amduong05 Hội viên
Đă tham gia: 10 December 2004 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 52
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 25 November 2005 lúc 3:43am | Đă lưu IP
|
|
|
Cửa Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, một người học Phật dù cố gắng hành tŕ, tu tập trải qua hằng hà sa số kiếp cũng không dễ ǵ có thể lănh hội hết tất cả nội dung phong phú đó huống là chỉ một đời người. Cho nên, tùy theo căn cơ, duyên nghiệp, một khi đă phát tâm đi vào con đường giải thoát, hành giả hoặc nhờ phước duyên được chư Phật, chư Bồ Tát độ tŕ dẫn dắt, hoặc do minh sư chỉ bảo, mỗi người cần nên tự chọn cho ḿnh một pháp môn để tu tập. Có rất nhiều pháp môn tu học phổ biến trong đại chúng hiện nay như Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định... Pháp môn tuy có thể khác nhau, nhưng một khi đă tự xem ḿnh là trưởng tử của Như Lai, hạnh nguyện của mỗi hành giả đều giống nhau, đó là noi theo ánh sáng của chư Phật, quyết tâm xé bỏ bức màn vô minh, đạp qua nẽo luân hồi sinh tử để đi vào con đường giải thoát, tiến đến đạo qủa bồ đề, hầu mang lại an vui, phúc lợi không những cho riêng ḿnh mà c̣n cho toàn thể chúng sanh.
"Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", đó là tâm nguyện chung của một người mang hạnh nguyện Bồ tát vào đời, dù khoác trên ḿnh chiếc áo tăng sĩ hay hàng tại gia cư sĩ. Nhưng một người dù có thiện tâm, hảo ư đến bao nhiêu mà không có khả năng thực hiện được ư nguyện của ḿnh th́ thiện tâm hảo ư cũng trở thành vô ích. Như một người trông thấy kẻ bị nạn sắp chết đuối dưới ḍng nước chảy xiết, nhảy xuống định cứu, thế nhưng bản thân ḿnh lại không biết lội, chẳng những đă không cứu được người, vừa thiệt thân mạng ḿnh một cách vô ích, lại c̣n gây trở ngại thêm cho công tác cứu hộ. Cho nên, muốn độ người trước hết phải độ ta, có nghĩa là phải xét xem ta có đủ khả năng, tư cách để độ người hay không? Muốn thế mỗi người phải luôn tích cực, tinh tấn tu tập không ngừng nghỉ mới có thể từng bước tiến dần đến ánh sáng giác ngộ.
Có thể nói một cách khẳng định rằng, để đạt được cứu cánh giác ngộ không có con đường tu tập nào khác hơn ngoài con đường Thiền định. Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ cũng đều đă phải trăi qua con đường đó. Chính Đức Thế Tôn đă từng nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của thiền định: "Thiền định là phương tiện duy nhất để thanh tịnh nội tâm, tiêu trừ phiền năo." (Samyutta, 16:13 - Tạp A Hàm), và chính Ngài cũng đă trải qua 49 ngày đêm thiền định rốt ráo trước khi chứng đạt được đạo quả bồ đề. Chúng ta, những người học Phật, dĩ nhiên cũng không có một lựa chọn nào khác hơn. Tuy nhiên, một vấn nạn lớn đặt ra cho những người mới tập tểnh bước chân vào cửa Thiền, là làm sao t́m ra cho ḿnh một phương pháp thích ứng để con đường tu chứng của ḿnh mau đạt được kết quả mà không bị lạc lối trong rừng Thiền mênh mông, chẳng những đă không đạt được cứu cánh giác ngộ mà đôi khi lại c̣n có thể bị rơi vào con đường ma đạo.
Muốn học đạo phải t́m thầy. Có rất nhiều minh sư ở khắp mọi nơi để Phật tử có thể t́m đến tham cầu, nhưng nếu v́ một lư do nào đó mà hành giả không có cơ duyên hay phương tiện để gặp gỡ họ, hôm nay chúng tôi sẽ xin giúp hướng dẫn qúy vị đến gặp một vị Đại minh sư, một "Người" rất quen thuộc, luôn luôn gần gũi bên cạnh chúng ta, luôn luôn lắng nghe những lời khẩn cầu của chúng ta với tất cả sự quan tâm và tấm ḷng thương yêu rộng lớn để sẵn sàng giúp đỡ mà không cần đ̣i hỏi một điều kiện thù đáp nào. Vị minh sư đó không ai khác hơn là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và với phương tiện thiện xăo của Ngài, thần chú "Thiên Thủ Thiên Nhăn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", sẽ giúp đỡ cho bất cứ ai khi tŕ tụng Thần chú này đúng phương pháp chắc chắn sẽ mau chóng bước chân vào cơi Thiền, cũng như đạt được mọi điều sở nguyện.
1. Lư Do Ra Đời Của Thần Chú và Phát Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm
Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan... cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi v́ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhăn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan "Như thế tôi nghe" cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đă được ghi lại ở trong kinh.
Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm v́ tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho "chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa ĺa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hăi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu" mà nói ra Thần Chú này.
Ngài cho biết lư do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, v́ tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đă nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ tŕ tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: "Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, th́ xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay". Lập tức, Ngài thành tựu ư nguyện. Từ đó, h́nh ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, "tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh".
Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó đă được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đă được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đă được trân trọng tŕ tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như : Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,...
Tuy thần chú là những lời nói nhiệm mầu, bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát ta khó thể lănh hội được nội dung, ư nghĩa nhưng điều này không có nghĩa là khi tŕ tụng Thần chú Đại Bi ta chỉ đọc tụng lên một cách máy móc. Một khi đă biết được công năng và oai lực của Thần chú Đại Bi sẽ giúp ta hiểu được tướng mạo của Thần Chú Đại Bi, hay nói một cách rơ ràng hơn, đặc tính của Đại Bi Tâm. Những đặc tính này đă được Bồ Tát Quán Thế Âm giải thích rơ ở trong kinh khi đáp lại lời thỉnh cầu của vua trời Đại Phạm Thiên Vương, đó là :
- Tâm Đại Từ Bi
- Tâm B́nh Đẳng
- Tâm Vô Vi
- Tâm Chẳng Nhiễm Trước
- Tâm Không Quán
- Tâm Cung Kính
- Tâm Khiêm Nhường
- Tâm không Tạp Loạn
- Tâm Không Chấp Giữ
- Tâm Vô Thượng Bồ Đề.
Thần Chú Đại Bi, Một Cánh Cửa Rộng Mở Vào Mật Tông.
Ta đang tŕ tụng Đại Bi Thần Chú. Vậy trước tiên ta cũng nên biết Chú là ǵ? Đại Bi Thần Chú liên hệ như thế nào đến Mật Tông?
Chú c̣n được biết dưới những tên gọi khác là Thần Chú, Chân Ngôn hay Mật ngôn, tiếng Phạn là Đà La Ni (Dhàrani), tức là những câu nói bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát. Những mật ngôn này đối với phái Mật Tông được sử dụng như là những mật mă để chuyển âm những lời cầu nguyện của người hành tŕ đến với chư Phật, chư Bồ Tát trong khắp mười phương và được các ngài mau chóng cảm nhận để giúp đỡ hộ tŕ.
Đà La Ni được dịch qua tiếng Trung Hoa có nghĩa là Tổng Tŕ, tức là một loại thần lực có năng lực thâu nhiếp cùng bảo tŕ tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian không cho các thiện pháp bị tán loạn và ngăn che các ác pháp không cho phát sanh.
Mật Tông c̣n đuợc gọi là Kim Cang Thừa hay Tối Thượng Thừa, được du nhập từ Ân Độ vào Trung Quốc kể từ đời Đường do công lao của ba vị đại sư tên tuổi: Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí, và Bất Không Kim cương đặt căn bản trên bộ kinh Đại Nhật do chính Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết dưói danh hiệu là Tỳ Lô Giá Na. Sở dĩ Mật Tông đưọc gọi là Tối Thượng Thừa bởi v́ đây là một pháp môn bí truyền và huyền diệu có thể giúp hành giả chỉ trong một niệm có thể hoàn thành Bồ Tát Đạo, một đời giải thoát tức là "Tức thân thành Phật", trái với Hiển giáo, để thành tựu Phật quả một người phải trải qua ít nhất là ba đại kiếp. Hiển giáo phải nương vào Tam Tạng kinh điển để giác ngộ, trong khi Mật giáo chỉ y vào nghi quỹ, tức là phép tụng tŕ mật chú và ấn quyết cùng mạn đà la để tiêu trừ tội chướng.
Xin chắp tay tŕ tụng và hồi hướng công đức vô lượng của Thần Chú này đến muôn loài chúng sanh...
__________________ Trên đời này tất cả đều trở về cội nguồn của nó
|