hướng về phương Nam. (Xem Lịch sử truyền bá Phật Giáo khóa 5)

Về phương Bắc, th́ gọi là Bắc Phương hay là Bắc Tôn Phật Giáo, hay Đại Thừa Phật Giáo, gồm có những nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Măn Châu, Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam v.v..

Về phương Nam, th́ gọi là Nam Phương hay Nam tôn Phật Giáo, hay Tiểu Thừa Phật Giáo, hay Nguyên Thủy Phật Giáo, gồm có những nước: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên, Nam Dương v.v...

Nhưng hiện nhờ sự giao thông tiện lợi và kinh điển được trao* dồi khắp các nước, nên sự chia rẽ giữa Bắc tôn và Nam tôn không c̣n được rơ ràng như trước: trong Đại Thừa vẫn c̣n có Tiểu Thừa và trong Tiểu Thừa vẫn c̣n có Đại Thừa.

Sự Lợi ích Của Đạo Phật:

Mục đích của Đạo Phật là đem lại những kết quả đẹp đẽ sau này cho chúng sanh: 

1. Chơn thường: Chúng sanh trôi lăn, lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi; chúng sanh sống trong cảnh vô thường, khi trẻ khi già, khi lành khi ốm, khi sống khi chết...Đạo Phật đem lại cho người tu hành một quả vị là không bao giờ bị luật vô thường nói trên chi phối.

2. Chơn lạc: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới tối tăm, buồn tủi, khổ đau; nếu có vui cũng chỉ vui được trong chốc lát, như người khát, uống nước mặn vào, đỡ khát trong chốc lát, rồi về sau lại càng khát hơn lúc đầu. Đạo Phật có mục đích đem lại cho kẻ tu hành một sự an vui toàn vẹn và bất tận.

3. Chơn ngă: Chúng sanh bị không biết bao nhiêu nghịch cảnh ở chung quanh chi phối, ràng buộc, như kẻ tù tội bị giam hăm trong ngục thất, không bao giờ được tự do hoạt động theo ư muốn của ḿnh. Đạo Phật có mục đích làm cho những người tu hành được giải thoát hoàn toàn ra ngoài những trói buộc nói trên, làm cho con người đầy đủ năng lực để thực hiện ư nguyện tốt đẹp của ḿnh, và sống một cuộc đời an nhiên tự tại.

4. Chơn tịnh: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới ô trọc, lấm láp trong bùn nhơ của cơi tục, từ trong tâm hồn cho đến ngoài thể chất. Đạo Phật có mục đích làm cho người tu hành gạn lọc được bao nhiêu ô trọc của cơi đời, được sống một cuộc sống trong trắng, tinh khiết, không vướng chút bận nhơ của trần tục.

Không phải chỉ trong vị lai, Đạo Phật mới đem lại lợi ích cho đời, ngay trong xă hội hiện tại, Đạo Phật cũng đem lại nhiều lợi ích quư báu: 

- Đạo Phật, nhờ tinh thần Từ Bi, làm cho xă hội, nhân loại thương yêu nhau hơn.

- Đạo Phật, nhờ ánh sáng Trí Tuệ, làm cho xă hội, nhân loại bớt si mê lầm lạc, thấy được đâu là giá trị thật, đâu là phỉnh phờ, giả dối.

- Đạo Phật, nhờ tinh thần B́nh Đẳng tuyệt đối, san bằng được những bất công của xă hội, nhân loại, và làm cho cảnh giới Ta Bà này được sáng sủa, an vui hơn.

Đó là những lợi ích mà Đạo Phật đem lại cho cơi đời.

C - Kết Luận

Những lợi ích nói trên quư báu như thế, nhưng sẽ không bao giờ đến với chúng ta, nếu không học và hành theo Phật.

1. Học Phật: Đức Phật mặc dù là một đấng xuất phàm, thông minh xuất thế, nhưng khi xuất gia Ngài cũng phải học hỏi đêm ngày, hao tốn sức biết bao nhiêu, mới phát huy ra được cái giáo lư nhiệm mầu để lại cho chúng ta. Vậy chúng ta muốn trở thành một Phật tử chân chính th́ trước tiên là phải học hỏi như Phật. Chúng ta không chỉ học trong giáo lư của Ngài mà c̣n học qua đời sống, đức hạnh, hành vi của đời Ngài nữa.

2. Hành theo Phật: Nhưng học mà không tập, không hành, th́ chẳng khác ǵ cái đăy đựng sách, chữ nghĩa kinh sách chất chứa thật nhiều, mà chẳng có ích lợi ǵ cả. Vậy nên học phải đi đôi với hành. Chúng ta phải cố gắng thực hành cho được những điều đă học, làm cho được những điều ḿnh thấy là hay là phải. Phật đă làm ǵ, chúng ta phải tập làm lại; Phật đă có những đức tánh Từ, Bi, Hỷ, Xả, Hoan Hỷ, Tinh Tấn, Thanh Tịnh...chúng ta cũng cố gắng thực hiện cho được những đức tánh ấy.

Có như thế, mới khỏi hổ với hai tiếng Phật tử và mới gọi là đền đáp trong muôn một, ân đức sâu dày của đức Từ Phụ Thích Ca.

 

Ḥa Thượng Thiện Hoa 

--- o0o ---




__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 3 of 5: Đă gửi: 13 April 2008 lúc 4:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ Nhất
Nhân Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 2

Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
(từ Giáng Sanh đến Thành Đạo)

DÀN BÀI

A. Mở đề

Đời Đức Phật Thích Ca là một tấm gương sáng để mọi người soi chung. V́ vậy chúng ta phải hiểu tường tận đời Ngài

B. Chánh Đề 

I. Định Nghĩa Hai Chữ Giáng Sanh

II. Hoàn Cảnh Và Ḍng Dơi Của Thái Tử Tất Đạt Đa

III. Tài Năng Và Đức Hạnh Của Ngài

IV.  Những Ràng Buộc mà vua cha dùng để ngăn cản chí xuất gia của Ngài

V. Nhận rơ 4 cảnh khổ ở đời

VI. Sự Xuất Gia T́m Đạo 

VII. Thành Đạo 

VIII.  Ư Nghĩa Cao Cả Trong Sự Xuất Gia T́m Đạo Của Đức Phật 

C. Kết Luận

Chúng ta nên phát tâm rộng lớn và mạnh mẽ trong sự tu hành, để xứng đáng là người theo dấu chân Phật.

 

A-MỞ ĐỀ:

Đời Đức Phật Thích Ca Là Một Tấm Gương Sáng 

Bất luận một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị nào đầy đủ ư nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, cho đến mỗi im lặng của Ngài đều là những bài học quư báu cho chúng ta. Nếu chúng ta học giáo lư của Ngài mà không hiểu rơ đời sống của Ngài, th́ sự học hỏi của chúng ta c̣n phiến diện, thiếu sót. Đời Ngài chính là những biểu hiện giáo lư của Ngài. Ngài nói và Ngài thực hành ngay những lời Ngài đă nói. Đời Ngài là một bằng chứng hiển nhiên để người đời nhận thấy rằng giáo lư của Ngài có thể thực hiện được, chứ không phải là những lời nói suông, những không tưởng, những lâu đài xây dựng trên mây, trên khói.

Vậy cho nên khi chúng ta học hỏi đời Ngài, chúng ta không nên có cái quan niệm học cho biết để thỏa măn tánh hiếu kỳ, mà chúng ta cần phải t́m hiểu ư nghĩa thâm thúy của đời sống ấy để đem áp dụng cho đời sống của chúng ta.

Làm được như thế mới khỏi phụ ư nguyện lớn lao của đức Phật khi giáng sanh xuống cơi Ta-Bà này và đă cam chịu bao nỗi đau khổ, gian lao trong kiếp sống như mỗi người chúng ta.

B. Chánh Đề

1. Định Nghĩa Hai Chữ Giáng Sanh

Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện diện của đức Phật Thích Ca trong cơi đời này, người ta thường dùng chữ đản sanh (nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cơi đời); hay thị hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt, cho con mắt trần của chúng ta thấy được); hay giáng sanh (nghĩa là từ một chỗ cao mà xuống một chỗ thấp để sanh ra).

Ba chữ ấy đều có 3 ư nghĩa khác nhau: Chữ đản sanh dùng để ca tụng một bậc tôn quí ra đời; chữ thị hiện hàm cái ư Phật bao giờ cũng có cả, nhưng v́ mắt người không thấy được, phải hiện rơ ràng ra mới thấy; chữ giáng sanh hàm cái ư đức Phật ở một cảnh giới cao hơn, tốt đẹp hơn mà hạ xuống cảnh giới phàm trần này. Ba chữ ấy mặc dù khác nhau, nhưng đều có thể dùng để chỉ sự ra đời của đức Phật. Trái lại, khi một nguời phàm ra đời th́ gọi là "đầu thai". Đầu thai có nghĩa là bị nghiệp báo hoặc thiện hay ác bắt buộc phải luân hồi để chịu quả báo lành hay dữ. C̣n giáng sinh hay thị hiện th́ không hàm cái nghĩa bị nghiệp nhân câu thúc, mà do nơi ḷng từ bi, muốn lợi ích cho chúng sanh, nên tự nguyện ứng thân xuất hiện ra đời trong một thời gian để cứu độ chúng sanh; xong xuôi th́ thâu thần tịch diệt, tự tại vô ngại ra ngoài sống chết.

2. Hoàn Cảnh Và Ḍng Dơi Của Đức Thích Ca

Đức Phật giáng sinh ở xứ Trung Ấn Độ, bây giờ là nước Népal, một nước ở ven sườn dăy núi Hy Mă Lạp Sơn, là một dăy núi cao nhất thế giới. Phong cảnh ở đấy rất đẹp; đến mùa xuân cả nước đơm bông nảy lá như một vườn hoa vĩ đại. Dân cư ở xứ ấy rất là thuần lương. Vị vua trị v́ là Tịnh Phạn, một vị vua thuộc ḍng Thích Ca, là một ḍng họ lớn đă mấy mươi đời nối nghiệp trị v́ đất nước này. Bà Hoàng Hậu Ma Da, cũng là một người thuộc ḍng vua chúa đă lâu đời. Cả hai ông bà vua Tịnh Phạn đều là người đă nhiều kiếp tu hành, có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.

Một hôm, trong thành Ca Tỳ La Vệ, là kinh đô của vua Tịnh Phạn, có lễ vía tinh tú, vua tôi cùng nhau mở hội ăn chơi. Hoàng Hậu Ma Da, sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện rồi, ra ngọ môn bố thí thức ăn, đồ mặc cho dân bần cùng. Khi trở về cung an giấc, Bà nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà từ trên hư không xuống, lấy ngà khai hông bên hữu của Bà mà chun vào. Bà đem điềm chiêm bao ấy thuật lại cho vua Tịnh Phạn nghe. Vua ra lịnh mời các thầy đoán mộng. Các nhà tiên tri đoán rằng: "Hoàng hậu sẽ sanh một quư tử tài đức song toàn". Vua Tịnh Phạn rất mừng rỡ, v́ ngôi báu từ đây sẽ có người truyền nối.

Đến sáng ngày mồng tám tháng tư âm lịch (trước Tây lịch 624 năm), tại vườn Lâm Tỳ Ni, cách thành Ca Tỳ La Vệ 15 cây số, Hoàng hậu Ma Da đang ngoạn cảnh, trông thấy cành hoa Vô Ưu mới nở, thơm ngát, bà đưa tay phải vói hái, th́ Thái Tử cũng vừa xuất hiện ngay đấy.

Ngày đản sanh Thái Tử, trong thành Ca Tỳ La Vệ, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa trổ trái; sông, ng̣i, mương, giếng nước đều trong đầy; trên hư không chim chóc và hào quang chiếu sáng cả mười phương.

Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái Tử. Trong số ấy, có đạo sĩ tên A Tư Đà tu ở núi Hy Mă Lạp, tiên đoán rằng: Thái Tử v́ có 32 tướng tốt xuất hiện, nên sẽ trở thành một vị Thánh. Nhưng vua Tịnh Phạn lại chỉ muốn con ḿnh làm một vị vua để nối dơi tông đường mà thôi. V́ thế, Tịnh Phạn Vương muốn đổi số mệnh con ḿnh, nên đặt tên cho Thái Tử là Tất Đạt Đa (Siddartha) theo tiếng Phạn, nghĩa là: "Kẻ sẽ giữ chức vị mà ḿnh phải giữ". Chức vị mà Tịnh Phạn Vương muốn ám chỉ đây tức là ngôi Vua. Ngài không ngờ rằng chính thật chức vị của Ngài là chức vị Phật.

Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh Thái Tử được bảy ngày, vui thú quá v́ thấy ḿnh đă làm tṛn nhiệm vụ cao quư, và đă rửa sạch nghiệp báo nên Bà trút được xác phàm và sanh về cơi trời Đao Lợi. Vua Tịnh Phạn giao Thái Tử cho em gái Hoàng hậu là Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi dưỡng.

3. Tài Năng Và Đức Hạnh Của Thái Tử

Thái Tử mỗi năm mỗi lớn, th́ diện mạo càng thêm khôi ngôi, tài năng càng phát lộ gấp bội. Ngài có một sức khỏe hơn người, một trí thông minh xuất chúng. Từ nghề văn cho đến nghiệp vơ, Thái Tử học với ông nào th́ trong ít hôm sau, vị giáo sư ấy phải xin cáo thối, v́ không c̣n đủ sức để dạy nữa. Cho đến ông thầy danh tiếng đệ nhất thời bấy giờ là Sằn Đề Đề Bà cũng chịu khuất phục Ngài luôn.

Nhưng, mặc dù tài sức hơn người, thông minh xuất chúng lại ở trong địa vị cao sang quyền quư tột bậc, Thái Tử không bao giờ tỏ vẻ ngạo mạn, khinh người. Ngài có một thái độ rất ḥa nhă ôn ḥa, vô tư, b́nh đẳng. Ḷng thương người, thương vật của Ngài không ai sánh kịp, hễ có dịp giúp đỡ, th́ dù khó khăn bao nhiêu Ngài cũng không từ nan. Bởi thế, Ngài được trên Vua cha yêu quư, dưới thần dân kính trọng, nể v́.

4. Những Ràng Buộc Của Tịnh Phạn Vương Để Ngăn Chí Xuất Gia Của Thái Tử 

Càng thương yêu, quư trọng con Tịnh Phạn Vương lại càng lo sợ con ḿnh sẽ không ở lại với ḿnh, mà sẽ xuất gia t́m Đạo để thành một vị Thánh, như lời tiên đoán của đạo sĩ A Tư Đà. Nhất là khi nhận thấy càng lớn, Thái Tử lại càng có vẻ suy nghĩ xa xăm, và nét mặt Thái Tử lại không được vui tươi như thời thơ ấu, Vua Tịnh Phạn lại càng lo sợ rằng lời tiên tri xưa sẽ thực hiện. Bởi thế, Vua cùng triều thần ngấm ngầm sắp đặt mọi kế hoạch để ràng buộc Thái Tử ở lại ngôi báo. Ngài truyền xây dựng ba ṭa lâu đài nguy nga tráng lệ để Thái Tử thay đổi nơi ăn chốn ở cho hợp thời tiết quanh năm, và chọn từng trăm cung phi mỹ nữ có tài đàn ca hay, múa giỏi để giải khuây cho Thái Tử. Nhưng chừng ấy cũng chưa đủ Ngài c̣n làm lễ thành hôn cho Thái Tử với một Công chúa con vua Thiện Giác là Da Du Đa La, một Công chúa tuyệt đẹp và đức hạnh vô cùng.

Thái Tử bị bắt buộc phải lập gia thất và có một con là La Hầu La.

Nhưng, mặc dù sống một cuộc đời quá đầy đủ: nào chức tước danh vọng, nào lâu đài cung điện, nào đàn ca múa hát, nào vợ đẹp con ngoan, Thái Tử vẫn thấy ḷng ḿnh nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài cho cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật, mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ. Ngài thấy cần phải t́m một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ư nghĩa và cao đẹp hơn.

5. Nhận Ra Bốn Tướng Khổ Ở Đời

Một hôm, nhân ngày lễ hạ điền, Thái Tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy. Cảnh xuân, mới nh́n qua, thật là đẹp mắt, nào hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót; nào bầu trời quang đăng, gió xuân phơi phới. Cảnh tượng có vẻ thái b́nh, an lạc lắm. Nhưng tâm hồn Thái Tử không phải là một tâm hồn hời hợt, xét đoán một cách nông nỗi. Trái lại, Ngài nh́n sâu vào trong cảnh vật và đau đớn nhận thấy rằng cơi đời không đẹp đẽ an vui như khi mới nh́n qua. Ngài thấy người nông phu và trâu ḅ làm việc một cách cực nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt, để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Chim chóc tranh nhau ăn tươi nuốt sống côn trùng đang giăy giụa trên những luống đất mới cày. Cũng trong lúc ấy, trong bụi rậm người thợ săn đang nhắm bắn những con chim kia, và trong khu rừng gần đấy, bọn hổ báo đang ŕnh bắt người thợ săn. Thật là một cảnh tương tàn tương sát, không phút giây nào ngừng! Chỉ v́ miếng ăn để sống mà người và vật dùng đủ mọi phương kế để giết hại lẫn nhau không biết gớm. Ngài nhận thức rơ ràng sự sanh sống là khổ.

Một hôm khác, Ngài xin phép Vua cha đi dạo ngoài bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân. Ra đến cửa Đông, Ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng c̣ng, nương gậy lần từng bước ngập ngừng như sắp ngă.

Đến cửa Nam, Thái Tử thấy một người đau nằm trên cỏ, đang khóc than rên siết, đau đớn vô cùng.

Đến cửa Tây, Ngài trông thấy một cái thây chết nằm giữa đường, ruồi lằng bu bám, và śnh lên, trông rất ghê tởm.

Ba cảnh khổ già, đau, chết, cộng thêm vào cái ấn tượng tương tàn trong cuộc sống mà Thái Tử đă nhận thấy khi đi xem lễ cày ruộng, làm cho Ngài đau buồn, thương xót chúng sanh vô cùng.

Một hôm khác nữa, Ngài ra cửa Bắc, gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Thái tử thấy trong ḷng nảy sinh một cảm mến đối với vị tu sĩ. Ngài vội vă đến chào mừng và hỏi về ích lợi của sự tu hành. Vị Sa môn đáp rằng: "Tôi tu hành là quyết bỏ dứt mọi sự ràng buộc của cơi đời, để cầu cho ḿnh khỏi khổ và thành chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như ḿnh".

Lời giải đáp trúng với hoài băo mà Thái Tử đang ấp ủ bấy lâu, nên Ngài khôn xiết vui mừng. Ngài liền trở về cung xin vua cha cho ḿnh xuất gia. Vua Tịnh Phạn không nhận lời. Thái Tử yêu cầu vua cha 4 điều nếu vua giải quyết được th́ Ngài hoăn việc đi tu, để trở lại lo chăn dân, trị nước. Bốn điều ấy là: 

1. Làm sao cho con trẻ măi không già

2. Làm sao cho con mạnh măi không đau

3. Làm sao cho con sống hoài không chết

4. Làm sao cho mọi người hết khổ

Bốn điều này làm cho vua cha bối rối, không giải quyết được điều nào cả.

6. Sự Xuất Gia T́m Đạo 

Vua Tịnh Phạn , khi biết được ư định xuất gia của Thái Tử, lại càng lo sợ, lại t́m hết cách để ngăn cản, ràng buộc Ngài trong "Cung Vui". Nhưng một khi Thái Tử đă quyết th́ không có sức mạnh ǵ ngăn trở được ư định của Ngài.

Một đêm khuya thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ say ngủ sau một cuộc yến tiệc linh đ́nh, Thái Tử lén trổi dậy, khi nh́n vợ con lần cuối, rồi đánh thức tên giữ ngựa Xa Nặc dậy, thắng yên cương, rồi hai thầy tṛ trốn ra khỏi thành. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám tháng hai, và Ngài được 19 tuổi.

Sau khi dứt bỏ khỏi cuộc đời vương giả, Thái Tử đi vào rừng sâu t́m Đạo.

Ban đầu Ngài đến ở tu với các vị tu khổ hạnh. Nhưng hạng người này sống một cách kham khổ, nhịn ăn nhịn uống, dăi nắng, dầm sương, hành thân hoại thể một cách ghê rợn. Thấy cách tu hành như thế không có hiệu quả, Ngài khuyên các vị đó nên bỏ phương pháp tu hành ấy, nhưng họ không nghe. Ngài lấy làm thương cho họ, bèn t́m đi nơi khác để tu hành. Ngài đi hết chỗ này đến chỗ khác, ở đâu nghe có một vị tu hành đắc đạo th́ Ngài t́m đến học; nhưng đến đâu th́ Ngài thấy đạo của họ vẫn c̣n hẹp ḥi, thấp thỏi, không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Từ đấy Ngài  t́m chốn tu tập một ḿnh, đêm ngày nghiền ngẫm đến đạo giải thoát, quên ăn bỏ ngủ thân h́nh mỗi ngày mỗi tiều tụy. Một hôm Ngài kiệt sức, nằm ngă liệt trên cỏ, và được một người chăn cỏ đến đổ sữa cho Ngài tỉnh lại. Từ đó Ngài nhận thấy nếu muốn t́m Đạo có kết quả, cần phải bổ dưỡng thân thể cho được mạnh khỏe, chứ không bỏ quên nó đi được.

Khi thấy ḿnh đủ sức khỏe để chiến đấu trong trận cuối cùng với bóng tối si mê và dục vọng, và đem lại ánh sáng Giác ngộ, Ngài đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và thề rằng: "Nếu ta không thành đạo th́ thịt nát sương tan, ta cũng quyết không rời chỗ này."

7. Thành Đạo

Thái Tử đă ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ Đề. Trong 49 ngày ấy Ngài đă chiến đấu với bọn giặc phiền năo ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.

Sau khi thắng cả giặc ở nội tâm lẫn ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ.

Trong đêm thứ 49, vào canh hai, Ngài chứng được quả "Túc Mệnh Minh", thấy rơ được tất cả quá khứ của ḿnh trong tam giới. Đến nữa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhăn Minh", thấy được tất cả bản thể của vũ trụ và Ngài nguyên nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư, Ngài chứng được quả "Lậu tận MInh", rơ biết nguồn gốc của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Từ ngày ấy, Ngài được Đạo vô thượng, thành bậc "Chánh Đẳng Chánh Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy Ngài được 30 tuổi.
 

8. Ư Nghĩa Cao Cả Trong Sự Xuất Gia T́m Đạo Của Đức Phật 

Những chiến sĩ chiến thắng quân địch ở ngoài chiến trường, thường được ca tụng là anh hùng. Càng chiến thắng được nhiều quân địch càng được hoan hô là anh hùng cái thế. Nhưng những kẻ anh hùng cái thế ấy, như Nă Phá Luân, Thành Cát Tư Hăn, Xê Đa (César), đă có ai chiến thắng được dục vọng của chính ḿnh? Cho nên thắng người đă khó mà thắng ḿnh lại càng khó hơn. Đức Phật đă thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, đă thắng được cả giặc Ma Vương lẫn giặc Dục Vọng. Đức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Đại Hùng, Đại Lực.

Ngài không phải v́ quyền lợi riêng ḿnh mà chiến đấu. Ngài chiến đấu v́ t́nh thương. Mà t́nh thương ở đây cũng không phải chỉ nằm trong phạm vi hẹp ḥi của gia đ́nh: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè. T́nh thương ở đây là t́nh thương chúng sanh, tất cả cơi đời. T́nh thương ấy nó rộng sâu như trời bể, thiết tha như t́nh mẹ thương con. Đức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Đại Từ, Đại Bi. 

Lại t́nh thương ấy, Ngài đă hoan hỷ ĺa bỏ ngôi báu cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, đàn hay múa đẹp, mùi ngon vị lạ để sống một cuộc đời kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn, giữa rừng thiêng nước độc. Và một khi đă rời bỏ những thứ mà người đời cho là quư báu nói trên, Ngài không một phút giây nào hối tiếc, muốn quay về để hưởng thụ lại. Bằng cớ là Ma Vương đă sai con gái ḿnh giả làm nàng Da Du đến kêu gọi van xin Ngài trở về cung, mà Ngài cũng không chút động tâm thối chuyển. Ngài xứng đáng với danh hiệu là Đại Hỷ, Đại Xả.

Cho nên ngày nay, mỗi khi xưng tán danh hiệu Ngài, chúng ta không thể không suy gẫm cái ư nghĩa sâu sắc và đúng đắn mà người đời từ xưa đến nay đă tôn xưng Ngài là Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả.

C. Kết Luận

Chúng Ta Nên Phát Tâm Rộng Lớn Và Mạnh Mẽ

Chúng ta đă được biết qua đời sống của Đức Phật từ khi sơ sinh cho đến thành đạo. Bài học của đời Ngài dạy cho chúng ta nhiều ư nghĩa, nhiều phương diện quư báu.

Nhưng điều quư báu nhất đối với những kẻ sơ cơ như chúng ta là phải phát tâm Bồ Đề rộng lớn, nguyện v́ đời, v́ đồng bào, đồng loại mà tu hành, chứ không phải chỉ v́ lợi ích riêng cho mỗi cá nhân chúng ta.

Chúng ta lại phải phát tâm dơng mănh, tích cực trong sự tu hành; một khi vào đường đạo, th́ dù gặp nguy nan, hiểm trở khó khăn cũng nhất quyết không thối lui quay gót. Chúng ta phải tập cho được cái đức kiên chí như Đức Phật khi ngồi thiền định dưới gốc Bồ Đề. 

Được như vậy mới xứng đáng là "chân chánh Phật tử".

Ḥa Thượng Thiện Hoa 

 

--- o0o ---




__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 4 of 5: Đă gửi: 13 April 2008 lúc 4:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Nhất 
Nhân Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 3

Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
(từ thành đạo đến nhập Niết bàn)

A - Mở Đề:

Trong bài trước chúng ta đă thấy Đức Phật Thích Ca v́ một đại nguyện lớn lao, v́ một ḷng từ bi vô bờ bến mà xuất gia t́m Đạo. Đại nguyện và ḷng từ bi lớn lao ấy là:"cầu thành Phật quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ".

Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài không vội nhập Niết bàn, mà nghĩ ngay đến sứ mạng của Ngài là: Thay thế chư phật đời trước, tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người.

Sứ mạng ấy Ngài biết trước không phải dễ dàng, v́ cái Đạo của Ngài th́ cao thâm huyền diệu, mà chúng sanh căn cơ lại không đều, và từ muôn kiếp đă lặn hụp trong si mê lầm lạc, khó có thể nhận hiểu được ngay ư nghĩa cao thâm của Giáo lư Ngài. Chúng sanh từ lâu đời lâu kiếp quen sống trong bóng tối của si mê, ngày nay chắc không khỏi choá mắt, hoảng sợ khi tiếp xúc với ánh sáng bừng chói của trí tuệ. Nhưng Ngài xét biết rằng mặc dù sống trong tăm tối, nhưng mỗi chúng sanh đều có mầm Phật tánh, như hoa sen, mặc dù sống trong bùn tanh hôi, nhưng vẫn tỏa nhụy vàng thơm ngát. Ngài cương-quyết thực-hiện sứ mạng của ḿnh.

B - Chánh Đề

I - Sự Hóa Độ Rộng Lớn Và Cùng Khắp Của Đức Phật 
Sứ mạng hóa độ của Đức Phật, như chúng ta đă biết, thật nặng nề và khó khăn. Nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, ḷng từ bi rộng sâu, nhờ tinh thần b́nh đẳng triẹt để và nhờ ư chí dũng mănh không thối chuyển, mà Đức Phật đă hoàn thành sứ mạng của ḿnh một cách viên măn. Trong khi hóa độ, Ngài đă dựa theo ba nguyên tắc sau đây:

1. Ḥa độ theo thứ lớp căn cơ.
Khi bắt đầu đi truyền Đạo, ư nghĩ trước tiên của Ngài là đến vườn Lộc Uyển t́m mấy người bạn đồng tu với Ngài trước kia để thuyết pháp. Mấy người bạn ấy là các ông: KiềuTrầnNhư, AùcBệ, ThậpLực, MaHaNam và BạcĐề. Bài thuyết pháp đầu tiên ấy là Tứ-diệu-đế. Năm vị nầy đều được khai ngộ, và trở thành 5 đệ tử đầu tiên của Phật. Kế đó Phật thuyết luôn ba tháng cho 55 người Bà-la-môn, mà người đứng đầu là ông Da-Xá, 55 người nầy đèu xin qui y theo Phật, và hợp với 5 người trong nhóm ông KiềuTrầnNhư thành 60 đệ tử, 60 đệ tử này sau khi giữ đúng giới luật, được Phật thọ-kư cho đi truyền Đạo khắp nơi.

Đức Phật rời vườn Lộc-uyển đi về phía Nam đén xứ Ưulầutầnloa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của Đạo Thờ Lửa là ông Ma-ha Ca-Diếp và hai người em của Oâng. Oâng Ca-Diếp mang tất cả đồ đệ của ḿnh là 1,250 vị, xin qui-y theo Phật.

Nhớ lại lời hẹn xưa với vua Tần-bà-xa-la, Ngài đến xứ Makiệtđà vào thành Vươngxá để độ cho vua. Vua Tầnbàxala gặp lại Ngài, vui mừng khôn xiết, truyền xây cất tịnh xá Trúc lâm, để thỉnh Phật và chư Tăng ở lại thuyết Pháp độ sanh.

Trong lúc Phật ở tịnh xá Trúc lâm, th́ vua Tịnh-Phạn nghe tin Ngài đă thành Phật, truyền sứ-giả đi thỉnh Ngài về thành Catỳlavệ. Nhưng 9 lần 9 sứ giả đi đều biệt tăm, không trở lại. Th́ ra những người này khi đến Trúc lâm tịnh xá nghe Phật thuyết pháp, đă say mê quên sứmạng của ḿnh và xin thọ giới xuất gia. Lần thứ 10, Tịnh Phạn-vương sai một cận thần thân tín là Ưu-Đà-Di, mới thỉnh được Phật về. Trên đường từ thành Vương xá trở về Catỳlavệ, Đức Phật đă thuyết pháp độ cho không biết bao nhiêu người. Về thành Catỳlavệ, Ngài ở lại 7 ngày. Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi ấy, Đức Phật đă cảm hóa tất cả ḍng họ Thích và tất cả những người trong ḍng họ này đều xin qui y và một số lớn xin xuất gia theo Phật, như các ông: Nan-Đà, A-Nan-Đà, A-Nậu-Lâu-Đà, La-Hầu-La...

Sau khi trở về thăm gia đ́nh và quê hương, Đức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Đạo. Ngài đi đến thành Xá-Vệ là kinh đô nước Kiều tát la, thuộc quyền thống trị của vua Ba-tư-Nặc. Ở thành này có một vị đại thần tên là Tu-Đạt-Đa, giàu ḷng bố thí cho những kẻ bần cùng côi cút, nên được gọi danh hiệu là Trưởng giả cấp cô độc. Oâng rất ngưỡng mộ Đức Phật nên đă trút hết tất cả tiền của vàng bạc trong kho ra mua khu vườn rộng lớn của Thái tử KỳĐà để làm tịnh xá cho Phật và đệ tử của Ngài ở, thuyết pháp độ sanh.

Được ít lâu nghe tin vua Tịnh-Phạn đau nặng, sắp băng hà, Đức Phật vội trở về thăm cha lần cuối cùng. Thấy phụ thân buồn rầu trên giường bịnh Phật thuyết về  "Lẽ vô-thường, khổ, không, vô ngă" cho vua nghe. Nghe xong ,vua liền dứt phiền năo, gương mặt vui tươi, cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái.

Sau khi Tịnh-Phạn-Vương mất, bà mệ nuôi của Phật là MaHaBaXàBaĐề và bà DaDuĐàLa cùng nhiều người bên nữ giói họ Thích xin được phép xuất gia. Từ đó trong Đạo Phật lần đầu tiên có hàng TỳKheoNi.

Đức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Đạo, đi đến đâu Ngài cũng được sùng mộ, tin theo và nhiều người noi theo gương của ông CấpCôĐộc lập TịnhXa, cất giảng đường để Ngài thuyết pháp độ sanh.

Như thế chúng ta thấy Đức Phật đă tuần tự hóa độ và kết nạp đệ tử, từ những hạn người đủ căn trí dễ hiểu thấu giáo lư của Ngài rồi mới rộng ra những người 
khác; Lập TỳKeo trước rồi TỳKheoNi sau.

2- Hóa độ tùy phương tiện.
Trong suốt thời gian đi thuyết pháp độ sanh, lắm khi Đức Phật cũng gặp nhiều cảnh gay go trái ngược do ḷng đố kĩ của ngoại đạo, tà giáo, hay ḷng ganh ghét của nội thân quyến thuộc gây ra. Nhưng lúc nào Ngài cũng tuỳ phương tiện để cảm hóa ho, và đưa họ về đường ngay lẽ phải. Chẳng hạn, khi th́ Ngài bị cô gái con ngoại đạo độn bụng giả có chửa dến giữa Đạo tràngđể vu oan cho Ngài; khi th́ Ngài bị anh chàng Vô năo đuổi theo quyết giết Ngài để lấy ngón tay góp thêm cho đủ số một ngàn ngón mà nó đă giết người để lấy, v́ theo thuyết tà đạo, nó tin rằng có làm được như thế mới chứng quả; khi th́ Phật bị Đề Bà Đạt Đa, người em họ hung ác, âm mưu hăm hại Phật bằng cách thả voi say cho chạy đến chà đạp Phật, hay lăn đá to từ trên núi xuống đè Phật.

Nhưng tất cả những âm mưu ấy đều vô hiệu quả, v́ oai đức uy danh và trí huệ của Phật bao bọc Phật, không một hành động xấu xa nào có thể thắng Phật được. Ngài có đủ phương tiện khôn ngoan khéo léo, xoay chiều đổi hương dễ dàng, hoán cải được tất cả nghịch cảnh trở thành thuận lợi. Và cuối cùng kẻ khinh ghét Ngài trở lại kính mến Ngài; người chống ngài trở lại phục Ngài; kẻ ngoại đạo trở thành phật tử. Bằng chứng là: ĐếBàĐạtĐa cũng được Phật thọ kư; anh chàng VôNăo cũng được qui y; bầy voi say cũng được sám hối; Vua AXàThế cũng hối cải và quay về đường ngay.

Nói tóm lại, Đức Phật có đủ muôn ngàn phương tiện thích ứng với mọi người, mọi vật, mọi hoàn cảnh để hóa độ tất cả những ai mà Ngài gặp trên đường truyền Đạo của Ngài. Không phải chỉ ở ngoài đời, mà trong Giáo hội của Ngài, Ngài cũng tuỳ theo căn cơ, tâm lư của mỗi đệ tử mà áp dụng phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như đối với ông NanĐà, mặc dù thân đă xuất gia, mà tâm vẫn muốn ngao du, luyến ái bạn bè, Ngài dùng thần thông để đua ông lên cơi trời xem những cảnh sống tốt đẹp, vui thú khác thường, rồi đưa ông xuống địa ngục mục kích những h́nh phạt đau đớn, rùng rợn hăi hùng để ông so sánh hai cảnh đời trái ngưọc nhau mà tự chọn lấy một đường.

C̣n đối với ông A-Nan, người học rộng nghe nhiều, nhưng v́ nghiệp duyên c̣n nặng, nên mắc nạn "MaĐăngGià", th́ Phật lại đem giáo lư thâm sâu là Kinh Lăng-Nghiêm ra giảng dạy để cho ông A-Nan thấy rơ được cái quí giá của chân tâm mà lo tu luyện, chứ không giong ruổi theo giả cảnh nữa.

Xem như thế th́ Đức Phật đă dùng phương tiện để tùy duyên hóa độ, như ông lương y giỏi tùy bịnh cho thuốc, chứ không nhất thiết phải theo một đường lối cố định nào cả. Đối với kẻ thân, người thù, đối với kẻ thông minh hay người ngu độn, đối với kẻ giàu, người nghèo, Ngài đều có đủ pháp môn cho họ khai ngộ và quy y theo Ngài.

3 - Hóa độ theo tinh thần b́nh đẳng.
Tinh thần triệt để b́nh đẳng là một điểm son quí giá nhật trong giáo lư của Đức Phật, cũng như trong tâm hồn Ngài. Ngay từ khi c̣n ấu thơ, tinh thần ấy đă được bộc lộ trong những cử chỉ cứu giúp nhữ kẻ bần cùng, những con vật lâm nạn, như chúng ta đă thấy trong bài trước.

Khi thành Đạo, tinh thần b́nh đẳng ấy lại bộc lộ rơ ràng hơn nữa. Ngài đă có những câu nói bất hủ, khiến cho ngày nay, người ta vẫn đem ra làm khuôn vàng thưóc ngọc, như khi Ngài xin nước của một người thuộc giai cấp hạ tiện nhất Ấn-độ, người nầy sợ làm lây ô-uế cho Ngài, th́ Ngài phán bảo:"không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người sanh ra đều có Phật tánh và có thể thành Phật".

Trong Giáo hội của Ngài, Ngài nhận cả những người thuộc giai cấp hạ tiện. Như ông ƯuBaLy, một đệ tử của Ngài có tiếng tăm về giới luật, lại là một người thuộc giới hạ tiện Chiênđàla, làm nghề gánh phẩn. Sự thâu nhập ấy đă làm cho các vị vua chúa bất măn. Chính vua BaTưNặc đă bạch Phật:" Đấng Chí Ton thâu nhận kẻ hèn hạ vào hàng Tăng Đồ như vậy, không ngại rằng đá sỏi lẫn lộn với châu ngọc, làm mất giá trị của chúng Tăng sao?" Phật dạy rằng: "Người hèn hạ mà biết phát tâm BồĐề, xuất gia tu hành, chứng được quả Thánh, th́ quí báu vô cùng, chẳng khác ǵ hoa sen mọc ở bùn lầy nhơ bẩn mà vẫn tinh khiết thơm tho". "Một người sanh ra không phải liền thành Bàlamôn (giai cấp trên hết) hay Chiênđàla (giai cấp thấp nhất)m mà chính v́ sở hành của người ấy, tạo thành Chiênđàla hay Bàlamôn".

Ngài xâu giùm kim cho người mù, hoan hỷ nhận ḥn đất sét mà đứa bbé đă nắn để dâng Ngài, thọ lănh bữa cơm cuối cùng do người thợ đốt than nghèo nàn dâng cúng. Chính v́ sự hóa độ b́nh đẳng như thế, mà kinh Đại Niết-Bàn đă táụn thán:

-"Đức Như Lai không chỉ thuyết pháp cho hạng người quyền quí như vua BạcĐềCa, mà cũng thuyết pháp cho hạng người bẫn cùng như ông ƯuBaLy; không riêng thọ lănh sự cúng dường của những người giàu có như ông TuĐạtĐa, mà cũng thọ lănh sự cúng dường của các hạng nghèo khổ như ông ThuầnĐà; không riêng cho phép xuất gia các hạn không có tánh tham như Ngài CaDiếp, mà cũng cho phép xuất gia những người có nhiều tánh tham như ông NanĐà; không những thuyết pháp cho hạng người an tịnh không dự việc đời, mà cũng thuyết pháp cho vua TầnBàSaLa trong lúc đang bận rộn việc nước; không những thuyết pháp cho hạng thanh niên trẻ tuổi, mà cũng thuyết pháp cho ông già 80 tuổi; không những thuyết pháp cho bà hoàng hậu MạtLĩ, mà cũng thuyết pháp cho dâm nữ LiênHoa".

II- Năm Thời Kỳ Nói Kinh 

Tóm lại, trong một đời của Đức Phật, tùy theo tŕnh độ của mọi người mà thuyết pháp giáo hóa, măi đến khi Ngài nhập diệt, cộng là 49 năm. Những Kinh Pháp của Ngài nói ra, về sau các đệ tử kết tập chia ra làm năm thời:

1.Thời thứ nhất nói Kinh Hoa-Nghiêm

Khi Phật mới thành Đạo, ở tại cội BồĐề, nói KINH HOA NGHIÊM 21 ngày. Vạch rơ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm của Đạo Phật, chủ dích có hai điều:
a) Dẫn dắt các bậc Bồtát lên địa vị Đẳng giác và Diệu giác.
b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của NhưLai, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rơ mà thôi; Ngoài ra hàng nhị thừa ngồi nghe nhu đui, như điếc, huống chi ngoại đạo,tà giáo làm sao hiểu nổi! Đức Phật tŕnh bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Đại thừa Phật giáo mới được hoàn toàn rốt ráo.

2.Thời thứ hai Phật nói Kinh A-Hàm

Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp", Đức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam thừa. V́ vậy thời thứ hai, Ngài nói Kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế, chỉ rơ chân lư cho hàng Tiểu thừa dễ nhận, mà lo bề tự tu và tự độ.

3.Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Đẳng.

Đạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần ḿnh mà Ngài c̣n chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu thứa (AlaHán), để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Đại thừa Phậtgiáo. Aáy là thời nói Kinh phương Đẳng trọn 8 năm, dẫn dắc Tiểu thừa qua Đại thừa.

4.Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhă.

Đến khi Đức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Đại thừa, nên Ngài chỉ bày Đạo lư chân không của Vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp. Aáy là thời kỳ nói Kinh Bát Nhă trọn 22 năm.

5.Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn.

Sự hóa độ một đ̣i của Đức Phật gần viên măn, thêm thấy căn cơ của chúng sanh đă thuần thục, có thể gánh vát Đại thừa Chánh pháp của NhưLai, nên Ngài bèn nói rơ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là v́ một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến". Ngài phú chúc, thọ kư cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Aáy là thời nói Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn trọn 8 năm. Đến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đă viên măn.

Tóm lại 5 thời thuyết pháp Cổ nhơn có làm bài kệ như sau:


Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt
A-Hàm thập nhị Phương Đẳng bát
Nhị thập nhị niên Bát Nhă đàm
Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên.
DỊCH NGHĨA
Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày
A-Hàm mười hai, Phương Đẳng tám
Hai mươi hai năm nói Bát Nhă
Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm.

III- Sự Hóa Độ Viên Măn 

Từ khi thành Đạo dưới gốc cây BờĐề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, Đức Phật đă đi khắp xứ Aán độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài dẫm đến là Aùnh Đạo Vàng bừng tỏa huy hoàng.

Mỗi ngày Ngài theo một thời dụng biểu, một chương tŕnh nhất định, không bao giờ xao lảng, giải đăi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Mỗi ngày khi trời chưa sáng, Ngài đă ĺa khỏi giường đi tắm rửa, thay đổi y phục rồi vào pḥng quán cơ cho đến lúc mặt trời xuất hiện. Sau đó Ngài thuyết pháp cho chúng Tăng đến lúc trưa mới nghỉ để thụ trai. Buổi chiều, Ngài thuyết pháp cho Tín đồ các vùng l6an cận đến nghe; rồi lại giảng giải những nghi vấn của các Tăng về những vấn đề mà Ngài đă thuyết pháp buổi sáng.

Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sanh trong 9 tháng nắng ráo; c̣n ba tháng về mùa hạ có mưa lớn (theo thời tiết Aán độ), th́ Ngài lại ở luôn trong Tịnh xá để an cư kiết hạ.

Ṛng ră trong 49 năm như thế, hạt giống Từbi được Ngài tinh tấn gieo rắc khắp các xứ ở Aénđộ. Từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, từ rừng rú đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến, hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh. Và ở đâu Ngài và các đệ tử cũng được, nhân dân, từ vua đến dân, từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp Ngài, vui thú đươc tắm gội trong ánh nắng trí huệ và nước Từ bi do Ngài tưới xuống. Ở đâu có Anh Đạo vàng đến, th́ Tà giáo và ngoại giáo lui xa dần, tan biến như những làn mây, như những bóng tối, tan biến trước ánh b́nh minh Đang lên. Giọng thuyết pháp của Ngài có oai lực như tiếng sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng Hải triều lên, lấn ác tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, chim chóc.

Đạo BồĐề từ đây đă ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Aán độ bao la, và trở thành tôn giáo chính của các nước lớn, nhỏ thời bấy giờ tại Aánđộ. Đức Phật sau khi đă tự giác, đă giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đă viên măn.

IV- Trước Khi Nhập Niết bàn 

1 - Phật báo tin sắp ĺa đời.

Khi giác hạnh đă viên măn th́ Phật đă 80 tuổi. Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu ǵa. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng SaLa trong xứ CâuLy, cách thành Balanại chừng 120 dặm. Một hôm Ngài gọi ông Anan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:
-"A Nan! Đạo ta nay đă viên măn. Như lời nguyện xưa, nay ta đă có đủ bốn hạng đệ tử: TỳKheo, TỳKheoNi, ƯuBàTắc, ƯuBàDi. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và Đạo ta cũng đă truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân h́nh ta, theo luật vô tường, bây giờ như một cổ xe đă ṃn ră. Ta đă mượn nó để chở pháp, nay xe đă vừa ṃn mà pháp cũng đă lan khắp nơi, vậy ta c̣n mến tiếc làm ǵ cái thân tiều tụy này nữa? A-Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn".

Tin Đức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, Đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền Đạo. Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Đà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Đến nhà ông Thuần Đà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, v́ giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giă ông Thuần Đà ra đi. Được một quăng đường, Ngái giao b́nh bát cho ông A Nan và truyền treo vơng lên, trong rừng cây Ta-la (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống vơng đầu trở về hướng Bắc, ḿnh nghiêng về phiá tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong sốấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên TuBạcĐàLa đến xin xuất gia thọ giới Sadi với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Đó là người đệ tử chót trong đời Ngài.

2- Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca-Diếp v́ đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn ḍ một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y,bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma-Ha Ca-Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngă văn".

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

- Một phần cho Thiên cung,

- Một phần cho Long cung,

- Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở AánĐộ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đă để lại trong giờ phút cuối cùng.

- "Này! Các người phải tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi! Các người hăy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hăy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng t́m sự giải thoát ở  một kẻ nào khát, đừng t́m sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..". 

- "Này! Các người đừng v́ dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có ǵ quí giá. Chỉ có chân lư cuả Đạo ta là bất di, bất dịch. Hăy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".

Sau khi đă dặn ḍ cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ  nhằm ngày rằm tháng hai ÂL (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như ch́m lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vao trong kim quan và 7 ngày sau, đua kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Aánđộ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành XáLợi. Nhưng ông Hương-Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đ́nh, và nhờ thế việc phân chia XáLợi đều được ổn thỏa.

C - Kết Luận

Đức Phật đă nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn c̣n chiếu sáng rực rỡ trước mắt chúng ta. Suốt một đ̣i, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lảng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bbể khổ. Khi c̣n tại gia, Ngài là người ở trong một địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời.

Thế mà Ngài vẫn không màng tưởng đến; khi vào trong Đạo, Ngài là người ở trong địa vị cao chót vót của Đạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại vất vả dủi rong trên mọi nẻo đường buị bặm, gai góc để đưa chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui và giải thoát hoàn toàn. Ḷng thương của Đức Phật thật vô biên.

1- Người đời nên noi gương sáng của Phật.
Sự hy sinh cao cả, ḷng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ư chí dũng mănh của Ngài 
không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tư, mà c̣n cho tất cả mọi 
người. Nếu chúng ta quang niệm Ngài là một vĩ nhân của nhân loại từ xưa đến nay. 
Nếu chúng ta quan niệm Ngài là một bậc siêu nhân, th́ đó là một bậc siêu nhân cao hơn những bậc siêu nhân khác. Nếu ta quan niệm đời Ngài là một sự thị hiện của Phật, th́ đó là sự thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ư nghĩa hơn hết trong các sự thị hiện.

Cho nên không những đối với Tín đờ Phật giáo, mà đối với toàn thể nhân loại, Đức Phật đáng được tôn sùng và chiêm ngưỡng.

2- Tín đồ nên ghi nhớ những lời di chúc của Phật - Chúng ta , những Phật tử, ai cũng biết đời Đức Phật là đẹp đẽ, cao cả; bài học của đời Ngài là quí báu, sâu xa. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng học tập, th́ bài học dù hay ho quí báu bao nhiêu cũng vô ích. Đức Phật trước khi nhập diệt, đă dặn chúng ta một câu cuối cùng:

- "Mọi vật ở đời không có ǵ quí giá. Thân thể rồi sẽ tan ră. Chỉ có Đạo ta là quí báu. Chỉ có chân lư của Đạo ta là bất di bất dịch.
HĂY TINH TẤN LÊN ĐỂ GIẢI THOÁT!"

Vậy th́ diều kiện trọng yếu nhất để giải thóat là sự tinh tấn. Chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong khi tu hành.

  ---*^*---




__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 
viewtronic
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 143
Msg 5 of 5: Đă gửi: 13 April 2008 lúc 4:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn viewtronic

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Nhất 
Nhân Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 4

Quy Y Tam Bảo

A-Mở Đề:

Cảnh giới Ta bà của chúng ta là một cảnh giới đầy mê mờ và dục vọng. Chúng ta đang lặn hụp trong bể nước mắt củađau khổ và bùn nhơ của dục vọng, sống trôi lăn trong cảnh ấy, chúng ta khó thấy được bến bờ sáng sủa, yên ổn để lội vào. Thật là đáng thương cho thân phận con người chúng ta.

Nhưng bản nguyện chúng ta đâu có thế! Chúng ta, từ vô thỉ, ở nơi nguồn chơn vắng lặng, sáng suốt vô cùng. V́ một niệm bất giác, khởi vô minh vọng tưởng, nên chúng ta bị quay cuồng trong sanh tử, trôi nổi trong ba cơi sáu đường.

Vậy th́ trong chúng ta ai là người không muốn thoát ra khỏi cơi đen tối, sầu đau này, để dược trở về nguồn trong sáng, an vui?. Nhưng làm sao để thoát ra được? Ai sẽ là kẻ rủ ḷng thương để đưa đường chỉ lối cho chúng ta? Ai là người có đủ phương pháp thần diệu để giúp chúng ta ra khỏi sinh tử luân hồi?

- Đấng cao cả sáng suốt và đầy đủ năng lực ấy không ai khác hơn làĐức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đă chứng quả bất sanh, bất diệt; và chỉ có Giáo pháp của Ngài mới cứu được chúng sanh ra khỏi vô thường đau khổ.

Vậy chúng ta c̣n ngần ngại ǵ nữa mà chẳng chịu quy y Tam-Bảo.

B- Chánh Đề:

I - Định Danh Và Giải Nghĩa.

1- Quy-y nghĩa là ǵ? Quy là trở về; Y là nương tựa, Quy-y là trở về nương tựa nơi mà ḿnh đă v́ si mê, phóng đăn lià bỏ ra đi, như đứa trẻ khờ dại đă rời bỏ cha mẹ để ra đi trong hoan phá, bây giờ biết sự dại khờ do kinh nghiệm khổ đau, quay trở về
nương tựa lại dưới bóng hạnh phúc và yêu thương của cha mẹ. Chữ Quy-y nguyên dịch nghĩa là kính vâng hay phục ṭng.

2- Tam bảo nghĩa là ǵ? Tam bảo là ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Ở thế gian, vàng bạc, ngọc ngà và danh vọng là quí báu. Nhưng sự thật, vàng bạc, danh vọng đâu có cứu được con người khỏi khổ, sống, già, bịnh, chết, mà lắm khi c̣n làm cho con người thêm khổ nữa! C̣n Phật, Pháp, Tăng th́ có đủ năng lực dắt dẫn con người ra khỏi những cái khổ nói trên. Bỡi thế, người đời mới tôn sùng Phật Pháp, Tăng là ba ngôi báu (Tam Bảo).

a) PHẬT: Chữ Phật do chữ Phạn Bouddha phiên âm ra. Tàu dịch là Giác Giả nghĩa là: Bực đă giác ngộ sáng suốt hoàn toàn về ba phương diện: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn.

b) PHÁP: Pháp là do chữ Phạn Dharma mà dịch nghĩa ra. Pháp là phuơng pháp tu hành mà Phật đă phát huy ra để diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quả Phật. Ba Tạng Kinh Điển đều gọi chung là Pháp.

c) TĂNG: Tăng hay Tăng già là do chữ Phạn Shanga mà phiên âm ra; Tàu dịch là: Ḥa hợp chúng, nghĩa là một đoàn thể tu hành từ bốn người sắp lên, cùng nhau sống chung một chỗ, đồng giữ giới luật cu Phật, đồng chia sớt cho nhau một cách ḥa thuận những ǵ đă thâu nhận được, từ vật chấc đến tinh thần.

3- Quy-y Tam-bảo là thế nào? - Quy-y Tam-bảo là trở về nương tựa ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Tại sao phải Quy-y Phật? - V́ Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, từ bi vô lượng, phước huệ vô biên, đức hạnh viên măn; - V́ Phật là người dẫn đường vĩ đại nhất, đă có cái kinh nghiệm bản thân thoát ra ngoài ṿng sanh tử để chứng Đạo.

Tại sao quy-y Pháp? - V́ chỉ có phương pháp của Phật là đầy đủ công năng để đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bờ giải thoát.

Tại sao lại quy-y Tăng? - V́ Tăng là người đă hy sinh gia đ́nh, tiền của, danh vọng... để t́nh nguyện theo Phật dắt dẫn chúng sanh trên đường Đạo.

II- Ba Bực Tam Bảo

Tam Bảo có ba bực:
- Đồng thể Tam bảo,
- Xuất thế gian Tam bảo,
- Thế gian trụ tŕ Tam bảo.

1 - Đồng Thể Tam Bảo

a) Đồng Thể Phật Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật dồng một thể tánh sáng suốt.

b) Đồng Thể Pháp Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một pháp tánh từ bi b́nh đẳng.

c) Đồng Thể Tăng Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chu Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự, lư ḥa hợp.

2 - Xuất Thế Gian Tam Bảo

a) Xuất Thế Gian Phật Bảo: là chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A-Di-Đà, Chư Phật trong mười phương ba đời, đă tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian.

b) Xuất Thế Gian Pháp Bảo: là chỉ cho Chánh pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian, như Tứ-đế, Thập-nhị nhân-duyên, Lục -độ v.v...

c) Xuất Thế Gian Tăng Bảo: là chỉ cho các vị Thánh-Tăng đă thoát ra ngoài sự ràng buộc của thế gian như đức QuánThếÂm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Ca-Diếp, A-Nan v.v...

3- Thế Gian Trụ Tŕ Tam Bảo

a) Thế Gian Trụ Tŕ Phật Bảo, là chỉ cho XaLợi của Phật, tượng Phật đức bằng kim khí, chạm trổ bằng danh mộc, tô bằng đất, đắp bằng xi măng, thêu bằng vải, hay vẽ trên giấy.

b) Thế Gian Trụ Tŕ Pháp Bảo, là chỉ cho ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật, Luận viết hay in trên giấy, trên vải trên lá buôn v.v...

c) Thế Gian Trụ Tŕ Tăng Bảo, là chỉ các vị TỳKheo, TỳKheoNi tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại.

III- Sự Quy y Tam Bảo

Sau khi đă hiểu rơ thế nào là Quy-y Tam bảo, tất nhiên phải thực hành sự hiểu biết ấy.Thực hành bằng sự tướng cung kính, vâng theo Tam-bảo, như thế gọi là sự quy-y Tam-bảo.

1 - Sự Quy-Y Phật: Hằng ngày chúng ta phải nhớ tưởng luôn đến Phật, niệm danh hiệu Phật, chiêm ngưỡng tượng Ngài, và nguyện suốt đời theo bước chân Ngài, ấy là sự quy-y Phật.

2 - Sự Quy-Y Pháp: Hằng ngày tụng đọc Kinh, Luật, Luận; sớm hôm hai thời công phu, t́m hiểu nghĩa lư thâm huyền của Pháp bảo. Khi đọc tụng Kinh điển tâm trí ta không nghĩ xằn bậy, không nhớ tưởng những việc không hay, không bàn mưu tính kế để lợi kỷ, tổn nhơn. Chúng ta trừ bỏ được dục vọng, tâm trí được sáng suốt, an lành, thanh tịnh.

3- Sự Quy-Y Tăng: Thế gian thường nói: "Trọng Phật, phải kính Tăng". Cho nên, nếu chúng ta thành tâm thờ Phật bao nhiêu, th́ chúng ta phải thật dạ kính Tăng bấy nhiêu. Người thực hành sự quy-y Tăng, hễ thấy người đầu tṛn áo vuông, chân chính
tu hành, giữ ǵn giới luật, th́ liền kính nể, quư trọng, xem như đó là vị đại diện cho Đức Phật. Làm như thế là sự quy-y Tăng.

Tóm lại, thờ Phật, tụng Kinh, giữ Giới, nghiên cứu Phăt pháp, kính trọng Tăng già chân chính, dó chính là sự quy-y tam-bảo.

IV- Lư Quy y Tam Bảo

Lư là bên trong. Lư quy-y Tam-bảo nghĩa là quy-y Tam-bảo trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta chỉ thực hành sự quy-y, chỉ dong ruổi theo Tam-bảo bên ngoài, mà quên lư quy-y, nghĩa là quên Tam-bảo bên trong tâm chúng ta, th́ chúng ta chưa thực hành
đúng nghĩa Tam-quy. Thật thế, bên trong tâm chúng ta cũng có đủ Tam-bảo. Chúng ta cần thực hành lư quy-y, hay Tam Tự Quy-Y:

1- Tự Quy-Y Phật: Tự nghĩa là ḿnh đối với tự tâm ḿnh. Tư quy-y Phật là ḿnh tự trở về với Phật tánh sáng suốt của tâm ḿnh, - Vâng mỗi người đều có Phật tánh, và đều có thể thành Phật. Đó là lời Phật Thích Ca đă dạy. Nhưng Phật tánh ấy bị mê lầm, vọng tưởng che lấp. Vọng tưởng như mây mờ, Phật tánh như trăng. Mây mờ có thể che khuất, chứ không thể tiêu diệt được trăng sáng. Phật tánh chúng ta bị vọng tưởng vô minh che lấp sâu kín đến đâu cũng vẫn thường c̣n. Vậy th́ sao chúng ta
lại bỏ quên Phật tánh của chúng ta, mà chỉ chạy theo cầu khẩn Phật bên ngoài; như đứa "cùng tử" có viên ngọc quư, cha mẹ đă giấu sẵn trong chéo áo mà nó không biết, lại đi xin ăn cùng khắp mọi nơi!

2- Tự Quy-Y Pháp: nghĩa là vâng theo pháp tánh của ḿnh. Trong tâm ta có đủ tất cả các Pháp: Từ-bi, Trí-tuệ, B́nh đẳng, Sáng-suốt, Nhẫn-nhục, Tinh-tấn... chúng ta cần phát huy những đức tánh ấy và hành động theo chúng, tuân theo chúng. Như
thế là Tự Quy-Y Pháp.

3- Tự Quy-Y Tăng: nghĩa là vâng theo Thầy trong tâm ḿnh, Thầy trong tâm ḿnh là đức tánh ḥa hợp thanh tịnh của ḿnh, như Tăng già là hiện thân của sự ḥa hợp thanh tịnh bên ngoài. Bấy lâu v́ ḿnh mê muội, không nhận thấy được ông Thầy
trong tâm, nay nhờ Phật chỉ dạy, ḿnh nhận thấy được ông Thầy thanh tịnh ấy, th́ ḿnh phải quy-y Thầy của ḿnh trước đă chứ!

Nói tóm lại, ḿnh phải nương tựa, quay về với Phật trong tâm ḿnh là tánh sáng suốt; với Pháp trong tâm ḿnh là các đức tính Từ-bi, Hỷ-xả v.v..., với Tăng trong tâm ḿnh là sự ḥa hợp, thanh tịnh của bản tâm. Như thế là Lư Quy-Y Tam-bảo.

V- Nghi Thức Quy Y

Sau khi chúng ta đă hiểu rơ SỰ và LƯ Quy-y rồi, chúng ta cũng cần biết qua nghi thức của lễ Quy-y.

1- Trưóc Tiên Phải Gội Rửa Thân Tâm Cho Trong Sạch.

Quy-y là buổi lễ quan trọng nhất trên đường tu tập của chúng ta. Nó là cuộc khởi hành để đi đến mục đích giải thoát, v́ thế chúng ta không thể xem thường, cử hành một cách bừa băi được.

Khi muốn quy-y, chúng ta phải y-phục chỉnh tề, sắm khay lễ thỉnh chư Tăng đến trai dường, đảnh lễ và cầu xin chư Tăng rủ ḷng Từ-bi truyền trao quy-giới cho ḿnh.

Trước ngày hành lễ, thân tâm chúng ta phải được gội rửa trong sạch. Ta tắm rửa sạch sẽ ăn mặc chỉnh tề. Đó là về thân; c̣n về tâm th́ ta phải ba phen sám hối, cho ba nghiệp được thanh tịnh. Nhờ sự tẩy gội cả trong lẫn ngoài ấy, ta mới xứng đáng đón nhận Pháp thanh tịnh cao quư của Tam-bảo.

2- Phát Nguyện.

Đến giờ quy-y, chúng ta phải qùy xuống; theo lời hướng dẫn của chư Tăng, chí thành phát nguyện:

- Đệ tử suốt đời quy-y Phật.

- Đệ tử suốt đời quy-y Pháp.

- Đệ tử suốt đời quy-y Tăng.

Sau khi phát nguyện Tam-quy rồi, người phát nguyện tin chắc rằng ḿnh đă gieo hạt giống giải thoát, thế nào cũng sẽ gặt được kết quả tốt là thoát ly ba đường ác: Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh. V́ thế người quy-y liền nói tiếp ba lần:

- Đệ tử quy-y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục.

- Đệ tử quy-y Pháp rồi, khỏi đọa ngạ quỷ.

- Đệ tử quy-y Tăng rồi, khỏi đọa súc sanh.

Thế là trọn vẹn Tam-quy và Tam-kiết.

Để bảo tồn lư tưởng cao cả của ḿnh và giữ vững đức tin trên đường Đạo, người quy-y tự nguyện một cácg mạnh mẽ và thành khẩn:

- Đệ tử quy- Phật, nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật.

- Để tử quy-y Pháp, nguyện trọn đời không quy-y ngoại đạo, tà giáo.

- Đệ tử quy-y Tăng, nguyện trọn đời không quy-y tổn hữu ác đảng.

Như thế là lễ quy-y đă hoàn tất. Người Tín đồ chỉ c̣n việc làm theo đúng những lời ḿnh đă phát nguyện và đă tuyên thệ trước Tam-bảo.

VI- Lợi Ích Của Quy Y Tam Bảo

1- Khỏi đi lạc đường đ̣i vào nơi tăm tối.

Như chúng ta đă thấy ở đoạn mở đầu bài này, chúng ta đang lặng hụp trong biển khổ, đang bơ vơ lạc lỏng giữa đêm tối mênh mông. Trong hoàn cảnh bi đát như thế, nếu không thấy được những phương tiện để đi đến, không có những bậc Thầy để d́u
dắt đến, th́ chúng ta sẽ quay cuồng măi măi trong biển sanh tử luân hồi. Cái đích sáng ấy là Đức Phật, những phương tiện ấy là Pháp, và những bậc Thầy d́u dắc ấy là Tăng. Khi chúng ta đă biết có những sự quư báu như thế mà không nắm bắt lấy, th́ chẳng khácǵ người sáp chết đuốiụ thấy cái bè gỗ trôi qua mà lại dại khờ xua đẩy nó ra. 

Sự quy-y chính là một cách bám víu vào cái bè Tam-bảo mà Phật đă chế ra để cứu vớt những kẻ sắp chết duối trong biển đời là toàn thể chúng ta.

2- Khi đă phát nguyện quy-y, ḿnh dễ giữ đúng lời đă hứa, v́ có sự chứng minh của Chư Phật và Chúng Tăng.

Có người nói: "Tôi tôn sùng Đức Phật, v́ biết Ngài là một Đấng sáng suốt hoàn toàn; Tôi trọng trọng Pháp v́ biết Pháp Phật có đủ năng lực đưa người đến giải thoát; tôi kính Tăng v́ biết đấy là những vị đại diện cho Đức Phật. Biết như thế cũng đủ, cần ǵ phải làm lễ phát nguyện quy-y?"

Nói như thế là chưa hiểu giá trị về phương diện tâm lư của lời hứa, lời thề trước mặt người khác. Khi chúng ta đă hứa với ai một điều ǵ, mà nuốt lời hứa, th́ tâm hồn chuíng ta bức rức, hối hận không an. Đă hứa tất có bổn phận làm trọn lời hứa, nếu
thất lời hứa, tất ta sẽ tự khinh ta. Nhất là khi lời hứa, lời nguyện ấy lại cử hàng trong một khung cảnh trang nghiêm trước Điện Phật, trên có sự chứng tri của Chư Phật, dưới có sự chứng tri của chư Tăng, chung quanh có sự hộ niệm của những thân bằng
quyến thuộc; phát nguyện trong khung cảnh ấy, tất nhiên chúng ta khó ḷng mà trái lời nguyện hay xao lảng được.

C - Kết Luận

Khuyên tín đồ nên quy-y cả Sự lẫn Lư và tinh tiến trong sự quy-y

Chúng ta đă thấy, là Phật tử th́ phải quy-y. Quy-y phải đủ Sự và Lư. Không nên hoàn toàn ỷ lại bên ngoài mà xao lảng bên trong. Cũng không nên hoàn toàn tự tôn tự trọng riêng ḿnh mà khinh thị bên ngoài. Muốn quy-y th́ trước tiên phải long trọng
làm lễ quy-y để đánh dấu bước đi đầu tiên của ḿnh trên đường giải thoát. Lễ ấy như là lễ tiễn đưa một người ra đi nhận một nhiêm vụ mới. Nhưng một khi đă đặt chân lên đường, th́ người ấy phải dong ruổi, quyết tiến mau cho đến đích, chứ không phải chần chờ, quay đi lộn lại một chỗ, hay rẽ qua một ngả khác. Đă phát nguyện quy-y mà không theo dấu chân của Đức Phật đă để lại, không soi vào gương sáng của Đức Phật đă nêu cao, không theo giáo pháp mà rèn luyện tâm tánh; không giữ giới luật, không vâng lời nhắc nhở của Chư Tăng, như thế là tự lừa dối ḿnh và lừa dối người khác, và cái tai hại lại càng lớn lao hơn cả không quy-y.

Trái lại, nếu chúng ta quy-y và thực hành đúng như lời đă phát nguyện th́ con đường giải thoát dù xa, cũng sẽ có ngày thấy đích.

Xin hăy luôn luôn ghi nhớ lời nói cuối cùng của Đức Phật:

- "Hăy tinh tiến lên để giải thoát!".

  ---*^*---




__________________
Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
Quay trở về đầu Xem viewtronic's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viewtronic
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1992 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO