Tác giả |
|
saodem Hội viên
Đă tham gia: 18 January 2006 Nơi cư ngụ: Germany
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 36
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 08 March 2006 lúc 9:19pm | Đă lưu IP
|
|
|
Đại thừa là con đường đạt đến Tánh Không để giải thoát
1. Sự phát khởi Bồ đề tâm: Phát tâm Bồ đề là phát tâm đạt đến tâm giác ngộ của chư Phật, đồng thời giải thoát cho tất cả chúng sanh. Tâm giác ngộ của chư Phật là Trí Huệ soi thấy Tánh Không rốt ráo của tất cả các pháp, gọi là Đại Trí. Tâm t́m cầu sự giải thoát cho tất cả chúng sanh là Đại Bi. Phát khởi được Trí Huệ và Từ Bi gọi là phát Bồ đề tâm. Chúng ta thấy các Thiền sư Việt Nam đều đặt cuộc đời họ trong sự phát tâm Bồ đề này, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Chính v́ các vị đă đặt cuộc đời ḿnh vào trong hướng đi bao la và hùng dũng đó, mà hậu thế chúng ta đă có những tiểu sử hùng vĩ và bao la, hùng vĩ trong t́nh thương và bao la trong hành động, c̣n ghi lại như những dấu ấn của lịch sử VN, như Thiền sư Vạn Hạnh, người sáng lập đời Lư và thủ đô Thăng Long, như vua Trần Nhân Tông, người làm nên đỉnh cao của đời Trần và thể hiện trọn vẹn ư nghĩa "đời sống là đạo Phật, đạo Phật là đời sống".
Phát tâm Bồ đề, nền tảng cho mọi sự phát triển nở hoa của một cuộc đời PG được nhà vua Thiền sư Trần Thái Tông tóm gọn trong "Văn khuyên phát Bồ đề tâm":
"Cái quan trọng của thân mạng c̣n nên bỏ để cầu đạo Vô thượng Bồ đề, huống hồ là vàng bạc của báu vô thường mà lại luyến tiếc ư? Không biết một tính viên minh, chỉ theo 6 căn tham dục. Giàu sang cho lắm, đâu thể tránh được hai chữ vô thường, công danh nhất đời, chẳng thoát một trường đại mộng. Tranh nhân tranh ngă, rốt cuộc thành không, khoe giỏi khoe hay, đều là chẳng thật... Khi ấy mới hối, học đạo không nền. Chi bằng gấp rút đản đương, chớ để đời này lở dở... Hay đâu Bồ đề tánh giác, người người Viên măn, Bát nhă căn lành, ai ai sẵn đủ. Hỏi chi đại ẩn tiểu ẩn, chẳng kể tại gia xuất gia, không nề Tăng tục, chỉ cốt rơ Tâm, nếu hay chiếu rọi trở lại, đều được thấy tánh thành Phật. Vượt lên chỗ chẳng tương quan ǵ với sanh tử, thấu tới cơ vi mà quỷ thần nh́n chẳng thấy".
Chính từ trong lời nguyện gói trọn tất cả cuộc đời đó, mà:
"Trong cơi Phật vô biên
Thọ dụng làm Phật sự
Khiến tất cả chúng sanh
Đều phát tâm Bồ đề"
2. Trí huệ soi thấu thực tại Tánh Không: Đó là trí huệ soi thấy tất cả các pháp đều do duyên khởi, vô ngă, vô tự tánh, nhờ đó mà tất cả các pháp danh sắc tạo thành sanh tử đều mất hết ảnh hưởng. Sanh tử như hoa đốm ở giữa hư không đă không có, tức th́ giải thoát:
"Đất, nước, gió, lửa, thức
Nguyên lai tất cả Không
Như mây trời tan hợp
Phật nhật chiếu vô cùng
Sắc thân cùng diệu thể
Chẳng hợp cũng chẳng ĺa
Nếu thường hay tỏ rơ
Trong lửa: một nhành sen
Thiền sư Đạo Huệ
(mất 1172)
Có th́ có tự mảy may
Không th́ cả thế gian này cũng không
Ḱa trông bóng nguyệt ḍng sông
Ai hay không có, có không thế nào
Thiền sư Từ Đạo Hạnh
(mất 1112)
Chính nhờ trí huệ soi thấy Tánh Không mà Bồ Tát tự tại ở nơi sanh tử hoa đốm, như Tuệ Trung Thượng Sĩ trong bài "Sanh tử nhàn mà thôi":
Sanh tử nguyên lai tự tánh Không
Huyễn hóa thân này rồi cũng diệt
Phiền năo, Bồ đề ắt tiêu ma
Địa ngục, thiên đường tự khô kiệt
.....
Sanh là vọng sanh, tử vọng tử
Bốn đại vốn không, từ đâu khởi?
Pháp Thân không đến cũng không đi
Chân Tánh không phi cũng không thị
..... Người ngu điên đảo, sợ sanh tử
Kẻ tri thấy ra, nhàn mà thôi
Tóm lại nếu không có trí huệ soi phá vô minh để hiển lộ Tánh Không "bổn lai vô nhất vật" th́ cũng không có cuộc đời Bồ Tát, bởi thế trí huệ được gọi là huệ mạng, mạng sống của người tu Bồ Tát đạo. Trí huệ đối với Bồ Tát như con mắt để sống ở đời, không có mắt th́ sống mà cũng như chết, chỉ có trầm luân, chẳng thể nào tự cứu và cứu người. Có thể nói, Thiền tông Việt Nam là sự khai thị ngộ nhập Tánh Không này, và một vị Thiền sư là người lấy "Pháp Không làm nhà" (Pháp Không vi ṭa) như kinh Pháp Hoa vậy.
3. Ḷng Đại Bi hưng vận toàn bộ cuộc đời: Ḷng Đại Bi là chất men làm dậy lên cuộc đời Bồ Tát. Ḷng Đại Bi là sức mạnh khiến người tu hành nỗ lực đạt đến Trí Huệ để cứu đời, nhưng cũng đồng thời, khi càng có trí huệ, ḷng Đại Bi càng tăng trưởng. Trí Huệ càng phát sáng, người tu hàng càng thấy rơ tính chất hư huyễn, không thực, không tự tánh của năm uẩn, và đau ḷng thay, toàn thể thế gian đui mù không biết điều đó, vẫn điên đảo ngụp lặng, tạo nghiệp, sống chết trong cái lưới chằng chịt dệt bằng năm uẩn đang phủ chụp giam nhốt tất cả chúng sanh. Chính nh́n thế gian bằng con mắt trí huệ như vậy, người tu càng thêm lớn tâm Bi. Như người có mắt sáng nh́n vào đời sống lầm lộn, không thực của người mù, ḷng thương xót càng lớn lao, mong muốn cứu giúp người kia hết mù được mắt sáng để khỏi điên đảo đau khổ sống chết ở đời. Mắt sáng là trí huệ, và trái tim là Đại Bi vậy.
Bởi ḷng Đại Bi không hề vơi cạn này, đă dựng nên một cuộc đời nhà vua Trần Thái Tông hùng vĩ, mà sự vang vọng c̣n tới thế hệ ngày nay. Đây là 2 đoạn trong 6 bài nguyện của vua Thái Tông:
Ba nguyện gieo xuống vực cầu đại pháp
Bốn nguyện xông vào lửa để ngộ nguyên nhân sâu xa
Năm nguyện đốt thân báo ơn công đức Phật
Sáu nguyện đập xương lấy tủy báo ơn Thầy
Bảy nguyện có người xin đầu cho không tiếc
Tám nguyện có người khoét lấy mắt cũng xem là thân
và:
Ba nguyện biện tài trừ hết mê mờ
Bốn nguyện thích thuyết pháp độ quần sanh
Năm nguyện chuyển pháp luân vô tận
Sáu nguyện uống trọn ḍng nước pháp
Bảy nguyện sớm được đại cơ như Tổ Đại Ngu
Tám nguyện chóng cùng Lâm Tế hét
Chín nguyện lưỡi dài như Phật che trùm
Muời nguyện trong sạch như trời xanh
Mười một nguyện thế gian không c̣n người câm ngọng
Mười hai nguyện địa ngục không c̣n tội lưỡi bị cày
Trong các bài kệ thị tịch, các Thiền sư ít nhắc đến ḷng Đại Bi hơn là nói về Tánh Không, nhưng thực ra toàn bộ cuộc đời của các Ngài đều được vận động bằng năng lực Đại Bi. V́ Đại Bi mà vua Trần Thái Tông không lên ngôi, trốn lên núi Yên Tử t́m đạo cứu đời, và cũng v́ Đại Bi mà nhà vua nghe theo lời Quốc sư Phù Vân trở lại đời làm vua vừa tận lực tu hành trong đời sống thường nhật. V́ Đại Bi mà vua Trần Nhân Tông cũng không muốn làm vua, và làm nhiệm vụ một ông vua rồi th́ xuất gia đi khắp xóm làng giảng đạo. V́ Đại Bi mà các nhà sư vốn ưa ở núi rừng trở về triều làm Quốc sư, như Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh... V́ Đại Bi mà Thiền sư Pháp Thuận giả làm người chèo đ̣ để tiếp sứ Tống, v́ Đại Bi mà Thiền sư Viên Chiếu để lại cho đời những bài thơ văn chương đẹp đẽ nhất cho văn học PG. Và trong thế kỷ này, v́ Đại Bi mà Bồ Tát Quảng Đức tự đốt thân ḿnh làm ngọn đuốc soi sáng cho đời, soi sáng cho người bị chà đạp nhân phẩm lẫn cho người đang chà đạp nhân phẩm kẻ khác.
Nói chung, Đại Bi là nguồn lực vô tận làm sinh động PGVN. Ngày nay hầu như bất cứ chùa nào thuộc bất cứ hệ phái nào cũng có tượng Đại Bi Quán Thế Âm ở trước chùa, thậm chí nhiều nhà dân thường cũng thường thiết đặt tượng Đại Bi Quán Thế Âm ở trước nhà, điều đó cho chúng ta thấy nguồn cảm hứng về Tâm Đại Bi phổ biến đến mức nào ở nước ta.
4. Phương tiện thiện xảo: Phương tiện thiện xảo là phương cách để tự ḿnh sống được ở đời mà không nhiễm ô, không tạo nghiệp, đồng thời là phương cách tối ưu để hóa độ cho đời theo đúng với cái nh́n Trí Huệ soi thấy Tánh Không và ḷng Đại Bi trùm khắp muôn loài. Phương tiện thiện xảo là đứa con của người cha là Trí Huệ và của người mẹ là Đại bi. Phương tiện thiện xảo là độ thoát chúng sanh mà không thấy có chúng sanh nào được độ, làm mọi công việc ơn ích cho đời mà không thấy có ai làm, đó là "người huyễn gây làm, mà vốn không làm".
Chúng ta thấy các Thiền sư đều có phương tiện thiện xảo này. Như Thiền sư Vạn Hạnh, người đă thực hiện lời huyền kư về một triều đại PG ở VN của những Thầy Tổ sống trước ḿnh đến 200 năm, để lập ra một đời Lư hiển hách cả đạo lẫn đời. Một kỳ công có một không hai đối với lịch sử như vậy, nhưng với riêng Ngài, th́ chuyện ấy chỉ là sự thịnh suy của những hạt sương trên đầu ngọn cỏ:
Thân như ánh chớp có rồi không
Muôn vật xuân tươi thu héo hon
Tùy vận thịnh suy chi sợ hăi
Thịnh suy sương móc cỏ bên đường
Hoặc như vua Trần Nhân Tông, người đă từng hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông, người khai sáng ra trung tâm Yên Tử, người đă từng qua Chiêm Thành thương thuyết đem về cho đất nước hai châu Ô Lư và sự ḥa b́nh của hai quốc gia Chiêm-Việt, con người lại là một con người "vô vi" biết bao:
Vạn sự nước theo nước
Trăm năm ḷng với ḷng
Tựa lầu nâng sáo ngọc
Trăng sáng đầy cơi tâm
Con người suốt đời hoạt động đó, lại là một người suốt đời không rời khỏi thiền bản bồ đoàn để ngắm nh́n thế sự, có rồi không như hoa nở rồi rụng:
Thiên bản bồ đoàn ngắm rụng hồng
Những con người Đại thừa như thế, có thể lấy một câu nói của Khổng Tử để kết luận, đó là con người "vô kỷ, vô công, vô danh".
Ở trên, chúng ta đă lượt qua những điểm căn bản tạo nên cuộc đời Bồ Tất đạo, những yếu tố làm nên sức sống Đại thừa. Những Thiền sư VN đă sống trọn vẹn đời ḿnh theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, ḷng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đă làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam. Chính nhờ Đại thừa mà các vị vừa rất giải thoát vừa rất đi vào cuộc đời, vừa quá đỗi viễn ly vừa ở ngay trung tâm của cuộc sống, vừa là người đắc tam muội chánh định vừa là Quốc sư như Vạn Hạnh, vừa là Thiền sư vừa là một ông vua như Trần Thái Tông, vừa "chống gậy rong chơi, hề, phương ngoài phương" vừa giao du thân mật với sang giàu huyên náo của triều đ́nh như Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhập thất trong hang núi vừa là ông tổ của nghề hát chèo như Từ Đạo Hạnh... Phải chăng nhờ Đại thừa mà chúng ta có những nhân vật tiêu biểu nhất của lịch sử VN?
Và để kết luận, có lẽ chúng ta không biết làm ǵ hơn là nguyện cầu cho sức sống Đại thừa c̣n tuôn trào măi trong đời sống của dân tộc, để đưa dân tộc đến những bờ bến mới của cuộc trường chinh vô cùng của lịch sử.
__________________ Đời Mất anh Rồi vui với Ai !
|
Quay trở về đầu |
|
|
saodem Hội viên
Đă tham gia: 18 January 2006 Nơi cư ngụ: Germany
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 36
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 08 March 2006 lúc 9:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
CHƯƠNG II
PHÁP GIỚI NHƯ HUYỄN
Pháp giới là vũ trụ này , và đồng thời cũng bao gồm tất cả những cảnh giới siêu xuất mà chúng ta không nh́n thấy , không nghe thấy , không mường tượng nổi .
Trong kinh Hoa Nghiêm , phẩm thứ 39 gọi là phẩm Nhập Pháp Giới. Trong đó, mô tả những bước đường tiến tu cầu đạo của Ngài Thiện Tài đồng tử, lần lần chứng nhập của thể tính của pháp giới .
Vậy thể tính của pháp giới là ǵ ?
Kinh Kim Cang dạy : " Các pháp vốn không Thật không Hư " Pháp giới tức là các pháp, các hiện tượng hữu h́nh hay vô h́nh, các cảnh giới … Pháp giới cũng không thật không hư , nó chỉ là như Huyễn như Hoá . V́ sao ?
V́ nó chỉ là Duy tâm sở hiện , chỉ là do Tâm biến hiện , chỉ là những Aûnh biến hiện của Tâm , của mỗi cái tâm chúng sanh mà thôi .
Đó là lời dạy căn bản của kinh Phật , là điểm giáo lư trung tâm và ṇng cốt mà người Phật tử cần ư hội . Điểm thắng giải đó khiến cho giáo lư chư Phật vượt lên trên tất cả những giáo lư khác … Cũng từ điểm đó mà xuất phát ra tất cả những điểm khác . Hoa tạng thế giới của Hoa Nghiêm cũng từ đó mà ra , hệ thống Duy Thức cũng từ đó mà ra , hệ thống Bát Nhă cũng từ đó mà ra . Nếu người Phật tử lănh hội được một phần nhỏ trong muôn một của lời dạy ấy , th́ cũng đă lănh hội được ư chỉ của chư Phật rồi .
Lư Duy Tâm Sở Hiện ấy chính là Lăng Kính Đại Thừa . Nó bàng bạc trong tất cả các kinh Đại thừa , nó là cái màn phong đáy tầng của Kinh Đại Thừa … Song , những kinh giảng dạy , lư giải kỹ càng nhất về lư này là kinh Lăng Nghiêm , Lăng Già và Hoa Nghiêm . Nhất là kinh Lăng Nghiêm .
Kệ Hoa Nghiêm dạy :
Tâm như người họa khéo ,
Vẽ vời canh thế gian .
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm , Phật dạy : " Các cảnh giới , các cơi vô số vô lượng nổi lên trong hư không . Và hư không nổi lên trong Chân tâm diệu minh , tương tự như một áng mây trắng nổi lên trên nền trời xanh mà thôi ."
Mở đầu một cuộc thuyết pháp tại Đông Độ, ngài Đạt Ma cũng dạy ngay :" Tất cả thế giới được nghĩ trong tâm v.v… Tâm ơi Tâm , chỉ v́ mi mà ta phải lao đao lặn lội…" Ngài cũng nhắc nhiều đến Vô thức , tức Tàng thức . V́ thực ra , pháp giới chẳng phải là ǵ khác, chỉ là Vô thức của mỗi chúng sanh mà thôi . Nhưng hầu hết chúng sanh thường ngừng lại ở ư thức , tự ĺa bỏ Vô thức , nên quên mất điều ấy . Hầu hết chúng sanh , do sự suy động của những niệm–mê-mờ-câu-sanh-ngă-chấp tích luỹ từ thời vô thủy , cũng thường ngừng lại ở căn thân của ḿnh , đối lập căn thân đó với pháp giới , rồi ĺa bỏ luôn pháp giới . Không biết rằng cái pháp giới mênh mang bát ngát đó , chính là diệu-sắc-thân của chính ḿnh .
Tại Hoa Nghiêm hội , Ngài Phổ Hiền cũng ân cần dạy rằng :" Người Phật tử chúng ta phải hiểu rằng thế gian này là Biến hoá , là Huyễn Hóa…"
Hăy lắng tâm suy ngẫm giây lát về cái bí ẩn của pháp giới , của cái vũ trụ này… tỷ dụ như hiện nay , ta đang ngồi trong nhà, hoặc đi dạo ngoài phố . Ta thường có cái cảm tưởng là vững-vàng-chắc-chắn-ngay-thẳng , là v́ ta đang đứng trên mặt trái đất . Sở dĩ có cảm tưởng như vậy , là v́ nghiệp lực của chúng ta Tương Ưng với trái đất , và tạm thời , trái đất là nơi nương về của ta … kỳ thực th́ cái cảm tưởng vững–vàng-ngay-thẳng-ấy chỉ là giả . V́ trái đất đương lôi chúng ta , và quay với một tốc độ không biết bao nhiêu ngàn cây số một giờ . Và ta vẫn đi ngang, đi ngửa, đi úp, đi sấp … mà chẳng hề hay biết . Nhưng ta vẫn có cảm tưởng vững vàng , v́ nghiệp lực tương ưng với trái đất . Cũng như nghiệp lực của con cá tương ưng với nước , con chim tương ưng với hư khôn.
Vậy ta Nương về trái đất . Nhưng trái đất nương về đâu mà lừng lững hiện hữu tồn tại ? … Trái đất ở trong thái dương hệ , nên quay xung quanh mặt trời , nương về mặt trời . Thái dương hệ là một tiểu thiên thế giới nói trong kinh , và núi Tu di sơn rất có thể là cái guồng trục của thái dương hệ . Có điều là núi Tu di được kết tập thành do những quang minh khá vi tế , nên mắt thịt chúng ta không nh́n thấy . Khi có thiên nhăn sẽ nh́n thấy .
Đến lượt thái dương hệ . Thái dương hệ này là phải nương về một hệ thống nào khác lớn hơn ở trong trung thiên thế giới , hoặc ở trong dải ngân hà .
Rồi tất cả những thế giới đó , lúc h́nh thành như những chiếc hoa nở , lúc tàn lụi như lá rụng , cứ thế xoay vần miên viễn , th́ chúng nương về đâu ?
Chúng nương về hư không ?
Vậy hư không nương về đâu ?
Hư không này có vẻ như không có chỗ nương về , không có chỗ trụ . Hư không vô trụ, th́ pháp giới cũng vô trụ. Vô trụ th́ không thể tồn tại nổi một sát- na .
Nhưng thực ra th́ hư không cùng pháp giới đều nương về cái bể tinh lực uyên nguyên, cái tạng quang-minh-uyên-nguyên của Pháp thân thường trụ của Chân tâm diệu minh , của Thần-lực-hải của chư Phật , của Nguyện–lực–hải của chư Đại Bồ tát, của Nghiệp–lực–hải của tất cả chúng sanh .
Bởi thế , kinh Hoa Nghiêm dạy :" Pháp giới không ngằn mé này được an lập , là do Thần lực hải của chư Phật , do Nguyện lực hải của chư Đại Bồ Tát, do Nghiệp lực hải của chúng sanh ".
Cả ba thứ "hải" đó đều là bất tư ngh́ . Nghiệp lực hải thuộc về vô minh , c̣n Thần lực hải và Nguyện lực hải là do tâm b́nh đẳng đại từ bi và trí tuệ Bát-nhă .
Đó là điểm chân lư tuyệt vời được xiển minh bởi hằng hà sa chư Phật . Chân lư tối thắng, vừa tuyệt vời , vừa b́nh dị hiển nhiên , nhưng cũng khó tin nhận .
Cho nên , cái pháp giới bao la không ngằn mé này , chỉ trụ ở trên đầu một sợi lông , treo trên đầu một Tâm Niệm … Pháp giới chỉ là ảnh tượng khởi lên do một niệm mê mờ vô thủy của chúng sanh . Khi một chúng sanh biết quay đầu lại , chuyển Mê thành Giác , th́ những ảnh tượng pháp giới ấy lập tức biến đi đối với chúng sanh ấy. Và chúng sanh đó sẽ chuyển thành một bậc Chúng sanh Lớn , bước vào Sự-sự-vô-ngại-pháp-giới .
Thiết tưởng cần đi sâu hơn nữa vào những lời kinh xưa , để lư giải cái pháp giới vừa như –như , lại vừa như –huyễn này .
Kệ Lăng Già dạy :
Pháp giới như không hoa
Sự vật đều như huyễn
Thế gian hằng như mộng …
Trong pháp hội Đại Bát Nhă, Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu sau :
-" Các cơi , các cảnh giới , các thân căn chúng sanh … đều như huyễn, như hoá, như mộng, như ảo, như bào, như ảnh, như lộ như điển … như một giấc chiêm bao, như làn khói toả, như bọt tụ , như ảo ảnh nước ngoài sa mạc, như tiếng vang, như hoa trong gương , như trăng đáy nước , như một tuồng ảo hoá bày ra bởi một tên đại phù thủy ngồi xổm ở ngă tư đường …
Bài kệ sau đây cũng tuyên xướng chân lư :
Phật pháp như đại hải
C̣n rộng và sâu hơn ,
Chẳng có ǵ thoát khỏi
Thiên la địa vơng này
Mọi vật đến từ đó
Đột hiện rồi đột tan ,
Tương tự như bào ảnh
Chẳng khác một giấc mơ
Kẻ mê muốn nắm bắt
Như nắm bắt hư không ,
Tựa như đường chim bay
Mịt mùng không vết tích …
Lư Duy-tâm-sở-hiện này, tuy mênh mang bao trùm các cơi , nhưng cũng có thể thâu gồm trong mấy chữ : Chân tâm , Bất Giác , Động Niệm, Quang Minh, Biến Hiện , Tương Ưng .
Do sự suy động của những ngọn gió Vô minh bất giác , th́ biển Tâm động niệm , vọng động và nổi sóng , biến thành muôn vạn những đợt sóng nhấp nhô chập chồng, mỗi đợt tự ĺa ḿnh ra khỏi biển cả . Động niệm ấy cũng làm phát xuất vô lượng quang minh cùng quang minh quyến thuộc , những quang minh này kết tập lại , biến hiện thành những thân căn và khí thế giới , và thân-căn cùng khí thế giới này bao giờ cũng tương ưng với nghiệp lực của sự khởi niệm … Do đó , căn và cảnh không thể nào ĺa nhau được , v́ đều là sự biến hiện của cái Diệu Tâm nhiệm màu mà thôi .
Cũng bởi vậy , kinh Lăng Nghiêm dạy : " Nhân động mà có quang minh , nhân Quang Minh mà có h́nh sắc , nhân h́nh sắc mà có mùi hương v.v…"
Suy ngẫm kỹ , th́ thấy không thể có một Chân lư nào khác để lư giải về cái bí ẩn của vũ trụ và kiếp sống .
Trong bộ kinh Lăng Già , bộ kinh mà ngài Đạt-ma mệnh danh là bộ kinh Tâm Aán , lúc khởi đầu , Ngài Bồ Tát Đại Huệ đă mang ra hỏi Phật 108 câu hỏi .
-108 câu hỏi này bao gồm tất cả pháp giới hữu h́nh và vô h́nh , bao gồm tất cả những sự vật , trong đó có nhiều sự vật khá kỳ dị . Tỷ dụ như hiện tượng Rừng Nam Nữ , tức là một khu rừng bên Aán độ trong núi Tuyết Sơn , nơi đó có thứ cây sinh ra hai thứ trái , một thứ trái giống h́nh người nam , một thứ giống h́nh người nữ. (Ngài Đại Huệ hỏi Phật : có bao nhiêu vi trần trong một thân căn chúng sanh ? Thế nào là cực vi ? Thế nào là sát-na ? Thế nào là thời gian ? … Tại sao lại có Rừng Nam Nữ ? )… Đồng thời , cũng bao gồm tất cả những bậc tu chứng , cùng những triết thuyết của mọi trường phái ngoại đạo và thế luận .
Phật đă khởi ḷng từ ái trả lời khá dài , nhưng tựu trung , câu trả lời của Ngài chỉ thâu gọn trong một chữ " Phi" mà thôi .
" Sanh tức là phi sanh , bất sanh là phi bất sanh , thường là phi thường, vôâthường là phi vô thường , đoạn là phi đoạn , khứ là phi khứ , lai là phi lai , hữu là phi hữu , không là phi không , tương tục là phi tương tục , đồng thời là phi đồng thời , trước sau là phi trước sau , sát na là phi sát na , thời gian là phi thời gian , không gian là phi không gian , minh sơ là phi minh sơ , thần ngă là phi thần ngă , nhân duyên là phi nhân duyên , tự nhiên là phi tự nhiên , cực vi là phi cực vi , vật là phi vật , tưởng là phi tưởng , ư niệm là phi ư niệm v.v…"
Đọc th́ thấy rất bí ẩn , khó hiểu , trái ngược … v́ chúng ta vẫn c̣n quáù nhiều trong vô thức , những tập khí t́nh thức thông thường của phàm phu . Tựu trung là ư của Ngài muốn dạy như vầy :
-" Xét đến bờ mé tột cùng của Chân tâm diệu minh , cũng là Trí tuệ Bát Nhă , cũng là Như Lai tạng xuất triền , cũng là Chơn thiệt tế , cũng là Thật tướng … th́ bổn lai chẳng có Vật ǵ cả . Không vật , không cảnh giới , không chúng sanh , không Bồ Tát , không Phật , không có đường tu chứng , không có đắc , không có người đắc , không có quá sở đắc , không mê , không ngộ . V́ các pháp bổn lai vẫn Rỗng lặng , Như Như … Như Ta đây , Ta cũng như chư Phật , vẫn ngồi diễn nói lịch kiếp tu hành , mà Ta vẫn ngồi ở nơi Không hải . V́ tuy diễn nói các kiếp tu hành vô lượng , Ta không hề có một sát-na rời bỏ cái Tâm không tịch ấy .
V́ lẽ nào ?
Chỉ là v́ Ta thường trụ ở trong những cơn đại tam-muội rất sâu , rất rốt ráo, mà tất cả các trường phái ngoại đạo chưa hề lăng văng được đến ngưỡng cửa . Ta đă vượt hết thảy các bờ mé của mọi Vọng tưởng , dù là vọng tưởng kiên cố , hay vọng tưởng hư minh u ẩn . Nên ta nh́n thấy rơ cái then chốt sinh cơ của vũ trụ , của pháp giới này. Nh́n thấy và chứng nhập . Ta và pháp giới này vừa là một , vừa là khác . Khi ta an trụ trong cái biển Pháp thân thường trụ , th́ Ta với Pháp giới là một . Nhưng khi Ta hiển hiện sắc tướng làm Phật Thích Ca Mâu Ni đi ta bà các cơi thị hiện thành Chánh giác, để thành tựu căn lành của chúng sanh , th́ Ta lại có vẻ khác với pháp giới .
Trụ trong tam-muội sâu . Ta nh́n rơ và biết chắc chắn rằng mọi vật , cảnh giới, thân căn , chỉ là do sự Biến hiện của tự tâm , của Chân tâm diệu minh , suy động bởi gió nghiệp lực tích lũy từ vô thủy …Đó là thông điệp vi mật của chư Như Lai , mà nay Ta hiển bày cho các ông và cho chúng sanh đời sau , khiến cho Phật chủng không dứt đoạn … Các trường phái ngoại đạo chưa thể hiểu nổi đến Chân lư đó . Họ thường chấp rằng các cực vi của tứ đại đă tạo thành thế giới , hoặc thời gian tạo ra thế giới , hoặc thần ngă sanh ra thế giới , hoặc tự nhiên có thế giới . Ngoại đạo cũng có thiền định , có tam muội , cũng xiển minh được ít nhiều chân lư . Nhưng không phải là Chân lư rốt ráo tối thắng . Họ chưa biết đến tột mé cội gốc , mới chỉ nh́n thấy mấy thứ hoa lá hoặc cành cây . Họ chưa biết đến lư Duy tâm sở hiện . Họ c̣n chấp rằng có cái này sanh ra cái kia , có sanh có bất sanh , có thường có đoạn , có ta có vật , có người , có chúng sanh , có thọ mạng , có đường tu , có quả đắc . C̣n ở trong bờ mé của ư niệm , của vọng tưởng .
Không biết rằng cái Thực-tại-cuối-cùng vốn linh minh vắng lặng , tuyệt đường ngôn ngữ , bặt hết ư niệm và vọng tưởng . Phải ĺa hết vọng tưởng mới chứng nhập được .
V́ thế , nên đối với các ông , Ta đưa ra chữ Phi này . Để ngăn đón phá trừ , khuyến tấn các ông ĺa bỏ các ngôn từ danh tướng . Lià bỏ lời để ư hội lấy nghiă. Nghĩa là ǵ ? Nghĩa là ĺa bỏ mọi vọng tưởng . Có lià bỏ mọi ư niệm , mọi vọng tưởng th́ mới có thể thầm khế hợp , mới chứng nhập được Giác thể cuối cùng … Chứng nhập Giác thể hay Chân tâm để làm ǵ ? Là để có Trí tuệ tối thắng , và đồng thời có Tâm Đại Bi khởi diệu dụng vô cùng , ôm trọn pháp giới không ngằn mé này vào trong Diệu-sắc-thân của ḿnh …"
__________________ Đời Mất anh Rồi vui với Ai !
|
Quay trở về đầu |
|
|
saodem Hội viên
Đă tham gia: 18 January 2006 Nơi cư ngụ: Germany
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 36
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 08 March 2006 lúc 9:26pm | Đă lưu IP
|
|
|
Nói tóm lại , th́ Ngài đưa ra một chữ Phi để phá bỏ mọi danh tướng , mọi ư niệm , mọi vọng tưởng . V́ ư niệm nào cũng chỉ là vọng tưởng , và sự vật nào cũng chỉ là một ư niệm tạo nên do cái vọng thức phân biệt của con người hay của một chúng sanh nào khác … Pháp giới chỉ là do Tự tâm biến hiện , chỉ là một trường biến hiện liên miên bất tuyệt Tương Tợ Tương Tục của tâm chuyển thành Thức . Rồi trong cái màn ảo ảnh liên miên và bao la đó , vọng thức của con người cắt xén lấy một số ảnh tượng có vẻ tương tợ tương tục. V́ chúng biến hiện tương tợ tương tục, nên chúng h́nh như có khoác một h́nh tướng . Vọng thức con người liền chộp lấy h́nh tướng đó , tạo thành một ư niệm rồi khoác cho nó một Tên Gọi ( danh tướng ) , ôm khư khư lấy nó , nhất định coi nó là có , cho nó là Vật , tồn tại độc lập và riêng biệt với ḿnh . Trong khi chính thức , chúng chỉ là những ảnh tượng biến hiện nên một cách tương ưng do những chủng tử nghiệp lực của chính tâm thức ḿnh mà thôi .
Do đó , xét đến cùng , th́ mọi sự vật chỉ là những ư niệm , những ngôn từ danh tướng của vọng thức của chúng sanh … Vi trần cũng chẳng phải là vi trần , chỉ là một ư niệm về vi trần , nên tạm gọi là vi trần thôi . Thế giới chẳng phải là thế giới , chỉ là ư niệm về thế giới , nên tạm gọi thế giới . Sát-na cũng chẳng phải sát-na , chỉ là ư niệm về sát-na , nên tạm gọi sát-na . Thời gian cũng chỉ là một ư niệm . Ông A bà B cũng đều là những ư niệm do vọng thức phân biệt tạo nên … Sanh ra cũng chỉ là một ư niệm vọng tưởng , v́ thực ra chẳng có cái ǵ có thể sanh ra cái ǵ cả . V́ chỉ là nhân duyên biến hiện . V́ chỉ là Biến Hiện . Bất sanh cũng vậy . Thường đoạn cũng vậy . Có không cũng vậy . Minh sơ hay Thân ngă cũng vậy , chỉ là ư niệm ngôn từ .
Ư niệm hay ngôn từ đều c̣n là rỗng tuếch , v́ chỉ gợi lên được đôi chút h́nh tướng bóng dáng , mà không sao khế hợp nổi với cái Giác thể cuối cùng … Cần phải lià bỏ mọi ư niệm mới thầm khế hợp được . Cần phải luôn luôn niệm cái Vô Niệm . Nghĩa là luôn luôn tư duy , quán tưởng rằng mọi vật đều là do sự biến hiện của Tự Tâm . Cho nên , Ngài Mă Minh dạy rằng :" Giữ Chánh niệm tức là luôn luôn quán tưởng Lư Duy tâm sở hiện …"
Tuy khởi đầu , Phật đưa ra một chữ Phi bí hiểm như vậy , nhưng sau đó , trong pháp hội Lăng Già , Ngài đă giảng giải rất kỹ càng … Giảng giải về cái diễn tŕnh của Tâm , của Như Lai tạng-xuất-triền chuyển biến thành Tàng thức , thành cái biển sóng ào ạt nhấp nhô của tám thức . Giảng giải về Tam tế Lục thô của Vô minh Bất giác . Giảng giải về ngôn từ danh tướng . Rồi giảng về các thế luận , các kư luận của mọi trường phái ngoại đạo . Và giảng về các địa tu chứng , về Pháp thân Phật , về Báo thân và về các Hoá thân của Phật . Trong khi giảng , Ngài luôn luôn nhắc tới Lư Biến Hiện của Tâm .
Pháp hội Lăng Già triệu nhóm những bậc Bồ Tát căn cơ đă thuần thục , nên lời kinh thường cô đọng khó hiểu … Trong kinh này , Phật cũng chỉ thẳng rằng Tàng thức chính là Như Lai tạng , Tàng thức toàn Vọng cũng chính là Chơn , Mê ngộ cùng một Thể , chỉ cần biết Chuyển là Tàng thức sẽ biến thành Bạch tịnh thức , tức là Như Lai tạng .
Phật nói kinh này tại cung vua Dạ Xoa , trên đỉnh núi cao chót vót không lối vào , nh́n xuống mặt biển sâu . Đỉnh núi cao tượng trưng cho pháp môn tâm-địa cao ṿi vọi . Biển cả tiêu biểu cho biển tâm thanh tịnh , phản chiếu hết thảy vũ trụ . Nhưng khi ngọn gió vô-minh-bất-giác nổi lên , th́ sóng thức cũng nổi lên ào ạt mịt mùng …
Bộ kinh được kết thúc bằng một phẩm chót nói về giới cấm ăn thịt . Không được ăn thịt chúng sanh … Chắc là tại loài Dạ Xoa ham ăn thịt người , và trong khi nghe kinh , vẫn có thứ Dạ Xoa thấy đói bụng lại khởi tâm muốn đi kiếm thịt ăn …
Đọc những kinh như Lăng Già , Lăng Nghiêm , Hoa Nghiêm … ta sẽ thấy rằng chỉ có một bậc Đại Giác mới có thể nói nổi những lời kinh như vậy . Phải là một Bậc , ngồi dưới gốc Bồ Đề , thị hiện thành Chánh giác , thâu suốt tất cả pháp , siêu xuất tất cả cơi , mới nói được như vậy . Lời diễn giải như nước chảy mây trôi , và văn chương nhiều khi siêu tuyệt … Bởi thế chúng ta cần đảnh lễ , cần phải niệm . Niệm Phật , niệm Kinh , niệm Tăng . Và niệm niệm chớ sanh nghi…
Vậy th́ pháp giới vừa là Như Như vừa là Như Huyễn .
Lối nh́n của các loài chúng sanh đối với pháp giới là tuỳ theo mức độ tâm thức , mức độ đạo lực của chúng sanh đó .
Kẻ phàm phu th́ nh́n sự vật , nh́n pháp giới , thấy như có thực , thấy có cái này sanh ra cái kia , thấy có mẹ sanh ra con , thấy cây sanh ra bông lá, thấy chất sữa sanh ra chất lạc và tô , thấy cái trống và tay người cầm dùi sanh ra tiếng trống .
Nhưng kỳ thực th́ chẳng có cái ǵ có thể sanh ra cái ǵ được cả . V́ sao ? Là v́ chính nó đă vô thường , niệm niệm sanh diệt , nên chẳng có tự thể ǵ , th́ làm sao mà sanh ra một cái khác được ? Bởi vậy , pháp giới chỉ có thể là biến hiện .
Người có tâm thức cao hơn một chút nữa , khi nh́n pháp giới , th́ thấy nó là nhân duyên tương sanh tương diệt . Nhưng lối nh́n này cũng chỉ mới là quyền nghĩa thôi , chưa phải là nghĩa cứu cánh .
Xét đến tột cùng ngằn mé , đến bờ mé của Tận nhập vào Vô tận , bờ mé của Vô minh nhập vào Chơn thiệt thể , th́ pháp giới chỉ có thể là Biến Hiện , chỉ là sự biến hiện của Vô minh bất giác , của vô lượng vọng tưởng tích lũy từ thời vô thủy , huân tập trong Tàng thức thành những chủng tử vô h́nh vô ảnh , nhưng khi thời tiết chín mùi , đă làm nở ra những ảnh tượng pháp giới tương ưng với nghiệp lực của ḿnh mà thôi .
Bởi thế nên mỗi chúng sanh đều đeo theo một ảnh tượng tương ưng và Riêng Biệt về pháp giới . Nhưng hầu hết chúng sanh đều không hay biết , cứ lầm tưởng rằng cái pháp giới đó là ở ngoài ḿnh , và tồn tại một cách khách quan độc lập , không dính dáng ǵ đến ḿnh hết .
Điều khiến cho phàm phu chúng ta dễ chấp rằng pháp giới là có thực , là các sự vật chung quanh ta đều có vẻ chắc nịch , lưu ngại , ù lỳ , cố định , rất khó chuyển hoá . Chúng ta thường tin ở giác quan của ḿnh , nhất là xúc giác . Cái ǵ sờ thấy , mó thấy th́ không thểkhông thực được . Mắt và tai c̣n có thể có ảo giác được , chứ tay sờ mó th́ khó có ảo giác . Cũng tương tự như tông đồ Thomas xưa kia hoài nghi nói rằng :" Tôi chỉ tin là Chúa Ki tô sống lại , khi nào chính tay tôi được sờ mó những vết thương đóng đinh câu rút trên người Chúa …" Nhưng thực ra , th́ cái cảm giác chắc –nịch-ngăn-ngại-ù-lỳ ấy cũng chỉ là một cảm giác hư minh . Sự vật có vẻ kiên cố , nhưng nó cũng chỉ là kiên cố vọng tưởng thôi . V́ sao ? V́ sự vật nào cũng là do những quang minh thô kệch , chuyển động chậm lại , cô đọng lại, và kết tập nên . Và quang minh th́ phát xuất do tâm tưởng , tập khí tâm tưởng tích lũy từ vô thủy nên kết tập thành những kiên cố vọng tưởng là sự vật … Vậy nên , sự vật chỉ là những dấu vết biến hiện của tâm chúng sanh , những kư hiệu (signe) của tâm chúng sanh . Và những Bậc nào đă ĺa được mọi vọng tưởng , th́ sẽ bước vào b́nh diện của những quang minh vi diệu nhất , sẽ có đại thần lực , có thể sử dụng quang minh để chuyển hoá Vật, chuyển hoá pháp giới một cách dễ dàng như đại lực sĩ co duỗi cánh tay mà thôi .
Pháp giới bao la không ngằn mé này , trụ trên đầu một sợi lông , treo trên đầu một Tâm niệm . Một niệm Mê Mờ Vô Thủy , một niệm vô minh câu sanh .
Ch́a khoá của Chân lư Chư Phật là ở hai chữ : Động Niệm . Tâm của chúng sanh luôn luôn bập bềnh dao động , không ngừng nghỉ , niệm niệm vi tế tiếp nối . Và sự động niệm ấy làm phát hiện lên những ảnh tượng pháp giới . Tương tự như những làn sóng biển li ti nhấp nhô , mỗi đợt sóng làm phát hiện một ảnh tượng lệch lạc của mặt nhật … Nếu một chúng sanh nào bặt được sự động niệm vi tế ấy , th́ ảnh tượng pháp giới cũng bặt luôn đối với chúng sanh ấy .
Nhưng tại sao cái niệm ấy lại Vô Thủy ?
Vô thủy là không có bắt đầu . Niệm ấy vô thủy , là v́ ngọn gíó Vô minh hằng khởi , không hề ngừng nghỉ . Tương tự như trên mặt biển đầy sóng ào ạt , th́ biết cái nào là đợt sóng đầu tiên ? Vả lại , hai chữ Thủy Chung cũng chỉ là một cặp ư niệm đối đăi , do vọng thức của chúng sanh dựng lập nên . Chúng sanh nh́n sự vật , th́ thấy sự vật h́nh như có sanh có diệt , có bắt đầu , có chung cuộc . Nên hay hỏi tại sao lại vô thủy . Nhưng khi chúng sanh đó đưa tâm thức của ḿnh tới bờ mé của sanh diệt nhập vào vô sanh , th́ tự sẽ thấy câu hỏi trước của ḿnh chỉ là câu hỏi của một kẻ ngủ mê .
Vậy niệm ấy là vô thủy . Và pháp giới bao la này , phát hiện từ niệm ấy , cũng là vô thủy , và thường là vô chung . Chỉ trừ đối với bậc nào đă ĺa bỏ hết vọng tưởng , hết khởi niệm , th́ pháp giới cũng tự bặt dứt , và như thế, trở thành hữu chung đối riêng với bậc ấy .
Nhưng tại sao gọi là niệm Mê Mờ , niệm Vô-minh-câu-sanh hay Sanh-tướng-vô-minh ?
Niệm ấy mê mờ , v́ là Vô minh, là Bất Giác . Đây là cái điểm bí ẩn nhất của mọi Bản thể luận , v́ nó ở bờ mé của Phổ-biến nhập vào Chân-thiệt-tế , của Nhiều nhập vào Một … Trong Luận Khởi Tín , ngài Mă Minh dạy : " Do không thật biết pháp Chân như , nên tâm bất giác nổi lên , khởi vọng niệm . Song vọng niệm v́ không có thật thể , nên chẳng tới Bản giác Chân như …"
Vậy th́ cái Vô-minh-bất-giác đó nó không có thật thể , không nguyên nhân , nó nổi lên như một cái bóng mờ , một làn sương tỏa , nổi lên như hốt như hoảng , như một cơn mê sảng . Tương tự như anh chàng Diễn-nhă-đạt-đa trong kinh Lăng Nghiêm, soi gương thấy ḿnh có đầu , có mặt , bỗng cái gương lệch đi , không thấy đầu nữa , bèn tưởng là ḿnh mất đầu , phát cuồng chạy đi kiếm cái đầu .
Thực ra th́ trong Chân tâm diệu minh , chẳng có một vật ǵ cả , và chân tâm vẫn lặng lẽ thường tịch chiếu soi , trong sáng đến tột bậc . Nhưng bỗng nhiên , một niệm mê mờ , một cơn mê sảng nổi dậy , quên rằng chính ḿnh vốn là Trong sáng tột bực , lại muốn quay lại soi sáng chiếu soi vào chính ḿnh … Một niệm mê mờ nổi lên , th́ vô lượng niệm mê mờ đều nổi lên . Do đó , cái Minh trong sáng tột bực chuyển thành cái hư minh , và Chân tâm bị bao phủ ngăn che bởi những màn vô minh lớp lớp, cũng chuyển thành Tàng thức , cỗi nguồn của sanh diệt . Và những niệm mê mờ ấy cứ trùng trùng nổi lên , tích lũy từ những kiếp vô thủy , trở thành vô vàn tập khí chủng tử huân tập trong Tàng thức . Hư minh quay lại tự chiếu soi , nên liền phân thành năng sở , và Nga ơchấp , Ngă tướng nổi lên tương tự như một cơn lốc hư minh . Đă có năng th́ phải có sở , có ngă thể th́ có khách thể , có trong th́ có ngoài… nên các pháp , các hiện tượng đều trùng trùng nổi dậy , phát hiện vô cùng vô tận , tương tự như vô vàn những Vô minh câu sanh , hay vô-minh-uyên-nguyên này cũng được kinh Phật gọi là Nghiệp tướng vô minh . Nó cực kỳ vi tế nhỏ nhiệm u ẩn , nó lại hằng khởi nên rất bất tư ngh́ . V́ thế đến bậc Đẳng giác Bồ Tát cũng c̣n một phần vô minh này chưa gột sạch được. Lối sở hành của nó cũng rất vi tế u ẩn . Khi nó vọng khởi , th́ nó Chuyển thành một phần gọi là Năng hiện , và một phần gọi là Sở hiện . Năng hiện là cái phần hư minh muốn chiếu soi , và Sở hiện là phần bị chiếu soi , nên hay hiện ra các thứ cảnh giới . Ba phần này gọi là tam tế , tức là ba tướng vi tế của Vô minh chuyển hiện … Chỉ có những bậc Bồ Tát cao từ đệ bát địa trở lên , mới tế nhận được những sở hành này .
Tam tế này chuyển dần xuống thành Lục thô , tức là những tướng chuyển hoá thô kệch hơn , tương đối dễ tế nhận hơn . Tức là chuyển dần từ chỗ vi tế vô h́nh tới chỗ hữu h́nh … Đó đều là sự hiện hành và biến hiện của những tập khí chủng-tử-vọng-tưởng-tích-lũ ;y trong Tàng thức .
Trong cái diễn tŕnh hiện tượng hoá từ tế đến thô này , cái mê-muội-vi-tế kết lại thành hư không , cái thiên-lưu-biến-dịch kết lại thành thời gian kiếp số , cái mê-muội-tối-tăm-thô-kệch-lưu-ng& #7841;i kết lại thành vật . Cái tối-tăm-thô-kệch này tức là cái si-mê-kiên-cố , nó lóng lại và kết thành vật và khí thế giới , như trong kinh Lăng Nghiêm nói . C̣n cái si-mê-vọng-tưởng có ít nhiều linh minh phân biệt th́ kết lại thành thân căn của các loài chúng sanh .
Về khí thế giới , th́ những cơi Sắc và Vô sắc thường phát hiện trước , rồi mới đến Dục giới . V́ dục giới thô kệch hơn … Giữa khoảng hư không vô cùng tận , bỗng nổi lên những cơn gió nghiệp mênh mang bát ngát , thổi tṛn như những cơn lốc , gọi là phong luân . Phong luân nương trên hư không . Rồi những thủy luân , hoả luân cũng nổi lên bạt ngàn rào rạt , nương trên phong luân và cũng tương tự như những cơn lốc . Rồi các địa luân xuất hiện , nương trên thủy luân … Bốn thứ đại này , tuy có h́nh tướng , nhưng cũng đều do sự biến hiện của Vô minh vọng tưởng , của Chân tâm , nên đều chu biến khắp nơi . Khi nào nhân duyên đầy đủ và chín mùi , do sức nghiệp chiêu cảm, th́ chúng hiện ra như những cơn lốc hư minh .
Thực ra , th́ giữa khí thế giới tạm gọi là vô t́nh , với các loại hữu t́nh , không hề có ngằn mé ranh giới ǵ tuyệt đối cả . Ngằn mé chỉ là do mức độ tâm thức , mức độ đạo nhăn của một loài chúng sanh nào mà thôi . Đối với một loài chúng sanh , th́ bờ mé của hữu t́nh đến chỗ này , nhưng đối với một loài khác , th́ bờ mé lại đến chỗ kia. Đối với loài người , bờ mé hữu t́nh ngừng ở cỏ cây sỏi đá . Nhưng đối với một con thi trùng sống trong thân người , th́ nó tưởng trái tim là núi Tu-di , và băi nhước canh trong bao tử là biển Nam hải … Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng cây và đá lâu năm có thể thành tinh được … Và đối với một bậc đại Bồ tát , th́ bậc đó thấy rằng sơn hà đại địa , các cơi , và vô vàn chúng sanh chúng ta cũng đều ngụp lặn trong diệu-sắc-thân của bậc đó . Bởi vậy kinh dạy rằng :" Cơi là thân , thân là cơi ". Tuỳ ở mức độ đạo nhăn . Và kệ Hoa Nghiêm nói :
Trong cơi các loại thân chúng sanh
Trong thân lại có các loại cơi
Trời người các loài đều riêng khác
Phật đều biết rồi đem giảng dạy …
Nay đến các loài hữu t́nh , hay tạm gọi là hữu t́nh … Một niệm-mê-mờ nổi lên, th́ vô lượng niệm-mê-mờ đều nổi lên . Niệm mê mờ vô lượng , nên chúng sanh vô lượng . Tuỳ theo những tập-khí-vọng-tưởng-điên-đ 7843;o-nhiễm-ô mà biến hiện thành các loài . Loài có nhiều căn , loài có ít căn , loài có dục , loài không dục , loài có tưởng , loài không tưởng , loài có thân hào quang , loài có thân tạp thực thô kệch v.v… Như chúng ta là người có thân tạp thực bệnh hoạn khổ lụy . Cái đó chẳng phải là ngẫu nhiên , mà chỉ là do những tập khí hoài niệm tích lũy từ vô thủy . Cái hư minh kiên cố nhất , trong thời gian hoài thai , thâu góp những cơn lốc cực vi thô kệch để kết tập lại thành thân canh sắc tướng của ta . C̣n cái hư minh u ẩn hơn th́ kết lại thành thọ-tưởng-hành-thức .
Mỗi chúng sanh trở thành một lăng-kính-ảnh-hiện , một trung-tâm-ảnh-hiện (centre , hay prisme de miroitament ). V́ nó vốn là một cơn lốc hư minh , nên nó ảnh hiện vũ trụ , ảnh hiện thân căn của ḿnh , ảnh hiện nên cái ảo giác là có ngă . Chấp là có ngă , rồi chấp là có pháp , có vật , có hiện tượng bên ngoài … Mức độ ảnh hiện của mỗi chúng sanh , của mỗi loài chúng sanh th́ có nhiều khác biệt , nhưng mỗi mỗi đều có ảnh hiện . Và tuỳ theo nghiệp lực , mỗi chúng sanh đều ảnh hiện vũ trụ thành một ảnh tượng Riêng Biệt Của Ḿnh . Aûnh tượng về không gian , thời gian , về các hiện tượng cũng khác biệt . Chánh báo , y báo khác biệt …
Tóm lại , đối với mỗi chúng sanh , pháp giới bao la này chỉ là những ảnh-tượng-như-huyễn-như-hóa -chập-chồng-duyên-khởi , trùng trùng ảnh tượng , trùng trùng thẩm thấu , trùng trùng biến ảo . Các cảnh giới đều chỉ là những ảnh-biến-hiện của cái Thức của chúng sanh , và xét tột cùng hơn nữa , chúng đều là những ảnh-biến-hiện của vô-minh-vọng-thức , và vô minh th́ không rời Bản giác , vốn là cái bóng mờ của Chân-tâm-diệu-minh .
Hầu hết chúng sanh không biết rằng h́nh tướng là do tâm niệm khởi lên . Bèn chấp là có , có ḿnh , có người , có vật … Trải qua a-tăng-kỳ-kiếp , rong ruổi theo những h́nh bóng đó , khởi thêm ra đủ các thứ tâm tưởng tham-ái-sân-si-mạn-nghi-tà-kiến , tranh giành xâu xé cướp đoạt những h́nh bóng . Các tâm tưởng đó lại huân tập trở lại vào Tàng thức , tạo thêm những tập-khí-chủng-tử-nghiệp-lực , sau này lại nở ra hiện hành ở các kiếp khác , thành những căn thân và khí thế giới khác . Nên các chúng sanh tự quyện lấy nghiệp , như con tằm quyện trong cái kén , và nghiệp đeo theo chúng sanh như bóng theo h́nh … Cho măi đến khi nào , gặp được một bậc thiện tri thức chỉ bày cho biết cái u ẩn mầu nhiệm của tâm niệm , hoặc gặp kinh chỉ bày cho cái bí ẩn của Chân tâm , th́ lúc bấy giờ mới biết Hồi Đầu , quay đầu lại để nh́n vào những tâm niệm của ḿnh , để coi xem tại làm sao chúng lại có thể biến hiện thành h́nh tướng …
***
Lăng-kính-ảnh-hiện những ảnh-tượng-như-huyễn-như-hóa -trùng-trùng-duyên-khởi .
Đó tạm gọi là mường tượng diễn tả pháp giới .
Xưa kia , tại cổ Trung Hoa , một vị nữ bạo chúa nổi tiếng là hoang dâm vô độ , hoàng hậu Vơ Tắc Thiên , lại đến thưa hỏi ngài Đại sư Pháp tạng rằng : Cảnh giới Hoa Nghiêm là như thế nào ? Đại sư bèn lấy một cây nến lớn thắp giữa một căn pḥng rộng , xung quang ngọn nến có bày la liệt những tấm gương trùng trùng lớp lớp, rồi nói rằng : " Thưa lệnh bà, cảnh giới Hoa Nghiêm cũng hơi tương tự như vậy ".
Đây là tạm ví dụ cảnh như-huyễn-ảnh-tượng .
Vào ngày nay, chúng ta có thể thay đổi sự xếp đặt khác hơn nữa . Thay thế những tấm gương bằng phẳng đó bằng trùng trùng lớp lớp những tấm gương có nhiều màu sắc : xanh vàng đỏ trắng…, nhiều h́nh thù : gương lồi , lơm , méo , nhiều cạnh , ít cạnh . Và mọi thứ lăng kính ấy đều lay động , di động … Và tất cả đều óng ánh những ảnh-tượng-màu-sắc , thành một cảnh tượng psychedelic , th́ tương tự như cảnh giới Hoa Nghiêm hơn .
Nhưng ví dụ nào cũng chỉ là thô kệch , tạm bợ . V́ cảnh giới đó th́ nói chẳng xiết , ví dụ chẳng cùng .
***
Mỗi chúng sanh đều đeo theo một mức độ ảnh hiện riêng biệt , về chánh báo y báo , về thân căn quốc độ . Mức độ đó có thể là cao hoặc thấp , bao la mênh mang hoặc hạn cuộc ngắn ngủi .
Đối với những loài côn trùng chẳng hạn , như giun , dế , chuồn chuồn … th́ tâm thức tŕ trệ ở mức độ rất thấp kém , nhưng chúng vẫn là những lăng kính ảnh hiện , và sự ảnh hiện này chỉ có thể là đơn sơ hạn cuộc . Thời gian , không gian đối với chúng cũng đơn sơ , và ảnh tượng về vũ trụ cũng vậy .
Tiến đến những loài như chó , ngựa , voi , hạc … th́ mức độ tâm thức của chúng ta đă cao hơn nhiều , nên những ảnh tượng về vũ trụ chắc là phải bao la bát ngát hơn nhiều .
Đến loài người th́ lại càng cao hơn nữa rất nhiều . Đến chư Thiên , th́ những ảnh tượng pháp giới càng phát triển bao la mịt mùng hơn nữa .
Đến một bậc Bồ Tát lớn , th́ những ảnh tượng về pháp giới lại càng xuất hiện mịt mùng , vi diệu và mầu nhiệm hơn rất nhiều .
Một chương sau đây , khi bàn tới vấn đề thời gian và không gian , sẽ cố gắng suy luận kỹ càng hơn về những điểm này … Có điều chắc chắn là những chúng sanh lớn , có mức độ tâm thức cao , đều có thể nh́n thấy tất cả những cảnh giới ở mức độ thấp hơn . Trong khi những chúng sanh ở mức độ thấp , khó thể nh́n thấy , hoặc không thể nh́n thấy những cảnh giới cao được .
Bởi vậy , nên trong kinh thường nói rằng : " Tất cả các cảnh giới từ thô kệch cho đến vi diệu , đều Không Thật Không Hư".
Chúng đều Không Thật . V́ sao ? Là v́ trước hết , các vật đều vô thường , niệm-niệm-sanh-diệt-biến-đ̕ 3;i . Chúng như những đám mây vân cẩu , trùng trùng theo nhân duyên khởi lên , rồi lại theo nhân duyên diệt đi . Sau nữa , là v́ chúng không có thực tại ǵ nhất định hết , và bao giờ cũng phải tùy thuộc vào cái tâm thức thấy nghe hay biết của chúng sanh đứng nh́n nó . Tỷ dụ như một con sông . Loài người chúng ta cùng có một số lớn nghiệp lực tương đồng ( kinh gọi là Cộng nghiệp ).
Nên ai ai cũng nh́n và cho đó là một ḍng sông . Nhưng loài ngạ quỷ , do sức chiêu cảm của một cộng nghiệp khác , lại nh́n thấy khác , cho nó là một ḍng lửa , uống vào th́ cháy cổ họng . Chư thiên nh́n , lại cho nó là ngọc lưu ly . Loài rồng nh́n lại thấy những điện đài lầu các … Lại tỷ dụ như núi Tu di . Chư thiên trở lên th́ có thể nh́n thấy núi chúa này , nên cho nó là thật . Nhưng từ loài người trở xuống đều không nh́n thấy núi đó , nên cho là không thật .
Bởi thế , các cảnh giới đều không phải là thật thực sự . V́ nếu là thật , th́ phải có một thực tại nhất định , bất biến , và bất cứ loài nào cũng phải nh́n thấy . Nhưng v́ chúng là Biến Hiện , nên không thể bất biến được .
Nhưng chúng cũng không phải là Hư … V́ sao ? Là v́ một cảnh giới bao giờ cũng có một số loài chúng sanh nh́n thấy được , hoặc nghe thấy nó , hoặc ngửi , nếm , sờ mó nó được , chấp nó là có , rồi khởi ra đủ mọi thứ vui buồn , phiền năo … Do đó , chúng không phải là Hư … Tỷ dụ như trong kinh thường nói rằng : Khi Phật thuyết một thời pháp lớn , hoặc khi một Đại Bồ Tát đi qua một nơi nào , th́ Đất thường rung động sáu cách . Sự chấn động sáu cách đó , phàm phu chúng ta đâu có hay biết , nhưng các vị đă vào được một thứ tam muội nào đó , th́ thấy biết sự chấn động . Bởi vậy , không phải là Hư .
Tóm lại , tất cả mọi cảnh giới , từ thô kịch đến vi diệu , từ chúng sanh bé nhỏ đến các bậc chúng sanh lớn như Phật , Bồ Tát … đều Như huyễn , đều chỉ là biến hiện, đều không thật không hư , v́ đều chỉ là Vọng Hiện của những tập khí chủng tử của Tàng thức , do nghiệp lực chiêu cảm . Nhưng nếu kẻ hành giả quán tưởng sâu hơn nữa. tới chỗ bờ mé , th́ sẽ chuyển được tất cả Vọng ấy . Sẽ thấy toàn Vọng tức là Chân, và mọi pháp , mọi cảnh giới vốn Như Như , bản lai rỗng lặng …
***
Để kết thúc chương này , thiết tưởng cần nói rơ hơn về Cộng nghiệp và Biệt nghiệp ( hay Dị nghiệp ) của một loài chúng sanh .
Tỷ dụ như loài người . Kiếp này , chúng ta vào khoảng ba tỷ người trên trái đất này , đều được sanh làm người cả . Đó vẫn không phải là ngẫu nhiên . Mà chỉ là v́ trong vô lượng kiếp , chúng ta đă tích lũy trong Tàng thức những tập-khí-chủng-tử đại để giống nhau , tương ưng với tâm thức của loài người . Đến kiếp này , thời tiết chín mùi , những chủng tử ấy hiện hành , Nở Xoè ra trên biển pháp thân , nên chúng ta cùng sanh làm người , mang một ảnh tượng thân căn đại để giống nhau , và một ảnh tượng về quốc độ đại để giống nhau … Những chủng tử nghiệp lực đại để tương đồng đó gọi là Cộng nghiệp . Nó khiến cho chúng ta , khi nh́n ḍng sông , trái núi , con chó …th́ ai ai cũng cho là ḍng sông , trái núi , con chó chứ không cho là cái ǵ khác . Thấy người , th́ đều cho là người … Nhưng không thấy được quỷ thần , không thấy núi Tu di , v́ nghiệp lực khác biệt , nên đa số người đều nghĩ rằng quỷ thần và núi Tu di chắc là không có .
Nhưng trong cái Cộng nghiệp này , vẫn có rất nhiều cái Biệt , cái Dị , tức là Biệt nghiệp … Tỷ dụ như cùng nh́n một trái núi người này thấy núi xanh xanh , người kia thấy núi xanh biếc . Người nh́n núi thấy buồn , người nh́n thấy vui thích . Đó là Dị vi tế . C̣n nhiều cái Dị thô kệch và rơ rệt hơn nhiều . Có người đẹp , người xấu , người thông minh trí tuệ , người chậm chạp học trước quên sau . Người sanh ra đă mù, què, câm , ngọng , điếc : đó phần đông đều là những kẻ vừa mới phải chịu dư báo trong loài súc sanh , rồi mới thoát lên làm người . Có người mới năm, sáu tuổi đă soạn các nhạc phẩm , đă có ít nhiều ức niệm về một vài kiếp trước của ḿnh . Có người nh́n thấy quỷ thần , hoặc chỉ tu ít lâu , đă đắc quả Tu đà hoàn , có thể nh́n thấy các cơi trời Dục giới và Sơ thiền .
Có kẻ ngủ hay thấy ác mộng , rên khóc kêu la . Có kẻ lại hay có hảo mộng, hay mộng thấy hoá sen cùng các bậc thượng thiện nhân … Có kẻ , như triết gia Sartre , chỉ chích một mũi thuốc ma túy mescaline , bị luôn ảo giác trong sáu tháng liền , lúc nào cũng nh́n thấy một con cua to tướng ngọ nguậy ở ngay trước mắt ḿnh . Có kẻ , cũng chích thuốc đó , lại thấy một ảo giác quái dị khác … Có kẻ , tập quán tưởng lạc nẻo , lại thấy một con nhện to tướng trước mắt .
Nói chung , Biệt nghiệp rất nhiều . Càng đi sâu vào tâm thức càng phát hiện nhiều biệt nghiệp nở ra từ Tàng thức .
***
Đại đa số chúng ta thường đều tin rằng : Có một vũ trụ bên ngoài, khách quan tồn tại độc lập , riêng biệt với ngă thể của ḿnh . Như trái núi kia , nó kiên cố vững chắc như vậy , th́ nó phải là có , và sau khi ta chết rồi , chắc rằng trái núi vẫn lừng lững như vậy và vô vàn kẻ khác vẫn nh́n thấy nó .
Đây là cái điểm bí ẩn của những cảnh giới gọi là Khách quan . Điểm này đă ám ảnh khá nhiều các triết gia hiện sinh , ( nhất là Simone de Beauvoir ), mà họ cũng không t́m được lối lư giải .
Điểm bí ẩn đó chỉ nằm trong hai chữ : Cộng nghiệp .
Do sự nở ra của những chủng tử nghiệp tương đồng , nên mỗi loài chúng sanh , tỷ dụ loài người , đều chiêu cảm những ảnh tượng thế giới tương đồng . Tất cả những ảnh tượng đó , tuy Riêng Khác của mỗi người , nhưng vẫn xen-lẫn-lồng-lại-với-nhau một cách tương-tợ-tương-tục … khiến cho mỗi người chúng ta đều lầm tưởng rằng có một thế giới khách quan riêng biệt , độc lập với tâm thức ḿnh . Kỳ thực th́ nó chỉ là một trường-biến-hiện của cái Thức của ḿnh mà thôi .
Khi thấy một trái núi lừng lững kiên cố như vậy , rồi lại thấy ai ai cũng gọi là trái núi , th́ ta rất dễ yên chí rằng nó có một thực tại khách quan riêng biệt … Nhất là khi ta nghĩ rằng , sau khi ḿnh chết rồi , th́ trái núi vẫn lừng lững c̣n đó , và vô vàn kẻ khác vẫn tiếp tục ngắm nh́n nó … Kỳ thực th́ khi ta chết rồi , nghiệp-lực-người bặt đi , và chuyển sang một nghiệp-lực-mới nở ra , hoặc của thân trung ấm , hoặc của thân thọ sanh sau . Nghiệp-lực-người bặt đi , th́ những ảnh tượng về trái núi cùng thế-giới-người của ta cũng bắt buộc phải bặt đi , để chuyển sang những ảnh tượng mới phù hợp và tương ưng với nghiệp mới nở ra .
C̣n những kẻ khác c̣n sống lại sau ta , v́ nghiệp-lực-người của họ chưa hết hiện hành , nên họ bắt buộc vẫn phải nh́n thấy trái núi và thế giới ấy … Hăy tạm Giả Thiết rằng nếu không c̣n người nào nữa , th́ trên nguyên tắc , trái núi ấy không c̣n phát hiện nữa . Nhưng đó chỉ là một giả thiết không thể có được ( hypothèse impossible, purement ideale ) , v́ nếu tỷ dụ trái đất người đi , trở thành một hành tinh chết như kiểu mặt trăng , th́ tạm gọi rằng không c̣n một sinh vật nào nữa theo sự hiểu biết của người . Nhưng vẫn c̣n vô vàn những chư Thiên , quỷ thần , hoặc chúng sanh phi nhơn mà mắt người không nh́n thấy . Và dưới nhăn quang của những chúng sanh ấy , trái núi vẫn có thể phát hiện được … Và người Phật tử chúng ta cần luôn luôn nhớ rằng có vô lượng những loài chúng sanh dị loại với loài người .
Thiết tưởng cần nêu thêm một giả thiết nữa để soi sáng cái bí ẩn của cái gọi là Khách Quan . Tỷ dụ như tại một xứ sở hẻo lánh nào đó , có chừng độ 200000 người sống với nhau . Trong số đó , có một người bị cái ảo giác , luôn luôn nh́n thấy một con vật h́nh thù quái dị ḅ lổm ngổm chung quanh ḿnh . Người đó kể chuyện cho những kẻ khác nghe , th́ những kẻ khác đều cười , cho là ảo giác … Nhưng nếu tất cả 200000 người ấy đều bị chung một ảo giác đó , và bị liên miên , th́ chắc là họ sẽ bắt đầu nghĩ rằng con vật quái dị có thể là có thật . Và nếu trong vô lượng kiếp , ảo giác ấy cứ triền miên huân tập trong Tàng thức của những người ấy , th́ đến một kiếp nào đó , vọng-tưởng-kiên-cố ấy sẽ trở thành ảnh tượngh kiên cố, có thể trông thấy sờ mó thấy . và những người ấy sẽ coi ảnh tượng ấy như một thực tại khách quan , tồn tại độc lập ngoài ḿnh …
***
Chắc có người sẽ thắc mắc : Nếu vũ trụ này quả thực chỉ là sự Biến hiện của Thức , của tâm niệm của mỗi chúng sanh , vậy th́ tại sao chúng ta lại không thể dùng ư chí , dùng tâm niệm để thay đổi chuyển hoá nó được ?
Câu trả lời cũng giản dị . Chỉ là v́ những tâm niệm của chúng ta , thường đều là tán loạn yếu kém . Những ảnh tượng Vật kia đều là những vọng tưởng tích lũy từ vô thủy , nay trở thành kiên cố , th́ làm sao có thể lấy những tâm niệm tán loạn yếu kém trong chốc lát mà chuyển hoá được ?!… Nhưng nếu ta phát tâm vững chắc , quen tưởng nhất tâm và lâu dài , th́ sẽ chuyển họ được . V́ vật nào cũng chỉ được kết tập bởi quang minh của tâm thức mà thôi .
Do đó , trong kinh Quán Vô Lượng Thọ , Đức Phật bảo bà hoàng hậu Vi Đề Hy rằng :" Người c̣n là phàm phu , tâm tưởng yếu kém , nên chưa thể nh́n thấy cơi Cực Lạc của Phật A Di Đà . Nhưng chư Như Lai có phương tiện là khiến người có thể trông thấy được …" Và trong các pháp hội Đại thừa , trước khi nói kinh , Phật thường hay phóng quang , dùng tâm lực vô biên của ḿnh , để nâng tâm thức của tứ chúng lên những mức độ cao hơn . Bởi thế những người có túc duyên gặp Phật , nghe diệu âm của Phật , thường đắc quả rất nhiều …
***
Pháp giới treo trên đầu một tâm niệm , là do Tự tâm Biến Hiện .
Đó là thông điệp vi mật của chư Như Lai ba đời , mười phương .
Ở thời vắng Phật này , nếu người nào nghe nói về Pháp giới Như Huyễn và Lư Duy tâm sở hiện , mà không sanh tâm kinh nghi lại có được một niệm tín giải , hiểu rằng vũ trụ là ảnh tượng và ḿnh cũng là ảnh tượng biến hiện từ những tâm niệm dao động bập bềnh … th́ người đó chắc đă trồng túc duyên từ rất nhiều kiếp số .
V́ kệ Hoa Nghiêm , phẩm Hiền Thủ , dạy rằng :
Tất cả phàm phu ở thế gian
Người hưởng Đại Thừa rất khó gặp
Người hưởng Đại Thừa c̣n là dễ ,
Người tin Pháp này lại khó hơn …
Có người tay bưng mười quốc độ ,
Đứng giữa không gian trọn mười kiếp
Việc người này làm chưa là khó ,
Tin được Pháp này mới là khó …
Nơi mười cơi vi trần số chúng
Cho vật sở thích trọn một kiếp
Phước đức người này chưa là thắng
Người tin Pháp này mới tối thắng …
__________________ Đời Mất anh Rồi vui với Ai !
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|