Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 190 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: BỐN NỀN TẢNG: NHỮNG TƯ TƯỞNG XOAY CHUYỂN TÂM HƯỚNG VỀ PHÁP Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
kimlong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 21 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 71
Msg 1 of 1: Đă gửi: 16 December 2005 lúc 5:05am | Đă lưu IP Trích dẫn kimlong

Khi chúng ta bắt đầu thực hành con đường của Đức Phật, điều rất cần thiết là phải xoay chuyển tâm ta hướng về Pháp. Điều này được hoàn thành bằng cách nương tựa vào Bốn Tư tưởng là những nền tảng chung cho việc thực hành của ta. Tất cả những Đạo sư và Thành tựu giả trước đây đă từng suy niệm Bốn Tư tưởng này. Những sự chuẩn bị sơ bộ chuyển hóa tâm hướng về Pháp này th́ c̣n sâu xa hơn cả thực hành chính yếu.

Bốn Tư tưởng đó là: 1) Sự Tái sinh Làm Người Quư báu, 2) Sự Vô thường và sự Chết, 3) Nghiệp, Nhân và Quả, và 4) Những Lỗi lầm của Sinh tử.

SỰ TÁI SINH LÀM NGƯỜI QUƯ BÁU

Tư tưởng đầu tiên là suy niệm rằng chúng ta có một sự tái sinh làm người quư báu. Sự tái sinh làm người của ta khó có được và cực kỳ hy hữu. Sự tái sinh làm người quư báu này có tám sự tự do đối với tám trạng thái hiện hữu bất lợi. Sự tự do đối với những trạng thái hiện hữu bất lợi này khiến cho ta thực hành một cách đúng đắn mà không gặp trở ngại to lớn nào.

Tám trạng thái bất lợi của sự hiện hữu là:

1)      Những Chúng sinh Địa ngục, bị hành hạ rất nhiều bởi sự nóng và lạnh, họ không thể t́m thấy ngay cả thời gian để suy nghĩ về việc thực hành Pháp.

2)      Những Ngạ Quỷ đau khổ ghê gớm v́ đói và khát đến nỗi không thể bắt đầu thực hành Pháp.

3)      Những Súc Sinh bị ngăn che bởi sự vô minh tới nỗi không thể hiểu được ngôn ngữ và sự phân tích phức tạp. Do đó, rơ ràng là những súc sinh không thể chuyển tâm hướng về Pháp nếu chúng không thể suy luận.

4)      Những người man dă và những cá nhân sinh trong những xứ sở ở đó Pháp không được giảng dạy hay ở nơi sự vô-đạo đức chiếm ưu thế. Điều này khiến họ không thể có bất kỳ sự tiếp xúc nào với Pháp; họ không thể làm đời sống của họ thấm nhuần Giáo Pháp.

5)      Những vị Trời trường thọ bị dính mắc rất nhiều vào sự hỉ lạc khiến họ không muốn thực hành Pháp; tâm họ bị xao lăng rất nhiều bởi lạc thú và sự hưởng thụ.

6)      Những người (có những quan điểm và định kiến sai lầm) thóa mạ và không ưa thích đức hạnh khiến họ không ước muốn thực hành Pháp.

7)      Những người được sinh ra trong những thời kỳ giáo lư của một vị Phật không c̣n hiệu lực; không có Phật xuất hiện trong thế gian và những giáo lư của chư Phật trước đó không c̣n tồn tại. Điều này khiến cho họ không thể thực hành Pháp bởi họ không có khuôn mẫu để noi theo.

8)      Những người sinh ra với những khả năng không đầy đủ và những yếu kém khác không thể thông hiểu Pháp một cách đúng đắn.

Mười sự Phú bẩm cũng là một bộ phận của sự hiện hữu làm người quư báu của ta.

Năm Phú bẩm Bên Trong là: (1) Được sinh ra làm người, (2) Sống trong một xứ sở ở đó Pháp đă được truyền bá và đức hạnh được tôn trọng., (3) Có đầy đủ những khả năng vật lư như nghe, nh́n và suy nghĩ khiến ta có thể thấu hiểu Pháp, (4) Không có nghiệp hết sức tiêu cực gây ra những chướng ngại cho ta trong việc tiếp xúc với Pháp và với một vị dẫn dắt tâm linh, và (5) Có sự xác tín nơi Pháp và tin tưởng ở một vị dẫn dắt tâm linh.

Năm Phú bẩm Bên Ngoài như sau: (6) Một Vị Phật xuất hiện trong thế gian như một khuôn mẫu. Trong những niên kỷ được gọi là những kalpa (kiếp) tối tăm, không có Đức Phật xuất hiện như một khuôn mẫu, (7) Đức Phật không giữ im lặng mà thuyết giảng Pháp v́ sự lợi lạc của mọi người, (8) Giáo lư của Ngài tồn tại và không suy giảm, (9) Việc thực hành của ta được khuyến khích và hỗ trợ bởi những hành giả khác là những người bạn Pháp có niềm tin và nhiệt tâm, và (10) Có những người bảo trợ hộ tŕ Giáo Pháp và những hành giả du hành thành công trên con đường, khiến cho Phật Pháp được duy tŕ và phát triển không suy thoái.

Bởi sự hiện hữu làm người của ta rất có giá trị với những khả năng và những sự phú bẩm lớn lao nên ta có thể thành tựu bất kỳ điều ǵ ta ước muốn. Với sự dũng cảm và tinh tấn, chúng ta nên thực hành Pháp để có thể đạt được Phật Quả trong một đời người duy nhất.

Có ba loại nguyện ước khác nhau có thể phát triển đối với những hành giả Pháp: Đó là: (1) Loại nguyện ước thấp nhất; ta thực hành đức hạnh trong khi nỗ lực để đạt được hạnh phúc nhất thời và kết quả của nó là được tái sinh làm một vị trời hay con người. (2) Loại nguyện ước trung b́nh; ta ước nguyện đạt được trạng thái hạnh phúc lâu dài chỉ v́ sự lợi lạc của bản thân như một vị Phật Độc Giác. (3) Loại nguyện ước vĩ đại; ta ước muốn hạnh phúc và sự giải thoát cho tất cả chúng sinh không loại trừ ai, kết quả của nó là Phật Quả viên măn.

Sự tái sinh làm người đạt được do những thiện hạnh của ta trong những đời trước; đó là lư do tại sao sự sinh ra làm người th́ rất hy hữu và đặc biệt. Ta có thể hiểu thêm về điều này bằng cách dùng ví dụ để so sánh sáu cơi. Chúng sinh choán chỗ khắp không gian, ngay cả không gian nhỏ như một lỗ kim. Số lượng súc sinh trên trái đất giống như số hạt men bia trong một thùng bia, số ngạ quỷ như lượng bông tuyết trong một trận băo tuyết, và số vi trần tạo nên trái đất ngang bằng với số lượng chúng sinh đau khổ trong địa ngục. Tuy nhiên, số lượng vị trời và người th́ chỉ như số hạt bụi bám vào mặt ngoài của một hạt đậu.

Tương tự như thế, sự hy hữu của việc được tái sinh làm người được biểu thị rơ ràng hơn qua câu chuyện của một con rùa lang thang không mục đích trong một đại dương. Những cơ hội của con rùa này hầu như không chắc thật và không thể xảy ra được bởi nó chỉ trồi lên mặt nước một lần trong một trăm năm, chui đầu vào một cái ách đặc biệt trôi nổi trên mặt đại dương. Đức Phật nói rằng một sự tái sinh làm người quư báu th́ thậm chí c̣n hy hữu hơn chuyện con rùa nổi lên mặt nước này.

Đức Longchen Rabjampa giảng rằng nếu việc thực hành Pháp của ta bị trộn lẫn với sự tham, sân và si th́ nó không phải là Pháp đúng đắn và chân thực. Đó là lư do tại sao ta không thể phí phạm cơ hội làm người quư báu này và nên chân thành thực hành những thiện hạnh. Ta phải hoàn thiện trạng thái nội tâm cũng như h́nh tướng đức hạnh bên ngoài của ta. Nếu không, ta sẽ là những kẻ đạo đức giả thực hành một Giáo Pháp sai lầm.

Số lần chúng ta tái sinh th́ nhiều hơn tổng số giọt nước trong một đại dương, và trước đây có thể ta đă từng là một con người. Nhưng mặc dù thế, chúng ta đă không đủ chân thành khi thực hành Pháp. Trong cuộc đời đặc biệt này, chúng ta đang kinh nghiệm những kết quả của thiện nghiệp trong quá khứ. Cơ hội hy hữu này có thể không dễ dàng xảy ra một lần nữa.

Tái sinh làm người là một sự hỗ trợ cho phép ta thoát khỏi nỗi khổ và đưa dẫn người khác vượt qua đại dương đau khổ. Việc phí phạm cuộc đời quư báu này th́ giống như từ một ḥn đảo châu báu trở về với đôi bàn tay không.

SỰ VÔ THƯỜNG VÀ SỰ CHẾT

Mặc dù thân người của ta mang lại sự hỗ trợ quư báu đầy năng lực và rất mạnh mẽ, nhưng nó thật vô thường, nhất thời và phù du. Sự biến đổi là một bộ phận không thể tránh khỏi của mọi hiện tượng; nó là bản tánh và căn bản của các hiện tượng. Bốn Sự Kết thúc tóm tắt bản tánh nhất thời này của các hiện tượng bằng cách khẳng định rằng kết thúc của sự sinh ra là chết đi, kết thúc của sự tụ hội là phân ly, kết thúc của sự tạo tác là hủy diệt và kết thúc của sự tích tập là mất mát. Nhờ thiền định về chân lư của sự vô thường và sự chết, ta sẽ mong muốn thực hành đức hạnh trong đời này.

Sự suy niệm về lẽ vô thường có thể được phân chia thành hai phần: Sự quán chiếu về sự vô thường của hoàn cảnh bên ngoài và về sự vô thường của tâm nội tại của chúng sinh. Hoàn cảnh bên ngoài có sự vô thường thô sơ và vi tế, và tâm nội tại của chúng sinh bao gồm sự vô thường của bản thân ta và của những người khác.

Sự vô thường thô sơ của hoàn cảnh bên ngoài chỉ có nghĩa là mọi sự bị lệ thuộc vào sự hoại diệt. Mọi sự dường như thật kiên cố, nhưng ngay cả những thung lũng và núi non cũng không tồn tại măi măi bởi vào lúc chấm dứt của một kiếp, toàn bộ vũ trụ sẽ bị hủy diệt. Thậm chí những yếu tố vật lư cũng có bản tánh hoại diệt ở trong chúng, chẳng hạn lửa thiêu đốt, nước lôi cuốn và gió thổi dạt đi.

Sự vô thường vi tế của hoàn cảnh bên ngoài gắn liền với tính chất tương đối của thời gian. Các sự vật không giữ nguyên t́nh trạng trong từng giây phút. Chẳng hạn như các mùa thay đổi từng năm, các sự vật biến đổi mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi chốc lát. Nếu ta ném một chiếc giày xuống một ḍng sông đang trôi chảy th́ cuối cùng nó cũng sẽ trôi xuôi ḍng; nó ngừng lại ở xa tới nỗi thậm chí ta không thể nh́n thấy nó. Tuy nhiên, ta thấy ḍng sông này như thể nó là một cái ǵ kiên cố và chắc chắn, trong khi thực ra nó thường xuyên thay đổi. Cuộc đời của chúng ta th́ cũng thế.

Chúng ta sống trong thế giới mà ta nghĩ rằng nó có một sự tiếp nối không bao giờ thay đổi, nhưng thực ra thế giới biến đổi trong từng giây phút. Trong mối quan hệ của ta với những người khác luôn luôn có một sự lưu chuyển của việc quy gán những người là bằng hữu và kẻ thù. Người ta không được sinh ra với những nhăn hiệu này hay không sở hữu chúng tự bẩm sinh. Chẳng hạn như trong một chốc lát người ta giận dữ và giây phút kế tiếp cảm xúc đó ch́m lắng xuống, và trong một lúc một người là kẻ thù của ta và vào lúc kế tiếp người ấy lại là một người bạn.

Hăy xem xét sự vô thường của bản thân bằng cách nhận ra rằng ngay khi ta sinh ra, ta đă bắt đầu già đi. Chắc chắn là sắc diện của một người trẻ tuổi sẽ phải thay đổi và tóc họ phải rụng đi. Việc trải qua sự sinh, lăo, bệnh và tử là điều không thể tránh khỏi. Vào lúc chết chúng ta không thể mang theo ḿnh năng lực, tài sản hay bằng hữu. Cũng thế, thời gian chính xác của cái chết th́ không xác định được. Một ít người sống thọ hơn một trăm năm, trong khi những người khác chết trong bụng mẹ hay chết khi c̣n trẻ.

Chúng ta có thể quán chiếu về sự vô thường của những người khác bằng cách suy niệm rằng có bao nhiêu người chết mỗi ngày, dù chúng ta trực tiếp quen biết họ hay chỉ được đọc và nghe nói về họ. Đó có thể là một người bạn, một đứa trẻ, một người thân hay ngay cả một người bạn sơ giao. Qua cái chết của họ, họ đang gởi cho chúng ta một thông điệp: Chúng ta cũng sẽ qua đời. Một khi hành giả suy xét về điều này, họ có thể khắc phục được tư tưởng ngoan cố và niềm tin sai lầm quả quyết rằng bản thân họ được miễn trừ đối với cái chết.

Đức Nagarjuna (Long Thọ) b́nh luận: “Cuộc đời này giống như một bong bóng nước hay như một ngọn đèn bơ trong gió. Kỳ diệu biết bao khi ta c̣n được thức dậy sáng nay.” Tính chất bất định và sự vô thường của cuộc đời này th́ như thế đấy. Mục đích của việc nhận ra sự vô thường là thấu hiểu rằng chúng ta không nên lăng phí ngay cả một chốc lát trong những hoạt động vô nghĩa.

NGHIỆP, NHÂN VÀ QUẢ

Sau khi suy niệm chân lư của sự vô thường và sự chết, do bởi không hiểu rơ chân lư của Nghiệp nên một vài hành giả đă rơi vào quan điểm sai lạc của thuyết hư vô xác nhận rằng mọi sự không có ư nghĩa hay không đáng quan tâm.

Nghiệp được đặt nền trên những hành động mà chúng ta làm. Ta trải nghiệm những kết quả khác nhau phù hợp với những hành động đó. Những kết quả của nghiệp, hay hành động của ta là do bởi sự tương thuộc và cùng tụ hội của những nguyên nhân và điều kiện (duyên) khác nhau. Nói một cách ngắn gọn th́ những hành động và nguyên nhân đức hạnh tạo nên những kết quả tốt đẹp; những hành động và nguyên nhân phi-đạo đức gây nên đau khổ.

Những hành động thuộc về nghiệp của ta bao gồm bốn nhân tố: 1) Ư định 2) Kế hoạch để hoàn thành nó 3) Tự thân hành động, và 4) Sự hoan hỉ trong khi thực hiện hành động. Khi tất cả bốn nhân tố này hiện diện, nghiệp được tạo nên th́ rất mạnh mẽ. Khi những nhân tố này không hoàn toàn hiện diện th́ khi ấy nó không phải là một hành động nghiệp đầy đủ. Ví dụ như nếu xe hơi của người nào đó ngẫu nhiên cán phải một con rắn mà không có ư định, không có kế hoạch và có thể có sự ân hận th́ hành động đó không phải là một hành động nghiệp đầy đủ.

Nghiệp cũng có thể chín mùi tức th́, đó là trong trường hợp bị quả báo do phạm những hành động rất ghê gớm. Kết quả này có thể được hiểu qua ví dụ một con chim bay vút lên bầu trời và sau đó hạ cánh. Khi nó đáp xuống mặt đất, con chim gặp cái bóng của nó (kết quả). Nguyên nhân (con chim) và điều kiện (cái bóng của nó) cùng gặp gỡ để tạo nên một kết quả đặc biệt và bất ngờ trong khi con chim đáp xuống.



Tuy nhiên, nghiệp cũng có thể chín mùi từ từ. Khi một hạt giống được gieo trồng th́ cần có thời gian để những nguyên nhân và điều kiện (duyên) cùng gặp gỡ và khiến cho nó phát triển. Những kết quả xảy ra từ từ và lớn lên theo thời gian.

Đối với chúng sinh, nghiệp chín mùi là điều chắc chắn. Nó không chín mùi trong những tảng đá, trong đất hay trong bầu trời! Nó chín mùi đối với chúng sinh và trong tâm thức của cá nhân đă tích tập hay tạo ra nghiệp đó. Nghiệp đi theo chúng ta vào bardo và quyết định ta sẽ kinh nghiệm điều ǵ trong tương lai.

Trong các Kinh điển có nói giống như thật tức cười khi nói rằng “một ngọn lửa lạnh bốc cháy hay mặt trời và mặt trăng có thể bị đảo ngược,” th́ việc nghiệp không chín mùi cũng thật tức cười và không thể có được. Nói một cách tương đối, nghiệp sẽ nhất định chín mùi.

Những Đạo sư và Thành tựu giả giác ngộ đă chứng ngộ cấp độ tuyệt đối, tâm và bản tánh giác ngộ, thấu hiểu rằng về mặt nền tảng th́ không có nghiệp. Các ngài đă siêu vượt nghiệp và những sự hạn chế của nó. Ở cấp độ này, một bậc giác ngộ thấu suốt rằng mọi h́nh tướng là tánh Không. Đó là lư do tại sao những bậc giác ngộ như Tilopa, Naropa hay Saraha phô diễn những loại hành vi mà bề ngoài dường như kỳ lạ hay tiêu cực, nhưng thực ra được đặt nền trên sự hoàn toàn thấu suốt về chân tánh của các hiện tượng. Đối với các ngài, năm độc (tham, sân, si, ganh tị, kiêu ngạo) xuất hiện như năm trí tuệ.

Những Đạo sư này thấu hiểu rằng nghiệp th́ giống như kinh nghiệm của một giấc mộng. Nhưng khi một người b́nh thường không biết rằng ḿnh đang mộng, anh ta kinh nghiệm sự khủng khiếp, sự mê lầm và nỗi khổ trong những giấc mơ, chẳng hạn như bị giết chết hay bị dă thú rượt đuổi. Những Đạo sư giác ngộ hiểu rằng kinh nghiệm giác ngộ của ta, được tạo nên bởi nghiệp, th́ tương tự với một giấc mộng gây nên sự mê lầm và phiền năo.

Trong một vài thực hành như Mahamudra (Đại Ấn) và Dzogchen (Đại Viên Măn), những cảm xúc tiêu cực không bị từ bỏ nhưng thay vào đó được chuyển hóa và tự giải thoát thành năm trí tuệ. Tuy nhiên, đối với chúng ta là những người đang hoạt động trên cấp độ tương đối, chúng ta là những đầy tớ cho năm độc và không thể chuyển hùóa chúng thành năm trí tuệ.

Kinh Thiền định nói rằng: “ Tâm như không gian. Tâm như-không gian này thực hiện những hành động như-không gian và đi tới một cơi địa ngục như-không gian.” Mặc dù điều này minh họa rằng trên b́nh diện tuyệt đối th́ nghiệp không hiện hữu, nhưng về mặt tương đối th́ nó hiện hữu đối với ta. Tóm lại, chúng sinh như chúng ta có một sự tiếp nối của những hành động và kết quả, những nhân và duyên.

Là những chúng sinh b́nh thường, chúng ta nh́n thấy những h́nh tướng khác nhau và bám chấp vào chúng do bởi những kiểu thức tập quán trước đây của ta. V́ thế, chúng ta phải hành động phù hợp với luật nhân quả. Tuy nhiên ta đừng hành động trên b́nh diện tuyệt đối. Do đó, ta phải tự ngăn ngừa ḿnh để không phạm vào những hành vi tiêu cực; ta không được tự lừa dối rằng ta là một Thành tựu giả chứng ngộ đang chuyển hóa những hiện tượng!

Những hành vi tiêu vực được tóm tắt bởi Mười Ác hạnh. Ác hạnh xuất hiện trên nền tảng của tham, sân và si. Nói tóm lại, chúng hoàn toàn được bắt rễ trong sự vô minh bởi nó là sự bám luyến vô minh vào một cái ngă tạo nên ác hạnh. Khi ta bám chấp vào bản ngă, sự tham muốn xuất hiện, đây là sự tham muốn có được những điều làm lợi cho bản ngă. Một khi sự tham muốn phát khởi, khi ấy chúng ta hành động để bảo vệ bản thân và duy tŕ hạnh phúc có được từ việc đáp ứng tham muốn đó. Khi ấy sự sân hận đối với những đối tượng không làm chúng ta hài ḷng xuất hiện.

Sự từ bỏ Mười Ác hạnh tạo thành Mười Thiện hạnh.

Ba Ác hạnh của Thân và những Nghiệp Quả của chúng là:

1)      Lấy đi sinh mạng của chúng sinh khác; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh trong một cơi địa ngục. Hậu quả gần của nó là, với tư cách là con người, ta sẽ có một thọ mạng ngắn ngủi.

2)      Trộm cắp của cải của những người khác; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh như một ngạ quỷ. Hậu quả gần của nó là, như một con người, ta sẽ bị nghèo khốn.

3)      Hành vi tà dâm, nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh như một ngạ quỷ. Hậu quả gần của nó là, như một con người, ta sẽ có nhiều kẻ thù và trải nghiệm sự không hoà hợp.

Bốn Ác hạnh của Ngữ và những Nghiệp Quả của chúng là:

4)      Nói dối để lừa gạt người khác v́ lợi lạc của riêng ḿnh; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh như một súc sinh. Hậu quả gần của nó là, như một con người, những người khác không để ư tới lời nói của ta; lời ta nói không có hiệu quả.

5)      Vu khống những người khác; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh trong một cơi địa ngục. Hậu quả gần của nó là, như một con người, ta sẽ không có bạn hữu hay người giúp đỡ những khi cần thiết.

6)      Nói ác hay nói với sự sân hận đối với người khác; nghiệp quả chín mùi của nó là sự tái sinh trong một cơi địa ngục. Hậu quả gần của nó là, như một con người, ta sẽ trải nghiệm sự vô ơn của người khác.

7)      Tham dự vào những chuyện tầm phào và tṛ chuyện vô nghĩa; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh làm một súc sinh. Hậu quả gần của nó là, như một con người, những người khác sẽ không để ư tới lời nói của ta, coi nó như vô nghĩa.

Ba Ác hạnh của Tâm và những nghiệp Quả của chúng là:

8)      Có thái độ ganh tị và thèm muốn; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh như một ngạ quỷ. Hậu quả gần của nó là, như một con người, tâm ta hướng về sự tham muốn cực độ.

9)      Có một thái độ tức giận và có hại; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh trong địa ngục. Hậu quả gần của nó là, như một con người, ta sẽ có một tánh khí dễ cáu giận.

10) Có những quan điểm xuyên tạc hay sai lầm; nghiệp quả hoàn toàn chín mùi của nó là sự tái sinh như một súc sinh. Hậu quả gần của nó là, như một con người, ta sẽ bướng bỉnh, ngoan cố.



Ngay cả một hành động tiêu cực hay tích cực nhỏ bé cũng có thể chín mùi thành một kết quả to lớn, giống như một tia lửa có thể gây nên một đám cháy lớn. Cũng thế, nếu phạm vào những hành vi tiêu cực ta không thể tránh khỏi việc bị người khác làm điều đó cho ta.

Những hậu quả tiềm tàng của việc mắc phạm Mười Ác hạnh này tuỳ thuộc vào ư định và những cảm xúc đằng sau hành động. Ví dụ như một hành động có vẻ tiêu cực có thể tích cực nếu động lực hết sức tích cực và đúng đắn. Đây là trường hợp những hành động đôi khi được các Bồ Tát thực hiện v́ sự lợi ích của chúng sinh. Trong một đời trước của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là một Bồ Tát, Ngài thấu suốt tư tưởng của người khác. Có một lần, một chiếc tàu sắp giương buồm tới một ḥn đảo châu báu. Chiếc tàu có năm trăm thủy thủ, hầu hết trong số đó là những Bồ Tát. Viên thuyền trưởng dự tính ném tất cả những thủy thủ khác xuống biển và chiếm lấy của cải khi họ đă hoàn thành nhiệm vụ. Trong đời đó, Đức Thích Ca Mâu Ni đă giết chết viên thuyền trưởng, nhờ đó Ngài cứu ông ta thoát khỏi nghiệp tiêu cực như thế và ngăn chặn cái chết của tất cả những bậc giác ngộ đó.

Tương tự như thế, yogi Milarepa đă nói: “Mặc dù tôi không hiểu ǵ về Vinaya (Luật học giảng về hành vi đúng đắn và không đúng đắn đối với một hành giả tu sĩ), nhưng nếu tôi làm chủ tâm thức tôi, th́ điều đó đă là đủ.”

V́ thế, mặc dù Milarepa không nghiên cứu tất cả những vấn đề tinh tế của Luật học, nhưng cũng đủ để ngài kiểm soát những động lực và cảm xúc của tâm ngài, điều ấy ảnh hưởng tới hành vi bên ngoài của ngài.

Nghiệp dạy ta chiến thắng những cảm xúc tiêu cực. Là những người sơ cơ trên con đường, đôi khi sự mong cầu là một bộ phận của sự thực hành. Việc ta mong cầu phát khởi Bồ Đề tâm và làm lợi lạc người khác là một trạng thái đức hạnh của tâm thức và ư hướng. Kết quả sẽ tốt đẹp, mặc dù một vài sự tham và sân xuất hiện trong con đường. Khi ta tiến bộ, sự tư lợi sẽ dần dần giảm bớt đi. Hành giả tuyệt vời nhất ít tham, sân và si, nhưng vào lúc bắt đầu hầu hết đều trộn lẫn một ít những điều đó.

Ngay cả nghiệp c̣n sót lại hay nghiệp tiềm ẩn cũng hiện hữu trong ḍng tâm thức của tất cả chúng sinh, kể cả những vị có sự thành tựu cao cấp. Những người không thấu suốt về nghiệp có thể phát triển những mối hoài nghi khi nh́n thấy một Đạo sư Vĩ đại hay Lạt Ma hiển lộ sự bệnh tật, khốn khổ và đau đớn. Họ không hiểu được tại sao một người có sự thành tựu cao cấp như thế lại phải chịu đau khổ.

Do bởi những Đạo sư Vĩ đại này hiện diện trong một thân tướng vật lư, thân tướng Hoá Thân, các ngài vẫn mang theo ḿnh nghiệp tiềm ẩn này. Thậm chí Đức Gyalwa Karmapa thứ Ba đă viết trong tác phẩm Lời Ước Nguyện Mahamudra của ngài: “Cầu mong toàn thể nghiệp tiềm ẩn này chín mùi với tôi trong chính thân xác này và ngay trong đời này để tôi không phải trải nghiệm nó trong tương lai.” Ngay cả Milarepa khi sắp thị tịch – do uống thuốc độc – đă nói rằng việc này sẽ tịnh hóa nghiệp tiềm ẩn của ngài. Ngay cả Đức Phật cũng dẫm lên một miếng gỗ đàn hương khiến cho chân Ngài bị thương. Việc này là do sự chín mùi của nghiệp tiềm ẩn được tạo nên từ việc giết chết viên thuyền trưởng đă dự định giết chết thủy thủ đoàn của Ngài.



Nếu thái độ của bạn tuyệt hảo th́ con đường và những mức độ tiến bộ trong khi thực hành sẽ tuyệt hảo. Nhưng nếu ta có một thái độ tiêu cực th́ con đường và những mức độ tiến bộ sẽ tiêu cực. Nếu ta không có một quan điểm tích cực th́ sẽ có những chướng ngại và sự đau khổ.

Đức Phật đă dạy rằng nghiệp tích cực được thâu hoạch nhờ Hai Tích tập công đức và trí tuệ. Phật Quả được thành tựu nhờ việc tích tập công đức và trí tuệ; chúng giống như đôi mắt. Nếu chỉ có một trong hai điều đó, hành giả không thể thành tựu sự chứng ngộ.

Công đức là một sự tích tập trong ư niệm. Việc cúng dường cho Đức Phật hay bố thí cho người nghèo sẽ dẫn tới sự tích tập công đức. Nếu ta không tích tập đầy đủ công đức, những dấu hiệu sẽ xuất hiện chẳng hạn như sẽ có nhiều chướng ngại. Chẳng hạn như mặc dù ta có một ư định tốt đẹp, nhưng hóa ra kết quả có thể không như điều ta hy vọng.

Trí tuệ th́ không cụ thể. Nó được tích tập nhờ việc lắng nghe những giáo lư, suy niệm và thiền định về chúng.

Từ quan điểm của Đại thừa, sự thiền định Bồ Đề tâm là thực hành chính yếu để giảm thiểu những ác hạnh. Bởi hầu hết những điều tiêu cực mà ta mắc phạm là do bảo vệ sự tư lợi của riêng ta, v́ thế sự thiền định tự hoán đổi v́ sự lợi lạc của người khác rất hiệu nghiệm trong việc phát triển Bồ Đề tâm. Ta có thể giảm bớt sự tiêu cực bằng thiền định hoán đổi hạnh phúc của riêng ta để nhận lănh những đau khổ của người khác.

Tóm lại, nghiệp và những kết quả của nó được hoàn toàn nh́n thấy ở quanh ta. Nhiều chủng loại thú vật khác lạ và đa tạp hiện diện trên trái đất là do bởi nghiệp của chúng. Nếu bạn muốn có một tái sinh tuyệt hảo, hăy thiền định về sự nhẫn nhục. Nếu bạn muốn có năng lực để làm lợi lạc người khác, hăy tôn kính Lạt Ma hay những bậc siêu phàm khác. Nếu bạn muốn có niềm tin và ḷng can đảm, bạn không nên kiêu ngạo và chấp ngă. Nếu muốn thoát khỏi bệnh tật và đau khổ, hăy từ bỏ những hành động tiêu cực. Nếu muốn có hạnh phúc, hăy thiền định về ḷng từ ái-thiện tâm. Nếu muốn có một giọng nói du dương, bạn nên nói sự thật. Nếu muốn có những phẩm tính tốt lành, hăy phục vụ một thiện tri thức, hoàn thiện thiền định An Định và Nội Quán, và hăy phân tích bản ngă với trí tuệ phân biệt. Nếu bạn muốn tái sinh trong những cơi cao, hăy thiền định về Bốn Tâm Vô lượng (Từ, Bi, Hỉ và Xả). Cuối cùng và là điều quan trọng nhất, nếu muốn được tái sinh làm người, bạn nên thực hành Mười Thiện hạnh (Thập Thiện).

NHỮNG LỖI LẦM CỦA SINH TỬ

Được đặt căn bản trên những hành động tích cực, tiêu cực và trung tính mà chúng sinh đă thực hiện, họ được tái sinh trong một trong sáu cơi sinh tử ( chu kỳ đau khổ mà chúng sinh sống trong đó.)

Chúng ta sẽ bắt đầu với ba trạng thái hiện hữu thuận lợi hơn. Trong Cơi Người, những cá nhân đau khổ bởi Bốn Ḍng Sông Lớn: Sự Sinh, Lăo, Bệnh và Tử. Trong Cơi Trời, chúng sinh đau khổ v́ bị mất vẻ duyên dáng. Năm ngày trước khi chết, khuôn mặt một vị trời (thiên) hay thiên nữ bắt đầu xuống sắc. Họ bắt đầu có mùi hôi và những tràng hoa của họ héo úa. Họ có những thị kiến về các cơi thấp mà họ sẽ tái sinh. Họ trở nên tuyệt vọng và buồn bă bởi họ đă sống ở Cơi Trời quá lâu. V́ thế, bị xao lăng bởi sự hỉ lạc và an b́nh của định trong nhiều kiếp, họ không bao giờ chịu dành thời gian để thực hành Pháp. Trong Cơi A tu la (Bán Thần), những chúng sinh đau khổ v́ sự tranh đấu và không ḥa hợp, được khơi dậy bởi một thái độ ganh tị.

Kế tiếp là ba trạng thái hiện hữu ít thuận lợi, là nơi chúng sinh phải chịu đau khổ thường xuyên hơn. Trong Cơi Súc sinh, những thú vật đau khổ vị sợ hăi. Chúng ăn nuốt lẫn nhau, hay trở thành nô lệ và bị ăn thịt. Ta có thể nh́n thấy nỗi khổ trong cơi này hết sức sống động. Trong Cơi Ngạ Quỷ, sự đói khát khiến chúng sinh đau khổ. Mặc dù có thể nh́n thấy thức ăn nhưng họ không ăn được. Nếu họ nuốt một ít đồ ăn, nó sẽ đốt cháy cổ họng và làm bao tử họ thường xuyên trống rỗng. Trong Cơi của những chúng sinh Địa ngục, cái nóng và lạnh hành hạ chúng sinh. Họ phải chịu đau khổ trong một trong tám địa ngục lạnh (chẳng hạn những vết phồng rộp vỡ ra hay răng đánh lập cập) hoặc tám địa ngục nóng. Cũng có những Cơi Địa ngục không thường xuyên và Địa ngục lân cận. Chúng ta có thể nh́n thấy một số Địa ngục đó, chẳng hạn những con vật kỳ lạ nhỏ bé sống dưới những tảng đá hay những côn trùng sống rất lâu dưới mặt đất. Trong những địa ngục không thường xuyên này, chúng sinh chết và bị tái sinh liên tục trong cơi đó trong một thời gian rất dài.

Không duy nhất một chúng sinh nào thoát khỏi đau khổ, dù đó là đau khổ trong tinh thần hay thể xác. Để thấu hiểu nỗi khổ của những cơi thấp, ta phải nhận dạng sự đau khổ hiện diện quanh ta. Như một người chăn nuôi gia súc, hăy nghĩ tưởng chắc hẳn trâu ḅ phải đau đớn biết bao khi bị giết để lấy thịt. Như một người thợ săn, hăy suy niệm một con vật cảm nhận ra sao khi bị săn đuổi và cuối cùng bị bắn chết.

Hăy nhận lănh những kinh nghiệm liên quan mà ta có và chuyển hóa chúng hướng về việc thấu suốt sinh tử. Ví dụ nếu bạn cảm thấy lạnh khi đứng ngoài trời trong mùa đông mà không có áo choàng th́ hăy tưởng tượng rằng chúng sinh trong những cơi địa ngục lạnh c̣n phải chịu giá lạnh tới đâu. Nếu một tia lửa làm phỏng ngón tay bạn, hăy nghĩ tưởng rằng trong những địa ngục nóng, chúng sinh c̣n đau đớn hơn thế nhiều. Nếu bạn cảm thấy đau khổ khi bị đói khát trong ba ngày, hăy tưởng tượng rằng là một ngạ quỷ th́ c̣n tệ hại hơn biết bao.

Sự sống trong sinh tử luân hồi gồm có Ba Loại Đau khổ: (1) Nỗi khổ tràn ngập ḍng tâm thức và hiện hữu trong mọi sự sống có điều kiện, (2) Khổ khổ và (3) Nỗi khổ gây nên bởi sự biến đổi, do hối tiếc khi ta mất đi những hoàn cảnh tốt đẹp và những sự vật.

Là một con người, tâm ta không nên cứng rắn, thiếu mềm dẻo, nhẫn tâm và lạnh lẽo. Chúng ta nên suy niệm về nỗi khổ của những người khác, nhờ đó tâm ta sẽ trở nên mềm mại và dịu dàng.

Pháp thoại được giảng vào tháng Năm, 2001

Nguyên tác: “The Four Foundations: Thoughts which Turn the Mind Towards the Dharma”

by Ven. Karma Khenchen Rinpoche



__________________
Muốn kiếp phù sinh sau khỏi luỵ .Quyển kinh câu kệ chớ nài công
Quay trở về đầu Xem kimlong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kimlong
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.1738 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO