Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 377 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: 3 ṿng Sinh-Tuế-Lộc: Lựa chọn thái độ sống phù hợp. Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Đông Tà
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 July 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 49
Msg 1 of 74: Đă gửi: 05 January 2005 lúc 2:07am | Đă lưu IP Trích dẫn Đông Tà

Kính chào các BẠN!

Lâu quá ĐT mới ghé TVLS, thấy diễn đàn vui quá. Nhân mới đọc được một đoạn tâm đắc về 3 ṿng Sinh Tuế Lộc trong Tử Vi Khảo Luận nên muốn đưa lên diễn đàn cho mọi người tham khảo.

Từ xưa, 3 ṿng Sinh Tuế Lộc đă được đề cập đến rất nhiều và những khám phá về 3 ṿng này đă mở ra cánh cửa huyền bí của Tử Vi vốn khép kín bao năm. Để ôn lại các kiến thức của các tiền bối đi trước, xin mạo muội tóm lược về 3 ṿng.

Ṿng Lộc tồn gồm các sao: Lộc tồn, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tấu Thư, Tướng Quân, Phi Liêm, Hỉ Thần, Bệnh Phù, Phục Binh, Quan Phủ, được an theo hàng can. Can tượng trưng cho tiên thiên, là gốc. Ṿng Lộc tồn do đó thể hiện những hoàn cảnh đương số kinh qua trong suốt cuộc đời, với tất cả những hỉ nộ ái ố, nên có thể được coi là ṿng không gian - hay Thiên (thời).

Ṿng Trường Sinh gồm các sao: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan đái, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng, được an theo Cục (kết hợp Năm, tháng, giới tính, giờ sinh). Cục tượng trưng cho hoàn cảnh (năm tháng ngày giờ, giới tính) đương số được sinh ra, thể hiện những giai đoạn thăng trầm của đương số từ lúc sinh ra đến ngày an nghỉ, có thể coi là ṿng thời gian -hay Địa (lợi).

Ṿng Thái tuế gồm các sao: Thái Tuế, Thiếu Dương, Thiên Không, Tang Môn, Thiếu Dương, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Thiên Đức, Điếu khách, Trực Phù, an theo chi, tượng trưng cho ngọn, thể hiện quyền lựa chọn của đương số hay những cách ứng xử của đương số với hoàn cảnh nên gọi là ṿng ư chí hay Thái Độ ứng xử - Nhân (ḥa).

Đây luôn được coi là 3 ṿng tượng trưng cho mối liên hệ Thiên-Địa-Nhân.

Sự tương tác giữa các cung Mệnh/Thân/Hạn trong lá số nằm ở vị trí nào trong tương quan Thiên Địa Nhân quyết định sang hèn thọ yểu của đương số.

Ư nghĩa của 3 ṿng nói lên những ǵ?

Ṿng Trường Sinh:
Trường Sinh: Khởi đầu
Mộc dục: Phấn khởi
Quan đới: Đến nơi
Lâm quan: Thành đạt
Đế vượng: Huy hoàng
Suy: Đi xuống
Bệnh: Tŕ trệ
Tử: Tiêu tan
Mộ: Lặng lẽ
Tuyệt: Dứt bỏ
Thai: Nảy mầm
Dưỡng: Vun đắp.

Ṿng Lộc tồn:
Lộc tồn: Tài lộc mang đến
Lực Sĩ: Vất vả khó khăn
Thanh Long: Có dịp thăng tiến
Tiểu hao: Bắt đầu mất mát
Tướng quân: Địa vị được giao
Tấu thư: Miệng tiếng lừa phỉnh
Phi liêm: Bạo phát bất thần
Hỉ thần: Tin vui đầy nhà
Bệnh phù: Đau ốm bế tắc
Phục binh: Chờ đợi, lừa dối
Quan phủ: Tranh tụng, miệng tiếng.

Ṿng Thái Tuế:
Thái tuế: Có quyền lựa chọn
Thiếu dương + Thiên không: Sáng suốt bỏ qua
Tang môn: Đeo bám đến cùng
Thiếu âm: Nín thở qua sông
Quan phù: Suy nghĩ thận trọng
Tử phù: Giả mù sa mưa
Tuế phá: Làm cho ra nhẽ
Long đức: Ban phát lấy ḷng
Bạch hổ: Cương quyết hành động
Phúc đức: Lấy của che thân
Thiên đức: Hạ ḿnh xin tha
Điếu khách: Thuyết phục bằng được
Trực phù: Ai sao ḿnh vậy.

Với ngụ ư như vậy, 3 ṿng Thiên Địa Nhân thể hiện Thời-Giai đọan sống-Thái độ ứng xử của đương số, có lẽ người xưa đă ngầm khuyên nhủ, hướng dẫn chúng ta cách cư xử trong từng thời với ba ṿng Sinh Tuế Lộc chăng?

Phải chăng khi xảy ra một hoàn cảnh (Lộc tồn), trong một giai đoạn (Trường Sinh) nào đó th́ cần phải có thái độ (Thái Tuế) ứng xử ra sao? Nếu cho rằng số mệnh đă được an bài th́ chúng ta có quyền lựa chọn hay không?

Lựa chọn ở đây không hẳn là thay đổi số mệnh mà là chọn lấy một thái độ, một cách cư xử hợp lư, để thay v́ phải lănh một tai họa lớn lao khi gặp vận xấu th́ chỉ phải nhận một mất mát vừa tầm thay v́ bị một quả đấm knockout th́ chỉ bị một cái tát điếng người.

Hăy đơn cử một ví dụ: Người tuổi Giáp Tí, Thủy Nhị Cục, an Thái Tuế tại cung Tí, Lộc tồn tại Dần, Trường Sinh ở
Thân. Người Giáp Tí ở Vận tại cung Dần, Lộc (tồn) đă sẵn có (hoàn cảnh: Lộc tồn), nhưng đang gặp lúc tŕ trệ (Giai đoạn: Bệnh) th́ phải (nên) đeo bám đến cùng (Thái độ: Tang môn) để giữ lấy Lộc.

Nếu đúng vậy, Tử vi không chỉ là một môn dự đoán vận mệnh sang hèn mà là một môn khoa học xă hội, hướng dẫn thế nhân cư xử cho hợp thời hợp cảnh. Hăy thử chiêm nghiệm và rút ra thái độ ứng xử cho hợp THỜI !

Vài ḍng đầu năm, chúc các BẠN trên diễn đàn năm mới an khang thịnh vượng!

Kính

Đông Tà
____________________________________
Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh

Sửa lại bởi Đông Tà : 05 January 2005 lúc 2:21am
Quay trở về đầu Xem Đông Tà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đông Tà
 
Phaquan70
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 April 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 224
Msg 2 of 74: Đă gửi: 06 January 2005 lúc 4:04am | Đă lưu IP Trích dẫn Phaquan70

Cuốn Khảo luận này có nói 'Liêm gặp Không -Kiếp là anh hùng vô địch " và kỳ cách " Mệnh Tham Lang tới hạn Không-Kiếp thi giàu sang bất thần " .Đông Tà có thấy tâm đắc không ?
Quay trở về đầu Xem Phaquan70's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Phaquan70
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 3 of 74: Đă gửi: 06 January 2005 lúc 11:35am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Liêm hăm - không kiếp hăm
Tham hăm - không kiếp hăm
hung vô địch, xấu bất thần

ai lấy trí phân biệt đem thay cho trí toàn vẹn??????

Mộc dục: Phấn khởi , nên Mộc Dục là Bại địa????????

Lực Sĩ: Vất vả khó khăn, nên Lục sĩ là Quyền???????

Tấu thư: Miệng tiếng lừa phỉnh , nên Tấu Thư là Phúc??????

??????????

Trí đă phân biệt, làm sao đồng? không đồng th́ sao ḥa? không ḥa th́ sao linh? không linh th́ sao nghiệm? không nghiệm th́ sao huyền?

?????????????????

Tôi cảm thấy việc phân chia các ṿng sao, mỗi ṿng chủ 1 loại kiếp, 1 loại số rất là chia xẻ cái toàn vẹn ra, đồng thời phi lí.

Lộc Tồn là khí thiên can
Tràng Sinh ấy chỗ ngũ hành đi ra
Thái tuế 12 cung ṭa
Là ṿng Tứ lí thôi mà... mà thôi...

Tồn ngộ Tang đồng cung: tất hao của nhỏ

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 06 January 2005 lúc 7:53pm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
Đông Tà
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 July 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 49
Msg 4 of 74: Đă gửi: 06 January 2005 lúc 10:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đông Tà

Chào Phaquan70 & Thienkhoitimvui.

Thực ra ư tưởng về mối liên hệ giữa 3 ṿng Sinh-Tuế-Lộc cũng đă được đề cập nhiều và cũng là đề tài thảo luận tranh căi của nhiều người t́m học tử vi.

ĐT thiển nghĩ, hăy NGHIỆM xem những khám phá này có đúng không, và nếu đúng ta có thể quy nạp nó (v́ phải chăng tử vi vẫn sử dụng phương pháp QUY NẠP?), tất nhiên cái đúng này có thể không phải là 100% v́ hầu như không có một môn dự báo nào đem lại kết quả chính xác 100%.

BẠN Phaquan70, trước khi trả lời câu hỏi của bạn, ĐT xin được phép nói là theo cách ĐT đọc sách, ta nên biết chọn lọc những điều hay/tinh túy trong các sách mà không nên chấp nê tin tưởng tuyệt đối bất cứ sách nào. Không phải lúc nào "Khổng nói..." cũng đúng cả .

Về những trường hợp "Liêm trinh hay Tham Lang gặp Không Kiếp là anh hùng vô địch hay giàu sang bất thần" th́ ĐT chưa thể coi là "tâm đắc" v́ chưa ngộ ra được nguyên lư và chưa gặp trường hợp nào như thế. Mặc dù vậy hăy thử t́m hiểu:

LT thuộc Hỏa, KK cũng là bộ Hỏa. Mệnh có Liêm Trinh gặp KK, một đoàn hỏa tinh mạnh bạo th́ có thể coi là anh hùng vô địch chăng khi tất cả đều đắc địa (c̣n hăm địa th́ là tướng cướp chăng?) Điều này cần kiểm nghiệm lại, không biết Phaquan70 và các BẠN khác có ư kiến ǵ không? Theo TVKL, hạn gặp Tham là liên quan đến tài lộc, tiền bạc, kinh doanh, kết hợp với KK là bộ sao hoạnh phát hoạnh phá, có phải v́ vậy mà tác giả TVKL cho rằng Tham gặp KK là giàu sang bất ngờ? Điều này cần kiểm nghiệm, hy vọng được các vị nhiều kinh nghiệm chia sẻ.

BẠN Thienkhoitimvui, có phải cây đào của Bạn Thienkhoitimvui là cây đào trên đảo của Lăo tà tôi v́ theo ĐT biết hiện giờ muốn treo pháo đốt trên cây đào chỉ có thể ra đảo Đào Hoa của Lăo tà tôi thôi.

Về việc phân chia các ḍng sao th́ trong tử vi vốn đă phân chia ra ngay từ đầu (từ khi an sao và định ra cách cục), nhưng ĐT có đồng quan điểm với bạn rằng nên quan sát cả khu rừng trước khi t́m hiểu một cây trong khu rừng đó. Nhưng làm sao đánh giá một khu rừng (Lá số)? Có phải khu rừng được kết hợp bởi nhiều LOẠI CÂY (ṿng sao), và để t́m hiểu các loại cây th́ cần t́m hiểu từng cây (tính chất của từng sao?). Cho nên ĐT nghĩ là chúng ta không quá nên chấp nhất việc chia nhỏ hay không chia nhỏ các ṿng sao. Mục đích là làm thế nào để phân tích, tổng hợp được các đặc tính của lá số. Phải biết "triết" giải và tổng hợp.

Vài ḍng mạo muội! Những khám phá mới luôn đáng trân trọng và kiểm nghiệm.    

Đông Tà
___________________________________
Đào Hoa đảo mùa này đang rét cóng !


Sửa lại bởi Đông Tà : 06 January 2005 lúc 10:41pm
Quay trở về đầu Xem Đông Tà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đông Tà
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 5 of 74: Đă gửi: 07 January 2005 lúc 12:33am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Quí vị thân mến:
Tự nhiên tôi có ư nghĩ "lẩm cẩm"; xin tường như sau:

@ Ṿng Trường Sinh <=> Biểu tượng là Ông Thọ.
@ Ṿng Lộc Tồn <=> Biểu tượng là Ông Lộc.
@ Ṿng Thái Tuế <=> Biểu tượng là Ông Phúc

Ba ông này liên quan chặt chẽ thế th́ h́nh như bộ ba cḥm sao cũng phải liên quan chặt chẽ lắm th́ mới phải.

Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Sửa lại bởi ThienSu : 07 January 2005 lúc 12:35am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
rosemary
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 December 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 218
Msg 6 of 74: Đă gửi: 07 January 2005 lúc 12:41am | Đă lưu IP Trích dẫn rosemary

Đông Tà đă viết:

Nếu đúng vậy, Tử vi không chỉ là một môn dự đoán vận mệnh sang hèn mà là một môn khoa học xă hội, hướng dẫn thế nhân cư xử cho hợp thời hợp cảnh. Hăy thử chiêm nghiệm và rút ra thái độ ứng xử cho hợp THỜI !
Đông Tà

Rose mạo muội được bày tỏ ḷng ngưỡng mộ với triết lư này.
Xin kính chúc bác Đông Tà một năm mới an khang thịnh vượng.
Quay trở về đầu Xem rosemary's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi rosemary
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 7 of 74: Đă gửi: 07 January 2005 lúc 9:54am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Tôi đă đọc hầu như các bài về việc "phân biệt" các ṿng sao, và trao cho nó những tên gọi có vẻ rất sáng tạo và logic. Thí dụ như quan điểm anh tamtam.
Như trường hợp bài đây, chia 3 ṿng sao nắm giữ tam tài: Thiên - Địa - Nhân. Như vậy phải chăng ṿng Lộc Tồn chỉ có Thiên, không có Địa, không có Nhân? ṿng Thái Tuế là nhân sinh (Nhân) không có Thiên hay Địa.
Ngoài ra tác giả bài luận đă sai nhầm nghiêm trọng về một số điểm trong nhận thức về 3 "ṿng sao" (ṿng sao ta gọi quen, không fải 3 cḥm sao thật), như:
- Mộc Dục: Phấn Khởi (????)
Mộc dục là "tắm gội", chủ khí ngũ hành đi ra c̣n non nớt.
- Tấu Thư: miệng tiếng lừa phỉnh (?????)
tác giả bài luận suy ra từ chỗ "mệnh có Tấu Thư là người nói khéo" chăng?
- Phi liêm: Bạo phát bất thần (????)
nên nhớ Phi Liêm chữ "phi" đây không fải là bay
Phi liêm chủ cô.
- Tang môn: Đeo bám đến cùng
Thiếu âm: Nín thở qua sông
Quan phù: Suy nghĩ thận trọng
Tử phù: Giả mù sa mưa
Tuế phá: Làm cho ra nhẽ
Long đức: Ban phát lấy ḷng
Bạch hổ: Cương quyết hành động
Phúc đức: Lấy của che thân
Thiên đức: Hạ ḿnh xin tha
Điếu khách: Thuyết phục bằng được
Trực phù: Ai sao ḿnh vậy.
?????????????
tôi không hiểu trí tưởng tượng của tác giả bài luận này phong phú đến nhường nào????
quan niệm về 3 ṿng sao như tác giả bài luận là sự xúc phạm thô bạo đến nền học Đông Phương Lí Học, và chung qui tác giả bài luận chẳng hiểu ǵ về bản chất của 3 qui luật Tràng sinh, Lộc tồn, Thái tuế cả.

Mọi sự suy luận fải dựa trên nền tảng lí thuyết căn bản. Không trang bị lí thuyết căn bản, chỉ dựa vào một vài danh từ quen thuộc nào đó như Thiên Địa Nhân (tam tài), mặc sức suy diễn, th́ chỉ là tưởng tượng bay bổng của một nhà văn mà thôi.
Chưa nói về nhận thức luận, là 1 người có chút đọc - học về triết cổ Phương Đông, tôi không thấy "tư duy chặt nhỏ" này một chút Đông Phương nào, dù nó đang dùng một số ngôn ngữ Lí Học Đông Phương.
Ta cảm thấy nỗi sợ hăi về trí tưởng tượng, khi nó được tự do khai triển mà khôn cần dựa trên kiến thức nền. Nó chỉ là một cuộc phiêu lưu tư tưởng mà thôi.
Tôi đă có dịp nói trong 1 bài về qui luật Tràng Sinh, có lẽ phải viết thêm về ṿng Thái Tuế (thực chất là qui luật Tứ Lí), và Lộc Tồn vậy.
-------------------
P.S: ông Newton nói đại ư "tôi sở dĩ được như vậy v́ biết đứng trên vai những người khổng lồ". Nghĩa bóng là: hăy đứng trên những thành quả, thành tựu đă đạt được từ trước, kế thừa phát hiện các nhà khoa học tiền bối. Bởi nếu không, ta phải bắt đầu lại từ đầu, vất vả t́m những thứ người ta đă t́m ra lâu lắm rồi, giống như bây giờ ta ḷ ḍ đi t́m giá trị số PI vậy. Cả cái kho Lí Số Đông Phương, người xưa viết sách chất 3 xe, ta phải nắm hết cái di sản kiến thức này đă, chứ chỉ là cái tam tài Thiên Địa Nhân thôi sao? Dễ nhỉ?
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThanhSon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 December 2003
Nơi cư ngụ: Philippines
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 93
Msg 8 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 5:04am | Đă lưu IP Trích dẫn ThanhSon



Quyển Tử Vi Khảo Luận đó đọc chơi cho vui thôi, chứ chẳng có giúp ǵ nhiều, riêng nếu ai nhập môn Tử Vi bằng quyển đó th́ sau này sẽ bị sai từ căn bản. Ví dụ:

-Trang nào đó ghi Lộc Tồn miếu hay hăm ǵ đó ở Tứ Mộ!!!? Lộc Tồn có bao giờ ở Tứ Mộ đâu?

-Trang khác ghi Kiếp Sát đắc địa ở Tứ Sinh! H́ h́, Kiếp Sát th́ bao giờ mà chẳng ở Tứ Sinh hay Tứ Tuyệt hay Tứ Mă.

-Luận về bộ Tả Hữu th́ quyển đó dùng h́nh tượng 2 cánh tay trái và phải xuất phát từ th́n tuất! Rồi hai cánh tay đó chập lại ở mùi về phía trước mặt! Rồi chắp tay sau đít ở sữu, rồi ra hệ luận là Tả Hữu đồng cung ở Mùi tốt hơn ở Sữu!!! Nếu vậy theo cái luận lí đó th́ khi Tả Hữu ở Th́n Tuất th́ chắc là lúc 2 cánh tay rụt lại trong tay áo? Giống như chim cánh cụt vậy mà sao miếu ở th́n tuất được?

-Rồi quyển đó tách 2 ṿng chính tinh thành 2 tam hợp: Liêm Tử Vũ và Sát Phá Tham. Điểm này th́ có giá trị về mặt khảo sát, nhưng trong vận dụng giải đoán sẽ trúc trắc lắm, v́ "Có âm dương, có vợ chồng. Dẫu từ thiên địa cũng ṿng phu thê mà!". Người xưa và người nay há không biết Liêm Tử Vũ và Sát Phá Tham là 2 tam hợp sao? Nhưng tưởng tượng, Tử Vũ thiếu Vũ Tướng th́ sao? Và v́ sao Sát Phá Liêm Tham lại hài hoà hơn Sát Phá Tham?

-Không phải lúc nào cứ cái ǵ đứng bộ ba với nhau là thành tam hợp cả đâu! Muốn hợp th́ phải có xung! Trước khi biến th́ ắt phải có động! Nguyên lí của Nhị Hợp, Tam Hợp, Lục Xung, H́nh, Hại....chưa giải quyết xong xuôi th́ làm sao và cứ bê bộ Tam cho thành Tam Hợp được!

-C̣n Ṿng Lộc Tồn, bản chất là nơi Thiên Can tụ khí! Ṿng Bác Sĩ là ṿng ăn theo, có thể do nguyên lư và các môn khác tích hợp thành, nghiên cứu trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư từ từ th́ chắc cũng sẽ t́m ra. Chứ cơ sở nào mà cho rằng Lộc Tồn là Thiên Thời? Chỉ v́ nó an từ Thiên Can! Vậy tức là Thiên Thời?

-Ṿng Tràng Sinh chỉ là chu kỳ tiêu trưởng của ngũ hành Cục, thế thôi! Chứ liên quan ǵ đến nhân hoà. Phần này anh Thiên Khôi viết nhiều và gợi ư nhiều rồi, nằm trong đó hết.

-C̣n ṿng Thái Tuế là mọi người bàn nhiều rồi. Có môn phái Tử Vi bỏ hẳn cả Thái Tuế năm sinh mà an Thái Tuế theo Lưu Niên nữa v́ cho rằng Thái Tuế là Tuế Quân Đương Niên. Liên quan ǵ trong cái logic suy luận Địa Chi suy ra Địa Lợi? Chưa nói đến việc rất nhiều sao trong ṿng Thái Tuế là do Tử Vi Hà Lạc Phái thêm vào.

-Suy nghĩ cá nhân tôi th́ khi giải cả 3 ṿng đó. Ṿng Tràng Sinh th́ chỉ xét bản cung thôi, không có xung chiếu hợp ǵ hết. Ṿng Thái Tuế xét xung chiếu là chính. Ṿng Lộc Tồn th́ khó phân tích nhất v́ phải xét theo các tổ hợp với các sao khác nữa.

-Quyển đó có phần tŕnh bày 12 cục diện bố trí của 14 chính tinh. Rồi phân tích như là thế trận binh thư, cục diện chính trị xă hội vậy. Cái này là suy đoán hay giả định hay 1 cái nh́n khác về Tử Vi từ góc độ chánh trị xă hội th́ OK. Chứ cho rằng nó là lư thuyết nền th́ sai, v́ bản chất của Tử Vi là Thiên Văn Lịch Pháp chứ chẳng có chính trị chính em ǵ xen vào cả. Có người đưa thuyết nhân quả của Phật Giáo vào, có người đưa Luân Lí Quân Tử Tiểu Nhân của Nho Giáo vào, đưa sao cũng được, v́ đó là những cái nh́n hậu thiên, không ai nói ǵ. Nhưng nếu cho nó là nguyên lí nền th́ sai.

Vài ḍng tham tán cho vui, không có ư đả kích ai. Với lời khuyên với các bạn sơ tâm Tử Vi là không nên nhập môn bằng quyển Tử Vi Khảo Luận, dù rằng quyển đó tŕnh bày dễ hiểu, logic có vẻ "khoa học", nhưng đó là logic do giả định mà ra theo Tam Đoạn Luận, chứ chẳng phải là logic nền của Tử Vi. Quyển Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Thái Thứ Lang đến giờ này vẫn là quyển Tử Vi Nhập Môn hay nhất và cơ bản nhất, kiến thức chắc chắn. Kế đến là quyển Tử Vi Khảo Nghiệm của anh Trừ Mê Tín có trong tủ sách của TVLS. Đọc 2 quyển này xong là có nền tảng khá vững chắc về Tử Vi.   

Quay trở về đầu Xem ThanhSon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThanhSon
 
tuankiet101010
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 794
Msg 9 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 10:49am | Đă lưu IP Trích dẫn tuankiet101010

Chào bạn Đông Tà ,

Đă lâu mới thấy bạn ghé diễn đàn và chia sẻ về 3 ṿng Sinh - Tuế - Lộc cho mọi người tham khảo rất đáng hoan nghênh . Tuy nhiên quyển " Tử vi khảo luận " chỉ dùng để tham khảo th́ tốt hơn là dùng để nghiên cứu .
Về 3 ṿng Tràng sinh - Thái tuế - Lộc tồn th́ cụ Thiên Lương đă khá thành công trong việc phân tích , luận giải tính chất của 3 ṿng này trong bộ sách " Tử vi nghiệm lư " , là quyển sách gối đầu của những người nghiên cứu về khoa Tử vi này . Tuấn Kiệt hy vọng là bạn Đông Tà sẽ thấy được giá trị bổ ích của quyển sách này trên đường t́m học , khảo cứu .

Thân

Tuấn Kiệt 101010


Quay trở về đầu Xem tuankiet101010's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuankiet101010
 
Hoang Quy Son
Thầy Giáo
Thầy Giáo


Đă tham gia: 24 December 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 364
Msg 10 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 11:56am | Đă lưu IP Trích dẫn Hoang Quy Son

Kính chào mọi,

Lạ quá tại sao người xưa sức học th́ thâm thuư, sự hiểu biết th́ mênh mông, thế mà gần ngàn năm qua đă chẳng chịu phát minh ra thêm cái ǵ cả. Chỉ một mực nương theo xưa nói cho người đời sau dễ hiểu, mà vẫn cố giữ cái gốc. Gốc tức là Đạo, Gốc c̣n Đạo c̣n, cho nên ở VN trước đây vẫn c̣n nhiều người giỏi về Tử Vi.

Người thời nay, nhà nào cũng có phát minh, càng phát minh th́ càng xa Gốc. Gốc mất nên học thuật Tử Vi mất. Khác nào nước mắm nguyên chất không chịu mà lại thích làm mắm pha. Đành rằng có pha chế để ăn các thức ăn tuỳ theo món, đó là cái dụng hợp thời, nhưng chỉ ăn với món đó th́ ngon c̣n chấm với các món khác th́ rất khó nuốt. Đây là nếu trường hợp pha chế ngon!

Như tác giả nào đó phân chia 3 ṿng Lộc Tồn, Tràng Sinh, Thái Tuế là Tam Tài Thiên Địa Nhân th́ quả thật rất đúng với nguyên lư thánh nhân đă ứng dụng để dựng lập nên Tử Vi. Điều đáng tiếc là lại lập sai nguyên lư.

Lộc Tôn = Thiên Thời (Đúng)
Tràng Sinh = Địa Lợi (Sai)
Thái Tuế = Nhân Ḥa (Sai)

- Bởi ṿng Lộc Tồn chủ Thiên Thời là v́ thuộc cái gốc của Thiên Can mà an định. Can là cán là gốc th́ đúng.

- Ṿng Thái Tuế là Địa Chi, mà Địa Chi trải dài trên 12 Cung Số có tên hẳn ḥi trên địa bàn tiêu biểu cho đất là Địa Lợi.

- Ṿng Tràng Sinh do đâu mà có? Ṿng Tràng sinh do cung Mệnh an ở đâu th́ lấy hành Nạp Âm của cung an Mệnh đó mà có Hành. Ví như người tuổi Tân Hợi Mệnh an ở Dần là Canh Dần là Mộc Tam Cục. V́ sao nó lại là Canh Dần? V́ tuổi Tân th́ hợp Bính hóa Thuỷ. Lấy Can của tháng đầu là Canh Dương Kim để sinh nó. (V́ tháng Dần là Dương nên lấy Canh, không lấy Tân rồi từ đó khởi đi hết 12 cung, tuỳ theo cung Mệnh ở đâu mà có Nạp Âm. Nếu Mệnh đóng ở cung Tỵ th́ khởi ở Dần là Canh Dần, tiếp đến là Tân Măo, Nhâm Th́n, Quư Tỵ. Quư Tỵ Nạp Âm là Thuỷ, nên là Thuỷ Nhị Cục). Tất cả hợp hóa để diễn thành Cục là cả một Đạo Lư sâu sắc Cổ Nhân làm ra với đầy đủ nguyên lư và quy tắc, không phải muốn thêu dệt thế nào tuỳ ư.

Từ nguyên lư này mà chúng ta biết được Tràng Sinh là do Can và Chi của cung an Mệnh mà Nạp Âm thành. Can là Trời, Chi là Đất, và có trời đất mới có con người tức là Nạp Can và Chi thành Ngũ Hành để lập ṿng Tràng Sinh. Do đó, ṿng Tràng Sinh chính là Nhân Ḥa.

Đó là phân ra từng ṿng mà nói để thấy được cái Dụng của chúng, chứ Thể của nó th́ đều giống nhau cả, nên không thể tách rời ra mà nói được. V́ tách rời ra th́ Chúng không c̣n là Tử Vi nữa. Cũng giống như con người, nếu tách rời từng bộ phận ra th́ là một con người bất toàn, là thiếu sót, càng tách rời th́ con người càng thiếu sót. Tử Vi cũng thế. Ví như Lộc Tồn là thiên Lộc, nếu ta cứ chấp vào đó mà cho rằng gặp được Lộc Tồn là đắc Thiên Thời nhưng chẳng may gặp Không Kiếp, Tuần Triệt, Song Hao xung phá có chắc gặp thời không? Chả hóa ra là một anh chôm chỉa, trường hợp thêm H́nh th́ chôm chỉa khó tránh bị bắt bớ ở tù.

Các bạn nếu nghiên cứu Tử Vi th́ nên chú ư rằng: "sách hay người nào có nhiều phát minh th́ càng nên cẩn thận". Nếu sách hay người nào nói một điều ǵ cũng chỉ rơ hoặc dẫn giải được nguồn gốc hoặc nguyên lư xuất xử của mỗi vấn đề th́ sách hay người đó có thế tin cậy được, ngược lại th́ nên cẩn thận.

__________________
Tôi biết được một điều duy nhất là tôi không biết ǵ cả trước khi động niệm!
Quay trở về đầu Xem Hoang Quy Son's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoang Quy Son
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 11 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 12:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

     Cá nhân tôi phân chia thiên, địa, nhân cho ba ṿng Lộc Tồn, Thái Tuế, Tràng Sinh y hệt ông Hoàng Quư Sơn; nên xin viết vài gịng tỏ lời đồng ư.
     Cũng tán đồng với ông Hoàng Quư Sơn về thái độ với các phát kiến mới: Phải hết sức cẩn thận! Phát kiến để tiến bộ dĩ nhiên là nhu cầu muôn thuở, nhưng không hiểu gốc mà đ̣i phát kiến hoặc góp ư th́ thật là khó lắm. Nhiều khi càng phát kiến càng sai lầm, càng góp ư càng gây bối rối.
     Ông Einstein đă hoàn thành một cuộc cách mạng khoa học vĩ đại, đưa vật lư lên một tầng tri thức mới, nhưng ông làm được thế v́ ông đă hiểu rất rơ cái nền tảng của khoa vật lư Newton, nên biết nó c̣n thiếu sót.
     Cũng vậy, thiết nghĩ chúng ta muốn bất đồng hoặc góp thêm ư với người xưa th́ phải hiểu ư người xưa trước đă.
     Cho nên khi có người muốn đặt ra thuyết mới cho tử vi tôi sẽ hỏi "Bạn đă hiểu thuyết cũ chưa?" Thật lạ lùng, v́ đă vài lần tôi nghe đáp lại "Thuyết cũ có ǵ hay đâu mà cần hiểu..."
     Tôi có suy nghĩ cổ điển hơn. Bất cứ cái ǵ để lại lâu năm đều phải có điểm hay, nếu ta muốn hay hơn nó th́ ta phải hiểu cái hay và cái dở của nó trước đă. C̣n không hiểu cái cũ hay dở ở đâu mà đ̣i làm ra một cái "hay" mới, biết đâu cái "hay" mới ấy sẽ đi kèm với mấy cái "dở" mới, kết cục là lại thua xa cái "dở" của người xưa.
     Nguy hơn nữa là nếu người đời vội vàng bỏ người xưa để theo cái "hay" mới này mà không biết là nó dở hơn cái "dở" cũ; bởi đây chính là diễn tŕnh đi lùi của trí thức. Diễn tŕnh đáng sợ này đă xảy ra nhiều lần trong lịch sử văn minh nhân loại nên dĩ nhiên có thể xảy ra trong khoa tử vi.
     Vài ḍng đóng góp.


Sửa lại bởi VDTT : 08 January 2005 lúc 1:08pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 12 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 3:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

Một lư thuyết mới khi ra đời, tất có nhiều ư kiến mổ xẻ và phán xét, song sự phán xét phải tuân theo quy tắc bất di bất dịch là:
-Sự phán xét phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lư thuyết mới, cố gắng áp dụng nó vào những trường hợp mới mà lư thuyết cũ bất lực.
-Sự phán xét có tính áp dụng vào thực tiễn (hay thực nghiệm)để xác minh tính đúng đắn của nó.
Bất cứ ai, dù là người có tŕnh độ Tử vi đến đâu cũng phải tuân theo những nguyên tắc đó, th́ sự phán xét đó mới có tính thuyết phục. đối với những người mới học, lẽ dĩ nhiên tự quy tắc đó đă xếp loại họ đứng ở vị trí nào rồi, sao lại phải đưa ra đây để bàn nhỉ?.
C̣n việc người đưa thuyết mới ra, tự bản thân cũng đă phải thể nghiệm theo những quy tắc trên, và tự đưa ra những kết luận cho chính lư thuyết của họ, khi những kết luận đó được tŕnh bày, cũng tức là họ đă có kỳ vọng và thái độ học hỏi, chấp nhận sự phán xét đúng sai. Sao ở đây lại có thể phán xét về phương pháp luận được nhỉ?.
Khi Einstein đưa ra lư thuyết tương đối của ḿnh (Hẹp trước và rộng sau), Ông ta cũng đă từng chịu sự phê phán gay gắt từ giới đồng nghiệp trên toàn thế giới, bất kể thân hay sơ, bởi tính đúng đắn của khoa học không phụ thuộc vào quan hệ của ông ta với đồng nghiệp. Khi ông ta đưa ra lư thuyết của ḿnh, ông ta cũng không phải tự thuật với thiên hạ rằng ông ta đă hiểu thấu đáo lư thuyết vật lư cổ điển. chỉ khi kết quả lư thuyết của ông ta được thực nghiệm xác minh, buộc nhân loại phải thừa nhận th́ người ta mới tán ra tán vào, rồi th́ bao nhiêu điều vĩ đại được đem vào gán cho ông ta, ngược hẳn với t́nh h́nh trước khi lư thuyết của ông ta được thực nghiệm xác minh - thật ...đời thường.
Một lư thuyết được đưa ra, sau khi được mổ xẻ với tinh thần trên, dù có sai, nó vẫn có vai tṛ to lớn trong sự phát triển học thuật, bởi nó đă nhắc nhở cho đồng nghiệp bài học cần khắc phục, khiến cho đồng nghiệp không mất nhiều th́ giờ dẫm lại vết cũ nữa, và cũng hạn chế tích cực những xu thế nghiên cứu sai lầm, thúc đẩy sự t́m ṭi những hướng nghiên cứu mới.
Đối với Tử vi, hẳn đă có ai tự cho ḿnh đă hiểu hết được những tư tưởng của cổ nhân. song bằng vào những nhận thức cao nhất có thể được, mà điều này lại tuỳ thuộc vào khả năng của từng người. tại sao, trên tinh thần ấy, chúng ta lại có thể phê phán, những kiến giải của những người có tâm huyết và ít nhiều có tŕnh độ mà không phải bất cứ ai cũng có thể theo kịp?. Tại sao chúng ta không đem những kiến giải của họ, khi mà chúng ta thấy có lư và độc đáo để áp dụng thử theo những quy tắc trên?.
Mọi lư thuyết sai lầm hay chưa được công nhận đều cần có thời gian và có tác dụng thúc đẩy khoa học tiến lên.
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
khangaabc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1133
Msg 13 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 5:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn khangaabc

Đồng ư với Vuivui.
Đồng ư 3 ṿng của bạn HQS và anh VDTT

Mua vui vài trống canh thôi mà hihi.

Sửa lại bởi khangaabc : 08 January 2005 lúc 5:32pm
Quay trở về đầu Xem khangaabc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khangaabc
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 14 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 8:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Thưa Anh Hoàng Quí Sơn, Anh VDTT và Anh ThanhSon: xin cho phép tôi bày tỏ niềm tôn kính học thuật và cái nh́n của các Anh.
Thưa Anh Khangaabc: Tôi có ngẫm những ngụ ư Anh không nói hết ra (ư tại ngôn ngoại).
Thưa Anh VuiVui: nếu chỉ dùng lí thuyết logic h́nh thức để tranh luận, th́ cuộc tranh luận nào cũng "có đầu không có cuối".
Dùng logic h́nh thức để phản biện logic h́nh thức là tối kị. Nhưng tôi cũng xin dùng logic h́nh thức để phản biện xem, dù là "hạ sách" (kiểu như dùng h́nh học Euclite để phản biện h́nh học Euclite):

- Ông Einstein, khi công bố Thuyết Tương Đối rộng hẹp dài ngắn của ông, không ai bắt ông ấy tường tŕnh toàn bộ kiên thức vật lí cổ điển (Newton) cả. Nhưng ai cũng biết ông Eistein đă trải qua một nền giáo dục chu đáo về Vật Lí Cổ Điển (h́nh như ông tốt nghiệp Trường Công Nghệ ra), và ông cũng có một cơ sở học vấn về ngành vật lí. Tuyệt nhiên ông ấy không "tưởng tượng mặc sức", và không phạm những sai nhầm về kiến thức nền như "Lộc Tồn miếu hăm đắc vượng sao đó tại Tứ Mộ !!!!?????". Hay có những luận giải "ḱ khôi" về ư nghĩa các sao trong 3 ṿng sao trên như thế.

Nói về sáng tạo, không fải cứ thế mà sáng tạo. Như xem Lí Số, không ai bắt ḿnh xem đúng 100%. Nhưng nếu mà làm Đông Y, không hiểu thấu đáo y học cổ truyền (măc dầu nói biết hết cùng kiệt th́ không thể, ít ra là học vấn căn bản, và cái căn bản về Đông Y cũng như lí sô, cũng mênh mông lắm đấy)tùy thích tưởng tượng sáng tạo (trong khi kiến thức nền chưa vững), th́ rất dễ làm con bệnh chết!!! Tôi đôi khi vui vui xem số cho bạn bè thân, hiển nhiên có cái sai có cái đúng, bạn bè tốt bụng, thấy cái đúng th́ fấn khởi ghi nhận, phần nhiều "lờ" đi cái sai (chắc chắn có, dù nhiều ít). Như vậy là mọi người thể tất cho ḿnh, cho nên nếu ḿnh có xem sai chỗ nào, không ai căn vặn, khi thấy cái đúng là căn bản. Ap dụng Phương Pháp sai, phương pháp sai tất nhiên sẽ có kết quả sai, nhưng cũng sẽ có một số cái đúng nhất định, có điều cái đúng ấy không thường xuyên phổ quát, mà mang tính trường hợp cá biệt, dù đă đúng rất nhiều trường hợp trên cơ sở thí nghiệm bản thân, v́ những thí nghiệm ấy chưa đủ một lượng cần thiết. Điều này rất rơ, một Phương Pháp sai không phải tất cả kết quả của nó đều sai cả, ắt sẽ có trường hợp đúng. Không ai bắt ḿnh xem đúng hết thảy. Nhưng như nghề Y, liên quan tính mệnh, một cuộc "tưởng tượng bay bổng, hụt hẫng về kiến thức nền" rất dễ gây chết người.

Trong đây, ai cũng có biết về Âm Dương Ngũ Hành Bát Quái cả, không tin các bạn cứ tự đó, mà sáng tạo một phép chữa bệnh cho ḿnh đi, rồi cứ thế mà bốc thuốc châm cứu, sẽ biết kết quả, ắt có lúc chữa đựoc, nhưng rồi sẽ biết kết quả chung. Do đó, môn Tử Vi, việc hiểu sai, có khi chưa nghiêm trọng, và khó biết hậu quả của nó. Một ngành dựa trên thực tiễn lâm sàng ắt biết. Nếu quí vị muốn, xin tùy tâm mà sáng thuật một môn bốc thuốc mới đi, v́ hầu như ai cũng biết nền Lí Số Đông Phương như âm đương ngũ hành cả (lí thuyết nền của Y học cổ truyền cũng đặt nền tảng trên lí thuyết Lí Số Đông Phương này), sẽ tự biết kết quả!

Hiển nhiên, khi sáng taọ, không ai bắt anh biết hết 100% những kiến thức cổ (như thế là phi thực tế), nhưng ít ra là một kiến thức nền, coi như căn bản. Ông Eistein, có học vấn nền về Vật Lí rất tốt, tất nhiên khó nói biết hết cả 100%. Có thể đúng! Nhưng tuyệt nhiên ông ấy không phạm sai nhầm ở những kiến thức ấu trĩ như Lộc Tồn ở Tứ Mộ!!! Đ̣i hỏi 1 người biết hết toàn bộ tri thức cũ là phi lí, nhưng ít ra anh ta fải trang bị cho ḿnh những "kiến thức nền" một cách căn bản, nhất là trong phạm vi hẹp liên quan đến đề tài anh đương nghiên cứu. Đây là nội qui mà những ai viết "luận văn" thi lấy học vị đều biết. Anh phải nắm hết (vâng, nắm hết) những kết quả thành tựu cũ, trong khuôn khổ lĩnh vực, đề tài hẹp anh nghiên cứu. Bởi không ai cấp học vị cho anh, nếu anh lặp lại một cái xưa lắm rồi. Cho nên: nguyên tắc làm luận văn: bắt buộc NẮM HẾT những tài liệu, kiến thức trước đó, điều này khả thi, v́ khuôn khổ trong một "lĩnh vực hẹp" mà anh đang làm. Nếu anh không có điều kiện nắm hết, sưu tầm hết, th́ người hướng dẫn nghiên cứu, hội đồng khoa học sẽ có trách nhiệm giới thiệu, cung cấp cho anh. Điều này không khó, v́ thứ nhất là đă giới hạn trong một lĩnh vực hẹp. Thứ 2: Trong giao lưu thành tựu khoa học hiện nay, người ta (trong điều kiện thuận lợi của một nhà khoa học chuyên nghiệp) hoàn toàn có thể nắm hết thành tựu khoa học (trong lĩnh vực đề tài hẹp) thế giới, và giao lưu phổ biến kết quả nghiên cứu mang tính toàn cầu (trừ những điều trong khuôn khổ bí mật quân sự hay quốc gia). Tất nhiên cũng trong tương đối, nhưng là một tương đối đă tiệm cận với tuyệt đối. Thí dụ bây giờ có 1 nhân tài, không chịu nắm nền tảng kiến thức toán học cũ của nhân loại, một ḿnh đi t́m ra số PI. Thế cũng giỏi, nhưng không ai công nhận bản quyền cho anh ta cả. Và không ai khen. Đấy là chưa nói chuyện anh ta fạm những thiếu hiểu biết nền tảng nhất về Tóan Học.

Anhxtanh (Eistein) không ai bắt ông "khai" hết kiến thức nền về vật lí. Nhưng hiển nhiên ông chả sai nhầm đến nối phạm vào kiến thức cơ bản.

Sách xưa nói về học (sách Đại Học th́ fải): nêu lời khuyên cho việc học: Bác học, Quảng vấn, Thận tư, Đốc hành.
- Bác học: học hỏi rộng.
- Quảng vấn: hỏi rộng, thắc mắc fải hỏi
- Thận tư: suy nghĩ trận trọng, chín chắn.
- Đốc hành: đă học nhiều, hỏi rộng, suy xét tỉ mỉ rop̣i th́ dốc sức thi hành.

Như vậy học rộng càng tốt, nhưng tưởng cũng nên chọn lựa sách căn bản để khai tâm, rồi sau đó th́ tùy tŕnh độ mà nên đọc sách nào, không fải bạ sách nào học sách ấy, thấy ái ǵ mới lạ cũng học, tất nhiên xét cho cùng có lợi, nhưng tốn sức, mà hiệu quả không bằng học cuốn khác, nhất là những cuốn đă được khẳng định. Có tham khảo thêm sách, cũng chọn lựa cái nên tham khảo. Ít ra là đỡ phân tâm, hay tiết kiệm thời gian. Bạ đâu học đó, gọi là "đẽo cày giữa đường", c̣n "biết tham khảo", lại là "quảng vấn". Tuy giống nhau, mà lại không giống nhau. Như một vị xuất gia đi tu, thời họ dựa vào một số cuốn kinh theo truyền thống ḍng tông của ḿnh, sau đó có điều kiện đọc một số Kinh khác, nhưng cũng là những kinh được đông đảo truyền thống Phật Giáo công nhận, không việc ǵ đầu tư công sức thời gian vào những cuốn kinh nhỏ lặt vặt, lam nham in chui bán lén ở cổng chùa cả.

Việc chúng tôi làm, không nhằm hạ bệ uy tín một bạn nào, mà tránh cho nhũng bạn trẻ học tập Tử Vi, do chưa có kiến thức nền nhiều, chưa thể tự phân biệt hay dở, đúng sai, có thể phạm sai nhầm chết người (như một số sai rành rành trong giải thích các sao trên đây). Do vậy, không nhất thiết bênh vực một ai. Chúng ta ngồi đây, thảy là những người có hứng thú với môn Lí Số, có thể coi nhau là cùng hội cùng thuyền, đâu có t́m cách hạ uy tín ai, mà fải bảo vệ ai. C̣n như ai muốn theo thuyết trên đây, cũng xin tùy hỉ.

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 08 January 2005 lúc 9:54pm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 15 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 10:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Hai mươi năm trước đây tôi có quen một cụ (đúng nghĩa đen) hoàn toàn theo tây học, hơn tôi khá nhiều tuổi. Quư vị có thể nói chúng tôi lúc ấy là một cặp bạn vong niên.
     Đến tuổi già tự nhiên cụ thích thú các môn huyền học Á đông. Cụ say mê viết sách và đă nghĩ chuyện xuất bản, với mục đích rất cao đẹp là giúp những người trẻ đời sau tránh vết xe đổ (quá hâm mộ tây học) của cụ bằng cách đưa ra cái hay của văn minh Á đông, trong đó dĩ nhiên có hai thuyết âm dương và ngũ hành.
     Một người khác tôi quen đọc qua bản thảo của cụ, sửng sốt về kể lại cho tôi nghe! Chi tiết nhiều lắm, nhưng chẳng hạn về màu sắc của ngũ hành, cụ viết:
     Kim ứng màu vàng (có lẽ v́ cụ thấy vàng có màu vàng)
     Mộc ứng màu xanh
     Thủy ứng màu trắng (có lẽ v́ cụ thấy nước màu trắng)
     Hỏa ứng màu đỏ
     Thổ ứng màu đen (có lẽ v́ cụ thấy đất phù sa màu thường đen).
     Rút ngắn câu chuyện; cuối cùng cụ nghe lời người quen ấy, không in quyển sách này ra nữa. (Giờ cụ đă quá cố, nhưng tôi nghĩ cụ sẵn sàng cho người đời sau lấy chuyện này làm kinh nghiệm nên mới mạn phép kể lại đây.)
     Tôi nghĩ câu chuyện có thật này đáng cho ta suy ngẫm. Khi đă vào lănh vực khoa học hoặc huyền học, ư muốn tốt nhiều khi chưa đủ.
     Vài ḍng tản mạn.

Sửa lại bởi VDTT : 08 January 2005 lúc 10:07pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 16 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 10:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Lại viết thêm:

Như ṿng Thái Tuế mà chúng ta theo, nếu so sánh với phái chính ở Đài Loan (mà tôi nghĩ là hậu thân của Mân phái) th́ thấy có 3 khác biệt sau:
     Ta gọi Thiếu Dương, họ gọi Hối Khí (khác ư nghĩa của Thiếu Dương)
     Ta gọi Thiếu Âm, họ gọi Quán Sách (khác ư nghĩa của Thiếu Âm)
     Ta gọi Long Đức, họ gọi Tiểu Hao (khác ư nghĩa Long Đức)
     Xem thế ta có thể nói ngay là họ sai chăng? Không, nếu ta trở lại lịch sử để biết việc ṿng Thái Tuế có 12 sao xảy ra về sau này, hẳn nhiên mỗi phái đă phát triển độc lập, thêm sao một cách khác nhau.
     Điểm chính là mỗi phái đều đă theo con đường của ḿnh tối thiểu mấy trăm năm. Bất cứ cái ǵ tồn tại mấy trăm năm phải có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân ấy có thể sai, nhưng thiết tưởng muốn kết luận đúng sai th́ phải hiểu nó trước đă.
     Vài ḍng tản mạn.

Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
ThanhSon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 December 2003
Nơi cư ngụ: Philippines
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 93
Msg 17 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 10:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThanhSon



Theo thói quen của tất cả dân học thuật bất cứ ngành khoa học nào, cầm một quyển sách "học thuật" lên đọc, trước tiên là đọc cái thư mục sách tham khảo trước, để xem background của soạn giả ra sao, dựa trên nền tảng ǵ. Rồi đọc vài mươi trang gọi là có phần sáng tạo trong đó để xem ghi chú ra sao, trích dẫn biện luận thế nào. Chứ không ai tin rằng một người có thể sáng tạo ra cái mới mà không dựa vào nền tảng cũ.

Trong các khoá dạy phương pháp luận cho bậc giáo dục sau đại học, đa số học viên mới vào trường thích thú cái thuyết "grounded theory" v́ không cần đọc nhiều sách, làm literature review ǵ cả, cứ dựa vào vài thao tác nghiên cứu và trí tưởng tượng của ḿnh để xây dựng thuyết mới. Thử tưởng tượng nếu bên cạnh học viên lúc đó không có giáo sư hướng dẫn, sẽ có vô số tái khám phá mới về những điều mà cộng đồng khoa học đă t́m ra trước đó. Không chừng có người ré lên v́ khám phá được một thuyết "mới" về vật lư, khi ra cộng đồng khoa học, so đi sánh lại th́ hoá ra là thuyết Tương Đối ở giai đoạn sơ sinh! Trong các ngành khoa học tự nhiên th́ chuyện này hiếm xảy ra, nhưng đối với ngành khoa học xă học th́ dễ dàng xảy ra lắm nếu học viên không nắm vững các lư thuyết trước đó, đọc các thuyết bổ sung, phản biện khác.

Sáng tạo là điều phải khuyến khích, nhưng sáng tạo không phải là suy diễn và tưởng tượng. 2 cái sau có thể ngồi nói chuyện trà dư tửu hậu hay tán dóc như trên diễn đàn th́ OK. C̣n lấy nó để trước thư lập thuyết th́ cần tuân thủ các quy tŕnh nghiên cứu. Ví dụ trên TVLS này có vô số và vô số ư tưởng, suy diễn, tưởng tượng. Có thể khi tán dóc trên diễn đàn th́ ḿnh đồng ư với ư tưởng đó, nhưng bảo cứ bê ngay ư tưởng đó sơ chế 1 chút rồi mang ra tŕnh làng bằng sách vở th́ chẳng ai dám cả.

Quay trở về đầu Xem ThanhSon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThanhSon
 
ThanhSon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 December 2003
Nơi cư ngụ: Philippines
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 93
Msg 18 of 74: Đă gửi: 08 January 2005 lúc 11:19pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThanhSon


Tôi th́ không đồng ư ṿng Thái Tuế là Địa Lợi. Tuy mỗi phái có quan điểm riêng về nó. Nhưng dù khác nhau về cách sử dụng sao, cách diễn đạt, cách tổ hợp, cách vận dụng nhưng cũng đều có nền tảng tổng quát để bù trừ chổ dài chổ ngắn của mỗi cách khi đặt ṿng Thái Tuế trong một tổng thể Tử Vi hài hoà.

Như người tiếp cận ṿng Thái Tuế từ quan điểm Địa Lợi th́ phải giải quyết nó trong thế Tam Hợp rồi vận dụng các phương pháp Tam Hợp Tuổi, Tam Hợp Mệnh, Tứ Linh....để giải th́ ra vấn đề.

C̣n người tiếp cận ṿng Thái Tuế từ quan điểm truyền thống của Thái Thứ Lang, hoặc chẻ ṿng Thái Tuế ra cho Tổ Hợp với các sao khác th́ họ cũng có lư của họ miễn là họ đừng nữa chừng xuân vừa thế này, vừa thế kia th́ cũng ra vấn đề cả.

Giá trị th́ mỗi người tự cảm nhận theo duyên" và kinh nghiệm của ḿnh.

Quay trở về đầu Xem ThanhSon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThanhSon
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 19 of 74: Đă gửi: 09 January 2005 lúc 12:15am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Sửa sai lỗi đánh máy:

Xem lại bài ḿnh mới viết về sự khác biệt giữa tử vi VN và tử vi Đài Loan, tôi thấy một lỗi sai.

Thay v́:
     "Ta gọi Long Đức, họ gọi Tiểu Hao (khác ư nghĩa Long Đức)"

Xin đổi thành:
     "Ta gọi Tử Phù, họ gọi Tiểu Hao (khác ư nghĩa Tử Phù)".
     Xin chân thành cáo lỗi.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 20 of 74: Đă gửi: 09 January 2005 lúc 1:28am | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

Gửi Thienkhoitimvui.
Đọc bài luận của anh, lẽ đương nhiên ư tưởng cơ bản về nguyên tắc của học vấn và sáng tạo mà anh đă viết, mặc nhiên đă được hết thảy những người nghiên cứu khoa học nói chung và Tử vi nói riêng đều phải biết và công nhận, tư tưởng của vuivui Tôi không nằm ngoài những nguyên tắc đó. Bởi không một ai (nếu là người nghiêm túc) khờ khạo đến nỗi khi chưa hiểu nền tảng cơ bản của học thuật mà dám ra tranh biện hay đề xuất sáng tạo với đồng nghiệp để rồi bị đồng nghiệp "vặn cho một cái rồi tịt". ví như anh đă đưa ra ví dụ: Lộc tồn ở Tứ Mộ miếu địa, th́ thật là nực cười. vuivui Tôi đọc thấy vậy, cũng không khỏi có ư nghĩ người viết cuốn sách đó nhầm hay là không nghiêm túc, hoặc v́ một lư do tiền bạc mà viết bậy chăng?. Rồi c̣n nhiều sai ấu trĩ khác nữa.
Đến đây chúng ta có thể thấy rơ một điều, quá tŕnh nghiên cứu, hay học tập, trong bất lĩnh vực nào, đều phải lấy sự nghiên cứu thấu triệt nền tảng của học thuật làm căn bản, đó là cơ sở để sáng tạo - và điều này, ai cũng biết. những điều vuivui Tôi viết trong bài trên, đó là những quy tắc mang tính tiệm cận, nghĩa là chúng ta càng thực hiện được nhiều th́ tính đúng đắn được thể hiện càng cao, và dừng lại cho đến khi t́m đến những bài toán không giải được trong khuôn khổ lư thuyết được sáng tạo đó, và khi đó sự sáng tạo để giải quyết vướng mắc đó là cần thiết. Vuivui Tôi không có ư phê phán về việc phê phán sách Tử vi khảo luận, mà chỉ muốn nêu tỏ một quan niệm về nghiên cứu, bởi trong thực tế của lĩnh vực Tử vi, vuivui Tôi đă từng được tiếp xúc với nhiều "nhà nghiên cứu",đă đọc thiên kinh vạn quyển thuộc lĩnh vực Tử vi, tham gia tranh luận về cái gọi là "tính đúng đắn của Tử vi học", cuối cùng, thường sau khi một hồi tham luận, người ta hùng hồn tuyên bố rằng: Tử vi là một môn học huyền hoặc, lừa bịp. và lúc đó, xin lỗi các vị, vuivui Tôi thường hỏi: thế anh/chị có luận giải được lá số Tử vi hay không?. câu trả lời thường được nghe là: cơ sở lư thuyết đầy khiếm khuyết như vậy th́ người học giải luận thế nào được lá số, và v́ thế, việc giải luận của bất cứ ai cũng là không đáng tin.
Nếu chúng ta là những người có tâm huyết và tin tưởng vào Tử vi, trước những quan điểm như vậy th́ ứng xử thế nào nhỉ?.
Và quan điểm về nghiên cứu và sáng tạo trong Tử vi mà vuivui Tôi viết ở trên chính là thái độứng xử của vuivui, vuivui Tôi viết ra đây, mong được cùng chia xẻ.
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 

Trang of 4 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.6953 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO