Tác giả |
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 14 March 2006 lúc 10:33pm | Đă lưu IP
|
|
|
Vô thường tức thị Phật tánh
Bản giác và Thỉ giác.
Trong kinh Vô thượng y, có ba từ được hiểu như gần đồng nghĩa: Bồ đề, Như Lai tạng, và chuyển y. Phật tính luận lại giải thích Phật tánh chính là Như Lai tạng, dẫn đến quan niệm Phật tánh là chuyển y với bốn đặc tính được đề cập trong Phật tính luận. Đó là (1) sinh y, nguyên nhân của Phật đạo, (2) diệt y, điều kiện cho sự diệt tận tất cả phiền năo căn bản, (3) thiện thục lượng quả, biểu lộ thành thiện hạnh, tôn kính, và trí Như Như, và (4) Pháp giới thanh tịnh tướng, tự thể của Pháp giới chứng ngộ là vô cùng thanh tịnh. Như thế, Phật tánh được nhận thức một mặt là tự tính thanh tịnh của Pháp giới, và mặt khác là quá tŕnh hoạt động tu tập từ khi phát khởi tâm Bồ đề đến lúc chứng đạt quả vị. Sau này, thuyết tu chứng nhất đẳng của Đạo Nguyên có thể xem như bắt nguồn từ đó.
Đạo Nguyên là người truyền nhập tông Tào Động (Sôtô) từ Trung Hoa vào Nhật bản năm 1127 và nhờ những nỗ lực đáng ghi nhận của ông trong việc khai sáng và dẫn đạo nên ông được tán dương như một sáng tổ xuất sắc của Thiền Nhật trong thời đại Kiếm thương (Kamakura). Ông bác bỏ hết thảy mọi h́nh thức sinh hoạt Phật giáo đương thời tại Nhật bản mà ông cho là không đích thật đúng như lời Phật dạy. Thay vào đó, ông truyền giảng giáo lư theo kinh nghiệm chứng ngộ của bản thân trong thời gian tu học với Như Tịnh, một thiền sư Trung Hoa đời Tống (1163-1228). Theo ông, giáo pháp mà ông thể nghiệm và truyền bá là chánh pháp được đức Phật và chư Tổ trực chỉ tâm truyền. Về phương pháp Thiền, ông chủ trương “tọa thiền” (zazen) là con đường chân chánh đưa đến chứng ngộ trọn vẹn lư tánh của pháp Phật. Tọa thiền được thừa nhận như một pháp môn chân truyền từ sơ tổ Thiền Trung Hoa là Bồ Đề Đạt Ma và bắt nguồn từ giáo lư Giác ngộ của đức Phật Thích Ca. Trái ngược với quan điểm của đa số đương thời đinh ninh đang sống vào thời mạt pháp, ông tin tưởng thời đại của ông vẫn là thời chánh pháp, có nghĩa là giáo lư Phật vẫn c̣n được truyền giảng, vẫn có hành giả tinh tấn tu tập, đạt được trí tuệ lớn, và chứng được Niết bàn. Tuy ư nghĩ có hơi quá đáng, nhưng ta không thể không nghĩ rằng trong sự quyết tâm tạo dựng một ḍng Thiền hợp với đời sống tâm linh của Nhật bản, Thiền sư Đạo Nguyên quả đă muốn noi gương Tổ Bồ Đề Đạt Ma, sáng tổ của tông Thiền Đông Độ ở Trung Hoa.
Để biết rơ quan điểm của Đạo Nguyên về Phật tánh, tưởng nên t́m hiểu những kinh nghiệm tự thân tu chứng của ông từ khi mới xuất gia tu học theo Thiên thai tông (Tendai) ở núi Tỉ Duệ (Hiei). Trong thời gian mới tu học, Đạo Nguyên lúc ấy c̣n trẻ, phát hiện một mối nghi t́nh lớn đối với cái đích của tất cả mọi sự tu hành theo Đại thừa và cái bản thể của các sự tu hành ấy.
Tưởng cũng nên giải thích ư nghĩa của những danh từ giác, bất giác, bản giác, và thỉ giác liên hệ đến nghi t́nh của Đạo Nguyên. Theo luận Đại thừa khởi tín, tâm sinh diệt là mặt chuyển biến của Tâm chúng sinh. Nơi chúng sinh, mặt chuyển biến (sinh diệt) là Như Lai tạng chuyển danh a lại da thức, chủ thức làm căn bản y của các pháp. A lại da thức có hai mặt: tuệ giác và bất giác. Tuệ giác là tâm thể tách rời phân biệt, chỉ cho bản thể Chân tâm ĺa các vọng niệm. Chính là tánh Phật thuần chơn, gọi là Pháp thân b́nh đẳng của Như Lai. Pháp thân này là tuệ giác tất cả chúng sinh vốn có, nên gọi là Bản giác. Giác là tuệ giác chính xác. Bất giác là tuệ giác sai lầm hay không phải tuệ giác tức vô minh. Thỉ giác là tuệ giác mới có, hay tuệ giác phản giác, hay tự giác, bởi v́ giác ngộ cái bất giác. Như vậy giác là giác ngộ tâm thể siêu việt phân biệt. Nói cách khác, giác là chính tâm thể ấy. Bất giác là chính phân biệt, là giác mà không giác tâm thể, giác mà giác sai.
Thỉ giác có bốn trạng thái mà cũng là bốn giai đoạn tu hành. Một là giả danh giác, cái giác chưa thật là tuệ giác, chỉ mới là cái biết biết sự nghĩ xấu mà đ́nh chỉ sự nghĩ ấy đi. Hai là tương tợ giác, cái giác biết các phạm trù đối kháng nhau là không phải tâm thể, nên chỉ phân biệt tâm thể mà thôi. Ba là tùy phần giác, cái giác biết phân biệt tâm thể là đối tượng hóa tâm thể, nên hủy cả sự đối tượng hóa ấy. Bốn là cứu cánh giác, tách rời phân biệt mà hội nhập tâm thể. Giả danh giác là cái giác của chúng ta. Tương tợ giác là của Nhị thừa và Bồ tát mới phát tâm. Tùy phần giác là của Bồ tát trong mười địa. Cứu cánh giác là Phật địa.
Tóm lại, do đối đăi nhau nên giả lập ra có nhiều tên: bản giác (tuệ giác vốn có) là đối với thỉ giác (tuệ giác mới có) mà lập, thỉ giác nhân bất giác mà có, bất giác lại nhân bản giác mà sinh. Tựu trung chỉ có tánh giác mà thôi.
Giáo lư của tông dạy rằng từ ban sơ, tâm chúng sinh vốn không bất giác nên gọi là bản giác. Phật nghĩa là giác, tánh nghĩa là tâm. Do cái thể của tâm này không phải là bất giác nên gọi là giác tâm hay Phật tánh. Đạo Nguyên thắc mắc: “Tất cả chúng sinh sẵn có tánh Phật tức là nguyên sơ đă giác ngộ Chân tâm. Vậy chúng sinh xưa nay là Phật, tại sao c̣n phải khổ công tu hành?” Có thể hiểu ư ông muốn nói: Phật tánh là pháp tánh đồng nhất, là thật thể bất nhị, như vậy tại sao không chỉ nghĩ nhớ Phật tánh mà c̣n cần phải tu học thiện hạnh?
Lật ngược vấn đề, ông lại đặt câu hỏi: “Nếu ư chí và tu tập quả thật cần thiết để diệt vọng duyên chứng ngộ Chân tâm thời tại sao lại bảo chúng sinh sẵn có Phật tánh? Tại sao lại giảng dạy Phật tánh là bản giác, là tự tánh thanh tịnh tâm của hết thảy chúng sinh vốn không bất giác?”
Câu hỏi được nêu ra như vậy có thể là do nhận thức Phật tánh hay Chân tâm như một thật thể tự hữu không nương nhờ tu tập. Có thể là do lầm tưởng rằng bản giác là một thật thể siêu việt thời gian và không gian, một cái ǵ nắm bắt được mà không cần dùng vô số phương tiện để dẹp trừ phiền năo và tu các pháp lành. Trên quan điểm nhận thức mọi hữu đều có tự tính, ngay cả ư chí mong cầu và nỗ lực tu tập để giác ngộ cũng bị đối tượng hóa thành những thật thể độc lập, đơn độc, tự hữu. Do đó mới kết luận là các pháp đều thật cho nên cái trí biết các pháp cũng thật, cần ǵ phải tu dưỡng.
Lỗi lầm đối tượng hóa tu và chứng thành những thật thể có yếu tính quyết định cũng là do muốn t́m hiểu và phân tích cảnh giới thực chứng bằng ngôn thuyết (luận lư và ngôn ngữ) của thế giới phân biệt chấp trước, thuộc vào hệ thống nhân quả đối đăi nhị nguyên. Thế giới thực chứng này là thế giới vô phân biệt, chỉ được nhận biết phần nào qua hệ thống duyên khởi mà thôi. Tu và chứng không theo con đường nhân quả, nhân tu sanh chứng, nhân chứng phát tuệ. Cần hiểu rằng chúng được thể hiện qua định thức duyên khởi, “cái này có thời cái kia có, cái này không thời cái kia không, cái này sanh thời cái kia sanh, cái này diệt thời cái kia diệt”. Đây là con đường của hiện khởi tùy duyên. Thời tiết nào có tu hành giới-định thời thời tiết đó có chứng ngộ Chân tâm. Thời tiết nào Phật tánh hiển thị thời thời tiết đó có tu hành giới-định. Sự hiện hữu của chúng luôn luôn tùy thuộc tất yếu vào nhau, không có cái nào trước, cái nào sau cả.
Lại nữa, lỗi lầm sinh ra là v́ không phân biệt rơ ràng giữa hai khái niệm, căn bản y hay nguyên nhân của sinh mệnh và điều kiện hay thời tiết để thành Phật. Theo Đại thừa Phật giáo, cả Phật tánh lẫn sự phát tâm Bồ đề và tinh tấn tu hành đều tối cần thiết trong tiến tŕnh tu tập dẫn đến chứng ngộ. Tuy nhiên, cần thiết theo hai nghĩa khác nhau. Phật tánh thời cần thiết như là cội nguồn hay nguyên nhân, c̣n phát tâm Bồ đề và tinh tấn tu hành thời cần thiết như là điều kiện hay thời tiết của sự chứng ngộ. V́ quen thói thủ đắc theo nhị biên cho nên thường chỉ chú trọng đến ứng dụng của nghĩa này mà không quan tâm đến ứng dụng của nghĩa kia, hoặc hiểu lầm nghĩa này là nghĩa kia hay ngược lại.
Chẳng hạn như mối nghi t́nh của Đạo Nguyên phát xuất từ sự chấp trước Phật tánh là Thực tại siêu việt thời gian và không gian và căn bản y của sự chứng ngộ. Đạo Nguyên không tin rằng sự cần thiết quyết tâm tu tập và tinh tấn hành tŕ bị ràng buộc trong giới hạn thời gian và không gian là điều kiện tất yếu để chứng nghiệm Phật tánh. Đối với Đạo Nguyên, Phật tánh là đương thể hiện thành của bản giác, tiên thiên chuyên cầu thành Phật, thời đâu cần phải qua trung gian của sự quyết tâm và hành tŕ mới giác ngộ được.
Đối lập với thiên kiến bản giác của Đạo Nguyên là thiên kiến thỉ giác cho rằng sự quyết tâm tu tập và tinh tấn hành tŕ trong không gian và thời gian mới là nguyên nhân của sự chứng ngộ. Phật tánh trở thành chỗ đến của một quá tŕnh tiến tu đầy thử thách, là mục đích mưu cầu của sự quyết tâm và hành tŕ. Phật tánh tuy được chứng ngộ nơi biên tế của không thời gian nhưng vẫn không được xem là vượt ra ngoài giới hạn của không thời gian.
Mối nghi t́nh về quan hệ giữa quyết tâm hành tŕ và Phật tánh, giữa tu tập và chứng ngộ theo yếu chỉ Thiên thai tông đă mănh liệt thúc dục Đạo Nguyên bạt thiệp hiểm nguy t́m đến Thiền sư hướng dẫn Như Tịnh ở Trung Hoa, tu tập cho đến khi chứng ngộ con đường tu hành chân chính theo Trung đạo đệ nhất nghĩa đế.
Trong tập kư sự Ḥkỵki ghi lại những lần đối thoại với tôn sư Như Tịnh, Đạo Nguyên viết: “Tâm mong cầu giác ngộ dấy khởi nơi tôi rất sớm. Trên đường t́m thầy học đạo tôi đă đến gặp nhiều vị thiền sư trong nước tôi và học hỏi biết thêm được phần nào bản tánh nhân duyên sinh của thế giới. Nhưng đến nay mục đích trung thực của tam bảo đối với tôi vẫn chưa sáng tỏ. Tôi đă uổng công chấp vào chỉ danh và tướng mà thôi.” Nói như thế có nghĩa là Đạo Nguyên tự nhận đă bị cùm xích trong khuôn khổ nhận thức và ngôn ngữ văn tự của các giáo thuyết nên không làm sao chứng đạt được Chân tâm và cảm thấy cách biệt xa vời với cái thực thể của chính ḿnh mà ông hằng tâm nguyện thể nghiệm, tự chứng.
Từ không hiện có, có-không thông,
Có có, không không cứu cánh đồng;
Phiền năo Bồ đề vốn không khác,
Chân như vọng niệm thảy đều không.
Thân như kính huyễn, nghiệp như ảnh,
Tâm như gió mát, tánh giống bồng;
Đừng hỏi tử sanh, ma giống Phật,
Bây giờ đứng trên phương diện tánh (bản thể) mà nh́n thời Phật tánh là đệ nhất nghĩa Không, nghĩa là Phật tánh tức thực tại cứu cánh là Không. Không đây là Chân không, tên khác của Chân như. Trong đó, không tất cả h́nh tướng, không tất cả vọng tưởng, nhưng không phải là không hẳn (không ngơ). Nó tùy duyên mà khởi ra vô vàn diệu dụng. Thế nào là diệu dụng của Chân không?
Câu chuyện bà già hiện thần thông sau đây giải thích “trên chơn thể diệu dụng hiện tiền, chẳng ngại mọi trường hợp đều được diệu”, nghĩa là “trong tất cả thời, động dụng thi vi, đi đông đi tây, ăn cơm mặc áo, v..v... đều là diệu dụng hiện tiền” (Chơn tâm trực thuyết giảng giải. Thiền sư Thích Thanh Từ)
Ba vị Thiền sư vô quán uống trà. Bà nói: “Nếu quư vị hiện thần thông cho tôi thấy thời tôi đem trà cho uống”. Ba vị Thiền sư ngồi ngó nhau không đáp. Bà liền châm một b́nh trà ra, bà nói: “Để già này hiện thần thông cho xem”. Bà liền cầm chung, nghiêng b́nh trà châm vô từng chung. Đó là hiện thần thông của bà già. Bà già quả đă ngộ nên mới biết mọi hành động đều là thần thông, đều là diệu dụng. Cũng nên nhớ rằng khi sáng thời mọi hành động đều là diệu dụng. Khi mê thời mọi hành động đều là nghiệp chướng, chớ không có diệu dụng. Tại sao? Bởi v́ tất cả những hành động đó gốc từ Tâm mà ra. Nếu Tâm ấy không loạn, không nghĩ tưởng, không bị vọng dấy lên thời hành động nào cũng là diệu dụng hết. C̣n nếu hành động mà chạy theo vọng tưởng,... thời đó không phải là diệu dụng nữa, mà đó là nghiệp!
Từ Không khởi lên hai diệu dụng. Những diệu dụng dấy lên gọi là diệu hữu. Một, do Không mà có thế giới sum la vạn tượng. Hai, từ Không mà khởi lên tất cả tác dụng viên minh, tự tại, thực hành các hạnh nguyện ba la mật. Vậy chứng ngộ (Phật tánh), nguồn gốc của tu tập, là Không (Chân không), và tu tập, điều kiện để thành Phật, là diệu hữu. Do đó, quan hệ giữa chứng ngộ (Phật tánh) và tu tập (Hiện thành Phật) là quan hệ giữa thể và dụng. Nói về dụng thời tùy duyên mà ứng hóa. Khi ứng hóa ra rồi thời h́nh như có h́nh tướng. V́ dụng có tướng trạng mà thể thời không có, cho nên thể và dụng chẳng phải một. Mặt khác, dụng từ thể phát ra, dụng không ĺa thể. Thể hay phát dụng, thể chẳng ĺa dụng. Nhằm vào cái lư bất tương ly này nên thể và dụng chẳng phải khác. Như thế, đứng về mặt tướng, chứng ngộ và tu tập không phải là một. Quan hệ giữa căn bản y và điều kiện là quan hệ một chiều không đảo ngược được. Nhưng đứng về mặt tánh, chúng không phải là hai. Không c̣n có sự phân biệt giữa hữu tướng và vô tướng, giữa chứng ngộ và tu tập, giữa căn bản y và điều kiện hay thời tiết. Cái ǵ trước kia được xem như là điều kiện nay được chứng nghiệm như căn bản y và tánh bất khả đảo của quan hệ giữa chúng đă được siêu quá. Bởi hữu tướng là vô thường, chỉ cho diệu dụng hiện ra những h́nh tướng hư dối biến chuyển tùy duyên và vô tướng là chỉ cho diệu thể Phật tánh bất biến, cho nên Đạo Nguyên mới nói “Tánh vô thường của vạn hữu là Phật tánh”.
Nói cách khác, do thực chứng mà biết rằng tánh vô thường giới hạn trong thời không gian chính là tánh Phật siêu việt thời không gian. Như vậy, thỉ giác trong diễn tŕnh từ sơ phát tâm Bồ đề đến giác ngộ không những là điều kiện hay thời tiết để hội nhập Phật tánh mà c̣n đồng nghĩa với bản giác, nguồn gốc của chứng ngộ. Kinh Hoa nghiêm đặc biệt chú trọng đến ư nghĩa trọng đại của sự phát tâm Bồ đề. Mọi khóa tŕnh tu tập thật ra đều đă được xác định trọn vẹn và chắc chắn ngay khi phát khởi Bồ đề tâm. Cho nên trên phương diện bản thể, quan hệ giữa tu và chứng, hay đúng hơn, giữa khát vọng giác ngộ v́ kẻ khác và giác ngộ, trở thành một quan hệ hai chiều. Hăy đọc đoạn văn Thiền sư D. T. Suzuki viết về quan hệ này (Thiền luận, Tập Hạ. Tuệ Sỹ dịch):
“Khi khảo sát về quá tŕnh hiện thực của giác ngộ, Đại thừa thấy ra rằng nó gồm có hai bước quyết định. Khởi đầu cần phải tạo nên một khát vọng giác ngộ v́ kẻ khác, th́ mục đích tối hậu mới có thể thành tựu được. Khát vọng đó cũng quan trọng và rất có ư nghĩa như sự thành tựu, v́ không thể có thành tựu nếu không có khát vọng kia; quả thực, sự thành tựu luôn luôn được xác định bởi khát vọng; tức là thời gian, nỗ lực, hiệu quả, v..v... của giác ngộ hoàn toàn dựa trên phẩm chất của ư nguyện ban sơ được phát khởi cho sự thành tựu chủ đích tối hậu. Động lực xác định diễn tŕnh, cá tính, và năng lực của hành động. Mong cầu giải thoát được thúc bách kịch liệt có nghĩa rằng, quả vậy, cái phần lớn và khó khăn của sự nghiệp đă được làm xong. Người ta cũng nói, khởi sự tức là hoàn tất.
Dù vậy, các nhà Đại thừa ư thức rơ giá trị của tâm nguyện ban sơ, khát vọng chứng thành giác ngộ. Sau cuộc phát tâm lần đầu này, vẫn c̣n nhiều cuộc tu tập; nhưng khóa tŕnh mà Bồ tát bấy giờ phải hạ thủ đă được xác định trọn vẹn và chắc chắn. Công tŕnh quả là tân khổ, nhưng các ngài không c̣n ở trong bóng tối của nghi ngờ và ngu dốt. V́ vậy, trong các kinh điển Đại thừa, sự trổi dậy ban sơ của khát vọng giác ngộ đó được coi là một biến cố trọng đại trong đời sống của một Phật tử, và được nhắc nhở một cách đặc biệt.”
Trong kinh Đại bát Niết bàn, Phẩm 23: Bồ tát Sư tử hống, có đoạn Phật dạy về Phật tánh: “Tất cả chúng sinh đă có Phật tánh, v́ sao lại phải tu tập vô lượng công đức? Người đời thường sử dụng ba cách đáp, một là chuyển đáp như đáp câu hỏi tại sao giữ giới mà nói v́ được Đại Niết bàn, hai là nín thinh, ba là nghi đáp. Nay Ta chuyển đáp rằng: có chúng sinh, có Phật tánh v́ lẽ Phật tánh sẽ được thấy, giống như Ta nói có sữa, là có chất mỡ sữa, có đất sét là có cái b́nh.
Phật tánh của chúng sinh chưa gọi là Phật. Phải do tu tập nhiều công đức mới thấy được Phật tánh, sau đó mới thành Phật. Sở dĩ chúng sinh, dù đă sẵn có Phật tánh, chưa thấy Phật tánh là v́ các duyên công đức chưa được đầy đủ. Do đó ta mới nói có chánh nhân và duyên nhân. Chánh nhân gọi là Phật tánh, duyên nhân là phát tâm Bồ đề. Có đủ hai nhân duyên này mới được vô thượng Bồ đề.”
Chứng đạt Phật tánh là siêu việt quan hệ hai chiều giữa tu và chứng nên Đạo Nguyên nói: “Trong pháp Phật, tu tập và chứng ngộ đồng nhất. Bởi tại tu tập trong hiện tại là tu tập nơi sự chứng [Chứng là cái biết mà chính ḿnh tự làm chứng lấy, chứ không phải cái biết nghe thấy, suy luận. Sự chứng thường được ví như “ẩm thủy lănh noăn tự tri”, nghĩa là khi uống nước lạnh hay ấm thời chỉ tự ḿnh biết lấy mà thôi, và thường định nghĩa là khế hợp: tuệ giác với chân lư ăn khớp với nhau; c̣n gọi là tánh khế chứng], cho nên sơ phát tâm Bồ đề (Thỉ giác) tự nó là toàn giác, là tuệ giác vốn có (Bản giác). Do đó, ngay cả trong khi được hướng dẫn tu tập, hành giả được nhắc nhở đừng dự kỳ hành chứng riêng biệt, tại v́ tu hành là trực chứng bản giác. V́ là đă chứng trong khi tu tập nên chứng ngộ là vô chung; v́ là tu tập nơi sự chứng nên tu tập là vô thỉ.”
Cùng lư do trên, Đạo Nguyên xác quyết: “Trong Đạo lớn của chư Phật và chư Tổ, liên tục tu hành luôn luôn là tối thượng. Ngay một khoảng trống cực nhỏ cũng không chen vào giữa sự phát tâm, tu tập, giác ngộ, và niết bàn. Con đường tu hành liên tục luân chuyển không bao giờ ngừng.” Vậy tu là tu nơi sự chứng, gọi là “bản chứng diệu tu” (honsḥ mỵshu). Đạo Nguyên giải thích như sau: “Không thấy được Phật tánh trước khi chứng đạt Phật quả; thấy Phật tánh ngay khi chứng đạt Phật quả. Phật tánh hiển thị đồng thời với chứng quả. Chân lư này phải thiền quán thông nhập một cách thâm sâu. Phải trải qua một quá tŕnh tinh tấn hành Thiền dài hai mươi hay có thể ba mươi năm.” Đạo Nguyên gọi đó là chân lư về Phật tánh.
Tóm lại, chính do thực chứng tánh vô thường là Phật tánh nên mới khế hội được lư tu chứng nhất đẳng. Để chứng nghiệm tánh vô thường là Phật tánh, cần phải quán quá tŕnh tu chứng trên hai phương diện tướng và tánh. Một, quán sát rằng chứng ngộ (Phật tánh) là căn bản y và tu tập (Hiện thành Phật) là điều kiện, cả hai đều cần yếu và sai khác nhau. Hai, quán sát rằng chứng quả là khế chứng được tánh vô thường là Phật tánh. Sau đó hành giả mới thấy được trong quá tŕnh tu dưỡng liên tục luân chuyển không ngưng, chứng và tu, Phật tánh và Hiện thành Phật, chẳng phải một, chẳng phải khác. Hành giả luôn luôn sống từng sát na tuệ giác kế tục không ngừng, tựa hồ như bánh xe đang lăn trên con đường Trung đạo, chạy theo giao điểm chuyển động của chiều ngang thời không gian biểu tượng căn bản y của tuệ giác mới có (thỉ giác) và chiều dọc siêu thời không gian biểu tượng căn bản y của tuệ giác vốn có (bản giác).
|
Quay trở về đầu |
|
|
kimlong Hội viên
Đă tham gia: 21 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 71
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 15 March 2006 lúc 4:18am | Đă lưu IP
|
|
|
1 - Người khôn lanh hằng t́m lợi ích cho ḿnh và muốn đạt tới chỗ yên lặng (là Niết Bàn). Là người chánh trực, hoàn toàn chánh trực, nhu thuận, hiền lương và khiêm tốn.
2 - Biết kiên tâm, thủ phận thanh bần, ít phận sự, thu thúc lục căn, thận trọng, không liều lĩnh, không mê luyến gia đ́nh.
3 - Không làm điều quấy nhỏ nhen nào mà các bậc trí tuệ hằng phê b́nh chỉ trích. Hằng mong muốn cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc an vui và đầy đủ tinh thần tráng kiện.
4 - Hằng mong muốn cho tất cả chúng sinh, không dư sót, bất luận yếu mạnh, dài vắn, trung b́nh, béo gầy, nhỏ lớn.
5 - Hữu h́nh hoặc vô h́nh, ở xa hoặc ở gần, đă sanh rồi hoặc sắp sanh ra, đều có một tinh thần hoan lạc.
6 - Chẳng hề lừa dối kẻ khác, chẳng khinh miệt người nào, bất cứ nơi đâu. Trong cơn phẫn nộ hoặc buồn phiền, chẳng hề toan tính hại kẻ khác.
7 - Luôn luôn có ḷng bác ái rộng lớn bao la đối với tất cả chúng sinh, chẳng khác nào một bà mẹ bảo tồn đứa con duy nhất dám hy sinh thân mạng v́ con.
8 - Hằng rải tư tưởng lành vô biên cùng khắp thế giới, bên trên, bên dưới, khoảng giữa, không chướng ngại, không thù oán không ác cảm.
9 - Trong khi tỉnh thức, lúc đi đứng nằm ngồi, hằng chuyên tŕ niệm niệm. Phương ngôn cho đó là một hạnh kiểm cao cả thế gian.
10 - Không tà kiến, có giới đức, đắc tuệ nhăn, đoạn tuyệt t́nh dục. Theo Chân Lư, người như thế không c̣n thọ sanh vào bào thai nữa.
TỪ BI KINH
1. Người khôn có đủ đức tài,
Hằng t́m lợi ích tương lai cho ḿnh.
Dọn ḷng an tịnh thanh b́nh
Tiến vào Cực lạc Vô sinh Niết Bàn
Giữ ḷng chánh trực đoan trang,
Nhu ḥa lương thiện chẳng màng khoe khoang,
2. Thanh bần thủ phận an nhàn,
Không ham thế sự tịnh an cơi ḷng.
Lục căn chế ngự nghiêm pḥng,
Không cho liều lĩnh luyến mong dục trần.
3. Không làm nhơ bẩn tinh thần,
Tránh lời chê trách thánh nhân phê b́nh,
Mong cầu tất cả chúng sinh,
Dồi dào hạnh phúc ḥa b́nh sinh nhai.
4. Cầu cho ba giới bốn loài,
Chúng sanh yếu mạnh, vắn dài b́nh trung.
Béo gầy nhỏ lớn không cùng,
Hữu h́nh, vô tướng muôn trùng gần xa.
5. Chưa sanh hoặc đă sanh ra
Thảy đều cộng hưởng hà sa phước lành.
6. Nguyện không lừa gạt, dối manh,
Khinh người, miệt chúng, hư danh trang hiền.
Dầu cho thân thuộc, xóm giềng,
Người dưng kẻ lạ các miền xa xăm.
Trong cơn phẫn nộ giận thầm,
Cũng không lo nghĩ mưu thâm hại người.
7. Như ḷng từ mẫu thanh tươi,
Trăm cay ngàn đắng vui cười v́ con.
Dầu cho một mất một c̣n,
Bảo tồn con trẻ vuông tṛn ăn chơi.
T́nh thương ghi tạc đời đời,
Từ bi rộng lớn bầu trời thênh thang.
Học đ̣i từ mẫu gương vàng,
Mở ḷng thương xót bủa tràn gần xa.
Chúng sanh trong cơi Sa bà,
Thoát ṿng khổ năo, vượt ra luân hồi.
8. Hằng ngày rải khắp các nơi,
Bốn phương tám hướng gầm trời bao la.
Tấm ḷng bác ái vị tha,
Gội nhuần tư tưởng đậm đà t́nh thương.
Ḷng từ trong sạch như gương,
Không pha ác cảm không vương tư thù.
9. Cố tâm niệm niệm công phu,
Khi đi, khi đứng, chuyên tu tham thiền.
Nằm ngồi mặc niệm thường xuyên,
Sưu tầm đạo quả, gieo duyên Niết Bàn
Đó là phương pháp thế gian,
Đó là hạnh kiểm đưa đàng Vô sanh.
Thánh nhân ca tụng tán thành,
Xuôi ḍng thánh vức, lữ hành Nhập lưu (Tu Đà Hườn).
10. Vượt lên đến mức thắng ưu,
Khai thông tuệ nhăn, tầm sưu đỉnh đầu.
A Hàm đạo tuệ gươm mầu,
Đoạn tuyệt tà kiến, xả câu dục t́nh.
Bất lai cảnh giới hữu h́nh,
Phạm thiên tạm ngự, nghiêm minh Niết Bàn.
__________________ Muốn kiếp phù sinh sau khỏi luỵ .Quyển kinh câu kệ chớ nài công
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 15 March 2006 lúc 6:58pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bồ Tát
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), c̣n gọi là Bồ-đề Tát-đa,… là chỉ cho những bậc cầu đạo, cầu đại giác, bậc có tâm lớn cầu đạo. Bodhi (Bồ-đề), có nghĩa là giác (giác ngộ), là trí (trí tuệ), là đạo. Sattva (tát-đỏa), có nghĩa là chỉ cho chúng sanh, hữu t́nh. Vậy nguyên ngữ Bodhi-sattva có nghĩa là giác ngộ chúng sanh, hay giác ngộ hữu t́nh, tức là Bồ-tát trong hiện tại, trên dùng trí cầu Bồ-đề vô thượng; dưới dùng bi hóa độ chúng sanh, hữu t́nh, tu tập thực hành các ba-la-mật, lợi ḿnh, lợi người, hai hạnh viên măn; trong tương lai, các Ngài sẽ thành tựu quả vị Phật. Bồ-tát cùng Thinh văn và Duyên giác gọi chung là ba thừa. Bồ-tát là cơi thứ chín trong mười cơi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Nhơn gian, Thiên thượng, Thinh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật giới). Đối với các hàng Thinh văn, Duyên giác mà cầu Bồ-đề th́ các Ngài cũng được gọi là Bồ-tát; đặc biệt các vị Đại thừa tu hành chỉ cầu vô thượng Bồ-đề th́ gọi là Ma-ha Tát-đỏa, phiên âm của maha-sattva tiếng Phạn, hay c̣n gọi là Ma-ha-tát, Bồ-tát Ma-ha-tát, Bồ-đề Tát-đỏa Ma-ha Tát-đỏa hay là Ma-ha Bồ-đề Chất-đế Tát-đỏa…
Về danh hiệu th́ có hai loại danh hiệu chung và riêng:
1. Danh hiệu xưng chung cho Bồ-tát, theo kinh điển th́ có nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào ư nghĩa tán thán tôn kính đối với các hạnh Bồ-tát như: Khai sĩ (Bồ-đề Tát-đỏa), Đại sĩ (Ma-ha Tát-đỏa), Tôn nhơn (đệ nhất Tát-đỏa), Thánh sĩ (Tắng Tát-đỏa), Siêu sĩ (Tối thắng Tát-đỏa) Thượng nhơn (Thượng Tát-đỏa) Vô thượng (Vô thượng Tát-đỏa), Lực sĩ (Lực Tát-đỏa), Vô song (Vô đẳng Bồ-tát) Vô tư ngh́ (Bất tư ngh́ Tát-đỏa), Phật tử, Phật tŕ, Đại sư, Đại thánh, Đại công đức, Đại tự tại, Chánh sĩ, Thỉ sĩ, Cao sĩ, Đại đạo tâm thành chúng sanh, Pháp thần, Pháp vương tử, Thắng sanh tử, Quảng đại Tát-đỏa, Cực diệu Tát-đỏa, Thắng xuất nhất thiết tam giới Tát-đỏa, Thân nghiệp vô thất Ngữ nghiệp vô thất Ư nghiệp vô thất, Thân nghiệp thanh tịnh Ngữ nghiệp thanh tịnh Ư nghiệp thanh tịnh, Thân nghiệp vô động Ngữ nghiệp vô động Ư nghiệp vô động, Thành tựu Giác tuệ, Tối thượng chiếu minh (uttama-dyuti), Tối thắng chơn tử (jina-putra), Tối thắng nhậm tŕ (jinàdhàra), Phổ năng hàng phục, Tối thắng manh nha, Dũng kiện (vikrànta), Tối thánh (pramàsucarya), Thương chủ (sàrthavàha), Đại danh xưng (mahà-yasuas), Lân mẫn, Đại phước, Tự tại, Pháp sư (dharmika).
2. Danh hiệu riêng có được là nhờ vào phát tâm Bồ-đề rộng lớn và công hạnh tu hành trải qua nhiều đời nhiều kiếp đă thành tựu, lấy đó mà làm danh hiệu riêng để gọi như chúng ta thường đọc tụng trong các kinh điển Đại thừa; đặc biệt là phần mở đầu của các bản kinh, trong phần “chúng thành tựu” thứ sáu, trong sáu cách thành tựu một bản kinh do Phật nói ra trong các bản kinh ngoài tứ chúng đệ tử thường xuyên có mặt, đôi khi nếu đề tài nào liên quan đến các hàng Bồ-tát th́ luôn luôn hiện hữu sự có mặt của các hàng Bồ-tát câu hội với năm trăm đại Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát lúc nào cũng làm thượng thủ. Tên của các Ngài là:
Quang Diệm Tràng Bồ-tát, Tu Di Tràng Bồ-tát, Bửu Tràng Bồ-tát, Vô Ngại Tràng Bồ-tát, Hoa Tràng Bồ-tát, Ly Cấu Tràng Bồ-tát, Nhựt Tràng Bồ-tát, Diệu Tràng Bồ-tát, Ly Trần Tràng Bồ-tát, Phổ Quang Tràng Bồ-tát, Địa Oai Lực Bồ-tát, Bửu Oai Lực Bồ-tát, Kim Cang Trí Oai Lực Bồ-tát, Ly Trần Cấu Oai Lực Bồ-tát, Chánh Pháp Nhựt Oai Lực Bồ-tát, Công Đức Sơn Oai Lực Bồ-tát, Trí Quang Ảnh Oai Lực Bồ-tát, Phổ Kiết Tường Oai Lực Bồ-tát, Địa Tạng Bồ-tát, Hư Không Tạng Bồ-tát, Liên Hoa Tạng Bồ-tát, Tịnh Đức Tạng Bồ-tát, Pháp Ấn Bồ-tát, Quang Minh Tạng Bồ-tát, Tê Tạng Bồ-tát, Liên Hoa Đức Tạng Bồ-tát, Thiện Nhăn Bồ-tát, Tịnh Nhăn Bồ-tát, Ly Cấu Nhăn Bồ-tát, Vô Ngại Nhăn Bồ-tát, Phổ Hiền Nhăn Bồ-tát, Phổ Quán Nhăn Bồ-tát, Thanh Liên Hoa Nhăn Bồ-tát, Kim Cang Nhăn Bồ-tát, Bửu Nhăn Bồ-tát, Hư Không Nhăn Bồ-tát, Hỉ Nhăn Bồ-tát, Phổ Nhăn Bồ-tát, Thiên Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Pháp Giới Trí Huệ Quan Bồ-tát, Đạo Tràng Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Thập Phương Quan Bồ-tát, Nhứt Thiết Phật Tạng Quan Bồ-tát, Siêu Xuất Nhứt Thiết Thế Gian Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Quan Bồ-tát, Bất Khả Hoại Quan Bồ-tát, Tŕ Nhứt Thiết Như Lai Sư Tử Ṭa Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Pháp Giới Hư Không Quan Bồ-tát, Phạm Vương Kế Bồ-tát, Long Vương Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Hóa Phật Quang Minh Kế Bồ-tát, Đạo Tràng Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Nguyện Hải Âm Bửu Vương Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Phật Quang Minh Ma Ni Kế Bồ-tát, Thị Hiện Nhứt Thiết Hư Không B́nh Đẳng Tướng Ma Ni Vương Trang Nghiêm Kế Bồ-tát, Thị Hiện Nhứt Thiết Như Lai Thần Biến Ma Ni Vương Tràng Vơng Thùy Phúc Kế Bồ-tát, Xuất Nhứt Thiết Phật Chuyển Pháp Luân Âm Kế Bồ-tát, Thuyết Tam Thế Nhứt Thiết Danh Tự Âm Kế Bồ-tát, Đại Quang Bồ-tát, Ly Cấu Quang Bồ-tát, Diệm Quang Bồ-tát, Pháp Quang Bồ-tát, Tịch Tịnh Quang Bồ-tát, Nhựt Quang Bồ-tát, Tự Tại Quang Bồ-tát, Thiên Quang Bồ-tát, Phước Đức Tràng Bồ-tát, Trí Huệ Tràng Bồ-tát, Thần Thông Bồ-tát, Quang Tràng Bồ-tát, Hoa Tràng Bồ-tát, Ma Ni Tràng Bồ-tát, Bồ Đề Tràng Bồ-tát, Phạm Tràng Bồ-tát, Phổ Quang tràng Bồ-tát, Phạm Âm Bồ-tát, Hải Âm Bồ-tát, Đại Địa Âm Bồ-tát, Thế Chủ Âm Bồ-tát, Sơn Tướng Kích Âm Bồ-tát, Biến Nhứt Thiết Pháp Giới Âm Bồ-tát, Chấn Nhứt Thiết Pháp Hải Lôi Âm Bồ-tát, Hàng Ma Âm Bồ-tát, Đại Bi Phương Tiện Vân Lôi Âm Bồ-tát, Tức Nhứt Thiết Thế Gian Khổ An Uỷ Âm Bồ-tát, Pháp Thượng Bồ-tát, Thắng Thượng Bồ-tát, Trí Thượng Bồ-tát, Phước Đức Tu Di Thượng Bồ-tát, Công Đức San Hô Thượng Bồ-tát, Danh Xưng Thượng Bồ-tát, Phổ Quang Thượng Bồ-tát, Trí Hải Thượng Bồ-tát, Phật Chủng Thượng Bồ-tát, Quang Thắng Bồ-tát, Đức Thắng Bồ-tát, Thượng Thắng Bồ-tát, Phổ Minh Thắng Bồ-tát, Pháp Thắng Bồ-tát, Nguyệt Thắng Bồ-tát, Hư Không Thắng Bồ-tát, Bửu Thắng Bồ-tát, Tràng Thắng Bồ-tát, Trí Thắng Bồ-tát, Ta La Tự Tại Vương Bồ-tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ-tát, Tương Tự Vương Bồ-tát, Phạm Tự Tại Vương Bồ-tát, Sơn Tự Tại Vương Bồ-tát, Húng Tự Tại Vương Bồ-tát, Tốc Tật Tự Tại Vương Bồ-tát, Tịch Tịnh Tự Tại Vương Bồ-tát, Bất Động Tự Tại Vương Bồ-tát, Thế Lực Tự Tại Vương Bồ-tát, Tối Thắng Tự Tại Vương Bồ-tát, Tịch Tịnh Âm Bồ-tát, Vô Ngại Âm Bồ-tát, Địa Chấn Âm Bồ-tát, Hải Chấn Âm Bồ-tát, Vân Âm Bồ-tát, Pháp Quang Âm Bồ-tát, Hư Không Âm Bồ-tát, Thuyết Nhứt Thiết Chúng Sanh Thiện Căn Âm Bồ-tát, Thị Nhứt Thiết Đại Nguyện Âm Bồ-tát, Đạo Tràng Âm Bồ-tát, Tu Di Quang Giác Bồ-tát, Hư Không Giác Bồ-tát, Ly Nhiễm Giác Bồ-tát, Vô Ngại Giác Bồ-tát, Thiện Giác Bồ-tát, Phổ Chiếu Tam Thế Giác Bồ-tát, Quảng Đại Giác Bồ-tát, Phổ Minh Giác Bồ-tát, Pháp Giới Quang Minh Giác Bồ-tát, v.v… năm trăm đại Bồ-tát như vậy câu hội. Mỗi vị Bồ-tát mang cho ḿnh một danh hiệu riêng tùy thuộc vào hạnh nguyện và thành quả tu chứng trong việc thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh của riêng từng vị một mà có được. Như Bồ-tát Quán Thế Âm có được danh xưng là Đại từ Đại bi tầm thinh cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ-tát cũng nhờ vào sự kết hợp giữa pháp tu và hạnh nguyện cứu khổ độ sanh mà có được danh xưng như vậy và danh hiệu các vị Bồ-tát khác cũng như vậy.
Tùy thuộc vào địa vị tu tập ngộ giải sâu cạn mà Bồ-tát có thể phân ra nhiều chủng loại khác nhau. Theo kinh Bồ-tát Địa tŕ 8, phẩm Công đức Bồ-tát th́ Bồ-tát được phân ra làm mười:
- Chủng tánh (gotra-stha), ở đây, vị nào chưa được tâm thanh tịnh th́ gọi là Chủng tánh.
- Nhập, ở đây, vị nào đă phát tâm tu học th́ những vị đó thuộc vào loại Nhập.
- Vị tịnh (a-usuddhàsuaya), ở đây, vị nào đă nhập rồi nhưng chưa thông đạt được tâm địa thanh tịnh th́ gọi là chưa trong sạch (vị tịnh).
- Tịnh (usuddhàsuaya), ở đây, vị nào đă nhập vào được tâm địa thanh tịnh th́ gọi là thanh tịnh.
- Vị thục (a-paripakva), ở đây, vị nào đă được tâm địa thanh tịnh, nhưng chưa nhập vào được địa cứu cánh th́ vị đó gọi là chưa chín mùi (vị thục).
- Thục (paripakva), ở đây, vị nào đă nhập vào địa cứu cánh th́ vị đó được gọi là chín mùi (thục).
- Vị định (a-niyati-patita), ở đây, vị nào đă nhập được vào địa cứu cánh rồi, nhưng chưa nhập vào địa của định th́ vị ấy được gọi là chưa đạt định (vị định).
- Định (niyati-patita), ở đây, vị nào đă vào được địa của định th́ vị đó được gọi là đạt định.
- Nhất sinh (eka-jâti-pratibaddha), ở đây, vị Bồ-tát chỉ qua một lần sanh này tức sẽ lên Diệu giác quả vị Phật. Cho nên, những vị Đẳng giác Bồ-tát đều được gọi là Nhất sanh bổ xứ cả, v́ các vị Đẳng giác Bồ-tát vô minh hoặc chưa hết nên vẫn c̣n một phen biến dịch sinh tử.
- Tối hậu thân (carama-bhavika, hay antima-deha), ở đây, chỉ cho thân sau cùng trong sinh tử của hàng Bồ-tát Đẳng giác. Như vậy, chúng ta thấy ở đây có sự liên hệ nhau giữa Nhất sinh và thân tối hậu cùng có một nghĩa như nhau về mặt thời gian.
Ngoài mười chủng loại như trên Bồ-tát c̣n phân ra làm hai loại: Bồ-tát tại gia cùng xuất gia, Bồ-tát thối chuyển cùng bất thối chuyển, Bồ-tát sinh thân cùng pháp thân, Bồ-tát nhục thân sinh tử cùng sinh thân pháp tánh, Bồ-tát đốn ngộ cùng tiệm ngộ, Bồ-tát đă phát tâm lâu (đại lực) cùng mới phát tâm, Bồ-tát trí (trí tuệ) tăng cùng bi (từ bi) tăng v.v…
Theo Pháp tướng tông chủ trương th́ trí tuệ tăng cùng từ bi tăng có sự liên hệ đến sự phân loại Bồ-tát từ “bát địa” trở về trước thẳng đến Bồ-tát (Bồ-tát đốn ngộ), sau khi hàng phục hết thảy mọi thứ phiền năo chướng sinh khởi hiện hành th́ lập tức lănh thọ thân biến dịch, thành tựu trí tăng thượng Bồ-tát; đến sau khi hàng phục hoàn toàn tâm của địa thứ bảy th́ sẽ thọ thân phân đoạn, thành tựu bi tăng thượng Bồ-tát hoặc là Đại bi Bồ-tát. Riêng các hàng Bồ-tát hồi tâm (Bồ-tát tiệm ngộ) mà nói th́ từ “bất hoàn” cùng với hồi tâm A-la-hán, cần tăng trưởng trí tuệ để đối trị việc đoạn phiền năo của Dục giới; riêng từ “dự lưu” cùng với các hàng hồi tâm “nhất lai” th́ có thể cần trí tăng thượng hay bi tăng thượng tùy thuộc vào việc đối trị và ḷng thể hiện t́nh thương của họ mà thể hiện. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn có Bồ-tát phát triển hai mặt trí và bi cân bằng. Lúc này các hàng Bồ-tát nào ở vào vị Thập tín th́ gọi là Bồ-tát mới phát tâm.
Trong thời gian thượng cầu Phật đạo, tức là Bồ-tát phát tâm tu hành để tự đem lợi về cho chính ḿnh th́ thời gian này gọi là Bồ-tát hành, nên Bồ-tát luôn quan hệ đến tất cả các phương pháp, pháp tắc nghi thức, những lời dạy tu hành của đức Phật dành cho các vị Bồ-tát, để tiến đến mục tiêu cuối cùng là đạt quả vị Phật phải qua cỗ xe được gọi là Bồ-tát thừa; và những kinh điển dành riêng cho các hàng Bồ-tát được gọi là Bồ-tát tạng. Như kinh Phạm Vơng chẳng hạng đức Phật cũng dùng giới luật để cho các hàng Bồ-tát thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ư phải qua việc hành tŕ Bồ-tát giới.
Nói tóm lại, Bồ-tát là quả vị, cơi thứ chín trong mười cơi. Cơi sắp hoàn thành sự nghiệp tự ḿnh giác ngộ cho chính ḿnh và đồng thời cũng giác ngộ cho người khác cũng giống như ḿnh trong sự nghiệp hạ hóa chúng sinh, để hoàn thành sự nghiệp giác hạnh viên măn thành Phật. Bởi vậy, trong lúc Bồ-tát hành đạo, v́ đặt vấn đề giải thoát tối hậu cuối cùng lên trên hết, mặc dù việc hạ hóa chúng sinh không phải là việc thứ yếu nhưng chúng vẫn quan trọng cần thiết trong việc hỗ trợ mục đích cuối cùng là thành Phật, nên các Ngài luôn luôn nỗ lực cho dù bị lệ thuộc vào phát nguyện lớn là cứu độ chúng sinh, nhưng việc làm của các Ngài không bị chúng sinh trói buộc lôi kéo qua việc không tạo nhân sinh tử, mặc dù các Ngài luôn sống trong nhân quả. V́ nhân quả chỉ bị lệ thuộc vào ba cơi sáu đường của thiện ác báo ứng, trong khi đó Bồ-tát ra khỏi được ba cơi sáu đường, nên Bồ-tát hạnh của các Ngài bằng vào nguyện lực vượt thoát nghiệp lực nhân quả với không tâm tạo nhân nên nếu quả có nhận đi chăng nữa cũng là không quả vô cầu. Đó là chúng ta đứng về mặt Bồ-tát mà luận. V́ Bồ-tát không tạo nhân, cho nên không nhận quả. Nhưng nếu đứng về mặt nhân quả chúng sinh mà luận th́ Bồ-tát rất sợ nhân, nên các Ngài không bao giờ tạo nhân dù là thiện nhân đi chăng nữa. V́ thiện nhân cũng vẫn c̣n ở trong ṿng sinh tử luân hồi, sợ nhân sinh tử luân hồi nên các Ngài không tạo nhân. Ngược lại với Bồ-tát, chúng sinh th́ sợ quả, v́ chúng sinh mê mờ nên không nhận thức được việc làm của ḿnh là câu hữu với vô minh, nuôi lớn ba độc tham, sân, si, vun trồng bản ngă, nên không thấy được cái tác hại của những hành động của ḿnh (nhân), tạo ra mọi nguyên nhân để nuôi lớn bản ngă vô minh tà kiến của ḿnh mà không biết được cái tác hại của chúng sẽ đến sau đó. Cho nên chúng sinh cứ mặc t́nh mặc sức tạo ra mọi tác nhân để rồi sau đó nhận lănh mọi hậu quả tác hại đến bản thân ḿnh th́ lúc này mới bật ngửa ra biết những việc làm trước kia của chúng ta là tai hại qua cái quả mang lại khổ đau trong hiện tai rồi mới đâm ra sợ quả mà ḿnh đang gánh chịu! Bởi vậy cho nên, chúng ta thường nghe mọi người nói là: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, là phát xuất từ quan điểm này. Thật ra, Bồ-tát đâu có c̣n tạo nhân bằng hữu tâm nữa mà sợ nhân, nhưng về mặt chúng sinh mà luận th́ tạm thời chúng ta chấp nhận quan điểm này cũng không sao.
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|