Tác giả |
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 21 March 2006 lúc 10:09pm | Đă lưu IP
|
|
|
THIÊN CẢM ỨNG CỨU NẠN
CỨU BẢY NẠN
1. THUỶ ÁCH
Triều nhà Thanh năm Khương Hy thứ hai, có người đánh cá đậu thuyền ở dưới bờ núi Tiểu cô sơn. Nửa đêm thức giấc nghe có tiếng rằng: Sáng sớm có chiếc thuyền chở muối đi ngang đây, bọn bây phải nhận ch́m cho ta! Sáng sớm quả có chiếc thuyền chở muối đi ngang qua, gặp phải gió to sóng lớn, chiếc thuyền ấy gần như đă ch́m, nhưng trong chốc lát thuyền vẫn b́nh an lướt sóng đi qua. Đến tối, người đánh cá lại nghe tiếng trên núi trách phạt v́ sao sai lệnh? Có tiếng đáp lại: Khi bọn tôi đến gần thuyền, thấy có đức Quán thế âm Bồ tát đứng ở sau thuyền, v́ vậy không dám lại gần. Đến sáng sớm người đánh cá t́m đến chiếc thuyền chở muối để ḍ hỏi, mới biết người cầm lái chiếc thuyền kia là một bà đă tŕ niệm Quán âm. Chúng ta thử nghĩ xem oai lực của Bồ tát Quán thế âm vĩ đại biết chừng nào?
Chép theo Vạn thiện tư.
Về đời nhà Đường có một người là Sầm Cảnh Nhơn, lúc thiếu niên chuyên tụng kinh Phổ môn. Một hôm mướn thuyền đi Tô Châu, rủi bị thuyền ch́m, anh ta rơi xuống nước! Bên tai nghe có tiếng người nói: Cho người tụng kinh Phổ môn thoát nạn. Nghe như vậy ba lần, liền thấy ḿnh nổi lên mặt nước và tấp vào bờ, được sống sót.
Theo Pháp Hoa cảm thông lục.
Anh Đáo người làng An Truyền, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, năm 1953 được lệnh động viên anh phải nhập ngũ. Năm ấy Huế gặp trận lụt to nhất xưa nay chưa từng có. Anh Đáo với 8 người bạn đồng đội gác tại lô cốt gần cửa biển Thuận An. Đêm 24 sáng 25, gió to nước dâng lên cao vùn vụt không kịp trở tay. Anh em đồng đội đều là người khác đạo kêu gào cầu cứu nhưng vô hiệu quả, giữa sóng to gió lớn không thấy tăm dạng một bóng người, một ghe thuyền nào cả, lại thêm trời tối như mực, mưa đổ như xối. Cả đội đều khoanh tay đợi chết vậy! Riêng Đáo b́nh tĩnh chí thành niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát, chết sống phó mặc cho ba đào! Nước mỗi lúc một cao, gió mỗi lúc một lớn. Lô cốt đổ nhào theo ḍng nước cuốn đi. Tự nhiên Đáo thấy ḿnh tấp vào một ghềnh đá cao, gió rét thấu xương, tưởng ḿnh đă chết rồi, nhưng không dứt tiếng niệm Phật, thế rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng thấy có người đánh vào vai bảo dậy mà về. Bừng mắt dậy thấy trời đă chiều, xa xa có chiếc đ̣ đi vớt củi, liền kêu cứu, được đ̣ ấy đến chở về. C̣n bạn đồng đội chẳng biết trôi dạt vào đâu!
Sau khi thoát hiểm, Đáo lên Báo Quốc lạy Phật và kể rơ lại sự việc đă gặp. Sự này được ghi chép lại theo lời Đáo thuật.
Ghi chép lại theo lời Đáo thuật.
Ngài Thích Đạo Hiền ở về đời nhà Đường, nhân ông thứ sử nhờ vẽ giúp bảy bức tượng Quán thế âm, ngài kêu thợ vẽ đến bắt phải trai giới trước đă rồi dùng trầm nhũ làm keo, đốt hương lễ bái xong mới vẽ. Khi vẽ rất là tôn nghiêm trang trọng đầy đủ tướng hảo. Về sau nhơn qua sông ch́m đ̣ té xuống nước, vội vă niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát, liền trông thấy dưới nước có hào quang, hai bên là bảy vị tượng đă vẽ trước nói rằng: Cứ niệm Phật A di đà đi. Đạo Hiền lật đật niệm Nam mô A di đà Phật, bảy vị Bồ tát đỡ hai chân, ngài liền nổi lên mặt nước, đi chừng 40 dặm mới đến bờ.
Trích Quản kư.
2. HỎA TAI
Dân quốc năm thứ 11, nạn địa chấn ở Nhật Bản, đại biểu hội Phật giáo Phổ tế là các ông Bao Thừa Chí, Dương Thức Các... đi qua Nhật điếu ủy về, báo cáo t́nh h́nh, các ông cho biết: Dân số Nhật chết trong nạn địa chấn này ước chừng hơn ba mươi vạn người, thi hài chất cao như núi! Cứ riêng một địa phương mà nói th́ khu vực Thiền thảo ở Đông Kinh là hoàn toàn trở thành tiêu thổ! Ở trong khu vực Thiền thảo ấy có một công viên, trong công viên có một hồ nước và một ṭa Quán âm các ba gian, kiến trúc theo lối Nhật Bản cũ. Khi nhân dân bị hỏa tai, bốn phía bao bọc lửa cháy. Không biết trốn tránh vào đâu, nhân dân đua nhau chạy vào công viên. Tất cả tụ tập vào ṭa Quán âm các ước chừng hơn ba vạn người; trong lúc t́nh h́nh bức thúc, mọi người đều niệm danh hiệu đức Quán thế âm Bồ tát, chí thành cầu nguyện may ra thoát khỏi tai nạn! Từ trong ra ngoài, dị khẩu đồng âm, vang dội tiếng niệm Nam mô Đại từ đại bi Cứu khổ cứu nạn Linh cảm ứng Quán thế âm Bồ tát. Lửa lan đến hồ, đốt cháy khô cả hồ nước rồi dừng lại. Thật là một việc chưa từng có! Không những đám dân không ai bị tai nạn mà luôn cả ba gian nhà kia hiện nay vẫn c̣n. Chính phủ Nhật hiện bảo tồn để làm nơi thánh tích kỷ niệm. Ai là người đă đến Nhật Bản chắc không khỏi đến tham bái ở đó. Đức từ bi cứu khổ của Bồ tát Quán thế âm thật cùng khắp đúng như lời Phật dạy trong kinh Phổ môn.
Thuật theo thư của ngài Ấn Quang Pháp sư.
Về đời Măn Thanh, ông Thái Ân Tường làm chức vận lương, có một công quán cho nhân dân đến nộp thuế, bốn phía không có vách tường, liên tiếp với nhà của dân chúng. Một hôm nhà hàng xóm bị cháy, mọi người lo khuân vác của cải, th́ Thái Ân Tường vẫn điềm nhiên bất động! Bao nhiêu người la, thúc ông tránh thoát, ông ta vẫn b́nh tĩnh h́nh như không để ư. Lạ nhất là ngọn lửa đang cháy qua Đông, bỗng nhiên trở về Tây, tứ hữu bốn mặt đều bị lửa cháy tràn lan, chỉ c̣n sót lại khoảng giữa nhà ông ta là không cháy. Bao nhiêu người xúm lại hỏi ông ta có phép thuật ǵ, ông ta đáp: Tôi chỉ biết niệm chú Đại bi. Có người nói: Vạn nhất mà thần chú Đại bi không linh nghiệm, luôn cả tánh mạng ông cũng khó bảo tồn th́ ông tính sao?
Đáp: Gia đ́nh tôi đă nhiều đời tŕ tụng chú Đại bi, thảy đều có linh nghiệm và thảy đều thoát qua bao nhiêu tai nạn về đao binh, thủy hỏa không thể kể xiết! Chính bản thân tôi đă tŕ tụng hơn hai mươi năm nay, mỗi khi gặp phải tai nạn gấp rút, đều được cảm ứng che chở. Tôi c̣n nhớ về niên hiệu Càn Long, nhà tôi ở Bắc B́nh bên phía Nam có nhà hàng xóm bị cháy, lại gặp phải gió Nam, ngọn lửa theo gió vùn vụt táp đến nhà tôi. Bấy giờ muốn thoát thân e cũng không kịp. Tôi cứ điềm nhiên y theo thường lệ tŕ tụng chú Đại bi, chưa hết một biến, rất lạ là ngọn gió thổi vật trở về. Nhà tôi thoát nạn, v́ thế mà tôi không có ǵ sợ hăi cả và rất tin tưởng đức từ bi bất khả tư ngh́ của Bồ tát. Có sợ chăng là sợ ḷng ḿnh không chí thành và đă gây nhiều tội lỗi mà thôi. Chúng ta nên chí thành sám hối những tội lỗi đă lỡ lầm và mỗi ngày tŕ tụng ít biến chú Đại bi, chắc chắn sẽ được cảm ứng không sai.
Xuất Tín tâm lục.
Triều nhà Minh có một người họ Uông, nhà ở gần núi Côn Sơn thuộc tỉnh Giang Tô. Anh ta phát nguyện ăn chay ba năm và tŕ niệm danh hiệu Quán âm. Sau khi hoàn nguyện lại đi chiêm bái núi Nam Phổ đà, nơi đức Quán âm thị hiện. Đến ngày nguyên đán th́ xuống thuyền đi. Khi thuyền đă nhổ neo, bỗng người nhà chạy đến báo tin nhà hàng xóm bị cháy đă lan đến nhà ḿnh, gọi anh trở về cứu chữa. Anh ta đáp: Tôi chí thành đă ba năm, hôm nay đi chiêm bái, không lư v́ cháy nhà mà đổi chí nguyện; dù cho có cháy hết nhà cửa, tôi quyết không trở lui. Nói xong vẫn giong buồm thẳng tiến. Lễ bái rồi trở về, trông thấy bốn phía xóm đều trở thành tiêu thổ, chỉ có một ḿnh nhà anh vô sự. Thật là ḷng chí thành bao giờ cũng được cảm cách.
Trích Hiện quả tùy lục.
3. GIÓ BĂO
Đời Tống Thần Tông niên hiệu Nguyên Phong năm thứ ba, chức Hàn lâm Vương Thuần Phong vâng chỉ đi sứ Tam Hàng, khi đi ngang qua biển gặp sóng to gió lớn, lại thêm có một con rùa lớn ép vào thuyền, vô cùng nguy hiểm! Thuần Phong rất sợ hăi liền vội vă hướng về núi Phổ đà trong động Triều âm cầu đảo. Bỗng trông thấy hào quang vàng chói lọi: thân tướng đẹp đẽ của Bồ tát hiện ra, ngọc báu lung linh, mây năm sắc lóng lánh, con rùa lớn liền bỏ đi, cả thuyền đều vô sự. Sau về tâu lại, triều đ́nh sắc phong "Bửu đà Quán âm tự "
Trích Phổ Đà sơn chí.
4. GƯƠM ĐAO
Thời gian đầu triều nhà Thanh, có một người tên là Tŕnh Bá Lân, trước là một nhà buôn các tỉnh Giang Tô, Dương Châu... thờ đức Quán thế âm rất chí thành! Đến năm Ất dậu bị giặc đánh phá Dương Châu, Tŕnh Bá Lân cầu đảo ngài cứu hộ. Đêm nằm mộng thấy đức Quán âm dạy rằng: Nhà ngươi 17 người, 16 người khỏi chết, chỉ có một ḿnh ngươi là không thể trốn được, v́ kiếp trước nhà ngươi đă giết chết tướng giặc tên là Vương Ma Tử 26 nhát đao, nay th́ phải đền trả lại mạng trước. Mười sáu người th́ đi tránh chỗ khác ắt khỏi bị giết, c̣n ngươi nên sắm sửa đồ ăn uống đợi đó, tối nay đúng canh hai có người đến kêu cửa, chính là Vương Ma Tử vậy. Ông Tŕnh rất tin nên làm y như lời Bồ tát dạy. Đến canh hai quả có người đến la to gọi cửa, ông Tŕnh thung dung mở cửa nói rằng: Ông chính là Vương Ma Tử phải không? Tôi đă sắm đồ ăn uống đợi ông từ lâu, vậy xin mời ông vào. Vương Ma Tử thấy trong nhà đèn sáng như ban ngày, đồ ăn uống linh đ́nh đang đợi, cho là lạ hỏi rằng: V́ sao anh biết tôi là họ Vương? Ông Tŕnh bày tỏ đầu đuôi sự chỉ giáo của Quán thế âm Bồ tát trong mộng. Vương nói: Nếu quả như vậy, kiếp trước anh giết tôi, kiếp này tôi giết anh, kiếp sau anh lại giết tôi, thế th́ không biết lúc nào mới đ́nh chỉ? Chi bằng hai ta ḥa hảo cùng nhau, may ra giải thoát được oan khiên. Thôi anh đưa lưng lại đây tôi làm phép giả chặt anh 26 nhát để gọi là đền nợ xưa, và xin bảo hộ toàn gia vô sự, nguyện suốt đời ăn ở tốt với nhau.
Xem thế ta biết sự cứu độ chúng sanh của Bồ tát ứng hiện đủ mọi cách không thể nghĩ bàn được.
Trích Dĩ cầu thơ.
Đời nhà Tống tại Lâm An, có một vị tên là Trương Công Tử, một hôm đến xem một ngôi chùa đă gần sụp, trong ấy có một pho tượng Quán thế âm tay chân bị sứt xể, ông ta xin với vị sư ở đó đem về tu bổ để thờ. Về sau gặp giặc ông ta nhảy xuống giếng để trốn, thấy đức Quán thế âm hiện h́nh nói với ông ta: Ngươi hiện nay phải bị chết, ta không thể cứu ngươi được, v́ rằng kiếp trước ngươi đă giết một người tên là Đinh Tiểu Đại, nay y tới sẽ giết ngươi để báo thù. Nói chưa dứt lời th́ liền có một người tay cầm xà mâu đến đứng trên giếng kêu Trương Công Tử lên. Trương Công Tử liền hỏi: Ông có phải là Đinh Tiểu Đại không? Ông ngạc nhiên hỏi Trương Công Tử: V́ sao anh lại biết được tên họ ta? Trương đáp: Chính là do đức Quán thế âm Bồ tát đă chỉ thị cho tôi, tôi sẽ đem mạng cho ông. Đinh nói: Thế th́ anh và tôi nên giải oan thù, không nên kết oán nghiệp lại đời sau làm ǵ nữa. Hai người vui vẻ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả.
Đây cũng là một phương thiện xảo do ḷng từ bi phổ độ của Bồ tát, bất khả tư ngh́ vậy.
5. ÁC QUỶ
Triều nhà Tùy niên hiệu Nhơn Thọ, núi Chung Nam Sơn ở Tây An gọi là Nam ngũ đài, trên núi có một con độc long hay biến h́nh thường thường hiện thân đạo sĩ đến Tây kinh bán thuốc, tuyên bố rằng: Hễ ai uống thuốc này có thể lên trời được. Không ngờ nó dùng phép yêu thuật bắt bao nhiêu người đem bỏ vào trong núi để ăn thịt thật là nguy hiểm. Bỗng có một tăng sĩ không biết từ đâu đến, dựng am tranh ở trên chóp núi. Yêu thuật của độc long từ đó không c̣n lộng hành nữa. Dân chúng xa gần sùng bái rất đông! Đến năm thứ hai ngày 19 tháng 6 âm lịch, vị tăng sĩ không bệnh mà tịch (chết). Sau khi hỏa táng, tự nhiên về hướng Đông hiện ra một kim kiều, thiên nhơn sắp hàng hai bên đánh nhạc, rải các thứ hoa thơm ngát. Mọi người trông thấy ở trong này hiện ra trăm đạo hào quang rực rỡ phi thường! Trên hào quang có Bồ tát hiện thân, h́nh tướng trang nghiêm, diện mạo hiền từ vô cùng đẹp đẽ, đầu đội măo anh lạc, ḿnh mặc áo kim cương, mỗi mỗi đều trông thấy rơ ràng. Giờ lâu mới ẩn vào trong mây bạc.
Ai cũng cho đó là hóa thân của đức Bồ tát Quán thế âm. Từ đó người ta lấy ngày 19 tháng 6 Âm lịch làm ngày vía của Ngài.
Trích Nam ngũ đài sơn tích kư.
Ngài Huyền Tráng pháp sư trong thời gian c̣n ở Tứ Xuyên trông thấy một người bệnh, thân ḿnh đầy cả ghẻ chốc, hôi thối không chịu nổi. Động mối từ tâm, ngài trao cho một ít tiền, áo quần và đồ ăn. Rất lạ là người bệnh ấy đọc thuộc ḷng bài Bát nhă tâm kinh, truyền dạy lại cho pháp sư và dặn rằng: Nếu đi đâu gặp hoạn nạn nên đọc bài kinh ấy th́ khỏi. Về sau ngài đi Ấn Độ cầu Pháp, trải qua tám vạn dặm Lưu sa hà, gặp không biết bao nhiêu gian nan hiểm trở và vô số ma quỷ yêu quái đoanh vây, ngài chỉ niệm Tâm kinh ấy mà đều thoát nạn. Nhờ thế ngài đạt được mục đích, đến Ấn Độ b́nh an vô sự.
Trích Tây du kư.
Tại Giang Hạ có nhà làm chay. Một em bé gái đến xem, bỗng có một con quỷ h́nh thù to lớn bắt em ấy bỏ vào trong một pḥng tối đóng cửa lại. Em la hét rầm lên mà người hai bên đều không nghe thấy. Chốc lát con quỷ dắt em bé chạy. Chạy độ một quăng đường, thoạt thấy ánh sáng hồng chiếu đến, con quỷ sợ hăi, bỏ em bé trốn mất. Ánh sáng càng lại gần, em trông thấy một đoàn người hộ vệ một vị cao lớn ḿnh đeo toàn ngọc anh lạc, cất tiếng hỏi em muốn đi về đâu và tự giới thiệu: "Ta là Nam hải đại sĩ, nên đi theo ta." Chốc lát em thấy đi đến một chỗ đền đài lầu các lung linh tráng lệ, không phải cảnh giới phàm trần sánh kịp. Đại sĩ cùng nhiều thị giả nói chuyện. Trong số đó có một thị giả dắt đến một con quỷ. Đại sĩ bảo một người bận kim giáp đuổi đi. Lại trông thấy một người đội măo vàng cúi đầu đảnh lễ đại sĩ và thưa: "Người mẹ em bé này ăn trường trai và thờ Phật rất thành kính." Đại sĩ nói với em bé: "Mẹ con làm lành rất đáng khen, con nên theo người đội măo vàng này mà trở về, khi đi nên nhắm mắt lại." Em bé vâng lời nhắm mắt đi theo người đội măo vàng, trong nháy mắt đă đến nhà, thấy mẹ ngồi đầu giường tay bồng một em bé giống hệt như ḿnh. Nó bỗng mê đi rồi tỉnh lại liền ngồi dậy bên giường mở miệng kêu mẹ! mẹ! Hỏi ra mới biết từ khi em bé đương xem đám chay th́ bị xâm ngạt nằm thiêm thiếp đă hơn một tháng nay, bây giờ mới tỉnh lại, cả nhà rất mừng rỡ. Về sau em bé ấy lớn lên phát nguyện ăn trường trai và thọ tŕ kinh Quán thế âm rất chuyên cần.
Trích Dạ đàm tùy lục.
6. LAO TÙ
Đời nhà Đường có một người tên Đổng Hùng, ông ta làm chức Đại lư quang về triều vua Đường Thái Tôn, lúc nhỏ đă ăn chay thờ Phật rất thành kính. Nhơn v́ có hiềm khích với bạn đồng liêu, bị vu cáo phải tống giam vào ngục. Không biết kêu cứu vào đâu, chỉ nhất tâm đọc tụng Quán thế âm Bồ tát Phổ môn phẩm và niệm danh hiệu ngài. Rất lạ là gông xiềng tự nhiên được cởi mở mà khóa xiềng vẫn y nguyên. Giám mục bẩm lên, ngự sử Trương Thủ Nhất đích thân đến khám nghiệm, cho là kỳ quái, cho xiềng khóa lại rất kỹ lưỡng. Đổng Hùng chiếu thường lệ chí thành tụng kinh, khóa xiềng lại tự nhiên rớt xuống đất mà niêm phong vẫn như cũ. Nhờ thế được xét lại mới biết là oan, liền được trả lại tự do.
Trích Pháp uyển châu lâm.
Triều nhà Trần có một người tên là Đậu Truyền, khi làm chức bộ binh ở Cao Xương bị Lữ Hộ bắt làm tù binh, đồng đội bảy người đều bị giam vào ngục thất, định đến vài ngày sau sẽ đem giết. Đậu Truyền chuyên tâm niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát ba ngày đêm, xiềng xích tự nhiên được cởi mở. Đậu Truyền nói: Cá nhơn tôi tuy được nhờ đức từ bi Bồ tát cứu độ, nhưng bạn đồng đội c̣n bị bắt, nỡ nào một ḿnh thoát nạn, cầu mong Đại Sĩ rủ ḷng phổ độ. Nói xong bạn đồng đội tự nhiên cũng được tháo mở xiềng xích, cả bọn thừa lúc đêm tối, mở cửa trốn thoát.
Trích Pháp uyển châu lâm.
7. GIẶC CƯỚP
Đời nhà Ngụy có một vị xuất gia tên là Lăng đại sư bị giặc bắt đem đi, giam tại trong ṿng vây, đại sư cùng bạn đồng học muốn trốn thoát, nhưng bốn mặt đều bị canh pḥng nghiêm mật, vô lộ khả đào, hai bên đều vách đá lởm chởm không biết mấy từng lớp, có một cây đại thọ nằm sát ở góc thành, liền leo lên cây tḥng dây tụt xuống. Đêm đă tối, dưới hồ lại toàn gai góc chẳng biết sâu cạn, không biết để chân vào đâu mà xuống, níu dây mà thầm nghĩ: nguy rồi vậy! Thế rồi mặc niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát! Giây lát thấy hào quang chiếu sáng. Lần tuột xuống đến đất th́ thấy một con cọp to lớn, đồng bọn hết sức sợ hăi không sao thoát khỏi miệng cọp. Đại sư nói: Chúng ta được cứu, quyết định là nhờ oai lực của Bồ tát, cọp này chắc chắn không ăn người, phải chăng là Bồ tát thị hiện để đem đường cho chúng ta, chúng ta cứ theo cọp mà đi, chắc thoát được tai nạn. Lạ thay, hễ người đi chậm th́ cọp cũng đứng đợi. Trời sáng thấy được đường về th́ cọp cũng biến đâu mất!
Trích Pháp uyển châu lâm.
Đời nhà Minh, niên hiệu Gia Tịnh, có người tên Hoàng Ngạn Sỹ, cùng vợ Nhan Thị gặp thời loạn ly, mỗi người chạy một ngả. Nhan thị trốn ẩn vào chùa các ni cô, Ngạn Sỹ t́m đă ba năm không ḍ ra tung tích. Một hôm đi lang thang bên cạnh một ngôi chùa trông thấy một cây dương khô, trong cây có một cái bộng. Ông ta tḥ tay vào trong bộng lôi ra được một gói vàng và một bổn phổ khuyến, tự suy nghĩ: Đây không phải là vàng rơi mà lại là của mười phương Tam bảo. Ông ta đợi ở đó xem thử có người nào đến nh́n không. Cách vài ngày thấy có một ni cô già đến khóc lóc than van: Ta phát nguyện đúc một pho tượng Quán Thế âm nên đă khuyến giáo được ba ngàn lượng vàng, v́ sợ gian đạo ḍm thấy nên giấu vào trong bộng cây khô này, không ngờ ai đă lấy mất, bây giờ chỉ có nước chết để đền tội mà thôi! Hoàng Ngạn Sỹ nói: Tôi ở đây đă hai ngày đợi người đến nh́n, nay xin y số trả lại bà. Ni cô già bái tạ và xin mời ghé lại chùa xơi nước. Ông Hoàng theo ni cô vô chùa, đi đến cửa th́ liền thấy vợ là Nhan thị ra đón, hai người nh́n nhau chảy nước mắt kể lại sự t́nh ly biệt! Kế đó có người nhà buôn nọ mời ông ta về kèm trẻ trong gia đ́nh. Về sau ông thi đậu làm quan lên đến chức nhị phẩm, sanh hai con, vợ chồng đều lên thượng thọ!
Trích Hàng trung phẩm
|
Quay trở về đầu |
|
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 21 March 2006 lúc 10:10pm | Đă lưu IP
|
|
|
GIẢI BA ĐỘC
1. THAM
Triều nhà Lương, ở Kim Lăng, có người đàn bà họ Châu nghe trên tổ chim ưng có tiếng con nít khóc, liền bắc thang lên ḍm, trông thấy một em bé, đem về nuôi làm con. Sau đi xuất gia lấy hiệu là Bửu Chí đại sỹ, chuyên tu thiền định. Đầu niên hiệu Thái Thủy nhà Tống, lập hạnh đặc biệt, trên vai thường mang một cái kéo và một cái gương, có khi mang một tấm vải. Niên hiệu Kiến Nguyên đời nhà Tề, lần lần hiện ra nhiều di tích, gặp người hay nói những việc chưa đến, lúc đầu người nghe không ai để ư, nhưng về sau đều có hiệu nghiệm. Vua Lương Vơ Đế rất sùng mộ thường cung kính lễ bái và tán thán ngài rằng: Nước không trôi, lửa không cháy, rắn không cắn, cọp không sợ, nói đến Phật lư th́ ở trên các hàng Thanh văn v.v... Nhà vua sai họa sĩ Trương Tăng Do vẽ tượng ngài. Bửu Chí biến hiện h́nh Quán thế âm 12 mặt, thân tướng vô cùng trang nghiêm, hoặc từ, hoặc oai, ông Do không thể vẽ được. Lại có ông Trần Chính Lỗ toàn gia đều cúng thờ Bửu Chí, ngài hiện ra nguyên h́nh, quang tướng hoàn toàn như h́nh Quán thế âm Bồ tát.
Ngài biến hiện vô số linh tích, không thể chép hết.
Trích Cao tăng truyện, tập đầu.
Đời nhà Đường niên hiệu Nguyên Ḥa năm thứ 12 tại Hiệp Thanh trên thác Kim Sa, có một người con gái đẹp đẽ vô cùng, thường xách giỏ đi bán cá, ai trông thấy cũng muốn cưới làm vợ. Người con gái tuyên bố: "Trong một ngày ai đọc thuộc ḷng được phẩm Phổ môn th́ tôi xin nguyện theo sửa áo nâng khăn." Qua ngày thứ hai có đến hai chục người đến đọc thuộc phẩm Phổ môn. Nàng nói: "Không lẽ một ḿnh tôi mà làm vợ cả hai chục người! Thôi th́ ai đọc thuộc quyển kinh Kim cang Bát nhă tôi sẽ là vợ người đó." Lại có đến mười người đọc thuộc. Nàng lại nói: "Trong ba ngày nếu ai đọc thuộc bộ kinh Pháp hoa bảy quyển tôi xin làm vợ." Chỉ có một ḿnh Mă Sanh đọc thuộc. Đến ngày nghênh hôn th́ nàng chết tại trong pḥng tân lang! Trong chốc lát thân h́nh vữa nát, thối tha hôi hám. Cả nhà vội vă lo mai táng. Về sau có một vị ḥa thượng không biết từ đâu đến xin với Mă Sanh cho đào mả nàng, khi giở quan tài để xem chỉ thấy dây vàng ṛng khóa lấy xương cốt ở trong ḥm. Ḥa thượng nói: "Đây là Quán thế âm Bồ tát thị hiện để hóa độ người tham dục." Nói xong ḥa thượng tay xách bộ hài cốt bay lên giữa hư không đi mất.
Trích Quán âm cảm ứng thiên.
Vua Minh Vương là Văn Túc Công cho tước người con gái là Đàm Dương Đạo nhân. Lúc nhỏ Đàm Dương thờ đức Quán thế âm rất chí thành. Một hôm mộng thấy Bồ tát dẫn đi xem ṭa sen thất bửu ở Tây phương. Lại có một ngài Bồ tát hiện thân đầy đủ 32 tướng tốt trang nghiêm, hỏi Đàm Dương: Đẹp không? Đáp: Đẹp.Hỏi: Ưa không? Đáp: Không. Đă đẹp, v́ sao không ưa? Đệ tử nghe Phật dạy: Nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh mà cầu ta, người ấy là tà đạo, không thể thấy Như lai (Nhược dĩ sắc kiến ngă, dĩ âm thanh cầu ngă, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như lai. Kinh Kim Cang). Bồ tát hết sức hoan hỷ.
Trích Nhất hạnh cư tập.
Vua Văn Tông hoàng đế nhà Đường ưa ăn thịt bọp bọp (ṣ) có một hôm lư thiện (đầu bếp nhà vua) mua được một con bọp bọp rất lớn, dao mổ không ra. Tự tay Hoàng đế gơ vào th́ hả ra, trong ruột có một tượng Quán thế âm Bồ tát. Hoàng đế rất kinh dị, liền sắc dùng vàng trang sức một cái khám bằng gỗ hương chiên đàn, đem đến chùa Hưng Hiện phụng thờ, từ đó nhà vua không ăn ṣ nữa.
Trích Truyền đăng lục.
2. SÂN
Đời nhà Tùy, ngài Huệ Cung, đương lúc gặp vua Châu Vơ phá pháp, ngài qua Kinh Dương học đạo; ngài Huệ Viễn ở chung chùa th́ qua Trường An nghe kinh. Hơn ba mươi năm hai ngài mới gặp lại nhau. Ngài Huệ Viễn thuyết pháp, lời lẽ lưu loát nghe như suối chảy, ngài Huệ Cung trái lại không biết thuyết pháp. Ngài Huệ Viễn nói: Cách nhau đă nhiều năm, nay vui mừng được hội ngộ, tại làm sao không nói được lời ǵ? Phải chăng ngài đă chứng được cảnh giới vô sở đắc ư? Huệ Cung đáp: Tôi chỉ tụng được một quyển kinh Quán thế âm. Huệ Viễn nói: Cái đó ai cũng biết tụng, ông trước cùng tôi thệ nguyện, trông mong chứng được đạo quả, không dè đă hơn ba mươi năm nay mà chỉ tụng được một quyển kinh ư? Nếu không phải ám độn th́ cũng là biếng nhác! Vậy từ đây xin tuyệt giao. Huệ Cung nói: Một cuốn kinh tuy ít nhưng chính miệng Phật dạy ra, nếu ai tôn kính th́ quyết được vô lượng phước đức, ngược lại khinh mạn th́ bị vô lượng tội khổ. Mong rằng ngài bớt giận, tôi xin tụng một biến, rồi sẽ cùng ngài từ biệt. Nói xong, đảnh lễ Phật, lên pháp tọa, xướng câu đề kinh th́ hương thơm ngào ngạt khắp xa gần, đọc đến chánh văn th́ nghe trên trời đánh nhạc, giữa hư không tự nhiên rải hoa cúng dường, tiếng nhạc du dương vang dội cả trời, hoa bay xấp xới rải rắc khắp đất! Tụng xong hạ tọa, hoa nhạc mới ngưng. Ngài Huệ Viễn cúi đầu đảnh lễ khóc lóc sám hối rằng: Huệ Viễn này ngu độn, đâu dám sống c̣n ở dưới mặt trời, cúi mong ngài tạm thời lưu trú dạy dỗ cho! Ngài đáp: Huệ Cung bất tài không có năng lực, đó chẳng qua là nhờ Phật lực mà thôi. Nói xong vái chào từ biệt.
Trích Cao tăng truyện.
Ông Du Tập đời nhà Tống làm quan ở quận Hưng Hóa. Nhân đi thuyền đến xứ Hội Thượng, người trong thuyền đến mua bọp bọp nấu ăn, Du Tập không ăn lại đem thả xuống nước. Một hôm gặp con rất lớn, Du Tập trả giá gấp hai để mua. Thuyền chủ không bán, bỏ vào nồi nấu. Bỗng nghe tiếng kêu rất lớn, ánh sáng từ trong nồi tuôn ra. Dở nắp xem, con bọp bọp há miệng, bên trong hiện ra một tượng Quán thế âm, tướng tốt trang nghiêm, áo mũ, chuỗi ngọc anh lạc và bụi trúc cành lá sum suê, đều là ngọc quư tạo thành. Du Tập gọi người cả thuyền đến xem, ai cũng niệm Phật sám hối, phát nguyện không ăn thịt bọp bọp nữa.
Trích Di kiên chi.
3. SI
Đời nhà Đường, ngài Huệ Nhật thiền sư đáp thuyền đi Ấn Độ lễ bái các thánh tích đức Phật Thích ca Mâu ni tại nước Kiền đa la. Khi lên núi hướng Đông cửa thành ấy, chí thành cầu đảo đức Quán thế âm Bồ tát, trông thấy Đại sĩ hiện thân bảo: Chuyên tâm tu niệm danh hiệu Phật A di đà và phát nguyện văng sanh Cực lạc thế giới, thấy Phật và ta, được rất nhiều lợi ích! Nên biết pháp môn Tịnh độ hơn tất cả pháp môn khác.
Khi về nước, ngài Huệ Nhật được nhà vua sắc tứ hiệu là Từ mẫu Tam tạng, chuyên tu tịnh độ, viết sách Văng sanh Tịnh độ lưu hành ở đời.
Trích Cao tăng truyện tập III.
Ở Ấn Độ, ngài Luận sư Giới Hiền, trong thời gian giảng luận Du già sư địa cho Pháp sư Huyền Tráng, có một người Bà la môn đến nói: Tôi từng phát nguyện trước tượng đức Quán thế âm Bồ tát tại núi Phổ đà lạc già, kiếp sau làm quốc vương, Bồ tát hiện thân quở tôi rằng tương lai có Luận sư Giới Hiền, giảng luận Du già sư địa cho một vị Ḥa thượng người Trung Quốc, ngươi nên đến đó nghe, nhơn nhờ nghe pháp đó rồi được thấy Phật, cần chi phải làm quốc vương! Nay quả nhiên như lời ngài dạy, được nghe giáo pháp.
Trích Đường Tam Tạng truyện.
Khi vua Thành Tổ nhà Minh đang làm Yên vương, bà vương hậu gặp ngày nguyên đán ngồi tịnh niệm, thấy ḿnh đi đến chỗ đức Quán thế âm Bồ tát, hào quang rực rỡ, tràng phan bảo cái châu ngọc lung linh, đền đài rất tráng lệ. Bồ tát bảo: Phật dạy kinh Đệ nhất hy hữu đại công đức, có thể tiêu tai chứng quả. Người sẽ làm quốc mẫu thiên hạ, phước đức quang minh, có thể lănh nhận sự phó chúc này, để cừu bạt sinh linh. Nói xong liền dùng nước cam lồ rưới lên đảnh có cảm giác thân tâm vô cùng mát mẻ! Khi tỉnh mộng, trong miệng c̣n nghe mùi thơm, bàn đọc tụng những kinh chú mà Bồ tát đă truyền thọ trong khi mộng, không sót một chữ. Về sau gặp nạn giặc binh vây thành rất nguy khốn đều nhờ tŕ tụng kinh chú ấy mà cả thành nhơn dân đều được an ổn.
Ông Lư Văn Công đời nhà Đường hỏi ngài Dược Sơn thiền sư rằng: Thế nào gọi là Hắc phong xuy kỳ thuyền phưởng, phiêu nhập La sát quỷ quốc (Gió dữ thổi thuyền bè trôi vào nước quỷ La sát). Thiền sư đáp: Lư tiểu tử hỏi việc đó làm ǵ? Văn Công nổi giận đỏ mặt. Ngài cười bảo: Đó chính là gió dữ trôi thuyền bè vào nước quỷ La sát vậy.
Trích Cao tăng truyện.
CHIẾC PHI THUYỀN GIỮA BIỂN CẢ.
Câu chuyện linh cảm tôi sắp kể lại sau đây là tôi đă nghe chính ngài trụ tŕ chùa Huyền Tôn ở làng Thạnh Mỹ Lợi tỉnh Gia Định thuật lại:
Ông Brillant, người Nam nhập Pháp tịch có một bà mẹ rất tin sùng đạo Phật, thường ngày được mẹ đem những điều hiểu biết về giáo lư và nhất là sự linh cảm của đức Quán thế âm giảng dạy cho. Nhờ đó, ông thường niệm danh hiệu ngài những lúc lâm nguy và đều được như ư.
Lớn lên ông đi lính và năm 1940, ông được đóng lon thiếu úy Thủy phi thuyền.
Một hôm ông cùng đại úy Touppant và trung úy Letournad, ba người ngồi phi thuyền ra đảo Côn Nôn. Lúc trở về v́ hỏng máy, bị rơi xuống biển và giữa sóng to gió lớn, chiếc phi thuyền chồm lên ngụp xuống. Có một điều lạ là chỉ chực ch́m mà chưa ch́m. Trong lúc hai ông kia đành chờ chết th́ thiếu úy Brillant nhất tâm cầu nguyện đức Quán thế âm Bồ tát. Chiếc phi thuyền vẫn lững lờ trôi trong hai tiếng đồng hồ, th́ gặp chiếc tàu đánh cá của người Nhật đi đến ḍng dây xuống kéo họ lên. Vừa lên được trên tàu, ngoảnh lại nh́n th́ chiếc phi thuyền đă ch́m dần xuống bể sâu. Tất cả mọi người trên tàu cho đến hai ông trung úy Letournad và đại úy Touppant đều ngạc nhiên cho sự lạ ấy: V́ từ năy đến giờ sao nó không ch́m. Lúc đó thiếu úy Brillant mới kể lại lời cầu nguyện của ông ta và mọi người đều cho rằng họ thoát khỏi tai nạn là nhờ sự linh cảm của đức Quán thế âm Bồ tát.
Từ đó, đại úy Touppant cũng trở thành một Phật tử thuần thành, và để tỏ ḷng ghi ơn, ông đă lập nên một chùa nhỏ thờ Phật tại xóm Cát Lái, làng Thạnh Mỹ Lợi tỉnh Gia Định, và ông thường đích thân đến làm lễ.
Lê Trí An (Biên Ḥa).
NGƯỜI DÂN CHÀI XÓM TẤN
Chuyện xảy ra tại xóm Tấn, cửa biển Quy Nhơn vào năm 1944. Vào độ tháng ba tiết trời b́nh lặng nên có mười chiếc ghe ra đánh cá ngoài khơi. Th́nh ĺnh trời trở tố, bao nhiêu ghe đều theo sóng biển mà không về. Trong xóm nhà nào nhà nấy đều khóc rân và phát tang cả.
Th́nh ĺnh mười ngày sau, hai anh Trần Tố và Lê Bá Cảnh cùng tất cả trai bạn trong ghe trở về làm trong nhà mừng quá đỗi. Bà con xúm lại hỏi chuyện th́ các anh kể lại như sau:
"Khi trời nổi gió, tất cả các ghe đều không kịp trở tay, ngó chung quanh th́ mấy ghe kia đều mất dạng cả, phần các anh cũng khó phương cứu thoát. Hai anh sực nhớ lại mới đồng chấp tay niệm danh hiệu đức Quán thế âm, cứ như thế ghe trôi đi xa, người trong ghe mê man cả, lúc tỉnh dậy thấy ḿnh nằm trên băi bể Nha Trang. Người trong làng chạy ra d́u họ vô, nấu cháo cho ăn. Và sau khi rơ chuyện, giúp cho họ tiền tàu để trở về làng."
Hồi đó, tôi là một hội viên của Phật học Quy Nhơn ở gần xóm Tấn, nên được thấy và nghe rơ câu chuyện này. Các đạo hữu kể trên, hiện c̣n ở trong xóm có thể làm chứng cho câu chuyện tôi vừa kể.
Nguyễn Văn Đảo, hiện ở Khuôn Hội
Thuận Lập, Đà Nẵng.
BÀ LĂO KỲ DỊ
Năm năm trước, tôi đă đau bàn tay rất lạ kỳ. Trước hết nó mọc lên nhiều mụt nhỏ li ti, mụt sanh ra rất mau, kết liên lại làm mủ, ăn phồng da lên, ăn mé vào thịt đau như dùi châm, ngứa hơn ráy chà, đêm như ngày xói vào da thịt, khó chịu hết nổi, làm cho tôi chỉ ngồi ôm tay mà khóc. Xức thuốc và tiêm kim rất nhiều vẫn không hiệu quả.
Tôi nhớ lại hôm đó là mồng 8 tháng 9 Âm lịch, tôi ôm tay ngồi trước bàn Phật, tính nhẩm lại c̣n mười ngày nữa là vía đức Quán thế âm, ḿnh đau tay như thế này, lấy ai mà lo sắp đặt dọn dẹp để làm lễ. Mắt tôi nh́n lên tượng Ngài, miệng lâm râm cầu nguyện Ngài rủ ḷng độ tŕ cho tai qua nạn khỏi, hoặc gặp thầy hay thuốc tốt cho được mau lành.
Vào khoảng chiều hôm đó, trong lúc tôi đang ngồi ôm tay buồn bă, th́ một bà lăo ăn mày tướng mạo phương phi bước vào cất tiếng hỏi tôi: Bà khóc v́ đau tay phải không? Cho tôi xem ra sao? Tôi đưa tay cho bà xem và nhờ bà cho biết thuốc chi hăy chỉ giùm. Bà coi xong bày cho tôi bài thuốc sau: Lấy lá tràm và lá chổi rành nấu lên rồi ngâm tay vào rửa cho thật sạch, lấy một ít bồ hóng nghiền cho mịn, xức trong ba ngày, mỗi ngày ba bận là lành. Theo lời bà, tôi nhờ người làm và xức ngay tối hôm đó, th́ rất may là bớt nhức, ngủ được. Sáng ngày thấy bớt được đôi ba phần. Liên tiếp trong ba ngày chỗ lở khô như vỏ cau khô, ở trong có lớp da non đỏ lói. Đến ngày vía, tôi đă tự ḿnh sắp đặt làm lễ được. Có điều rất lạ là sau hôm đó, tôi và người nhà đă cố công t́m bà lăo để tạ ơn, nhưng t́m khắp nơi mà vẫn không gặp được.
Bàn tay tôi không đau lại nữa, và bài thuốc trên tôi bày cho nhiều người đau tương tợ nhờ ơn Phật đều được lành cả.
Bà Minh Hạnh, Huế.
NHIỆM MẦU THAY ĐỨC TIN
Cùng trong thời kỳ kháng chiến, một ông quận trưởng tại tỉnh Thừa Thiên, một Phật tử thuần thành am tường Phật pháp, nhân một cuộc đi bố ráp, bị thương ở sau mông bởi một mảnh lựu đạn của địch. Được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Huế, mặc dầu có sự săn sóc tận tụy của bác sĩ, máu ở vết thương vẫn rỉ rả chảy măi không cầm (có loại máu không thuốc ǵ cầm chảy được một khi bị thương tích, ai bị bịnh này phải chịu chết). Biết sức người không sao cứu khỏi, ông chỉ mong ở hạnh từ bi của đức Quán thế âm, một là cứu cho khỏi bệnh, hai là nếu đă tận số th́ tiếp dẫn cho về cơi cực lạc nên ông thành tâm tinh tấn niệm danh hiệu Ngài.
Một đêm đang mơ màng, ông thấy dạng một người đàn bà mặc đồ trắng, mở cửa pḥng bước vào và nhẹ nhàng đi ra, sau khi đưa tay thoa vết thương. Giật ḿnh tỉnh dậy, ông hỏi bà vợ nằm bên cạnh đấy có thấy bóng người vào không, th́ bà ta nói có thoáng thấy một người đàn bà vào và tưởng là y tá đến trông nom bệnh nhân.
Ngạc nhiên và sung sướng thay, ông ta đưa tay vào vết thương, thấy máu ướm khô, và từ đấy vết thương lành dần rồi khỏi hẳn.
Bùi Cúc, Nha Trang.
BÀ MẸ ÔNG LƯU
Từ mùa Đông năm Nhâm th́n, tôi bắt đầu suy nghiệm về bốn lời dạy của ông Viên Liễu Phàm và bài Du công tịnh ư. Tôi thấy được việc đời đều do nhân duyên mà tạo thành; và tự ta, gây nghiệp tốt xấu cho ta.
Đến mùa Đông năm Quư tỵ, tôi vui ḷng ăn năn tội lỗi. Tôi sốt sắng giúp đỡ cho bà con xóm giềng nghèo khổ, và hằng ngày, tôi quỳ tụng kinh chú đức Quán thế âm để cầu cho mẹ tôi sống lâu.
Nhưng một hôm kia, bệnh hỏa đàm trước đây của mẹ tôi phát ra nặng hơn những lần trước. Mẹ tôi cũng tin Phật lắm, bèn gọi tôi đến bảo:
Bệnh ta trở đi trở lại đă ba mươi mốt năm rồi, thuốc thang không lành. Nay con chuyên chú đọc kinh mà bệnh mẹ lại nặng hơn th́ là mẹ già bạc phước, nghiệp chướng nặng nề nên không thọ cảm được, con ạ!
Tôi cảm động quá. Tôi nghĩ rằng tất cả căn nguyên đều do tôi chưa thành tâm mấy nên vọng niệm chưa trừ mà thôi. Tôi an ủi mẹ rồi tôi đốt hương giữa trời quỳ niệm với tất cả chí thành. Tôi phát tâm làm mọi việc lành với hết ḷng cầu nguyện đức Quán thế âm cứu mẹ tôi mau lành. Khi đứng dậy th́ thấy đầu gối tôi rơm rớm máu mà tôi chẳng biết đau tí nào.
Hai ngày sau mẹ tôi đă khỏe và đ̣i ăn cháo. Tôi mừng lắm. Hôm ấy tôi nằm mộng thấy một vị Đạo sĩ vào nhà bảo mẹ tôi ngồi dậy và cho uống một chén nước màu xanh. Mẹ tôi uống hết chén nước th́ thấy tươi tỉnh hẳn, cám ơn Đạo sĩ vô cùng.
Sáng ấy, bệnh mẹ tôi giảm đi phân nửa và ba bốn hôm sau th́ lành hẳn. Và cái cố tật của hơn ba mươi năm về trước không c̣n thấy trở lại.
Điều cảm ứng trên khiến tôi càng tin đạo nhiệm mầu. Tôi lại càng thành tâm tiếp tục tu niệm và ăn ở theo đường lành.
Lưu Sơn Anh, người Trung Hoa.
ÁNH SÁNG LẠI VỀ
Đời nhà Thanh ông Đinh Truyền có người bà tên Khổng Thái Quân bị bệnh mù mắt đă hơn hai chục năm trời, chưa phương ǵ chữa khỏi.
Một ngày, vào khoảng đầu xuân năm Nhâm tư h́nh như cái đau đớn khổ sở v́ sự không trông thấy ǵ của ḿnh đă lên đến độ không thể ḱm hăm chịu đựng được nữa, bà Thái Quân mới kêu cháu lại gần mà than rằng: Giá ǵ đôi mắt ta được hé sáng trong chốc lát, chỉ chốc lát thôi th́ nguyện vọng của thân già này cũng đủ để thoải mái lắm rồi. Thông cảm tâm sự u buồn của bà, ông Đinh Truyền chỉ c̣n biết âm thầm thất vọng nh́n bà. Bỗng một ư nghĩ đột nhiên đến, Đinh Truyền bèn vui vẻ thưa rằng: Kính thưa bà, đức Quán thế âm là đấng mẹ hiền cứu khổ, ai nhứt tâm tŕ tụng cầu nguyện lên Ngài, chắc tâm thành sẽ linh ứng. Vậy theo ư con, từ nay đêm ngày bà nên chịu khó chuyên tụng thánh hiệu Đại bi Quán thế âm Bồ tát, niệm thánh hiệu thôi cũng đủ rồi bà ạ! V́ chú th́ dài nhiều câu khó thuộc. Biết đâu ánh sáng lại chẳng trở về trong đôi mắt đẹp thuở xưa của bà. Tin tưởng ở lời khuyên của cháu, từ đấy Thái Quân ngày đêm tu niệm bảy chữ: Đại bi Quán thế âm Bồ tát, không nghỉ. Chưa đầy một tháng sau, một con mắt bà bắt đầu hé mí trông rơ bàn tay. Được nh́n cảnh con cháu quây quần vui sống, bà không khỏi thầm biết ơn đấng từ bi cứu khổ, nguyện phát thệ tu hành cố gắng noi theo gương sáng của Ngài, giúp đỡ kẻ bần hàn đói rách.
Quán thế âm tŕ niệm kư.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|