thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 04 January 2006 lúc 4:55am | Đă lưu IP
|
|
|
Đức Phật dạy: "Làm người có 20 điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó, Giàu sang học đạo là khó, Bỏ thân mạng quyết chết là khó, Thấy được kinh Phật là khó, Sinh vào thời có Phật là khó, Nhẫn sắc nhẫn dục là khó, Thấy tốt không cầu là khó, Bị nhục không tức là khó, Có thế lực không dựa là khó, Gặp việc vô tâm là khó, Học rộng nghiên cứu sâu là khó, Diệt trừ ngă mạn là khó, Không khinh người chưa học là khó, Thực hành tâm b́nh đẳng là khó, Không nói chuyện phải trái là khó, Gặp được thiện tri thức là khó, Thấy tánh học Đạo là khó, Tùy duyên hóa độ người là khó, Thấy cảnh tâm bất động là khó, Khéo biết phương tiện là khó".
1. Chú thích từ ngữ, thuật ngữ:
Vô tâm: không để tâm, không chấp trước vào công việc, không dính mắc và bị lôi kéo bởi công việc.
Ngă mạn: ỷ tài ḿnh, khinh khi lấn át kẻ khác.
Tâm b́nh đẳng: b́nh đẳng, tiếng Phạn là Sama, nghĩa là không phân biệt, không thiên vị. Tâm b́nh đẳng là tâm không phân biệt, không thiên vị, coi tất cả mọi người như nhau.
Thiện tri thức: tri thức là sự hiểu biết, người hiểu biết. Thiện tri thức là người bạn tốt, giúp đỡ ta trên đường đời cũng như trên đường Đạo. Có 3 hạng Thiện tri thức:
- Ngoại hộ Thiện tri thức: giúp đỡ các nhu cầu vật chất.
- Đồng hạnh Thiện tri thức: đồng tu, đồng học, khuyến khích sách tấn ta tu học.
- Giáo thọ Thiện tri thức: người dạy dỗ ta, cho ta kiến thức, sự hiểu biết để tu tập.
Kiến tánh: là thấy tánh, là một từ ngữ của Thiền Tông
Trong bài kệ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật". Thấy rơ bản chất của tâm, của vật là không sinh, không diệt, không thiện, không ác, vượt ngoài đối đăi... gọi là kiến tánh.
Tùy duyên: thuận theo hoàn cảnh, điều kiện, nhân duyên mà xử sự. Trong kinh nói: "Tùy duyên bất biến". Thuận theo hoàn cảnh mà xử sự, nhưng không đánh mất bản tính của ḿnh.
Phương tiện: tiếng Phạn là Upàya, cách xử trí khôn khéo để dẫn dắt chúng sinh vào con đường Đạo. Thường gọi là phương tiện pháp môn, là phương pháp tu tập theo căn cơ tŕnh độ của chúng sinh, làm cho được giải thoát.
2. Giải thích nội dung:
20 điều khó làm là:
1) Nghèo nàn bố thí là khó: người nghèo, đời sống thiếu thốn, bức bách , luôn mong cầu có cái để ăn, để mặc, đă có rồi th́ phải lo giữ pḥng khi bất trắc, nên tâm lư luôn co cụm, không muốn xả ly, nên khó mà phát tâm bố thí. Nếu họ phát tâm bố thí, th́ công đức rất lớn v́ phải có tâm địa hoan hỷ đến mức cao mới bố thí. Kẻ giàu cũng có tâm lư bảo thủ nên họ cũng khó mà bố thí.
Người Phật tử cần phải hiểu rằng, bố thí trước hết là mở rộng ḷng ḿnh (Tâm). Tâm đă phát th́ có cái để cho. Bố thí như đă nói ở chương trước chính là cái Tâm, chứ chưa hẳn là vật chất, nên không ai nghèo cả. Nghèo ở đây là nghèo về mặt tinh thần. Kinh Tăng Chi nói nghèo là không có ḷng tin, không có sợ hăi những điều tội lỗi, không có tinh thần đoạn trừ điều ác, và không có trí tuệ. Như vậy, có những kẻ giàu có về mặt vật chất nhưng vẫn cứ "nghèo" như thường. Khi đă không có ḷng tin vào Tam bảo và Thiện pháp th́ làm sao mà bố thí được. Nghèo nhưng có đời sống tinh thần cao th́ nghèo mà "Giàu".
Truyện Phật giáo có ghi chép hàng loạt những người nghèo mà phát tâm bố thí đem lại công đức lớn cho ḿnh, như chuyện bà già cúng dầu, chuyện bán nghèo, chuyện hai vợ chồng nghèo cúng chiếc áo duy nhất... chứng tỏ sự nghèo mà không nghèo, và cái khó ấy cũng đă có nhiều người vượt qua.
2) Giàu sang học Đạo là khó: người giàu có thường dựa vào của cải, và yên tâm trên của cải, họ không có ǵ phải lo sợ nên họ không cần phải học Đạo làm ǵ. Mặt khác, công việc doanh thương đ̣i hỏi họ phải mưu toan, phải tranh đấu, phải lạnh lùng, ác nhiều hơn thiện, nên càng ngày càng xa với Đạo. H́nh như trong kinh Thánh có nói: "Người giàu lên Thiên đường khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim". Và nhà Nho cũng nói:"Vi phú bất nhơn". Hơn nữa, người giàu thường thích hưởng thụ các lạc thú, t́m cầu lạc thú, nên khó mà học Đạo. Bởi v́ học Đạo là học con đường xả ly, xả tham sân, si, là con đường tâm linh thanh thoát, từ, bi, hỷ, xả, là con đường đi ngược ḍng đời.
Tuy nhiên, không phải ai giàu cũng khó học Đạo. Người giàu mà có trí tuệ, có sự tỉnh thức, họ có thể thấy cái mong manh của tài sản, có thể thấy con đường hạnh phúc thực sự là con đường tu tập Thánh đạo. Trong sử truyện Phật giáo cũng có hàng loạt những triệu phú biết tu học và đắc đạo như Cấp Cô Độc, Vi Sa Kha ...
3) Bỏ thân mạng quyết chết là khó: Người hay sinh vật nói chung đều tham sống sợ chết. Bản năng sinh tồn luôn chi phối con người bảo thủ cái thân mạng, cái ta ; cho nên nó xoay sở t́m cách để tồn tại, có khi phải làm điều ác như giết người để người khỏi giết ḿnh. Ít khi v́ lư tưởng nào đó mà hy sinh thân mạng, nên gọi là bỏ thân mạng quyết chết là khó.
Quyết chết có nghĩa là giữ vững khí tiết, giữ vững điều thiện hay lư tưởng cao cả như hy sinh cho mọi người ... Có những người không muốn sống, họ đi t́m cái chết bằng cách tự tử ; đây cũng là quyết chết nhưng không phải v́ lư do cao cả cho nhân quần xă hội, mà đó là cái chết vị kỷ, cái chết do bản năng hưởng thụ hơn bản năng sinh tồn, họ chết v́ nghĩ rằng chết sướng hơn. Trong lịch sử Phật giáo có khá nhiều Thánh Tử Đạo, v́ Đạo mà hy sinh, như Bồ Tát Thích Quảng Đức là gương sáng cho mọi thế hệ Phật tử Việt Nam. Có người v́ giữ giới mà quyết chết, thà chết c̣n hơn sống mà phạm giới, đó cũng là những cái chết kiên cường. Chỉ có những con người đạt đến chỗ vô ngă mới có thể hy sinh bản thân cho lợi ích của số đông. V́ vậy, nói rằng bỏ thân mạng quyết chết là khó.
4) Được thấy kinh Phật là khó: trong kinh, Phật dạy: "Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn" nghĩa là thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Thấy hay nghe là một. Khó mà thấy nghe và hiểu biết kinh Phật, không phải v́ nghèo không có kinh, hay ở chỗ biên địa không có kinh, trong thời đại tiến bộ như hiện nay chỗ nào cũng có kinh sách, thậm chí nhiều là đằng khác. Khó thấy đây là khó thấy chân lư. Con đường đó đi ngược với sở thích của con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, miệng... của ḿnh, nên nghe mà không nghe, thấy mà không thấy, thậm chí không muốn thấy. Khổng Tử nói: "Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng đành". Đấy là bậc Thánh nhân khát khao đạo lư. Phần nhiều con người đều khát khao tiền tài, t́nh ái, danh vọng, cho nên nói thấy được kinh Phật là khó.
5) Sinh vào thời có Phật là khó: Đức Phật như đóa hoa ưu đàm, ngàn năm mới nở một lần, thật hiếm hoi, thấy khó gặp. Theo kinh tạng nguyên thủy, trong một kiếp chỉ có một Đức Phật xuất hiện giáo hóa. Những người sinh vào thời có Phật, được Phật trực tiếp dạy dỗ, dễ dàng đắc Đạo. Phần lớn đệ tử của Đức Phật đều đắc Đạo, đó là sự thật. Tuy nhiên, có rất nhiều người sinh vào thời đó có Phật xuất hiện mà họ chẳng được ích lợi ǵ. Con số này là con số đông. Vậy th́ ta hiểu thế nào về ư nghĩa sinh vào thời có Phật là khó? Phật nói theo tiếng Phạn là Buddha, nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức, có thầy, có bạn, cùng nhau sách tấn tu học, phát triển sự tỉnh thức để thực nghiệm chân lư. Với đời sống hằng ngày chung quanh chúng ta, biết bao cám dỗ, cạm bẫy, dối trá là môi trường của ma giới , cạnh tranh chà đạp lên nhau mà sống, làm sao mà gặp Phật được.
Từ môi trường giác ngộ tỉnh thức, chúng ta luôn sống trong ư thức giác tỉnh, nh́n cuộc đời một cách thanh thản, vô ưu, thay đổi cái nh́n từ chỗ u minh thành giác tỉnh, th́ môi trường ma quái sẽ thành môi trường giác ngộ. Và như vậy gọi là gặp thời có Phật.
Tóm lại, luôn luôn sống trong tỉnh thức và giác ngộ th́ "Sinh vào thời có Phật" là không khó. Ngược lại, dù Phật có ở trước mặt cũng khó mà gặp được.
6) Nhẫn được sắc dục là khó: Người đời gặp chuyện bất b́nh chịu nhẫn, không nổi nóng, gặp nghịch cảnh trái ư chịu nhẫn không phản ứng. Nhẫn được như vậy được coi là có tŕnh độ cao về nhẫn rồi, nhưng chưa phải là nhẫn cao thượng. Được gọi là nhẫn xuất thế là kham nhẫn đối với sắc dục. Mắt thấy sắc không bị sắc lôi cuốn làm cho dao động và nô lệ cho sắc. Ḷng ham muốn sắc dục rất mạnh, v́ đó là bản năng của các loài sinh vật. Bản năng hưởng thụ luôn thúc bách con người t́m kiếm lạc thú ; lạc thú cao nhất là sắc dục. Phật dạy: "Nếu có thêm một pháp nào hấp dẫn như sắc dục, th́ ta khó hóa độ chúng sanh". Thói quen hưởng thụ sắc dục làm cho người luôn khao khát, luôn thiếu thốn, và điều quan trọng là sắc dục trở thành nhu cầu cao, rất khó nhẫn nhịn. Sự trói buộc của sắc dục rất đa dạng như ṿi của bạch tuột. Kinh Tăng Chi đề cập đến sự trói buộc giữa người nam giới với người nữ giới hay nữ với nam là sự trói buộc qua nhan sắc, qua tiếng cười, qua lời nói, qua lời ca hát, qua nước mắt, qua áo quần, qua vật tặng, qua sự xúc chạm. Có nơi, Đức Phật dạy: "Ngay cả khi chết, người nữ vẫn c̣n hấp dẫn nam nhân". V́ vậy mà gọi là nhẫn sắc dục là khó. Nhẫn được sắc dục th́ con đường Thánh đạo mở ra, nên gọi đó là nhẫn xuất thế.
7) Thấy tốt không ham cầu là khó: Thấy tốt tức là thấy người đẹp, vật tốt, công việc tốt đẹp, nói chung tất cả những đối tượng hợp ư, thích ư phù hợp với sở cầu của ḿnh. Ai thấy tốt cũng mong ước cái tốt ấy sẽ là của ḿnh, và ai cũng mong chiếm hữu nó. Chính v́ ai cũng ham thứ tốt, nên thứ tốt là đối tượng tranh chấp, tranh đấu, chém giết lẫn nhau. Do mong cầu thứ tốt, nên khi gặp thứ xấu sinh ra bất măn, bực tức, và đấu tranh để loại bỏ nó... cuộc sống trở nên rối rắm, bất an.
Người thấy tốt mà không ham cầu là người thấy rơ sự nguy hiểm của cái tốt, thấy được cái xấu của cái tốt và cái vô thường tạm bợ của cái tốt, nên họ không cầu cái tốt. Nhờ có trí tuệ thấy sâu sắc về sự vật nên họ mới làm chủ được tâm lư mong cầu của ḿnh. Nhưng mấy ai có được trí tuệ để vượt thắng những cám dỗ thông thường. Thế nên gọi là thấy tốt không ham cầu là khó.
8) Bị nhục không tức giận tức là khó: Khá nhiều chương trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương đề cập đến sự nhẫn nhục, không phản ứng đối với người sỉ nhục ḿnh, bởi v́ nhẫn nhục là công hạnh tu tập quan trọng của người xuất gia hay người Phật tử. Làm chủ được tâm lư, tư tưởng của ḿnh là đời sống tỉnh giác của đệ tử Phật. Sức mạnh của người tu hành không phải ở danh vọng, tiền tài hay vũ khí mà chính là tâm nhẫn nhục.
Có người bị người khác nhục mạ, sắc mặt vẫn điềm tỉnh b́nh thường, nhưng chưa hẳn là họ đang thực hành nhẫn nhục, mà có thể họ đang trù tính phải trả thù như thế nào cho có hiệu quả. Thánh nhân nói: "Kẻ mà ta nói cho họ tức giận mà họ không tức giận, nếu chẳng phải là người đại lượng th́ chính là kẻ nham hiểm".
Bị nhục là đụng đến ḷng tự ái, ḷng tự ái là tên gọi khác của tự ngă, nên không ai chịu nỗi nếu bị nhục. Chỉ có Thánh nhân mới đạt đến vô ngă, chịu được sự nhục mạ nên nói rằng bị nhục mà không giận tức là khó.
9) Có thế lực không sử dụng thế lực tức là khó: Con người luôn luôn có chỗ dựa th́ họ mới an tâm, cho nên họ t́m kiếm chỗ dựa. Chỗ dựa đó có thể là tiền tài, là những kẻ quyền thế, là danh vọng, là uy tín, là quần chúng. Khi có chỗ dựa an ổn rồi, họ thường ỷ lại vào thế lực của ḿnh để cầu lợi cho ḿnh, làm thiệt hại cho kẻ khác, họ trở thành tự cao tự đại. Tục ngữ Việt Nam nói: " Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn". Đó là thói thường của chúng sinh. Cuộc đời trở nên khốn đốn, bất an, v́ tất cả chỗ dựa đó đều mong manh, không bền vững. Chỗ dựa lớn và vững chắc nhất mà họ ít quan tâm đó là chính ḿnh
Người có trí tuệ, có thế lực mà không sử dụng thế lực, nên khi thế lực mất đi, họ vẫn b́nh thường. Hơn nữa, có thế lực mà không sử dụng thế lực th́ không ai phá thế lực của ḿnh làm ǵ, nhờ đó mà thế lực của ḿnh tồn tại lâu dài. Khổng Tử dạy Tăng Tử: " Thông minh, tài giỏi nên bớt đi bằng cách ngu độn. Công nghiệp to lớn th́ bớt đi bằng cách khiêm cung. Sức khỏe hơn người th́ bớt đi bằng cách nhút nhát. Giàu có thiên tải th́ bớt đi bằng cách nhún nhường. Đó là những cái bớt đi cho khỏi đầy quá. Không quá đầy th́ khỏi đổ ".
Biết bao danh nhân thế giới đă chết v́ quá chủ quan dựa vào thế lực mà ḿnh có, chính nó làm cho ḿnh tồn tại th́ nó cũng làm cho ḿnh sụp đổ. Thấy được điều đó rất khó, nên gọi là có thế lực mà không sử dụng thế lực là khó.
10) Gặp việc vô tâm là khó: Tâm phân biệt của con người rất rơ, phân biệt đâu là khổ, đâu là sướng, cái đáng ghét, cái đáng thương, tướng đối đăi ở đời được con người rạch ṛi đôi ngả. Khi sướng th́ vui mừng, khi khổ th́ đau buồn, gặp phúc th́ hớn hở, gặp họa th́ héo tàn. Do đó, cuộc đời luôn luôn dao động, bất an và phiền muộn. Cái tâm: "Hữu phân biệt" làm cho con người khổ.
Nếu dùng trí tuệ quán xét cuộc đời là tương đối thôi, có và không, được và mất, hơn và thua chỉ là 2 mặt của một đồng tiền. Chuyện Tái Ông thất mă là một ví dụ. Người xưa thường nói: "Nước trong quá th́ không có cá, người xét nét quá th́ không có bạn". Cái khổ của "Hữu tâm" là vậy.
Nếu được "Vô tâm" th́ sướng. Vô tâm là vô phân biệt; vô phân biệt là thấy được tính tương đối của vạn vật vũ trụ nên không chấp vào tướng cố định nào, nên công việc của họ an b́nh hơn và thành công nhiều hơn. Đối với hạnh giải thoát th́ vô phân biệt là điều kiện để tiếp cận chân lư. Vượt qua được tầm nh́n hạn hẹp của hữu tâm không dễ, nên gặp việc vô tâm là khó.
11) Học rộng nghiên cứu sâu là khó: Ở đây đặt nặng vai tṛ và giá trị của học rộng nghiên cứu sâu. Ở chương 9 nói học rộng khó đạt đạo, so với phần này không có mâu thuẫn ǵ, chương này nói những cái khó chứ không phải nói về cứu cánh của Đạo.
Xưa nay, người trí thức bao giờ cũng là thành phần thiểu số trong xă hội. Sự đóng góp của người trí thức vào công việc xây dựng xă hội phát triển rất lớn. Cái khó của sự học rộng nghiên cứu sâu là ở chỗ:
- Khó do hoàn cảnh không cho phép, như môi trường xă hội, tài chánh ...
- Khó do điều kiện khả năng của bản thân như trí năo hạn chế, bệnh hoạn ...
- Khó do lười biếng , ham hưởng thụ, không có lư tưởng ...
Học rộng nghiên cứu là để thấy rơ hơn, sâu hơn và đúng hơn về bản chất của sự vật. Ở đời th́ nhờ nhớ sâu và rộng con người có thể giúp ích cho xă hội phát triển kinh tế, học thuật, chính trị... đối với người tu hành th́ học rộng nghiên cứu để phát huy chánh pháp, để nhận diện chân lư của cuộc sống và đạt được sự giải thoát tối thiện.
Ngu dốt có 3:
- Không biết những ǵ cần phải biết.
- Biết không rơ những ǵ đă biết.
- Biết những điều không nên biết.
Như vậy, những người có kiến thức sâu rộng đôi khi vẫn bị coi là ngu dốt như thường.
Học rộng, nghiên cứu sâu là điều kiện để vươn tới chân lư và đó là điều khó khăn thực sự.
12) Diệt trừ ngă mạn là khó: ngă mạn là một phiền năo căn bản, ai ai cũng có phiền năo ngă mạn này. Theo kinh A hàm, th́ bậc Thánh A La Hán mới đoạn trừ dứt ngă mạn, có nguồn gốc là chấp ngă; biến tướng của nó rất phức tạp. Duy thức học chia ra 7 h́nh thức mạn:
- Mạn: ḿnh bằng người hay hơn người, sinh ḷng kiêu căng, khoái thích về sự bằng hơn đó.
- Quá mạn: ḿnh bằng người cho là hơn, ḿnh thua cho là bằng người.
- Mạn quá mạn: tranh phần hơn người, người ta hơn ḿnh mà ḿnh cho là ḿnh hơn.
- Ngă mạn: ỷ vào ḿnh, khinh chê người khác tự cao tự đại.
- Tăng thượng mạn: chưa được nói đă được, như ḿnh chưa chứng Thánh quả nói rằng ḿnh đă chứng Thánh quả.
- Ty liệt mạn: có đôi chút tài năng khoe khoang khoác lác là nhiều tài năng.
- Tà mạn: kiêu mạn vớ vẩn không có căn cứ, như ḿnh chẳng có đủ đức hạnh mà xưng là có đức hạnh, coi thường Thánh hiền, khinh chê kinh sách...
Người có nhiều ngă mạn, giàu ḷng tự ái, luôn làm khổ cho ḿnh và người khác. Ư niệm về cái tôi quá lớn, cản trở con đường Thánh đạo, cuộc đời trở nên nặng nề, có những biểu hiện rơ rệt về mạn, và cũng có những biểu hiện vi tế rất khó diệt trừ. Cho nên, kinh nói là A La Hán mới đoạn trừ được hoàn toàn ngă mạn. Tục ngữ Ấn Độ nói: "Tỏ ra ḿnh hơn người khác chưa phải là hay, cái chân giá trị là có thể nhận ra rằng: "Hôm nay ḿnh đă hơn chính ḿnh ngày hôm qua". Vậy nên gọi diệt trừ ngă mạn là khó.
13) Không coi thường người chưa học là khó: cái bệnh của người có học là coi thường người chưa học hay người ít học. Có học là có tri thức, có địa vị trong xă hội, hay ít nhất cũng được mọi người kính nể, nên thông thường người có học th́ có tâm cao ngạo là lẽ thường. Tuy nhiên nếu không nhận ra sai lầm của ḿnh, khinh khi kẻ chưa học th́ tai hại lớn lao vô cùng. Một là chấp thủ vào tri thức học vấn của ḿnh, cho đó là cao rồi, thỏa măn rồi th́ tức khắc kiến thức của ḿnh sẽ dừng lại, v́ không có tâm cầu học tiếp tục. "Sự học như thuyền chèo ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi". Hai là ḿnh không tiếp nhận được những cái hay, những cái đẹp, cái mới ; những điều hay đó ở chung quanh ta, chỉ cần ta tỉnh táo, mở rộng ḷng th́ sẽ tiếp nhận được. Người xưa thường nói: "Tam nhân đồng hành tất hữu ngă sư", 3 người cùng đi, chắc hẳn có người là Thầy ḿnh, nghĩa là có cái hay cho ḿnh học. Sự học là vô tận, học hoài vẫn chưa thấy đủ, càng học càng thấy ḿnh dốt, có như vậy mới cầu tiến được. Nhưng do bản ngă luôn cho ḿnh là trung tâm vũ trụ, ta đúng mọi người sai, đưa đến tâm lư coi thường người chưa học. Cái khó là ở chỗ đó.
14) Thực hành tâm b́nh đẳng là khó: tâm b́nh đẳng là tâm không thiên vị trong đối xử, coi trọng người này, coi khinh kẻ kia, thương người này hơn người kia... Người thân của ta, ta thương hơn, dành ưu tiên cho họ hơn. Người không thân với ta, ta không có ǵ phải thương, đối xử b́nh thường. Người thù của ta, ta phải cảnh giác đề pḥng, nếu được th́ cho nó "một bài học"... Đó là lẽ thường t́nh của đời sống con người. Người thực hành tâm b́nh đẳng là người có trí tuệ, thấy được cái tánh b́nh đẳng của mọi người như: "Ai ai cũng có Phật tánh, ai ai cũng có khả năng thành Phật", cũng thấy cái tướng b́nh đẳng của mọi người là: "Ai ai cũng có đau khổ, cũng mang nặng nỗi sầu bi" (Cuộc đời là khổ mà !).
Người thực hành tâm b́nh đẳng phải thấy tự tánh của vạn pháp là vô ngă, an trú tam giăi thoát môn Không, Vô tướng, Vô tác, cho nên tự tại trên con đường cứu độ chúng sinh. Tâm không b́nh đẳng th́ khóù mà cứu độ được chúng sinh nào ; ngược lại, họ bị chúng sinh lôi kéo phân thây ra trăm ngàn mảnh và đau khổ vô cùng. Thấy có chúng sinh để hóa độ th́ họ chỉ độ một ḿnh họ c̣n chưa xong.
Về mặt xă hội, nếu ở địa vị cao, chức quyền lớn mà không b́nh đẳng th́ họ sẽ thất bại chua cay. Trong phạm vi gia đ́nh, bạn bè mà không b́nh đẳng th́ gia đ́nh xáo trộn, bạn bè phản bội. Nhưng, mấy ai thấy rơ điều này, lúc nào cũng bị cái ta, cái của ta, cái đẹp, cái xấu ... chi phối làm cho tâm trí mê mờ, không thấy được chân lư. Thật khó vô cùng.
15) Không nói chuyện phải trái là khó: bao nhiêu điều xảy ra xung quanh ta, chuyện này phải, người này hay, chuyện kia sai, người nọ dở... cuộc đời rối ren như cuộn chỉ.
Người hay quan tâm đến chuyện người khác, t́m cho được cái hay cái dở của người, họ chẳng được lợi ích ǵ. Phải là ǵ? Trái là thế nào? Tề vật luận của Trang tử chép: "Người ta ở dưới bùn th́ đau ốm, cá trạch có vậy không?... Cho nên, phải cũng là một lẽ vô cùng, quấy cũng là một lẽ vô cùng. Vậy th́ phải quấy không thể tranh biện được. Ta với người tranh luận có sự thắng bại sao? Ta cùng người có người phải, có người quấy, hay là cả hai cùng phải, cả hai cùng quấy? Ta với người không hiểu biết được nhau th́ người ngoài cuộc làm sao biết được? Ta mượn ai làm chứng việc này? Mượn người cùng đồng với ta làm sao chứng được, mượn người cùng đồng với người làm sao chứng được? Mượn người khác người với ta, đă khác làm sao chứng được? Vậy ta với người là người ngoại cuộc đều không biết nhau làm sao phân định phải trái?".
Chấp thủ phải trái, luôn nói chuyện phải trái làm cho ḿnh bị đóng khung trong lồng kính ngột ngạt và làm cho cuộc đời thêm rối. Không nói chuyện phải trái là điều khó.
16) Gặp được Thiện tri thức là khó: trong Cảnh sách, ngài Quy Sơn có dạy: "Sinh ngă giả phụ mẫu, thành ngă giả bằng hữu". Nghĩa là sinh ta ra là cha mẹ, tác thành ta là bạn bè. Con người nên hay hư, phần lớn do bạn bè. Thiện tri thức là bạn lành, bạn tốt, những người bạn giúp đỡ ta làm điều lành tránh điều dữ, chỉ cho ta con đường đạo đức và hạnh phúc. Có những người bạn như vậy, cuộc đời ta sẽ ổn định, tương lai sẽ rạng rỡ. Không may gặp phải bạn bè xấu th́ gọi là ác tri thức. Phần nhiều bạn bè đến với ta thường muốn thuận theo ḷng ta, chiều chuộng ta khi ta ước muốn những thú vui thấp kém; hoặc họ thường xúi giục khích lệ ta vào con đường thấp kém đó. Nếu ta là người giàu có, đủ phương tiện để thực hiện cái thú vui đó th́ bạn bè càng đông càng chí thiết, cuộc đời ta lún sâu vào tội lỗi mà không hay. Người bạn Thiện tri thức th́ ngược lại, họ mong cho ta được hạnh phúc và giúp ta thành công ở đời.
Người Thiện tri thức c̣n có nghĩa là vị thầy dẫn dắt ta trên con đường giác ngộ. Gặp được minh sư th́ con đường ta đi mới sáng sủa, mục đích dễ thành đạt. Gặp người dẫn dắt ta là người mù th́ chắc chắn là đi con đường tối tăm nguy hiểm. Ở đời, thầy hay bạn tốt dễ ǵ gặp, và gặp làm sao phân biệt được. Một hôm, vua Pasenadi hỏi Đức Phật khi thấy 7 vị du sĩ đi ngang qua, rằng trong 7 vị đó, ai là người đă đắc đạo. Đức Phật dạy: "Phải thân cận lâu ngày với 1 người, sống với người ấy trong những hoàn cảnh khó khăn, nghe người ấy đàm luận, ta mới thấy được trí tuệ, đức hạnh và sự chứng đắc của người ấy". V́ vậy, chúng ta phải sáng suốt chọn thầy lành bạn tốt th́ công tŕnh tu tập của ta mới thành tựu được, cuộc đời tu hành mới vững chắc.
17) Kiến tánh học Đạo là khó: người học Đạo thường giữ ǵn h́nh thức, chiếc áo hoặc thời khóa kinh kệ hoặc học tập kinh điển, hoặc tu tập niệm Phật, ngồi thiền ... Gọi chung là học đạo, mục đích là đạt được cứu cánh của Đạo. Nhưng chỉ câu nệ vào h́nh thức, chú trọng thời khóa, nghi thức th́ khó mà đắc Đạo. Mục đích không đạt th́ chỉ mệt công phí sức mà thôi. Như đă giải thích ở phần chú thích, kiến tánh là từ ngữ của Thiền, bắt nguồn từ Bồ Đề Đạt Ma. Ám chỉ cho trí tuệ soi thấu bản chất của sự vật, là không sinh, không diệt, không sạch, không dơ, không thiện, không ác, vượt ra ngoài mọi đối đăi, mọi h́nh thức. Khi tâm đă thể nghiệm thực tánh của vạn pháp th́ vạn pháp tự thông, mọi tướng trạng đều rơ ràng không cần phải cố công vất vả nữa. Kiến tánh mà học đạo th́ đạo đó là đạo cao tột. Cao tột mà như thấp v́ ở đâu cũng là đạo, tâm đạo, vật đạo. Học đạo như vậy là khó.
18) Tùy duyên hóa độ người là khó: tùy theo điều kiện nhân duyên, căn cơ tŕnh độ của mỗi người mà giúp đỡ để họ cải hóa tự tâm, thực hành đạo lư giác ngộ. Điều này không phải dễ, thường th́ bản thân của vị thầy được giáo dục ở chừng mực nhất định, Kiến giải hạn chế, hoặc có thành kiến, thói quen nếp nghĩ của ḿnh, bị chấp thủ hay dính mắc vào đó, yên trí rằng những kiến thức hiện có là chân lư, nên áp đặt lên quan điểm và tŕnh độ của kẻ khác, trở thành không phù hợp, quên đi mục đích chính là độ người chứ không phải phổ biến quan niệm hay truyền đạt lối tu của ḿnh. Có đủ trí tuệ và khả năng để tùy duyên là rất khó. Bồ Tát Quan Thế Âm có 32 tướng hóa thân để độ chúng sinh, có thể hóa độ cho mọi chúng sinh, sử dụng Tứ nhiếp pháp: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự làm phương tiện hướng chúng sinh vào nghiệp thiện.
Tùy duyên mà không bị duyên làm thay đổi bản chất và chí nguyện của ḿnh, thường gọi là tùy duyên bất biến. Có người nội lực non kém tùy duyên để rồi bị duyên trần lôi cuốn đánh mất bản thân của ḿnh, không trở lại được. Cho nên, tùy duyên hóa độ là khó.
19) Thấy cảnh không động tâm là khó: Hư Vân Thiền Sư nói: "Kiến vật tiện kiến tâm, vô vật tâm bất hiện" nghĩa là thấy vật liền thấy tâm, không có vật th́ tâm không xuất hiện Điều này xác định tâm và vật là một. Cảnh bên ngoài và tâm nhận thức bên trong là một, cái này có th́ cái kia có, cái này không th́ cái kia không. Do đó, đừng nghĩ rằng khi gặp cảnh đừng khởi tâm thấy cảnh, v́ nghĩa của động tâm là khởi tâm phân biệt tâm – vật chủ thể – đối tượng để rồi tham ái chấp thủ đối tượng và bị nô lệ trói buộc bởi chúng. Ngài Huệ Năng khi đến chùa Pháp Tánh, lúc ấy Ấn Tôn Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, có 2 vị Tăng đang bàn với nhau về sự lay động của cái phướn. Một người nói gió động, một người nói phướn động; không ai chịu nhường ai. Huệ Năng nói: "Không phải gió động, cũng không phải phướn động mà do tâm các ngài động".
Kinh căn tu tập ở Trung Bộ Kinh, Bà la môn Pàsàriya chủ trương tu tập các giác quan rằng, muốn cho các giác quan được tu tập thanh tịnh th́ mắt không nên thấy sắc, tai không nên nghe tiếng... Đức Phật cho rằng như vậy th́ người mù, người điếc lại đắc Đạo hay sao? Chủ trương của Phật về tu tập giác quan là: "Mắt thấy sắc đẹp dễ thương hay không đẹp không dễ thương, người ấy biết rơ điều ấy. Biết rơ đối tượng ấy là vô thường biến hoại, không thật nên người ấy xả bỏ mau chóng tâm lư chấp thủ đẹp, xấu, dễ thương hay không dễ thương". Thấy cảnh mà không động tâm là như vậy.
20) Khéo biết phương tiện là khó: phương tiện là phương cách tốt đẹp để thực hiện mục đích. Phương tiện là tương đối. Cứu cánh là tuyệt đối. Như vậy, biết phương tiện có hai mặt: một là biết phương tiện để sử dụng cho bản thân của ḿnh, hai là biết phương tiện để hóa độ cho mọi người. Cứu cánh chỉ có một, phuơng tiện th́ có nhiều (phương tiện hữu đa môn). Như người phương Tây thường nói: "Con đường nào cũng về La Mă". Nhưng biết chọn con đường dễ đi mau đến, đ̣i hỏi phải có trí tuệ cao. Đối với bản thân, thái độ chủ quan, thành kiến, tự măn th́ rất khó mà có trí tuệ, có điều kiện đủ để t́m cho ḿnh một con đường sáng suốt chỉ t́m kiếm theo những dấu ṃn xưa cũ. Đối với tha nhân không thấy được nhu cầu của con người, của thời đại. Nh́n tha nhân qua lăng kính của bản thân ḿnh nên luôn áp đặt quan điểm, nhận thức của ḿnh lên tâm tư của thiên hạ, làm sao có thể thành công được. Phương tiện th́ nhiều, nhưng nhận ra được phương tiện nào có thể sử dụng được cho ḿnh và cho tha nhân rất là khó. Phải cần có nhăn quan toàn diện và khách quan thấy được quá tŕnh vận động của cá nhân hay xă hội th́ mới t́m ra được phương tiện phù hợp.
Giữa tùy duyên và phương tiện có khác nhau ở chỗ là tùy duyên là thuận theo hoàn cảnh mà chuyển hóa mê thành ngộ, xấu thành tốt. Phương tiện là phương pháp để đạt được cứu cánh của sự giác ngộ chân lư.
Tùy duyên mà bất biến. Phương tiện mà không rời mục đích. Có người cứ vận dụng phương tiện, nhưng không biết rằng phương tiện là tương đối, không phải là biện pháp muôn đời. Nó có tính cách giai đoạn. Vận dụng phương tiện mà quên mục đích th́ phương tiện ấy không thể gọi là phương tiện đúng nghĩa.
Nhận Xét Và Kết Luận
1) Chương 12 nói về 20 điều khó được, khó làm. Những điều khó này có lẽ đúc kết qua lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng, chưa hẳn là lời Phật dạy trong một kinh. Xét các điều khó xuyên suốt tư tưởng nguyên thủy cho đến Đại thừa, có tư tưởng thiền tông. Ta có thể xác định rằng những điều khó này được tập hợp từ các kinh và kinh nghiệm của những Tổ sư.
2) 20 điều khó được sắp xếp thứ tự từ thấp cho đến cao, từ quan điểm Nguyên thuỷ cho đến Đại thừa (theo quan điểm của tác giả).
3) Nói lên 20 điều khó là nói đến hướng đi của một người tu tập, cần phải vươn tới và vượt qua. Hai mươi điều khó này cũng là phương thức xử thế, là nguyên tắc đạo đức, người tu tập có thể lấy đó soi ḿnh, như những cách ngôn mà ta thường gặp
|