phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 01 March 2006 lúc 10:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
NHẬP THẤT
( Kiết Thất )
I.Dẫn nhập:
Nhập Thất hay c̣n gọi là bế quan ( đóng cửa ). Danh từ này không có ở Ấn Độ, ở Trung Quốc măi đến sau đời nhà Nguyên, thậm chí đến đời nhà Minh mới thấy có ghi phương thức tu hành đó. có thể bắt nguồn từ việc tu luyện lâu dài ở trong hang động của Phật giáo Tây Tạng. Rồi khi Lạt Ma giáo từ triều vua Mông Cổ truyền vào nội địa Trung Quốc th́ phương thức đóng cửa mới dần dần được thịnh hành.
Nếu nhân duyên cho phép, nếu cần thiết th́ đóng cửa cũng là một trong những phương thức tu hành tối ưu để loại bỏ những sự việc phức tạp, đoạn tuyệt với ngoại duyên. Nhập thất là một phương pháp rốt ráo nhất, để cho chúng ta tu tập theo ngồi thiền, niệm Phật, hay tŕ chú... Nhiều người tu tập theo pháp môn này hay pháp môn khác chưa có hiệu quả, ấy là v́ sự tu tập c̣n dăi đăi, chưa được tích cực, xưa nay nhiều vị chân tu vẫn thường áp dụng phương pháp nhập thất này.
II.Thất:
-Ngày xưa, cái Thất của Ngài Tịnh Danh vuông vức 1 trượng nhưng có thể dung nạp 3000 toà sư tử ( Ngài Tịnh Danh tức Ngài Duy Ma Cật. Ngày xưa là 1 vị cổ Phật thị hiện làm thân cư sĩ mà v́ tứ chúng thuyết pháp ở Ấn Độ ).
-Ở Việt Nam, Người ta cất 1 cái cốc tức 1 căn nhà nhỏ ước chừng bề ngang 2thước bề rộng 2 thước nằm riêng biệt nhưng không hoàn toàn thiếu ánh sáng. Trên nóc có đục 1 lỗ hổng để cho ánh sáng có thể rọi vào bên trong, căn nhà này rộng vừa đủ để ta có thể đi đứng hoặc cử động cho giản gân cốt. Nếu nhà nào có lầu nên dùng riêng một tầng để nhập thất.
-Ở Mỹ, chúng ta có thể dọn một căn pḥng để dùng vào việc kiết thất, pḥng này không nên để ǵ cả, tiện nghi luôn luôn tối thiểu, ngăn cách được với đời sống hàng ngày bên ngoài.
Căn pḥng nhập thất được khoá lại ở bên trong chứ không phải bên ngoài. Sở dĩ nó được khoá ở trong để người ngoài khỏi làm phiền nhiễu, nhưng dĩ nhiên ở bên trong ta có thể mở cửa đi ra ngoài bất cứ lúc nào ta muốn và sự liên hệ giữa bên trong và bên ngoài thông qua một lỗ hổng vừa đủ để đưa thực phẩm và nước uống vào.
III.Các vật dụng cần sắm:
Khi nhập thất một ḿnh, nên sắm bốn thứ để ăn: cơm khô ( cơm phơi khô ) hoặc bánh ḿ phơi xấy khô, trái cây, gừng sống, dầu mè; tám thứ để dùng: lư hương, đèn dầu, bồ đoàn ( đồ để ngồi thiền ), ghế dựa, áo bông ( đồ ấm ), khăn hay mũ, thùng vệ sinh, giấy vệ sinh ( giấy sút ). Ngoài 12 thứ đó, không để một thứ ǵ cả. Những thứ cần dùng phải sắm đủ, để khỏi phải bận tâm, không móng nghĩ , hoặc nhờ dỏi người ngoài, hầu yên tâm tu tập.
IV.Trong Thất:
Trong Thất chỉ cúng 1 tượng Phật hoặc ảnh Phật, 1 quyển kinh để đọc và 1 lư hương. Ngay giữa pḥng ta có thể kê 1 cái bàn sát tường ngang 5 tấc, dài 1 thước, chân chỉ cao 2 tấc, một ảnh Phật lộng kiếng ngang độ 8 tấc, cao chừng 1 thước 2 tấc, treo vào tường, ngay giữa bàn chỉ có 1 bát nhang, trên bát nhang mỗi lần chỉ cắm 3 cây nhang. Bàn Phật này cũng hết sức đơn giản, khi ngồi thiền, ảnh hơi cao hơn người ngồi một chút, cũng là một bàn Phật trang nghiêm. Nên giữ Đèn hương trên bàn Phật nối luôn không cho tắt.
Ngoài ra trong Thất c̣n có giường nằm, một cái bỉnh đựng nước uống, chén đĩa dùng để ăn và uống, một cái chăn để đắp và một cái mùng để tránh muỗi, mỗi thối cái, nên phải giản tiện tối đa, không nên để nhiều vật khác. Lúc nào cũng phải quét dọn sach sẽ, để cho khi đi kinh hành khỏi bị trở ngại.
V.Kiết giới:
*Trước khi nhập thất, chúng ta phải trai giới thân tâm, 7 ngày trước. Phải làm phép kiết giới, có nghĩa là chia giới hạn thiện ác, mê ngộ. Có nhiều cách kiết giới, nhưng cách giản dị nhất là phép kiết giới trong Chuẩn Đề.
*Cách kiết giới nên làm như sau:
+Thiết một hương án (đặt một cái bàn có bát nhang, hoa quả, nước cúng, nến).
+Lấy một cái chén mới, đựng nước (thường dùng nước mưa hứng ngoài trời hay múc giữa sông, để được tinh khiết), bỏ vào chén nước vài thứ hoa thơm.
+Để cái chén ấy trước mặt chỗ ngồi của ḿnh trước hương án, lên nhang đèn rồi ngồi kiết già ( chân trái gác trên vế chân mặt, chân mặt gác lên vế chân trái ) , hai tay kiết ấn Chuẩn Đề ( Kiết Ấn Chuẩn Đề: lấy ngón áp út và ngón út bên mặt cùng bên trái xỏ lộn với nhau vào trong hai ḷng bàn tay, dựng hai ngón tay giữa thẳng lên, rồi co hai ngón tay trỏ vịn vào lóng đầu của hai ngón tay giữa; c̣n hai ngón tay cái th́ đè lên lóng giữa của ngón tay áp út bên mặt ), rồi để ngang ngực, chuyên chú một ḷng ngó chén nước ấy, niệm chú Chuẩn Đề: Nam Mô Tát Đa Nẫm Tam Miệu Tam Bồ Đề Cu Chi Nẫm, Đát Điệt Tha. Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm ( tụng 21 lần ) . Nên tụng từ chữ Án trở xuống Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm.
+Rồi đem chén nước ấy răi mười phương: đông, tây, nam, băc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, trên, dưới, để cho chỗ kiết thất được thanh tịnh.
VI.Nhập Thất:
+Từ khi kiết giới, đối với người tu theo pháp môn niệm Phật, tập tưởng niệm Đức Phật A Di Đà, đến ngày nhập thất, cầu nguyện Ngài giáng xuống chứng đạo tràng, rồi lạy 100 lạy hay 50 lạy, qùy trước hương án, phát nguyện đem hết tâm chí thành niệm Phật trong 7 ngày, không để khởi một tư tưởng nào của thế gian. Sau đó th́ luôn luôn niệm Phật khi đi, đứng , nằm, ngồi, ban ngày không ngủ, ban đêm chỉ ngủ chừng 2 giờ mà thôi. Khi niệm Phật, tiếng niệm không huởn mà cũng không gấp, tâm niệm không được lảng, cũng không được mê, làm thế nào cho tâm niệm luôn luôn được rơ ràng, minh bạch.
+Đối với người tu thiền, phát nguyện mười phương chư Phật, lịch đại tổ sư thiền, trong 7 ngày nhập thất, giữ tâm thanh tịnh, không để tâm buông lung tưỡng nghĩ đến việc trần thế. Sau mỗi khi ngồi thiền xong, xả thiền th́ thiền hành chừng nửa giờ, lại ngồi thiền trở lại.
Đều cần yếu là làm sao cho tâm ḿnh không vướng một mảy trần, dứt bặt muôn diều lo nghĩ, rỗng rang trong sáng, không biết có thân, có đời, cũng không biết hành động của ḿnh hôm nay là việc tu hành. Được như thế là cùng với đạo ngày một gần hơn. Trong thời gian này, ta không nên nói chuyện với bất cứ ai( Tịnh Khẩu ); khi cầu nguyện th́ th́ mở mắt nh́n chăm chú vào tượng Phật hoặc tưởng chân dung của Phật mà niệm-nguyện, lúc này chỉ nghe được tiếng vọng của chính ḿnh th́ tạp niệm mới mau dứt th́ trí tuệ mới bừng khởi. Khi đă quyết định nhập thất, th́ đừng để ngoại sự chi phối, rồi nửa chừng dở thất, nếu chưa hết kỳ mà vội mở cửa, th́ thật là chua! Nên biết rằng: người tu, càng tu nhiều ma càng khảo nhiều, nên không thể lơ mơ được, bởi thế nên phải hiểu và phải nhận định kỹ trước khi làm, không thể thua cuộc mà hỏng việc, lại để cười cho kẻ bàng quan.
VII.Thời gian Nhập Thất:
Nhập Thất là thời gian tu hành có định kỳ và thời khoá nhất định . Ví như tu 1 pháp môn nào đó trong 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày, 90 ngày, 100 ngày( 3 tháng 10 ngày ), chuyên tâm dụng công tu hành, khắc kỳ thủ chứng để mong chứng ngộ . Nếu hoàn cảnh cho phép, nếu cần thiết th́ học kỳ có thể kéo dài 1 năm, 3 năm, 3 năm 3 tháng 3 ngày, cho đến 6 năm, 9 năm, mười mấy năm, mấy mươi năm, không hạn cuộc. Có khi cả quảng đời c̣n lại nhất là các vị Đại Lạt Ma Trưởng Lăo bên Tây Tạng không rời khỏi tu viện bao giờ. Đời sống tu hành không phải một kỷ luật cứng nhắc áp dụng cho tất cả, nhưng là một lối sống cho đúng ư nghĩa với sự sống để thoát ra khỏi sanh tử luân hồi. Việc nhập thất cũng thế, vấn đề thời gian không hề được đặt ra và ta hoàn toàn tự do rời bỏ căn pḥng nhập thất theo ư muốn của ḿnh với điều kiện mỗi khi rời pḥng thờ Phật, ta phải lễ Phật xin phép, tự hẹn thời gian bao lâu sẽ trở vào, khi vào cũng lễ Phật thưa tŕnh như thờ Đức Thầy nghiêm không dám sai trễ.
Nhập Thất không có nghĩa là nhất định tu học 1 ḿnh. Thí dụ như trong Kiết hạ an cư ở thời đại Phật Thích Ca, thời kỳ tu thiền có 2 mùa là mùa đông và mùa hạ. Trên lục địa Trung Quốc, có rất nhiều người tu tập nhau lại để tu hành. Các tổ sư phái Thiên Thai đặt ra các phương thức sám hối, nghi thức và tất cả đều cùng kết hợp với 6 người, 7 người, mười mấy người để tu hành. Trong thời kỳ kiết hạ an cư, lúc Đức Phật c̣n tại thế, người ta cũng tiến hành tu hành trong khuôn khổ phạm vi nhất định hoặc ở dưới cây hoặc ở trong hang động, hoặc trong những căn nhà trống không của các cư sĩ nhưng tất cả đều không phải như phương thức tu hành đóng cửa như hiện nay.
VIII.Vấn đề ăn uống:
Khi nhập thất 1 ḿnh, th́ ta nên dùng những thực phẩm và nước uống mà ta đă dự trữ sẵn trước đó. Nếu có thể chỉ nên ăn ngọ ( 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa ) mà thôi, hoặc nếu cần cũng chỉ ăn vào buổi sáng và ngọ. Nếu có người giúp đỡ, nhờ người đem thức ăn đến cho ta hằng ngày. Nếu có 5 hoặc 6 người đồng phát tâm nhập thất thời ta phải thỉnh 1 vị hộ thất, lập quy điều cho nghiêm chỉnh dán ttrước cửa; tất cả mọi cử động, ăn uống, hương hoa đăng quả đều do vị hộ thất cung cấp đầy đủ, thời để những người đồng thất yên tâm mà tu tập. Ngoài ra, nếu có thể được th́ mỗi lần nhập thất ta không ăn, mà chỉ uống nước lọc suốt thời gian nhập thất ( Đây là phương pháp Tịnh Thuỷ ).
IX.Vấn đề vệ sinh:
Ta nên giải quyết tất cả mọi vấn đề cũng như tắm giặt tại nhà vệ sinh. Nên cất nhà vệ sinh kế bên thất hoặc bên trong thất để thuận tiện. Trường hợp nếu nhà vệ sinh ở cách xa thất, ta nên đi ra khỏi thất vào buổi tối-đêm để mọi người không trông thấy.
X.Kết luận:
Nếu c̣n hạn cuộc trong t́nh chấp buộc ràng, chưa biết những điều lợi hại của việc tu hành, th́ đừng nên sớm khinh suất mà nhập thất. Nhập Thất là lập thế trốn khách khứa bạn bè, trốn bao nhiêu công chuyện ngoài đời, để mà yên tâm tu tập vậy.
Đă nhập thất tức là cắt đứt mọi liên lạc với xă-hội, gia-đ́nh để chuyên tâm tu tập ngồi thiền, tŕ chú hay niệm Phật nhất tâm bất loạn. Nhiều người có kinh nghiệm, ngoài việc chuyên chú tu tập đó, chúng ta phải có nguyện lực vững chắc, bởi v́ kiếp này, nhiều năm nọ tháng kia, chúng ta đă sống trong xă hội, nay ta tách rời nó, nhiều chướng ngại ta sẽ gặp phải, sẽ có nhiều trường hợp nó thúc bách ta phải xả thất, không thể tiếp tục, đó là những ma chướng ngại mà chúng ta cần phải vượt qua, đề pḥng những trường hợp này, chúng ta phải giải quyết mọi chuyện cho xong trước khi nhập thất, để nó khỏi lôi kéo, réo gọi chúng ta.
Chúng ta nhớ rằng ở Việt Nam, nhiều khi chúng ta đi thập tự (viếng mười cảnh chùa), hoặc khi chúng ta đi viếng một ngôi chùa nào đó, chư tăng, ni hay người trong chùa cho biết vị trụ tŕ đă nhập thất rồi, đương nhiên là vị ấy chẳng bao giờ ra khỏi thất cho chúng ta gặp.
Thọ Bát Quán Trai đă là tích cực rồi, nhưng mà nhập thất là một phương pháp rốt ráo nhất, chư tăng, ni ngoài an cư kiết hạ ra, những vị này cũng dùng phương pháp kiết thất, để cho việc tu học của họ được trang nghiêm, thanh tịnh, chóng đạt được chứng đắc pháp môn của họ tu, cho nên hàng cư sĩ tại gia chúng ta có điều kiện nên kiết thất, tùy hoàn cảnh không nhất thiết phải 7 ngày đêm, có thể 1 ngày, 2 ngày lần lần tiến lên đến 7 ngày, công hạnh thành tựu nhanh hơn hết.
Nguyên cầu Tam Bảo gia hộ cho toàn thể chúng con. Nguyện cho chúng con sớm liễu nhập Phật Tánh và sớm nhận ra bản lai diện mục của chính ḿnh. Nguyện cho tất cả mọi chúng sanh sớm nhập thất tu hành chứng thành đạo quả thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Nam mô Giác Đạo Khổ Hạnh Y Sư Bồ Tát Ma Ha Tát, Tác Đại Chứng Minh.
Sửa lại bởi phoquang : 01 March 2006 lúc 10:28pm
|