Tác giả |
|
tuyetson Hội viên
Đă tham gia: 08 January 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 45
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 16 March 2006 lúc 5:09am | Đă lưu IP
|
|
|
Hạnh phúc an lành
Hạnh phúc an lành là điều mong ước không những của nhân loại mà c̣n của các hàng chư thiên nữa. Mỗi chúng sinh có quan niệm về hạnh phúc an lành không hoàn toàn giống nhau, nên thường tranh luận nhau, suốt thời gian lâu dài mà không nhất trí với nhau được.
May sao, gặp thời kỳ Đức Phật xuất hiện trên thế gian, các hàng chư thiên đồng nhau đến hầu Đức Phật, đảnh lễ Đức Phật xong, bạch bằng bài kệ rằng:
"Bahù devà manussà ca,
Mangalàni acintayum.
Àkankhamànà sotthànam,
Brùhi mangalàmuttamam".
Kính bạch Đức Thế Tôn cao thượng!
Phần đông chư thiên cùng nhân loại,
Mong ước điều hạnh phúc an lành,
Cho kiếp hiện tại, kiếp vị lai,
Đă nhiều năm suy xét, xét suy,
Không nhất trí quan niệm hạnh phúc.
Kính xin Ngài từ bi tế độ,
Thuyết giảng pháp an lành cao thượng.
Nhân dịp ấy Đức Phật thuyết bài kinh Mangalasutta (kinh An lành), gồm có 38 pháp hạnh phúc an lành, bắt đầu bằng 3 pháp là:
"Asevanà ca bàlànam,
Panditànanca sevanà,
Pùjà ca pùjaneyyànam,
Etam mangalamuttamam".
Này tất cả chư thiên, nhân loại!
Có 3 pháp an lành cao thượng:
Một, không nên thân cận kẻ ác,
Hai, nên thân cận bậc Thiện trí,
Ba, lễ bái bậc đáng tôn kính.
Điều nào cũng an lành cao thượng.
Trong 38 pháp hạnh phúc an lành, đây là 3 pháp quan trọng đầu tiên để mở đường cho mọi nguồn hạnh phúc an lành khác được phát triển từ hạnh phúc an lành trong tam giới , cho đến an lành siêu tam giới . Cho nên, điều trước tiên cần phải biết rơ "ai là kẻ ác", "ai là bậc Thiện trí".
Biết được kẻ ác để mà không dám gần, biết được bậc Thiện trí để mà thường thân cận.
Thế nào gọi là kẻ ác?
Kẻ ác (bàla) không hẳn là người thất học, nghèo hèn, xấu xí, tàn tật v.v....
Đức Phật dạy có nhiều cách nhận xét về kẻ ác như sau:
* Nhận xét về trạng thái:
Trong đời này, kẻ ác thường nghĩ điều ác; thường nói lời ác; thường làm việc ác. Nếu kẻ ác không nghĩ điều ác, không nói lời ác; không làm việc ác, th́ làm sao chư bậc Thiện trí biết rơ được rằng: người ấy là kẻ ác?
Do kẻ ác thường nghĩ điều ác; thường nói lời ác; thường làm việc ác; cho nên, chư bậc Thiện trí mới biết được rằng: người ấy là kẻ ác.
- Nghĩ điều ác nghĩa là: nghĩ đến sự tham lam của cải người khác một cách phi pháp; nghĩ đến thù hận người khác; nghĩ đến sự tà kiến thấy sai chấp lầm.
- Nói lời ác nghĩa là: nói dối; nói lời đâm thọc chia rẽ; nói lời thô tục, chửi rủa mắng nhiếc; nói lời vô ích.
- Làm việc ác nghĩa là: giết hại chúng sinh; trộm cắp của cải người khác; tà dâm.
* Nhận xét về nghiệp:
Kẻ ác thường tạo thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp, ư ác nghiệp.
- Thân ác nghiệp có 3 loại: sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
- Khẩu ác nghiệp có 4 loại: nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ; nói lời thô tục ch?i rủa mắng nhiếc; nói lời vô ích.
- Ư ác nghiệp có 3 loại: tham lam, thù hận, tà kiến.
Đó là 10 ác nghiệp mà kẻ ác thường tạo.
Do đó, chư bậc Thiện trí nhận xét biết rơ được người ấy là kẻ ác.
* Nhận xét về tội lỗi:
- Kẻ ác không thấy, không biết điều tội lỗi, sai lầm của ḿnh.
- Dầu được thấy, được biết điều tội lỗi sai lầm của ḿnh rồi, vẫn không chịu từ bỏ, không chịu sửa sai.
- Người khác phạm lỗi với kẻ ác, đến xin sám hối tha lỗi, kẻ ác vẫn khư khư không chịu xá lỗi cho họ.
Người nào có hành vi cử chỉ như vậy gọi là kẻ ác.
Kẻ ác thường che giấu tội lỗi của ḿnh, khoe khoang điều tốt của ḿnh; và thường hay nói điều xấu, phơi bày những tội lỗi của người khác, không ca ngợi những điều thiện, điều tốt của người khác.
Người nào có tánh xấu như vậy gọi là kẻ ác.
Kẻ ác thường chê trách những bậc đáng ca tụng; thường ca tụng những hạng người đáng chê trách; thường tin tưởng những hạng người không đáng tin.
Người nào có tư cách sai lầm như vậy gọi là kẻ ác v.v....
Thật ra, kẻ ác không tự biết ḿnh là người ác, cũng không biết kẻ khác là người ác hoặc là bậc Thiện trí; bởi v́ họ quá si mê.
Kẻ ác đă tạo thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp, ư ác nghiệp tự làm khổ ḿnh, làm khổ người và làm khổ những chúng sinh khác.
Kẻ ác không những làm cho ḿnh những điều bất lợi, sự thoái hoá, sự thống khổ lâu dài trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai; mà c̣n đem lại cho những chúng sinh gần gũi những điều bất lợi, những sự thoái hoá, những sự thống khổ lâu dài trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai nữa.
Kẻ ác đă tạo thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp, ư ác nghiệp cho quả khổ ở kiếp hiện tại; sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sanh trong 4 ác đạo: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh chịu khổ do ác nghiệp của ḿnh đă tạo.
Do đó, Đức Phật dạy: "Không nên thân cận với kẻ ác". Đó là điều hạnh phúc an lành cao thượng trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.
Thế nào gọi là bậc Thiện trí?
Bậc Thiện trí (pandita) không hẳn là người có học thức, giàu sang phú quư, có quyền cao chức trọng, xinh đẹp v.v....
Đức Phật dạy có nhiều cách nhận xét về bậc Thiện trí như sau:
* Nhận xét về trạng thái:
Trong đời này, bậc Thiện trí thường nghĩ đến điều thiện; thường nói đến điều thiện; thường làm nhiều việc thiện. Nếu bậc Thiện trí không nghĩ đến điều thiện, không nói đến điều thiện; không làm nhiều việc thiện th́ làm sao chư bậc Thiện trí biết rơ được rằng: người ấy là bậc Thiện trí?
Do bậc Thiện trí thường nghĩ đến điều thiện; thường nói đến điều thiện; thường làm nhiều việc thiện; cho nên, chư bậc Thiện trí mới biết được rằng: người ấy là bậc Thiện trí.
- Nghĩ đến điều thiện nghĩa là: không nghĩ đến sự tham lam của cải người khác một cách phi pháp, mà thường hay bố thí; không nghĩ đến thù hận người khác, mà thường rải tâm từ; không nghĩ đến tà kiến thấy sai chấp lầm, mà nghĩ đến chánh kiến thấy đúng theo sự thật chân lư.
- Nói điều thiện nghĩa là: không nói dối, mà nói lời chân thật; không nói lời đâm thọc chia rẽ, mà nói lời hoà hợp; không nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, mà nói lời nghe êm tai, tế nhị; không nói lời vô ích, mà nói lời có ích cho mọi người.
- Làm việc thiện nghĩa là: không sát sanh, mà thường phóng sanh; không trộm cắp, mà thường đem của cải bố thí cho người khác; không tà dâm, mà thường tôn trọng hạnh phúc gia đ́nh người khác.
* Nhận xét về nghiệp:
Bậc thiện trí thường tạo thân thiện nghiệp, khẩu thiện nghiệp, ư thiện nghiệp.
- Thân thiện nghiệp có 3 loại: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
- Khẩu thiện nghiệp có 4 loại: không nói dối, không nói lời đâm thọc chia rẽ, không nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, không nói lời vô ích.
- Ư thiện nghiệp có 3 loại: không tham lam, không thù hận, có chánh kiến.
Đó là 10 thiện nghiệp mà bậc Thiện trí thường tạo. Do đó, chư bậc Thiện trí biết rơ người ấy là bậc Thiện trí.
* Nhận xét về tội lỗi:
- Bậc Thiện trí thấy rơ, biết rơ được điều tội lỗi sai lầm của ḿnh.
- Khi thấy rơ biết rơ được điều tội lỗi sai lầm của ḿnh rồi, liền sửa chữa ngay; rồi họ cố gắng thu thúc không để tái phạm nữa.
- Người khác phạm lỗi với bậc Thiện trí, đến xin sám hối tha lỗi, bậc Thiện trí hoan hỷ xá lỗi, không c̣n chấp lỗi.
Người nào có hành vi cử chỉ như vậy, gọi là bậc Thiện trí.
Bậc Thiện trí không che giấu tội lỗi của ḿnh; không thích khoe khoang điều thiện, điều tốt của ḿnh; và thường không nói điều xấu, không phơi bày những tội lỗi của người khác, thường ca ngợi những điều thiện điều tốt của người khác.
Người nào có đức tánh tốt như vậy gọi là bậc Thiện trí.
Bậc Thiện trí thường ca tụng những bậc đáng ca tụng; thường chê trách những hạng người đáng chê trách; thường có đức tin trong sạch nơi hạng người đáng tín.
Người nào có tư cách đúng đắn như vậy gọi là bậc Thiện Trí v.v....
Thật ra, bậc Thiện trí tự biết ḿnh là bậc Thiện trí; biết người khác là bậc Thiện trí hoặc là kẻ ác; bởi v́ họ có trí tuệ sáng suốt.
Bậc Thiện trí đă tạo thân thiện nghiệp, khẩu thiện nghiệp, ư thiện nghiệp cho quả an lạc kiếp hiện tại; sau khi chết, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sanh lên cơi thiện giới như: tái sanh làm người ở cơi người, hoặc tái sanh làm chư thiên ở cơi trời dục giới, an hưởng sự an lạc và tuổi thọ lâu dài ở cơi trời ấy, do thiện nghiệp của ḿnh đă tạo.
Bậc Thiện trí không những làm cho ḿnh được những sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài trong kiếp hiện tại và những kiếp vị lai; mà c̣n đem lại cho những chúng sinh gần gũi thân cận cũng được những sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài trong kiếp hiện tại và những kiếp vị lai.
Do đó, Đức Phật dạy: "Nên thân cận với bậc Thiện trí". Đó là điều hạnh phúc an lành cao thượng trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.
__________________ Ḥn ngọc Viễn Đông
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuyetson Hội viên
Đă tham gia: 08 January 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 45
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 16 March 2006 lúc 5:12am | Đă lưu IP
|
|
|
YÊU M̀NH
Trong đời này, không ai yêu ḿnh bằng ḿnh; người biết yêu ḿnh thật sự, phải biết lánh xa mọi tội ác, phải biết hướng thiện, tạo mọi phước thiện, v́ chỉ có thiện pháp mới có sự an lạc và c̣n có thể nâng đỡ ḿnh trở thành người cao thượng mà thôi.
Muốn được như vậy, hăy xem kẻ ác đáng kinh sợ hơn rắn độc, hơn hổ đói. V́ rắn độc, hổ đói chỉ có thể hại ḿnh được kiếp hiện tại này thôi; c̣n kẻ ác có thể hại ḿnh cả kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai khác nữa. Nên không thân cận với kẻ ác.
Và hăy xem bậc Thiện trí đáng kính yêu hơn cha mẹ của ḿnh, v́ cha mẹ là nơi nương nhờ để ḿnh sanh ra; muốn chứng đạt đến pháp vô sanh bất tử phải nương nhờ đến bậc Thiện trí.
Bậc thiện trí đóng vai tṛ quan trọng như thế nào?
Một thuở nọ Ngài Đại Đức Ànanda bạch Đức Thế Tôn rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ rằng: người có bạn lành, bạn tốt, bạn thân thiết, bạn Thiện trí giúp đỡ hỗ trợ một nửa phạm hạnh".
Đức Thế Tôn dạy rằng:
- Này Ànanda! Con chớ nên nghĩ như vậy! Này Ànanda! Con chớ nên nghĩ như vậy!
Ngài dạy tiếp:
- Này Ànanda, người có bạn lành, bạn tốt, bạn thân thiết, bạn thiện trí giúp đỡ hỗ trợ hoàn thành trọn vẹn phạm hạnh.
"Bạn" có ư nghĩa rất rộng, ngay Đức Phật, Ngài tự xưng là bạn lành (kalyànamitta) của tất cả chúng sinh.
Cuộc đời của mỗi chúng sinh nói chung, con người phàm nhân nói riêng tốt hoặc xấu, thành công hoặc thất bại... hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn. Nếu gần gũi thân cận bạn Thiện trí, được bạn tận t́nh chỉ dẫn, những ác pháp nên diệt; những thiện pháp nên làm cho phát sanh và tăng trưởng, dẫn đến sự giải thoát khổ. Ngược lại, nếu gần gũi thân cận bạn xấu, họ dẫn dắt vào con đường tội ác, làm khổ cuộc đời ḿnh trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.
Tục ngữ có câu: "Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng": gần gũi bạn xấu, bạn ác th́ bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm tật xấu, điều ác làm cho cuộc đời ḿnh trở nên đen tối, bị sa đoạ; gần gũi bạn tốt, bạn thiện trí th́ học hỏi, tiếp thu được tánh tốt, điều thiện để tiến hoá trong mọi thiện pháp, làm cho cuộc đời trở nên xán lạn, thánh thiện.
Thông thường, tật xấu nào đă bị tiêm nhiễm rồi, th́ khó bỏ; tánh tốt nào đă học tập thành thói quen rồi, nhưng dễ duôi cũng dễ mất. Nên thận trọng vẫn là hơn!
Vậy, gần gũi thân cận với kẻ ác hoặc bậc Thiện trí đem lại cho ḿnh sự tai hại hoặc sự lợi ích, sự tiến hoá như thế nào?
Chúng ta nên t́m hiểu truyện tiền thân của Đức Phật, tích đạo sĩ Akitti được tóm lược như sau:
Một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự tại chùa Jetavana thuyết về chuyện tiền thân của Ngài.
Trong thời quá khứ, đức vua Brahmadatta ngự tại kinh thành Bàrànaś. Vào thuở ấy, Đức Bồ Tát, tiền thân của Đức Phật, sanh trưởng trong một gia đ́nh giàu sang thuộc ḍng dơi Bà la môn có tài sản nhiều đến 800 triệu, được đặt tên Ngài là Akitti, có một người em gái tên Yasavat́. Đến tuổi trưởng thành Ngài được cha mẹ gởi đến xứ Takkasilà học xong các môn học theo truyền thống, Ngài trở về. Về sau cha mẹ của Ngài qua đời, toàn bộ gia tài để lại cho Ngài và người em gái. Ngài suy tư rằng: "tổ tiên, ông bà, cha mẹ ta gom góp lại được toàn bộ tài sản này, không có một ai đem theo được thứ ǵ, rồi đến phiên ta cũng như vậy". Nghĩ xong, Ngài gọi em gái bảo rằng:
- Này Yasavat́! Anh giao trọn bộ tài sản này cho em.
Người em gái ngạc nhiên hỏi:
- Anh à! Tại sao anh nói như vậy?
- Anh muốn xuất gia trở thành đạo sĩ, em à!
- Thưa anh thân yêu! Em không thể cúi đầu nhận lấy tài sản mà anh đă nhổ bỏ, như nhổ băi nước bọt đâu! Em không cần tài sản này, em cũng muốn xin xuất gia trở thành đạo sĩ như anh.
Đức Bồ Tát vào chầu đức vua Brahmadatta tâu rơ ư định của ḿnh, xin đức vua thông báo người nào cần của cải thứ nào, đến nhà Akitti mà lấy tự nhiên.
Đức Bồ Tát làm phước bố thí suốt 7 ngày mà chưa hết số tài sản. Ngài suy tư rằng: "tuổi thọ của ta sẽ giảm dần qua từng giờ, từng ngày; tại sao ta lại phải chờ đến hết của cải". Ngài mở hết tất cả các kho của cải, mở cửa nhà, dán giấy thông báo: "Chúng tôi bố thí toàn bộ của cải này, người nào cần thứ ǵ xin chọn lấy tự nhiên".
Ngài dẫn người em gái đi ra khỏi kinh thành Bàrànaś, mặc cho bà con thân quyến khóc than.
Ngài đến một nơi thanh vắng, hai anh em xuất gia trở thành đạo sĩ, mỗi người ở mỗi cốc lá. Dân chúng trong làng theo Ngài xuất gia rất đông, Ngài cảm thấy bận rộn, muốn sống một ḿnh nên trốn sang nơi khác mà không cho em gái biết, sống một ḿnh Ngài tiến hành thiền định chứng đắc các bậc thiền cùng phép thần thông. Ngài bay trên hư không đáp xuống một ḥn đảo nhỏ tên Kàrad́pa (đảo cây kàra), c̣n có tên "Đảo Rồng", làm cốc lá ở gần cây kàra không một ai hay biết. Ngài sống tri túc, khi cây kàra có quả, th́ dùng quả kàra. Khi hết kỳ có quả, th́ dùng lá kàra luộc chín để sống qua ngày.
Do năng lực giới đức của Đức Bồ Tát, làm cho tảng đá chỗ ngồi của đức vua trời Sakka phát nóng. Để xem biết nguyên nhân nào, đức vua trời nh́n thấy vị đạo sĩ Akitta hành giới rất nghiêm túc, không biết với mục đích ǵ? Có phải v́ cần đến ngôi vị vua trời Sakka hay với mục đích khác?
Một hôm, như thường lệ vị đạo sĩ hái một nắm lá kàra luộc chín xong, đặt xuống, ngồi chờ cho nguội sẽ dùng. Ngay khi ấy, đức vua trời hoá ra vị Bà la môn khất thực đứng trước cửa cốc lá. Đức Bồ Tát nh́n thấy vị Bà la môn liền phát sanh đức tin trong sạch nghĩ rằng: "Hôm nay, thật là đại phúc cho ta, thấy được một vị Bà la môn khất thực, ta nên hoan hỷ làm phước bố thí". Nghĩ xong, Đức Bồ Tát đem tất cả lá kàra đă luộc chín để vào bát của vị Bà la môn, không c̣n sót lại lá nào cho ḿnh, để bát xong phát nguyện rằng:
"Idam me dànam sabbannutannanassa paccayo hotu".
"Cầu xin phước bố thí này của tôi làm duyên lành để chứng đắc thành bậc Toàn Tri Diệu Giác".
Vị Bà la môn thọ nhận một ít lá kàra xong, đi một đoạn đường rồi biến mất, hiện về cơi trời. C̣n Đức Bồ Tát sau khi bố thí nắm lá chín xong, tâm vô cùng hoan hỷ, không t́m lá kàra khác, Ngài nhịn ăn hôm ấy.
Sáng ngày hôm sau, Đức Bồ Tát đi hái lá kàra đem luộc chín xong, đặt xuống ngồi chờ nguội sẽ dùng, vị Bà la môn lại xuất hiện như lần trước. Đức Bồ Tát đem bố thí đến vị Bà la môn tất cả lá kàra đă luộc chín ấy, không dư để lại, Ngài lại nhịn ăn thêm một ngày nữa. Đến ngày thứ ba mọi việc lại xảy ra cũng như hai ngày trước.
Như vậy, nhịn ăn suốt ba ngày, Đức Bồ Tát tâm vẫn vô cùng hoan hỷ đến phước bố thí, dù thân thể yếu đi, v́ thiếu vật thực. Nửa đêm Đức Bồ Tát ngồi trước cửa cốc lá niệm tưởng phước bố thí, tâm phát sanh hỷ lạc. Đức vua trời Sakka nghĩ rằng: vị đạo sĩ này đă nhịn ăn suốt ba ngày rồi, dầu thân thể có phần yếu, song thiện tâm trong sạch, hoan hỷ trong phước thiện bố thí, ta chưa biết rơ Ngài có nguyện vọng như thế nào? Mong muốn quả báu cơi người hoặc cơi trời. - Đức vua trời Sakka hiện xuống đứng trước mặt Đức Bồ Tát đạo sĩ bạch rằng:
- Kính bạch Ngài đạo sĩ, đêm khuya, giữa rừng cây kàra trên ḥn đảo hoang vắng, xung quanh nước biển bao bọc, Ngài hành đạo một ḿnh nơi này có nguyện vọng như thế nào? Bạch Ngài.
Đức Bồ tát biết vị này là đức vua trời Sakka nên tâu rằng:
- Tâu đức vua trời Sakka kính mến!
Tử sanh luân hồi măi măi là khổ.
Ngũ uẩn ră, chết mê muội là khổ.
Bần đạo có nguyện vọng ngộ Niết Bàn,
Pháp giải thoát khổ tử sanh luân hồi.
V́ vậy, nên bần đạo cố gắng, nhẫn nại hành đạo nơi này.
Lắng nghe lời giải đáp, đức vua trời Sakka vô cùng hoan hỷ được biết rằng, vị đạo sĩ này nhàm chán cảnh sanh tử, chịu nhẫn nại ở nơi này hành đạo mong chứng ngộ Niết Bàn.
Đức vua trời phát sanh đức tin trong sạch nên ban nhiều điều ân huệ cho đạo sĩ.
Ở đây xin đề cập đến điều mà đức Bồ tát đạo sĩ tâu:
- Tâu đức vua trời Sakka kính mến! Nếu đức vua ban ân huệ cho bần đạo. Bần đạo xin nhận:
* Không muốn nh́n thấy kẻ ác.
* Không muốn nghe đến kẻ ác ở bất cứ nơi nào.
* Không muốn gần gũi thân cận với kẻ ác.
* Không muốn nói chuyện với kẻ ác.
* Không hài ḷng hoan hỷ với kẻ ác.
Đức vua trời bạch:
- Kính bạch Ngài đạo sĩ khả kính! Kẻ ác đă làm điều tai hại ǵ đối với Ngài? Kính xin Ngài nói cho rơ nguyên nhân. Tại sao Ngài không muốn nh́n thấy kẻ ác? Bạch Ngài.
- Tâu đức vua trời Sakka!
Kẻ ác chỉ dẫn những điều tai hại,
Khuyến khích làm những việc tội ác.
Hướng dẫn làm những điều ác là sở trường của kẻ ác.
Dầu nghe nói lẽ phải kẻ ác cũng tức giận.
Kẻ ác không hiểu biết về giới luật.
V́ vậy bần đạo không muốn thấy kẻ ác, đó là điều tốt lành.
Nghe vậy đức vua vô cùng hoan hỷ bạch:
- Kính bạch Ngài đạo sĩ khả kính! Ngài giải thích bằng chân lư hay quá! Đó là lời hợp với pháp, là thiện ngôn quư giá. Kính bạch Ngài đạo sĩ, Trẫm xin ban cho Ngài ân huệ mà Ngài muốn, xin Ngài nhận ân huệ ấy.
- Tâu đức vua trời Sakka kính mến! Nếu đức vua ban ân huệ cho bần đạo. Bần đạo xin nhận:
* Muốn nh́n thấy bậc Thiện trí.
* Muốn nghe đến bậc Thiện trí ở bất cứ nơi nào.
* Muốn gần gũi thân cận với bậc Thiện trí.
* Muốn nói chuyện, đàm đạo với bậc Thiện trí.
* Rất hài ḷng, hoan hỷ với bậc thiện trí.
- Kính bạch Ngài đạo sĩ khả kính! Bậc thiện trí đă làm điều lợi ích ǵ đối với Ngài? Kính xin Ngài nói về nguyên nhân, tại sao Ngài muốn nh́n thấy bậc Thiện trí. - Bạch Ngài?
- Tâu đức vua trời Sakka kính mến!
Bậc thiện trí chỉ dẫn những điều lợi ích,
Không khuyến khích làm điều bất lợi.
Hướng dẫn làm những điều thiện là ưu điểm của bậc Thiện trí.
Khi nghe nói lẽ phải, bậc Thiện trí không nổi giận.
Bậc Thiện trí hiểu biết rành rẽ về giới luật.
V́ vậy, bần đạo muốn thấy bậc Thiện trí đó là điều tốt lành nhất.
Qua câu chuyện tiền thân này, chúng ta nên nhận thức rơ ràng rằng: "gần gũi thân cận với kẻ ác đem lại cho ḿnh những điều bất lợi, gần gũi thân cận với bậc thiện trí đem lại cho ḿnh những điều lợi ích lớn".
-ooOoo-
[03]
THƯƠNG NGƯỜI
Thương người, có tâm từ đến tất cả chúng sinh, mong muốn sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc đến với tất cả chúng sinh là một đức tính cao quư, một hạnh cao thượng.
Không nên gần gũi thân cận với kẻ ác, không phải hoàn toàn xa lánh kẻ ác. Mặc dù tâm từ không thể phát sinh đến với kẻ ác, nhưng kẻ ác cũng là một chúng sinh, nên cần phải có tâm bi thương xót kẻ ác, t́m mọi cách cứu vớt, khuyên bảo họ bỏ ác làm thiện, cải tà quy chánh.
Muốn tế độ người ác, bậc Thiện trí cần có nhiều năng lực, có đức độ cao dày mới có thể cảm hoá được người ác.
Như trường hợp Đức Phật có tâm đại bi, dùng thần thông tế độ cảm hoá tên cướp sát nhân Angulimàla, từ kẻ ác sát nhân trở thành bậc Thánh Arahán. Ngài Đại Đức Mahàmoggallàna dùng phép thần thông để thu phục rồng chúa Nandopananda, là rồng tà kiến trở thành chánh kiến xin quy y Tam bảo v.v...
Đó là những trường hợp thương xót người mà không hại ḿnh.
Trường hợp thương xót người mà hại ḿnh như:
- Nh́n thấy người sắp chết đuối, ḿnh không biết bơi lội, mà vội vàng nhảy xuống nước cứu, để rồi bị chết ch́m cả hai....
Bậc Thiện trí phàm nhân xét thấy ḿnh có đủ năng lực, có đức độ cao dày, làm chủ được ḿnh, nên gần gũi với kẻ ác để tế độ họ; hoặc muốn tế độ họ dù được hay không, nhưng phải tự biết ḿnh chắc chắn không bị nhiễm tật xấu của họ.
Nếu xét thấy ḿnh không có đủ khả năng tự vệ, th́ tốt hơn, không nên gần gũi với kẻ ác, để tránh mang hoạ vào thân.
-ooOoo-
[04]
NGƯỜI ÁC - NGƯỜI THIỆN
Gọi là người ác, người thiện có thật hay không?
Gọi là người ác bởi do ác nghiệp hay bất thiện nghiệp của họ đă tạo.
Gọi là người thiện bởi do thiện nghiệp của họ đă tạo.
Đức Phật dạy rằng:
"Này chư Tỳ khưu, Như Lai gọi tác ư (cetanà) là nghiệp, sau khi nghĩ xong, tạo nghiệp bằng thân, khẩu, ư".
Nghiệp có 2 loại: ác nghiệp và thiện nghiệp.
* Ác nghiệp được tạo do 3 môn:
- Thân ác nghiệp có 3 loại: sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
- Khẩu ác nghiệp có 4 loại: nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, nói lời vô ích.
- Ư ác nghiệp có 3 loại: tham lam, thù hận, tà kiến.
Đó là 10 ác nghiệp hoặc 10 bất thiện nghiệp.
Người nào có tác ư ác (tác ư bất thiện) tạo nên ác nghiệp, gọi người ấy là người ác, gọi theo ác nghiệp.
Cũng như người nào làm nghề giết gia súc bán thịt, người ấy gọi là "tên đồ tể", gọi theo nghề. Nếu người ấy thay đổi nghề khác, th́ không c̣n gọi là "tên đồ tể" nữa.
* Thiện nghiệp được tạo do 3 môn:
- Thân thiện nghiệp có 3 loại: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
- Khẩu thiện nghiệp có 4 loại: không nói dối, không nói lời đâm thọc chia rẽ, không nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, không nói lời vô ích.
- Ư thiện nghiệp có 3 loại: không tham lam, không thù hận, có chánh kiến.
Đó là 10 thiện nghiệp
Người nào có tác ư thiện tạo nên thiện nghiệp, người ấy gọi là người thiện, gọi theo thiện nghiệp.
Cũng như người nào làm nghề dạy học, người ấy gọi là "giáo viên", "giáo sư", gọi theo nghề. Nếu người ấy thay đổi nghề khác, th́ không c̣n gọi là "giáo viên", "giáo sư" nữa.
Thử hỏi: có ai biết được "người ác", "người thiện" thân h́nh như thế nào không? - Chắc chắn là không. Bởi v́, người ác, người thiện hoàn toàn không có thật, mà chỉ có ác tâm (bất thiện tâm), thiện tâm mà thôi.
Khi ác tâm phát sanh tạo nên ác nghiệp gọi là "người ác".
Khi thiện tâm phát sanh tạo nên thiện nghiệp gọi là "người thiện".
Tâm (citta) phát sanh rồi diệt liên tục không ngừng.
Tâm phát sanh do bởi nhân duyên. Thiện tâm phát sanh do nhân duyên của thiện tâm; ác tâm phát sanh do nhân duyên của ác tâm. Nói chung mỗi tâm phát sanh đều do nhân duyên của chính nó, sanh rồi diệt thay đổi không ngừng từ kiếp quá khứ đến kiếp hiện tại; từ kiếp hiện tại đến kiếp vị lai; nếu chúng sinh ấy vẫn c̣n tử sanh luân hồi, chỉ ngoại trừ bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi.
Do đó, con người hoàn toàn khác với loài thực vật.
Đối với loài thực vật, cây nào là cây ấy, từ nhỏ đến lớn, già rồi chết, không bao giờ thay đổi sang loài cây khác.
Ví dụ: cây chanh có trái chanh vị chua, cây chanh già, cây chanh chết chấm dứt một cây chanh v.v....
Đối với con người, tên gọi người ác, người thiện có thể thay đổi do tâm thay đổi, c̣n phần thân thể vẫn sanh diệt b́nh thường, già - bịnh - chết không có ǵ khác biệt rơ rệt.
Ví dụ những trường hợp như:
- Ngài Đại Đức Angulimàla - khi c̣n là kẻ cướp sát nhân tàn bạo giết hơn cả 1.000 người, cắt đầu ngón tay xâu làm ṿng đeo cổ - gọi là "kẻ cướp sát nhân Angulimàla". Do đó, gọi là người ác, do bởi ác tâm sát sanh. Nhưng khi Đức Phật đến tế độ, th́ kẻ cướp sát nhân Angulimàla từ bỏ sát nhân, xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Tỳ khưu, về sau Ngài chứng đắc đến bậc Thánh Arahán cao thượng. V́ vậy, gọi Ngài là bậc Thiện trí, do bởi siêu tam giới thiện tâm đó là Arahán Thánh Đạo tâm.
Như vậy, có thể kết luận: tên gọi người ác trở thành tên gọi người thiện do bởi diệt ác tâm, thiện tâm phát sanh.
- Tỳ khưu Devadatta - khi c̣n là hoàng tử ḍng Sakya có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, xin phép xuất gia trở thành Tỳ khưu cùng với 5 hoàng tử Bhaddhiya, Anurudha, Ànanda, Bhagu và Kimila; năm hoàng tử này sau khi xuất gia trở thành Tỳ khưu, về sau đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Riêng Tỳ khưu Devadatta chỉ chứng đắc các bậc thiền thế gian và chứng đắc phép thần thông, vẫn c̣n là phàm nhân (chưa phải Thánh nhân).
Do đó, Tỳ khưu Devadatta gọi là bậc Thiện trí, do bởi tam giới thiện tâm phát sanh.
Về sau, Tỳ khưu Devadatta phạm tội chia rẽ Tăng, có mưu đồ đen tối, t́m mọi cách mưu sát Đức Phật để làm Phật; nhưng không thể nào sát hại Đức Phật được, chỉ làm bầm máu bàn chân của Đức Phật mà thôi. Tỳ khưu Devadatta đă phạm trọng tội lớn thuộc ngũ vô gián nghiệp, các bậc thiền bị hư mất hết.
Do đó, gọi Tỳ khưu Devadatta là người ác, do bởi ác tâm phát sanh.
Tỳ khưu Devadatta lâm bệnh nặng, v́ tội lỗi quá nặng nên mặt đất nẻ ra rút xuống. Sau khi chết, do năng lực của ác trọng nghiệp, cho quả tái sanh vào địa ngục Av́ci chịu quả khổ của ác nghiệp mà chính ḿnh đă tạo.
Như vậy, có thể kết luận: tên gọi người thiện trở thành tên gọi người ác do bởi thiện tâm không sanh, ác tâm phát sanh.
- Ngài Đại Đức Ànanda - khi c̣n là hoàng tử ḍng Sakya có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, xin phép xuất gia trở thành Tỳ khưu tiến hành thiền tuệ chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, theo hầu Đức Phật. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, Ngài Đại Đức Ànanda chứng đắc đến bậc Thánh Arahán cao thượng. Do đó, gọi Ngài là bậc Thiện trí cao thượng.
Như vậy, có thể kết luận: tên gọi người thiện trở thành tên gọi bậc Thiện trí, do bởi dục giới thiện tâm tiến hoá lên đến siêu tam giới thiện tâm.
Đó là sự thay đổi "tâm" do bởi nhân duyên của nó, tâm sanh - diệt không ngừng; c̣n phần "thân" vẫn giữ nguyên tánh tự nhiên của nó, thân sanh - diệt liên tục, vô thường biến đổi không ngừng qua thời gian trở thành già - bịnh cuối cùng chết, chấm dứt một sanh mạng, một cuộc đời.
Theo quan niệm Phật giáo, quá khứ của con người dầu thiện hay ác, dầu tốt hay xấu thế nào không quan trọng, mà chỉ đặt tầm quan trọng con người đang sống, đang tạo nghiệp ở hiện tại.
Quá khứ, người nào gọi là người ác, song hiện tại người ấy từ bỏ ác nghiệp, tạo nên thiện nghiệp, trở thành người thiện, vị lai sẽ xán lạn hạnh phúc an lạc.
Quá khứ, người nào là người thiện, song hiện tại, người ấy từ bỏ thiện nghiệp, tạo ác nghiệp, trở thành người ác, vị lai sẽ đen tối, bất hạnh khổ năo.
Người ác có ác tâm thay đổi tuỳ theo đối tượng
Ví dụ: người ác có ư tham lam muốn xin một vật nào của ai, người ấy có cử chỉ dịu dàng, lời nói ngon ngọt; nếu xin được vật ấy từ người chủ nhân, th́ chẳng có việc ǵ xảy ra giữa hai người; nếu xin mà không được vật ấy như ư; nghĩa là tham lam mà không được như ư, liền làm nhân để cho sân tâm phát sanh, có cử chỉ thô bạo, lời nói hung ác, có thể gây tai hại cho người chủ nhân kia.
Do đó: Không nên gần gũi thân cận với kẻ ác.
Người thiện có thiện tâm không thay đổi theo đối tượng.
Ví dụ: người thiện có thiện tâm muốn tế độ người khác, để cho người khác có cơ hội làm phước thiện bố thí, nên đến xin một vật cần thiết1 không chỉ định. Dù thí chủ làm phước bố thí, hoặc không, người thiện vẫn có thiện tâm không thay đổi, không có việc ǵ xảy ra giữa hai người.
Do đó: Nên gần gũi thân cận với bậc Thiện trí.
-ooOoo-
[05]
CON NGƯỜI PHÀM NHÂN
Đối với hạng phàm nhân, trong mỗi người vốn có đủ 12 loại ác tâm (bất thiện tâm) đó là: 8 tham tâm + 2 sân tâm + 2 si tâm, và cũng có thiện tâm và các tâm khác.
- Khi ác tâm phát sanh do theo đối tượng khiến tạo nên ác nghiệp gọi là người ác.
- Khi thiện tâm phát sanh do theo đối tượng khiến tạo nên thiện nghiệp gọi là người thiện.
Trong mỗi phàm nhân có ác tâm, có thiện tâm, khi ác tâm phát sanh, th́ thiện tâm không sanh; khi thiện tâm phát sanh, th́ ác tâm không sanh. Như vậy, có thể nói rằng: trong mỗi người có khi gọi là người ác; có khi gọi là người thiện, do bởi ác tâm hoặc thiện tâm phát sanh khiến tạo ác nghiệp hoặc thiện nghiệp, có đúng như vậy không?
Nếu đúng, để nhân cách hoá cái tâm trở thành con người: con người bên trong, con người bên ngoài.
- Con người bên trong, chính ḿnh có 2 loại người: khi th́ người ác, khi th́ người thiện.
- Con người bên ngoài, người khác cũng có 2 loại người: khi th́ người ác, khi th́ người thiện.
Muốn được hạnh phúc an lành Đức Phật dạy rằng:
- Không nên gần gũi thân cận với kẻ ác; nên gần gũi thân cận với bậc Thiện trí.
Như vậy, kẻ ác bên ngoài: đó là người khác, khi ác tâm phát sanh khiến tạo nên ác nghiệp. Khi ấy, ta không nên gần gũi với họ, để tránh điều bất lợi, sự thoái hoá, sự thống khổ lâu dài cho kiếp hiện tại lẫn kiếp vị lai.
Kẻ ác bên trong: đó là chính ḿnh, nếu khi ác tâm phát sanh, ta không nên theo ác tâm ấy mà tạo ác nghiệp. Ta cần phải có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác, tinh tấn diệt ác tâm ấy đă phát sanh.
Bậc Thiện trí bên ngoài: đó là người khác, khi thiện tâm phát sanh khiến tạo nên thiện nghiệp, có tâm từ bi tế độ chúng sinh. Khi ấy, ta nên gần gũi thân cận với họ, để được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài cho kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai.
Bậc Thiện trí bên trong: đó là chính ḿnh, khi thiện tâm phát sanh khiến tạo nên mọi thiện nghiệp, ta cần phải có tinh tấn làm cho thiện tâm tăng trưởng từ tam giới thiện tâm cho đến siêu tam giới thiện tâm, đó là 4 Thánh Đạo Tâm.
-ooOoo-
[06]
NIỀM THÔNG CẢM CON NGƯỜI
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta là những phàm nhân (không phải Thánh nhân) vốn có đầy đủ 12 ác tâm (bất thiện tâm), 108 loại tham ái, 1.500 loại phiền năo. Cho nên, mỗi người trong chúng ta ít có ai tránh khỏi lỗi lầm, v́ si mê, ác tâm phát sanh khiến tạo ác nghiệp. Nếu khi thức tỉnh, người ấy biết ăn năn hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm, từ bỏ ác nghiệp, cố gắng tinh tấn tạo mọi thiện nghiệp trở thành người thiện. Đó là điều nên tán dương ca tụng, chúng ta nên có niềm thông cảm với họ.
Thành ngữ có câu "nhân vô thập toàn" nghĩa là con người không ai toàn thiện toàn mỹ về tất cả mọi mặt; chắc chắn c̣n có chỗ sai sót, khuyết điểm nào đó.
"Con người" ở đây ám chỉ đến hạng phàm nhân và một số bậc Thánh nhân c̣n tham ái phiền năo, c̣n tiền khiên tật do tích luỹ từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ.
* Như "con người" là bậc Thánh Nhập Lưu không c̣n tà kiến và hoài nghi, là do đă diệt đoạn tuyệt rồi, nên lúc nào cũng có chánh kiến và có đức tin trong sạch vững chắc nơi Tam bảo; c̣n hạng phàm nhân vẫn c̣n tà kiến, hoài nghi... nên thấy sai chấp lầm, hoài nghi....
Đó là việc b́nh thường, không có ǵ đặc biệt.
* Như "con người" là bậc Thánh Bất Lai không c̣n tâm sân, là do đă diệt đoạn tuyệt rồi, nên chẳng bao giờ có giận hờn; c̣n hạng phàm nhân, bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai vẫn c̣n tâm sân, nên có khi giận hờn....
Đó là việc b́nh thường, không có ǵ đặc biệt.
* Như "con người" là bậc Thánh Arahán không c̣n tâm tham, sân, si là do đă diệt đoạn tuyệt hoàn toàn, không c̣n dư sót, nếu c̣n chỉ có tiền khiên tật do tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ. Cho nên, tâm của bậc Thánh Arahán lúc nào cũng hoàn toàn trong sạch không bị phiền năo làm ô nhiễm; c̣n hạng phàm nhân, bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai vẫn c̣n phiền năo, tham ái, nên tâm c̣n tham muốn và bị ô nhiễm bởi phiền năo.
Đó là việc b́nh thường, không có ǵ đặc biệt.
* Như "con người" là Đức Phật Độc Giác, Đức Phật Toàn Giác không c̣n ác tâm, phiền năo, tham ái, đặc biệt không c̣n tiền khiên tật nữa; nên hành vi, cử chỉ, nói năng không thể nào có thể chê trách được.
Vậy, chỉ có Chư Phật mới là bậc toàn thiện, toàn mỹ về tất cả mọi mặt mà thôi.
Mỗi người trong chúng ta, có khi hành thiện, có khi hành ác, có khi tốt, có khi xấu, có ưu điểm, có khuyết điểm... có khi ḿnh lầm lỗi, có khi người khác lỗi lầm....
Vậy, nên biết ḿnh, biết người mà phải có niềm thông cảm với nhau.
Có điều quan trọng, nên có trí nhớ biết ḿnh, có trí tuệ sáng suốt, có sự tinh tấn cố gắng diệt mọi điều ác, điều xấu, nên sửa chữa những khuyết điểm; và tinh tấn làm cho mọi thiện pháp phát sanh; tinh tấn làm cho tăng trưởng thiện pháp đă phát sanh, nên phát huy mọi ưu điểm càng thêm tốt đẹp.
Trong thời đại hiện tại này, như chúng ta đă thấy, đă nghe, đă biết, không có một con người nào gọi là toàn thiện và cũng không có một con người nào gọi là toàn ác cả.
Trong cuộc sống, con người chúng ta không thể sống lẻ loi đơn độc một ḿnh, mà hằng ngày phải giao tiếp với mọi người trong xă hội.
Vậy, chúng ta nên tiếp xúc với hạng người nào, và không nên tiếp xúc với hạng người nào, để cho đời sống của ḿnh được hạnh phúc an lành?
Đó là một câu hỏi, là một vấn đề thiết yếu cho cuộc sống mỗi người.
Như vậy:
- Nên thân cận với hạng người có nhiều thiện pháp, ít ác pháp; có nhiều điều tốt, ít điều xấu... để đem lại cho ḿnh sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài.
- Không nên thân cận với hạng người có nhiều ác pháp, ít thiện pháp; có nhiều điều xấu, ít điều tốt... để tránh cho ḿnh nhiều điều bất lợi, sự thoái hoá, sự khổ năo lâu dài.
Trong đời này, chúng ta nên thận trọng, có trí tuệ sáng suốt biết nhận xét về con người.
- Quá khứ con người thiện, hiện tại không hẳn là người thiện như vậy!
- Quá khứ con người ác, hiện tại không hẳn là người ác như vậy!
Nhận định về con người, chúng ta không nên chấp thủ quá khứ con người căn cứ từ thân thể của người ấy, mà cần phải có trí tuệ sáng suốt nhận thức hiện tại, căn cứ tâm tính, lời nói, việc làm của họ. Ví dụ:
Trước đây, người này gọi là người thiện do bởi thiện tâm, nên ư nghĩ, lời nói, hành động với thiện tâm ấy. Nhưng bây giờ người ấy có ác tâm phát sanh khiến cho ư nghĩ, lời nói, hành động với ác tâm ấy. Như vậy, người này đâu c̣n là người thiện như trước đây nữa.
Và trước đây, người này gọi là người ác do bởi ác tâm khiến cho ư nghĩ, lời nói, hành động với ác tâm ấy. Nhưng bây giờ người ấy thức tỉnh biết ăn năn hối lỗi, ác tâm không sanh mà thiện tâm phát sanh, nên ư nghĩ, lời nói, hành động với thiện tâm ấy. Như vậy, người này đâu c̣n là người ác như trước đây nữa.
Trong cuộc sống hằng ngày ngay chính ḿnh, khi th́ ác tâm phát sanh, phiền năo quấy nhiễu, tham ái lôi cuốn... tự lừa dối ḿnh, chính ḿnh c̣n không tin nơi ḿnh được, huống ǵ người khác.
Cho nên, đối với người khác, dầu quen biết nhau đă lâu hoặc mới quen biết, chúng ta nên thận trọng, có trí tuệ sáng suốt nhận thức đúng đắn, có cơ sở vững chắc ngay hiện tại về người ấy, trước khi đặt niềm tin vẫn là hơn!
Chúng ta là người Phật tử, cần phải có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng (bậc Thánh Tăng), cùng chư bậc có giới đức trong sạch, làm nơi nương nhờ trong đời sống của ḿnh, chắc chắn chúng ta được hạnh phúc an lành, tuỳ theo phước thiện và trí tuệ của mỗi người.
Vậy, nền tảng mọi nguồn hạnh phúc an lành bắt đầu từ:
"Không nên thân cận với kẻ ác,
Nên thân cận với bậc Thiện trí".
Hai pháp này là pháp đem lại hạnh phúc an lành cao thượng, để mở ra con đường dẫn đến hạnh phúc an lành cao thượng khác, từ tam giới cho đến siêu tam giới - Niết Bàn - pháp diệt khổ sanh là diệt mọi cảnh khổ, an lạc tuyệt đối.
"Nibbànam paramam sukham".
"Niết Bàn an lạc tuyệt đối".
Chứng ngộ Niết Bàn là cứu cánh của mỗi người Phật tử chúng ta.
__________________ Ḥn ngọc Viễn Đông
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|