Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 217 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Định mệnh có thật hay không? Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 1 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 9:50am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Kính thưa ban quản trị và anh chị em hội viên diễn đàn tuvilyso.net.
Tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?' đă được tŕnh bày trên diễn đàn này từ năm 2005. Nhưng ngày đó, tư liệu c̣n chưa hoàn chỉnh. Nên tôi đă viết lại và hiệu chỉnh và gửi lên đây.
Do tôi không thạo lắm trong việc sử dụng các công cụ gửi h́nh ảnh. Nên tạm thời bài viết này có thể không có h́nh. Nếu có thể được, mong Ban Quản trị có thể giúp tôi chuyển tải h́nh từ đường link sau:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopi c=2490&st=0
C̣n nếu không , tôi hy vọng sẽ chuyển h́nh lên sau nghỉ Tết Kỷ Sửu.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của ban Quản trị và anh chị em.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 2 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 9:51am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Kính thưa quí vị quan tâm
Tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?" đă được sự chú ư của dư luận mạng từ khi công bố lần đầu tiên trên website tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Đến năm 2006 được ông Lê Duy Chữ là nhà nghiên cứu văn hóa tôn giáo viết bài giới thiệu và được NXB Tôn Giáo cấp giấy phép xuất bản. Chính cuốn sách này có nội dung chỉ thẳng đến vấn đề "Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lư thuyết thống nhất mà nhân loại đang t́m kiêm" - mà những cuốn sách khác của tôi viết trước đó chỉ để cập đến một cách dè dặt. Nhưng vào thời điểm trước khi xuất bản, những tư liệu và bằng chứng c̣n rất nhiều thiếu thốn với người viết. Kể từ khi được xuất bản đến nay, những tư liệu, bằng chứng mới xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng mang tính thuyết phục cho luận điểm mà cuốn sách chuyển tải.
Bởi vậy, mặc dù c̣n nhiều việc cần làm, tôi vẫn viết lại tiểu luận này với những sửa chữa thay đổi và bổ sung những tư liệu, bằng chứng mới nhất để tiếp tục minh chứng thuyết phục hơn cho luận đề:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lư thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu đang t́m kiếm.
Lư thuyết này thuộc về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đă từng tồn tại trên trái đất và dân tộc Việt hiện nay chính là hậu duệ của nền văn minh này.
Bài viết chỉnh sửa lần này sẽ thay cho bài ở trang chủ website lyhocdongphuong.org.vn:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Dinh-menh-co-that- hay-khong-Loi-bach/70/443/
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
* * *

ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Lời Bạch
Cuốn “Định mệnh có thật hay không?” nhằm mục đích trả lời một nghi vấn trải khắp một đời người và qua hàng thiên niên kỷ trong xă hội loài người. Mặc dù vấn đề thật không đơn giản. Nhưng chính sự không đơn giản đó lại là việc cần làm, khi mà nền khoa học hiện đại đă bắt đầu có một cái nh́n thiện cảm về nền văn hoá Đông phương vốn một thời được coi là huyền bí.

Bói toán, tiên tri là một trong nhiều hiện tượng huyền bí của văn hoá Đông phương. Cách hiểu mới về những giá trị văn hoá Đông phương với cái nh́n của khoa học hiện đại – xét trên những tiêu chí của nó – sẽ tiếp tục chứng tỏ một nền văn minh kỳ vĩ đă từng tồn tại. Đó chính là nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Việt. Tiếp theo những cuốn sách đă xuất bản của người viết: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”; “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”; “T́m về cội nguồn Kinh Dịch”; “T́nh minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, cuốn “Định mệnh có thật hay không?” là sự tiếp tục phát triển của luận điểm cho rằng:
Lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 năm Văn hiến là một luận điểm khoa học, có cơ sở là những tiêu chí khoa học hiện đại; có khả năng giải thích từ những hiện tượng văn hóa đời sống của con người đến lư thuyết thống nhất vũ trụ theo cách nh́n của nó và là một luận điểm nhất quán. Hay nói 1 cách khác: Với luận đề: “Định mệnh có thật hay không?” sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là: “Có hay không một lư thuyết thống nhất vũ trụ?” và là sự tiếp tục minh chứng sắc sảo cho nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Việt.
Trong sách này, chính văn của người viết được thể hiện bằng kiểu chữ VNI-Times 12; phần trích dẫn được thể hiện bằng kiểu chữ: VNI-Helve 10. Sự hạn hẹp của tri thức người viết trước một vấn đề không nhỏ, sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Người viết chân thành và hy vọng sự đóng góp ư kiến của bạn đọc.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc

1 / 3 / Năm Giáp Thân.
Kính bút

ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Ngay từ thuở hoang sơ của nhân loại - khi lịch sử hăy c̣n là truyền thuyết. Con người đă có những cố gắng t́m kiếm những thông tin cho tương lai của cuộc đời. Nhưng tính chính xác của dự báo càng cao, con người càng bị đẩy dần đến sự khắc nghiệt của định mệnh. Hàng thiên niên kỷ đă trôi qua. Nhân loại vẫn chưa t́m được câu trả lời:

ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?


Thay lời mở đầu
Có thể nói rằng:
Ngay từ thuở hoang sơ của loài người, vào thời mà lịch sử chỉ là những truyền thuyết và huyền thoại, nhưng khi con người đă ư thức được sự tồn tại của chính ḿnh th́ cũng muốn biết đến tương lai của cuộc đời. Từ vua chúa đến thứ dân, họ đă t́m đến những nhà tiên tri - hoặc nhân danh thần thánh, hoặc nhân danh những quyền lực siêu nhiên - để nghe lời tiên đoán về những việc lành dữ sẽ xẩy ra cho số phận con người và cả những quốc gia. Từ những truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa nhất cho đến giai thoại về những nhà tiên tri, những phương pháp bói toán của các nền văn minh cổ c̣n lưu truyền, cho đến sự hiện hữu của những nhà tiên tri nổi tiếng ngay trong thời hiện đại, đă chứng tỏ con người luôn muốn biết trước tương lai của ḿnh. Hiệu quả của những lời dự đoán trải dài theo lịch sử nhân loại cho đến tận ngày hôm nay, thỏa măn được trí ṭ ṃ của con người trước những cái sẽ xảy ra cho số phận con người. Nhưng oái ăm thay! Chính hiệu quả của những lời dự đoán đó, lại khiến cho con người phải ngậm ngùi khi đặt vấn đề cho thân phận của ḿnh: Định mệnh có thật hay không? Như vậy định mệnh được thể hiện rất cụ thể qua những lời tiên tri mà bạn sẽ phải rơi vào một ḥan cảnh đă được biết trước. Bạn có thể đă từng đi xem bói. Thầy bói nói trật lấc. Bạn có thể có lư khi không tin vào định mệnh và chỉ tin vào chính khả năng của ḿnh. Bạn vẫn có thể thành công và tay trắng tạo nên sự nghiệp. Bạn vẫn có thể yên tâm nhắm mắt, xuôi tay ở giây phút chót của cuộc đời và di huấn lại cho con cháu: "Không có định mệnh, tất cả đều do chính con người!".
Nhưng, những điều xảy ra cho cuộc đời của bạn, chưa chứng minh được rằng: Định mệnh không có thật. Bởi v́, tất cả những tri kiến tích lũy trong cuộc đời bạn, chỉ có thể giải thích được những cái đă xảy ra. Nhưng con người lại muốn biết chính xác những cái sẽ xảy ra. Tính chính xác của sự dự báo càng cao, con người lại càng bị đẩy gần tới sự khắc nghiệt của định mệnh?!

Không chỉ có bạn - có thể bạn nhân danh những giá trị nhân bản, những trí thức mà bạn coi là khoa học - mà ngay cả những niềm tin tôn giáo chính thống cũng phủ nhận định mệnh và cho rằng chỉ có Đấng Chí Tôn mới quyết định số phận con người. Với niềm tin này cho rằng mọi số phận đều đă được Đấng Chí Tôn an bài từ trước. Số phận con người phụ thuộc vào Đấng Chí Tôn. Bởi vậy, những người trung thành với niềm tin tôn giáo mănh liệt nhất, phải cố gắng làm vừa ḷng Đấng Chí Tôn để thay đổi số phận của ḿnh trong hiện hữu, trong tương lai và trong cả những kiếp mai sau. Hoặc số phận của bạn phụ thuộc vào qui luật Nhân & Quả và kết luận là: không có Định Mệnh mà chỉ có sự nhận thức thể hiện qua hành vi con người và hậu quả của nó. Như vậy, trong trường hợp này:
Định mệnh phụ thuộc vào tri thức của bạn (luật nhân quả), hoặc vào ư chí của Đấng Tối Cao?
Như vậy, những lời tiên tri - hoặc là - chỉ là sự phản ánh ư trí của Đấng Tối Cao, hoặc là phản ảnh hậu quả của chính những dữ kiện trong cuộc đời của bạn và dữ kiện đó phụ thuộc vào tri thức của bạn?
Hoặc cũng có thể bạn nhân danh khoa học để phủ nhận định mệnh và cho rằng sự bói toán chỉ là hệ quả của tư duy mê tín dị đoan. Nhưng nếu bạn là một nhà khoa học, th́ chắc chắn bạn cũng biết một tiêu chí khoa học là:

"Một giả thiết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lư hầu hết những vấn đề và sự kiện liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri".
(mà dân gian gọi nôm là "bói" ).

Hơn nữa, chính các nhà khoa học đang mơ ước:

"Tạo ra một lư thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích mọi sự kiện bao quanh của con người từ những hạt vật chất cực nhỏ, đến những thiên hà khổng
lồ".

Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Tri thức của nhân loại đă đạt được điều mà các nhà khoa học đang mơ ước. Nhưng siêu lư thuyết đó - khi hiện hữu - lại tồn tại trong một cuộc sống và xă hội vẫn tiếp tục phát triển. Như vậy, một trong những chức năng quan trọng của siêu lư thuyết này sẽ lại là những lời dự báo mọi sự kiện bao quanh của con người, cho đến sự vận động của những thiên hà khổng lồ. Phải chăng chính khoa học, khi đạt đến sự tuyệt đỉnh của nó, sẽ lặp lại câu hỏi mà nhân loại đă đặt ra từ ngàn xưa:
Định mệnh có thật hay không?
Bởi v́, Khi khoa học đă thống nhất mọi quy luật vũ trụ (Định luật vũ trụ) th́ nó phải có khả năng tiên tri trên cơ sở lư thuyết đă được tổng hợp ấy và dự báo mọi vấn đề liên quan đến con người. Một lư thuyết khoa học thực sự phải có khả năng dự báo những hiện tượng liên quan đến nó. Sự khác nhau giữa khả năng tiên tri đă và đang hiện hữu trong lịch sử với khi tri thức của nhân loại đạt được một siêu lư thuyết (theo giả thuyết) là: Sự tiên tri đang hiện hữu, tri thức khoa học hiện đại chưa lư giải được căn nguyên của nó, cho nên nó được coi là mang màu sắc huyền bí; c̣n sự tiên tri trong tương lai th́ con người biết được căn nguyên của nó nên không thấy huyền bí. Phải chăng - trong trường hợp này – chính những tiêu chí khoa học và những mơ uớc của nó lại chứng tỏ Định mệnh đang hiện hữu trên thực tế và sẽ được khoa học chứng minh trong tương lai?
Nhưng liệu khả năng của khoa học hiện đại có thể đạt được điều mơ ước đó không?
Trong cuốn sách khá nổi tiếng:"Thượng Đế và Khoa học" (Đồng tác giả là ba viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp gồm: Jean Guiton. Grichka Bogdanov. Igor Bogdanov. Nxb Grasset - Paris) cho thấy Thượng Đế vẫn mỉm cuời trước những cố gắng của con người - trước những tri thức khoa học hiện đại nhất - trong việc t́m về sự khởi nguyên của vũ trụ. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách (Bản dịch tiếng Việt của Lê Diên. Nxb Đà nẵng), giáo sư Đặng Mộng Lân đă viết:

"Nói cách khác, Thượng Đế hay khoa học, đó chỉ là hai sự lựa chọn. Guiton đă chọn khả năng thứ nhất. C̣n khả năng thứ hai? Không có ǵ ngăn cản chúng ta với sự lựa chọn c̣n lại".

Có lẽ giáo sư Đặng Mộng Lân đă lầm. Ở đây không phải là sự lựa chọn mang tính áp đặt chủ quan, mà là phải chứng minh cho một trong hai khả năng ấy: Thượng Đế hay khoa học. Với tựa của luận đề này và cũng là vấn đề đặt ra cho nó th́ dù Thượng Đế hay khoa học sẽ đều có trách nhiệm chung để trả lời một câu hỏi tồn tại từ ngàn xưa của nhân loại:
"Định mệnh có thật hay không?".
Vấn đề là:
Sự trả lời ấy nhân danh Thượng Đế hay khoa học!
Ông Guiton đă lựa chọn khả năng thứ nhất và ông đă chứng minh cho sự lựa chọn của ḿnh qua những lư thuyết khoa học hiện đại và tiên tiến nhất trong cuốn: "Thượng Đế và Khoa học". Nếu ư chí của Thượng Đế chính là sự khởi nguyên của vũ trụ th́ sự lư giải cho vấn đề đặt ra của luận đề này sẽ được giải quyết đơn giản hơn nhiều: Định mệnh sẽ không có thật, v́ nó lệ thuộc vào ư chí của Đấng Chí Tôn khi Ngài muốn thay đổi trật tự của vũ trụ. Luận đề này sẽ được kết thúc ở đây.
Nếu vũ trụ này là một sự tồn tại khách quan, tự nó và do nó - đồng thời khoa học là kết quả của sự nhận thức của con người phản ánh những qui luật vận động khách quan của vũ trụ th́ những lời bói toán, tiên tri chính là kết quả của những sự tương tác có tính qui luật của vũ trụ với cuộc sống con người mà con người có khả năng nhận thức được. Nhưng với sự lựa chọn này, luận đề mà tôi đang tŕnh bày với các bạn sẽ phải chứng minh điều đó. Như vậy, cũng đồng nghĩa với việc nó phải vượt qua chính cái ngưỡng mà nền khoa học hiện đại chưa đạt tới và đang mơ ước. Bởi v́, chỉ có một lư thuyết thống nhất mới có khả năng giải thích "mọi sự kiện bao quanh con người" như mơ ước của nó và tất yếu nó phải có khả năng tiên tri theo đúng tiêu chí cho một lư thuyết khoa học.
Nhưng với lập luận này - khi con người nhận thức được những qui luật tương tác của vũ trụ và tích luỹ những tri thức ấy - th́ chính sự nhận thức lại không thuộc về những qui luật đó. V́ sự nhận thức lúc này là một chủ thể và là đối tác của những qui luật tạo nên "Định mệnh". Tất nhiên nó không phải Định mệnh. Như vậy giữa Định mệnh và phi Định mệnh; đâu là chân lư? Chiếc ch́a khoá mở bức màn huyễn ảo này đang ở đâu?

(C̣n tiếp)
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 3 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 9:51am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐỊNH MỆNH

Trong truyện Kiều, một áng văn chương trác tuyệt của người Lạc Việt, cụ Nguyễn Du đă mở đầu cho thiên trường thi bất hủ của ḿnh bằng một cảm nhận hoài nghi cho sự tồn tại của định mệnh:

Trăm năm trong cơi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau.

Trong suốt thiên trường thi tiểu thuyết đó, định mệnh như đeo đẳng; quyết định số phận cay đắng của nàng Kiều. Nhân vật Thúy Kiều đă cố gắng vùng vẫy; nhưng h́nh như cũng không thoát khỏi định mệnh:

Chém cha cái số hoa đào
Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi

Nhưng những sự kiện xảy ra liên tiếp trong truyện Kiều, cũng không minh chứng được sự tồn tại của định mệnh cho số phận của con người. Để rồi cụ Nguyễn Du cũng phải thở dài, buông một vần thơ nổi tiếng, trở thành thành ngữ trong ngôn ngữ Việt Nam.

Nào ai học được chữ ngờ?

Với khái niệm của chữ "ngờ" th́ sự may rủi không thuộc về định mệnh, mà đó là quan hệ giữa tri thức của con người với khả năng dự liệu những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Và cái ṿng lẩn quẩn lại lặp lại. Con người - để tránh chữ "ngờ" - tiếp tục đi t́m tương lai qua những lời dự báo. Tính chính xác của dự báo lại đặt ra một khái niệm về “định mệnh” cho số phận con người.
Ngay cả Khổng Minh Gia Cát Lượng, một nhân tài kiệt xuất - người đă tạo nên một cục diện lịch sử Trung Hoa thời Tam quốc - h́nh như cũng không thoát khỏi định mệnh qua tiếng thở dài của Tư Mă Đức Tháo:

"Khổng Minh tuy gặp chủ nhưng không gặp thời. Thật tiếc lắm thay!".

Cuối đời, ông cũng phải ngậm ngùi nh́n ngôi sao định mệnh của ḿnh rơi ở g̣ Ngũ Trượng, để lại một sự nghiệp c̣n giang dở.
Không phải chỉ ở phương Đông, định mệnh c̣n là sự ám ảnh của con người trên khắp thế giới, theo xuốt dọc thời gian lịch sử loài người. Mỗi nền văn minh cổ mà những di sản văn hóa c̣n truyền lại đến bây giờ, đều có những phương pháp dự đoán khác nhau nhằm t́m kiếm những thông tin cho tương lai. Từng thời đại trong lịch sử loài người đều ghi nhận trong truyền thuyết những nhà tiên tri có tên tuổi. Ngay trong thời hiện đại cũng có những nhà dự đoán mà tên tuổi được nhắc nhở: Bà Vanga, nhà tiên tri người Bungari; Hassan Chami, phó chủ tịch hội chiêm tinh thế giới người Tuynidi; Thiệu Vĩ Hoa, nhà dự đoán học người Trung Quốc… đă dự đoán nhiều sự kiện và thế giới phải kinh ngạc v́ sự chính xác của nó (Mặc dù có những sự kiện nổi tiếng họ đă không dự đoán như: Cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại của Tổng thống Mỹ Reagan và Tổng thống Liên Xô Goocbachop ở Địa Trung Hải). Nhưng không phải lúc nào họ cũng đoán trúng. Một thí dụ trong trường hợp này là: Vào năm 1998, ông Hassan Chami đă tiên đoán:

"Giáo hoàng Jean Paul II, Quốc vương Ả Rập Saudi Fahd, Tổng thống Habib Bourguiba, nhà văn Ai Cập Naguib Mahfouz và diễn viên điện ảnh Mỹ John Travolta sẽ chết trong năm nay. Tổng thống Mỹ Bill Clinton; Tổng thống Pháp Jacques Chirac sẽ là mục tiêu của các cuộc mưu sát. Tổng thống Ai Cập Hoshi Moubarak và Tổng thống Libi Kadafi là mục tiêu của các cuộc đảo chính quân sự".

Trong đó ông cũng mạnh dạn đoán rằng:

"World Cup 98 sẽ bị khủng bố."

Những người quan tâm hồi hộp chờ đợi sự ứng nghiệm của những lời tiên tri, như một định mệnh đă an bài. Nhưng may quá....nó đă không xảy ra. Chưa hết - vào năm 1999, hiện tượng đại thập tự giá trên không gian Thái Dương hệ, khiến cả thế giới xôn sao về khả năng xảy ra ngày tận thế. Bà Elizabeth Teisster, một chiêm tinh gia nổi tiếng của Pháp, đă khẳng định một cách bi đát cho t́nh cảnh của nhân loại trong năm 1999 như sau:

"Năm 1999 sẽ là năm thật sự bùng nổ về thiên tai và sự xung đột quốc tế với qui mô c̣n lớn hơn cả chiến tranh vùng Vịnh"

Bà c̣n cho biết: nếu đoán sai, bà sẽ giải nghệ (Theo tạp chí Thế giới mới - số 325. Xb tạI VN). Điều này lại trùng hợp với khả năng xảy ra sự cố Y2K mà ngay cả những nhà khoa học nghiêm túc nhất cũng kêu gọi nhân loại văn minh cần đề pḥng. Các hăng mỳ tôm hoạt động hết công xuất, hàng bán chạy như tôm mà không tốn tiền quảng cáo. Cả nhân loại quan tâm lại hồi hộp chờ đợi. Kết thúc năm 2000. Chẳng có ǵ cả. Toàn nhân loại hân hoan chào đón thiên niên kỷ mới với những cách hiểu khác nhau: nơi đón vào năm 2000; nơi th́ vào năm 2001.
Nhưng ngay cả những lời bói toán trật lấc mang tầm vĩ mô như vậy, cũng chưa lay chuyển được sự hoài nghi về khả năng tồn tại của định mệnh. Đây là sai lầm do khả năng của người dự đoán, hay là tính phi khoa học của phương pháp dự đoán? Hay cũng có thể do con người đă biết trước sự việc xảy ra, nên đă tác động theo hướng có lợi cho con người?
Trải hàng thiên niên kỷ, những lời tiên tri ứng nghiệm trong thế hệ này, gây sự hoài nghi của thế hệ sau. Làm sao bạn có thể tin được có một lời tiên tri cho một sự kiện đă xảy ra trước khi bạn ra đời? Không hề có biên niên sử cho những lời tiên tri. Nhưng những lời tiên tri ấy vẫn hiện hữu trong cuộc sống của từng thế hệ, dù đúng hay sai, được công nhận hay không công nhận, như vẫn nhắc nhở cho con người một sự ám ảnh của định mệnh.
Nhưng không phải lúc nào sự dự đoán cũng sai lầm.

Trong nền văn minh Đông phương cổ đại đă tồn tại những lời tiên tri đầy huyền bí nói về số phận từng con người, của cả một thành phố, cả những quốc gia hay thậm chí của cả thế giới. Những phương pháp bói toán, tiên tri phổ biến của nền văn minh này hầu hết đều có phương pháp luận của nó. Thật kỳ lạ thay! Có một hệ thống lư thuyết vũ trụ - nền tảng của những phương pháp luận cho những lời bói toán huyền bí ấy - lại không coi sự khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ ư thức của Đấng Chí Tôn. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Trong kho tàng kiến thức của nhân loại, về khả năng dự báo tương lai - nếu tạm gác lại những khả năng trực giác mang tính tiên tri - được ghi nhận qua truyền thuyết của những nhà tiên tri thuộc nền văn minh Hy-La, hoặc cổ Ai Cập cho đến Notsdame, hoặc gần hơn như bà Vanga ở Bungari hiện nay; th́ những phương pháp để t́m các thông tin về tương lai của tự nhiên, xă hội và con người, có một hệ thống và phương pháp luận nhất quán phải kể đến: Thái Ất thần kinh, Mai Hoa dịch số, Tử vi đẩu số, Nhân tướng học. Lạc Việt độn toán… của học thuật Đông phương cổ đại. Hiệu quả của sự dự báo này khiến cho những người quan tâm phải kinh ngạc:
Trong sách "Chu Dịch và dự đoán học", ông Thiệu Vĩ Hoa đă viết:

“Tháng 10 năm 1990, một cán bộ chỉ huy tác chiến cao cấp của một bộ tư lệnh đă dùng phương pháp dự đoán giới thiệu trong sách, đă dự đoán trước ba tháng cuộc chiến vùng Vịnh làm chấn động cả thế giới sẽ nổ ra từ 5 đến 9 giờ sáng ngày 17 tháng 1 năm 1991. Ngày 13 tháng giêng năm 1991 họ đă báo cáo lên bộ phận chỉ huy cấp trên về việc này. Cấp trên đă hỏi lại họ"Làm sao các anh biết được mấy giờ ngày ấy sẽ nổ ra?" Họ trả lời "Dùng Bát quái tính ra". Cấp trên không chấp nhận và nói "Bát quái có thể tính ra ngày giờ đánh nhau th́ cần ǵ đến ban chỉ huy chúng tôi nữa". Ngày 17 tháng giêng, quả nhiên trong thời gian dự đoán đă úng nghiệm”.(*)
* Chú thích: "Chu Dịch và dự đoán học". Thiệu Vĩ Hoa. NXB Văn Hóa 1995. trang IX - X.

Để xảy ra một sự kiện lịch sử, không phải chỉ do một vài nguyên nhân đơn giản, dễ nhận thấy, xuất phát từ những hành động và suy nghĩ của một vài nhân vật lịch sử theo kiểu cái hắt hơi của Napoleon, đă gây nên sự thất bại của ông trong trận Oaterlo. Nhưng thật khó giải thích khi chỉ bằng ba đồng tiền cổ rơi trên chiếc mai rùa của một quẻ Dịch, cả một sự kiện mang tầm cỡ quốc tế đă được dự đoán trước ba tháng - chính xác đến tận giờ nổ súng của cuộc chiến vùng Vịnh. Để xảy ra một sự kiện tầm cỡ lịch sử nhân loại như vậy - trùng khớp với lời tiên tri - th́ mọi diễn biến của sự kiện: Từ những tính toán của bộ máy chiến tranh của cả hai bên; sự hoạt động tấp nập nhộn nhịp của các chính khách có chỉ số IQ khác nhau; của các nhà ngoại giao tài ba hoặc chuyên gây khó chịu; mức độ ảnh hưởng của các cường quốc lớn nhỏ; cho đến sự vận động của từng người lính trong bộ máy chiến tranh…đều phải trùng khớp đến từng chi tiết. Chỉ cần một sự trục trặc - một toán biệt kích bị lộ, hoặc một tù binh bị bắt chẳng hạn - cuộc chiến vùng Vịnh I sẽ không thể xảy ra từ 5 đến 7 giờ sáng ngày 17/ 1/ 1991, mà có thể sẽ vào dịp khác!

Phải chăng định mệnh đang chi phối cả lịch sử của loài người? Phải chăng, ngay với sự vận động ở quy mô xă hội, mà trong đó những giá trị thánh thiện, t́nh yêu thương cùng với những âm mưu đen tối và mọi cái xấu xa bẩn thỉu đều quay cuồng trong tṛ chơi định mệnh, để con người phải ngậm ngùi trong số phận của ḿnh? Hay đó chỉ là những diễn tiến tất yếu có thể dự đoán được, nhưng bằng những phương pháp bắt nguồn từ những nhận thức của thời xa xưa, mà ngày nay con người hiện đại đă xa lạ với những khái niệm của nó?
Bạn vẫn có thể hoài nghi sự dự đoán của ông Thiệu Vĩ Hoa. Bởi v́, ít nhất sự dự đoán của ông chỉ được công bố chính thức sau khi cuộc chiến đă xảy ra. Chẳng ai hơi đâu mà kiểm chứng một lời bói toán (cho dù của một thiên tài), nhưng lại không có văn bản chính thức lưu lại mà chưa được công chứng như vậy (Tối thiểu cũng phải ở cấp phường). Nhưng vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây.

Trong mùa Tiger cúp 1998. Tại sân vận động Hàng Đẫy - Hà Nội, một trận đấu được chờ đợi từ lâu sắp xẩy ra giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan. Tất cả khán giả xem truyền h́nh trực tiếp trong cả nước và có thể cả nước ngoài, đều nh́n thấy một khán giả giương cao tấm bảng ghi tỷ số 4 - 1. H́nh ảnh này được lặp lại không chỉ một lần. Sau trận đấu, đội Việt Nam thắng 4, Thái Lan 1, đúng như lời tiên tri. Để có kết quả tiên tri này, người dự báo phải chọn 1 trong 100 con số. Tức là, phải chọn từ 0 - 0 đến 9 - 9. Nói theo ngôn ngữ toán học th́ xác xuất dự báo chỉ là 1%. Hiện tượng dự báo chính xác này cũng không thể khiên cưỡng cho rằng: Đó là do tính ngẫu nhiên của phép xác xuất (mà dân gian quen gọi nôm là "chó ngáp phải ruồi"). Bởi v́, để có một tỷ số như vậy, không thể giải thích đơn giản chỉ là tính xác xuất; mà đó là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố: Từ nỗ lực của huấn luyện viên, ban lănh đạo đội bóng cho đến từng cầu thủ; cũng c̣n phải kể đến sự nhiệt t́nh của cổ động viên, tâm lư trọng tài và hàng trăm thứ khác. Chỉ cần một ngọn gió đổi chiều, một cú sút không phải từ má trái, mà từ má phải của bàn chân, cũng đủ để tỷ số sẽ thay đổi! Nhưng ở đây, tất cả đă trùng khớp như một sự an bài kỳ diệu để tỷ số phải là 4 -1!
Trong trang web Tuvilyso.com, nếu ai có dịp ghé qua sẽ chứng kiến lời tiên tri thần sấu của Thiên Cơ và Dương Tường trong topic do CayVong pos lên vào đầu năm 2003; có tựa là:"Vận của Sadam Hussen sắp hết?”: Họ đă đoán trước chính xác đến ngày khởi chiến của cuộc chiến vùng Vịnh II (Thiên Cơ) và ngày kết thúc (Dương Tường) trước ba tháng khi cuộc chiến xảy ra.
Chưa hết! Bạn đọc hăy xem đoạn trích dẫn sau đây trong sách "Thái Ất thần kinh". Dịch giả Thái Quang Việt, đề đáp Nguyễn Đoàn Tuân. Nxb Văn Hóa Dân Tộc 2/ 2001. Trang 352:

"Trong sách nói về quẻ Giải là do sấm mưa tạo nên họa hoạn, nạn tai và thế giới khó bề an ninh, động 8 phương nước lớn, thuộc hạn cửu dương bách lục, nhất là vào cuối năm 2002 là Nhâm Ngọ th́ thế giới có nạn lụt lớn vô cùng".
(Chú thích: Cuốn sách này được tái bản vào tháng 4/ 2002 (Tháng 3/ Nhâm Ngọ.Tức là trước khi nạn lụt xảy ra). Lời tiên tri trong lần tái bản này ở trang 397. Cụ Nguyễn Đoàn Tuân mất vào ngày 19/7 năm Nhâm Ngọ; tức là trước khi cụ được tự hào nh́n thấy sự tính toán chính xác của ḿnh bằng phương pháp Thái Ất).

Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng thấy đây là một lời tiên tri và đă ứng nghiệm vào một năm sau đó. Trong năm Nhâm Ngọ (2002) bắt đầu vào tháng 7 Âm lịch (nửa cuối năm), băo lụt hoành hành khắp từ châu Mỹ sang châu Âu, Băng Đa Let, Ấn độ, Nam Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và đều là những cơn băo, lụt tầm cỡ lịch sử. Thậm chí cho đến tận những ngày cuối cùng của năm Nhâm Ngọ, thiên tai do lở đất và lụt lội khủng khiếp vẫn xảy ra ở Indonesia và Peru. Có thể nói rằng: đây là lời tiên tri chi tiết và sớm nhất về khí hậu toàn cầu, trước tất cả các cơ quan dự báo khí tượng hiện đại nhất thế giới. Tất nhiên, không phải chỉ đến khi sách phát hành, lời dự báo đó mới được thực hiện. Đây là một công thức tính toán có phương pháp hẳn hoi. Phương pháp này đă được lập thành với thời gian tính bằng thiên niên kỷ.
Hay ngay gần đây - năm 2007 - Tiến sĩ Phạm thị Minh Hoàng - thành viên nghiên cứu Trung Tâm nghiên cứu Lư học Đông phương - trong "Lời tiên tri 2007", dùng Lạc Việt độn toán đă dự báo trước t́nh h́nh lũ lụt của ba miền Việt Nam với sự tiên tri về cơn lũ miền Trung lịch sử, trước khi nó xảy ra 4 tháng. (Những lời tiên tri đă ứng nghiệm của nhóm nghiên cứu Lạc Việt độn toán thuộc Trung Tâm nghiên cứu Lư học Đông phương sẽ công bố trong phần VI của Lạc Việt độn toán)
Phải chăng ở đây, định mệnh đă an bài hay một quy luật vũ trụ đă được nhận thức từ trước đó, từ nền văn hóa cổ Đông phương và nó đă được kư hiệu hoá?
Nếu định mệnh có thật và nhân danh bất cứ một giá trị tuyệt đối nào, phải chăng con người chỉ là một thứ robot sinh học, được lập tŕnh từ trước trong tṛ chơi của tạo hóa? Nhưng nếu định mệnh có thật - th́ dù hiện hữu dưới bất cứ h́nh thức nào và gọi bằng bất cứ danh từ ǵ - nó sẽ là đối tác trong khả năng nhận thức của con người. Lúc ấy, chính khả năng nhận thức của con người lại không thuộc về định mệnh.
Phải chăng định mệnh không có thật?
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 9:52am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Khát vọng tiên tri
Nhà tư tưởng Pháp, ông Pascal, đă có một sự so sánh rất nhân bản về thân phận con người:
“ Con người chỉ là một cây sậy nhỏ bé và yếu ớt trong vũ trụ. Nhưng là một cây sậy có tư tưởng!”

Số phận con người và kiếp sống của nó thật mong manh. Thiên tai, chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật luôn ŕnh rập thân phận con người. Đức Phật đă nói trong sự xót thương:
“Nước mắt thế nhân bao đời kiếp đă chảy thành bể khổ. Mọi kiếp người trầm luân trong đó. Ngay cả những người cho là sung sướng cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi”.

Chính v́ thân kiếp mong manh đó mà con người có khát vọng tiên tri. Bởi v́ con người muốn thoát khỏi cảnh khổ trần gian mà họ sẽ phải gặp trong thân kiếp làm người. Chỉ có những sinh vật cao cấp mới có khả năng tiên tri v́ sự phát triển của tư duy logic. Đây là tính tất yếu của sự tiến hoá. Những sinh vật bậc thấp không có khả năng này. Bởi vậy, khát vọng tiên tri chính là một nhu cầu rất nhân bản và là đặc thù của xă hội loài người mơ ước tới tương lai phát triển và tốt đẹp.
Do đó, nếu định mệnh không có thật, vấn đề sẽ không đơn giản chỉ v́ nó là mê tín dị đoan, chỉ v́ con người không tin vào định mệnh. Và điều này phi lư trước khát vọng tiên tri của con người, vốn là một thực tế tồn tại. Nhưng những lời tiên tri với những phương pháp của nó sẽ cho biết điều đó và định mệnh lại tiếp tục an bài?
Như vậy, phải chăng con người cứ loay hoay trong cái ṿng luẩn quẩn cho chính khát vọng tiên tri của ḿnh? C̣n nếu như con người không c̣n khát vọng biết trước tương lai th́ ngay cả luận đề này sẽ không thể hiện hữu trong ư tưởng của người viết v́ nó vô nghĩa. Chính những lời tiên tri với những phương pháp dự báo có hiệu quả của nó, thỏa măn khát vọng biết trước tương lai của con người, là căn nguyên để h́nh thành ư niệm về “định mệnh”. V́ vậy, vấn đề tiếp tục được đặt ra ở đây là: Những lời tiên tri và những phương pháp của nó bắt đầu từ đâu?

Bói toán

Từ lâu, cũng đă có ư kiến cho rằng:

Trong cuộc sống đầy bất trắc và đau khổ của con người, hoặc v́ những ước mơ và khát vọng không thành đạt. Con người đă bất lực, họ đi t́m cứu cánh cuộc đời ở những khả năng siêu nhiên, thần quyền. Đây là nguyên nhân để nảy sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng thần quyền mê hoặc con người. Bói toán được cho là sản phẩm của sự mê tín vào những thế lực siêu nhiên, dựa trên những sự bịa đặt không có căn cứ khoa học.

Thậm chí, có người c̣n cho bói toán mang màu sắc tôn giáo. H́nh ảnh những người hành nghề bói toán quanh quẩn ở đ́nh đền, chùa miếu như củng cố thêm tính hiện thực của giả thuyết này.
Nhưng sự lư giải ấy lại không phải là một minh chứng, nên không đủ sức thuyết phục. Bởi v́, bói toán vốn không phải là một hiện tượng riêng lẻ, mà là một thực tế đă hiện hữu bao trùm cả không gian và thời gian lịch sử nhân loại. Với lập luận này không giải thích được những phương pháp bói toán có hệ thống, qui tắc và chuẩn mực rơ ràng và có phương pháp luận thể hiện tính khách quan trong cách luận đoán. Không những vậy, hiệu quả của những phương pháp bói toán có tính thuyết phục, đă tồn tại hàng thiên niên kỷ trong xă hội loài người. Nếu quả thực, bói toán chỉ là sự bịa đặt, lợi dụng mê tín dị đoan th́ sẽ chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và không có cơ sở để tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại.
Để t́m về một thực tế là nguyên nhân của các phương pháp bói toán Đông phương, một giả thuyết khác được đặt ra từ những hiện tượng và vấn đề sau đây:
* Hầu hết các phương pháp bói toán phổ biến thuộc văn minh Đông phương đều có một cơ sở phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành (*). Sự ứng dụng của các phương pháp này có tính quy luật tính hệ thống, tính khách quan và khả năng tiên tri. Những yếu tố này cũng là tiêu chuẩn để thẩm định một luận thuyết khoa học.
* Trên tinh thần của tiêu chí khoa học là:
“Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải có khả năng lư giải hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cáhh hoàn ch́nh, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và phải có khả năng tiên tri” (dân gian gọi là “bói toán”).
Như vậy, sự bói toán của nền văn minh Đông phương phải chăng chính là khả năng tiên tri của một học thuyết khoa học đă hoàn chỉnh và tồn tại trong văn minh nhân loại. Nhưng nền văn minh này đă bị huỷ diệt, nên hệ thống lư thuyết của nó bị sai lệch và thất truyền?
* Các nhà khoa học đang mơ ước:
“Một siêu lư thuyết có khả năng thống nhất tất cả các định luật vũ trụ. Có thể lư giải từ sự h́nh thành các thiên thể cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người”.
Phải chăng thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương là một học thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh và những quẻ Dịch chính là những kư hiệu siêu công thức của học thuyết này (**) và những phương pháp bói toán của nó chính là khả năng tiên tri - một yếu tố cần để thẩm định một lư thuyết được coi là khoa học - một khả năng tiên tri giải thích "mọi vấn đề liên quan đến con người" mà các nhà khoa học đang mơ ước.
Căn cứ vào những hiện tượng và vấn đề trên, giả thuyết này cho rằng:
Những phương pháp bói toán đang tồn tại trong văn minh Đông phương là hệ quả của một lư thuyết thống nhất vũ trụ, tổng hợp tất cả các định luật vũ trụ, giải thích từ sự h́nh thành vũ trụ cho đến hầu hết những vấn đề liên quan đến con người. Khả năng bói toán (Tính tiên tri, một điều kiện cần của một lư thuyết khoa học) chính là kết quả ứng dụng và cũng là sự chứng tỏ tính khoa học của siêu lư thuyết này. Với giả thuyết này, sự chứng minh sẽ cực kỳ khó khăn. V́ ngay bây giờ khoa học hiện đại vẫn c̣n đang mơ ước đạt tới một siêu lư thuyết vũ trụ quan. Hay nói một cách khác: Sự chứng minh cho giả thuyết này phải vượt qua cái ngưỡng mà chính nền khoa học hiện đại chưa đạt tới. Bạn có thể nhận thấy điều này qua sự mỉm cười của Thượng đế cho những cố gắng của con người t́m về cội nguồn của ḿnh, trong cuốn sách nổi tiếng “Thượng Đế và Khoa học” (***).
Tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" với những luận cứ của nó sẽ chứng minh giả thuyết cho rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành - một học thuyết cổ của nền văn minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến hiến huyền vĩ của người Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là lư thuyết thống nhất mà các nhà khoa học hiện nay đang mơ ước.
Nhà tiên tri nổi tiếng người Bungari - bà Vanga đă dự báo:
Một học thuyết cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại.
Phải chăng đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt?

--------------------

Chú thích: * Phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tại trên thực tế. Nhưng về mặt lư thuyết th́ các nhà nghiên cứu chưa hề chứng minh được sự thống nhất của học thuyết này. ** “T́m về cội nguồn Kinh Dịch”. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hóa Thông Tin tái bản 2002.

*** Sách đă dẫn
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 5 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 9:52am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

"Một lư thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri".
Đây là một yếu tố cần để thẩm định một lư thuyết nhân danh khoa học. Nhưng những nền văn minh cổ đại trong lịch sử văn minh nhân loại nhận biết được đến ngày nay - trong đó có nền văn minh Đông phương huyền bí - chỉ để lại những phương pháp tiên tri mang tính ứng dụng - và nhân loại chưa t́m thấy cơ sở lư thuyết nào để có những phương pháp tiên tri đó. Đă có một thời - khi nền khoa học hiện đại mới định h́nh và cách đây không lâu - người ta đă giải thích một cách đơn giản cho các phương pháp bói toán Đông phương là "mê tín dị đoan". Với cách giải thích này không c̣n ǵ để bàn và tất nhiên không cần phải tư duy. Nhưng những hiệu quả của lời tiên tri trải hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại , tự nó đă bác bỏ cách giải thích trên và không ít người đi t́m nguyên nhân sâu xa của sự huyền bí. Ngày nay, khi khoa học lư thuyết phát triển, những nhà khoa học hàng đầu bắt đầu chú ư đến lư học Đông phương và coi đó là đối tượng nghiên cứu khoa học, mong vén bức màn huyền bí của nến văn minh này. Căn cứ vào tiêu chí khoa học hiện đại xuất hiện khi khoa học lư thuyết phát triển. Tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" có tham vọng minh chứng với bạn đọc một lư thuyết đứng đằng sau các phương pháp bói toán Đông phương và đó chính là lư thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang t́m kiếm.
Bởi vậy chúng ta bắt đầu từ việc tham khảo các phương pháp bói toán - hay nói chính xác hơn là:
Khả năng tiên tri của nền lư học Đông phương.


Hiệu quả và sự sai lệch của phương pháp bói toán.
Bói toán và dự đoán

Khi nói đến xem “bói”, dễ làm người ta nghĩ ngay đến một thể thức huyền bí, đang cố gắng t́m trong lời phán truyền thiêng liêng những diễn biến của cuộc đời đă được an bài. Sự nhạy cảm của những người có tiếp thu tri thức khoa học, dễ liên hệ đến tính chất mê tín dị đoan và lạc hậu của thể thức này.

Ngày nay, một số phương pháp bói toán đă được đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Với “tinh thần khoa học” theo kiểu “thời buổi khoa học th́ không có ma”, người ta không gọi là xem bói nữa, mà gọi là môn “dự đoán học”. Như “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học”. Thậm chí, môn phong thuỷ, cho đến ngày hôm nay vẫn chưa một nhà khoa học nào chứng minh được nguyên lư của nó để gỡ bỏ bức màn huyền bí, nhưng cũng được gọi bằng một từ rất thời thượng là “khoa học phong thuỷ”. Gọi như vậy cho nó dễ ḥa nhập với “tinh thần khoa học”, tránh mặc cảm bị coi là “mê tín dị đoan”. Những điều này chỉ chứng tỏ một cách nh́n mới về những hiện tượng đă tồn tại trong xă hội loài người, c̣n bản chất của hiện tượng chưa hề thay đổi và vẫn c̣n ch́m sâu trong bức màn huyền bí. Nhưng, một cái tựa sách th́ phải vậy thôi, chứ không lẽ cứ nôm mà viết tựa là “Bói toán theo tứ trụ” th́ nghe cũng lạ tai, không có “tinh thần khoa học”. Thực ra xét về mặt ngữ nghĩa th́ từ “bói toán” chính xác và bao hàm hơn “dự đoán” nhiều.
Từ “bói” theo nhà nghiên cứu Lê Gia th́ có xuất xứ từ nghĩa Hán Việt của chữ “bối”, có nghĩa là cái lưng. T́m phía đằng sau lưng là chỗ không nh́n thấy, không biết được. Vậy từ “bói” là từ “bối” mà ra (Tức là có gốc Hán?!), chỉ việc đi t́m cái chưa biết (*). Nếu theo cụ Lê Gia th́ khó có sự liên hệ giữa chữ “bói” với danh từ chỉ chim “bói cá”. Người viết cho rằng: “Bói” là từ thuần Việt, có liên hệ với các từ: bới, bươi, bơi, bái....nghĩa là động tác t́m kiếm những cái bị khuất lấp. “Toán” là phương pháp đi t́m cái bị khuất lấp. Tất nhiên nếu phương pháp đúng và làm toán giỏi th́ việc đào bới có hiệu quả, t́m thấy cái cần t́m. Phương pháp sai và làm toán dở th́ đào bới cũng không thể t́m thấy. C̣n “dự đoán” th́ không mang tính khẳng định rơ ràng. Tất nhiên nó c̣n bao hàm cả tính chủ quan và việc nói phong long! Thí dụ như "Dự báo thời tiết" của các nha khí tượng trên thế giới.
Để biết trước tương lai, con người có rất nhiều phương pháp bói toán, từ cực kỳ huyền bí cho đến các phương pháp có hẳn một phương pháp luận, có hệ thống và những quy tắc, chuẩn mực rơ ràng. Những phương pháp bói toán huyền bí thường ít được tin tưởng, trừ sự dự báo rất chính xác, được lặp lại nhiều lần trên thực tế. Những trường hợp điển h́nh của loại bói huyền bí có thể thí dụ như: bà Van Ga ở Bungary, hoặc khả năng t́m mộ xuất hiện trong thập niên gần đây ở Việt Nam. C̣n lại là những phương pháp dự báo cần có phương tiện dự báo hoặc có qui tắc, chuẩn mực rơ ràng, như: Bói Dịch, Tử Vi, bói bài Tây, bói Kiều, bói chân gà, bói lá trầu, bói bằng quả cầu thuỷ tinh...
Trong phương pháp bói cần phải có phương tiện dự báo, có thể chia làm hai loại: phương pháp dự báo có phương pháp luận và qui tắc, chuẩn mực rơ ràng và không có qui tắc chuẩn mực rơ ràng. Trong mỗi loại lại cần xét đến định lượng của tính chất ngẫu nhiên thuộc từng phương pháp cụ thể. Với sự phân loại này th́ phương pháp dự báo có định lượng tính ngẫu nhiên ít nhất, có phương pháp luận rơ ràng, có hệ thống và qui tắc hẳn hoi, phải kể đến môn Thái ất và Tử Vi đẩu số, hoặc các môn bói toán có dữ kiện là ngày, giờ tháng, năm sinh khác., như: Tử Vi, Tử B́nh, Mai hoa Dịch, Lạc Việt độn toán.... Nhưng đây cũng là những phương pháp ít được các nhà nghiên cứu chú ư. Ngược lại, phương pháp bốc Dịch (chứ không phải bản thân kinh Dịch) mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên, hay nói một cách khác là gần gũi với tính huyền bí hơn, nhưng lại khá phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, nhắc nhở đến tính khoa học của nó trong các trước tác của ḿnh với một "tinh thần khoa học" nghiêm túc?!
Thời gian gần đây, có rất nhiều cuốn sách có nội dung tŕnh bầy các phương pháp dự đoán tương lai của nước ngoài được dịch và xuất bản, khá phổ biến ở Việt Nam như: “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học” của Thiệu Vĩ Hoa, “Bí ẩn của tướng thuật” của Trần Hưng Nhân và đặc biệt hai bộ kỳ thư nổi tiếng của học thuật cổ Đông phương có khả năng dự báo tương lai là Kinh dịch và Mai hoa dịch số cũng được ấn hành. Đấy là chưa kể hàng trăm đầu sách của những nhà nghiên cứu khắp thế giới. Gần đây nữa là cuốn Thái ất thần kinh, một kỳ thư ngoại hạng, tương truyền của ngài Trạng Tŕnh đă dùng để đoán những sự kiện xảy ra trước và sau 500 năm trong lịch sử, cũng đă được Nxb Văn Hoá Dân Tộc xuất bản. Thậm chí cả Tử Vi đẩu số, một cuốn sách có tham vọng dự đoán cho số phận con người đến từng ngày trong cuộc đời, cũng được giới thiệu phương pháp luận đoán của nó trong cuốn “Kinh Dịch với hệ nhị phân” (Gs Hoàng Tuấn. Nxb VHTT 2002). Chưa kể đến hàng chục đầu sách c̣n lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, có tham vọng dự báo cho số phận con người.
Không phải chỉ đến bây giờ, mà hàng thiên niên kỷ đă trôi qua, sự chứng nghiệm của những kỳ thư này đă khiến cho con người phải suy nghĩ về thân phận của ḿnh, về mặt này th́ Tử Vi đẩu số, ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đă đặt ra cho con người sự thách đố lớn nhất của định mệnh ngay từ khi mới chào đời. Môn Tử Vi đẩu số cũng là một phương pháp dự báo có quy tắc, chuẩn mực rơ ràng và ít mang yếu tố ngẫu nhiên nhất so với những phương pháp dự báo khác. Trước khi tŕnh bầy hiệu quả của các phương pháp dự đoán ở phần tiếp theo, người viết cũng xin được lưu ư các bạn một vấn đề: Trong tất cả các phương pháp dự đoán, hiệu quả của nó c̣n tuỳ thuộc vào khả năng của người dự đoán. Do đó, trong sự phân tích các phương pháp dự đoán dưới đây, người viết loại trừ tác nhân người dự đoán trong hiệu quả của nó, mà chỉ bàn đến hiệu quả về mặt lư thuyết của nó.


* Chú thích: “Dịch học giản yếu”. Lê Gia. Nxb VHTT 2000. Trang 621.
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:29am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Phương pháp bói toán có hệ thống

Tử Vi đẩu số - Hiệu quả và định mệnh?

Tử Vi đẩu số là môn dự đoán tương lai trong giới hạn số phận của từng con người cụ thể và những vấn đề liên quan đến nó. Phương pháp coi Tử Vi rất phức tạp, đ̣i hỏi người coi phải có tri thức nhất định để luận đoán. Để lập một lá số Tử Vi, dữ kiện phải có là ngày, giờ, tháng, năm sinh theo âm lịch Đông phương.

Trên cơ sở đó, hơn 150 đại lượng gọi theo tên những v́ sao được phân loại (theo bản văn chữ Hán, c̣n Tử Vi lưu truyền ở Việt Nam chỉ có khoảng 110 v́ sao), gồm: chính tinh, trung tinh và phụ tinh. Các v́ sao này được phân bố theo những quy tắc định trước cho mười hai cung qui ước của lá số, lần lượt có tên gọi như sau: 1. Bản mệnh, 2. Anh em (Huynh đệ), 3. Vợ hoặc chồng (Phu Thê), 4. Con cái (Tử Tức), 5. Tiền Tài (Tài Bạch), 6. Bệnh Tật (Giải ách), 7. Di chuyển (Thiên Di), 8. Quan hệ xă hội (Nô Bộc), 9. Nghề nghiệp chức vụ (Quan Lộc), 10. Đất đai nhà cửa (Điền Trạch), 11. Phúc Đức, 12. Cha mẹ (Phụ Mẫu).

Như vậy, với mười hai cung của Tử Vi bao gồm hầu hết những mặt chủ yếu của sự hoạt động và những mối quan hệ gia đ́nh, xă hội của con người. Để luận đoán một lá số Tử Vi, đ̣i hỏi phải có sự phân tích và nghiên cứu công phu dựa trên sự tương tác giữa các đại lượng thể hiện qua tên các v́ sao và tương quan giữa các cung trong lá số Tử Vi. Người luận đoán cũng cần phải có kiến thức để xử lư các đại lượng phản ánh sinh hoạt thời cổ phù hợp với sinh hoạt hiện đại. Thí dụ: Sao Thiên Mă ứng về vật dụng, trước đây có thể đoán là con ngựa, bây giờ phải luận là xe gắn máy, hoặc xe hơi.....
Trong 12 cung của Tử Vi th́ cung Mệnh có tính quyết định cho số phận con người. Những đại lượng được phân bố trong cung Mệnh sẽ phản ánh từ nhân cách, cá tính, chỉ số thông minh, khả năng nhận thức, thói quen, kể cả h́nh dáng bên ngoài. Sự tương tác giữa các đại lượng trong cung Mệnh và các cung khác trong sự vận động theo thời gian cuộc đời, sẽ phản ánh diễn biến số phận. Tham vọng dự đoán của lá số Tử Vi cho một người rất lớn. Thậm chí, qua 12 cung của lá số, người ta muốn đoán cả từng giai đoạn của cuộc đời, từng năm, từng tháng, từng ngày và có thể cả từng giờ. Hiệu quả của sự đoán, nếu người ta dự đoán giỏi, đôi khi rất đáng kinh ngạc. Hiện nay, trên cơ sở những nguyên tắc lập thành lá số Tử vi, người ta đă lập tŕnh đưa vào máy tính với những lời dự đoán đơn giản cho số phận con người. Qua phương pháp dự đoán của Tử Vi, cũng như các môn bói toán khác th́ định mệnh là một thế lực siêu nhiên đang thật sự hiện hữu hay chỉ là một danh từ hoài nghi về sức mạnh của những qui luật đang chi phối con người? Phải chăng cổ nhân đă dày công nghiên cứu, để cho hậu thế một cảm nhận hoài nghi về sự bất lực của con người cho số phận của ḿnh? Phải chăng con người và máy tính sẽ không có ǵ khác nhau, khi định mệnh đă lập tŕnh cho từng số phận?
Sẽ là một kết luận vội vă, nếu cho rằng: Tử Vi là một học thuật huyền bí, mang tính dị đoan. Cũng khó có thể giải thích một cách đơn giản cho rằng: sự tồn tại của Tử Vi là do sự áp đặt của các thế lực phong kiến, khi tâm lư con người luôn muốn t́m hiểu về tương lai, nếu Tử Vi không chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu đó của con người. Cũng khó có thể cho rằng Tử Vi là hệ quả của chiêm tinh học cổ đại, các đại lượng trong Tử Vi là những ngôi sao định mệnh, rồi nhân danh khoa học kết luận tính mê tín dị đoan của nó. Bởi v́, một tinh thần khoa học thực sự phải được thể hiện qua những tiêu chí khoa học cụ thể, chứ không thể được coi là có “tinh thần khoa học” chỉ v́ không tin ma quỉ.
Nếu ta so sánh những đặc trưng của một lư thuyết khoa học là: Tính khách quan, tính quy luật,,tính hệ thống vàtính tiên tri th́ phương pháp luận đoán của Tử Vi có đầy đủ những tính chất đó. Tử Vi có hẳn một phương pháp luận và những qui tắc chặt chẽ cho nó. Trong môn Tử Vi không hề có dấu ấn của thần quyền.
Và chính khả năng tiên tri - là tính ứng dụng cụ thể của môn Tử Vi - qua hiệu quả của nó bảo đảm cho sự tồn tại tính bằng thiên niên kỷ với một không gian phổ cập, rộng khắp ở những nước có ảnh hưởng của văn minh Đông Phương– chứng tỏ điều này.
Bởi vậy, hoàn toàn có cơ sở khoa học khi đặt một giả thuyết cho rằng: môn Tử Vi chính là một siêu công thức đă được kư hiệu hoá, phản ánh một hiệu ứng vũ trụ tương tác có tính qui luật tới môi trường trái đất và ảnh hưởng tới từng con người. Nhưng sự chứng minh cho giả thuyết này là một việc không đơn giản. Bởi v́ phương pháp luận của Tử Vi dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ hành, một học thuyết cho đến nay vẫn c̣n quá nhiều bí ẩn do thất truyền. Nhưng bắt đầu từ giả thuyết này mới có thể đi t́m tính hiệu quả của môn Tử Vi qua phương pháp dự báo của nó, dẫn tới sự lư giải luận đề được đặt ra. C̣n nếu như coi Tử Vi là mê tín dị đoan th́ đây chính là một cách tư duy đơn giản nhất và không có ǵ để bàn.

Những khiếm khuyết của phương pháp luận đoán theo Tử Vi
Cũng đă có nhiều ư kiến hoài nghi tính hiệu quả của khoa Tử Vi với những lập luận có vẻ chắc chắn, góp phần hỗ trợ cho sự phản bác khoa Tử Vi về sự hoàn chỉnh của nó, trong việc dự đoán tương lai cho mỗi con người. Đă có những lập luận hoài nghi và phản bác dựa trên những cơ sở như sau:


1 - Bài toán trên cơ sở dữ kiện lập thành lá số: Do một ngày được chia làm 12 giờ theo thời khắc cổ, chu kỳ năm Âm lịch theo phương pháp lập lá số Tử Vi là 60 năm (Từ Giáp Tư đến Quí Hợi). Do đó, trong ṿng 60 năm đó sẽ có: 12 giờ X 30 ngày X 12 tháng X 60 năm X 2 (Nam & Nữ ) = 518.400 lá số Tử Vi. Nếu lấy tổng số dân trên thế giới ước tính 6000.000.000 người: 500.000 (làm tṛn số); Như vậy, sẽ có khoảng xấp xỉ 12.000 người chung một lá số Tử Vi. Một sự vô lư với thực tế: không lẽ trên thế giới có đến 12.000 ông vua; 12.000 nhà tỷ phú....?

Nhưng vấn đề nêu trên chỉ là kết quả trung b́nh toán học thuần tuư. Trên thực tế, không thể trong cùng một giờ có đúng 12.000 người cùng sinh ra trên trái đất để cùng làm vua, hoặc cùng làm thợ giày. Theo quan niệm của khoa Tử Vi th́ việc sinh ra một con người với một tính cách nào đó (làm vua, hoặc làm thợ giày) là kết quả của nhiều yếu tố rất phức tạp. Nhưng đă sinh vào thời điểm đó, th́ phải có số phận đó. Những yếu tố để thai nhi phải sinh vào thời điểm nào, để có số phận đă an bài vào thời điểm đó, không nằm trong phạm vi lư giải của khoa Tử Vi.

2 - Có những trường hợp cả một thành phố bị huỷ diệt do thiên tai, hoặc chiến tranh. Trong thành phố đông đúc đó, có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu con người sinh ra vào thời điểm khác nhau, tất nhiên họ phải có số phận khác nhau. Nhưng tại sao họ lại có thể có một kết thúc giống nhau: cùng chết trong một thời điểm. Như trường hợp thành phố Pompei bị huỷ diệt vào khoảng thập kỷ 40 sau CN chẳng hạn.

Trong trường hợp này, có thể giải thích một cách khiên cưỡng theo dữ kiện của môn Tử Vi là: thời điểm sinh của những người dân thành phố tuy khác nhau, nhưng vẫn có thể dẫn đến một kết thúc giống nhau trong lá số. Lập luận này không kiểm chứng được, v́ chẳng ai xem được những lá Tử Vi của những người dân trong thành phố xấu số đó. Có thể nói: đây một yếu tố hoài nghi rất hợp lư tính chính xác của phương pháp luận đoán theo Tử Vi, nhưng không có nghĩa là một chứng cứ hợp lư để phủ nhận. Điều này cũng có thể giải thích bằng tính khác nhau của những phần tử trong một tập hợp, số phận của một tập hợp sẽ quyết định chung của các phần tử trong tập hợp đó, cho dù tính chất của các phần tử trong tập hợp có khác nhau. Tuy nhiên, cách giải thích này không nằm trong phạm vi quán xét của Tử Vi (Chỉ giới hạn trong việc xem xét số phận cho một cá thể, bắt đầu từ lúc ra đời).

3 - Do chu kỳ năm của Tử Vi là 60 năm (một Hoa giáp). Như vậy, một người sinh cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm của Hoa giáp trước và sau Hoa giáp sau, về lư thuyết của môn Tử Vi, sẽ phải giống nhau về số phận. Nhưng thực tế đă chứng tỏ sự kiện không đơn giản như vậy. Trong truyền thuyết đă có sự giải thích là cùng giờ sinh, nhưng do nhiều yếu tố tương tác khác, nên người th́ làm vua, người th́ làm chủ những bầy ong. Nhưng vấn đề là cùng một lá số giống nhau, làm sao có thể đoán được ai làm vua, ai là chủ doanh nghiệp nuôi ong?

Có thể cho rằng đây là sự khiếm khuyết về mặt phương pháp luận của môn Tử Vi, hoặc là do thất truyền, hoặc là chưa hoàn chỉnh. Trên thực tế, môn Tử Vi là hệ quả của một học thuyết đă thất truyền, cho nên ngay cả những dữ kiện dể lập thành lá số–cơ sở luận đoán của Tử Vi–cũng gây nhiều tranh căi.
Về vấn đề này, trong sách “Chu Dịch và dự đoán học” Nxb Văn Hoá 1995, trang 139) ông Triệu Vĩ Hoa đă lập luận như sau:

Những người cùng giờ sinh, v́ sao mệnh lại không giống nhau? Nguyên nhân rất nhiều, nhưng không có cách nào để giải thích rơ ràng, tỉ mỉ được. Tôi xin vắn tắt như sau:

1- Phương vị khác nhau, như phương Nam là Hoả, phương Đông là Mộc, phương Bắc là Thuỷ, phương Tây là Kim. Người mệnh Hoả nhưng sinh ở phương Nam hay phương Bắc sẽ khác nhau. Phương Nam tất Hoả vượng, phương Bắc bị Thuỷ khắc, cho nên không như người sinh ở phương Nam.
2- Năm mệnh của người phụ mẫu, anh chị em, con cái và số con, năm hôn nhân đều khác nhau. V́ năm mệnh của những người trong gia đ́nh khác nhau, mức độ ngũ hành sinh khắc sẽ khác nhau, do đó ảnh hưởng đối với con người cũng sẽ khác nhau. (Điểm 2 do người viết tóm lược).

3- Nam, nữ khác nhau nên có sự vận hành thuận nghịch khác nhau.
4- Tướng mặt vân tay khác nhau, nên việc nó làm chủ cũng khác nhau.
5- Cốt tướng của người khác nhau.
6- Mộ tổ và nhà ở khác nhau, phương vị khác nhau.
7- Gen di truyền của mỗi người khác nhau.
8- Hoàn cảnh, điều kiện gia đ́nh của mỗi người khác nhau.
9- Điểm sáng của sao chỉ có một. Tuy có hàng ngh́n hàng vạn người cùng giờ sinh, nhưng điểm sáng của sao trực ban quyết không phải người nào cũng nhận được. Nếu điểm sáng này chiếu đúng vào một người nào đó, hoặc đúng vào người mang thai đang sinh, người đó có thể làm Hoàng Đế, c̣n người khác th́ không làm nổi Hoàng đế. Có một tạp chí nào đó đă thông báo: bố, mẹ Mao Trạch Đông đều đồng thời nh́n thấy một vầng đỏ phía Đông pḥng họ, rồi sau đó mang thai Mao Trạch Đông. Đương nhiên vầng đỏ này không phải là tất cả các bậc bố mẹ của những người cùng giờ sinh đều thấy được.
Mặc dù ông Triệu Vĩ Hoa đă cố gắng giải thích về những yếu tố khác nhau cho số phận những người cùng ngày, giờ, tháng, năm sinh. Nhưng những giải thích này đều không đủ sức thuyết phục cho sự chứng minh tính hoàn thiện của Tử Vi. V́ môn Tử Vi (hoặc những môn bói toán khác bắt đầu bằng dữ kiện ngày, giờ, tháng, năm) không đề cập đến những hiện tượng khác biệt nêu trên. Do đó, chỉ có thể coi đây là một sự khiếm khuyết về mặt phương pháp của môn Tử Vi, hoặc do sự thất truyền của môn này.

4 - Tính thời điểm giờ sinh của một người trong khoa Tử Vi?
Giờ sinh đích thực theo cổ học Đông phương là thời điểm tương quan vị trí Địa cầu với mặt Trời. Ngày xưa, người ta dùng các dụng cụ đo bóng mặt trời để tính giờ sinh khi chưa có đồng hồ Tây. Một giờ trong lịch sử cổ ứng dụng trong Tử Vi bằng hai tiếng theo giờ hiện đại. Ngày nay, khi lấy số Tử Vi người ta căn cứ theo giờ quy ước. Bởi vậy, vấn đề giờ sinh khi lấy một lá số Tử Vi cũng gây nhiều tranh căi. Có người cho rằng: Tất cả đều phải qui về giờ địa phương của người đoán lá số (?). Thậm chí, v́ cho rằng Tử Vi xuất phát từ Trung Hoa, cho nên có người c̣n đặt vấn đề lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn (?!). Chính những ư kiến sai lầm trên khiến môn Tử Vi được góp thêm phần huyền bí. Điều này chứng tỏ sự thất truyền một hệ luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành liên quan đến môn này, nên không có sự kế thừa những phương pháp của nó. Do đó, trên cơ sở một giả thuyết cho rằng: Tử Vi là một môn dự báo dựa trên những hiệu ứng vũ trụ ảnh hưởng đến trái đất đă được kư hiệu và qui ước hoá vào thời điểm con người sinh ra và ảnh hưởng đến số phận người đó, th́ phải lấy giờ sinh theo vị trí địa lư của người đó. Điều này phù hợp với phương pháp tính giờ mặt trời thời cổ: Sinh tại đâu, tính giờ tại đó.
Tuy nhiên, về giờ sinh, giả thuyết đă loại trừ yếu tố không gian sinh, trong Tử Vi c̣n có yếu tố có khả năng làm sai lệch được tŕnh bầy sau đây. Do một giờ trong Tử Vi bằng 2 tiếng trong giờ hiện đại. Nhưng giờ hiện đại của một quốc gia lại theo vị trí múi giờ mà thủ đô nước đó toạ lạc. Như vậy, giữa giờ sinh quy ước, theo giờ quốc gia và thời điểm hiệu ứng giờ sinh của Tử Vi sẽ có một khoảng cách đôi khi rất lớn. Điều này được miêu tả như sau: Chu vi trái đất khoảng 40.000 Km, chia cho 12 múi giờ Tử Vi, ta sẽ có khoảng 3.400 Km cho một múi giờ Tử Vi ở xích đạo. Như vậy, khả năng cùng vị trí không gian của múi giờ, nhưng có thể lấy đến hai lá số khác nhau v́ thuộc giờ qui ước khác nhau, được định vị bởi thủ đô của các quốc gia khác nhau.
Một thí dụ cho trường hợp này là: Hai bà mẹ ở sát biên giới, nhưng thuộc hai quốc gia có múi giờ qui ước khác nhau, họ cùng sinh vào một thời điểm. Như vậy, về lư thuyết của môn Tử Vi, hai đứa trẻ này phải có số phận giống nhau. Nhưng chúng lại có thể có hai lá số khác nhau, v́ giờ sinh khác nhau? Hoặc v́ khoảng chệnh lệch về không gian múi giờ quá lớn; cho nên có thể xảy ra trường hợp hai số phận, nhưng vẫn chung một lá số Tử Vi. Mặc dù những trường hợp trên có thể khắc phục bằng cách lấy hai hoặc ba lá số cạnh giờ nhau và t́m lá đúng nhất. Nhưng thực tế người dự đoán thường chỉ lấy một lá số. Do đó, khả năng sai lệch có thể xẩy ra. Hoặc một vấn đề nữa được đặt ra: Nếu một người sinh ở Bắc hoặc Nam cực th́ giờ sinh hoặc lá số sẽ như thế nào khi khoảng cách giữa các múi giờ rất ngắn, gần như bằng 0 ? Đây là một trường hợp ngoại lệ của môn Tử Vi chăng? Nếu xét theo lư của thuyết Âm Dương Ngũ hành, th́ ở Bắc và Nam cực ngày và đêm không b́nh thường so với các nơi khác (Âm Dương không tương giao). Có thể v́ vậy có sự khác biệt khi luận đoán cho những số phận ở các vùng địa lư khác nhau theo vĩ tuyến. Nhưng môn Tử Vi lại không đề cập đến vấn đề này.
Hơn nữa, v́ Tử Vi thiếu hẳn một hệ luận hoàn chỉnh liên hệ với thuyết Âm Dương Ngũ hành - là cơ sở phương pháp luận của nó -nên những yếu tố luận đoán của Tử Vi cứ như từ trên trời rơi xuống, mang tính tiên đề. Điều này đă khiến cho tính chất và cách sắp đặt một số sao vẫn c̣n gây tranh căi và chưa lư giải được. Đây cũng là số phận của hầu hết những phương pháp ứng dụng có phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng là nguyên nhân chính để gây sự hoài nghi về tính khoa học của môn này.
Như vậy, qua phần tŕnh bày ở trên cho thấy: Phương pháp bói Tử Vi vẫn có những yếu điểm chưa thể coi là chưa hoàn chỉnh và chính xác (chưa nói đến những sai lệch khác về hành khí theo Ngũ hành của bản mệnh trong Hoa giáp và tương quan hành với độ số cục của Tử Vi). Đây là sai lệch rất căn đề của các môn dự đoán Đông phương cổ.) (**)

Nhưng cho dù Tử Vi là một môn dự đoán chưa hoàn chỉnh, hoặc do thất truyền sai lạc, hoặc do ngay từ những tri thức lập thành môn này, th́ cũng chưa có cơ sở để cho rằng: đây là một hiện tượng mê tín dị đoan. Bởi v́, Tử Vi có đầy đủ những yếu tố gần gũi với tri thức khoa học hiện đại. Như vậy, với tất cả những nhận xét phản bác tŕnh bày ở trên, chỉ thể hiện tính khiếm khuyết của môn Tử Vi, chứ chưa thể coi là đă chứng minh được tính phi khoa học của môn này. Do đó, nếu với một tinh thần thận trọng và hợp lư nhất, chỉ có thể coi những phương pháp dự báo của môn Tử Vi là chưa chứng minh được trên cơ sở tri thức khoa học hiện đại, khi hiệu quả ứng dụng của nó đă tồn tại hàng thiên niên kỷ trong lịch sử văn hoá Đông phương, chính là sự biện minh cho cơ sở khoa học của nó.
Chính hiệu quả của môn Tử Vi cũng biện minh cho sự thất truyền của một hệ luận từ thuyết Âm Dương Ngũ hành liên quan. Chưa nói đến những sự sai lệch có tính căn để cho sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán (Xin xem: “T́m về cội nguồn Kinh Dịch”. “Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp”. Nxb Văn Hóa Thông Tin. Tái bản 2002: “vanhienlacviet.com”)
Thực tế đă cho thấy không thể có một phương pháp ứng dụng một giá trị nhận thức ra đời trước phương pháp luận của nó phản ánh một hệ thống lư thuyết cần có đáng ra phải xuất hiện trước nó. Do đó, sự thất truyền của một hệ luận liên hệ với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong thực tế ứng dụng, chính là một yếu tố quan trọng chứng tỏ: Tử Vi đă lưu truyền từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông Phương, thực tế cho thấy nó chỉ lưu truyền phần ứng dụng. Đến đời Tống, phần ứng dụng – đă sai lệch phần nào trong khi lưu truyền – được phát hiện và công bố, khiến cho những yếu tố lập thành lá số có tính chất tiên đề, cứ như từ trên trời rơi xuống. Tương tự như những chiếc máy vi tính trong thời hiện đại, khi đă phổ biến chỉ là phần ứng dụng. Nếu giả thuyết rằng: Có một sự cố nào đó huỷ diệt tất cả những hệ luận của tri thức liên quan đến việc chế tạo máy vi tính, th́ lúc đó con người ở thế hệ sau – không phải là sự tiếp tục thừa kế của nền văn minh đó – sẽ nh́n sự hiện hữu của chiếc máy vi tính như một sự huyền bí. Hiện tượng này, tương tự như khi con người chỉ biết đi xe ngựa, chưa biết đến chiếc ôtô và những nguyên lư, phương pháp tạo ra nó; họ sẽ không thể tin được có một loại xe không ngựa kéo vẫn chạy được. Nhưng chiếc xe, chiếc máy vi tính là những vật thể hiện hữu sẽ ít mang tính huyền bí. C̣n bói toán thuộc về những giá trị phi vật thể, cho nên khi thất truyền những hệ luận liên hệ, tính huyền bí sẽ phát triển tuỳ theo khả năng tưởng tượng của con người.
Đây cũng là một bằng chứng nữa, chứng tỏ: Những hiện tượng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện trong cổ thư chữ Hán không có tính kế thừa – Đây là một yếu tố rất cần để chứng tỏ một nền văn minh phát triển liên tục - mà chỉ là sự tiếp thu không hoàn chỉnh từ một nền văn minh khác đă thất truyền.

Hơn nữa, Tử vi chỉ là một phương pháp ứng dụng, tất yếu nó phải là hệ quả của một nguyên lư và một hệ thống lư thuyết phản ánh nhận thức của con người đă nhận thức được những qui luật khách quan nào đó trong vũ trụ đă bị thất truyền. Do đó, những khiếm khuyết của Tử Vi đă tŕnh bày ở trên, chỉ coi là khiếm khuyết khi ta chưa biết được một nguyên lư và một hệ thống lư thuyết nào, phản ánh một thực tại nào tạo ra môn tử vi có khả năng tiên tri một cách có hiệu quả này.

Do đó, từ những hiện tượng và những vấn đề đă phân tích ở trên, so sánh với tiêu chí khoa học cho một giả thiết và phương pháp được coi là khoa học và qua khả năng dự báo của Từ Vi là cơ sở của một giả thiết cho rằng:

Tử Vi là một phương pháp luận đoán tương lai cho mỗi một con người, trên cơ sở nhận thức của con người với những hiệu ứng vũ trụ, tương tác có tính quy luật với môi trường trái đất và ảnh hưởng lên sự phát triển tâm, sinh lư con người tại thời điểm người đó ra đời. Từ những nhận thức này, người xưa đă lập ra môn Tử Vi có thể dự báo được tiến tŕnh vận động của cuộc sống cho mỗi con người. Hay nói một cách khác: Tử Vi là môn dự báo có cơ sở khoa học, nhưng những hệ luận liên quan đă thất truyền.

Giả thuyết này sẽ được tiếp tục chứng minh rơ hơn ở phần sau.
Nhưng ngay cả trong trường hợp coi Tử Vi là một phương pháp tiên tri có cơ sở khoa học, th́ điều đó cũng không có nghĩa là phương pháp luận đoán của Tử Vi có sự chính xác tuyệt đối. Bởi v́ - khi đă là một phương pháp , một công cụ dự báo do con ngươi t́m ra th́ không thể tuyệt đối. Ngay cả khi đă loại trừ khả năng hay, dở của người luận đoán th́ chỉ nên coi Tử Vi – cũng như tất cả các phương pháp bói toán khác – như một sự tham khảo về tính tất yếu có khả năng xảy ra và từ đó ứng sử phù hợp với qui luật của tự nhiên.




------------------------------------------


* Chú thích: Bạn có thể chính ḿnh t́m hiểu những khái niệm cơ bản về Tử Vi đẩu số qua cuốn: “Kinh Dịch và hệ nhị phân” Nxb VHTT. Giáo sư Hoàng Tuấn.

**Luận điểm này thể hiện và chứng minh trong sách “ Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp - Nxb VHTT - Tái bản 2002.


Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 7 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:30am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

MỘT THỜI HUYỀN BÍ LƯ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG.
Cho đến tận ngày hôm nay, khí tôi đang gơ những hàng chữ này th́ vẫn c̣n rất đông người nhân danh khoa học và cả nhân danh đức tin tôn giáo đều không tin vào lư học Đông phương. Tất nhiên đây là điều khôi hài. Cả hai tư tưởng khó dung ḥa ấy lại nhất quán với nhau trong việc không thừa nhận Lư học Đông phương. Đă không ít các tín đồ tôn giáo cho rằng Phong Thủy, bói toán thuộc về tín ngưỡng không phải của họ. C̣n những người có tinh thần khoa học th́ cho là một tṛ "mê tín dị đoan". Không thể có cách giải thích nào hợp lư hơn khi cho rằng: Đó là hệ quả của sự thiếu hiểu biết v́ kiến thức nửa mùa này, khi chúng thống nhất phản ứng với Lư học Đông phương giữa hai nhận thức thật khó dung ḥa là khoa học và tôn giáo.
Đă nhiều lần tôi cố giải thích với các tín đồ tôn giáo rằng: Lư học Đông phương là một phương tiện, nó cũng giống như chiếc điện thoại di động của bạn và cả Bin laden với ông Bush đều dùng dù có niềm tin khác nhau. Bin Laden cũng có thể dùng Phong Thủy, nếu ông ta muốn có chỗ ở tốt hơn để phụng sự Đức Ala. Cả hai ông đều có thể xem Tử Vi hoặc xem bói cho sự nghiệp của ḿnh.
Nhưng nếu may mắn, cả thế giới này ứng dụng các phương pháp của Lư học Đông phương không phân biệt tôn giáo và chính kiến th́ suy cho cùng, vấn đề không phải chỉ dừng ở đây. Mà vấn đề chính là sự huyền bí đứng đằng sau các phương pháp ứng dụng của Lư học Đông phương.
Sự hoài nghi sẽ tiếp tục lặp lại như hàng ngàn năm trôi qua trong lịch sử văn hóa Đông phương huyền bí. Mọi cố gắng của con người với thời gian không phải tính bằng năm, tháng mà là hàng thiên niên kỷ để đi t́m bí mật của văn hóa Đông phương, nhưng vẫn hoàn toàn vô vọng.
Đă hàng ngàn năm trôi qua, không phải chỉ những người trí thức thường thường bậc trung, mà là cả những kỳ nhân, thánh trí đều như lao vào một bức tường huyền bí đến kỳ vĩ. Khi nến văn hóa toàn cầu giao lưu, th́ sự huyền bí của Lư học Đông phương đă không c̣n giới hạn ở vài nước ở phương Đông, mà là cả thế giới đă quan tâm đến nó. Liên hiệp quốc đă bốn lần tổ chức đại hội thảo Kinh Dịch. Nhưng kết quả vẫn là sự huyền bí kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương, sừng sững thách đố trí tuệ nhân loại.
Phải chăng người ta đă bế tắc v́ không thể đi t́m một cái đúng từ một cái sai trên nguyên lư lư thuyết nền tảng của Lư học Đông phương?
Phải chăng những thực tại vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người được nhận thức tổng hợp từ một tri thức xa xưa của con người đă vượt xa tri thức của nhân loại hiện đại, nên khiến cho con người ngày nay không thể hiểu được những khái niệm của nó?
Bởi vậy, tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" mà các bạn đang xem đây phải trở lại với những cái mà cổ thư để lại và xem xét chính những nguyên lư căn để của các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương, mà hệ quả của nó là bói toán và phong thủy mà tôi đă đề cập đến ở phần đầu tiểu luận này.


--------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm t́m hương cuối mùa
Thiên Sứ
Go to the top of the pageReport Post
     

Delete PostEdit Post+Quote Post
V Sửa Đầy Đủ
V Sửa Nhanh
Thiên Sứ
Đánh Giá: 5
Xem Thông Tin
Thêm Vào Hảo Hữu
Gửi Tin Nhắn
T́m Chủ Đề
T́m Bài Viết
     
post Nov 12 2008, 05:46 PM
IP: 117.7.95.95 | Bài viết #7 |


Advanced Member
***

Nhóm: Điều hành
Bài Viết: 3,642
Gia Nhập: 6-April 08
Thành Viên Thứ: 3

Cảnh Cáo: (0%) ------+

     
Những vấn đề nguyên lư trong thuyết Âm Dương Ngũ hành

Trải hàng ngàn năm trong văn hóa Hán, chưa bao giờ thuyết Âm Dương ngũ hành được chính thức công nhận như là một giá trị tư tưởng chính thống. Mặc dù Nho học được đề cao và trong đó Khổng tử được coi là đồng tác giả trước tác nên Kinh Dịch, một trong Ngũ kinh của Nho Giáo. Nhưng trong kinh Dịch lại chỉ nói đến Âm Dương, không nói đến Ngũ hành. Trải hàng ntgànn năm sau, nhưng nhà nghiên cứu dịch học và văn hóa cổ Đông phương của chính Trung Hoa cũng không hề t́m thấy dấu ấn, nhất quán và hoàn chỉnh của học thuyết này. Thiệu Vĩ Hoa - nhà lư học nổi tiếng Trung Hoa hiện đại thừa nhận rằng:
Thuyết Âm Dương rất có thể đồng thời với thuyết Ngũ hành.(*)

Rất có thể. Tức là chưa hẳn. Đây mới chỉ là một giả thuyết. Hay nói cách khác: Trải hàng ngàn năm lịch sử văn hóa Hán, người ta vẫn chưa thể t́m thấy dấu ấn cho sự nhất quán, hoàn chỉnh của học thuyết này. Thâm chí cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gơ những hàng chữ này, vẫn có những nhà nghiên cứu cho rằng thuyết Âm Dương là đối tượng ứng dụng nghiên cứu chính và phủ nhận thuyết ngũ hành.
Thuyết Âm Dương xuất hiện trong Kinh Dịch và được cho là do các bậc thánh nhân Hoa Hạ làm ra. Nhưng chúng ta lại thấy nó liên quan đến hai đồ h́nh rất căn để trong lư học Đông phương đó là Lạc Thư Hà đồ. Nguyên lư căn để của Bát quái Hậu Thiên và Tiên Thiên trong Dịch học - cội nguồn của mọi phương pháp ứng dụng trong Lư học Đông phương. Bởi vậy, chúng ta tiếp tục t́m hiểu căn nguyên của hai đồ h́nh này ngay dưới đây.

Người viết đă hân hạnh tŕnh bày về sự sai lệch có tính căn đế của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán. Đồng thời chứng minh cho sự hiệu chỉnh vị trí Tốn Khôn trong Hậu thiên bát quái và liên hệ với Hà Đồ (Xin xem “T́m về cội nguồn Kinh Dịch” Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin. Tái bản 2002. website vanhienlacviet.com; hoặc lyhocdongphuong.org.vn).

Chỉ có trên cơ sở này, chúng ta mới có thể nhận thấy một cách dễ dàng sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ thể hiện trong những nguyên tắc và qui luật an sao Tử Vi. C̣n theo cổ thư chữ Hán th́ hoàn toàn không thể thực hiện được sự t́m hiểu và khả năng phục hồi những phương pháp tiên tri Đông phương, trên cơ sở những tiêu chí khoa học.
Người ta không thể t́m ra một cái đúng từ một cái sai.
Ngược lại trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, bức màn bí ẩn của văn hóa Đông phương một thời huyền bí từ từ sáng tỏ dưới ánh sáng khoa học thật sự nhân danh tiêu chí khoa học. Và nó cũng chứng tỏ rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và chính là lư thuyết thống nhất mà nhân loại đang t́m kiếm - nhân danh nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt một thời huyền vĩ bên bờ Nam Dương tử với lịch sử đến nay trải gần 5000 năm.
Để bạn đọc tiện tham khảo, người viết xin được tóm lược những vấn đề và hiện tương liên quan đến Hà Đồ Lạc thư và Bát quái trong cổ thư chữ Hán với sự hiệu chỉnh liên quan.

I) Những vấn đề Hà Đồ Lạc Thư và Kinh Dịch theo cổ thư chữ Hán
I - 1:
Hà Đồ trong cổ thư chữ Hán được coi là do vua Phục Hy (Khoảng 4000 – 6000 năm trước CN) t́m ra từ trên lưng con Long Mă trên sông Hoàng Hà và Đồ h́nh Tiên thiên bát quái được ngài sáng tạo từ Hà Đồ. Dưới đây là đồ h́nh Hà Đồ được công bố vào đời Tống sau vua Phục Hy t́m ra nó mà truyền thuyết nói tối và cách thời Phục Hy từ 5000 năm đến 7000 năm sau CN.



H́nh Hà Đồ


Hà Đồ cửu cung

Dưới đây là h́nh Tiên Thiên Bát quái, cũng được coi là do vua Phục Hy sáng tạo cùng thời căn cứ vào Hà Đồ trên lưng Long Mă.


Tiên thiên bát quái


Tiên thiên liên hệ với Hà Đồ cửu cung

I - 2: Lạc Thư theo truyền thuyết Trung Hoa do vua Đại Vũ (Khoảng 2000 – 2200 trước Cn) t́m ra từ trên lưng rùa thần trên sông Lạc thuỷ


H́nh Lạc thư


Lạc thư cửu cung

I - 3:
Hậu thiên bát quái theo truyền thuyết Trung Hoa là do vua Văn Vương (Khoảng 1150 năm trước Cn) sáng tạo căn cứ trên Lạc thư.


H́nh Hậu Thiên Bát quái


Hậu thiên Bát quái phối Lạc thư cửu cung

II - Những vấn đề Hà Đồ Lạc thư và Kinh Dịch từ văn minh Lạc Việt
II - 1: Bản chất của Lạc Thư trong văn minh Lạc Việt:

Lạc Thư là sách của người Lạc Việt. Lạc thư cửu tinh đồ là đồ h́nh vị trí các sao trên bầu trời quan sát từ trái đất. Đây là cơ sở của Lạc Thư.


Lạc thư cửu tinh đồ


Lạc thư điểm

Đồ h́nh Lạc thư này giống đồ h́nh Lạc thư ghi nhận từ cổ thư chữ Hán, nhưng có xuất xứ cội nguồn khác nhau: Lạc thư điểm từ văn minh Lạc Việt là đồ h́nh biểu kiến của Lạc thư cửu tinh đồ trên bầu trời Trái đất. Khác với Lạc thư trong cổ thư chữ Hán từ trên lưng con rùa.

II - 2: Bản chất của Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt:
Hà đồ trong văn minh Lạc Việt là đồ h́nh miêu tả quy luật vận động của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) tương tác với mặt Trời (Dương) và mặt trăng (Âm). Đồ h́nh Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt không khác sự ghi nhận trong cổ thư chữ Hán (Tham khảo h́nh trên), nhưng khác nhau về xuất xứ cội nguồn.
Trước khi diễn tả nội dung của Hà đồ từ văn minh Lạc Việt, xin được tŕnh bày phương pháp tính giờ của Âm dương lịch.
Âm lịch chia một ngày thành 12 giờ. Mỗi giờ âm lịch bằng hai giờ dương lịch:
Giờ thứ nhất – giờ Tí – từ 23 giờ ngày hôm trước đến 1 giờ ngày hôm sau.

Giờ thứ hai – giờ Sửu – từ 1 đến 3 giờ.
Giờ thứ ba – giờ Dần – từ 3 đến 5 giờ.
Giờ thứ tư – giờ Măo – từ 5 đến 7 giờ.
Giờ thứ năm – giờ Th́n – từ 7 đến 9 giờ.
Giờ thứ sáu – giờ Tỵ – từ 9 đến 11 giờ.
Giờ thứ bảy – giờ Ngọ – từ 11 đến 13 giờ.
Giờ thứ tám – giờ Mùi – từ 13 đến 15 giờ.
Giờ thứ chín – giờ Thân – từ 15 đến 17 giờ.
Giờ thứ mười – giờ Dậu – từ 17 đến 19 giờ.
Giờ thứ mười một – giờ Tuất – từ 19 đến 21 giờ.
Giờ thứ mười hai – giờ Hợi – từ 21 đến 23 giờ.

Với sự phân chia thời gian theo âm lịch nói trên và sự định hướng phương vị của Lạc thư th́ sự vận động của các v́ sao quen thuộc trong Thiên văn học hiện đại thuộc Thái dương hệ gồm: sao Kim, sao Thủy, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ lần lượt xuất hiện trên bầu trời sẽ tạo ra độ số của Hà đồ như sau:

1) Vị trí xuất hiện của sao Thủy ở phương Bắc trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ nhất (giờ Tí); giờ thứ sáu (giờ Tỵ)
Trong tháng: ngày mồng 1, 6, 11, 16, 21, 26. Mặt trời, mặt Trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc.
Trong năm: Tháng 11, 6. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc.
Vị trí của sao Thủy theo độ số của sao Thủy trên Hà đồ (1 – 6),ứng với phương Bắc của Lạc thư .

2) Vị trí xuất hiện của sao Hỏa ở phương Nam trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ hai (giờ Sửu); giờ thứ bảy (giờ Ngọ)
Trong tháng: ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27. Mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Hỏa ở phương Nam.
Trong năm: Tháng 2, 7. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam.
Vị trí của sao Hỏa theo độ số của sao Hỏa trên Hà đồ (2 – 7), ứng với phương Nam của Lạc thư .
3) Vị trí xuất hiện của sao Mộc ở phương Đông trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ ba (giờ Dần); giờ thứ tám (giờ Mùi).
Trong tháng: ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28. Mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông.
Trong năm: tháng 3, 8. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông.
Vị trí của sao Mộc theo độ số của sao Mộc trên Hà đồ (3 – 8), ứng với phương Đông của Lạc thư .
4) Vị trí xuất hiện của sao Kim ở phương Tây trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ tư (giờ Măo); giờ thứ chín (giờ Thân)
Trong tháng: ngày mồng 4, 9, 14, 19, 24, 29. Mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Kim ở phương Tây.
Trong năm: tháng 4, 9. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây.
Vị trí của sao Kim theo độ số của sao Kim trên Hà đồ (4 – 9), ứng với phương Tây của Lạc thư .

5) Vị trí xuất hiện của sao Thổ ở giữa bầu trời
Trong ngày: giờ thứ năm (giờ Th́n); giờ thứ mười (giờ Dậu).
Trong tháng: ngày mồng 5, 10, 15, 20, 25, 30. Mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa.
Trong năm: tháng 5, 10. Lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời.
Vị trí của sao Thổ theo độ số của sao Thổ trên Hà đồ (5 – 10), ứng với Lạc thư ở giữa. (*)


Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: những nội dung mới mẻ này hoàn toàn chưa hề có trong cổ thư chữ Hán. Trong cuốn sách Chu Dịch vũ trụ quan, giáo sư Lê Văn Quán cũng chỉ đưa ra nội dung như trên cho từng đồ h́nh Lạc thư và Hà đồ một cách riêng rẽ; ông không có sự liên hệ nào giữa hai đồ h́nh này. Việc liên hệ giữa hai đồ h́nh Lạc thư – Hà đồ và cho rằng Lạc thư phải có trước – để định phương vị cho Hà đồ; Hà đồ có sau trên cơ sở phương vị Lạc thư, là do người viết thực hiện.


II - 3: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ:
Hậu thiên bát quái Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn Khôn so với Hậu Thiên Văn Vương) và liên hệ với Hà đồ. Đây là đồ h́nh căn để mà mục đích của nó là thể hiện nguyên lư tương tác những hiệu ứng vũ trụ lên trái Đất theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành có xuất xứ từ nền văn minh Lạc Việt.


H́nh Hậu thiên Bát quái nguyên thủy Lạc Việt

Hậu Thiên Lạc Việt


Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ Hà Đồ cửu cung

III - Tử Vi Đông phương và những hiệu ứng vũ trụ liên hệ với Địa cầu:
III - 1: Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt và địa cầu so sánh với 12 cung tử Vi:
Trên cơ sở những nguyên lư căn để khác biệt được tŕnh bày ở trên, bạn đọc so sánh nguyên lư: Hậu thiên Bát quái liên hệ với Hà Đồ phối hợp với vị trí biểu kiến của Trái Đất đặt tại Trung cung, chúng sẽ có một sự liên hệ hợp lư như sau:


H́nh Hà Đồ - Hậu thiên và trái Đất.

Qua h́nh trên, xin bạn đọc lưu ư rằng: mặt phẳng Hoàng đạo chính là vị trí biểu kiến của hai cung Th́n Tuất. Bây giờ chúng ta quán xét sự trùng khớp giữa Thiên bàn Tử Vi và đồ h́nh Hà đồ qua h́nh dưới đây.


H́nh thiên bàn tử vi

Qua h́nh trên, bạn đọc cũng thấy sự trùng khớp về nguyên tắc vận động của Ngũ Hành trên Hà Đồ và thiên bàn Tử Vi.
Từ sự liên hệ những đồ h́nh trên, chúng ta sẽ thấy những yếu tố nhằm chứng minh cho một giả thuyết cho rằng:

“Tử Vi chính là sự ứng dụng những tri thức về những hiệu ứng vũ trụ tương tác với Địa Cầu”.

III - 2: Những yếu tố liên hệ giữa phương pháp ứng dụng của Tử Vi và mối liên hệ tương quan trong vũ trụ:

III - 2 - 1: Hai cung Th́n Tuất – là nơi xuất phát của hầu hết các sao trong Tử Vi – chính là sự biểu kiến qui ước của Mặt phẳng Hoàng Đạo Trái Đất. Và chúng ta cũng biết rằng mặt phẳng Hoàng Đạo chính là mặt phẳng biểu kiến quĩ đạo của các v́ sao gần Trái Đất.

III - 2 - 2:

Phương pháp an cḥm sao Tử Vi (Đế tinh) luôn bắt đầu (có tính quy ước) cho các số Cục từ cung Dần. Cung Dần là Dương Mộc tương ứng với cung Cấn của Hậu Thiên trên Hà Đồ (Xem đồ h́nh trên), tức là chính giữa bầu trời. Đây là vị trí Trung Cung của sao Ngũ Đế toạ. Xin xem: Lạc Thư cửu tinh đồ (H́nh trên). “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”. Nxb Văn Hoá Thông Tin. Tái bản 2002. Website vanhienlacviet.com. Giới thiệu sách.Trang 51...

III - 2 - 3:

Khoa Thiên văn học hiện đại đă chứng minh rằng: Quĩ đạo các v́ sao quan sát từ trái đất có một hiệu ứng chuyển dịch ngược, sau đó lại vận động trở lại theo chiều chuyển động của nó. Hiệu ứng này đă tạo ra do trái đất quay quanh mặt trời (C̣n gọi là hiện tượng quỹ đạo chuyển động đảo biểu kiến của các v́ sao quan sát từ trái đất). Đây cũng chính là nguyên tắc tính đại & tiểu hạn trong Tử Vi và phương pháp an sao của phần lớn các sao trong Tử Vi (Chuyển theo “tháng” và ngược lại theo “Giờ”). Xin xem h́nh minh hoạ dưới đây:


H́nh minh hoạ quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến của các v́ sao quan sát từ trái đất.
Tư liệu trong cuốn Dynamic Astronomy. Tác giả: Robert.T.Dixon. Prentice - Hall ternational. Inc.


H́nh minh hoạ phương pháp lưu Đại hạn trên Thiên Bàn Tử Vi
(Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến. Hầu hết phương pháp an sao Tử Vi cũng có tính chất chuyển động đảo)
Như vậy, qua sự minh hoạ trên cho chúng ta thấy một sự trùng khớp hợp lư của hầu hết những yếu tố quan trọng có tính nguyên lư của Tử Vi với sự vận động của các v́ sao trên bầu trời và sự liên hệ với các vấn đề trong học thuật cổ Đông phương: Hà Đồ, Hậu thiên bát quái Lạc Việt... Như vậy – cùng với những yếu tố phù hợp với tiêu chí khoa học – hoàn toàn có cơ sở khoa học của một giả thuyết cho rằng:

Tử Vi chính là một phương pháp thể hiện những hiệu ứng tương tác vũ trụ có tính qui luật trong sự vận động của các v́ sao trên bầu trời với Trái Đất và con người, được giải thích bằng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành.


Nếu giả thuyết này được coi là đúng v́ tính hợp lư của các vấn đề liên quan th́ đây sẽ là sự mở đầu cho những phương pháp nghiên cứu về những hiệu ứng vũ trụ, ngoài những hiệu ứng mà nhân loại đă khám phá, như: Sự tương tác của mặt Trời, mặt Trăng, từ trường Trái Đất...
Từ hiệu ứng này và trên cơ sở giả thuyết đă nêu, chúng ta sẽ kiểm định lại hai phương pháp tính Nguyệt hạn của Tử Vi là:
III - 2 - 3 - 1:

Năm tiểu hạn đâu, tháng Giêng xuất phát từ đó và thuận theo chiều kim đồng hồ.


III - 2 - 3 -2:

Từ năm tiểu hạn tính ngược đến tháng sinh và thuận đến giờ sinh.
Các Tử Vi gia thường đưa ra cả hai phương pháp rồi khuyến cáo người xem ứng dụng cả hai và chứng nghiệm. Nhưng về mặt lư thuyết th́ phương pháp III - 2 - 3 - 2 phù hợp với hiệu ứng trong sự chuyển động của các v́ sao quan sát từ trái Đất đă nêu ở trên. Tất cả những yếu tố trên là cơ sở để chứng minh cho một hiệu ứng vũ trụ tương tác với Trái Đất, được kư hiệu và qui ước hóa trong Tử Vi gây ảnh hưởng đến con người. Cơ sở này chỉ được chứng minh và hoàn thiện trên cơ sở nguyên lư căn để của nền lư học Đông phươmng nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, : Hậu thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn & Khôn) liên hệ với Hà Đồ (*).

IV - Kết Luận:
Từ cơ sở này, như vậy chúng ta sẽ có một hệ quả liên hệ với nó
là:
* Sự liên hệ những hiệu ứng vũ trụ qua sự vận động của các sao gần hệ mặt Trời trong Tử Vi chỉ có thể thực hiện được từ văn minh Lạc Việt với sự hiệu chỉnh Tốn Khôn trong Hậu thiên Bát quái và liên hệ với Hà Đồ. Điều này đă chứng tỏ văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các học thuật cổ Đông phương.
* Trần Đoàn lăo tổ không thể là tác giả của Tử Vi đẩu số. Ông ta chỉ có công phổ biến Tử Vi trong văn hóa Hán bằng chữ Hán (là văn tự chính thống và phổ biến trong đế quốc Hán vào thời dân Việt mất nước cả ngàn năm). Bởi v́, ông ta vào thời Trung cổ không thể có những tri kiến thiên văn của nền khoa học hiện đại và của những tri kiến mà chính nền khoa học hiện đại cũng chưa đạt tới. Hơn nữa, ông ta không thể làm ra một giải pháp đúng từ một đồ h́nh có trên lưng Rùa Thần hiện ra trên sông Lạc (Sic!).
* Sự vận động của vũ trụ từng giây, từng phút – Nói theo ngôn từ của Đức Thích Ca là từng sát na – trong khi lá số Tử Vi là những kư hiệu qui ước, nên với một lá số cũng chỉ có giá trị tương đối về mặt lư thuyết. Do đó chúng phải có sai lệch trong một khung nhất định. Điều này, cũng giải thích v́ sao cùng dữ kiện: ngày, giờ, tháng, năm sinh vẫn có thể có những sai lệch cho từng số phận. Nhưng trong điều kiện chuẩn về lư thuyết, th́ tính chính xác đến chi tiết khi luận đoán của Tử Vi đủ cho thấy trí tuệ siêu việt của người xưa. Khi mà nhưng tương tác của vũ trụ thông qua sử chuyển động có quy luật của các sao trên Thiên Hà với Địa Cầu c̣n nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học hiện đại.
Không phải chỉ có Tử Vi Đông Phương mà có thể nói rằng: Hầu hết khoa chiêm tinh của các nền văn minh cổ đại c̣n sót lại trong văn minh nhân loại, đều chỉ thẳng lên bầu trời.
Điều này khẳng định rằng: Phải có một nền văn hóa toàn cầu kỳ vĩ đă từng tồn tại và họ đă khám phá ra những hiệu ứng vũ trụ tương tác có quy luật với Địa cầu và lên sự phát triển của sự sống nới đây.
Không có tính quy luật th́ không có khả năng tiên tri - Đó là phát biểu của tiêu chí khoa học.

---------------------
* Chu Dịch và dự đoán học - Thiệu Vĩ Hoa - Bản tiếng Việt Nxb VHTT 1992.
** Chú thích: Gs Lê Văn Quán, Chu Dịch vũ trụ quan, (NXB Giáo dục 1995).
*** Xin xem phần chứng minh trong “T́m về cội nguồn Kinh Dịch”- Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb VHTT tái bản 2002.Website vanhienlacviet.com.

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:31am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Thái ất thần kinh và khả năng dự báo
Nếu một người sinh ra trong điều kiện chuẩn về lư thuyết của lá số Tử Vi; tức là mọi quy ước đều phản ánh đúng với thực tế, th́ khả năng dự báo khá chính xác và chi tiết cho số phận một con người. Đó là nguyên nhân góp phần tạo nên một khái niệm về định mệnh.

So sánh với Tử Vi th́ Thái ất cũng là một môn dự báo có tính hệ thống, qui tắc và chuẩn mực, có tham vọng dự báo tất cả các hiện tượng xă hội và tự nhiên trên trái Đất liên quan tới con người. Do đó, Thái ất cũng tạo một ư niệm khắc nghiệt hơn về định mệnh ở tầm cỡ xă hội.
Trong các trước tác thuộc về cổ học Đông phương, mà hầu hết đều được gán cho các tác giả thuộc văn minh Hoa Hạ th́ riêng có Thái Ất thần kinh là cuốn kỳ thư duy nhất ứng dụng phương pháp luận của tuyết Âm Dương Ngũ hành không có tác giả thuộc nền văn minh Hoa Hạ. Người viết cho rằng: Sẽ không thể có một lập luận hoàn chỉnh và là sự sai lầm, nếu vẫn cho rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc văn minh Hoa Hạ, nhưng cuốn Thái Ất lại thuộc về văn minh Lạc Việt. Bởi vậy, hai nhà nghiên cứu Thái Quang Việt và Nguyễn Đoàn Tuân tuy có ư tưởng đúng khi cho rằng: Thái Ất thần kinh là trước tác của người Việt (*), nhưng lập luận lại không vững chắc khi mắc sai lầm trên.

Thái ất thần kinh là cuốn sách ứng dụng thuần tuư, mang tính dự báo tương lai (**) Tham vọng dự báo của Thái ất bao trùm sự vận động của vũ trụ mà hiệu ứng của nó ảnh hưởng tới môi trường trái đất, cho nên mọi vấn đề xă hội và con người. Trong Thái ất ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kư hiệu của Kinh Dịch. So với Tử Vi, phương pháp dự đoán của Thái ất thể hiện khá rơ nét các hiệu ứng vũ trụ tương tác lên trái đất có qui tắc, chuẩn mực rơ ràng và cũng không hề có nội dung thần quyền. Một ví dụ cho vấn đề này là cách tính mốc chuẩn của Thái ất.
Theo Thái ất, mốc chuẩn thời gian được tính theo Thượng cổ Giáp Tư 10.153.917 trước CN. Cũng theo Thái ất, căn cứ để tính mốc chuẩn này v́:
“Năm gọi là gốc thời gian v́ có hiện tượng 7 sao tụ hội. Tức là tất cả Nhật Nguyệt hợp bích và 5 tinh liên châu đều họp ở cung Tư, cho nên: năm, tháng, ngày, giờ, thiên chính, đông chính đều lấy cung Tư làm mốc hầu hết, gọi là Thượng Cổ Giáp Tư” (***).


Như vậy, ngay từ mốc chuẩn đầu tiên đă cho thấy phương pháp tính toán của Thái ất có cơ sở là những hiệu ứng và sự tương tác vũ trụ. Hiệu quả của phương pháp tính Thái ất quả là đáng kinh ngạc, khi cho đến nay tính tiên tri là yêu cầu của một lư thuyết khoa học, vẫn tỏ ra có hiệu quả (Đă trích dẫn: lời dự báo thiên tai cho năm 2002). Nhờ đó có duyên hội ngộ với học giả Nguyễn Đoàn Tuân, cụ đă cho xem một bản văn trong đó cụ đă tính trước và biết được sự thất bại của tàu con thoi Chelinge 13 bị cháy sau khi rời bệ phóng.
Từ lâu, trong các truyền thuyết dân gian đă cho rằng: Chính ngài Trạng Tŕnh đă sử dụng Thái ất để dự đoán 500 năm về trước và 500 năm về sau. Hiệu quả của dự báo Thái ất đă được truyền tụng trong dân gian và cho đến ngày nay. Mặc dù những khái niệm trong Thái ất vẫn thách đố tri thức khoa học hiện đại, nhưng chính những công thức tính toán và chuẩn mực, quy tắc của Thái ất với khả năng tiên tri của nó, đă minh chứng cho tính khoa học và khả năng đă tồn tại của một siêu lư thuyết thống nhất vũ trụ đứng đằng sau nó. Đồng thời cũng chứng tỏ khả năng nhận thức của con người trước những yếu tố tế vi tác động và chi phối lên chính con người. Bởi v́, người ta chỉ có thể lập tŕnh, qui ước và hệ thống hoá để tính toán được những trạng thái vận động có tính quy luật. Không ai có thể tính trước được việc làm của thần linh và ma quỉ. Những dữ kiện trong Thái ất cũng hé mở cho khả năng khám phá sự tồn tại của những hiệu ứng vũ trụ tương tác với trái Đất, cuộc sống, xă hội và con người mà con người có thể nhận thức được. Kết quả của khả năng tiên tri thể hiện trong Thái ất và Tử Vi đẩu số, đă chứng tỏ tính quy luật trong sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ qua những quy tắc, chuẩn mực của nó.
Như vậy, vấn đề c̣n lại sẽ là khả năng nhận thức của con người, trên cơ sở tri thức hiện tại hoặc sự phát triển của tri thức trong tương lai, có phát hiện được những hiệu ứng vũ trụ đang tác động lên chính con người hay không? Đây là một hiện tượng rất khó có thể chứng minh được bằng thực nghiệm trong khả năng của nền khoa học hiện đại. Điều này chỉ có thể chứng minh dựa trên cơ sở những mối liên hệ hợp lư của những vấn đề và hiện tượng liên quan. Hay nói một cách khác: Nó thuần túy mang tính lư thuyết. Nhưng chưa chứng minh được bằng thực nghiệm không có nghĩa là những hiệu ứng vũ trụ đó không tồn tại. Bởi v́, con người cũng như tất cả các sinh vật đă phát sinh, phát triển và tồn tại trên trái đất này, đều chịu ảnh hưởng của những hiệu ứng vũ trụ và ḥa nhập với nó. Một thí dụ trong trường hợp này là: Bạn sẽ rất ít khi nghĩ rằng bạn đang thở, mặc dù không khí là yếu tố tồn tại của bạn. Do thở là một điều kiện cần, đă hoà nhập với bạn ngay từ lúc bạn mới chào đời. Nhưng không khí là một thực thể tồn tại bên ngoài bạn, nên có thể cảm nhận bằng giác quan. Thí dụ khác là: Bạn có bao giờ cảm nhận được lực hấp dẫn hoặc ảnh hưởng của từ trường trái Đất lên người bạn không? Có lẽ chỉ trừ những siêu nhân, c̣n t́nh trạng phổ biến, trong đó có cả tôi – câu trả lời sẽ là: “Không cảm nhận được điều này”. Bạn chỉ có thể nhận thức được từ trường và lực hút của trái Đất qua các hiện tượng liên quan và là một thực tế đă được khoa học hiện đại chứng minh. Theo truyền thuyết, việc chứng minh khoa học cho sự tác động của lực hấp dẫn được nghĩ đến, khi quả táo rơi xuống cái đầu vĩ đại của nhà bác học Newton vào thế kỷ XVII. Hàng ngàn năm trôi qua, hàng triệu quả táo đă rơi...Nhưng chỉ đến khi nó rơi vào đầu nhà bác học Newton, nhân loại mới phát hiện ra lực hấp dẫn. Thật là may, nếu quả táo thiên thần đó rơi xuống đầu một con ḅ, th́ có lẽ đến bây giờ người ta vẫn chưa tin là có sức hút trái Đất. Con người đă biết được lực từ trường và lực hấp dẫn, nhưng vẫn không cảm nhận được, v́ đă phát sinh, phát triển, tồn tại và hoà nhập trong đó. Tương tự như vậy, những hiệu ứng vũ trụ khác đang tác động lên con người, cũng sẽ không cảm nhận được.
Như vậy, với giả thuyết cho rằng: Tử Vi và tất cả những khoa dự đoán Đông phương nói chung – có phương pháp, chuẩn mực, hệ thống và qui tắc – là những hiệu ứng vũ trụ tác động có tính quy luật lên con người đă tạo nên khả năng tiên tri cho số phận con người, th́ vấn đề rất cần và đủ và rất nghiêm túc cho việc lư giải câu hỏi từ ngàn xưa của con người: “Định mệnh có thật hay không ?” sẽ là:
Những hiệu ứng đó có tác động lên trạng thái ư thức của con người hay không?
Bởi vậy, vấn đề cần bàn sau đây sẽ là: bản chất của ư thức trong sự tương tác với hiệu ứng vũ trụ. Đây là một yếu tố rất căn bản để tạo nên chiếc ch́a khoá mở cánh cửa bí ẩn của “Định Mệnh”.


Chú thích:
* “ Thái ất thần kinh” Thái Quang Việt, Nguyễn Đoàn Tuân.Nxb VHDT 2001 - Tái bản 2002 . trang 9.

** Người viết tiểu luận này cho rằng Kỳ Môn độn giáp và Thái Ất thần Kinh là hai phần của một cuốn kỳ thư duy nhất. Thái Ất tức là phía trên tất cả các Thiên Can Âm mà Ất là biểu tượng, Độn Giáp là phía dưới thiên can Dương mà Giáp là biểu tượng. Dưới Dương và Trên Âm chính là tri thức về cái Dụng của trời đất với con người. Tuy nhiên đây là một chủ đề khác, không nằm trong tiểu luận này.

** * Thái ất thần kinh. Nxb VHDT 1/2001. trang 300.
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 9 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:31am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bản chất của ư thức

Phù Dịch quăng hỹ. Dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngữ.
Dĩ ngôn hồ nhĩ tắc nhi chính. Dĩ ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hỹ.
Dịch lớn thay! Nói về xa th́ vô cùng, nói về gần th́ tĩnh mà chính.
Nói về trời đất th́ bao trùm tất cả! .


I - Khái niệm về vấn đề
Khoa học ngày càng đi sâu vào thế giới vật chất vi mô. Những dạng tồn tại nhỏ nhất của vật chất được lần lượt phát hiện. Những cấu trúc - những dạng tồn tại của vật chất - ngày càng nhỏ dần và có vẻ như từ từ biến mất. Các nhà khoa học hàng đầu ngơ ngác. Đă có người la lên rằng: "Vật chất đă biến mất". Những giáo lư tôn giáo bắt đầu xem xét lại tính hợp lư cho sự tồn tại của Thượng Đế. Cuốn "Thượng Đế và Khoa học" là một điển h́nh (*). Trong cuốn này - được trước tác bởi ba vị viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học Pháp Quốc - đă kết luận: Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ. Trong trường hợp này - như người viết đă tŕnh bày:
Định mệnh không có thật. V́ nó tùy thuộc vào ư muốn chủ quan của Thượng Đế.
Chúng ta giả thiết rằng: Tất cả các qui luật vật lư trong vũ trụ đă được phát hiện. Mọi quy luật tương tác - mà khoa học thừa nhận tính tương tác tạo nên vạn vật - đều được khám phá. Trong trường hợp này vấn đề đặt ra cho khoa học sẽ là:
Bản chất của ư thức là ǵ? Và tất cả các quy luật tương tác vật lư có tương tác với ư thức hay không?
Hay chỉ có sự tương tác một chiều: Sự tương tác của ư thức với vật chất và không có chiều ngược lại?

Cũng hàng ngàn năm qua đi...Đă có nhiều cách giải thích minh triết khác nhau về vũ trụ và con người. Nhưng hầu hết các trường phái triết học cổ xưa cũng như hiện đại đều phân biệt trạng thái ư thức (hoặc tinh thần) và vật chất. Và “Ư thức” là khái niệm cho một dạng tồn tại phi vật chất và có tương tác với vật chất.
Bởi vậy, nếu tiêu chí khoa học hiện đại cho rằng: “một lư thuyết khoa học phải có tính quy luật và có khả năng tiên tri” th́ – từ tiêu chí khoa học và giả thiết về tính quy luật của những hiệu ứng vũ trụ tác động lên con người – vấn đề sẽ được đặt ra là:

Những hiệu ứng tương tác vũ trụ này có tương tác với ư thức con người hay không?

Hay nói một cách khác:
Có sự tương tác hai chiều giữa vật chất và ư thức không - Khi tất cả các trường phải triết học đều đă xác định một chiều là: "ư thức có tương tác với vật chất"?

I - 1: Trong trường hợp được xác định là "có" sự tương tác hai chiều th́ bản chất của ư thức mang thuộc tính vật chất.

Như vậy sự phân biệt giữa vật chất và ư thức phi vật chất là một sai lầm trong nhận thức cổ điển. Đă có một lần, tôi hỏi một nhà khoa học trẻ, giảng viên toán lư một trường đại học. Câu hỏi là:
"Trong tri thức khoa học hiện đại mà anh biết, có một dạng tồn tại nào phi vật chất, nhưng lại có năng lương tác động lên vật chất hay không?".
Anh ta trầm ngâm suy nghĩ một lúc và trả lời tôi:
"Không!".
Với câu trả lời này th́ nếu coi ư thức là một dạng tồn tại phi vật chất th́ đây là điều hoàn toàn phi lư trong mối tương quan với tri thức khoa học hiện đại. Và điều này xác định về mặt lư thuyết rằng:
Tất cả mọi quy luật vật chất mà khoa học khám phá được sẽ hoàn toàn vô nghĩa . V́ trong vũ trụ tồn tại một sự tương tác phi vật chất và không kiểm chứng được, không quán xét được do tất cả mọi phương tiện kỹ thuật - vật chất - không tương tác với nó.
So sánh với tiêu chí khoa học cho một lư thuyết khoa học th́ vấn đề được xác định ở đây là: Ư thức và biến tướng của khái niệm này - mà ngày nay người ta gọi là "tâm linh" - phải là một dạng tồn tại của vật chất - chưa được khám phá. Hay nói cách khác: Khái niệm "vật chất" phải được định nghĩa lại. Và đây không phải lần đầu tiên trong lịch sử văn minh nhân loại những tư duy khoa học và minh triết đặt lại định nghĩa về khái niệm này.
Khái niệm mới định nghĩa về vật chất - được coi là hợp lư và cần trong tiểu luận này - như sau:
Mọi dạng tồn tại tương tác lẫn nhau, dù đă được biết đến hoặc chưa được biết đến - đều là vật chất.

Hay diễn đạt một cách đầy đủ là:
Vật chất là tất cả những dạng tồn tại và tương tác lên những dạng tồn tại khác và chính nó.

Bởi v́ chúng phải có năng lượng để thực hiện sự tương tác đó. Khi đă có năng lượng th́ chúng sẽ phải tuân theo quy luật tích lũy, sản sinh hay bảo tồn năng lương - một quy luật của khoa học.

I - 2: Trong trường hợp sự trả lời câu hỏi "Có sự tương tác hai chiều giữa vật chất và ư thức không - Khi tất cả các trường phải triết học đều đă xác định ư thức có tương tác với vật chất?" là “Không”.

Trong điều kiện này mọi quy luật vật lư thể hiện sự tương tác của vật chất đều không thể tồn tại, khi có sự tác động của ư thức – vốn được coi là một dạng tồn tại phi vật chất – và không kiểm soát được tính quy luật của nó. Tất yếu sẽ không có khả năng tiên tri. Và khi không có khả năng tiên tri th́ đây chính là sự phủ nhận tiêu chí khoa học cho bất cứ một lư thuyết khoa học nào - "Một lư thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri".
Như vậy - trong trường hợp này - dù người ta nhân danh tư tưởng minh triết thuộc bất cứ trường phái nào đều cũng sẽ dẫn thẳng đến Thượng Đế. Hay nói một cách khác: Toàn bộ tri thức khoa học loài người đă xây dựng nên trong lịch sử văn minh hiện đại phải sụp đổ (Chưa nói đến cái đám lóc nhóc "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" đang được quảng cáo là ủng hộ quan niệm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, nhân danh khoa học).

I - 3: Phần này giới thiệu một dạng tồn tại được đặt ra và cần lưu ư của nền minh triết Đông phương, trong ba luồng tư tưởng cổ đại là: Dịch, Phật, Lăo. Trong tính minh triết này có đặt vấn đề về một dạng tồn tại “không phải có, không phải không” và là bản tính chân như trong minh triết Phật Giáo; hoặc khái niệm Đạo trong Đạo giáo: "Đón th́ không thấy đầu, theo th́ không thấy đuôi. Ở trên không sáng, ở dưới không tối. Nhưng có thật và đáng tin"; Hoặc khái niệm Thái cực trong Dịch học.
Vấn đề này được đặt ra chỉ để lưu ư bạn đọc và sẽ được tŕnh bày trong phần sau của tiểu luận này.

III - Bản chất của ư thức là ǵ?
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đă và đang có một khái niệm mới là một dạng tồn tại khác của "ư thức" và có vẻ như "ư thức" chỉ là một trường hợp riêng của trạng thái này. Đó là khái niệm "tâm linh". Nhưng dù với bất cứ khải niệm nào. Miễn là cái gọi là "ư thức " hay "tâm linh" đó có tương tác với vật chất th́ - theo định nghĩa "Mọi dạng tồn tại có tương tác lẫn nhau, dù đă được biết đến hoặc chưa được biết đến - đều là vật chất.".
Ngược lại, nếu khẳng định tính phi vật chất của "ư thức" và "tâm linh" - cho dù thừa nhận tính tương tác của nó - th́ như người viết đă tŕnh bày ở trên: "Sẽ không có một khả năng tiên tri nào thực hiện được nhân danh khoa học". Bởi v́ mọi quy luật vật lư sẽ phụ thuộc vào sự tương tác một chiều phi vật chất không kiểm chứng được, không phải đối tượng nghiên cứu khoa học và tất cả tri thức khoa học sẽ sụp đổ bởi chính tiêu chí của nó v́ không c̣n tính quy luật và khả năng tiên tri.

Do đó, tính “Phi vật chất” của ư thức - tâm linh được tất các trường phái triết học cổ kim thừa nhận đến ngày hôm nay - khi người viết đang gơ những hàng chữ này, chính là một sai lầm trong phát triển tri thức của con người thuộc lịch sử văn minh hiện đại - khi người ta có một giới hạn trong khái niệm và định nghĩa cổ điển về vật chất.
Đó là nguyên nhân – ít nhất về mặt lư thuyết – khả năng tiên tri sẽ không thực hiện được và mọi quy luật của tự nhiên tạo nên tri thức nhân loại hiện đại sẽ sụp đổ bởi chính tiêu chí khoa học của nó.

Nhưng thực tế khả năng tiên tri vẫn đang hiện hữu và tồn tại từ ngàn đời. Trong đó tồn tại những phương pháp tiên tri có hệ thống, có qui luật và khách quan đă dẫn chứng là Tử Vi, Tử B́nh...

Như vậy, sự tồn tại và hiệu quả của các phương pháp có khả năng tiên tri tri hàng ngàn năm, tự nó đă phủ nhận khái niệm “ư thức là một thể tồn tại phi vật chất”. Hay nói một cách khác: Khái niệm "ư thức: - hay "tâm linh" chỉ là những dạng tồn tại của vật chất. Trong điều kiện này th́ nó phải chịu sự tương tác của những quy luật vật lư mà loài người đă khám phá ra hoặc chưa khám phá ra.

Như vậy, nếu câu trả lời là "Không" có sự tương tác của vật chất lên ư thức th́ kết luận sẽ là "Không có Định mệnh có khả năng tiên tri" và vấn đề sẽ kết thúc ở đây.
Hay nói một cách khác: Nhân loại sẽ không bao giờ t́m được một lư thuyết thống nhất mà các nhà khoa học đang mơ ước - sẽ chứng minh rơ hơn ở phần sau với những nhận định của S.W. Hawking. Đồng thời người ta sẽ phải thừa nhận một lực lượng phi tự nhiên đang tác động vào tự nhiên không mang tính quy luật khách quan. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sụp đổ của tất cả tri thức khoa học mà nhân loại đă tích lũy.

IV - Những vấn đề tồn tại.
Nhưng nếu ư thức không thể phi vật chất th́ con người rút cục chỉ là robot cao cấp chăng? Thực tế đă chứng minh không phải như vậy, cho dù tư duy (ư thức, tinh thần) có tính quy luật và có những thuộc tính vật chất th́ vấn đề hợp lư tiếp theo sẽ là:
Cái ǵ nhận thức tính tương tác có qui luật đó? Kể cả qui luật tương tác của ư thức?

Để giải thích một cách hợp lư vần đề được đặt ra trong một chuỗi suy luận v́ tính hợp lư của nó, chúng ta cần quay lại từ sự h́nh thành Thái Dương hệ.

"Trong giai đoạn đầu của sự h́nh thành Thái Dương Hệ – tức là vào giai đoạn chưa hề có một phần tử hữu cơ nào xuất hiện trên trái Đất để mở đầu cho sự sống – th́ tất cả từ những vận động khởi đầu cho một quá tŕnh phát triển, tiến hoá của tự nhiên trên trái Đất đều ảnh hưởng của những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ. Chính những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ này đă ảnh hưởng và chi phối quá tŕnh tiến hoá của vật chất – cụ thể là trên trái đất – từ vô cơ đến hữu cơ, từ đơn giản đến phức tạp – cho đến khi h́nh thành những sinh vật cao cấp trên trái Đất hiện nay, trong đó có con người. Do đó, tất cả những sự hiện hữu dù đơn giản hay phức tạp, dù sinh vật bậc thấp hay cao trên trái Đất, đều tồn tại và phát triển trong tính tất yếu đă hiện hữu của những hiệu ứng vũ trụ và hoà nhập cân đối với những hiệu ứng đó, ngay từ những tế bào sống đầu tiên. Loài người cũng chỉ là một hiện tượng tồn tại hữu hạn trong quá tŕnh vận động tương tác vô tận của vũ trụ. Do đó, sự tác động mang tính quy luật của những hiệu ứng vũ trụ lên chính con người (bao gồm cả những giá trị nhận thức và sự vận động tư duy, vốn là hệ quả của các hiệu ứng trên) phải là một thực tế hiện hữu và liên tục.

Nếu những vấn đề đặt ra theo giả thuyết ở trên không phải là một thực tế hiện hữu; tức là sự vận động của tâm lư, tư duy, những giá trị nhận thức... gọi chung là những giá trị tinh thần của con người, tách rời hoặc không chịu sự tác động của những hiệu ứng vũ trụ, th́ sự phủ nhận này sẽ dẫn đến tính hợp lư tiếp theo của nó là: Thừa nhận một sự tồn tại thoát thai từ tự nhiên và trở thành phi tự nhiên (xuất phát từ vật chất và phi vật chất), không nằm trong sự chi phối của tự nhiên và tách rời tự nhiên ở tầm cỡ vũ trụ. Nếu sự tồn tại phi tự nhiên đó có thật và hiện hữu trong con người, th́ đó chính là con đường dẫn tới ư niệm về Thượng Đế. V́ theo truyền thuyết, chỉ có Thượng Đế mới không chịu sự tương tác của tự nhiên. Điều này không thuộc về những luận điểm nhân danh khoa học và luận đề này sẽ kết thúc ở đây. Trong trường hợp này Định Mệnh sẽ không có thật mà tuỳ thuộc vào ư chí của Đấng Tối Cao, hoặc là một khái niệm khác - mà để tránh nhắc tới Thượng Đế - người ta gọi là "Tâm linh". Nếu đặt vấn đề: “ư thức có trước” th́ câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ là: Tại sao cái có trước đó lại tạo ra những qui luật vật lư như thế này chứ không như thế kia? Tại sao nó không tạo ra một thế giới ngay như bây giờ mà lại phải từ một nền văn minh thấp và phát triển như hiện nay? Đây cũng là vấn đề đặt ra trong cuốn “Thượng Đế và khoa học” và được giải thích rằng: Thượng Đế toàn năng đă sắp đặt vũ trụ như hiện nay với những qui luật của nó? Nhưng khi đặt vấn đề như vậy, bản thân ngài Jean Guitton – Đồng tác giả, viện sĩ Hàn lâm viện Pháp Quốc – cũng chưa chứng minh được sự hiện hữu của Thượng Đế. Lập luận của ông trong suốt cuốn sách chỉ có thể coi là một cách đặt vấn đề, khi tri thức khoa học hiện đại c̣n khiếm khuyết ở cách giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ. Hơn nữa sự phản biện quan điểm "Thượng Đế tạo ra vũ trụ" với các viện sĩ hàn lâm Pháp Quốc kia sẽ là:

Tại sao Thượng đế toàn năng lại sáng tạo ra những qui luật vật lư không thuộc sự chi phối của Ngài?

Khi các nhà khoa học tiến vào thế giới vi mô của vật chất th́ họ chợt nhận ra rằng: H́nh như vật chất biến mất, h́nh như sự tương tác của các hạt lượng tử trong các thí nghiệm tuỳ thuộc vào cách nghĩ của con người trực tiếp thí nghiệm nó? Nhưng với khái niệm về vật chất tŕnh bày ở trên th́ chính một sự tồn tại của vật chất chứa đựng năng lượng - mà người ta quen gọi là "ư thức" hoặc "tâm linh" đă tác động vào các hạt lượng tử.

Với những luận điểm và những luận cứ đă tŕnh bày ở trên th́ tiểu luận này cần giải quyết và chứng minh tiếp tục rằng:
Nếu tất cả những ǵ tồn taị trong vũ trụ đều là vật chất - đều là Âm trong khái niệm của Lư học Đông phương so với thể bản nguyên vũ trụ th́ để giải quyết vấn đề c̣n lại mang tính nhân bản sẽ chứng minh rằng: "Con người không phải là robot của tạo hóa" sẽ phải tiếp tục trong tiểu luận này.

Một giả thuyết được đặt ra và cần phải chứng minh tính hợp lư của nó sẽ dẫn đến việc chỉ thẳng vấn đề mà những trí thức hàng đầu của nhân loại đang t́m kiếm:
"Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm văn hiến - chính là lư thuyết thống nhất vũ trụ"
Giả thuyết này đặt vấn đề cho rằng:
Phải chăng sự khởi nguyên của vũ trụ được bắt đầu bằng một thể nguyên thuỷ thống nhất?
----------------------
* Chú thích: Sách đă dẫn
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 10 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:32am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

NHỮNG TIÊU CHÍ CỦA LƯ THUYẾT THỐNG NHẤT

Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi,
mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Định luật bảo toàn năng lượng.
Lomonoxop
I - Điều kiện cần của lư thuyết thống nhất.
S.W. Hawking đă viết trong cuốn “Lược sử thời gian” nổi tiếng của ông như sau:
"Nhưng trong quá tŕnh t́m kiếm một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh như vậy, lại vấp phải một nghịch lư rất cơ bản. Những ư niệm về các lư thuyết khoa học được phác ra ở trên xem rằng chúng ta là những sinh vật có lư trí tự do quan sát vũ trụ theo ư của chúng ta và rút ra những suy diễn logic từ những cái mà chúng ta nh́n thấy. Trong một sơ đồ như thế, sẽ là hợp lư nếu cho rằng chúng ta ngày càng tiến gần tới các quy luật điều khiển vũ trụ. Nhưng nếu quả thực có một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh, th́ nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta. Và như vậy tự bản thân lư thuyết đó sẽ quyết định kết quả việc t́m kiếm lư thuyết ấy của chúng ta! Hơn nữa, tại sao nó sẽ quyết định rằng chúng ta sẽ đi tới những quyết định đúng từ những điều quan sát được? Hay là tại sao nó không thể quyết định để chúng ta rút ra những quyết định sai? Hay là không có kết luận nào hết”

Qua trích dẫn trên chúng ta thấy ngay một vấn đề được đặt ra là:

Nội dung trích dẫn
Nếu quả thực có một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh, th́ nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta.


Hay nói một cách khác th́ trong trường hợp này những quy luật vật lư của vũ trụ mà con người sẽ nhận thức được phải tương tác với ư thức, quyết định và chi phối ư thức "nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta."
C̣n trong trường hợp ngược lại - ư thức phi vật chất - tức là không chịu sự tương tác của vật chất, th́ như SW. Hawking viết:

Nội dung trích dẫn
“Chúng ta là những sinh vật có lư trí tự do quan sát vũ trụ theo ư của chúng ta và rút ra những suy diễn logic từ những cái mà chúng ta nh́n thấy”.


Trong trường hợp này - ư thức thuộc về "lư trí tự do" - hay nói cách khác: Không chịu sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ th́ không thể có một quy luật thống nhất vũ trụ, mà chỉ có thể: “ngày càng tiến gần tới các quy luật điều khiển vũ trụ”.
Nhưng với một định nghĩa mới về vật chất:
Mọi dạng tồn tại tương tác lẫn nhau, dù đă được biết đến hoặc chưa được biết đến - đều là vật chất.

Với định nghĩa này th́ mặc nhiên ư thức mang thuộc tính vật chất và cũng tất yếu nó phải chịu sự tương tác của những sự vận động có quy luật trong vũ trụ. Và đây chính là điều kiện cần để t́m đến một lư thuyết thống nhất mọi quy luật vũ trụ - mà SW. Hawking đă đặt ra ở trên và là điều mà các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước. Và chỉ trong điều kiện này chí ít định luật bảo toàn năng lượng nổi tiếng mới chứng tỏ tính chân lư của nó. Hay nói một cách khác: Khi chịu tác động của ư thức năng lương mới không sản sinh thêm ở dạng vật chất được tác động. Và cũng chỉ trong điều kiện này th́ tất cả các quy luật vật lư mới được xác định khi mà nó không chịu một sự tác động không thể kiểm chứng.
Những tri thức khoa học về các quy luật tương tác vật lư đă được kiểm chứng và trở thành hiển nhiên. Tất yếu nó không bị chi phối bởi những dạng tồn tại không thể kiểm chứng. Và chúng ta đang giải quyết một cách hợp lư mang tính lư thuyết cho thực tại này. Đây chính là điều kiện cần để con người t́m đến lư thuyết thống nhất:

Một siêu lư thuyết thống nhất tất cả moi quy luật vũ trụ, Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được từ sự h́nh thành vũ trụ, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ và mọi hành vi bao quanh con người.

Đây chính là ước mơ của các nhà khoa học hàng đầu và cũng là tiêu chí cho lư thuyết thống nhất vũ trụ, mà như SW. Hăking đă viết: Nó sẽ quyết định những hành động của chúng ta - Hay nói cách khác: Những quy luật vũ trụ tác động đến ư thức và quyết định nó.

II - Những tiêu chí của một lư thuyết thống nhất
Một lư thuyết thống nhất sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi từ muôn kiếp:
“Định mệnh có thật hay không?”.
II - 1: Những lư thuyết thống nhất trong văn minh nhân loại.
Trong lịch sử văn minh nhân loại đă có rất nhiều mảnh rời rạc với những cố gắng giải thích sự h́nh thành vũ trụ. Để tránh viết dài - người viết chỉ nêu một thí dụ về dạng lư thuyết thống nhất có đủ những yếu tố: Giải thích sự h́nh thành vũ trụ - sự vận động của các thiên hà và các vấn đề liên quan đến con người trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại.
Đó chính là thuyết cho rằng Thượng Đế đă sáng tạo ra vũ trụ, tạo ra bầu trời và trăng sao. Ngài đă sai các thiên thần cai quản các v́ sao và đẩy các chuyển động của nó. Ngài quyết định số phận của con người.
Thuyết này đă tồn tại, h́nh thành và phát triển trong một bộ phận của văn hóa nhân loại hàng ngàn năm. Nó thỏa măn nội dung của một lư thuyết thống nhất. Nhưng nó không phải là một lư thuyết khoa học so với tiêu chí khoa học:

Một lư thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lư hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

So sánh với tiêu chí khoa học th́ thuyết "Thương Đế tạo ra vũ trụ" không đáp ứng được các yếu tố về tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri (Tiếng Việt cổ gọi là xem "bói" rolleyes.gif ). Bởi vậy, trong trường hợp này "không có định mệnh" có thể tiên tri. Do tất cả các quy luật tương tác trong vũ trụ thuộc về ư chí của Thượng Đế.
Nhưng liệu nền khoa học hiện đại với tri thức và điều kiện hiện nay của nó có thể t́m ra một lư thuyết thống nhất? Trong cuốn “Lược sử thời gian”, phần: “Lư thuyết thống nhất của vật lư học”, SW Hawking nhà vật lư thiên văn hàng đầu thế giới đă viết như sau:

“Mặt khác có thực tồn tại một lư thuyết như thế hay không? (Lư thuyết thống nhất. Người viết) Hay chúng ta đang chỉ săn đuổi một ảo ảnh?
Có thể có ba khả năng:

1- Quả thực tồn tại một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phát minh ra, nếu chúng ta có đủ tài năng.

2- Không tồn tại một lư thuyết tối hậu của vũ trụ, chỉ tồn tại một chuỗi vô cùng các lư thuyết mô tả vũ trụ ngày càng chính xác.

3- Không tồn tại một lư thuyết nào về vũ trụ, các sự cố không thể tiên đoán vượt quá một thời gian hạn nào đó, chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện.

Với sự ra đời của cơ học lượng tử, chúng ta phải thừa nhận rằng các sự cố không thể được tiên đoán với độ chính xác hoàn toàn mà luôn tồn tại một độ bất định. Nếu muốn người ta có thể gán sự ngẫu nhiên đó cho sự can thiệp của Chúa, song đấy quả là một sự can thiệp kỳ lạ: không có một chứng cứ ǵ cho thấy can thiệp đó được định hướng đến bất kỳ một mục đích nào.

Thực vậy, nếu có một mục đích, th́ không c̣n là ngẫu nhiên nữa. Trong thời đại hiện nay, chúng ta đă loại bỏ hữu hiệu khả năng thứ ba bằng cách định nghĩa lại mục đích của khoa học:
mục tiêu của khoa học là: xây dựng một bộ định luật có khả năng cho phép chúng ta tiên đoán có các sự cố chỉ trong giới hạn xác định bởi nguyên lư bất định.
Khả năng thứ hai, khả năng tồn tại một chuỗi vô cùng những lư thuyết ngày càng tinh tế, rất phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta. Nhiều lần chúng ta đă tăng độ nhạy các phép đo và thực hiện nhiều loại thí nghiệm mới chỉ với mục đích phát hiện những hiện tượng mới không tiên đoán được bởi nguyên lư hiện có và để mô tả những hiện tượng đó chúng ta phải phát triển một lư thuyết tiên tiến hơn. V́ vậy không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu thế hệ hiện tại các lư thuyết thống nhất phạm sai lầm khi khẳng định rằng không có điều ǵ căn bản mới xảy ra giữa năng lượng cỡ 100 GeVcủa lư thuyết thống nhất yếu điện tử và năng lượng cả ngàn triệu triệu GeV của lư thuyết thống nhất lớn. Đáng lư chúng ta phải hy vọng t́m ra nhiều tầng cấu trúc mới cơ bản hơn quak và êlectrôn hiện nay được xem như là những hạt “cơ bản”. Song dường như hấp dẫn có thể cung cấp một giới hạn cho chuỗi các “hộp trong hộp” đó. Nếu ta có một hạt với năng lượng lớn hơn cái gọi là năng lượng Planck, mười triệu triệu GeV (1 theo sau là 19 số không), th́ khối lượng của nó có mật độ tập trung đến mức mà nó tự cô lập tách khỏi phần vũ trụ c̣n lại và biến thành một lỗ đen nhỏ.

Như vậy dường như chuỗi các lư thuyết ngày càng tinh tế phải có một giới hạn khi chúng ta tiếp cận với những năng lượng ngày càng cao, và ắt phải có một lư thuyết tối hậu về vũ trụ.

Lẽ dĩ nhiên, năng lượng planck là một quăng đường dài kể từ những năng lượng cỡ ngh́n GeV mà hiện nay là năng lượng lớn nhất chúng ta có khả năng tạo ra trong pḥng thí nghiệm. Chúng ta chưa vượt qua được hố ngăn cách đó trong một tương lai gần nhờ những máy gia tốc!

Nhưng những giai đoạn sơ sinh của vũ trụ đă từng chứng kiến những năng lượng như vậy.

Tôi nghĩ rằng có nhiều xác xuất may mắn là sự nghiên cứu những giai đoạn sớm của vũ trụ kết hợp với những đ̣i hỏi chặt chẽ của toán học sẽ dẫn chúng ta đến một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh trong giới hạn cuộc đời của nhiều người chúng ta.
Nếu chúng ta thực sự t́m ra được một lư thuyết tối hậu về vũ trụ, th́ điều đó có ư nghĩa như thế nào? Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn hoàn toàn rằng quả chúng ta đă t́m ra được một lư thuyết hoàn chỉnh. Song nếu lư thuyết chặt chẽ về mặt toán học và luôn đưa ra những tiên đoán phù hợp với quan sát, th́ chúng ta có thể tin một cách hợp lư rằng đó là một lư thuyết đúng đắn. Nó sẽ kết thúc một chương dài và vinh quang trong lịch sử đấu tranh trí tuệ của con người để t́m hiểu vũ trụ.

Đồng thời nó cũng cách mạng hoá sự hiểu biết các định luật vũ trụ của con người b́nh thường. Thời Newton một người có giáo dục rất có thể nắm được toàn bộ kiến thức của nhân loại, ít nhất là trong những nét cơ bản. Song sau đó nhịp độ phát triển của khoa học làm cho khả năng trên không c̣n nữa. V́ rằng các lư thuyết này luôn thay đổi để phù hợp với những quan sát mới, chúng không thể đơn giản hoá được để một người b́nh thường có thể hiểu thấu. Bạn phải là một chuyên gia và dẫu là một chuyên gia bạn cũng chỉ hy vọng nắm bắt được một phần các lư thuyết khoa học. Ngoài ra khoa học tiến nhanh đến mức mà những kiến thức thu nhận được ở học đường cũng luôn bất cập với thời đại. Chỉ một số ít người theo kịp được với ranh giới tiên tiến của kiến thức và số người đó cũng phải dùng toàn bộ thời gian để làm việc và chuyên sâu vào một lĩnh vực nhỏ. Số đông c̣n lại ít có khái niệm về những thành tựu tiên tiến của khoa học và những vấn đề lư thú nảy sinh từ đó. Bảy mươi năm về trước, nếu tin lời Eddington - th́ chỉ có hai người hiểu được lư thuyết tương đối rộng. Ngày nay hàng vạn sinh viên đại học hiểu được lư thuyết đó và hàng triệu người ít nhất đă làm quen với lư thuyết tương đối rộng.

Nếu một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh được phát minh, th́ chỉ c̣n là vấn đề thời gian để cho lư thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có được một kiến thức nhất định về những định luật trị v́ vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta.

Ngay nếu chúng ta t́m được một thuyết thống nhất hoàn chỉnh, điều đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta có khả năng tiên đoán mọi sự cố nói chung, v́ hai lẽ.

Thứ nhất do giới hạn mà nguyên lư bất định của cả học lượng tử áp đặt lên mọi quyền lực tiên đoán của chúng ta. Chúng ta không thể làm ǵ được để vượt giới hạn đó. Song trong thực tiễn giới hạn thứ nhất đó c̣n ít ràng buộc hơn giới hạn sau đây. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không thể giải được các phương tŕnh của lư thuyết một cách tuyệt đối chính xác, trừ vài trường hợp rất đơn giản. (Chúng ta không thể giải chính xác ngay cả chuyển động ba vật trong lư thuyết hấp dẫn của Newton và khó khăn sẽ tăng lên với số vật tham gia chuyển động và mức độ phức tạp của lư thuyết). Chúng ta đă biết nhiều định luật điều hành vật chất dưới mọi điều kiện cực đoan nhất. Nói riêng, chúng ta đă biết những định luật cơ bản điều khiển mọi đối tượng của hoá học và sinh học. Nhưng chắc chắn chúng ta không quy các đối tượng đó về thực trạng của những bài toán giải được, đến nay chúng ta đạt được quá ít tiến bộ trong việc tiên đoán cách xử sự của con người từ những phương tŕnh toán học!.

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta đă thấy rằng: Ông S. W Hawking đă phủ nhận khả năng thứ ba và chỉ c̣n hai khả năng:

1- Quả thực tồn tại một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phát minh ra, nếu chúng ta có đủ tài năng.

2- Không tồn tại một lư thuyết tối hậu của vũ trụ, chỉ tồn tại một chuỗi vô cùng các lư thuyết mô tả vũ trụ ngày càng chính xác.

Nhưng ông SW. Hawking cũng nhận thấy rằng:
Nội dung trích dẫn
Như vậy dường như chuỗi các lư thuyết ngày càng tinh tế phải có một giới hạn khi chúng ta tiếp cận với những năng lượng ngày càng cao, và ắt phải có một lư thuyết tối hậu về vũ trụ.


Như vậy, ông SW Hawking đă nghiêng về khả năng thứ nhất có tính tiên đoán trong điều kiện tri thức khoa học hiện nay
về tính tất yếu phải có một lư thuyết thống nhất đang tồn tại mà con người có khả năng t́m ra. Bây giờ chúng ta xét đến: Với khả năng thứ nhất - tức là quả thực tồn tại một lư thuyết thống nhất th́ những điều kiện cần của nó là ǵ?

II -2: Tiêu chí cho một lư thuyết thống nhất khoa học.

II - 2 - 1: Sự khẳng định yếu tố cần có đầu tiên là lư thuyết này phải thỏa măn tiêu chí khoa học cho một lư thuyết khoa học nói chung, mà người viết đă hân hạnh tŕnh bày ở trên và nhắc lại ở đây:
Một lư thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lư hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

II - 2 - 2: Yếu tố cần có thứ hai là:
Lư thuyết này phải thỏa măn yêu cầu:
Thống nhất tất cả mọi quy luật vũ trụ. Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được từ sự h́nh thành vũ trụ, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ và mọi hành vi bao quanh con người.

II - 2 - 3: Yếu tố cần có thứ ba - đồng thời cũng là tiêu chí cho một lư thuyết khoa học, có tính bổ sung cho tiêu chí trên - là:
Một lư thuyết khoa học phát triển trên cơ sở tri thức khoa học trước đó phải nội hàm những lư thuyết khoa học trước đó liên quan đến nó và không phủ nhận những thành tựu của những tri thức khoa học đă đạt được liên quan.

Như vậy, một lư thuyết thống nhất vũ trụ khoa học phải bảo đảm được tối thiểu ba tiêu chí trên. Trên cơ sở những tiêu chí khoa học và nội dung cần có một lư thuyết thống nhất. Chúng ta - những người quan tâm đến lư học Đông phương chợt nhận thấy rằng:
Phải chăng trong nền văn minh cổ Đông phương đă tồn tại một lư thuyết như vậy?
Nếu chúng ta xét nội dung cần có của một lư thuyết thống nhất th́ đây chính là điều kiện đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Nhưng bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn cổ chữ Hán lại không chứng tỏ là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán? Mặc dù những phương pháp ứng dụng của nó lại chứng tỏ nó là hệ quả của một lư thuyết hoàn chỉnh. Bởi vậy, việc tiếp theo là cần phải minh chứng điều này:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán đă tồn tại trên thực tế của lịch sử văn hóa Đông Phương. Sự thăng trầm của lịch sử đă khiến nó bị thất truyền và trở thành rời rạc, huyền bí. Nội dung của học thuyết này đă ứng được yếu cầu của một lư thuyết thống nhất theo tiêu chí khoa học.

Những phần tiếp theo trong tiểu luận sẽ phải minh chứng điều này.
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 11 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:39am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Thuyết Âm Dương ngũ hành - Học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh

I - Vấn đề:
Những vấn đề đặt ra trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" đă dẫn đến phải định nghĩa lại về khái niệm vật chất trong tiểu luận này - nếu chưa được công nhận như một tính hợp lư tất yếu th́ coi đó như một giả thuyết có tính tiên đề để dẫn tới những suy diễn hợp lư với các vấn đề liên quan. Từ tiên đề này với các mối liên hệ logic của nó lại chỉ thẳng đến khả năng tồn tại - hay chính xác hơn là đă tồn tại một lư thuyết thống nhất khoa học trong cổ sử của nhân loại. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng xét theo tiêu chí khoa học về một lư thuyết khoa học th́ vấn đề "thuyết Âm Dương ngũ hành" có phải là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh hay không lại là điều cần chứng minh. Và chỉ khi chứng minh được điều này th́ mới thỏa măn được tính khoa học của học thuyết này, để từ đó, quán xét nó với tư cách là một lư thuyết thống nhất khoa học.
Tại sao lại phải chứng minh?
Chính bởi v́ những di sản c̣n lại liên quan đến khái niệm Âm Dương và ngũ hành ghi nhận trong cổ thư chữ Hán trải hàng ngàn năm có vẻ như là nó không phải là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán. Cho đến tận bây giờ - khi người viết đang cặm cụi gơ những hàng chữ này - có thể nói hầu hết những nhà nghiên cứu lư học đông phuơng - kể cả ở Trung Hoa - nơi tự nhân là cái nôi của nền văn hóa Đông phương - cũng đang hoài nghi tính nhất quán và hoàn chính của nó.
Bởi vậy để tiếp tục vấn đề được đặt ra từ đầu "Định mệnh có thật hay không?", th́ sự tiếp nối cần thiết là :
Thuyết Âm Dương Ngũ hành, một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ít nhất về mặt định tính và là một học thuyết thỏa măn những tiêu chí cho một lư thuyết thống nhất.

I - Lịch sử thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán
Tất cả những sách liên quan đến các môn cổ học Đông phương dính dáng đến thuyết Âm Dương và Ngũ hành lưu truyền từ trước đến nay – mà con người hiện đại biết được – đều qua những bản văn chữ Hán. Bởi vậy, chúng ta bắt đầu xem lại từ những bản văn này.
Tất cả những ai có t́m hiểu về Kinh Dịch và các phương pháp bói toán Đông Phương đều biết rằng - Cổ thư Hán ghi nhận:
Căn nguyên của Tiên Thiên Bát quái do vua Phục Hy t́m khoảng 3500 trước CN là Hà Đồ. Hà Đồ được nhắc tới từ rất sớm trong những cổ thư và được coi là vào thời Xuân thu Chiến quốc. Trong kinh Dịch, sự tồn tại của Hà đồ được căn cứ vào câu “Hà xuất đồ Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”. Nhưng đồ h́nh Hà đồ chỉ được công bố chính thức vào đời Tống. Điều kỳ lạ là lúc này – hơn 4000 năm sau khi Hà đồ được coi là của vua Phục Hy phát hiện – Ngũ hành tương sinh lại là nội dung chính của Hà Đồ? Đây là điều trong kinh văn của Kinh Dịch từ hơn 3000 năm trước (Tính từ thời Chu) lại không hề có đoạn nào nhắc tới Ngũ hành.
Lịch sử thuyết Âm Dương và Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán là một vấn đề quan trọng, liên quan đến việc chứng minh đến giả thuyết được tŕnh bày. Bởi vậy, không thể không giới thiệu với các bạn lịch sử của thuyết Âm Dương và Ngũ hành theo cổ thư chữ Hán và cái nh́n của các nhà nghiên cứu hiện đại về học thuyết này.

I -1: Những vấn đề lịch sử của thuyết âm dương ngữ hành

Khi nghiên cứu về thuyết Âm Dương Ngũ hành, hầu hết các nhà lư học hiện đại đều cho rằng: Âm Dương và Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt không liên quan với nhau được phát hiện ở hai thời kỳ khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng này bởi trong cổ thư chữ Hán chưa hề có một văn bản nào được coi là xuất hiện trước thời Tần, Hán thể hiện một cách hoàn chỉnh phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà chỉ là sự phát hiện rời rạc từng mảng của học thuyết đó, ngoại trừ cuốn Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn mà nội dung của nó ghi nhận có xuất xứ từ thời Hoàng Đế (khoảng 3000 năm trước CN).
Quan niệm về lịch sử h́nh thành thuyết Âm Dương và Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán cũng được các học giả hiện đại nh́n dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó quan niệm phổ biến cho rằng: thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt, được chứng tỏ trong đoạn trích dẫn sau đây trong sách Chu Dịch Vũ trụ quan (Giáo sư Lê Văn Quán, Nxb Giáo dục Hà Nội 1995):

“Ngũ hành là chỉ năm loại vật chất: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Theo hệ thống phân loại sắp xếp của vũ trụ quan truyền thống, th́ đây là năm nguyên tố cơ bản cấu tạo thành muôn vật. Nhưng vận dụng quan niệm về Ngũ hành lại đặt chúng ở mối quan hệ giữa năm nguyên tố. Đó là mối quan hệ tương sinh tương thắng (khắc). V́ vậy, người xưa lấy mối quan hệ này làm cơ sở giải thích những hiện tượng biến đổi trong vũ trụ: tự nhiên, nhân sinh, xă hội, chính trị...
Qua các tài liệu “Tả truyện”, “Quốc ngữ”, ở thời đại Xuân Thu, Ngũ hành chỉ năm loại vật chất không thể thiếu trong sinh hoạt. Tư tưởng Ngũ hành đầu tiên lưu hành ở hai nơi Yên, Tề miền phía đông Trung Quốc, thời đại nảy sinh sớm nhất không trước Trâu Diễn một thế kỷ, vào thế kỷ thứ V trước CN. Thời đại sinh của Trâu Diễn khoảng 350 đến 270 trước CN. Nếu ông ta không phải là người duy nhất khai sáng ra thuyết Ngũ hành, th́ ít nhất cũng là người hệ thống hoá và cố định thêm những tư tưởng có liên quan đến loại này.
Trong sách Thượng Thư, thiên Hồng Phạm cũng đề cập đến Ngũ hành, nhưng không thể ra đời sớm hơn thời đại Trâu Diễn. Sách “Thượng Thư”, thiên Hồng Phạm viết: “Ngũ hành: nhất viết hoả, nhị viết thuỷ, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ. Thuỷ viết nhuận hạ, hoả viết viêm thượng, mộc viết khúc trực, kim viết ṭng cách, thổ viên giá sắc. Nhuận hạ tắc hàm, viên thượng tác khổ, khúc trực tác toan, ṭng cách tác tân, giá sắc tác cam”.
“Ngũ hành: một là nước, hai là lửa, ba là gỗ, bốn là kim loại, năm là đất. (nói về tính) nước thấm xuống dưới, lửa bốc lên trên, gỗ có cong có thẳng, đồ kim khí tuỳ tay người thợ mà đổi h́nh, đất để cấy lúa và gặt lúa . Nước thấm xuống dưới làm vị mặn, lửa bốc lên trên là vị đắng, gỗ cong hay thẳng là vị chua, đồ kim khí tuỳ tay người thợ đổi h́nh: vị cay, lúa cấy gặt vị ngọt”.
Quan niệm về Ngũ hành mà sách Hồng Phạm đề cập không thuần tuư dừng lại ở năm loại vật chất cơ bản. Nó đặc biệt chú ư đến mối quan hệ và các thuộc tính của Ngũ hành. Ngay ở thiên “Hồng phạm” cũng đă phản ánh thuộc tính liên quan với ngũ hành: “Thuỷ, nhuận hạ tác hàm; hoả, viêm thượng tác khổ; mộc, khúc trực tác toàn; kim, ṭng cách tân; thổ, giá sắc tác cam”. (Nước thấm xuống dưới làm vị mặn, lửa bốc lên trên là vị đắng, gỗ cong hay thẳng là vị chua, đồ kim khí tuỳ tay người thợ đổi h́nh: vị cay, lúa cấy gặt vị ngọt). Thuyết Âm dương Ngũ hành dung hoà.

Thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành phát triển đến thời Tần Hán đă có sự phân biệt khá rơ rệt: tuy thuyết Âm Dương thiên về nguyên lư sinh thành vũ trụ. Thuyết Ngũ hành thiên về phân loại hiện tượng sự vật trong vũ trụ và hệ thống quan hệ giữa những thuộc tính. Hai cái đó hoà vào nhau và trở thành hệ thống giải thích hiện tượng sinh thành vũ trụ, cuối cùng hoàn thành từng bước ở đời Hán.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành ở thời lưỡng Hán kế thừa tư tưởng thời Tiền Tần, dung hoà và phát triển rộng tạo thành hệ thống giải thích vũ trụ hoàn chỉnh. Các trước tác viết về tư tưởng này rất nhiều, lưu lại đến ngày nay tương đối đầy đủ và có giá trị như: Lễ Kư, Hoài Nam Tử, Xuân Thu phồn lộ....

Qua đoạn trích dẫn trên, xin các bạn lưu ư: thiên Hồng phạm trong sách Thượng thư được giáo sư Lê Văn Quán nhắc tới ở trên, chính là nói đến Hồng phạm cửu trù mà Khổng An Quốc nói tới. Trong cuốn sách này nhắc tới sự tích Nghiêu Thuấn và vua Đại Vũ là người làm ra Hồng Phạm cửu trù - niên đại 2000 năm trước CN. C̣n phái Âm Dương gia được coi là ra đời khoảng 300 năm trước CN. Nhưng vậy khoảng cách của hai nội dung này là 1700 năm. C̣n nếu so sánh tính chất của Ngũ hành trong Hà Đồ do vua Phục Hy phát hiện th́ khoảng cách này gần 6000 năm. Thật là một điều vô lư đến không thể tưởng tượng nổi.
Những vấn đề về nội dung và lịch sử thuyết Âm Dương và Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán c̣n được tiếp tục trong những bài viết dưới đây.
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 12 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:40am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

I - Lịch sử thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán
Tiếp theo

Độc giả tiếp tục xem đoạn trích dẫn dưới đây từ trong sách Đại Cương triết học Trung Quốc (Tác giả Phùng Hữu Lan. Nhà nghiên cứu triết học/lịch sử hiện đại nổi tiếng của Trung Quốc. Nxb Thanh Niên 1999, người dịch Nguyễn Văn Dương):

“Tại Trung Quốc xưa có hai luồng tư tưởng đă cố giải thích cấu tạo và nguồn gốc vũ trụ.
Một luồng tư tưởng dựa trên những trứ tác của Âm dương gia và luồng tư tưởng kia dựa trên vài phần trong “Dịch truyện” do các nhà nho khuyết danh đưa phụ vào bản kinh Dịch nguyên thuỷ. H́nh như hai luồng tư tưởng ấy đă tiến triển độc lập, không liên quan với nhau.
Trong thiên “Hồng Phạm” và “thiên Nguyệt lệnh” mà ta sẽ xét, Ngũ hành được đề cập mà thấy không nói tới Âm Dương, trong “Dịch truyện” trái lại, chỉ thấy nói tới Âm Dương mà không nói tới Ngũ hành. Nhưng về sau, hai luồng tư tưởng ấy hợp làm một.
Sự hợp nhất ấy đă thấy vào thời Tư Mă Đàm (chết năm 110 tr.C.N), khiến cho ông đă gom lại trong bộ Sử kư, dưới tên Âm Dương gia.

Âm dương gia và vũ trụ luận nguyên thuỷ tại Trung Quốc

Trong chương III sách này, tôi có nói rằng Âm dương gia vốn gốc ở những nhà thuật số. Những thuật số gia này ngày xưa được biết đến dưới tên “phương sĩ”. Trong phần “Nghệ văn chí” (quyển 30) của sách Tiền Hán thư, được lập theo bộ Thất lược của Lưu Hâm, những ngành thuật số ấy được gom vào 6 loại.

Sáu ngành thuật số

Ngành thứ nhất là thiên văn. “Thiên Văn”, theo “Hán thư Nghệ văn chí”, là sắp thứ tự hai mươi tám sao, ghi chép sự vận chuyển của năm hành tinh, của mặt trời mặt trăng để ghi những hiện tượng lành dữ.”
Ngành thứ hai là lịch phổ. “Lịch phổ”, theo thiên ấy, là xếp đặt vị trí bốn mùa, chia đúng các tiết, hiểu giờ của mặt trời mặt trăng của năm hành tinh, để khoả sát lạnh nóng, sống chết... Nhờ luật này. Điều lo về
tai ách, điều vui vẻ tốt lành đều biết được rơ ràng.
Ngành thứ ba là về Ngũ hành. “Phép đó, theo “Nghệ văn chí”, cũng bắt đầu từ sự vận chuyển của ngũ đức (năm nguyên tố), suy cho cùng cực th́ không có ǵ là không thấu.”
Ngành thứ tư là bói bằng cỏ thi và mai rùa, xương ḅ. Đó là những phép bói chính ở Trung Quốc xưa. Về cách bói sau, th́ những thầy bói đục lỗ ở trong vỏ rùa hay trong miếng xương phẳng, rồi đem hơ vào lửa nóng, trên chiếc đũa bằng kim loại, để làm thành những đường nứt phát ra chung quanh lỗ. Thầy bói giải thích những đường nứt ấy theo h́nh trạng chúng, để trả lời câu hỏi nêu ra. Theo phép thứ nhất, th́ thầy bói trộn các nhánh cỏ thi làm thành những tổ hợp về số để có thể giải thích theo Kinh Dịch. Mục đích của phần kinh nguyên thuỷ của sách này là để giải thích như vừa nói.
Ngành thứ năm là ngành tạp chiêm và ngành thứ sáu là h́nh pháp. Ngành sau này được căn cứ vào khái niệm con người là sản vật của vũ trụ. Do đó, nhà cửa hay mồ mả phải được bài trí theo cách nào cho hợp với những lực thiên nhiên, nghĩa là với “gió nước”.

Ngũ hành theo thiên Hồng phạm
Từ ngữ “Ngũ hành” thường được dịch là: năm yếu tố. Nhưng ta không nên coi chúng là những yếu tố tĩnh, mà nên coi là năm thế lực động có ảnh hưởng lên nhau. Từ “hành”, “hoạt động”, cho nên từ ngữ Ngũ hành theo nghĩa đen, có nghĩa là năm hoạt động hay năm tác nhân. Người ta cũng gọi là “ngũ đức”, có nghĩa là năm thế lực. Từ ngữ Ngũ hành đă có trong một bản văn theo truyền thuyết được viết vào thế kỷ thứ XX tr. CN (xem kinh Thư phần II, quyển II, thiên I,3). Ta không thể chứng minh sự chân thực của văn bản ấy có cùng nghĩa với trong các bản văn khác, mà niên đại được định rơ hơn. Sự đề cập đầu tiên thật chính xác về Ngũ hành được thấy trong đoạn khác của Kinh Thư (phần V, quyển IV), dưới tên “Hồng Phạm”, nghĩa là “khuôn lớn”. Truyền thuyết cho biết rằng thiên “ Hồng Phạm” thuật lại lời cơ tử cáo với vua Vũ nhà Chu, cơ tử là một Vương hầu nhà Thương bị vua Vũ lật đổ vào cuối thế kỷ thứ XXII tr. CN. Trong bài Cáo, cơ tử cho những ư của ḿnh là của vua Vũ, người sáng lập nhà Hạ, theo truyền thuyết sống vào thế kỷ thứ XXII tr. C.N. Chúng tôi nêu truyền thuyết này là coi như ví dụ về thể thức theo đó tác giả Kinh Thư đă thử mang lại sự trọng yếu của thuyết Ngũ hành. Về thời đại thật của thiên “Hồng Phạm”, th́ khoa học hiện đại có ư đặt vào thế kỷ thứ IV hay III.
(Lưu ư: Đây là thời điểm văn minh Văn Lang sụp đổ. 258 Trước CN/ Người viết).

Trong thiên “Hồng phạm”, ta thấy bản “Cửu trù”, “Thứ nhất trong Cửu trù là Ngũ hành. Thứ nhất trong Ngũ hành là thuỷ, nh́ là hoả, ba là mộc, tư là kim, năm là thổ. (Tính ) thuỷ là ướt và xuống, hoả là cháy và lên, mộc là cong và thẳng, kim là theo và đổi, thổ là để gieo mạ làm mùa.
Trong thiên “Hồng phạm”, ta thấy ư niệm Ngũ hành c̣n ở trong giai đoạn chưa hoàn thành. Tác giả đang c̣n tư tưởng bằng từ ngữ vật thể có thật như nước lửa.... thay v́ tư tưởng bằng từ ngữ những lực trừu tượng mang các tên ấy như Ngũ hành được quan niệm về sau. Tác giả cũng cho ta biết rằng nhân gian và tạo vật có liên hệ với nhau, cách cai trị sai lầm của ông vua sẽ tạo ra những hiện tượng bất thường trong trời đất. Lư thuyết này được triển khai đầy đủ về sau bởi Âm dương gia, người ta gọi là thuyết “Thiên nhân tương dữ”.
Hai lư thuyết được đưa ra để giải thích lư do của sự hỗ tương ảnh hưởng nói trên. Thuyết thứ nhất thuộc về mục đích luận. Theo thuyết này, th́ cách cư xử sai lầm của ông vua làm cho Trời nổi giận. Sự giận của Trời gây ra những hiện tượng bất thường trong tự nhiên, tức là Trời báo trước cho vua biết. Thuyết thứ hai thuộc về thuyết cơ giới. Theo thuyết này, th́ cách cư xử sai lầm của vua sẽ tự nhiên gây rối loạn trong trời đất và do đó những hiện tượng bất thường cũng xẩy ra một cách máy móc. Toàn thể vũ trụ là một cơ giới. Khi một phần cơ giới ra khỏi trật tự, th́ những phần khác cũng bị tổn thương. Thuyết này biểu thị cho tinh thần khoa học của Âm dương gia, c̣n thuyết thứ nhất phản ánh những nguồn gốc huyền bí.

Nguyệt lệnh

Sau thiên “Hồng phạm”, tài liệu trọng yếu nhất của Âm dương gia là thiên “Nguyệt lệnh”. Thiên này trước hết được thấy chép trong sách Lă thị xuân thu, tác phẩm vào cuối thế kỷ thứ III tr. C.N. Về sau, thiên ấy được đưa vào sách Lễ kư. “Nguyệt lệnh” có tên ấy, v́ vốn là quyển sách lịch nhỏ tŕnh bầy cho vua và mọi người nói chung, những bổn phận phải làm hàng tháng, để hợp với thời trời. Cách cấu tạo vũ trụ trong thiên này được diễn tả bằng từ ngữ của Âm dương gia. Cách cấu tạo này có tính chất vũ trụ, nghĩa là liên quan tới thời gian và không gian. Người Trung Quốc xưa ở về bắc bán cầu, tất phải coi phương nam là phương của sức nóng và phương Bắc là phương của khí lạnh. V́ lí do ấy, Âm dương gia đưa ra sự tương quan giữa bốn mùa và bốn phương. Mùa hè có tương quan với phương nam, mùa đông, phương bắc, mùa xuân phương đông, mùa thu phương tây, v́ mặt trời ở phương tây. Phái này cũng coi sự thay đổi của ngày đêm như biểu thị sự thay đổi của bốn mùa trong năm, vào một tỉ lệ nhỏ. Cho nên buổi sáng là tượng trương cho mùa xuân, buổi trưa mùa hè, buổi chiều mùa thu, buổi tói mùa đông.
Phương Nam và mùa hè th́ nóng, v́ phương nam là phương các mùa hè là lúc mà hành hoả mạnh hơn cả. Phương Bắc và mùa đông th́ lạnh, v́ phương Bắc là phương và mùa đông là lúc mà hành thuỷ mạnh hơn cả, nước lại liên quan tới nước đá và tuyết và rất lạnh. Cũng vậy, mộc là hành mạnh ở phương Đông có liên quan tới mùa xuân, bởi v́ mùa xuân là mùa mà cỏ bắt đầu mọc, và v́ phương Đông có liên quan tới mùa xuân. Hành kim mạnh ở phương Tây và mùa thu, bởi v́ kim khí được coi là cứng và thô, v́ mùa thu là gió, cây cỏ hết mùa và v́ phương Tây có liên quan tới mùa thu. Như vậy bốn năm hành được cắt nghĩa. Chỉ c̣n hành thổ là chưa có vị trí mùa. Nhưng theo thiên “Nguyệt lệnh”, thổ là hành chính của Ngũ hành, v́ vậy nó được vị trí trung ương của bốn mùa. Lúc mà thổ mạnh là vào một khoảng ngắn giữa mùa hè và mùa thu.
Do lư thuyết vũ trụ ấy, Âm dương gia đă cố giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ vừa thời gian và không gian và c̣n chủ trương rằng những hiện tượng ấy có liên quan tới tâm tính con người.
V́ vậy, như đă nói ở trên, thiên “Nguyệt lệnh” đưa ra những điều qui định mà ông vua phải theo từng tháng, do đó mà có tên “Nguyệt lệnh”. V́ vậy, người ta nói: “Tháng giêng mùa xuân, gió thổi tan hơi lạnh. Sinh vật nằm im trong mùa đông bắt đầu vùng dậy... Đó là mùa khí trời toả xuống, khí đất dâng lên. Trời đất hoà hợp nhau, cây cỏ đâm trồi nẩy lộc.” (Lễ kư, thiên 4). Bởi v́ cách cư xử của người phải hoà hợp
với đạo trời trong tháng đó, cho nên “(Vua) sai công khanh đại phu ban bố đạo đức, điều hoà mệnh lệnh để làm điều vui, thi ơn cho triều dân.... Cấm chặt cây, không được lật tổ.... Trong tháng đó, không thể dấy binh, dấy binh ắt bị hoạ Trời. Không dấy binh nghĩa là ta không khởi sự trước.” Nếu trong một tháng, ông vua không làm theo khuôn phép tháng đó, mà lại theo quy tắc ứng xử hợp với tháng khác, th́ những hiện tượng bất thường ngoài tự nhiên sẽ xảy ra. “Tháng mạnh xuân mà th́ hành mệnh lệnh muà hè, th́ mưa không hợp thời, cây cỏ khô héo, quốc gia luôn có điều sợ. Nếu thi hành lệnh mùa thu, th́ dân có bệnh dịch lớn. Gió dữ mưa mạnh sẽ tới... Nếu thi hành lệnh mùa đông, th́ nước lụt sẽ làm hại, tuyết sương rơi nhiều.”

Trâu diễn

Trâu Diễn là một nhân vật trọng yếu của Âm dương gia vào thế kỷ thứ III tr. C.N. Theo bộ sách Sử kư của Tư MăThiên, th́ Trâu Diễn là người nước Tề, ở vùng giữa tỉnh Sơn Đông bây giờ. “Viết sách trên mười vạn lời”.Thảy đều thất tán. Nhưng trong bộ Sử kư, Tư Mă Thiên thuật lại khá kỹ lư thuyết của Trâu Diễn.
Theo sách ấy (quyển 74), th́ phương pháp của Trâu Diễn là “ trước hết th́ nghiệm các vật nhỏ mà suy rộng ra cho tới vô hạn”. H́nh như chủ điểm của ông là địa lư và sử kư.
Về địa lư, Tư MăThiên viết: “Trước hết sắp đặt danh sơn của Trung Quốc, sông lớn thung lũng đều nhau, cầm thú, sản vật của sông biển, món quư của vật loại, từ đó mà suy ra cho đến hải ngoại, ít người thấy được....Bảo rằng nho giả gọi là Trung Quốc th́ chiếm một phần trong tám mươi một phần của thiên hạ. Gọi Trung Quốc là Xích huyện Thần Châu ấy họp thành khu. Quanh chín châu, có biển lớn bọc ngoài, tức là nơi trời đất giáp nhau”.
Về quan niệm của Trâu Diễn đối với Sử kư. Tư MăThiên viết: “Trước hết kể việc nay trở lên tới Hoàng Đế, học giả ai cũng thuật. Cùng theo thịnh suy của đời, mà chép điềm tốt xấu, chế độ, suy xa hơn, cho tới khi trời đất chưa sinh, tới chỗ tối tăm mờ mịt chưa có thể khaỏ tới gốc được... Cho đến khi trời đất phân, th́ nói sự vận chuyển biến hoá của Ngũ hành, (những lề lối khác nhau của chính trị, mọi điềm ứng với mỗi hành)”.

*Đoạn trích dẫn tiếp theo đây, bạn đọc tham khảo về nguồn gốc của thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành qua tài liệu và nhận xét của ông Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn “Dự đoán theo Tứ trụ”:


1- Khởi nguồn của học thuyết Âm dương:
Sự ra đời của học thuyết Âm dương, từ đời Hạ xa xưa đă h́nh thành. Điều đó có thể được chứng thực bằng sự xuất hiện hào Dương, hào Âm trong Bát quái của Kinh Dịch. Hào âm và hào Dương trong bát quái xuất hiện trong sách cổ “Liên sơn” của đời nhà Hạ Trung Quốc, cho nên trong “Sơn hải kinh” có câu: “Phục Hy được Hà đồ, người Hạ nhân đó nói là “Liên Sơn”, Hoàng đế được Hà đồ nên người Chu gọi là “Chu dịch”. Tức là nói ở đời Hạ đă có quyển sách về Bát quái liên sơn này, c̣n Bát quái lại do hai hào cơ bản nhất: Âm và dương cấu thành. Cho nên học thuyết Âm dương bắt nguồn từ nhà Hạ là điều tin được.
Nhân đây muốn nói thêm rằng: giới học thuật ngày nay đối với mối quan hệ của học thuyết Âm dương, Ngũ hành và Bát quái, cũng như sự khởi nguồn và quá tŕnh diễn biến của nó, vẫn có những kiến giải khác nhau. Nhà sử học Bàng Phác trong bài “Nghiên cứu về nguồn gốc Âm dương Ngũ hành” (đăng ở mục “Bàn về lịch sử văn hoá cổ đại Trung Quốc”, do tạp chí Đại học Bắc Kinh xuất bản năm 1986) có nêu:
Nguồn gốc của quan niệm Ngũ hành là ở quy bốc của dân tộc Khương, nguồn gốc quan niệm Âm dương là mai bốc là của dân tộc Ngô Việt ở phương nam (tức ở trong “Sở từ” gọi là “Diên bạc”). Bát quái th́ bắt nguồn ở Phệ chiêm của dân tộc Chu (tức là trong sách cổ có ghi là lục nhâm mà về sau phát triển thành sáu hào). Do đó ngài Bàng Phác đă căn cứ vào tích Thù Ty Mă ở trong sách cổ mà suy đoán, cho rằng các dân tộc ở phương Bắc và phương Nam thời kỳ cổ đại của Trung Quốc (chủ yếu là nhà Thương, nhà Chu và Việt Sở) do sự thâm nhập văn hoá mà thành, đến thời Chiến quốc do các nhà nho như Khổng Tử, Trâu Diễn đă hoà trộn ba nền văn hoá lớn với nhau. Đến đời Đồng Trọng Thư nhà Hán mới tập hợp thành học thuyết Âm Dương Ngũ hành và cùng với thuật số Bát quái của Chu Dịch kết hợp thành học thuyết Âm dương Ngũ hành và thành một công tŕnh vĩ đại. Các bài viết của ngài Bàng Phác cách chứng minh chẽ, có giá trị là tác phẩm diễn giải độc đáo. Nhưng giới khảo cổ ngày nay và giới sử học đối với văn hoá cổ đại của đời nhà Hạ, với Liên Sơn, Quy tàng vẫn chưa có ư kiến nhất trí trong kết quả nghiên cứu của ḿnh. Các tài liệu và chứng vật cũng không đầy đủ, do đó quyển sách này cũng chỉ có thể dựa theo cách nói truyền thống để xác định khởi nguồn của thuyết Âm dương vào thời kỳ nhà Hạ. Nếu sau này phát hiện được những chứng cứ mới đủ để bác bỏ cách nói truyền thống này, cho rằng khởi nguồn của học thuyết Âm dương ở thời đại về sau hơn th́ chúng tôi cũng sẽ tuân theo chân lư mà không sửa đổi những luận điểm trong sách này”.
*
Đoạn trích dẫn dưới đây trong sách Chu Dịch với dự đoán học (sách đă dẫn, trang 94). Bạn đọc tham khảo những ư kiến khác nhau về xuất xứ của thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành.

2.Khởi nguồn của học thuyết Ngũ hành

Sự ra đời của học thuyết Ngũ hành, trong giới học thuật vẫn c̣n là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Ba loại ư kiến rất đối lập nhau như sau:

* Giới Dịch học cho rằng sự ra đời của học thuyết Ngũ hành rất có khả năng đồng thời với học thuyết Âm dương.

* Nhưng giới sử học lại cho rằng người đầu tiên sáng lập ra học thuyết Ngũ hành là Mạnh tử.

Trong cuốn “Trung Quốc thông sử giản biên” của Phạm Văn Lan đă nói: “Mạnh tử là người đầu tiên sáng lập ra học thuyết Ngũ hành, Mạnh Tử nói năm trăm năm tất có Vương giả hưng, từ Nghiêu Thuấn đến Vu Thang là hơn năm trăm năm.... Từ Văn Vương đến Khổng Tử lại hơn năm trăm năm... Hầu như đă có cách nói tính toán về Ngũ hành. Sau Mạnh Tử một ít, Trâu Diễn đă mở rộng thuyết Ngũ hành trở thành nhà Âm dương Ngũ hành”. Nói học thuyết Ngũ hành là do Mạnh Tử phát minh là không có chứng cứ xác thực. Điều này chính Phạm Văn Lan đă tự phủ định ḿnh. Trong cùng một chương của cuốn sách trên ông đă nói: “Mặc (*) tử không tin Ngũ hành, bác bỏ thuật chiêm bốc dùng ngũ sắc thanh long để định cát hung, điều đó đủ thấy thời Đông Chu thuyết Ngũ hành đă thông dụng rồi, đến Trâu Diễn đặc biệt phát huy”. Mạnh Tử là người nước Lỗ , thời Chiến Quốc mà thời Đông Chu đă có Ngũ hành rồi, rơ ràng không phải là Mạnh Tử phát minh ra Ngũ hành. Có những sách sử nói, học thuyết Âm dương Ngũ hành là Đổng Trọng Thư thời Hán sáng lập ra, điều đó càng không đúng.


* Giới triết học như Vũ Bạch Huệ, Vương Dung th́ cho rằng: “Bản văn công khai của Ngũ hành có thể thấy trong sách “Thượng Thư” của Hồng Phạm (tương truyền văn tự những năm đầu thời Tây Chu, theo những khảo chứng của người cận đại có thể là thời Chiến quốc) . Ngũ hành, một thuỷ, hai hoả, ba mộc, bốn kim, năm thổ, thuỷ nhuận dưới, hoả nóng trên, mộc cong thẳng, kim là cắt đứt, thổ là nông gia trông trọt” (xem “ảnh hưởng của học thuyết Âm dương Ngũ hành với khoa học truyền thống Trung Quốc”). Qua đó có thấy vấn đề nguồn gốc học thuyết Ngũ hành vẫn là điều chưa sáng tỏ.

* Qua những đoạn trích dẫn ở trên, chúng ta cũng nhận thấy được những vấn đề rất căn bản sau đây:

Ngay những nhà nghiên cứu Trung Hoa có tên tuổi và hầu hết những nhà nghiên cứu trên thế giới ở các ngành học thuật khác nhau: Lịch sử, triết học, văn hóa xă hội... thậm chí ngay cả học thuật chiêm bốc cũng cho rằng Âm dương và Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt. Thậm chí quan điểm của một số nhà nghiên cứu c̣n cho rằng: Thuyết Ngũ hành không tác dụng bằng thuyết Âm dương.

Hay nói cách khác:

Những nhà khoa học quốc tế và cả Hoa Hạ đă nh́n với tất cả các góc độ khác nhau bằng chuyên ngành của ḿnh, cũng không thể chứng minh được tính nhất quán và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ các bản văn được tự nhận là thuộc về văn minh Hoa Hạ.

Từ đó bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương và ngũ hành không hề tồn tại trong lịch sử văn minh Hoa Hạ như là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh. các nhà nghiên cứu không thể chứng minh được tính hoàn chỉnh của học thuyết này cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gơ những hàng chữ này để chuẩn bị tái bản cuốn sách. Nhưng ngược lại, những phương pháp ứng dụng như Tử Vi, Phong thủy, Đông y....th́ lại chứng tỏ Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán. Và không phải ngẫu nhiên, nhà Lư học nổi tiếng Trung Hoa - tức là trực tiếp ứng dụng học thuyết này - Thiệu Vĩ Hoa cho rằng:
Nội dung trích dẫn
* Giới Dịch học cho rằng sự ra đời của học thuyết Ngũ hành rất có khả năng đồng thời với học thuyết Âm dương.


Đây cũng chính là nguyên nhân để tiểu luận này phải chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán và từ đó là cơ sở vấn đề cần được giải quyết trong tiểu luận này:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành - với tư cách là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán - không thể thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Mặc dù hàng ngàn năm trôi qua họ vẫn tự nhận như vậy.

Từ đó vấn đề tiếp tục đặt ra cho hệ quả của nó là:

1 - Chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành phải thuộc về một nền văn minh gần gũi nhất với nền văn minh Hoa Hạ. Đó chính là nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở miền Nam sông Dương tử.
Nền văn minh này đă bị sụp đổ ở thế kỷ thứ III trước CN. Những giá trị của nền văn minh này đă thất truyền và lần lượt bị Hán hóa những mảnh vụn của nó. Khi một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về văn tự và ngôn ngữ. Để tiếp tục lưu truyền những giá trị của nền văn minh Việt, nó buộc phải Hán hóa; khi mà thời gian đô hộ không phải vài chục năm, vài ba thế kỷ mà là hàng Thiên niên kỷ.

2 - Với tư cách là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chúng ta mới có thể nhân danh những tiêu chí khoa học để minh chứng rằng: Đó chính là một lư thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu đang nỗ lực t́m kiếm
- khi tính hoàn chỉnh và nhất quán của một lư thuyết là những yếu tố cần cho một lư thuyết khoa học.

Những vần đề tiếp tục được đặt ra và sẽ lần lượt được minh chứng, giải quyết trong phần tiếp theo đây. Một hiện tượng cần ghi nhận liên quan đến học thuyết Âm dương và Ngũ hành để minh chứng cho các vấn đề trên: Đó là cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn”. Một trong những tứ đại kỳ thư Đông phương về Đông Y . Sự tương quan về nội dung bản văn, không/ thờii gian lịch sử của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” với giả thuyết được tŕnh bầy với bạn đọc ở trên có một vị trí quan trọng. Bởi vậy, phần tiếp theo đây xin được tŕnh bày với bạn đọc nội dung cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” và những vấn đề liên quan.

----------------------------------


*Chú thích: Có lẽ là Mạnh tử? Sách in nhầm chăng?
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 13 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:41am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

I - Lịch sử thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán
Tiếp theo

Hoàng đế nội kinh tố vấn & lịch sử thuyết âm dương và ngũ hành

Về cổ thư liên quan đến thuyết Âm dương và Ngũ hành c̣n được nói tới trong một cuốn sách Đông y nổi tiếng, đó là cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn. Nội dung cuốn sách này diễn tả những cuộc đối thoại giữa Hoàng Đế (*) với Kỳ Bá là đại thần của ngài, cho thấy sự ứng dụng thuyết Âm dương thuyết Ngũ hành vào việc pḥng bệnh, chữa bệnh ở thời thượng cổ. Về giá trị của cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn được những nhà nghiên cứu Trung Hoa ca ngợi như sau:

“Trên thực tế, Hoàng Đế nội kinh trong lịch sư Trung Quốc đối với văn hoá Hán học có ảnh hưởng sâu sắc không thể mất đi, nó cấu thành một truyền thống văn hoá Trung Hoa. Nếu như truyền thống văn hoá thiếu khuyết phần này, chúng ta không thể tưởng tượng t́nh cảnh của nó vô lư đến mức nào. Thậm chí ở Trung Quốc cổ đại, người ta c̣n đem Hoàng Đế Nội Kinh với Đạo Đức kinh của Lăo Tử, Nam Hoa kinh của Trang Tử, Chu Dịch ra so sánh với nhau, mọi người không chỉ xem nó là một cuốn sách ư học b́nh thường. Người xưa xem Hoàng Đế Nội Kinh là: “Thượng cùng ở Trời hạ cực ở Đất, xa xét vạn vật, gần nắm bản thân, biến đối khó lường”. cơ hồ như mọi việc trời đất không ǵ là không bao lấy”.(**)

Trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” hoàn toàn sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành. Để chứng tỏ điều này, xin bạn đọc xem đoạn sau đây trong phần Lục Nguyên chính kỷ đại luận:

“ Trước lập năm ấy, lấy tỏ khí ấy, số của vận hành của Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Là lạnh, nóng khô, ẩm gió, hoả đến ngự th́ đạo trời có thể thấy, dân khí có thể điều, Âm dương co duỗi, gần mà không cảm, có thể đếm số ấy”.

Bạn đọc có thể t́m thấy dấu ấn của Thuyết Âm dương Ngũ hành và phương pháp luận của nó trong khắp cuốn sách, tự thân nội dung của nó đă chứng tỏ thuyết Âm dương Ngũ hành đă được ứng dụng từ thời Hoàng Đế - khoảng 3.000 năm tr.C.N - trước CN. Nhưng các nhà nghiên cứu hiện đại lại cho rằng: Cuốn Hoàng đế nội kinh tố vấn ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (?!). Đoạn sau đây được trích trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh và suy đoán vận khí” (sách đă dẫn).

“Hoàng Đế nội kinh được viết thành sách vào khoảng thời kỳ Xuân thu Chiến Quốc, nên trong sách tư tưởng chỉ là chủ nghĩa duy vật cổ đại, xuất phát từ quan niệm chỉnh thể và tổng kết của người xưa qua kinh nghiệm phong phú đấu tranh với bệnh tật, xây dựng nền cơ sở lư luận của y học Trung Quốc”.

Như vậy, qua các đoạn trích dẫn trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Nội dung của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” là sự ứng dụng của thuyết Âm dương và Ngũ hành đă có từ thời Hoàng Đế, tức là trước thời vua Đại Vũ phát hiện ra Lạc thư trên lưng rùa ghi dấu ấn của Ngũ hành hơn 1.000 năm. Các nhà nghiên cứu đă đặt thời điểm xuất hiện của cuốn sách này vào thời Xuân thu Chiến Quốc, tức là sau đó hơn 2000 năm so với thời điểm nội dung của nó (?). Nhưng với các nhà nghiên cứu hiện đại Trung Hoa th́ thuyết Ngũ Hành c̣n ra đời rất lâu sau đó - vào thế kỷ thứ IV, hoặc thứ III trước CN. Tức là các nhà nghiên cứu hiện đại Trung Hoa đă đẩy lùi thời gian ra đời so với niên đại của Hoảng Đế theo quan niệm lịch sử Trung Hoa gần 3000 năm. Chúng ta xem lại đoạn trích dẫn trong "Đại cương triết học Trung Quốc" - (sách đă dẫn):

Nội dung trích dẫn
Sự đề cập đầu tiên thật chính xác về Ngũ hành được thấy trong đoạn khác của Kinh Thư (phần V, quyển IV), dưới tên “Hồng Phạm”, nghĩa là “khuôn lớn”. Truyền thuyết cho biết rằng thiên “ Hồng Phạm” thuật lại lời cơ tử cáo với vua Vũ nhà Chu, cơ tử là một Vương hầu nhà Thương bị vua Vũ lật đổ vào cuối thế kỷ thứ XXII tr. CN. Trong bài Cáo, Cơ tử cho những ư của ḿnh là của vua Vũ, người sáng lập nhà Hạ, theo truyền thuyết sống vào thế kỷ thứ XXII tr. C.N. Chúng tôi nêu truyền thuyết này là coi như ví dụ về thể thức theo đó tác giả Kinh Thư đă thử mang lại sự trọng yếu của thuyết Ngũ hành. Về thời đại thật của thiên “Hồng Phạm”, th́ khoa học hiện đại có ư đặt vào thế kỷ thứ IV hay III.


Như vậy, chúng ta cũng thấy rằng: Các nhà triết học Trung Hoa cho rằng thuyết Ngũ Hành trong thiên Hồng Phạm - văn bản đầu tiên đề cập đến thuyết Ngũ Hành chỉ ra đời vào thế kỷ thứ IV - thứ III trước CN. So sánh với quan niệm trên của Đàm Thành Mậu th́ rơ ràng không thống nhất. Sự thay đổi niên đại ra đời của cuốn sách của chính các học giả ảng đầu của Trung Hoa chính là sự tự phủ nhận niên đại theo nội dung bản văn của cuốn sách: Thời Hoàng Đế hơn 3000 năm trước CN.
Và vấn đề cũng không dừng lại ở đây.

Hoàng đế nội kinh tố vấn
Hà đồ và những vấn đề liên quan.

Tính bất hợp lư về thời điểm xuất hiện cuốn Hoàng Đế nội kinh
trong lịch sử văn minh Hoa Hạ.

Thực tế cho thấy rằng: thời điểm xuất hiện của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” khó có thể đặt vào một giai đoạn nào trong lịch sử văn minh Hoa Hạ, để có sự tương quan hợp lư với những vấn đề của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nội dung của cuốn sách này thể hiện phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành trong đông y với điều kỳ lạ là trong đó có dấu ấn của Hà đồ.

Ư nghĩa trực tiếp trong nội dung của nó xác định thời điểm xuất hiện thuộc về thời Hoàng Đế. Nhưng những nhà nghiên cứu đă đặt vào giai đoạn lịch sử thời Xuân Thu Chiến Quốc hoặc mợn hơn (Giáo sư Phùng Hữu Lan) - đă trích dẫn ở phần trên.
Qua những đoạn trích dẫn ở trên, chúng ta có thể t́m thấy sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành trong toàn bộ cuốn sách nói trên (kể cả sự ứng dụng Âm dương lịch, mà ở đó đă có sự phối hợp can chi). Như vậy, thuyết Âm dương Ngũ hành đă hoàn chỉnh, nhất quán và được ứng dụng trong Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn. Tức là, từ thời Hoàng Đế, trước cả Lạc thư do vua Đại Vũ phát hiện cả ngàn năm (niên đại của Hoàng Đế ước tính khoảng 3000 năm tr. CN, vua Đại Vũ khoảng 2205 năm tr. CN). Rơ ràng đây là một điều cực vô lư.
Nếu như chúng ta tin vào tính chính xác của cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn th́ sẽ phủ nhận toàn bộ những tác giả Trung Hoa được coi là sáng lập ra thuyết Âm dương và Ngũ hành sau đó. Vậy th́ trước Hoàng Đế; ai là người sáng tạo thuyết Âm dương Ngũ hành? Khi chính cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn chỉ thể hiện sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành, chứ không phải thể hiện nội dụng của học thuyết đó?
Có lẽ nhận thấy được điều phi lư này – trên quan niệm thuyết Âm dương Ngũ hành thuộc về văn minh Hoa Hạ – nên các nhà nghiên cứu hiện đại đă có sự cố gắng t́m một thời điểm lịch sử hợp lư cho sự ra đời của cuốn sách Hoàng Đế nội kinh tố vấn.
1 - Nhận định đầu tiên cho rằng:
Cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn được viết vào thời Xuân Thu Chiến Quốc! (Đă trích dẫn).

Nếu nhận định của các nhà nghiên cứu hiện đại đúng, th́ đây là sự phủ nhận tác giả của cuốn sách là Hoàng Đế và Kỳ Bá. Như vậy tại sao lại có sự gán ghép này và ai là tác giả đích thực của nó? Trong khi sách Đông y cũng như sách bói không phải đối tượng phá huỷ vào thời Tần Thuỷ Hoàng. Hơn nữa y học là một nhu cầu cần thiết và phổ biến trong đời sống xă hội trên từ thời vua chúa, dưới đến thứ dân. Tại sao một cuốn sách y lư căn bản, sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành, lại không hề được nhắc đến trong bất cứ một cuốn cổ thư nào của các học giả nổi tiếng trước thời Hán?
Thời Xuân Thu Chiến Quốc là một thời đại xuất hiện rất nhiều nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử... được coi là thuộc văn minh Hoa Hạ; họ để lại rất nhiều trước tác. Nếu hệ thống vũ trụ quan Âm dương Ngũ hành với giá trị tuyệt vời của nó, được thể hiện trong sự ứng dụng ở ngay trong một nhu cầu không thể thiếu và phổ biến là y học; vậy tại sao lại không được các học giả lưu danh hàng thiên niên kỷ quan tâm đến như: Khổng Tử thời Xuân Thu; Mạnh Tử, Trang Tử, thời Chiến quốc..? Một điều đáng lưu ư nữa là: Sau các học giả nổi tiếng thời Xuân Thu - Chiến quốc hàng nửa thiên niên kỷ, trong Sử Kư của Tư Mă Thiên cũng không hề một lần nhắc đến cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn, mặc dù ông lại nói đến Trâu Diễn (350 -270 tr. CN), như là một người nếu không phải là sáng lập th́ cũng là người đầu tiên tổng hợp thuyết Âm dương Ngũ hành trở thành một học thuyết thống nhất (Phái Âm Dương gia).
Chúng ta giả định rằng: Sử Kư Tư Mă Thiên phản ánh trung thực lịch sử Trung Hoa th́ cái oái oăm lại là: Sau khi Trâu Diễn tổng hợp thuyết Âm Dương Ngũ hành vào thế kỷ thứ III - IV trước CN th́ Hoàng Đế sinh ở 3000 năm trước đó mới trước tác cuốn sách này để ứng dụng trong Đông Y!?
Đây thật sự là một điều vô lư!

2 - Giả thuyết thứ hai cho rằng:
Hoàng Đế nội kinh tố vấn là do các phương sĩ kiết tập, tổng hợp vào đời Hán.

Giả thuyết này giải thích được một vài điểm vô lư đă phân tích ở trên. Nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy cũng không thể giải thích được một cách hợp lư hoàn cảnh ra đời của cuốn Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn.
Bởi v́: để viết cuốn sách này th́ cần phải có một kiến thức hoàn chỉnh về thuyết Âm dương Ngũ hành. Nhưng học thuyết này, theo các nhà nghiên cứu hiện đại vào thời Hán mới đang từng bước hoàn chỉnh. Do dó, không có cơ sở nào để có một sự ứng dụng một học thuyết cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hoàn chỉnh (ít nhất về mặt lư thuyết) để có một sự ứng dụng hoàn chỉnh cho nó. Huống chi, trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn đă có trước Hán, tức là thuyết Âm dương Ngũ hành đă hoàn chỉnh trước đó và vấn đề tiếp tục lặp lại như phân tích ở trên.

3 - Giả thuyết thứ ba cho rằng:
Hoàng Đế nội kinh tố vấn được kiết tập vào đời Minh (?!).

Giả thuyết này chỉ có sự hợp lư h́nh thức, mặc dù nó lư giải được dấu ấn của Hà Đồ (chỉ thực sự xuất hiện vào đời Tống, trước Minh). Nhưng với giả thuyết này th́ ngoài những mâu thuẫn chung với các giả thuyết trên, nó lại gặp những mâu thuẫn không lư giải được sau đây:
- Sự liên hệ giữa lịch sử thời Minh (thế kỷ XIV) với thời Hoàng Đế gần 3000 năm tr. CN, thể hiện trong nội dung cuốn sách.
- Vào thế kỷ 14 sau CN, là lúc sự ứng dụng của thuyết Âm dương Ngũ hành đă rất phổ biến. Do đó, càng không thể có sự kiết tập những cái mà cho đến tận bây giờ người ta vẫn không thể lư giải.
- Vào thời Minh, lịch sử cũng đă rơ ràng. Không thể có một cuốn sách vào hạng kỳ thư và được ứng dụng trong một nhu cầu phổ biến, mà người ta không thể chỉ ra chính xác thời điểm ra đời hoặc tác giả của nó. Một vấn đề được đặt ra là cấu trúc ngôn ngữ trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn hoàn toàn không phải là cấu trúc ngôn ngữ của thời nhà Minh. Chỉ c̣n một cách duy nhất là viết lại cuốn sách này. Điều này rơ ràng không thể thực hiện được, khi cho đến tận bây giờ, thuyết Âm dương Ngũ hành và những vấn đề liên quan đến nó vẫn c̣n là sự bí ẩn.
Trong ba giả thuyết trên, th́ giả thuyết thứ hai và thứ ba là do tham khảo ư kiến bạn đọc gần gũi, không có tài liệu công bố chính thức.

Mâu thuẫn lớn nhất cần phải lư giải là: Hoàng Đế nội kinh tố vấn là cuốn sách lư luận căn bản của Đông y, được phát triển từ một hệ thống lư luận căn bản là học thuyết Âm dương Ngũ hành. Do đó, nó chỉ có thể được thực hiện khi người ta đă có một kiến thức hoàn chỉnh về học thuyết này. Nhưng cho đến ngày hôm nay, thuyết Âm dương Ngũ hành vẫn chỉ để lại những dấu ấn mơ hồ. Điều này, người viết đă dẫn giải ở phần trên: Cho đến ngày hôm nay, các nhà khoa học của nhiều ngành khoa học lịch sử, xă hội, triết học và cả lư học cũng chưa xác định được thời điểm chính thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Như vậy, thật là phi lư, khi người ta lại có thể sáng tác ra một cuốn sách lư luận, dựa trên một lư thuyết căn bản mà người ta hoàn toàn mơ hồ về nó. Hiện tượng này có thể ví như một học sinh không cần học thuộc bài, nhưng vẫn giải được toán. Cho dù có khiên cưỡng ứng dụng phương pháp luận siêu h́nh để phản bác, cho là học sinh dó kiếp trước vốn là nhà thông thái, th́ ít nhất kiếp trước nó đă học bài.
Bởi vậy, ngoài những mâu thuẫn với những hiện tượng liên quan đến nó, th́ đây chính là điều căn bản để cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn không thể đặt vào bất cứ một thời điểm lịch sử nào đó của nền văn minh Hoa Hạ. Về mặt thời gian lịch sử, người viết đă chứng minh với bạn đọc: cuốn Hoàng Đế nội kinh không thể thuộc về văn minh Hoa Hạ. Nếu như từ trước đến nay nó được coi là thuộc về văn minh Hoa Hạ th́ chỉ v́ cuốn sách cổ nhất mà người ta t́m thấy viết bằng tiếng Hán mà thôi. Đương nhiên cuốn sách đó không thể từ trên trời rơi xuống.
Chính sự tồn tại của cuốn Hoàng Đế Nội Kinh trong lịch sử văn minh Hoa Hạ là một trong bằng chứng rất sắc sảo phủ định toàn bộ những vấn đề liên quan đến nó là Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh này. Không chỉ cuốn Hoảng Đế nội kinh, mà c̣n rất nhiều bằng chứng xác đáng khác chứng tỏ rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể thuộc về văn minh Hoa Hạ. Chúng ta tiếp tục tham khảo một số bằng chứng khác dưới đây.
Dấu ấn Hà đồ trong cổ thư chữ Hán trước Tần
Trong sách Chu dịch Dự đoán học, ông Thiệu Vĩ Hoa viết:

“Thuyết “Hà Đồ” “Lạc đồ “trong cuốn “Thượng Thư” của tiên Tần, “Luận ngữ” của Mạnh tử và trong “Hệ từ” đều có ghi lại, nhưng “Đồ” và “Thư” thực chất là cái ǵ, chưa có ai nh́n thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít “Dịch” gia khi viết về “Dịch “, rất ít nói đến “Hà Đồ”, “Lạc Đồ”, một vài người có nói đến th́ cũng chỉ lướt qua. Phong trào nói đến “Hà đồ”, “Lạc thư” vào những năm Thái B́nh Hưng Quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn).

Sách Bí ẩn của Bát quái - Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường viết:
“...Thời tiên Tần có Hà đồ, Lạc thư hay không vẫn là một câu hỏi.”

Qua các đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng, Hà Đồ Lạc thư mà chúng ta biết đến ngày hôm nay, thực chất chỉ được công bố chính thức vào đời Tống. Trải hàng ngàn năm – từ trước Tần đến Tống – mặc dù Hà Đồ Lạc thư được nhắc đến trong một số sách được coi là của nền văn minh Hoa Hạ, nhưng ngay cả người Hoa Hạ cũng không hiểu chính đồ h́nh này. Và thật là kỳ lạ: Dấu ấn của Hà Đồ lại nằm ngay trong cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn. Hay nói một cách khác: Hà Đồ đă được ứng dụng từ thời Hoàng Đế trước cả vua Đại Vũ t́m ra Ngũ hành trên lưng rùa và viết nên Hồng Phạm cửu trù???!

Dấu ấn Hà Đồ trong “Hoàng Đế nội kinh tố vấn”.

Trong cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn đă ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành để lư giải các hiện tượng của sự vận động vũ trụ và ảnh hưởng của nó đến trái Đất với đời sống con người và cả sáu mươi hoa giáp trong Âm lịch. Nhưng nội dung của nó lại góp phần tạo nên sự bí ẩn của lịch sử thuyết Âm dương Ngũ hành và cũng là đề tài tranh luận qua nhiều thế hệ.
Trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn cũng để lại rất nhiều những khái niệm bí ẩn khác, mà cho đến tận ngày nay đă không biết bao nhiêu học giả tốn rất nhiều công sức vẫn chưa lư giải được. Thí dụ như những khái niệm về lục khí, ngũ vận ứng dụng trong y lư. Nhưng một hiện tượng đặc biệt rất đáng lưu ư là: trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn, một cuốn sách được các nhà nghiên cứu cho là xuất hiện vào thời Xuân thu Chiến Quốc – tức là tiên Tần – lại ghi nhận dấu ấn của Hà Đồ, khi lư giải những vấn đề cơ sở lư luận ứng dụng trong Đông y. Đoạn sau đây được trích trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn toàn tập (*) (Nhà thuốc Hồng Khê /Hanoi, xuất bản 1954 - dịch giả Nguyễn Tử Siêu) được trích dẫn trong phần “Kim quỷ chân ngôn luận”:

Hoàng Đế hỏi:
- Năm tàng ứng với bốn mùa, vậy có sự thâu thu ǵ không? Kỳ Bá thưa:
1- Đông phương sắc xanh, thông vào can, khai khiếu lên mắt, tàng tinh ở can, phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Về vị là chua, thuộc về loài thảo MỘC, thuộc về lục súc là gà, thuộc về ngũ cốc là lúa mạch, thuộc về bốn mùa trên ứng với Tuế tinh, xuân khí thuộc về bộ phận đầu, thuộc về âm là tiếng Giác, thuộc về số là số 8, thuộc về mùi là mùi hôi. Do đó, biết là thường phát sinh bệnh ở gân.

2- Nam phương sắc đỏ, thông vào với tâm khai khiếu lên tai, tàng tinh ở tâm. Bệnh phát sinh ở cả năm tàng, về vị là đắng và thuộc về HỎA; thuộc về lục súc là dê, thuộc về ngũ cốc là thử, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Huỳnh Hoặc, thuộc về âm là tiếng Chuỷ, thuộc về số là số 7, thuộc về mùi là mùi hắc. Do đó, biết là thường phát sinh bệnh ở mạch.

3- Trung ương sắc vàng, thông vào với tỳ, khai khiếu lên miệng, tàng tinh ở tỳ. Bệnh phát sinh ở cuống lưỡi, về vị là ngọt và thuộc về THỔ; thuộc về lục súc là ḅ, thuộc về ngũ cốc là tắc, thuộc về bốn mùa trên ứng với sao Chấn, thuộc về âm là cung, thuộc về số là số 5, thuộc về mùi là mùi thơm. Do đó, biết là thường phát sinh bệnh tại thịt.

4- Tây phương sắc trắng, thông vào với phế, khai khiếu ở mũi, tàng tinh ở phế. Bệnh phát sinh ở vai, về vị là cay và thuộc về KIM; thuộc về lục súc là ngựa, thuộc về ngũ cốc là đạo, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thái Bạch, thuộc về âm là Thương, thuộc về số là số 9, thuộc về mùi là mùi hắc. Do đó, biết là thường phát sinh bệnh tại b́ mao.

5- Bắc phương sắc đen, thông vào với thận, khai khiếu ở nhị âm, tàng tinh ở thận. Bệnh phát sinh ở khê, về vị là mặn và thuộc về THỦY; thuộc về lục súc là lợn, thuộc về ngũ cốc là đậu, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thần, thuộc về âm là Vũ, thuộc về số là số 6, thuộc về mùi là mùi húc mục. Do đó, biết là thường phát sinh bệnh ở xương.

Qua phần trích dẫn trên, chúng ta quán xét độ số và hành ở các phương vị sẽ thấy là:

1) Phương Đông thuộc Mộc/ Sắc Xanh Độ số 8

2) Phương Nam thuộc Hoả/ Sắc Đỏ Độ số 7

3) Trung ương thuộc Thổ/ Sắc Vàng Độ số 5

4) Tây phương thuộc Kim/ Sắc Trắng Độ số 9

5) Bắc phương thuộc Thuỷ/ Sắc Đen Độ số 6

So sánh phương vị/ hành và độ số nói trên với Hà Đồ, chúng hoàn toàn có sự trùng khớp. Hà Đồ vốn được coi là căn nguyên của nền lư học Đông phương. Do đó, sự trùng khớp nói trên không thể coi là hiện tượng ngẫu nhiên. Điều này chứng tỏ rằng: Khi h́nh thành cuốn sách này, tác giả của nó đă biết đến Hà đồ và những nguyên lư ứng dụng của nó ảnh hưởng đến đời sống Trái Đất và con người. Xin xem h́nh vẽ sau:

H́nh minh họa
Sự ứng dụng phương vị Ngũ hành của Hà đồ trong Hoàng Đế nội kinh
Qua đồ h́nh trên, quí vị cũng nhận thấy sự liên hệ trùng khớp độ số và phương vị Ngũ hành trong Hoàng Đế nội kinh với Hà đồ. Sự liên hệ này cho thấy: Hà đồ là một thực tế đă tồn tại và đă được ứng dụng trước thời điểm h́nh thành cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn.
Vậy tại sao đến đời Tống, những học giả Hoa Hạ mới biết đến Hà Đồ? Tại sao Khổng Tử viết thập Dực đă nói đến “Hà xuất Đồ / Lạc xuất thư” lại không miêu tả tại Hà Đồ cho các đệ tử? Nếu Khổng Tử đă biết đến Hà Đồ th́ tại sao Kinh Dịch lại không hề có một chữ nói đến Ngũ hành khiến “Thuyết Âm Dương Ngũ Hành từng bước hoà nhập vào đời Hán?”.
Để giải thích những điều bất hợp lư này, các nhà nghiên cứu - bị trói buộc bởi thói quen cho rằng nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về Hoa Hạ - đă đưa sự ra đời của thuyết Âm Dương Ngũ hành về sau thời Khổng Tử - tức Xuân Thu Chiến quốc , hoặc muộn hơn - Thời Hán. Nhưng họ chỉ làm một việc là loay hoay đi t́m cái vô lư này để thay thế cho một cái vô lư khác. Điều này người viết đă minh chứng ở trên:

Không thể có một thời điểm thích hợp nào trong lịch sử văn minh Hoa Hạ có thể lư giải sự xuất hiện cuốn Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn.

Vấn đề cũng không dừng lại ở đây!

Qua phần chứng minh ở trên, chúng ta cũng thấy rằng Hà Đồ đă được ứng dụng trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn. Điều này cho thấy thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh, đă có từ lâu trong cổ học Đông phương và thể hiện sự nhất quán và hoàn chỉnh qua phương pháp luận của nó trong nội dung cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn.
Như vậy, cho dù cuốn sách này “xuất hiện vào thời Xuân Thu Chiến Quốc” như các nhà nghiên cứu quốc tế giả định th́ nền văn minh Hoa Hạ không thể là chủ nhân sáng tạo của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều rất đơn giản là: Không hề có tính kế thừa học thuyết này trong lịch sử sáng tạo, phát triển của nó vốn được coi là thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Đến đây người viết xin được một lần nữa lưu ư bạn đọc quan tâm là: Trên thực tế cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn không thể có chỗ đứng trong thời gian lịch sử của nền văn minh Hoa Hạ. Điều này chỉ có thể giải thích rơ ràng là: Nó không có nguồn gốc thuộc về nền văn minh này. Nếu cho rằng sự sai lệch này là do thất truyền th́ đó chỉ là một lư do khiên cưỡng và không hợp lư. Bởi v́, Hoàng Đế nội kinh không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho giả thuyết trên. Dấu ấn cho sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Hà Đồ c̣n nằm trong một số sách mà chính các nhà nghiên cứu cho rằng: “Thời tiên Tần có Hà Đồ/ Lạc Thư hay không vẫn c̣n là một câu hỏi?”.

Để chứng minh điều này, xin bạn đọc quan tâm xem đoạn trích dẫn sau đây:

Dấu ấn của Hà đồ trong Lă Thị Xuân Thu.

Trong các cổ thư chữ Hán được coi là trước Tần, ngoài Hoàng Đế nội kinh tố vấn, dấu ấn của Hà Đồ c̣n được ghi nhận ở Lă Thị Xuân Thu, một tác phẩm được coi là của Lă Bất Vi viết vào thời kỳ đầu của đế chế Tần. Lời giới thiệu trong sách Lă Thị Xuân Thu do Phan Văn Các dịch. Nxb Văn Học & Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây xuất bản 1999, viết:

“Lă Bất Vi bèn sai các thực khách của ḿnh viết ra những điều nghe biết, tập hợp lại làm thành “bát lăm” và “lục luận”, “thập nhị kỷ” cộng hơn hai mươi vạn chữ , coi là có đủ “ thiên địa vạn vật cổ kim chi sự”, đặt tên là Lă Thị Xuân Thu, và “đặt ở cổng chợ Hàm Dương, treo ngàn lạng vàng trên đó, mời du sĩ tân khách chư hầu ai thêm bớt được một chữ th́ thưởng ngàn lạng vàng”.
“Hán thư nghệ văn chí” đă coi đó là tác phẩm tiêu biểu của “tạp gia”, đánh giá rằng về học thuật , sách ấy “kiêm Nho Mặc, hợp Danh Pháp (gồm cả Nho gia lẫn Mạc gia, ghép vào cả Danh gia với Pháp gia).
Ở thời hiện đại, Hầu Ngoại Lư cho đó là khởi nguồn của Tạp gia, là sự nhào trộn “kiệm thính tạp học” không có tinh thần sáng tạo, nhiều học giả chỉ thừa nhận giá trị sử liệu của nó mà thôi.
Nhưng nhà sử học Phùng Hữu Lan cho rằng: “Sách này không đặt tên Lă tử, mà đặt tên Lă Thị Xuân Thu, hẳn là Văn Tín Hầu vốn đă coi sách của ḿnh là sử. Sử kư nói rằng: Lă Bất Vi coi sách của ḿnh chứa đủ muôn vật trong trời đất cùng mọi việc xưa nay, đặt tên là Lă Thị Xuân Thu cũng đă coi đó là sử. Tựa niên biểu mười hai chư hầu trong Sử Kư đặt ngang hàng Lă Thị Xuân Thu với Tả Thị Xuân Thu và Ngu Thị Xuân Thu, chứng tỏ sử công cũng coi sách đó là sử rồi”

Trong nội dung của sách Lă Thị Xuân Thu nói đến sự vận hành có tính qui luật của thời tiết từng tháng trong năm và sự ứng xử của các bậc đế vương thuận theo tự nhiên để điều hành đất nước. Phần này được chia làm 12 kỷ. Đoạn trích dưới đây chứng tỏ điều này:

Mười hai kỷ sắp xếp theo tŕnh tự bốn mùa, mỗi mùa có ba kỷ: Mạnh, Trọng, Quư. Kỷ thủ là nguyệt lệnh của tháng . Xuân chủ sinh, Hạ chủ trưởng, Thu chu thu, Đông chủ tàng (*).
-----------------
* Chú thích trong sách đă dẫn: Thâp nhị kỷ chính là thiên nguyệt lệnh trong sách Lễ kư, mười hai tháng sắp xếp làm mười hai thiên, sau mỗi thiên đều chen thêm bốn thiên khác. Bốn kỷ xuân hạ thu đông, xuân nói về sinh, hạ nói về trưởng, thu nói về thu (hoạch), đông nói về cất giấu. Bốn thiên phụ vào mỗi kỷ cũng đều phối hợp theo tŕnh tự xuân sinh, hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng mà tŕnh bày các quan điểm về phép tồn sinh, thể thích mà tăng trưởng, vạn vật thu gom, chết đích đáng, chết có giá trị. Bản mẫu của thiên đầu mỗi kỷ trong thập nhị kỷ và hạ tiểu chinh đều là sách nông lưu hành trong dân gian. Mạnh xuân là tháng đầu trong lịch nhà Hạ, tức tháng giêng. Đây là thiên Mạnh xuân, không phải Kỷ, các “Kỷ” ở sau đều như vậy.

Trong cuốn Lă Thị Xuân Thu, dấu ấn mang nội dung của Hà Đồ thể hiện trong các đoạn tiêu biểu được trích dẫn sau đây:

Mạnh Xuân Kỷ

Thiên thứ nhất nói rằng:
Tháng đầu xuân : Mặt trời ở vị trí sao Doanh Thất. Buổi chiều hôm, sao Sâm ở phương chính Nam, sáng sớm sao Vĩ ở phương chính Nam. Mặt trời tháng này ở phương Giáp ất (phương Đông). Vị đế Vương tương ứng với tháng này là Thái cao thị (dựa vào Mộc đức mà xưng Vương). Vị thần đối ứng với tháng này là Mộc thần Câu Mang, động vật tiêu biểu của tháng này là loài có vy, thanh âm tháng này lấy âm Giốc (một trong ngũ âm) làm tiêu biểu, âm luật tháng này phù hợp với Thái Thốc (một trong lục luật). Con số đối ứng với tháng này là số 8 (số của Thiếu Dương), vị đối ứng của tháng này là vị chua, mùi đối ứng với tháng này là mùi tanh. Mạnh Hạ Kỷ.

Thiên thứ nhất nói rằng:
Tháng đầu mùa hạ: măt trời ở vị trí của sao Tất. Buổi chiều hôm sao Dực ở phương chính Nam, sáng sớm sao Vụ Nữ ở phương Bính Đinh (phương Nam). Vị đế Vương tương ứng tháng này là Viêm Đế (dựa vào hoả đức mà xưng Vương). Vị thần đối ứng tháng này là Hoả thần Chúc Dung. Động vật tiêu biểu tháng này là loài chim có lông vũ. Thanh âm tháng này lấy âm Chuỷ (một trong ngũ âm) làm tiêu biểu. Âm luật tháng này hợp với Trọng Lữ. Con số đối ứng tháng này là số 7. Đặc điểm của tháng này là lễ tiết. Sự việc tháng này là xem.

Mạnh Thu Kỷ

Thiên thứ nhất nói rằng:
Tháng đầu mùa thu: mặt trời ở vị trí của sao Dực. Buổi chiều hôm sao Đẩu ở phương chính Nam. Mặt trời tháng này ở phương Canh Tân (phương Tây). Vị đế vượng ứng với tháng này là họ Thiếu Hạo (lấy đức Kim mà xưng Vương thiên hạ). Vị thần ứng với tháng này là Kim thần nhục thu (tên là Cai). Động vật tiêu biểu tháng này là loại thú có lông mao. Thanh âm tháng này lấy Thương làm tiêu biểu. Âm luật tháng này hợp với Di Tắc (một trong lục luật). Con số đối ứng tháng này là số 9 ( số của Thiếu Âm). Vị tương ứng tháng này là vị cay. Mùi tương ứng tháng này là mùi tanh, tế tự tháng này ở cửa.

Mạnh Đông Kỷ

Thiên thứ nhất nói rằng
Tháng đầu mùa đông: mặt trời ở vị trí của sao Vĩ. Buổi chiều hôm sao Nguy ở phương chính Nam, buổi sáng sớm Thất tinh ở phương chính Nam Mặt trời tháng này ở phương Nhâm Quư (phương Bắc). Vị đế Vương ứng với tháng này là Chuyên Húc (lấy đức Thuỷ mà xưng Vương thiên hạ). Vị thần ứng với tháng này là Huyền Minh (thuỷ thần). Động vật tiêu biểu tháng này là loài giáp giới (đại biểu là rùa). Thanh âm tháng này là Vũ (một trong ngũ âm). Âm luật tháng này hợp với ứng chung (một trong lục l). Con số của tháng này là số 6. Vị tương ứng tháng này là vị mặn. Mùi tương ứng tháng này là mùi húc mục, Tháng này tế tự đất trong cửa. Lúc tế tự trước phải dâng thận. Tháng này, nước bắt đầu đóng băng, đất bắt đầu đông giá. Gà rừng xuống nước biến thành con ṣ. Cầu vồng ẩn náu không xuất hiện. Tháng này thiên tử ở trong pḥng đầu tây của nhà hướng Bắc, ngồi xe đen, thắng xe bằng ngựa đen. Trên xe có cờ đen, mặc áo đen, đeo ngọc đen làm đồ trang sức. Ăn kê nếp và thịt lợn. Đồ tế khí to mà chúm miệng.

Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Nếu chúng ta lấy độ số và hành của 4 mùa Xuân / Hạ/ Thu/ Đông và liên hệ với Hà Đồ th́ một lần nữa nó lại trùng khớp. Như vậy, không chỉ Hoàng Đế mà ngay cả Lă Bất Vi (?) cũng đă sử dụng độ số của Hà Đồ???!.
Chưa hết! Thập nhị kỷ trong Lă Thị Xuân Thu chính là thiên Nguyệt Lệnh trong sách Lễ Kư tất yếu cũng có dấu ấn Hà Đồ. Tất cả những sách này đều thuộc về Tiên Tần. Nhưng cho đến ngày hôm nay: Các học giả tầm cỡ quốc tế ( kể cả của ngay chính Trung Hoa) vẫn không thấy dấu ấn Hà Đồ trong cổ thư trước Tần??? Và chính Kinh Dịch vốn được coi là của Khổng Tử lại là cuốn sách cổ nhất nói đến Hà Đồ (Hà xuất đồ, Lạc xuất Thư)???!

Những dấu chứngvv trên đă chứng tỏ rằng:
Tất cả hậu duệ của nền văn minh Hoa Hạ đều không thể t́m thấy dấu ấn Hà Đồ vào thời "Tiên Tần".

Nếu như trong sách Thượng Thư thiên Cổ Mệnh chỉ nhắc đến Hà đồ được vẽ ở vách cung điện nhà Chu một cách mơ hồ, th́ Hoàng Đế nội kinh & Lă Thị Xuân Thu ghi lại những dấu ấn liên quan đến nội dung của nó.
Phần chứng minh trên đây đă chứng tỏ với bạn đọc rằng: Học thuyết quái khí ứng với 4 mùa được coi là của Kinh Pḥng, Mạnh Hỉ phát minh vào đời Hán, thực chất chỉ là sự lặp lại và diễn đạt dưới một h́nh thức khác những phát kiến đă có từ trước đó. Như vậy, cũng chứng tỏ Hà Đồ đă được phát hiện từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương và đă được ứng dụng trên thực tế. Nếu cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn có một xuất xứ mơ hồ, người ta có thể dựa vào cớ thất truyền để giải thích sự vắng mặt của Hà Đồ trải hàng ngàn năm: kể từ đời Hán đến Tống; nhưng với Lă Thị Xuân Thu là một tác phẩm được coi là của chính vị tể tướng đời Tần mà khoảng cách thời gian không quá 14 năm cho sự bắt đầu của đời Hán th́ thật là một sự vô lư không thể lư giải nổi bằng tính thất truyền. Tính thất truyền đó chỉ có thể lư giải từ văn minh Lạc Việt với hơn 1000 Hán hoá.

Như vậy, cả ba cuốn sách Hoàng Đế nội kinh, Lă Thị Xuân Thu & Lễ Kư đều mang dấu ấn của Hà đồ lưu truyền từ thời Hán cho đến Tống, là thời điểm Hà Đồ được công bố. Nhưng trong cả ba cuốn sách nói trên không hề có sự liên hệ lư giải tính ứng dụng của nó và cho đến ngày hôm nay Hà đồ vẫn c̣n là điều bí ẩn: Từ lưng con Long Mă trên sông Hoàng Hà (?!).
Điều này chứng tỏ một cách rất sắc sảo rằng:
Không hề có tính kế thừa là một điều kiện cần thiết để chứng tỏ tính duy tŕ và phát triển liên tục của một nền văn minh. Nó cũng chứng tỏ tính công bố và phát hiện của các học giả thời Tống về đồ h́nh Hà Đồ, khi dấu ấn sự ứng dụng của Hà Đồ đă có ở những cổ thư trước Tần.
Chính những luận cứ trên là một trong số những yếu tố quan trong đă minh chứng rằng:

Nền văn minh Hoa Hạ hoàn toàn không phải chủ nhân của nền văn minh Đông phương huyền bí đến kỳ vĩ.

Trên đây là yếu tố thứ nhất, nhưng không phải là duy nhất để chứng tỏ rằng: Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ trạng thái khởi nguyên của nó.
Vấn đề vẫn chưa kết thúc.
Như vậy, phần trên người viết đă chứng minh tính nhất quán và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành qua cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn, thông qua sự ứng dụng của Hà Đồ, một h́nh tượng liên quan đến Kinh Dịch. Những ai đă xem kinh Dịch đều biết đến đó là cuốn sách đầu tiên nói đến Hà Đồ, Lạc Thư như một nguyên lư căn bản của thuyết Âm Dương. Và cũng chính cuốn Kinh Dịch với vị trí kỳ vĩ của nó trong văn hoá Đông Phương, chỉ nói tới Âm Dương mà không nói tới Ngũ Hành là một trong những nguyên nhân quan trọng để các nhà nghiên cứu tách thuyết Âm dương ra khỏi Ngũ hành. Nhưng đấy chỉ là một cái nh́n rất máy móc và sai lầm và thuần nghiên cứu văn bản một cách phiến diện.
Thực tế đă chứng tỏ rằng: Tất cả các phương pháp ứng dụng phổ biến (Phong thuỷ, Đông y, Tử Vi, Tứ Trụ và bây giờ là Lạc Việt độn toán nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử gần 5000 năm văn hiến...) đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành. Chính ông Thiệu Vĩ Hoa đă đặt vấn đề về sự ra đời cùng lúc của thuyết Âm dương Ngũ hành (đă trích dẫn). Nhưng họ không thể chứng minh được v́ tính thiếu nhất quán, không hoàn chỉnh cùng sự sai lệch và không hợp lư về nội dung của các bản văn chữ Hán. Đấy chính là yếu tố quan trọng để chứng tỏ sự phát triển liên tục và nhất quán của một học thuyết (ở đây là thuyết Âm dương Ngũ hành) mà các bản văn chữ Hán của nền văn minh Hoa Hạ đă không minh chứng được. Bởi vậy nó không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ, v́ nền văn minh này đă không thể hiện được điều đó. Nhưng nếu không chứng minh được sự liên hệ giữa các kư hiệu của Chu Dịch với Ngũ hành th́ vấn đề đặt ra cho sự nhất quán của thuyết Âm dương Ngũ Hành vẫn chưa hoàn chỉnh.
Thực ra điều này, đă có ngay trong các bản văn dù rất mơ hồ đó chính là câu: “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư. Thánh nhân tắc chi” đă nói đến nguyên lư căn bản của các kư hiệu Dịch (Bát quái) liên quan đến Đồ - Thư. Hay nói một cách khác: Bát quái có cơ sở là Ngũ hành v́ Đồ - Thư mang nội dung Ngũ hành (Cho dù là Đồ hay Thư). Những chính sự sai lệch trong các nhà trứ tác Hán nho thuộc văn minh Hoa Hạ trải hàng thiên niên kỷ đă khiến người ta không thể nào t́m thấy sự liên hệ này.

Người ta không thể t́m thấy một cái đúng từ một cái sai - khi cho rằng:

“Tiên thiên bát quái liên hệ với Hà đồ” và “Hậu thiên bát quái liên hệ với Lạc Thư” .

Xin lưu ư quí vị là:
Những ư tưởng này không có trong chính văn Kinh Dịch, mà do đời sau thêm vào để giải thích.
(Cũng như thuyết Vô Cực là do Chu Hy thêm vào từ đời Tống, để giải thích một cách ngớ ngẩn về sự khởi nguyên vũ trụ).

Bởi vậy, phần tiếp theo đây sẽ lư giải điều này.
C̣n tiếp
Nguyễn Vũ Tuấn Anh
----------------------------------------------
Chú thích:
*Hoàng Đế-có niên đại ước tính hơn 3000 năm trước CN.
** Trích dẫn trong “Hoàng Đế nội kinh và suy đoán vận khí”. Đàm Hiền Mậu biên soan. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1998
*** Cuốn sách này được dịch từ cuốn “ Hoàng Đế nội kinh tố vấn hợp chú” của Trương Ẩn Am và Mă Nguyên Đài. Đây là cuốn sách dịch được coi là ưu tú nhất trong các bản dịch “Nội Kinh” từ trước đó đến nay ở Việt Nam.

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 14 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:41am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Hà Đồ và Chu Dịch

Trong Chu Dịch, Hà đồ chỉ xuất hiện một cách rất mơ hồ, có vẻ như thoáng qua trong một câu của Hệ Từ: ”Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”. Từ khi Nho học trở thành phổ biến trong văn minh Hoa Hạ th́ trong các bản văn chữ Hán – Hà đồ cũng chẳng liên quan đến Chu Dịch. Hàng ngàn năm nay theo sách cổ chữ Hán th́ Hà Đồ liên quan đến Hy Dịch “Phục Hy tắc Hà đồ hoạch quái” c̣n Chu Dịch (Vốn được hiểu theo nghĩa Dịch của nhà Chu) th́ liên quan đến Lạc Thư.
Tất cả những ai đă xem qua về kinh Dịch đều biết điều này.

Nhưng ở đây người viết xin được đặc biệt lưu ư với bạn đọc là: Những ư tưởng trên - Lạc thư phối Chu dịch (Hậu Thiên Bát quái) và Hà đồ phối với Hy Dịch (Tiên Thiên Bát quái) - đều không có trong chính văn của Kinh Dịch (Soán, Hào từ và thập Dực). Hà đồ được các nhà nghiên cứu từ đời Hán về sau giải thích chỉ như với tư cách minh hoạ cho lịch sử Kinh Dịch từ thời Phục Hy và chẳng ai biết mặt mũi nó ra sao cho đến đời Tống.
Nhưng những phần tŕnh bầy với bạn đọc ở trên đă chứng tỏ: Hà Đồ chính là đồ h́nh biểu kiến cho – nói theo ngôn ngữ hiện đại – những hiệu ứng vũ trụ tương tác với Địa cầu. Hà đồ được ứng dụng trong Đông Y qua Hoàng Đế nội kinh, lư giải sự vận động của 4 mùa trong Lă Thị Xuân Thu và ngay cả trong chiếc La Kinh của các phong thuỷ gia - các bạn hăy xét kỹ: Đó chính là chiều vận động Ngũ hành tương sinh của Hà Đồ. Hay nói theo một cách khác:

Hà đồ chính là đồ h́nh biểu kiến có tính nguyên lư của thuyết âm dương Ngũ hành thể hiện sự tương tác của các hiệu ứng vũ trụ liên quan đến Địa cầu.

Phần kế tiếp sau đây là sự minh chứng tính liên hệ giữa Hà đồ và Chu Dịch. Chu Dịch (c̣n gọi là Kinh Dịch) chính là một cuốn sách mà từ hàng ngàn năm vẫn được coi là tiêu biểu cho thuyết Âm dương, không liên quan đến Ngũ hành trong bản văn chữ Hán.
Bây giờ chúng ta cùng quán xét đồ h́nh Hà Đồ được thể hiện bằng h́nh vành khăn chia làm 8 cung tương ứng với Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả với Trung cung Hà đồ được thay bằng biểu tượng của Địa Cầu như sau:

Đồ h́nh miêu tả sự liên quan giữa Địa cầu và Hà đồ

Từ đồ h́nh trên, bạn đọc quan tâm cũng thấy rằng:

1- Trục Địa cầu Bắc - Nam chính là đường phân giác biểu kiến của hai phương Bắc - Nam (45o/2 = 22o5, tương đương độ nghiêng của trục Địa cầu là 21o5).

2- Mặt phẳng Hoàng Đạo biểu kiến của trái Đất chia Hà đồ thành hai phần: Trên - dưới. * Phần trên của Địa cầu là Dương (theo nguyên lư Dương trên; Âm dưới) – Phần Âm về Lư (Trong Dương có Âm: Thực tế là Dương, nên Lư thuộc Âm). Bởi vậy cổ nhân dùng độ số Âm cho hai hành thủy - 6 và Mộc - 8.

* Phần dưới là Âm – nên Lư thuộc Dương. Bởi vậy cổ nhân dùng độ số Dương cho hai hành Kim - 9 và Hỏa - 7.
(Đă trích dẫn ở trên “Dấu ấn Hà đồ trong Hoàng đế nội kinh tố vấn” và "Lă thị Xuân thu").

Như vậy, đồ h́nh trên đây chính là sự liên quan hợp lư về phương vị, hành và các vấn đề liên quan trong thuyết Âm dương Ngũ hành qua Hà Đồ với Địa Cầu.
Bây giờ, chúng ta đặt Hậu thiên bát quái Lạc Việt (đổi chỗ Tốn Khôn) liên hệ với 8 cung của Hà đồ phối Địa cầu ở trên th́ chúng hoàn toàn trùng khớp về phương vị và quái khí liên quan đến phương vị Hà đồ phối Địa cầu. Xin xem h́nh dưới đây:

Sự liên hệ Hà đồ với Hậu thiên & Địa cầu
Qua đồ h́nh trên, bạn đọc đă t́m hiểu về Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành sẽ thấy một sự trùng khớp dẫn đến khả năng làm sáng tỏ những vấn đề c̣n bí ẩn liên quan đến thuyết này, v́ tính hợp lư và khả năng lư giải các vấn đề liên quan. Chúng ta quán xét các hiện tượng sau đây:

* Quái Khảm thuộc Thuỷ, thuộc phương Bắc trong Chu Dịch, nằm đúng ở phương Bắc thuộc Thuỷ của Hà Đồ và phương Bắc của địa cầu.

* Quái Ly thuộc Hỏa, thuộc phương Nam trong Chu Dịch, nằm đúng ở phương Nam của Hà Đồ và phương Nam của Địa cầu.

* Quái Đoài thuộc Kim, thuộc phương Tây trong Chu Dịch, nằm đúng ở phương Tây của Hà đồ và phương Tây của Địa cầu.

* Quái Chấn thuộc Mộc, thuộc phương Đông trong Chu Dịch, nằm đúng ở phương Đông của Hà đồ và phương Đông của Địa cầu.

Phần trên, người viết đă hân hạnh chứng minh với bạn đọc là:

1 - Về thực tế và ứng dụng:
Hà Đồ chính là đồ h́nh biểu kiến cho những hiệu ứng vũ trụ tương tác với trái Đất, cụ thể là qui luật vận động của Ngũ tinh (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) tương tác với mặt Trời, mặt Trăng trong Thái Dương hệ nh́n từ Địa cầu. Dấu ấn Hà Đồ có mặt trong hầu hết các sách liên quan đến phương pháp ứng dụng của Lư học Đông phương mà người viết đă tŕnh bày: Về Đông y trong Hoàng Đế nội kinh, về thời tiết trong Lă Thị Xuân Thu, về Phong thủy trong ngay chính chiếc La bàn là vật bất ly thân của các phong thủy gia, trong Tử Vi chính là đồ h́nh Địa bàn 12 cung Tử Vi....
2 - Về bản văn ghi nhận dấu ấn Hà Đồ trong các vấn đề liên quan:

Xét về bản văn th́ Hà Đồ luôn có mặt trong các bản văn và kể cả truyền thuyết. Ngay trong Chu Dịch. mà chúng ta đầu biết rằng - Chu Dịch chính là cuốn kỳ thư Đông Phương và cũng chính qua bản văn này mà các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng chỉ nói đến Âm Dương và không thấy dấu ấn của Ngũ hành th́ cũng có dấu ấn của Hà Đồ: "Hà xuất đồ, Lạc xuất thư. Thánh nhân tác chi" . Theo truyền thuyết và cách chú giải của Khổng An Quốc thời Tây Hán th́ cội nguồn của Kinh Dịch gồm cả Hy Dịch và Chu Dịch đều bắt đầu từ Hà Đồ: "Phục Hy tắc Hà Đồ hoạch quái".
Như vậy điều này đă chứng tỏ rằng:

2 - 1:
Hà Đồ chính là đồ h́nh biểu kiến sự vận động của vũ trụ liên quan đến địa cầu lư giải theo thuyết Âm Dương Ngũ hành và trên Hà Đồ phản ánh đầy đủ những yếu tố Âm Dương Ngũ hành.

2 - 2:
Hà Đồ là đồ h́nh căn bản của Bát quái dù hiểu theo sách Hán hay Việt:
* Văn minh Hán cho rằng: Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái (Hy Dịch).
* Văn minh Việt cho rằng Hà Đồ phối Hậu Thiên Bát quái.
Như vậy - nếu tạm thời gác lại tính đúng sai của hai quan niệm Hán Việt trên th́ dù hiểu theo cách nào th́ Hà Đồ chính là cơ sở của Bát quái - vốn là nội dung chủ yếu của Chu Dịch.
Điều này đủ cơ sở để chúng ta khẳng định răng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán qua biểu tượng của nó chính là đồ h́nh Hà Đồ. Đây là đồ h́nh nguyên lư căn để của Dịch với đầy đủ yếu tố Âm Dương Ngũ hành trên đó.
Bát quái dù được thể hiện dưới h́nh thức Tiên Thiên hay Hậu Thiên th́ chính là kư hiệu siêu công thức của học thuyết này. Như vậy, người viết đă chứng tỏ với bạn đọc chứng tỏ tính nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành - qua đồ h́nh Hà Đồ liên hệ với thực tế Địa Cầu và Bát quái. Điều này cũng chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Nền văn minh Hoa Hạ hoàn toàn không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Chu Dịch. Những bản văn chữ Hán cổ c̣n lại chỉ là sự tiếp thu những mảnh vụn rời rạc một cách sai lệnh của nền văn hiến Việt một thời vàng son, huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử. Chính qua những bản văn đó cũng chỉ ra nền văn minh Hán không hề có tính kế thừa nội dung những tri thức Đông Phương và điều này giải thích sự bí ẩn của nền văn minh này trải hàng thiên niên kỷ cho đến ngày nay. Chỉ có nền văn hiến Lạc Việt, chủ nhân đích thực của những giá trị văn hiến huyền vĩ Đông phương - cho dù trải hàng ngàn năm bị đô hộ, hàng ngàn năm tiếp theo với những thăng trầm của lịch sử - Nhưng qua những di sản c̣n lại, mới có khả năng phục hồi lại những giá trị đích thực của tổ tiên.
Chu Dịch - một kỳ thư huyền vĩ của nền văn minh Đông phương đă làm cả thế giới kinh ngạc với bốn cuộc hội thảo do chính Liên Hiệp Quốc chủ tŕ - phải trả lại tên gọi nguyên thủy của nó chính là cuốn "Lạc Thư Chu Dịch". Tức là sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ. Nhưng chính cách hiểu sai của những nhà nghiên cứu Hán Nho cổ đại đă biến nó thành Lạc Thư là cơ sở của chu Dịch và Lạc Thư là đồ h́nh trên lưng con rùa thân nổi lên trên sông Lạc Thủy unsure.gif .
Nhưng ngay cả những luận điểm trên được cho là đúng – v́ sự hợp lư và phù hợp với những tiêu chí cho một lư thuyết khoa học – th́ đây cũng mới chứng tỏ được một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học là tính nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chứ chưa phải là sự hoàn tất cuối cùng như bản thân lư thuyết đó đă từng tồn tại trên thực tế của nó. Đây sẽ chỉ là sự khởi đầu cho những công tŕnh nghiên cứu tiếp nối sẽ vô cùng đồ sộ, để tiến tới sự hoàn chỉnh như trên thực tế nó đă chứng tỏ qua hệ quả là những phương pháp ứng dụng ttrên nhiều lĩnh vực thuộc văn minh Đông phương: Phong Thủy, Tử Vi, Đông Y....

Nhưng trên cơ sở này, chúng ta mới có điều kiện để minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lư thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang t́m kiếm. Lư thuyết này giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ, một siêu công thức lư giải từ những hạt vật chất cực nhỏ đến sự vận động của các thiên hà khổng lồ và mọi sự kiện bao quanh con người.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành với những di sản c̣n lại của nó sẽ miêu tả sự khởi nguyên của vũ trụ (Giây /0/ của vũ trụ) không như thuyết Bigbang miêu tả; mà tất cả những hiện tượng đă được kiểm chứng bằng khoa học thực nghiệm cho sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Bicbang sẽ được lư giải theo một nguyên lư khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

C̣n tiếp
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 15 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:43am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước:
"Một lư thuyết thống nhất các định luật trong vũ trụ. Có khả năng giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ....". Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét một lư thuyết nổi tiếng trong khoa học hiện đại là thuyết Bigbang và so sánh nó với cách lư giải của Thuyết Âm Dương Ngũ hành qua một câu rất mơ hồ trong Hệ từ: "Thái Cực sinh lưỡng nghi".

I - Sự lư giải khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Bigbang

Sự khởi nguyên của vũ trụ cho đến ngày nay, đối với khoa học hiện đại mới chỉ là những giả thuyết khoa học chưa hoàn chỉnh. Kể cả thuyết Bigbang – một giả thuyết về sự h́nh thành vũ trụ được coi là có khả năng lư giải khá nhiều hiện tượng vũ trụ hiện nay – nhưng các nhà khoa học hàng đầu cũng phải thừa nhận những lỗ hổng mà thuyết Bigbang không thể lư giải được.

Mặc dù người ta đă chứng minh được sự tồn tại của những bức xạ hoá thạch trong vũ trụ - vốn được tiên tri (bói) trước khi khám phá ra nó - như là một yếu tố minh chứng tính khoa học của thuyết Bigbang theo tiêu chí khoa học và như là một sự biện minh cho tính thực tiễn của học thuyết này (Những hiện tượng này vẫn có thể được giải thích bằng một lư thuyết khác về sự h́nh thành vũ trụ). Một thí dụ cho sự khiếm khuyết của thuyết này là: “Giây 0 trước Bigbang” Vũ trụ đă tồn tại như thế nào? Vũ trụ đang giăn nở hay co rút?
Trong cuốn “Tṛ truyện với Trịnh Xuân Thuận” (Hay “Cuộc tṛ chuyện của Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Jacques Vauthier”). Phạm Văn Thiều dịch. Tạp chí Tia Sáng và Nxb Trẻ 7/ 2001. Ông Trịnh Xuân Thuận thừa nhận:

“Nhưng cần phải thấy rằng: vật lư học mà chúng ta đă biết không thể lần ngược theo thời gian tới tận điểm zêzô. Nó không c̣n dùng được nữa ở 10-43 giây, một thời gian ngắn không thể tưởng tượng nổi (số khác không đầu tiên đứng ở vị trí thứ 43 sau dấu thập phân) và xác định bức tường “tăm tối” mà tôi đă nói ở trên. Sau bức tường đó, vũ trụ có thể có tới 10, thậm chí 26 chiều thay cho 3 chiều không gian và một chiều thời gian nữa. Quá khứ, hiện tại, tương lai hoàn toàn mất ư nghĩa (*).

* Chú thích: Sách đă dẫn . Trang 168.

Sự khiếm khuyết của thuyết Bigbang c̣n được chứng tỏ trong đoạn trích dẫn sau đây từ cuốn “Lược sử thời gian”.

“Nhưng vào năm 1929, Edwin Hubble đă thực hiện một quan sát có tính chất là một cột mốc, cho thấy dù bạn nh́n ở đâu th́ những thiên hà xa xôi cũng đang chuyển động rất nhanh ra xa chúng ta. Nói một cách khác, vũ trụ đang giăn nở ra. Điều này có nghĩa là ở những thời gian trước kia các vật gần nhau hơn. Thực tế, dường như có một thời, mười hoặc hai mươi ngàn triệu năm về trước, tất cả chúng đều chính xác ở cùng một chỗ và do đó mật độ vũ trụ khi đó là vô hạn. Phát minh này cuối cùng đă đưa câu hỏi về sự bắt đầu của vũ trụ vào địa hạt khoa học.
Nhưng quan sát của Hubble gợi ư rằng có một thời điểm, được gọi là vụ nổ lớn, tại đó vũ trụ vô cùng nhỏ và vô cùng đặc (mật độ vô hạn). Dưới những điều kiện như vậy, tất cả các định luật khoa học và do đó mọi khả năng tiên đoán về tương lai đều không dùng được.
Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó th́ không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại. Do đó sự tồn tại của chúng có thể bỏ qua, bởi v́ nó không có những hậu quả quan sát được. Người ta có thể nói rằng thời gian có điểm bắt đầu ở vụ nổ lớn, theo nghĩa là những thời điểm trước đó không xác định được. Cũng cần nhấn mạnh rằng sự bắt đầu này của thời gian rất khác với những sự bắt đầu đă được xem xét trước đó. Trong vũ trụ tĩnh không thay đổi, sự bắt đầu của thời gian là cái ǵ đó được áp đặt bởi một Đấng ở ngoài vũ trụ, chứ không có một yếu tố vật lư nào cho sự bắt đầu đó cả. Người ta có thể tưởng tượng Chúa tạo ra thế giới ở bất kỳ một thời điểm nào trong quá khứ. Trái lại, nếu vũ trụ giản nở th́ có những nguyên nhân vật lư để cần phải có sự bắt đầu. Người ta vẫn c̣n có thể tưởng tượng ra Chúa đă tạo ra thế giới ở đúng thời điểm vụ nổ lớn, nhưng sẽ là vô lư nếu vũ trụ được tạo ra trước vụ nổ lớn. Một vũ trụ giăn nở không loại trừ Đấng sáng tạo, nhưng nó đặt ra những hạn chế khi Người cần thực hiện công việc của ḿnh “(*).

* Chú thích: Sách đă dẫn. trang 27-28.

Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên th́ với giả thiết về Bigbang (Vụ nổ lớn), mặc dù hạn chế được phần nào quyền năng của Thượng Đế, nhưng vẫn không phủ nhận được sự hiện hữu của Ngài. Do đó, định mệnh vẫn phải bắt đầu từ Thượng Đế. Vậy phải chăng những lời tiên tri dù theo phương pháp nào, cũng là sự đoán trước ư muốn của Thượng Đế? Nếu đây được coi là điều vô lư th́ chỉ có thể giải thích:

1- Hoặc là: Bằng sự chưa hoàn chỉnh của thuyết Bigbang. Như vậy, tất cả những hiện tượng quan sát được liên quan đến thuyết Bigbang phải được giải thích bằng một nguyên nhân khác.

2- Hoặc là: Tất cả các phương pháp tiên tri của chúng ta có xuất xứ từ văn minh Đông phương thuộc về đặc ân của Thượng Đế phương Tây (Hi!) Mặc dù ngay cả trong truyện cổ tích của nền văn minh Đông phương này, cũng không hề nói đến sự sáng tạo vũ trụ là do Thượng Đế. khả năng này loại trừ và đă chứng minh ở các phần trên.
Đây cũng là nguyên nhân để người viết phải đề cập tới sự khởi nguyên của vũ trụ khi lư giải vấn đề “Định mệnh có thật hay không?”.
Như vậy, chủ đề vẫn có thể tiếp tục, nếu điều kiện thứ nhất được thực hiện:

“Sự chưa hoàn chỉnh của thuyết bigbang. Tất cả những hiện tượng quan sát được liên quan đến thuyết Bigbang phải được giải thích bằng một nguyên nhân khác”.

Chúng ta bắt đầu quán xét những vấn đề liên quan đến học thuyết này.

I - 1: Thuyết Bigbang và vũ trụ giăn nở - Nhận thức và hiện tượng
Qua đoạn trích dẫn ở trên cho thấy: Thuyết Bigbang đă bắt đầu từ nhận thức hiện tượng:
“Cho dù bạn nh́n ở đâu th́ những thiên hà xa xôi cũng đang chuyển động rất nhanh ra xa chúng ta”.

Nhưng từ nhận thức hiện tượng nói trên, các nhà khoa học đă liên hệ đến một nghiệm lư được diễn đạt:
“Nói một cách khác, vũ trụ đang giản nở ra. Điều này có nghĩa là ở những thời gian trước kia, các vật ở gần nhau hơn”

Đến đây th́ đă xuất hiện yếu tố suy luận chủ quan: "Điều này có nghĩa là ở những thời gian trước kia, các vật ở gần nhau hơn”.

Từ sự chủ quan này cuối cùng đă dẫn đến sự h́nh thành thuyết Bigbang. Và học thuyết này là kết quả của sự suy luận rằng:

“Tất cả chúng ta đều chính xác ở cùng một chỗ và do đó mật độ vũ trụ khi đó là vô hạn”.

Kết quả của sự suy luận chủ quan này – về mặt lư thuyết – đă dẫn đến sự lư giải mâu thuẫn ngay trong nguyên lư của nó: "mật độ vũ trụ khi đó là vô hạn”.

Đến đây, chúng ta đă nhận thấy tính phi lư và mâu thuẫn của lư thuyết này:

Như vậy về mặt lư thuyết - theo thuyết Bigbang - th́ ở trang thái giây /0/ chúng ta sẽ có hai khái niệm về không gian vũ trụ:

- Một khái niệm về "mật độ vũ trụ vô hạn" và một khái niệm về "không gian vũ trụ vô hạn" chứa cái "mật độ vũ trụ vô hạn" kia!?!

Đó là tính phi lư của khái niệm "vô hạn" về không gian theo thuyết Bigbang:

Vấn đề được đặt ra là: Trong hai cái không gian vũ trụ vô hạn đó th́ cái nào là không gian vũ trụ đích thực hiện nay - ít nhất về mặt lư thuyết? Tất nhiên không thể giải thích rằng: Sau vụ nổ Bigbang th́ hai cái không gian vô hạn này ḥa nhập với nhau?
Hay nói theo cách nói của SW. Hawking:
Nội dung trích dẫn
"sẽ là vô lư nếu vũ trụ được tạo ra trước vụ nổ lớn".

Diễn tả một cách cụ thể hơn: Thuyết Bigbang đă tạo ra một vũ trụ không gian phi vật chất bao quanh một vũ trụ mà trong đó vật chất cô đặc vô hạn.
Chính v́ vậy mà SW. Hawking phải phát biểu:
Nội dung trích dẫn
Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó th́ không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại. Do đó sự tồn tại của chúng có thể bỏ qua, bởi v́ nó không có những hậu quả quan sát được. Người ta có thể nói rằng thời gian có điểm bắt đầu ở vụ nổ lớn, theo nghĩa là những thời điểm trước đó không xác định được.


Đến đây - tôi xin phép lưu ư bạn đọc rằng: Sự khởi nguyên của vũ trụ theo cách hiểu của thuyết Âm Dương Ngũ hành sẽ không như nhận định của SW. Hawking với Bigbang. Tức là: Thời điểm giây 0 của thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là nguyên nhân của những hậu quả quan sát được. Hoặc chí ít con người có thể suy luận nó chính là nguyên nhân của những hậu quả quan sát đước. Chứ không phải là - Như SW. Hawking nói:
Nội dung trích dẫn
nó không có những hậu quả quan sát được

Như vậy - theo chính ngay thuyết Bigbang - th́ cái vật chất vô hạn ấy, phải có giới hạn cho dù vô cùng lớn: Gồm tất cả vật chất trong vũ trụ hiện nay - để cân đối với một không gian phi vật chất vô hạn và không mâu thuẫn với nó.
Với một sự hữu hạn ban đầu th́ kết quả tất nhiên phải là một sự hữu hạn trong không gian dăn nở của vũ trụ. Tính hợp lư tất yếu của hệ quả phi lư này – chính là thuyết vũ trụ phải co lại mà hầu hết các nhà khoa học đang đặt ra khi thừa nhận thuyết Bigbang. Bởi v́ sự hữu hạn của vật chất cô đặc hay của một cái có sự bắt đầu th́ không thể phóng ra măi trong một không gian vô hạn. Nhưng đây chỉ là tính hợp lư h́nh thức như: Với sự tồn tại một Thiên đường th́ tất yếu phải có Địa ngục, mặc dù cả hai đều không có thật. Nhưng học thuyết này đă lư giải được một số hiện tượng liên quan, mà đặc biệt là sự phát hiện có tính dự báo nhân danh thuyết Bigbang những tàn dư của bức xạ vũ trụ được tạo ra sau Bigbang, nên nó đă được hầu hết các nhà khoa học trên thế giới công nhận. Nhưng chính v́ bắt đầu từ tính chủ quan của nhận thức hiện tượng, nên cuối cùng nó đă là một trong những nguyên nhân quan trọng để dẫn đến sự bế tắc của khoa học hiện đại. Sự xuất hiện tác phẩm “Thượng Đế và khoa học” là một hiện tượng chứng tỏ điều này. Lư thuyết về vụ nổ lớn sẽ không thể giải thích được một số những hiện tượng được tŕnh bày sau đây:
* Với một sự tưởng tượng phong phú nhất, người ta không thể giải thích được chuyển động cong của các vật thể từ vi mô đến vĩ mô trong vũ trụ bằng thuyết Bigbang.
* Thuyết Bigbang thừa nhận sự tồn tại của những hạt căn bản trong giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ là một thực tế. Nhưng người ta không thể giải thích được từ một tâm điểm duy nhất bùng nổ trong một không gian đa chiều làm thế nào vật chất lại có thể kết hợp với nhau để vũ trụ có một cấu trúc như hiện nay. Hay nói một cách khác: người ta sẽ không thể cân đối được một năng lượng khổng lồ tạo ra một nội lực làm vật chất bùng vỡ đến mức độ tan vụn thành dạng hạt và sự tương tác kết hợp các hạt đó với nhau để tạo thành các sao, hành tinh và các Thiên hà.
* Với sự bắt đầu từ một tâm duy nhất bùng nổ, khiến vật chất bắn vào không gian và tạo nên vũ trụ tiếp tục chuyển động ra xa nhau như hiện nay th́ về lư thuyết sẽ không thể có sự nhận thức quá khứ, khi tất cả mọi sự vận động của vật chất từ vi mô đến vĩ mô đều chỉ vận động về phía trước. Trong khi đây là một thực tế đang hiện hữu mà chúng ta quen gọi là kỷ niệm, trí nhớ...
* Khi đă có sự hiện hữu của vật chất ở giai đoạn trước Bigbang (vật chất cô đặc) th́ khoảng không vũ trụ do cái ǵ tạo ra và có hay không có giới hạn ở khoảng không này?....
Nội dung trích dẫn
"sẽ là vô lư nếu vũ trụ được tạo ra trước vụ nổ lớn".


Do đó, với một lư thuyết thống nhất tất cả các định luật vũ trụ th́ về nguyên tắc nó phải giải thích được tất cả những hiện tượng đă quan sát được và lư giải được một cách hợp lư những hiện tượng liên quan đến nó với khả năng tiên tri, cũng như giải thích được tính nhận thức quá khứ là một thực tế đang hiện hữu. Nếu thuyết Bigbang chưa phải là một học thuyết hoàn chỉnh, nhưng phản ánh đúng thực tế th́ nó phải chứng tỏ được sự tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển trong những vấn đề liên quan để chứng tỏ tính khách quan của nó. Đây là một yếu tố cần trong tiêu chí cho một lư thuyết khoa học - "Giải thích một cách hợp lư hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó". Đằng này nó lại dẫn tới sự bế tắc trong việc giải thích những hiện tượng rất cơ bản của vũ trụ. Như vậy, cùng với những hiện tượng quan sát được (các thiên hà ngày càng chạy xa nhau với tốc độ ngày càng lớn); hoặc chứng nghiệm được qua tiên tri - xem bói - (thí dụ như hiện tượng bức xạ hoá thạch chẳng hạn), cũng như những vấn đề đă đặt ra cần phải được giải thích bằng một lư thuyết vũ trụ khác.
Sai lầm của thuyết Bigbang c̣n thể hiện ở chỗ:
S.W Hawking đă viết: “Nếu có những sự kiện ở thời điểm đó th́ chúng không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại”.

Đúng như vậy! Nhưng chỉ đúng với thuyết Bigbang, khi nó đặt cái vô hạn trong cái hữu hạn. Bởi vậy, mặc dù vẫn cảm thấy có một cái ǵ đó chưa ổn, nhưng cuối cùng th́ họ vẫn phải ngậm ngùi nh́n Thượng Đế c̣n ngự trị ở giây 0 trước Bigbang. Và đây chính là hệ quả của sự sai lầm trong lư thuyết khoa học cuối thiên niên kỷ thứ II: Cuốn “Thượng đế và khoa học” có nội dung chứng minh rằng: Chính Thượng đế đă tạo ra sự khởi nguyên của vũ trụ và các định luật khoa học là ư muốn của Ngài.
Người viết đă hân hạnh tŕnh bày: Chính v́ thuyết Bigbang đă sai lầm về mặt lư thuyết khi cho rằng: một cái hữu hạn (Vật chất cô đặc trước Bigbang) là nguyên nhân của cái vô hạn (Vũ trụ hiện nay), nên họ đă lúng túng không thể giải thích được những hiện tượng liên quan. Bởi vậy, Thượng Đế (tính tuyệt đối) phải xuất hiện như một cứu cánh. Những người đặt vấn đề này là những nhà khoa học tên tuổi: Jean Guiton - Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp, Grichka Bogdanop & Igor Bogdanov - Tiến sĩ thiên văn và vật lư lư thuyết. May mắn thay! Lập luận của họ khiên cưỡng và không đủ sức thuyết phục. Nếu không “Định mệnh sẽ thuộc về quyền năng của Thượng Đế”. Bởi vậy, phần tiếp theo đây, chúng ta quán xét sự giải thích khởi nguyên của vũ trụ và sự vai tṛ của Thượng Đế, trước khi thuyết Âm dương Ngũ hành nhập cuộc.

Không thể có cái vô hạn trong sự hữu hạn. Chỉ có thể có cái hữu hạn trong cái vô hạn.

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 16 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:50am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Cho dù thuyết Bigbang được coi là đúng th́ đó vẫn chưa phải là một bộ phận cấu thành để mở đầu cho sự tiến tới một lư thuyết thống nhất vũ trụ của con người. Huống chi, bản thân lư thuyết ấy đă mâu thuẫn ngay trong nội dung của nó, mà SW. Hawking đă viết: "sẽ là vô lư nếu vũ trụ được tạo ra trước vụ nổ lớn". Điều vô lư đó chính là cái không gian vũ trụ phi vật chất chứa cái "mật độ vật chất vô hạn" của học thuyết này. Và chính cái vô lư đó đă đẻ ra một cái vô lư hơn: Khởi nguyên của vũ trụ khoa học được giải thích do Thượng Đế sáng tạo nên.
Quí vị quan tâm sẽ t́m hiểu điều nay qua cuốn: Thượng Đế và khoa học.

Thượng đế và khoa học (*)
Sự sai lầm trong lư giải hiện tượng
Ngay từ lời giới thiệu của cuốn sách – được viết rất suất sắc về văn chương – đă tóm lược và nêu bật chủ đề cũng như nội dung của cuốn sách trong một trang rất ngắn. Bạn đọc có thể xem toàn bộ lời giới thiệu của nhà xuất bản Grasset được trích dẫn sau đây:
“Vào cuối thế kỷ XX, người ta có quyền nghĩ tới cả Thượng Đế lẫn khoa học không? Có quyền vượt qua cuộc xung đột cũ kỹ giữa người mang đức tin – mà đối với anh ta, Thượng Đế không thể chứng minh, cũng không thể tính toán được và nhà bác học mà đối với anh ta Thượng Đế thậm chí cũng không phải là một giả thuyết nghiên cứu? Nói cho cùng, đó chính là mục tiêu giải quyết của cuốn sách này. Cuốn sách bàn tới một điều hiển nhiên: Ngày nay khoa học đặt ra những câu hỏi mà cho tới tận gần đây chỉ thuộc về thần học và siêu h́nh học. Vũ trụ từ đâu tới? Cái hiện thực là ǵ ? Quan hệ giữa ư thức và vật chất là thế nào? Tại sao có một cái ǵ đó c̣n hơn không có ǵ hết? Mọi cái đang diễn ra như thể tính phi vật chất của siêu việt trở thành đối tượng có thể có của vật lư. Như thế những điều huyền bí của tự nhiên cũng thuộc về đức tin.
Jean Guitton, Igo và Grichka Bogdanov muốn biến cuộc xung đột cũ giữa người mang đức tin và nhà bác học thành một cuộc tranh luận chủ yếu. Qua sự trao đổi những luận cứ, những câu hỏi và trả lời giữa họ với nhau, Chính là vấn đề con người và vị trí của nó trong vũ trụ được đặt ra ở đây.
Jean Guitton, Viện sĩ viện Hàn Lâm Pháp, học tṛ của Bergson và là người thừa kế cuối cùng tư tưởng của Bergson, là một trong những nhà triết học cả Đốc giáo xuất sắc nhất hiện nay.
Igor và Grichka Bogdanov, cả hai đều là tiến sĩ vật lư thiên văn và vật lư lư thuyết, là những học tṛ cũ của Roladn Barthes ở Ecol Pratique des Hautes Etudes (Trường Cao Đẳng thực hành)”.

Toàn bộ cuốn sách – đúng như lời giới thiệu đă viết – những luận cứ của nó dẫn đến sự hiện hữu của Thượng Đế trong việc tạo ra vũ trụ và những định luật khoa học hoặc những hiện tượng vật lư dường như là vận động theo ư muốn của Ngài. Nhưng những lập luận nhằm chứng tỏ sự hiện hữu của Thượng Đế trong vai tṛ của Ngài ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ lại không đưa đến một hệ luận hợp lư trong việc lư giải các hiện tượng và vấn đề liên quan giữa Thượng Đế và khoa học. Nói cho đúng hơn, cuốn sách này chỉ chứng tỏ sự bất lực của nền khoa học hiện đại trong việc giải thích trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. V́ lẽ đó, nên Thượng Đế đă được đưa vào như một cứu cánh cho lỗ hổng tri thức để tiếp quản cái khoảng trống của tri thức con người.
Nếu những lập luận trong cuốn “Thượng Đế và khoa học” chặt chẽ và hợp lư – trong sự liên hệ giữa quyền năng của Thượng Đế và khoa học – th́ sự khẳng định cho tính phi Định Mệnh đă có thể bắt đầu và nhân danh Thượng Đế. Đương nhiên trong trường hợp này (Sự hoà nhập giữa Thượng Đế và khoa học) th́ mọi phương pháp bói toán sẽ là đều không thể có cơ sở khoa học và là mê tín dị đoan; hoặc đó là sự lư giải những ư muốn của Thượng Đế. Tệ hơn nữa, tất cả các định luật khoa học và cái ǵ gọi là “tinh thần khoa học” sẽ chỉ có nghĩa là "không sợ ma" v́ tin vào sức mạnh của Thượng Đế.
Nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy. Với chủ đề của chính cuốn sách và cũng là mục tiêu của các tác giả - vốn là viện sĩ viện Hàn Lâm khoa học Pháp và các tiến sĩ Vật lư lư thuyết và Thiên văn - vẫn không thành công, khi t́m sự hoà nhập giữa Thượng Đế và khoa học.
Chính từ sự không hoà nhập đó, kết luận của cuốn sách phải là: Có c̣n hơn không – Thượng Đế hay là sự bế tắc của tri thức khoa học. Bạn đọc có thể nhận thấy nội dung của cuốn sách nói về sự liên hệ giữa những học thuyết khoa học hiện đại và sự lư giải sự h́nh thành vũ trụ nhân danh Thượng Đế qua những đoạn trích dẫn sau đây:

GB (Grichka Bogdanov/ Người viết): Lần này, chúng ta phải đi ngược lên càng xa càng hay, cho đến khi chính bản thân vũ trụ được sáng tạo ra. Chúng ta đi ngược lên quá khứ tới 15 tỷ năm. Cái ǵ đă xảy ra hồi đó? Vật lư hiện đại nói với chúng ta rằng: Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ khổng lồ, nó gây ra sự nở rộng của vật chất c̣n thấy được ngày nay. Chẳng hạn với các Thiên Hà – những đám mây gồm hàng trăm tỷ ngôi sao – rời xa nhau dưới sức đẩy của vụ nổ đầu tiên ấy.
JG: (Jean Guitton/ Người viết) Chỉ cần đo tốc độ rời xa nhau của những Thiên Hà này, cũng suy ra được thời điểm ban đầu trong đó chúng được tập hợp thành một điểm nào đó. Phần nào giống như chúng ta xem một bộ phim quay ngược. Bằng cách quay ngược cuốn phim vũ trụ vĩ đại ấy, từng h́nh ảnh một, cuối cùng chúng ta sẽ thấy ra đúng cái thời điểm mà toàn thể vũ trụ chỉ lớn bằng đầu cái kim. Theo tôi, chúng ta phải lấy khoảng khắc ấy làm những bước mở đầu của chúng ta”.(**)

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta thấy rằng: Hai ông Grichka Bogdanov và Jean Guitton đă đặt vấn đề đi t́m sự khởi nguyên của vũ trụ trên một căn bản sai lầm của thuyết Bigbang, mà trong tiểu luận này, người viết đă chứng tỏ sự sai lầm của nó nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử.
Trên cơ sở của cách giải thích sự khởi nguyên vũ trụ của thuyết Bigbang đă tŕnh bày ở trên, các tác giả của cuốn sách đưa ra những luận cứ tiêu biểu của cuốn sách nhằm chứng minh sự có mặt của Thượng Đế trong sự sáng tạo ra vũ trụ. Đoạn trích dẫn tiếp theo đây là một trong những luận cứ này:

JG: Nhưng thế th́ năng lượng khổng lồ dẫn tới Bigbang từ đâu tới? Tôi linh cảm rằng cái ẩn dấu đằng sau “bức tường Planck” là một dạng năng lượng đầu tiên, một sức mạnh vô hạn. Tôi tin rằng trước sáng tạo có một thời gian dài vô tận ngự trị. Một tổng thời gian (temps Total) vô tận chưa được mở ra , chưa phân chia thành quá khứ, hiện tại và tương lai. Hồi đó thời gian này chưa được phân chia theo một trật tự đối xứng, trong đó hiện tại chỉ là một tấm gương hai mặt, thời gian tuyệt đối chưa đi qua đó, phù hợp với thứ năng lượng chung vô tận ấy. Đại dương năng lượng vô tận đó là Đấng Sáng tạo. Nếu như chúng ta không thể đi tới hiểu được cái ǵ nằm sau “Bức tường” th́ đó là v́ tất cả các định luật vật lư không đứng vững được trước sự huyền bí tuyệt đối của Thượng Đế và của “Sáng tạo” (***).

Qua đoạn trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Chính giả thuyết khoa học hiện đại về một vụ nổ lớn (Bigbang) cho nguyên nhân h́nh thành vũ trụ và chính sự khiếm khuyết, bế tắc của tri thức khoa học hiện đại trong việc giải thích giây /0/ của vũ trụ, đă được giải thích cho sự ngự trị của Thượng Đế. "Nếu như chúng ta không thể đi tới hiểu được cái ǵ nằm sau “Bức tường” th́ đó là v́ tất cả các định luật vật lư không đứng vững được trước sự huyền bí tuyệt đối của Thượng Đế và của “Sáng tạo” . Nhưng bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Lập luận của ông Jean Guitton mang tính giải thích áp đặt và mang tính lấp chỗ trống của tri thức khoa học hiện đại hơn là một sự minh chứng cho sự tồn tại của Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ.
Do đó, đoạn trích dẫn sau đây sẽ tiếp tục tŕnh bầy với bạn đọc về nguyên nhân sự h́nh thành thuyết Bigbang.

“Nhưng vào năm 1929, Edwin Hubble đă thực hiện một quan sát có tính chất là cột mốc cho thấy dù bạn nh́n ở đâu th́ những Thiên hà xa xôi cũng đang chuyển động rất nhanh ra xa chúng ta. Nói một cách khác: Vũ trụ đang giăn nở ra. Điều này có nghĩa là ở những thời gian trước các vật ở gần nhau hơn. Thực tế, dường như có một thời, mười hoặc hai mươi ngàn triệu năm về trước, tất cả chúng ta đều chính xác ở cùng một chỗ và do đó mật độ của vũ trụ khi đó là vô hạn. Phát minh này cuối cùng đă đưa ra câu hỏi về sự bắt đầu của vũ trụ vào địa hạt khoa học. Những quan sát của Hubble đă gợi ư rằng có một thời điểm, được gọi là vụ nổ lớn, tại đó vũ trụ vô cùng nhỏ và vô cùng đặc (mật độ vô hạn). Dưới những điều kiện như vậy, tất cả các định luật khoa học và do đó mọi khả năng tiên đoán tương lai đều không dùng được”.(****)

Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Bắt đầu từ sự quan sát phát hiện của ông Hubble thấy các Thiên hà ngày càng chạy xa nhau là một hiện tượng tồn tại thực tế. Từ hiện tượng này đă dẫn đến sự suy diễn vũ trụ phải quy tụ lại một điểm trong quá khứ. Từ đó h́nh thành giả thuyết về sự nổ lớn. Giả thuyết này được chứng minh bởi những hiện tượng liên quan. Nhưng, cùng một hiện tượng vẫn có thể giải thích bằng một nguyên nhân khác. Do đó, mặc dù thuyết “Vụ nổ lớn” được công nhận rộng răi, v́ sự chứng minh cho một khả năng tiên tri hạn hẹp của nó – như trường hợp tồn tại những bức xạ hoá thạch chẳng hạn – th́ những hiện tượng này vẫn có thể giải thích một cách hợp lư bằng một nguyên nhân khác. Đây chính là trường hợp của thuyết Âm dương Ngũ hành sẽ được lư giải ở phần sau. Bởi vậy khi đặt Thượng Đế vào khoảng trống của tri thức khoa học hiện đại th́ có thể nói rằng: Đây có thể coi là một luận điểm mang tính văn hoá nhân bản và đạo đức học, nó có giá trị lịch sử khi con người c̣n chưa hiểu được chính ḿnh, chứ không phải là một chân lư. Và chính cuốn sách “Thượng Đế và khoa học” cuối cùng – ở phần kết luận của nó cũng như phần mở đầu – đă viết:

Lời cuối sách
Tại sao có một cái ǵ đó c̣n hơn là không có ǵ hết

Niềm tin chắc nào? Nguồn hy vọng nào? Hiểu biết nào? Từ tiểu luận triết học này chúng tôi phải giữ lại cái ǵ cho thật rơ ràng đây?
Trước hết t́m ư nghĩa trong cái vô nghĩa, t́m “dự án” trong cái ngẫu nhiên nhỏ bé nhất, t́m sự kiện trong cái tinh tế của sự vật: Lá cây, tiếng chim hót, giọt nước chảy, gió trong khoảng trống...
Tất cả những sinh vật ấy cùng mưu đồ trong cái vô h́nh để tạo thành cái hiện thực, hội tụ ở chính bên trong chúng ta cho đến khi làm nảy sinh ở đó một nhu cầu không thể đè nén được: Ham muốn tính hiện thực.
Chính ḷng ham muốn ấy thúc đẩy chúng tôi, trong tiến tŕnh đối thoại t́m kiếm thực thể.
Nhưng chúng tôi đă nh́n thấy thực thể ấy như thế nào? Trước hết là chiều dày của nó, là tính mù mịt của nó, đồng thời cũng là tính tinh tế đa dạng về những h́nh thức của nó. Cuộc đối thoại của chúng tôi do đó đă t́m thấy được ranh giới tự nhiên, điểm dừng cao nhất của nó. Với ư tưởng này: Chúng ta không thể hiểu được tính hiện thực độc lập, cái hiện thực bị che đậy và măi măi không thể nhận thức được. (Sự bế tắc/ người viết).
“Đó cũng có lẽ là lần đầu tiên chúng tôi nhận thức rơ rằng niềm hạnh phúc của một tư tưởng hiện đại, ở nơi giao nhau của vật lư mới và triết học là đă mô tả được điều bí ẩn của vũ trụ, với việc thay thế nó bằng một bí ẩn c̣n sâu hơn, khó hơn, bí ẩn của chính bản thân tinh thần.
Thế c̣n lại câu hỏi cuối cùng, câu hỏi đáng ngại nhất. Câu hỏi đă mở đầu và phải khép lại cuộc đối thoại này: ư nghĩa của vũ trụ là ǵ? Tất cả những điều đó dẫn chúng ta đến đâu ? Tại sao có một cái ǵ đó c̣n hơn không có ǵ hết?

Đoạn trích dẫn trên cho thấy một sự bế tắc trong cuộc hôn phối của Thượng Đế và khoa học trong sự mở đầu cũng như kết thúc. Cuối cùng sự chấp nhận Thượng Đế trong tính lư giải khởi nguyên của vũ trụ chỉ là “Có c̣n hơn không”. Đây là một giải pháp mang tính đạo lư nhân bản và có tính văn hóa hơn là mang tính thực tế.
Bạn đọc xem tiếp đoạn trích dẫn sau đây, sẽ t́m thấy nguyên nhân nữa cho sự bế tắc của tri thức khoa học hiện đại.

“Nói cho cùng, trạng thái hỗn loạn tối đa, đặc trưng cho vũ trụ vào thời điểm biến mất của nó, có thể được lư giải như là dấu hiệu tồn tại của một số lượng thông tin tối đa ở bên kia vũ trụ vật chất.
Cứu cánh của vũ trụ ở đầu trùng hợp với sự tận cùng của nó: Tạo ra và giải thoát khỏi nhận thức, vào giai đoạn sau cùng ấy, toàn bộ lịch sử vũ trụ, sự tiến hoá hàng trăm tỷ năm sẽ qui thành một tính toàn bộ của nhận thức thuần tuư.”

Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng nhận thấy hai mệnh đề mâu thuẫn là:"Tạo ra và giải thoát khỏi nhận thức" với "Qui thành một tính toàn bộ của nhận thức thuần tuư"
Nếu đă “Giải thoát khỏi nhận thức” th́ không thể “qui thành một tính toàn bộ của nhận thức thuần tuư”.
Chính v́ chưa lư giải được thực chất của ư thức, vốn là một nguyên nhân bế tắc của nền khoa học hiện đại. Do đó, các tác giả của cuốn sách: “Thượng Đế và khoa học” phải viết rằng: “việc thay thế nó bằng một bí ẩn c̣n sâu hơn, khó hơn, bí ẩn của chính bản thân tinh thần”. Tức là thay thế sự bí ẩn này bằng sự bí ẩn khác.
Bản chất của vấn đề - của sự bế tắc của tri thức khoa học hiện đại - chính là v́ nó chưa khám phá được hết tất cả những hiện tượng tự nhiên, chưa khám phá được bản chất của vật chất và bị giới hạn vào một cái mà chính con người cho là phi vật chất: Ư thức. Hay nói một cách khác:
Tri thức khoa học hiện đại đă tự loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu của nó một bộ phận rất quan trọng của tự nhiên, đang tương tác với tự nhiên khi kết luận: ư thức là một thực tại phi vật chất.
Đó chính là lư do để trong tiểu luận này, người viết phải đặt vấn đề định nghĩa lại vật chất là ǵ. Điều này sẽ không thừa khi tôi lặp lại định nghĩa này ở đây:
Vật chất là tất cả những dạng tồn tại và tương tác lên những dạng tồn tại khác và chính nó.
Với định nghĩa này th́ ngay cả khái niệm "Thượng Đế" cũng là một đối tượng nghiên cứu của khoa học, nếu như Ngài quả thực đă tương tác để tạo nên vũ trụ này. C̣n nếu như Ngài không tương tác th́ điều này như SW.Hawking đă viết:
Nội dung trích dẫn
Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó th́ không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại. Do đó sự tồn tại của chúng có thể bỏ qua, bởi v́ nó không có những hậu quả quan sát được. Người ta có thể nói rằng thời gian có điểm bắt đầu ở vụ nổ lớn, theo nghĩa là những thời điểm trước đó không xác định được.


Tức là: Nếu Thượng Đế không tương tác để tạo thành vũ trụ - (Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó th́ không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại) - th́ Ngài không có thật.

Như vậy, người viết đă chứng minh rằng: Thuyết Bigbang giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ chỉ là một hệ quả nhận thức sai lầm về hiện tượng được quan sát. Các tác giả cuốn "Thương Đế và khoa học" đă bắt đầu từ một cái sai - Thuyết Bicbang - để giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ.

Người ta không thể làm ra một cái đúng từ một cái sai!

Vấn đề được tiếp tục đặt ra là:

Nếu khởi nguyên của vũ trụ này không như thuyết Bicbang giải thích và không phải do Thượng Đế tạo ra th́ nó được giải thích như thế nào?

Kỳ diệu thay! Trong nền văn minh Đông phương huyền vĩ với thuyết Âm Dương Ngũ hành đă lư giải sự khởi nguyên vũ trụ hoàn toàn khác. Và sự khởi nguyên đó không phải là "không có những hậu quả quan sát được", mà là chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được nó, ngay bây giờ, ngay trong mỗi con người chúng ta. Đó chính là Thái Cực sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm - một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải chỉ giới hạn ở việc giải thích sự khởi nguyên vũ trụ ở giây /0/ mà nó c̣n có khả năng mô tả được mọi điều trong vũ trụ và đó chính là lư thuyết thống nhất mà nhân loại đang t́m kiếm.
SW. Hawking viết:
Nội dung trích dẫn
Nhưng nếu quả thực có một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh, th́ nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta. Và như vậy tự bản thân lư thuyết đó sẽ quyết định rằng chúng ta sẽ đi tới những quyết định đúng từ những điều quan sát được? Hai là tại sao nó không thể quyết định đúng từ những điều quan sát được? Hay là không có kết luận nào hết (*****).


Khi phát biểu luận điểm trên, ông Stephen Wiliam Hawking không hề có ư định ám chỉ hoặc nói tới thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng đây lại chính là những điều kiện đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành: Một lư thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh giải thích từ sự h́nh thành vũ trụ cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người: Thái cực sinh lưỡng nghi... Cho đến sự hạnh phúc hay nỗi bất hạnh trong đời con người...và những quy luật vũ trụ mà nó mô tả quyết định nhận thức và hành động của con người - cái mà con người đặt cho nó một khái niệm "Định mệnh" - Nhưng nếu quả thực có một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh, th́ nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta.

Chính sự phát triển của nền khoa học hiện đại, đặc biệt là khoa học lư thuyết đă và sẽ tiếp tục chứng minh cho tính khoa học kỳ vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành - một học thuyết vũ trụ quan cho rằng vũ trụ là tự nó và do nó, không nhân danh Đấng Chí Tôn. Hay nói một cách khác h́nh ảnh qua truyện Trê và Cóc:
Chính sự phát triển tất yếu có qui luật của tự nhiên, cuộc sống và xă hội th́ bầy ṇng nọc sẽ trở thành cóc và trở về cội nguồn của nó là nền văn minh khoa đẩu thuộc về người Lạc Việt với lịch sử gần 5000 văn hiến.
Những phần tiếp theo sẽ chứng tỏ điều này.


--------------------
Chú thích:
* Sách đă dẫn. Nxb Grasset. Paris. Tác giả Jeam Guitton viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp. Grichka Bognov. Igor Bogdanov Tiến sĩ vật lư thiên văn và vật lư lư thuyết. Bản dịch của Lê Diên. Nxb Đà Nẵng 2/2002
** Chú thích: “Thượng Đế và khoa học”. Sách đă dẫn. Trang 41-42.
*** Sách đă dẫn. Trang 52 -53
**** Chú thích: “Lược sử thời gian”. Sách đă dẫn. trang 27.
***** “Lược sử thời gian”. Sách đă dẫn.
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 17 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:51am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Thuyết Âm Dương ngũ hành
LƯ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ
“Một lư thuyết khoa học được coi là đúng, phải có tính hệ thống,
tính khách quan, tính qui luật đồng thời phải có khả năng giải thích
hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lư và có khả năng tiên tri”.
Tiêu chí khoa học
“Một lư thuyết thống nhất hoàn chỉnh có khả năng mô tả được mọi điều trong vũ trụ”.
S.W Hawking

I - SO SÁNH THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VỚI TIÊU CHÍ KHOA HỌC.
Trên cơ sở những tiêu trí khoa học đă nêu ở trên. Trên cơ sở khái niệm được định nghĩa lại về vật chất từ đó xác minh thuộc tính vật chất của ư thức, sự nhất quán và tính hoàn chỉnh của thuyết Âm dương Ngũ hành trên cơ sở nguyên lư khởi nguyên của học thuyết này là Hà Đồ và Lạc thư với phương pháp luận đang ứng dụng trên thực tế của học thuyết này, chúng ta xét về mặt định tính đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành:

I - 1: Tính hệ thống:
Là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, Bát quái chỉ là những kư hiệu siêu công thức của học thuyết này. Phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhất quán trong việc phân tích, lư giải trong mọi phương pháp ứng dụng: Từ Đông Y, dự báo, phong thủy....
I - 2: Tính khách quan:
Vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành tự nó và do nó không lệ thuộc vào ư chí của Thượng Đế .

I - 3: Tính qui luật:
Mọi sự vận động tương tác đều tuân thủ theo qui luật sinh khắc của Âm Dương Ngũ hành.

I - 4: Khả năng giải thích những vấn đề liên quan và tiên tri
Đây là một thực tế đă trải hàng ngàn năm lưu truyền trong dân gian về tính tiên tri qua các phương pháp bói toán cổ Đông phương trải rộng khắp trên mọi lĩnh vực từ thiên nhiên, xă hội và con người đến từng chi tiết trong cuộc sống.


II - SO SÁNH THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VỚI TIÊU CHÍ CỦA LƯ THUYẾT THỒNG NHẤT.

Xét nội dung căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chúng ta thấy rằng học thuyết này giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ - "Thái Cực sinh lưỡng nghi" - cho đến mọi hành vi trong cuộc sống của từng cá thể con người qua khả năng dự báo tiên tri.
Như vậy - trên cơ sở so sánh về định tính của thuyết Âm Dương Ngũ hành với tiêu chí khoa học và tiêu chí của lư thuyết thống nhất vũ trụ khoa học th́ chúng ta có thể khẳng định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lư thuyết thống nhất vũ trụ khoa học mà nhân loại đang t́m kiếm.
Vấn đề c̣n lại là do tính thất truyền của học thuyết này mà chúng ta cần phải phục hồi lại một tri thức huyền vĩ đă tồn tại trong lịch sử tiến hóa của nhân loại.

III - CƠ SỞ PHỤC HỒI THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
III - 1: Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm - một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử - chính là chủ nhân đích thực của những giá trị văn minh Đông phương.
Một yếu tố quan trọng, rất cần thiết và không thể thiếu được cần xác định trước khi đặt vấn đề khả năng phục hồi học thuyết này là:
Cội nguồn của học thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt với lịch sử lập quốc trải gần 5000 năm vắn hiến - một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử.
Nếu không thừa nhận điều này th́ sẽ không có cơ sở nào để phục hồi lại một cách hoàn chỉnh học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Căn cứ vào những luận điểm đă chứng minh ở trên, xin tóm lược như sau:
III - 1 - 1: Về nội dung thực tế.
* Những sai lệch bất hợp lư có tính nguyên lư của thuyết Âm Dương và Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán, không thể có khả năng hoàn chỉnh và lư giải những vấn đề liên quan ngay trong nội dung của nó và các phương pháp ứng dụng.
* Sự rời rạc trong cấu trúc liên quan tới thời điểm xuất hiện riêng phần không thể chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh trong cổ thư chữ Hán.

III - 1 -2: Về không - thời gian lịch sử.
* Nền văn minh Hán không chứng tỏ tính kế thừa và phát triển liên tục của học thuyết này. Những mâu thuẫn về thời điểm lịch sử xuất hiện những hiện tượng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành mang tính phủ định lẫn nhau.
* Không hề có một triều đại nào trong lịch sử văn minh Hoa Hạ coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống. Mặc dù phương pháp ứng dụng nó lại chứng tỏ là hệ quả của một hệ thống lư thuyết hoàn chỉnh và thực tế đă chứng minh những yếu tố là một hệ thống lư thuyết hoàn chỉnh bị thất truyền. Không thể coi sự tôn vinh Nho giáo để chứng tỏ tính chính thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các triều đại phong kiến. Bởi v́, kinh điển Nho Giáo chỉ nói đến Âm Dương không nói đến Ngũ hành. Thực chất Nho Giáo chỉ là tính dụng chưa hoàn chỉnh của học thuyết này trên thực tế trong việc thiết lập những chuẩn mực đạo lư trong quan hệ xă hội.
Chính v́ sự thất truyền và sự tiếp thu không hoàn chỉnh của nền văn minh Hoa Hạ với thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên những phương pháp ứng dụng – vốn là hệ quả của nó, thí dụ như Tử vi, Đông y ..vv..- không hề chứng tỏ một nguyên lư ứng dụng và trở nên huyền bí trong tri thức của người đương thời.
* Trải một thời gian hơn 2000 năm lưu truyền và ngộ nhận những di sản của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong đế chế Hán, thuyết Âm Dương Ngũ hành hoàn toàn bế tắc trong sự phát triển phục hồi và liên hệ với tri thức khoa học hiện đại. Thậm chí đến nay, chính những hậu duệ của nền văn minh này - ngày nay - phải lên tiếng phủ nhận những di sản vốn được coi là thuộc về nền văn minh Hoa Hạ của chính họ**.
Đó là những lư do mà chỉ có thể phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến huyền vĩ của dân tộc Việt trải gần 5000 năm lịch sử - một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử. Vả đây cũng là một bằng chứng sắc sảo nhân danh khoa học trên cơ sở tất cả các tiêu chí khoa học trong điều kiện hiện nay và cả tương lai , để chứng tỏ tính chân lư:
Lịch dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử với quốc hiệu Văn Lang dưới triều đại các vua Hùng.

Bắt đầu từ điều kiện nhất quán này - Lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến - trên cơ sở tiêu chí khoa học - chúng ta mới có khả năng phục hồi hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành - lư thuyết thống nhất vũ trụ cho sự phát triển của con người trong tương lai.
Và cũng trên cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử - sẽ giải thích một cách khác sự khởi nguyên của vũ trụ không như thuyết Bicbang - vốn được đa số những nhà khoa học thế giới thừa nhận.
C̣n tiếp

---------------- Chú thích:
* Những giá trị thuộc di sản văn hóa phi vật thể, vào năm 2002 đă được cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc thừa nhận là những bằng chứng khoa học.
** Xin xem bài: Đông y sẽ đi về đâu? Trang 261, Tiểu luận "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" - Nxb Tổng hợp T/p HCM. Nội dung toàn văn đă đang lại ở trang chu website lyhocdongphuong.org.vn, hoặc vanhienlacviet.org.vn.
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 18 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:52am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH LƯ GIẢI TRẠNG THÁI
KHỞI NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ.

I - Sự lư giải khởi nguyên vũ trụ theo thuyết Bigbang.
Thuyết Bigbang giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ - cho rằng vào giây /0/ vũ trụ là một khối vật chất vô cùng đậm đặc và vô cùng nhỏ. Các cấu trúc nhỏ nhất của vật chất nằm sát cạnh nhau và không có khoảng cách giữa chúng. Sự dồn nén ấy đă bùng vỡ, giải phóng một năng lượng cực lớn, khiến các hạt vật chất bắn vào không gian và tạo ra vũ trụ hiện nay.
Thuyết này được các hầu hết những nhà khoa học hiện đại chấp nhận. Mặc dù - như SW Hawking đă thừa nhận rằng:

Nội dung trích dẫn
Sự khởi nguyên của vũ trụ cho đến ngày nay, đối với khoa học hiện đại mới chỉ là những giả thuyết khoa học chưa hoàn chỉnh. Kể cả thuyết Bigbang – một giả thuyết về sự h́nh thành vũ trụ được coi là có khả năng lư giải khá nhiều hiện tượng vũ trụ hiện nay – nhưng các nhà khoa học hàng đầu cũng phải thừa nhận những lỗ hổng mà thuyết Bigbang không thể lư giải được.


Và trong điều kiện như vậy - giây /0/ của vũ trụ theo thuyết Bigbang - th́ như Sw. Hawking đă viết:
Nội dung trích dẫn
Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó th́ không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại. Do đó sự tồn tại của chúng có thể bỏ qua, bởi v́ nó không có những hậu quả quan sát được. Người ta có thể nói rằng thời gian có điểm bắt đầu ở vụ nổ lớn, theo nghĩa là những thời điểm trước đó không xác định được.
.

Nhưng ngược lại, chính nền minh triết Đông Phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt đă giải thích sự khởi nguyên vũ trụ khác hẳn thuyết Bigbang. Và với điều kiện của thuyết Âm Dương Ngũ hành giải thích sự khởi nguyên vũ trụ th́ nó không rơi vào trường hợp mà SW. Hawking đă nhân xét với thuyết Bicbang ở trên. Tức là với cách giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành th́ sự khởi nguyên của vũ trụ tiếp tục là hậu quả có thể quan sát được, hoặc chí ít con người có thể suy luận được. Hay nói rơ hơn là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ vẫn tiếp tục tương tác với tất cả mọi sự tiến hóa trong vũ trụ , trong đó có con người. Đó chính là khái niệm Thái Cực trong lư học Đông phương - giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dượng Ngũ hành. Điều này sẽ được chứng tỏ và minh chứng tiếp theo đây.

II - Thái cực trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Trong Chu Dịch (*)- qua bản văn chữ Hán - chỉ giải thích sự khởi nguyên vũ trụ một cách rất vắn tắt trong phần Kinh văn, Hệ từ truyện là: "Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái". Nhưng bản chất Thái cực là ǵ th́ do tính thất truyền của nền văn minh Lạc Việt sau khi sụp đổ và thế kỷ III BC, ở miền nam Dương Tử, nền văn minh Hoa Hạ - vốn tự nhận là tác giả của thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể giải thích được điều này. Cho đến hàng ngàn năm sau BC, Chu Hy một triết gia thời Tống đă đưa khái niệm Vô Cực vào để giải thích Thái Cực. Sai lầm của ông đă làm rối rắm thêm khái niệm Thái Cực và góp phần đẩy nền Lư học Đông phương vào bế tắc (**). Nhưng v́ là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương ngũ hành cho nên chỉ những di sản c̣n lại của nền văn minh này, đă để những thế hệ tiếp nối của nền văn hiến người Lạc Việt đủ khả năng phục hồi lại những giá trị đích thực của nền Lư học Đông phương và giá trị cốt lơi của nó.
Trong những di sản của nền văn hiến Lạc Việt được tiếp tục lưu truyền qua hàng ngàn năm đô hộ và Hán hóa chính là cuốn Đạo Đức Kinh - Trong cuốn sách này đă đặt đưa một khái niệm khác về khởi nguyên của vũ trụ để giải thích Thái Cực mang tính phổ biến hơn và tạo - hoặc phục hồi - nên một tín ngưỡng trong nền văn minh này. Đó chính là khái niệm "Đạo".
Đạo Đức Kinh viết:
Nội dung trích dẫn
Hữu vật hỗn thành.
Tiên thiên địa sinh.
Tịch hề liêu hề.
Độc lập bất căi
Châu hành nhi bất đăi.
Khả dĩ vi thiên hạ chi mẫu.
Ngô bất tri kỳ danh.
Tự chi viết Đạo.


Qua đoạn trích dẫn trên, cho thấy Đạo Đức Kinh xác định "cái có trước trời đất" - sự khởi nguyên của vũ trụ là Đạo - là mẹ của vũ trụ. Có thể nói rằng: Nếu lột bỏ cái áo văn tự Hán và sự mơ hồ của tác giả là Lăo Tử th́ cuốn Đạo Đức Kinh hoàn toàn có nội dung kế thừa và phát triển của thuyết Âm Dương Ngũ hành, giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ theo xu hướng phổ biến và hướng tới một mục đích khác trong việc đưa con người tự t́m hiểu giá trị đích thực của ḿnh, đưa con người trở về với tự nhiên.
Mẹ của vạn vật chính là Đạo trong Đạo Đức Kinh - chính là "Mẹ tṛn" trong thành ngữ dân gian Việt Nam - Mẹ sinh vạn vật chính là "Mẹ tṛn sinh con vuông" mà ngàn năm văn hiến Việt lưu truyền qua h́nh tượng chiếc bánh chưng, bánh dầy - Linh vật của nền văn hiến huyền vĩ Việt.
Bây giờ chúng ta trở lại với khái niệm Thái Cực trong minh triết Đông phương qua những di sản c̣n lại là "Đạo Đức Kinh " và Phật giáo.
Đạo Đức kinh viết:
Đạo là cái ǵ chỉ mập mờ thấp thoáng. Thấp thoáng mập mờ nhưng bên trong có h́nh tượng. Mập mờ thấp thoàng mà bên trong có vạn vật. Nó thâm viễn tối tăm.
Theo tôi: Khái niệm “tối tăm” v́ tính khó nhận thức, chứ không phải v́ bản thể Đạo là tối. Điều này Lăo Tử đă xác định ở câu: “ở trên không sáng, ở dưới không tối mà bên trong có cái tinh tuư. Tinh tuư đó rất xác thực và đáng tin!”.
Trong văn minh Lạc Việt thể bản nguyên của vũ trụ c̣n được h́nh tượng bằng chiếc bánh dầy. Chiếc bánh Dầy bằng nếp giă: mầu trắng tinh khiết, không mùi vị thể hiện sự thuần khiết. H́nh tṛn của bánh dầy tượng cho sự viên măn và tính tuyệt đối. Tính dẻo thể hiện sự thông biến, chính là "Mẹ tṛn", là cái có trước, là sự khởi nguyên của vũ trụ, là Thái Cực, là Đạo: “Vạn vật có nguồn gốc, Nguồn gốc đó là Mẹ của vạn vật” (Đạo Đức kinh).
Có thể nói rằng: Trong văn minh Đông Phương th́ Kinh Dịch nhắc đến khởi nguyên vũ trụ là Thái Cực. Đạo đức Kinh nói đến cái thể của Thái Cực và Phật pháp nói đến cái tính của Thái cực. Chính Phật pháp đă chứng tỏ khái niệm về khởi nguyên của Thái Cực trong lư học Đông phương khác hẳn Bigbang - và không như nhận xét của SW. Hawking về bigbang mà tôi xin phép được nhắc lại nơi đây:
Nội dung trích dẫn
Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó th́ không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại. Do đó sự tồn tại của chúng có thể bỏ qua, bởi v́ nó không có những hậu quả quan sát được.


III - Sự khởi nguyên của vũ trụ - Thái Cực - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nghĩa đen của Thái Cực nghĩa là vượt ra ngoài sự giới hạn. Căn cứ vào sự diễn tả trong Đạo Đức Kinh và nghĩa đen của danh từ Thái Cực, chúng ta có thể hiểu trang thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - như sau:

Giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ - Thái Cực - là tính tuyệt đối với vận tốc = |0|. Không giới hạn không gian, không có giới hạn thời gian; Trong trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Lạc Việt - không có cái vô cùng nhỏ để so với cái vô cùng lớn; không có cái "Có" để so với cái "Không"; Không có cái "Động" để so với cái "Tĩnh"; Tự nó và do nó. Đây là giây 0 trước tất cả những thực tại đang hiện hữu mà tri thức con người đă nhận thấy và sẽ nhận thấy, hoặc có thể nhận thấy.
Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - th́ Thái Cực - khởi nguyên vũ trụ là trạng thái duy nhất không Âm, không Dương v́ không có đối đăi so sánh và chính là sự "Tuyệt đối" phi tín ngưỡng.

Trong Phật giáo qua bộ kinh nổi tiếng "Thần chú Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm" th́ đây chính là tính nhận biết/ tính Thấy cho tất cả mọi sự vận động mang thuộc tính vật chất. Thái Cực với khái niệm đưộc phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt là một thực tại có thể tính, chính là Tính thấy mà Đức Thích Ca đă minh giảng ư nghĩa của nó, có thể liên hệ với khái niệm Đạo trong Đạo Đức kinh. Và đây chính là lư do để xác định rằng:
So với sự khởi nguyên vũ trụ được h́nh thành theo thuyết Bicbang là những hậu quả không thể quan sát được (SW. Hawking - đă dẫn) th́ khái niệm Thái Cực trong thuyết Âm Dương Ngũ hành có thể tính và chính là sự tương tác tiếp tục trong quá tŕnh tiến hóa của vũ trụ. Đạo Đức kinh xác định thể tính của Thái cực như sau:
“ở trên không sáng, ở dưới không tối mà bên trong có cái tinh tuư. Tinh tuư đó rất xác thực và đáng tin!”.

Thái cực là một thực tại có thể tính, nên có thể diễn đạt như một tính từ trong một điều kiện liên hệ với thực tế nào đó, như: Tính thấy, tính nhận thức, Trường thông tin, trạng thái năng lượng tĩnh (So với cái động hiện hữu)..vv...

Như vậy, với thuyết Âm Dương Ngũ hành th́ Thái cực , sự khởi nguyên của vũ trụ là một trạng thái tuỵêt đối, tự nó và do nó và là một thực tại. Đây cũng là điều mà nền minh triết cổ Đông phương dù xuất hiện ở không, thời gian khác nhau đă thống nhất xác định định tính của nó: Phật pháp, Đạo Đức Kinh với Văn minh Lạc Việt. Đây là sự khác biệt hoàn toàn với luận điểm của Bigbang khi cho rằng: Khởi nguyên của vũ trụ là trạng thái cô đặc tuyệt đối của vật chất.
Nhưng vũ trụ đă h́nh thành như thế nào từ trạng thái tuyệt đối đó?
C̣n tiếp
-----------
Chú thích:
* Tên đầy đủ của cuốn sách này phải là "Lạc Thư Chu Dịch". Tức là sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ. Nhưng Khổng An Quốc - một danh nho đời Tây Hán - đă giải thích, hoặc bị giảng thành hiểu sai rằng: Chu Dịch là dịch của nhà Chu làm ra căn cứ vào Lạc Thư trên lưng con rùa thần hiện lên ở sông Lạc.
** Xin xem sự phân tích những sai lầm của ông Chu Hy trong cuốn "T́m về cội nguồn Kinh Dịch". Nxb Đại học Quốc gia T/p HCM lần thứ nhất - 2001 . Nxb VHTT lần thứ 2 - 2002. Nội dung sách có tại trang chủ website vanhienlacviet.org.vn, hoặc lyhocdongphuong.org.vn.

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 19 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:52am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

SỰ H̀NH THÀNH VŨ TRỤ THEO THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
Nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh với chính nó, có khả năng lư giải một cách hợp lư với phương pháp luận của nó với mọi vấn đề liên quan. Có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Học thuyết này giải thích từ sự h́nh thành vũ trụ đến mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống và con người, đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một lư thuyết khoa học và lư thuyết thống nhất vũ trụ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lư thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang t́m kiếm.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành lư giải từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ với khái niệm Thái Cực. Nhưng vũ trụ đă h́nh thành như thế nào từ trạng thái khởi nguyên với khái niệm Thái Cực này?

I - Sự bùng nổ của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Kể từ khi nền văn hiền huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử, dân tộc Việt bị đô hộ hơn 1000 năm dưới đế chế Hán. Nhưng tri thức rực rỡ của nền văn hiến huyền vĩ Việt bị thất truyền, những di sản c̣n lại bị Hán hóa trải hơn 1000 năm. Trong một đế chế thống nhất, tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Đó là lư do mà trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, những di sản c̣n lại của nền văn hiến Việt mang h́nh thức văn bản chữ Hán để có thể tiếp tục lưu truyền. Thậm chí nó mang luôn tên tác giả Hán - nhưng đó chỉ là những người có công chuyển ngữ từ văn bản Việt Ngữ sang Hán tự, cũng có những trường hợp bị ngộ nhận, hoặc cố t́nh như Chu Văn Vương làm ra Chu Dịch, Khổng Tử viết Thập Dực..vv...Nhưng đó cũng chỉ là những h́nh thức bên ngoài. Nội dung của những di sản Đông Phương này với tri thức vũ trụ quan kỳ vĩ, không thể được h́nh thành vào những niên đại với các tác giả được gán ghép và dịch thuật nêu trên.
V́ không phải chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương, nên trải hàng ngàn năm, hậu duệ của nền văn minh Hoa Hạ và cả của nhân loại sau khi có sự tiếp xúc với văn minh hiện đại cũng không thể hiểu được sự huyền vĩ Đông Phương. Điều này đă khiến nó dẫm chận tại chỗ, kể từ khi những di sản đó bị Hán hóa từ hàng ngàn năm trước và không thể phát triển được. Đến nay, chính nhưng tri thức hậu duệ của nền văn minh Hoa Hạ phải lên tiếng phủ nhận ngay những giá trị văn minh Đông phương vốn được ngộ nhận là thuộc về tổ tiên của họ.
Đó là thực tế không thể phủ nhận.
Nhưng ngược lại, chính nền văn hiến huyền vĩ Việt với bao thăng trầm lịch sử giống ṇi, chỉ với những ǵ c̣n lại từ những di sản văn hóa phi vật thể lại chỉ ra bản chất đích thực của nền văn minh Đông phương và những thực tại huyền vĩ của vũ trụ mà tri thức nhân loại phải mơ ước: Lư thuyết thống nhất vũ trụ khoa học.
Chính v́ vậy thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt là một bằng chứng phi vật thể vô cùng sắc sảo, minh chứng cho lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm.
Sự giải thích sự khởi nguyên vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành hoàn toàn khác hẳn thuyết Bicbang của tri thức khoa học hiện đại. Sự giải thích này - tuân thủ theo tiêu chí khoa học - sẽ không hề phủ nhận những thành tựu khoa học đă được thừa nhận tính chân lư. Chúng ta bắt đầu từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ là Thái Cực.

I - 1: Thái cực sinh lưỡng nghi...
Trong Hệ từ viết về Thái Cực, duy nhất chỉ có một câu như vậy: "Dịch hữu Thái cực. Thái cực sinh lưỡng Nghi. Lương Nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát quái". Hàng ngàn năm trôi qua, khi Kinh Dịch của Việt tộc bị Hán hóa, các trí giả nổi tiếng của nền văn minh Hoa Hạ đă cố gắng lư giải bản chất khái niệm của Thái Cực. Nhưng đều thất bại.
Hàng ngàn năn sau đó, hầu hết những người nghiên cứu Dịch học đều chấp nhận cách lư giải Thái Cực của Chu Hy - một triết gia Đông phương đời Tống, cho rằng: Tứ tượng là Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Lưỡng Nghi là Âm Dương, c̣n Thái Cực là Vô Cực. Đấy là cách giải thích mơ hồ, ṿng vo mà các bậc trí giả Lạc Việt đă khái quát bằng câu thành ngữ dân gian nổi tiếng : "Mồm ḅ, chẳng phải mồm ḅ. Nhưng lại là mồm ḅ". Tóm lại, nếu nền văn minh Họa Hạ là chủ nhân đích thực của Lư học Đông phương th́ các thế hệ kế thừa chẳng việc ǵ phải dịch lại và giải thích Thái Cực - và toàn bộ ư ngghĩa của kinh Dịch làm ǵ. Nhưng họ cũng không làm nổi việc này. Không phải chỉ vài chục, vài trăm năm, mà là hàng ngàn năm đă trôi qua. Thậm chí cho đến ngày nay - khi Kinh Dịch phổ biến trên toàn thế giới - những phương pháp ứng dụng của nền Lư học Đông phương như Phong thủy, Đông Y được phổ biến trong văn minh nhân loại - th́ con người vẫn ngơ ngác trước sự kỳ vĩ của nền văn hóa này và chưa hiểu ǵ về nó.
Nhưng nền văn hiến Lạc Việt mà hậu duệ là người Việt Nam ngày nay - cho dù với bao thăng trầm của lịch sử - vẫn có khả năng phục hồi lại những giá trị của nền văn minh Đông Phương kỳ vĩ qua những di sản c̣n lại.
Thái Cực chính là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ.
Trạng thái tuyệt đối – Thái cực – tồn tại bao lâu th́ không thể tính được, v́ không không gian và không thời gian. Có thể chỉ là 1/ nhiều tỷ có lũy thừa của giây và cũng có thể là vô tân. Nhưng sự hiện hữu của chúng ta và tất cả vũ trụ hiện nay đă chứng tỏ cái tương đối - tạm khiên cưỡng gọi là cái Động - đă xuất hiện so với tốc độ ban đầu có giá trị tuyệt đối = |0|. Nói một cách khác, nếu có một vật thể chuyển động ở hai đầu của vũ trụ th́ giá trị của vận tốc là tức th́. Động, Tĩnh phân biệt: Thái cực sinh lưỡng nghi, mà nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Việt đă cô đọng trong một câu thành ngữ nổi tiếng: “Mẹ tṛn, con vuông”. Ngày Tết đến - những ngày thiêng liêng nhất trong văn minh của người Việt - bạn hăy để chiếc bánh Dầy màu trắng tinh khiết lên trên chiếc bánh Chưng xanh mướt buộc bốn sợi lạc hồng, bạn sẽ h́nh dung được ư nghĩa tuyệt vời của câu thành ngữ trải qua bao thế hệ của giống ṇi Lạc Việt: “Mẹ tṛn, con vuông”. Đó chính là sự lư giải tiên đề nổi tiếng trong kinh Dịch: “Thái cực sinh Lưỡng nghi”.
Trong trạng thái Thái Cực khởi nguyên của vũ trụ là tuyệt đối, không có sự phân biệt. Nhưng khi xuất hiện một trạng thái tương đối so với nó xuất hiện. Trạng thái tương đối này có vận tốc gần bằng /0/, nhưng không phải/0/. Đây chính là hiện tượng đầu tiên của ngũ hành mà lư học Đông phương nói tới:

I - 1 - 1: Thiên nhất sinh Thuỷ:
Sự vận động khởi nguyên trong trạng thái một không gian không có bắt đầu và không có kết thúc, sẽ phải là một chuyển động cong và hỗn loạn trong một không gian nhiều chiều (Bởi v́ nếu là chuyển động thẳng th́ có bắt đầu và kết thúc). Trạng thái tương tác bắt đầu xuất hiện.

I - 1 - 2: Thiên nhị sinh Hoả:
Sự va chạm của các quỹ đạo chuyển động cong trong không gian nhiều chiều với vận tốc vô cùng lớn trong vũ trụ - (Gần bằng /0/, nhưng không phải /0/) - đă bùng nổ một trạng thái năng lượng Động vô cùng lớn. Đây cũng chính là trạng thái hỗn độn mà trong các cổ thư Đông phương nói đến về sự khởi nguyên của vũ trụ. Sự bùng nổ này mang tính đều khắp và tràn ngập. Đây là giai đoạn tương tự với Bicbang mà các nhà khoa học hiện đại nói tới. Chính sự bùng nổ này đă để lại những bức xạ tàn dư mà những phương tiện khoa học hiện đại xác nhận. Nhưng nó không phải do sự dồn nén vật chất tạo ra như Bicbang miêu tả.
I - 1 - 3: Thiên tam sinh Mộc
Trạng thái hỗn độn ban đầu dần tự ổn định, dẫn đến sự vận động theo một chiều quay đẳng hướng (Nếu không tự ổn định th́ sự bùng nổ vẫn tiếp tục do va chạm với tốc độ cực lớn). Tức là chiều quay của các thiên hà trong vũ trụ hiện nay, theo tính hợp lư của nó phải h́nh thành một trung tâm vũ trụ không ổn định.

I - 1 - 4: Thiên tứ sinh Kim
Từ tâm vũ trụ này, h́nh thành hướng chuyển động ṿng xoáy ly tâm cực nhanh đẳng hướng.

I - 1 - 5: Thiên Ngũ sinh Thổ
Khối năng lượng động tích tụ dần h́nh thành dạng vật chất đầu tiên của vũ trụ. Cùng một lúc với sự xuất hiện của các trạng thái trên là sự tương tác của Âm Dương Ngũ hành:

I - 2: “Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng” .
Người Hoa Hạ tiếp quản nền văn hiến khi tan ră ở miền nam Dương Tử, đă giải thích Tứ tượng là Thái Âm, Thiếu Âm, Thái Dương, Thiếu Dương. Nhưng Thái Dương và Thiếu Dương chỉ là khái niệm về những giai đoạn của sự phát triển của một thể tính - gọi là Dương. Tương tự như vậy với Thái Âm và Thiếu Âm cũng chỉ là khái niệm về những giai đoạn đầu và cuối cho sự phát triển của một thể tính Âm. Nó không phản ánh tính xác định bốn trạng thái thể tính riêng. Với cách hiểu của người Hoa Hạ th́ vũ trụ không có khái niệm tương tác ngay từ giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ. Điều này phi khoa học, khi khoa học đă xác định rằng:
Tương tác là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân cuối cùng của vạn vật. Nguồn gốc và bản thể của thế giới được nghiên cứu nhận thức theo nguyên lư tương tác. H́nh thức tương tác như thế nào th́ bản chất của sự việc như thế đó.

Bởi vậy - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt - th́ chữ Tượng 象 trong Hán tự đồng dạng với danh từ chỉ con voi - một sinh vật vốn chỉ có ở văn minh Lạc Việt ở Nam Dương Tử. Khái niệm "Tượng" trong Lư học Đông phương chỉ h́nh thức bên ngoài, sự thể hiện bên ngoài tính chất của sự vật hoặc sự việc và không phải bản tính của sự vật sự việc. Bởi vậy nó không thể là Thái Âm, Thái Dương...vốn là danh từ khái niệm thể tính. Do đó, chữ Tượng trong Lương Nghi sinh Tứ tương chính là để chí bốn trạng thái tương tác xảy ra ngay sau khi có "lưỡng nghi". Trong Lư học Đông phương nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt chính là:
Tương sinh, Tương khắc, Tương thừa, Tương vũ. Đây chính là cơ sở của “Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng”.
Với luận điểm này th́ Tứ Tượng là "sự tương tác của Thể Tính" (Âm dương Ngũ hành) chứ không phải Thể Tính. Điều này khác hẳn với cách giải thích sai lầm của các nhà lư học từ thời Hán về sau. Chính sự hiểu sai này - do không phải chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - khiến nó không thể phát triển từ hàng ngàn năm trong lịch sử văn minh Hoa Hạ. Đó cũng chính là sự cản trở việc t́m hiểu giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ hàng ngàn năm qua, góp phần quan trọng trong việc đẩy nền văn minh Đông phương vào sự huyền bí. Trong các bản văn cổ thư chữ Hán c̣n lưu truyền, chúng ta có thể thấy khái niệm Thái Âm, Thái Dương,Thiếu Âm, Thiếu Dương trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn nhưng luôn đi kèm với Ngũ hành, như Thiếu Dương tướng Hoả, Thái Dương hàn Thuỷ... Đây cũng là một bằng chứng sắc sảo nữa cho thấy:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh ngay từ những khái niệm khởi nguyên của nó.

Sự khẳng định tứ tượng là 4 trạng tương tác có ngay từ giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn phù hợp với những giá trị nhận thức của khoa học hiện đại.

Nội dung trích dẫn
Tương tác là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân cuối cùng của vạn vật. Nguồn gốc và bản thể của thế giới được nghiên cứu nhận thức theo nguyên lư tương tác. H́nh thức tương tác như thế nào th́ bản chất của sự việc như thế đó.


Chính v́ thế nên khoa dự báo gồm cả Bốc Dịch, Mai Hoa, Lạc Việt độn toán mới viết về sự quán xét Tượng khi đoán quẻ, tức là quán xét sự tương tác . Và chính các nhà lư số khi đoán quẻ cân nhắc Ngũ hành sinh khắc, thực chất là quán xét sự tương tác giữa các thể tính trên thực tế, quán xét diễn biến hiện tượng mà quẻ t́m được.
Tất cả mọi hiện tượng trên chỉ xảy ra trong khoảng thời gian cực ngắn, do xuất phát điểm là một trạng thái tuyệt đối. So với cái tuyệt đối th́ 10 lũy thừa - 43 giây là một thời gian quá dài. Tốc độ khởi nguyên của vũ trụ = |0| cũng chính là tốc độ giới hạn của vũ trụ.

II - Chuyển động cong và tâm vũ trụ.
Chỉ có sự va chạm giữa cái tuyệt đối - Thái Cực - với thể tính xuất hiện ban đầu - lưỡng nghi - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử - mới có thể giải thích được chuyển động cong của các thiên hà trong vũ trụ. Điều này đă minh chứng ở trên. Và cũng chính nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ sẽ giải thích hiện tương các Thiên Hà chạy ngày càng xa nhau mà các nhà thiên văn hiện đại đă quan sát được như sau:
Bạn đọc có thể so sánh h́nh ảnh sự vận động của vũ trụ hiện nay trong h́nh dưới đây với ba đỉnh của tam giác biểu tượng cho vị trí quan sát trong vũ trụ.




Như vậy, với cách giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành, chúng ta có thể so sánh với những hiện tượng vật lư vũ trụ mà khoa học hiện đại đă phát hiện để chứng tỏ tính hợp lư của nó:

II - 1: Giải thích hiện tượng các thiên hà chạy ngày càng xa nhau.

Với h́nh trên dù quan sát ở bất kỳ vị trí nào trong vũ trụ chúng ta cũng thấy các Thiên Hà đang chạy xa nhau. Nhưng nguyên nhân của nó được giải thích theo một cách khác. Sự bùng nổ từ một trạng thái tuyệt đối: Thái Cực, khác với sự bùng nổ từ trạng thái hữu hạn: Bigbang – vốn không lư giải được trạng thái khởi nguyên và với những hạn chế từ khái niệm ư thức, dẫn đến sự ngự trị của Thượng Đế.

II - 2: Giải thích hiện tượng bức xạ tàn dư:
Hiện tượng bức xạ tàn dư tồn tai trong vũ trụ. Được giải thích theo thuyết Âm Dương Ngũ hành th́ đó là sự va chạm giữa trạng thái tuyệt đối và cái tương đối - "lưỡng nghi" - trong vũ trụ. Nhưng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành th́ bức xạ này chỉ h́nh thành khi vũ trụ đă xuất hiện những chuyển động cong đẳng hướng - "Thiên thiên tam sinh Mộc"
Thuyết Âm Dương Ngũ hành với quan niệm của nó c̣n được giải thích được nhiều hiện tượng khác mà thuyết bigbang không thể giải thích được. Đó là:
Sự chuyển động cong của tất cả mọi thể tính trong vũ trụ từ các hạt vật chất nhỏ nhất đến các Thiên Hà khổng lồ (không thể có chuyển động thẳng trong trạng thái tuyệt đối, không có bắt đầu và kết thúc).

III - 3: Tâm vũ trụ:
Với hiện tượng chuyển động cong trong vũ trụ và với quan sát mà các nhà khoa học hiện đại nhận thức được - các thiên hà chạy ngày càng xa nhau - th́ tính hợp lư của các vấn đề liên quan khiến chúng ta phải thừa nhận một tâm vũ trụ. Xin xem lại h́nh minh họa ở trên. Sự h́nh thành tâm vũ trụ này sẽ giải thích cách thiên hà chạy càng nhanh và xa nhau như hiện tượng quan sát được của các nhà vật lư thiên văn hiện đại. Điều này sẽ dẫn đến một suy diện hợp lư cho rằng: Tốc độ ánh sáng không phải là tốc độ giới hạn của vũ trụ như thuyết Tương đối mà Anbe Einstein đă quan niệm - khi mà các thiên hà trôi đến tốc độ lớn đến vô tận. Thuyết Tương đối chỉ là trường hợp riêng của Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt. Nhưng thuyết tương đối - là một chân lư cục bộ xác định rằng:
Mọi vật thể khi chuyển động bằng tốc độ ánh sáng chỉ có thể cấu tạo dưới dạng hạt.
Ứng dụng điều này và giải thích theo thuyết Âm Dương Ngũ hành cho ta thấy sự bùng nổ và tan ră của các Thiên Hà bên ngoài vũ trụ quan sát được - Khi mà các Thiên hà đó chuyển động ngày càng nhanh và bị bùng vỡ khi đạt tới tốc độ bằng tốc độ ánh sáng.
Chính tâm vũ trụ này - giải thích và phủ nhận quan niệm sai lầm của Bicbang khi hệ quả của nó cho rằng vũ trụ co lại tạo ra hạt vật chất đậm đặc.

IV: Tốc độ giới hạn của vũ trụ.
Các nhà khoa học hiện đại với các phát minh mới nhất của họ đă chứng tỏ trên thực tế một tốc độ vũ trụ lớn hơn tốc độ ánh sáng và theo một lư thuyết đă công bố th́ tốc độ vũ trụ gấp 310 lần tốc độ ánh sáng (Lư thuyết này chưa được công nhận). Thuyết Âm Dương Ngũ hành với khái niệm Thái cực, chứng tỏ tốc độ giới hạn của vũ trụ là tuyệt đối = |0|. Đây là một thực tại chỉ có tính lư thuyết và không thể kiểm chứng. Hiện nay, các nhà khoa học đă chứng minh trên thực tế là tốc độ vũ trụ lớn hơn tốc độ ánh sáng. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn sau đây chứng tỏ điêu này:

"Thông tin có thể truyền nhanh hơn ánh sáng?
Dù thông tin có đi nhanh đến mấy, hệ quả của nó cũng không thể có trước nguyên nhân.
Vài năm gần đây, nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy ánh sáng truyền trong các môi trường khí siêu lạnh có vận tốc lớn hơn vận tốc truyền trong chân không. Trong khi đó lư thuyết tương đối của Einstein lại khẳng định “không có vật nào có thể chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không”. Liệu các kết quả thực nghiệm ở trên có đáng tin cậy hay lư thuyết tương đối của Einstein đang bộc lộ các mặt hạn chế của nó?... Để giải đáp cho các câu hỏi trên, nhiều giả thuyết vật lư đă được đưa ra. Nếu các kết quả thực nghiệm trên là đáng tin cậy, th́ điều này đồng nghĩa với một thực tế là “kết quả” có thể có trước “nguyên nhân”, trái với quy luật “nhân - quả” thông thường mà chúng ta đă biết. Một thí dụ đơn giản, bạn có thể đọc được tất cả những ǵ tôi đang viết trước khi tôi viết xong... Nó cũng có nghĩa là thông tin có thể truyền nhanh hơn ánh sáng. Bạn có thể tưởng tượng điều ǵ sẽ xảy ra nếu thông tin truyền nhanh hơn vận tốc ánh sáng? Khi đó, bất kỳ thiết bị sử dụng nào (thiết bị thu - phát tín hiệu) cũng có thể bị phá hủy dễ dàng bởi một xung ánh sáng tới (do vận tốc quá lớn), gây ra sự chồng chéo và hiện tượng quá tải về thông tin… đó thực sự là một thảm hoạ đối với nhân loại! Trên thực tế, chúng ta coi ánh sáng là một chùm các hạt proton chuyển động với tốc độ thay đổi. Và chúng ta hoàn toàn có thể gán cho chuyển động của toàn bộ chùm hạt với một vận tốc nhóm. Tuy nhiên, một giả thiết có thể đặt ra là thậm chí nếu một số photon ở đầu xung chuyển động với vận tốc lớn hơn vật tốc ánh sáng (giả sử như vận tốc nhóm lớn hơn vận tốc ánh sáng), th́ xung vẫn không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc truyền thông tin, nó sẽ chỉ truyền thông tin trong trường hợp tất cả các photon đều đă đến nơi. Nhưng một câu hỏi đặt ra là: Tốc độ của thông tin trong một xung là bao nhiêu? Một số nhà vật lí cho rằng tốc độ thông tin có lẽ là vận tốc nhóm, trong khi đó số khác cho rằng trong tất cả các trường hợp tốc độ truyền thông tin luôn nhỏ hơn, hoặc cùng lắm là bằng vận tốc ánh sáng. Tuy nhiên, trong thực tế phần lớn các nhà vật lí đều thừa nhận có sự khác nhau giữa vận tốc nhóm và tốc độ lan truyền thông tin. Daniel Gauthier và các cộng sự thuộc trường Đại học Duke ở Durham, North Carolina, Mỹ gần đây đă t́m ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Thông qua nghiên cứu của ḿnh, họ đă quan sát được tốc độ truyền thông tin trong môi trường, nơi mà một số photon chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Điều quan trọng mà các tác giả đă chỉ ra là việc truyền thông tin không đơn thuần chỉ là vấn đề gửi tín hiệu đi. Thông tin cần phải được mă hoá và giải mă trong quá tŕnh truyền và nhận tin. Đơn giản như ánh sáng có thể trở nên sáng hơn (khuyếch đại cường độ) trước khi truyền, để tránh sự tổn hao năng lượng trong quá tŕnh truyền tin. Các tác giả cũng cho rằng tốc độ truyền tin cực đại tương ứng với thời điểm sớm nhất mà chúng ta ghi nhận được thông tin đến. Quá tŕnh ghi nhận thông tin diễn ra trong một thời gian xác định, nó phụ thuộc vào dạng của xung và lượng nhiễu nền có mặt. Trong khi đó các máy thu cần phân biệt được đâu là sự thay đổi của thông tin, của nhiễu... Thông tin thực sự mà chúng ta ghi nhận được đă phải trải qua các quá tŕnh mă hoá, giải mă và loại nhiễu nền và v́ vậy đă ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian truyền tin. Mọi giả thiết vật lư đều chỉ được thừa nhận khi chúng được kiểm chứng thông qua các quan sát thực nghiệm. Thành công mà Daniel Gauthier và các cộng sự gặt hái được là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ: “Thông tin sau khi được mă hoá ở dạng xung và truyền trong môi trường khí các nguyên tử Kali là chậm hơn so với thông tin ở dạng xung - truyền trong chân không với vận tốc ánh sáng”. Thậm chí khi vận tốc nhóm của xung vượt xa vận tốc ánh sáng, vận tốc truyền thông tin vẫn sẽ không thể vượt qua được vận tốc ánh sáng. Điều đó có nghĩa là “thông tin thực sự không thể truyền nhanh hơn ánh sáng”
Trích VnExpress/2/11/2003

Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng thấy rằng: Tốc độ ánh sáng không phải tốc độ giới hạn của vũ trụ trên thực tế.
Theo tính hợp lư của hiện tượng khi các thiên hà chạy càng nhanh và xa nhau th́ khi đạt tới tốc độ giới hạn sẽ bùng vỡ và vũ trụ sẽ có cấu trúc hạt là cấu trúc cuối cùng và là cấu trúc cơ bản của vũ trụ. Điều này vô lư. Như vậy nó sẽ không thể giải thích được "tính nhận thức" trong chính con người chúng ta từ đâu mà ra. Đây cũng là một hiện tượng thực tế. Đó cũng là "hậu quả không quan sát được mà SW. Hawking đă nói đến với thuyết Bicbang. Điều này cũng sẽ dẫn đến Thượng Đế và là sự bế tắc của khoa học.
Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành đă chứng tỏ tốc độ giới hạn của vũ trụ = /0/. Tức là tính tuyệt đối.

IV - 1: Hậu quả quan sát được:
Chính tính tuyệt đối này của trạng thái khởi nguyên của vũ trụ - Thái Cực - vẫn tiếp tục tương tác với mọi trạng thái vận động vật chất và quá tŕnh tiến hóa của nó trong lịch sử vũ trụ theo sự giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành và đó chính là nguyền gốc của mọi khả năng nhận thức của chúng ta - mà Phật Giáo gọi là Tính thấy, Bản tính Chân Như. Chính sự tương tác từ - Thái Cực - với mọi sự vận động của mọi trạng thái tồn tại của vật chất, nên nó chính là "hậu quả quan sát được" hoặc chí ít cũng là có thể cảm nhận được. Chứ không như Thuyết Bicbang mà sự khởi nguy6en vũ trụcvv của thuyết này là những hậu quả không quan sát được.

IV - 2: Tính quy luật và khả năng tiên tri.
Tất cả vũ trụ đang vận động có qui luật, sau khi sự bùng nổ trở lại trạng thái ổn định. Chính tính qui luật được nhận thức này thể hiện trong thuyết Âm Dương Ngũ hành đă làm nên khả năng tiên tri của nó. Nhưng những phương pháp tiên tri là hệ quả của một lư thuyết và phải có sau lư thuyết. Thực tế hiện hữu của những lư thuyết khoa học hiện nay chứng minh điều này. Do đó, những phương pháp luận trong các phương pháp tiên tri liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành chỉ có thể xuất hiện sau khi lư thuyết này đă hoàn chỉnh.
Sự phát triển của khoa học hiện đại đặc biệt là các lư thuyết khoa học hiện đại đă hé mở cho chúng ta cánh cửa huyền bi của nền văn minh Đông Phương, mà cho đến nay, một số nhà khoa học hàng đầu đă có sự liên hệ về mặt hiện tượng (Đạo của Vật lư; đă trích dẫn). Điều này cũng chứng tỏ sự tiên tri kỳ vĩ của nền văn minh Lạc Việt qua truyện Trê Cóc. Người viết tin rằng:
Với những di sản văn hoá phi vật thể của nền văn minh Lạc Việt kết hợp với những thành tựu khoa học hiện đại trong hiện hữu và trong tương lai sẽ dẫn đến sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một lư thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.
Như vậy, với sự lư giải sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành là một bằng chứng nữa chứng tỏ giả thuyết đă chứng minh qua cổ thư c̣n lại:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh trên thực tế trong quá khứ đă tồn tại của nó.
Âm Dương là trạng thái phân biệt trong mọi sự tồn tại của vật chất và Ngũ hành chính là sự phân biệt thuộc tính của vật chất. Đây là những khái niệm không thể tách rời trong một lư thuyết hoàn chỉnh và nhất quán.

Ngũ hành là những khái niệm diễn tả thực tại vận động có thuộc tính vật chất ngay từ giai đoạn đầu h́nh thành vũ trụ mang tính biểu kiến. Bởi vậy, ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ không phải là những khái niệm cụ thể – Vốn được các học giả gán ghép cho sự thô sơ trực quan cho cổ nhân – khi con người nhận thức thực tế môi trường trái đất: Thuỷ là nước, Mộc là cây. Nhưng cây, nước... vốn chỉ là h́nh tượng của Ngũ hành.
Nhưng vấn đề chắc chắn chưa thể dừng lại ở đây. V́ chúng ta đều thấy rằng: Từ khi con người - trong chuỗi thời gian lịch sử hiện nay đă nhận thức được - biết được trái đất quay, cho đến khi làm ra một phương tiện mà cách đây hơn 100 năm có thể coi là thần thánh là chiếc điện thoại cầm tay, th́ thời gian đă là gần 500 năm với sự phát triển đều khắp của các mặt trong quan hệ xă hội. Vậy từ sự khởi nguyên vũ trụ theo cách giải thích của một học thuyết cho đến khi có một tri kiến tiên tri đến chi tiết đ̣i hỏi hàng ngàn năm đă trôi qua. Do đó, sự phục hồi hoàn chỉnh một học thuyết đă thất truyền không thể đơn giản. Có lẽ nó cần đến một sự cộng tác của nhiều ngành khoa học và có tính quốc tế. Hoặc chí ít cũng là sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu thực sự có nhiệt t́nh và khả năng.
Vấn đề được tiếp tục đặt ra là:
Nếu thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lư thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Tức là nó vượt xa tri thức của nhân loại hiện đại th́ nó thuộc về nền văn minh nào trong quá khứ của nhân loại?
C̣n tiếp

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 20 of 20: Đă gửi: 22 January 2009 lúc 10:53am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Văn minh Lạc Việt và thuyết Âm dương ngũ hành

Liên hệ với di sản văn hoá phi vật thể của các nền văn minh cổ đại. Người viết luôn cho rằng:
“Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ”.
Cho dù cho đến nay, người ta không hề t́m thấy một bản văn bằng một thứ chữ cổ nào khác thể hiện những hiện tượng liên quan đến học thuyết này ngoài bản văn chữ Hán.

I - Văn minh Lạc Việt - chủ nhân của thuyết Âm Dương ngũ hành.
Những bản văn chữ Hán thể hiện những phương pháp ứng dụng và những mẩu rời rạc cùa thuyết Âm Dương Ngũ hành, không phải là bằng chứng duy nhất chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Hoa Hạ. Khi mà nội dung của nó trong bản văn chữ Hán đầy mơ hồ và mâu thuẫn, khiến cho chính hậu duệ của nền văn minh này cũng không thể hiểu nổi. Bởi vậy, hoàn toàn có cơ sở hợp lư khi cho rằng: thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về một nền văn minh khác đă bị Hán hoá một cách không hoàn chỉnh và bị sai lệch. Điều này không chỉ giải thích sự mơ hồ và mâu thuẫn trong văn bản chữ Hán. Nó c̣n có khả năng và phục hồi lại hệ thống lư thuyết và khả năng lư giải những vấn đề liên quan tới nó - Khi chúng ta khẳng định rằng: Nền văn minh chủ nhân của học thuyết này chính là nền văn minh Lạc Việt.
Chúng ta cũng biết rằng: Người Ai Cập hiện nay – với sự suy tàn của một nền văn minh cổ đại kỳ vĩ và khi người giáo sĩ cuối cùng của họ mất đi vào đầu thế kỷ trước – cũng không thể đọc được những kư tự ghi trong Kim Tự Tháp do chính tổ tiên của họ để lại. Sự giải mă những kư tự này thuộc về một nhà nghiên cứu Pháp. Chúng ta cũng biết rằng lịch sử của người Ai Cập không hề ghi nhận sự huỷ diệt văn hoá khốc liệt bởi bàn tay con người. Trong khi đó, chỉ cần với một đế chế Hán thống trị hàng ngàn năm, đương nhiên phải có sự thống nhất về văn tự và ngôn ngữ chính thống. Trong hàng ngàn năm đô hộ đó, việc chuyển đổi những bản văn khác chữ Hán sang văn tự chính thống là điều dễ hiểu. Nếu như chúng ta có thể thắc mắc về những tên tuổi cụ thể của tác giả những bản văn đó như: Lă Bất Vi với Lă Thị Xuân Thu, Khổng Tử với Kinh Dịch... th́ người viết xin được giải đáp là: Chính những tên tuổi cụ thể tồn tại hàng ngàn năm đó, đă tạo nên sự vô lư trong tương quan thời gian lịch sử tạo ra nó. Người ta không thể tạo ra một tri thức vũ trụ quan siêu việt vào thời tiền Trung cổ. Huống chi đây lại chỉ là những mảnh rời rạc của hệ thống tri thức đó. Diễn đạt một các cụ thể hơn:
Không thể có phát minh ra bom nguyên tử vào cuối thời kỳ đồ đá.
Nói theo Phật pháp th́ mọi nhân duyên phải có đủ th́ hệ quả mới thành tựu được. Nói theo khoa học th́ mọi phát minh đều cần có tri thức nền tảng của nó. Lịch sử văn minh Hoa Hạ không hề có một tri thức nền tảng mang tính phổ biến cho thuyết Âm Dương Ngũ hành - lư thuyết thống nhất vũ trụ - và những phương pháp ứng dụng của nó, như: Phong Thủy, Tử Vi, Đông y....vv..... Trong lich sử văn minh Họa Hạ, không một triều đại Trung Hoa nào công nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành là học thuyết chính thống trong h́nh thái ư thức xă hội của họ. Nhưng ngay cả những hiện tượng nêu ra và chứng minh ở trên cũng không phải là luận cứ duy nhất.
Bởi v́, để có một siêu lư thuyết như vậy (Lư thuyết thống nhất), nó chỉ có thể xuất hiện trong một xă hội phát triển đều khắp về mọi mặt và có tính toàn cầu. Chiếc điện thoại di động là một thí dụ về hiện tượng này. Nền văn minh Hoa Hạ không thể là chủ nhân của học thuyết này vào thời tiền Trung Cổ trong lịch sử văn minh nhân loại hiện tại.
Với luận điểm trên, vậy nền văn minh Lạc Việt có phải chủ nhân của học thuyết Âm Dương Ngũ hành với những phương pháp tiên tri siêu việt của nó hay không?
Câu trả lời sẽ là “không; nếu chúng ta không giới hạn sự phát triển lịch sử nền văn minh nhân loại trong giai đoạn nhận thức được hiện nay là khoảng 6 hoặc 10.000 năm. V́ vậy, với tính hợp lư vốn là một yêu cầu khắt khe cho một giả thuyết khoa học, chúng ta phải t́m một nền văn minh đă tồn tại trước giai đoạn lịch sử văn minh hiện nay.

II - Nền văn minh toàn cầu đă mất trong lịch sử.
Trong trục Đông Tây của trái đất, những nhà khoa học đă t́m thấy những dấu tích của một nền văn minh kỳ vĩ gây ngạc nhiên cho trí thức khoa học hiện đại. Những Kim tự tháp từ Ai Cập đến Trung Mỹ, tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh, những đài quan sát thiên văn bằng đá thuộc về nền văn minh Maya..vv... Một điều rất đáng chú ư là:
Hầu như tất cả những dấu vết c̣n lại của nền văn minh đó, đều chứng tỏ một trí thức thiên văn kỳ vĩ trong đó có cả trống đồng Lạc Việt. Các nhà nghiên cứu đă xếp tất cả những di sản đó vào nền văn minh Cổ đại trong lịch sử phát triển của nền văn minh hiện nay và cho rằng nó thuộc thời đại đồ đồng.
Đây là một sai lầm! Bởi v́, với cách sắp xếp như vậy, họ không thể nào giải thích được sự kỳ vĩ của những tri thức trong những di sản đó. Hay nói một cách khác: Cách sắp xếp này đă tạo ra một mâu thuẫn giữa một xă hội lạc hậu vào thời cổ đại với tri kiến kỳ vĩ thể hiện ở những di vật được gán cho thời cổ đại này.
Những điều đáng chú ư và liên quan đến vấn đề tŕnh bầy ở đây là:
Tất cả những di vật cổ đại đó, đều là những di sản văn hóa vật thể, mà giá trị nội dung của nó, đôi khi phụ thuộc vào khả năng suy luận của tri thức. Nhưng những điều người viết sẽ tŕnh bầy với bạn đọc ở dưới đây là những sản phẩm văn hoá phi vật thể, thuộc về những nền văn minh cổ, trong nhận thức lịch sử văn minh hiện tại.Những nền văn minh này không hề có sự liên hệ giao lưu văn hoá trong lịch sử, nhưng lại có sự trùng khớp kỳ lạ chứng tỏ tính nhất quán về tri thức và sự thống nhất về cội nguồn văn hoá. Điều này chứng tỏ rằng: Một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ của nhân loại đă từng có mặt trên trái Đất này và có trước lịch sử nền văn minh hiện đại của chúng ta.

III - Những dấu ấn của một nền văn minh toàn cầu
III - 1: Những di sản phi vật thể c̣n lại.

Trước hết bạn đọc quán xét và so sánh h́nh dưới đây:
III - 1 - 1: Chữ Vạn trong văn minh Đông phương.

H́nh chữ Vạn và Đường cong vận động biểu kiến của các Thiên hà trong vũ trụ

Qua h́nh trên, chúng ta có thể ư niệm được ngay một sự liên quan giữa h́nh chữ Vạn ngược và h́nh biểu kiến sự vận động của các Thiên Hà. Chữ Vạn là biểu tượng của Phật pháp thể hiện nội dung chính của Phật học là sự luân hồi nhân quả. Đó chính là biểu tượng cô đọng nhất sự vận động của vũ trụ và những quy luật của nó bao trùm lên cả kiếp người. Về nội dung và h́nh thức của hai biểu tượng này hoàn toàn trùng khớp.
Các nhà khoa học đă phát hiện những di vật mang h́nh chữ Vạn trong các cổ vật có niên đại từ 8/10.000 năm ở vùng Nam Á. Điều này chứng tỏ những tri kiến vũ trụ cao cấp đă tồn tại từ thời xa xưa trên trái đất, trước khi nền văn minh hiện tại phát hiện ra những đường cong vận động củA$vũ trụ hiện nay.
Điều đáng lưu ư là: Nền thiên văn vũ trụ hiện nay mới chỉ phát hiện những đường cong xoắn ốc là quỹ đạo cho sự vận động của các Thiên Hà và chưa hiểu hết nội dung của nó. C̣n ở nền văn minh chủ nhân của chữ Vạn đă biểu tượng hoá những đường cong này và thể hiện trong cuộc sống thường nhật qua các di vật đă t́m được.
H́nh chữ Vạn ngược chính là biểu tượng cho quỹ đạo vận động của các Thiên Hà. H́nh chữ Vạn xuôi chính là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ.
Có thể nói rằng: trong những di sản văn hoá phi vật thể thuộc về nền văn minh Lạc Việt c̣n rất nhiều biểu tượng liên quan đến tri kiến vũ trụ kỳ vĩ. Nhưng do giới hạn của chủ đề, người viết hy vọng sẽ tường trong một chủ đề khác. Chúng ta tiếp tục so sánh và quán xét di sản văn hoá phi vật thể Lạc Việt trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái (Lư thuyết thống nhất) với các di sản phi vật thể khác của các nền văn minh cổ sau đây:

III - 1 - 2: Ngôi sao David của dân tộc Do Thái và Hậu thiên Bát quái Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn & Khôn)



Qua h́nh trên, quí vị cũng thấy sự trùng khớp về nội dung và h́nh thức cho hai biểu tượng. Ngôi sao David: Biểu tượng của sức mạnh vũ trụ cho sự phát triển và huỷ diệt. Cũng là nội dung cấu trúc biểu tượng của Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt. Đây là biểu tượng của Âm dương tiêu trưởng và sự tương tác liên hệ với Địa Cầu. Chỉ có Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn và Khôn mới có thể kết hợp hai quái điên đảo dịch thành một cặp quái bất dịch, tạo thành 6 cực như ngôi sao David và là sự trùng khớp với nó.

III - 1 - 3: 64 quẻ Chu Dịch và 32 lá bài Tây huyền bí
Nếu quí vị sắp 64 quẻ Dịch thuộc hệ thống Hậu Thiên Bát quái thành 32 cặp quẻ có số thứ tự chẵn lẻ liên tiếp. Càn/1 & Khôn/2; Truân/3 & Mông/4.... đến hết 64 quẻ, chúng sẽ có tính chất sau đây:
* Khi sắp như vậy ta sẽ có 32 cặp quẻ đối xứng hoàn toàn trùng khớp với một phương pháp bói bài tây dùng 32 lá.
* Các cặp quẻ đều có tính đối xứng Âm Dương và h́nh tượng. Điều này trùng khớp với 32 lá bài Tây cũng có tính đối xứng qua h́nh tượng mỗi lá bài.
* Trong bộ bài 52 lá, khi bói người ta bỏ tất cả các lá bài có số từ 2 đến 6. đây chính là số Cục của Tử Vi: Từ hoả Nhị cục đến Thuỷ Lục cục (Theo Lạc thư hoa giáp).
Xin xem h́nh dưới đây:



III - 1 - 4: Hậu thiên bát quái Lạc Việt & Hà Đồ với 4 chất trong bộ bài Tây
Khi Hậu thiên bát quái liên hệ với Hà Đồ, chúng ta quán xét so sánh với 4 chất Cơ/ Rô/ Chuồn/ Pic trong bài Tây lại có sự trùng khớp sau đây:
* Bích => Tính xui xẻo, hiểm độc cùng tính chất với quẻ Khảm /Thuỷ/ Bắc => thay quái Khảm/Thuỷ/ Bắc trên Hà đồ.
* Chuồn => Sự phát triển, cùng tính chất với Chấn/ Mộc/ Đông 154
=> Thay thế Quái/ Chấn/ Mộc/ Đông trên Hà Đồ.
* Cơ => T́nh yêu, t́nh cảm, biểu tượng trái tim cùng với tính chất của quái Ly/ Quân Hoả: Trái Tim/ Nam, thay thế quái Ly/ Hoả/ Nam trên Hà Đồ.
* Rô => Sự may mắn, hạnh phúc cùng tính chất với quái Đoài/ Kim/ Tây, Thay thế quái Đoài/ Kim/ Tây trên Hà Đồ.
Sự trùng hợp này c̣n thể hiện rơ hơn cho hiện tượng và vấn đề người viết đă tường ở trên: Thuỷ & Mộc thuộc Âm (Dùng độ số Âm trong Hoàng Đế nội kinh).
Hoả và Kim thuộc Dương (Dùng độ số Dương trong Hoàng Đế nội kinh). Khi đặt các lá bài trên cùng tính chất và h́nh tượng vào Hà Đồ, chúng cũng phân biệt thành hai màu rơ rệt: Đỏ (Dương) và Đen (Âm). Xin xem h́nh sau đây:



* Hai lá bài “Phăng” phải chăng là biểu tượng/ biểu kiến của hai số 5 /10 thuộc Thổ ở trung cung Hà Đồ: “Vạn vật qui ư Thổ”. Hai lá bài “Phăng” chấm dứt tất cả cuộc chi sát phạt của bộ bài Tây.

III - 1 - 5: Văn minh Sumer (Irak) với Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt.
Những bản văn bằng đất sét t́m thấy ở Sumer có niên đại ước tính từ 6 đến 8000 năm trước Cn có một trong những nội dung sau:

"Ai là kẻ thanh cao trên trời?
Chỉ có ba!
Ai là kẻ thanh cao dưới đất?
Chỉ có ba!"

Trong kinh Dịch - khi nói đến những hiện tượng sau khi vũ trụ đă h́nh thành - khái niệm Trời Đất thay thế cho Âm Dương trong sự miêu tả tương quan các vấn đề và hiện tượng cho sự tương tác này. Cấu trúc của Hậu thiên bát quái Lạc Việt cũng trùng khớp về nội dung và h́nh thức biểu tượng với câu trên. Xin bạn đọc xem h́nh dưới đây:



Qua h́nh trên th́ Hậu Thiên Bát quái đổi chỗ Tốn và Khôn tạo thành 6 cực (Do sự kết hợp Tốn Đoài và Cấn Chấn tạo thành 2 cặp bất dịch) và phân làm hai phần:
* Phần Âm: Khảm/ Khôn/ Tốn & Đoài => Số hào Âm trội hơn hào Dương, dưới đất (Âm) chỉ có 3.
* Phần Dương: Càn/ Ly/Cấn & Chấn => Số hào Dương trội hơn hào Âm, trên trời (Dương) chỉ có 3.
Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở bản văn cổ Sumer, mà các tín ngưỡng, tôn giáo cổ đều có con số 3 như là một nguyên lư rá căn bản. Chúng ta có thể thấy điều này qua Thiên Chúa giáo với khái niệm Chúa Ba ngôi, tượng Đế Thiên Đế Thích ba mặt, hoặc trong Phật giáo cũng nói đến Tam thế Phật. Trong Lư học Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong mối liên hệ giữa thời gian và không gian vũ trụ - cũng nhiều lần nhắc đến khái niệm tam Âm, tam Dương và ứng dụng trong mọi lĩnh vực và rơ nét nhất trong Lạc Thư hoa giáp (Sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ tuần hoàn 60 năm trong vũ trụ liên quan đến địa cầu).

III - 1 - 6: Hoàng Đế nội kinh tố vấn và thuyết Âm Dương Ngũ hành trong văn minh cổ.
Một trong những bản văn cổ xưa nữa trong lịch sử văn minh nhân loại hiện đại, thuộc về nền văn minh Đông phương - cũng gián tiếp xác minh sự tồn tại của một nền văn minh đă tồn tại trên trái Đất. Đó chính là cuốn sánh Đông y nổi tiếng - một trong những kỳ thư Đông Phương - cuốn Hoàng Đế nội kinh Tố Vấn. Cuốn sách này - nếu xét về nội dung văn bản th́ ít nhất đă tồn tại từ hơn 5000 năm cách ngày nay. Tức là theo quan niệm lịch sử nhận thức được của văn minh hiện đại, nó đang thuộc thời kỳ "liên minh bộ lạc" và "thời đồ đá". Nhưng nội dung của nó lại là sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong nền y học huyền vĩ Đông Phương. Chính trong cuốn sách này, đă rất nhiều lần những tác giả của nó (Hoàng Đế, Quỷ Du Khu, Kỳ Bá...) nhắc tới những cổ thư có từ thời c̣n xa xưa hơn so với nó - như là sự biện minh cho những luận giải của ḿnh. Điều này chứng tỏ rằng:

Từ thời rất xa xưa, nhân loại đă có một nền văn minh đă xây dựng được học thuyết kinh điển làm cơ sở lư luận cho cuốn Hoàng Đế nội kinh – vốn chỉ là sự vận dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành – trong thực tế ứng dụng của Đông Y và cuốn sách này không phải là nội dung của học thuyết đó.

III - 1 - 7: Kết luận.
Như vậy, qua sự so sánh những giá trị văn hóa phi vật thể c̣n lại của những nền văn minh cổ đại - mặc dù về nhận thức hiện tại không hề có sự giao lưu văn hóa. Nhưng chúng lại có một sự trùng khớp hợp lư một cách kỳ lạ với Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Trong tiểu luận này - và trong các sách đă xuất bản - người viết đă chứng minh rằng: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ chính là nguyên lư căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong lư học Đông phương. Cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sự hợp lư tiếp theo khi so sánh với giá trị c̣n lại của các nền văn minh cổ đại đă chứng minh một cách sắc sảo rằng: Không thể có ư chí chủ quan nào có thể tạo ra một sự hợp lư bao trùm không thời gian và trong mọi vấn đầ liên quan như vậy - Nêu nó không phải là một thực tế khách quan đă tồn tại.
Như vậy:
Những nguyên lư khởi nguyên của vũ trụ và sự tương tác với Địa Cầu đă được thể hiện qua những giá trị văn hoá phi vật thể của các nền văn minh cổ có sự trùng hợp gần như hoàn toàn về nội dung và sự biểu kiến của nội dung qua h́nh tượng thể hiện với nền văn minh Lạc Việt (Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán/ HTBQ đổi chỗ Tốn Khôn liên hệ với Hà Đồ).

Những hiện tượng di sản văn hoá phi vật thể này thuộc về những nền văn minh cổ vốn được coi là không hề có sự giao lưu văn hoá ở thời điểm những hiện tượng đó xuất hiện trong nhận thức lịch sử hiện đại. Như vậy, sự lư giải hợp lư cho tất cả những hiện tượng văn hóa vật thể và phi vật thể mà di sản c̣n để lại thuộc về những nền văn minh cổ đă tŕnh bày ở trên sẽ là:
* Chúng phải có chung một cội nguồn văn hoá, xuất phát từ một nền văn minh cao cấp có tính toàn cầu. Thuyết Âm Dương Ngũ hành – Lư thuyết thống nhất vũ trụ – đă hoàn chỉnh ở nền văn minh này và đă ứng dụng trên thực tế (tính tiên tri qua phương pháp bói bài Tây và bói Dịch, Đông y...).Bởi v́, không thể có một nền văn minh cao cấp đạt đến tŕnh độ siêu lư thuyết thống nhất vũ trụ, lại chỉ có thể được phát hiện riêng rẽ và ứng dụng ở từng miền khác nhau trên trái Đất và không có giao lưu văn hoá (Vào thời cổ đại trong lịch sử văn minh hiện đại, theo nhận thức lịch sử hiện nay). Thực trạng xă hội hiện đại của chúng ta ngày nay với sự trao đổi thông tin toàn cầu mà mới chỉ mơ ước tới một siêu lư thuyết và c̣n chưa biết nó có hiện hữu hay không, đă chứng tỏ điều này.
* Nền văn minh này đă bị huỷ diệt, chính những bộ phận nhân loại c̣n sống sót ở những vùng khác nhau trên trái đất đă lưu giữ trong kư ức của họ những biểu tượng của siêu lư thuyết này và loài người đă phải làm lại từ đầu để tạo dựng nên lịch sử văn minh hiện nay. Điều này giải thích khi các vùng văn minh khác nhau của nhân loại giao lưu, hội nhập th́ chúng ta lại có sự trùng khớp những dấu ấn cổ xưa của một nền văn minh cao cấp mà các bộ phận khác nhau của nhân loại c̣n giữ được.
* Sự hợp lư của việc đổi chỗ Tốn và Khôn cũng như sự chứng minh Hậu Thiên bát quái liên hệ với Hà Đồ, không chỉ dừng lại ở việc giải thích những luận đề bí ẩn trong các phương pháp ứng dụng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà c̣n chứng tỏ sự hợp lư trong việc tiếp tục phát triển và lư giải những hiện tượng xứng đáng với nội dung của nó: Lư thuyết thống nhất vũ trụ. Bởi vậy, chính những tên tuổi cụ thể được nhắc tới với tư cách là tác gia làm nên thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Hoa Hạ, lại là sự tự phản bác, bởi nội dung kỳ vĩ của học thuyết này hoàn toàn không phù hợp với nền văn minh tiền Trung cổ của lịch sử hiện đại.
* Từ những sự liên hệ trên và sự chứng minh liên quan đến nó: Đă chứng tỏ tổ tiên của người Lạc Việt chính là hậu duệ của nền văn minh kỳ vĩ đă tồn tại trên Địa cầu. Chính các ngài đă tạo dựng nên nước Văn Lang khởi nguồn của nền văn hiến trải gần 5000 năm của chúng ta hiện nay bằng những tri kiến của Tiên thánh và sức mạnh vũ trụ. Sức mạnh của Rồng. Thật tiếc thay! Trí tuệ siêu việt, nhưng lực bất ṭng tâm. Nền văn minh Lạc Việt đă sụp đổ gần như cùng đồng thời với nền văn minh anh em c̣n lại của nó: Văn minh Kim Tự Tháp ở Ai Cập, thế kỷ thứ III tr.CN. Phải chăng, một định mệnh đă được an bài hay là sự thịnh suy theo ṿng tuần hoàn của trời, đất?
Chính những nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng thừa nhận một nền văn minh đă tồn tại ở miền Nam sông Dương Tử và nền văn minh này đă biến mất một cách bí ẩn vào khoảng 2000 năm trước. Tức là tương đường thời điểm sụp đổ của văn minh Văn Lang. Xin bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây:

Nội dung trích dẫn
Phát hiện mộ cổ bí ẩn ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ nước này (Trung Quốc)vừa khai quật một ngôi mộ hơn 2.500 tuổi, có thể thuộc về một vị vua của triều đại Ba (Ba Kingdom) bí ẩn. Ngoài 500 đồ vật bằng đồng, trong mộ c̣n có bộ xương của 2 người đàn bà và một người đàn ông, mặt ngửa lên trời và hướng về phía đông.
Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tuỳ tùng hoặc chư hầu được chôn cùng vị vua. Nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất liên quan tới triều đại Ba.
Ngôi mộ nằm ở Luo Jiaba, tỉnh Tứ Xuyên, mang đặc điểm điển h́nh của một ngôi mộ thuộc đẳng cấp cao nhất trong số các ngôi mộ thuộc triều đại Ba đă được t́m thấy. 31 ngôi mộ khác cũng đă được khai quật ở khu vực. Hầu hết các đồ đồng là vũ khí (như giáo, gươm, dao găm và ŕu), hay các vật cúng tế tương ứng với vị trí tối cao của chủ nhân ngôi mộ.
Triều đại Ba bao trùm các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc trước khi biến mất một cách bí ẩn khoảng 2.000 năm trước đây. Người dân thời đại này được miêu tả là những chiến binh hiếu chiến và gan dạ. Tuy vậy, nguồn gốc, cấu trúc xă hội và văn hoá của họ vẫn c̣n là một điều bí ẩn.

Minh Thi (theo Tân Hoa xă)
Trích VnExpress 1/7/2003

Cổ sử và truyền thuyết Việt Nam ghi nhận: Nước Văn Lang – cội nguồn của nền văn hiến trải gần 5000 của dân tộc Việt – Bắc giáp Động Đ́nh hồ; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải; Nam giáp Hồ Tôn. Tức là bao trùm “Các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc”. Thời điểm: “Biến mất một cách bí ẩn khoảng 2000 năm trước đây” hoàn toàn trùng hợp với sự ghi nhận trong sách sử cũ và truyền thuyết Việt Nam về sự sụp đổ của nền văn minh Văn Lang (258 trước Cn). Qua sự kiện trên đây là một yếu tố minh chứng khoa học cho sự liên hệ giữa “Nước Ba” và Văn Lang. Do đó, việc cho rằng: Nước Văn Lang chỉ là “một nhà nước sơ khai” hay “thực chất chỉ là một liên minh bộ lạc” là hoàn toàn do sự suy luận chủ quan không hề có cơ sở khoa học. Nhưng ngay cả sự kiện này – do chính những nhà nghiên cứu Trung quốc phát hiện và thừa nhận về một quốc gia ở miền nam sông Dương Tử – cũng chỉ là một yếu tố sắc sảo làm sáng tỏ thêm những luận cứ khoa học, nhằm chứng minh cho cội nguồn gần 5000 văn hiến của dân tộc Việt, chứ không phải là yếu tố duy nhất.
Qua những hiện tượng và vấn đề nêu trên – thuộc những di sản văn hoá phi vật thể cổ – nhằm minh chứng cho cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ của nhân loại đă bị huỷ diệt; và văn minh Lạc Việt là hậu duệ đích thực của một nền văn minh này. Nhưng đấy cũng không phải là phương pháp chứng minh duy nhất nhằm chứng tỏ một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ của nhân loại đă bị huỷ diệt. Xin bạn đọc xem tiếp những phần sau đây, chứng tỏ điều này.

C̣n tiếp
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.9414 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO