LuuBi. Hội viên
Đă tham gia: 18 May 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1992
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 11 January 2010 lúc 3:08pm | Đă lưu IP
|
|
|
Căn nhà có treo một tấm biển thế này: “Có con là một nhu
cầu không thể thiếu của mỗi người, là điều hạnh phúc của
mỗi gia đ́nh, là biểu hiện của t́nh yêu chồng vợ, là chỗ
dựa cho tuổi già...”. Đến làng An Thái (thuộc xă An Mỹ,
huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam), khách đến chỉ cần nói tên
bà lang là được dân làng dẫn đến tận nơi, bởi họ đă quen
với việc đó từ rất nhiều năm nay rồi.
Chỉ có một nghề
Điều làm khách lạ ngạc nhiên là không chỉ một căn nhà
giữa làng, mà nhiều căn nhà ở tận cùng trong ngơ cũng có
thể treo biển hiệu. Lạ nữa là các biển hiệu này đều quảng
cáo một dịch vụ... giống nhau là chữa vô sinh! Từ đầu chợ
B́nh Lục, người ta đă bảo “nghề gia truyền” của làng ấy
là chữa hiếm muộn thể hậu thiên, tức cho những người
không bị vô sinh bẩm sinh. Cách chữa bệnh cũng rất đơn
giản. Nam giới mang thuốc về nhà tự uống. Với phụ nữ,
ngày hai lần được bà lang trực tiếp khám, nắn “vùng
trong”, kết hợp uống thuốc do gia đ́nh tự chế. Thường th́
bệnh nhân được điều trị theo hai đợt: đợt đầu trong ṿng
15-20 ngày và đợt hai bảy - mười ngày, mỗi đợt cách nhau
khoảng ba tháng. Thuốc được ḥa tán theo công thức gia
truyền rồi cô thành viên nhỏ. Mỗi người bệnh có một loại
tễ riêng, người thuốc bột, người thuốc viên, trung b́nh
mỗi người uống từ một đến hai tễ. Hết thời gian uống
thuốc, người bệnh sẽ đi xét nghiệm để điều chỉnh liều
lượng. Trung b́nh chi phí thuốc men mỗi người hết khoảng
50.000 đồng/ngày. Ca nặng nhất chi phí điều trị cũng chỉ
vài triệu đồng?
Người làng An Thái khẳng định một nguyên tắc: “Không đàn
ông”, từ nơi bệnh nhân tạm trú tới pḥng chẩn trị phụ
khoa. 300 năm nay, các bà lang chỉ truyền nghề cho con
gái, con dâu. Có lẽ có nhiều điều thầm kín chị em chỉ có
thể kể với người cùng giới như đă từng nạo phá thai, cắt
bỏ buồng trứng hay chuyện “tế nhị” nào khác dẫn đến hiếm
muộn mà tâm lư người phương Đông không dễ vượt qua.
Mùa tạ ơn
Mỗi khi Tết đến xuân về, cái vắng lặng của An Thái không
c̣n nữa. Rằm tháng chạp, con cái các nơi đă lục tục kéo
về ăn Tết và giúp gia đ́nh tiếp khách. Trong Nam, ngoài
Bắc; miền núi, đồng bằng; nông dân, trí thức; xe đạp,
ôtô... rộn ràng cả con ngơ. Nhiều người tay bồng tay bế,
có nhà kéo cả ông bà nội ngoại đến để tạ ơn những người
đă giúp họ t́m được thiên chức làm mẹ, làm cha. Con trai
cả bà lang Hậu nói: “Khách đông lắm, không nhớ xuể. Lúc
nào gia đ́nh cũng rộn ràng như có đám cưới. Trước khi
chia tay, nhiều người c̣n muốn lưu lại vài ḍng cảm tưởng
vào quyển sổ này”. Trong quyển sổ ấy, chúng tôi đọc thấy
nhiều cảnh đời éo le đă được giải...
Chị Nhuận, anh Đa ở quận 9, TPHCM lấy nhau đă chín năm,
đi đă “ṃn cả gạch bệnh viện” mà vẫn không có kết quả.
Tháng 4-2004, họ được chỉ dẫn tới nhà bà Hậu. Chữa trị ở
đó 15 ngày chị về, sau đó sinh một cháu gái rất kháu
khỉnh. Chị Dung ở đường Nguyễn Trường Tộ, Vũng Tàu khi có
thai lần đầu chửa ngoài dạ con, bị cắt một bên ống dẫn
trứng. Hai vợ chồng đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng vô
vọng. Điều trị 20 ngày ở An Thái, giữa tháng 5-2004, chị
sinh một cháu gái khỏe mạnh. Đó cũng là trường hợp anh
Thành, chị Quế ở quận Phú Nhuận, TPHCM lấy nhau đă nhiều
năm mà chưa có kết quả và bệnh viện không thể t́m ra
nguyên nhân. “Vợ tôi đă sinh được một cháu trai và hiện
đang có tiếp cháu thứ hai. Thật tuyệt vời!”.
Làng An Thái có hơn 60 hộ làm nghề bốc thuốc, trị bệnh
sản, trong đó 18 bà lang đă được sở y tế cấp giấy phép
hành nghề chữa vô sinh. Nổi tiếng nhất có bà lang Phúc
(Nguyễn Thị Nhân), lang Sái (Nguyễn Thị Hậu). Hai bà đều
được Bộ Y tế tặng thuởng huy chương “V́ sức khỏe nhân
dân”.
Theo Pháp Luật Xuân 2006
__________________ Xuất Ḱ đông môn,
Hữu nữ như vân .
Tuy Tắc Như Vân,
Phỉ ngă tư tồn .
Cảo Y kỳ cân,
Liêu Hạc ngă vân
|