Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 287 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 1 of 38: Đă gửi: 27 October 2004 lúc 7:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Trương Thái Du
Talawas.org 28.10.2004

Việt Nam thời bán sử và những thông điệp nhân văn

Bài viết này gợi mở một khả năng, vẽ nên đôi nét sơ sài nhất về thời bán sử Việt Nam trước công nguyên. Tôi mong người Việt Nam đọc giả thuyết, nghiền ngẫm nó và sẽ phản bác, bổ sung hoặc cải sửa tùy thích, bằng bất cứ lý lẽ khả dĩ nào. Cái được mà tác giả hoài bão ở đây là hậu duệ của Vua Hùng, của An Dương Vương sẽ thêm một lần nữa tìm đến với tiền nhân oanh liệt thời khai sử, cùng nhau thảo luận những thông điệp nhân văn ẩn mình trong các truyền thuyết đẹp như tranh thủy mặc. [1]


1. Lý thuyết địa đàng Phi châu và những cuộc di dân

Lý thuyết địa đàng Phi châu cho rằng loài người tiến hóa từ giống khỉ tại châu Phi. Những cuộc di cư sau này đã đưa con người đến khắp nơi trên mặt đất. Tôi xin dùng công trình nghiên cứu di truyền của Spencer Wells làm nền tảng cho bài viết này. [2] Mặc dù còn rất nhiều ý kiến của các nhà nhân chủng học thế giới không đồng tình với Wells, nhưng nói chung họ chỉ thắc mắc ở thời điểm di cư. Tôi sẽ dùng cách khảo nghiệm duy lý với văn hóa, khảo cổ và lịch sử để cọ sát với lý thuyết di truyền của Wells, hầu mong đưa ra một giả thuyết tham khảo.

Với kết luận của Spencer Wells, tôi tính ra: Cuộc di dân đầu tiên từ Phi châu diễn ra cách nay 60 ngàn năm. Đoàn người đi dọc vùng đồng bằng ven biển Nam Á, đến Đông Nam Á họ chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất đến châu Úc. Nhánh thứ hai rẽ lên phía bắc, rồi dừng lại khá lâu bên bờ nam Trường Giang. Cuộc di dân thứ hai cũng từ Phi châu cách nay 45 ngàn năm. Họ đến Trung Đông, từ Trung Đông hai phân nhóm đã hình thành tiến vào Ấn Độ và vùng tây bắc Trung Hoa. Cuộc di dân thứ ba (không sử dụng trong bài viết này) diễn ra cách nay 40 ngàn năm, đoàn người đến Trung Á và sau đó tràn qua châu Âu.

Tại sao họ ra đi? Tất cả các nền văn minh sơ khai đều thờ mặt trời. Những chữ viết đầu tiên của nhân loại ở khắp nơi tương đồng một cách đáng ngạc nhiên ở chữ “mặt trời”: một vòng tròn có chấm chính giữa. Thần mặt trời ở Ai Cập là Ra, tại Lưỡng Hà là Samat, ở Nhật là Amaterasu O Mikami (Thiên chiếu đại thần, Thái dương thần nữ). Vua của người Trung Quốc và cả người Inca tận châu Mỹ đều tin mình là con trời hoặc con của thần mặt trời. [3] Hình ảnh mặt trời trên trống đồng Đông Sơn thì thật ấn tượng. Về góc độ khoa học, mặt trời là nguồn sống của trái đất, là năng lượng cho tiến hóa. Đi về phía đông, di cư về phương đông chính là đến gần hơn với mẹ mặt trời. Và thật không có hình ảnh nào đẹp đẽ bằng: loài người đã đi theo ánh sáng mặt trời để phủ kín trái đất.

Tại sao cuộc di cư đầu tiên của người Tiền Đông Nam Á dừng lại bên dòng Trường Giang mà không phải xa hơn về phía bắc? Trường Giang hung dữ và quá rộng lớn, đã phần nào cản bước đoàn di dân. Thêm nữa, theo ngành thủy văn, Trường Giang dưới tác động của lực coriolis, bờ bắc lở trong khi bờ nam bồi lắng. Cư dân nông nghiệp có xu hướng chọn vùng phù sa màu mỡ định cư lâu dài. [4] Họ chỉ tiến qua bờ bắc khi đối mặt với nạn nhân mãn, hoặc dưới các nguyên cớ khác.

Phân nhánh của đoàn di dân thứ hai tiến vào trung lưu Hoàng Hà bằng hành lang Cam Túc, xây dựng nền văn minh tạm gọi là Hoa Hạ. Ba di chỉ đồ đá có mối liên hệ rõ ràng tạo thành tam giác trung tâm của nền văn minh Hoa Hạ: Đại Địa Loan (hơn 8000 năm) nằm ở mạn phải dòng Thanh Thủy, Tần An, Cam Túc; Bán Pha (khoảng 6 ngàn năm) thuộc Tây An, Thiểm Tây; và Giả Hồ (cũng hơn 8000 năm) tại Hà Nam. Bán Pha và Giả Hồ đều về phía bờ nam Hoàng Hà. Ngoài ra trên bờ bắc Hoàng Hà tại làng Đào Tự, Tương Viên, Sơn Tây người ta vừa đào được 1 tường thành dài 130m, 4500 tuổi. [5] Nó cho thấy hướng phát triển ban đầu của văn minh Hoa Hạ. Di vật của Hoa Hạ chứng tỏ nó không dính dáng gì đến con người của bờ nam Trường Giang, vào thời điểm đó. Kiểu hạn canh trong sản xuất nông nghiệp và quần cư tại các khu đô thị sơ khai cũng là đặc điểm riêng biệt của văn minh Hoa Hạ. Như vậy nền văn minh Hoa Hạ hình thành quốc gia Hạ sơ khai, khoảng năm 2200 TCN phần nào đã sáng tỏ. Các nhà khảo cổ cũng tin rằng lúc này chế độ mẫu hệ của văn minh Hoa Hạ dần dần được thay bằng phụ hệ. Những truyền thuyết truyền hiền, rồi truyền ngôi cho em và cuối cùng là cho con trai trưởng của dân tộc Trung Hoa ẩn chứa quá trình biến chuyển kia.


2. Sự hình thành và phân rã văn minh Thần Nông

Thời điểm dừng lại bên dòng Trường Giang, đoàn di dân Tiền Đông Nam Á đã tạo nên một không gian văn hóa và chủng tộc gần gũi khá rộng lớn: phía nam là đồng bằng sông Cả, sông Mã (Việt Nam hôm nay), phía tây cận cao nguyên Tây Tạng, phía đông giáp biển Thái Bình Dương. Tôi tạm gọi đây là văn minh Thần Nông.

Thổ nhưỡng và khí hậu tổng thể của khu vực quy định một số đặc điểm của nền văn minh này: sinh sống bằng nghề nông mà chủ yếu là trồng lúa nước, thuần hóa trâu bò làm sức kéo; nghiên cứu thiên văn lịch pháp phục vụ mùa màng, làm thủy lợi; dùng cây cỏ chữa bệnh và khai sinh Đông Y; sử dụng thành thạo ghe thuyền, đánh cá, khai thác thủy sản; họ ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, cắt tóc ngắn, cài nút áo bên trái…

Văn minh Thần Nông phát triển đều đặn, có nhiều thành tựu nhưng lưu cữu hai khuyết điểm rất lớn: không tạo ra được chữ viết (hay ít ra là thứ ký tự phổ thông, tiện dụng); do đời sống tự cung tự cấp gắn chặt với lao động trên ruộng lúa nước nên bảo thủ, dẫn đến mất cơ hội đột phá chấm dứt chế độ mẫu hệ. Hệ quả là nền văn minh Thần Nông tồn tại rất lâu ở dạng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc, chậm vươn đến hình thức nhà nước sơ khai.

Sau một thời gian phát triển tại chỗ, những con người của văn minh Thần Nông đủ sức vượt dòng Trường Giang. Họ tiến lên phía bắc, giao tiếp với văn minh Hoa Hạ cũng đang trên đường xuôi về phương nam. Xin hiểu sự giao tiếp này bao gồm cả những tranh chấp, và không thể không có xung đột. Thần thoại Trung Quốc kể chuyện Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu (con cháu Thần Nông) nói lên điều đó.

Văn minh Hoa Hạ và văn minh Thần Nông tiếp xúc nhau ở khoảng giữa hai lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang, đã góp phần tạo nên một nền văn minh bắt đầu có hiến sử là văn minh Trung Nguyên – Hoa Hạ (Trung Hoa). Văn minh Hoa Hạ sẵn có phần bổ khuyết khuyết điểm của văn minh Thần Nông. Nó hấp thụ tất cả tinh túy của văn minh Thần Nông để lớn mạnh vượt bậc, rồi quay ra chèn ép chính thân sinh Thần Nông của mình. Song nó cũng thu nhận hình ảnh Thần Nông vào hệ thống huyền thoại Tam Hoàng, Ngũ Đế mô tả thời khởi thủy của mình. [6] Cái tên Trung Quốc bắt đầu sinh ra từ đây. Nguyên thủy, nó mang nghĩa quốc gia ở giữa thiên hạ vì kiến thức đương thời chỉ mới biết hai nền văn minh, hai chủng tộc lớn là Thần Nông và Hoa Hạ. Chỉ một phần đất đai của văn minh Thần Nông hòa nhập với văn minh Hoa Hạ. Phần lớn còn lại vì trải trên địa bàn quá rộng, rải rác suốt bờ Trường Giang, đặc biệt là phía nam Trường Giang, vẫn tách biệt, đây chính là vùng Bách Việt, như cách gọi của người Trung Hoa sau này.

Thành công rực rỡ nhất của cuộc liên giao Thần Nông và Hoa Hạ biểu hiện ở nhà nước Sở đông đúc, rộng lớn, giàu có và tiến bộ, từng làm bá chủ chư hầu đe dọa vương triều Thần Chu (chỉ còn là hình thức sau khi nước Sở ra đời). Sở cũng là nước kế cuối trong lục quốc bị Tần thôn tính sau này, bằng rất nhiều binh lực và xương máu, dù Sở giáp ranh với Tần. Tuy vậy, chưa đầy 13 năm sau khi mất nước, một vị anh hùng có tiền nhân đời đời làm tướng nước Sở là Hạng Vũ, đã đứng lên lấy danh nghĩa phục Sở tiêu diệt nhà Tần, chia đất cho thiên hạ và tự xưng là Tây Sở Bá Vương. Năm 202 TCN Hạng Vũ bại vong trước Lưu Bang. Cao Tổ nhà Hán cũng là người nước Sở. Lịch sử bi hùng của nước Sở tồn tại hơn 500 năm đã vĩnh viễn khép lại.

Lịch sử nước Sở bắt đầu bằng việc Thành Vương phong tước Tử của nhà Chu cho Mị Dục Hùng, [7] ở vùng biên viễn phía nam vương quốc Chu. Dục Hùng vốn từng lập công với nhà Chu. Đến đời Hùng Thông, hậu duệ của Dục Hùng (khoảng đầu thời Đông Chu, dưới ngai Hoàn Vương năm 719 đến 697 TCN), nước Sở đã tiêu diệt và sáp nhập rất nhiều lân bang và bành trướng đến vùng Trường Giang. Dù không được Hoàn Vương chấp nhận, Hùng Thông vẫn tự xưng là Sở Vũ Vương và làm chủ các nước chư hầu ở phương đông. Hùng Thông mất, con là Hùng Si nối ngôi cùng các vương triều tiếp theo mở rộng nước Sở xa dần về hướng đông nam, vượt qua dòng Trường Giang hùng vĩ.


3. Nhà nước sơ khai Văn Lang

Những biến cố lịch sử diễn ra trên mảnh đất Việt Nam tương đối rõ ràng từ thời Mê Linh liệt nữ trở về sau. Sách sử xưa nhất do chính người Việt viết còn lưu truyền đến ngày nay chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 14. Tuy nhiên có một truyền thuyết được nhắc đi nhắc lại là thủy tổ Kinh Dương Vương là cháu 4 đời của Thần Nông, Kinh Dương Vương lấy Long nữ Động Đình Hồ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cưới Âu Cơ và đẻ 100 trứng, nở trăm con. Cuộc chia ly êm dịu diễn ra sau đó: Âu Cơ đem 50 người con lên rừng, Lạc Long Quân dẫn số còn lại xuống biển. Nước Văn Lang do Hùng Vương, người con cả theo Lạc Long Quân dựng lên, đóng đô ở Phong Châu, vùng trung du tương đối bằng phẳng thuộc đồng bằng sông Hồng.

Rõ ràng đã có một cuộc di cư nằm ẩn trong chính truyền thuyết trên. Khoảng cách giữa Động Đình Hồ và Phong Châu là gần 1000 km theo đường chim bay. Sâu hơn nữa, tham khảo Bình Nguyên Lộc, tôi nghĩ có lẽ truyền thuyết 100 trứng kia nói về cuộc chia tách đại chủng tộc Thần Nông làm hai nhánh lớn: Tây Âu và Lạc Việt. Người Tây Âu đi về vùng núi non phía tây, và ít nhiều thay đổi tập quán sinh sống truyền thống của nền văn minh Thần Nông. Người Lạc Việt tản về phương đông và lưu giữ gần đủ đặc điểm cũ. Bản thân Tây Âu và Lạc Việt vẫn tiếp tục phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ nữa. Con số 100 trứng, đáng ngạc nhiên, trùng khớp với tên Bách Việt mà người Trung Hoa đặt ra, để gọi những nhóm dân bờ nam Trường Giang. Nếu đồng ý với không gian truyện cổ tích là Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân ở Ngũ Lĩnh (rặng núi phía nam Động Đình Hồ) thì sẽ giải mã được “giặc Ân” trong một truyện cổ tích khác là “Thánh Gióng”. Thật vậy, trước khi Ân – Thương mất nước bởi dân Chu, việc họ nam tiến và đụng độ với Lạc Việt là hoàn toàn có cơ sở. Khảo cổ học đã xác định tương đối chính xác kinh đô Ân – Thương nằm giữa tỉnh Hà Nam hiện đại, cách Động Đình Hồ chỉ vài trăm cây số theo đường chim bay.

Rất có thể liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang, hạt nhân của Thần Nông và Lạc Việt, hình thành ở khu vực từ rặng núi Ngũ Lĩnh đến bờ nam Trường Giang mà trung tâm là Động Đình Hồ, sau khi nhà nước Ân – Thương ra đời (khoảng năm 1700 TCN). [8] Văn minh Trung Hoa phát triển xuống, những con người bất khuất nhất không chịu đánh mất bản sắc và lề thói để hòa nhập với văn minh Trung Hoa đã ra đi. Kẻ ở lại cùng người mới xây dựng nên nước Sở.

Là cư dân sinh sống bằng ruộng lúa nước, sử dụng thành thạo thuyền bè nên cuộc di cư hình thành hai cách lên đường chính là bộ hành và hải hành, họ chia thành nhiều nhóm thị tộc nhỏ túa về ba phương Tây – Đông – Nam hoặc xuôi Trường Giang ra biển. Mục đích đầu tiên của họ là tìm kiếm một vùng đồng bằng sông nước khác lập nghiệp. Những con người giỏi giang nhất luôn đi xa nhất, tìm được mảnh đất ưng ý nhất, và cuối cùng họ đã đến miền bắc Việt Nam ngày nay. Hiện thực thế kỷ 21 chứng minh điều đó, hậu duệ của đoàn người lưu vong kia lập nên Việt Nam, quốc gia duy nhất trong Bách Việt không bị Hán hóa và thâu nhập đất đai và con người vào nền văn minh Trung Hoa.

Đất mới lúc ấy cũng có thể đã có người sinh sống, nhưng chắc chắn dân cư rất thưa thớt, đầm lầy nhiều, rừng nhiệt đới rậm rạp, mùa mưa thì ngập lụt tràn lan. Vì lẽ đó vùng định cư trung tâm được chọn là miền trung du Phong Châu cao ráo. Mang trọn bản sắc Văn Lang ra đi, những con người bất khuất, yêu chuộng hòa bình và tự do vẫn gọi quê mới là Văn Lang, lãnh tụ của họ xưng là Vua Hùng, danh chính ngôn thuận tiếp nối Vua Hùng của nước Văn Lang ở Động Đình Hồ. Hành trình tìm kiếm Phong Châu còn ít nhiều đọng lại trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, ở đời vua Hùng thứ 18.

Các di chỉ khảo cổ đã khai mở ở Việt Nam không thể bác được giả thuyết di cư này: Phùng Nguyên niên đại 3500 năm (chưa có đồ đồng), Đồng Đậu niên đại trên 3000 năm, Gò Mun vào cỡ thế kỷ 8 TCN, Đông Sơn thế kỷ thứ 7 TCN. Đặc biệt, mọi di chỉ đều nằm trên các khu đồi cao ráo, càng củng cố dự đoán về thổ nhưỡng đã nói.

Niên đại xa nhất của trống đồng tìm được ở Việt Nam và Trung Quốc cũng rất gần nhau: khoảng TK 7 đến TK 8 TCN. [9] Địa bàn chính đào được trống đồng rất rộng lớn, nó bao gồm bắc Việt Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông. Ba nơi nhiều trống đồng nhất là Đông Sơn (Thanh Hoá, Việt Nam), Vạn Gia Bá (Vân Nam) và Khu tự trị dân tộc Trang (Quảng Tây). Đáng ngạc nhiên là kiểu trống đồng đẹp nhất cũng là kiểu xưa nhất. Giả thuyết của tôi lý giải được điều này: trên đỉnh cao của mình, nhà nước Văn Lang sơ khai ở Động Đình Hồ, vừa bị văn minh Trung Hoa chèn ép, vừa không vượt lên chế độ phụ hệ được, đã phân hóa thành nhiều nhóm thị tộc nhỏ trôi giạt khắp nơi. Kỹ nghệ đúc đồng tuyệt diệu của họ lan về các hướng theo đoàn di dân. Và thật đáng tiếc, từ đây nền văn minh khu biệt của từng đoàn người lưu vong lần hồi thoái trào, trống đồng ngày càng thô hơn.

Văn Lang Phong Châu ở góc độ nào đó, là bước lùi so với Văn Lang Động Đình Hồ. Con người Văn Lang mất quá nhiều thứ trên đường đến châu thổ Hồng Hà. Ràng buộc giữa các thị tộc ngày càng lỏng lẻo, dân ít, địa bàn cư trú dàn trải, lũ lụt chia cắt, dần dần thủ lĩnh tối cao mất hết quyền lực, trở thành biểu trưng tinh thần đơn thuần. Hình ảnh vua Hùng trong thực tế cuộc sống tự động biến mất, nhưng nó mãi mãi lưu truyền giữa tâm thức con người Văn Lang để hoài nhớ về một thời hoàng kim bất diệt.


4. Giải cấu truyền thuyết An Dương Vương

Bình Nguyên Lộc đã phân tích việc sử Trung Quốc chép Thục Phán là con vua Thục là hoàn toàn chính xác. Nước Thục bị diệt, quí tộc Thục có thể đã tôn một hoàng tử làm vua mới và lưu vong xuống vùng giáp ranh Quảng Tây – Quảng Đông và lập nên nước Tây Âu Lạc có chép trong Sử Ký của Tư Mã Thiên. Sau khi gồm thâu lục quốc nhất thống Trung Nguyên, năm 214 TCN Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân và dân ô hợp vượt Ngũ Lĩnh, đánh Bách Việt chiếm lấy vùng đất phía đông nam nước Tần rồi lập ra các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải. Nước Tây Âu Lạc của Thục Phán nằm trong Tượng Quận. Nước Văn Lang Phong Châu phía nam Tượng Quận, hoàn toàn không dính dáng đến cuộc chiến kia. Nhân dân Tây Âu Lạc không chịu làm nô lệ đã vào rừng kháng chiến và kết quả là đã giết được Đồ Thư.

Năm 208 TCN Triệu Đà thành lập nước Nam Việt. Hán Cao Tổ bình định xong Trung Nguyên không còn sức giải quyết Nam Việt, nên năm 196 TCN đành phong Triệu Đà làm Nam Việt Vương, và dặn Nam Việt phải hòa hợp với Bách Việt. Khi Cao hậu tiếm quyền, Trường Sa Vương cấm vận kinh tế Nam Việt hòng làm Nam Việt suy yếu để dễ bề xâm lăng. Triệu Đà lập tức đem quân đánh Trường Sa, cắt đứt đường thông thương với nhà Hán và chốt giữ các nơi hiểm yếu. Cao Hậu sai Lâm Hi Hầu hỏi tội Triệu Đà, chiến cuộc biên cương giằng co hơn một năm rồi nhà Hán bãi binh vì đám tang Cao Hậu.

Rảnh tay với Hán, Triệu Đà dùng tiền của đút lót quý tộc Tây Âu Lạc và Mân Việt để hai nước này chịu lệ thuộc. Sự kiện Trọng Thủy kết hôn với Mỵ Châu chắc chắn ghi nhận thỏa hiệp dễ dãi của những người lãnh đạo Tây Âu Lạc trước âm mưu của Triệu Đà. Trận chiến đánh vào lòng người toàn thắng, năm 179 TCN Triệu Đà tấn công và sát nhập Tây Âu Lạc vào Nam Việt. Từ đó Nam Việt rất rộng lớn, Triệu Đà đường hoàng tự xưng Nam Việt Vũ Đế, đi xe mui lụa vàng như vua Hán.

Một bộ phận nhân dân Tây Âu Lạc, những con người bất khuất từng giết Đồ Thư, quá thất vọng. Họ đem tàn quân và bầu đàn thê tử chạy qua châu thổ Hồng Hà. Người Tây Âu Lạc và người Lạc Việt ở Văn Lang Phong Châu thực ra rất gần gũi về chủng tộc và có thể cả ngôn ngữ nữa. Nhóm dân Tây Âu Lạc mất nước nhanh chóng hòa hợp cùng nhân dân bản xứ trên mảnh đất bắc Việt, cải tên nước là Âu Lạc. Họ nối các gò đất, đồi nhỏ thành hai vòng đê ngăn thủy triều và nước lụt tại Cổ Loa, Đông Anh và quần cư trong ấy. Hai vòng đê cũng có thể trở thành chiến lũy, tường thành chống ngoại xâm khi cần. Đến thời Mã Viện, hắn xây thêm vòng thành nhỏ thứ ba ở giữa để tạo nên Kiển Thành. Độ cao của dấu vết tường thành Cổ Loa xưa xấp xỉ cao độ các con đê hai bờ sông Hồng, sông Đuống xung quanh, xác tín giả thiết Cổ Loa vừa là đê vừa là thành lũy.

Rút kinh nghiệm xương máu ở Tây Âu Lạc, người Âu Lạc tạo dựng quan hệ ngoại giao mềm dẻo với Nam Việt để yên ổn sinh sống và làm ăn. Năm 111 TCN Nam Việt bị Lộ Bác Đức xóa tên khỏi bản đồ. Nhà Hán cho người sang thuyết phục Âu Lạc theo mình, với chính sách rất thâm độc là để quí tộc Âu Lạc tiếp tục quản lý những vùng đất của họ. Lãnh tụ Âu Lạc phản đối, tùy tướng của ông ta là Hoàng Đồng đã lật đổ vua, quyết định thuần phục nhà Hán trên danh nghĩa để tránh chiến tranh. [10]

Năm 110 TCN nhà Hán phong tước cho Hoàng Đồng, Thạch Đái được cử sang làm Thứ sử quận Giao Chỉ, phủ trị ở Long Uyên. Với sự giúp sức của Hoàng Đồng, Thạch Đái ủy lạo và hợp thức hóa danh vị Lạc Hầu, Lạc Tướng bằng ấn đồng đeo cổ. Chắc chắn mục đích tối thượng của Thạch Đái là âm thầm chia rẽ các liên minh của quí tộc Âu Lạc, không cho Lạc Hầu, Lạc Tướng có cơ hội đoàn kết xây dựng nhà nước chống xâm lăng. Từ Thạch Đái trở đi, phủ trị Long Uyên vẫn tồn tại nhưng chức Thứ sử, Thái thú đôi khi khiếm khuyết và quan trấn nhậm cũng chẳng thường xuyên có mặt. Thực ra Hán triều thừa biết ở thời điểm đó cai trị trực tiếp Âu Lạc là không tưởng, vì quân ít, thủy thổ khắc nghiệt và chắc chắn người Âu Lạc sẽ chống đối đến cùng. Lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận sự mệt mỏi của nhà Hán sau những năm dài xâm lược phương nam, nhiều thân vương, đại thần dâng tấu chương đề nghị vua Hán tạm chấm dứt nam tiến. Thậm chí có thời gian dài họ bỏ hẳn, chẳng ngó ngàng gì đến đảo Hải Nam đã chiếm được hoàn toàn năm 111 TCN.

Tuy vậy trong hệ thống hành chính Hán, nước Âu Lạc vẫn được chia làm 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân thuộc Giao Chỉ Bộ. Trung tâm hành chính của Giao Chỉ Bộ là Nam Hải tức Phiên Ngung, kinh đô cũ của Nam Việt. [11] Nước Âu Lạc vĩnh viễn đi vào quá khứ. Đặt giả định Âu Lạc là một nhà nước hoàn thiện, con người Âu Lạc có ý thức sâu sắc về quốc gia và từng bị Triệu Đà thôn tính bằng quân sự (như quan niệm của sách vở chính thống Việt Nam lâu nay), ta sẽ thấy diễn biến lịch sử ôn hòa từ năm 111 TCN đến năm 34 là không bình thường.

Sau cả thế kỷ ổn định và phát triển trong nước, xã hội Hán cuối cùng cũng có những thay đổi về chất và lượng, bắt đầu manh nha công cuộc cải cách lớn của Vương Mãng. Đầu công nguyên, lòng tham của vua Hán sống dậy, lập tức Nhâm Diên và Tích Quang được cử sang quận Giao Chỉ và Cửu Chân tiến hành những chính sách mị dân, nhằm thăm dò tiềm lực thuộc địa cũng như khả năng phản kháng của nhân dân nếu áp đặt cai trị trực tiếp. Công việc bọn này chưa xong thì Vương Mãng tiếm ngôi, Trung Nguyên hỗn loạn. Thái thú Giao Chỉ và Cửu Chân không thuần phục Vương Mãng, cắt đứt liên lạc với trung ương, chào đón dân Hán di cư để tạo vây cánh. Ít lâu sau Lưu Tú diệt được Vương Mãng, thành lập nhà Đông Hán. Năm 29 Đặng Nhượng (người thay Nhâm Diên làm thái thú Giao Chỉ) về triều cống Lạc Dương, có lẽ âm mưu cũ đã được Quang Vũ đế cân nhắc. Năm 34 Tô Định nhậm chức Thái thú Giao Chỉ và bắt đầu áp dụng chế độ kềm kẹp hầu mong biến mảnh đất Âu Lạc hôm nào thành miếng bánh ngon trên bàn tiệc thực dân. Dưới sức ép mới, nhân dân Giao Chỉ đã nổi dậy. Mê Linh liệt nữ thất bại trước Mã Viện chính thức biến Giao Chỉ và Cửu Chân thành quận huyện trực trị của nhà Hán, mở đầu kỷ nguyên 800 năm nô lệ cay đắng.

Nói thêm về Mã Viện, ngoài trọng trách thực dân, hắn phải gánh vác nhiệm vụ dựng cột đồng “chuẩn” ở Giao Chỉ và Nhật Nam để đo bóng mặt trời vào những ngày giờ nhất định trong năm. Từ số liệu ấy, người Tàu sẽ định được vị trí chính xác của Giao Chỉ và Nhật Nam, bổ xung vào địa đồ nhà Hán. Có thể Mã Viện đã bỡn “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, song không ngoài mục đích giấu giếm bí quyết khoa học thiên văn địa văn của dân tộc mình dưới màn sương hư ảo. Trường hợp Cao Biền sau này dễ hiểu hơn, hắn sử dụng thuốc nổ phá gềnh thác hiểm trở cho tàu bè qua lại, nhưng tán láo là dùng phép thuật sai thiên lôi hành sự. Nhà Hán mất 154 năm từ lúc dụ Âu Lạc phụ thuộc đến khi vẽ xong địa đồ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và áp dụng chế độ trực trị đến huyện sở. Cách tính 800 năm thực sự bắc thuộc của tôi là có căn cứ.


5. Thông điệp nhân văn

Ngoài yếu tố lịch sử, truyền thuyết Kinh Dương Vương và An Dương Vương còn mang những thông điệp nhân văn luôn cần được con người Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào giải mã.

Đất nước và tổ quốc: Sử Ký Tư Mã Thiên trong chương “Khổng Tử thế gia” thuật lời Khổng Tử: “Khâu này nghe nói… Quái vật do nước sinh ra là con rồng”. Vậy ta có thể hiểu cha Lạc Long Quân là biểu tượng của “nước”. Ngôi nhà của “nước” tất phải ngoài biển, nghĩa gốc của chữ Lạc chính là “nước”. Mẹ Âu Cơ tượng trưng cho “đất”. Chữ Âu từng được Trần Thánh Tông dùng:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu

Nền văn minh lúa nước được xây dựng từ “Đất” và “Nước” là điều không ai có thể phủ nhận. Người Việt còn gọi tổ quốc mình là “Đất nước” có nguyên căn sâu xa như vậy. Chuỗi luận này có thể dẫn đến việc giải nghĩa từ Âu Lạc là “Đất nước” [12] .

Bài học đoàn kết: Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã chia rẽ, làm suy yếu nền văn minh Thần Nông. Hai nhánh Lạc Việt và Tây Âu, dù người xuống biển, kẻ lên rừng nhưng đều mất địa bàn sinh sống, phải bước vào hành trình ra đi, trôi giạt. Cả ngàn năm sau họ mới tìm lại được nhau trong nhà nước Âu (Cơ) – Lạc (Long Quân) sơ khai, non trẻ và yếu ớt.

Bài học chiến tranh: Mỵ Châu đại diện cho nhân dân Tây Âu Lạc, Trọng Thủy đại diện cho người Nam Việt. Họ chính là nạn nhân đầu tiên và cuối cùng của chiến tranh. Nỗi đau của dân tộc này biến thành ngọc trai, rửa ở cái giếng ai oán thăm thẳm của dân tộc kia, sẽ lấp lánh vẻ đẹp vĩnh hằng của hòa bình và hòa hợp.

Bài học cảnh giác: Cảnh giác, trước tiên là cảnh giác với chính mình, cảnh giác với kẻ thù ở hàng thứ hai. Nhà cầm quyền Tây Âu Lạc đã bị vàng bạc và hôn nhân chính trị lung lạc. Ỷ thành cao, vũ khí lợi hại, An Dương Vương buông thả, ruồng bỏ nhân tài Cao Lỗ, khiến nước mất nhà tan.

Biển cả và tự do: Lạc Long Quân là con rồng của biển cả. Ông dặn con cháu nếu nguy cấp hãy quay về phía biển gọi “Cha ơi!”. Bại trận, An Dương Vương ra bờ biển, lạnh lùng xử tử Mỵ Châu rồi lấy sừng tê rẽ nước mà đi. Thông điệp “ra với biển” đã trở thành tiềm thức trong khối óc mỗi con người Việt Nam từ đó trở đi. Sau này dân Việt Nam đã hơn một lần ra với biển đi tìm tự do: những tùy tướng của Mê Linh Liệt Nữ chạy vào Cư Phong rồi lên thuyền thẳng tiến đến Malacca, họ là người Minangkabau ở Maylaysia và Indonesia hôm nay; hậu duệ nhà Lý thì giong buồm đến Cao Ly; Hồ Quý Ly đáng lẽ không bị bắt làm tù binh nếu không tắp vào bờ biển bắc trung bộ… Thông điệp “ra với biển” ở thế kỷ 21 chắc chắn là mở vòng tay Việt Nam với bè bạn năm châu, từ bỏ suy nghĩ thủ cựu, chấm dứt các hình thức bế quan tỏa cảng.


6. Từ Kinh Dịch đến chữ viết của tổ tiên người Việt Nam

Trong quá khứ, không ít sử gia như Kim Định đã nghiệm rằng Kinh Dịch chứa rất nhiều yếu tố vay mượn từ văn minh Thần Nông. Gần đây một bài báo ở Việt Nam tự hào tuyên bố Kinh Dịch chính là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt. Tôi quan sát rất kỹ các tranh luận xưa nay và tự hỏi: “Ngôn ngữ điện toán hiện đại chỉ cần hai tín hiệu CÓ và KHÔNG, khi thể hiện trên giấy nó tương đương số 1 và số 0. Não điện toán dễ dàng đọc mọi văn bản chỉ toàn 0 và 1 đan xen, nối nhau thành chuỗi, vì tốc độ xử lý thông tin của nó rất cao. Nguyên lý khởi đầu của Dịch là Âm Dương sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Sau Bát Quái còn có thêm 64 Quẻ. Ký hiệu Dương là một vạch liền, Âm là một vạch đứt. Hoàn toàn tồn tại khả năng văn minh Trung Hoa đã mượn thứ ký hiệu này của văn minh Thần Nông và phát triển thành Kinh Dịch. Như vậy tại sao không thể đặt giả định hệ thống ký hiệu xây dựng từ hai đơn tố Âm và Dương là những chữ cái của một thứ ngôn ngữ bí hiểm nào đó trong văn minh Thần Nông”.

Đến đây thì tôi thấy cần xét lại một “khuyết điểm lưu cữu lớn” của văn minh Thần Nông là không có chữ viết, đã đề cặp ở mục số 2. Hai đơn tố Âm và Dương rõ ràng đã đan xen, tạo thành chuỗi. Việc nó có thể dùng làm số đếm (hệ nhị phân), chữ cái hoặc chữ viết hay không, không còn phụ thuộc vào khả năng biểu đạt của hai đơn tố ấy, mà phụ thuộc vào khả năng xử lý tín hiệu của con người thời đó. Tôi đã loại bỏ được chất hoang tưởng trong giả định của mình.

Tôi đã đến viện bảo tàng lịch sử thành phố *** xem 1 chiếc trống đồng Đông Sơn. Trống đồng là linh vật của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều nhà khoa học đã đồng ý trống đồng lưu giữ dấu ấn thờ mặt trời của con người buổi bình minh lịch sử. Ở giữa mặt trống có mặt trời tỏa tia. Nửa ngoài mặt trống có 2 cặp vòng tròn đồng tâm chứa rất nhiều vạch liền xếp cạnh nhau. Theo ngôn ngữ Dịch, một vạch là Dương (trong lưỡng nghi), hai vạch là Thái Dương (trong tứ tượng), ba vạch là Càn (trong bát quái), sáu vạch là Càn Vi Thiên (trong 64 quẻ). Tất cả đều chỉ mặt trời hoặc ông trời. Nếu nói những nét liền kia nằm cạnh nhau là những chữ CÀN - CÀN – CÀN… liên tục tức TRỜI - TRỜI - TRỜI… liên tục thì khả dĩ chăng? Hay Thái Dương – Thái Dương – Thái Dương…? Đây chỉ là sự tình cờ thì thật lạ. Nhiều vạch quá, nhìn qua tủ kiếng tôi không thể đếm được bao nhiêu vạch. Nếu tổng số các vạch đó luôn chia hết cho 6, ở bất cứ chiếc trống đồng nào thì giả thuyết của tôi hữu lý nhất. Ngoài ra còn có một vòng tròn đồng tâm khác chạy những đường hoa văn hình “dấu ngã”, liên kết các “dấu ngã” này là những vòng tròn nhỏ, có chấm chính giữa. Đây cũng có thể là chữ “mặt trời” giống như chữ “mặt trời” ở nhiều nền văn minh sơ khai khác.

Giả thuyết tôi đưa ra nếu đúng sẽ dẫn đến sự xét lại: Ngôn ngữ Dịch là của văn minh Thần Nông. Dùng cơ sở “Phục Hy [13] đặt ra bát quái”, Khổng Tử đắp tượng Văn Vương và Chu Công cho học thuyết của ông, bằng cách khẳng định hai người này đã viết “Thoán từ” và “Hào từ”. Khả năng “Thoán từ”, “Hào từ” và “Dịch truyện” đã được chính Khổng Tử biên soạn, là rất lớn. Cho đến lúc này, theo tôi, chỉ nên đặt câu hỏi Kinh Dịch là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam chăng? Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục, chưa so sánh được ngôn ngữ Dịch khởi thủy với Kinh Dịch. Lịch sử Trung Hoa vẫn tồn nghi nguồn gốc Kinh Dịch hai ngàn năm nay. Người Việt Nam hiện đại đang có niềm tin xác đáng hơn bao giờ hết để bước vào cuộc truy tìm bản quyền Kinh Dịch. “Mỏ vàng nhân văn” này hứa hẹn trữ lượng nguồn sống tinh thần vô biên cho con cháu Tiên – Rồng.
Tóm lại, tôi tạm dừng công việc của mình ở đây. Nếu có những người ủng hộ trí tưởng tượng của tôi, xin hãy tìm đến các di vật khảo cổ. Câu trả lời thật thuyết phục còn ở rất xa và có thể chẳng bao giờ ta thấy được. Tuy nhiên trò truyện với các vật tạo tác linh thiêng của tổ tiên mình không bao giờ nhàm chán và vô nghĩa. Dù rằng sẽ không ai chứng minh được tôi đúng song chứng minh tôi sai lại càng khó hơn. Cuối cùng cách giải mã ngôn ngữ trên trống đồng của tôi vẫn nên tham khảo, vì không lời khen tặng nào là quá đáng đối với trống đồng và những con người cổ xưa đã đúc nên chúng.


7. Kết luận

Bất cứ một giả thuyết nào cũng tự chứa trong nó phản giả thuyết, tức là những yếu tố, những mâu thuẫn có thể triển khai và phá vỡ giả thuyết ấy. Cao Hành Kiện nói rất chính xác: “Những qui luật lớn lao của lịch sử khi không thể giãi bày loài người được, thì con người cũng có thể lưu lại tiếng nói của chính mình. Loài người không phải chỉ có lịch sử, mà còn lưu lại văn học”. [14] Với tư cách một nhà văn, tôi muốn khai thác thật sâu áng văn học dân gian truyền miệng nói về thủy tổ Kinh Dương Vương và An Dương Vương, có tham khảo lịch sử, văn hóa và khảo cổ, để viết nên một thứ tạp văn lịch sử nhiều cảm tính. Hợp nhất - phân rã, lên cao - xuống thấp, chói lọi - lu mờ, thành công - thất bại, quần cư - tản mát, đến và đi… những cặp phạm trù này xoắn lấy nhau, vì nhiều nguyên nhân, liên tục đổi chỗ suốt quá trình hướng tới tương lai của bất cứ một nền văn minh nào trên thế giới. Văn minh Văn Lang và Âu Lạc chẳng thể là ngoại lệ, song sức sống không thể phủ nhận của Văn Lang và Âu Lạc ở chỗ nó đã không bị tiêu diệt hoặc đồng hóa bởi Trung Hoa, một nền văn minh tầm cỡ của nhân loại.

Đà Lạt tháng 10.2004


Thư tịch

Nam Việt Quốc Sử, Trương Vinh Phương, Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã, 1995.
Sử Ký Tư Mã Thiên, NXB VH, 1988.
Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục, 1999.
Đông Chu liệt quốc, NXB TP HCM, 1989.
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bình Nguyên Lộc, Bách Lộc xuất bản, 1971.
Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB GD, 2003.
Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim.
Khâm định Việt sử, Quốc sử quán triều Nguyễn.
Và một số trang web.

© 2004 talawas


------------------------------------------------------------ --------------------
[1]Chuỗi tạp văn lịch sử của tôi gồm nhiều chủ đề có liên quan đến thời bán sử Việt Nam, xin tham khảo thêm bài “Từ Hai Bà Trưng đến những khắc khoải lịch sử - Phiên bản tháng 6.2004” và “Bảo tàng lăng mộ Nam Việt Triệu Văn Vương tại Quảng Châu – Phiên bản tháng 3.2004”.
[2] http://news.nationalgeographic.com/news/2002/12/1212_021213_ journeyofman.html
[3]Ông trời là mặt trời đã được người Trung Hoa nhân cách hóa, đây là dấu vết rõ ràng của việc hình thành tín ngưỡng tế tự trời đất của văn minh Trung Hoa.
[4]Bạn đọc thử xem xét các thành phố lớn ở Việt Nam: trên con đường nam tiến của những con người sinh ra từ nền văn minh lúa nước, nơi đặt đô thị dần dần chuyển vị trí từ bờ bồi (phù sa màu mỡ) sang bờ lở (thuận tiện cho thủy vận giao thương). Hà Nội và Hải Phòng gốc đều bên mạn nam sông Hồng và sông Cấm. Huế trải suốt hai bờ Hương giang. Đến Đà Nẵng và Sài Gòn thì chỉ phát triển ở bên lở của sông Hàn và sông Sài Gòn. Văn minh đô thị Việt Nam thành hình, yếu tố cần cho thương gia đã thắng yếu tố thiết yếu với nhà nông. Hai trung tâm buôn bán cổ là Phố Hiến và Hội An tọa lạc tại bờ lở, càng nhấn mạnh lập luận của tôi.
[5]Bạn đọc có thể kiểm chứng thông tin khảo cổ Trung Quốc tôi đã đề cặp tại rất nhiều trang web tiếng Anh. Phiên âm La Mã của các địa danh này như sau: Dadiwan, Gansu ( Đại Địa Loan, Cam Túc); Banpo, Shaanxi (Bán Pha, Thiểm Tây), Jiahu, Henan (Giả Hồ, Hà Nam); Taosi, Shanxi (Đào Tự, Sơn Tây).
[6]Người Việt Nam hiện đại hay lầm lẫn ở đây, họ cho rằng Thần Nông là người Tàu, họ đôi lúc phản đối việc xem thủy tổ Kinh Dương Vương của mình là cháu Thần Nông. Có người góp ý với tôi: nếu Thần Nông gốc Tàu thì họ đã gọi là Nông Thần.
[7]Tiên tổ vua Sở là Mị Dục Hùng, con cháu ông ta lấy tên tiền nhân làm họ, có vẻ rất giống một vài nhóm dân tiền Đông Nam Á như Khơ Me. Con gái Vua Hùng tục gọi Mị Nương. Những cái tên chồng chéo này chắc chắn phải có mối tương giao văn hóa nào đó.
[8]Nếu khảo cổ Việt Nam tìm ra bất cứ di chỉ đồ đồng nào, niên đại trước 1700 TCN, có liên hệ rõ ràng với các di chỉ đồ đồng đã công bố như Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn; giả thuyết của tôi sẽ hoàn toàn sụp đổ.
[9]Xiaorong Han, Who invented the Bronze Drum? Nationalism, Politics, and a Sino - Vietnamese Archaeological Debate of 1970s and 1980s. Asian Perspectives, Vol.43, Spring 2004.
[10]Kịch bản này không hề vô tưởng, nó đã từng xảy ra với Mân Việt năm 135 TCN.
[11]Xin lưu ý Bộ Giao Chỉ và Quận Giao Chỉ là hai tên gọi khác nhau. Lịch sử Việt Nam đã nhiều lần nhầm lẫn, họ suy luận tên Quận đặt cho tên Bộ thì hiển nhiên Quận Giao Chỉ phải là trung tâm của Bộ Giao Chỉ, điều này rất sai. Giao Chỉ mang nghĩa là nơi liên giao giữa Trung Hoa và những khu vực mà họ chưa có ý niệm rõ ràng. Bộ Giao Chỉ là mảnh đất liên giao của nhà Hán với Viễn Nam, Quận Giao Chỉ lại là mảnh đất liên giao của Bộ Giao Chỉ với các miền xa khác. Theo tôi chuỗi luận để đặt tên Quận Giao Chỉ và Bộ Giao Chỉ là như vậy. Cũng cần hiểu rằng năm 111 TCN kiến thức địa lý của nhà Hán về Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và vùng phụ cận rất mơ hồ.
[12]Nếu bạn đọc thay các chữ “Âu” bằng “Đất”, “Lạc” bằng “Nước” vào toàn bộ bài viết này, tôi tin nội dung tôi muốn chuyển tải sẽ sáng tỏ hơn nhiều.
[13]Phục Hy là một nhân vật cổ tích rất phức tạp. Các yếu tố của văn minh Thần Nông và Hoa Hạ đan xen, chồng chéo và hòa lẫn vào nhau tạo nên Phục Hy. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết cụ thể này, giải mã hình tượng Phục Hy sẽ khiến mạch văn đứt gãy. Xin hẹn bạn đọc cơ hội khác.
[14]Diễn từ nhận giải Nobel của CHK, theo tanvien.net.
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 2 of 38: Đă gửi: 27 October 2004 lúc 9:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Trương Thái Du thân mến.
Bạn hăy nhận ở nơi tôi sự trân trọng một tinh thần nghiên cứu nhằm phục hồi cội nguồn dân tộc; đă bị ch́m khuất hàng ngàn năm trong bụi thời gian.
Bài viết của bạn cho thấy bạn là người nghiên cứu lâu năm và có tính chuyên nghiệp; nhưng không phải chính thức sống bằng nghề nghiên cứu này.
Mặc dù cùng một mục đích; nhưng tôi đi theo một phương pháp khác hẳn bạn. Nhưng tôi ủng hộ những hướng nghiên cứu nhằm phục hồi những giá trị của cội nguồn dân tộc Việt. Bởi v́:
* Trong thời gian t́m hiểu cội nguồn dân tộc; tôi đă t́m thấy và khẳng định tính chân lư trong tôi.
* Với những phương pháp khác nhau sẽ có tác dụng khai thác và phát hiện những mặt khác nhau; Từ đó hy vọng đời sau - hoặc ngay bây giờ - sẽ có ai đó tổng hợp thành một bức tranh hoàn chỉnh cho cội nguồn dân tộc với gần 5000 văn hiến.
V́ có cùng một mục đích t́m về cội nguồn dân tộc; tôi chỉ xin được lưu ư bạn mấy điểm sau đây:
* Nếu luận điểm cho rằng cội nguồn dân tộc Việt có gần 5000 văn hiến là đúng th́ tất cả những luận điểm trái ngược phải được chứng minh là sai.
Ở điểm này; mong bạn cũng lưu ư rằng: Trong lúc này;những nhà nghiên cứu có quan điểm phủ nhận giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc Việt chiếm số đông trong nước và trên thế giới.Bởi vậy; đây là điều mà tôi cho rằng dễ nhất v́ lập luận của họ thiếu chặt chẽ và ấu trĩ; nhưng mất thời giờ nhất v́ là số đông.
* Nó phải có tính hợp lư khi giải thích tất cả các hiện tượng và vấn đề liên quan. Hay nói rơ hơn: Phải có một tiêu chí khoa học làm kim chỉ nam cho phương pháp luận. Nếu không; sự nhiệt t́nh chỉ là một yếu tố cần và đôi khi có tác dụng ngược.
Vài lời tường sở ngộ.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn.

Thiên Sứ
----------------
Ta về trong cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa.





Sửa lại bởi ThienSu : 28 October 2004 lúc 1:24pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 3 of 38: Đă gửi: 30 October 2004 lúc 10:43pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Xin tham khảo công tŕnh khảo cổ đồ đá này. Có thể đây là người Bách Việt.

http://www.china.org.cn/english/2004/Oct/110630.htm

Muốn chứng minh 5000 năn hay không, có lẽ không khó lắm đâu, khảo cổ làm được điều đó.
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 38: Đă gửi: 31 October 2004 lúc 12:59am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Nha Quỳnh thân mến!

Tôi cũng rất mong muốn và ước mơ một ngày nào đó; ngành khảo cổ sẽ t́m được một cái ǵ đó; chứng minh cho tính hiện thực của cội nguồn dân tộc Việt; như truyền thống văn hoá sử đă khẳng định: Gần 5000 năm văn hiến.

Nhưng chính v́ cho đến ngày hôm nay khảo cổ chưa làm được; nên tôi phải đi theo phương pháp của tôi.
Tôi xin lưu ư bạn:
Nếu bạn muốn t́m về cội nguồn dân tộc; th́ đây là lời khuyên của tôi:

@ Chính v́ không có những di vật khảo cổ mang tính thuyết phục chứng minh cho cội nguồn dân tộc theo quan niệm truyền thống; nên hầu hết các giáo sư lịch sử hàng đầu trong nước và trên thế giới đă phủ nhận truyền thống lịch sử gần 5000 văn hiến của người Việt. Họ cũng đă công khai phổ biến quan điểm của họ trên các phương tiện từ lâu. Nếu khảo cổ làm được điều này th́ đă ko có hiện tượng trên.
@ Hơn thế nữa; di vật khảo cổ không bao giờ là bằng chứng duy nhất xác định tính lịch sử văn hoá. Ở đây tôi chưa nói đến khoảng cách hàng thiên niên kỷ cho sự tồn tại của các di vật và vấn đề may mắn cho việc có t́m thấy những di vật đó hay không.
Theo tôi: Để di vật khảo cổ có thể chứng minh cho tính hiện thực của lịch sử; chỉ có tính thuyết phục; nếu có một nhận thức văn hoá sử liên quan đến nó. Nếu bạn đi theo phương pháp này - tôi không hy vọng sự thành công; khi những giá trị văn hoá liên quan là truyền thống gần 5000 năm lịch sử văn hiến của dân tộc Việt đă bị phủ nhận.
@ Tôi tin rằng: Những giá trị văn hoá phi vật thể tồn tại trong văn hoá dân gian Việt Nam; chính là những tiền đề dẫn đến những bằng chứng thuyết phục nhất. Đây là một phương pháp hoàn toàn mới so với các phương pháp t́m lại những giá trị lịch sử trong quá khứ. Có thể khó chấp nhận lúc đầu v́ tính mới lạ. Nhưng nó sẽ có tính thuyết phục v́ chính tương lai của khoa học sẽ phải đi đến sự thừa nhận nó. Và cái ǵ xảy ra đă phải xảy ra:

Năm 2002 chính cơ quan văn hoá Liên Hợp Quốc đă thừa nhận những giá trị văn hoá phi vật thể là bằng chứng lịch sử.

Dù sao tôi cũng chúc bạn thành công.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
-------
Ta về trong cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Sửa lại bởi ThienSu : 31 October 2004 lúc 1:15am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 5 of 38: Đă gửi: 01 November 2004 lúc 8:06am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa ông Thiensu,

Tôi trộm nghĩ có nhiều con đường đi đến nhận thức về quá khứ, nhưng con đường phi vật thể thật khó khăn lắm thay. Chẳng hạn ngôi mộ cổ đang khai quật trên đường Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n chỉ mới vài trăm năm là cùng thế mà kư ức con người đă chẳng c̣n chút nào ... Người ta đang nghi ngờ có khi đây chỉ là một cái lô cốt cũ ...

Đầu thế kỷ 20, người VN có 1 phong trào đi t́m lịch sử rất lớn để dọn đường cho cả một thế kỷ bứt bỏ xiếng xích nô lệ . Hôm nay TK 21, lịch sử đang được tái thẩm định... đó là điều đáng mừng.

Chúc ông tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu và sớm công bố thành quả...

Chân thành,
TTD
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 38: Đă gửi: 01 November 2004 lúc 9:38am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến!
Bạn viết:

Chẳng hạn ngôi mộ cổ đang khai quật trên đường Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n chỉ mới vài trăm năm là cùng thế mà kư ức con người đă chẳng c̣n chút nào ... Người ta đang nghi ngờ có khi đây chỉ là một cái lô cốt cũ ...

Như vậy; qua hiện tượng của chính sự nhân thức của bạn; th́ chắc bạn cũng tự thấy rằng:

Sự chứng minh lịch sử bằng phương pháp khảo cổ chỉ là điều kiện cần và không phải là điều kiện duy nhất để t́m lại một thực tại trong lịch sử. Bởi v́ nó phải phụ thuộc vào một nhận thức văn hoá sử liên quan.
Đó chính là lư do để một khối gạch cát vừa có thể là lô cốt vừa có khả năng là mộ cổ.


Tôi cũng biết rằng phương pháp chứng minh cho cội nguồn 5000 văn hiến của dân tộc Việt bằng những giá trị văn hoá phi vật thể không phải dễ dàng ǵ. Thực tế bản thân đă cho thấy điều đó. Nhưng đó không phải là sự khó khăn về khả năng tri thức diễn đạt chân lư; mà là sự khó khăn về điều kiện bên ngoài cần để làm sáng tỏ một thực tế. Và ngoài ra c̣n là sự khó khăn của khả năng thẩm định tính chân lư khách quan của một thói quen.
Trừ trường hợp lá số Tử Vi của tôi bị sai; làm cho tuổi thọ sinh học của tôi không đúng như tôi dự đoán. C̣n nếu như lá số của tôi đúng th́ tôi sẽ nh́n thấy sự vinh danh 5000 văn hiến của dân tộc Việt ngay trong cuộc đời ḿnh.
Khoa học đă xác định rằng: Các thiên hà ngày càng chạy xa nhau với tốc độ ngày càng nhanh. Do đó; khả năng thẩm thấu chân lư bây giờ và sau này sẽ nhanh hơn nhiều với lịch sử thời gian hàng trăm năm trước.Đây ko phải là sự liên hệ siêu h́nh.
Tôi tin rằng dân tộc Việt có lịch sử gần 5000 năm văn hiến là một chân lư. Đây ko phải là một niềm tin chủ quan mà có những luận cứ rơ ràng và một khả năng chứng minh rằng: Tất cả những luận điểm ngược lại với nó đều sai.Tôi đă công bố ngay trên trang web tuvilyso này những kết quả nghiên cứu của minh.
Rất cảm ơn bạn có lời chúc lành cho những ư tưởng của tôi.
Thiên Sứ
------------
Ta về trong cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Sửa lại bởi ThienSu : 01 November 2004 lúc 9:43am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
linhnam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 26 June 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 15
Msg 7 of 38: Đă gửi: 02 November 2004 lúc 1:38am | Đă lưu IP Trích dẫn linhnam

Chào hai bác,

Tôi nghĩ có thể chữ viết cổ của người Việt Nam là lối thắt nút "Kết thằng" mà Lăo Tử trong Đạo Đức Kinh có đề cập đến việc dùng nó trong việc chính sự. Ngay cả những chấm trên Hà Đồ và Lạc Thư cũng đều là lối thắt nút nầy. Trong vài năm nay, có vài nhà khảo cổ t́m hiểu về lối thắt nút của nền văn minh Inca (cũng giống như ta, không có chữ viết) và tin rằng có thể lối thắt nút là hệ thống nhị phân trên 3 chiều đă được người Inca dùng làm chữ viết. Xin phép được post tại đây 3 bài báo liên quan:

============================

Inca May Have Used Knot Computer Code
By Steve Connor
Science Editor
The Independent - UK

They ran the biggest empire of their age, with a vast network of roads, granaries, warehouses and a complex system of government. Yet the Inca, founded in about AD1200 by Manco Capac, were unique for such a significant civilisation: they had no written language. This has been the conventional view of the Inca, whose dominions at their height covered almost all of the Andean region, from Colombia to Chile, until they were defeated in the Spanish conquest of 1532.

But a leading scholar of South American antiquity believes the Inca did have a form of non-verbal communication written in an encoded language similar to the binary code of today's computers. Gary Urton, professor of anthropology at Harvard University, has re-analysed the complicated knotted strings of the Inca - decorative objects called khipu - and found they contain a seven-bit binary code capable of conveying more than 1,500 separate units of information.

In the search for definitive proof of his discovery, which will be detailed in a book, Professor Urton believes he is close to finding the "Rosetta stone" of South America, a khipu story that was translated into Spanish more than 400 years ago.

"We need something like a Rosetta khipu and I'm optimistic that we will find one," said Professor Urton, referring to the basalt slab found at Rosetta, near Alexandria in Egypt, which allowed scholars to decipher a text written in Egyptian hieroglyphics from its demotic and Greek translations.

It has long been acknowledged that the khipu of the Inca were more than just decorative. In the 1920s, historians demonstrated that the knots on the strings of some khipu were arranged in such a way that they were a store of calculations, a textile version of an abacus.

Khipu can be immensely elaborate, composed of a main or primary cord to which are attached several pendant strings. Each pendant can have secondary or subsidiary strings which may in turn carry further subsidiary or tertiary strings, arranged like the branches of a tree. Khipu can be made of cotton or wool, cross-weaved or spun into strings. Different knots tied at various points along the strings give the khipu their distinctive appearance.

Professor Urton's study found there are, theoretically, seven points in the making of a khipu where the maker could make a simple choice between two possibilities, a seven-bit binary code. For instance, he or she could choose between weaving a string made of cotton or of wool, or they could weave in a "spin" or "ply" direction, or hang the pendant from the front of the primary string or from the back. In a strict seven-bit code this would give 128 permutations (two to the power of seven) but Professor Urton said because there were 24 possible colours that could be used in khipu construction, the actual permutations are 1,536 (or two to the power of six, multiplied by 24).

This could mean the code used by the makers allowed them to convey some 1,536 separate units of information, comparable to the estimated 1,000 to 1,500 Sumerian cuneiform signs, and double the number of signs in the hieroglyphs of the ancient Egyptians and the Maya of Central America.

If Professor Urton is right, it means the Inca not only invented a form of binary code more than 500 years before the invention of the computer, but they used it as part of the only three-dimensional written language. "They could have used it to represent a lot of information," he says. "Each element could have been a name, an identity or an activity as part of telling a story or a myth. It had considerable flexibility. I think a skilled khipu-keeper would have recognised the language. They would have looked and felt and used their store of knowledge in much the way we do when reading words."

There is also some anecdotal evidence that khipu were more than mere knots on a string used for storing calculations. The Spanish recorded capturing one Inca native trying to conceal a khipu which, he said, recorded everything done in his homeland "both the good and the evil". Unfortunately, in this as in many other encounters, the Spanish burnt the khipu and punished the native for having it, a typical response that did not engender an understanding of how the Inca used their khipu.

But Professor Urton said he had discovered a collection of 32 khipu in a burial site in northern Peru with Incan mummies dating from the time of the Spanish conquest. He hopes to find a khipu that can be matched in some way with a document written in Spanish, a khipu translation. He is working with documents from the same period, indicating that the Spanish worked closely with at least one khipu-keeper. "We have for the first time a set of khipu from a well-preserved and dated archaeological site, and documents that were being drawn up at the same time."

Without a "khipu Rosetta" it will be hard to convince the sceptics who insist that, at most, the knotted strings may be complicated mnemonic devices to help oral storytellers to remember their lines. If they are simple memory machines, khipu would not constitute a form of written language because they would have been understood only by their makers, or someone trained to recall the same story.

Professor Urton has little sympathy with this idea. "It is just not logical that they were making them for memory purposes," he said. "Tying a knot is simply a cue; it should have no information content in itself other than being a reminder." Khipu had layers of complexity that would be unnecessary if they were straightforward mnemonic devices, he said.

Translating the secrets of the ages

SUMERIAN CUNEIFORM

The world's first written language was created more than 5,000 years ago, based on pictograms, or simplified drawings representing actual objects or activities. The earliest cuneiform pictograms were etched into wet clay in vertical columns and, later, more symbolic signs were arranged in horizontal lines, much like modern writing. Cuneiform was adapted by several civilisations, such as the Akkadians, Babylonians and Assyrians, to write their own languages, and used for 3,000 years. Many of the clay tablets, and the occasional reed stylus used to etch cuneiform on them, have survived. Knowledge of cuneiform was lost until 1835 when a British Army officer, Henry Rawlinson, found inscriptions on a cliff at Behistun in Persia. They were identical texts written in three languages - Old Persian, Babylonian and Elamite - which allowed Rawlinson to make the first translation for many hundreds of years.

EGYPTIAN HIEROGLYPHICS

The original hieroglyphs, dating from about 5,000 years ago, were etched on stone and were elaborate and time-consuming to make, which meant they were reserved for buildings and royal tombs. A simplified version, called hieratic, was eventually developed for everyday bureaucracy, written on papyrus paper.

Later still, hieratic was replaced by demotic writing, the everyday language of Egypt, which appeared on the Rosetta stone with Greek and hieroglyphic script, allowing scholars to translate the original Egyptian writing.

MAYAN HIEROGLYPHICS

The Maya used about 800 individual signs or glyphs, paired in columns that read from left to right and top to bottom. The glyphs could be combined to form any word or concept in the Mayan language and inscriptions were carved in stone and wood on monuments or painted on paper, walls or pottery. Some glyphs were also painted as codices made of deer hide or bleached fig-tree paper covered by a thin layer of plaster and folded like an accordion. The complete deciphering of the Mayan writing is only 85 per cent complete, although it has been made easier with the help of computers.

Only highly trained Mayan scribes used and understood the glyphs, and they jealously guarded their knowledge in the belief that only they should act as intermediates between the gods and the common people.

============================

String, and Knot, Theory of Inca Writing

By JOHN NOBLE WILFORD

Of all the major Bronze Age civilizations, only the Inca of South America appeared to lack a written language, an exception embarrassing to anthropologists who habitually include writing as a defining attribute of a vibrant, complex culture deserving to be ranked a civilization.

The Inca left ample evidence of the other attributes: monumental architecture, technology, urbanization and political and social structures to mobilize people and resources. Mesopotamia, Egypt, China and the Maya of Mexico and Central America had all these and writing too.

The only possible Incan example of encoding and recording information could have been cryptic knotted strings known as khipu.

The knots are unlike anything sailors or Eagle Scouts tie. In the conventional view of scholars, most khipu (or quipu, in the Hispanic spelling) were arranged as knotted strings hanging from horizontal cords in such a way as to represent numbers for bookkeeping and census purposes. The khipu were presumably textile abacuses, hardly written documents.

But a more searching analysis of some 450 of the 600 surviving khipu has called into question this interpretation. Although they were probably mainly accounting tools, a growing number of researchers now think that some khipu were nonnumerical and may have been an early form of writing.

A reading of the knotted string devices, if deciphered, could perhaps reveal narratives of the Inca Empire, the most extensive in America in its glory days before the Spanish conquest in 1532.

If khipu is indeed the medium of a writing system, Dr. Gary Urton of Harvard says, this is entirely different from any of the known ancient scripts, beginning with the cuneiform of Mesopotamia more than 5,000 years ago. The khipu did not record information in graphic signs for words, but rather a kind of three-dimensional binary code similar to the language of today's computers.

Dr. Urton, an anthropologist and a MacArthur fellow, suggests that the Inca manipulated strings and knots to convey certain meanings. By an accumulation of binary choices, khipu makers encoded and stored information in a shared system of record keeping that could be read throughout the Inca domain.

In his book "Signs of the Inka Khipu," being published next month by the University of Texas Press, Dr. Urton said he had for the first time identified the constituent khipu elements. The knots appeared to be arranged in coded sequences analogous, he said, to "the process of writing binary number (1/0) coded programs for computers."

When someone types e-mail messages, they exist inside the computer in the form of eight-digit sequences of 1's and 0's. The binary coded message is sent to another computer, which translates it back into the more familiar script typed by the sender. The Inca information, Dr. Urton said, appeared to be coded in seven-bit sequences.

Each sequence could have been a name, an identity or an activity. With the possible variations afforded by string colors and weaves, Dr. Urton estimated, the khipu makers could have had at their command more than 1,500 separate units of information. By comparison, the Sumerians worked with fewer than 1,500 cuneiform signs, and Egyptian hieroglyphs numbered under 800.

Dr. Urton concedes that his interpretation of a khipu writing system may be hard to prove. No narrative khipu has been deciphered. Spanish conquerors, who suspected the knotted strings might contain accounts of Inca history and religion, destroyed those they came across as idolatrous objects. The few existing descriptions of the khipu by explorers and missionaries lack enough detail for an understanding of the way the Inca made and "read" them.

Other Inca scholars generally agree that the khipu may have served as more than accounting devices or memory aids, and may have been a medium for recording historical information. But they reserved judgment on Dr. Urton's binary code hypothesis.

"Most serious scholars of khipu today believe that they were more than mnemonic devices, and probably much more," said Dr. Galen Brokaw, a specialist in ancient Andean texts at the State University of New York at Buffalo. He was quoted in an article about the khipu in the June 13 issue of the journal Science.

Dr. Patricia J. Lyon of the Institute of Andean Studies in Berkeley, Calif., was unmoved from her position that the khipu were mnemonic devices, personalized visual and tactile cues for the recall of the information retained in the memory of the maker. If that was the case, the khipu would not be a form of writing because they would have been understood only by their makers, or someone familiar with the same memorized accounts or narrative.

"People feel this great need to pump up the Inca by indicating that the khipu were writing," Dr. Lyon said.

Dr. Urton said in an interview that others would soon be able to test his theory and possibly find other patterns and clues in the khipu he studied. A detailed khipu database, financed by the National Science Foundation and prepared with the help of Dr. Carrie Brezine, a Harvard mathematician and weaver, is expected to be ready this fall and will eventually be available online.

Experts in the culture of early Peru think it understandable that textiles would have been the chosen medium for writing. The Sumerians and Babylonians wrote on clay, the Egyptians on stone and papyrus. The Inca may have used cloth, though, to store and communicate knowledge because to them cloth was a widely used marker of status, wealth and political authority.

Dr. Heather Lechtman, an archaeologist at the Massachusetts Institute of Technology who specializes in early Andean technology, said that "fibers were the heart of Andean technologies of all kinds, even long before the Inca, and so it doesn't surprise me that people would have thought of using khipu perhaps for some sort of writing system."

Early Spanish colonists gave conflicting accounts of the practice. A drawing of a khipu maker in an Inca storehouse seemed to reflect the view that the knotted strings involved record keeping. A Jesuit chronicler said the khipu were like ledgers or notebooks that overseers and accountants used "to remember what had been received and consumed."

Another account tells of Spanish travelers who came upon an old Indian man who tried to hide the khipu he was carrying. Under questioning, the Indian claimed the khipu recorded the activities of the conquerors, "both the good and the evil." The Spanish burned the khipu and punished the Indian.

Not until the 1920's did scholars seem to reach a consensus on what the khipu were. From studies of a collection of knotted strings at the American Museum of Natural History in New York City, L. Leland Locke, a science historian, concluded that they did not represent a conventional scheme of writing but signs recording columns of numbers. Khipu makers must have been bookkeeping bureaucrats.

This remained the prevailing opinion until the last two decades. Husband and wife researchers, Dr. Robert Ascher, a retired Cornell archaeologist, and Dr. Marcia Ascher, a mathematician at Ithaca College, reopened debate by pointing out that khipu seemed to use numbers as both numbers and labels. They estimated that about 20 percent of existing khipu were "clearly nonnumerical" and could have been examples of an early form of writing.

Dr. Urton has carried the idea further. A creator of khipu, he posits, made a series of choices involving the type and color of string and each knot. Each choice contributed to creating a binary signature. A certain string configuration could represent signs that stood for a value, object or event, much as graphic signs do in familiar forms of writing.

Emboldened by this insight, Dr. Urton said in his book that the Inca "may well have been recording full subject-object-verb notations in the khipu."

Dr. Urton based his research primarily on khipu specimens at museums in the United States, Germany and Peru. A discovery in 1997 in northern Peru, at a burial site of the Chachapoya culture, yielded 32 khipu with exceptionally elaborate and varied types of string patterns. Strands hanging from the horizontal cord had their own secondary and tertiary pendants.

These complex pendant attachments, he wrote, "must have been an important mode of binary coding in the khipu."

A close examination of Dr. Urton's new database of khipu elements by other scholars, including linguists and pattern-recognition experts, may win wider support for the writing hypothesis.

"It's much too early to say anything about how this will all come out," said Dr. Lechtman of M.I.T.

More definitive would be the discovery of an Inca "Rosetta stone." It was such a trilingual inscription that finally enabled scholars to decipher Egyptian hieroglyphics.

A colonial governor had khipu makers "read" some strings and scribes record the accounts in Spanish. This could have been a start toward decipherment, if only the khipu had been preserved.

A prospective Rosetta stone was announced in 1996 by an Italian amateur historian, who claimed to have found a translation into Spanish of a song encoded in a khipu. But other researchers have not been allowed to examine the material, and Dr. Urton said that many questions had been raised about its authenticity.

Dr. Urton holds out more hope of making a breakthrough discovery in the Chachapoya material. Most of the khipu there appear to be from the early colonial period. For that reason their encoded messages are more likely to have been transcribed in Spanish documents as the sought-after Rosetta stone of Inca writing. If, that is, the Inca wrote with strings and knots.

============================

Chữ viết của người Inca ẩn giấu trong các nút thắt

Hơn 500 năm trước khi máy tính ra đời, những người Inca sống trên dăy núi Andes (Peru) đă phát minh ra một mă nhị phân 7 bit để lưu trữ thông tin, và thể hiện chúng bằng những chiếc khipu thắt nút. Phát hiện này thách thức quan niệm lâu nay, rằng Inca là nền văn minh đồ đồng lớn duy nhất không có ngôn ngữ chữ viết.

Khipu, trong tiếng Quechua (ngôn ngữ chính thức của đế chế Inca) nghĩa là “nút”. Vật trang trí này gồm một sợi dây chính, từ đó toả ra nhiều dây đối xứng nhau (có thể gắn theo các dây cấp hai hoặc cấp ba), trên có nhiều nút thắt hoặc các mấu. Năm 1923, nhà khoa học lịch sử Leland Locke đă chứng tỏ rằng khipu không chỉ là vật trang trí b́nh thường, mà là một loại bàn tính bằng sợi, trong đó các mấu có chức năng lưu trữ kết quả phép tính, giống như các hạt gỗ trên bàn tính của người Trung Hoa. Tuy nhiên, quy luật của Locke chỉ giải được một phần nhỏ trong số 600 khipu t́m thấy trên vùng đất này.

Do không ai giải mă được các nút đó, nhiều học giả lập luận khipu thực chất chỉ là những đồ tự tạo ngẫu nhiên của ai đó trong cộng đồng Inca. Một số người thậm chí c̣n xem chúng như những “vật ghi nhớ”, với mục đích kể lại các câu chuyện cổ hoặc nhắc chủ nhân của nó phải làm việc ǵ đó.

Tuy nhiên mới đây, Gary Urton, giáo sư chuyên nghiên cứu thời kỳ tiền Columbus tại Đại học Harvard (Mỹ) lại đưa ra một phỏng đoán có tính cách mạng trong cuốn “Signs of the Inka Khipu”. Ông cho rằng những mô h́nh thắt nút này không chỉ tuân theo một tiêu chuẩn thống nhất, mà c̣n thể hiện cho một hệ chữ viết tŕnh độ cao, tương đương với chữ viết được phát triển bởi người Sumer (ở Lưỡng Hà), người Ai Cập, người Maya (Trung Mỹ) và người Trung Quốc. Tuy không một loại nào trong các hệ chữ viết trên linh hoạt được như hệ chữ alphabet (hệ chữ có thể biểu diễn vô hạn các âm tiết), nhưng ở thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại, chúng đều là những bước tiến vượt bậc trong khả năng của con người, nhằm ghi lại thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn so với cách thể hiện nguyên thuỷ bằng tranh.

Phân tích 32 chiếc khipu được t́m thấy năm 1997 (cùng với 225 xác ướp trong một hang đá ở miền bắc Peru), Urton và cộng sự khám phá ra rằng, bất kỳ một người nào được huấn luyện đều có thể dịch được mă của khipu. Trên 3 chiếc trong số đó, họ đă nhận thấy có những tŕnh tự tương hợp có thể dùng truyền tải các dữ liệu số.

“Chúng tôi đă có bằng chứng đầu tiên về một hệ thống kiểm soát và đối chiếu. Nó là dấu hiệu rơ ràng cho thấy, những người Inca không hề lưu trữ thông tin theo cách chỉ có một bản duy nhất và chỉ có một ḿnh người lập mới hiểu được nó”, Urton nói.

Ông cũng cho rằng mă nhị phân khipu có thể lưu giữ ít nhất 1.536 dữ liệu thông tin (so với dạng chữ nêm nguyên thuỷ của người Sumer chỉ có 1.300-1.500 kư tự, hay 600-800 kư tự tượng h́nh của người Ai Cập và Maya). Con số này là kết quả của phép tổ hợp từ 7 cách chọn lựa (như chất liệu, hướng quay, hướng thắt nút, màu sắc…) trong quá tŕnh chế tạo khipu. Chẳng hạn, mỗi khipu chỉ có thể được làm từ bông hoặc len. Người dệt nó sẽ phải chọn một trong hai loại vật liệu này khi tạo ra chuỗi thắt nút của ḿnh. Họ cũng sẽ phải quyết định hướng thắt hút thuận hay ngược chiều kim đồng hồ, và chọn một trong số 24 màu có thể dùng để dệt sợi... Tổng cộng những phép hoán đổi đó cho ra 1.536 cách “viết” một kư tự khipu.

Nếu phát hiện của Urton là đúng, th́ người Inca không chỉ đă lựa chọn bộ mă nhị phân - nền tảng toán học cho hoạt động của máy tính - ít nhất 5 thế kỷ trước khi con người thực sự phát minh ra computer, mà c̣n để lại cho thế giới một ngôn ngữ “chữ viết” ba chiều duy nhất được biết tới nay (các ngôn ngữ hiện tại đều được thể hiện trên một bề mặt phẳng, như giấy, tường…).

So với những nền văn minh Hy Lạp hoặc La Mă cổ, Inca chỉ là tâm điểm của một số rất nhỏ các nghiên cứu, do vậy, c̣n nhiều bí ẩn xung quanh tộc người này chưa được khám phá. Việc tiếp tục giải mă khipu có thể phần nào làm sáng tỏ nhiều câu hỏi về nền văn minh đó, như bằng cách nào họ có thể xây dựng các bức tường với độ khớp hoàn hảo mà không hề dùng đến vật liệu gắn kết, hoặc họ đă dùng ǵ để xây dựng nên "thành phố mất tích" Machu Picchu.

B.H. (Theo Discovery)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/07/3B9C94F0/
Quay trở về đầu Xem linhnam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhnam
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 38: Đă gửi: 02 November 2004 lúc 4:08am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Lĩnh Nam thân mến.
Hấp dẫn quá! Cảm ơn bạn Lĩnh Nam rất nhiều.Theo tôi biết có 3 cuốn sách nói về "lối thắt dây thời thượng cổ" là:
Đạo Đức kinh; Kinh Dịch và Việt sử lược.
Như vậy; vấn đề cần t́m hiểu là:
Có một sự liên hệ nào giữa lối thất dây thời thượng cổ từ hàng 6000 ngàn năm trước mà Đạo Đức Kinh và Kinh Dịch nói tới; với cách "dạy dân theo lối thắt nút" mà Việt sử lược nói tới (Cách và sau gần 4000 năm - theo Việt sử lược?) hay không? Và - Có một sự liên hệ và lưu truyền nào với lối thắt dây của nền văn minh Inca sau đó gần 2000 năm nữa ở một không gian văn hoá lịch sử khác không?
Có thể giải thích là chúng có xuất phát cùng một cội nguồn văn hoá là nền văn ḿnh trước Đại Hồng thuỷ hay không? Nếu thắt nút là một dạng chữ viết th́ nguyên nhân nào để có sự thay thế bằng chữ Hán hiện nay (Nếu thắt nút xuất xứ từ văn minh Hán) hoặc chữ Khoa Đẩu là một dạng có h́nh thức gần gíông nhau từ Trung Đông (Chữ Ả Rập)cho đến Thái/Lào...?
Tôi cho rằng c̣n nhiều sự hấp dẫn ở đằng sau những phương pháp thắt dây này.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 9 of 38: Đă gửi: 03 November 2004 lúc 8:12am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa ông Thiensu,

Nếu ông đi sâu nghiên cứu kiểu thắt nút này sẽ hay lắm. Nghe nói người da đỏ châu Mỹ chính là hậu duệ của đoàn người di dân Tiền Đông Nam Á, họ vượt eo Bering cách đây khoảng 15 ngàn năm, khi eo đó c̣n chưa ch́m xuống biển và khí hậu không quá lạnh như ngày nay.

Nói thêm về thắt nút, ngành hàng hải hiện nay gọi tốc độ tàu biển là knot, nghĩa là nút. Có thể ngành hàng hải do chính người Tiền Đông Nam Á khai sinh, v́ từ rất xa xưa họ đă biết đo tốc độ tàu bè bằng cách thả 1 đoạn dây thắt nút xuống biển, rồi tính thời gian hai đỉnh sóng lướt qua hai cái nút, từ đó suy ra tốc độ tương đối của tàu.

Kính ông,
TB: Thưa ông, tôi có thể nhờ ông xem lướt qua tử vi của ḿnh được không?
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 10 of 38: Đă gửi: 03 November 2004 lúc 10:11am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Nha Quỳnh thân mến!
Thực ra tôi cũng ko giỏi về xem Tử Vi lắm; mặc dù tôi tiếp xúc với Tử Vi cách đây gần 40 năm. Nhưng cuộc đời ko cho phép tôi có thời gian t́m hiểu nhiều. Tôi chỉ hiều được những nguyên tắc chung và căn bản mà thôi. Mục đích của tôi là: T́m hiểu xem tại sao nó lại như vậy. Tôi nghĩ: Nếu bạn cần coi; cứ việc đưa ngày tháng năm và giờ sinh của bạn lên diễn đàn; sẽ có nhiều người giúp bạn và trong đó nhất định sẽ có sự tham gia của tôi.
Tôi rất cảm ơn bạn cho những tư liệu quí mà hoàn cảnh của tôi ko phải lúc nào cũng có thể sưu tầm được.
Chân thành chúc bạn và gia đ́nh vạn sự an lạc.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 11 of 38: Đă gửi: 08 November 2004 lúc 8:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Tôi vừa nghĩ ra những liên hệ dân tộc, ít nhiều có liên quan đến người Việt Nam xin chép tạm vào đây để mọi người tham khảo:

1. Nguồn gốc An Dương Vương, Chiêm Thành, Khơ Me

Lịch sử Việt Nam tồn nghi câu hỏi “Có phải An Dương Vương là con cháu vua Thục hay không?”. Theo tôi đúng như vậy. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của B́nh Nguyên Lộc, cộng với đánh giá khám phá khảo cổ tại di chỉ Tam Tinh Đôi, cách Thành Đô 40km, Tứ Xuyên, Trung Quốc, tôi xin gợi ư để các nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp thử vào cuộc:

Nước Thục trước khi bị Tần chiếm từng có nền văn minh đô thị rực rỡ, cỡ từ 3000TCN trở lại. Nền văn minh này có lẽ là con đẻ của văn minh Thần Nông (Trường Giang) và văn minh Ấn Độ. Thục mất nước, vua Thục lưu vong về phía đông, nhen nhóm nhà nước Tây Âu Lạc. Khi bị Triệu Đà tiêu diệt, một nhóm chạy đến đồng bằng sông Hồng, một nhóm lên thuyền xuôi xuống miền trung Việt Nam ngày nay, họ chính là những con người dựng nên đế chế Chiêm Thành.

Một nhóm Thục nữa chạy về phương nam thành người Khương, rồi lần hồi lưu vong đến nước Campuchia hôm nay, họ dựng nên đế chế Khơ Me kiêu hùng.

Người Thục cổ đại và người Khơ Me, Chiêm Thành giống nhau ở chỗ họ là những người đầu tiên của nhân loại biết dùng gạch không nung (như gạch tháp Chàm) để xây dựng thành quách, nhà cửa, đền thờ.

Nếu đến tận bảo tàng Tam Tinh Đôi nghiên cứu kỹ, chắc chắn câu trả lời về nguôn gốc văn minh lục địa Đông Nam Á sẽ sáng tỏ.

Vậy văn minh Trung Quốc hôm nay là con đẻ của 3 nền văn minh: Thần Nông, Thục (có ảnh hưởng lớn của Ấn Độ) và Hoa Hạ .

Ai quan tâm đến di chỉ Tam Tinh Đôi có thể đọc nhiều tài liệu ở đây:
http://www.china.org.cn/e-sanxingdui/index.htm

2. Nguồn gốc dân tộc Triều Châu

Người Triều Châu, như cách gọi hàng ngàn năm nay ở khu vực đông bắc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, vốn là dân gốc nước Triệu thời chiến quốc.

Tần Thủy Hoàng được sinh ra tại Hàm Đan, là con của một nữ nhân Triệu Quốc, tên là Triệu Cơ. Ông và mẹ từng bị người Triệu truy đuổi sau khi cha ông là con tin Dị Nhân bỏ trốn cùng Lă Bất Vi.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính xong nước Triệu, dân Triệu phản đối quyết liệt khi bị cưỡng bức đi xây Trường Thành, họ lại dè bỉu nguồn gốc vua Tần và bịa chuyện vua Tần thực ra là con của Lă Bất Vi. Sẵn ác cảm cũ, Tần Thủy Hoàng ra lệnh đàn áp giết hại dân Triệu rất dữ.

Năm 214 TCN, Đồ Thư được lệnh mộ binh và dân ô hợp nam tiến, rất nhiều người Triệu đă bị đày ải theo đoàn quân xâm lăng Bách Việt. Sau khi Đồ Thư bị giết, Triệu Đà (cũng là người nước Triệu) cát cứ Phiên Ngung lập nước Nam Việt, một nhóm lớn người Triệu đi đến một vùng hoang vu thuộc Mân Việt và quần tụ sinh sống ở đấy cho đến ngày nay. Có thể người Triều Châu đă lai với người Mân Việt rất nhiều, nhưng xếp họ vào nhóm Mân là không đúng.

Là cư dân hạn canh, người Triều Châu như cách họ tự gọi ḿnh sau này, mau chóng chuyển đổi qua trồng lúa thủy canh nơi đất mới, thổ nhưỡng mới. Các nông gia Triều Châu giữ măi truyền thống xa xưa từ lưu vực Hoàng Hà: khi làm đồng họ luôn đeo bên thắt lưng một bầu nước gạn từ nồi cơm đang sôi (chiếc bầu này giống y hệt bầu rượu có rănh thắt ở cổ). Họ dùng nó để giải khát, tinh bột hoà trong đó c̣n giúp họ chống lại hiện tượng hạ đường huyết khi lao động mệt nhọc.

Đến thời Đường, người Phúc Kiến nhiều lần lấn át dân Triều Châu, cướp đất của người Triều Châu đă khai phá. Do đó phong tục Triều Châu từ đó cấm tất cả các cuộc hôn nhân Triều Châu – Phúc Kiến.

Trương Thái Du
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 12 of 38: Đă gửi: 08 November 2004 lúc 9:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến:
Luận điểm cho rằng Thục Phán là con vua nước Ba Thục đă được ông Đào Duy Anh chứng minh và đă bị t/g Nguyễn Vũ Tuấn Anh phản bác trong cuốn:"Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp". Tủ sách Tuvilyso.com.
Các luận điểm cho rằng:
* Người Triều Châu vốn là dân nước Triệu.
* Triệu Đà cũng là người nước Triệu th́ có thể.
Nhưng với sự hiểu biết và kinh nghiệm của tôi th́ đây sẽ là tiền đề dẫn đến những luận điểm sai lầm và Không thể chứng minh về mặt học thuật.
Những lập luận sai lầm này (Chắc chắn ko phải của bạn) chỉ góp phần vàp việc phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc Việt.
Nếu bạn không tin điều này; bạn hăy trích đưa lên đây những luận cứ của họ. Tôi sẽ chứng minh rằng những luận điểm này sai. Bạn đừng ngạc nhiên khi tôi chưa hề biết những luận cứ của những luận điểm trên mà đă khẳng định sự sai lầm của nó.Bởi v́; đây là một nguyên tắc rất khoa học:
Một chân lư đă được khẳng định th́ tất cả những luận điểm đi ngược với nó phải được chứng minh là sai.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 08 November 2004 lúc 9:17pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 13 of 38: Đă gửi: 08 November 2004 lúc 10:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa ông Thiensu,

Bây giờ chứng minh An Dương Vương có phải người Thục không th́ quá dễ. Chỉ cần so gạch cổ của nước Thục cổ đại ở Tam Tinh Đôi với gạch ở Cổ Loa, Chiêm Thành. Kiểu xây thành ở Tam Tinh Đôi và Cổ Loa cũng rất dễ đi đến kết luận .

Nhiều người không tin ADV không phải người Thục, cũng có nhiều người tin thế như Tư Mă Thiên, B́nh Nguyên Lộc...

Chân thành cảm ơn góp ư của ông,
Kính
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 14 of 38: Đă gửi: 08 November 2004 lúc 10:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quynh thân mến.
Tôi mới đưa bài:Cuối Thời Hùng Vương trong đó có sự phản bác lập luận sai lầm cho rằng: Thục Phán là con vua nước Thục của giáo sư Đào Duy Anh. Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 15 of 38: Đă gửi: 08 November 2004 lúc 11:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh viết:
Bây giờ chứng minh An Dương Vương có phải người Thục không th́ quá dễ. Chỉ cần so gạch cổ của nước Thục cổ đại ở Tam Tinh Đôi với gạch ở Cổ Loa, Chiêm Thành. Kiểu xây thành ở Tam Tinh Đôi và Cổ Loa cũng rất dễ đi đến kết luận .
Tôi giả thiết cho rằng: Gạch của nước Thục cổ; gạch ở cổ Loa và Chiêm thành giống hệt nhau. Thậm chí giống đến từng chi tiết th́ điều đó cũng chưa thể kết luận là Thục Phán là người Ba Thục được. Điều này chỉ có thể suy diễn là có một sự giao lưu giữa các khu vục Địa lư trên. Nhưng đấy chỉ là giả thuyết; c̣n nó có thực giống hay ko th́ chưa biết.
Bây giờ người Đài Loan hiện đang ăn trầu; người Nhật Bản sống cách đây hành ngàn năm ; những tư liệu lịch sử cho biết họ cũng đă từng ăn trầu và nhuộm răng đen.Người Việt ăn trầu cũng rất phổ biến cách đây chỉ khoảng 50 năm. Điều này các nhà nghiên cứu nghĩ ǵ?
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn và quí vị.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 16 of 38: Đă gửi: 10 November 2004 lúc 5:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quynh thân mến!
Hôm nay tôi có dịp xem kỹ bài viết của bạn. Nhận thấy có một số điểm cần phải bàn lại để làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc Việt. Nhưng trong người chưa thật khoẻ; hy vọng sẽ trao đổi với bạn trên tinh thần học thuật trong thời gian ngắn nhất.
Chúc an lạc.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
secoganghon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 212
Msg 17 of 38: Đă gửi: 12 November 2004 lúc 4:24am | Đă lưu IP Trích dẫn secoganghon

Thật là vinh dự cho cháu quá, cháu cũng là một người yêu thích lịch sử nước nhà, các bài viết của 2 bác thiensu và nhaquỳnh quả là tài liệu bổ ích cho cháu!
Kính hai bác!

__________________
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
Quay trở về đầu Xem secoganghon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi secoganghon
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 18 of 38: Đă gửi: 12 November 2004 lúc 9:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Ban Nha Quỳnh thân mến!
Hôm nay tôi mới có dịp xem kỹ bài viết của bạn về đề tài:
Việt Nam thời bán sử và những thông điệp nhân văn

Trong bài viết này của bạn rất dài và có nhiều vấn đề được đặt ra. Nhưng ở đây; tôi chỉ xin lạm bàn về những luận điểm liên quan đến cổ sử Việt. Tạm thời tôi không có sự phản bác; mà chỉ đặt câu hỏi cho những luận điểm của bạn.

@ Bạn viết trong phần:

2. Sự h́nh thành và phân ră văn minh Thần Nông

Thời điểm dừng lại bên ḍng Trường Giang, đoàn di dân Tiền Đông Nam Á đă tạo nên một không gian văn hóa và chủng tộc gần gũi khá rộng lớn: phía nam là đồng bằng sông Cả, sông Mă (Việt Nam hôm nay), phía tây cận cao nguyên Tây Tạng, phía đông giáp biển Thái B́nh Dương. Tôi tạm gọi đây là văn minh Thần Nông.

Thổ nhưỡng và khí hậu tổng thể của khu vực quy định một số đặc điểm của nền văn minh này: sinh sống bằng nghề nông mà chủ yếu là trồng lúa nước, thuần hóa trâu ḅ làm sức kéo; nghiên cứu thiên văn lịch pháp phục vụ mùa màng, làm thủy lợi; dùng cây cỏ chữa bệnh và khai sinh Đông Y; sử dụng thành thạo ghe thuyền, đánh cá, khai thác thủy sản; họ ăn trầu, nhuộm răng, xăm ḿnh, cắt tóc ngắn, cài nút áo bên trái.

Văn minh Thần Nông phát triển đều đặn, có nhiều thành tựu nhưng lưu cữu hai khuyết điểm rất lớn: không tạo ra được chữ viết (hay ít ra là thứ kư tự phổ thông, tiện dụng); do đời sống tự cung tự cấp gắn chặt với lao động trên ruộng lúa nước nên bảo thủ, dẫn đến mất cơ hội đột phá chấm dứt chế độ mẫu hệ. Hệ quả là nền văn minh Thần Nông tồn tại rất lâu ở dạng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc, chậm vươn đến h́nh thức nhà nước sơ khai.


# Theo tôi hiểu th́ bạn thừa nhận nền văn minh Thần Nông là một nền văn minh nông nghiệp và có một đời sống văn hoá:
..sinh sống bằng nghề nông mà chủ yếu là trồng lúa nước, thuần hóa trâu ḅ làm sức kéo; nghiên cứu thiên văn lịch pháp phục vụ mùa màng, làm thủy lợi; dùng cây cỏ chữa bệnh và khai sinh Đông Y; sử dụng thành thạo ghe thuyền, đánh cá, khai thác thủy sản; họ ăn trầu, nhuộm răng, xăm ḿnh, cắt tóc ngắn, cài nút áo bên trái.
Vậy th́ nếu không có chữ viết làm sao; những con người ở nền văn minh này lại có thể lưu truyền và bảo tồn một tri thức văn hoá khá phong phú như vậy? Theo ông giáo sư Lê Thành Khôi th́ người Việt cổ chỉ có không quá 200 từ cho ngôn ngữ của ḿnh (tham khảo bài viết của Hoài Long); nay lại ko có cả chữ viết th́ họ lưu truyền nền văn minh của họ như thế nào? Trường hợp này; có phải bạn căn cứ vào việc không t́m thấy di vật khảo cổ thể hiện chữ viết nên cho rằng văn minh Thần Nông không có chữ viết hay không?


@Bạn viết:
Sau một thời gian phát triển tại chỗ, những con người của văn minh Thần Nông đủ sức vượt ḍng Trường Giang. Họ tiến lên phía bắc, giao tiếp với văn minh Hoa Hạ cũng đang trên đường xuôi về phương nam. Xin hiểu sự giao tiếp này bao gồm cả những tranh chấp, và không thể không có xung đột. Thần thoại Trung Quốc kể chuyện Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu (con cháu Thần Nông) nói lên điều đó.

# Qua đoạn này cho tôi xin hỏi:
1)Cuộc chiến Hoàng Đế /Suy Vưu là một truyền thuyết; có phải trong trường hợp này; bạn dùng truyền thuyết để minh chứng cho luận đề: Văn minh Thần Nông tràn lên giao tiếp với văn minh Hoa Hạ không?
# Bạn cho rằng: Văn minh Thần Nông tiến lên phía bắc và văn minh Hoa Hạ cũng đang: trên đường xuôi về phương nam. Vậy cho tôi xin hỏi:
1) Có khoảng trống của trước thời điểm giao tiếp này về mặt thời gian và không gian hay không?
2) Người Hoa Hạ trước đó ở đâu?

@ Bạn viết
Văn minh Hoa Hạ và văn minh Thần Nông tiếp xúc nhau ở khoảng giữa hai lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang, đă góp phần tạo nên một nền văn minh bắt đầu có hiến sử là văn minh Trung Nguyên Ờ Hoa Hạ (Trung Hoa). Văn minh Hoa Hạ sẵn có phần bổ khuyết khuyết điểm của văn minh Thần Nông. Nó hấp thụ tất cả tinh túy của văn minh Thần Nông để lớn mạnh vượt bậc, rồi quay ra chèn ép chính thân sinh Thần Nông của ḿnh. Song nó cũng thu nhận h́nh ảnh Thần Nông vào hệ thống huyền thoại Tam Hoàng, Ngũ Đế mô tả thời khởi thủy của ḿnh. [6> Cái tên Trung Quốc bắt đầu sinh ra từ đây. Nguyên thủy, nó mang nghĩa quốc gia ở giữa thiên hạ v́ kiến thức đương thời chỉ mới biết hai nền văn minh, hai chủng tộc lớn là Thần Nông và Hoa Hạ. Chỉ một phần đất đai của văn minh Thần Nông ḥa nhập với văn minh Hoa Hạ. Phần lớn c̣n lại v́ trải trên địa bàn quá rộng, rải rác suốt bờ Trường Giang, đặc biệt là phía nam Trường Giang, vẫn tách biệt, đây chính là vùng Bách Việt, như cách gọi của người Trung Hoa sau này.

# Như vậy; tôi xin hỏi:
Theo chính những lập luận của bạn th́ trước thời Hoàng Đế (vốn quen được coi là của Trung Hoa; cách nay 6000 năm); nền văn minh Thần Nông đă có một giá trị riêng để văn minh Hoa Hạ có thể tiếp thu. Nếu văn minh Thần nông không có chữ viết th́ người Hoa Hạ tiếp nhận nền văn minh này bằng cách nào? Khi theo ông giáo sư Lê Thành Khôi th́ người Việt chỉ có 200 từ là tối đa; vậy làm thế nào để họ truyền khẩu lại cho người Hoa Hạ nền văn minh của họ; khi họ vừa không có chữ viết; vừa nghèo nàn về ngôn ngữ? Bạn có ư kiến ǵ về luận điểm của giáo sư Lê Thành Khôi?

@Bạn viết
Thành công rực rỡ nhất của cuộc liên giao Thần Nông và Hoa Hạ biểu hiện ở nhà nước Sở đông đúc, rộng lớn, giàu có và tiến bộ, từng làm bá chủ chư hầu đe dọa vương triều Thần Chu (chỉ c̣n là h́nh thức sau khi nước Sở ra đời). Sở cũng là nước kế cuối trong lục quốc bị Tần thôn tính sau này, bằng rất nhiều binh lực và xương máu, dù Sở giáp ranh với Tần. Tuy vậy, chưa đầy 13 năm sau khi mất nước, một vị anh hùng có tiền nhân đời đời làm tướng nước Sở là Hạng Vũ, đă đứng lên lấy danh nghĩa phục Sở tiêu diệt nhà Tần, chia đất cho thiên hạ và tự xưng là Tây Sở Bá Vương. Năm 202 TCN Hạng Vũ bại vong trước Lưu Bang. Cao Tổ nhà Hán cũng là người nước Sở. Lịch sử bi hùng của nước Sở tồn tại hơn 500 năm đă vĩnh viễn khép lại.
Lịch sử nước Sở bắt đầu bằng việc Thành Vương phong tước Tử của nhà Chu cho Mị Dục Hùng, [7> ở vùng biên viễn phía nam vương quốc Chu. Dục Hùng vốn từng lập công với nhà Chu. Đến đời Hùng Thông, hậu duệ của Dục Hùng (khoảng đầu thời Đông Chu, dưới ngai Hoàn Vương năm 719 đến 697 TCN), nước Sở đă tiêu diệt và sáp nhập rất nhiều lân bang và bành trướng đến vùng Trường Giang. Dù không được Hoàn Vương chấp nhận, Hùng Thông vẫn tự xưng là Sở Vũ Vương và làm chủ các nước chư hầu ở phương đông. Hùng Thông mất, con là Hùng Si nối ngôi cùng các vương triều tiếp theo mở rộng nước Sở xa dần về hướng đông nam, vượt qua ḍng Trường Giang hùng vĩ.

3. Nhà nước sơ khai Văn Lang

Những biến cố lịch sử diễn ra trên mảnh đất Việt Nam tương đối rơ ràng từ thời Mê Linh liệt nữ trở về sau. Sách sử xưa nhất do chính người Việt viết c̣n lưu truyền đến ngày nay chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 14. Tuy nhiên có một truyền thuyết được nhắc đi nhắc lại là thủy tổ Kinh Dương Vương là cháu 4 đời của Thần Nông, Kinh Dương Vương lấy Long nữ Động Đ́nh Hồ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cưới Âu Cơ và đẻ 100 trứng, nở trăm con. Cuộc chia ly êm dịu diễn ra sau đó: Âu Cơ đem 50 người con lên rừng, Lạc Long Quân dẫn số c̣n lại xuống biển. Nước Văn Lang do Hùng Vương, người con cả theo Lạc Long Quân dựng lên, đóng đô ở Phong Châu, vùng trung du tương đối bằng phẳng thuộc đồng bằng sông Hồng.

Rơ ràng đă có một cuộc di cư nằm ẩn trong chính truyền thuyết trên. Khoảng cách giữa Động Đ́nh Hồ và Phong Châu là gần 1000 km theo đường chim bay. Sâu hơn nữa, tham khảo B́nh Nguyên Lộc, tôi nghĩ có lẽ truyền thuyết 100 trứng kia nói về cuộc chia tách đại chủng tộc Thần Nông làm hai nhánh lớn: Tây Âu và Lạc Việt. Người Tây Âu đi về vùng núi non phía tây, và ít nhiều thay đổi tập quán sinh sống truyền thống của nền văn minh Thần Nông. Người Lạc Việt tản về phương đông và lưu giữ gần đủ đặc điểm cũ. Bản thân Tây Âu và Lạc Việt vẫn tiếp tục phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ nữa. Con số 100 trứng, đáng ngạc nhiên, trùng khớp với tên Bách Việt mà người Trung Hoa đặt ra, để gọi những nhóm dân bờ nam Trường Giang. Nếu đồng ư với không gian truyện cổ tích là Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân ở Ngũ Lĩnh (rặng núi phía nam Động Đ́nh Hồ) th́ sẽ giải mă được giặc Ân trong một truyện cổ tích khác là Thánh Gióng. Thật vậy, trước khi Ân / Thương mất nước bởi dân Chu, việc họ nam tiến và đụng độ với Lạc Việt là hoàn toàn có cơ sở. Khảo cổ học đă xác định tương đối chính xác kinh đô Ân Ờ Thương nằm giữa tỉnh Hà Nam hiện đại, cách Động Đ́nh Hồ chỉ vài trăm cây số theo đường chim bay.


# Trong đoạn này; qua nhưng câu sau đây của bạn; "tôi nghĩ có lẽ truyền thuyết 100 trứng kia nói về cuộc chia tách đại chủng tộc Thần Nông làm hai nhánh lớn: Tây Âu và Lạc Việt" "Rơ ràng đă có một cuộc di cư nằm ẩn trong chính truyền thuyết trên". Tôi xin hỏi:
1) Có phải bạn coi truyền thuyết là một tiền đề dẫn tới luận đề của bạn không?


@Bạn viết
Rất có thể liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang, hạt nhân của Thần Nông và Lạc Việt, h́nh thành ở khu vực từ rặng núi Ngũ Lĩnh đến bờ nam Trường Giang mà trung tâm là Động Đ́nh Hồ, sau khi nhà nước Ân Ờ Thương ra đời (khoảng năm 1700 TCN). [8> Văn minh Trung Hoa phát triển xuống, những con người bất khuất nhất không chịu đánh mất bản sắc và lề thói để ḥa nhập với văn minh Trung Hoa đă ra đi. Kẻ ở lại cùng người mới xây dựng nên nước Sở.

# Qua đoạn này; với câu: "liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang; hạt nhân của Thần Nông và Lạc Việt"; cho tôi xin hỏi:
1) Chế độ mẫu hệ là một chế độ ở thời bán khai của nhân loại. Vậy có mâu thuẫn ǵ khi một nền văn minh Thần Nông làm nên nước Sở hùng mạnh mà vẫn c̣n ở trong chế độ mẫu hệ? Người Hoa Hạ khi tiếp xúc với văn minh Thần Nông; họ phát triển có hơn nền văn minh ở chế độ mẫu hệ không?
2) Có căn cứ nào để cho thấy: Văn Lang vốn là danh xưng của một quốc gia mà vẫn c̣n trong chế độ mẫu hệ?


@Bạn viết:
Là cư dân sinh sống bằng ruộng lúa nước, sử dụng thành thạo thuyền bè nên cuộc di cư h́nh thành hai cách lên đường chính là bộ hành và hải hành, họ chia thành nhiều nhóm thị tộc nhỏ túa về ba phương Tây Ờ Đông Ờ Nam hoặc xuôi Trường Giang ra biển. Mục đích đầu tiên của họ là t́m kiếm một vùng đồng bằng sông nước khác lập nghiệp. Những con người giỏi giang nhất luôn đi xa nhất, t́m được mảnh đất ưng ư nhất, và cuối cùng họ đă đến miền bắc Việt Nam ngày nay. Hiện thực thế kỷ 21 chứng minh điều đó, hậu duệ của đoàn người lưu vong kia lập nên Việt Nam, quốc gia duy nhất trong Bách Việt không bị Hán hóa và thâu nhập đất đai và con người vào nền văn minh Trung Hoa.

# Với đoạn này; cho tồi xin hỏi:
1)Tại sao những người này tiếp tục sống trong cộng đồng Bách Việt của họ ở nam Dương tử như chính bạn đă nói ở trên mà lại đi xa vậy?
2)Theo như lập luận của bạn; th́ cuộc di cư này bắt đầu từ đầu nhà Chu"Kẻ ở lại cùng người mới xây dựng nên nước Sở". tức là cùng lúc với việc thành lập nước Sở. Vậy trước khi thành lập nước Sở; phải chăng bạn thừa nhận một quốc gia Văn Lang có nguồn gốc bao trùm nam Dương tử; khi bạn viết ở đoạn sau:"Mang trọn bản sắc Văn Lang ra đi, những con người bất khuất, yêu chuộng ḥa b́nh và tự do vẫn gọi quê mới là Văn Lang, lănh tụ của họ xưng là Vua Hùng, danh chính ngôn thuận tiếp nối Vua Hùng của nước Văn Lang ở Động Đ́nh Hồ"?

@Bạn viết
Đất mới lúc ấy cũng có thể đă có người sinh sống, nhưng chắc chắn dân cư rất thưa thớt, đầm lầy nhiều, rừng nhiệt đới rậm rạp, mùa mưa th́ ngập lụt tràn lan. V́ lẽ đó vùng định cư trung tâm được chọn là miền trung du Phong Châu cao ráo. Mang trọn bản sắc Văn Lang ra đi, những con người bất khuất, yêu chuộng ḥa b́nh và tự do vẫn gọi quê mới là Văn Lang, lănh tụ của họ xưng là Vua Hùng, danh chính ngôn thuận tiếp nối Vua Hùng của nước Văn Lang ở Động Đ́nh Hồ. Hành tŕnh t́m kiếm Phong Châu c̣n ít nhiều đọng lại trong truyện Sơn Tinh Ờ Thủy Tinh, ở đời vua Hùng thứ 18.

# Với đoạn này; xin được hỏi:
1)Theo bạn th́ nhà nước Văn Lang ở Bắc Việt Nam gọi lănh tụ là vua Hùng và là sự tiếp nối vua Hùng từ thời Văn Lang Động Đ́nh hồ. Thế th́ nguồn gốc của người Việt được tính từ nước Văn Lang Động Đ́nh hồ hay từ Văn Lang Phong Châu?

@Bạn viết
Các di chỉ khảo cổ đă khai mở ở Việt Nam không thể bác được giả thuyết di cư này: Phùng Nguyên niên đại 3500 năm (chưa có đồ đồng), Đồng Đậu niên đại trên 3000 năm, G̣ Mun vào cỡ thế kỷ 8 TCN, Đông Sơn thế kỷ thứ 7 TCN. Đặc biệt, mọi di chỉ đều nằm trên các khu đồi cao ráo, càng củng cố dự đoán về thổ nhưỡng đă nói.

# Qua đoạn trên tôi xin được hỏi:
1)Bạn cho rằng: Phùng Nguyên niên đại 3500 năm (chưa có đồ đồng),; thực ra người ta cũng t́m thấy những xỉ đồng là cặn đồng được tạo ra trong khi nấu đồng (Chứ ko phải rỉ đồng; là đồng bị oxy hoá). Bạn có biết điều này ko? Bạn nghĩ thế nào về các hiện vật xỉ đồng này?
2) Với lâp luận của bạn về một nước Văn Lang di cư từ thời Chu về Bắc Việt Nam (1200 năm trc CN) và văn hoá Phùng nguyên có từ 3500 năm trước CN có liên hệ ǵ với nhau?

@Ban viết:
Niên đại xa nhất của trống đồng t́m được ở Việt Nam và Trung Quốc cũng rất gần nhau: khoảng TK 7 đến TK 8 TCN. [9> Địa bàn chính đào được trống đồng rất rộng lớn, nó bao gồm bắc Việt Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông. Ba nơi nhiều trống đồng nhất là Đông Sơn (Thanh Hoá, Việt Nam), Vạn Gia Bá (Vân Nam) và Khu tự trị dân tộc Trang (Quảng Tây). Đáng ngạc nhiên là kiểu trống đồng đẹp nhất cũng là kiểu xưa nhất. Giả thuyết của tôi lư giải được điều này: trên đỉnh cao của ḿnh, nhà nước Văn Lang sơ khai ở Động Đ́nh Hồ, vừa bị văn minh Trung Hoa chèn ép, vừa không vượt lên chế độ phụ hệ được, đă phân hóa thành nhiều nhóm thị tộc nhỏ trôi giạt khắp nơi. Kỹ nghệ đúc đồng tuyệt diệu của họ lan về các hướng theo đoàn di dân. Và thật đáng tiếc, từ đây nền văn minh khu biệt của từng đoàn người lưu vong lần hồi thoái trào, trống đồng ngày càng thô hơn.

# Qua đoạn trên tôi xin hỏi:
1) Chính bạn cũng thừa nhận khu vực t́m thấy trống đồng bao trùm nam sông Dương Tử cho tới tận Bắc Việt Nam. Như vậy ở vùng đất này có sự thống nhất về văn hoá. Vậy theo bạn; có một quyền lục nhà nước tồn tại ở đây để bảo đảm cho sự thống nhất về văn hoá đó không? Hay đó chỉ là những bộ lạc; thị tộc rời rạc?
2) Ảnh hưởng của nhà nước Văn Lang Động Đ́nh hồ mà bạn nói tới bao trùm đến đâu ở từ sau Động Đ́nh hồ?

@Bạn viết:
Văn Lang Phong Châu ở góc độ nào đó, là bước lùi so với Văn Lang Động Đ́nh Hồ. Con người Văn Lang mất quá nhiều thứ trên đường đến châu thổ Hồng Hà. Ràng buộc giữa các thị tộc ngày càng lỏng lẻo, dân ít, địa bàn cư trú dàn trải, lũ lụt chia cắt, dần dần thủ lĩnh tối cao mất hết quyền lực, trở thành biểu trưng tinh thần đơn thuần. H́nh ảnh vua Hùng trong thực tế cuộc sống tự động biến mất, nhưng nó măi măi lưu truyền giữa tâm thức con người Văn Lang để hoài nhớ về một thời hoàng kim bất diệt.
Ôi! Nó đă tự động biến mất mà c̣n lưu truyền đến cả ngàn năm th́ thật khó hiểu lắm thay?

Bạn Nha Quỳnh thân mến!
Mọi sự cố gắng t́m về cội nguồn đă bị khuất lấp cả ngàn năm sẽ không đơn giản. Tôi nghĩ những người có tâm thành t́m về chân lư phải rất cẩn thận với chính ḿnh; nếu không dễ bị phản tác dung.
(C̣n tiêp)
Thiên Sứ
----------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại.
Để áng phù vân đọng nét buồn




Sửa lại bởi ThienSu : 13 November 2004 lúc 5:49am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 19 of 38: Đă gửi: 12 November 2004 lúc 11:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quynh và quí vị quan tâm thân mến!
Tôi xin được tiếp tục đặ câu hỏi với những luận đề mà bạn Nha Quỳnh liên quan đến lịch sử 5000 năm của văn hiến Lạc Việt.

@ Bạn Nha Quynh viết:

4. Giải cấu truyền thuyết An Dương Vương

B́nh Nguyên Lộc đă phân tích việc sử Trung Quốc chép Thục Phán là con vua Thục là hoàn toàn chính xác. Nước Thục bị diệt, quí tộc Thục có thể đă tôn một hoàng tử làm vua mới và lưu vong xuống vùng giáp ranh Quảng Tây Ờ Quảng Đông và lập nên nước Tây Âu Lạc có chép trong Sử Kư của Tư Mă Thiên. Sau khi gồm thâu lục quốc nhất thống Trung Nguyên, năm 214 TCN Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân và dân ô hợp vượt Ngũ Lĩnh, đánh Bách Việt chiếm lấy vùng đất phía đông nam nước Tần rồi lập ra các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải. Nước Tây Âu Lạc của Thục Phán nằm trong Tượng Quận. Nước Văn Lang Phong Châu phía nam Tượng Quận, hoàn toàn không dính dáng đến cuộc chiến kia. Nhân dân Tây Âu Lạc không chịu làm nô lệ đă vào rừng kháng chiến và kết quả là đă giết được Đồ Thư.


# Qua đoạn trích dẫn trên trên và so sánh với đoạn mà chính bạn viết ở bài trên như sau:
Rơ ràng đă có một cuộc di cư nằm ẩn trong chính truyền thuyết trên. Khoảng cách giữa Động Đ́nh Hồ và Phong Châu là gần 1000 km theo đường chim bay. Sâu hơn nữa, tham khảo B́nh Nguyên Lộc, tôi nghĩ có lẽ truyền thuyết 100 trứng kia nói về cuộc chia tách đại chủng tộc Thần Nông làm hai nhánh lớn: Tây Âu và Lạc Việt. Người Tây Âu đi về vùng núi non phía tây, và ít nhiều thay đổi tập quán sinh sống truyền thống của nền văn minh Thần Nông. Người Lạc Việt tản về phương đông và lưu giữ gần đủ đặc điểm cũ. Bản thân Tây Âu và Lạc Việt vẫn tiếp tục phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ nữa.
Như vậy; tôi xin hỏi trong hai luận điểm của chính bạn th́ sự thành lập nước Tây Âu do đâu mà có:
*) Nước Thục bị diệt, quí tộc Thục có thể đă tôn một hoàng tử làm vua mới và lưu vong xuống vùng giáp ranh Quảng Tây Ờ Quảng Đông và lập nên nước Tây Âu Lạc có chép trong Sử Kư của Tư Mă Thiên
*)tôi nghĩ có lẽ truyền thuyết 100 trứng kia nói về cuộc chia tách đại chủng tộc Thần Nông làm hai nhánh lớn: Tây Âu và Lạc Việt.
Bạn có thể chon một trong hai luận điểm của bạn; hoặc chứng minh nó là một luận đề thống nhất?
# Chính sử ghi nhận: Nước Văn Lang mất vào năm 258 trước CN. Thục Phán chống Đồ Thư trước khi Văn Lang mất. Vậy căn cứ vào đâu để có Ộnăm 214 TCN Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân và dân ô hợp vượt Ngũ Lĩnh, đánh Bách Việt chiếm lấy vùng đất phía đông nam nước Tần rồi lập ra các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải.?

@Bạn viết trong tựa:

5. Thông điệp nhân văn

Bài học đoàn kết: Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đă chia rẽ, làm suy yếu nền văn minh Thần Nông. Hai nhánh Lạc Việt và Tây Âu, dù người xuống biển, kẻ lên rừng nhưng đều mất địa bàn sinh sống, phải bước vào hành tŕnh ra đi, trôi giạt. Cả ngàn năm sau họ mới t́m lại được nhau trong nhà nước Âu (Cơ) Ờ Lạc (Long Quân) sơ khai, non trẻ và yếu ớt.

# Như vậy; phải chăng bạn đă sử dụng truyền thuyết để giải mă lịch sử? Phải chăng phương pháp giải mă của bạn là hiện thực hoá truyền thuyết:
* Truyền thuyết nói chia ly : thể hiện thực tế tộc Việt chia hai nhánh Tây Âu và Lạc Việt?
* Truyền thuyết nói Mẹ Âu Cơ : thể hiện thực tế của một chế độ Mẫu hệ của nhà nước Âu Lạc? Vậy th́ phải chăng nhà nước Lạc Việt của Lạc Long Quân là nhà nước Phụ hệ?

@Bạn viếttrong tựa:

6. Từ Kinh Dịch đến chữ viết của tổ tiên người Việt Nam
Trích:

* Đến đây th́ tôi thấy cần xét lại một khuyết điểm lưu cữu lớn của văn minh Thần Nông là không có chữ viết, đă đề cặp ở mục số 2. Hai đơn tố Âm và Dương rơ ràng đă đan xen, tạo thành chuỗi. Việc nó có thể dùng làm số đếm (hệ nhị phân), chữ cái hoặc chữ viết hay không, không c̣n phụ thuộc vào khả năng biểu đạt của hai đơn tố ấy, mà phụ thuộc vào khả năng xử lư tín hiệu của con người thời đó. Tôi đă loại bỏ được chất hoang tưởng trong giả định của ḿnh.

* Giả thuyết tôi đưa ra nếu đúng sẽ dẫn đến sự xét lại: Ngôn ngữ Dịch là của văn minh Thần Nông. Dùng cơ sở Phục Hy [13> đặt ra bát quái, Khổng Tử đắp tượng Văn Vương và Chu Công cho học thuyết của ông, bằng cách khẳng định hai người này đă viết Thoán từ và Hào từ. Khả năng "Thoán từ", "Hào từ" và "Dịch truyện" đă được chính Khổng Tử biên soạn, là rất lớn. Cho đến lúc này, theo tôi, chỉ nên đặt câu hỏi Kinh Dịch là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam chăng? Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục, chưa so sánh được ngôn ngữ Dịch khởi thủy với Kinh Dịch. Lịch sử Trung Hoa vẫn tồn nghi nguồn gốc Kinh Dịch hai ngàn năm nay. Người Việt Nam hiện đại đang có niềm tin xác đáng hơn bao giờ hết để bước vào cuộc truy t́m bản quyền Kinh Dịch. Mỏ vàng nhân văn này hứa hẹn trữ lượng nguồn sống tinh thần vô biên cho con cháu Tiên Rồng.


# Vậy cho tôi xin hỏi:
Nếu Kinh Dịch đă được coi là:
Dùng cơ sở "Phục Hy [13> đặt ra bát quái", Khổng Tử đắp tượng Văn Vương và Chu Công cho học thuyết của ông, bằng cách khẳng định hai người này đă viết Thoán từ và Hào từ. Khả năng Thoán từ, Hào từ và Dịch truyện đă được chính Khổng Tử biên soạn, là rất lớn
Th́ căn cứ vào đâu để:
Người Việt Nam hiện đại đang có niềm tin xác đáng hơn bao giờ hết để bước vào cuộc truy t́m bản quyền Kinh Dịch. Mỏ vàng nhân văn này hứa hẹn trữ lượng nguồn sống tinh thần vô biên cho con cháu Tiên Rồng.

Vài lời tường sở nghi.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn và quí vị.
Thiên Sứ
(C̣n tiếp)
-----------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn



Sửa lại bởi ThienSu : 12 November 2004 lúc 11:41pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
secoganghon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 212
Msg 20 of 38: Đă gửi: 13 November 2004 lúc 2:42am | Đă lưu IP Trích dẫn secoganghon

Hai bác ơi gần đây hai bác có xem TV không, ngành khảo cổ học VN vừa t́m thấy một bộ xương hay cái sọ ǵ đấy có niên đại 5000 năm ở Quảng Ninh ( mới khoảng 3 tuần nay thôi ở , đúng vào hôm thi hoa hậu VN ấy).
Vậy chúng ta gần như đă khẳng định loài người đă xuất hiện trên đất này từ 5000 năm trước rồi!
Cháu có vài ḍng!
Kính 2 bác!

__________________
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
Quay trở về đầu Xem secoganghon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi secoganghon
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.7891 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO