Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 226 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: NHỮNG MẪU CHUYỆN CỦA THẾ GIỚI VÔ HINH Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
daoky
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 06 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 502
Msg 1 of 5: Đă gửi: 09 August 2004 lúc 9:33am | Đă lưu IP Trích dẫn daoky


NHỮNG MẪU CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN THẾ GIỚI VÔ HÌNH

              (La Revue Spirite)
        Bernard Palissy (9 mars 1858).

Mô tả về Mộc Tinh (description de Jupiter)

( Thủy tinh là một hành tinh mà vong linh tướng Hoche cho biết là … rất thoái hóa, là nơi để các vong hồn trong tiền kiếp phạm tội, đầu thai để chịu đựng nhục hình. Nhưng cũng là nơi mà các vị thần minh chọn lựa để tái kiếp, để chịu đựng mọi thữ thách, hầu lập thêm công đức để tiến đến gần hơn với Thượng Đế …)

Dưới đây, ngược với Thủy Tinh ; theo lời của thần minh Bernard Palissy thì Mộc Tinh (hành tinh Jupiter) là nơi các vong hồn đủ đầy âm đức chọn lựa để tái sanh. Nơi này « loài người » tiến bộ hơn là địa cầu, ở đây mọi người sống thánh thiện, không có chiến tranh, không bệnh tật, tuổi thọ nhiều hơn nhân loại của địa cầu … Như vậy Mộc Tinh là trái cầu có đẳng cấp cao hơn quả Địa cầu thứ 68 của chúng ta.

Để biết rỏ hơn về một số hành tinh khác nằm trong Thái Dương hệ, bạn đọc có thể nghiên cứ thêm tập ký «Mộc Tinh và những hành tinh khác » (Jupiter et quelques autres mondes), để biết rỏ hơn về Jupiter và B.Palissy. Victorien Sardou, đồng tữ bất đắc dĩ, là một thanh niên học thức đầy triển vọng, nhưng không hề biết hội họa. Thần minh Bernard Palissy đã mượn tay Sardou để phát họa cho chúng ta thấy cái thế giới tuyệt vời của… Mộc Tinh).


Bernard Palissy (1510 - 1589/90) là một nhà thông thái người Pháp, sanh trưởng tại tỉnh Agent. Văn hào Palissy cũng là một nghệ nhân tài danh trong làng thủ công mỹ nghệ địa hạt đồ gốm vào thế kỷ thứ 16. Ông đã để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị còn lưu trữ trong bảo tàng viện « Louvre », thủ dô Paris. Ông được xem như một thần minh ở Mộc Tinh, tái kiếp nhiều lần xuống Địa Cầu. Những lời của ông ta trong buổi chiêu hồn này đã xác nhận thêm nữa những điều mà các vong linh khác đã mô tả về hành tinh này (Jupiter) với những đồng tữ khác …


Hỏi : Ngài ở đâu khi rời địa cầu ?

Palissy : Tôi vẫn còn ở đây mà !

Hỏi : Ngài ở dưới thể dạng nào ?

Palissy : Tôi ở dưới lốt một người đàn bà duyên dáng và đảm đang. Đó chỉ là một sứ mạng.

Hỏi : Sứ mạng này kéo dài trong bao lâu ?

Palissy : Trong 30 năm.

Hỏi : Ngài có nhớ tên người đàn bà đó không ?

Palissy : Nó đã đi vào dĩ vảng.

Hỏi : Những tác phẩm của Ngài có đền bồi được cho Ngài phần nào những đau khổ mà Ngài phãi gánh chịu ở thế gian này không ?

Palissy : Bất cứ tác phẩm nào do bàn tay tôi tạo ra. Bất cứ gì đi nữa, đó là do đau khổ mà nên.

Hỏi : Với ý định gì mà Ngài nhờ vào bàn tay của Victorien Sardou để phát họa bức tranh tuyệt vời hành tinh Jupiter, nơi mà Ngài đang sống ?

Palissy : Với mục đích cho các người thấy đó để mà mơ ước.

Hỏi : Ngài đã trở đi trở lại nhiều lần « sống » ở Địa cầu này, Ngài đã biết rỏ tính vật thể và tinh thể của nó. Có thể nào Ngài cho chúng tôi biết sự khác biệt giữa Địa cầu và Mộc Tinh ra sao không?

Palissy : Tôi đến Địa cầu các người như một thần minh (siêu vong linh). Thần minh thì đâu có cảm giác gì về vật chất !

VỀ TÍNH VẬT THỂ CỦA HÀNH TINH

Hỏi : Có thể nào Ngài so sánh khí hậu của Mộc Tinh với một trong những vĩ độ của Địa cầu không ?

Palissy : Không, ở đó khí hậu ôn hòa, và nhất định, trong khi đó ở Địa cầu các người thì luôn thay đổi. Các người có nhớ « vườn địa đàng » mà người ta đã diễn tả không ?

Hỏi : Có phãi cái Thiên đàng mà tổ tiên của chúng tôi đã phát họa ; nó giống như là Mộc Tinh vậy à ?

Palissy : Những tu sĩ hiểu biết rỏ vấn đề này.

Hỏi : Theo sự tính tóan của chúng tôi thì … Mộc Tinh nhận rất ít ánh sáng của Thái dương (mặt trời). Ngài có thể cho biết cường độ ánh sáng ở đó có bằng như ở Địa cầu này không ? Hay là nó yếu hơn ?

Palissy : Mộc Tinh bao phủ bởi một bầu ánh sáng thiêng liêng, nó thích hạp với bản thể « dân cư » ở đó. Ánh sáng mặt trời của các người quá mạnh đối với họ.

Hỏi : Có không khí không ?

Palissy : Có chứ.

Hỏi : Sự cấu tạo của bầu khí quyễn ở đó có giống như bầu không khí ở Địa cầu không ?

Palissy : Không, tự vì bản thể nhân loại ở đó không giống như loài người ở Địa cầu, mọi sự cần được cung ứng cũng khác !

Hỏi : Ở đó có nước biển không ?

Palissy : Có chứ.

Hỏi : Nước biển ở đó cũng có cấu thễ như nước biển ở Địa cầu chứ ?

Palissy : Nó nhẹ nhàng hơn.

Hỏi : Có núi lữa không ?

Palissy : Không, hành tinh của chúng tôi không bị thiên tai như ở Địa cầu các người. Không có tai họa thiên nhiên đáng kể, đời sống sung sướng tột cùng.

Hỏi : Cỏ cây cũng giống như ở Địa cầu chúng tôi chứ ?

Palissy : Có, nhưng đẹp hơn.

VỀ TÍNH VẬT THỂ CỦA DÂN CƯ

Hỏi : Cấu tạo cơ thể của con người ở Mộc Tinh ra sao so với chúng tôi ?

Palissy : Cùng một cách cấu trúc.

Hỏi : Ngài có thể cho biết tầm vóc « con người » ở đó so với loài người ở Địa cầu như thế nào không ?

Palissy : Cao và rất cân đối. Cao hơn những người cao nhất ở Địa cầu. Thân thể họ tượng trưng cho linh hồn. Cái đẹp nói lên cái tốt, thễ xác biểu tượng cho con người chứ không phãi là nhà tù để nhốt linh hồn !

Hỏi : Thể xác họ mờ đục, xanh nhạt hay trong suốt ?

Palissy : Có người thế này, người thế kia, tùy nơi đến.

Hỏi : Chúng tôi dành câu trả lời này cho thễ chất bất di. Nhưng chúng tôi muốn hỏi so với thể xác con người ở thế gian này thì nó khác ra sao ?

Palissy : Thể xác bao bọc linh hồn, nhưng không che phủ nó. Giống như một lớp màn mỏng phủ trên một bức tượng vậy ! Ở một thế giới thấp kém, cái lớp võ thô kệch che đậy cho tâm linh. Nhưng người tốt thì không có gì phãi dấu, người này có thể thấy tự đáy lòng người kia. Bởi thế nếu tâm tính họ cũng giống như người ở thế gian này thì sự việc sẽ ra sao !

Hỏi : Có nhiều giới tính khác nhau không ?

Palissy : Có chứ, ở đâu có vật thễ, thì nơi đó có giới tính. Đó là luật của thể chất.

Hỏi : Thức ăn cơ bản của người dân ở đó là gì ? Họ có ăn thịt súc vật và thão mộc không ?

Palissy : Hoàn toàn dùng thảo mộc. Loài người nơi đó cũng là kẻ bảo vệ súc vật.

Hỏi : Họ nói rằng họ rút lấy một phần thức ăn chung quanh, rồi chỉ hít lấy hơi. Có đúng như vậy không ?

Palissy : Đúng vậy.

Hỏi : Tuổi thọ của con người nơi đó so với chúng tôi, dài hay ngắn hơn ?

Palissy : Dài hơn.

Hỏi : Trung bình chừng bao nhiêu lâu một đời người ?

Palissy : Đo thời gian bằng cách nào ?

Hỏi : Có thể nào Ngài lấy một thế kỷ của chúng tôi làm đơn vị để so sánh ?

Palissy : Tôi độ khoãng chừng 5 thế kỷ.

Hỏi : Loài người trên đó có bị bệnh hoạn không ?

Palissy : Họ không có những bệnh của các người.

Hỏi : Cuộc sống của loài người trên đó chỉ có thức và ngũ ?

Palissy : Họ hoạt động và nghĩ ngơi.

Hỏi : Ý thức làm sao về vấn đề này, Ngài có thể cho chúng tôi biết được không ?

Palissy : Phãi nói là nhiều lắm ! Hoạt động chính của họ là khuyến khích nhân loại ở những thế giới thoái hóa ráng giữ con đường lành. Vì không có cảnh khổ nàn ở thế giới của họ cho nên họ phãi đi tìm những nơi có người khốn khổ. Đó là những thần minh bảo hộ các người, và cũng để dẩn dắt các người tìm về nẽo chánh.

Hỏi : Họ có kiến thức về nghệ thuật không ?

Palissy : Không cần thiết. Nghệ thuật của các người là chuyện tầm phào, nó đùa giởn trên nổi khổ của các người.

Hỏi : Có phãi cái tỷ trọng bản thễ của con người trên đó cho phép họ xê dịch từ nơi này sang nơi khác mà không cần phãi đụng mặt đất, đúng vậy không ?

Palissy : Đúng vậy.

Hỏi : Trên đó người ta có bị buồn phiền và chán sống không ?

Palissy : Không, chán sống là tự do chính mình xem thường mình.

Hỏi : Thân thễ người Mộc Tinh nhẹ nhàng hơn chúng tôi ; nó cấu tạo bằng chất liệu đậm đặc hay là ở thễ khí ?

Palissy : Thễ đặc đối với chúng tôi, còn dưới cái nhìn của các người thì nó ít đặc hơn.

Hỏi : Thân thễ của họ coi như cũng cấu tạo bằng chất hữu cơ, như vậy thì đâu xuyên qua được có phãi ?

Palissy : Đúng.

Hỏi : Những người trên đó có phát ra âm để nói chuyện với nhau không ?

Palissy : Không, họ truyền thông với nhau bằng cảm nghĩ.

Hỏi : Dưới một khía cạnh khác, người ta bảo chúng tôi ; người trên đó, họ có một quyền năng vĩnh cửu có phãi không ?

Palissy : Phãi, thần minh không bị chứơng ngại. Không có gì che dấu được với họ.

Hỏi : Nếu không có gì cản trở được họ, đương nhiên họ sẽ phãi biết trước mọi sự vị lai ? (Chúng tôi muốn nói đến các vong linh được tái kiếp ở Mộc Tinh).

Palissy : Sư hiểu biết trước được những điều sắp đến tùy thuộc vào mức độ « toàn thiện - toàn mỹ » của mỗi thần minh. Nó bất lợi cho chúng tôi ít hơn là đối với các người ; nhưng cũng có khi nó lại là một điều cần thiết đối với chúng tôi trong một vài trường hợp, để hoàn thành sứ mạng. Nhưng nếu nghĩ rằng chúng tôi biết hết mọi việc xãy ra trong tương lai, thì có nghĩa là chúng tôi tự đặt để đồng quyền năng với Thượng Đế sao!

Hỏi : Ngài có thể nêu rỏ tất cả những gì mà Ngài biết trong tương lai không ?

Palissy : Không, các ông nên chờ để biết cái đáng hiểu biết.

Hỏi : Ngài có thông công dể dàng với các bậc thần minh khác không ?

Palissy : Có chứ, không có thực thễ nào ngăn chặn giữa chúng tôi.

Hỏi : Cái chết có làm các Ngài kinh hải và sợ sệt không ?

Palissy : Sự đau đớn không còn nữa với chúng tôi. Chỉ những người dữ mới sợ cái chết vì họ lo ngại phãi ra tòa phán xét.

Hỏi : Sau khi chết họ sẽ ra sao, những người trên đó ?

Palissy : Tin tưởng ở sự « toàn thiện - toàn mỹ » của mình , họ mong mỏi không cần phãi tái kiếp nữa.

Hỏi : Mộc Tinh có những thần minh chịu tái kiếp ở đó để chịu đựng một thữ thách không ?

Palissy : Có, nhưng không phãi là một thữ thách nữa vì chỉ có lòng nhân ái mà họ đang mang, mới làm họ khổ.

Hỏi : Có khi nào họ không hoàn thành được sứ mạng không ?

Palissy : Không, họ đều là những người giỏi cả. Trong lổi lầm luôn có sự yếu đuối.

Hỏi : Ngài có thể kể tên một vài vị thần minh trên đó đã hoàn thành một đại sứ mạng ở địa cầu này không ?

Palissy : Thánh Louis.

Hỏi : Ngài có thể cho biết thêm còn ai khác nữa không ?

Palissy : Ông hay bất cứ ai khác. Có những sứ mạng vô danh chỉ có mục đích mang lại mỗi cái hạnh phúc, nhưng đó cũng là đại sứ mạng. Nó làm khổ tâm nhiều nhất !

VỀ SÚC VẬT

Hỏi : Cấu tạo thể xác súc vật trên đó có nhiều vật thễ hơn là con người không ?

Palissy : Loài người trên đó thống trị tất cả, cao cả hơn mọi vật.

Hỏi : Trong hạng thú cầm, có loại nào ăn thịt sống không ?

Palissy : Các loài thú không xâu xé nhau, chúng sống và phủ phục trước loài người, chúng yêu thương nhau.

Hỏi : Nhưng có loài thú nào vượt qua vòng kềm tỏa của loài người ; chẳng hạn như côn trùng, cá, chim ?

Palissy : Không, tất cả đều hữu dụng.

Hỏi : Người ta nói rằng trên đó súc vật là công cụ của con người, chúng giúp loài người về phương diện vật chất như xây dựng nhà cửa ... đúng thế không ?

Palissy : Đúng, loài người không hạ mình để bị người khác sử dụng nữa.

Hỏi : Các súc vật dùng để phục vụ, chúng tùy thuộc của một người, một gia đình hay là do người ta tự bắt lấy, tự thay đổi chúng như dưới Địa cầu này ?

Palissy : Tất cả đều tuỳ thuộc vào gia đình, người ta thay đổi chúng nếu thấy cần thiết.

Hỏi : Súc vật dùng phục vụ, chúng ở trong tình trạng nô lệ, hay tự do, chúng bị đặt dưới quyền sở hữu chủ hay chúng có thể tự ý đổi chủ theo ý muốn ?

Palissy : Chúng ở tình trạng phãi phục tùng.

Hỏi : Súc vật dùng phục vụ có được trả công dưới một hình thức nào đó không ?

Palissy : Không.

Hỏi : Người ta có phát triển đặc tính riêng của súc vật bằng cách huấn luyện cho chúng không ?

Palissy : Không, chúng tự học hỏi lấy nhau.

Hỏi : Loài súc vật trên đó, ngôn ngữ của chúng có chính xác và đặc biệt hơn là súc vật ở Địa cầu này không ?

Palissy : Chắc chắn.

VỀ TINH THẦN NGƯỜI MỘC TINH

Hỏi : Dân cư trên đó theo như kiểu mẫu mà Ngài đã phát họa cho chúng tôi thấy, họ có tập trung sống nơi thành thị như ở đây không ?

Palissy : Có chứ, những người thương mến nhau, quây quần lại với nhau. Sự yêu thương còn cô lập con người. Nếu một người còn có tâm tánh xấu tìm đến đồng loại, thì sư thương yêu đó làm người ấy đau khổ. Tại sao một người « hoàn thiện - hoàn mỹ » lại phãi chạy trốn đồng loại !

Hỏi : Các thần minh trên ấy đều bình đẳng hay có thứ bậc khác nhau ?

Palissy : Cùng một giai cấp nhưng có khác nhau về thứ bậc.

Hỏi : Chúng tôi cầu xin Ngài sắp hạng những thần minh của Mộc Tinh dựa vào « bảng cấp số » mà chúng tôi đã đăng trong tập san « Revue Siprite số 2 ».

Palissy : Tất cả đều nằm trong hạng “Siêu vong linh”. Đôi khi cái tốt trở thành xấu, chứ cái xấu không thể trà trộn vào cái tốt được.

Hỏi : Loài người trên đó có hợp quần lại với nhau thành nhiều chủng tộc như ở Địa cầu này không ?

Palissy : Có chứ, nhưng tất cả đều hợp quần trong thương yêu.

Hỏi : Như vậy, họ không biết chiến tranh là gì ?

Palissy : Câu hỏi này không cần thiết !

Hỏi : Loài người trên đó có đặt dưới sự lãnh đạo bởi những lãnh tụ không ?

Palissy : Có chứ.

Hỏi : Quyền hành của những lãnh tụ do đâu mà có ?

Palissy : Do ở mức độ của sự « toàn thiện - toàn mỹ ».

Hỏi : Do ở đâu mà có thứ bậc thấp-cao giữa các thần minh trên đó ; khi mà tất cả đều là « Siêu vong linh ».

Palissy : Do sự hiểu biết nhiều hay ít và do kinh nghiệm. Càng tinh túy càng sáng suốt.

Hỏi : Trên đó, có chủng tộc này tiến bộ hơn chủng tộc kia như ở Địa cầu này không ?

Palissy : Không. Ở mọi chủng tộc - họ chỉ khác nhau về thứ bậc.

Hỏi : Các chủng tộc đều được cai trị bởi luật pháp ?

Palissy : Đúng.

Hỏi : Có luật hình sự không ?

Palissy : Không, vì không còn trọng tội.

Hỏi : Ai là người làm ra luật ?

Palissy : Là Thượng Đế.

Hỏi : Có người nghèo và người giàu không ? Có nghĩa là có người quá dư thừa và có người lại bị thiếu thốn !

Palissy : Tất cả đều là anh em. Nếu người nào có dư , họ chia cho người bị thiếu. Người đó không thụ hưởng trong khi người anh em đang mong đợi được sang xẽ.

Hỏi : Theo Ngài nói, như vậy tất cả mọi người đều có của cải bằng như nhau ?

Palissy : Tôi đâu có trả lời rằng tất cả cùng giàu bằng nhau đâu ! Các người hỏi tôi “có ai quá dư thừa trong khi còn có người bị thiếu thốn”, có phãi ?

Hỏi : Chúng tôi nhận thấy hai câu trả lời của Ngài đối chọi nhau, xin Ngài làm ơn giải nghĩa lại.

Palissy : Không có ai bị thiếu thốn và cũng không có người quá dư thừa. Có nghĩa là tài sản của mỗi người tùy thuộc theo hoàn cảnh của người ấy. Đáp vậy, các người có vừa ý không ?

Hỏi : Chúng tôi đã hiểu, nhưng còn muốn hỏi thêm : Người có ít của cải, họ có cảm thấy bất hạnh so với người có dư thừa tài sản không ?

Palissy : Người ấy sẽ không cảm thấy bất hạnh nếu người đó không ham muốn và không ganh tỵ. Sự ham muốn và ganh tỵ gây nhiều bất hạnh hơn là sư nghèo túng.

Hỏi : Có những bất đồng vị thế xã hội ở Mộc Tinh không ?

Palissy : Có.

Hỏi : Do ở đâu mà có ?

Palissy : Do luật pháp của xã hội. Người này hơn hay kém người kia do ở mức độ “toàn thiện - toàn mỹ”. Những người có thứ bậc cao có quyền năng hơn những người có thứ bậc thấp. Quyền hành giống như cha với con cái vậy.

Hỏi : Trên đó có phát triển trí tuệ loài người bằng sự giáo dục không ?

Palissy : Có chứ.

Hỏi : Có thể nào người Địa cầu được bước sang Mộc Tinh liền khi chỉ vừa tạm có đủ « hoàn thiện - hoàn mỹ » không ?

Palissy : Được chứ, nhưng mà loài người ở thế gian này đã mang sẵn những khuyết điểm không « hoàn thiện - hoàn mỹ » do bởi lý do - để giống với đồng loại của mình.

Hỏi : Khi mà một linh hồn từ giả thế gian này và được tái kiếp ở Jupiter. Có phãi vong linh đó phãi chờ đợi một thời gian trước khi tìm được một hình hài để tái sanh không ?

Palissy : Vong hồn đó phãi đi lang thang một thời gian cho đến khi gột rữa được hết các khuyết điểm của mình lúc còn là người ở Địa cầu.

Hỏi : Trên đó có nhiều tôn giáo không ?

Palissy : Tất cả được dạy điều lành. Mọi người cùng kính yêu Thượng Đế.

Hỏi : Có đền thờ và nghi lễ không ?

Palissy : Đền thờ đã có trái tim, nghi lễ là điều lành đã thực hiện.

trích : « La Revue Spirite »


__________________
Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
Quay trở về đầu Xem daoky's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi daoky
 
daoky
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 06 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 502
Msg 2 of 5: Đă gửi: 10 August 2004 lúc 10:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn daoky


     NHỮNG THẾ GIỚI TRUNG GIAN CHUYỂN TIẾP


NHỮNG CUỘC MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA
(Les mondes intermédiaires ou transitoires)
Trích từ Caodaifrance

(Les mondes intermédiaires ou transitoires)

Trong những cuộc mạn đàm với thế giới siêu hình đã đăng tải trong các số báo trước đây, ta nhận thấy có đề cập đến một chủ đề đó là thế giới của những linh hồn lầm lở. Không một ai trong số những người tham gia nghĩ tới chủ đề ấy trong đầu hay đặt ra nó nếu không có thần khải của Mozart, một bằng chứng mới chứng tỏ các giao tiếp với siêu linh có thể hoàn toàn độc lập với những sắp đặt từ trước. Với mong muốn tìm biết sâu xa hơn, chúng tôi đã nêu chủ đề với một thần minh khác ở bên ngoài trụ sở hiệp hội và với một đồng tử khác không hề có hiểu biết về chủ đề này.

1. (Câu hỏi được đặt ra với Thánh Augustin).

Phải chăng như người ta đã nói, trong cỏi siêu hình có những thế giới làm nơi trú chân, nghỉ ngơi cho các linh hồn lầm lở ?

- Ðúng vậy, nhưng những thế giới ấy được phân chia theo các cấp độ khác nhau, có nghĩa là nằm ở vị trí trung gian giữa các thế giới hữu hình, tùy theo bản chất mà linh hồn sẽ được cư trú tại đó và cảm thấy ít nhiều thoải mái.

2. Linh hồn có thể rời khỏi các thế giới này theo ý muốn chứ?

- Ðúng, linh hồn trú tại các thế giới này sẽ dời đi để đi đến thế giới họ phải tới. Nó giống như hình ảnh các con chim di trú nghỉ lại tại một hòn đảo, tiếp thêm sức lực để bay tới điểm đến cuối cùng.

3. Các linh hồn có thể tiến bộ dần lên khi lưu trú tại các thế giới này chứ?

- Chắc chắn vậy, các linh hồn tụ họp tại đây cũng nhằm mục đích tự rèn luyện và có thể dễ dàng được phép tới những nơi tốt đẹp hơn hay đạt đến những vị trí được ân sủng.

4. Có phải các thế giới này tồn tại mãi và về bản chất luôn dành riêng cho các linh hồn lầm lở ?

- Không, chúng chỉ mang tính tạm thời

5. Ờ đó có cùng tồn tại các cơ thể hữu hình không?

- Không

6. Các thế giới đó có cấu tạo giống như các thế giới hữu hình chứ?

- Ðúng vậy, nhưng bề mặt của chúng cằn cỗi và không có các quá trình sinh sản

7. Tại sao lại vậy?

- Vì các cư dân ở đây chẳng cần gì hết.

8. Tình trạng đó phải chăng là vĩnh cữu và là bản chất đặc biệt của các thế giới đó?

- Không, chúng cằn cỗi bởi vì tính chất tạm thời

9. Những thế giới này chắc là chẳng có các thắng cảnh tự nhiên?

- Ở đó cũng có các vẻ đẹp không kém phần hùng vĩ mà các ông gọi là thắng cảnh tự nhiên.

10. Có những thế giới đó trong hệ thống “Thái dương hệ” không?

- Không

11. Vì ở trạng thái chuyển tiếp nên chắc trái đất chúng ta cũng sẽ nằm trong số đó?

- Trái đất đã từng như vậy.

12. Vào thời gian nào vậy?

- Khi nó đang hình thành.

Nhận xét:

Cuộc đàm thoại này một lần nữa chứng minh rằng không có gì trong tự nhiên là không hữu dụng cả. . Mỗi sự vật đều có mục đích và điểm đến riêng.

Không nơi nào là trống rỗng, tất cả đều là nơi trú ngụ và sự sống có mặt ở mọi chốn.

Trong hàng triệu năm trước đây khi con người chưa xuất hiện trên trái đất, thời kỳ chuyển tiếp ấy được xác nhận qua các tầng địa chất, ngay cả trước khi có sự xuất hiện các sự sống trên trái đất, trong khối hỗn độn vật chất chưa có hình thù, trong khối hỗn mang khô cằn nơi các phần tử đang hòa trộn vào nhau, vẫn không thiếu vắng sự sống, các thực thể không có nhu cầu và cảm giác lý tính như ta tìm thấy ở đó chốn nương thân. Thượng đế muốn rằng ngay cả trong thể trạng chưa hoàn chỉnh, trái đất vẫn phục vụ được cái gì đó.

Ai dám nói rằng trong hàng triệu thế giới trên thiên hà sẽ tồn tại một thế giới, dù rất nhỏ, không đáng kể, lại có đặc quyền là không có ai lưu trú. Và các hành tinh khác có gì hữu ích? Chẳng lẽ Thượng đế tạo ra chúng chỉ để cho con người nhìn ngắm ? Ðó là một giả thiết phi lý, không tương ứng với sự thông thái luôn chói sáng trong các tác phẩm của Người.

Qua chủ đề này, không những ta nhận thấy rằng , vẫn có các thế giới không thích hợp với cuộc sống vật chất, nhưng ở đó lại tồn tại các thực thể sống thích nghi với nó, mà ngoài ra còn là điều gì đó thật vĩ đại và tuyệt vời cho phép ta tìm ra giải pháp không phải của duy nhất một vấn đề.

Trích “ Les mondes intermédiaires ou transitoires– La Revue Spirite 1858 “

CHÚ THÍCH:
Caodaifrance : Trong một lần thuyết pháp, Đức Phạm Hộ Pháp giải thích về Bạch Vân Động : " Xưa nay người ta vẫn coi Nguyệt cầu (Mặt Trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi xuống trần giới (Địa cầu) tái kiếp. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian nầy.

Từ cổ, Thần thoại đã mệnh danh Nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung). Cơ giáng ở Âu Châu, mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động). Giáo chủ của Bạch Vân Động là Bạch Vân Hòa Thượng, miêu duệ của Từ Hàng Đạo Nhơn, dòng dõi Đức Phật Quan Âm. Bạch Vân Hòa Thượng đã 2 lần giáng trần ở Pháp : Một lần là Hồng Y Giáo Chủ Richelieu, một lần là Quận Công La Roche Foucault. Ở VN, Ngài giáng trần là Trình Quốc Công Nguyễn bỉnh Khiêm, tức gọi Trạng Trình."







__________________
Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
Quay trở về đầu Xem daoky's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi daoky
 
daoky
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 06 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 502
Msg 3 of 5: Đă gửi: 11 August 2004 lúc 7:49am | Đă lưu IP Trích dẫn daoky



TUỒNG ĐỜI CỦA MỘT VONG LINH



Trong phần này, chúng tôi tŕnh bày thêm về chủ đề trên một cách cụ thể hơn về những hoạt động và đời sống thế giới bên kia riêng tư của họ xuyên qua các buổi lễ cầu hồn.
Ta biết rằng linh hồn tùy theo mức độ tiến hóa sẽ có những địa vị và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chưa hết, họ c̣n có một việc làm khác đặc biệt hơn mà qua đó ta sẽ hiểu rơ hơn vai tṛ của linh hồn đối với con người mà ta c̣n chưa ư thức được.

Chủ đề cần nghiên cứu đó, gắn liền với các biến chuyển sắp tới, xuất hiện tự phát. Càng đáng quan tâm hơn khi nó đề cập tới họ như một anh hùng, không phải là một trong các siêu linh đẳng cấp cao (thánh thần) ở những thế giới ta chưa từng biết tới, mà là một trong số các linh hồn đă từng sống ở trái đất này, cùng thời với chúng ta, đă đưa ra các chứng cớ về lai-lịch của ḿnh. Nghĩa là các sự việc ấy đă xảy ra trong đời chúng ta và chúng ta đều đă tham gia vào đó. Ngoài vấn đề nghiên cứu các tập quán của linh hồn, đặc biệt hơn ta c̣n thấy được mức độ tiến hoá của các cô hồn và làm thế nào để có thể giúp đở cho họ trong quá tŕnh tự ḿnh tu tập.

Một người bạn của chúng tôi, một người có sự bền ḷng đáng nễ, v́ thế cho nên sau rất nhiều lần thử nghiệm thất bại, anh ta bỗng nhiên đă trở thành một đồng tử giỏi nhất về cơ bút và cơ thính (nghe được tiếng nói của vong hồn). Đảm trách việc chấp bút, anh cùng với một người bạn cũng là đồng tử cùng nhau gọi hồn. Linh hồn đến trong buổi nói chuyện đă có những câu trả lời khá kỳ lạ và không nghiêm chỉnh mấy, mà qua đó anh ta chắc chắn đó không phải là của linh hồn được gọi.

Sau khi nhân danh Thượng Đế, yêu cầu linh hồn phải tự giới thiệu, linh hồn cho biết tên là Pierre Le Flamand, một cái tên hoàn ṭan xa lạ với người đồng tử. Và kể từ khi ấy, đă có một loạt các cuộc mạn đàm giữa linh hồn ấy và anh bạn đồng tử và sau đó là chúng tôi với linh hồn này.

Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng lại các cuộc nói chuyện như sau:



CUỘC MẠN ĐÀM THỨ NHẤT



1. Bạn là ai ? Tôi chưa biết ai có tên này cả ?

- Tôi là một người bạn cũ học cùng phổ thông với bạn.

2. Tôi không nhớ.

- Bạn có nhớ một lần nào đó ḿnh đă đánh nhau không ?

3. H́nh như là có. Thời học phổ thông th́ ai chẳng có lúc đánh nhau. Tôi cũng có lần như vậy, và đă đánh trả ra tṛ.

- Đó là tôi đấy ; tôi không muốn làm vậy với bạn.

4. Cám ơn. Theo trí nhớ của tôi th́ hồi nhỏ bạn khá nghịch ngợm.

- Bạn đă nhớ lại rồi đấy. Tôi chẳng thay đổi ǵ so với khi c̣n tại thế đâu. Tuy ngang bướng nhưng thật sự tôi không phải là kẻ độc ác. Đánh nhau với bất cứ ai như là một nhu cầu bản thể mà thôi. Khi đă quay đi th́ tôi chẳng nhớ tới nữa.

5. Bạn chết khi nào và lúc đó bạn bao nhiêu tuổi?

- Đă 15 năm rồi, khi đó tôi khoảng hơn 20 tuổi một chút

6. Tại sao bạn chết?

- V́ một việc dại dột thời trai trẻ … kết quả của tính ngang bướng …

7. Gia đ́nh bạn c̣n ai không?

- Ba mẹ tôi đă mất lâu rồi. Tôi ở với một người chú … là người họ hàng duy nhất của tôi …; Nếu có dịp bạn tới Cambrai, tôi sẽ dẫn bạn đến gặp ông ấy …; Đó thực sự là một người trung hậu và tôi rất yêu mến ông, dù rằng ông ấy đă dạy dỗ tôi khá nghiêm khắc; Thực sự, tôi rất ngưỡng mộ ông.

8. Bạn ấy có cùng tên họ với ông chứ?

- Không, chẳng c̣n ai ở Cambrai có tên như tôi cả. Ông ấy tên là M.W .. ở tại … Ông sẽ thấy những ǵ tôi đă kể với Bạn.

Ghi chú: Sự việc đó đă được người đồng tử thẩm tra lại trong một chuyến đi sau đó. Ông đă gặp ông MW tại địa chỉ trên. Ông này cho biết là đă từng có một đứa cháu tên như vậy ; hắn khá dại dột và rất bướng bỉnh, đă chết vào năm 1844, không bao lâu sau khi nhập ngũ. Điều này linh hồn chưa đề cập đến, mà măi tới sau này một cách ngẫu nhiên; chúng ta sẽ chờ xem.

9. Do t́nh cờ mà bạn tới đây?

- Nếu bạn muốn th́ đó là t́nh cờ. Nhưng tôi tin là thần bản mệnh đă đưa tôi đến, bởi tôi có cảm tưởng là hai chúng ta sẽ cùng đổi mới nhận thức của ḿnh… Tôi đang ở một ngôi nhà gần đây và ngắm các bức tranh … đó không phải là các bức vẽ lâu đài đâu …. bất chợt tôi nhận ra bạn và tôi đă tới. Khi thấy bạn đang bận chuyện tṛ với một linh hồn khác, tôi muốn tham gia vào câu chuyện.

10. Nhưng tại sao bạn lại trả lời câu hỏi mà tôi đă đặt ra với linh hồn ấy ? Đó không phải là một việc làm thiện chí.

- Tôi thấy linh hồn ấy có vẻ như chẳng muốn trả lời, tôi tin rằng hắn ta sẽ phải lên tiếng khi thấy tôi trả lờ thay, nhưng đă không thành công. Tôi muốn rằng sẽ làm cho hắn nói khi đă không nói đúng sự thật.

11. Bạn đă làm điều thật tệ hại, có thể nó sẽ đem tới nhiều điều tệ hại nếu tôi không nhận ra sự gian trá này.

- Bạn sẽ biết mà, sớm hay muộn thôi

12. Hăy cho tôi biết làm sao bạn có thể vào đây được?

- Ôi, câu hỏi ! Chẳng lẽ bạn cần dây buộc sao?

13. Bạn có thể ra vào mọi chốn sao?

- Nhưng mà ! … sao lại nói thế ! Chúng tôi không phải là hồn ma à ?

14. Vậy mà tôi vẫn nghĩ rằng không phải bất cứ cuộc lễ nào linh hồn cũng được phép tham gia?

- Phải chăng ngẫu nhiên mà bạn cho rằng căn pḥng này của bạn là một điện thờ oai nghiêm mà tôi không đủ tư cách để vào? (không xứng đáng)

15. Hăy trả lời câu hỏi của tôi đi, xin đừng giễu cợt như vậy nữa. Bạn thấy rằng tôi không có khiếu hài hước để có thể chịu đựng những tṛ đùa như vậy, và tôi không hề đón tiếp những linh hồn thích lừa phỉnh tại nhà ḿnh.

- Có những cuộc lễ mà chúng tôi hay những cô hồn khác không được tới, nhưng đó là do các linh hồn bề trên (các thánh thần) ngăn cấm chứ không phải là người tại thế như các bạn. Nói cách khác, nếu cần th́ chúng tôi cũng biết im lặng và biết tránh né. Hoặc chỉ lắng nghe thôi, nếu mà câu chuyện buồn chán, chúng tôi lại đi … Đó, bạn có vẻ chẳng vui ǵ với cuộc viếng thăm của tôi.

16. Bởi tôi chẳng bao giờ thích tiếp đón những khách không mời, và nói thẳng là tôi không bằng ḷng bạn đến xen vào cuộc nói chuyện nghiêm túc của chúng tôi.

- Đừng giận … tôi luôn là người thiện ư mà … lần khác tôi sẽ báo trước nhé.

17. Bạn đă chết được mười lăm năm rồi đấy …

- Chúng ta hăy cố hiểu nhau; chỉ có xác phàm của tôi là chết ; c̣n tôi, người đang nói chuyện với bạn, tôi không chết.

Ghi chú: Ta luôn gặp ở linh hồn cho dù là ma trơi hay hay quỷ quái, những ngôn từ sâu sắc. Câu nói “Tôi không chết” thực sự mang tính triết lư.

18. Tôi đă hiểu rồi. Vậy, hăy nói cho tôi biết, bạn bây giờ thế nào, bạn có thấy tôi rơ ràng như khi c̣n sống không ?

- Tôi thấy bạn c̣n rơ hơn nữa. Lúc tại thế, tôi bị cận thị. Vậy nên tôi đă được miễn quân dịch

19. Này, hăy nói cho tôi biết, v́ sao bạn đă tạ thế 15 năm rồi mà h́nh như vẫn c̣n dại khờ như khi trước vậy, chẳng hoàn thiện ǵ hơn cả?

- Tôi vẫn như trước kia, chẳng tốt hơn hay xấu thêm.

20. Bạn làm ǵ với thời gian của ḿnh (Bạn sống như thế nào)?

- Tôi không có mối bận tâm nào khác ngoài việc làm cho ḿnh khuây khỏa hay t́m hiểu những điều ảnh hưởng tới định mệnh của ḿnh. Tôi thấy rất nhiều, khi th́ ở tại nhà các bạn ḿnh, lúc lại du ngoạn các thắng cảnh. Đôi khi tôi chứng kiến những chuyện thật buồn cười… Nếu mà người ta biết được là ngay cả khi cho rằng có một ḿnh ḿnh thôi, th́ vẫn luôn có người khác chứng kiến họ. Tóm lại, tôi cố gắng rút ngắn thời gian … Điều đó kéo dài bao lâu nữa, tôi không thể biết, thế nhưng cũng đă vượt qua được từng ấy thời gian rồi … Bạn có hiểu những lời giải thích này không ?

21. Vậy, bạn có cảm thấy hạnh phúc hơn khi tại thế không?

- Không đâu.

22. Bạn thiếu thốn ǵ nào? Chẳng cần ǵ hết, không đau đớn, sợ hăi hay phải trốn chạy ; Bạn có thể đi khắp nơi, nh́n ngắm mọi thứ. Cũng chẳng c̣n phải lo lắng bận tâm, đau ốm, khuyết tật hay già cả, đó chẳng phải là hạnh phúc sao?

- Thực sự tôi chằng được hưởng thụ ǵ hết. Tôi chưa đủ hoàn thiện (tiến hóa) để thụ hưởng niềm hạnh phúc tinh thần. Tôi thèm muốn những ǵ tôi thấy, điều đó giày ṿ tâm trí. Nỗi buồn chán, và thời gian mà tôi phải trải qua … thật quá dài … tôi không định được sẽ gánh chịu trong bao lâu nữa … Thà chịu những đau khổ nơi trần thế c̣n hơn là đối mặt với những dày ṿ hiện tại.

Nhận xét: Những tâm sự trên phải chăng là những tóm tắt đầy cảm xúc về những đau đớn mà các linh hồn thấp kém phải chịu đựng ? Thèm muốn bất cứ ǵ nh́n thấy. Luôn phải đè nén các ham muốn và không có lấy một niềm vui từ thực tại, đó chẳng phải là sự hành hạ vô chừng sao ?

23. Bạn nói là bạn đă đến với các bạn của ḿnh, điều đó không làm bạn khuây khỏa sao?

- Họ đâu có biết tôi ở đó, hơn nữa họ chẳng c̣n nghĩ tới tôi, vậy nên tôi rất buồn.

24. Bạn không bầu bạn với các linh hồn khác sao?

- Những kẻ dại khờ và vô loại giống tôi cũng đau khổ như vậy. Cộng đồng ấy đâu có ǵ vui vẻ. C̣n các linh hồn khiêm tốn và hạnh phúc đều lánh xa tôi.

25. Thật đáng thương ! Tôi rất thông cảm với bạn, nếu có thể làm ǵ cho bạn th́ tôi rất sẵn sàng.

- Bạn có biết những lời nói ấy làm tôi cảm thấy dễ chịu thế nào không? Đây là lần đầu tiên tôi được nghe những lời nói như thế.

26. Sao bạn không t́m dịp để nghe và học những điều ích lợi giúp cho ḿnh có thể tiến hóa hơn ?

- Có chứ. Nhưng tôi phải biết vận dụng được chúng. Thú thực tôi thích xem các cảnh t́nh ái trụy lạc, những cảnh ấy th́ không thể giúp cho tôi tiến bộ lên được. Trước khi tới đây, tôi đă ngắm một số bức tranh mà nó gợi trong tôi … thôi bỏ qua … Tôi đă luôn mong muốn được đầu thai để thụ hưởng những thú vui ảo vọng ấy. Bây giờ tôi đă thấy tôi lầm lẫn thế nào rồi. Vậy mà lúc trước tôi đă nghĩ là ḿnh đúng.

27. Tốt rồi. Hy vọng từ nay, nếu muốn chúng ta măi là bạn, bạn hăy làm cho tôi vui bằng cách đừng nh́n ngắm những cảnh trí có thể gợi lên trong bạn những ham muốn xấu xa nhé, thay vào đó, hăy tới đây và nghe những điều có ích cho ḿnh. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn đấy, hăy tin tôi.

- Bạn nghĩ thế nào tôi cũng nghĩ vậy.

28. Khi vào xem kịch trong các rạp hát, bạn có những cảm xúc giống như khi c̣n tại thế không?

- Nhiều cảm xúc khác lắm ; trước hết là các cảm xúc kể trên ; đôi khi tôi tưởng như ḥa ḿnh vào các đối thoại … có lúc tôi nghe được những điều thật lạ.

29. Bạn thích rạp hát nào nhất?

- Rạp Les Variétés ; nhưng tôi thường đi xem tất cả trong cùng một buổi. Tôi xuất hiện ở cả các cuộc họp mặt và khiêu vũ vui nhộn.

30. Ngoài những việc có thể làm khuây khỏa, bạn đă học thêm nhiều điều nữa, có đúng không ? v́ bạn đă quan sát được rất nhiều.

- Đúng, nhưng cái mà tôi thích là xem các cuộc hội họp. Thậtt rất thích thú khi chứng kiến các thủ đoạn của một số cá nhân, nhất là những người luôn muốn tỏ ra ḿnh c̣n trẻ. Trong những hội thoại như vậy, chằng ai nói thật cả. Che dấu mọi thứ trong ḷng, cũng như trên nét mặt vậy, nên chẳng có ǵ hiểu thấu đáo cả. Tôi đă làm một nghiên cứu nhỏ về việc đó.

31. Nhưng bạn đừng cho rằng giữa chúng ta có thể có các cuộc nói chuyện như vậy và một trong hai ta có thể lợi dụng nó.

- Tất nhiên rồi; như bạn nói, trước tiên là bạn sau là tôi. Bạn có những quan tâm cần thiết cho thân thể của ḿnh, c̣n tôi th́ cần có các hướng dẫn để tự hoàn thiện ḿnh mà không làm tổn hại ǵ đến t́nh trạng hiện tại.

32. Vậy nên tiếp tục quan sát đi, hay như bạn nói, nghiên cứu các phong hóa đó. Cho đến bây giờ bạn chưa tiếp thu được ǵ hết. Phải làm sao để những quan sát đó làm cho bạn hiểu biết hơn, muốn vậy, bạn cần phải xác định một chủ đích nghiêm túc hơn là để giải khuây hay giết thời gian. Bạn sẽ kể lại cho tôi những ǵ đă thấy, chúng ta cùng bàn luận và rút ra những kết luận có ích cho đôi bên.

- Điều đó thật hấp dẫn. Được, chắc chắn tôi sẽ theo bạn.

33. Chưa hết đâu, tôi muốn rằng bạn hăy làm việc tốt khi có dịp, chắc bạn cũng vậy chứ?

- Thật cao thượng ! Điều đó có nghĩa là tôi có thể c̣n có ích trong chừng mực nào đó ư ? Hăy nói đi, tôi cần làm ǵ bây giờ ?

34. Từ từ đă nào. Tôi chưa thể giao phó những nhiệm vụ khó khăn cho ai mà ḿnh chưa tin tưởng hoàn toàn được. Bạn đă có thiện chí, tôi không nghi ngờ điều đó ; nhưng bạn có đủ bền chí không ? Điều đó lại khác. Tôi cần phải hiểu bạn hơn, để biết khả năng cũng như có có thể tin tưởng bạn đến đâu. Chúng ta sẽ bàn lại vào lần khác nhé ?

- Bạn sẽ thấy tôi thực tâm thế nào !

35. Vậy hôm nay chào nhau ở đây nhé?

- Tạm biệt bạn.



* * *

CUỘC MẠN ĐÀM THỨ HAI



36. Nào, Pierre thân mến, bạn đă suy nghĩ kỹ thật nghiêm túc về những điều chúng ta bàn hôm trước chưa ?

- C̣n hơn là bạn tưởng đấy, bởi tôi thực tâm muốn chứng tỏ cho bạn thấy ḿnh tốt hơn là bạn nhận xét về tôi rất nhiều. Tôi cảm thấy thật dễ chịu kể từ khi có công việc để làm. Giờ đây tôi đă sống có mục đích và không c̣n buồn chán nữa.

37. Tôi đă nói chuyện về bạn với ngài Allan Kardec ; tôi đă mời Ngài cùng dự cuộc nói chuyện của chúng ta và ngài đă nhận lời. Ngài muốn nói chuyện với bạn đấy.

- Tôi biết và đă từng đến tư gia của Ngài.

38. Ai đă dẫn bạn tới đó ?

- Ư nghĩ của bạn. Hôm trước khi quay trở lại đây, tôi đă thấy bạn nói chuyện với Ngài về tôi. Tôi tự nhủ : ḿnh hăy là người tới trước, có thể ở đó sẽ quan sát được điều ǵ đó hay là t́m được dịp làm việc tốt.

39. Tôi rất vui khi thấy bạn đă có những suy nghĩ rất nghiêm chỉnh như vậy. Bạn cảm thấy sao sau cuộc viếng thăm đó ?

- Thât tuyệt vời ! Tôi đă học được những điều mà không c̣n nghi ngờ ǵ nữa sẽ giúp cho cho tương lai của tôi tươi sáng hơn. Nó như một thứ ánh sáng chiếu rọi từ trong tâm trí ; tôi đă hiểu tôi cần thu hoạch ǵ để hoàn thiện ḿnh … tôi cần phải …

40. Liệu tôi có thể biết là bạn đă thấy ǵ ở đó không ? không phải là v́ ṭ ṃ đâu.

- Có chứ, tư gia đó cũng như các nhà khác vậy, hơn thế tôi chỉ có thể nói điều tôi muốn … hay có thể nói.

41. Bạn nói thế là thế nào? Chẳng lẽ bạn không thể nói ra tất cả những ǵ bạn muốn sao?

- Không, từ mấy ngày nay có một linh hồn h́nh như luôn theo tôi khắp nơi, đẩy tôi đi hoặc giữ lại. Người ta nói là đó là linh hồn chỉ huy tôi. Tôi cảm thấy có một sức mạnh không xác định mà không thể cưỡng lại dù rằng đă cố gắng. Nếu tôi muốn nói hay di chuyển ǵ đó, linh hồn đó đến trước mặt ... nh́n tôi ... khiến cho tôi phải im lặng ... hoặc dừng lại.

42. Đó là linh hồn nào vậy ?

- Tôi không biết nhưng linh hồn ấy thống trị tôi.

43. Tại sao bạn không hỏi linh hồn ấy ?

- Tôi không dám. Mỗi khi muốn nói chuyện, linh hồn đó lại nh́n khiến lưỡi tôi cứng lại.

Nhận xét : Từ « luỡi » ở đây hoàn toàn mang tính h́nh ảnh, bởi linh hồn đâu có cơ quan đó.

44. Bạn thấy linh hồn ấy tốt hay xấu ?

- Chắc là tốt bởi linh hồn ấy ngăn không cho tôi nói những điều xấu xa, nhưng cũng rất nghiêm khắc... Có lúc nổi giận nhưng cũng có lúc nh́n tôi với vẻ tŕu mến ... Trong tiềm thức tôi nghĩ đó là chắc là linh hồn của cha tôi và ông không muốn cho tôi nhận ra.

45. Tôi thấy bạn nghĩ có thể đúng đấy ; ông chắc đă rất không hài ḷng về bạn. Hăy nghe tôi này ; Tôi có ư kiến về việc này như sau. Ta đều biết cha mẹ có trách nhiệm phải dạy dỗ và dẫn dắt con cái đi theo con đường đúng. Do vậy, họ phải chịu trách nhiệm về những việc làm xấu hay tốt của con cái theo như sự dạy dỗ ấy, và cho dù đă ở thế giới siêu linh họ cũng v́ thế mà đau khổ hay hạnh phúc. Nên việc dạy dỗ con cái luôn có ảnh hưởng nhất định đến hạnh phúc hay đau khổ của cha mẹ sau khi giă từ trần thế. V́ đă không mấy thành công trong việc dạy dỗ bạn khi c̣n sống và từ khi chết, bạn cũng chưa làm được ǵ tốt, chắc hẳn cha bạn đă rất buồn và tự trách đă không nuôi dậy bạn đến nơi đến chốn !

- Tôi không trở thành người tốt cũng chẳng phải v́ ít bị đánh đ̣n đâu.

46. Đó có thể không phải là một cách thức hay để dẫn dắt bạn ; dù thế nào, ông cũng luôn quyến luyến bạn, và tôi đoán rằng nếu thực sự là cha bạn, ông ấy sẽ chứng tỏ cho bạn biết khi gần với bạn hơn. Chắc hẳn đă hạnh phúc khi thấy bạn thay đổi, điều đó giải thích trạng thái hài ḷng xen lẫn cáu giận của ông. Ông muốn giúp đỡ bạn trên con đường đúng mà bạn vừa bước vào, và khi bạn đă hoàn toàn vững bước, tôi chắc chắn ông sẽ cho bạn biết. Vậy tức là, khi cố gắng hoàn thiện v́ hạnh phúc của bản thân, bạn cũng đem hạnh phúc đến cho ông đấy. Tôi cũng không ngạc nhiên khi ông ấy buộc bạn đến đây. Việc ông không làm điều này sớm hơn, chắc là để cho bạn hiểu tồn tại một cách « ăn không ngồi rồi », nó trống rỗng và khó chịu đựng như thế nào.

- Cảm ơn, rất cảm ơn bạn. Ông ấy đang đứng đó, sau lưng bạn ... bàn tay đặt lên đầu bạn như đang gợi ư những ǵ bạn vừa nói.

47. Bàn đến Ngài Allan Kardec.

- Tôi vừa tới tư gia Ngài tối hôm kia, lúc ấy Ngài đang bận trong pḥng giấy ... để hoàn thành một tác phẩm mới ... Ngài đă sắp xếp chúng tôi đâu vào đó, những linh hồn khốn khổ. Nếu như mọi người không biết tới chúng tôi th́ đó chẳng phải là lỗi tại ngài.

48. Ngài ở một ḿnh thôi sao ?

- Đúng vậy, một ḿnh – có nghĩa là không có người sống nào ở đó ; nhưng xung quanh ngài có khoảng 20 linh hồn đang xầm x́ phía trên đầu.

49. Ngài có nghe thấy họ nói không ?

- Ngài nghe rơ đến mức Ngài nh́n mọi nơi xem tiếng động đó từ đâu tới, để chắc chắn là không phải tiếng vo ve của hàng vạn con ruồi ; sau đó th́ Ngài mở cửa để xem đó có phải là tiếng mưa hay gió không.

Nhận xét : điều đó hoàn toàn chính xác.

50. Bạn có được các linh hồn đó mời vào cùng không ?

- Không ; đó không phải là các linh hồn thuộc tầng lớp của tôi. Tôi cảm giác ḿnh là khách bàng quang nên đă t́m một góc nhỏ để đứng đó quan sát.

51. Họ có quan tâm đến những điều Ngài Kardec viết không ?

- Tôi tin là có. Có hai ba linh hồn đọc những ǵ Ngài viết và có vẻ như đưa ra ư kiến của mọi người. C̣n Ngài luôn tin thực sự vào các ư tưởng của ḿnh và hài ḷng v́ điều đó.

52. Đó là tất cả những ǵ bạn đă thấy ?

- Sau đó có khoảng 8 hay chín người tới họp với Ngài Kardec tại một pḥng khác. Họ bàn tán, và đưa ra các câu hỏi ; c̣n Ngài trả lời và đưa ra các giải thích.

53. Bạn có biết những người ở đó không ?

- Không ; tôi chỉ biết là có một số nhân vật quan trọng, bởi trong đó luôn có người xưng hô là : thưa Hoàng thân, thưa Công tước. Các linh hồn lúc đó cũng tới khá đông, ít nhất là 100, trong số đó có rất nhiều linh hồn có những ṿng hào quang trên đầu, c̣n số khác th́ đứng lùi xa và lắng nghe.

54. C̣n bạn, bạn làm ǵ ?

- Tôi cũng lắng nghe, và quan sát nữa ; Và trong lúc ấy, xuất hiện trong tôi ư tưởng làm một chuyện có ích cho Ngài Kardec, tôi sẽ nói cho bạn đó là ǵ khi tôi thành công nhé. Và do đó tôi rời khỏi cuộc họp và chậm răi đi ra phố, vui vẻ rong chơi qua các cửa hàng và ḥa vào ḿnh vào đám đông.

55. Vậy là thay v́ đi làm việc của ḿnh, bạn lại mất thời gian vô ích.

- Tôi không mất thời gian vô ích đâu, v́ tôi đă ngăn cản được một vụ trộm.

56. Bạn c̣n muốn làm công việc của cảnh sát sao ?

- Sao lại không nhỉ. Khi đi qua một cửa hàng đă đóng cửa, tôi nhận thấy trong đó có vẻ không b́nh thường. Tôi bước vào và nhận thấy có một gă trẻ tuổi đang đi lại đập phá, cố gắng phá két sắt quầy hàng. Ở bên hắn có hai linh hồn, một th́ luôn thầm th́ vào tai hắn : nào, đồ nhát gan ! trong két đó đầy tiền đấy ; mày sẽ rất sung sướng thoải mái đấy ... ; c̣n một th́ có vẻ là một phụ nữ, đẹp và thanh tao, có cái nh́n rất thánh thiện và tốt bụng, nói với hắn rằng : Đi đi, đừng để rơi vào ham muốn đê tiện, và th́ thầm vào tai hắn những từ như là : tù tội, ô danh...

Gă trai trẻ lưỡng lự. Và lúc hắn tiến đến chỗ đặt bàn tính, tôi đă đứng trước hắn để ngăn cản. Linh hồn xấu xa hỏi tôi v́ lư do ǵ mà can thiệp vào. Tôi nói, muốn ngăn cản gă trai trẻ này khỏi phạm một hành động xấu xa, sẽ dẫn tới cảnh sống ô nhục về sau. Khi ấy, linh hồn thiện đă đến nới với tôi : Gă ta phải đối mặt với cám dỗ ; đó chính là một sự thử thách, nếu không vượt qua, th́ đó là lỗi của hắn. Cuối cùng th́ kẻ cắp trong gă đă chiến thắng khi bản tính xấu xa đă sử dụng một mưu mẹo ghê tởm. Đó là gợi ra trước mắt gă một b́nh nước đặt trên bàn nhỏ ; một b́nh rượu trắng; và làm cho gă có cảm giác muốn uống để có thể liều hơn. Tôi tự nhủ… gă khốn khổ đó tự đánh mất ḿnh rồi ... và nhận thấy ít ra ḿnh phải cứu gở được một cái ǵ chứ. Chỉ c̣n cách duy nhất là báo cho ông chủ cửa hàng ... tôi đă t́m đến nhà ông ta ở tầng thứ năm. Ông ta đang chơi bài với vợ ; cần phải làm ǵ đó để làm cho ông đi xuống cửa hàng.

57. Nếu ông chủ ấy là đồng tử th́ chắc hẳn bạn đă viết cho ông biết là có người đang ăn cắp ở dưới cửa hàng. Ít ra là ông ta cũng tin các linh hồn chứ ?

- Ông ta không đủ tinh anh để hiểu biết điều đó là ǵ đâu.

58. Tôi không biết là bạn có tài chơi chũ đấy.

- Nếu bạn mà ngắt lời nữa th́ tôi sẽ không nói ra điều ǵ nữa đâu. Tôi làm cho ông ấy hắt hơi liên tục ; vậy nên ông ta thèm thuốc lá, và nhận ra là đă quên gói thuốc dưới quầy hàng. Ông ta gọi đứa con trai nhỏ đang ngủ ở một góc dậy đi t́m hộ gói thuốc dưới quầy ... « Đó không phải là việc của con » ... thằng nhỏ vừa ngái ngủ vừa cằn nhằn ... tôi th́ thầm vào tai bà mẹ : Đừng gọi thằng bé dạy, ông có thể tự ḿnh đi lấy mà ..

- Cuối cùng th́ ông ta tự đi ... tôi đi theo để làm cho ông đi nhanh hơn. Khi đến cửa, ông ta nhận thấy có ánh sáng và tiếng động bên trong. Và nỗi sợ hăi làm chân ông ta run lên. Tôi đẩy ông ta bước tới. Nếu bất ngờ bước vào, ông ta chắc sẽ tóm gọn tên trộm. Nhưng thay vào đó, kẻ ngu ngốc này lại kêu lên : Ôi trộm ! Tên trộm chạy thoát, nhưng trong lúc vội vàng và ảnh hưởng của rượu, đă bỏ lại chiếc mũ đội đầu. Ông chủ cửa hàng bước vào quầy khi không c̣n ai nữa ... Chiếc mũ làm bằng ǵ th́ không phải là việc của tôi ... nhưng chắc chắn nó không phải làm bằng thứ dạ tốt. Vậy là nhờ tôi mà vụ trộm đă không xảy ra, và thân chủ chỉ phải một phen sợ hăi ; Điều đó chẳng ngăn cản ông ta nói với vợ khi quay trở về là đă quật ngă một kẻ có đến sáu chân. Người vợ nói : May mà tôi đă ngăn ông không bắt thằng bé con nhà ta tới đó ... Phải công nhận là cả hai chúng ta đều có dự cảm khá tốt ! Đó là may mắn ngẫu nhiên.

Bạn thấy đấy ! Ngưới ta cảm ơn ḿnh như thế đó.

59. Bạn thật quả cảm, Pierre yêu quí à, và tôi rất khen ngợi bạn. Bạn đừng nản ḷng v́ sự bạc bẽo của những người này. Bạn sẽ gặp những người tốt, và giờ đây bạn đang làm việc cho họ đấy, cho những người tin vào tác động của linh hồn.

- Vâng, tôi biết những kẻ bội bạc th́ sẽ nhận lại toàn sự bạc bẽo thôi.

60. Tôi thấy giờ đây thực sự đă có thể tin tưởng ở bạn, và bạn thật sự nghiêm túc rồi.

- Bạn thấy tôi sẽ giúp bạn về mặt tinh thần.

61. Tôi cũng cần điều đó như người khác, và tôi luôn sẵn sàng nhận mọi lời khuyên. Tôi đă có lần nói là muốn bạn làm một điều tốt, bạn đă sẵn sàng chưa ?

- Bạn c̣n có thể nghi ngờ về tôi ư?

62. Một ngưới bạn của tôi có thể sẽ gặp phải những thất vọng rất lớn nếu vẫn tiếp tục con đường sai lầm của ḿnh, những ảo tưởng sẽ làm anh ta tự đánh mất ḿnh. Tôi muốn bạn hăy thử đưa anh ấy trở lại con đường tốt bằng cách nào đó có ảnh hưởng mạnh đến anh ta ; bạn hiểu ư tôi chứ ?

- Có, bạn muốn tôi tạo ra một biểu hiện tốt nào đó ; ví như một lần hiện h́nh ; nhưng điều đó không thuộc khả năng của tôi. Đôi khi tôi làm được điều đó là v́ được cho phép, nhằm đưa ra các bằng chứng nhạy cảm cho sự tồn tại của ḿnh ; bạn biết điều đó mà.

Nhận xét : Người đồng tử mà linh hồn này gắn bó rất dễ dàng nhận ra sự có mặt của linh hồn bởi một cảm giác rất mạnh, ngay cả khi anh ta không có ư gọi linh hồn này. Anh ta nhận ra linh hồn qua những đụng chạm lướt trên cánh tay, lưng, và trên vai ; nhưng đôi khi các đụng chạm đó c̣n mạnh hơn. Trong một buổi họp mặt tại nhà tôi vào ngày 24 tháng 3 vừa qua, qua một người đồng tử, linh hồn này đă trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Chủ đề xoay quanh sức mạnh lư tính của linh hồn ; bỗng nhiên như để chứng minh khả năng của ḿnh, linh hồn đă tóm lấy chân một người trợ lư bằng sức mạnh ghê gớm, nâng anh ta lên và ném anh ta vào góc pḥng.

63. Bạn hăy làm điều bạn muốn hay đúng hơn là có thể làm. Tôi báo trước là anh ta cũng là một đồng tử nghiệp dư đấy.

- Càng hay, tôi có kế hoạch riêng

64. Bạn tính sẽ làm ǵ ?

- Trước hết, tôi phải nghiên cứu t́nh h́nh đó, xem các linh hồn ở quanh anh ta thuộc thứ bậc nào, và sẽ làm ǵ với họ. . Khi tới đó, tôi sẽ báo cho họ biết như khi đến đây. Nếu họ hỏi, tôi sẽ trả lời là « Tôi tên là Pierre Le Flamand, sứ giả linh hồn, tới đây để phục vụ và cũng là giúp đỡ bạn. Nghe nói bạn có một số tham vọng trong đầu, chúng làm thay đổi suy nghĩ của bạn và khiến bạn đang quay lưng lại với bạn bè. V́ lợi ích của bạn, tôi thấy cần phải cho bạn biết là những ư tưởng ấy c̣n xa mới đem tới cho bạn hạnh phúc trong tương lai. Hăy tin vào Flamand, tôi có thể chứng minh cho bạn là tôi tới đây với ư định tốt. Hăy biết sợ những cơn thịnh nộ của linh hồn, và hơn nữa là của Thượng Đế, và hăy tin lời kẻ công bộc này, kẻ có thể khẳng định rằng tôi đă tới đây với sứ mệnh lương thiện »

Nếu mà được cử, tôi sẽ tới đó ba lần, và sau đó tôi sẽ xem ḿnh cần phải làm ǵ. Có phải như vậy không ?

65. Rất tốt, bạn à. Đừng thêm bớt ǵ nữa nhé.

- Sẽ chính xác từng từ một.

66. Nhưng nếu người ta hỏi ai đă giao cho bạn nhiệm vụ này th́ bạn sẽ trả lời sao ?

- Các linh hồn cấp cao (thần thánh) đă chỉ tôi làm. Như vậy tốt hơn là nói sự thật.

67. Bạn nhầm rồi đấy. Khi người ta làm điều tốt, th́ luôn bởi ảnh hưởng của phần thiện trong linh hồn. Nếu bạn chỉ lơ là một chút, phần xấu sẽ khiến bạn không bao giờ làm điều tốt đâu.

- Tôi hiểu rồi.

68. Tôi rất cảm ơn bạn và khen ngợi bạn đă t́m được hướng đi đúng. Khi nào bạn muốn tôi gọi bạn để biết kết quả công việc này ?

- Tôi sẽ báo cho bạn biết sau nhé.



Trích “ Scènes de la vie privée spirite. – La Revue Spirite 1858 “



__________________
Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
Quay trở về đầu Xem daoky's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi daoky
 
daoky
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 06 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 502
Msg 4 of 5: Đă gửi: 16 August 2004 lúc 10:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn daoky

TRƯỜNG HỢP LY KỲ CỦA GEORGE RITCHIE ĐĂ CHẾT RỒI SỐNG LẠI, HIỆN NAY LÀ BÁC SĨ, ĐĂ THẤY NHỮNG G̀ KHI HỒN L̀A KHỎI XÁC.
(Tài liệu. Thư viện HoaSen)

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Trường hợp lạ lùng của bệnh nhân George Ritchie đă chết rồi sống lại (hiện đang là Bác Sĩ Tâm Trí) đă khiến cho các Khoa Học Gia cũng như các nhà Tâm Lư Học đặc biệt chú ư. Bác Sĩ Raymond Moody đă bỏ ra 5 năm để nghiên cứu trường hợp đặc biệt này. Bác Sĩ Raymond Moody vừa là Bác Sĩ vừa là nhà Phân Tâm Học, là tác giả cuốn sách nổi tiéng "Life After Life"với số độc giả cả triệu người đă phổ biến trường hợp của George Ritchie đến thế giới Tây Phương. Cuốn sách do Bác Sĩ Raymond Moody viết để tặng Bác Sĩ George Ritchie, trước đây là một bệnh nhân trong Quân Đội. Câu chuyện có thật này đă được đưa lên màn ảnh với tựa đề Beyond And Back. Cuốn phim này đă làm chấn động dư luận.

Lúc 20 tuổi, George Ritchie, một sinh viên y khoa với hoài băo trở thành bác sĩ, đă phải gia nhập Quân Đội. (Sau này George Ritchie đă trở thành vị bác sĩ trẻ tuổi nhất tốt nghiệp tại Đại Học Đường Virginia). Khi chiến tranh chấm dứt cũng là lúc George Ritchie tốt nghiệp y khoa. Bác Sĩ George Ritchie là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nội Khoa và Ngoại Khoa Richmond, chuyên về tâm trí và đă trở thành Viện Trưởng Viện Tâm Trí của Bệnh Viện Towers ở Charlotsville. Bệnh Viện này đă sát nhập với Đại Học Đường Virginia. Hiện nay Bác Sĩ George Ritchie có một pḥng mạch riêng tại Richmond và là Chủ Tịch Sáng Lập Viên Đoàn Thanh Niên Quốc Tế.

Tài liệu này được viết theo trong cuốn "Return From Tomorrow" của Bác Sĩ George Ritchie và trong băng ghi âm của Bác Sĩ có nhiều chi tiết chưa được tiết lộ.

Là một người lính được huấn luyện tại trại Barkeley, Texas, George Ritchie nhận định rơ giá trị của một người lính bộ binh trong Quân Đội Hiện Đại với cơ khí hóa tối tân. V́ nhu cầu cần Bác Sĩ để phục vụ cho Quân Đội nên George Ritchie được tuyển chọn gửi đi huấn luyện tại Đại Học Đường Y Khoa Virginia. Nhưng chẳng may trước hôm đi, George Ritchie bị bệnh nặng, hai lá phổi bị sưng, phải vào nhà thương điều trị. Thời đó thuốc Penicilline được coi là phát minh kỳ diệu nhưng cũng không chữa nổi căn bệnh xưng phổi, bệnh t́nh của George Ritchie rất trầm trọng.

Người phụ trách trông nom khu George Ritchie điều trị đă thấy George Ritchie tắt thở. Được báo cáo Bác Sĩ trực đến khám nghiệm, xác nhận George Ritchie đă chết và ra lệnh làm thủ tục đem George Ritchie vào nhà xác. Chính trong khoảng thời gian 9 phút này việc lạ lùng đă xảy ra.

Bác Sĩ Donald G. Francy, Y Sĩ Trưởng của Trại Barkeley gọi trường hợp của George Ritchie sống lại là một trong những sự lạ lùng và ly kỳ nhất chưa từng bao giờ có. Trong một bài đă được kiểm chứng, Bác Sĩ Francy viết như sau:

"Bệnh nhân George Ritchie đă chết hẳn rồi lại sống lại rất mạnh khoẻ là một trường hợp chưa từng có. Điều đáng lưu ư là một người bị bệnh tim, khi tim ngưng đập có thể dùng cách này hay cách khác để làm tim đập lại. Nhưng trường hợp của George Ritchie với bệnh sưng phổi, cơ thể đă bị nhiễm độc, các cơ quan trong người đều bị phá hủy th́ việc làm cho trái tim đập lại không thể thực hiện được. Hơn nữa, George Ritchie đă chết ít nhất là 9 phút, th́ bộ năo hư hỏng không thể toàn vẹn được."

Bây giờ là khoảng thời gian sau khi George Ritchie đă được xác nhận là thực sự chết nhưng anh cảm thấy tinh thần tỉnh táo thấy ḿnh như trong một thân xác vật v́ khác lạ được chuyển đến một căn pḥng nhỏ trong lúc t́nh trạng trở nên nguy kịch. Lúc này khoảng nửa đêm. Ư nghĩ đầu tiên của anh là phải đi chuyến xe buưt sáng sớm để tới Trường Y Khoa tại Richmond để kịp dự lễ khai giảng khóa mới. Nhưng lạ lùng thay! Quần áo của anh đâu rồi? Anh t́m khắp nơi trong pḥng. À! có lẽ ở dưới giường chăng?

"Tôi đi ṿng quanh, rồi lạnh cứng. Có người nào đó đang nằm trên giường tôi ḱa! Tôi lại gần, đó là một người đàn ông c̣n trẻ, tóc mầu nâu cắt ngắn, nằm ngay đơ. Nhưng... không thể như thế được! Chính tôi vừa ra khỏi cái giường này mà. Tôi thắc mắc, khó hiểu sự kỳ lạ này. Thật là quá lạ lùng nghĩ đến việc này - nhưng không c̣n th́ giờ nữa!"

Anh phải đi t́m người phụ trách nơi đây để lấy lại quần áo. Ritchie trông thấy một trung sĩ đang đi ngoài hành lang, anh chận lại và yêu cầu ông ta giúp đỡ. Nhưng người này không thấy anh và cũng không nghe thấy anh nói cứ tiếp tục đi thẳng khiến anh phải tránh ra nhường lối cho ông ta đi.

Nóng ḷng tới Trường Đại Học, Ritchie ra khỏi bệnh viện rồi bay theo hướng bắc về Richmond với một tốc độ nhanh chóng. Anh phân vân không biết đi có đúng đường không.

"Một con sông rộng ở dưới tôi. Tôi thấy có một cái cầu dài, cao và tít đằng xa bên kia sông có một hành phố lớn mà tôi chưa bao giờ đến cả. Tôi muốn đáp xuống kiếm người hỏi thăm. Tôi từ từ ngưng lại, ngay dưới tôi có hai con đường chập lại làm một và tôi bị cuốn hút bởi một luồng ánh sáng xanh chiếu ra từ một bảng hiệu gắn đèn nê-ông của một ṭa nhà có mái ngói đỏ. Tấm bảng hiệu "Past Blue Ribbon Beer" treo ngay trên cửa sổ và trước nhà bảng hiệu "Cafe" lơ lửng trên cửa ra vào...

Trên con đường nhỏ dẫn vào quán Cafe bán đêm này, có một người đang rảo bước. Tôi bèn xuống đi bên cạnh và hỏi:

"Làm ơn cho tôi biết đây là thành phố nào?"

Ông ta vẫn tiếp tục đi thẳng... Chúng tôi tới quán Cafe.Ông ta xay tay nắm cửa bước vào. Có lẽ Ông ta bị điếc hẳn? Tôi lấy tay trái đập lên vai của Ông ta. Không có ǵ cả mà h́nh như tay tôi vừa để vào khoảng không. Rơ ràng tôi thấy ông ta mà, tôi c̣n nhận ra ông ta có một cḥm râu đen ở cầm cần phải cạo đi nữa."

Mọi suy nghĩ Ritchie tựa hẳn vào một người đàn ông đang mắc dây điện thoại ở kế bên và đi xuyên qua.

Trước khi đi đến phần kế tiếp, chúng tôi thấy cần phải báo cáo là, một năm sau đó, bất ngờ Ritchie đă khám phá ra tên của thành phố này. Trên đường trở về trại Barkeley trước khi đi công tác tại Âu Châu, Ritchie cùng những người bạn sinh viên y khoa đi xe hơi về trại. Đến ngày thứ ba họ tới Tiểu Bang Missisipi, một Tiểu Bang mà chưa bao giờ Ritchie đặt chân tới cả. Khi đến vùng ngoại ô của Vicksburg, Ritchie đă tả lại như sau:

"Thành phố này tuy xa lạ nhưng h́nh như rất quen thuộc. Tôi đă biết rơ từng nét cong của bờ biển, từng khúc rẽ đường. Nơi đó, tôi biết rơ đường phố như thế nào! Tôi biết chắc chỉ c̣n một con đường ngắn là tôi có thể đến ngôi nhà trắng có mái ngói đỏ, có chữ Cafe bằng nê-ông gắn trên cửa ra vào. Khi xe tới gần tôi nhận được ra con đường nhỏ mà tôi đă cùng một người không nhận ra tôi đi tới quán này. Cũng c̣n cả cột điện thoại mà tôi đă đứng ở đó rất lâu... bao lâu? Giờ nào, ngày nào với loại thân h́nh nào?"

Trong cơn thoát xác, Ritchie cảm thấy đi Richmond thật phù phiếm không ai thấy và nghe được anh cả.

"Nếu tôi có trở về gia đ́nh th́ cũng chẳng ai thấy tôi? Ư tưởng cô đơn xâm chiếm tôi, dù sao tôi cũng phải về ngay nơi mà mọi người thấy tôi và nghe được tôi chứ.'

Rồi George Ritchie nghĩ đến cái xác hăy c̣n đang nằm tại bệnh viện. Ritchie đă vội vàng quay trở về bệnh viện tại Trại Barkeley. Tới nơi Ritchie đă phải xục xạo t́m lại cái xác nằm tại một trong hai trăm căn pḥng của 5 ngàn binh sĩ đang ngủ. (Lúc đó Trại Barkeley có 250 ngàn khóa sinh)

Đèn không được sáng, thật khó khăn mới nh́n được mặt họ.Cả giờ rồi, đă toát cả mồ hôi, qua hết pḥng này đến pḥng khác mà vẫn không kết quả. Đột nhiên anh nhớ ra! Tay trái anh có đeo một cái nhẫn hội viên Phi Gamma Delta. Và tiếp tục t́m kiếm, anh đă t́m được cái xác một người đàn ông trong một căn pḥng nhỏ, phủ một tấm chăn và tay trái có đeo chiếc nhẫn.

"Tôi tiến lại từ từ, mắt dán chật vào cái bàn tay đeo nhẫn. Tôi khiếp hăi. Dưới ánh đèn mờ ảo, tôi thấy bàn tay đó thật trắng và thật mềm. Trước đây, tôi đă nh́n thấy bàn tay này ở đâu rồi nhỉ? Tôi đă nhớ ra: Cha Dabney nằm trong pḥng khách Moss Side. Tôi lùi lại gần cửa ra vào. Người nằm trên giường đă chết. Tôi cảm thấy khó chịu như trước đây tôi đă phải ở chung với người chết trong một pḥng... Nhưng... cái nhẫn là của tôi mà, vậy chính là tôi mà - vậy th́ một phần của tôi nằm trên cái giường này, phủ bởi tấm chăn. Vậy có nghĩa là tôi đă... Đó là lần đầu tiên tôi đă trúc nhận đến chữ 'chết" liên quan đến những ǵ đang xảy ra cho tôi. Nhưng tôi chưa chết mà - sao tôi có thể chết trong khi tôi vẫn c̣n thức đây? Tôi bấu vào tấm chăn, cố gắng kéo xuống để mắt tôi nh́n được phía ngoài. Nhưng vô ích, tất cả các cố gắng của tôi cũng không đủ để tạo một cơn gió nhẹ thoáng qua căn pḥng im lặng nhỏ bộ này. Sau cùng thất vọng tôi ngồi xuống giường. Tôi nghĩ: Tôi đă thoát ra khỏi xác nên không tiếp xúc lại được. Đây là chính là lúc tôi cảm thấy da thịt tôi và tôi (h́nh hài và linh hồn) ở hai hành tinh riêng biệt."

Chợt George Ritchie thấy trong pḥng tự nhiên sáng hẳn lên. Anh nh́n vào cái bóng đèn 15 watts và chắc chắn cái bóng đèn này không thể sáng đến thế được!

"Tôi ngạc nhiên thấy ánh sáng càng ngày càng rúc lên ở trong pḥng, tất cả các bóng điện trong bệnh viện thắp lên cũng không thể sáng như thế, tất cả những ngọn đèn trên thế giới cũng không thể sáng như thế, sáng như cả triệu ngọn đèn dùng để bàn cùng cháy lên một lúc."

Bây giờ George Ritchie nhận thấy không phải là ánh sáng mà là một người đang bước vào pḥng, nói đúng hơn là một Người được làm bằng ánh sáng.

"Con Người này đă tỏa ra sức thần thông của chính ḿnh xưa hơn cả thời gian và hiện đại, hơn bất cứ ai mà tôi đă được gặp."

Người này đă nh́n thấy suốt cuộc đời của anh." Người này đă biết đến cả những ǵ khó ưa trong tôi, Người đă chấp nhận và thương yêu tôi".

Người này đă hỏi anh: "Anh đă làm được những ǵ trong đời?" Câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhưng anh lẩn tránh. Cuối cùng là anh cũng phải trả lời là chẳng làm được ǵ trong suốt cuộc đời.

Không thể nào trong một vài chương mà có thể kể hết được. Con Người Thiên Thể này đă dẫn dắt Ritchie đi; sau này Ritchie gọi là "Một Cuộc Kinh Lư Giáo Dục". Ritchie đă được dẫn đến thế giới thiên thể ở tầng trời cao nhất. Ỏ thế giới thiên thể này Ritchie đă nh́n thấy cảnh các linh hồn đam mê nhục dục Những người nghiện rượu được kéo ra khỏi các quán rượu, các quán cà phê và đây là địa ngục của họ: Những người nghiện rượu trông thấy người khác đang uống mà không được động đến cái ly. Ritchie nh́n thấy những người khác v́ say mê ái dục mà trở thành bất lực. Đây là địa ngục của họ, Ritchie đă nh́n thấy những người tự tử v́ thất vọng. Ritchie cũng được dẫn đến thăm một văn pḥng mà người thoát xác đang la hét và bắt người làm phải thi hành công việc như thế nào nhưng các người làm này đâu c̣n tuân lệnh nữa. Đây là ông chủ đă quá cố của Ritchie.

Tuy đă được Southern Baptist (một tông phái Tin Lành) dậy dỗ nghiêm khắc Ritchie cũng vẫn thấy giật ḿnh. Anh thấy Anh đang ở trong một Thư Viện Vĩ Đại có nhiều cuốn sách nói về vũ trụ mà chưa ai viết - và cuốn Thánh Kinh chỉ là một mà thôi.

Khi được đưa tới tầng trời thứ ba th́ Ritchie bị ngất ngây bởi vô lượng ánh sáng của người Đồng Hành Thiên Thể mà sau này Ritchie nghĩ là Đấng Tối Thượng, Tối Cao hơn cả. Đó là Đức Chúa Christ với người Thiên Chúa Giáo - Đức Phật với người Phật Giáo - Khrisna (Phạm Thiên) với người Ấn Độ Giáo - Messiah Giáo Chủ với người Do Thái Giáo - Có lẽ tất cả đều đúng.

Đă đến lúc phải trở về với nhiều nuối tiếc. "Những bức tường đă ngăn chận chúng tôi. Những bức tường rất hẹp như những cái hộp; rồi trong khoảnh khắc tôi nhận ra được cái pḥng của bệnh viện mà tôi đă bỏ đi trong một thời gian". Anh cố gắng nhập vào cái xác đang nằm trên giường, Anh cố gắng mở mắt nhưng không sao mở mắt được v́ bị tấm chăn phủ mất. Anh muốn dở hai tay nhưng không thể được và cảm thấy như đang nâng hai thanh sắt nặng. Anh chậm chạp xích hai bàn tay lại gần nhau và xoay cái nhẫn vài lần.

Rồi đầu óc Ritchie lại mờ đi. Ritchie lại rơi vào t́nh trạng hôn mê và h́nh như lại chết một lần nữa. Chính sau này thân xác anh cử động được nhưng đầu óc anh vẫn mê man mất 3 ngày. Lần này khi mở mắt ra anh nh́n thấy cô y tá đang nh́n anh mỉm cười và nói: "Thật vui mừng ông đă trở lại với chúng tôi, đă có lúc chúng tôi tưởng không thành công".

Sau này Ritchie được biết khi người trông nom bệnh viện trở lại để sửa soạn đưa Ritchie vào nhà xác th́ đôi tay anh đă được đổi vị trí. Nguyên lúc Bác Sĩ khám nghiệm phủ mặt Ritchie, đặt hai cánh tay thẳng và để đôi bàn tay úp xuống. Nhờ vậy Ritchie đă nh́n thấy cái nhẫn của ḿnh. Nhận thấy có sự thay đổi (đôi tay không ở vị trí có) người trông nom (binh nh́) vội cấp báo Bác Sĩ. Sau khi khám nghiệm lại cẩn thận, vị Bác Sĩ đă một lần nữa tuyên bố Ritchie đă chết hẳn.

Tuy nhiên người trông nom bệnh viện này không thừa nhận lời tuyên bố của Bác Sĩ đề nghị: "Có thể chích một mủi Adrenalin vào thẳng tim cho Ritchie sống lại". Về việc này, George Ritchie đă nhận xét như sau: "Việc này không thể có được, thứ nhất là v́ một người binh nh́ đâu có thể tranh căi với cấp sĩ quan chỉ huy của ḿnh, hơn nữa lại là một bác sĩ chuyên môn có bằng cấp, thứ hai lời đề nghị của người trông nom trên phương diện y khoa chuyên môn thật là lố bịch và buồn cười. Bệnh sưng phổi đă làm tê liệt tất cả các bộ phận trong cơ thể việc tiêm thuốc kích thích tim không thể chấp nhận được. Về trường hợp của tôi, bất cứ một nhà y khoa nào cũng không thể làm ǵ hơn được. Ấy thế mà đề nghị cho một người đến canh chừng của người trông nom bệnh viện với Bác Sĩ cho rằng việc này không hữu lư đă được chấp thuận và đề nghị này lại thành công!

Thời gian b́nh phục thật là khó khăn. Khi trở về Richmond, Ritchie chỉ như một bộ xương, không ai có thể tin được Ritchie có thể theo học lớp y khoa. Phải mất đúng một năm Ritchie mới hoàn toàn b́nh phục. Sau đó Ritchie được chuyển trở lại Trại Barkeley và được gửi sang phục vụ một đơn vị ở Âu Châu. Khi chiến tranh kết liễu, Ritchie đă tiếp tục học lại, đậu Bác Sĩ và đă trở thành một Bác Ś chuyên khoa về tâm trí.

Bác Sĩ George Ritchie đă viết như sau:

"Khi tôi xin vào nội trú tại Đại Học Đường Virginia, một người bạn đă khuyên tôi đừng nên cho Ban Tuyển Chọn biết chuyện tôi đă xuất hồn v́ những người chấm điểm có thể nghi ngờ tôi. Người đầu tiên phỏng vấn tôi là Bác Sĩ Wilfred Abse, Giáo Sư Ngành Phân Tâm Học, Tâm Lư Học thuộc Viện Tâm Trí và là một trong những người đứng đầu trong Ngành Phân Tâm Học tại Virginia. Ngay khi bước vào pḥng Bác Sĩ Abse đă nói với tôi:

"Tốt, này Bác Sĩ Ritchie h́nh như Ông đă được gặp Chúa Christ. Tôi tưởng rằng cơ may của tôi đă bị ném qua cửa sổ. Bác Sĩ Abse là người Do Thái, một người nghiên cứu về triết học Freud. Ông ta đă trực tiếp phỏng vấn tôi. Tôi đă nói hết sự thực và không dấu diếm chút nào về việc xảy ra tại Trại Barkeley, Texas.

Không thể ngờ được hai tuần lễ sau cuộc phỏng vấn tôi nhận được thư thông báo Ban Tuyển Chọn đă chấp nhận tôi vào nội trú và tôi đă trở thành một Bác Sĩ về tâm trí.

Những năm sau này, Bác Sĩ Abse trở thành người bạn thân của tôi. Trong một câu chuyện giữa chúng tôi, Bác Sĩ Abse đă cho biết: "Mọi người nơi đây đều biết rơ câu chuyện xuất hồn của Anh; nếu trong cuộc phỏng vấn Anh dấu diếm th́ tôi đă không chọn Anh v́ cho Anh là một người không có tinh thần vững vàng, một người như vậy ắt hẳn không thể phân biệt đâu là sự thật, đâu là ảo tưởng."

Cũng tại Bệnh Viện này, Bác Sĩ George Ritchie đă tiến tới chức vụ Viện Trưởng Viện Tâm Trí.

-ooOoo-

-2-

MỘT NGƯỜI NÔ LỆ DA ĐEN MÙ L̉A TRỞ THÀNH NHẠC SĨ LỪNG DANH

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Chú mù Tom sanh năm 1849 tại Georgia,Hoa Kỳ trong thời kỳ chế độ nô lệ c̣n đang mạnh mẽ. Là một người da đen, chào đời vào thời này, lại bị tàn tật ngay từ lúc mới sanh, thật là một bất hạnh!

Trong một tạp chí, Webb Garrison đă viết một bài với tựa đề "CHÚ MÙ TOM VÀ SỰ HUYỀN BÍ CỦA ÂM NHẠC". Ông đă ghi như sau:

"Hầu hết mọi nông dân tại Georgia trong một trăm năm qua đă đặc biệt chú ư đến việc thương mọi nô lệ. Trong đó có Perry H. Oliveer ở Quận Moscogee. Bởi thế khi người nô lệ da đen của ông sanh ra một đứa con trai mù th́ tự nhiên ông phải thất vọng vô cùng. Ít lâu sau trong một cuộc đấu giá nô lệ, ông đem bán người mẹ cho Tướng James Bethune ở Columbus, Georgia. Sau đó ông mới đem thằng nhỏ da đen bị mù ra khỏi nơi dấu và nói rằng: "Tôi quên không cho Ngài biết người đàn bà nô lệ này c̣n đứa con trai. Tôi đồng ư cho không đứa nhỏ này" (Theo Coronet, tháng 7 năm 1952 ). Người mẹ đáng thương cùng đứa con trai mù 1 tuổi đau ḷng từ bỏ căn nhà và bạn bè để về làm nô lệ cho người chủ mới xa lạ. Tướng James Bethune đặt tên cho đứa trẻ là Thomas Green Bethune, nhưng cả thế giới này chỉ biết Chú là "Chú Mù Tom". Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "My Antonia" bà Willa Cather đă thuật lại cuộc đời của Chú mà bà gọi là Người Mù Arnault.

Trong nhiều bài tường thuật về sự kỳ diệu này, bài có giá trị nhất là bài của Bà Ella May Thornton, Quản Thủ Thư Viện Georgia, 1 Quản Thủ được xếp vào hàng danh dự của các Tiểu Bang. Đó là Bài "Sự Huyền Bí Của Chú Mù Tom" của Bà đăng trong tập "The Georgia Review" xuất bản mùa đông năm 1961. Sau đây là một đoạn:

"Lúc Tom c̣n nhỏ đang phải bồng trên tay th́ Tom đă tỏ ra rất nhậy cảm trong bất cứ một tiếng động nào và đặc biệt về âm nhạc. Tất cả những người trong gịng họ Tướng James Bethune lúc bấy giờ phần đông đều thông minh, học thức và giàu ḷng từ thiện đều công nhận tài năng khác thường của đứa bộ da đen này.

Khả năng kỳ diệu về âm nhạc được khám phá khi chú Tom mới lên 3 tuổi. Vào một buổi chiều trên thềm ngôi biệt thú, th́nh ĺnh giọng của Chú vang lên ḥa ca với giọng hát của các ái nữ Tướng Bethune. Không những Chú đă ca phần êm dịu ở phần đầu bản nhạc nhưng phần thứ hai mới là khó hát nhất... Thế mà Chú đă trọn vẹn hát hết bản nhạc một cách tài t́nh không gượng gạo.

Cuộc tŕnh diễn bất ngờ lần sau vào năm Chú lên 4 tuổi, cũng vào một buổi chiều các thiếu phụ trẻ tuổi sau khi đă chơi dương cầm mấy tiếng đồng hồ tản mác quanh biệt thự. Bỗng nhiên họ được nghe lại những bản nhạc mà họ đă chơi từ lúc đầu. Mọi người vội vă trở về pḥng khách, họ sửng sốt thấy một chú Mọi đen nhỏ xíu đang say sưa dạo nhạc trên đàn dương cầm với những bản mà chú vừa được nghe.

Trước đây không một ai trong gia đ́nh Tướng Bethune cho phép Chú Tom được chạm vào cây đàn. Ella May Thornton c̣n nhấn mạnh thêm: "Một đứa trẻ nô lệ mà đánh đàn dương cầm th́ làm sao có thể dấu nổi một gia đ́nh đông đúc như gia đ́nh Tướng Bethune!".

Tạp chí Nghiên Cứu về âm nhạc xuất bản Tháng 8 năm 1940 đă ghi nhận như sau: Ngay khi bắt đầu chơi dương cầm, Chú đă biết sử dụng các phím đàn trắng và đen, Như vậy chứng tỏ Chú đă từng hiểu biết về dương cầm của âm nhạc Tây Phương. Các phím đàn dương cầm sắp xếp không như nốt thường mà do óc sáng chế kỳ diệu cuả một người có biệt tài về âm thanh. Thật khó sử dụng đối với một đứa bộ bị mù và chưa từng được ai chỉ dẫn huấn luyện. Bà Thornton nhấn mạnh: "Chú có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo, khác hẳn những người chơi đàn 'bằng tai' thường thấy. Chú Tom đă dùng các ngón tay ḿnh một cách rất chính xác nhà nghề. Cho nên năm 1862, một chuyên viên điêu luyện về âm nhạc nói là Chú Tom chơi đàn giỏi được như vậy, chắc chắn phải được học ở 'Nhà Trường'". Mặc dù thần kinh Chú Tom hoàn toàn bị giới hạn nhưng nếu cho Chú vào học tại các Trung Tâm dành cho các trẻ em chậm phát triển th́ thật sai lầm. Chú Tom có một bộ óc điện tử có thể ghi và tŕnh tấu lại các bản nhạc dù mới chỉ nghe có một lần. Với khả năng siêu việt Chú có thể lập lại chính xác một bản nhạc mới dài 20 trang. Ngoài ra Chú Tom c̣n có khả năng sáng tạo nữa. Bà Thornton nhớ lại "Thời bấy giờ ở Columbus, Georgia có rất nhiều giáo sư âm nhạc; trong đó có giáo sư Carlo Patti, anh của Bà Adelina. Tướng Bethune đă nhờ Giáo Sư Patti chỉ dạy thêm nhạc cho Chú Tom. Chính Giáo Sư là người đă từng dậy nhạc cho các ái nữ của Tướng Bethune, nhưng ông từ chối và nói như sau: "Tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu, Thế giới chưa bao giờ thấy được một sự lạ như thế ở một người da đen, và từ xưa tới nay chưa từng thấy một hiện tượng nào như thế. Tôi không thể dạy cho Chú thêm một chút ǵ nữa, tầm hiểu biết của Chú về âm nhạc c̣n hơn cả chính tôi đă biết và đă học - trường hợp thần đồng này quả là một ngoại lệ và sự việc này đă biến thành một hiện tượng hữu h́nh. Tôi không thể hiểu nổi. Tất cả những ǵ tôi có thể giúp Chú ấy là cho Chú ấy nghe những bản nhạc hay và chính Chú ấy sẽ tự ghi lại và tự tấu được không cần sự hướng dẫn hay chỉ bảo của tôi."

Vào lúc 8 tuổi Chú bắt đầu tŕnh diễn các bản ḥa tấu trước công chúng. Lúc 12 tuổi, trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc, Chú Tom tŕnh diễn tại Nữu Ước trong một cuộc ḥa tấu ngày 19 Tháng Giêng năm 1861. Trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc này, Chú đă tŕnh diễn rất nhiều lần tại các thành phố sau chiến tuyến của cả hai phe bảo thủ và thống nhất. Ḥng ngàn binh sĩ cả hai phe lâm chiến đă được dự thính nghe Chú tŕnh diễn. Một số khán giả này đă tường thuật lại một cách thích thú và trung thực về tài năng của Chú trong các Nhật Kư, Tùy Bút, Phỏng Vấn xuất bản trên các báo chí sau đó. Năm 1866 và năm 1867, Chú đă đi tŕnh diễn tại các Quần Đảo thuộc Anh Cát Lợi, tại Lục Địa và trên khắp nước Mỹ. Chú đă tŕnh diễn tại Ṭa Bạch Ốc và chính Chú điều khiển buổi tŕnh diễn này.

Chú Tom không bị giới hạn về một loại nhạc nào cả, Chú có thể tŕnh diễn Nhạc Khúc của Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có thể chơi các bản nhạc bất luận về loại ǵ.

Nguồn cảm hứng đến với Chú trong lúc Chú ngồi dạo dương cầm khiến cho Chú sáng tác được những bài ngẫu hứng cùng những bản trường ca bất hũ có tới cả ngh́n bản. Các sáng tạc với âm điệu tuyệt vời cùng những lời nhạc rất hay có thể nói lên Chú Tom đă nắm được trọn vẹn khoa học và kỹ thuật về âm điệu nhạc lư. Chỉ có thể cho rằng tất cả các yếu tố tạo thành sức mạnh âm nhạc đó đă có sẵn trong con người Chú Tom.

Ella May Thornton đă kết thực bài tham cứu bằng một câu hỏi: "Một câu được đặt ra để hỏi các Nhà Tâm Lư Học, các Nhà Vật Lư Học, các Nhà Khoa Học cùng các Chuyên Gia về Âm Nhạc có thẩm quyền có thể giải thích về trường hợp này của Chú Tom không? Sau một thời gian nghiên cứu tôi đă không t́m được câu trả lời. Chỉ có thể giải thích được đó là Luân Hồi và người ta đă kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó Chú Tom đă là một nhà nhạc sĩ siêu đẳng."

Sự hiện diện của Chú Mù Tom ở Âu Mỹ đă có một ư nghĩa đặc biệt. Trong giai đoạn cuối cùng của chế độ mọi nô người da đen tại Hoa Kỳ, Chú Mù Tom đă chứng tỏ cho hàng triệu khán thính giả trên thế giới biết rằng một người nghèo, bị khinh rẻ, bị coi là chậm tiến, một người da đen thất học đă làm nên sự nghiệp vĩ đại mà không một người da trắng nào dù tài giỏi đến mấy nữa cũng không làm được. Phải chăng tài năng này Chú đă có từ kiếp trước? Cho nên các giáo sư đă t́m được sự giải thích, đó là Luân Hồi. Tương tự như thế trường hợp của Bà Sơ Teresa, một Tu Sĩ Ky-Tô-Giáo, Giáo Sư Mỹ Thuật tại Chủng Viện Brooklyn, có mặt trong một buổi thuyết tŕnh về luân hồi của Hội Thanalogy Foundation tại Đại Học Đường Columbia, được hỏi bởi một học sinh rằng có phải những nét vẽ điêu luyện của Sơ là do sự huấn luyện và thực hành sau nhiều năm kinh nghiệm mà có phải không? Sơ Teresa đă xác nhận là do tiền kiếp của Sơ mà có.

Trong những chuyện luân hồi do Tiến Sĩ Ian Stevenson điều tra đă chứng minh được có luân hồi nên con người đă có những khả năng đặc biệt, điều mà những khả năng đến với con người từ lúc nào và phát triển từ bao giờ chúng ta không phát hiện được. Ian Stevenson đă nêu lên thí dụ: "Trong hiện kiếp chúng ta biết đi đứng nhưng không ai có thể nhớ lại chúng ta đả biết tự lúc nào. Con người tuy không nhớ được những ǵ ở tiền kiếp song những tài năng và những cá tính đặc biệt ở kiếp trước đă là các chất liệu cho chúng ta trong kiếp này."
(Tài liệu. Thư viện HoaSen)


__________________
Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
Quay trở về đầu Xem daoky's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi daoky
 
daoky
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 06 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 502
Msg 5 of 5: Đă gửi: 16 August 2004 lúc 10:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn daoky

BÀ SHAKUNTALA DEVI, MỘT NHÀ TOÁN HỌC ĐẠI TÀI

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Bà Shakuntala Devi, Nhà Toán Học Thần Đồng này đă được cả Quốc Tế công nhận và biết đến. Bà là người sanh trưởng tại Ấn Độ. Bà đă du hành qua nhiều nước trên thế giới và đă làm cho các nhà toán học sửng sốt ngỡ ngủng với tài năng xuất chúng của Bà.

Bà đă t́m được đáp số của các bài toán c̣n nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất. Trong chuyến du hành sang nước Mỹ năm 1977, tài nghệ siêu việt của Bà đă được các báo chí ca ngợi. Bà đă được US National Standard trao giải thưởng Univac 1108 v́ tính được 23 căn số của 201 con số trong 50 giây. Tên Bà đă được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn Sách Ghi các Thành Tích Kỷ Lục Trên Thế Giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước. Muốn được như Bà, máy điện tử cần phải có 13,466 chỉ dẫn và 4,883 dữ kiện. Nếu nói là may mắn, theo máy điện tử th́ kết quả sự may mắn đó là 1 trong 598 triệu lần.

Tài năng của Bà đă được khám phá khi Bà mới lên 3 tuổi. Lúc ấy cha mẹ Bà thấy Bà có tài năng kỳ lạ về những con số nên đă đem Bà đến Học Viện Địa Phương để t́m hiểu. Trước mặt các vị Giáo Sư của Đại Học Đường Bengalore, Bà đă chứng tỏ tài năng phi thường qua những đáp số về Logarithms (Đối Số) về căn số của con số phức tạp và về tổng số chỉ trong ít phút. Tên tuổi của Bà đả trở nên lừng lẫy. Học vấn của Bà chỉ ở mức trung b́nh nhưng Bà cho biết: "Tôi rất thích các con số và say mê các con số, mọi sự trên đời dù là nghệ thuật, khoa học hay triết lư, tất cả đều căn cứ trên những con số". Khi c̣n nhỏ tuổi, tài năng phi thường của Bà được coi như thiên phú và Bà cứ tưởng rằng tất cả mọi người đều giống như Bà nghĩa là cũng có tài như Bà về toán học và Bà đă ngạc nhiên vô cùng khi thấy sự thực không phải như vậy.

Người ta đặt câu hỏi: Bà du lịch ṿng quanh thế giới để phô trương tài năng của Bà mục đích để kiếm tiền phải không? Không phải như vậy.

Ngày 3 Tháng 1 Năm 1974, tờ báo Ottawa Citizen phỏng vấn Bà với tựa đề: "NGƯỜI ĐÀN BÀ TÍNH TOÁN GIỎI BẬC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI". Bà nói: "Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn c̣n siêu việt hơn máy móc. Thế giới c̣n chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng tận, tôi đă chứng tỏ cái khả năng ấy".

Trong một cuộc phỏng vấn khác trên Đài Vô Tuyến Truyền H́nh tại Ottawa của chương tŕnh "This Day" (Ngày Nay) để trả lời câu hỏi tại sao Bà lại có tài năng đặc biệt đó, Bà cho biết người Ấn Độ giải thích là bởi sự "LUÂN HỒI", kiếp trước Bà ở Ai Cập. Điều không thể chối căi là đă có rất nhiều các nhà toán học kỳ tài trên đất nước của các vị Pharaohs (Những nhà Vua nổi tiếng Ai Cập). Kim Tự Tháp Cheops (Một kỳ quan trên thế giới) với lối kiến trúc hoàn toàn dựa trên căn bản toán học phức tạp đến nỗi các điều tra viên, 1 thế kỷ qua đă cố nặn óc mà vẫn chưa t́m được hết mọi bí ẩn.

-ooOoo-

-4-

CÔ BÉ BLANCHE BATTISTA

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Câu chuyện Luân Hồi này do Bác Sĩ người Anh Raynor Johnson điều tra và chính Bác Sĩ Johnson đă giới thiệu gia đ́nh Battista với Mục Sư Tiến Sĩ Leslie Weatherhead, Cựu Chủ Tịch Hội Methodist Conference Anh tại Melbourne, Úc Đại Lợi. Tiến Sĩ Weatherhead đă kể lại trong một bài thuyết giảng về đề tài: "Một Trường Hợp Luân Hồi".

Đại Úy Battista và vợ, đều là người Ư có sanh một người con gái tại La Mă và đặt tên là Blanche. Đại Úy Battista có mướn một người vú em Thụy Sĩ nói tiếng Pháp tên Marie để trông nom Bé Blanche. Marie thỉnh thoảng dạy bộ Blanche bài hát ru con bằng tiếng Pháp. Bé Blanche rất thích bài này thường hát đi hát lại mỗi ngày nên thuộc ḷng. Chẳng may Bé Blanche bị chết nên Marie phải trở về Thụy Sĩ.

Đại Úy Battista viết: "Tiếng hát Ru con từ nay đă im bặt trong gia đ́nh nhưng âm vang của nó vẫn nhắc nhỡ chúng tôi nỗi đau buồn về cái chết của đứa con nên chúng tôi cố tránh không nghĩ đến các kỷ niệm."

Bé Blanche chết được 3 năm, người mẹ, Bà Signora Battista mang thai. Lúc thai được 4 tháng, Bà đă thấy một giấc mơ lạ lùng trong lúc nửa tỉnh nửa mê, Bà cả quyết thấy rơ ràng Bé Blanche hiện ra và nói với Bà bằng giọng quen thuộc như hồi nào: "Mẹ ơi con sẽ trở về với mẹ". Rồi Bé Blanche biến mất. Đại Úy Battista hoài nghi, nhưng đến tháng 2 năm 1906, vợ ông sanh một bộ gái và ông cũng đặt tên cho đứa con gái này là Blanche. Đứa con mới sanh giống hệt như đứa con gái trước.

Chín năm sau cái chết của đứa con gái đầu, khi đứa thứ hai được 6 tuổi th́ một việc bất ngờ đă xảy đến. Đây là lời của ông:

"Trong khi tôi và vợ tôi đang ở trong pḥng đọc sách kế cận pḥng ngủ th́ cả hai chúng tôi đều nghe thấy giọng hát ru con bằng tiếng Pháp vẳng ra từ pḥng ngủ của đứa con gái chúng tôi đang ngủ. Lấy làm lạ chúng tôi liền vào xem th́ thấy con gái chúng tôi đang ngồi trên giường và hát bài ru con với một giọng Pháp rất tự nhiên. Bài hát này chưa được ai trong chúng tôi dạy cho con gái cả. Vợ tôi hỏi con đang ca bài ǵ đó th́ nó trả lời đang ca bài hát bằng tiếng Pháp. Tôi liền hỏi: "Ai dạy con bài hát hay vậy?" Nó đă trả lời: "Không ai dạy con cả, bài hát này đă có sẵn trong đầu óc của con".

Blanche, người con gái Ư Đại Lợi, khi luân hồi đă báo cho mẹ biết là sẽ trở lại và Blanche hăy c̣n nhớ bài hát bằng tiếng Pháp mà trước Blanche đă được Marie, người trông nom em dạy em ở tiền kiếp.

-ooOoo-

-5-

"LÀ MỘT QUÂN NHÂN, TÔI CHIẾM CỬA THÀNH"

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Câu chuyện sau đây được giải thưởng hạng nhất trong một cuộc thi toàn quốc với chủ đề: "Một sự trùng hợp lạ lùng mà tôi biết".

Cuộc thi này do Tạp Chí "The American Magazine" tổ chức và câu chuyện được đăng trong Tháng Bảy Năm 1915. Dù chỉ là một sự trùng hợp hay một sự ǵ khác nữa, độc giả có thể tự ḿnh phán xét lấy. Người kể lại chuyện này là một thiếu phụ tại Minneapolis.

Nội dung của câu chuyện ngắn có thực này rất đơn giản nhưng rất giá trị v́ được ghi lại trung thực từ nhiều năm qua, tài liệu lịch sử hiện c̣n lưu trữ là những bút tích hiện hữu đă chứng minh cụ thể.

Người đàn bà đáng tin cậy nhất kể lại câu chuyện ấy như sau:

"Anne, cô em gái cùng mẹ khác cha của tôi nhỏ hơn tôi 15 tuổi là một đứa bộ kỳ quặc ngay từ tấm bộ. Nó không giống một ai trong gia đ́nh, da nó ngăm ngăm trong khi mọi người khác đều trắng trẻo ḍng dơi thừa hưởng Tô Cách Lan - Ái Nhĩ Lan của cha ông.

"Ngay khi biết nói rành rẽ, nó thường kể những câu chuyện hoang đường về nó. V́ thấy khá ngộ nghĩnh, tôi đă dùng bút chờ ghi lại những điều nó nói trong nhật kư của tôi. Tôi có bổn phận phải trông nom nó - mẹ tôi rất bận rộn - và tôi rất hănh diện về bà. Ở một đứa trẻ như nó không thể nào có được những câu chuyện hoang đường, với lại cái trí óc non nớt của nó làm sao có thể hiểu được những việc đại loại như thế.

Điều đáng nói nữa là tất cả mọi việc nó làm đều như một thói quen; nó chẳng bao giờ giải thích là tại sao nó lại làm như vậy. Nếu bạn nh́n cách thức nó cầm ly sửa lên và uống một hơi cạn ly sửa th́ bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và bật cười v́ nó mới có 3 tuổi đầu.

Những việc như thế làm mẹ tôi khó chịu và bà thường quở trách nó. Là một đứa trẻ ngoan, cố gắng vâng lời, nhưng rồi sau đó lại đâu vào đó.

"Mẹ à! Con không thể làm hơn thế được, từ trước đến nay con vẫn làm như vậy mà". Nó nói với mẹ tôi bằng giọng trẻ thơ pha nước mắt.

Qúa nhiều việc xảy ra do thói quen về cách ăn nói, cách suy nghĩ và cách hành động của nó nên cuối cùng chúng tôi không để ư đến nữa và cho nó là một đứa trẻ hoàn toàn khác hẳn những đứa đồng tuổi.

Năm nó lên 4 tuổi một hôm cha tôi làm nó phẫn uất điều ǵ đó, nó tức ḿnh ngồi ngay dưới đất trước mặt chúng tôi và bảo rằng nó có ư định đi xa.

" -Trở về thiên đường, nơi con từ đó đến đây hả?" Cha tôi châm biếm hỏi. Nó lắc đầu

"-Con không đến với Cha từ thiên đường". Nó b́nh thản xác nhận. Thái độ này vẫn thường thấy ở nó.

" -Trước tiên con sẽ lên mặt trăng - Cha có biết ǵ về mặt trăng không? Trên đó cũng có người nhưng muốn lên rất khó".

Đó là một dự định hoang đường, tôi lấy bút ghi vào nhật kư.

Cha tôi tiếp: "-Vậy ra con từ mặt trăng đến với chúng ta à?

"-Ồ! Không phải " Nó trả lời cha tôi với một thái độ điềm tĩnh.

- Con đă ở đấy nhiều lần, có khi là đàn ông, có khi là đàn bà.

Vẻ b́nh thản của nó khiến cha tôi bật cười làm nó tức giận. Nó không thích bị diễu cợt.

"-Đúng vậy, đúng vậy." Nó phản đối ngay:

"Một lần con đă đến Gia Nă Đại lúc đó con là đàn ông, ngay cả tên con con c̣n nhớ nữa mà".

Cha tôi chế nhạo:

"- Ái Chà! Ái Chà! Một đứa con gái nhỏ tại Hoa Kỳ lại là một người đàn ông Gia Nă Đại Thế con c̣n nhớ tên là ǵ?" Nó suy nghĩ một chút rồi trả lời:

- "Lishus Faber", Nó nhắc lại và cả quyết đúng là tên Lishus Faber. Nó nói rơ rành rẽ nên tôi đă ghi lại trong nhật kư của tôi cái tên "Lishus Faber".

"-Này Lishus Faber, thời đó anh làm nghề ǵ? Cha tôi vẫn hỏi nó với điệu bộ diễu cợt.

"- Con là quân nhân và con đă chiếm được cửa thành". Nó trả lời cha tôi một cách cao ngạo của một người thắng trận.

Tất cả đều đă được tôi ghi vào nhật kư. Đă rất nhiều lần, chúng tôi cố gắng hỏi nó giải nghĩa thêm các câu nói của nó nhưng nó một mực chỉ nhắc lại câu trên và tỏ vẻ tức giận v́ chúng tôi đă không hiểu. Trí tưởng tượng của nó ngừng lại khi nói đến giải nghĩa. Dù chúng tôi sống trong một cộng đồng có kiến thức và t́m mọi cách để t́m hiểu câu chuyện như một người t́m hiểu câu chuyện có liên quan đến những đến những đứa con yêu quư của ḿnh nhưng không một ai có thể ức đoán được.

Vài người khuyến khích tôi cố gắng đi xa hơn nữa và tôi đă bỏ một năm để nghiên cứu lịch sử Gia Nă Đại với hy vọng t́m thấy một trận chiến nào đó có người "chiếm được cửa thành". Tất cả đều vô vọng. Cuối cùng tôi được một quản thủ thư viện giới thiệu với tôi một cuốn tài liệu, một cuốn sách dầy cũ và rất ngộ nghĩnh với chữ s's viết giống như f's. Đă một năm qua tôi không c̣n hy vọng ǵ t́m hiểu được. Thế mà một cuốn sách cổ xưa sống động v́ có nhiều h́nh vẽ với nhiều truyện ngắn đă giúp tôi t́m thấy câu chuyện thật bất ngờ.

Câu chuyện nói về thành tích chiến đấu của một đội quân nhỏ, chiếm đánh một thành phố cũng không có ǵ quan trọng. Một viên Trung Úy trẻ với toán quân của ông - với gịng chữ hiện ra trước mắt tôi - "Chiếm Cửa Thành"; Viên Trung Úy này tên là "Aloysius Le Febre" (Trùng hợp với tên và câu nói của đứa em nhỏ ngây thơ của tôi đă nói trước đây với cha tôi! ).

Về việc em gái tôi cho rằng con người đă có lần sống trên mặt trăng thật là kỳ lạ, tuy nhiên theo quan điểm của các nhà thông thiên học, sự việc rất có thể v́ mặt trăng trước đây là một hành tinh có người sanh sống và là nơi ở xa xưa của chúng ta. Điều đáng quan tâm là giờ đây người ta đă khám phá ra những viên đá do các phi hành gia mang về từ mặt trăng đều đă có lâu đời hơn các viên đá hiện tại trên trái đất.

-ooOoo-

-6-

CÓ PHẢI VỊ BÁC SĨ TÂM LƯ NGƯỜI HOA KỲ ĐĂ SỐNG Ở THẾ KỶ THỨ 17
TẠI ÂU CHÂU KHÔNG?

Tác giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Không phải chuyện b́nh thường khi một nhà tâm lư học viết khảo luận, nhất là cuốn sách đó nói về luân hồi. Và nhất định một câu chuyện như vậy phải được nghiên cứu kỹ lưỡng - nếu không cũng là chính kinh nghiệm bản thân của tác giả về tiền kiếp, khiến cho tác giả mạnh dạn viết thành sách. Nhà Tâm Lư Học này là Bác Sĩ Tâm Lư Frederic F. Flach; ông là giáo sư chuyên khoa tâm lư của Đại Học Y Khoa Nữu Ước và cũng là Bác Sĩ Tâm Lư của Dưỡng Đường Payne Whitney ở Bệnh Viện Nữu Uớc. Ông có pḥng mạch riêng rất đông khách. Cuốn sách của Bác Sĩ Flach có tựa đề "Fridericus" được xuất bản vào năm 1980.

Đầu tiên Bác Sĩ Flach chú ư đến luân hồi trong lúc khảo cứu đề tài "Sức Mạnh Kỳ Bí Của Phiền Muộn". Thật là hy hữu - một đồng sự của ông đă khám phá ra bản luận án số 1620 bằng tiếng La Tinh của một Bác Sĩ người Thụy Sĩ cùng tên Frederich F. Flacht nghiên cứu một đề tài như ông. Lúc đó ông cho chỉ là một sự trùng hợp lạ lùng nhưng ông không khỏi không nghĩ phải chăng vị Bác Sĩ Thụy Sĩ kia chính là ông thời nay.

Sau khi phát hành cuốn sách Fridericus, Bác Sĩ Flach đă kể với phóng viên ông tin tưởng mănh liệt chính ông là Bác Sĩ Fridericus.

Vị Bác Sĩ Thụy Sĩ ở tại Basel " là một Bác Sĩ chuyên về tâm lư giống như tôi hành nghề này rất hiếm ở thời ấy. Có một sự trùng hợp lạ lùng giữa những điều vị Bác Sĩ Thụy Sĩ viết và điều tôi nghiên cứu". Ông nói: "C̣n một sự trùng hợp khác nữa là miền Âu Châu mà Fridericus tới,những thành phố mà Fridericus đi qua trong đời cũng chính là những nơi mà gia đ́nh tôi đă sống. Gia đ́nh tôi một phần gốc ở gần Zurich. Có một thị xă mang tên Flach. Một phần khác ở ngay phía Bắc biên giới, tức là phía nam của Đức Quốc bây giờ. Một phần khác nữa th́ từ Strasbourg đến. Nếu bạn khoanh tràn khu vực đó th́ thấy đúng là Bác Sĩ Thụy Sĩ đă đến từ vùng đó.Ông là một Bác Sĩ hành nghề tại Thị Xă Worms ngay phía bắc Strasbourg, và ở tại Basel, Heidelberg và Mulhouse. Lại nữa ông lấy vợ hai lần. Tôi cũng lấy hai lần vợ. Ông ta có ba người con, tôi cũng có ba con.

Năm 1977, Bác Sĩ Flach đi Âu Châu để t́m hiểu thêm về Fridericus (Bác Sĩ Thụy Sĩ). Bác Sĩ Flach nói:

"Mục đích chính của tôi là t́m mọi dấu vết của Fridericus. Tôi đă đến Basel, Worms, Heidelberg,Strasbourg và Mulhouse.Tôi muốn biết cảm nghĩ của tôi khi đến các vùng này. Tại Basel tôi cảm thấy rất quen thuộc - một cảm giác ấm cúng như được về nhà."

Cuốn sách "Fridericus" được viết theo quan điểm của một Bác Sĩ Tâm Lư được huấn luyện kỹ càng, có nhiều kinh nghiệm. Và thật là thích thú khi theo dơi các lập luận để giải quyết vấn đề chính được nêu lên bởi bốn chuyên gia khác nhau. Trong đó đa số cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề có hay không có luân hồi.

Trường hợp của Bác Sĩ Flach không có nhiều chi tiết không là một trường hợp đặc biệt nhưng cũng là dấu hiệu đáng quan tâm trong hiện đại. Điều chắc chắn là 50 năm về trước đây không một nhà tâm lư nào lại dám đề cập đến vấn đề (Luân Hồi) như vậy.

-ooOoo-

-7-

MỘT TRƯỜNG HỢP KỲ LẠ TẠI LEBANON

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Vào năm 1962 khi Tiến Sĩ Stevenson đến Ba Tây để điều tra một vụ luân hồi gặp một người di cư gốc Lebanon cho Tiến Sĩ biết rằng ở làng anh ta, làng Kormayel có rất nhiều trường hợp tái sanh. Anh ta có viết thư giới thiệu Tiến Sĩ với người anh họ của anh ta hiện c̣n đang sống ở đó, nhưng mọi đến 2 năm sau Tiến Sĩ mới đến thăm được. Vào thượng tuần tháng 3 năm 1964, Tiến Sĩ Stevenson, không báo truớc đă tự đến nơi đó và được biết người mà Tiến Sĩ Stevenson muốn gặp đă đi Beirut để tránh mùa đông lạnh lẽo của miền quê hương rừng núi này.

Dân làng Kormayel biết được nhiệm vụ của Tiến Sĩ Stevenson đă báo cho Tiến Sĩ biết có một em bộ 5 tuổi tên Imad Elawar đă luôn luôn nhắc về tiền kiếp của em từ khi một tuổi. Đối với dân bản xứ, việc này không xa lạ v́ có nhiều trường hợp tương tự. Trên thực tế Tiến Sĩ Stevenson thấy dân nơi đây không theo Hồi Giáo mà theo đạo Druse và tỷ lệ luân hồi tại đây được coi như cao nhất thế giới. Hai trăm ngàn người Druse phần lớn sống tại Lebanon, Syria, miền Bắc Do Thái và Jordan. C̣n một thiểu số di cư sang Hoa Kỳ và Ba Tây.

Tiến Sĩ Stevenson đă t́m được người cha em Imad và ông này lại chính là người anh họ với người bạn của ông tại Ba Tây. Câu chuyện trở nên hấp dẫn và có giá trị đặc biệt v́ ông có thể điều tra trước hai gia đ́nh liên hệ về cả quá khứ lẫn hiện tại để biết rơ sự tồn tại của mỗi gia đ́nh. Vén đươc màn bí mật ông có thể quan sát em nhỏ ngay tại nhà về tính t́nh của em và cũng về việc lần đầu em gặp lại những người thân tiền kiếp của em. Sau hết trước khi đi kiếm những người này, Tiến Sĩ Stevenson đă ghi 50 dữ kiện mà em Imad đă nhớ được.

Bây giờ bắt đầu vào chuyện.

Imad sanh ngày 21 tháng 12 năm 1958, khi bắt đầu biết nói th́ lời nói đầu tiên của em là những tên Jamileh và Mahmoud. Khi biết nói trôi chảy rồi th́ em tiết lộ nhiều chuyện ở kiếp trước, tên những người mà em biết, tài sản mà em có và vài biến chuyển có xảy ra trong đời em. Em kể lại em là người của gia đ́nh Bouhamzy sống ở làng Khriby cách làng Kormayel một con đường núi khúc khuỷu dài 25 dậm. Trong gia đ́nh hiện thời của em chỉ có cha em là người đă đến Khriby để dự tang lễ của một người Druse nổi tiếng.

Imad đă nói về những người mà em nêu tên và lớn tiếng hỏi họ sống với nhau ra sao. Trong giấc ngủ em cũng nói như vậy. Cả thảy có 14 tên em nhắc đến. Người được nhắc nhiều nhất là Jamileh, một phụ nữ đẹp mà em say sưa so sánh với người mẹ kém hấp dẫn hiện tại. Em nói Jamileh mặc bộ quần áo mầu đỏ do em mua tặng và mang giầy cao gót - loại giầy mà ngày nay các phụ nữ trong làng cũng ít dùng. Mẹ của Imad cho biết khi lên 3 tuổi em có nói em muốn cao bằng Jamileh và một hôm nằm trên giường với mẹ em đă yêu cầu mẹ hăy cư xử như Jamileh.

Em c̣n nhớ thời tiền kiếp em thích đi săn em có một cây súng hai nàng. Để mô tả cây súng có hai nàng em dùng hai ngón tay chập lại với nhau. Về tài sản em có một căn nhà, một xe hơi nhỏ mầu vàng, một chiếc xe buưt và một chiếc xe vận tải chở đá.

Về những chuyện ở kiếp trước em nhớ một lần em có đánh một con chó. Nhưng chuyện làm em khổ tâm nhất là một tai nạn xe cộ nghiêm trọng đă xảy ra. Một chiếc xe vận tải đă đụng phải một người đàn ông (tức là em) làm găy hai chân và cán nát bụng. Người đàn ông được chở đi Bác Sĩ và đă phải giải phẫu. Bà mẹ và Bà Nội của em cho rằng việc này rất đáng quan tâm v́ ngay khi mới biết đi em vẫn hay nói rằng em sung sướng biết mấy khi có thể đi lại được! Người cha em cho tất cả những chuyện trên là nhảm nhí và gọi em là đứa điêu ngoa, v́ vậy em chỉ dám kể cho những người đàn bà trong nhà mà thôi.

Tuy nhiên mọi người trong nhà đều thấy một hôm lúc Imad lên 2 tuổi đă chận một người lạ mặt ngoài đường ôm chầm lấy ông ta mừng rỡ. Người lạ mặt liền hỏi "Em biết tôi sao?" - "Vâng, ông là người hàng xóm của tôi " em trả lời. Người này là Salim Aschar, người làng Khriby ngày xưa ở cạnh nhà Imad sự thực này măi sau mới khám phá ra được chứ vào lúc này cũng chưa ai biết em là người của gia đ́nh Bouhamzy. Tuy nhiên điều này không ngăn cản gia đ́nh hiện tại của em đi đến kết luận - ḥan toàn không chính xác như chúng ta sẽ biết sau này. Nghĩa là lúc đầu Tiến Sĩ Stevenson đă được người ta cung cấp những tin tức sai lạc.

Đây là câu chuyện mà cha mẹ em đă cung cấp:

Những lời nói đầu tiên khi em mới biết nói là Mahmoud và Jamileh, chính là tiền thân của em và người vợ. Mahmoud đă bị xe vận tải đụng chết. Chuyện này không những đă do Imad kể lại mà chính em là một đứa trẻ rất sợ hăi mỗi khi nh́n thấy xe vận tải lớn và các xe buưt. Ngay cả lúc c̣n chập chững biết đi em vẫn thường chạy trốn khi nh́n thấy 2 loại xe trên.

Một chuyện nhỏ nữa là ngày hôm sau Tiến Sĩ Stevenson cùng Imad và cha em đến Khriby. Em đă tỏ ra xúc động như là em đă xa cha mẹ lâu năm nay mới được về thăm lại. Trên đường đi em đă cho Tiến Sĩ Stevenson biết thêm về kư ức của em. Nhưng cuộc viếng thăm này không mang lại một kết quả cụ thể nào để chứng minh câu chuyện bí mật về tiền kiếp của Imad v́ đúng là có Mahmoud Bouhamzy, nhưng hiện nay người này c̣n đang sống. Vợ anh ta không mang tên Jamileh và căn nhà cũng không như Imad đă mô tả.

Ngày hôm sau đó, Tiến Sĩ Stevenson quyết định một ḿnh đến Khriby để điều tra lấy. Tiến Sĩ đă thấy một người Bouhamzy tên Haffez có người cha bị xe cán gẫy hai chân và đè nát bụng. Và mặc dầu đă phải giải phẫu hai lần song ông ta vẫn chết. Vợ ông ta cũng không phải là Jamileh và căn nhà cũng không giống như Imad mô tả. Sự điều tra của Tiến Sĩ Stevenson cho đến ngày ấy cũng chưa đi đến kết quả cụ thể.

Bất ngờ một tia sáng tự nhiên lóe lên! Haffez cho biết ông ta có một người anh họ rất quyến luyến với cha của Haffez và vô cùng đau xót trước tấm thảm kịch tai nạn ấy. Người này tên Ibrahim Bouhamzy có một người chú tên Mahmoud có một người t́nh nhân tên Jamileh. Mối quan hệ giữa hai người Mahmoud và Jamileh đă làm cho dư luận xôn xao. Vẻ đẹp của Jamileh rất thanh tú, nàng ăn diện theo thời trang đúng như Imad đă mô tả. Hơn thế nữa căn nhà mà Imad nói đến đúng là căn nhà của Ibrahim Bouhamzy. Ibrahim đă chết v́ bệnh lao vào khoảng trên 20 tuổi và đă bị bán thân bất toại lối một năm trước khi chết. Imad sung sướng biết bao khi được đi ṿng quanh nơi này! Sau khi Ibrahim chết, Jamileh đă lấy chồng và chuyển đến một làng khác.

B́nh luận về sự thất bại lúc đầu Tiến Sĩ Stevenson nói: "V́ sự suy luận sai lầm của gia đ́nh Imad cộng thêm vào sự quá tin tưởng vào ḷng thành thật của họ khi họ cung cấp các tin tức, hơn nữa giữa đám người Hồi và người Cơ Đốc Giáo xung quanh th́ người Druse vẫn được tiếng là thành thực".

Khi Tiến Sĩ Stevenson quay trở lại gia đ́nh Imad và báo cho họ kết quả điều tra của ḿnh, cha mẹ Imad không được vui v́ quan hệ của Imad với Jamileh ở tiền kiếp làm gương mặt của Bà mẹ Imad sa sầm đau khổ.

Hôm sau Tiến Sĩ Stevenson dẫn Imad và người cha đến nhà Ibrahim để xem Imad có thể nhận ra được điều ǵ kể từ khi Ibrahim chết vào năm 1949.

Theo lời Imad trước khi đi nhà này có hai cái giếng, một cái đầy nước c̣n một cái th́ cạn. Tiến Sĩ Stevenson đă đích thân đi xem những cái giếng này. Cả hai đều đă bị lấp từ khi Ibrahim chết. Thực ra đây không phải là giếng nước mà là 2 cái hầm xây bằng bê tông để chứa nước cốt nho. Theo như Tiến Sĩ Stevenson miêu tả, có một bộ phận đặc biệt được chế ra để hầm được luân phiên điều chỉnh nghĩa là hầm này đầy th́ hầm kia cạn.

Đến lúc này th́ xuất hiện 3 người đàn bà cùng dẫn Imad đi ṿng quanh nhà. Ba người này là mẹ, chị của Ibrahim và người hàng xóm. Imad đă trả lời đúng 13 câu hỏi liên quan đến những người thân ở tiền kiếp. Tuy nhiên, Imad không nhận ra người mẹ mặc dù Imad vẫn thường nói rất thương yêu mẹ. Giờ đây người mẹ đă già và thay đổi hẳn. Người chị liền hỏi: "Thế em có biết ta là ai không?" Imad trả lời ngay: "Chị Huda". Rồi chỉ một bức tranh sơn dầu trên tường và bảo đó là em Fuad. Một bức ảnh lớn được đưa ra và chỉ vào Imad họ hỏi: "Ai đây? Em của em hay là người chú của em? " Imad trả lời: "Tôi đấy "

Người chị tiền kiếp lại hỏi Imad: "Trước khi chết em có nói một câu ǵ em c̣n nhớ không?"

Imad trả lời: "Chị Huda! Gọi Fuad cho em". Đúng như vậy, Người em Fuad vừa ra khỏi nhà một lúc Ibrahim muốn gặp em lần cuối nhưng không kịp, Ibrahim đă chết liền sau đó. Ibrahim rất thương em, một tấm h́nh nhỏ của Fuad được trao cho Imad để làm kỷ niệm. Imad nâng niu và hôn tấm h́nh này rất là âu yếm.

Trong khi đi xem nhà, Huda đă được Imad cho biết bà mẹ có lần bị cái cửa dẫn ra sân kẹp ngón tay. Tiến Sĩ Stevenson nhận thấy ngón tay của Bà mẹ hiện nay hăy c̣n bị dẹp v́ tai nạn này.

Một người hỏi Imad: "Khi em ngủ th́ chiếc giường được đặt như thế nào?" Imad cho biết cái giường để theo h́nh chữ thập. Rồi một câu hỏi thích hợp khác được nêu lên: "Khi em đau ốm, những người bạn đến nói chuyện với em bằng cách nào?" Imad trả lời:

"Qua cửa sổ".

-"Tại sao?"

-"V́ họ không dám vào pḥng sợ lây bệnh Và cũng v́ thế mà cái giường được kê như trên." Imad trả lời.

Một câu hỏi thử thách khác:

"Thế cây súng được dấu ở đâu?" Imad chỉ đằng sau cái tủ quần áo trong một cái hộc trên tường. Mẹ của Ibrahim xác nhận là đúng và thêm vào chỉ có Bà Cô và Ibrahim là biết chỗ dấu súng mà thôi.(Việc này được giữ bí mật; ở thời đó có súng là bất hợp pháp).

Trường hợp này có hai diễn biến rất hay. Những diễn biến này được khám phá bởi Mahmoud, người chú của Imad trong một vài lần tiếp xúc với Tiến Sĩ Stevenson khi Tiến Sĩ Stevenson trở lại Lebanon để phỏng vấn các nhân chứng.

Mahmoud là tên một trong hai người mà Imad thường nhắc đến lần đầu tiên khi c̣n nhỏ. Khi Imad đến Khriby, Imad đă không gặp được Mahmoud, nhưng đến mùa hè năm 1970, Imad 12 tuổi, Mahmoud, người chú bất thần đến thăm nhà Imad. Imad không nhận được ra là Mahmoud. Khi Mahmoud đưa một tấm h́nh cho Imad coi, tấm h́nh này Mahmoud có bộ ria mép, hỏi Imad h́nh này là ai th́ Imad đă trả lời: "Đó là h́nh Chú Mahmoud". Sau đó người chú có mời Imad về Khriby ở với ông ta vài ngày. (Imad đă không đến Khriby từ khi Tiến Sĩ Stevenson và Imad đến đó vào năm 1964).

Diễn biến thứ hai khiến người chú xúc động vô cùng xảy ra khi Imad và ông ta đang đi bộ tại Khriby. Thấy một người đàn ông trên đường, Imad đă chặn lại và xin phép nói chuyện. Người chú hỏi Imad: "Con muốn nói ǵ với người đó? Ông ta là một cựu quân nhân đấy" Imad trả lời chính là lư do mà Imad muốn tṛ chuyện. Imad đă nói chuyện rất lâu với người này và người này cho biết Imad chính là Ibrahim tái sanh và nhắc lại với người này về những thời trước đă cùng sống với nhau như thế nào. Người cựu quân nhân này đă xác nhận với người chú Mahmoud là chính ông ta và Ibrahim đă gia nhập Quân Đội Pháp một ngày và đă cùng sống với nhau trong quân ngũ.

Trong phần kết luận, Tiến Sĩ Stevenson đă báo cáo trong số 57 điều Imad nói về tiền kiếp trước khi gặp những người thân có th́ Imad đă nói trúng 51 điều. Những điều đúng này gồm có cả cái xe hơi mầu vàng, xe buưt, xe vận tải mà Imad thường nhắc tới và nói những thứ trên là thuộc của Imad ở tiền kiếp.



(Tài liệu Thư Viện Hoa Sen)


__________________
Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
Quay trở về đầu Xem daoky's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi daoky
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.2871 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO