Tác giả |
|
viewtronic Hội viên
Đă tham gia: 10 October 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 143
|
Msg 1 of 5: Đă gửi: 29 March 2008 lúc 9:02pm | Đă lưu IP
|
|
|
GIỚI
THIỆU
KINH DUY MA CẬT
Tuệ
Sỹ
|
|
I.
NHÂN CÁCH HUYỀN THOẠI.
Vaisâli
(Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc
theo chế độ cộng ḥa thị tộc của người Vajji, mà các
lân bang quen gọi là Licchav́, là một đô thị phát triển
trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchav́
giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cơi trời
Đao-lợi (Trayastrimsa).
Một
buổi sáng, có tiếng trẻ khóc trước vườn Thượng uyển
của nhà vua. Người giữ vườn ra xem, bắt gặp một bé gái
bị bỏ rơi dưới một gốc xoài. Ông ẳm bé gái về nuôi
và đặt tên là Amrapâĺ, với ư nghĩa là người con gái được
bảo vệ bởi gốc xoài.
Lớn
lên, sắc đẹp của nàng không những rục sáng cả nước,
mà c̣n chói rạng xa đến những địa phương mà tiếng đồn
có thể lan đến. Nhan sắc của nàng che mờ trí tuệ và dũng
lược của các vương tôn, công tử, những người Licchav́
giàu có, thế lực. Nàng trở thành đối tượng tranh chấp
của họ. Để tránh cho sự tranh chấp không trở thành xung
đột quyết liệt, họ thỏa thuận Amrapâĺ là bảo vật chung.
Định mệnh bắt nàng phải trở thành một kỹ nữ. Và cũng
từ đó, Vaisâĺ trở thành một vườn hoa chói lọi bởi sắc
đẹp thiên kiều bá mỵ của Amrapâĺ, thu hút khá nhiều tài
sản vật chất của các vương tôn, và của cả những quân
vương đầy quyền uy. Trong đó có cả vua Bimbisàra, vua nước
Magadha hùng cường bậc nhất vào thời bấy giờ. Vua một
thời là bạn của Thái tử Siddhârtha, và sau đó là đệ tử
thành tín của Phật. Amrapâĺ sinh cho Bimbasàra một người
con. Một con người được sinh ra từ những đam mê trụy lạc
của một quân vương và một kỹ nữ. Nhưng, đó sẽ là một
đóa sen từ bùn lầy hôi tanh mà vươn lên với hương sắc
thuần tịnh. Họ đặt tên cho con ḿnh là Vimala, không ô nhiễm,
hay sẽ dứt sạch ô nhiễm. Quả nhiên, về sau Vimala xuất
gia theo Phật, rồi chứng đắc quả A-la-hán.
Đó
là một Vimala ẩn sỹ. Từ thanh lâu đi vào rừng tía. Lang
thang với một b́nh bát và ba y. Hạnh phúc với đời sống
tri túc.
Nhưng,
c̣n một Vimala khác không chỉ làm chói sáng Vaisâĺ như một
nhân vật huyền thoại. Một con người mà danh tiếng không
chỉ được đồn đăi giữa các vua chúa, các phú gia địch
quốc, giữa các trà đ́nh tửu quán, giũa các chốn thanh lâu
trụy lạc; mà danh tiếng ấy c̣n vang xa đến tận cùng biên
giới của vũ trụ, nếu vũ trụ có biên giới; được các
Thánh nhân, các Bồ tát kính trọng; được các đức Phật
tán dương. Đó là danh tiếng không chút ô nhiễm ngay dù được
truyền tụng giữa bùn lầy ô nhiểm. Đó là một Vimala-ḱrti.
Là một Thánh nhân nhưng không hề ở trên cơi Thánh thanh tịnh
vô vi. Đó cũng là một tay lạc phách giang hồ, mà trong ḷng
tay, những cánh hoa giớiơø trở thànhø thể tính Chân không
vi diệu.
Có
một nhân vật lịch sử như thế chăng, hay đấy chỉ là một
nhân vật hư cấu để biểu tượng một tư tưởng triết
học hay một lư tưởng Bồ tát đạo của Phật giáo Đại
thừa?
Có
thể trả lời một cách dứt khoát rằng đó là một nhân
vật lịch sử, xuất hiện trong một giai đoạn đặc biệt
của lịch sử phát triển Phật giáo nói chung, và trong thời
kỳ vận động của Đại thừa.
Một
con người có thật được trang bị với một cơ sở tư tưởng
bất nhị (advaita) để có thể tự nâng lên hàng Thánh
giả vượt ngoài tam giới nhưng đồng thời có thể hạ ḿnh
ngập lụt trong thế gian ô nhiễm mà vẫn không tách ĺa thế
giới thuần tịnh vô nhiễm.
Một
con ngựi có thật, sống trong trạng thái an nhiên giải thoát
bất khả tư nghị, đă bưng ngọn đèn trí tuệ ra khỏi các
hang động tĩnh mặc, từ các thâm sơn cùng cốc, để rọi
sáng đường đi cho những con người đang măi ch́m đắm trong
bùn lầy hôi thối bỗng phát hiện chân diện mục của ḿnh
nguyên lai là thanh tịnh. Đó là một nghệ sĩ lớn, bằng du
hí thần thông tam muội, hằng rong chơi trong sáu nẻo luân
hồi, với những chất liệu thấp hèn, dơ bẩn của thế giới
ô trược, đă nắn thành những tác phẩm thánh thiện tuyệt
vời. Lịch sử nhân loại nếu chưa từng xuất hiện một,
hay nhiều nhân vật như vậy, th́ thế giới này chỉ là một
sa mạc nóng bức đầy quái tượng dă thú. Đó là một khẳng
định mang tính bản thể luận, và cũng là yếu tính lịch
sử phát triển của xă hội loài người.
Chính
v́, trong một thời kỳ nhất định, tất yếu xuất hiện
một nhân vật hiện thực như vậy để làm sáng tỏ khát
vọng vĩnh cửu của con người, thúc đẩy lịch sử chuyển
hướng sang một giai đoạn mới; và đă có nhiều nhân vật
lịch sử như vậy, cho nên h́nh ảnh một Vimalaḱrti hiện
thực được hoá thân thành nhân vật huyền thoại. Nói cách
khác, từ một con người hiện thực, Vimalaḱrti trở thành
biểu tượng cho tác nhân lịch sử. Thế nhưng, đó là con
người mà chúng ta sẽ học tập ở đây, như là một cách
người nhân cách hóa cho lư tưởng của Đại thừa Bồ tát.
II.
Ư NGHĨA NHÂN CÁCH VÀ Ư NGHĨA LỊCH SỬ
Vimalaḱrti-nirdesa,
đó là đề kinh tiếng Phạn được khôi phục dựa trên các
bản dịch và chú giải của Hán tạng.
Chú
Duy- ma- cật kinh dẫn lời giải của La Thập (Kumaraj́va):
"Duy-ma- cật, tiếng nước Tần (Trung hoa) nói la Tịnh
Danh. Tức là một người trong số năm trăm đồng tử.
Từ nuớc Diệu hỷ, du hành đến cơi này. Sau khi làm xong những
việc cần làm, lại trở về chỗ cũ." Cùng tác phẩm, dẫn
lời giải của Trúc Đạo Sinh: "Duy-ma-cật, tiếng Hoa
nói là Vô Cấu Xưng. Do bởi lẩn hành vi trong ngũ dục
mà siêu nhiên không vấy bẩn, danh thơm lan khắp xa, nên có
tên như vậy."
Tịnh
danh huyền luận, Cát Tạng, dẫn chứng giải thích của
Chân Đế Tam tạng: " Nói đủ theo tiếng Phạn, th́ phiên âm
là Tỳ-ma-la-cật-lị-đế. Trong đó, tỳ nghĩa
là diệt, ma-la nghĩa là
cấu (cáu bẩn), cật-lị-đế
nghĩa là minh (tiếng hót). Tổng hợp lại, có nghĩa là
diệt cấu minh (tiếng hót không vấy bẩn)." Và Cát Tạng
nêu ư kiến: "Minh (tiếng hót) cũng có nghĩa là danh
(tiếng tăm) vậy." Trước đó, Cát Tạng cũng nêu ư nghĩa
có tính cách biểu tượng về Tịnh Danh: "Do tịnh đức
được chứa đấy bên trong, và danh tiếng tốt đẹp
truyền khắp thiên hạ, nên được gọi là Tịnh Danh."
Theo
những giải thích dẫn trên, Tịnh Danh được hiểu như một
danh từ mô tả một nhân cách hay một phẩm tính được nhân
cách hóa. Tịnh Danh, như vậy, không nhất thiết phải là tên
của một nhân vật lịch sử có thật nào đó, mà là một
đức tính hay một giá trị phổ quát được nhân cách hoá
từ lư tưởng Bồ tát đạo của Đại thừa. Nói rơ hơn,
Tịnh Danh, hay Vô Cấu Xưng, biểu trưng tinh thần nhập thế
của Đại thừa Bồ tát. Và như vậy, tên kinh Vimalaḱriti-nirdesa,
dịch là Duy-ma-cật sở thuyết theo ngài La Thập, hay
Thuyết Vô cấu xưng theo ngài Huyền Tráng, có thể được
hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, đó là tác phẩm ghi lại những
trần thuật của Vimalaḱrti, một nhân vật lịch sử
sáng chói nhất trong phong trào vận động Đại thừa. Thứ
hai, đó là tập hợp của học thuyết về sự vinh quang không
ô nhiễm. Với ư nghĩa thứ hai này, kinh c̣n có tên khác nữa,
gọi là Bất tư nghị giải thoát. Căn cứ theo nội dung,
tư tưởng của Vimalaḱrti thuộc hệ Bát-nhă, mà đỉnh cao
ở đây là lư bất nhị (advaita) được diễn tả bằng
sự im lặng của Vimalaḱrti trước câu hỏi của Bồ tát Văn-thù
(Manjusŕ). Về mặt thực tiễn hành đạo, như giải
thích của Đại sư Trí Khải, Duy ma kinh huyền sớ, dẫn
chứng phẩm 7 "Quán chúng sinh": "Đối với hạng người tăng
thượng mạn, Phật nói diệt trừ dâm, nộ, si là gải thoát.
Với hạng người không tăng thượng mạn, Phật nói thể tính
của dâm, nộ, si chính là giải thoát." Và Đại sư nêu ư
kiến: "Thể tính dâm, nộ, si là chân tính bất tư nghị, lấy
giải thoát làm thể."
Bởi
v́ Đại sư Trí Khải là người sáng lập Thiên thai tông,
lấy kinh Pháp hoa (Saddharma-pundarika-sùtra) làm sở y, do
đó từ ngữ tăng thượng mạn (abhimàna) trong trích
dẫn trên cần được hiểu theo nội hàm của Pháp hoa.
Đó là từ ngữ chỉ những vị A-la-hán tự thỏa măn với
Thánh quả mà các ngài đă chứng, với một cứu cánh duy nhất
là nhập niết-bàn không lưu lại dấu tích như ngọn lửa
tắt khi chất đốt đă hết.
Trên
phương diện tư tưởng, Duy-ma-cật phê phán tất cả giáo
pháp không chỉ của Thanh văn, mà c̣n luôn cả Đại thừa;
dù rằng các giáo pháp ấy được tin tưởng là do chính đức
Thích Tôn đă thuyết giảng. Nhưng rồi, như chúng ta sẽ thấy
trong chính văn, sự phê phán của Duy-ma-cật không có tác dụng
đả kích và bác bỏ, mà là lật ngược các điểm giáo pháp
để có thể nh́n rơ những hàm ẩn dưới nhăn quang khác.
Tuy khẳng định, "Tính thể của tham dục, sân hận và si mê
chính là giải thoát", nhưng khi hiện bịnh, Duy-ma-cật ứng
dụng sự hiện bịnh ấy như là phương tiện thực tiễn để
diễn giải cho các cư sỹ tại gia về bản chất của tồn
tại: "Này các nhân giả, thân này là vô thường; là pháp
yếu ớt, không chắc thật, chóng mục rữa... Thân này vốn
như huyễn, từ phiền năo sinh. Thân này vốn như mộng, được
nh́n thấy do hư vọng... Thân này như rắn độc, như kẻ thù,
như một đống rỗng không..." Nếu nh́n trên lư luận h́nh
thức, hai đoạn văn vừa dẫn hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Nhưng
nếu bằng lư luận biện chứng siêu nghiệm của kinh điển
Bát-nhă th́ cả hai đều là một thức tại tuyệt đối bất
nhị.
Khi
gặp ngài Xá-lợi-phất (Sàriputra) đang tĩnh tọa trong khu rừng
vắng, Duy-ma-cật phê phán: "Thưa ngài Xá-lợi-phất, bất tất
ngồi như thế mới là tĩnh toạ. . . Không khởi diệt tận
định (samjnàvedita-nirodha- samàpatti)
mà hiện các oai
nghi; đó mới là tĩnh tọa... Không đoạn phiền năo mà nhập
niết-bàn; ấy mới là tĩnh tọa..."
Khi
lên viếng đức Di-lặc (Maitreya) trên cung trời Đâu-suất
(Tusita), Duy-ma-cật hỏi: "Thưa ngài Di-lặc, Thế Tôn
thọ kư cho ngài một đời nữa sẽ thành Phật. Nhưng ngài
được thọ kư theo đời nào? Quá khứ chăng? Quá khứ đă
qua rồi. Vị lai chăng? Vị lai chưa đến. Hiện tại chăng?
Hiện tại không dừng."
Rơ
ràng, những phê phán ấy không có tác dụng phá huỷ, mà bằng
vào biện chứng siêu nghiệm của hệ tư tưởng Bát-nhă, triển
khai những ư nghĩa ẩn tàng thâm sâu trong những giáo pháp
mà Phật đă dạy. Đó là phê phán để thành tựu. Thành tựu
như thế được gọi là bất tư nghị (acintya).
Trên
nền tảng nhận thức ấy, Duy-ma-cật mở ra con đường thực
tiễn hành động. Con đường đó được gọi là bất tư nghị
giải thoát (acintya-vimoksa). Mục tiêu cứu cánh cho những
giáo pháp của Phật là giải thoát. Trong giáo pháp được
cho là nguyên thủy, th́ ư nghĩa của giải thoát là diệt trừ
tham, sân, si; đoạn tận phiền năo, để chấm dứt khổ đau.
Trong Đại thừa, giáo pháp ấy không hoàn toàn bị bác bỏ.
Nhưng giải thoát được xác nhận với nhận thức trực quán
về thể tính của tham, sân, si. Từ đó, Duy-ma-cật được
coi là đỉnh cao trong phong trào vận động của Đại thừa.
Về một phương diện, cuộc vận động để xác lập Đại
thừa trong giáo nghĩa của Phật bị chỉ trích gay gắt là
xu hướng thế tục hoá đạo Phật. Bởi v́ nó đề cao vai
tṛ của cư sỹ tại gia trong quá tŕnh tu đạo và hành đạo
ngang với chúng đệ tử xuất gia. Giáo pháp nguyên thuỷ, những
yếu nghĩa căn bản do đức Thích Tôn giảng dạy chỉ có thể
được thành tựu với điều kiện thoát ly mọi ràng buộc
thế tục. Cư sỹ tại gia chỉ có vai tṛ hộ đạo, mà chính
yếu là cung cấp các nhu yếu thường nhật cho các đệ tử
xuất gia của Phật. Đó là điều được xác nhận rơ ràng,
tất nhiên là mặt ngoài, trong tất cả kinh điển nguyên thủy
hay sơ kỳ Phật giáo.
Về
mặt giáo nghĩa, cả bốn chúng đệ tử Phật đều có khả
năng thành tựu Thánh đạo như nhau, và tục gia đệ tử cũng
có thể chứng đắc quả vị A-la-hán vốn được coi là mục
đích cứu cánh trong qúa tŕnh tu đạo. Nhưng tất nhiên đệ
tử tại gia với nhiều ràng buộc khó đạt đến mục đích
ấy.
Đoạn
kinh dẫn dưới đây rất thường gặp trong các kinh của Nikàya,
tức Kinh tạng Pàli, và các kinh tương đương thuộc bộ A-hàm
trong Hán tạng:
"Ở
đây, đức Như lai xuất hiện ở thế gian; Ngài là bậc Ứng
cúng, Chánh biến tri, (...) Có gia chủ hay con trai của gia chủ
(...) sau khi nghe Pháp ấy liền phát khởi tín tâm nơi Như lai.
Người ấy sau khi đă có tín tâm như vậy, bèn suy nghĩ: ‘Đời
sống tại gia là trói buộc, là con đường bụi bặm. Đời
sống xuất gia th́ tự do thênh thang. Đời sống tại gia th́
khó mà thực hành phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn
thanh tịnh không ô nhiễm. Vậy ta hăy cạo bỏ râu tóc, khoác
áo ca-sa, xuất gia, ĺa bỏ gia đ́nh."
Ư nghĩa
của sự so sánh ấy, cho đến ngày nay, hay trong những thời
kỳ hay nơi những địa phương mà Đại thừa hưng thịnh nhất,
vẫn c̣n nguyên giá trị. Thế nhưng, trong những thế kỷ đầu
Phật lịch, ư nghĩa ấy được nhận thức như là tuyệt đối.
V́ vậy, nhiều tác giả viết sử Phật giáo gọi thời đó
là thời kỳ Phật giáo tu viện; nghĩa là thời kỳ mà giáo
pháp của Phật chỉ dành riêng cho đệ tử xuất gia, chỉ
được nghiên cứu và tu tập trong các tu viện.
Tất
nhiên, lịch sử phát triển của đạo Phật không tách ngoài
phát triển chung của xă hội. Khi xă hội phát triển đến
một h́nh thái nhất định nào đó, h́nh thái sinh hoạt Phật
giáo, về mặt hành tŕ cũng như trên phương diện tư tưởng,
phải thay đổi cho phù hợp với h́nh thái xă hội mới. Thế
nhưng, tích cực tiếp nhận những thay đổi mới để tiến
bộ là một khía cạnh tâm lư của con người, th́ tinh thần
bảo thủ, sợ thay đổi, cũng là một khía cạnh tâm lư khác.
Cải cách, và bảo thủ, là hai thế lực luôn luôn cọ xát
nhau tạo thành những xung động thường xuyên của lịch sử.
Sự tồn tại của Phật giáo, của các cộng đồng đệ tử
Phật giữa các cộng đồng xă hội khác cũng chưa hề thoát
ly các quy luật ấy. Có lẽ tránh cho các chúng đệ tử sau
này không bị khóa chặt bởi quán tính lịch sử, cho nên,
trước khi nhập niết-bàn, đức Thích Tôn cho phép chúng tỳ
kheo có thể lược bỏ một số điều khoản giới luật nếu
xét thấy không phù hợp. Nhưng trong cuộc kiết tập lần đầu
tại Ràjagaha, trưởng lăo Ca-diếp (Kasyapa), với tư cách là
trưởng lăo cao niên nhất trong các đệ tử Phật, đă quyết
định, những ǵ Phật đă thiết chế, dù lớn dù nhỏ, không
một tỳ kheo nào được quyền thay đổi.
Chỉ
một trăm năm sau ngày Phật niết bàn, nhóm tỳ kheo ở Vajji
đă đề ra một số sửa đổi trong các lề luật sinh hoạt.
Tất nhiên họ gặp phải sự chống đối quyết liệt của
nhóm tỳ kheo bảo thủ. Một hội nghị Tăng đoàn được triệu
tập tại Vaisâli để phán quyết tính cách hợp luật hay vi
luật đối với những sửa đổi của nhóm tỳ kheo Vajji. Kết
quả của hội nghị là giáo đ̣an bị phân liệt thành hai
bộ phái: Thượng tọa bộ gồm các tỳ kheo cao niên có tinh
thần bảo thủ, và Đại chúng bộ gồm số đông các tỳ
kheo trẻ có xu hướng cải cách.
Mâu
thuẫn và xung đột như vậy là quy luật phát triển của xă
hội. Sự phân liệt giáo đoàn là một chứng minh tích cực
rằng Phật giáo không tồn tại ngoài những quá tŕnh thay
đội và phát triển chung của xă hội. Điều đó cho thấy
sự xuất hiện của Đại thừa là tất yếu lịch sử. Và
điều này cũng chứng minh tính cách hiện thực của Duy-ma-cật
như một nhân vật lịch sử trong ḍng vận động của Đại
thừa. Có thể chỉ có một Duy-ma-cật trong một thời điểm
nhất định, mà cũng có thể có nhiều Duy-ma-cật trong nhiều
thời điểm khác nhau.
Nói
một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng
khẳng định vai tṛ tích cực của chúng đệ tử tại gia
trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như
hóa đạo. Tuy nhiên, trước khi vai tṛ này được khẳng định,
một quá tŕnh biến thái của tư tưởng đă phải xảy ra.
Trước
hết, vị trí của bậc A-la-hán được hạ thấp xuống. Quả
vị A- la-hán không c̣n được nhân thức như là cứu cánh
trong quá tŕnh tu đạo. Và phẩm cách của Thánh giả A-la-hán
cũng chứ phải là toàn thiện. Cũng như mục đích học tập
của các người con của một gia đ́nh là để thừøa kế
và quản lư sản nghiệp của gia đ́nh. Cũng vậy, người tu
Phật chỉ có một cứu cánh duy nhất phải thành tựu là kế
thừa sự nghiệp của Như lai. So sánh hai mục đích với nhau,
các đệ tử chỉ mong muốn chứng quả A-la-hán và nhập Niết
bàn ngay trong đời hiện tại; các đệ tử ấy được nói
là những người đi trên cỗ xe nhỏ - Tiễu thừa. Ư nghĩa
của sự phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa là như vậy.
Cứu
cánh thành Phật không phải là ư tưởng mới mẻ của các
nhà vận động Đại thừa. Ngay trong các kinh điển được
cho là nguyên thủy, nhiều vị Phật trong quá khứ thường
được đề cập. Và chính đức Thích Tôn cũng huyền kư về
vị Phật tương lai kế tiếp Ngài là Phật Di-lặc. Có nhiều
chúng sinh đă thành Phật và sẽ thành Phật, như vậy, trong
quá khứ cũng như trong hiện tại và vị lai có nhiều chúng
sinh đă, và đang tu hành để thành Phật. Thế nhưng, ngay quả
vị A-la-hán vốn được nhận thức là thấp như vậy mà đời
sống cư sỹ tại gia c̣n khó có thể thành tựu, huống ǵ
quả vị cao như Phật. Vậy, cần một nền tảng tư tưởng
để đề cao cứu cánh ấy. Nền tảng ấy, trước vận động
của Duy-ma-cật, là hệ tư tưởng Bát nhă.
Trong
nguyên thủy, giáo pháp mà Phật giảng cho đệ tửa tại gia
tu học là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm
giới và niệm thiên. Thực tiễn thường nhật, hành đạo
của người tại gia chủ yếu là bố thí, và mục đích là
để được sinh thiên. Bố thí, tức là đem tài sản của
ḿnh sở hữu phân phát cho người khác. Trước hết, tài sản
được sử dụng như là phương tiện hộ đạo. Bằng tài
sản sở hữu của ḿnh, cư sỹ tại gia cung cấp cho chúng
xuất gia bốn nhu yếu sinh tồn: thực phẩm, y phục, thuốc
trị bịnh, và các phương tiện cư trú. Bố thí cho những
người nghèo khốn cũng là h́nh thức hành đạo của người
tại gia.
Trong
Đại thừa, sự hành đạo chủ yếu của Bồ tát cung vẫn
là bố thí. Nhưng, trên nền tảng tư tưởng Bát nhă, sự
bố thí bấy giờ không thuần chỉ là sự ban phát của cải
vật chất, mà là phương tiện dẫn vào bản thể thâm sâu
của thực tại. Sự bố thí ấy không nhắm mục đích sinh
thiên nữa, mà là nhắm thẳng đến cứu cánh thành Phật.
Nội dung của bố thí không chỉ thuần của cải vật chất
nữa, mà bao hàm cả ba phương diện: Tài thí, pháp thí và
vô úy thí. Để thực hành tài thí, bồ tát phải giàu có.
Để thực hành pháp thí, bồ tát phải có kiến thức uyên
bác. Để thực hành vô úy thí, bồ tát cần có nghị lực
và dũng cảm. Như thế, Bi-Trí-Dũng là phương châm hành đạo
của bồ tát.
Chúng
ta cũng thấy rằng các Bồ tát với sự hành đạo như vậy
không phải hoàn toàn là lớp người mới, hay một thế hệ
Phật tử mới, hay những ngựi mới quy y mà tập quán tư
tưởng cố hữu chưa dứt bỏ. Mà đó lại là các đệ tử
kỳ cựu trong hàng đệ tử xuất gia của Phật. Như ngài Subhùti
(Tu bồ đề) chẳng hạn.
Subhùti
là một Đại thanh văn, mà nôn vô tránh tam muội của ngài
không có vị Thanh văn nào khác có thể so sánh. Trong Kim
cang Bát nhă, khi Subhùti hỏi về ư nghĩa phát bồ đề
tâm và làm thế nào để củng cố và phát triển tâm bồ
đề ấy, Phật chỉ ra pháp môn tu tập thích ứng là bố thí
ba la mật. Chỉ duy nhất bằng vào bố thí ba la mật, bồ tát
có thể thành tựu nhiều Phật pháp vi diệu khác như thành
tựu giới đức, chứng đắc các thiền định và tam muội,
thể hiện được trí tuệ.
Để
chứng quả A la hán, tỳ kheo cần có thiền định. Muốn có
thiền định, tỳ kheo cần ở nhừng nơi yên tĩnh, cần sống
trong những khu rừng vắng vẻ. Nhưng Bồ tát có thể thực
hành bố thí ba-la-mật ngay giữa thế gian náo nhiệt. Do thế,
giải thoát của Bồ tát không thể nhận thức được một
cách hợp lư bằng tri thức thường nghiệm. Và do ư nghĩa
này, đời sống hành đạo của Duy-ma-cật được nói là bất
tư nghị giải thoát.
Trong
nguyên thuỷ, giải thoát được hiểu là diệt trừ phiền
năo ô nhiễm, dứt sạch tham, sân, si, để chứng nhập niết
bàn. C̣n trong Duy-ma-cật sở thuyết, giải thoát có nghĩa là
ǵ, và mục đích hành đạo của bồ tát là ǵ? Ngay giữa
ḍng đời ô nhiễm mà không hề bị ô nhiễm, v́ bản chất
của tồn tại là vô nhiễm. Cho nên, hành đạo và giải thoát
của Duy-ma-cật nhắm đến một cứu cánh hiện thực. Cứu
cánh ấy được thể hiện qua hai phương diện, tuy hai nhưng
là một tuyệt đối bất nhị. Hai phương diện đó là tịnh
Phật quốc độ (Buddhaksetra-parisuddhi) và thành tựu chúng
sinh (sattva-paripàcana). Chúng ta gọi đó la tông chỉ của
Duy-ma-cật sở thuyết.
III.
CƠ SỞ TƯ TƯỞNG
Như
đă biết, Duy-ma-cật sở thuyết c̣n có một tên khác
nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà
cũng là tông chỉ của kinh. Chúng ta có thể đi sâu vào tông
chỉ của kinh qua hai phạm trù: tông thể và tông dụng. Tông
thể là cơ sở tư tưởng để từ trên đó Bồ tát triển
khai thực tiễn hành đạo của ḿnh. Tông dụng là mục tiêu
và cũng là thực tiễn hành đạo của Bồ tát. Nhu vậy, cơ
sở tư tưởng của Duy-ma-cật là
bất tư nghị giải thoát,
mà thực tiễn hành đạo của Duy-ma-cật cũng là bất tư nghị
giải thoát. Nói cách khác, ở đây tông thể của kinh là "nhập
bất nhị pháp môn" và tông dụng của kinh là "tịnh
Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh."
Từ
quan điểm triết học mà nh́n, chủ điểm mà kinh lấy làm
nền tảng và triển khai nhận thức về thực tại là nguyên
lư bất nhị (advaita). Để nhận thức được thực tại chân
tực, bồ tát cần đi qua cánh cửa bất nhị.
Nguyên
lư bất nhị hướng dẫn nhận thức khởi đi từ những thực
tại sai biệt mà khám phá ra thực tại tối hậu là Tuyệt
đối thể ngay trong các tồn tại sai biệt ấy. Tức siêu việt
những mặt đối lập của thực tại vốn chỉ tồn tại trong
thế giới danh ngôn và khái niệm, như sinh và diệt, nhiễm
và tịnh, sinh tử và niết bàn. Trước hết, hiện thực được
phơi bày với bản tính mâu thuẫn nội tại của nó. Các khái
niệm mâu thuẫn nhau, loại trừ lẫn nhau, cùng tồn tại như
là yếu tính của tồn tại, khiến cho hiện thực xuất hiện
trước nhận thức như là thực tại hư huyễn, và như vậy
nhận thức không có nội dung, trống rỗng.
Thế
nhưng, thựïc tại tối hậu, mà nhận thức đạt được ở
đây như là Tuyệt đối thể, nguyên lai là chỉnh thể thống
nhất của hai thái cực mâu thuẫn biện chứng.
Tuyệt
đối thể đó là kết luận của quá tŕnh tư biện, là giới
hạn của tri thức duy lư. Nó tồn tại như khái niệm vô hạn
hay vô cực trong toán học.
Bản thân của khái niệm vô
hạn là một nghịch lư toán học. Không một phép toán nào
khả dĩ chứng minh tồn tại hiện thực của một thực thể
vô hạn. Nhưng nếu loại bỏ khái niệm vô hạn, th́ không
một phép tóan nào khả dĩ được thực hiện trong toán học.
Cũng vậy, Tuyệt đối thể là một khái niệm nghịch lư trong
triết học. Nguyên lư bất nhị không thủ tiêu các mặt đối
lập và mâu thuẫn của hiện thực để cho nhận thức đối
diện một thế giới trống rỗng, hư vô. Nguyên lư bất nhị
dung hợp các mặt đối lập và mâu thuẫn của hiện thực
thành một Tuyệt đối thể. Nhưng Tuyệt đối thể không được
nhận thức trong từng hiện thực sai biệt; vả lại, ngoài
hiện thực sai biệt cũng không thể nhận thức được Tuyệt
đối thể. Nguyên lư bất nhị đẩy nhận thức diễn qua nhiều
đợt khủng hoảng, để rồi cuối cùng đặt nhận thức trước,
hay trong, một thực tại vô ngôn, hoàn toàn im lặng.
Nguyên
lư bất nhị, mà cũng là thực tại bất nhị, là giải thoát
bất tư nghị, như vậy là cánh cửa giao thông cho Bồ tát
qua lại giữa niết bàn và sinh tử. Nếu không được trang
bị bằng nguyên lư bất nhị, Bồ tát sẽ không đủ nghị
lực và dũng mănh để trụ vững trên bồ đề tâm, dù chưa
đoạn tận phiền năo. Do đă thấu triệt nguyên lư bất nhị
mà thiên nữ, hiện thân như là thị nữ của Duy-ma-cật, đă
đề xuất một tiền đề khiến cho ngài Xá Lợi Phất phải
sửng sốt: đam mê dục vọng, thù hận, và vô minh, chính là
chân tính của giải thoát.
IV.
THỰC TIỄN HÀNH ĐẠO
Trong
Duy ma kinh huyển sớ, Đại sư Trí Khải phân tích nội
dung của kinh theo năm lớp huyền nghĩa trong đó thứ ba, tông
chỉ của kinh, là nhân và quả của Phật quốc bất khả tư
nghị. Bởi v́ ư nghĩa Phật quốc được giới thiệu ngay
ở phẩm tựa, theo bản dịch của Huyền Tráng, mà theo bản
dịch của Cưu-ma-la-thập th́ có tiêu đề là phẩm Phật quốc.
Theo đó, cư sỹ Bảo Tích
(Ratnarâsi), trưởng đoàn của
năm trăm cư sỹ, sau khi cúng dường và xưng tán Phật, bày
tỏ ước nguyện muốn nghe Phật nói về sự thanh tịnh của
quốc độ Phật và hành động của Bồ tát để thành tựu
quốc độ thanh tịnh ấy.
Ở
đây, căn cứ theo thỉnh cầu của cư sỹ Bảo Tích, chủ đề
của kinh có thể nói một cách vắn tắt, gồm hai khía cạnh:
tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh.
Nhưng,
Phật quốc ở đây cần được hiểu như thế nào? Nói theo
ư nghĩa tổng quát nhất, đó là phạm vi mà trong đó giáo
pháp của Phật được lưu truyền. Hoặc nói, đó là môi trường
chịu ảnh hưởng giáo hóa của một đức Phật nhất định
trong một thời gian nhất định. Hoặc nói rơ hơn, và gọn
hơn, đó là thế giới của Phật.
Theo
ư nghĩa tôn giáo, người ta nói rằng một, và duy nhất chỉ
có một, thế giói là một tác phẩm sáng tạo của một đấng
Sáng Tạo Tối Cao. Đấng Sáng Tạo ấy có quyền lực vô biên
và tuyệt đối để sáng tạo ra một thế giới theo ư muốn
của ḿnh, th́ cũng có quyền lực như vậy để hủy diệt
thế giới theo ư muốn. Ư nghĩa ấy phản ánh sự thành lập
một quốc gia và một Nhà nước quân chủ. Vua là sở hữu
chủ của đất nước. Đất nước là của vua.
Phật
không tự nhận Ngài là đấng Sáng Tạo, mà chỉ là vị Đạo
sư của trời và người. Phật không phải là sở hữu chủ
của thế giới, thế th́, làm sao có thể nói là có thế giới
của Phật?
Để
có thể nhận thức rơ ư nghĩa này, chúng ta không thể không
có một ít khái niệm về sự h́nh thành một quốc gia, sự
xuất hiện của Nhà nước, trong lịch sử xă hội loài người,
theo quan điểm Phật giáo, nói một cách tổng quát.
Tất
nhiên, ư thức về sự tồn tại của một quốc gia, sự xuất
hiện một cơ cấu Nhà nước, không phải là ư thức tiên
nghiệm. Trong ư thức tôn giáo, đó là sự giao ước giữa
đấng Sáng Tạo và con người. Trong quan điểm xă hội học,
đó là sự giao ước giữa người và người.
Xă
hội loài người và các định chế của nó là một h́nh thái
sinh hoạt ư thức trong một giai đoạn nhất định trong toàn
bộ quá tŕnh sinh thành và hủy diệt của thế giới. V́ vậy,
khi luận về ư nghĩa tồn tại của xă hội và các định
chế của nó, không thể không đề cập đến nguồn gốc của
thế giới, và như một hệ luận, nguồn gốc của loài người.
Đức
Phật đă nhiều lần từ chối trả lời về nguồn gốc và
sự h́nh thành của thế giới. Sự từ chối ấy hoặc được
giải thích là do lập trường thực dụng, hoặc do giới hạn
nhận thức luận. Thế nhưng, khi cần giải thích nguồn gốc
các định chế xă hội, mà quan niệm tôn giáo đương thời
cho thiên định, đức Phật đă nói rơ về nguồn gốc và
quá tŕnh tiến hóa của con người và xă hội con người.
Nếu
đọc thẳng vào nhiều kinh đi?n Phật giáo, người ta có cảm
tưởng thế giới quan Phật giáo bị bao phủ bởi lớp sương
mù huyền thoại dày đặc. Nhưng, cũng nên hiểu rằng, lớp
huyền thoại ấy không phải đơn giản là hư cấu của ư
thức, mà là một h́nh thái ngôn ngữ. Sự thật hay huyền
thoại tùy thuộc vào cách đọc, hay cách giải mă, ngôn ngữ
ấy. Trong nhận thức luận chung của các khuynh hướng tư tưởng
Phật giáo, không hề có khởi điểm và tận cùng của thời
gian, cũng không hề có tâm điểm và biên giới của không
gian, mà chỉ có tận cùng giới hạn của trí năng. Tất nhiên
là trí năng của nhận thức duy lư, dù là nhận thức triết
học hay nhận thức khoa học. Trong khoảng thời gian và không
gian vô cùng và vô tận ấy, nói về sự xuất hiện và tồn
tại của một thế giới, trong vô số thế giới khác, cũng
có nghĩa là đặt thế giới vào một hệ quy chiếu đặc biệt
nào đó.
Chúng
ta cần đứng trên một nền tảng tư duy về thế giới quan
như thế để phân tích những vấn đề chinh trị và xă hội
trong các truyền thống và xu hướng tu tưởng khác nhau của
Phật giáo.
Trong
quá tŕnh tiến hóa, từ một vi sinh vật tồn tại và phi hành
trong ánh sáng, xuất hiện vào một thời điểm nhất định
trong một chù kỳ thành-trụ-hoại-không của thế giới, con
người cũng chỉ là một sinh vật trong các sinh vật khác,
nhưng do thừa hưởng kết quả quá khứ mà bẩm sinh với một
hữu thể tồn tại được phát triển dần thành hai yếu tố
vừa độc lập vừa bất phân là danh và sắc. Trên cơ sở
đó, ư thức được phát triển càng lúc càng cao do vừa lấy
ngoại giới làm đối tượng vừa vừa phản chiếu trên chính
nó như là chuỗi tồn tại liên tục của một tự ngă.
Cho
đến khi ư thức về sự tồn tại của một tự ngă được
h́nh thành, con người tự tách ḿnh ra khỏi thế giới quanh
ḿnh, phân biệt những ǵ thuộc về ta và những ǵ không
thuộc về ta. Cũơng như để tăng lớn thể tích của thân
xác, con người , như các sinh vật khác, cần hấp thu các dưỡng
chất từ ngoại giới; cũng vậy, để tăng lớn tự ngă, con
người cần chinh phục và chiềm hữu. Từ đó, h́nh thành
một ư thức về sự tích lũy. Tích lũy như vậy không phải
là một khái niệm tiên thiên, không phải là là ư thức tiên
nghiệm, mà là một h́nh thái đặc biệt của ư thức xuất
hiện vào một thời điểm có ư nghĩa trong quá tŕnh tiến
hóa.
Tích
lũy tất nhiên dẫn đến xung đột, cạnh tranh. Mâu thuẫn
xă hội bắt đầu, trật tự cũ bị đảo lộn. Một định
chế mới cần được thiết lập để điều ḥa những mâu
thuẫn, xung đột, do hệ quả của cạnh tranh. Chính quyền
đầu tiên được gọi theo tiếng Pali là Mahâsammato,
được bầu lên bởi đại chúng. Người đứng đầu cơ cấu
mới này đươc gọi là Râjâ, mà sau này thường được
hiểu là vua, hay người cai trị. Nhưng theo định nghĩa của
Pâli, Râjâ có nguồn gốc từ động từ râjati, "nó
làm vui ḷng." Như vậy, chính quyền hay vua là trọng tài xă
hội, được bầu lên và được ủy quyền điều ḥa những
mâu thuẫn xă hội.
Song
song với h́nh thái chính quyền nguyên thủy như trên, các kinh
luận c̣n nêu lên một h́nh thái chính quyền khác, đứng đầu
là một Chuyển luân vương
(Cakravartin), không phải do
dân chúng bầu lên để bảo vệ quyền lợi của họ, mà do
phước báo tích lũy từ nhiều đời của vị ấy. Cả hai
quan điểm cùng được lưu truyền trong một hệ Thánh điển.
Nhưng theo cách nh́n từ lập trường xă hội và sử quan duy
lư, cả hai đại diện cho hai thời kỳ phát triển khác nhau
của tư tưởng Phật học về nguồn gốc và hính thái chính
quyền.
H́nh
thái chính quyền Chuyển luân vương là quan niệm, và cũng
là lư tưởng phổ biến, trong cả hai truyền thống Đại và
Tiểu thừa. Đó là một chính quyền đức trị, và nhân dân
được giáo hoá thuần thiện, với đầy đủ mười phạm
trù đạo đức, hay mười nghiệp đạo thiện. Lư tưởng về
một chính quyền đức trị và một xă hội đạo đức phản
ánh ước mơ của các Phật tử vào các thời kỳ suy thoái
của xă hội. Vả lại, về mặt tiêu cực, như được thấy
trong nhiều kinh luận, trong nhiều truyện truyền kỳ, sự suy
thoái của con người về mặt đạo đức, và kéo theo đó
là sự suy thoái về mặt thể chất, rồi như là hậu quả
tất nhiên của cả hai là suy thoái xă hội toàn diện, là
những xu hướng đương nhiên trong một giai đoạn tiến hoá
của thế giới. Tất nhiên, đó không phải là tiến hóa luận
theo chiều tuột dốc, cũng không phải theo chiều hướng thượng.
Tuột dốc hay hướng thượng tùy theo từng thời kỳ; chúng
nối tiếp nhau lên xuống như những đợt sóng trong đại dương
sinh tử bao la.
Trong
Duy-ma-cật, và trong nhiều kinh điển Đại thừa khác,
h́nh ảnh một quốc gia lư tưởng, và nói rộng ra là một
thế giới lư tưởng, là h́nh ảnh một Phật quốc (Buddha-ksetra).
Dù theo nghĩa đen th́ cũng không thể hiểu đó là nột quốc
gia Phật giáo. Một cách chính xác, từ ngữơ ấy cần được
diễn theo hai nghĩa: quốc gia Phật tính và quốc gia Phật hóa.
Cả hai tổng hợp thành một ư nghĩa duy nhất: tư tưởng tịnh
độ.
Nhưng
cũng cần phân biệt tịnh độ tha lực và tịnh độ bồ tát.
Tịnh độ tha lực nhắm mục đích thoát khỏi thế giới Ta
bà được coi là uế trược này để sinh về một thế giới
tốt đẹp hơn. Tịnh độ bồ tát là thế giới lư tưởng
mà bồ tát xây dựng. Bồ tát trước hết sinh ra trong một
thế giới xấu xa, thoái hóa. Bằng ư chí, bằng hành động,
"năng hành nan hành", làm những việc khó làm, Bồ tát biến
đổi thế giới ô trược ấy thành tịnh độ. V́ rằng, tự
bản chất, hết thảy các pháp vốn thanh tịnh.
Tự
bản chất, hết thảy các pháp đều thanh tịnh. Đó là tiền
đề căn bản cho tư tưởng tịnh độ bồ tát. Đây không
phải là điều mới mẻ và riêng biệt của Đại thừa. Trong
A hàm và Nikàya, đức Phật trước khi nhập Niết bàn cũng
đă nhiều lần ca ngợi vẻ đẹp những nơi Ngài đi qua, xác
nhận ư nghĩa rằng, với những ai đă giác ngộ th́ thế giới
này luôn luôn đượcnh́n thấy là thanh tịnh. Đây cũng là
điều được khẳng định trong phẩm Phật quốc.
Cơi
tịnh độ mà bồ tát phát nguyện xây dựng, nói một cách
tổng quát, có những đặc điểm như dưới đây.
Về
thiên nhiên, đó là thế giới không có những vật chất xấu
xa, dơ bẩn và hôi thối. Người với người sẽ không bị
gián cách nhau bởi không gian vật lư, do đó sự giao thông
và giao tiếp không hề bị chướng ngại. Sự biến đổi khuôn
mặt thế giới như vậy là do sự cải hóa tư tưởng của
chúng sinh tồn tại trong đó. Nếu tâm chúng sinh là một tập
hợp thiện và ác lẫn lộn, th́ thế giới vật chất mà chúng
sống trong đó cũng gồm đủ các thứ đẹp và xấu. V́, như
Phật đă nói: "Chúng sinh là kẻ thừa tự những hành vi mà
nó đă làm trong quá khứ." Nói cách khác, với những hành
vi được thúc đẩy bởi tham. Chúng sinh sẽ sáng tạo ra những
thứ xấu xa, hôi thối mà chính nó là kẻ thừa hưởng. Bằng
những hành vi bị chi phối bởi thù hận, chúng sinh sẽ sáng
tạo những vật chất chướng ngại đ? làm gián cách người
vời ngừời.
Thiên
nhiên phản ánh h́nh thái ư thức. Cho nên, một thế giới
được cấu thành bởi thiên nhiên xinh đẹp là cơi sống của
các loại chúng sinh thuần thiện, bao gồm mười nghiệp đạo
thiện. Trong một quốc gia mà đứng đầu là Chuyển luân vương,
th́ nhân dân trong đó cũng thuần thiện. Điểm khác biệt
với chúng sinh trong tịnh độ bồ tát là ở chỗ, trong cơi
này ngoài sự thành tựu muời nghiệp đạo thiện, chúng sinh
thảy đều được giáo hoá Bồ đề tâm, hướng ước nguyện
đến cứu canh là thành Phật.
Một
điểm đặc biệt nữa là, trong tịnh độ bồ tát, không tồn
tại một quốc vương hay một h́nh thức Nhà nước hay chính
quyền. Duy chỉ có Phật hiện hữu như là vị Đạo sư giảng
dạy chân lư chứ không có chúc năng cai trị. Chúng ta đă
biết rằng, cơ cấu chính quyền hay h́nh thái Nhà nước chỉ
xuất hiện khi mà mău thuẫn xă hội tiến đến mức độ
gay gắt. Xung đột và mâu thuẫn diễn ra trong quá tŕnh cạnh
tranh để tích lũy. Tích lũy được thúc đẩy bởi tham. Tham
là yếu tố tăng trọng bản ngă.
Không
phải tất cả chúng sinh trong tịnh độ bồ tát đều đă
diệt trừ ngă chấp, đạt đến tŕnh độ vô ngă. Nhưng do
bởi không tồn tại những chất liệu nuôi dưỡng, nên tham
phiền năo ch́m sâu dưới đáu biển ư thức, không phát huy
tác dụng để chi phối con người. Nếu không được thúc
đẩy bởi tham, ư niệm tích lũy không tồn tại. Không tích
lũy, do đó không cạnh tranh, và xă hội không bị cuốn hút
vào những xung đột mâu thuẫn. Trong trường hợp đó, sự
tồn tại của một cơ cấu chính quyền là không cần thiết,
và không hợp lư. Hay nói theo cách của các nhà luận lư học
Phật giáo: Cái ǵ không có tác dụng, cái đó không hiện
thực.
Nhưng,
tịnh độ bồ tát không phải là ước nguyện chủ quan của
Bồ tát. V́ đó là môi trường tồn tại của những chúng
sinh có chung những h́nh thái ư thúc giống nhau, do đó tịnh
độ bồ tát là công tŕnh tập thể. Chừng nào chúng sinh
chưa được giáo hóa đầy đủ để tự ḿnh xác lập Chánh
đạo, chừng ấy bồ tát vần chứ thể thành viên măn hạnh
nguyện "tịnh Phật quốc độ." Cho nên, để tịnh Phật quốc
độ, bồ tát đồng thời cũng nỗ lực để thành tựu chúng
sinh. Trả lời câu hỏi của Bảo Tích về ư nghĩa tịnh độ
của bồ tát, đức Phật nói: "Chúng sinh loại là tịnh độ
của Bô tát." Và sau đó Ngài nẽu ví dụ: Một người có
thể xây dựng tùy ư cung điện lâu đài trên khoảng đất
trống, không có các thứ chướng ngại làm vướng bận. Nhưng
người đó không thể dựng các thứ hoặc bằng gỗ hoặc
bằng đất giữa hư không. Chúng sinh chính là nền tảng để
Bồ tát xây dựng tịnh độ.
Nói
cách khác, Bồ tát hành đạo để tịnh Phật quốc độ v́
biết rằng tất các các pháp bản lai thanh tịnh. Đó là Đại
trí. Đồng thời Bồ tát cũng thành tựu chúng sinh, v́ mục
đích hành đạo của Bồ tát là v́ muốn đem sự an lạc đến
cho tất cả. Đó là Đại bi. Cỗ xe Đại thừa luôn luôn phải
được vận chuyển bằng hai bánh : Đại trí và Đại bi.
__________________ Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
|
Quay trở về đầu |
|
|
viewtronic Hội viên
Đă tham gia: 10 October 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 143
|
Msg 2 of 5: Đă gửi: 29 March 2008 lúc 9:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
KHÁI
QUÁT TƯ TƯỞNG KINH DUY MA CẬT
Thích
Viên Giác
|
|
Kinh
Duy Ma Cật xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, nay
không c̣n trọn nguyên văn chữ Phạn, dịch thuật chỉ dựa
vào bản Hán và Tây Tạng. Trước có 6 bản dịch, nay c̣n
chỉ 3 bản:
1.
Phật thuyết Duy Ma Cật kinh, Chi Khiêm đời Ngô dịch, 2 quyển.
2.
Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, do Cưu Ma La Thập dịch, gồm 3 quyển.
3.
Thuyết Vô Cấu Xưng kinh, do Huyền Trang dịch, gồm 6 quyển.
Trong
3 bản dịch này, bản dịch của ngài La Thập được phổ
biến hơn, có lẽ nhờ văn chương lưu loát và khoáng đạt
hơn.
Các
văn bản chú giải cũng khá phong phú, phạm vi phổ biến kinh
Duy Ma Cật khá rộng, phải nói rằng người cư sĩ trí thức
rất chú trọng kinh Duy Ma, lấy đó làm cơ sở tu tập giải
thoát.
Kinh
Duy Ma là một tác phẩm có giá trị về mặt văn học. Đó
là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về
mặt tư tưởng, giải phóng sự g̣ bó trói buộc của nguyên
tắc thông thường, mở ra một con đường rộng thênh thang
cho mọi người trong xă hội.
I.
KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG KINH DUY MA CẬT
Kinh
Duy Ma Cật lấy bối cảnh thuyết pháp tại thành Tỳ Da Ly,
đây là trung tâm hoạt động của Đại chúng bộ. Sau khi Đức
Phật nhập Niết bàn 100 năm, tại thành Tỳ Da Ly đă xảy
ra bất đồng quan điểm về giới luật Phật giáo chia thành
2 phái: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thượng tọa bộ
là phái bảo thủ, Đại chúng bộ là phái cấp tiến. Đại
chúng bộ rất đông đảo gồm Tăng Ni và Phật tử tại gia,
mở đầu cho sự canh tân Phật giáo.
Đạo
Phật tại Tỳ Da Ly được phát triển mạnh mẽ nhờ sự ủng
hộ của quần chúng Phật tử, sự sinh hoạt Phật sự tương
đối phóng khoáng và tự do. Trong môi trường ấy có lẽ các
cư sĩ Duy Ma, Bảo Tích… xuất hiện sau đó.
Nội
dung tư tưởng kinh Duy Ma lấy tư tưởng Bát nhă làm nền tảng,
tức tư tưởng Tánh không. Tư tưởng Bát nhă mang sắc thái
Nhất nguyên luận, chủ trương các pháp vốn thanh tịnh, không
sinh không diệt, b́nh đẳng bất nhị … Trên cơ sở tư tưởng
chân không của Bát nhă, kinh Duy Ma vận dụng và triển khai
tư tưởng Diệu hữu của kinh Hoa Nghiêm một cách triệt để,
có thể thấy được sự giống nhau giữa Duy Ma và Hoa Nghiêm
qua tư tưởng diệu hữu này.
Tư
tưởng kinh Duy Ma có thể được khái quát như sau:
1.
Tâm tịnh độ tịnh:
Tịnh
độ là một trong những chủ đề cốt lơi của kinh và xuyên
suốt hệ thống tư tưởng của kinh, đồng thời là một thể
tài đả kích những quan điểm về thế giới của các bộ
phái Tiểu thừa Phật giáo.
Quan
niệm về Tịnh độ của kinh Duy Ma không phải là sáng tạo
độc lập mà đây cũng là quan điểm chung của các kinh điển
Đại thừa như Bát Nhă, Hoa Nghiêm… Bát Nhă cho rằng thế
giới “bất cấu bất tịnh”; cấu hay tịnh do tâm chứ không
phải do thế giới. Hoa Nghiêm th́ nói: "Ưng quán pháp giới
tính, nhất thiết duy tâm tạo". Mức độ thanh tịnh của tâm
đến đâu th́ thế giới được biểu hiện thanh tịnh đến
đó; nói cách khác, thế giới khổ đau, tăm tối hay hạnh
phúc là do cách nh́n của con người, thái độ tâm lư rất
quan trọng trong việc nhận thức thế giới và kiến tạo thế
giới. Đạo lư lấy tâm làm chủ là đạo lư của đạo Phật
không phân biệt Đại thừa hay Nguyên thủy, đạo lư ấy xác
định vai tṛ quyết định của con người đối với cuộc
đời họ mà không nhờ vào ân điển của một Đấng tối
cao nào. Đạo lư này giúp con người giải thoát mọi khổ
đau và triền phược của cuộc đời, xác định giá trị
của con người qua thực nghiệm tâm linh mà không qua h́nh thức
bên ngoài. Đó là đạo lư nhân bản, mở ra một lối thoát
cho mọi loài chúng sanh.
Xác
định tâm tịnh độ tịnh hoặc thế giới thanh tịnh hay ô
nhiễm do tâm là lập trường của Đại thừa. Tuy nhiên, tư
tưởng Nguyên thủy chủ trương cũng không có ǵ khác biệt,
phải nói rằng chủ trương tâm tịnh độ tịnh chỉ triển
khai trên nền tảng giáo lư Nguyên thủy mà thôi. Kinh Trung
Bộ I, Đức Phật dạy: "Như một tấm vải dơ bẩn dù được
nhuộm với màu sắc ǵ nó vẫn dơ và xấu, c̣n một tấm
vải mới và sạch nhuộm màu ǵ th́ nó cũng đẹp. Cũng vậy,
với một tâm cấu uế th́ làm việc ǵ cũng trở thành cấu
uế; với một tâm không cấu uế th́ làm việc ǵ cũng thanh
tịnh".
2.
Tư tưởng bất tư ngh́ giải thoát:
Tất
cả những ǵ được biểu hiện trên cơi đời này đều là
biểu hiện của thể tánh thanh tịnh, do đó chúng là mầu
nhiệm, là không thể nghĩ bàn. Nói cách khác, chúng là biểu
hiện duyên khởi, trên nền tảng Tánh không.
Sự
bất tư ngh́ ở chỗ biểu hiện một cách vô ngại các năng
lực giải thoát ở nơi các vị Bồ tát, Duy Ma đẩy năng lực
giải thoát lên đến đỉnh cao là tất cả những biểu hiện
trong thế giới hiện tượng, đều là biểu hiện độ sanh
của Bồ tát nhằm mục đích hóa độ chúng sanh nhập vào
Phật đạo. Điều này rất có ư nghĩa: một là tất cả,
những biểu hiện của thế giới hiện tượng như gió thổi,
mây bay, hoa nở, hoa tàn, cho đến kẻ cướp giật, trộm cắp,
ma quỷ cám dỗ… đều là tác dụng giáo dục con đường
giải thoát, tu tập giải thoát không ra ngoài thế giới tầm
thường phàm tục ấy, do vậy chẳng có hiện tượng nào là
không mầu nhiệm. Điều này vượt ra ngoài sự tư duy phân
biệt của con người nên gọi là bất tư ngh́. Ví dụ như
một đóa hoa nở bên đường có thể gợi mở cho ta một cảm
nhận về sự tàn hoại của cái đẹp, qua đó đánh thức
giác tính của ta, làm bùng vỡ trong ta sự giác ngộ về bản
thể của sự sống và ta đạt được giải thoát. Như vậy
đóa hoa là biểu hiện của Bồ tát v́ đă có năng lực “giác
hữu t́nh”. Trong bất cứ trường hợp nào, t́nh huống nào
hay biểu hiện nào cũng đều có khả năng đánh thức giác
tính th́ đó là năng lực của Bồ tát.
Hai
là tất cả chúng sanh rồi sẽ thành Phật, bởi v́ tất cả
những biểu hiện trên cuộc đời này đều là phương tiện
độ sanh của Bồ tát, tức là đều có tác dụng đánh thức
con người, dù con người ngu dốt hèn kém cách mấy sự lặp
đi lặp lại của các quy luật mang khả năng thức tỉnh ấy
sẽ làm cho chúng sanh giác ngộ. Tư tưởng này có lẽ được
triển khai rơ hơn trong Diệu Pháp Liên Hoa.
Thế
giới bản chất là pháp giới (Dhamadattu), khi tâm phân biệt
chấp thủ th́ thế giới đầy đau khổ và biến động nhưng
khi tâm không c̣n chấp thủ nữa th́ thế giới trở nên an
b́nh vô ngại... Tư tưởng Nguyên thủy cũng đă có lập trường
tương tự, sự vi diệu của thân thể và thế giới qua lập
trường duyên sinh và vô ngă của 5 uẩn, 5 khổ uẩn có mặt
khi có chấp thủ, khi chấp thủ đă rơi rụng th́ pháp uẩn
có mặt, nghĩa là pháp giới thanh tịnh.
Người
đạt được bất tư ngh́ giải thoát không c̣n bị giới hạn
bởi các cặp phạm trù: tịnh uế, thiện bất thiện, lớn
nhỏ, trong ngoài, xa gần, quá khứ, hiện tại, vị lai… Do
vậy mọi sự mầu nhiệm xảy ra đó là cảnh giới bất tư
ngh́, khi ấy đạo tràng của Bồ tát hiện diện khắp nơi,
dù là dâm pḥng, tửu điếm... đều khứ lai tự tại.
3.
Tư tưởng bất nhị:
Tư
tưởng bất nhị được nhấn mạnh trong kinh Duy Ma Cật. Bất
nhị tức là không hai, không hai chứ không phải một. Mới
nghe như là chơi chữ nhưng đó là cách diễn đạt con đường
buông xả đầy diệu dụng. Thông thường, thế giới được
nhận thức qua lăng kính nhị nguyên, nghĩa là luôn có chủ
thể và đối tượng, thế giới luôn được phân hai: thiện
ác, tốt xấu, được mất, hơn thua, cao thấp, trên dưới,
trong ngoài, ta người…Không có hai th́ thế giới không tồn
tại. Tư tưởng kinh Duy Ma cho rằng cái hai ấy không phải
là hai, v́ chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân
ly, nói cách khác chúng tồn tại trong thế duyên khởi. Do vậy
không thể nh́n riêng bất cứ pháp nào mà nh́n với cái nh́n
toàn diện của một pháp. Kinh Duy Ma được xây dựng trên
nền tư tưởng Bát Nhă và Hoa Nghiêm: các pháp không có tự
tánh, không sinh không diệt, vô tướng, bất khả thuyết…
Bất nhị là đúc kết lư thuyết chân không diệu hữu mà
Bát Nhă và Hoa Nghiêm đă triển khai. Duy Ma dạy: “ Sắc và
không là hai nhưng sắc là không, không phải sắc diệt mới
không mà là sắc tánh tự không; cũng vậy, thọ, tưởng, hành,
thức…”. Rơ ràng tư tưởng Bất nhị có sắc thái Nhất
nguyên luận. Tuy nhiên Duy Ma không ngừng lại ở triết lư
siêu việt mà đưa tư tưởng Bất nhị vào đời sống thực
nghiệm tâm linh hiện thực rằng: "Nhăn và sắc là hai nhưng
nếu biết nhăn đối với sắc không tham, sân, si th́ đó là
tịch diệt… cho đến ư với pháp là hai, nhưng ư đối với
pháp không tham, sân, si th́ đó là tịch diệt, sống trong ấy
là nhập vào pháp môn Bất nhị”. Như vậy tư tưởng Bất
nhị cũng đă triển khai dựa vào cơ sở tư tưởng Nguyên
thủy về tu tập tịch diệt ở nơi các pháp qua 5 uẩn, 12
xứ, 18 giới, ngay cả quan niệm Bất nhị qua sự im lặng của
Duy Ma hay sự siêu việt vấn đáp của Văn Thù cũng chỉ là
vô hư luận mà tư tưởng Nguyên thủy đă tŕnh bày.
II.
MỤC ĐÍCH CỦA KINH DUY MA CẬT
Kinh
Duy Ma Cật có hai mục đích:
1.
Luận phá tư tưởng Tiểu thừa:
Vào
thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, phong trào vận động
Đại thừa bắt đầu xuất hiện. Sự xuất hiện kinh điển
Đại thừa đă nói lên tính quyết liệt của cuộc canh tân
Phật giáo. Tư tưởng Đại thừa là tư tưởng mới, nhưng
sự đổi mới tư tưởng ấy không tách rời tư tưởng đạo
Phật Nguyên thủy, mà chỉ triển khai trên cơ sở tư tưởng
Nguyên thủy, đă mở rộng tầm nh́n, khai thác những khía
cạnh uyên áo nhất qua nhăn quan thời đại và hơn hết là
phù hợp với tinh thần và bản ư của Đức Phật. Cần phải
nói rằng các bộ phái Phật giáo sau nhiều năm tháng tranh
giành ảnh hưởng đă đưa Phật giáo đi quá xa tinh thần đạo
Phật Nguyên thủy. Điều tai hại là dựa vào giáo lư Nguyên
thủy, các bộ phái chấp chặt vào kinh điển làm cho đạo
Phật bị xơ cứng, đạo Phật dần dần lui vào sơn lâm cùng
cốc, xa lánh cuộc đời. Từ ngữ Tiểu thừa được các nhà
Đại thừa sử dụng để chỉ cho thời kỳ Phật giáo Bộ
phái và thái độ hẹp ḥi bảo thủ của hệ thống cũ làm
cho sinh khí Phật giáo không được như thời Đức Phật nữa.
2.
Vận động phản kháng chủ nghĩa xuất gia:
Đạo
Phật Nguyên thủy chủ trương rằng muốn chứng đắc chân
lư phải từ bỏ thế tục, cô thân chích ảnh, tích cực tu
tập thiền định mới chứng đạt chân lư. Người cư sĩ
khó có thể chứng đạt chân lư bởi sự hệ luỵ của thê
nhi, tài sản và dục lạc, do đó vai tṛ người cư sĩ chỉ
là hộ pháp.Quả thật chúng ta thấy lộ tŕnh tu tập giải
thoát trong Kinh tạng Nguyên thủy chỉ dành cho những người
buông bỏ đời sống thế tục. Pháp môn cao nhất của người
cư sĩ là tu tập Bát quan trai giới, c̣n hành thiền th́ gần
như chỉ dành cho đệ tử xuất gia. Chủ trương như vậy không
có ǵ sai, nhưng đó không phải là bản ư của Đức Phật;
Đức Phật đă nhiều lần xác định người tại gia nếu
đoạn trừ các lậu hoặc vẫn giải thoát. Tuy nhiên, các thời
kỳ Phật giáo Bộ phái đă đóng bít cánh cửa cơ hội giải
thoát của người cư sĩ, đạo Phật như là dành riêng cho
thiểu số. Điều đó đă đưa đạo Phật vào chỗ bế tắc
v́ mục đích của đạo Phật là cứu độ chúng sinh thoát
khổ.
Người
cư sĩ không thỏa măn với chủ nghĩa xuất gia, họ có ước
vọng giải thoát, họ muốn giá trị của đạo Phật được
phổ cập quần chúng, lợi ích nhân gian. Đạo Phật phải
là của đại chúng, v́ vậy cuộc vận động trở nên kịch
liệt.
Kinh
Duy Ma triển khai tư tưởng bất tư ngh́ giải thoát để mở
rộng con đường giải thoát cho mọi người đều được hưởng
hương vị của chân lư. Phải nói rằng chủ trương của kinh
Duy Ma đă đem lại luồng sinh khí cho đạo Phật, nhất là
thỏa măn nhu cầu tri thức và thực nghiệm tâm linh cho số
đông.
III.
KẾT LUẬN
Kinh
Tăng Chi, Đức Phật dạy: Có 4 hạng người xuất gia:
1.
Thân xuất gia mà tâm không xuất gia.
2.
Tâm xuất gia mà thân không xuất gia.
3.
Thân và tâm đều xuất gia.
4.
Thân và tâm đều không xuất gia.
Như
vậy, ngay trong giáo lư Nguyên thủy, Đức Phật đă xác định
có hạng người đạt được giải thoát trong đời sống thế
tục mà không cần xuất gia, giá trị của họ rất lớn. Đại
thừa dựa trên cơ sở ấy mà triển khai con đường Bồ tát:
"Phật
pháp tại thế gian
Bất
ly thế gian giác
Ly
thế mích bồ đề
Do
như cầu thố giác".
Kinh
Duy Ma cũng dựa trên cơ sở ấy để phản kháng chủ nghĩa
xuất gia rằng không cần từ bỏ thế tục vẫn thực hiện
tâm linh giải thoát.
Khát
vọng giải thoát của người cư sĩ đă từng được Kinh tạng
Nguyên thủy ghi lại, đó là trường hợp Cấp Cô Độc. Cấp
Cô Độc trước khi qua đời được hưởng hương vị giải
thoát qua bài thuyết pháp Vô ngă tính, ông đă thiết tha yêu
cầu Thế Tôn hăy cho hàng cư sĩ cơ hội tu tập theo con đường
giải thoát chứ không chỉ dừng lại ở con đường lên cơi
trời. Nữ cư sĩ Visakha cũng là một trong những cư sĩ tu tập
pháp giải thoát qua pháp môn Bát quan trai.
Nếu
bỏ qua một bên sự quá đáng trong việc chỉ trích các Thánh
tăng A la hán th́ ưu điểm của kinh Duy Ma Cật rất lớn, điểm
đặc biệt và nổi bật của kinh là tạo nên một đường
lối mới, một sinh khí mới. Đường lối mới ấy đă làm
cân bằng con đường tâm linh và con đường xă hội, mặt
khác thực tế hóa, đại chúng hóa con đường giải thoát
của đạo Phật.
__________________ Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
|
Quay trở về đầu |
|
|
viewtronic Hội viên
Đă tham gia: 10 October 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 143
|
Msg 3 of 5: Đă gửi: 29 March 2008 lúc 9:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
HUYỀN
LUẬN DUY-MA-CẬT
Tuệ
Sỹ
|
|
CHƯƠNG
I:
PHÁP
HỘI VƯỜN XOÀI
DẪN
Phật
trú trong vườn Xoài của kỹ nữ Am-ma-la-bà-lị (Āmrapālīvana),
thành Tỳ-da-li (Vaiśālya), thủ phủ của ḍng họ Ly-xa (Licchavi).
Bấy
giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra),
mỗi người mang theo một cây lọng quư, biểu hiệu quyền
quư, đến vườn Xoài cúng dường Phật. Các công tử hỏi
Phật, làm thế nào để kiến thiết quốc độ thanh tịnh,
và h́nh thái thanh tịnh của quốc độ Phật như thế nào.
Phật giảng cho các công tử về quá tŕnh tu tập bản thân
và hành đạo để thành tựu được mục đích ấy. Cuối
cùng, Phật kết luận: sự thanh tịnh của tâm của Bồ tát
như thế nào th́ sự thanh tịnh của quốc độ của Phật
cũng như vậy.
Kết
luận này gợi nên sự hoài nghi nơi Xá-lợi-phất: Há đức
Thích Tôn khi hành Bồ tát đạo tâm không thanh tịnh hay sao,
để khi thành Phật quốc độ lại xấu xa như thế này? Nhân
đó Phật thị hiện cho Xá-lợi-phất cùng đại chúng hiện
diện nh́n thấy thế giới bản lai vốn cực kỳ thanh tịnh,
vô cùng tráng lệ.
I.
PHÁT
KHỞI CHI HƯỚNG
Một
thời đại xa xưa, các hàng vương tôn công tử được nuôi
dưỡng trong nhung lụa, được bảo bọc bởi quyền lực thống
trị; sống với tuổi trẻ hưởng thụ ngũ dục, học tập
và chờ đợi kế thừa cơ nghiệp được dựng lên và được
bảo vệ bằng thanh kiếm; họ có suy nghĩ ǵ về sự nghiệp
tương lai? Về ư nghĩa nhân sinh? Họ nghĩ ǵ về đám thuộc
hạ, thần dân, với những hạnh phúc và khổ lụy nhân sinh;
với những bức bách khốn quẩn của giá trị sinh tồn? Một
số không đủ kiên nhẫn đợi chờ đă manh tâm giết cha,
giết anh để thâu tóm quyên lực trong tay, tự do tự tại
làm những ǵ ḿnh thích, hủy diệt những ǵ ḿnh ghét. Một
số khác an phận với những ǵ đang được cho và những ǵ
sẽ cho, tùy thuộc sự yêu ghét của những ai đang và sẽ
là chủ nhan ban phát ân huệ; sống vâng theo định mệnh an
bài nào đó từ trên cao là Thượng đế mà dưới cơi trần
là Nhân vương. Một số khác phản tỉnh trên tự thân, tư
duy về lẽ sống chết; quan sát những giá trị sinh tồn, về
hạnh phúc và đau khổ.
Hàng
sau cùng, khám phá tự thân chỉ là một tổ hợp giả tạo;
hạnh phúc từ những hưởng thụ ngũ dục chỉ là phù du,
chỉ đáng khát khao cho những ai đang đắm ḿnh trong quên lăng
bởi cơn say. Không có nấc thang cao quư và sang hèn giữa các
vương tôn công tử cùng với hạng cùng đinh hạ đẳng. Thế
giới này không được sáng tạo riêng cho một chủng tộc,
cho một ḍng họ, cho một giai cấp. Nó là kết quả của cộng
nghiệp, của sáng tạo cộng đồng bởi khát vọng sinh tồn
phổ quát; được sáng tạo từ ư chí muốn sống, muốn được
an ổn để sống của từ con sâu, con kiến bé bỏng. Thế
giới ấy là công cụ che chở và nuôi dưỡng các sinh loại
đă sáng tạo nên nó bắng khát vọng sinh tồn; thế giới
ấy cũng là công cụ trừng phạt các sinh loại đă dựng lên
nó bằng hận thù, tranh đoạt. Trong từng giây phút, như bốn
ngọn núi lớn từ bốn phía đang trườn tới, nghiền nát,
hủy diệt tất cả những ǵ chúng đi ngang qua. Yếu đuối
như sâu kiến, hùng mạnh như vua chúa, thảy đều bị nghiền
nát. Chỉ những ai đang say sưa, đang ngủ say mới không thấy
được tại họa đang tràn đến.
Vậy
ta phải làm ǵ để dựng một thế giới an toàn. một hải
đảo an toàn giữa đại dương mênh mông, đầy hiểm nguy ŕnh
rập?
Một
đoàn Công tử Ly-xa, một ḍng họ hùng mạnh đang cai trị
thành bang t́-da-li phú cường, với xe ngựa, với tàn long,
với tất cả biểu hiệu uy quyền vương giả, họ hướng
về phía vườn Xoài của một kỹ nữ danh tiếng, nơi đó
Phật và Thánh chúng đang tạm dừng chân trên bước đường
hành đạo. Tất cả sức mạnh của tuổi trẻ, tất cả sự
hùng cường của ḍng họ, và tất cả lạc thú mà họ dễ
dàng đạt được bằng sức mạnh ấy khi đi đến vườn Xoài
trước đây, nay tất cả những thứ ấy có ư nghĩa ǵ trước
sức mạnh của chân lư, của những vị đă nh́n thấy sự
thật của thế gian?
Bây
giờ họ đên vườn Xoài này để muốn biết có hay chăng
ở đâu đó một thế giới an toàn, an lạc, mà sức mạnh
uy quyền và vật duhc hưởng thụ không mang lại được, không
thể ǵn giữ lâu bền được.
Các
Công tử Ly-xa dẫn đầu bởi Bảo Tích, đến cúng dường
Phật, và sau đó hỏi Phật về một thế giới an toàn, an
lạc; về sự kiến thiết quốc độ trang nghiêm. Bắt đầu
từ đây là một đoạn đường chuyển hướng. Những
chuyện ly kỳ trong đời sống của Duy-ma-cật cũng bắt đầu
từ đây. Danh hiệu Duy-ma-cật chưa được giới thiệu, nhưng
chí hướng Bồ tát và các ư nghĩa liên hệ mà Duy-ma-cật
nói và làm được kể chi tiết trong toang bộ Kinh được giới
thiệu ngay ở đây, qua h́nh ảnh được nh́n hoặc chính diện
hoặc phản diện từ các Công tử Ly-xa cho đến vườn Xoài
của kỹ nữ.
Khởi
điểm và chí hướng của Bồ tát đạo được nêu lên ở
đây. Do ư nghĩa này mà phẩm thứ nhất, trong bản dịch của
Cưu-ma-la-thập, có tiêu đề là “Phật quốc phẩm.” Tiêu
đề theo bản Phạn hiện c̣n cũng với ư nghĩa tương tợ:
bằng những điều kiện ǵ, bằng những phương tiện ǵ,
để kiến thiết một quốc độ thanh tịnh trang nghiêm, một
thế giới xinh đẹp, an toàn và an lạc.[1] Trong bản dịch
của Huyền Tráng, tiêu đề là “Tự phẩm.” Theo thông lệ,
các kinh Đại thừa bắt đầu với phẩm Tựa, giới thiệu
thời gian, địa điểm, thính chúng, và các yếu tố khác liên
quan đến lư do bản kinh được giảng thuyết.
Phẩm
tựa như vậy được chia làm hai phần chính. Phần tổng quát,
chung cho tất cả các kinh, giới thiệu hoàn cảnh thuyết
kinh. Phần cá biệt, giới thiệu nội dung chủ yếu của kinh.
Duy-ma-cật
sở thuyết mở đầu kinh với tiêu đề “Phật quốc phẩm”
đă nêu rơ nội dung chủ yếu của kinh. Theo đó, bản kinh
không phải đơn thuần là bản hành trạng của của Duy-ma-cật,
mặc dù có những chi tiết nói về đời sống và các hành
vi của Duy-ma-cật. Nhưng điều cần được nhấn mạnh
là nội dung hành đạo của Bồ-tát. Nội dung đó, như đă
biết, là “tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.[2]
Toàn
bộ kinh được diễn ra ở hai địa điểm. Tại vườn Am-la[3]
và tại căn pḥng riêng của Duy-ma-cật, nơi ông đang nằm
bệnh. Kinh mở đầu bằng sự kiện, lúc đó Phật cùng với
đại chúng tỳ kheo đang trú ngụ tại vườn Am-la, tức khu
vườn của kỹ nữ Am-ba-bà-lị[4]. Điều này rất có ư nghĩa.
Khu vườn ấy đă được Am-ba-bà-lị dâng cúng cho Phật sau
khi nàng quy y.[5] Từ một địa điểm xa hoa trụy lạc nay bỗng
nhiên biến cải thành nơi chốn tu hành nghiêm túc. Vườn xoài
vẫn như cũ. Kỹ nữ Am-ba-bà-lị vẫn là kỹ nữ. Các vương
tôn công tử vẫn t́m đến nàng để mua vui. Nhưng nay, vẫn
những người đó, khi họ trở lại lạc viên ngày trước,
th́ một sự thay đổi kỳ diệu nào đó đă xảy ra.
Trước kia, họ đến đây để thưởng thức vị ngọt của
ngũ dục. Nay, vẫn những con người đó, họ đến đây để
phát hiện một hương vị tuyệt vời khác: hương vị của
Chân lư, vị ngọt của Chánh pháp. Được nuôi dưỡng bằng
vị ngọt đó, cuộc đời của họ thay đổi, hướng đến
phụng sự và kiến thiết một thế giới thanh tịnh, quốc
độ Phật. Điều đó khiến mọi người khởi lên ư nghĩ
liên tưởng và so sánh. Sẽ là hiện thực chăng, thế giới
được xem là ngập tràn nước lũ ô trược này nhất định
sẽ có thể trở thành thế giới thuần tịnh, một khi tâm
tư của chúng sinh sống trong đó được biến cải? Và phải
chăng, một khi tâm của chúng sinh đă thanh tịnh th́ vị ngọt
ngũ dục vốn là nguyên nhân của đau khổ sẽ trở thành vị
ngọt của Chân lư, của Chánh pháp?
Sự
kiện, năm trăm công tử trong thanh Tỳ-da-ly, dẫn đầu bởi
Bảo Tích,[6] đến vườn xoài để tham lể Phật, được giới
thiệu ngay trong phần tựa này cũng là điều có ư nghĩa.
Trước đây có thể nhiều người trong số họ đă
đến với người kỹ nữ danh tiếng nơi vườn xoài này để
t́m lạc thú. Nay họ đến đây không do thúc đẩy của khát
khao dục vọng, nhưng đến để t́m một giá trị siêu việt
nào đó của sự sống. Cho nên, sau khi lễ Phật và cúng dường,
Bảo Tích thỉnh cầu Phật chỉ dạy con đường hành đạo
thực tiễn để Bồ-tát kiến thiết quốc độ Phật thanh
tịnh và thành tựu chúng sinh thuần thục trong chân lư.
II.
BIỂU
TƯỢNG CUƠNG GIỚI PHẬT QUỐC
Khái
niệm một quốc gia bao gồm lănh thổ, nhân dân và cơ cấu
chính quyền. Phật quốc tuy không phải là một quốc gia mà
đứng đầu Nhà nước là Phật để tất yếu phải gồm những
yếu tố như thế. Nhưng, trong các truyền thống Phật giáo,
giữa không gian vô cùng tận này tồn tại vô số Phật quốc.
Điều làm nảy sinh khái niệm rằng mỗi Phật quốc đương
nhiên tồn tại một đường biên nào đó, để có thể phân
chia giới hạn các Phật quốc khác nhau.
Trong
kinh Tiễn dụ (Thí dụ về mũi tên),[7] khi Man Đồng Tử yêu
cầu Phật giải thích một số vấn đề trong đó có câu hỏi:
thế giới này hữu biên hay vô biên, đức Phật không trả
lời, cho đó là những câu hỏi không liên hệ đến mục đích
giải thoát. Nhưng các nhà Phật học về sau khi đi sâu vào
ư nghĩa triết học của vấn đề, đă lập luận rằng các
câu hỏi không đuợc Phật trả lời v́ bản chất không xác
định của chúng. Thực tế, các câu hỏi của Man Đồng Tử
nếu không được trả lời trong một phương diện nào đó
th́ sẽ không thể thành lập một thế giới quan Phật giáo.
Và do thế sẽ không thể giải thích khẳng định trong nhiều
kinh rằng “không hề có hai vị Phật xuất hiện
cùng thời gian trong cùng một thế giới.” Đâu là giới
hạn của một thế giới?
Từ
“thế giới” hay “thế gian” trong tiếng Việt đều tương
đương với một từ tiếng Phạn: loka. Các nhà Phật học
phân chía hai phạm trù thế giới: thế giới sinh vật (hay
hữu t́nh thế gian),[8] và thế giới vật chất[9] (hay khí
thế gian). Nói cách khác, một thế giới là một môi trường
để chúng sinh tồn tại, với những khí cụ hay phương tiện
và điều kiện cần thiết để chúng sinh sinh sản, rồi trưởng
thành, rồi chết đi và tái sinh. Núi rừng, sông, biển, các
thứ vân vân, cho đến mặt trời, mặt trăng tinh tú, tất
cả đều là hoàn cảnh và điều kiện sinh tồn của chúng
sinh, phù hợp với tâm thức và nghiệp cảm của các loài
chúng sinh sống trong đó.
Một
ngh́n thế giới như vậy hiệp thành một tiểu thiên thế.
Một ngh́n tiểu thiên thế giới hiệp thành một trung thiên
thế giới. Một ngh́n trung thiên hiệp thành một đại thiên
thế giới, cũng gọi là tam thiên đại thiên thế giới.[10]
Mỗi Tam thiên đại thiên như vậy là một cơi Phật, trong
đó thế giới vật lư bị chi phối các quy luật giống nhau,
và các chúng sinh cùng được giáo hóa bởi giáo pháp của
một đức Phật như nhau. Ngoài đó ra, mỗi thế giới tồn
tại theo các quy luật riêng biệt. Chẳng hạn, chúng sinh ở
thế giới Ta-bà, phạm vi mà giáo pháp của đức Thích-ca có
tác dụng, hết thảy giáo pháp được công bố và được
lănh hội đều qua phương tiện âm thanh. Nhưng có thế
giới khác, như cơi của Phật Hương Tích, ở đó phương tiện
truyền thông lại là mùi hương.[11] Nếu các chúng sinh trong
thế giới Ta bà này tồn tại nhờ dung nạp bốn loại
thực phẩm mà loại thứ nhất cần được chuyển hóa qua
dạ dày, th́ ở thế giới Hương tích thực phẩm chính
là mùi hương.
Như
vậy, khái niệm Phật quốc cũng bao hàm khái niệm về cương
giới, và loại biệt chúng sinh tồn tại trong phạm vi cương
giới đó với các h́nh thái và trạng huống đau khổ và hạnh
phúc chung. Khái niệm này được xác định bằng hành vi thần
kỳ mô tả trong phẩm Phật quốc như sau:
“Bấy
giờ, ở Tỳ-da-ly có một vị công tử tên là Bảo Tích, cùng
với năm trăm công tử, cầm các bảo cái được làm bởi
bảy thứ báu, đi đến chỗ Phật. Sau khi cúi đầu lễ dưới
chân Phật, mỗi người dâng bảo cái của ḿnh lên cúng
Phật. Bằng uy lực siêu nhiên, Đức Phật làm cho tất cả
các bảo cái ấy hiệp thành một cái duy nhất, che trùm cả
Tam thiên đại thiên thế giới. Tất cả h́nh thái của thế
giới này với tất cả chiều kích của nó thảy điều ánh
hiện vào trong ấy. Lại nữa, trong Tam thiên đại thiên thế
giới này, với các núi ... ;[12] các đại dương, các sông
ng̣i, các suối, nguồn, cho đến mặt trời, mặt trăng, các
sao, thiên cung, long cung, thần cung; tất cả đều ánh hiện
trong đó mười phương chư Phật, cùng với giáo pháp của
muời phương chư Phật ấy, thảy đều ánh hiện trong bảo
cái ấy.”
Bảo
cái, hay lọng báu, là dụng cụ để che đầu. Bảo cái có
nhiều chủng loại khác nhau, biểu hiệu cho thân phận xă hội
khác nhau của mỗi cá nhân. Bảo cái cũng là biểu hiệu cho
uy quyền của vua hay hoàng đế.
Khi
các công tử thành Tỳ-da-ly dâng các lọng báu cúng Phật,
cũng chỉ là hành vi đơn giản, với ư nghĩa b́nh thường
là dâng cúng một vật dụng cần thiết để che nắng, che
mưa. Nhưng, trong trường hợp đặc biệt như ở đây,
khi mà thời cơ thích hợp để nêu cao lư tưởng Bồ-tát đạo,
và chỉ rơ mục tiêu cứu cánh và đường hướng hành đạo
thực tiễn đối với lư tưởng ấy, đức Phật khiến cho
các bảo cái hiệp nhất để biểu tượng cho Phật quốc,
trong đó, như trong một sa bàn, hiện rơ h́nh thái và cương
giới Phật quốc, là phạm vi mà giáo pháp của một đức
Phật có thể được thực hành có hiệu quả, và cũng là
môi trường thực tế để Bồ-tát hành đạo.
III.
HÀNH
TRANG TƯ TƯỞNG
Trong
quốc độ và quốc giới như vậy, h́nh thái như thế nào
để có thể nói là thanh tịnh trang nghiêm, và làm thể nào
để thành tựu h́nh thái ấy? Có ba yếu tố cần thiết: Thứ
nhất, cảnh vực, bao gồm không gian giàn và thời gian để
kiến thiết quốc độ ấy. Thứ hai, tŕnh độ nhận thức
để quan sát các giá trị giả và thực của thực tại để
kiến thiết quốc độ chân thực chứ không phải vọng tưởng
điên đảo. Thứ ba, một căn bản giáo nghĩa, hay những nguyên
lư để tiến hành mà không sợ bị lệch hướng tạo nên
một thế giới dị dạng. Trong thuật ngữ triết học Phật
giáo, ba yếu tố đó được gọi là canh - trí- giáo.
Gia
Tường Đại sư khi viết Tịnh Danh huyền luận.[13] đă xoay
quanh ba phạm trù cảnh-trí-giáo trên hai phương diện bản
môn hay bản thể luận và tích môn hay hiện tượng luận để
phân tích toàn bộ nội dung của Duy-ma-cật sở thuyết. Bản
thể luận và hiện tượng luận là hai từ Việt hiện đại
được vay mượn từ nội hàm triết học phương Tây, nhưng
không hoàn toàn hàm ngụ hết ư nghĩa của từ bản môn và
tích môn. Ở đây, cảnh giới của chân lư thực chứng được
nhận thức bởi trí vô phân biệt của Phật được gọi là
bản môn. Cảnh giới thực chứng ấy được Phật mô tả
lại cho các hàng chúng sinh tùy theo tŕnh độ bằng các phương
tiện ngôn ngữ; đây gọi là tích môn. Tích là dấu vết,
là lối ṃn, để người sau lần bước khám phá ra hướng
đi chính xác. Trong quán tŕnh hành Bồ tát đạo, cảnh giới
được hướng đến chỉ căn cứ theo mô tả của Phật, c̣n
chân thực tính của cảnh giới ấy th́ bằng tŕnh độ hiên
tại của trí tuệ th́ chưa thể h́nh dung nỗi. Cảnh giới
thực chứng của Phật mà Bồ tát hướng đến như là mục
tiêu cứu cánh như vậy là bất khả tư nghị, vượt ngoài
tŕnh độ tư duy của các hàng chưa giác ngộ như Phật. Đại
sư nói: “Do cảnh (đối tượng) bất tư nghị khởi trí bất
tư nghị. Bằng trí bất tư nghị, diễn giáo bất tư nghị,
khiến cho hàng đệ tử tiếp thọ giáo hóa; nhân giáo mà thông
lư; nhân lư mà phát trí.”[14]
Về
quan hệ ba phạm trù này với bản-tích, Đại sư nói: “Cảnh
làm trổi dậy trí; đó là bản (môn) bất tư nghị. Giáo chính
là tích (môn) bất tư nghị.”[15]
Trên
phương diện bản thể luận, thể tính hay tự tính của Phật
quốc vốn thanh tịnh. Ở đoạn sau trong phẩm Phật quốc này
Phật thị hiện cho ngài Xá-lợi-phất thấy rơ thế giới
Ta-bà vốn dĩ được quan niệm là một thế giới đầy ô
trược nguyên lai trong tự tính lại là thế giới thanh tịnh
như tất cả Phật quốc khác trong mười phương thế giới.
Cảnh tương ứng với trí. Do đó, chỉ với trí tuệ thanh
tịnh mới nhận thức được bản nguyên thanh tịnh của thế
giới. Nhận thức như thế là trí bất tư nghị. Cảnh và
trí ấy siêu việt mọi tư duy, biện giải; vượt ngoài khả
năng luận giải của ngôn ngữ. Nhưng bằng phương tiện khéo
léo, đức Phật thuyết pháp tùy theo mọi căn cơ, nói được
những điều không thể nói. Đó là phương pháp luận từ
bản mà thiết lập tích. Rồi căn cứ vào giáo thuyết ấy
mà thực hành, các đệ tử dần dần thể nhập cảnh và trí
bất tư nghị. Đó là phương pháp luận đi từ tích đến
bản. Đại sư Gia Tường nói: “Trước hết do cảnh phát
trí, sau đó mới ứng theo vật mà ban phát giáo. Đố là từ
bản dẫn xuống tích[16] . Mượn giáo để thông lư. Đó là
bằng tích mà chỉ vào bản.[17]
Nói
cách khác, như được thị hiện trong bảo cái, có vô số
Phật quốc khác nhau, th́ cũng có vô số phương tiện thuyết
giáo và vô số phương tiện hành đạo khác nhau. Do vậy, khi
Bồ-tát hành đạo trong một Phật quốc cá biệt với đối
tượng thành tựu là các loại chúng sinh cá biệt, thế th́
Bồ-tát cũng y trên một giáo pháp cá biệt thích ứng. Đó
là hành trang tư tưởng của Bồ-tát, cần chuẩn bị đủ
để lên đường đi về Phật quốc.
Phân
tích ư nghĩa loạt bài tụng mà Bảo Tích đọc lên để tán
thán Phật chúng ta sẽ có thể t́m thấy những ǵ là hành
trang tư tưởng cho Bồ-tát hành đạo, để làm thanh tịnh
quốc độ và thành tựu sự thuần thục của chúng sinh.
Một
cách tổng quát, nội dung loạt bài tụng tán Phật của Bảo
Tích là sự triển khai cặp tương đối Phật quốc và Phật
thân. Như đă thấy, khi luận giải thế giới, các
nhà luận sư Phật học cổ đại phân tích thế giới thành
hai loại, hữu t́nh thế gian và khí thế gian, tức thế
giới sinh vật và thế giới tự nhiên. Ở đây, trong sự phát
triển của tư tưởng Đại thừa, hay trong tư tưởng
Bồ-tát đạo, khái niệm về Phật quốc cũng bao gồm hai phạm
trù như vậy. Trong đề cương của Gia Tường Đại sư, đó
là cặp tương đối cảnh và trí.
Trong
thời kỳ đầu, các luận sư A-tỳ-đàm luận giải Phật thân
với hai phạm trù là sắc thân và pháp thân. Sắc thân là
bản thân do cha mẹ sinh ra, chịu tác động của quy luật vật
lư. Pháp thân là bản thân có được sau khi giác ngộ.
Trong
phẩm “Phương tiện,” bằng cách giả bịnh, Duy-ma-cật
thuyết pháp cho các cư sỹ, đề cao Pháp thân của Phật: “Phật
thân chính là Pháp thân, sinh ra từ vô luợng công đức trí
tuệ, từ giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát
tri kiến…” Đoạn khác, khi nghe ngài A-nan nói Phật đang
bịnh, Duy-ma-cật nói với ngài A-nan: “Thân của Như lai là
Pháp thân, không phải thân do tư dục. Phật là đấng Thế
Tôn, vượt ngoài tam giới. Thân Phật là vô lậu, v́ các lậu
đă bị dứt sạch. Thân Phật là vô vi, v́ không thuộc khái
niệm. Bản thân như vậy làm sao có bịnh?”
Giải
thích quan hệ Phật thân và Phật độ, Khuy Cơ minh giải: Quốc
độ Phật có ba, 1. Pháp tính độ, trú xứ của Pháp thân,
là lư thể của Chân như; tức thế giơi chân lư mà tự thân
Phật chứng nhập. 2. Thọ dụng độ, thế giới của Báo thân,
thọ hưởng quả báo của vô số công đức được tích lũy;
thế giới trang nghiêm thanh tịnh mà tự thân Phật cảm nghiệm.
3. Biến hóa độ, thế giới của Hóa thân Phật, tịnh hay
uế không nhất định; thế giới Phật xuất hiện để giáo
hóa chúng sinh.[18]
Trong
tông Thiên thai, Phật thân và Phật quốc hay Phật độ được
luận giải bằng bốn phạm trù: 1. Phàm thánh đồng cư độ,
thế giới vừa tịnh vừa nhiễm, ở đó Thánh nhân và phàm
phu cùng sống chung. 2. Phương tiện Thánh cư độ, thế giới
chỉ tồn tại các Thánh nhân. Cũng gọi là Hữu dư phương
tiện nhân độ, thê giới hữu dư cho cac Thánh giả tuy đă
vượt khỏi phần đoạn sinh tử nhưng c̣n tàn dư là biến
dịch sinh tử chưa được vượt thoát. 3. Thật báo trang nghiêm
độ, thế giới do quả báo chân thực từ nhân tu hành chân
thật. Cũng gọi là “thật báo vô chướng ngại”, v́ sắc
tâm không c̣n bị chướng ngại. Cũng gọi là “quả báo thuần
pháp thân cư”, là trú xứ của Pháp thân Bồ tát. 4. Thường
tịch quang độ, thế giới của các bậc Diệu giác. Quốc
độ thứ nhất và thứ hai là thế giới của Ứng thân Phât.
Quốc độ thứ ba, vừa Ứng thân, vừa Báo thân. Quốc độ
thứ tư duy chỉ thuộc về Pháp thân Phật.[19]
Khái
niệm Phật thân trong loạt bài tụng của Bảo Tích có tính
cách cá biệt, không theo các khuynh hướng giải thích trong
các trường Phật học khác. Phật thân ở đây được nhận
thức trên cơ sở nghiệp. Nghĩa là, Tùy theo bản chất và
mục tiêu hành động của Bồ-tát mà Phật thân được nhận
thức tương ứng.
Bài
tụng thứ nhất tán thán Phật thân mà ngài Khuy Cơ phân tích
thành sáu điểm tịnh gồm trong ba nghiệp: con mắt tịnh, ư
lạc tịnh, định tịnh, bĩ ngạn tịnh, nghiệp tịnh và danh
xưng tịnh.[20] Bài tụng nói:
Con
kính đảnh lễ Ngài,
Vị
dẫn đạo chúng sinh bằng con đường tịch tĩnh.
Mắt
trong vắt, dài rộng như sen xanh;
Tâm
tịnh, đă vượt các thiền định;
Lâu
dài tích chứa nghiệp tịnh,
Danh
xưng không thể lường.
Trong
bài tụng thứ hai, Phật thân và Phật quốc được nhận thức
như một chỉnh thể thống nhất, mà Phật thị hiện cho thấy
trong bảo cái.
Các
bài tụng tiếp theo tán thán riêng biệt Pháp thân. Nếu phân
tích theo phương pháp luận của Gia Tường, th́ Pháp thân ở
đây gồm hai phương diện, bản (bản thể) và tích (hện
tượng): Pháp thân như là hiện thân của thể tính chân lư,
và Pháp thân tương ứng với các loại chúng sinh sai biệt.
Tùy theo cơ cảm của mỗi hạng chúng sinh, và tùy theo tŕnh
độ sai biệt của Thánh Hiền, của Bồ-tát, Phật và giáo
pháp của Phật được nhận thức và lănh hội không đồng
nhất.
Mặc
dù thể tính của các pháp vốn siêu việt tư duy, siêu việt
ngôn ngữ, nhưng do đă thể nhập pháp tính, đạt được sự
tự tại đối với các pháp, nên Phật có thể phân tích,
giải thuyết các pháp và pháp tướng một cách chính xác;
dù vậy, đệ nhất nghĩa tức Chân tính tuyệt đối vẫn không
v́ thế mà bị rối loạn, dao động. Pháp mà Phật diễn giải
không phải là hữu, cũng không phải là vô; tất cả sinh khởi
do nhân duyên. Phần đầu bài tụng thứ năm nói:
Không
nói pháp hữu, cũng không phi hiện hữu;
Bởi
do nhân duyên các pháp sanh.
Vô
ngă, không tạo tác, không người thọ báo.
Nhưng
nghiệp thiện ác không hề mất.
Bằng
bản chất của giáo pháp như thế, Phật vận chuyển bánh
xe Chánh pháp trong cả Đại thiên thế giới. Khởi từ đó,
Tam bảo xuất hiện ở thế gian làm nới nương tựa cho chúng
sinh. Các bài tụng 12-14 nói:
Phật
bằng một âm diễn thuyết Pháp;
Chúng
sinh tùy loại đều hiểu được;
Đều
nói Thế Tôn cùng tiếng của ḿnh;
Ấy
do thần lực pháp bất cộng.
Phật
bằng một âm diễn thuyết Pháp;
Chúng
sinh mỗi mỗi theo chỗ hiểu,
Đều
được thọ hành, đại lợi ích;
Ấy
do thần lực pháp bất cộng.
Phật
bằng một âm diễn thuyết Pháp;
Có
kẻ nghe sợ, có kẻ vui,
Có
kẻ chán bỏ, kẻ hết nghi;
Ấy
do thần lực pháp bất cộng.
Mối
quan hệ của Phật thân và Phật độ như đă thuật cũng có
thể được nhận thức theo một khía cạnh khác; khía cạnh
thực dụng. Với thể tính mầu nhiệm của Pháp mà Ngài chúng
đắc dước gốc Bồ-đề, Phật đă thành tựu phẩm tính
tự lợi. Bằng phương tiện thuyết giáo vi diệu, Phật đă
thành tựu các phẩm tính lợi tha. Bồ-tát khi hành đạo cũng
thế, v́ mục đích giác ngộ của chính ḿnh mà cũng v́ sự
an lạc của mọi loài.
Cuối
cùng, Bảo Tích đọc lời kính lễ Phật:
Cúi
lạy đấng Mười lực, Đại tinh tấn;
Cúi
lạy đấng đă đạt vô sở uư;
Đảnh
lễ bậc trụ pháp Bất cộng;
Đảnh
lễ Đại đạo sư của tất cả;
Đảnh
lễ đấng dứt mọi trói buộc;
Đảnh
lễ đấng đến bờ bên kia;
Đảnh
lễ đấng cứu độ thế gian;
Đảnh
lễ đấng thoát ṿng sinh tử.
IV.
THANH TỊNH QUỐC ĐỘ PHẬT
1.
CĂN BẢN TỊNH PHẬT QUỐC ĐỘ
Khi
được Bảo Tích thỉnh cầu Phật chỉ giáo h́nh thái
tồn tại của Phật quốc, đức Phật nói: “Các loại chúng
sinh là Phật quốc của Bồ-tát.”[21]
Như
đă biết, các luận sư Phật học chia thế giới làm hai phạm
trù, hữu t́nh và khí thế gian. Các nhà chú giải Duy-ma-cật
cũng dựa trên đó để thuyết minh ư nghĩa tịnh độ Phật
quốc. Do đó, khi giải thích từ loại[22] trong “chúng sinh
chi loại”, Trạm Nhiên cho đó là khí loại. Giải thích này
phù hợp với văn dịch của ngài Huyền Tráng: “Quốc độ
của các hữu t́nh là Phật độ của Bồ-tát.”[23] Để
giải thích ư nghĩa của câu này, Khuy Cơ phân tích hai loại
quốc độ. Quốc độ phàm phu gồm hữu t́nh thế gian và khí
thế gian. Quốc độ Thánh gồm Bồ-tát và bảo phương, tức
địa phương hay phương vực cao quư. Khuy Cơ viết: “Ngoài
hữu t́nh (tức chúng sinh) không tồn tại quốc độ riêng
biệt. Do có hữu t́nh mà có khí thế giới. Hữu t́nh sẽ
trở thành Bồ-tát. Khí thế giới sẽ trở thành bảo phương.
Bồ-tát nguyên lai muốn giáo hóa hữu t́nh dẫn đến xuất
thế, do đó phương tiện biến diệt mà thành bảo phương.
Căn bản không phải biến khí thế giới thành tịnh độ.”[24]
Như
vậy, căn bản của tịnh độ Bồ-tát vẫn là quốc độ chúng
sinh. Nhưng nội dung quốc độ ấy là thanh tịnh hay uế trược,
tùy theo loại chúng sinh tồn tại trong đó. Theo ư nghĩa này,
đối tượng hành đạo của Bồ-tát là thế giới hiện thực
bao gồm chúng sinh và môi trường sống của chúnh sinh. V́
lợi ích và sự an lạc của chúng sinh, Bồ-tát cần làm sạch
môi trường sống. Làm sạch môi trường sống là tạo điều
kiện tốt, thuận duyên, để chúng sinh tu tập và phát triển
thiện căn như là gốc rễ của an lạc. Nhưng không thể làm
sạch môi trường sống nếu Bồ-tát không làm sạch tâm tư
của chúng sinh. Đồng thời, không thể làm sạch tâm tư chúng
sinh nếu không cải thiện môi trường sống. Mối quan hệ
nhân quả phản hồi ấy thực chất là bất khả tư nghị.
Không thể tồn tại cái này mà không tồn tại cái kia.
Với
nội dung cải biến tâm tư chúng sinh để tịnh Phật quốc
độ, Bồ-tát hành đạo theo hai phương hướng: tùy theo sự
phát triển và lợi ích của chúng sinh, và tùy theo sự phát
khởi các phẩm chất thanh tịnh của chúng sinh. Đó là hai
phương hướng xác định theo bản Hán dịch của Huyền Trang.
Cả hai phương hương này, theo giải thích so sánh của Khuy
Cơ, được tổng hợp làm một trong bản Hán dịch của La-thập:
“Bồ-tát xây dựng Phật độ Tùy theo loại chúng sinh được
giáo hóa.”[25]
Với
nội dung cải thiện môi trường, Bồ-tát xây dựng Phật quốc
theo ba tiêu chí: tùy theo loại Phật quốc nào thích hợp để
chúng sinh có thể được điều phục, nghĩa là để dễ dàng
chế ngự tâm tư; tùy theo Phật quốc thích hợp mà ở đó
chúng sinh có thể ngộ nhập Phật trí; tùy theo Phật quốc
thích hợp mà ở đó chúng sinh có thể phát triển gốc rễ
Bồ-tát, nói theo bàn Hán của La-thập; hay phát khởi Thánh
hạnh, nói theo bản Hán của Huyền Trang.
Do
văn dịch khác nhau của Duy-ma-cật sở thuyết (La-thập) và
Thuyết Vô cấu xưng (Huyền Trang), và cũng có thể do khác
biệt ngay gốc truyền bản, các nhà chú giải nêu nhiều giải
thích khác nhau về đoạn này.
Duy-ma-cật
sở thuyết xác định tịnh độ của Bồ-tát là “chúng
sinh chi loại” và phân tích “chi loại” ấy thành bốn.
Căn cứ theo văn dịch này, nhà chú giải thuộc tông Thiên
thai là Trạm Nhiên triển khai thành bốn loại quốc độ. Kinh
văn nói: “Bồ-tát nhiếp thủ Phật độ tùy theo chúng sinh
được giáo hóa.”[26] Đây chỉ Đồng cư độ, là quốc độ
nơi mà phàm phu và Thánh Hiền ở chung. Đó là h́nh thái
quốc độ vừa nhiễm vừa tịnh. Kinh văn nói: “Bồ-tát chọn
h́nh thái Phật độ tùy theo loại chúng sinh được điều
phục.”[27] Điều này chỉ cho Hữu dư độ, là quốc độ
riêng biệt của Thánh giả. Kinh văn nói: “Bồ-tát chọn quốc
độ nào thích hợp để chúng sinh ngộ nhập trí tuệ
của Phật.”[28] Đây chỉ Quả báo độ, h́nh thái quốc độ
theo nguyên nhân tu hành của Phật. Kinh văn nói: “Tùy theo
chúng sinh bằng quốc độ nào mà phát khởi căn cơ của Bồ-tát.”[29]
Đây chỉ Tịch quang độ (quốc độ của ánh sáng thường
hằng tịch tĩnh), quốc độ lấy Pháp tính thân của Phật
làm bản thể.
Trong
văn dịch của Thuyết Vô cấu xưng, có năm h́nh thái tịnh
độ của Bồ-tát. Căn cứ vào văn dịch này, Khuy Cơ gọi
là năm trùng, chia làm hai phần. Phần thứ nhất, Tùy theo sự
phát tâm tu hành của chúng sinh. Phần này có hai trùng:1. Hết
thảy các Bồ-tát tùy theo sự phát triển và sự làm ích lợi
cho chúng sinh mà xây dựng Phật quốc trong sạch và đẹp đẽ.[30]
Điều này được giải thích là chỉ cho h́nh thái quốc độ
tương ứng với sự tu thiện diệt ác của chúng sinh.
2. Tùy theo sự phát khởi các phẩm tính thanh tịnh của chúng
sinh mà kiến thiết Phật quốc nghiêm tịnh.[31] Đây chỉ cho
h́nh thái quốc độ tùy theo phẩm chất phước đức và trí
tuệ của chúng sinh. Cả hai h́nh thái này gọi chung là
Ngoại phàm Biến hóa độ (quốc độ do Phật biến hóa ra,
dành cho phàm phu ngoại biên), theo Khuy Cơ, hoặc Ứng độ,
theo Cát Tạng,[32] là quốc độ của Ứng thân của Phật,
thân thể với h́nh tướng phù hợp theo căn cơ và nhận thức
của từng loại chúng sinh khác nhau; là quốc độ của chúng
sinh hay phàm phu bên ngoài Thánh đạo.
Ba
h́nh thái c̣n lại, tức ba trùng của phần thứ hai theo phân
tích của Khuy Cơ, đại để tương đồng trong Duy-ma-cật sở
thuyết và Thuyết Vô cấu xưng. Cả ba được gọi chung là
Tha báo độ, tức quốc độ của Tha thọ dụng thân của Phật
(bản thân Phật duy chỉ Bồ tát hàng Thập địa mới nh́n
thấy).
2.
NỘI
DUNG TỊNH PHẬT QUỐC ĐỘ
Bi
và trí, nguyện và hành, là các cặp nhân quả tương đối
trong quá tŕnh tu đạo và hành đạo của Bồ-tát. Bằng trí
tuệ, Bồ-tát nhận rơ yếu tính của tồn tại, nguồn
gốc của đau khổ và an lạc, và do đó thấu hiểu tâm tư,
ước nguyện của chúng sinh. Với bi tâm, Bồ-tát hành đạo
với mục đích mong cầu lợi ích và an lạc cho chúng sinh.
Do đó, tùy theo căn cơ, tùy theo xu hướng của các loại chúng
sinh mà Bồ-tát dự phóng h́nh ảnh một Phật quốc thích ứng.
Đó là nguyện. Từ nguyện, và Tùy theo bản chất của nguyện,
Bồ-tát phát khởi hành. Nguyện và hành tương xứng, nhân
và quả tương liên. Bồ-tát lấy đó làm chỉ nam định
hướng.
Ở
đây, Duy-ma-cật sở thuyết nêu mười bảy hành của Bồ-tát.
Trong Thuyết Vô cấu xưng, có mười tám hành. Theo bản dịch
trước, gồm ba tâm, sáu độ, bốn vô lượng và bốn nhiếp.
Trong bản dịch sau, thay vào ba tâm là bốn độ. Các hành c̣n
lại, đại thể tương đồng.
A.
Ba tâm và bốn độ. Về ba tâm, Duy-ma-cật sở thuyết nói:
“Trực tâm là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật,
các loại chúng sinh không dua vạy sẽ sinh về đó. Thâm tâm
là tịnh độ của Bồ-tát; khi Bồ-tát thành Phật, các chúng
sinh có đầy đủ các phẩm chất sẽ sinh về đó. Bồ-đề
tâm là tịnh độ của Bồ-tát; khi Bồ-tát thành Phật, chúng
sinh Đại thừa sẽ sinh về đó.”
Ư
nghĩa và mối quan hệ tương liên của ba tâm được Cát Tạng
giải thích: “Phàm phu vướng mắc hữu, Nhị thừa nghiêng
lệch về không. Cả hai đều cong. Bồ-tát thực hành chánh
quán nên gọi là trực tâm (tâm ngay thẳng)… Phát tâm là
điểm khởi đầu. Khởi đầu với chánh quán. Chánh quán càng
lúc càng sáng, gọi là thâm tâm (tâm sâu thẳm). V́ thâm sâu
kiên cố khó nhổ, là ư nghĩa của thâm tâm… Muốn đi đường
lớn[33], trước hết phải làm ngay thẳng tâm. Tâm đă chánh
trực rồi mới bước vào hành. Bước vào hành mà sâu
th́ có thể vận chuyển cùng khắp, tất cả đều đi đến
Phật, nên gọi là Bồ-đề tâm.”[34]
Trạm
Nhiên khi giải thích ba tâm lại phối hợp vơí ba Thừa. Trực
tâm, chỉ Thanh văn thừa, tu quán bốn Thánh đế. Thâm tâm
chỉ Duyên giác thừa, tu quán mười hai nhân duyên. Bồ-đề
tâm, chỉ Bồ-tát thừa phát bốn đại nguyện (bốn hoằng
thệ nguyện).
Ba
tâm trên đây trong bản dịch của La-thập cần được đối
chiếu với bốn độ trong bản dịch của Huyền Tráng.
1.
Bồ-đề tâm độ: quốc độ mà trong đó tất cả chúng sinh
đều phát khởi ư hướng Đại thừa; như đă thấy trong ba
tâm của bản dịch trước.
2.Thuần
ư lạc độ: quốc độ được h́nh thành bằng thuần ư lạc,
hay ư hướng, của Bồ-tát. Khi Bồ tát thành bồ-đề, các
chúng sinh không dối trá, không hư ngụy, sẽ tái sinh về đó.
Giải thích từ thuần ư lạc, Khuy Cơ nói: “Tiếng Phạn a-thế-da
[35], có nghĩa là ư lạc. Không lẫn lộn với cái xấu, gọi
là thuần tịnh ư lạc.” Điều này tương đương với
trực tâm trong bản dịch trước.
3.
Thiện gia hành độ,[36] không có tương đương trong bản dịch
trước. Quốc độ được h́nh thành do nỗ lực thực hiện
các phẩm tính thiện mà trước kia chưa từng có hay chưa từng
biết.
4.Thượng
ư lạc độ,[37] tương đương với thâm tâm. Khi Bồ tát thành
Phật, các chúng sinh đă tích lũy hành trang thiện sẽ tái
sinh về đó. Khuy Cơ so sánh: ư lạc (ư hướng) mà được
tăng thượng mănh liệt, th́ đó cũng là thâm tâm.
B.
Sáu độ, hay sáu ba-la-mật. Cả sáu ba-la-mật, theo giải thích
của Khuy Cơ, đều có tác dụng đ́nh chỉ (chỉ tức), loại
bỏ các chướng ngại để đạt đến chỗ toàn thiện.
C.
Bốn vô luợng tâm: từ, bi, hỷ, xả, như thường biết.
D.
Bốn nhiếp pháp, hay nhiếp sự: bố thí, ái ngữ, lợi hành
và đồng sự. Đó là bốn nguyên tắc để Bồ-tát gần gũi
chúng sinh, duy tŕ mối quan hệ mật thiết.
E.
Các hành tiếp theo: phương tiện, và 37 thành phần giác ngộ,
cùng với 4 vô lượng tâm và 4 nhiếp pháp, được Khuy Cơ
hợp chung thành một nhóm, gọi là phát khởi thuyết.
D.
Ba hành: thuyết trừ tám nạn[38], tự thủ giới hạnh và mười
nghiệp đạo thiện, được Khuy Cơ hợp thành nhóm tịch tĩnh.
Điểm
cũng nên lưu ư là trong tất cả các hành nêu trên trong Thuyết
Vô cấu xưng đều là các h́nh thái quốc độ được h́nh
thành do bởi các hành ấy của Bồ-tát, chứ không phải thuần
tuư là các hành.
V.
TUẦN
TỰ TU HÀNH
Được
trang bị với các tâm như vậy, Bồ-tát h́nh thành quốc độ
thanh tịnh tương ứng. Bồ-tát tuần tự thực hiện mục tiêu
cứu cánh là tịnh Phật quốc độ theo chuỗi quan hệ nhân
quả, khởi đầu với trực tâm, cho đến thành tựu cuối
cùng là tịnh độ.
Chuỗi
tuần tự ấy, trong Duy-ma-cật sở thuyết là mười ba giai
đoạn. Trong Thuyết Vô cấu xưng, gồm mười bảy giai đoạn.
1.
CHỖI
MƯỜI BA GIAI ĐOẠN
Bồ-tát
tùy theo trực tâm mà phát khởi thực hành. Tùy phát khởi
hành động mà đạt được thâm tâm. Do thâm tâm mà ư
được chế ngự (điều phục). Do ư được chế ngự mà có
thể thực hành như thuyết. Do hành như thuyết mà có thể
hồi hướng. Do hồi hướng mà có phương tiện. Tùy theo phương
tiện mà thành tựu chúng sinh. Tùy theo sự thành tựu
chúng sinh mà quốc độ Phật được thanh tịnh. Tùy theo Phật
độ tịnh mà pháp được thuyết thanh tịnh. Tùy theo thuyết
pháp tịnh mà trí tuệ tịnh. Tùy theo trí tuệ tịnh mà tâm
tịnh. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ thanh tịnh.
Mười
ba giai đoạn này có thể phối hợp với thứ lớp tŕnh độ
tu tập của Bồ-tát, lấy mười địa làm chuẩn.
Sự
phối hợp theo Duy ma kinh lược sớ [39]của Trạm Nhiên như
sau:
1.
Bồ tát khi vào Sơ địa, tức Hoan hỷ địa, do chứng nghiệm
chân lư nên thoát ly các kiến giải tà khúc; đó là trực
tâm.
2.
Do trực tâm mà tiến vào Nhị địa tức Ly cấu địa. Ở
đây, Bồ-tát khởi đầu hành động nhằm mục đích lợi
tha, do đó, Nhị địa tương ứng với giai đoạn phát hành.
3.
Do phát hành tiến vào Tam địa tức Phát quang địa. Ở đây,
nhận thức và hành động của Bồ-tát cùng tiến, do đó tương
ứng với thâm tâm.
4.
Do thâm tâm mà tiến vào Tứ địa, tức Diệm tuệ địa. Ở
đây, lư và sự cùng song hành, cho nên có thể tự điều phục
và cũng có thể điều phục tha nhân. Như vậy, Tam địa tương
ứng với giai đoạn điều phục.
5.
Do điều phục mà nhập Ngũ địa, Nan thắng địa. Đă
điều phục sự lư nên có thể hành động như thuyết. Ngũ
địa tương ứng giai đoạn như thuyết.
6.
Do như thuyết hành mà vào Lục địa, Hiện tiền địa. Ở
đây, Bồ-tát đă có thể hồi hướng tất cả thiện pháp
về Phật quả, vậy tương ứng với hồi hướng.
7.
Do hồi hướng mà vào Thất địa, Viễn hành địa. Thất địa
tương ứng giai đoạn Bồ-tát có đủ phương tiện thiện
xảo, có thể tự ḿnh hành đạo và cũng có thể giáo hóa
tha nhân.
8.
Do phương tiện nhập Bát địa, Bất động địa. Ở đây
Bồ-tát có thể vận dụng đạo và quán song hành, và cũng
có thể giáo hóa và điều phục chúng sinh ở bất cứ nơi
nào. Chúng sinh được điều phục, th́ Phật quốc được
thanh tịnh. Do Phật quốc tịnh mà tiến vào Cửu địa.
9.
Cửu địa tức Thiện tuệ địa, ở đây Bồ-tát có thể
thuyết pháp tịnh. Thuyết pháp tịnh, tức trí tuệ tịnh.
Nhân trí tuệ tịnh mà nhập Thập địa.
10.
Thập địa là Pháp vân địa, do bởi tâm tịnh nên hế tthảy
phẩm tính đều thanh tịnh.
Trong
Duy ma kinh nghĩa sớ,[40] Cát Tạng phối hợp các quá tŕnh
hành đạo này theo tiêu chuẩn mười địa cách khác. Bắt
đầu với Thập tín, giai đoạn ngoại phàm, tức phàm phu tuy
đă có tín tâm nhưng c̣n ở ngoài Thánh đạo; đó là giai
đoạn Bồ-tát tu trực tâm để tịnh Phật quốc độ.
Sau quá tŕnh thành tựu mười tín tâm, Bồ-tát bước vào
vị trí nội phàm, phàm phu nhưng đă ở trong Thánh đạo; tương
đương giai đoạn phát khởi hành. Từ Sơ địa trở lền,
đều là quá tŕnh tu và sửa trị sự nghiệp Bồ-tát
địa; đó là thâm tâm. Nhị địa thành tựu tŕ giới ba-la-mật,
Bồ-tát có năng lực pḥng hộ các bất thiện nghiệp, nên
gọi là điều phục. Tam địa, Bồ-tát y vào những điều
được nghe mà tu định; tương đương giai đoạn như thuyết
hành. Tứ địa cho đến Lục địa, Bồ-tát tu thuận nhẫn,
hướng đến chứng nhập thể bất sinh; đây gọi là hồi
hướng. Thất địa tu tập mười phương tiện nên có thể
thành tựu chúng sinh. Bát địa tu tịnh Phật quốc độ. Cửu
địa, thành tựu biện tài để thuyết pháp vô ngại, nên
gọi là thuyết pháp tịnh. Thập địa thành tựu trí
ba-la-mật nên nói là trí tuệ tịnh. Đẳng giác địa, tức
kim cang tâm, gọi là tâm tịnh. Diệu giác địa, hành và nguyện
viên măn, nên nói là hết thảy công đức thanh tịnh.
2.
CHUỖI
MƯỜI BẢY CHUYỂN
Trong
Thuyết vô cấu xưng,[41] quá tŕnh này gồm tất cả mười
bảy giai đoạn, mà Khuy Cơ gọi là mười bảy chuyển, chia
làm hai phần.[42] Phần đầu gồm tám chuyển, lặp lại tuần
tự tu hành của mười tám phiên đă nêu. Phần hai gồm chín
chuyển, những kết quả đặc biệt phát sinh từ sự tu nhân
về nghiêm tịnh Phật độ. Mười bảy chuyển liệt kê theo
tuần tự: 1. Phát Bồ-đề tâm; 2. Thuần tịnh ư lạc; 3. Diệu
thiện gia hành; 4. Tăng thượng ư lạc; 5. Chỉ tức, dẹp các
chướng ngại, gồm sáu ba-la-mật; 6. Phát khởi, gồm bốn
vô lượng tâm, bốn nhiếp pháp, phương tiện thiện xảo,
các thành phần của Bồ-đề; 7. Hồi hướng; 8. Tịch tĩnh,
gồm thuyết tức vô hạ (tức thuyết trừ tám nạn, theo dịch
văn của La-thập), tự thủ giới hạnh, mười nghiệp đạo
thiện; 9. Thanh tịnh hữu t́nh; 10. Nghiêm tịnh Phật độ;
11.Thanh tịnh giáo pháp; 12.Thanh tịnh diệu phước; 13.Thanh
tịnh diệu tuệ; 14.Thanh tịnh diệu trí; 15.Thanh tịnh diệu
hành; 16.Thanh tịnh diệu tâm; 17.Thanh tịnh các công đức.
Kinh
kết luận: nếu Bồ-tát muốn tu tập để làm trang nghiêm
thanh tịnh quốc độ Phật, trước hết phải nghiêm tịnh
tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ thanh tịnh.
VI.
THỂ
NGHIỆM TỊNH ĐỘ
Lịch
sử phát triển tư tưởng về Phật thân trong Phật giáo Đại
thừa, về một phương diện, nhắm thỏa măn nhu cầu tâm linh
tôn giáo; về phương diện khác, để nỗ lực giải quyết
một vấn đề hết sức gay cấn mà nhà tư tuởng lúc nào
cũng phải đối diện. Tuy vậy, cả hai phương diện ấy
phản ánh hai xu hướng thực hành, tức thể nghiệm, khác nhau,
chứ thực chất cả hai nằm chung trên một b́nh diện.
Một
vấn đề căn bản kích thích các xu hướng tư tưởng tôn
giáo và triết học khác nhau, là vấn đề bản nguyên hay bản
thể của vũ trụ hay thế giới. Trên mặt lư luận và nhận
thức, bản nguyên và bản thể là hai vấn đề riêng biệt.
Những câu hỏi và giải thích về bản nguyên luôn luôn dẫn
tư tưởng và nhận thức đi vào ngơ cụt. Chẳng hạn, một
nạn vấn danh tiếng được đặt ra cho nhà tính không luận
là rằng, tiền đề tính không nói “tất cả các pháp đều
không,” bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp
hay không? Nếu nó cũng là một pháp, th́ tiền đề không được
xác lập, v́ không thể minh chúng bằng hiện thực. Nhưng nếu
nó không phải là một pháp, nó không tồn tại hiện thực,
và như vậy trở thành vô nghĩa.[43] Tuy không thể minh chứng
bằng hiện thực, nhưng có thể thể nghiệm bằng tâm linh.
V́ thể nghiệm ấy siêu việt lư trí, do đó được xem như
là thể nghiệm thần bí. Triết học có tham vọng tiến đến
chân lư phổ quát và khoa học nên thường cố t́nh tránh né
vần đề bản nguyên, mà tập trung nồ lực tư duy trên vấn
đề bản thể.
Đại
thừa Phật giáo phát triển quan niệm Phật thân cũng là để
giải quyết cùng lúc cả hai vấn đề, bản nguyên và bản
thể. Phật thân vừa là bản nguyên vừa là bản thể của
tồn tại, của vũ trụ. Đỉnh cao của tư tưởng này là kinh
Pháp hoa, ở đó Phật thân và Phật tính được nhận
thức bằng lư tính duyên khởi.[44]
Khởi
thủy, v́ đức Phật được nhận thức như là một con người,
cho nên thân Phật cũng vẫn là một tổ hợp của năm uẩn
như các con người hay các chúng sinh khác. Nhưng khi các luận
sư A-t́-đàm đặt vấn đề thân Phật hữu lậu hay vô lậu,
th́ một khái niệm mới về Phật thân đă thành h́nh. Chính
Duy-ma-cật cũng đă khẳng định với A-nan: thân Phật là vô
lậu. Thế nhưng, khẳng định ấy không thể là xác quyết
một chiều. Thân Phật được nhận thức là hữu lậu hay
vô lậu tùy theo tính chất nhiễm hay tịnh trong tương quan
với Phật quốc. Đây là chỗ dẫn khởi mối nghi ngờ của
ngài Xá-lợi-phất.
Sau
khi nghe Phật diễn giải quá tŕnh biến chuyển tâm tư của
Bồ-tát, với đoạn kết nói rằng, tùy theo sự thanh tịnh
của tâm mà Phật quốc của Bồ-tát thanh tịnh. Nếu thế,
ngài Xá-lợi-phất tự hỏi, phải chăng đức Thích Tôn khi
hành Bồ-tát đạo đă không tu tập tâm chất trực, vv., cho
đến các ba-la-mật, các trợ đạo và các thiện nghiệp đạo,
do đó mà quốc độ của Ngài không thanh tịnh.
Nghi
ngờ của ngài Xá-lợi-phất không những được Phật giải
đáp, mà cả đến Loa Kế Phạm thiên vương vốn chỉ là phàm
phu cũng có thể khẳng định rằng quốc độ của Phật Thích-ca
không uế trược, xấu xí như Xá-lợi-phất thấy. Thế giới
mà ngài Xá-lợi-phất đang thấy là xấu xa ấy, thực chất,
trong cái nh́n của Loa Kế Phạm vương, cũng xinh đẹp huy hoàng
như thiên giới của trời Đại Tự tại. Đây không phải
là do ở chỗ Loa Kế Phạm vương có sở đắc trong Thánh đạo
cao hơn ngài Xá-lợi-phất. Bậc Thánh thấy nó xấu xí, trong
khi đó phàm phu thấy nó thanh tịnh; sở kiến bất đồng là
do nghiệp cảm bất đồng. Phàm phu thấy nó xinh đẹp nên
sinh tâm đắm trước. Thánh giả thấy nó bất tịnh nên có
tư tưởng thoát ly. Siêu việt trên sở kiến của Thánh và
phàm, đức Phật khẳng định thế gian này vốn thanh tịnh;
tự tính thanh tịnh. Để xác chứng điều này, bằng thị
hiện thần thông, Ngài hiển thị cho Xá-lợi-phất thấy tất
cả sự trang nghiêm và thanh tịnh của thế giới Ta bà này.
[1]
Bản Skt., VKN: buddhakṣetrapariśuddhinidāna, “nhân duyên làm
thanh tịnh quốc độ Phật.”
[2]
buddhakṣetra-pariśuddhi; sattva-paripāka, sự thanh tịnh của quốc
độ Phật và sự thuần thục của chúng sanh.
[3]
Vườn Xoài. Xem cht. 2, phần Bản dịch Viêt.
[4]
Sk. āmrapālīvana. Pali: ambapālīvana. Vương Xoài của kỹ nữ
Āmrapālī (Pāli: Ambapālī).
[5]
Pali, Mahāvagga, Vin. i. 233. Mahāparibibbāna, D. ii. 98. Hán,
Trường A-hàm 1 (kinh Du hành), tr. 14b9.
[6]
Skt. Ratnakara. Ckh. La-lân-na-kiệt 羅<gaiji cb='CB0444' des='[阿-可+(嶙-山)]'
uni='96A3' >隣</gaiji>那竭 (Hán dịch: Bảo Sự 寶事). Htr.
Bảo Tính 寶性.
[7]
Trung A-hàm 60, kinh 221, T1n26, tr. 804a23. Pali, M. 63. (Cūla)Mākuṅkya.
[8]
sattvaloka.
[9]
bhājanaloka.
[10]
Skt. trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhātu: Một thế giới hệ gồm
ba ngh́n đại thiên. Một đại thiên bằng 10003. Cf. Tạp A-hàm
16, T2n99, tr. 111c8.
[11]
Kinh, phẩm xi “Bồ tát hành”: “Có cơi Phật láy sanh
sáng của Phật làm Phật sự ... Có cơi Phật lấy hư không
làm Phật sự.”
[12]
Xem các cht. với các đoạn liên hệ trong phần phiên dịch
kinh văn.
[13]
T38n1780.
[14]
T38n1780, tr.853b3
[15]
T38n1780. tr. 853b5.
[16]
Dĩ bản tùy tích 以本垂跡. T38n1780, tr.853b7.
[17]
Dĩ tích hiển bản 以跡顯本. ibid.
[18]
Vô Cấu Xưng kinh sớ (VCS), T38n1782, tr. 995b6.
[19]
Trạm Nhiên, Duy-ma kinh lược sớ, T38n1778, tr. 564b01. Về nguồn
gốc kinh điển của bốn độ, đoạn sau (T38n1778, tr. 565a15),
Trạm Nhiên đặt nghi vấn : ư nghĩa bốn độ chỉ có thể
t́m thây rải rác, chứ không thấy đề chung trong
một đoạn văn. Rồi Trạm Nhiên giải thích : Ngay trong phần
trả lời cho Bảo Tích trong Kinh này cũng đă cho thấy hêt
ư nghĩa của cả bốn độ.
[20]
T38n1782, tr. 20a2.
[21]
Chúng sinh chi loại thị Bồ-tát Phật độ 眾生之類是菩薩 315;土.
Skt.: sattvakṣetraṃ kulaputra bodhisattvasya (Tib. rigs kyi bu sems
can gyi ni zhiṅ byang chub sems dpaḥi sangs rgyas kyi zhing ngo): quốc
độ chúng sanh là quốc độ Phật của bồ tát.
[22]
Từ dịch ư của La-thập, không có tương đương chính xác
trong bản Huyền Trang, và bản Tây tạng.
[23]
Chư hữu t́nh độ thị vi Bồ-tát nghiêm tịnh Phật độ 諸有情土是為菩" 217;佛土.
[24]
Khuy Cơ, Thuyết Vô Cấu Xưng kinh sớ (vt. VCS), T38n1782, tr. 1023b1.
[25]
T38n1782, tr. 1023b7.
[26]
Tùy sở hóa chúng sinh nhi thủ Phật độ 隨所化眾生而取 315;土.
Skt. yāvantaṃ bodhisattvaḥ sattveṣūpacayaṃ karoti tāvad buddhakṣetraṃ
parigṛhnāti (Tib. byang chub sems dpaḥ ji tsam du sems can rnams la
rgyas par byed pa de tsam du sangs rgyas kyi zhing yongs su ḥdzin to),
Bồ tát làm phồn vinh cho các chúng sinh, là kiến thiết quốc
độ Phật.
[27]
Tùy sở điều phục chúng sinh nhi thủ Phật độ隨所調伏眾生 ;而取佛土.
[28]
Tùy chư chúng sinh ưng dĩ hà quốc nhập Phật trí tuệ nhi
thủ Phật độ 隨 諸 眾生 應以何國 入佛 智 而取佛 土.
[29]
Tùy chư chúng sinh ứng dĩ hà quốc khởi Bồ-tát căn 隨諸眾生應以何 283;起菩薩根
[30]
Nhất thiết Bồ-tát tùy chư hữu t́nh tăng trưởng nhiêu
ích, tức tiện nhiếp thọ nghiêm tịnh Phật độ 一切菩薩隨諸有 773;增長饒益即便攝 受嚴淨佛土
[31]
Tùy chư hữu t́nh phát khởi chủng chủng thanh tịnh công đức,
tức tiện nhiếp thọ nghiêm tịnh Phật độ 隨諸有發起種種 165;
淨功德即便攝ࡢ 3;嚴淨佛土.
[32]
Cát Tạng, Duy-ma-cật nghĩa sớ, T38n1781, tr. 927c15
[33]
Hành đại đạo行大道.
[34]
T38n1781, tr. 928b19.
[35]
āśaya, từ Sanskrit khó dịch, nên Huyền Trang thường phiên
âm. Có khi dịch là ư lạc意樂. Các chỗ khác, cũng dịch
là chánh trực tâm, thâm tâm, bản nguyện, chí lạc, tâm sở
dục lạc... Bản Skt., VKN: āśayakṣetraṃ (tả bản chép nhầm
là ākāśayakṣetraṃ) bodhisattvasya buddhakṣetraṃ; Tạng: bsam
paḥi zhiṅ ni byang chub sems dpaḥi sangs rgyas kyi zhing, quốc
độ của ước nguyện là quốc độ Phật của Bồ tát.
[36]
Skt. prayogakṣetraṃ; Tạng: sbyor baḥi zhing, quốc độ ứng
dụng/ thực hành.
[37]
Skt. adhyāśayakṣetraṃ; Tạng: lhag-paḥi bsam-paḥi zhing, quốc
độ của ước nguyện siêu việt.
[38]
Huyền Tráng: ác thú vô hạ 惡趣無暇.
[39]
T 38 n 1778, tr.593c23.
[40]
T38n1781, tr. 930a9.
[41]
T38n1782, tr. 026b25.
[42]
Khuy Cơ, ibid., cũng phân tích bản dịch của La-thập thành
13 chuyển, chia làm hai phần. Phần đầu 7 chuyển ; phần hai
6 chuyển.
[43]
Nāgārjuna, Vigrahavyāvartani, k.1;: sarveṣāṃ bhāvānāṃ sarvatra
na vidyate svabhāvaścet/ tvadvacanam asvabhāvaṃ na nivartayitum svabhāvam
alam, “Nếu tự tính của các sự hữu không tồn tại một
cách phổ quát, th́ phát biểu ngài là vô thể, không thể
bác bỏ tự tính.”
[44]
Pháp hoa, phẩm ii “Phương tiện”: thị pháp trụ pháp vị,
thế gian tướng thường trụ 是法住法位 </l><l>世間相常住.
Pháp trụ (dharmasthiti) và pháp vị (dharmaniyāmatā), là hai từ
chỉ lư tính duyên khởi, Cf. Pali, Paccaya, S. ii. 25: sā
dhātu dhammaµµhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā.
__________________ Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
|
Quay trở về đầu |
|
|
viewtronic Hội viên
Đă tham gia: 10 October 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 143
|
Msg 4 of 5: Đă gửi: 14 April 2008 lúc 1:42pm | Đă lưu IP
|
|
|
HUYỀN LUẬN DUY-MA-CẬT
Tuệ Sỹ
---o0o---
CHƯƠNG II: HIỆN THÂN BỆNH
I. HIỆN THỰC VÀ QUY ƯỚC
“Hăy lên đường, này các tỳ kheo, v́ ích lợi
cho số đông, v́ an lạc cho số đông, v́ thương tưởng thế gian, v́ lợi ích
và an lạc của chư thiên và nhân loại.”[1]
Đó là lời dạy của đức Thích Tôn cho các đệ tử đầu tiên, sau khi tất cả đều
đắc quả A-la-hán. Sứ đoàn truyền giáo đầu tiên xuất phát từ đó, và lên
đường với mục đích đó.
Và mục đích đó không phải được vươn đến một
các dề dàng.
Chuyện kể rằng:[2]
Một thời, Thế Tôn ngụ tại nước Kosala, trong
ngôi nhà thờ lửa của một người bà la môn ở thôn ấp Kammāsadhamma. Vào buổi
sáng, trong khi Thế Tôn vào Kammāsadhamma khất thực, một du sĩ tên là
Māgandiya đến thăm người bà la môn thủ từ của ngôi nhà lửa. Nh́n thấy một
chỗ nằm lót rơm, với dấu hiệu của một người nằm nghiêng theo dáng sư tử,
du sĩ này nhận ra đó là chỗ nằm của Phật. Ông không hài ḷng, nói: “Thật
sự, chúng ta đă nh́n thấy một điều xấu xa, đó là thấy chỗ nằm của Sa-môn
Goatama, một kẻ tàn hại sư sống.” Ông gọi Phật là một kẻ tàn hại sự sống,[3]
người phá hoại sự trưởng thành, sự thịnh vượng, hay kẻ huỷ diệt thế
gian. V́ sao? V́ Phật chỉ rơ bản chất của dục vọng; thế nào là vị ngọt và
sự nguy hiểm của dục vọng, và cũng chỉ con đường thoát khỏi sự ràng buộc
của dục vọng.
Bởi v́, tự bản chất, hết thảy mọi sinh vật
tồn tại do dưỡng chất,[4]
mà ngôn ngữ thông thường gọi là thức ăn. Dưỡng chất bằng vật chất cần
thiết cho sự duy tŕ và phát triển của thân thể vật chất. Vị ngọt và hiểm
nguy của loại dưỡng chất này được thấy rơ. Nhưng chỉ duy nhất dưỡng chất
này không thể kích thích sự tăng trưởng của sinh vật, và cao nhất là con
người.[5]
Những tiếp xúc giữa nội thân và ngoại giới đưa đến trạng thái hài ḥa,
hoan lạc, cũng là loại dưỡng chất cần thiết. Những tư niệm, ư chí, của con
người, cũng là một loại dưỡng chất cao cấp khác. Trên tất cả, nền tảng và
là cội nguồn cho tất cả, th́ những đam mê, thù hận, những ngu si cuồng
dại, là những dưỡng chất thiết yếu cho tồn tại sinh vật. Trong bốn loại
dưỡng chất, mỗi loại có riêng vị ngọt của nó, nhưng đồng thời nó cũng để
lại những hậu quả tai hại. Người đời thường nói, như một kinh nghiệm thiết
thực của đời sống, là vị ngọt càng ngọt ngào, khi có pha thêm vị cay,
đắng. Ngọt bùi và cay đắng, là tính chất của dưỡng chất trần gian, là
hương và vị của đời sống.
Và có một câu chuyện thí dụ như sau:
Một người nọ,[6]
với thân thể ghẻ lở, luôn luôn phải cào, phải găi, và phải ngồi suốt bên
ḷ lửa để hơ nóng, cho bớt sự ngứa hành hạ. Với con ghẻ ấy, sự kiện như
vậy là hưởng thụ lạc thú tuyệt vời. Càng găi, càng cào rách thân thể, càng
có được những cảm giác khoan khái, nhưng cũng đồng thời ghẻ lở càng gia
tăng. Ghẻ lở càng gia tăng, lại càng phải gia tăng sự găi và như vậy lại
gia tăng cảm giác khóai lạc. Rồi th́, gia đ́nh, những người thân thích
không ghẻ lở, thương hại và t́m phương cứu chữa. Người ta mời một y sỹ
chuyên khoa da liễu, và lôi con ghẻ ra khỏi ḷ lửa, ngăn cản không để nó
cào cấu cho rách nát thân thể thêm, sau đó, giải phẩu các mụt nghẻ, xức
thuốc trị ghẻ, và uống những liều thuốc trị ghẻ. Tất cả sự việc và quá
tŕnh điều trị này làm cho con ghẻ đau đớn. Nó oán hận y sĩ, oán hận những
người thân thích đă hành hạ nó. Nó khóc lóc, nguyền rũa. Nhưng, cố nhiên,
một khi ghẻ lở không c̣n, nó sẽ kinh nghiệm được những cảm giác của một
thân thế không ghẻ ngứa, và rồi nó sẽ phải cảm ơn những người đă áp bức nó
điều trị.
Đức Phật được gọi là “kẻ phá hoại sự sống” là
như vậy.
Điều sau đây xảy ra sau khi Phật thành đạo
dước gốc Bồ-đề và trước khi quyết định đi về Lộc uyển thuyết pháp.
Phật nói: “Chúng sinh này th́ ưa thích những cái được ấp ủ, thích thú với
cái được ấp ủ, cho nên sự thực này là khó hiểu. Đó là sự sinh khởi do quan
hệ y duyên.”[7]
Cái được ấp ủ đó là ǵ? Đó là ālaya,
những cái từng được đam mê. Chúng đi qua và lắng đọng thành lớp phù
sa màu mỡ cho sự sống, cho khát vọng sống. Đó là lớp tuyết muôn đời
phủ lên đỉnh Hima-ālaya. H́nh ảnh cao vời vợi của tự ngă, và trường
tồn của tự ngă. Với chúng sinh ấy, Pháp thâm sâu mà Phật đă chứng
ngộ, một cách rất khó khăn, làm sao có thể công bố?
Thế nhưng, đức Phật đă công bố. Và công bố
thành công. Bằng cách nào? Bằng phương tiện thiện xảo. Và những
người thực hành pháp ấy cũng đă đạt được nhừng quả báo vi diệu.
Bằng cách nào? Bằng phương tiện thiện xảo.
Một câu chuyện khác được kể rằng:[8]
Có một xứ nọ, mọi người đều mù. Không phải chỉ mất ánh sáng. Nhưng
v́ họ không có mắt. Những ai sinh ra với cặp mắt đầy đủ đều phải bị
móc đi. Chỉ có quỷ sứ mới có con mắt, cái khối thịt lồi ra một cách
quái dị ấy. Rồi một thời gian, một người thợ săn, măi đuổi theo con
thú đă bị thương, nên lạc lối, và lạc vào xứ người mù. Ở xứ người
mù, gă chột làm vua. Tục ngữ như thế, và anh tin như thế. Mọi người
ở đây đón tiếp anh rất ân cần. Anh cảm thấy thương hại họ. Tự
nguyện ở lại đó. Người có mắt sáng giúp đỡ người mù tối. Anh t́m
cách chỉ dạy họ màu sắc là ǵ và chúng đẹp đẽ như thế nào khi được
phối hợp với nhau. Chuyện hư dối. Màu xanh là ǵ? Khác màu đỏ?
Chẳng có sự thật nào ở đó cả. Khi người ta sờ bằng tay, với xúc
giác rất bén nhạy, nhưng làm ǵ có sự khác nhau giữa xúc giác của
vật được cho là có màu xanh với vật có màu đỏ. Thời gian sau, mọi
người ở đây khám phá ra rằng anh vẫn c̣n cặp mắt nguyên vẹn. Người
ta thương hại anh. Một con người tốt bụng như thế sao lại có khuôn
mặt quái dị, và đôi khi ăn nói hồ đồ. Anh đă bị quỷ ám. Cần phải
điều trị. Trước hết, phải móc bỏ con mắt đi. V́ đó là chỗ trú của quỷ.
Biết được ḷng tốt ấy, anh hoăng sợ và t́m cách bỏ trốn. Một thời
gian lâu xa về sau, một y sỹ chuyên khoa mắt xuất hiện giữa họ.
Bằng sự khéo léo thuyết phục, một số người tin y sỹ và được chữa
sáng mắt. Một số khác không tin, vẫn hài ḷng, và cảm thấy rất hạnh
phúc, với cuộc đời trong bóng bóng tối vĩnh hằng. Làm thế nào để
tin theo lời y sỹ, tin rằng cặp mắt sáng thực sự là thế nào, và
hạnh phúc của người có mắt sáng là thế nào? Không có kinh nghiệm
thường nhật, kinh nghiệm sống nào chứng minh cho họ biết những điều
y sỹ là chân lư. Nhưng thực sự, y sỹ đă làm cho một số người tin.
Bằng cách nào? Bằng phương tiện thiện xảo.
Vậy, ư nghĩa của phương tiện là ǵ?
Gia Tường Đại sư, Duy ma kinh nghĩa sớ,
quyển 2,[9]
định nghĩa: “Nơi mà chúng sinh duyên đến là phương. Pháp mà bậc Chí
nhân vận dụng là tiện.” Đó là định nghĩa theo hai từ đơn của Hán,
không phải là nghĩa gốc của tiếng Phạn.
Trạm Nhiên, Duy ma kinh lược sớ, quyển
3,[10]
nói: “Phương, là pháp phiến diện mà trí đi đến. Tiện là kỹ xảo mà
sự quyền biến vận dụng khéo léo. Vận dụng các pháp, tùy cơ lợi vật,
gọi là phương tiện.” Đó cũng là nghĩa của các từ đơn trong Hán văn,
được định nghĩa riêng và tổng hợp. Đây cũng chưa phải là nghĩa gốc
trong tiếng Phạn.
Trong Duy ma kinh nghĩa sớ,
[11]
Gia Tường Cát Tạng cũng nói đến gốc tiếng Phạn của từ phương tiện:
“Phạn âm gọi là âu-ḥa câu-xá-la, ở đây gọi là phương tiện thắng
trí. Phương tiện, chỉ cho khả năng vận dụng khéo léo. Thắng trí chỉ
cho sự quyết đoán.”
Hán âu-ḥa câu-xá-la là phiên âm tiếng
Phạn upāya-kauśalya, trong đó upāya,[12]
nguyên nghĩa chỉ sự tiếp cận. Và nói rộng ra, chỉ thủ đoạn tiến
hành, phương pháp hay phương tiện thi thố.
Hán câu-xá-la, là phiên âm tiếng Phạn
kauśalya, mà gốc là do h́nh dung từ kuśala: thiện, lành, tốt
đẹp hay khéo léo. Hán dịch là “thắng trí,” là chỉ nghĩa trí tuệ
nhạy bén. Một cách tổng quát, kauśalya, hay phương tiện
thiện xảo, là trí năng nhạy bén để tiếp cận vấn đề, hay vận dụng
thủ đoạn một cách linh hoạt để thành tựu mục đích.
Sự vận dụng như vậy, trước hết, là thiết lập
một quy ước nào đó cho nhận thức. Người ta quy ước với nhau rằng, ngón
tay được dùng để chỉ điểm, để hướng dẫn nhăn quang đến một điểm
đích nào đó. Với quy ước được chấp nhận mặc nhiên và phổ quát như
vậy, khi nh́n thấy một ngón tay của người này được đưa ra, th́ con
mắt của người kia không tập trung vào ngón tay ấy, mà lần theo
phương mà ngón tay chỉ điểm, để nhận ra rằng, kia là một vầng
trăng huyền diệu.
Thế nhưng, quy ước không phải đơn giản là
thỏa thuận tùy tiện giữa hai hay nhiều người với nhau. Quy ước và
hiện thực có mối quan hệ bản thể. Giả sử một người có mắt sáng muốn
chỉ cho người mù bẩm sinh biết phân biệt màu trắng và màu đỏ khác
nhau như thế nào, trước hết hai người phải có một quy ước nhận thức
chung. Người mù hỏi: “Màu trắng là thế nào?” Người sáng đáp: “Trắng
như tuyết ấy.” Có những đặc tính của tuyết mà cả hai đều có thể
nhận thức như nhau. Thí dụ, bằng xúc giác, cả hai đều nhận thức như
nhau rằng, tuyết th́ lạnh, ướt và xốp. Vậy, khi nghe nói, màu trắng
giống như tuyết, và rồi khi nhúng tay vào chậu nước với xà pḥng
nổi bọt, người mù nghĩ: “Th́ ra, đây là màu trắng.” Nhận thức gần
đúng ở đây có tính cách ngẫu nhiên, chứ không phải trực nhận bản
thân sự vật. Nếu v́ vậy mà người ấy cho rằng ḿnh đă nắm bắt được
sự thật về màu trắng, th́, vào một lúc khác, một người khác mang
đến một thùng vôi nóng, và cho biết nó có màu trắng; người mù lúc
ấy nghĩ rằng ḿnh đang bị lừa dối, do thế có thể oán hận một người
đă nói sự thực. Màu trắng của bọt xà pḥng, và màu trắng của vôi
nóng, cả hai đều hiện thực, đều là sự thực hiển nhiên đối với người
mắt sáng. Nhưng màu trắng ở đó chỉ là một phẩm tính trong vô số
phẩm tính của hiện thực vôi và bọt xà pḥng. Có nhiều phẩm tính
giống nhau và có nhiều phẩm tính khác nhau giữa hai sự vật. Khi cần
chỉ ra một cái chưa biết từ cái đă biết, những phẩm tính tương tự
giữa hai cái được nêu làm loại suy. Phẩm tính tương tự ấy trở thành
quy ước nhận thức giữa hai đối thoại viên. Do đó, chân lư được nhận
thức qua truyền thông là chân lư quy ước. Đó chỉ là một phần của
hiện thực, chứ không phải là toàn thể. Nhưng, trong nguyên lư tưởng quan
duyên khởi, mà tông phái Hoa nghiêm gọi là pháp giới trùng trùng
duyên khởi, th́ cái một được bao hàm trong toàn thể, và toàn thể
được bao hàm trong cái một. Như tỳ kheo Na-tiên đă chỉ cho vua
Di-lan-đà hiểu rơ chân lư quy ước trong nhận thức chung của con
người. Khi chỉ ra một cỗ xe, người ta có thể hỏi: “Cái ǵ là cỗ xe?” Cái
này là gọng xe. Cái này là thùng xe. Vân vân. Từng cái riêng biệt,
không cái nào là xe cả. Nhưng gạt bỏ chúng ra, cũng chẳng có cái xe
nào tồn tại.[13]
Nói một cách vắn tắt, quan hệ giữa hiện thực
tồn tại và quy ước nhận thức là quan hệ giữa thành phần và toàn
thể; giữa cá biệt và phổ quát; giữa một và tất cả. Cũng như một
người mù sờ voi. Nếu, vốn chưa từng nhận thức được một con voi toàn
thể là cái ǵ, mà chỉ cho sờ một cái đuôi, rồi hỏi người ấy con voi
được nhận thức như là cái ǵ. Người ấy ắt hẵn sẽ trả lời: “Con voi
giống như cái phất trần.” Nhưng một anh nài đă quen thân với con
voi của ḿnh, nếu bịt mắt mà sờ vào bất cứ đâu nơi ḿnh voi, đều có
thể nhận thức không chỉ là voi tổng quát, mà là voi nào, và voi của ai.
Bồ tát khi hành đạo, để tự lợi, nương theo
phương tiện thiện xảo của Phật, dần dần nhận ra bản chất chân thực
của nhân sinh và thế giới. Bằng chân lư mà ḿnh nhận thức được, để
lợi tha, Bồ tát thiết lập phương tiện thiện xảo để tịnh Phật quốc
độ và thành tựu chúng sinh.
II. QUÁ TR̀NH TU TẬP
Tiêu đề của phẩm 2, trong bản dịch của Cưu Ma
La Thập, Duy ma cật sở thuyết kinh, được gọi là “Phương tiện phẩm.”
Trong bản dịch của Chi Khiêm, được gọi là “Thiện quyền phẩm.”
Thiện quyền là một từ khác đồng nghĩa với phương tiện. Riêng trong
bản Huyền Tráng, tiêu đề của phẩm dài hơn: “Hiển bất tư nghị phương
tiện thiện xảo.”[14]
Nội dung, như tiêu đề đă chỉ rơ, nêu rơ phương tiện thiện xảo mà
Duy-ma-cật vận dụng. Nói là bất tư nghị, v́ sự vận dụng ấy vượt
ngoài mọi quy ước thông tục của thế gian, không bị chi phối bởi
những giá trị ước lệ của thế gian. Nội dung này có thể được phân
tích theo thông lệ về quá tŕnh tu đạo và hóa đạo, hay theo tông
chỉ của kinh này như đă giới thiệu: tịnh Phật quốc độ và thành tựu
chúng sinh. Tổng quát, chúng ta phân tích nội dung thành ba phần:
1. Nội tu chứng Phật pháp, nghĩa là quá tŕnh tu học Phật pháp của
Bồ tát; 2. Ngọai thành thục chúng sinh, tức thành tựu các phương
tiện giáo hóa chúng sinh; 3. Tùy cơ thị hiện, mà điển h́nh là
Duy-ma-cật hiện bịnh, như là môi trường hành đạo của Bồ tát được cụ thể
hóa trong trường hợp tuy nói là cá biệt, nhưng nêu rơ bản chất hiện
thực làm khởi điểm cho quá tŕnh tu tập và giáo hóa của Bồ tát.
Tịnh Phật quốc độ và thành tựu chúng sinh, đó
là hoài bảo quá lớn cho một nhân cách b́nh thường. Thế nhưng, như
đă thấy, bằng phương tiện thiện xảo, chỉ với một ít nỗ lực nhỏ, bắt
đầu chỉ với hành vi rất tầm thường, nhưng nếu khéo léo vận dụng,
người thực hành Bồ tát đạo có thể đạt được kết quả lớn lao. Như
kinh Pháp hoa xác nhận: “Yếu tính của tất cả tồn tại là tịch diệt. Phật tử
đă hành đạo đời sau sẽ thành Phật.”[15]
Nhưng sự hành đạo ở đây có thể bắt đầu bằng một cử chỉ đơn giản,
như Pháp hoa nói: “Một người đi vào chùa tháp, ngay dù với tâm loạn động,
nhưng chỉ với một tiếng chào ‘Nam mô Phật’, người ấy đă được quyết
định là sẽ thành Phật.”[16]
Đó là xét theo yếu tính phổ quát của tồn tại.
Nhưng về mặt thực tiễn, Bồ tát không hành đạo đơn độc trong núi
rừng u tịch, do đó c̣n phải tùy thuộc các điều kiện không gian,
thời gian và con người. Tức là, tùy theo lọai chúng sinh và Phật
quốc, như đă thấy ở chương trước. Vậy, Duy-ma-cật vừa là nhân cách hóa các
phẩm chất phổ quát của Bồ tát, đồng thời cũng là một nhân vật cá
biệt hành đạo trong một giới hạn nhân sinh cá biệt.
Quá tŕnh tu tập là những giai đọan h́nh
thành các phẩm tính vừa phổ quát vừa đặc thù của Bồ tát.
Tổng quát, Đại thừa Bồ tát từ khi mới phát
tâm cho đến khi thành Phật trải qua năm giai đoạn: 1. Tư lương vị[17],
chuẩn bị hành trang, lương thực để lên đường. Đó là giai đoạn mà Bồ
tát tu các phước thiện nghiệp, tích lũy thật nhiều công đức. 2.
Gia hành vị[18],
khởi sự tu tập. Với phước thiện nghiệp đă được tích lũy, Bồ tát
khởi sự tu tập, quán sát thực tướng và chân như, tức yếu tính và
bản thể của tồn tại. 3. Thông đạt vị[19],
giai đoạn thấu suốt, hay cũng gọi là kiến đạo vị, giai đoạn bắt đầu
thấy Sự Thật, nhận thức được thực tướng và chân như. 4. Tu tập vị[20],
giai đoạn lần lượt thâm nhập thực tướng và chân như, lần lượt diệt
trừ vô minh. 5. Cứu cánh vị[21],
giai đoạn chờ thời tiết nhân duyên thích hợp để thành Phật.[22]
Quá tŕnh tu tập của Bồ tát trong Duy-ma-cật
cũng là những giai đoạn tương tự, nhưng có những điểm cá biệt chúng
ta sẽ thấy sau đây.
Một cách tổng quát, quá tŕnh ấy như là những
phẩm tính mà Duy-ma-cật đă thành tựu. Những phẩm tính ấy quy nạp
thành năm giai đoạn tu tập: phước, trí, hành, nguyện và cứu cánh.
1. Tu phước.
Kinh nói: “Đă từng cúng dường vô luợng chư
Phật. Ở nơi chư Phật, trồng sâu gốc rễ thiện.”
Bồ tát khởi sự tu tập bằng thân cận và bố
thí. Đó là sự tu tập chung cho tất cả chúng đệ tử tại gia, không
riêng ǵ Bồ tát. Một người đă quen với vị đắng và tanh hôi, không
dễ một sớm một chiều mà có thể quên được nó. Như tấm vải đă nhuộm
màu, muốn tẩy sạch, phải có phương pháp. V́ vậy, đam mê ái dục,
trong tiếng Phạn, rāga, cũng có nghĩa là sự nhuộm màu.[23]
Để thay thế được vị đắng tanh hôi và độc hại, vị giác phải được làm
quen dần với vị ngọt và lành tính hơn. Do đó, Phật chỉ dẫn bốn cửa
vào đạo: thân cận thiện sĩ, thính văn chánh pháp, như lư tác ư,
pháp tùy pháp hành.[24]
Gần gũi với nhân cách cao thượng, nghe và học tập để hiểu biết
những giá trị cao thượng không thể t́m thấy trong những thú vui ngũ
dục, và suy nghĩ một cách chân chính về những ǵ đă được nghe để
kiểm nghiệm với những ǵ ta đang sống thực. Chân lư là sự sống thực
chứ không phải là những khái niệm hư cấu. Chỉ khi nào những điều
được nghe, được học ấy được sống thực, được kiểm nghiệm bằng thực
tế sinh hoạt thuờng nhật, th́ những điều ấy mới chứa đựng những giá
trị nào đó.
Bồ tát cũng vậy. Con đường giác ngộ xa xôi
diệu vợi kia được khởi hành từ những buớc đi đơn giản thoải mái.
Không cần những bước chân chạy việt dă.
Thân cận và cúng dường, để cho tâm tư hướng
thượng. Nhưng Bồ tát đi t́m chân lư chứ không phải chạy trốn cuộc
đời, bỏ lại đằng sau một thế giới đau khổ. Thân cận và bố thí, như
hai bàn chân thay nhau bước tới. Thân cận để phát triển trí tuệ, và
bố thí để vun bồi gốc rễ đại bi. Công đức được tích lũy. Mọi thân
cận cúng dường, đều là thân cận chư Phật và cúng dường chư Phật, v́
Bồ tát không rời tâm Bồ-đề hướng thượng, không xa rời cứu cánh giác
ngộ. Và tất cả những sự gieo trồng gốc rễ thiện đều được thực hiện
trên mảnh đất Bồ-đề tâm. Có thể ngay từ những việc làm đầu tiên, Bồ
tát không nhận ra ḿnh đang đi trên con đường Bồ-đề tâm
hướng thượng, và đang trồng trọt trên mảnh đất Bồ-đề tâm. Nhưng do
bản chất và yếu tính của tồn tại, những hành vi ấy, cho đến một
lúc, được nhận thấy là khởi hành từ động lực Bồ-đề
tâm. Như vậy, khởi sự từ những hành vi, những nỗ lực nhỏ và ít ỏi,
nhưng thành quả sẽ lớn.
2. Tu trí.
Kinh nói: “Sở đắc biện tài vi diệu. Thành tựu
nhận thức vô sinh nhẫn. Đạt được các tổng tŕ, du hí thần thông.”
Đoạn kinh đề cập bốn phẩm tính mà Duy-ma-cật
đạt được qua quá tŕnh tu trí.
Ở trên, Bồ tát tu tập bằng sự thân cận cúng
dường, và bố thí gieo trồng thiện căn. Bồ tát không hành đạo giữa
các bức tường tu viện khép kín, hay trong thâm sơn cùng cốc, núi
rừng u tịch. Hành đạo ấy thể nghiệm giá trị sự sống như là tinh yếu
của Phật pháp. Cúng dường và bố thí, sống trong Bồ-đề tâm, thể hiện
tâm tư ấy trong các cọng đồng xă hội bằng ái và kỉnh, thương yêu và
kính trọng; thâm cảm những khổ đau bức thiết của nhân sinh, và nhận
thức bản chất của tồn tại. Do đó, qua thể nghệm tu chứng ấy, Bồ tát
thành tựu khả năng biện luận. Đó là khả năng tŕnh bày những chân
lư thâm sâu, vi diệu của Phật pháp bằng thứ ngôn ngữ thường nhật.
Bởi v́, mọi giá trị đạo đức, trật tự xă hội, đều được phản ánh
trong ngôn ngữ và được duy tŕ bởi ngôn ngữ. Do đó, thành tựu biện
tài vô ngại, nắm được bản chất, yếu tính của ngôn ngữ, là Bồ tát nắm được
sợi giây ràng buộc các mối quan hệ nhân sinh.
Vô sinh nhẫn, là nhận thức được thể tính
không sinh khởi của tồn tại. Nhẫn[25]
cơ bản có hai nghĩa: nhẫn thọ tức chịu đựng, và nhẫn khả tức
chấp nhận như là sự thực đương nhiên. Trong quan hệ giữa ta và thế
giới tự nhiên, nhẫn là sự chịu đựng những bức bách của nóng, lạnh,
đói, khát, vv. Trong quan hệ xă hội, nhẫn được hiểu là nhẫn nhục và
tha thứ. Nghĩa là nhẫn nhục với thái độ thông cảm và tha thứ chứ
không phải cắn răng chiụ nhục.
Vô sinh hay bất sinh[26],
đều có nghĩa là không sinh khởi hay không xuất hiện. Thể tính của
tồn tại, yếu tính của hiện tượng, nói tổng quát, tự tính của các
pháp, vốn chỉ được nhận biết theo quan hệ: có cái này do có cái
kia. Một sự vật, hay một hiện tượng, được nhận thức là đă tồn tại, hay
đang tồn tại, hay sẽ tồn tại; điều đó chỉ hiện thực trong điều
kiện cá biệt và cụ thể nào đó, và cũng chỉ trong điều kiện ấy nó
mới mang một h́nh thái tồn tại như thế nào đó, và với những công
dụng như thế nào đó. Ta nói, ở đây chỉ tồn tại một cây gậy, được
dùng để chống đỡ, hay sử dụng như một vũ khí. Và như vậy, ở đây
không hề tồn tại một sự vật nào được gọi là củi, chất liệu đốt. Nhưng,
trong trường hợp khác, sự vật ấy tồn tại như một thanh củi, dùng
làm nhiên liệu. Khi củi tồn tại, gậy không tồn tại. Khi gậy tồn tại,
củi không tồn tại. Tồn tại hay không tồn tại, trong tự thể, trong
tự tính, không có cái ǵ xuất hiện mới mẻ, và cũng không có ǵ mất
đi. Không sinh, không diệt, không tăng, không giảm; đó là tịch
diệt tướng, là yếu tính thựng hằng tịch tĩnh.
Nhận thức được tịch diệt tướng ấy, chấp nhận
như là sự thức tự nhiên, đương nhiên; đó gọi là vô sinh nhẫn[27]
. Nhận thức được thể tính huyền diệu ấy, quả là quá khó đối với con
người trí năng thấp kém. Có thể cần phải sống nơi u tịch, bằng sự
tập trung tư tưởng cao độ, rồi quán sát, chiêm nghiệm, mới có thể
thể nghiệm được.
Nhưng ở đây, Bồ tát không đi bằng con đường
tri thức cao siêu ấy. Bằng hành vi đơn giản thường nhật, Bồ tát cho người
đói một nắm cơm, cho người lạnh một manh vải. T́nh yêu thương lớn dần.
Hiểu thấu những thống khổ của người bằng chính tâm tư và t́nh cảm của
người. Bồ tát thể nghiệm t́nh người chính là thể nghiệm tự tính của pháp
giới. Tâm người như đại dương. Ngoài nước, không có đại dương. Đại dương
chính là nước. Giông băo, sóng thần, đại dương bị quấy động, nhưng tự tính
nước vẫn bất biến. Không có cái ǵ sinh ra, không có cái ǵ mất đi. Bồ tát
thể nghiệm vô sinh pháp nhẫn.
Đồng thời với thể nghiệm vô sinh pháp nhẫn,
Bồ tát thành tựu các môn tổng tŕ.[28]
Đó là khả năng ghi nhớ. Vạn hữu tuy đồng một thể tính, nhưng mỗi sự
hữu xuất hiện và biến mất trong những h́nh thái và công dụng đặc
thù. Mỗi hạt cát, một tồn tại bé nhỏ, tầm thường và vô nghĩa, trong
mối quan hệ nhân sinh nào đó. Nhưng bản thân hạt cát là pho sử
trường thiên của vô tận quá tŕnh sinh và diệt, sinh diệt liên tục trong
từng sát na. Bồ tát có vô lượng điều cần học và cần ghi nhớ.
Bằng sở đắc, chứng ngộ như thế, bấy giờ Bồ
tát thâm nhập các môn du hư thần thông tam muội.[29]
Đó là một pháp môn thiền định không ngồi yên một chỗ. Vẫn là trạng
thái nhập định, ngừng đọng tư duy. Nhưng trong trạng thái đó Bồ tát
du hành vô số quốc thổ. Đi vào ô trược cũng như đi vào thanh tịnh.
3. Hành.
Kinh nói: “Thành tựu vô sở úy.[30]
Trấn áp sức mạnh oán địch. Vào sâu cửa Pháp. Khéo léo vận dụng trí
tuệ.” Đây là giai đoạn thực sự đối mặt thế gian.
Không phải cho đến đây Bồ tát mới phát khởi
hành. Ngay từ lúc đầu, xuất phát từ ḷng trắc ẩn ngẫu nhiên, bố thí
cho người cùng khổ một đồng xu nhỏ; kể từ đấy Bồ tát đă khởi sự
hành đạo Bồ-đề. Nhưng Bồ-đề c̣n non yếu, có khi bị thóai thất. Tuy
tu tập từ bi, nhưng cũng có khi oán hận người v́ những hành vi
ngang bướng hay rồ dại của người. Tuy tu tập quán sát bản tính chân
thật của vạn hữu, nhưng cũng có lúc hoài nghi. Cho tới khi, qua
nhiều giai đoạn tích lũy phước đức và trí tuệ, cho đến khi trí tuệ
đạt đến chỗ toàn vẹn, và từ đó Bồ tát có khả năng thi hành những
phương tiện thiện xảo.
Thấu triệt pháp nhẫn vô sinh, Bồ tát không
c̣n sợ hăi trước những thăng trầm, biến đổi của vạn hữu. Thành tựu
biện tài vô ngại, Bồ tát không hề do dự khi cần phải chinh phục thế
gian bằng đạo lư.
Oán địch, tức kẻ thù. Không có chúng sinh nào
là kẻ thù của Bồ tát. Nhưng những phiền năo ô nhiễm, những cạnh tranh xung
đột của thế gian, những tội ác xấu xa của con người trong xă hội; Bồ tát
tuyên chiến với những cái đó; quyết tâm tiêu diệt. Đây là lúc Bồ tát thực
sự đi sâu vào ḷng thế gian để biến cải thế gian. Đi vào thế gian bằng
phương tiện thiện xảo mà Bồ tát đă thông suốt. Do thế, ở giũa ḍng đời để
biến cải đời, nhưng không v́ thế mà làm đảo lộn trật tự, gây xáo trộn
trong đời. Nói một cách tượng h́nh, Bồ tát đặt trọn Tam thiên thế giới vào
ḷng bàn tay, nhưng chúng sinh sống trong đó không cảm thấy thế giới của
ḿnh nhỏ lại hay lớn thêm. Đời sống thường nhật vẫn như mọi ngày.
4. Nguyện.
Kinh nói: “Thành tựu đại nguyện. Thấu rơ các
xu hướng và hành vi của chúng sinh. Biết rơ căn tính cao hay thấp
của chúng sinh.” Bởi v́ chúng sinh là nền tảng trên đó Bồ tát xây dựng
Phật quốc. Đó là giai đoạn Bồ tát thực hành để thành tựu đại
nguyện.
Ngay từ khi mới phát tâm, hành và nguyện là
động lực chính khích lệ Bồ tát dũng mảnh tiến tới Phật đạo trường
viễn. Để thành tựu đại nguyện, Bồ tát thấu hiểu sâu xa những khát
vọng sai biệt của các loài chúng sinh, của từng chúng sinh cá biệt.
5. Cứu cánh.
Kinh nói: “Trí độ thành biện, thuyết pháp
thuần thục; quyết định tu tập ở trong Đại thừa; đối với mọi tác
nghiệp đều có thể khéo léo tư lương. An trú trong uy nghi của Phật.
Vào sâu trong biển tâm tuệ.” Tất cả mọi hành vi của Bồ tát đều
hướng đến một mục đích duy nhất, đó là thành tựu Phật thừa. Do đă đạt được
khả năng vận dụng trí tuệ và phương tiện một cách tư tại, nên mọi
hành động đều thong dong, thông suốt, không hề bị vướng mắc, trở ngại.
Nghiệp quả được gieo trồng từ nhiều đời nay đă chín muồi, tâm tư và
hành động đều khế hợp chân lư, do đó trong mọi phong thái đời sống, mọi uy
nghi cử chỉ đều tương tự như Phật. Như Hoàng thái tử được huấn
luyện lâu dài, nay tuy chưa lên ngôi Hoàng đế, nhưng đă uy nghiêm như
Hoàng đế. Tâm tư và trí tuệ trở thành bao la như biển cả, dung nạp
và chứa đựng vô số bảo vật để chờ ngày hiển hiện.
III. VẬN DỤNG PHƯƠNG TIỆN
Bồ tát vận dụng phương tiện theo hai phương
diện: phổ quát và đặc thù.
Pháp tính vốn b́nh đẳng, nhưng căn cơ chúng
sinh sai biệt bất đồng. Sai biệt theo thời gian, theo địa giới, và theo cả
chủng tộc. Do đó Bồ tát cũng khéo léo vận dụng phương tiện đặc thù, mà
không mâu thuẫn với phổ quát tính. Có thể nh́n vấn đề phổ quát và đặc thù
theo quan hệ song trùng: vận dụng phổ quát tính vào cá biệt thể; và vận
dụng cá biệt tính vào trong phổ quát tính.
1. Vận dụng phổ quát trong đặc thù
Căn bản tu tập Bồ tát đạo là sáu ba-la-mật.
Bồ tát vận dụng sáu ba-la-mật vào đời sống thường nhật như sau:
Vận dụng bố thí ba-la-mật, Bồ tát cấp dưỡng
những người cùng khổ, chăm sóc những người cô đơn không có chỗ
nương tựa.
Vận dụng tŕ giới ba-la-mật. Bồ tát nêu cao
nhân cách đạo đức, làm gương sáng cho mọi người noi theo.
Vận dụng nhẫn nhục ba-la-mật, Bồ tát tha thứ
và bao dung với những người vô đạo, kiên nhẫn chịu đựng để nhiếp phục
những kẻ ngoan cường.
Vận dụng tinh tấn ba-la-mật, cổ vũ nghị lực
những kẻ hèn kém; khích lệ những kẻ biếng nhác.
Vận dụng thiền ba-la-mật, để cho mọi người
hưởng được vị ngọt an lạc của thiền; sống với chánh niệm, không tán loạn.
Vân dụng trí tuệ ba-la-mật, Bồ tát là ngọn
đèn soi tỏ chân lư cho thế gian.
2. Vận dụng đặc thù trong phổ quát.
Trưởng giả Duy-ma-cật là nhân cách hóa, là
điển h́nh cụ thể cho trường hợp cá biệt, ở đó, Bồ tát vận dụng phương tiện
vào một thế giới mà chúng sinh có xu hướng hưởng thụ vật chất, ch́m đắm
trong đam mê ngũ dục. Kinh mô tả nhân cách và đời sống của Duy-ma-cật như
là điển h́nh:
“Tuy hiện thân làm cư sĩ, nhưng đầy đủ phẩm
chất của một sa-môn. Tuy sống trong gia đ́nh nhưng không bị hệ lụy trong
tam giới. Tuy có vợ, con, nhưng thường tu phạm hạnh. Tuy có quyến
thuộc, nhưng vẫn sống đời sống viễn ly. Tuy trang phục bằng các thứ
châu báu, nhưng bản thân được làm đẹp bằng tướng hảo của phước báo. Tuy
hưởng thụ các thứ ẩm thực hào soạn, nhưng hương vị thật sự là các
môn thiền định, tam-muội. Tuy vẫn cùng vui chơi cờ bạc, nhưng vẫn thường
hằng giáo hóa thành thục chúng sinh. Tuy chấp hành các nghi lễ, tập
tục ngoại đạo, nhưng không hề xa rời ư hướng Phật pháp. Tuy học hiểu
hết thảy kinh sách thế gian, nhưng chính yếu vẫn thưởng thức pháp lạc
là nội điển. Khi xuất hiện giữa đám đông đô hội, luôn luôn vẫn là
bậc thượng thủ để giảng giải đạo lư. Tùy theo thế giáo mà dự hàng theo cấp
bậc tôn ty. Những sự nghiệp được thực hiện, tất cả đếu không sai
lầm. Mặc dù không mong cầu tài bảo thế gian, nhưng đối với lợi lộc thế
gian vẫn kinh doanh không bỏ. Rong chơi khắp mọi nẻo đường để có cơ
làm ích lợi cho nhiều người. Xử lư công việc Vương thất để bảo vệ
quần sinh. Vào hội trường luận đạo, hướng dẫn thảo luận xu hướng Đại thừa.
Vào các học đường, khơi mở kiến thức cho những người mông muội. Vào
chốn thanh lâu, chỉ cho thấy tai hại của dục vọng. Đi vào các hư viện, để
dựng mọi người trong chánh niệm.”
Đó là một nhân cách nửa siêu nhân, nửa hiện
thực. Dù sao, một nhân cách như vậy không phải hoàn toàn hư cấu. Ta có thể
t́m thấy người ấy ở đâu?
Kinh nói tiếp: “Trong hàng trưởng lăo,
ông là bậc tôn trưởng để diễn thuyết pháp những pháp tối thắng. Trong hàng
cư sỹ, ông là cư sỹ bậc nhất, dạy họ đoạn trừ đam mê ái dục. Trong hàng
sát-lị, ông là bậc tôn quư, dạy họ biết nhẫn nhục. Ở giữa chúng bà
la môn, ông là bậc tôn quư của bà la môn, khiến họ dứt trừ ngă mạn. Giữa
hàng đại thần, ông là bậc tôn quư của đại thần, dạy họ thực thi
chánh đạo. Được tôn kính giữa những vương tử, ông dạy họ bằng trung hiếu.
Được tôn kính trong các nội quan, ông giáo hóa các cung nữ bằng sự
chân chánh. Được tôn kính trong hàng thứ dân, ông hướng dẫn họ hướng
đến phước nghiệp. (...)”
IV. HIỆN THÂN THUYẾT PHÁP
Trong muời phương thế giới, chỉ có một thừa
duy nhất là Phật thừa; không hai cũng không ba. Ngoại trừ, bằng phương
tiện, Phật nói có ba. Phương tiện ấy, về tự thể cũng như ư nghĩa
vận dụng, trong tinh phổ quát cũng như trong hiện thực cá biệt. Lư do, v́
đức Phật Thích-ca chọn thời điểm xuất thế là lúc thế giới đi vào chu
kỳ suy thóai.[31]
Cư sĩ Duy-ma-cật hỗ trợ đức Thích Tôn để giáo hóa chúng sinh trong
thời điểm suy thóai ấy. Và Duy-ma-cật đă vận dụng phương tiện như thế nào?
Sau khi giới thiệu các phẩm chất trí tuệ và
đạo đức mà Cư sỹ Duy-ma-cật đă thành tựu, cũng như phương tiện thiện xảo
mà ông vận dụng cho cứu cánh là tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng
sinh, kinh giới thiệu: để vận dụng phương tiện thức tỉnh hàng vua
chúa, đại thần, quư tộc và phú hộ, Duy-ma-cật hiện thân thọ bịnh. Khi ông
thọ bịnh, v́ trọng vọng địa vị xă hội của ông, cũng như nhân cách
của ông, có đến vài ngh́n người, từ vua chúa, quư tộc cho đến thứ dân, đến
thăm bịnh. Nhân đó, Duy-ma-cật giảng thuyết cho họ về bản chất, cũng như
giá trị tồn tại của sắc thân.
Với hạng người quyền quư cao sang, mà thế lực
và tiền tài được coi như sự bảo đảm vững chắc cho đời sống, th́ cứu cánh
cần đạt đến trong đời này là củng cố thế lực và tích lũy tài sản. Làm thế
nào cho họ thấy rơ bản chất mong manh của đời sống ấy, và làm thế nào để
họ nhận thức được có đời sống khác cao thượng hơn, thật sự vinh quang hơn,
với những xúc cảm siêu việt mà không một chất liệu trần gian nào có thể
mang lại? Nói cách khác, với những người từ lâu đă quen với vị ngọt ngũ
dục; thưởng thức mùi vị ấy không chỉ là tập quán mà c̣n là giá trị của đời
sống; muốn lôi kéo họ ra khỏ chỗ ấy, phải làm sao khơi dậy các hương vị
thơm nồng khác. Nhưng một người chưa bao giờ biết mùi thơm là ǵ, th́ cái
mùi thối là giá trị duy nhất, không c̣n giá trị nào khác được chấp nhận.
Hiện bệnh thuyết giáo, phương tiện thuyết
giáo không có vẻ ǵ cao siêu huyền bí. Và chân lư được vén mở từ sự hiện
bệnh cũng là sự thực mà mọi người đều biết. Thế nhưng, như châm ngôn của
Thiền, “gánh nước và đốn củi chính là thần thông diệu dụng”, cũng thế,
Duy-ma-cật thị hiện phương tiện thiện xảo bằng hiện bịnh. Ông đă giảng như
sau:
“Này các Nhân giả, thân này là do bốn đại
chủng tập hợp mà thành, vốn không mạnh, không sức. Nó yếu ớt, dễ mục ră
nhanh chóng, không đáng tin cậy. Nó là vật chất đựng các thứ bịnh
tật thống khổ. Nó là pháp biến hoại, dẫy đầy tai hoạn.
“Này các Nhân giả, thân như vậy, bậc thông
tuệ không ỷ lại vào. Thân này như bọt nuớc không thể cầm nắm. Thân này như
bong bóng, không tồn tại lâu dài. Thân này như quáng nắng, sinh ra
do khát ái phiền năo. Thân này như cây chuối, không có lơi chắc
thật. Thân này này như tṛ ảo thuật, xuất hiện từ điên đảo.[32]
Thân này như chiêm bao, được thấy do hư vọng. Thân này như bóng,
hiện hữu do nghiệp duyên. Thân này như tiếng vang, tùy thuộc nhân duyên.
Thân này như mây nổi, thoáng chốc tan biến. Thân này như chớp
nháng, không hề tạm dừng trong phút chốc. Thân này vô chủ, như đất. Thân
này vô ngă, như nước. Thân này không chúng sinh, như lửa. Thân này
không mạng, như gió. Thân này không nhân, như hư không. Thân này
không thật, lấy bốn đại làm nhà. Thân này là không, v́ ĺa ngă sở. Thân
này vô tri, như cây cỏ. Thân này không tạo tác, được chuyển động
bởi sức gió. Thân này bất tịnh, ô uế dẫy đầy. Thân này hư ngụy, tuy nhờ
che đậy, ăn uống mà nuôi lớn, nhưng phải hao ṃn và hủy diệt. Thân
này nhiều chứng hoạn; chỗ nhóm hơp của một trăm lẻ bốn thứ bịnh. Thân này
dễ hoại như giếng khô, thường bị già nua bức bách. Thân này không
cố định, chắc chắn sẽ chết. Thân này là kẻ thù, ngập tràn các thứ
rắn độc. Thân này là một tổ hợp rỗng không, được hợp thành bởi uẩn, xứ và
giới.
“Này các Nhân giả, thân này đáng chán như
vậy, ta nên tầm cầu Phật thân.V́ sao? V́ Phật thân tức Pháp thân, sinh từ
vô lượng công đức và trí tuệ; sinh từ giới, định, huệ, giải thoát và tri
kiến về giải thoát; sinh từ từ, bi, hỷ, xả; sinh từ bố thí, tŕ giới, nhẫn
nhục, nhu ḥa, cần hành tinh tấn, thiền định giải thoát, tam muội; sinh từ
đa văn, trí tuệ, các ba-la-mật; sinh từ phương tiện; sinh từ sáu thông;
sinh từ ba minh; sinh từ ba mươi bảy đạo phẩm; sinh từ chỉ quán; sinh từ
mười lực, bốn vô úy, mười tám pháp bất cộng; sinh từ sự đoạn trừ hết thảy
pháp bất thiện, tập hết thảy pháp thiện; sinh từ sự chân thật; sinh từ sự
không buông lung. Từ vô lượng pháp thanh tịnh như vậy sinh ra thân Như
Lai.
“Các Nhân giả, nếu muốn được thân Phật hầu
chấm dứt hết thảy tật bịnh của chúng sinh, các ngài nên phát tâm cầu giác
ngộ tối thượng.”
Qua bài pháp ấy, tất cả những người đến thăm
bịnh đều phát tâm vô thượng Bồ-đề.
[1] Mahāvagga I, Vin. i.
21: caratha bhikkhave cārikaṃ bahujanahitāya
bahujana-sukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ.
[2] Māgandiya-sutta,
M.i. 501. Cf. Trung A-hàm 38, T 1, No 26(153).
[3] Pali: bhūnahuno;
sớ giải (MA. īi.211): hatavaḍḍhino mariyādakārakassa,
kẻ đặt ra giới hạn làm tổn hại sự phồn vinh. Bản Hán, dẫn trên: bại
hoại địa 敗壞地. Pali tương
đương: bhūma-han thay v́ bhūna(-bhūta)han.
[4] Saṅgīti-suttanta,
D.iii. 211: sabbe sattā āhāraṭṭhitikā. Cf. Hán, Tập dị môn
túc luận, Đại 26, No 1536, tr. 367c: nhất thiết hữu t́nh giai y
thực trụ 一切有情皆依食 303;.
[5] Có bốn loại thực
phẩm, Tập dị môn túc luận 8 (Đại 26, No 1536, tr. 400b): 1.
đoạn thực hoặc thô hoặc tế; 2. xúc thực; 3. ư tư thực; 4. thức thực.
Cf. Saṅgīti-sutanta, D.iii. 228, cattāro āhārā: kabaliṅkāro
āhāro oḷāriko vā sukhumo vā; phasso dutiyo; mano-sañcetanā tatiyā;
viññāṇaṃ catuṭṭhaṃ.
[6] Māgandiya-sutta,
M.i.506.
[7]
Ariyapariyesanā-sutta, M.i. 167, ālayārāmā kho
panāyaṃ pajā ālayaratāya ālaya-sammuditāya duddasaṃ idaṃ ṭhānaṃ
yadidaṃ idappaccayatā paṭiccasamuppādo.
[8]Cf. Māgandiya.
đă dẫn, M.i. 510.
[9] T 38 1781, tr.
931b16.
[10] T 38 N 1778, tr.
596c1.
[11] T38 N1781,
tr.931b18: 梵音稱漚和拘舍 645;。此云方便勝智 .
[12] Upāya, do
động từ căn là √I, có nghĩa đi hay đến, và upa, tiền tố
chỉ hướng đến gần, hay vị trí ở gần hay ở trên. Vậy, upāya,
nghĩa đên, là phương cách hay phương pháp tiếp cận.
[13] Milandapañha, ro.
27.
[14] Skt.
acintyopāyakauśalya (Tib.
thabs la mkhas pa bsam gyis mi khyab pa).
[15]
諸法從本來常自 490;滅相佛子行道已 來世得作佛 . (T9
No 262, tr.8b25). Cf. Saddharmapuṇḍarīka, ii. k. 67:
evaṃ ca bhāṣāmy ahu nityanirvṛtā, ādipraśāntā imi
sarvadharmāḥ/ caryāṃ ca so pūriya buddhaputro, anāgato’dhvāni jino
bhaviṣyati// Ta đă nói như vậy, tất cả pháp này bản lai tịch
tĩnh, thường hằng tịch diệt. Phật tử mà công hạnh đă tṛn đầy, trong
đời vị lai sẽ trở thành đáng Tối thắng.
[16]
若人散亂心入於 612;廟中一稱南無佛 皆已成佛道 . (T9
No 262, tr.9a24).
[22] Thành duy thức 9,
T 31 No. 1585, tr. 48b11. Cf. Đại thừa A-t́-đạt-ma tập luận 5,
T 31, tr. 682b21 tt.
[23] Cf. Cūḷavagga
v, Vin.ii. 107: tena kho pana samayena chabaggiyā bhikkhū…
aṅgarāgaṃ karonti, “Bấy gời Lục quần tỳ kheo… nhuộm màu tứ chi…”
[24] Bốn chi hướng đến
quả Dự lưu, Saṅgīti, D.iii. 227, cattāri sotāpattiyaṅgāni:
sappurisa-saṃsevo, saddhamma-savanaṃ, yoniso-manasikāro,
dhammānudhamma-paṭipattī. Xem giải thích, Pháp uẩn túc luận
2, (T 26 No. 1537, tr.458b25). Cf. Māgandiya, đă dẫn, M.i. 512.
[27]
anutpāda-dharma-kṣānti. Cf. Đại Bát-nhă 449 (T 7 No 220,
tr. 264b23): “Bồ tát thuộc hàng Đại sỹ không c̣n thối chuyển ấy, bằng
tính không của yếu tính tự hữu mà quán sát tất cả pháp, chứng nhập
chính tính của Thánh đạo vô lậu, siêu việt địa vị phàm phu, cho đến,
không thấy một pháp nào có thể được bắt nắm. Do không thể bắt nắm nên
không có cái ǵ được sáng tạo. Do không có ǵ được sáng tạo ra, cho
nên là tuyệt đối không sinh khởi. Do tuyệt đối không hề sinh khởi nên
nói là vô sinh pháp nhẫn. Do đạt được vô sinh pháp nhẫn như vậy, vị ấy
được nói là bất thối chuyển Bồ tát ma-ha-tát.”
[28] dhāraṇī-dvāra.
Phật địa kinh luận 5 (T 26 No1530, tr. 315c25): “Đà-la-ni (dhāraṇī
= tổng tŕ), đó là tuệ của tăng thượng niệm, có khả năng ghi nhớ vô
lượng Phật pháp không để quên mất. Ở trong một pháp ghi nhớ hết thảy
pháp. Ở trong một văn ghi nhớ hết thảy văn. Ở trong một nghĩa, ghi nhớ
hết thảt nghĩa.”
[29]
vikrīḍito nāma samādhiḥ.
[30] Đây chỉ bốn vô sở
úy, bốn điều không do dự, của Bồ tát (bodhisatvānāṃ catvāri
vaiśāradyāni).
[31] Ngũ trược ác thế.
Xem kinh văn, phẩm 10 “Phật Hương Tích.”
[32] Cf. Saṃyutta, iii.
tr. 142: pheṇapiṇḍūpamaṃ rūpaṃ/ vedanā bubbuḷūpamā/ marīcikūpamā
saññā/ saṅkhārā kadalūpamā/ māyūpamañ ca viññānaṃ/ desitādiccabadhunā/
„Sắc như đống bọt; thọ như bong bóng nước, tưởng như quáng nắng; hành
như cây chuối; thức như huyễn sự. Đấng Nhật Thân (=Phật) dạy như vậy.“
__________________ Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
|
Quay trở về đầu |
|
|
viewtronic Hội viên
Đă tham gia: 10 October 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 143
|
Msg 5 of 5: Đă gửi: 14 April 2008 lúc 1:43pm | Đă lưu IP
|
|
|
HUYỀN LUẬN DUY-MA-CẬT
Tuệ Sỹ
---o0o---
CHƯƠNG III: HỘI KIẾN CÁC THANH VĂN
DẪN
Duy-ma-cật hiện bịnh. Ông suy nghĩ: “Ta nay
mang bịnh. Thế Tôn đại bi há không đoái tưởng?” Phật hiểu rơ ư của
Duy-ma-cật, bảo các Đại Đệ tử đi thăm bịnh. Lần lượt các ngài từ chối,
không dám nhận lời, và mỗi vị tường thuật lại các ngài đă từng gặp
Duy-ma-cật trong trường hợp nào.
I. NHỮNG H̀NH TƯỢNG MÂU THUẪN VÀ PHẢN DIỆN
Ta chỉ có thể biết được diện mạo của ta khi
nh́n vào ảnh phản chiếu trong gương. Đó là ảnh giả, nhưng nó phản ảnh
trung thực nhất chính diện mạo của ta. Những người khác nh́n thấy ta bằng
chính khuôn mặt thực không phải trong gương, nhưng không thể biết rơ ẩn
tàng trong khuôn diện đó là những ǵ. T́nh yêu, thù hận, đam mê, có thể
được biểu hiện qua đó, nhưng cũng có thể được che dấu để đánh lừa qua đó.
Riêng ta nh́n thấy ta trong gương, h́nh ảnh ấy không lừa dối ta. Kinh
nghiệm được tích lũy để nhận biết sự vật, nh́n nó từ cái không phải là nó.
Giả hay thực, chân lư được khám pháp tùy theo góc độ người nh́n. Sự khôn
ngoan này thật giản dị, được kinh nghiệm ngay từ tuổi mới lớn, từ khi bắt
đầu hiểu rằng có những điều ta muốn nhưng người khác không muốn và chỉ có
thể giữ được nó nếu biết buông bỏ nó như thế nào. Biết cách cho, sẽ biết
cách nhận. Sự thực đơn giản ấy cũng chỉ điểm cho ta biết rằng, hăy biết
thoát ly thế gian để hiểu rơ thế gian, biết quan sát những ǵ không phải
ta để hiểu rơ ta đang ở đâu.
Ta lớn lên và khôn ngoan hơn, bắt đầu từ chỗ
học để biết gọi tên từng sự vật; gọi theo cách của người khác chứ không
phải theo cách mà ta tùy ư muốn. Học để biết quy luật di chuyển của sự
vật, tác động hỗ tương của cái này lên cái kia; thuận theo vật, mượn sưc
của vật để tăng cường sức mạnh của ḿnh. Sự vật tồn tai trong không gian
ba chiếu, di chuyển trên một mặt phẳng; mặt trời không thể soi tỏ vật bên
dưới chậu úp; cánh tay người không thể bắt được con chim đang bay ngang
qua trên trời; mắt người không thể nh́n thấy bên kia vách đá. Sự khôn
ngoan bắt đầu được tích lũy theo hướng khác; học để biết cách bốc sự vật
ra khỏi chướng ngại của không gian ba chiều, đưa sự vật di chuyển bên
ngoài giới hạn của mặt phẳng. Tuổi thơ lớn lên và khôn ngoan hơn bằng
những câu chuyện thần tiên, những truyện kể hoang đường. Có những người
không b́nh thường như tất cả những người khác. Đời sống của họ được kể lại
cũng theo lối không b́nh thường như các chuyện kể hằng ngày. Họ là những
nhân vật huyền thoại, của những mẫu chuyện thần tiên.
Xá-lợi-phâtá ngồi một ḿnh trong hang đong u
tịch, mà thân như gỗ mục, tâm nguội lạnh như tro tàn. Mục-kiền-liên bấm
ngón chân làm rung chuyển cung điện của các thiên thần. A-na-luật nhín
thấy thế giới ba ngh́n rơ như đang nh́n thấy quả xoài trong tay. Những
chyện như thế không thể t́m thấy trong sinh hoạt thường nhật của xă hội
loài người. Với một số người, đó là các chuyện kể hoang đường về những
người không b́nh thường. Với một số khác, đó là h́nh ảnh phản diện, nhưng
vô cùng trung thực và sống thực cho một chân lư nào đó vượt ngoài khả năng
tư duy luận lư của con người. Sự thực vẫn được khám phá tùy theo góc độ
người nh́n.
Khi nh́n và thấy ḿnh trong gương, ta biết đó
là hai nhưng chỉ là một. Hai mà không phải là hai, từ một sự thực tầm
thường lại mang tính nghịch lư. Tính nghịch lư nằm ở đó, ở trong mối quan
hệ thường nhật của ta và vật. Điều đó không ảnh hưởng ǵ đến sinh hoạt
thực tế. Cho đến khi nghịch cảnh, thất bại, điều mà ta gọi gọi là những
vấp ngă trên đường đời, hoặc những khi biết ḿnh bị phản bội hay chính
minh đang phản bội, những khi ấy ta cố nh́n sự vật từ một ảnh chiếu khác
của nó, cố gắng nh́n nó bằng cái không phải nó; là hai mà không phải là
hai.
Đối với số đông, sự biến ngang trái dù trầm
trọng đến đâu, phản tỉnh cũng chỉ đến một mức nào đó rồi vẫn buông xuôi,
như người bị đắm, mặc cho nước cuốn, không c̣n đủ sức bơi ngược ḍng để
vào bến an toàn. Với một số người khác, trật tự thế giới bỗng đảo lộn. Nó
bỗng chốc trở thành không phải là nó. Hai mà không phải là hai.
Vậy, thế nào là không hai? Khi được hỏi như
vậy, Duy-ma-cật im lặng.
Đó là chân lư vô ngôn, được diễn tả bằng sự
im lặng của Duy-ma-cật trước yêu cầu khẩn thiết của Bồ tát Văn-thù. Đó là
điều được nhắc lại trong bài Tựa cho Duy-ma-cật sở
thuyết kinh của Tăng Triệu: “Thánh trí vốn vô tri, mà muôn vàn phẩm
loại đều được soi tỏ. Pháp thân vốn không h́nh tượng, nhưng lại ứng hiện
theo từng h́nh tướng đặc thù. Vần điệu chí cao th́ vẫn không lời, mà thư
tịch huyền vi khắp nơi quảng bá.”
Cho nên, tất cả những ǵ Phật thuyết, Phật
chế định, đều là phương tiện quyền xảo. Nhưng phương tiện ấy xuất phát từ
cảnh giới thực chứng của trí tuệ siêu việt của Phật, chứ không phải chỉ là
những thứ bày đặt tạm thời. Đó là chỗ mà các nhà cải cách Đại thừa, muốn
vận dụng Phật pháp thích ứng theo từng thời đại, nhưng vẫn không xa rời
yếu tính của Pháp.
Duy-ma-cật, mà các cuộc luận đạo với hàng
Thanh văn được thấy chi tiết trong phẩm này, nh́n từ góc độ xă hội học, là
một nhà vận động Đại thừa. Nghĩa là nh́n từ mặt ngoài của hiện tượng,
Duy-ma-cật triệt để công kích từ tập quán tư duy cho đến thực tiễn hành
tŕ và sở chứng của các Đại Thanh văn. Điều đó dẫn đến quan điểm cho rằng,
trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trong nội bộ phát triển của đạo
Phật đă có những mâu thuẫn gay gắt giữa bộ phận bảo thủ, và thành phần cải
cách. Nhưng, ở đây chúng ta không nh́n từ góc độ đó để có quan điểm đó.
Với chúng ta, Duy-ma-cật là h́nh tượng mâu thuẫn nội tâm của từng cá nhân
học Phật và tu Phật. Những mâu thuân ấy càng lúc càng gay gắt, nhưng tự
bản thân chúng tự điều hoà để dẫn người tu tập đến những cảnh giới thực
chứng cao hơn. Để thấy, để biết, cảm nghiệm, những ǵ mà trước, từ vô
lượng kiếp về trước, chưa hề thấy, chưa hề biết. Chân lư không có công
thức cố định để theo đó mà kiểm nghiệm giá trị chứng ngộ. Cho nên, như
kinh Pháp hoa diễn tả, các người con của nhả phú
hộ khi thoát ra khỏi căn nhà lửa, bấy giờ mới thật ngạc nhiên thấy ḿnh
nhận được những thứ mà trước đây chưa bao giờ có trong ư nghĩ, trong tưởng
tượng, trong tư duy. Chân lư, là điều được khám phá, chứ không phải là
điều được chứng minh theo công thức cho sẵn. Quả thật, không có công thức
nhất định để chúng ta phê phán sở tri và sở hành của Duy-ma-cật được giả
thuyết là vượt trên sở tri và sở chứng của ngài Xá-lợi-phất. Cần phải nh́n
từ phía nội tâm để thấy Xá-lợi-phất là h́nh tượng phản diện của
Duy-ma-cật. Nếu tự thấy mỗi chúng ta là một Duy-ma-cật, th́ sự xuất hiện
của Xá-lợi-phất như là nhân tố xung đột nội tâm, vạch ra giới hạn khắc
nghiệt giữa ta và thế giới quanh ta, với những hệ lụy và giải thoát, giữa
thanh tịnh và ô nhiễm. Phải vượt qua tất cả những giới hạn xung đột ấy,
vượt lên qua nhiều lớp của cánh cửa bất nhị, để đi cho đến tận cảnh giới
vô ngôn tịch mịch. Trong cơi tịch mịch ấy, khu vườn xoài một thời tanh hôi
trụy lạc bỗng bừng sáng thành cơi Phật trang nghiêm. Trong đó, thân thể
thường xuyên bị không chế bởi quy luật vật chất, với những bệnh tật, yếu
đuối, thấp hèn, bỗng trở thành Pháp thân bất diệt, hiển hiện từ cơi Phật
A-súc thanh tịnh.
Không chỉ ngài Xá-lợi-phất. Duy-ma-cật đối
biện với tất mười Đại Thanh văn. Tất cả được nhận thức như là những nhân
tố phản diện, cho thấy những biến động nội tâm của những người đang muốn
vượt qua giới hạn hư ảo của thế gian, để nh́n thấy h́nh ảnh chân thực của
thế giới này.
Bây giờ chúng ta hăy theo dấu Duy-ma-cật đi
t́m mười vị Đại Thanh văn ấy.
II. MƯỜI ĐẠI ĐỆ TỬ
Duy-ma-cật hiện bịnh. Trong một ư nghĩa, Ông
không bịnh. Nhưng trong một nghĩa khác, Ông thực sự đang bịnh. Với phàm
phu, Ông thật sự bịnh nên nhiều người thân quen đă đến thăm. Trong nhận
thức của trí tuệ siêu việt, Ông không bịnh, vậy đâu cần ai đến thăm. Nhưng
Ông vẫn nghĩ đến Phật, mong được một lời thăm hỏi của Phật. Bịnh, hay
không bịnh, thảy đều là phương tiện; là những biểu hiện khác nhau của một
Thực tế duy nhất. Chính phương tiện, đó, những thị hiện không chỉ với mục
đích để cho phàm phu được khai thị từ chân lư mầu nhệm của đời sống thường
nhật; mà đây c̣n là thị hiện từ chân lư được nh́n thấy của các bậc Thánh.
Cho nên, lần lượt Phật khiến mười vị Đại Đệ tử thay Ngài đi thăm bịnh
Duy-ma-cật; mỗi vị biểu hiện một phẩm tính của Phật. Mười vị Đại Đệ tử là
tổng hợp của cả mười phẩm tính siêu việt nơi Phật; những phẩm tính ấy hằng
được thị hiện cho phàm phu thấy, là những ǵ mà qua đó bậc trí giả trong
hàng phàm phu thường tán thán Như lai. Nhưng đó chỉ là trên mặt biểu hiện.
Như kinh Pháp hoa nói: trí tuệ của Chư Phật quả thật thâm thâm, khó
thấy, khó biết; duy chỉ các Như lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác mới
thật sự giác tri.[1]
Cho nên, thật sự là điều đáng kinh ngạc, hy hữu, khi Phật bảo Tu-bồ-đề:
“Ông hăy bằng biện tài của ḿnh mà tuyên thuyết pháp tương ưng với Bát-nhă
ba-la-mật, giáo giới, giáo thọ các Bồ tát, khiến cho sự tu học Bát-nhă
ba-la-mật của họ được rốt ráo.”[2]
Trong kinh điển A-hàm (Hán tạng),[3]
cũng như trong các Nikāya (Pali),[4]
số các Thanh văn được Phật xác định là đệ nhất rất nhiều, gồm các tỳ kheo,
tỳ kheo ni, và cả cư sỹ nam và nữ. Nhưng, trong số các vị trưởng lăo đệ
nhất nhất này, đại biểu được nói là sáng chói, tất nhiên là các vị được đề
cập trong kinh Ngưu giác sa-la-lâm. Trong đó chỉ có sáu vị.[5]Trong
các kinh Đại Bát-nhă, số Đại Thanh văn tham dự thường xuyên là các vị được
kể như Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Thiện Hiện (Tu-bồ-đề), Chấp Đại
Tạng (Ma-ha Câu-hi-la), Măn Từ Tử (Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử), Đại
Ca-đa-diễn-na (Ma-ha Ca-chiên-diên) Đại Ca-diếp. Tất nhiên không thể
thiếu A-nan.[6]
Có lẽ Duy-ma-cật là kinh Đại thừa đầu
tiên nêu rơ con số tṛn trịa mười Đại Đệ tử; các kinh khác về sau y theo
đó. Một cách tổng quát, sở đắc đặc biểt mỗi vị được nói như sau:
Xá-lợi-phất, đại trí. Đại Mục-kiền-liên: thần thông. Đại Ca-diếp: khổ hành
(đầu-đà). Tu-bồ-đề: giải Không. Phú-lâu-na: thuyết pháp. Đại
Ca-chiên-diên:nghị luận. A-na-luật: thiên nhăn. Ưu-ba-li: tŕ luật.
La-hầu-la: mật hạnh. A-nan: đa văn.
Cát Tạng[7]
phân mười vị thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất, bốn đại đệ tử biểu trưng cho
định, huệ, hành và giải (nhận thức). Nhóm thứ hai, gồm ba, biểu trưng cho
Ba tạng: Kinh, Luật và Luận. Nhóm cuối, gồm ba mà khi tại gia vốn là thân
tộc của Phật. Trạm Nhiên[8]
lại có cách giải thích khá lạ lùng về mười đại đệ tử. Sư đặt mỗi vị biểu
tượng cho một tâm sở: tưởng, dục, canh lạc (xúc), huệ, niệm, tư, giải
thoát (thắng giải), tác ư, tam-ma-địa (định) và thọ.
Trong ư nghĩa của các nhà chú giải này,
Duy-ma-cật sở thuyêt kinh thật sự là một vở
kịch, trong đó mỗi nhân vật tượng trưng cho một giá trị nào đó ngoài đời.
Sự giải thích này không giúp chúng ta hiểu thêm ư nghĩa luận đạo giữa
Duy-ma-cật với các đại đệ tử, do đó ở đây không cần thiết nói thêm chi
tiết.
Mười vị đại đẹ tử được Phật khiến đi thăm
bịnh Duy-ma-cật, và tất cả đều tránh và mỗi vị tường thuật lại cuộc luận
đạo hy hữu giữa ḿnh với Duy-ma-cật.
1. XÁ-LỢI PHẤT
Trong suốt các cuộc luận đạo của Duy-ma-cật,
vị được xưng tụng là bậc Đại trí Thanh văn này xuất hiện thường xuyên với
h́nh ảnh ngây ngô, với những câu hỏi ngớ ngẩn. Nhưng một chi tiết nhỏ
trong bản dịch của Huyền Trang, bị xem là lược bỏ trong bản của La-thập,[9]
cho thấy trong cách nh́n của Duy-ma-cật, ẩn tàng bên trong con người ẩn
sỹ, sống cuộc đời xa lánh, vẫn là một nhân cách siêu việt. Do đó, khi đến
với Xá-lợi-phất, trước khi mở cuộc đối biện về ư nghĩa xuất ly,
Duy-ma-cật, con người lừng danh trong vô vàn đại thiên thế giới ấy, cúi
lạy dưới chân Xá-lợi-phất, tỏ ḷng cung kính như đối với chư Phật. Cho
nên, khi những nghị luận giữa Duy-ma-cật và Văn-thù chuẩn bị vén mở những
chân trời ảo diệu của ngôn ngữ, th́ Xá-lợi-phất xuất hiện. Cũng như các Bồ
tát từ cơi Hương tích thú nhận: khi mới đến thế giới Ta-bà này, các ngài
xem thường nó v́ dẫy đầy uế trược. Nhưng khi hiểu ra, mới rơ phương tiện
diệu dụng của chư Phật là bất khả tư ngh́.[10]
Xá-lợi-phất là nhân cách thân thiết nhất cho
chúng sinh đang ngụp lặn trong bùn śnh ngũ dục có chỗ nương tựa để đi
lên. Đó là chỗ vi diệu trong phương tiện thuyết giáo của Phật, như kinh
Pháp hoa nói: “Tính tịch diệt của các pháp không
thể diễn tả bằng lời. Ta bằng phương tiện mà nói cho năm tỳ kheo. Đó gọi
là chuyển pháp luân. Bấy giờ mới có từ Niết-bàn, từ A-la-hán, và danh hiệu
khác nhau của Pháp và Tăng.”[11]
Nói cách khác, ngôn ngữ của Duy-ma-cật là sự vận hành vô trụ xứ của Bồ
tát. Ngôn ngữ của Xá-lợi-phất là âm thanh trong trụ xứ của Thanh văn, v́
nơi đó nó vang vọng tâm tư vẩn đục của chúng sinh.
Trú xứ của Thanh văn ở đâu? Rất cụ thể, đó là
núi rừng u tịch, là hang động, gốc cây, bờ suối. Nơi đó, Thanh văn thiền
tọa, xa lánh mọi náo nhiệt của thế gian. Trốn đời chăng? Không phải thế.
Những ai mà tâm tư c̣n vẩn đục bởi dục vọng thấp hèn, sống trong chốn núi
rừng hoang vu, u tịch ấy, không thể không sợ hăi, lông tóc dựng đứng.[12]
Đó là kinh nghiệm đầu tiên của đức Thích Tôn khi vừa rời bỏ thị thành để
sống một ḿnh cô độc. Nhưng không gian u tịch cũng mang lại kinh nghiệm
nguyên sơ cho tâm tư định tĩnh. Những ai chưa hề có kinh nghiệm ǵ về đời
sống độc cư, những người ấy khó có thể thưởng thức hương vị siêu thoát
trong giáo pháp của Phật. Sống viễn ly và kinh nghiệm độc cư là bước đầu
tiên đi vào Thánh đạo.[13]
Nhưng, độc cư trong ư nghĩa chân thật của nó
là ǵ? Đó là thân viễn ly, tâm viễn ly. Duy-ma-cật nói với ngài
Xá-lợi-phất: “Bất tất ngồi như vậy mới là tĩnh tọa. Không hiện thân và ư
ở trong ba cơi, ấy mới là tĩnh tọa. Hiện các oai nghi mà không xuất diệt
tận định, ấy mới là tĩnh tọa. Hiện thân làm việc phàm phu mà không xả Đạo
pháp, ấy mới là tĩnh tọa...”
Bậc Thánh đă xuất ly ba cơi, vượt xa ngoài
thế giới đầy xáo động này; đó là nguồn an lạc do viễn ly và xuất ly. Nhưng
nếu bậc Thánh ấy trở lại thế gian này, hiện thân và ư như phàm phu ngay
giữa thế gian này, mà tâm tư vẫn xuất ly ngoài ba cơi. Đó là đời sống viễn
ly chân thật.
Một tỳ kheo khiếu nại với Phật: Xá-lới-phất
xúc phạm ông, rồi bỏ đi.[14]
Phật hỏi Xá-lợi-phất. Tôn giả trả lời: “Tâm tư con như mặt đất, nhận tất
cả mọi thứ tịnh và bất tịnh, một cách b́nh đẳng. Làm sao con có thể xúc
phạm người khác.” Qua đó, những lời phát biểu của Duy-ma-cật là tán dương,
hay chỉ trích Xá-lợi-phất? Chỉ những tâm hồn thấp kém, đứng trước cồn cỏ
che khuất để không thấy Tu-di là cao, làm sao thấy được tâm tư như không
gian vô biên của bậc Thánh, như tỳ kheo hiếu sự kia.
Tôn giả Xá-lợi-phất đă một lần đi thăm bịnh
trưởng giả Cấp Cô Độc. Trong khi nằm liệt trên giưỏng bịnh, với những cơn
đau nhức hành hạ toàn thân, thống khổ bức bách, Cấp Cô Độc sau khi nghe
bài thuyết pháp của Xá-lợi-phất, cảm thấy một nguồn an lạc vô biên chưa
từng có.[15]
Thân bịnh, nhưng tâm không c̣n bịnh. Đó là h́nh ảnh thực tế minh giải một
cách sống động ư nghĩa “Hiện thân ư mà vẫn không ở trong ba cơi.”
Nhưng, như vậy, tại sao Xá-lợi-phất không đi
thăm bịnh Duy-ma-cật? Đó là giới hạn của ngôn ngữ; và cũng là giới hạn của
không gian xă hội của con người. Câu trả lời đến từ kinh nghiệm sống thực
của mỗi người, không đến từ người khác.
2. MỤC-KIỀN-LIÊN
Trong hàng Đại Thanh văn, Mục-kiền-liên là
thần thông đệ nhất.[16]
Khi ngài bấm ngón chân xuống đất, tất cả cung điện của Chúa tể Thiên thần
đều rung động. Thiên đế Thích kinh sợ, lông tóc dựng đứng.[17]
Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên biểu hiện cho
Trí tuệ và Thần lực của Phật. Nhưng Phật dùng năng lực thần biến siêu
nhiên ấy để làm ǵ?
Có lần, thanh niên cư sỹ Kevaṭṭa[18]
đề nghị Phật dạy cho các tỳ kheo thần thông biến hóa, như vậy có thể thu
phục đức tin của nhiều người hơn bằng phép lạ siêu nhiên. Đức Phật từ
chối. Ngài chỉ xác nhận một phép lạ thôi. Đó là giáo giới thị đạo, tức là
phép lạ của sự giáo dục.[19]
Không ích ǵ khi có khả năng biến hóa một người tí hon thành khổng lồ, làm
thân h́nh bốc lửa các thứ. Chỉ đáng tán thưởng, khi phép lạ là khả năng
biến một con người hung ác thành một bậc Thánh từ tâm quảng đại.
Khi Duy-ma-cật đến gặp Tôn giả Mục-kiên-liên,
bấy giờ ngài không đang thị hiện thần thông, mà là đang thuyết pháp tại
một ngă tư đường. Tôn giả cũng đang thực hiện pháp thuật siêu nhiên của
Phật: giáo giới thị đạo. Ngài đang thuyết pháp. Nhưng ngài thuyết pháp ǵ?
Có lẽ, theo thông lệ, khi thuyết pháp cho cư sỹ, các ngài thường nói về bố
thí, tŕ giới, sinh thiên.[20]
Duy-ma-cật chợt đến, nói rằng: “Pháp không
chúng sinh, v́ xa ĺa cáu bẩn của chúng sinh. Pháp không thọ mạng, v́ xa
ĺa sinh tử. Pháp không có con người, v́ tiền tế và hậu tế đều cắt đứt.
Pháp thường tịch nhiên, v́ diệt các tướng. Pháp ĺa ngoài tướng, v́ không
sở duyên. Pháp không ngôn thuyết, v́ ĺa giác quán. Pháp không h́nh tướng,
v́ như hư không…”
Luận biện của Ông gợi ư rằng có thể
Mục-kiền-liên đang nói về các pháp tu để diệt trừ hữu thân kiến, tức quan
điểm sai làm cho rằng thân này thực hữu, tồn tại với một tự ngă. Trong
giáo nghĩa Thanh văn, khi một người diệt trừ được hữu thân kiến, người ấy
chứng bậc Thánh quả đầu tiên gọi là Dự lưu. Hầu hết các tục gia đệ tử của
Phật đều chứng đắc Sơ quả này.
Nếu giới hạn vấn đề trong sự tu tập của tại
gia như vậy, hẵn không có ǵ cần biện giải. Nhưng khi giáo nghĩa ấy được
nghiên cứu từ phía ngoài Phật pháp, vấn đề ngă hay vô ngă liền phát sinh.
Tất nhiên, điều có thể thừa nhận dễ dàng là, trong phạm vi tâm lư thường
nghiệm, không có cái ta bất biến. Nhưng nếu thực sự, trong tận cùng bản
thể, không tồn tại một tự ngă, cái ǵ luân hồi, để nói có luân hồi và có
giải thoát? Nhiều bộ phái Phật giáo sau này xuất hiện với quan điểm rằng
chính Phật cũng thừa nhận một tự ngă như vậy.
Vậy, rơ ràng luận biện của Duy-ma-cật đă cảnh
báo một điều có thể xảy ra cho những ai học hỏi giáo nghĩa vô ngă. Ông
nói, “Pháp không chúng sinh, không thọ mạng, không con người”,[21]
cũng là điều mà kinh Kam cang nói: hoàn toàn không có khái niệm về
ngă, về nhân, về chúng sinh và thọ giả.[22]
Các từ này đều liên hệ đến khái niệm về tự ngă, trên cả hai phương diện:
thường nghiệm và siêu nghiệm. Trong thường nghiệm, cũng như siêu nghiệm,
không ở đâu tồn tại một tự ngă như vậy. V́ rằng, Duy-ma-cật nói: “Pháp
thường tịch nhiên v́ các tướng thường tịch diệt. Pháp không tham trước, v́
không sở duyên…” Rồi Ông kết luận: Pháp như vậy, là sao thuyết?
Mặc dù tự tính của các pháp, của tất cả tồn
tại, là như vậy, nhưng thực tế Phật đă giảng thuyết, các Bồ tát có giảng
thuyết, các Thanh văn cũng giảng thuyết. Sự giảng thuyết như vậy có phải
là điều dối trá chăng?
Hoàn toàn không phải như vậy. Duy-ma-cật nói:
“Người thuyết pháp th́ không diễn thuyết, không khai thị. Người nghe th́
không nghe, không sở đắc. Như con người huyễn giảng pháp cho người huyễn
nghe.”
Ư nghĩa này cũng từng được Tu-bồ-đề nói cho
Thiên đế Thích và các thiên thần thuộc hạ nghe, khiến họ vô cùng kinh
ngạc.[23]
Tu-bồ-đề nói: “Người huyễn có thể tùy thuận nghe những điều tôi nói...
Chúng sinh như huyễn như mộng... Phật pháp như huyễn như mộng... Niết-bàn
như huyễn như mộng.” Chư thiên kinh ngạc, hỏi: “Đại đức Tu-bồ-đề, ngài
cũng nói Niết-bàn như huyễn, như mộng chăng?” Tu-bồ-đề trả lời: “Này các
Thiên tử, nếu có pháp nào cao hơn Niết-bàn, tôi cũng nói đó như huyễn, như
mộng. Huyễn, mộng và Niết-bàn, không hai, không khác”[24]
Hẵn là c̣n hơn cả kinh sợ khi cung điện nhà
trời bị rung chuyển bởi ngón chân của Mục-kiền-liên. Sự thuyết pháp như
vậy quả thật là thần thông diệu dụng. Cho nên, giáo giới thị đạo có uy lực
hơn hẵn hai thứ kia là thần thông biến hóa và đọc ư nghĩ của người khác.
Thần thông biến hóa có thể thực hiện được, v́
thế giới này vốn dĩ giả dối, bất thực. Nó hiện hữu như tṛ ảo thuật; v́ tự
tính của các pháp vốn như huyễn. Làm sao thấy suốt tự tính như huyễn này
trong Phật pháp, để thấy năng lực vô biên của Phật pháp? Người đời chỉ
biết thán phục Mục-kiền-liên v́ thần thông biến hóa của ngài. Duy-ma-cật
không đợi lúc Mục-kiền-liên đang hiện thần thông để đối biện, mà đến ngay
lúc Mục-kiền-liên đang thuyết pháp. Chính ở đó Duy-ma-cật chỉ lối đi vào
cảnh giới thần thông của Phật.
3. ĐẠI CA-DIẾP
Một thời, Phật trú tại Xá-vệ. Đại chúng cũng
đang đến dự nghe pháp. Khi ấy, họ thấy một lăo tỳ kheo, già nua, y phục
tồi tan. Thấy vậy, nhiều người khởi tâm khinh mạn: “Lăo sư già này là ai
mà tồi tàn đến thế?” Nhưng, ngay lúc ấy, họ chợt nghe tiếng của Phật:
“Ca-diếp, hăy đến đây. Hăy ngồi trên chỗ này.” Rồi Phật nhường Ca-diếp
phân nửa chỗ ngồi. Ngài lại hỏi: “Ca-diếp, không biết Ta với ông, ai là
người xuất gia trước. Ta chăng? Ông chăng?” Nghe đối đáp này, các tỳ kheo
kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Chưa từng thấy ai được Phật mời ngồi chung
chiếu như thế.[25]
Rồi ngay sau đó, giữa đại chúng tỳ kheo, đức Phật đă tán thán Đại Ca-diếp
như sau: “Ta, này các Tỳ kheo, đă dứt sach các lậu, vô lậu, tâm giải
thoát, huệ giải thoát, ngay trong đời này bằng thắng trí tự thân chứng
ngộ, thành tựu và an trụ. Ca-diếp cũng vậy, đă dứt sach các lậu, vô lậu,
tâm giải thoát, huệ giải thoát, ngay trong đời này bằng thắng trí tự thân
chứng ngộ, thành tựu và an trụ.”[26]
Cũng chính Đại Ca-diếp là người duy nhất được
Phật trao cho chiếc y phấn tảo của Ngài. Đại Ca-diếp khẳng định điều này
với A-nan: “Chính ta là con đích tử của Thế Tôn; sinh ra từ miệng của Thế
Tôn; sinh từ Pháp, được hóa sinh từ Pháp, là người thừa tự Pháp; ta đă
nhận được y phấn tảo của Thế Tôn.”[27]
Rồi một lúc khác, Phật nói hỏi các tỳ kheo:
“Tỳ kheo như thế nào mới xứng đáng vào nhà người?” Nghĩa là, xứng đáng đến
nhà người khất thực. Rồi Phật đưa tay lên nắm bắt hư không, và hỏi: “Các
ngươi nghĩ sao? Tay Ta có bị dính mắc bởi hư không, bị trói buộc vào hư
không, bị nhuộm dơ hư không chăng? (...) Chỉ có Tỳ kheo Ca-diếp, tâm
thường như vậy, không bị dính mắc, không bị trói buộc, không bị nhuộm dơ,
mới xứng đáng vào nhà người.”[28]
Ca-diếp đến giữa loài người, rời khỏi loài
người, như cánh chim giữa hư không, đến và đi không dấu vết.
Đại Ca-diếp đang ôm b́nh bát đến trước nhà
người nghèo để khất thực. Truyền thuyết thường kể, Đại Ca-diếp có tâm ưu
ái đặc biết với người nghèo, nên thường chỉ khất thực từ nơi nhà nghèo.
Cho đến cả Thiên đế Thích khi muốn cúng dường Đại Ca-diếp, cũng phải biến
hóa thành một bà lăo nghèo khó để được ngài thọ nhận.
Ngay khi ấy, Duy-ma-cật-xuất hiện. Ông nói:
“Kính thưa ngài Ma-ha Ca-diếp, có tâm từ bi mà không rộng khắp, nên ngài
bỏ nhà hào phú mà xin nhà bần hàn.”
Nếu nói là phương tiện thị hiện, Phật từ bỏ
tịnh độ mà hiện nơi uế trược, th́ có khác ǵ Ca-diếp bỏ nhà giàu để đến
với người nghèo?
Trong mối quan hệ giàu nghèo, ăn và không ăn,
thực chất là những quan hệ mang tính quy ước, thông tục; là chân lư thường
nghiệm, thuộc pham vi thế tục. Bậc Thánh xuất hiện giữa đời, chấp nhận
những quy ước của thế gian v́ ích lợi của thế gian; nhưng không v́ vậy mà
bị những quy ước ấy ràng buộc để thành cố chấp. Lịch sử vẫn nh́n Đại
Ca-diếp như là biểu tượng của đạo đức nghiêm túc, sống cả cuộc đời khổ
hạnh; là người nắm giữ giềng mối của Tăng luân. Để cho giềng mối ấy được
vững chắc, kỷ luật tu viện cần được duy tŕ nghiêm khắc. Có một giới hạn
cách biệt rơ nét giữa hàng tại gia và xuất gia. Cả hai chỉ có thể quan hệ
trong mối quan hệ thường nhật qua sự khất thực của các tỳ kheo.
Cho tới một giai đoạn lịch sử nhất định, một
lớp cư sỹ muốn xóa bỏ sự ngăn cách ấy; để Phật pháp có thể được thực hành
một cách b́nh đẳng cho tại gia cũng giống như xuất gia. Nhưng làm sao
được, khi đời sống tại gia có quá nhiều ràng buộc? Trước kia, nhiệm vụ cư
sỹ đối với Phật pháp là cúng dường các tỳ kheo, cung cấp các nhu yếu cho
đời sống thường nhật để tỳ kheo có điều kiện tu hành. Cư sỹ như vậy chỉ
gieo trồng hạt giống phứoc báo để cho đời sau. H́nh ảnh tỳ kheo hằng ngay
ôm bát vào xóm xin ăn là dấu hiệu tồn tại của Phật pháp. Nay các cư sỹ
nh́n lại ư nghĩa của sự khất thực ấy, để muốn hiểu rơ hơn ư nghĩa Phật dạy
nhiệm vụ chính của tại gia là bố thí cho tỳ kheo khất thực. Ư nghĩa đó bây
giờ nên hiểu như thế nào?
Duy-ma-cật thưa với ngài ĐạiCa-diếp: “Thưa
ngài Ca-diếp, an trụ nơi pháp b́nh đẳng th́ nên hành khất thực theo thứ
lớp. V́ sự không ăn, cho nên cần phải hành khất thực. V́ để làm ră sự kết
hợp mà cầm lấy đồ ăn từng vắt nắm. V́ không thọ nhận mà nhận lấy thực phẩm
của người kia. Bằng ấn tượng về xóm hoang mà đi vào xóm. Nh́n sắc mà cũng
đồng như mù. Nghe âm thanh cũng đồng như tiếng vọng… Biết vạn hữu đều như
huyễn tướng, không có tự tánh, chẳng có tha tánh; từ xưa vốn không bốc
cháy th́ nay không dập tắt… Thưa ngài Ca-diếp, ăn như vậy mới là không ăn
suông của tín thí.”
Điều mà Duy-ma-cật yêu cầu: “An trụ nơi pháp
b́nh đẳng”, há Phật đă chẳng nói: “Tâm của Ca-diếp cũng b́nh đẳng như hư
không?” Điều mà Duy-ma-cật nói: “Thấy sắc như mù, nghe tiếng như vang...”;
há Phật đă không nói: “Tâm Ca-diếp không dính mắc, không hệ phược, không
nhiễm ô?”
Những điều này có phản bác lại những ǵ Phật
đă nói về Đại Ca-diếp chăng? Mới nghe ra, Ông h́nh như chỉ trích Ca-diếp
bằng những điều mà chính Phật đă ca ngợi. Tất nhiên những điều ông nói
không chống trái những điều Phật xác nhận. Vậy, phê b́nh của Ông có ư
nghĩa ǵ? Ngôn thuyết của Bồ tát quả thật bất khả tư ngh́, mà sở hành của
Thanh văn cũng không phải ít bất khả khả tư ngh́ hơn.
4. TU-BỒ-ĐỀ
Thiên đế Thích nghe nói Trưỡng lăo Tu-bồ-đề
bịnh, liền đến thăm. Ông hỏi: “Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, bịnh của ngài do từ
đâu? Từ thân phát sinh chăng? Từ ư phát sinh chăng?” Tu-bồ-đề trả lời:
“Pháp pháp tự sinh. Pháp pháp tự diệt. Pháp pháp lay động nhau. Pháp pháp
tự tĩnh lặng... Hết thảy đều quy về không. Không ngă, không ngă sở, không
thọ mạng, không con người. Không h́nh, không tượng. Không nam, không nữ.
Bịnh của tôi như vậy mà sinh. Như vậy mà diệt.”[29]
Một lần khác, khi Thế Tôn từ cung trời
Đao-lợi, sau ba tháng thuyết pháp ở đó, trở lại nhân gian. Trưởng lăo
Tu-bồ-đề khi ấy đang ngồi vá áo trong một hang động, suy nghĩ, có nên đi
hầu Phật, như hết thay các chúng đệ tử chăng? Rồi Tôn giả tư duy: “Đây là
h́nh Như lai. Nhưng cái ǵ là Thế Tôn? Mắt chăng? Tai chăng? ... Hay người
đến gặp, chỉ thấy đó là đất, nước, lửa, gió? Hết thảy các pháp đều không
tịch. Không tự ngă. Không sinh mạng. Không con người...”[30]
Rồi trên hội Bát-nhă, Phật khiến
Tu-bồ-đề hăy bằng biện tài của ḿnh mà giảng thuyết cho các Bồ-tát pháp
tương ưng Bát-nhă ba-la-mật-đa, giáo giới các Bồ-tát ma-ha-tát, khiến cho
họ được thành biện trong Bát-nhă ba-la-mật-đa. Tu-bồ-đề vâng lời Phật. Các
Đại Bồ tát, Đại Thanh văn, hết thảy chư thiên thảy đều kinh ngạc. Tu-bồ-đề
giải thích: “Pháp yếu mà Như lai tuyên thuyết không hề mâu thuẫn với pháp
tính. Các đệ tử Phật y theo pháp được thuyết ấy mà tu tập, chứng pháp thật
tướng. Những ǵ được nói ra, cũng không mâu thuẫn với pháp tính.”[31]
Khi được Xá-lợi-phất hỏi, “Bản tính của tâm
vốn thanh tịnh, là nghĩa thế nào?” Tu-bồ-đề trả lời: “Tâm ấy vốn tịnh, v́
không phải tương ưng với tham, không phải không tương ưng với tham. Không
phải tương với sân, không phải không tương ưng với sân. Không phải tương
ưng với si, không phải không tương ưng với si...”[32]
Nhưng khi luận biện với Duy-ma-cật, Tu-bồ-đề
hoang mang,[33]
quên cả b́nh bát khất thực. Tại sao? Đem tâm lượng phàm phu trắc nghiệm
ngôn ngữ và sở hành của bậc Thánh, quả là không thể. Nhưng, những ǵ Thánh
nói, Thánh làm, không tách rời phàm phu.
Vào lúc sáng sớm, Thế Tôn cùng đại chúng tỳ
kheo, trong đó có Tu-bồ-đề, khóac y cầm bát vào thành Xá-vệ xin ăn. Sau
khi trở về tinh xá, thọ thực xong, Phật và Tu-bồ-đề giảng thuyết Bát-nhă
ba-la-mật, bằng ngôn ngữ có thể làm nát vụn kim cang. Việc phi thường cũng
là sự việc tầm thường trong sinh hoạt thường nhật, ăn uống và nghỉ ngơi.[34]
Cũng rất b́nh thương, khi vị Thánh giả không hề có ư niệm “Ta là Thánh
giả.” Tu-bồ-đề bạch Phật: “Thế tôn nói con đă đạt đến bậc nhất tối thượng
an trụ vô tránh. Tuy con là A-la-hán vĩnh ly tham dục. Nhưng con chưa hề
có ư niệm, Ta chứng đắc A-la-hán vĩnh ly tham dục.”[35]
Nghĩa là, đệ nhất giải Không, hay đệ nhất vô tránh, cũng là sự kiện b́nh
thường như những sự việc b́nh thường khác. Thế th́, do đâu mà Thánh giả
hoang mang?[36]
Duy-ma-cật nói ǵ khến cho Tu-bồ-đề cũng phải
hoang mang?
Ông nói:
“Thưa ngài Tu-bồ-đề, nếu có thể không dứt
trừ dâm dục, sân nộ, ngu si, mà cũng không cộng tồn với chúng; (...);
không diệt si và ái mà đạt được minh và giải thoát; (...).Có như thế mới
đáng nhận thức ăn.
“(...) không gặp Phật cũng không nghe Pháp;
sáu đại sư ngoại đạo kia, (...) là Thầy của ngài; nhân họ mà ngài xuất
gia. Nếu các vị Thầy ấy đọa lạc th́ ngài cũng đọa lạc theo. Như vậy ngài
mới nên nhận thức ăn.
“(...) đi vào các tà kiến, không sang bờ bên
kia; trụ trong tám nạn chứ không thoát khỏi tám nạn; đồng với phiền năo,
xa rời pháp thanh tịnh; (...) cùng bọn Ma nắm tay nhau làm bạn lữ trong
trần lao; cùng với bọn Ma và các trần lao giống nhau không khác; (...) Nếu
được như vậy, ngài mới đáng nhận thức ăn. “
Vị đă từng thuyết giảng Bát-nhă ba-la-mật cho
hàng Đại Bồ tát mà không hề bối rối, nhưng lại hoang mang dưới bóng ngôn
ngữ vô ngôn của Duy-ma-cật. Nhưng nếu Văn-thù không cất tiếng ngợi khen,
dễ có ai khám ra ngôn ngữ của vô ngôn trong sự im lặng của Duy-mat-cật?
Nếu bậc giải Không đệ nhất không tỏ ra khiếp đảm ở đây, phàm phu nào khám
khá được cảnh giới tịch mặc vô ngôn trong ngôn ngữ lư luận ly kỳ của
Duy-ma-cật? Thấy bóng roi mà không giật ḿnh, không phải là ngựa khôn.
Phàm phu nương theo chỗ hoang mang khiếp sợ của Tu-bồ-đề mà thâm nhập pháp
tính b́nh đẳng, để từ đó không đoạn tuyệt với phận sự thường nhật như ăn
uống; không đoạn giao với nhưng hạng phàm ngu tà kiến, mà cùng ma quỷ nắm
tay làm bầu bạn, cùng rong chơi trong chốn trần lao.
5. PHÚ-LÂU-NA
Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử, hay Măn Từ Tử,
được Phật tán thán là đệ nhất trong những tỳ kheo thuyết pháp.[37]
Tôn giả không chỉ thuyết cho pháp cho cư sỹ
hay các tỳ kheo trẻ, mà có khi c̣n thuyết pháp các Bồ tát nghe nữa. Trên
hội Bát nhă,[38]
sau khi nghe Phật nói về ư nghĩa Bồ tát như là nhân cách vĩ đại, cùng với
những tu tập của Bồ tát, và sự tu tập về Bát-nhă ba-la-mật của Bồ tát; và
sau đó lại nghe Xá-lợi-phất tŕnh bày quan điểm của ḿnh, tôn giả thỉnh
nguyện Phật, ngỏ ư tŕnh bày kiến giải của ḿnh về những ư nghĩa như vậy.
Phật chấp thuận và tôn giả nói:
“Do Bồ tát v́ muốn làm lợi ích cho hết thảy
hữu t́nh, khóac khôi giáp công đức, phát thú Đại thừa, cỡi cỗ xe Đại thừa,
nên được gọi là Ma-ha-tát… Bồ-tát Ma-ha-tát hành bồ-đề không phải v́ lợi
lạc cho một thiểu số hữu t́nh, mà cho hết thảy hữu t́nh.” Trong đó,
Phú-lâu-na cũng giáng giải ư nghĩa Bồ tát hành sáu ba-la-mật. Bồ tát khi
hành bố thí, quán sát thấy rằng các pháp đều như huyễn. Người thí bất khả
đắc; vật thí bất khả đắc; người nhận cũng bất khả đắc. Cho đến hành
Bát-nhă ba-la-mật-đa, thấy rằng các pháp rốt ráo vốn không; bằng tâm đại
bi mà hành các pháp thiện. Tiếp theo đó, được Xá-lợi-phất hỏi về ư nghĩa
“Bồ tát phát thú Đại thừa”, Phú-lâu-na thuyết minh, Bồ tát hành bốn thiền,
sáu ba-la-mật, bốn vô lương tâm, cho đến ba giải thoát môn; tất cả pháp
môn tu tập được nói là của Thanh văn ấy đều mang ư nghĩa phát thú Đại thừa
của Bồ tát. Thêm nữa, Phú-lâu-na nói: “Trí của Bồ tát ma-ha-tát không hành
quá khứ, không hành vị lai, không hành hiện tại; cũng không phải không
biết đến ba thời. Đó là Bồ tát phát thú Đại thừa, v́ dụng vô sở đắc….”[39]
Phát thú Đại thừa, tức thiết lập nền tảng Đại
thừa. Nền tảng ấy được nói trên đây khởi sự từ bốn thiền, cho đến ba môn
giải thoát, là các pháp thường hành của Thanh văn. Cho nên, khi Phú-lâu-na
giảng thuyết về các pháp của Thanh văn, cũng là khi đang nói đến nền tảng
của Đại thừa.
A-nan thừa nhận rằng tôn giả Phú-lâu-na
Di-đa-la-ni Tử đă hỗ trợ rất nhiều cho các tỳ kheo tân học. Chính A-nan
cũng nhờ sự hỗ trợ ấy mà “viễn trần, ly cấu, đắc pháp nhăn tịnh.”[40]
Vậy, ở đây, Phú-lâu-na đang giảng cho các tân
tỳ kheo về pháp ǵ để Duy-ma-cật xuất hiện và phê phán? Nội dung không
được Kinh nhắc đến, cho nên chúng ta bị lôi cuốn bởi trần thuyết một chiều
của Duy-ma-cật. Nói là một chiều, chúng ta hiểu rằng ư nghĩa không phải do
những ǵ mà Phú-lâu-na nói, nhưng là những điều được nhận thức bởi các tân
tỳ kheo kia. Rơ ràng, họ hiểu bài giảng của Phú-la-na trong phạm vị hạn
hẹp Tiểu thừa. Bài giảng của Phú-la-na hẵn không thể nói mang tính quyết
định là Đại hay Tiểu thừa, nhưng do nhận thức của người nghe mà nó mang
nội dung Tiểu thừa. Nhân đó mà có nhận xét của Duy-ma-cật:
“Thưa ngài Phú-lâu-na, trước tiên ngài nên
nhập định để thấu rơ tâm tánh người nghe rồi mới nên giảng Pháp. Chớ để đồ
ôi thiu trong chén quí. Ngài nên hiểu rơ tâm niệm của các tỳ kheo này chứ
đừng nhầm lẫn pha lê với thủy tinh. Nếu ngài chưa rơ căn nguyên của chúng
sinh th́ đừng nên phát khởi chúng bằng pháp Tiểu thừa. Kia chưa bị lở lói,
chớ làm họ trầy xước. Với người muốn đi trên đường, đừng chỉ họ lối hẹp.
Đừng rót biển cả trong dấu lơm chân trâu. Đừng ví ánh mặt trời với sắc màu
đom đóm.”
Tùy theo căn tính dị biệt. Cho nên,
Duy-ma-cật yêu cầu nhập định để biết rơ căn tính của người nghe, trước khi
quyết định nên nói cái ǵ.
6. MA-HA CA-CHIÊN-DIÊN
Vào một đêm trăng sáng, các Đại Thanh văn
cùng tụ hội về rừng Ngưu giác sa-la, nước Bạt-kỳ. Bấy giờ Xá-lợi-phất hỏi
các trương lăo: “Tỳ kheo như thế nào có thể làm rực sáng khu rừng sa-la
đêm nay?” Các trưởng lăo lần lượt trả lời. Mỗi vị tùy theo ư vị riêng
biêt. Ca-chiên-diên phát biểu: “Giả sử có hai tỳ kheo pháp sư đang luận
nghị về những nghĩa lư sâu sắc trong A-tỳ-đàm. Những điều được hỏi th́
trong sáng, rơ ràng. Những điều giải đáp th́ thông suốt vô ngại. Tỳ kheo
như vậy làm rực sáng khu rừng sa-la này.”[41]
Nơi khác, Phật cũng xác nhận, “Ca-chiên-diên
có khả năng phân tích các kinh, khéo diễn giải pháp tướng.”[42]
Pháp tướng được diễn giải, trong đối biện của
Duy-ma-cật ở đây, là ba pháp ấn: vô thường, vô ngă và Niết-bàn tịch tĩnh.[43]
Gọi là pháp ấn, v́ đó là dấu ấn để xác nhận pháp thật và giả. Những ǵ
được nghe, y theo dấu ấn ấy để biết đó thật là lời Phật, hay giả. Đại
Trí độ nói: “Thông đạt vô ngại, v́ nhận được pháp ấn của Phật. Như
người mang dấu ấn của vua, đi đâu cũng không bị trở ngại.”[44]
Về ba pháp ấn ấy, trong kinh Đại
bát-niết-bàn, Phật nói: “Hết thảy các hành là vô thường. Các pháp là
vô ngă. Niết-bàn tịch diệt. Đó là đệ nhất nghĩa. Hiểu như vậy là trí tuệ
bậc trung. Biêt rằng đệ nhất nghĩa là vô lượng, vô biên, khổng thể suy
tưởng; đó là thượng trí.”[45]
Theo đó, trong nhận thức thường nghiệm, đó là những yếu tính chân thực của
các pháp. Nhưng, trong nhận thực siêu nghiệm, tự thể của các pháp vốn vô
tướng, nên không có bất cứ dấu hiệu nào để nhận thức và mô tả. Như trong
kinh Bát-nhă, Phật nói với Tu-bồ-đề, “Bồ-tát quán sắc là thường, như vậy
là không phải hành Bát-nhă. Quán sắc vô thường, không phải hành Bát-nhă.”[46]
Điều mà Phật nói với Tu-bồ-đề trong kinh Bát
nhă vừa dẫn, cũng là nội dung mà Duy-ma-cật nói với Ma-ha Ca-chiên-diên:
“Thưa ngài Ma-ha Ca-chiên-diên, đừng lấy tâm
hành sinh diệt mà giải nghĩa pháp thật tướng. Ma-ha Ca-chiên-diên, các
pháp rốt ráo không sinh không diệt; đó là nghĩa vô thường. Năm thủ uẩn
rỗng suốt, trống không, không có ǵ sinh khởi; là nghĩa của khổ. Các pháp
rốt ráo không có ǵ; là nghĩa của Không. Ngă và vô ngă không hai; là nghĩa
vô ngă. Các pháp nguyên lai không bùng cháy, nay chẳng có ǵ là dập tắt;
đó là nghĩa tịch diệt.’
Vậy, ở đây, Ca-chiên-diên nói ba pháp ấn từ
nhận thức nào?
7. A-NA-LUẬT
Nh́n bằng thiên nhăn, con mắt trời, dù hiểu
theo nghĩa nào, đó cũng là khả năng siêu tự nhiên, không thể căn cứ nhận
thức thường nghiệm để đánh giá. Nhưng không phải v́ thế mà đối biên của
Duy-ma-cật không có căn cứ để nhận thức.
Tuy vậy, ở đây cũng cần biết thiên nhăn có
nghĩa là ǵ trong các luận thuyết của Phật giáo. Thiên hay nhà trời, như
giải thích của Câu-xá,[47]
được nói ở đây chỉ cho cảnh giới được thấy hay nghe trong khi hành giả
thiền đang nhập định. Người tu thiền chọn một đối tượng sắc pháp nào đó,
rồi tập trung tư duy trên đó. Khi tâm đi dần đến chỗ tĩnh lặng, sắc hay
cảnh giới trong định càng trở nên tế nhị. Sự biến đổi này cùng diễn ra với
căn con mắt. Tức cái gọi là tịnh sắc căn, là tinh thể trong sáng của vật
chất mà thức con mắt y trên đó để hiện khởi và tiếp thu đối tượng, tịnh
sắc căn của con người thường do sự thâm nhập thiền định mà càng trở lúc
càng trở nên minh tịnh, do đó có thể tiếp thu các đối tượng mà b́nh thường
khi không nhập định th́ không thể thấy và nghe được.
Với giải thích ấy, khi A-na-luật nh́n ba
ngh́n đại thiên thế giới như nh́n thấy qủa xoài trong ḷng tay, là điều
siêu tự nhiên cho nhận thức thường nghiệm, nhưng là tự nhiên đối với hành
giả thiền.
Nhưng, bằng thiên nhăn ấy để làm ǵ? Đoạn
kinh sau đây[48]
có thể là thần thoại tôn giáo, cũng có thể là chuyện ngụ ngôn. Người đọc
kinh Phật hiểu nó là ngụ ngôn.
Một thời, có một vị Thiên chúa Phạm thiên
phát biểu như vầy: “Không có Sa-môn, Bà-la-môn nào có thể lên đến đây.”[49]
Thế tôn v́ muốn chinh phục tâm tư ngạo mạn này của Thiên chúa Phạm thiên,
nên hiện thân lên cơi được quan niệm như là tuyệt đối độc nhất và vĩnh
hằng đó. Bốn Đại Thanh văn là Đại Mục-kiền-liên, Đại Ca-diếp, Đại
Kiếp-tân-na và A-na-luật,[50]
bằng thiên nhăn của ḿnh, nh́n thấy Thế tôn hiện thân trên cơi được tưởng
là thựng hằng vĩnh cửu ấy, bèn cũng hiện thân lên đó. Sự xuất hiện của
Phật và bốn Đại Thanh văn khiến cho Phạm thiên vô cùng kinh ngạc, và cũng
do đó nhận thức được rằng, không tồn tại cái cơi được quan niệm là tuyệt
đối thựng hằng vĩnh cửu ấy.
Ba ngh́n đại thiên thế giới, mà Phạm thiên là
chúa tể, xuất hiện trong tầm nh́n của A-na-luật không lớn hơn quả xoài,
nên chẳng có thế giới tuyệt đối thường hằng vĩnh cửu nào để có một Phạm
thiên tồn tại như là Tuyệt đối thể tự hữu và thường hằng bất biến. Nhưng
cái thấy của Phạm thiên không vượt qua biên tế của vũ trụ, nên thấy nó
thường hằng bất biến. Thấy hay không thấy, h́nh thái nhận thức bị giới hạn
bởi hư vọng phân biệt, mà đối tượng xuất hiện hoặc như nhất thể, hoặc như
đa thù. Chỉ trong cái thấy của Phật, bằng trí vô phân biệt, không nhị
tướng, không có sai biệt của nhất thể và đa thù; cái thấy từ cảnh giới
tuyệt đối bất nhị ấy, Duy-ma-cật gọi là chân thiên nhăn.[51]
Duy-ma-cật hỏi A-na-luật: “Cái thấy bằng
thiên nhăn của ngài là có tướng tác hành hay không có tướng tác hành?”[52]
Câu hỏi đề cập đến bản chất của sự thấy bằng
cái gọi thiên nhăn. Nó thấy những cái mà con mắt thường không thể thấy,
những cái không xuất hiện trng thế giới thường nhật, như những ảo ảnh. Cho
nên, lúc thấy, lúc không. Người có con mắt trời ấy, thường nhật sống trong
thế giới b́nh thường, nh́n mọi vật với con mắt của người thường. Khi cảm
thấy cần hay thích, bấy giờ mới vận dụng tâm ư theo một quy luật đặc biệt
để thay đổi cơ cấu vật chất của con mắt, và cũng thay đổi cả h́nh thái của
thế giới, bấy giờ tầm nh́n được mở rộng và thế giới như được thu hẹp lại
trong ḷng tay. Sự thấy như vậy được gọi là có “tướng tác hành” tức là có
sự vận dụng của tâm ư để cấu trúc lại thế giới một cách thích hợp để nh́n.
Đối với con mắt thường, sự thấy như vậy là sự
xuất hiện của ảo ảnh, không thực, như người ta thấy bề mặt sao Hỏa trên
màn ảnh nhỏ. H́nh ảnh ấy tuy không gọi là ảnh ảnh, nhưng nó không thực. Nó
xuất hiện do mọt quá tŕnh cấu trúc, trước hểt đe ghi lại h́nh ảnh đang
xuất hiện, sau đó làm cho nó xuất hiện tại một nơi khác. Làm được như thế,
trước hết người quan sát phải tùy thuận pháp tánh, tức tùy theo quy luật
tồn tại của vật chất để tái cấu trúc tính cách xuất hiện, tính cách được
ghi nhận, và sự tái xuất hiện của chúng. Nhưng quy luật ấy vẫn bị chi phối
bởi điều kiện cấu trúc nội tại của mắt, thị giác, và mối quan hệ vật chất.
Sự vật như vậy không xuất hiện đúng theo tự tính của nó, mà theo một quy
luật và trật tự ước định. Thiên nhăn như vậy không thấy được thế giới
thực.
Vậy, con mắtnhư thếnào mới thấy sự vật nó như
là chính nó? Duy-ma-cật đáp: Con mắt Phật. Con mắt ấy không rời không
trạng thái nhập định[53]
mà luôn luôn nh́n thấy hết thảy quốc độ Phật, tức nh́n thấy sự vật như bản
chất tồn tại của nó trong mối quan hệ và tương tác trong toàn thế giới.
Con mắt thượng khi tập trung trên một tiêu điểm, sẽ không nh́n thấy cái
khác. Không thể đồng loạt tập trung trên hai hoặc nhiều hơn một đối tượng.
Nhưng khi nh́n sự vật nếu không tập tung được trên chính nó như tập trung
trên một tiêu điểm, tất không thể nh́n rơ nó. Nếu tập trung từng điểm một
sau đó nối kết chúng lại, sự thấy như vậy là có tướng tác hành, nư ngắt
từng đoa hoa để kết thành tràng hoa; hoa và tràng hoa đang mất dần sự sống
thực của nó. Thấy h́nh ảnh của người đă chết, của vật đă biến mất, tất
nhiên là sự thấy ảo giác. Thấy như Phật thấy, tập trung trên môt điểm,
đồng thời tập trung trên mọi điểm, mà thị giác không bị phân tán, tâm ư
không bị phân tán, thế giới sự vật vô tận đồng loạt xuất hiện trong mối
tương quan vô tận của chúng, sự thấy như vậy đối với tâm trí người thường
là bất khả tư nghị.
8. ƯU-BA-LY
Dục vọng, bất măn, đói khát, tham ái, hôn
trầm dă dượi, kinh sợ hèn nhát, hoài nghi, che dấu vụng trộm: đó là tám
đạo quân của Ác Ma.[54]
Ác Ma ấy hiện thân như sức mạnh cám dỗ của tội ác bên ngoài con người. Như
tù nhân, bất lực và phục tùng. Dưới sự khống chế của các đạo quân Ác Ma,
con người cảm thấy yếu đuối không đủ mạnh để chống lại cám dỗ của sức mạnh
tội lỗi. Con người tự hỏi: “Do bị trói buộc bởi cái ǵ mà con người gây
nên tội lỗi, mặc dù không muốn thế, như bị khống chế bởi sức mạnh nào đó?”[55]
Không nhận thức về sự yếu kém bất lực của ḿnh để nỗ lực tinh cần, con
người ư thức về tội lỗi như một thứ di truyền nguyên thủy, không thể tự
ḿnh diệt trừ bằng nỗ lực tinh cần, mà c̣n phải nhờ vào sự cầu nguyện, và
tắm rửa trong ḍng sông Thánh.[56]
Cho nên, như chuyện thần thoại, mà cũng như
ngụ ngôn, các tỳ kheo ni khi sống nơi héo lảnh thường bị Ma quấy nhiễu.[57]
V́ thân nữ yếu đuối, khiến liên tưởng tinh thần cũng yếu đuối để dễ bị Ác
Ma cám dỗ. Nhưng rất thường khi các tỳ kheo ni này đánh bại Ác Ma bẳng sự
tinh cần bởi chính ḿnh.
Các đê tử Phật không sống với mặc cảm tội lỗi
ngoài ư thức bởi di truyền nguyên thủy. Nhưng họ cũng phải luôn cảnh giác
mọi hành vi thường nhật của ḿnh, nên cần đến sự bảo vệ bằng giới luật,
“sống pḥng hộ bằng sự pḥng hộ của giới bản Ba-la-đề-mộc-xoa,[58]
thành tựu cử chỉ chánh hạnh, thấy sợ hăi trong những lỗi lầm nhỏ nhặt...”[59]
Sợ hăi tội lỗi ở đây không phải v́ cảm thấy
sẽ bị trừng phạt hay cần phải cứu chuộc. Sợ hăi v́ biết ḿnh đang đi chệch
khỏi Thánh đạo. Như một người trượt chân, sợ hăi có thể bị rơi xuống chỗ
nguy hiểm. Khi ấy, hành vi tội lỗi được ư thức như là điều đáng bị chỉ
trích bởi bậc Thánh, hay bởi Trí giả trong đời. Mọi hành vi sai lầm hay
tội lỗi được gọi là nghiệp bất thiện, là hành vi đưa đến hậu quả chướng
ngại cho sự thăng tiến tâm linh, chứ không phải là hành vi chống lại mệnh
lệnh của Thần linh, hay vi phạm điều ước với Thần linh.
Nghiệp và kết quả của nghiệp, là sự tụ hội
tất nhiên của các duyên hay điều kiện và môi trường, trong không gian và
thời gian nhất định. Tụ hội theo lư tính duyên khởi. Dù Phật xuất hiện hay
không xuất hiện, lư tính ấy vẫn vậy, pháp nhĩ như thị. Khi nghiệp dẫn đến
hậu quả mà ta không mong muốn; khi đó gọi là quả khổ của nghiệp bất thiện.
Khi nghiệp dẫn đến kết quả tốt đẹp như mong đợi, đó là quả lạc của nghiệp
thiện.[60]
Nếu một tỳ kheo phạm tội; tội ấy cần phải sám hối. Hành vi sám hối, hay
thuyết tội, như là đièu kiện khôi phục phẩm cách đạo đức của vị ấy, để
không c̣n bị khiển trách bởi các Thánh hay bậc trí giả. Nhưng không xoá
hẵn dấu vết nghiệp đă làm.
Duy-ma-cật nói: “Bản chất tội không ở trong
không ở ngoài, cũng không ở giữa. Như Phật đă dạy, chúng sinh cáu bẩn v́
tâm cáu bẩn; nếu tâm trong sạch hết thảy đều trong sạch.”
Tâm đó là cái ǵ? Một khái niệm trừu tượng.
Tuy vậy, nó tất nhiên trỏ vào một sự vật hay sự cố ǵ đó, dù là giả hay
thực. Như lông rùa, sừng thỏ. Trong một ư nghĩa cá biệt, như ở đây, chúng
ta hiểu tâm là toàn bộ cấu trúc tạo thành đời sống của một cá thể quan hệ
với tất mọi cá thể trong môi trường sống chung. Trong một vựa chuối, một
quả chuối bị hư thối, cần phải được lấy ra, không để làm hư thối cả vựa.
Quả chuối ấy đang phạm tội. Nếu để riêng một ḿnh, nó đang ở trong quá
tŕnh phân ră tự nhiên do tác động của môi trường. Đó là quá tŕnh tự
nhiên. Chỉ khi nó quan hệ với người, và quan hệ trong tác dụng hỗ tương,
bấy giờ mới thành vấn đề.
Nhưng quả chuối và vựa chuối th́ không thể
đ̣ng nhất hoàn toàn với con người và xă hội của con người. Con người tồn
tại với nhưng quy ước xă hội, và thường xuyên bị chi phối bởi các quy luật
tự nhiên. Vi phạm các quy ước xă hội, chống lại quy uật tự nhiên, nó sẽ bị
đào thải, nhanh hay chậm tùy mức độ vi phạm. Những vi phạm xảy ra chỉ làm
thay đổi quan hệ xă hội và tự nhiên; chúng không hề làm thay đổi tự tính
nguyên thủy của cá thể tồn tại. Nhưng tâm ta hiện tại là một thành phần
trong toàn bộ cấu trúc của thiên nhiên và xă hội, như một giọt nước trong
hồ nước. Không thể tự nó muốn sạch tức th́ trở thành sạch.
Vậy, Duy-ma-cật nêu câu hỏi: “Khi tâm đă giải
thoát, tự tính của tâm há bị ô nhiễm chăng?” Đáp: “Không.” Khi tồn tại của
ta không c̣n bị chi phối bởi quy luật khắc nghiệt của thiên nhiên, không
c̣n bị giám thị buộc chặt bởi các quy ước xă hội, khi ấy được nói là tâm
đă giải thoát. Nhưng làm thế nào để được như vậy?
Đó là ư nghĩa của sự sám hối trong luật xuất
gia, là ư nghĩa chân thực của đời sống được mô tả là cắt đứt mọi hệ lụy
nhân sinh, thoát ra ngoài mọi quy ước tầm thường của xă hội. Ư nghĩa này
có mâu thuẫn chăng những điều phi nạn của Duy-ma-cật chăng với những điều
mà Ưu-ba-ly đang giảng giải cho hai tỳ kheo về các trường hợp phạm hay
không phạm giới? Trong yếu tính th́ không. Nhưng trên mặt biểu hiện, quả
có mâu thuẫn.
9. LA-HẦU-LA
La-hầu-la, phiên âm Phạn.[61]
Hán dịch là Phú Chướng: bị che lấp. Các truyện kư phương Bắc kể rằng, Thái
tử xuất gia, sáu năm sau La-hầu-la mới sinh. V́ vậy nên đặt tên là Phú
Chướng.[62]
Nhưng truyền thống Pali nói, khi được báo tin Công chúa vừa sinh con, Thái
tử nói: “Rāhu đă xuất hiện. Sự trói buộc đă sinh.”[63]
Nhân đó, đăt tên Rāhula.
Giải thích của Khuy Cơ cũng có ư nghĩ tương
tự như truyền thống Pali: “Phật pháp như mặt trời. Nay sinh người con này,
như vị Thần kia che mất ánh sáng mặt trời trí tuệ Phật pháp của Ta.” Nhân
đó mà gọi tên là La-hầu-la.[64]
Trong cả hai nhân duyên, Duy-ma-cật hiểu
La-hầu-la theo nghĩa nào để hỏi ư nghĩa xuất gia, từ bỏ gia đ́nh ra đi để
sống cuộc sống không gia đ́nh?[65]
Duy-ma-cật hỏi: “La-hầu-la, ông là con của
Phật, đă bỏ ngôi vị Chuyển luân Hoàng đế mà xuất gia học đạo. Xuất gia như
vậy được lợi ích ǵ?”
Chúng ta không nghe thuật La-hầu-la giảng về
công đức xuất gia như thế nào. Nhưng có thể dẫn Đại trí độ:[66]
Khổng tước tuy sắc màu lộng lẫy;
Sao bằng hồng hộc bay cao?
Tại gia tuy giàu sang, thế lực;
Sao bằng công đức người xuất gia?
Đó cùng là một cách nh́n của Đại thừa về phẩm
chất của sự xuất gia.
Truyền thuyết Pali nói, Phật sau khi thành
đạo, trở về Ca-tỳ-la-vệ thăm. La-hầu-la bấy giờ có lẽ là bảy tuổi. Một
buổi sáng, Phật đi khất thực trong thành. Khi ấy, La-hầu-la cùng mẹ đang
trên lầu cao của vương cung. Mẹ La-hầu-la chỉ Phật và nói, “Người ấy là
cha của con. Hăy đến đó yêu cầu gia sản.” La-hầu-la xuống lầu, đi đến
Phật, nói, “Sa-môn, hăy cho con gia sản.” Tức thời, Phật dẫn La-hầu-la về
chùa, cho cạo tóc, và giao cho Xá-lợi-phật truyền giới xuất gia.[67]
Không rơ đức Bà Da-du-đà-la muốn La-hầu-la
được nhận gia sản ǵ, phải chăng đó là vương vị mà đức Thích tôn đă từ bỏ?
Nhưng Phật lại trao cho La-hầu-la gia sản chân thật của Ngài, gia sản của
Như lai. Sự kiện này khiến Vua Tịnh Phạn vô cùng sầu thảm. Vua t́m đến Thế
tôn, than thở rằng, “Khi Thế tôn xuất gia, tôi ưu sầu không phải ít. Rồi
đến Nan-đà. Và bây giờ lại La-hầu-la, th́ ḷng ưu sầu đă cực điểm. Thế
tôn, t́nh cha mẹ thương con, như dao cắt thịt...”
Nhưng, thời gian sau, sau khi đắc quả
A-la-hán, La-hầu-la tự thấy bấy giờ ḿnh mới thật sự là người kế thừa gia
sản của Như Lai. Tôn giả tự thấy ḿnh thật sự sở đắc hai thứ cao quư nhất
thế gian: ḍng dơi huyết thống, và Thánh đạo sở đắc.[68]
Ở thế gian, ngài thuộc ḍng dơi quư tộc, sang cả nhất trong các giai tầng
xă hội. Xuất gia, ngài đi trên con đường của các bậc Thánh, con đường cao
cả nhất thế gian.
Đấy là phát ngôn tự nhiên của một Thánh giả,
sau khi chứng đắc giải thoát cứu cánh, hay niềm tự hào của một con người
vương giả? Trước khi chưa chứng đắc cứu cánh trí, đấy có thể thật sự là
niềm tự hào. Như vậy, trong một ư nghĩa nào đó, Phật đă giảng cho
La-hầu-la tai hại về sự nói dối,[69]
và cảnh giác, “Không bao giờ cố ư vọng ngữ mà không biết hổ thẹn. Người đă
cố ư vọng ngữ, th́ không có tội ác nào mà không làm.”
Chỗ khác, Sớ giải Pali cho Đại Kinh Giáo
giới La-hầu-la[70]
nói rằng, một buổi sáng La-hầu-la ôm bát theo sau Phât vào thôn khất thực,
khi từ sau ngắm nh́n thân tướng đẹp của Thế tôn, La-hầu-la bỗng cảm thấy
tự hào về ḍng dơi của ḿnh, về Thế tôn của ḿnh.[71]
Ngay lúc ấy, Phật biết được tâm niệm của La-hầu-la, nên quay lại bảo: phải
quán sát sắc pháp, trong tất cả tính chất của nó, bằng con mắt trí tuệ,
thấy rằng, “Cái này không phải là của ta, không phải là ta, không phải là
tự ngă của ta.” Chỗ khác nữa, Phật lại chỉ dạy La-hầu-la làm thế nào để
diệt trừ ngă, ngă sở, ngă mạn, hệ phược và tùy miên.[72]
H́nh như do tập khí nhiều đời, con người
không dễ dàng để thoát khỏi những áp chế của các quan niệm về ngă, ngă sở,
ngă mạn. Nhưng khi đă giác ngộ, th́ tất cả những điều trước kia có thể
đáng tự hào, bây giời trở thành vô nghĩa. Bởi v́ c̣n những thứ cao hơn thế
nữa. Cho nên, khi đă hoàn toàn giải thoát, La-hầu-la cảm hứng nói kệ:
“Những hạng người đam mê trong các dục, bị trùm kín trong lưới tà kiến, bị
trói chặt bởi khát ái, như những con cá trong rọ. Ta nay đă xả bỏ tất cả
dục ấy, bứt bỏ mọi giây trói của Ma; trừ tuyệt gốc rễ của khát ái; bấy giờ
ta an tĩnh, thanh lương.”[73]
Đây có lẽ đích thực là công đức xuất gia mà
La-hầu-la có lần nói cho các công tử con nhà hào phú trong thành Tỳ-da-la;
và ngay lúc ấy Duy-mật-đến, liền bày tỏ quan điểm. Trên một phương diện,
những lời của Duy-ma-cật quả thực phê phán quan niệm xuất gia, theo đó,
chỉ theo một ư nghĩa ước lệ thông tục của thế gian, xuất gia là “từ bỏ gia
đ́nh, sống cuộc đời không gia đ́nh.” Trên phương diện khác, trong ư nghĩa
rốt ráo, những điều La-hầu-la nói chỉ có thể hiểu đúng ư nghĩa như những
ǵ Duy-ma-cật nói:
“La-hầu-la, xuất gia là vượt khỏi cái sự chỗ
này, chỗ kia, hay ở giữa; là vượt khỏi sáu mươi hai kiến chấp, an trú
Niết-bàn, được người trí lănh thọ, là lối đi của bậc Thánh, hàng phục các
ma, thoát ngoài năm đạo, thanh tịnh năm con mắt, thành tựu năm lực, xác
lập năm căn, không gây năo hại cho đời, xa ĺa mọi điều xấu, đẩy lui Ngoại
đạo, siêu việt giả danh tự, ra khỏi vũng sinh, không bị ràng buộc, không
ngă sở; không có ǵ để chấp thủ, không bị nhiễu loạn, nội tâm hoan hỷ, hộ
tŕ tâm ư kẻ khác, tùy thuận thiền định, và thoát khỏi mọi sai lầm. Làm
được như vậy mới là đích thực xuất gia.’
Có lần, Phật hỏi cậu bé Tô-đà-di bảy tuổi:
“Xuất gia là ǵ?” Tô-đà-di trả lời ngay: “Xuất tam giới gia.” Phật rất tán
thương câu trả lời, và khiến các tỳ kheo làm lễ xuất gia thọ cụ túc cho
cậu bé.[74]
Đại đức Tỳ kheo mới bảy tuổi!
Tô-đà-di đă trả lời chất vấn của Duy-ma-cật
thay cho La-hầu-la.
10. A-NAN
Thân Phật là hữu lậu,[75]
hay vô lậu? Các nhà phân tích Tỳ-bà-sa đặt vấn đề như vậy.[76]
Đại chúng bộ cho rằng Phật thân vốn vô lậu. Dẫn kinh chứng: “Như Lai sinh
tại thế gian, trường thời tại thế gian. Hoặc đi, hoặc đứng, Như Lai không
hề bị nhiễm ô bởi pháp thế gian.”[77]
Hữu bộ nói, thân Phật, nói rơ là sinh thân
của Phật, mang tính chất hữu lậu. V́ hữu lậu, nên nàng Vô Tỷ[78]
nh́n thấy mà khởi tâm ái dục. Tên cướp Chỉ Man[79]
nh́n thấy, liền khởi tâm sân hận. Ưu-lâu-tần-loa[80]
nh́n thấy mà phát sinh si hoặc.
Các nhà Hữu bộ cũng giải thích, khi kinh nói,
Phật ở tại thế gian mà không bị nhiễm ô bởi thế gian, đó là nói về Pháp
thân.
Trong những vị nh́n thân Phật mà say đắm, có
A-nan. Nhưng A-nan không tôn thờ Phật như một đấng quyền năng siêu việt.
Tất nhiên các đệ tử Phật cũng vậy. Trong số ấy cũng có một ít người muốn
Phật thị hiện quyên lực siêu nhiên ấy, để chứng tỏ thực sự Ngài là đấng đă
siêu việt tam giới. Không chỉ yêu cầu, mà nhiều khi họ c̣n thách thức nữa.[81]
Tuy rằng, ngay trong nhiều kinh điển, Phật
chỉ rơ những quyền năng siêu nhiên không ích lợi ǵ cho sự giải thoát và
giac ngộ của con người, nhưng trong văn học Phật giáo, cũng như trong
nhiều tôn giáo khác, không ít những sự kiện Phật hiện thần thông được
tường thuật tỉ mỉ. Nếu Phạm thiên là thần linh tối cao, được tôn sùng, thờ
phụng như là đấng sáng tạo vũ trụ, đầy quyền năng hiển hách, th́ quyền
năng của Phật c̣n hơn thế nữa. Cho nên khi Thiên chúa Baka[82]
tự cho rằng cơi Phạm thiên của ḿnh, như là Thiên đường trên thượng giới
trong quan niệm của các tôn giáo, là cơi thường hằng, vĩnh cửu, không một
chúng sinh nào có thể lên đến đó được, th́ chính Phật, và cả các đại đệ tử
của Ngài,[83]
đă lên đến đó, và thị hiện những thứ quyền phép vượt xa cả Phạm thiên,
khiến Phạm thiên phải từ kinh ngạc đến khâm phục rồi kính ngưỡng.
Nếu Phạm thiên, hay Thiên chúa, được quan
niệm là đấng Tối tôn, trường tồn bất diệt,[84]
nghĩa là không c̣n bị chi phối bởi sinh lăo bịnh tử, th́ như vậy, Phật con
vượt lên trên đó nữa. Nhưng vượt như thế nào, không có câu trả lời nào mà
không vi phạm những nguyên tắc của luận lư, mâu thuẫn với các khái niệm
của tư tưởng.
Ngay trong các kinh điển được xem là nguyên
thủy, chư thiên từ các cơi trời hiện đến hầu Phật để nghe pháp không phải
là ít.[85]
Cao cả nhất là Phậm thiên, rồi Thích Đề-hoàn, các Hộ thế thiên vương, cho
đến thiên long bát bộ, thảy đều là đệ tử của Phật. Những điều này có tự
mâu thuẫn với nhiều đoạn kinh văn mà rơ ràng Phật nói về các thứ quyền lực
siêu nhiên? Phật bác bỏ như thế nào, tùy theo thiên hướng của mỗi cá nhân,
nhưng thừa nhận chung mà tất cả những đệ tử Phật đều biết, đó là, quyền
lực ấy vô ích. Phật tự xác nhận, Ngài chỉ là một con người, nhưng là con
người đă chiến thắng.[86]
Và cũng trong nhiều kinh điển, Phật tự xác nhận, duy trong tất cả thế giới
ba cơi nay, Phật là con người duy nhất đă chiến thắng toàn diện. Chiến
thắng của Ngăi đă mở ra cánh cửa cam lồ, tức là cảnh giới Bất tử, cho mọi
loài, cho những ai có mắt để nh́n thấy.[87]
Kinh cũng nói, như chính lời Phật tự thuật,
khi Ngài từ giă đời sống nhung lụa để đi t́m giải thoát, một cách chính
xác, đó là giải thoát những ràng buộc hệ luỵ của sinh, già, bịnh chết.[88]
Phật cũng thường xuyên cảnh giác các đệ tử,
chớ sống buông lung. Những ai sống buông lung măi măi bị Ma khống chế. Ma
ở đây chính là Tử thần.[89]
Vậy th́, nói cho thật gọn, Phật đă giác ngộ
chân lư, đă mở ra cánh cửa Bất tử, làm sao có thể nói thân Phật c̣n chịu
đựng những bức bách khổ sở của tuổi già, của tật bịnh?
Một lần, gặp A-nan đang cầm bát đi xin sữa ḅ
v́ Phật bệnh, Duy-ma-cật nói:
“Thôi im đi, ngài A-nan. Chớ nói những lời
như vậy. Thân Như Lai là thể kim cương bất họ, mọi điều xấu đă bị đoạn
trừ; mọi điều thiện hội đủ, làm ǵ có bệnh? Ngài hăy im lặng mà đi. Chớ
phỉ báng Như Lai. Đừng để người khác nghe được lời thô tháo đó. Chớ để chư
thiên có uy đức và Bồ tát đến từ các quốc độ thanh tịnh nghe thấy. Thưa
ngài A-nan, Chuyển luân thánh vương mới chỉ tích góp vài công đức nhỏ đă
không c̣n bịnh năo. Huống chi Như Lai đă hội đủ vô lượng phước đức thù
thắng lại c̣n bịnh sao? Nhất định không có chuyện đó. Hăy đi đi, thưa ngài
A-nan, đừng làm xấu hết cả chúng tôi. Nếu người Bà-la-môn ngoại đạo nghe
lời này, họ sẽ nghĩ: Sao đáng gọi là Tôn Sư? Người này cứu được ai khi ông
chưa cứu nỗi thân ḿnh? Hăy âm thầm mà đi nhanh đi, đừng để ai nghe lời
ngài nói. A-nan, nên biết, thân Như Lai là Pháp thân, không phải do tâm tư
dục vọng.[90]
Phật là đức Thế tôn, vượt ngoài ba cơi. Thân Phật là vô lậu, v́ các lậu đă
dứt sạch. Thân Phật là vô vi, không thể gọi tên.[91]
Thân như vậy làm sao có bịnh?”
Chuyện đức Phật lâm bịnh không phải là hiếm
thấy trong các kinh. Rất nhiều khi, Phật gọi Xá-lợi-phất, “Ta đau lưng,
thầy hăy giảng pháp cho các tỳ kheo.” Ngay trước khi nhập Niết-bàn, Phật
cũng lâm bịnh nặng.
Những điều vừa nói trên, nếu chấp nhận cả, có
lẽ đây là mâu thuẫn lớn nhất đối với những người tin Phật. Nh́n từ góc
cạnh triết lư, đó là mâu thuẫn giữa thế giới siêu việt và nhận thức thường
nghiệm.
Thành ra, để hóa giải mẫu thuẫn cực kỳ này,
các nhà Phật học đề nghị đặt nhận thức chân lư trên hai b́nh diện, tương
đối và tuyệt đối.[92]
Người ta có thể đăt câu hỏi: Phật nói vô ngă, sao Phật lại gọi, “Này
An-nan!” Nghĩa là xem A-nan như một cá thể, một nhân xưng biệt lập với
Ngài.
Trong thực tế, như những ǵ có thể đọc được
từ các kinh điển, A-nan sùng kính Phật rơ ràng như sùng kính một con
người, mà tuy trí tuệ siêu việt, đạo đức tuyệt đối, nhưng thủy chung vẫn
chỉ là một con người, với tất cả giới hạn vật chất của nó. Đó là một con
người rất gần gũi với mọi người trong đời thường. Chính h́nh ảnh gần gũi
với người thường đó, mà câu nói “Ta là Phật đă thành, các ngươi là Phật sẽ
thành” được tiếp nhận một cách dễ dàng. Nói cụ thể hơn, những ǵ Phật đă
thành tựu được, th́ tất cả mội người khác cũng đều có thể thành tựu, v́
trong thực tế, Ngài cũng chỉ là một người như những con người khác.
Điều này được minh giải rất tượng h́nh trong
kinh Pháp hoa. Người cùng tử trong đó không hề dám có vọng tưởng ḿnh là
một thành viên của gia đinh sang cả ấy, mà chủ nhân là một người có thế
lực trùm trên tất cả vương hầu. Khi ông trưởng giả nhận ra đó là người con
bị thất lạc của ḿnh, ông phải t́m cách tiếp cận. Ông không đến với cậu
cùng tử không bằng h́nh ảnh một ông trưởng giả giàu sang, đầy quyền lực.
Ông đến với gă cùng tử như người bạn nghèo, cùng đi t́m việc kiếm sống,
bằng cách làm thuê, quét dọn các hầm xí. Bằng sự gần gũi thân thiết ấy,
dần dần ông mới có thể nối rơ lư lịch cho người cùng tử biết, để xác nhận
anh chính là kẻ thừa tự chính đáng của cái sản nghiệp đồ sộ này.
Cho nên, sau khi nghe những lời phát biểu phủ
nhận thân Phật c̣n có bệnh, A-nan bối rối, muốn bỏ đi, nhưng lại có tiếng
từ hư không, hay tiếng nói từ chính trong giác trí của A-nan, nói rằng:
“A-nan, Cư sĩ nói đúng, nhưng v́ Phật hiện
thân trong đời năm trược ác, hiện hành pháp này để cứu độ chúng sinh.
A-nan, cứ đi xin sữa, chớ hỗ thẹn.”
Vậy, cuối cùng, đâu là h́nh ảnh chân thực của
Như Lai?
[1] Kinh Pháp hoa,
phẩm ii “Phương tiện.”
[2] Đại bát-nhă
(Huyền Trang) 11, T5n220, tr. 56a29.
[3] Tăng nhất A-hàm
3, phẩm iv “Đệ tử.” T2n125, tr 557a17.
[4] Samyutta I,
14. Etadaggavaggo.
[5] Trung A-hàm
48, T1n26, tr. 726c27, danh sách các Thượng tôn Trưởng lăo:
Xá-lợi-phất [15]舍
梨子, Đại
Mục-kiền-liên[16]大目揵連,
Đại Ca-diếp[17]大迦葉,
Đai Ca-chiên-diên 大迦[01]旃延,
A-na-luật-đà[02]阿那律陀,
Ly-viêt-đa [03]離越哆,
A-nan
<lb n="0727a02"/>[04]阿難。
Gisiṅga, M. i. 213, danh sach Pali: Sāriputta Mahāmoggallāna
Mahākassapa Anuruddha Revata Ānanda,
[6] Đại Bát-nhă
400 (Huyền Trang), T5n220, tr. 458c29:
舍利子。大目連。執大藏。滿慈子。大迦多
衍那。大迦葉波
… 善現. Các Đai Thanh văn
được kể trong Đại phẩm Bát-nhă 8 (La-thập), T8 n223, tr.
276a18. Tu-bồ-đề
須菩提。Xá-lợi-phất舍利弗。Đại
Mục-kiền-liên大目揵連。Ma-ha
Ca-diếp摩訶迦葉。Phú-lâu-na
Di-đa-la-ni Tử 富樓那彌多羅尼 376;。Ma-ha
Câu-hi-la摩訶拘絺羅。Đại
Ca-chiên-diên摩訶迦旃延。A-nan阿難等.
[7] Nghĩa sớ 3,
tr. 936a.
[8] Lược sớ 4,
tr. 609a, dẫn A-t́-đàm tâm luận, T28 No1550, tr. 810b28: tưởng, dục,
canh lạc, huệ/ niệm, tư cập giải thoát/ tác ư ư cảnh giới/ tam-ma-địa
dữ thống.
想欲更樂慧
</l><l>念思及解脫
</l>
<l>作意於境界</l><l>三摩提與痛.
Đâyl là các tâm sở mà Câu-xá (tr. 19a14) gọi
là mười đại địa pháp (mahābhūmika), là các chức năng tâm lư có mặt
trong tất cả mọi hoạt động của thức: thọ (vadanā),
tưởng (saṃjñā), tư (cetanā),
xúc (sparśa), dục (chanda),
huệ (prajñā), niệm (smṛti),
tác ư (manaskāra), thắng giải (adhimukti),
tam-ma-địa samādhi).
[9] Xem bản dịch Việt,
tr. 25, cht. 5. Htr..: “Sau khi cúi đầu lễ dưới chân con, rồi nói
rằng…” Chỗ này, Khuy Cơ (T38n1782, tr. 1041b9)
chỉ trích La-thập v́ nể nang Dao chúa, nên tránh chi tiêt Duy-ma-cật
cúi lạy sát chân ngài Xá-lợi-phất, lược bỏ chi tiết này trong nguyên
bản tiéng Phạn. Nhưng bản Sanskrit và Tạng dịch không có chi tiết này
như Htr. trong đoạn này, nhưng được thấy trong đoạn A-na-luật.
[10] Xem bản dịch,
Ch.xi. Bồ-tát hạnh.
[11] Theo bản Hán,
Diệu pháp liên hoa kinh, phẩm 2 “Phương tiện.” Phân nửa bài kệ này
khác với Phạn bản hiện hành. Cf. Sad. ii, k.
123.
[12] Trung bộ, 4.
Khinh sợ và khiếp đảm (M. i. 16ff).
[13] Pháp cú Pali, 305:
ekāsanaṃ ekaseyyaṃ, eko caram atandito; eko
damayam attānaṃ, vanante ramito siyā, Ngồi một ḿnh, nằm một
ḿnh, đi đứng một ḿnh không buồn chán; cô độc tự chế ngự, người ấy
vui thú trong rừng sâu.
[14] Trung A-hàm 5
(T01n26, tr.452c8).
[15] Trung A-hàm 6
(T1n26, tr. 459c6).
[16] Cát Tạng, Duy-ma
kinh nghĩa sớ (T38n1781, tr. 936a17): “Đối biện Xá-lợi-phất, nêu
rơ Thánh mặc nhiên (sự im lặng của bậc Thánh). Đối biện Mục-kiền-liên,
nêu rơ Thánh thuyết pháp.”
[17]
Cūḷataṇhāsaṅkhaya-sutta (Ái tận tiểu
kinh), M.i. 254.
[18] D. i. 211.
Trường A-hàm 16 (kinh Kiên cố, T1n1, tr.101b18).
[19] Ba thị đạo: thần
biến thị đạo, kư tâm thị đạo, giáo giới thị đạo. Pali, đă dẫn:
tīni pāṭihāriyāni iddhipāṭihāriyaṃ,
ādesanāpāṭihāriyaṃ, anusāsanipāṭihāriyaṃ. Gỉai thích của
Câu-xá 27 (T.29, tr. 142c), gọi là thị đạo, v́ có khả năng hướng
dẫn tâm tư người khác theo hướng ḿnh muốn.
[20] Huệ Viễn, Nghĩa
kư 3, tr. 447a, và Cát Tạng, Nghĩa sớ 3, tr. 937b, đều giả
thiết như vậy. Trạm Nhiên, Lược sớ 4, tr. 613a, không đồng quan
điểm này. Theo ông, Mục-liên thường nói về chiết pháp Không của Tiểu
thừa để đưa vào đạo.
[21] VKN:
dharmo hi … asattvaḥ…nirjīvo … niṣpudgalaḥ.
[22] Vajracched.:
na … ātmasaṃjñā pravartate, na sattvasaṃjñā, na
jīvasaṃjñā, na pudgalasaṃjñā.
[23] Tiểu phẩm
Bát-nhă 1 (T8n227, tr. 540c6).
[24] Đă dẫn, T8n027, tr.
540c18.
[25] Tạp A-hàm 41,
kinh 1142, T2n99, tr. 302a4. Cf. Pali., Jhānābhiññā, S. ii. 211.
[26] Pali, ibid., tr.
213.
[27] Cīvarasutta, S. ii.
221: bhagavato putto oraso mukhato jāto
dhammajo dhammanimmito dhammadāyādo, paṭiggahitāni‚ sāṇāni
paṃsukūlāni nibbasanānī. Hán dịch tương đương, Tạp A-hàm 41,
tr. 303c02.
[28] Tạp A-hàm 41,
kinh 1136, T02n0099,tr. 299c22.
[29] Tăng nhất A-hàm
6, T2n125, tr. 575b3.
[30] Tăng nhất A-hàm
28, T2n125, tr. 707c13.
[31] Đại Bát-nhă 408
(T7n220, tr. 29a8).
[32] Đại Bát-nhă 408
(T7n220, tr. 44c23).
[33] Giải thích ư nghĩa
này, Cát Tạng, đă dẫn (T38n1781, tr. 940a23) nói: “Tuy biết Duy-ma-cật
biện luận sắc bén, nhưng Tu-bồ-đề cho rằng ḿnh đă thâm nhập Không
tính, nên không e ngại bước vào nhà. Tuy nhiên, khi nhập quán th́ tâm
thuận pháp tướng. Khi xuất định, th́ t́nh theo vật chuyển. Do đó bị
khuất trước Duy-ma-cật.” Giải thích của Đạo Sinh (Chú Duy-ma,
T38n1775, tr. 349c18): “Cơ biện của Duy-ma-cật khó đương nên không ai
dám bước vào nhà ông. Tu-bồ-đề cho rằng ḿnh đă đắc vô tránh tam-muội,
nên vào cũng không ngại ǵ.”
[34] Giải thích của Khuy
Cơ (T38n1782, tr. 1046a12) nhấn mạnh trên ư nghĩa b́nh đẳng: “B́nh
đẳng tính của Thực chính là thắng nghĩa Không. V́ Thực là căn bản của
nhân duyên. Từ lư Không của Thực mà nhập tính Không của hết thảy
pháp.”
[35] Xem giải thích của
Thế Thân, Kim cang bát-nhă ba-la-mật kinh luận, T25n1511, tr.
785b19.
[36] Tăng Triệu nói
(T38n1775, tr. 352b6): Hoang mang, v́ ngôn ngữ của Tinh Danh chứa đầy
mâu thuẫn, nhưng lư lại thuận, không thể nhận thức được đó là thuyết
ǵ.
[37] A. i. 23:
etadaggaṃ dhammakathikānaṃ yadidaṃ puṇṇo
mantāniputto.
[38] Đại Bát-nhă
47 (Huyền Trang), T5 n220, tr. 0267c12.
Dẫn và giải bởi Đại trí độ 45, T25
n15909, tr. 385c05.
[39] Dẫn bởi Đại trí
độ, ibid.
[40] Tạp A-hàm 10
, T2n99, tr. 066a5). Pali, S.iii. 105.
[41] Trung A-hàm 48
(T1n26, tr.727b23).
[42] Tạp A-hàm 16
(T2n99, tr. 115b14).
[43] Cát Tạng (T38n1781,
tr. 943a28): trong đây, vô thường triển khai thành khổ; vô ngă triển
thành không (tức không ngă sở). Do đó, thành 5 môn.
[44] Quyển 22, T25n1509,
tr. 222a27.
[45] Đai Bát-niết-bàn
kinh, bản Đàm-vô-sấm, q. 13 (T12n374,b tr. 443a3).
[46] Dẫn bởi Đại trí độ
(T25n1509,tr. 297c26).
[47] Phẩm 7. Phân biệt
trí, quyển 27 (T29n1558,tr. 144c09).
[48]
Aññatarabrahma-suttam, S.i. 145. Bản Hán
tương đương, Tạp A-hàm 44, kinh 1195 (T02n0099,tr. 324c17).
[49] S.i. 144:
natthi so samaṇo vā brāhmaṇo vā yo idha
āgaccheyyā ti. Tham chiếu bản Hán, Tạp A-hàm 44 (T2n99,
tr.324c18): “Đây là cơi thường tại thường hằng, không biến dịch, tuyệt
đối xuất ly. Ta chưa từng thấy có ai đi đến cơi này.”
[50] Bản Hán tương đương
thay Kiếp-tân-na bằng Kiều-trần-như và Xá-lợi-phất.
[51] B́nh luận của Khuy
Cơ (VCX, T38n1782_p1051c20): “Thiên nhăn của A-na-luật không tác dụng
trong tịch định. Trước hết, nhập định; sau đó khởi thiên nhăn. Thiên
nhăn ấy thuộc tán tâm (không c̣n trong dịnh), hữu lậu (hạn chế trong
ba cơi), tinh chất vô kư (phi thiện và bất thiện). Đó không phải là
chân thiên nhăn. Nó chỉ nh́n thấy đại thiên giới. Thiên nhăn của Như
lai khởi từ trí vô phân biệt, nh́n thẳng vào chân như, không rời tịch
định. Từ trong trí hậu đắc mà khởi thiên nhăn thuộc tính vô lậu
thiện.”
[52] NVK:
abhisaṃskāralakṣaṇam uttānabhisaṃskāralakṣaṇam?
Câu hỏi này này liên đến bản chất của sự thấy được gọi là thiên nhăn.
[53] Skt.:
samāhitāvasthana, trạng thái ttập trung trên
mộttiêu điểm.
[54] Padhāna-sutta (Sn.
i. 75), Tám đạo quân của Māra Pāpimant: kāmā,
arati, khuppipāsdā, tahā, thinamiddam, bhīrū, vicikicchā, makkho
thambho.
[55] Bhagavad-gīta,
iii.36: atha kena prayukto’ yaṃ pāpaṃ carati
puruṣaḥ/ aniccham api Vārṣṇeya balād iva niyojitaḥ//
[56] Trong khi đức Thích
tôn đang tinh cần tu tập thiền tứ bên bờ sông Ni-liên-thiền, trước khi
thành Đạo, bấy giờ Māra Pāpimant đến nói: ...aggihutañca
jūhato, paḥūtaṃ cīyate puññaṃ, kiṃ padhānena kāhasi, người hiến
cúng tế vật cho Lửa tích chứa nhiều phước, cần ǵ phải tinh cần?
[57] S. i. 128, tỳ kheo
ni Āḷavikā ở trong rừng Andha. Māra Pāpimant đến quấy:
natthi nissaraṇanaṃ loke, kiṃ vivekena kāhasi;
bhuñjassu kāmaratiyo, māhu pacchūnutāpini, “Đời không có chỗ
thoát ly. Sao cô sống ẩn dật? Hay hưởng thụ dục lạc, để sau không hối
hận.”
[58] Giới bản
Ba-la-đề-mộc-xoa (Pali: Pāṭimokkha): những điều khoản Phật quy định tỳ
kheo, tỳ kheo ni phải tuân thủ, không được làm. Nếu làm, vi phạm, cần
phải sám hối.
[59] Pali, rải rác trong
các kinh luật: (...) pāṭimokkha-saṃvara-saṃvutto
viharati ācāra-gocara-sampanno anumattesu avajjesu bhaya-dassāvī...
[60] Kệ tán Phật của Bảo
Tích: “Vô ngă, không tạo tác, không người thọ báo. Nhưng nghiệp thiện
ác không hề mất.” Xem bản dịch Việt, tr.8.
[61] Skt. Rāhula.Thần
thoại nói, có một con quỷ tên là Rāhu. Khi nó lấy tay che mặt trăng,
khiến hiện tượng nguyệt thực. La-hầu-la sinh ngay lúc có nguyệt thực,
nhân dó đặt tên; xem Hữu bộ T́-nại-da phá tăng sự, 12
(T24n1450,tr. 158c26).
[62] Phật bản hành
tập kinh 55, Nhân duyên La-hầu-la phẩm 56 (T03n0190,tr. 906a14).
[63] Pali:
rāhulajāto, bandhanaṃ jātaṃ; J.i. 60;
DhA.i. 70.
[64] VCS,
T38n1782_p1054b11. Truyền thuyết Ấn độ cổ cho rằng hiện tượng nhất
thực là do Thần A-tu-la có tên là Rahu lấy bàn tay che mất mặt trời.
[65] Đinh cú Pali:
agārasmā anagāriyaṃ pabbajati.
[66] Quyển 4,
T25n1509,tr. 084b08.
[67] Mahāvagga,
Vin. i. 82tt. Hán, Tứ phần luật 34 (T22n1428, tr.809c3).
[68] Theragāthā, chép 4
bài kệ của La-hầu-ha; kệ 295:
ubhayeneva
sampanno
(...), thành tựu cả hai phần, Sớ giải nói, đó là chỉ La-hầu-la thành
tựu huyết thống và thành tựu Thánh đạo (jātisampada,
paṭipattisampada).
[69] Pali,
Amlahika-Rahulovāda-sutta, M.i. 414. Sớ giải Pali nói, Phật giảng
kinh này lúc La-hầu-la mới bảy tuổi. Hán, Trung A-hàm 3, kinh
La-vân (T1n26, tr.0436a12).
[70]
Mahā-Rahulovāda-sutta, M. i. 420. Hán, Tạp A-hàm 7 (T2n125,
tr.581b15).
[71] Xem Sớ giải, iii.
128.
[72] S. iii. 136. Hán,
Tạp A-hàm 1 (T2n99, tr.5a11).
[73] Tharagathā, kệ số
297-298.
[74] Xem Câu-xá luận
kư 14 (T41n1821, tr.222b25); Câu-xá luận sớ 14 (T41n1822,
tr.643c21). Tăng nhất, phẩm 30, kinh 1: Sa-di Tu-đà.
[75] Định nghĩa của
Câu-xá: “Ở nơi những ǵ mà sự ô nhiễm tiềm phục, những cái ấy được nói
là có tính hữu lậu.” (kārika i. 4d, sāsravā,
āsravās teṣu yasmāt samanuśerate).
[76] Đại T́-bà-sa 44
(T27n1545,tr. 229a17).
[78] Skt. Anūpama,
truyện kể trong Divyāvadāna, ed. Cơell and Neil (Cambridge),
tr.515ff. Đồng nhất với Māgandiyā, Dhammapada-aṭṭhakathā,
truyện Pháp cúu số 21 phẩm “Appamādavaggo” (không buông lung).
[79] Pali: Aṅgulimāla
(Skt. đồng). Tên cướp khét tiếng, muốn giết Phật nhưng được Phật độ.
Truyện kể trong Hán tạng:
Tạp 38 (T2n99, tr.280c18);
Biệt Tạp 1
(T2n100, tr.378b17); Tăng 31 (T2n125, tr.719b20);
Ương-quật ma-la
kinh (T2n118, tr.508b17);
Ương-quât kế kinh (T2n119,
tr.510b14);
Ương-quật-ma kinh (T2n120, tr.512b05).
[80] Tức Ưu-lâu-tần-loa
Ca-diệp, anh cả trong anh em đạo sỹ bên tóc, trong số những vị đệ tử
đầu tiên của Phật. Skt. Uruvilva-Kaśyapa (Pali: Uruvela-kassapa).
Truyện kể, Pali,
Vinaya 1 (Mahāvagga), tr.
24tt. Hán, Tứ phần luật 32 (T22n1428, tr.793b16): truyện
Uất-bệ-la Ca-diệp.
[81] Tỳ kheo Sunakkhatta
(Thiện Tinh, hay Thiện Tú), từ bỏ Phật, nói v́ Phật không hiện các
pháp thần thông siêu nhiên cho ông thấy; D.iii. tr. 1 (kinh Pāṭika);
Hán: Trường A-hàm 11, kinh A-nậu-di (T1n1, tr.66a27).
[82] Pali, Majhima i,
tr. 326, Phạm thiên Baka khởi lên tà kiến như sau: “Đây là cơi thường
hằng, vĩnh cửu, thường trú, tuyệt đối,, không bị hoại, không sinh,
không già, không bịnh, không chết.” Tham chiếu Hán dịch, Trung
A-hàm 19, kinh Phạm thiên thỉnh Phật (T1n26, tr.547a13).
[83] S.i. 144. Xem đoạn
trên, và cht. 42.
[84] Kinh điển Pali
thương phát biểu về Phạm thiên tức Brahmā theo văn cú định chuẩn như
sau: ahaṃ asmi brahmā mahābrahmā, abhibhū anabhibhūto aññad-atthu-daso
vasavattī issaro kattā nimmātā seṭṭho sañjitā vasī pitā
bhūtabhavyānaṃ,. (D. i. 18):, “Ta là Brahmā, Mahābrahmā, là đấng Tối
thắng, Toàn năng, Toàn tri, Toàn hiện, Chúa tể tự tại, là đáng Sáng
tạo, là Hoá sanh chủ, Sanh chủ, Tự chủ, Tổ phụ của nhừng loài đă tồn
tại và sẽ tồn tại.”
[85] Xem Samyutta-nikāya
i, tr. 1-45: “Devatā-saṃyutta” (Tương ưng chư thiên); i. 46ff:
“Devaputta-saṃyutta” (Tương ưng thiên tử). Xem Tạp A-hàm, theo
mục lục của Ấn Thuận, Tạp A-hàm kinh luận hội biên, có thể kể
một vài tương ưng liên hệ: 19. Đế Thích tương ưng, 22. Phạm thiên
tương ưng, 37. Thiên tương ưng.
[86] Cf.
Ariyaparyesana-sutta (Kinh Thánh cầu), M. i. tr. 171: Upaka sau
khi nghe Phật nói, lắc đầu bỏ đi. Hán, Trung A-hàm 56, kinh
La-ma (T1n26, tr.7b11); Tứ phần luật 32 (T22n1428, tr.b27).
[87]
Ariyapariyesana-sutta, M.i. 169, sau khi vừa Thành đạo, Phật tuyên
bố: apāruto tesaṃ amatassa dvārā ye sotavanto (...), “Những
cánh cửa bất tử đă được mở ra cho những ai có tai để nghe.”
[89] Dhammapada 21:
appamādo amatapadaṃ, pamādo maccuno padaṃ, “Không buông lung là
con đương đến bất tử; buông lung là con đường dẫn đến sự chết.”
[90] Lth. + Ckh.: tư dục
thân. Htr.: tạp uế thân. VKN: āmiṣakāya, nhục thân, thân do bởi
ham muốn xác thịt.
[91] Lth..: bất đọa chư
số 不墮諸數. Htr.: “Thân Phật là vô vi, ĺa các hữu vi; vượt qua các số,
v́ các số vĩnh viễn tĩnh lặng.” CDM (Đại 38, tr.360a15): Triệu nói,
“…số, tức hữu số 有數 (số loại hữu vi).” VCS (Đại 38, tr.1056c17): “…
số, tức sinh số 生數 (= số loại thọ sinh).” VKN: saṃkhyāviga(ta).
[92] Trung luận 4,
phẩm 24. quán Tứ đế (T30n1564,tr. 032c16): Chư Phật y nhị đế, vị chúng
sinh thuyết pháp. Nhất vị thế tục đế, nhị đệ nhất nghĩa đế.
__________________ Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
|