Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 381 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Vấn đề về Tứ Hóa Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
NgoaLong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 856
Msg 1 of 251: Đă gửi: 01 August 2008 lúc 9:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn NgoaLong

Hôm nay có chút hứng mang vấn đề này ra cùng tán dốc với bà con cho vui. 

Như chúng ta biết th́ xưa nay có chút bất đồng về cách an của Tứ Hóa cho một vài tuổi, trong đó đặc biệt là tuổi Canh.  Tại sao lại có vấn đề này?  NL xin phép tŕnh bày sơ qua thế này.

1.  Cách An Tứ Hóa (theo sách vở)

 

Lộc

Quyền

Khoa

Kỵ

Giáp

Liêm

Phá

Dương

Ất

Lương

Tử

Nguyệt

Bính

Đồng

Xương

Liêm

Đinh

Nguyệt

Đồng

Cự

Mậu

Tham

Nguyệt

Hữu

Kỷ

Tham

Lương

Khúc

Canh

Nhật

Âm (Đồng)

Đồng (Âm)

Tân

Cự

Nhật

Khúc

Xương

Nhâm

Lương

Vi

Phụ (Phủ)

Quư

Phá

Cự

Âm

Tham


2.  Liệt Kê Những "Sao" Được Dùng Để An Tứ Hóa

Chú Ư:  1)  Bản dưới chưa tính an Khoa và Kỵ cho tuổi Canh
                 2)  Mỗi "Sao" dùng 1 lần để an "Lộc", 1 lần để an "Quyền", 1 lần để an "Khoa", và 1 lần để an "Kỵ"

Lộc

Quyền

Khoa

Kỵ

Tử Tử Tử Tử
Phủ Phủ Phủ Phủ
Tướng Tướng Tướng Tướng
Sát Sát Sát Sát
Phá Phá Phá Phá
Liêm Liêm Liêm Liêm
Tham Tham Tham Tham
Nguyệt Nguyệt Nguyệt Nguyệt
Đồng Đồng Đồng Đồng
Lương Lương Lương Lương
Cự Cự Cự Cự
Nhật Nhật Nhật Nhật
Xương Xương Xương Xương
Khúc Khúc Khúc Khúc
Tả Tả Tả Tả
Hữu Hữu Hữu Hữu


Vậy, tuổi Canh an Khoa theo Âm, Kỵ theo Đồng hoặc ngược lại Khoa theo Đồng, Kỵ theo Âm?  Như đă nói bản trên chưa liệt vào "sao" dùng để an "Khoa" và "Kỵ" cho tuổi Canh nhưng nó cho thấy Nguyệt (Âm) đă 1 lần hóa "Khoa" và 1 lần hóa "Kỵ" rồi, trong khi đó Đồng chưa hóa "Khoa" và hóa "Kỵ". 

Nếu ta theo Đồng hóa Kỵ, tất Nguyệt hóa Khoa, vậy Nguyệt đặc biệt hơn hết mọi "Sao" khác là được hóa "Khoa" 2 lần.  Như vậy không hợp lư lắm.  C̣n nếu ta theo Đồng hóa Khoa, tất Nguyệt hóa Kỵ, vậy th́ Nguyệt được hóa "Kỵ" 2 lần.  Cũng không hợp t́nh lắm.

Có lẽ cũng v́ như thế mà sinh ra chuyện phức tạp trong cách an Tứ Hóa cho tuổi Canh? 

Từ đây, để ṃ lại cách an Tứ Hóa th́ có người nghĩ Đ ồng hóa Khoa hay là hóa Kỵ th́ hợp lư hơn.  Có người th́ đi xa hơn 1 bước nữa là kiểm tra lại 1 tí về cách an Tứ Hóa trong những tuổi khác.  Như ta thấy sách vở cũng có chút bất đồng về Tả Phụ hóa Khoa hoặc Thiên Phủ hóa Khoa trong tuổi Nhâm.  Có một số th́ lấy Thiên Phủ hóa Khoa. 

Giả như nếu lấy Thiên Phủ dùng để hóa Khoa cho tuổi Nhâm th́ không lẽ lại dùng đến Hữu Bật.  Một khi Tả Phụ không được dùng th́ không lẽ lại dùng Hữu Bật.  Từ đó, vứt Hữu Bật hóa Khoa trong tuổi Mậu để thay vào đó bằng "Sao" khác, vậy là "Sao" nào đây?  Nh́n lại bản thứ 2 phía trên ta thấy ngoài Thiên Tướng và Thất Sát không "hóa" th́ c̣n lại Nhật, Cự, Đồng, Tham, Liêm, Phá chưa "hóa" Khoa.  Từ trong những sao này th́ thấy Nhật "hóa" Khoa là hợp nhất v́ Nguyệt cũng được hóa Lộc Quyền Khoa Kỵ th́ không lẽ Nhật không thể nào "hóa" Khoa được?  Với lại, Phá Tham trong bộ SPT là vơ cách mà "hóa" Khoa th́ không hợp lư. 

Vậy Tứ Hóa của tuổi Mậu: "Tham Nguyệt Dương Cơ".

Thiên Phủ đă được dùng để hóa Khoa cho tuổi Nhâm, không lẽ Phủ chỉ "hóa" 1 lần và không lẽ tuổi Nhâm được ân điển lớn vậy sao?  Cho nên, cần phải cho Thiên Phủ hóa 1 lần nữa mới hợp lư  .  Vậy Phủ hóa Khoa hay là hóa Kỵ đây?  Như ta biết, Thiên Phủ là chủ của chùm Nam Đẩu hệ tinh, cũng là Đế Tinh th́ không lẽ lại "hóa" Kỵ?  Với lại, giữa Thiên Đồng hóa Khoa hoặc hóa Kỵ th́ cho thấy với tính chất của Thiên Đồng hóa Kỵ có vẽ hợp lư hơn.  Như vậy tuổi Canh: "Nhật Vũ Phủ Đồng".

Như thế, Thiên Phủ không lẽ lại hóa 2 lần và đều là hóa Khoa sao?  Có hợp lư không?  Có hợp lư hơn Âm hóa 2 lần Khoa hoặc 2 lần Kỵ không? 

C̣n bộ Xương Khúc th́ mỗi "Sao" được hóa 1 lần Khoa và 1 lần Kỵ.



__________________
Có công Canh Cọp (hổ phục) có ngày nên Cao (hổ cốt)!
                            SHMILY!
Quay trở về đầu Xem NgoaLong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NgoaLong
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 2 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 9:19am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Dĩ nhiên là tôi cũng có chủ kiến riêng về Tứ hóa năm Canh,nhưng mạn phép không thể tŕnh bày (v́ mọi tŕnh bày đều có thể tranh luận, trong điều kiện chưa muốn th́ tôi xin giữ lại quan điểm cá nhân).

- Về Tả phụ hay Thiên Phủ: Tôi nghĩ v/đ này chỉ là trên những tài liệu quốc ngữ hiện nay thôi, và cũng chỉ là v/đ với những ai biết tới TV là do đọc được những tài liệu ấy (rất gần đây mới có).

Chữ Hán "Phủ" (Th. Phủ) và "Phụ" (Tả phụ) rất khác nhau. Không nhầm được. Những tài liệu như thế tôi đọc là thống nhất.

- Lư do có thể gây nhầm lẫn:
Sao Tả Phụ: Gọi Tả phụ hay Tả phù đều được, nếu không chấp nhặt về chuyện ngôn ngữ, bởi vẫn có cả câu "Tả phù Hữu bật" nữa, Phù hay Phụ nghĩa cũng tương đối gần, không thành v/đ. Nhưng sách cổ TV th́ dùng chữ Tả phụ (bộ Xa - Xe). Thành ngữ th́ vẫn có câu "Tả phù Hữu bật" - tức được giúp đỡ,hỗ trợ từ nhiều phía. Gọi là Phù hay Phụ th́ cũng rất gần âm với Phủ (T. Phủ). Nghe nhầm hay chép nhầm (thậm chí do chính tả hay lỗi in ấn).
Đây không phải ca ngợi chữ Hán. Chỉ là việc mà một người t́m hiểu về TV nên lưu tâm.
Trường hợp anh nói, ngoài một hai tác phẩn TV quốc ngữ rất gần đây, trên sách cũ chữ Hán chỉ có thống nhất là Thiên Phủ.

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 02 August 2008 lúc 9:22am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 3 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 9:52am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

thienkhoitimvui đă viết:
...Trường hợp anh nói, ngoài một hai tác phẩn TV quốc ngữ rất gần đây, trên sách cũ chữ Hán chỉ có thống nhất là Thiên Phủ.


Nói rơ ư ra được chăng?

Những ǵ anh NL nói đều là sự thật, ngay cả "Mậu Tham Nguyệt Dương Cơ" (chi phái Trung Châu của Dương Đ́nh Chi, HK; một bản giả mạo ít được lưu hành của "Đẩu Số Tuyên Vi").

Nay chia sẻ cái nh́n của tôi về vấn đề này.

Dĩ nhiên tôi dùng Canh Nhật Vũ Âm Đồng, một phần dựa theo cái nh́n của dịch lư gia người Đài Loan Tạ Phồn Trị (Can Âm nhóm sao Âm hóa Kỵ, can Canh dương nên phải loại ngay trường hợp Nguyệt của nhóm âm hóa Kỵ. Tức là can Canh sao Nguyệt không thể nào hóa Kỵ.)

Nhưng tôi có khác ông Tạ Phồn Trị ở chỗ là tôi dùng "Quư Phá Cự Âm Tham" như cũ.

Bảng của ông Trị th́ hoàn toàn không bị lập lại như sau:
Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Tử Nguyệt
Bính Đồng Cơ Xương Liêm
Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự
Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ
Kỷ Vũ Tham Lương Khúc
Canh Nhật Vũ Âm Đồng
Tân Cự Nhật Khúc Xương
Nhâm Lương Vi Phụ Vũ
Quư Phá Cự Đồng Tham

Nhưng có thật không bị "lỗi" lập lại là hoàn hảo chăng?

Tôi không cho là như thế. Tôi cho rằng bài toán Tử Vi cũng như một bài toán thực dụng của đời thường. Đời thường ít khi toàn hảo. Có khi chỉ có thể "gần đúng" mà thôi.

Nhưng tại sao tôi theo phép tính của ông Trị mà lại khác ông ở hóa Khoa cho can Quư? (Ông Trị cho Đồng hóa khoa nên không bị lỗi "lập lại", tôi cho Âm hóa Khoa nên rơ ràng bị lỗi "lập lại").

Sao tôi không theo hẳn ông Trị để không phạm lỗi "lập lại"?

Xin thưa rằng, với tiêu chuẩn khoa học làm kim chỉ nam, tôi cho rằng lí của ông Trị c̣n thiếu sót. Trong bài tính dẫn đến hóa Khoa của thập thiên can, tôi thêm một đ̣i hỏi nữa là thập thiên can ngoài tiểu thể âm dương (Giáp dương Ất âm...) c̣n phải chia thành đại thể âm dương Giáp Ất Bính Đinh Mậu là "đại thể dương", Kỷ Canh Tân Nhâm Quư là "đại thể âm". V́ lư luận đại thể âm dương này mà Đồng không thể hóa Khoa (v́ Đồng thuộc nhóm sao dương mà Canh thuộc đại thể âm), nên tôi (bị bắt buộc phải) giữ "Quư Phá Cự Âm Tham" như cũ.

Ngắn gọn lại, tôi đă khám phá (tái khám phá?) ra rằng Âm hóa Khoa hai lần chỉ là một lời giải gần đúng. Nhưng -theo tiêu chuẩn khoa học mà tôi nh́n thấy- nó là lời giải phù hợp khoa học hơn các lời giải khác.

Cần nói rằng đây là kết quả một bài toán (theo đúng nghĩa của toán học) dựa trên thập thiên can, lư âm dương, và lư cùng tắc biến. Người t́m ra (có lẽ nói "tái khám phá" th́ đúng hơn) cái mấu chốt hết sức quan trọng này dĩ nhiên không phải tôi mà là ông Tạ Phồn Trị.

Tôi đă đọc khá nhiều các lập luận dẫn đến Tứ Hóa. Nhưng -xin lỗi- khi dùng tiêu chuẩn của khoa học để luận xét th́, cho đến ngày hôm nay, ngoài cái lư của ông Tạ ra tôi đều thấy là hàm hồ cả.

Dĩ nhiên đây là tôi dùng tiêu chuẩn khoa học. Bởi nếu bảo Tử Vi không dính líu đến khoa học th́ tôi chẳng c̣n ǵ để nói.

TB: Tiêu chuẩn tối hậu của khoa học là thực nghiệm. Dĩ nhiên tôi có phần thực nghiệm riêng của tôi, tiếc là vẫn chưa thỏa đ̣i hỏi của khoa học (phép thống kê). Nhưng sự tự tin của tôi tăng thêm v́ biết rằng ông Tử Vân (Đài Loan) đă xem tối thiểu 5000 lá số người thật việc thật, cách luận mệnh cũng như vận của ông lại tối trọng hóa Lộc và hóa Kị, mà ông cũng cho Canh Thiên Đồng hóa Kị là đúng.

Sửa lại bởi VDTT : 02 August 2008 lúc 10:45am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
thamlangkh
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi


Đă tham gia: 17 February 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 4 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 11:59am | Đă lưu IP Trích dẫn thamlangkh

Thưa bác VDTT. Nói chung cháu cũng ủng hộ quan điểm Thiên Đồng hóa Kỵ.
Trong các cách chứng minh về Tứ Hóa của mọi người th́ cháu thấy cách ở trong sách Tử Vi Hoàn Toàn Khoa học là có tính lô gíc nhất (mặc dù có thể không đúng, nói chung nhiều chỗ cháu chưa hiểu rơ lắm.
Nếu dùng thực nghiệm để kiểm tra th́ mọi người cũng nên để ư đó là. Trong 12 vị trí của Tử Vi trên thiên bàn th́ có 8 vị trí Đồng và Âm đồng cung, tam hợp, xung chiếu nên những trường hợp này đều có ảnh hưởng tương đối mạnh.
Có 04 vị trí đó là Đồng tại Tỵ Hợi (Âm tại Sửu Mùi), Đồng tại Sửu Mùi (Âm tại Tỵ Hợi)là Đồng Âm tách hẳn nhau ra.
Nói chung nếu tuổi Canh mà Đồng mà Hóa Khoa th́ xác xuất một cung có tam hóa liên châu và đắc thái tuế đắc lộc tồn là rất nhiều mà như thế th́ tuổi Canh phải đặc biệt lắm mà thực tế có lẽ không phải như vậy.
Quay trở về đầu Xem thamlangkh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thamlangkh
 
NgoaLong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 856
Msg 5 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 12:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn NgoaLong

Cảm ơn 2 bác thienkhoitimvui, bác VDTT, và bác thamlangkh đă cho ư kiến!

Như vậy th́ theo bác thienkhoitimvui tuổi Nhâm Thiên Phủ hóa Khoa, chứ không phải là Tả Phụ.

Theo bác VDTT cho biết ông Tạ Phồn Trị dùng "Phá Cự Đồng Tham" cho tuổi Quư th́ thấy có thể giải quyết được vấn đề 1 "Sao" không hóa 2 lần cho 1 "Hóa".  Lúc đó tuổi Canh: "Nhật Vũ Âm Đồng" không c̣n trở ngại ǵ nữa nếu theo quan điểm chỉ hóa 1 lần.  Như vậy có vẽ hợp lư hơn Thiên Phủ hóa 2 lần cho Khoa như NL nêu trong bài trước.

Vụ bác VDTT phân chia theo "Đại Thể Âm Dương" của Thập Thiên Can thấy cũng rất có lư.  Cũng như trong Địa Bàn Tử Vi ngoài phân Âm Dương cho Thập Nhị Địa Chi như cung Tí thuộc Dương, cung Sửu thuộc  Âm, ... cung Hợi thuộc Âm th́ c̣n phân từ cung Dần đến Mùi thuộc Dương, cung Thân đến Sửu thuộc Âm.  Đấy cũng hợp với ĐẠO lư. 



__________________
Có công Canh Cọp (hổ phục) có ngày nên Cao (hổ cốt)!
                            SHMILY!
Quay trở về đầu Xem NgoaLong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NgoaLong
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 6 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 12:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

Trich:
Tiêu chuẩn tối hậu của khoa học là thực nghiệm

Đúng à nghen !. Tôi nhất trí hoàn toạn Trong tử vi cũng vậy, cần lấy tiêu chuẩn luận đúng thực tiễn làm tiêu chuẩn thực nghiêm.
Nhưng !!! Vấn đề là ở chỗ, luận có đúng với thực tế hay không ?. Hay là luận theo kiểu cố gắng hiểu theo thực tế !. Thực tế cho thấy, ngay trong hành pháp, người ta trọng chứng chứ không trọng cụng Mà trong giải luận tử vi, có bao nhiêu % trường hợp có thể dùng Chứng thay Cung ?.
Tôi tin rằng, nếu theo lư luận lấy thống kê, th́ số lá số được luận giải theo Chứng so với số lá số luận giải theo Cung là không thể thọa Và Tôi tin chắc rằng, Ông Tử Vân với 10000- cho hẳn mười ngàn lá số được luận - th́ số lượng để thỏa theo yêu cầu thống kê cũng không có bằng chứng Ông ta đă thỏa .
Bấy nhiêu đó cũng đă đủ sư chưa đầy đủ căn cứ cho một kết luận có tính khoa hoc. Chưa nói đến chuyện: Phương pháp luận giải đă có thể thống nhất là đúng đắn, hay là c̣n mỗi người luận một cách, ai cũng cho ḿnh uung . Nào là Lưu Tứ Hóa đầy trời, nào là di cung hoán mênh. Nào là thay giờ đổi ngày .Nào là tính vận từ thời điểm được sinh ra . Nào là bắc phái, nào Nam phái .
Không thể có một kết luận nào khả dĩ mang danh khoa học, trong khi ngay cả phương pháp giải bài toán c̣n đang mơ hồ .
C̣n quan điểm của Tôi - khi Tôi chưa tŕnh bày lư thuyết tứ hóa, thực chất nó như một bài toán con trong bài toán lớn (tại sao môn tử vi lại có thể lâận đoán được số Mệnh con người ?.) - Th́ c̣n coi kết luận này là kết luận của Cá nhân tôi .
Tuổi Canh: Nhật - Vũ - Đồng - Âm .
Bởi thế, khi phương pháp luận giải c̣n mơ hồ, th́ tranh luận vốn vô ích, lại nữa mà nói khoa học th́ chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ .
Thân ái .
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
dao1234
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 March 2007
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 96
Msg 7 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 1:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn dao1234

Lư luận của bác Vuivui bao giờ cũng chặt chẽ, uyên bác. Dao có tâm học hỏi nơi bác.
Quay trở về đầu Xem dao1234's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dao1234
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 8 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 5:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Ô vuivui,

Tôi không hề nói là ông Tử Vân đă thỏa tiêu chuẩn thống kê. V́ nếu đă thỏa rồi th́ c̣n ǵ để nói nữa.

Tôi dĩ nhiên muốn biết các lập luận khác về cách an Tứ hóa, v́ theo tôi đây là mấu chốt quan trọng nhất của khoa Tử Vi. (Nếu không có tứ Hóa th́ Tử Vi chẳng có tư cách ǵ tranh chỗ đứng với khoa Tử B́nh).

Tôi thỉnh thoảng đọc thấy người tuyên bố là đă t́m ra lập luận cho tứ Hóa, nhưng đến giờ phút này chưa thấy ǵ cả. Vẫn đang chờ để đánh giá đây.

Trong khi chờ đợi, tôi vẫn kiên quyết khẳng định rằng cho đến giờ phút này chỉ có cái lư của ông Trị là hợp tiêu chuẩn của khoa học hơn hết.

(Tôi c̣n vài lư khác về tứ Hóa mà tôi đă đọc được, nhưng không tŕnh bày v́ cho rằng chúng hàm hồ, tốn thời giờ của độc giả và của riêng tôi).


Sửa lại bởi VDTT : 02 August 2008 lúc 5:09pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 9 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 5:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

NgoaLong đă viết:
...ông Tạ Phồn Trị dùng "Phá Cự Đồng Tham" cho tuổi Quư th́ thấy có thể giải quyết được vấn đề 1 "Sao" không hóa 2 lần cho 1 "Hóa".  Lúc đó tuổi Canh: "Nhật Vũ Âm Đồng" không c̣n trở ngại ǵ nữa nếu theo quan điểm chỉ hóa 1 lần...


Thế nhưng lại sinh ra vấn đề khác.

Tôi vốn cho rằng có thể dùng phương pháp khoa học để t́m lại toàn thể ư nghĩa các sao, kể cả 14 chính tinh, mà không cần nhắm mắt chấp nhận các kết quả sách vở cũ để lại.

Trong hệ lập luận mà tôi t́m ra (đúng hơn là "tái khám phá" ra?) th́ Đồng không hóa Khoa v́ nó đă chứa sẵn tính "Khoa", dẫn đến cái lư rằng Đồng là "phúc tinh", tức là phù hợp với một đặc tính của Thiên Đồng mà sách vở để lại.

Bằng không th́ chẳng thể t́m ra lư nào (phù hợp khoa học) để kết luận rằng Đồng có đặc tính "phúc tinh".

Bởi thế tôi rất tin tưởng rằng Đồng không hóa Khoa.

Sửa lại bởi VDTT : 02 August 2008 lúc 5:32pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
DuongTuong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 114
Msg 10 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 7:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn DuongTuong

VDTT đă viết:
Trong hệ lập luận mà tôi t́m ra (đúng hơn là "tái khám phá" ra?) th́ Đồng không hóa Khoa v́ nó đă chứa sẵn tính "Khoa", dẫn đến cái lư rằng Đồng là "phúc tinh", tức là phù hợp với một đặc tính của Thiên Đồng mà sách vở để lại.

Bằng không th́ chẳng thể t́m ra lư nào (phù hợp khoa học) để kết luận rằng Đồng có đặc tính "phúc tinh".

Bởi thế tôi rất tin tưởng rằng Đồng không hóa Khoa.

Có lẽ anh VDTT lượng định chữ "Phúc" theo nghĩa hẹp là "tránh thoát tai nạn" chứ thật ra chữ Phúc bao gồm rất rộng nhiều mặt .

Nhưng cứ giả sử cho Thiên Đồng có đặc tính của "Khoa ", và theo DT hiểu Khoa có những công năng chính như sau :

- Cứu giải tai nạn = Phúc tinh ! Vậy câu hỏi đặt ra : Thiên Lương cũng là Phúc tinh tại sao vẫn Hóa Khoa ?

- Và tiện thể hỏi luôn Hóa Khoa là văn tinh , như vậy Xương Khúc cũng là văn tinh, đă chứa chất "văn" rồi
sao vẫn "bị" Hóa Khoa như thường ? (Xin đừng gượng ép rằng có Hóa Khoa mới thi đậu nghen !) .

- Theo quan điểm nơi anh, công năng chính của Khoa là "điều chỉnh" về Trung đạo !(Và có lẽ phù hợp nhất với công năng chính của Thiên Đồng là thay đổi, bất định), nên "Khoa" chỉ điều chỉnh những cái xấu hoặc "QuÁ" xấu, quá tốt (c̣n tốt b́nh thường rồi không điều chỉnh nữa !), nếu vậy chẳng thể t́m ra lư nào để Thiên Đồng (chứa sẵn tính "Khoa") phải điều chỉnh thành . . . Hóa Kỵ (!) - là hiện tượng vừa xấu, vừa thái quá trong tứ hóa ???

Chỉ thuần thắc mắc , chứ không dám nghĩ là phản biện .


Sửa lại bởi DuongTuong : 02 August 2008 lúc 7:55pm
Quay trở về đầu Xem DuongTuong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi DuongTuong
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 11 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 8:45pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

DuongTuong đă viết:
...Có lẽ anh VDTT lượng định chữ "Phúc" theo nghĩa hẹp là "tránh thoát tai nạn" chứ thật ra chữ Phúc bao gồm rất rộng nhiều mặt...


Không phải nghĩa hẹp đâu. Chữ "phúc" này do Khoa mà đến cơ mà, làm sao hẹp được?

C̣n chuyện Thiên Lương, xin dùng luận lư học (hoặc tốt hơn nữa là dùng lư của khoa hóa học):

A=>B không có nghĩa "muốn có B th́ phải có A".

C̣n chuyện hóa Lộc, Quyền, Kỵ lại là những bài toán khác nữa. Không nhập vào một mà bàn được.

TB: Tại sao ông DuongTuong cứ hay viết "không có ư muốn phản biện", "xin lượng thứ" v.v... xuất thân Nho gia nên thích câu nệ hay sao vậy? Tôi lớn lên ở nơi rừng rú (sự thật 100%) nên không phù hợp lắm với lối viết này.


Sửa lại bởi VDTT : 02 August 2008 lúc 10:29pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 12 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 11:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Có lẽ tôi nên cường điệu hơn, rằng cho đến bây giờ tôi chỉ thấy cái lư về tứ Hóa của ông Trị là có phần phù hợp khoa học. Các lư khác mà tôi đọc được của làng Tử Vi Đài Loan, HK (và thỉnh thoảng một vài ám chỉ -điểm tới rồi bỗng ngưng- của làng Tử Vi VN) đều hoặc phi khoa học, hoặc phản khoa học, hoặc cả hai.

Dĩ nhiên tôi muốn có cơ hội đánh giá các thuyết tứ Hóa của làng Tử Vi VN bằng tiêu chuẩn khoa học. Cho đến bây giờ nghe "sẽ viết" th́ nhiều, nhưng giấy trắng mực đen hoặc mạng trắng chữ màu th́ vẫn chưa thấy ǵ cả.

Vẫn chờ.

Sửa lại bởi VDTT : 02 August 2008 lúc 11:13pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
DuongTuong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 114
Msg 13 of 251: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 11:47pm | Đă lưu IP Trích dẫn DuongTuong

Mọi sự đều có thể "chưa hẳn vậy ", nếu ép cho khác biệt th́ tại sao không thể ban phát tương đồng ? Huống chi theo luật đồng Nam (đẩu) tương ứng, đồng Phúc (tinh) tương cầu - th́ Lương và Đồng tại sao không được hưởng Phúc (Khoa !) như nhau ? (Đừng quên Đồng Lương là "một cặp tương xứng" trên trục tứ sinh chứ không phải . . . trớt quớt nhau !) .

Bằng chứng nếu chữ Phúc hiểu theo nghĩa rộng , th́ Phúc trong Tứ hóa phải bao gồm luôn cả Lộc Quyền . Vậy, trong khi Lương hưởng đủ Lộc Quyền Khoa, th́ Đồng đă có Lộc Quyền thế tại sao không hóa được Khoa ? Không cho tức mất lư tương xứng vậy !

C̣n như có công bằng ở "hợp lư đại thể " là đúng (nhưng! hàng can thuộc Thiên , "tượng" mà thấy "rơ hợp lư "(!) tức là có vấn đề cần xét lại rồi !) ? Lại bỏ qua lư cân bằng của ngay chính nó (Hóa Khí nơi mỗi can và sao - điển h́nh luật Dương trưởng Âm tiêu Tứ Hóa can Canh)- trong khi ai cũng hiểu mọi sự sinh (sinh sự) đều ở tự nội , tự tâm phát khởi ra, mà biến mà hóa . C̣n như đại thể (Trời đất Âm Dương ư !), nếu cố t́nh xoay chuyển th́ trăm hóa cũng ch́m xuồng luôn nữa là . . tứ hóa đ̣i hợp lư !

Anh VDTT bàn Thiên Đồng Khoa Kỵ th́ DT nói chi chăng nữa mục đích cũng qui về Khoa Kỵ Đồng thôi mà . C̣n như nói "Nho gia " chẳng qua ngại anh đôi lúc hiểu lầm tâm ư (cho rằng soi mói, bắt bẻ . . ) , giờ anh đă lên tiếng th́ DT không ngại câu nệ nữa .

Sửa lại bởi DuongTuong : 02 August 2008 lúc 11:49pm
Quay trở về đầu Xem DuongTuong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi DuongTuong
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 14 of 251: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 12:30am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Tiêu chuẩn khoa học là soi mói tận cùng và bắt bẻ tận cùng , bởi vậy xin lỗi măi th́ chẳng thể nào bàn luận khoa học được. Cứ ngang nhiên đặt câu hỏi, càng trực tiếp (ngắn gọn và súc tích) càng tốt, càng ṿng vo càng không nên.

Nhưng muốn đặt vấn đề theo tiêu chuẩn khoa học th́ phải nắm vững lập luận của đối phương trước đă.

Về tứ Hóa tôi theo cách luận của ông Tạ Phồn Trị (90%). Cách ấy được tŕnh bày trong quyển Tử Vi hoàn toàn khoa học tập 1. Ai muốn đặt vấn đề xin đọc các chương liên hệ đến tứ hóa trong quyển ấy trước đă, v́ có nhiều câu hỏi mà hễ đọc các chương ấy là đă thấy câu trả lời rồi.

Tôi chẳng muốn lập lại những câu trả lời này trên mạng, v́ tốn thời giờ vô ích. Vả lại, muốn lập lại cũng không được v́ lập luận khoa học luôn luôn phải bắt đầu từ gốc, đi từ ngọn th́ người đọc sẽ thấy lỗ hổng khắp nơi, có nhu cầu bắt bẻ, soi mói đến muôn đời, và kết cuộc là chẳng đi đến đâu cả.

Bằng như không tin khoa học có chỗ đứng trong khoa Tử Vi hoặc không thấy lư do để đọc các lập luận liên hệ đến Tứ Hóa trong TVHTKH1 trước khi đặt vấn đề th́ xin dừng ở đây (khỏi đặt vấn đề), ai ở nhà nấy, khỏi tốn thời giờ của hai bên. T́nh cảm không hề sứt mẻ.

Sửa lại bởi VDTT : 03 August 2008 lúc 12:34am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 15 of 251: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 4:45am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

1) Về Tứ hóa tuổi Canh: Tôi chưa đưa ra ư kiến riêng. Bởi đă đưa ra là người khác đều có quyền có ư kiến b́nh luận. C̣n lời chưa nói, nó c̣n là của ḿnh. Mục đích của tôi là giới hạn phần trao đổi của ḿnh ở một phần nào đó.

2) Về tuổi Nhâm, tôi xưa - nay theo: Thiên Phủ hóa chứ không phải Tả phụ hóa.

Ông VDTT cho biết thông tin (thành thật cảm ơn) rằng:

"Nhâm Lương Vi Phụ Vũ" (quan điểm của ông Tạ Phồn Trị).

Tôi xưa - nay an theo câu: "Nhâm: Lương - Tử - Phủ - Vũ" (Phủ = Th. phủ, Tử = TV).

Các sách chữ Hán tôi đọc (trong giới hạn đó thôi) cũng thống nhất: Thiên Phủ, không ghi Tả phụ. Về điểm này, người viết xin nhận đă vội vă ghi "trên sách cũ chữ Hán chỉ có thống nhất là Thiên Phủ". Thật ra, đấy chỉ là trên số tôi biết được.

3) Ông VDTT có giới thiệu (xin nhấn mạnh, chỉ xin xem là "giới thiệu", tôi không/chưa có ư quy cho cá nhân ông VDTT): Ô. Trị (ĐL?) cho "Nhâm Lương Vi Phụ Vũ" (Phụ th́ hẳn là Tả phụ).

Xin ông cho thêm vài thông tin (để làm rơ):
- Có những tác gia nào khác đồng quan điểm này?
- Ông Trị dựa theo tài liệu TV cũ truyền lại, hay đây là quan điểm mới của ông (hoặc t/g nào khác ông ấy theo) để sửa lại bảng Tứ hóa theo "cái lư" của ông ấy?

*** Note: Ở đây không có ư phê phán ô. Trị sửa sách (bởi biết đâu sửa đúng?), mà chỉ là vài thông tin giúp xem xét v/đ mà thôi)

=============
Nay, trên một tư liệu mới (của ông Tạ Phồn Trị), có thể nhận thấy suy nghĩ của tôi rằng: Sự nhầm lẫn Thiên phủ với Tả phụ trên những sách TV mới đây (chữ quốc ngữ cả) là do "vấn đề chính tả" hay hiểu nhầm đă không c̣n giản dị như thế! Bởi chính ông Tạ Phồn Trị (người ĐL?) cũng cho là Tả phụ.

- MỘT: Nhưng thật ra, cũng không cứ trên văn bản quốc ngữ, ngay trong chữ Hán (hay chữ ǵ cũng thế thôi), việc đọc nhầm như vậy vẫn cứ có thể xảy ra. Đọc hay sao chép nhầm. Từ Phủ --> Phụ.

- HAI: Để có cứ liệu đầy đủ hơn mà suy xét, cần làm rơ: Quan điểm "Tả phụ thay cho Thiên phủ" là dựa trên tài liệu để lại hay mới do có người sửa lại cho "đúng lư" cả họ: Ví dụ "cái lư" "Có Hữu phải có Tả", hay một số lư ǵ đó. Ta không coi thường khám phá mới, nhưng trên khoa học, điều này cần biết. Tránh 02 việc: 1- Nhắc lại những hiểu biết cũ (nhưng có thể c̣n ít người biết) phao lên cho là của ḿnh mới "khám phá ra". 2- Sửa lại cái ǵ đó theo ư ḿnh (dù đúng hay sai) nhưng lập lờ cho là của cổ nhân, hay "bí kíp" truyền lại. Vậy, đây chỉ là việc "t́m hiểu nguồn tư liệu" mà thôi.

- BA: Việc sửa lại (nếu có) không nhất thiết do chính cá nhân ông Trị nêu ra, mà có thể của t/g (mà ông Trị theo) cũng thế. Cũng không nhất thiết phải mươi năm lại đây, bởi có thể thực hiện sơm hơn. Ta thử nghĩ: Một tác giả nào đó, nghĩ ra một vài thứ TV hợp lư theo ư ông ấy (có thể là đúng), mới do ư kiến của ông, nhưng ông "đưa ra" như một truyền thống nào đó xa đời? Việc này, đă có thí dụ, dù ở bên TQ (đời chưa phân chia ra HK, ĐL, Macau và Đại lục). Có ông đem phát kiến của ḿnh ra, nhưng nói là do "thày dạy riêng" cho ông, các bạn đồng học "lật tẩy", mặc dầu ư kiến của ông là đúng, sau người ta vẫn dùng!
Ở đây, không có ư ám chỉ ǵ, chỉ là mong cung cấp thêm một vài thông tin.

- BỐN: Tuy ông Trị (biết chữ Hán, dĩ nhiên) không thể nhầm Phủ (Th. Phủ) ra Phụ (Tả) v́ ông đọc nhầm từ sách quốc ngữ. Nhưng, như ư MỘT đă nói, việc nghe - chép (sơ ư chứ không phải cố t́nh) nhầm sách cũ vẫn có ở bất kỳ đâu, không cứ quốc ngữ. Người xưa chẳng nói "Tam sao thất bổn"?
Mặt khác, tuy trường hợp của ông Trị như thế (không nhầm v́ quốc ngữ hay mới học), nhưng trên sách TV VN lại không nhất quyết phải như thế! Trường hợp riêng của VN, rất có thể có trường hợp sau:
Có người đọc sách TV (quốc ngữ), thấy có chữ "Phủ", tác giả đó có thể nghi ngờ (có quyền nghi ngờ) rằng: "Hay đây là chữ "Phụ" (Tả) bị chép nhầm? Mà điều nghi ngờ này là có cơ sở, đă có không ít "lỗi nhầm chính tả" như thế trên sách - vở Lư số VN hiện nay, kiểu như Dương Nhận chép nhầm sang "Dương Nhậm". Do điều kiện không thể tra cứu qua sách cũ chữ Hán được, cho nên tác giả mạn phép ghi nhận khả năng của nghi ngờ này: "Phủ bị nhầm từ Phụ?" . Tác giả đi t́m "cái lư" nào đó (do ḿnh nghĩ ra) để giải quyết nghi vấn. Có thể t/g t́m ra nhiều "cái lư", đơn cử "cái lư" là "Đă có Hữu (trong câu Tham - Nguyệt - Bật - Cơ) th́ tất là đương nhiên phải có Tả"... Và có thể c̣n nhiều "cái lư" khác nữa...
Ta đă biết thuyết "đổi Thủy ra Hỏa", "đổi Tốn ra Khôn" trên những "cái lư" đó thôi.
Nếu tác giả ghi rơ (đúng luật Khoa học): "Tôi, căn cứ trên những tư liệu cũ, thấy ghi là "Phủ", nhưng ngẫm lại, thấy nếu là "Phụ" th́ mới "đúng lư" (như tŕnh bày...)"
Th́ không gây v/đ ǵ.
Nhưng, không phải lúc nào người ta cũng làm như vậy, dù có khi không có dụng ư nào xấu.

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 03 August 2008 lúc 4:48am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 16 of 251: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 5:12am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Tạm thời, tôi cũng muốn có vài ư kiến:

1) Không nên nói vội "VN là nhất", rất có thể bị người ta cười vào mũi! Hơn nữa, mục đích cứu cánh của làm học thuật là để "cho học thuật tiến lên" chứ không phải để "bốc thơm" dân tộc ḿnh (bốc trường phái hay cá nhân cũng thế).

2) Áp dụng cái hay, nếu có, của Người, trên lư thuyết là đúng, không ai phủ nhận nổi. Nhưng việc này rất nhiêu khê, v́ 02 lư do:

- Không đơn giản cứ làm một phép cộng:
A (Cái đúng của Ta) + B (Cái đúng của Người) = ...
Và cứ thế là ổn!
- Việc thẩm định, nhất là trong cảnh "trăm nhà đua nhau hô to" (việc này, thật ra, cũng có lợi), trong điều kiện chưa đủ, rất khó khăn, có thể thu hoạch, có thể không. Nguy cơ không ít.

3) Tuy thế, không nên đánh giá vội vàng những người "nh́m ra ngoài" là vọng ngoại. Chưa chắc đúng. Ở đây, ta chỉ muốn công việc được thực hiện từ tốn hơn mà thôi.

4) Không thể dựa vào những ǵ chưa công bố (hiển nhiên, không cần bàn căi). Nhưng, điều này lại rất thường gặp trong các môn học thuật cổ.
V́:
a- Người xưa quan niệm về viết sách có phần lạc hậu. Viết ngắn. Viết ít. Viết không hết. Nhất là những tài liệu lưu giữ (không công bố rộng).
b- Quan niệm đơn giản: Những cái ḿnh viết ai cũng rơ, không cần giải thích nh́ nhằng. Dĩ nhiên, rất làm khổ hậu học. Sách sử: có chỗ đọc ta có cảm tưởng tác giả cứ nghĩ những cái ḿnh viết không cần giải thích, nhưng ta (Thế kỉ 20, 21, và sau nữa, làm ǵ biết rành rẽ về thời đại cũng như học thuật của họ đâu). Cho nên, có nhiều cái, chỉ c̣n lại vài khái niệm, nội dung cụ thể không ai c̣n biết rơ.
c- Nhiều tác phẩm riêng (không công bố) th́ chỉ viết lại những ư vắn tắt, khỏi quên, đôi khi chỉ c̣n lại cái vỏ. Lư nghĩa nó ra sao, họ đă có cách "truyền thừa" riêng.
d- Nhưng tác phẩm công bố, một phần cũng v́ 03 lư do trên, một phần thêm cái TẬT "giữ miếng", nói xổ Nho là "Lưu nhất thủ": Không nói hết sở học (dù đúng hay không bất kể). Như vơ sư th́ hay lưu lại vài miếng, không truyền cho học tṛ, trừ người trong nhà hay đệ tử ruột. Tất nhiên là làm hại cho mai hậu. Nhưng thực sự có trường hợp ấy.
VD cho việc này th́, theo tôi, không thiếu.

Cho nên, như đă nói, làm học thuật ta chỉ có thể dựa vào "giấy trắng mực đen". Nhưng, để khỏi nói lư luận rườm rà, cũng nên ghi nhận một t́nh trạng (dù muốn hay không) là: "Người ta không viết không phải người ta không biết"!
Những ai hay lưu tâm đến vốn cổ VN (nói chung, không cứ Lư số) đều hiểu rơ T̀NH TRẠNG này. Rất thiệt tḥi cho hiện tại.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 17 of 251: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 6:31am | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

VDTT đă viết:
Ô vuivui,

Tôi không hề nói là ông Tử Vân đă thỏa tiêu chuẩn thống kê. V́ nếu đă thỏa rồi th́ c̣n ǵ để nói nữa.

Tôi dĩ nhiên muốn biết các lập luận khác về cách an Tứ hóa, v́ theo tôi đây là mấu chốt quan trọng nhất của khoa Tử Vi. (Nếu không có tứ Hóa th́ Tử Vi chẳng có tư cách ǵ tranh chỗ đứng với khoa Tử B́nh).

Tôi thỉnh thoảng đọc thấy người tuyên bố là đă t́m ra lập luận cho tứ Hóa, nhưng đến giờ phút này chưa thấy ǵ cả. Vẫn đang chờ để đánh giá đây.

Trong khi chờ đợi, tôi vẫn kiên quyết khẳng định rằng cho đến giờ phút này chỉ có cái lư của ông Trị là hợp tiêu chuẩn của khoa học hơn hết.

(Tôi c̣n vài lư khác về tứ Hóa mà tôi đă đọc được, nhưng không tŕnh bày v́ cho rằng chúng hàm hồ, tốn thời giờ của độc giả và của riêng tôi).


Thưa Ô VDTT.
Không ai phản đối việc khoa học hóa môn Tử vi, Tôi cũng vậy, cũng đă và đang làm công việc đó . Nên, về mặt này, thiết nghĩ không cần phải nói nhiều .
Trong chủ đề này, với bài đầu tiên tham gia, Tôi đặt quan điểm rơ ràng, không đem quan điểm riêng ra tranh luận . Tức là nếu vẫn c̣n có cái để tŕnh bày, th́ đương nhiên, đó phải là những vấn đề có tính phổ quát, chung nhất .
V́ vậy, gạt ra vấn đề Tứ Hóa, đúng sai của cái gọi là Canh: Nhật Vũ Âm Đồng hay Nhật Vũ Đồng Âm . Cái muốn nói tới:
Đă muốn Khoa học hóa môn Tử vi, thời phải thỏa những tiêu chuẩn khoa học cho nó .
1. Tính phổ biến khả dụng . Mọi môn khoa học đều đ̣i hỏi khi nội dung đă được nắm vững, th́ bất cứ ai đă nắm vững đều có thể vận dụng được nó và phải cho ra những kết quả đồng nhất giữa những người sử dụng . Nếu khác, th́ phải và chỉ có một kết quả nhất định là đúng . Khác với nó là sai .
2. Phải có khả năng thực nghiệm để kiểm tra kết quả suy luận .
C̣n nhiều tiêu chuẩn nữa, nhưng thiếu vắng hai tiêu chuẩn trên, mọi lư thuyết mang danh Khoa học đều không thể chấp nhận được .
Chúng ta hăy xem Tử vi, như những ǵ đă biết qua các tài liệu đă được công bố có thỏa được hai tiêu chuẩn trên không ?.
Tiêu chuẩn thứ nhất đ̣i hỏi phải có những thống nhất nhất định trên nền tảng cơ bản, để từ đó có thể xây dựng những phương pháp giải đoán được thống nhất là đúng đắn nhất, mọi phương pháp luận khác, nếu có, muốn đứng ngang vai với những phương pháp này phải được vận dụng một cách phổ biến và luôn phải cho những kết luận đúng với phương pháp tiêu chuẩn .
Đ̣i hỏi thứ hai của tiêu chuẩn 1 là bất cứ phương pháp nào đă được thống nhất (hăy bỏ qua những phương pháp chưa được thống nhất) đều phải có khả năng luận đoán tới Chứng cứ, chứ không luận giải để thỏa Cung .
Giải quyết được hai đ̣i hỏi cơ bản này, lợi ích đầu tiên có thể thấy được là vấn nạn t́m giờ sinh sẽ nhanh chóng được giải quyết triệt để . Vẫn có thể nói rằng, dù có phương phá đúng, thỏa hai đ̣i hỏi trên, nhưng vẫn có những lời giải sai !. Vâng, đúng vậy . Nhưng cái sự sai đó bao giờ cũng có thể kiểm tra được và được chỉ ra bằng lư luận, chứ không xảy ra t́nh trạng tranh luận liên tu bất tận mà không ngă ngũ . Trường hợp xảy ra liên tu bất tận th́ có sự can thiệp của thực nghiệm .
Vẫn có thể có ư kiến cho rằng, v́ không có phương pháp thống nhất, nên mới cần đến sự thống kê !. Lư luận này không khả chấp, đơn giản bởi dù là thống kê hay không thống kê, th́ nền tảng các phương pháp tham gia cũng đều phải có sự nhất quán . Không thể có chuyện đem phương pháp thống kê ư kiến trên hai tập hợp không đồng nhất . Như trong điều tra xă hội học, điều tra về ư kiến lương bổng của công nhân thích hợp với giai đoạn nhất định hay không - ví dụ vậy - mà lại đi điều tra trên các tập hợp - nhóm người - Công nhân, Nông dân và Học sinh là không khả chấp vậy .
Đ̣i hỏi nữa của tiêu chuẩn 1 là sự tồn tại của những công thức khả dụng, chứ không phải là những câu phú đoán để rồi mỗi người dùng và cho ra kết quả mỗi nẻo .
Tiêu chuẩn thứ hai, đ̣i hỏi khả năng thực nghiệm của tử vi . Như vậy, hăy xây dựng cơ sở thực nghiệm cho tử vi như điều kiện tất yếu .

Theo Tôi . Bất cứ ai, muốn khoa học hóa môn tử vi, đều phải giải quyết cho được những vấn đề nêu trên .
Thân ái .

Sửa lại bởi vuivui : 03 August 2008 lúc 6:40am
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
Van Helsing
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 20 November 2006
Nơi cư ngụ: Zimbabwe
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 487
Msg 18 of 251: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 7:57am | Đă lưu IP Trích dẫn Van Helsing

1/ Tiền đề tối thượng tôi dùng để t́m hiểu cách an của Tứ Hoá  Âm Dương quân b́nh, không thiên lệch về bên nào (nghĩa là cường độ như nhau, ở con người cũng vậy, nếu nóng quá hay lạnh quá đều là bệnh).

 

2/ Thứ hai là Âm Dương tương giao hoá sinh muôn loài,

 

Từ 2 xuất phát điểm này quan điểm của tôi về Tứ Hoá là :

 

Xuất phát từ Khí Âm Dương, trời đất biến hóa trong một năm, chia ra có 4 mùa.

 

H.Kỵ  là hành thuỷ những người sinh mùa đông th́ hưởng đặc tính của sao này mạnh nhất.

H.Khoa  là hành mộc những người sinh mùa xuân th́ hưởng đặc tính của sao này mạnh nhất.

H.Lộc  là hành hoả những người sinh mùa hè th́ hưởng đặc tính của sao này mạnh nhất.

H.quyền  là hành kim những người sinh mùa thu th́ hưởng đặc tính của sao này mạnh nhất.

 

Và độ mạnh yếu (cường độ) tác dụng th́ căn cứ vào quy luật :

 

Tương sinh ngă vượng – Ngă sinh giả tướng – sinh ngă giả hưu – khắc ngă giả tù – ngă khắc giả tử.

 

Và Thập Can (Âm Dương) Biến Hoá Pháp là tổng kết lại nét biến hoá chính, tổng quát của khí Âm Dương theo can năm sinh.

 

Giáp biến vi điền

Ất biến vi vong

Đinh biến vi du

Mậu biến vi quả

Kỷ biến vi ân

Canh biến vi cô

Tân biến vi toan

Nhâm biến vi vương

Quư biến vi thiên

 

Bảng an Tứ Hóa (phần này giống như ở trên ) chỉ giải thích các điểm khác biệt.

 

1/ Nhâm th́ là TẢ PHỤ, không phải Thiên Phủ  v́ thiên phủ là ngôi nguyệt lệnh, chính ngôi nguyệt lệnh cầm chịch điều hành tứ hoá nhịp nhàng theo 4 mùa, cho nên không thể có ngôi nguyệt lệnh biến hoá.

 

2/ Âm Dương tương giao hoá sinh muôn loài, âm dương là hợp sinh, chủ sinh chứ không chủ sát : một người nam và 1 người nữ hợp nhau lại th́ sinh con đẻ cái chứ không có chém giết, chết chóc. V́ thế Thiên can lấy hợp làm đầu, và v́ vậy không đưa thất sát vào bảng an Tứ Hoá , Thất sát hành hoả mà hoá lộc th́ đất đai biến thành sa mạc hết cả.

 

3/ Canh : Nhật – Vũ – Âm – Đồng : Cha-Nhật/vượng có uy quyền địa vị (là Vũ+H. Quyền) th́ mẹ- Âm phải đảm đang là nội tướng, sinh con đẻ cái và cả gia đ́nh tạo phúc để dành cho đời sau (t.Đồng là phúc tinh + H.Kỵ là bế tàng chôn dấu) và nhất âm nhất dương chi vị đạo . Nếu xếp Canh : Nhật – Vũ – Đồng – Âm th́ :Cô dương bất trưởng nghĩa là mẹ/vợ (Âm + H.Kỵ) chết trước và Canh biến vi cô. Mà Cô dương bất trưởng th́ đi ngược lại Âm Dương quân b́nh. Nhất âm nhất dương chi vị đạo.

 

do vậy Nhật (hay các chính tinh hành hoả) đi với H.Lộc là đẹp nhất – Âm (hay các chính tinh hành thuỷ) đi với H.Khoa là tốt nhất ,  v́ thiên chức của người đàn bà là sinh con đẻ cái , T. Âm / Thuỷ + H.Khoa Mộc, thuỷ sinh mộc (xấu hay tốt th́ nghiệm lư ở NGŨ Sự) và nhân sinh quan.

 

Cũng từ xuất phát điểm nêu trên th́ quan điểm về Tuần và Triệt của tôi là :

Tuần có tác dụng ngăn cách, chia tách âm dương không cho hợp lại, và v́ thế không có phát sinh - im ĺm, bất động, yếu, chờ đợi.

 

Tác dụng của Triệt mạnh về ngũ hành, tương khắc mà theo chiều hướng diệt vong th́ cả hai đều diệt vong không có trạng thái độc tôn, cái khắc/ năng khắc và cái bị khắc/sở khắc đều tiêu tùng. C̣n tương khắc theo chiều hướng thành cho nhau tức là giữ cho cả hai cái khắc/ năng khắc và cái bị khắc/sở khắc được quân b́nh.

 

Tuần và Triệt đồng cung th́ âm dương đă bị tuần ngăn cách không cho sinh tiếp (ra ngũ hành) th́ triệt có ǵ đâu nữa mà tác dụng.

 

(hơi mệt một chút, sáng giờ đốt 3 gói thuốc lá rồi, 4 ly cà phê, nên cứ nói thẳng cho đỡ dài ḍng) 



__________________
c̣n một chút sáng đèn c̣n gơ
Quay trở về đầu Xem Van Helsing's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Van Helsing
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 19 of 251: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 9:21am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

1) Trước tiên, cho phép tôi không ghi nhận quan điểm:

"Giáp biến vi điền - Ất biến vi vong - Đinh biến vi du-Mậu biến vi quả - Kỷ biến vi ân - Canh biến vi cô - Tân biến vi toan - Nhâm biến vi vương - Quư biến vi thiên"

Mà tôi chưa thấy rơ căn cứ thích hợp để nói như vậy? Tôi cho là một phép "chiết tự" và "suy diễn từ ngữ".

Ít ra, tôi cũng chưa thấy có thể áp dụng vào Tử vi, cụ thể là vào BẢNG AN SAO TỨ HÓA.

2) Nếu nói "Thiên phủ" là sao "Nguyệt lệnh". Xin cho biết lư do hợp lư, thuyết phục? Sao không phải là sao khác? Và "Nguyệt lệnh" là ǵ? Cách để khẳng định cái X, Y, Z nào đó là "Nguyệt lệnh"? Nếu Thiên phủ cứ cho là sao cầm Nguyệt lệnh, với nghĩa:

"1/ Nhâm th́ là TẢ PHỤ, không phải Thiên Phủ v́ thiên phủ là ngôi nguyệt lệnh, chính ngôi nguyệt lệnh cầm chịch điều hành tứ hoá nhịp nhàng theo 4 mùa, cho nên không thể có ngôi nguyệt lệnh biến hoá." (Trích Van H.)

Th́ theo tôi chưa xác quyết được "Thiên phủ không thể hóa!" theo cách nh́n của tôi. C̣n nếu nói là một "thuyết" TV th́ dĩ nhiên hiện nay mỗi người theo mỗi vẻ. Chẳng phải (cái này có thể chính ô. Van H. cũng biết) đă có "thuyết" lấy Đại hạn (và kéo theo Tiểu hạn trong TV) phải tính từ ngày sinh đấy ư?
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
Van Helsing
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 20 November 2006
Nơi cư ngụ: Zimbabwe
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 487
Msg 20 of 251: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 9:34am | Đă lưu IP Trích dẫn Van Helsing

Trả lời điểm số 1/: Mà tôi chưa thấy rơ căn cứ thích hợp để nói như vậy? Tôi cho là một phép "chiết tự" và "suy diễn từ ngữ".

Cứ tùy nghi.

Trả lời điểm số 2) : Nếu nói "Thiên phủ" là sao "Nguyệt lệnh". Xin cho biết lư do hợp lư, thuyết phục? Sao không phải là sao khác? Và "Nguyệt lệnh" là ǵ? Cách để khẳng định cái X, Y, Z nào đó là "Nguyệt lệnh"? Nếu Thiên phủ cứ cho là sao cầm Nguyệt lệnh, với nghĩa:

Có giải thích trong thần sát khởi lệ, hiệp kỷ biên phương thư, và tam mệnh thông hội

Thuyết đại hạn tôi có thể giải quyết được một phần nhưng đó không phải chủ đề này, kể cả tiểu hạn.



Sửa lại bởi Van Helsing : 03 August 2008 lúc 9:35am


__________________
c̣n một chút sáng đèn c̣n gơ
Quay trở về đầu Xem Van Helsing's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Van Helsing
 

Trang of 13 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.7930 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO