Tác giả |
|
vuivui Hội viên

Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
|
Msg 1 of 12: Đă gửi: 10 January 2005 lúc 1:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Đến với Tử vi có rất nhiều con đường, may mắn th́ gặp được danh sư, c̣n nói chung đều phải qua sách vở. Nhưng thế nào là một danh sư? Tử vi là một môn học khá đặc biệt, đặc biệt bởi v́ nó thật sự không khó hiểu, cũng tức là dễ học, nhưng rất khó vận dụng, v́ thế trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều những bậc "nhớ sách", những bậc đó có khả năng nhớ rất nhiều sách, trích dẫn rất cụ thể và lưu loát, lư luận rất trơn tru - bởi thuộc nhiều sách mà - nhưng họ không phải là những danh sư. Trong Tử vi bậc danh sư phải là người có khả năng thấu thị lư thuyết cùng với sự giải đoán chính xác các lá số trong thực tiễn. Nhưng làm sao để nhận ra được danh sư?. Thường th́ danh sư chỉ thể hiện trên khả năng giải đoán chính xác và phân tích sâu sắc về lư số trên cơ sở những giải đoán của họ. V́ thế, để có danh sư chỉ dạy là rất khó, con đường thông dụng nhất là đọc sách.
Khi bắt đầu học một môn nào đó, bước đầu tiên là lựa chọn sách. Đọc trên diễn đàn này, các bạn đều đă được biết tới cuốn sách Tử vi đẩu số của Thái thứ Lang, được nhiều người chấp nhận xem như đó là một cuốn sách giáo khoa nhập môn về Tử vi, rồi đến cuốn Tử vi nghiệm lư của cụ Thiên Lương được xem như là cuốn sách gối đầu giường để đi sâu và lĩnh vực Tử vi.
Các bạn đă có những cuốn sách đó rồi, cứ thử đọc và thậm chí thuộc ḷng mà xem, rồi sau đó vận dụng thử vào luận đoán lá số của chính ḿnh mà xem, tối mù! và rơi vào mê hồn trận, thảm hơn nữa là tẩu hoả nhập ma. Cũng có thể trong số hàng vạn người học Tử vi, có bậc kỳ tài xuất hiện, chỉ cần học hai bộ sách ấy là có thể luận giải được lá số của chính họ, được như vậy, môn Tử vi quả cũng đang mỏi mắt trông chờ.
Và thế là, theo những thông tin trên của vuivui, có thể xuất hiện ư kiến: Nếu thế th́ nên học như thế nào đây?.
Vuivui Tôi sau những cố gắng học hỏi, nay cũng xin thổ lộ một chút cái gọi là kinh nghiệm riêng của bản thân.
Thực tế khi mới bắt đầu học, vuivui có may mắn được tiếp xúc với hai bộ sách trên rất sớm, với kiến thức về Dịch sẵn có, việc hiểu sách là không khó, nhưng khi bắt đầu áp dụng vào luận đoán chính lá số của ḿnh th́ thấy hoảng, bởi chẳng biết đâu mà lần. vuivui Tôi đă lao vào đọc, và đọc tất cả những ǵ mà ḿnh có may mắn được tiếp xúc về Tử vi, rồi sau đó thú thật là sự cố gắng đó chả giúp ǵ thêm. Không c̣n con đường nào khác, đành quay lại nghiền ngẫm tác phẩm của cụ Thiên Lương. Một ngày kia, bỗng phát hiện ra rằng, lư thuyết của cụ Thiên Lương rất hay, lô gíc chặt chẽ, rất uyên bác và đặc biệt là rất cổ học, nghĩa là không Tây học một tư nào, tư duy của cụ trong lĩnh vực Tử vi rất sâu sắc và rất thấm nhuần tinh thần triết học phương đông, nhưng trong luận giải các lá số danh nhân th́ thấy rất nhiều sai lầm, các bạn cứ nghiền ngẫm th́ sẽ thấy, nhân đây vuivui Tôi sơ lược một vài ví dụ để chúng ta suy xét:
-Trong Nick của bạn Thuận thiên với tựa đề "Tin hay không tin", vuivui Tôi có Post lại toàn bộ bài luận về lá số của Khổng Minh Gia Cát Lượng của Tác giả có đóng góp của cụ Thiên Lương, bài viết rất hay về mặt lư thuyết, song đáng tiếc lại luận giải hầu hết là những biến cố không có thật của cuộc đời và tài năng của Khổng Minh, vậy th́ đó là những luận giải sai phải không các bạn!
-Trong bài luận về lá số của Đức Khổng phu Tử, sau một hồi luận giải, Tác giả có đưa ra một dẫn chứng về lá số giống nhau (bạn Phá Quân 70 đă viết sơ qua trong nich ba ṿng Thái tuế Lộc tồn và Tràng sinh, lựa chọ thái độ ...)mà một người là Khổng phu Tử, một người là một nhân sĩ VN, và giải thích sự khác nhau giữa hai con người này, Tôi xin Post nguyên văn: "Đức Khổng phu Tử được cả thế giới ngày nay biết đến có lẽ nhờ địa thế phong thuỷ của nước Tàu lớn hơn, nhân quả của ngài to tát hơn, c̣n vị nhân sĩ này ở vào phần đất khí thiêng sông núi có phần eo hẹp hơn và công quả tiền kiếp cũng đơn sơ hơn nên cái phần danh dự cũng chỉ quẩn quanh trong đất nước này mà thôi. Như thế có phải là con đường đưa dắt thế nhân nếu biết mà sử dụng, và kết quả chỉ trong phạm vi tương đối mà thôi, c̣n tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố huyền bí khác mới thành được vĩ nhân".
Thế nhưng đến Trần Hưng Đạo, người chiến thắng quân Nguyên Mông, mà quân Nguyên Mông vào thời đó lại chiến thắng dễ dàng và áp đặt sự thống trị của ḿnh đối với người Tàu, biến nước Tàu thành một thuộc quốc của đế chế Thành cát Tư Hăn, và để rồi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được lưu danh sử sách và ngày nay được cả thế giới biết đến, được coi là một trong 10 danh tướng của lịch sử thế giới, trong khi Trung Quốc lại chẳng có ai. vậy th́ cái lư do Khí thiêng sông núi nước Nam eo hẹp nó không ảnh hưởng lên Trần hưng Đạo chăng, hay là lại đổ thừa cho một nguyên nhân huyền bí nào nữa đây, mà cái "vơ" này th́ hay được sử dụng trong lư luận phương đông lắm, chẳng hạn như cho nó vào phần Phúc đức chẳng hạn - có trời mới khảo sát được - và khi giải thích như vậy rồi là có thể yên trí chăng?.
C̣n tiếp.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 2 of 12: Đă gửi: 10 January 2005 lúc 9:43pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh VuiVui, xin cho phép tôi có đôi điều chen dự vào mạch văn của Anh nhé. Kính.
Cụ Thiên Lương, tôi chưa từng đọc sách cụ (như cuốn Tử Vi Nghiệm Lí), nhưng tôi đă đọc các bài viết của cụ đăng rải rác trong Tập San nghiên cứu tên là "Huyền Bí" (SG tr.75). Tôi đă đọc các số của tập san ấy, từ một thư viện đặc biệt ở Việt Nam, hồi trước đây, trong thư mục "Tham Khảo Đặc Biệt".
Gần đây, thu thập thêm thông tin trên web, tôi nghe nói: Cụ chưa từng viết sách, kể cả "Tử Vi nghiệm lí", mà đều do một người có biết cụ, tập hợp các bài viết rải rác của cụ thành sách rồi đem XB (hồi tr.1975), nghe nói chưa đưa cụ một đồng nhuận bút nào th́ fải. Điều tôi hoàn toàn không hiểu, nếu sự kiện này có thật, tại sao lại có những người, thân học Lí Số Đông Phương, lại có cái Tâm ấy? Việc kiểm tra, nếu tôi có các cuốn sách ấy, đem so với cái bài viết tản mạn của cụ đăng trên Tập San Huyền Bí, xem có đúng không. Ngoài ra, những người sống ở SG trước đây, hiểu thời sự, có thể làm chứng việc này.
Ôi thôi, Lí Số Đông Phương, lại có những nhân cách vậy ư?
Việc học lí số, ta thấy nhiều bạn trẻ rất ṭ ṃ hấp dẫn. Nhưng đi vào, phần nhiều khó đủ kiên nhẫn, va vào khó khăn rất chóng nản. Những bạn theo đuổi đựoc, là những bạn rất đặc biệt, theo tôi đều là những người có căn cơ, có tài năng bẩm sinh. Ắt vậy. Nhưng việc học Tử Vi nói riêng, th́ nên học tập sâu các môn Can Chi, Âm Dương, Ngũ Hành trước tiên. Nếu thấy khó mà bỏ, cũng hay hơn là học Tử Vi rồi mới bỏ. Việc có kiến thức Dịch, chưa quan hệ bằng.
Phần tôi, thấy chưa có cơ sở nào để thấy "lí luận trôi chảy" "biết nhiều" là "nhất định không fải danh sư". Kết luận như thế, tôi thấy khí chủ quan quá. Mặc dầu phần đông, những người phù hoa, khi lí luận th́ tràng giang đại hải, biện luận ra rất rạch ṛi, đi vào thực tế, th́ chỉ có thành công tạm thời, mang tính trường hợp, không phổ biến. Điều đó có. Nhưng nói hễ ai trôi chảy, đều không phải danh sư, th́ khí cứng nhắc siêu h́nh. Ta thấy, sinh thời Đức Phật, biện luận rất nhiều, tranh căi với các trường phái khác cũng nhiều, lí luận rành mạch, kiến thức bao gồm gần như đủ các trường fái hồi bấy giờ. Như thế Phật không fải danh sư?
Nhiều người, tỏ ra rất thắc mắc, khi họ đọc, và học, trong các sách Tử Vi quốc ngữ được xuất bản nhiều thời ḱ, họ thấy không đúng số mệnh của họ. Một số khác, trẻ, đứng trước tương lai rất rộng của đời minh, cảm thấy băn khoăn, gần như mất phương hướng. V́ sao? V́ họ thấy các kết luận từ lá số của họ xấu tốt chồng chéo là một, hoặc thấy những "lời kết án" nặng nề thảm hại là hai? Họ rất sợ, hoặc rất lúng túng.
Tôi có đau buồn điều này.
V́ sao? Học Tử Vi, không biết có thông thái, nắm một phần bí mật cuộc đời người ta (oách nhé), có rút ra bài học để xây dựng cuộc đời tốt hơn, t́m cái lợi, tránh cái hại hay không; lại học để mua về cho ḿnh cái lúng túng, băn khoăn, mất phương hướng là sao? Người ta đứng trước cuộc đời, nhất là trước những bước ngoặt quyết định, đă vốn băn khoăn lúng túng. Học Tử Vi, đă không giải quyết được, lại lúng túng chất chồng lúng túng. Thế là bỏ thời gian, công sức, mà không lợi lạc, không hạnh phúc. Tôi rất buồn điều này.
Tôi biết rằng, học Tử Vi ngày nay có điều thiệt tḥi cho các bạn trẻ. V́ đa số không có lớn lên trong một môi trường văn hóa cũ. Người ham học, cũng chỉ tiếp xúc với văn hóa cũ (như Âm Dương Ngũ hành) qua một số sách quốc ngữ ngày nay, chất lượng sách th́ thượng vàng hạ cám. Chỗ tôi biết, phần lớn sách, kể cả sách đứng đắn, không giải quyết vấn đề tận gốc. Tôi tin tưởng rằng, nhiều Ông, Bác... xuất thân từ những gia đ́nh có truyền thống văn hóa cũ, sẽ có cảm nhận tương tự, khi đọc số sách vở này. Ta có thể gọi là "sách thị truờng", kể cả những cuốn nghiên cứu nghiêm túc, bổ ích, nhưng vẫn chưa giải quyết tận gốc. Đây tôi nói trong khuôn khổ đa số sách XB trong nước. Tôi có cảm nghĩ, các tác giả phần lớn, cũng tự thân nghiên cứu, cũng từ Tân - Tây học chuyển sang. Như thế không có ǵ xấu, thậm chí họ c̣n đem vào Lí Số cái học khách quan, óc thực tế, gạt bỏ hoang đường (chắc chắn có trong văn hóa cũ), rất tốt. Nhưng họ không có điều kiện ḥa ḿnh thực sự vào không khí văn hóa cũ, học thuật cũ, khó có được kíen thức cơ bản nền tảng. Thực ra, những diễn đạt này của tôi ở đây, tự nó có những sự mập mờ, có thể gây hiểu nhầm, đó là cái "hạn hẹp" của ngôn ngữ.
Tuy các tác giả mới, không có điều kiện nắm tận nơi học vấn cổ truyền, nhưng ngược lại, họ rất có thể ngộ nhận đă hiểu hết. Tôi tạm chứng minh bằng vài thi dụ nhỏ, tránh đi vào lí luận rông dài:
- Học thuyết cũ, cơ bản mà nói, có thể là Can Chi Âm Đương Ngũ hành (ta tạm thời chưa nhắc đến nhiều thứ khác)
- Những học thuyết trên viết ra rất ngắn gọn, chỉ vài cái "qui luật" rất dễ nhớ. Như Ngũ Hành th́ chỉ có 5 hành, trong đó quan hệ cơ bản chỉ có "Sinh" hay "Khắc". Tương sinh, ai cũng biết. Tương Khắc, ai cũng biết. Không có lí thuyết ǵ dài ḍng.
Đó, sách vở người xưa, trừ những đoạn triển khai ứng dụng chi tiết, c̣n th́ lí thuyết tổng quát, ta thấy rất ngắn gọn nhẹ nhàng, một chương ngăn ngắn ở đầu sách là có thể nói hết. Như ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc, màu sắc, phương hướng, can chi sở thuộc (can chi ứng với các hành)... chỉ 1, 2 trang. Học có thể rất nhanh.
Ấy, chính v́ lí thuyết tổng quát của các học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành... khá nhanh gọn như thế. Nên ai học cũng nghĩ rằng ḿnh đă nắm hết, nắm đủ. Kiến thức nền thế là "vững" rồi(ḱ thật đó là ngộ nhận); bây giờ chỉ là "nghiên cứu phát huy, phát triển, đưa kiến giải mới, hiện đại hóa" ra mà thôi! Thực không phải thế!
Đi vào lí luận có thể rất mệt óc (vả lại chưa cần thiết, chưa đủ khả năng làm việc ấy), cho nên tôi chỉ nêu đôi thí dụ để "h́nh dung" mà thôi:
- Ta biết các bộ phận cơ thể đều ứng với ngũ hành (như Phổi (bao gồm hệ Hô Hấp nói chung) thuộc Kim. Khi chữa bệnh, ta nói đơn giản, th́ cũng dựa vào ngũ hành sinh khắc để bốc thuốc (Đông Y). Nói về cơ bản không khác.
- Mà Ngũ hành sinh hay khắc th́ ta thấy khá ngắn gọn, dễ nhớ, dễ nắm. Ai cũng biết cả.
Nhưng, và nhưng...:
- Thí dụ Phổi bệnh, Phổi bệnh tức Kim bệnh. Do đó, khi chữa, ta cho thêm yếu tố Kim (bổ phế), khiến Mộc mạnh lên. Có khi (hoặc đồng thời), ta chữa ở Thổ (tức Tỳ), v́ Thổ sinh Kim, Thổ mạnh th́ Kim mạnh. Có khi, ta kiếm cách "ḱm hăm" Hỏa, do Hỏa khắc Kim. Chỉ nói căn bản như thế. Vậy th́ phép chưa Đông Y chỉ cần biết Ngũ Hành sinh khắc là đủ biết chữa bệnh?
- Chỉ tạm thí dụ, khi nào th́ chữa ngay ở Kim, khi nào th́ chữa ở Thổ (để Thổ sinh Kim), khi nào th́ khắc hăm Hỏa (v́ người Hỏa vượng sinh ra Phế Kim bị khắc)? Thậm chí có khi lại làm Hỏa mạnh, Hỏa mạnh để Thổ mạnh, Thổ mạnh để Kim mạnh. Khi nào chữa ở "con", khi nào chữa ở "mẹ". Đó là để nói nắm mấy cái sinh khắc chưa phải là hiểu thuật ngũ hành vậy. Chưa nói ngoài sinh khắc c̣n có luật "tương thừa", "tương vũ" cũng khá rắc rối.
Tôi không có ư "múa con công" ở đây để biểu diễn, v́ chứng minh bằng lí luận quá khó, cho nên tạm đôi thí dụ để kết luận:
- Nguyên lí lí thuyết tổng quát của người xưa, viết khá cô đọng ngắn gọn. Dường như ai cũng cho ḿnh "thuộc" và "biết" cả, hay gần cả.
- Nhưng như thế, chưa fải bao giờ cũng đă thấm nhuần lí thuyết người văn hóa cổ.
Chính ở chỗ thấm nhuần ở đây, mà tôi nghĩ các bạn trẻ chớ vội hăm hở học Tử Vi. Có nhiều bạn rất thông minh, nhưng hăy từ bỏ "hi vọng" hiểu Tử Vi qua khoảng 1, 2 học ḱ như một khóa học ngắn hạn. Không fải "dọa", v́ tôi từng biết có nhiều người đầu óc minh mẫn ḱ lạ, học rất nhanh, và nhanh giỏi, làm tôi ngỡ ngàng và khâm phục thực sự (v́ bản thân tôi học cực ḱ trầy trật vất vả). Nhưng để nắm Tử Vi mà nghĩ như một khóa Tin Học bằng A th́ "vô vọng". trừ khi học để mở mang "kiến thức", không cần giỏi, chẳng qua cho biết, th́ không nói.
Tôi đă tạm thí dụ về khó khăn của những bạn mới học về tiếp cận văn hóa cổ truyền. Tạm tổng kết:
- Khó khăn tiếp cận cách tŕnh bày, diễn đạt theo lối cổ, không giống chúng ta ngày nay chút nào.
- Khó khăn trong một số thuật ngữ, một số "từ" khó hiểu.
- Khó khăn t́m hiểu cách thấm nhuần các "lí thuyết đơn giản" cổ xưa.
- Khó khăn không có thầy/ và bạn cùng học, trao đổi.
- Khó khăn tài liệu Âm Dương, Ngũ hành... cũng như sách Tử Vi.
Không fải các sách XB lâu nay đều không giá trị, nói thê chủ quan và nhầm lẫn, ngay cả khi nó chưa đạt đến tầm ta mong muốn. Đứng trước thế giói sách, người mới học từ đầu, thấy ai nói cũng HAY, cũng GIỎI, chí ít hơn ḿnh. Ngỡ ngàng khó chọn. bây giờ khẳng định sách nào hay, nên đọc trước tiên, e lại mở ra một cuộc "tranh luận liên hồi bất tận". Trước hết, tôi cho rằng nên khai tâm bằng các sách Âm Dương - Ngũ hành, học riết cũng biết sách nào giá trị hơn. Người ta vốn có đầu óc, ai cũng có trí tuệ, chỉ v́ thành kiến hay động tâm th́ hay sai nhầm, cứ vô tư học hỏi, thanh thản mà học, riết cũng có ngày hiểu, tự hỏi ḷng ḿnh là hơn, hỏi người ngoài, th́ ai cũng một mực khăng khăng bảo vệ quan điểm hay trường fái của ḿnh.
Sau khi học ra thuyết Âm Dương, Ngũ hành, mà thấy c̣n ham muốn hứng thú, th́ học tiếp Tử Vi. Bằng đă chán nản, mệt nhọc, coi thường, nên bỏ luôn mà học cái thứ học thực dụng khác, không chừng đời bạn c̣n tốt hơn. C̣n hứng thú th́ đọc các sách Tử Vi. Sách nào giản dị, mộc mạc, ít tân ḱ càng dễ "vỡ ḷng". Không fải cứ sách "mới mẻ, tân ḱ" là sai cả, ngay cả khi có sai th́ cũng có cái đúng, mà sai cả đi nữa cũng có giá trị "tham khảo nghiên cứu" (không hợp với sách vỡ ḷng). Những khám phá mới chưa tiện cho bạn mới vỡ ḷng. Và như Anh Hoang Qui Son nói rất ngắn gọn hàm súc mà chính xác là : sách càng có vẻ phát hiện mới th́ càng nên thận trọng.
Kinh nghiệm là: con người là một động vật v́ lợi ích (xét về bản chất tự nhiên), nên ai cũng muốn coi số thấy đời ḿnh tốt. V́ vậy mới đầu xem số rất khó khách quan. Mà do chỗ kĩ thuật chưa nhuần nhuyễn, nên khi thấy trong sách số nói đời ḿnh dở, rất lấy làm hoang mang (nhất là các chị em đến tuổi nhơ nhỡ lấy chồng mà cung Phu Thê Con Cái xấu xa). V́ vậy, nó có 2 cái hại:
- Hại do mua vào thân một cái hoang mang không phải lối.
- Hại cho học thuật, làm cái nh́n về kĩ thuật Tử Vi của bạn méo mó.
Việc học cốt ở thực hành, v́ vậy các bạn có thể lấy số của những bạn quen thân, người thân gia đ́nh, có những biến cố nổi bật... để xem số cho có thực hành, xem nghiệm mức nào. Chớ vội tuyên bố đời người ta, nhất là người c̣n trẻ, có thể mất uy tín từ ngày đầu coi số! Chỉ cần bạn tự tâm niệm. Hay nhất là những người khá già cả, và cuộc đời của họ đă định h́nh, về thành hay bại, bất hạnh hay hạnh phúc, thảnh thơi hay tai nạn, để bạn chiêm nghiệm.
Hẵng khoan kết luận cho ḿnh cuộc đời thế nào, mà hăy lấy những biến cố đă xảy ra (loại lớn) để kiểm tra. Đồng thời, tập đoán những vận hạn nho nhỏ sắp tới, để nghiệm, hăy nhất tâm niệm rằng: "ḿnh đang học hỏi" "kiểm nghiệm" không được xem số rồi ám ảnh vô lối. Có thể xem đến hằng ngày, hằng tháng. Khi có sự kiện bất thường xảy ra cũng nên kiểm tra lại trong số.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 3 of 12: Đă gửi: 10 January 2005 lúc 10:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ở trên tôi đă nói dài dài những chỗ cần dài, ngôn bất tận ư, nay thêm vài điều ngắn:
_ Học Tử Vi là "tạng", nên có người thông minh thật sự, nhưng học TV không thông.
- Sách không nói hết tâm niệm tác giả (kể cả tác giả giỏi), cho nên nên đọc một cách tổng quát, không nên sa vào chi tiết.
- Khi học, nếu cho rằng: học đến đâu, biết hết đến đấy là không tưởng, nên học kĩ, nhưng đừng sa đà vào "chi tiết" quá. Tạm có vài điểm chưa hiểu thấu, có thể bỏ qua, khi bạn học hết cuốn sách, tự những chỗ thắc mắc tự nó sẽ tỏ tường. Cần đi từ tổng thể --> Chi tiết. Cần đọc sách nhiều lần nhiều lượt. Không fải học kiểu cuốn chiếu, đọc đoạn nào là "lọc lơi" đến doạn ấy.
- Kĩ thuật của TV rất tổng hợp, lá số thường đan xen xấu tốt phức tạp, các yếu tố đó chế giảm lẫn nhau. Đừng lấy một hai yếu tố ra mà bận ḷng. Ta thấy trong sách TV phán những câu "rât xanh rờn": góa bụa, hại chồng hại con, cô đơn, tai họa khủng khiếp, không xuất gia th́ chết...vv...Rất ghê, mà rốt cuộc không sao cả.
- Có bạn, đă "đi vào thực tế", xem số đc cho là đúng (nói 100 điều ắt có điều đúng), nhưng hỏi vài điều sơ tâm th́ lại c̣n "ấu trĩ lờ mờ", ứng dụng ngũ hành c̣n sáo ṃn thô thiển. TV có độ 100 sao, các cung, Mệnh Cục, Tam hợp cục... đều có ngũ hành, ứng dụng cứng nhắc th́ là một mớ ḅng bong sinh khắc chỉ tài thánh mới gỡ ra.
- Không sách nào, lời nào bày cho hết cái nhuần nhuyễn ấy cả. Chỉ tự thân lâu ngày nó ngấm.
- Đă gọi lá số th́ "lá số là căn bản", miếu vượng đắc hăm, phối hợp cách cục các sao là căn bản. Đại khái thế đă khá chính xác. Nếu giỏi, ứng dụng thêm ngũ hành âm dương, nhất là các số đặc biệt. Ta thấy ở đời chả thiếu ǵ số: Mệnh Cục Sao tương khắc, Âm Duơng bất thuận mà lại thành công. Sao lại thế? Như 1 sao, nó nằm đâu để miếu vượng, thế là đă thiên định, người tài cán thêm vào ngũ hành cũng phải trên cơ sở hết sức thấm nhuần (do đó, học ngũ hành trước), chứ nói Sao và Cung tương khắc, xấu cả sao? sao và cung tương sinh, hăm địa lấy ǵ làm tốt?
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuivui Hội viên

Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
|
Msg 4 of 12: Đă gửi: 11 January 2005 lúc 3:58am | Đă lưu IP
|
|
|
Vuivui Tôi không muốn bị gián đoán ḍng tâm sự cuả ḿnh vơí các bạn mới nhập môn, nhưng có điều đáng tiếc, đành phải xin các bạn thứ lỗi, bơỉ vuivui Tôi có đôi lời đến bạn Thienkhoitimvui.
Trước hết vuivui Tôi thành thật cám ơn bạn đă chỉ ra lỗi cuả vuivui khi vuivui Tôi viết tác phẩm Tử vi nghiệm lư là cuả cụ Thiên Lương, đồng thời cũng muốn xin lỗi cùng các bạn v́ sơ xuất này.
Sau đây vuivui Tôi cũng muốn có một số ư kiến nhỏ, có thể đụng chạm đến bạn Thienkhoitimvui, nhưng với thái độ cầu thị cuả vuivui, hy vọng bạn Thienkhoitimvui t́m được sự đồng cảm.
Đọc lại những hàng chữ vuivui Tôi đă viết ở trên, có đoạn vuivui Tôi viết Tử vi nghiệm lư là cuả cụ Thiên Lương, nhưng cũng có đoạn vuivui Tôi viết là cuả một tác giả, nhưng có sự đóng góp cuả cụ Thiên Lương. Bất cứ một ai đă đọc qua, tất thảy đều có thắc mắc (nếu để ư)vậy th́ Tác phẩm Tử vi nghiệm lư là cuả ai?, nêú được góp ư như vậy, vuivui Tôi thật cảm kích. Đằng này lại khăng khăng phát biểu rằng vuivui Tôi kết luận đó là tác phẩm cuả cụ Thiên Lương để hạ thấp nhân cách cuả một người chưa biết mặt, mặc dù cái lỗi đó có thật đáng như thế không!. Hơn nữa, chúng ta hăy thật khách quan, giở cuốn Tở vi nghiệm lư ra, chúng ta thấy trang b́a ghi: Tử vi nghiệm lư, ḍng dưới ghi là Lư mệnh học cùng với mấy chữ Tàu, dưới nữa in 12 cung lá số với tam hợp Thái tuế - Quan phù - Bạch hổ. Trên cùng, nơi thường hay ghi tên tác giả, chúng ta thấy ghi rơ là: Thiên Lương, cuốn sách này được xuất bản năm 1974, tức là xuất bản khi cụ Thiên Lương c̣n sống.
Vào đến phần giới thiệu, để tiện cho bạn đọc có cái nh́n khách quan, vuivui Post nguyên văn đoạn cuối cuả lời giới thiệu:"Chúng tôi câu xin cụ tập trung các bí quyết, kinh nghiệm để viết thành một cuốn sách; ngoài những bí quyết, kinh nghiệm cụ trao cho KHOA HỌC HUYỀN BÍ đều đều, cụ c̣n những điểm lạ nào th́ xin đưa hết vào cuốn sách đó, để KHOA HỌC HUYỀN BÍ lại xin nối tiếp bằng những lá số áp dụng các bí quyết ấy để chứng thực là đúng. Ngoài ra, cũng có một số đồng bạn đọc yêu cầu cụ như vậy. Cho nên chúng tôi rất sung sướng được thấy cuốn sách thành h́nh và ra đời. Một khoa cổ truyền cuả Đông phương sẽ nhờ đấy mà khỏi bị mai một, lại c̣n được củng cố hơn, đáng tin hơn.
Viết mấy hàng giới thiệu cuốn sách, chúng tôi chỉ c̣n có lời cuả một kẻ hậu sinh để tỏ ḷng biết ơn cụ Thiên Lương" - TRẦN VIỆT SƠN.
Có lẽ sau khi đọc xong đoạn giới thiệu này cuả Tác giả, chúng ta hẳn đều có suy nghĩ, khi cuốn sách được hoàn thành dưới dạng bản thảo, tất tác giả đă phải tŕnh cho cụ Thiên Lương kiểm duyệt để bảo đảm uy tín cuả cụ, đồng thời khi cuốn sách được phổ biến, chắc là cụ Thiên Lương cũng phải nhận được một cuốn - tạm gọi là: Quà biếu - và v́ thế, tất cụ cũng phải xem qua cái b́a sách in tên cụ là Tác giả. cho đến ngày về Thần, chúng ta cũng không thấy cụ có ư kiến về việc ghi tên cụ vào vị trí Tác giả cuả cuốn sách. Như thế, chúng ta có thể yên tâm, nói cụ là Tác giả hay là đồng tác giả cũng đâu có ǵ là sai lầm nghiêm trọng để phải mất nhân cách nhỉ?.
Một điều nữa, diễn đàn này là diễn đàn cuả chung mọi người, có tinh thần tương thân tương ái, và nội quy diễn đàn cũng nói rơ là không được phép hạ thấp nhân cách cuả nhau, vậy việc làm vưà rồi cuả Bạn có nên chăng?.
Vuivui Tôi hiểu bạn viết những ḍng đó trong tâm trạng bức xúc, thật không nên viết bất cứ bài luận nào có tính phê phán trong tâm trạng thiếu khách quan như vậy. trong khi vuivui Tôi viết chủ đề này với tâm ư là Tâm sự riêng cuả ḿnh với các bạn mới nhập môn. đồng thời c̣n viết tiếp nữa chứ đă hết đâu, nói ra cái sai - theo góc độ cuả vuivui nh́n thấy -cuả một người, cho dù là một bậc tiền bối đáng kính th́ cũng không có nghĩa là bất kính, bởi những bậc tiền bối có tài, có tâm và thật sự đáng kính th́ không bao giờ sợ hăi khi có người phê phán theo thái độ trung thực, khách quan và cầu thị.
Mấy lời san sẻ, hy vọng làm bớt đi phần nào nỗi tỵ hiềm trong bạn.
Thân ái. vuivui Tôi vẫn c̣n muốn tâm sự cùng với các bạn mới học Tử vi cơ mà
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 5 of 12: Đă gửi: 11 January 2005 lúc 3:29pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh VuiVui nhầm rồi, không fải tôi nói anh đâu, mà là nói tay đem sách cụ Thiên Lương xuất bản rồi không trả thù lao cho cụ. Do thông tin này tôi chỉ nghe, nên đâu có biết thực hư. V́ vậy, tôi mới nói "nếu như chuyện này có thật" th́ người làm sách thật chả ra sao khi không hoàn nhuận bút cho cụ. Đó là "nếu"
C̣n việc tôi nói cụ chưa từng viết sách là có ngụ ư. V́ sao? V́ cụ chưa hề viết một cuốn sách, sách mang tên cụ chỉ là một "tập hợp" các bài viết lẻ tẻ trên tạp chí. Một bài viết khác một cuốn sách ở chỗ nó chỉ đặt ra một vấn đề nhỏ, không tŕnh bày toàn cảnh, tổng thể, hệ thống như 1 cuốn sách. tôi nói điều này là có ngụ ư ở trong, không muốn nói thẳng, nay thế th́ tôi nói thẳng: do chỉ là tập hợp bài viết nhỏ, th́ có lẽ không hệ thống (nếu cụ ngồi viết 1 cuốn sách th́ ắt cụ sẽ tŕnh bày học thuật ḿnh có hệ thống hơn), v́ vậy rất khó lấy làm "sách nhập môn".
Anh nói tôi viết trong tâm trạng bức xúc? Không. Tôi chỉ nhận đă có lỗi khi "xen" vào "văn mạch" của anh, dù tôi đă xin phép, và hơn nữa như anh nói "đây là diễn đàn tự do", dù ǵ, nếu anh muốn "độc diễn" th́ tôi cũng xin lỗi anh vậy.
Anh nói tôi bức xúc ư? Thành thật tôi lại thấy anh hơi "nhạy cảm thái quá". Tôi tin tôi đă diễn đạt một cách rất rơ ràng về mặt Tiếng Việt, diễn đạt của tôi về Tiếng Việt chỉ cho phép hiểu tôi đánh giá về người XB sách không trả thù lao cho cụ hoặc thân nhân cụ. Hoàn toàn không có câu chữ nào cho phép hiểu tôi "dương đánh giá anh". Tôi không muốn làm anh mếch ḷng, v́ từ trước nay, giữa anh và tôi, không hề có mâu thuẫn, nhưng tôi đành nói thật: Anh nhạy cảm thái quá đấy. Và xin lỗi anh, tôi hiểu được v́ lí do ǵ anh "nhạy cảm" như vậy (nhạy cảm: tôi nói tới một việc khác, người khác, nhưng anh nhạy cảm quá mà cho là đang nói về ḿnh). Nếu anh không phiền, xin anh phân tích giùm, câu chữ nào, ư tứ nào của tôi là ngụ ư đến anh?
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
Kiem Soat 007 Hội viên

Đă tham gia: 07 June 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 163
|
Msg 6 of 12: Đă gửi: 11 January 2005 lúc 9:00pm | Đă lưu IP
|
|
|
tôi nghĩ chắc là có sự hiểu lầm ǵ ở đây, chứ tôi đọc bài của cả vuivui lẫn thienkhoitimvui đều không thấy có sự xúc phạm nào đến cá nhân nhau cả. Cả hai bạn đều tham gia tích cực với diễn đàn và từng trao đổi với nhau nhiều kiến thức, vậy nếu thực sự có hiểu lầm ǵ đó, mong hai bạn bỏ qua, tránh tổn thuơng hoà khí và t́nh cảm của cả hai.
thân
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 7 of 12: Đă gửi: 11 January 2005 lúc 9:46pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thưa Anh, tôi cũng chân thành nhận lỗi việc "đặt giả thiết" sách của cụ Thiên Lương, cụ không nhận đc nhuận bút. Nói chung rất dễ sa vào việc khác. Vả lại cũng chỉ nghe nói theo dư luận. Tôi đă kiểm tra lại, anh Việt Sơn tổng Biên tập sao đó của Tờ Huyền Bí, chắc đă có thỏa thuận với cụ, v́ cụ là "cộng tác viên ruột" của Huyền Bí. Có dư luận phong thanh cuốn "Tử Vi Nghiệm Lí Tổng Hợp" (XB ở Mĩ) có thể không hoàn nhuận bút cho cụ hay thân nhân. Cũng là lời đồn. Vả lại đấy không là việc ta cần bàn. Điều quan trọng hơn là các bài viết của cụ Thiên Lương lẻ tẻ từng bài một, một bài nêu một vấn đề nhỏ, riêng, không tạo thành cuốn sách hệ thống, tham khảo kiểu advance th́ hợp hơn cho most users.
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuivui Hội viên

Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
|
Msg 8 of 12: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 3:07am | Đă lưu IP
|
|
|
to Thienkhoitimvui.
Mời các bạn tham gia diễn đàn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
rosemary Hội viên


Đă tham gia: 16 December 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 218
|
Msg 9 of 12: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 4:20am | Đă lưu IP
|
|
|
Bác vuivui ơi cho cháu mạo muội xin một chân học ké!
Cháu có một thắc mắc nho nhỏ: trong topic của cháu bác có nói cung Phu có Tham Vũ nhưng cung Quan th́ không, mặc dù hai cung này xung chiếu. Cháu chưa hiểu mong bác vui ḷng giải thích được không ạ?
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuivui Hội viên

Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
|
Msg 10 of 12: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 7:41am | Đă lưu IP
|
|
|
Gửi cháu ROS.
V́ đây là một chủ đề hoàn toàn khác với vấn đề cháu quan tâm, v́ thế, để cho tiện cả cháu và chú, chú sẽ trao đổi với cháu qua thùng tin nhắn.
Thân.
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuivui Hội viên

Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
|
Msg 11 of 12: Đă gửi: 24 January 2005 lúc 10:09am | Đă lưu IP
|
|
|
Vuivui Tôi xin được tiếp mhững tŕnh bày ở trên.
Nói rằng có những luận giải sai lầm trong cuốn Tử vi nghiệm lư - qua hai ví dụ về lá số Khổng Minh và Khổng phu Tử - không có nghĩa phủ nhận tính đúng đắn và tích cực của cuốn sách đó. Sự đúng đắn của cuốn sách đó tập trung ở phần lư thuyết, mặc dù trong phần luận giải có những sai lầm nhất định. Nói như thế, chúng ta thấy có vẻ như là mâu thuẫn, thật ra không mâu thuẫn ǵ cả, bởi lẽ trong Tử vi có t́nh trạng phổ biến như thế này:
Lư thuyết được tŕnh bày trong các sách về Tử vi và sự vận dụng nó vào trong luận đoán có một khoảng cách rất xa. Chưa nói đến sự khiếm khuyết về lư thuyết ngăn trở sự vận dụng vào thực tế luận đoán, mà thậm chí ngay cả với những phần lư thuyết đă được chấp nhận cũng rất khó áp dụng, thể hiện cụ thể trong lá số của Khổng Minh. Trên lư thuyết, để luận giải lá số này, tác giả đă sử dụng một số luận điểm để nói lên cái tài tuyệt luân của Khổng Minh - xin trích như sau - " Cái tài của ông là cái tài của một tuyệt thế kỳ nhân (Tả - Hữu, Thai, Thanh long), với sự thông minh quán chúng(Thái dương ở măo, Thái âm ở Hợi đồng chiếu Mệnh vô chính diệu ở Mùi). Cốt cách của ông là Thiên lương (mộc) cùng với Thái dương là thiên chức của người lănh phận sự pḥ tá cho các vị nguyên thủ quốc gia (Quân sư, Thừa tướng). Người ta thường nói Mă ở Hợi là Mă hết đường chạy, sự thực với Khổng minh Mộc mệnh đối với cung Hợi (thuỷ) Mă không phải là không đắc dụng khiến ông thành một vị ngoại trưởng có tài thuyết phục người ta cùng với Điếu khách ở Mệnh, Thiên mă này tài bồi nghị lực, ông càng thụ đắc bao nhiêu ông càng lao tâm khó nhọc, ông càng cố gắng mẫn tiệp (Mă - Linh)bao nhiêu càng đưa ông lâm vào cảnhthân thể hao ṃn gần đất xa trời (Mệnh mộc tiết khi Mă - Linh).
Người có Tả - Hữu nhập Mệnh là người có tài quán xuyến mọi vấn đề, thấu hiểu cả văn lẫn vơ, được Nhật - Nguyệt tịnh minh hội chiếu mà Mệnh lại ở thế vô chính diệu là một sự mênh mông bao quát, tức là có thể nói ông thấu hiểu hết thảy sự việc từ hữu h́nh đến vô h́nh, từ nhân sự đến thiên sự".
Phải chăng những cách cục mà tác giả đă sử dụng để mô tả cái tài của Khổng Minh là sai?. Thưa rằng không sai, lư thuyết đă được tŕnh bày trong sách thật sự không sai, và v́ thế việc đem chúng ra vận dụng trong trường hợp này cũng không sai. cái sai chính ở đây - theo Tôi - là do các cách cục đă được trao cho quá nhiều đức tính tốt đẹp, đến mức nếu chỉ đọc những mô tả lư thuyết của các cách cục hay các sao tham gia vào những cách cục đó, người học có thể mất đi sự h́nh dung về tính chất thực của đời thực mà các sao hay cách cục ấy có, v́ thế, khi luận đoán, lại bị ám ảnh bởi sự tô vẽ của truyền thuyết, nên đưa tới sự mô tả chân dung của người qua lá số mang màu sắc phi thực tế.
Trong thực tiễn luận đoán, ngoài sự luận đoán cứng nhắc, chẳng hạn khi luận đoán về tổng quát cuộc đời của một người qua lá số, chúng ta thường hay cố t́m cho ra một số cá tính của nhân vật, cố gắng mô tả chân dung nhân vật qua một số tính cách, một số thăng trầm của cuộc đời. Rơ ràng cách làm như vậy không có ǵ sai, nhưng nó sẽ cho chúng ta một bức tranh hời hợt, những "nét vẽ" sơ cứng trên một bức tranh, khiến cho chúng ta dễ bị phiến diện rồi sai lầm trong luận đoán khi có ư định đào sâu, mô tả kỹ hơn về cuộc đời con người.
Tóm lại, theo thiển ư của vuivui Tôi, nền tảng luận đóan của cuốn sách là khá vững vàng, có tính lô gíc cao. nhưng điểm yếu của nó, và trong nhiều cuốn sách mà một số tác giả có ư định khảo sát một số lá số mẫu, đều dễ mắc là " dịch ư nghĩa từ cách cục, sao, ..."ra các tiêu chí mô tả đời thực của đương số.
Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, những ai viết sách, ngoài phần tŕnh bày lư thuyết, mà c̣n tŕnh bày thêm luận đoán một số lá số mẫu để cho người học dễ vận dụng, đích xác đó là những người rất giỏi, tŕnh độ cao thâm, và ư của vuivui Tôi chỉ đề cập đến những người như vậy.
C̣n điểm yếu như trên, phải chăng đó là do sự yếu kém trong phần nghiên cứu về sao, cách cục?. Chứ luận đoán một lá số, đâu phải là không có quy tắc!.
Tóm lại, vuivui Tôi cho rằng thật sự đă có những quy tắc chặt chẽ cho việc giải đoán một lá số, chỉ có điều sự tŕnh bày một cách hệ thống những quy tắc đó là quá hiếm hoi. Các bạn mới học Tử vi, hăy cố gắng t́m ṭi, chú tâm về vấn đề này, khi đă có kiến thức về chúng, là có thể có cách nh́n mạch lạc hơn về phần lư thuyết các sao và cách cục, để có thể chọn lọc cho ḿnh sự vận dụng sát với đời thực hơn.
Mấy ḍng kinh nghiệm, san sẻ cùng các bạn mới học Tử vi, nếu không thấy có giá trị với bản thân, th́ xin lỗi đă làm các bạn mất th́ giờ đọc nó.
|
Quay trở về đầu |
|
|
donau Hội viên

Đă tham gia: 27 October 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 402
|
Msg 12 of 12: Đă gửi: 24 January 2005 lúc 2:08pm | Đă lưu IP
|
|
|
Gửi bác vuivui và bác thienkhoi. Đọc các bài của các bác tôi cảm thầy ḿnh sáng ra đuợc rất nhiều ư kiến hay.
Quyển sách nhập môn của tôi về Tử vi là Quyển tử vi đẩu số tân biên, tôi quên mất tên tác giả. Lại ko có ở bên cạnh để tra cứu lại cụ thể. Quyển này tôi cảm thấy rất hay và có nhiều câu giải đúng.
Muốn hiểu đuợc tử vi, truớc hết phải hiểu Âm Duơng Ngũ Hành, nhưng than ôi, sách bây giờ đúng là thuợng vàng hạ cám. Đọc nhiều khi cảm thấy ḿnh lạc vào mê cung. May mà bố tôi là một nguời làm về Đông Y, lại có học về dịch lư nên phần nào có chỉ dạy cho tôi đuợc một phần về các khái niệm trên.
C̣n về các phần sau, th́ tôi đang lắng nghe các bác. Tuy nhiên tôi vẫn có điều thắc mắc là có nên để cho các bạn trẻ đọc và học tử vi sớm ko? V́ tử vi vốn là môn có tính chất kinh nghiệm, nếu như học sớm quá lại dễ rơi vào định kiến chính ḿnh.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|