Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 244 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Thưởng trà , thú chơi tao nhă của người Việt Nam đă có từ lâu! Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
secoganghon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 212
Msg 1 of 7: Đă gửi: 16 November 2004 lúc 3:44am | Đă lưu IP Trích dẫn secoganghon

Chào các bạn,để t́m hiểu thêm về phong tục uống trà của người Việt, tôi xin tổng hợp một số tài liệu về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu với các bạn!

Văn hóa ẩm thực nảy sinh đồng thời với sự xuất hiện của loài người và ngày càng phong phú theo sự phát triển của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Từ xưa đến nay, loài người đă xây dựng, tích luỹ, bồi đắp được nhiều tri thức sâu sắc, đa dạng và độc đáo chung quanh chuyện ăn uống thường ngày. Đặc biệt, nghệ thuật ẩm thực của người Á Đông đượm quan điểm chỉnh thể, lấy sự quân b́nh âm dương và hoà hợp thiên nhiên làm nền móng, trong đó nghệ thuật thưởng trà là một trong những nghệ thuật ẩm thủy hàng đầu.

Tại nước ta, tục uống trà đă có từ lâu đời. NGƯỜI VIỆT NAM BIẾT ĐẾN TRÀ SỚM HƠN NHIỀU SO VỚI CÁC NƯỚC. Dựa theo tài liệu nghiên cứu của UBKHXH công bố ,chúng ta đă t́m thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ c̣n nghi ngờ cây chè đă có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Ḥa B́nh). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Đă có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây chè thế giới.

Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Từ cách uống cầu kỳ cổ xưa đến cách uống b́nh dân, hiện đại. Thường một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn c̣n lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "trà dư, tửu hậu", "rượu ngâm nga, trà liền tay", "Bán dạ tam bôi tửu. B́nh minh nhất trản trà"...

Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhă, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đă nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một tŕnh độ rất cao. Nếu người dân vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) th́ nhiều gia đ́nh Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói... Đặc biệt trà sen là một thứ trà quư chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1000 - 1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với "độ" hương cao nhất. Trà sen loại đặc biệt GIÁ LÚC NÀO CŨNG Ở MỨC 2 - 3 CHỈ VÀNG MỘT CÂN. Ở HÀ NỘI HIỆN C̉N KHOẢNG 30 GIA Đ̀NH LÀM LOẠI TRÀ NÀY.

Ở nông thôn phần nhiều các gia đ́nh uống trà xanh. Đó là những lá chè tươi chưa chế biến, rửa sạch, hăm trong nước sôi sủi tăm cá, nước trà thơm dịu, xanh ngắt. Uống trà bằng bát sành, hút thuốc lào và nếu sang hơn, có thêm PHONG CHÈ LAM HOẶC KẸO "CU ĐƠ" XỨ NGHỆ. Ở NGHỆ AN C̉N CÓ TỤC UỐNG "CHÈ GAY", HÁI CẢ CÀNH LẪN LÁ hăm trong nước sôi. Trà được ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống.

Người Việt Nam hiện nay uống chủ yếu là trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công mà người đời thường gọi là "trà mộc","trà sao suốt" hay "trà móc câu". Gọi là "trà móc câu" v́ cánh trà sao quăn giống h́nh chiếc móc câu. Song người sành trà lại bảo phải gọi là "trà mốc cau" mới đúng v́ chè tṛn cánh, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. C̣n "trà sao suốt" là phương pháp sao trà bằng nhiệt, tách nước (giảm bớt thủy phần) bằng tay với ngọn lửa liên tục, đều đặn, không to quá, không nhỏ quá. Người ta sao trà bằng chảo gang. Những thứ trà ngon thường được gọi chung là "chè Thái". Nhưng thực ra, trà bán ở thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc: trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên, trà Lục Yên Bái, trà Suối Giàng.... Song trà dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ "đạo". " Đạo trà" Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ư. Dù ḷng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đă là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, ḷng mến khách. Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay ta khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại ḷng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đ́nh, xă hội, nhân t́nh thế thái, để cảm thấy trong trà có cả hương vị của trời đất, cỏ cây. Dâng trà và dùng trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hóa, sự thanh cao, t́nh tri âm, tri kỷ, ḷng mong muốn hoà hợp và xóa đi những đố kỵ, hận thù. Uống trà là một cách biểu thị mức độ t́nh cảm và học vấn người đối thoại.

Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập trung nhất ở tục uống trà. Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự im lặng đă ẩn chứa nhiều điều. Người ta có thể xét đoán tâm lư người đối thoại khi dùng trà. Khi đă trở thành một cái thú th́ người ta không thể quên nó, v́ trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Tuy nhiên, trà cũng rất cần sự tiết độ. Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục suốt ngày. V́ trà là một triết học về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao ḥa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lư với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con NGƯỜI. Ở VIỆT NAM LUÔN TỒN tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương.
__________________




__________________
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
Quay trở về đầu Xem secoganghon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi secoganghon
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 2 of 7: Đă gửi: 26 November 2004 lúc 4:59am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Secoganghon thân mến.
Bạn đă có một bài viết rất độc đáo và thú vị.Tôi cũng có một số tư liệu về lịch sử trà đạo từ thời Hùng Vương và tư liệu lịch sử về chữ khoa đẩu của tổ tiên người Việt. Nhưng những tư liệu này đều do các học giả cận hoặc hiện đại viết trong các sách nghiên cứu của họ. Nên tôi rất thận trọng trong việc trích dẫn những tư liệu này. Bởi v́; khi t́m hiểu những lập luận phản bác quan niệm lịch sử truyền thống của người Việt; tôi nhận thấy rằng: Chính sử là một tư liệu đáng tin cậy nhất mà họ c̣n phủ nhận th́ họ chắc săn sàng phủ nhận những tư liệu khác. Bởi vậy; tôi đă phải sử dung một phương pháp khác. Nếu bạn có một tinh thần t́m về cội cội nguồn dân tộc th́ bạn hăy rất thận trọng khi đưa một luận điểm. Thí dụ; bạn viết như sau:

Xa hơn nữa, họ c̣n nghi ngờ cây chè đă có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (văn hóa Ḥa B́nh).

Đây có thể là một nhận thức đúng về hiện tượng uống trà; nhưng sẽ là một lập luận không hoàn chỉnh. Bởi v́; một dân tộc đă biết thưởng thức trà như một sinh hoạt văn hoá th́ không thể c̣n ở thời đại đồ đá. Chỉ khi có một cuộc sống nông nghiệp phát triển và bảo đảm được sự ổn định tương đối trên b́nh diện xă hội; th́ con người trong xă hội ấy mới có điều kiện phát triển các mặt sinh hoạt khác. Tuy nhiên; đây là một thực tế có sự liên hệ về không gian: Sự tồn tại của những cây trà và dụng cụ đá ở cùng một thời điểm thời gian. Do đó; từ thực tế này có thể suy luận rằng: Văn hoá uống trà có xuất xứ từ một địa điểm không gian khác được lưu truyền ở thời đồ đá Sơn Vi. Luận điểm này có cơ sở là: Nền văn minh của người Việt trước đây hơn 2000 năm vốn ở miền nam sông Dương Tử.
Vài lời tường sở ngộ.
Chào thân mến.
Thiên Sứ
----------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
secoganghon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 212
Msg 3 of 7: Đă gửi: 26 November 2004 lúc 9:47am | Đă lưu IP Trích dẫn secoganghon

Cảm ơn bác thiensu đă co những nhận xét rất chuẩn xác và bổ ích . Đúng là sẽ phiến diện nếu như những luận điểm không đi cùng với dẫn chứng cụ thể-đă được nhiều người công nhận , nhất đó lại là vấn đề có tính chất lịch sử .
Cháu xin chân thành cảm ơn bác , cháu sẽ xửa lại bài viết cho thích hợp hơn!
Kính bác!

__________________
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
Quay trở về đầu Xem secoganghon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi secoganghon
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 4 of 7: Đă gửi: 26 November 2004 lúc 9:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Cuối cùng th́ bác Thiensu đă âm thầm công nhận giả thuyết của tôi khi nói "Nền văn minh của người Việt trước đây hơn 2000 năm vốn ở miền nam sông Dương Tử".

C̣n về thưởng trà theo bác không thể có ở thời đồ đá th́ bác sai rồi. Tôi xin trích 1 bài viết của ḿnh đă đăng trên tạp chí điện tử talawas hầu bác:

"Tại Tây An, nằm sâu 3,5m dưới di chỉ đồ đá mới Bán Pha (niên đại 6.000 đến 7.000 năm), là làng Bán Pha 2 ít người biết, cổ kính hơn nhiều (12.000 năm). Các vật tạo tác t́m được tại đó, đă mơ hồ cho thấy h́nh như xă hội của cả hai làng Bán Pha ít nhiều mang dấu tích mẫu hệ trong tổ chức xă hội. Không xa Bán Pha, ở làng Đào Tự, Tương Viên, Sơn Tây, một bức tường thành dài khoảng 130 mét, nằm theo hướng Đông – Tây cũng vừa lộ diện. Nhiều chuyên gia dự đoán nó thuộc về thời đại Nghiêu – Thuấn – Vũ trong huyền thoại.

Một chiếc b́nh thuộc Bán Pha 2, dính một ít cặn giống như cặn trà đă được đào lên. Mặt ngoài chiếc b́nh có khắc một câu chuyện bằng chữ tượng h́nh cổ đại Trung Hoa. Loại chữ này mang tính ẩn dụ cao, có nhiều dị biệt so với kiểu chạm khắc làm nên nền tảng ngôn ngữ Trung Hoa hiện đại. Tiến sĩ Jeff Schonberg (Đại học Angelo State University, San Angelo, Texas, Mỹ), cố vấn tại công trường khai quật Bán Pha 2 gọi kiểu truyện này là “văn hóa phổ quát”. Ông nghĩ nó giống như truyện Adam, Noah, Abraham và Frankenstein của các nền văn minh khác.

Câu chuyện trên chiếc b́nh được tạm giải mă như một bài học đạo đức, nói về sự cư xử không phải phép, theo ngôn ngữ hôm nay là kiêu ngạo: “Thuở ấy thế giới đảo lộn ch́m đắm trong kỷ nguyên bóng tối bởi con người cư xử tồi tệ và xúc phạm thần nước. Hậu quả là xă hội hỗn loạn và nhiều người bị bệnh. Họ t́m đến thần núi, ông này hiểu rơ sự sai lầm và nổi giận. Con người bắt buộc phải bước vào hành tŕnh t́m thuốc chữa bệnh. Trên mỏm núi rất xa nọ, họ sẽ thấy một loài cây. Họ phải đem về và chế biến thành trà để uống. Sự tha thứ và hàn gắn sẽ diễn ra, bóng tối sẽ bị xua đi”.

Thật lạ lùng là cốt truyện này vẫn được lưu giữ giữa lời truyền khẩu dân gian và kư ức của con người Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc hôm nay. Phải chăng nền giáo dục tân kỳ, văn minh khoa học và kỹ thuật số của thế giới hiện đại đang nằm trên con đường tiệm cận hành vi “kiêu ngạo”. Bài học tinh thần cổ điển dường như c̣n rất mới. Dọc dài thời gian và sự phát triển của nhân loại từ quá khứ đến tương lai, áng văn xa xưa ấy măi măi hàm mang giá trị nhân văn bất khả diệt và cần được suy tư nâng niu. Trước ngưỡng cảnh môi trường trái đất đang bị tàn phá nặng nề, xă hội loài người xáo trộn bởi những căn bệnh vô tiền khoáng hậu như ung thư, aids, chia rẽ, kỳ thị, khủng bố, giết người hàng loạt… câu chuyện kia phải được xem như lời cảnh tỉnh chân thành. Kỳ vọng lắm cho tất cả chúng ta, mỗi khi nâng chén trà lên môi thưởng thức, sẽ thấy áng văn bất hủ nọ sóng sánh giữa tâm hồn, sẽ h́nh dung ra một con thuyền nan tṛng trành dưới đáy cốc đang chở Trương Chi và giọng hát ngọt ngào của chàng đến bến bờ chân thiện."

Không những con người đă biết thưởng trà cách nay cả chục ngàn năm, ở thời đồ đá, mà họ c̣n có những giá trị nhân văn mà con người ở TK 21 c̣n lâu mới theo kịp.

Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 5 of 7: Đă gửi: 26 November 2004 lúc 10:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến!
Bạn viết:

Cuối cùng th́ bác Thiensu đă âm thầm công nhận giả thuyết của tôi khi nói "Nền văn minh của người Việt trước đây hơn 2000 năm vốn ở miền nam sông Dương Tử".

Tôi nghĩ bạn đă nhầm. Không phải là cuối cùng tôi đă âm thầm công nhận; mà là từ hàng ngàn năm trước trong truyền thống văn hoá sử của người Việt đă khẳng định điều này:

Nước Văn Lang: Bắc giáp Đông Đ́nh hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông hải.

Đây là sự khẳng định đầu tiên và rất công khai của tôi chứ không hề âm thầm. Cái khác nhau của luận điểm của tôi và bạn là:
Tôi chứng minh cho lịch sử gần 5000 năm văn hiến (Chứ không phải văn hoá)của dân tộc Việt; c̣n bạn và những người khác th́ loanh quanh từ 3200 năm cho tới 2500 năm lịch sử. Lập luận của bạn th́ đôi lúc người ta không hiểu bạn muốn nói ǵ.
Thí dụ:
Ngay trong bài viết trên của bạn; bạn nói đến những đồ khảo cổ t́m thấy ở Thiểm Tây và những bức tường thành có thể là của thời Nghiêu Thuấn?

Bạn viết:
"Tại Tây An, nằm sâu 3,5m dưới di chỉ đồ đá mới Bán Pha (niên đại 6.000 đến 7.000 năm), là làng Bán Pha 2 ít người biết, cổ kính hơn nhiều (12.000 năm). Các vật tạo tác t́m được tại đó, đă mơ hồ cho thấy h́nh như xă hội của cả hai làng Bán Pha ít nhiều mang dấu tích mẫu hệ trong tổ chức xă hội. Không xa Bán Pha, ở làng Đào Tự, Tương Viên, Sơn Tây, một bức tường thành dài khoảng 130 mét, nằm theo hướng Đông – Tây cũng vừa lộ diện. Nhiều chuyên gia dự đoán nó thuộc về thời đại Nghiêu – Thuấn – Vũ trong huyền thoại.

Điều này bạn muốn chứng minh cho vắn hoá Hán hay văn hoá Việt? Khoa học th́ không có biên giới; nhưng nó phải nhất quán và hoàn chỉnh; hợp lư chứ không thể quanh co được.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn và quí vị.
Thiên Sứ
-------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn




Sửa lại bởi ThienSu : 26 November 2004 lúc 10:29pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 6 of 7: Đă gửi: 27 November 2004 lúc 11:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa bác thiensu,

Đúng là lịch sử VN công nhận biên giới Văn Lang rộng lắm, chỉ có điều rất nhiều sử gia không hiểu từ "Giao Chỉ" mang nghĩa ǵ nên luôn cho rằng trung tâm của Văn Lang ở Phong Châu. Đó là sai lầm khủng khiếp nhất của sử học VN và của cả những sử gia TQ thời Hán trở về sau nữa.

Đây là sự xét lại của tôi với từ Giao Chỉ trong bài viết trên. Xác định được Giao Chỉ ở đâu, ở thời điểm nào sẽ biết kinh đô Văn Lang ở đâu mà thôi. Lời giải bài toán nguồn gốc dân tộc VN 3200 năm thật sự rất đơn giản.

"Tuy vậy trong hệ thống hành chính Hán, nước Âu Lạc vẫn được chia làm 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân thuộc Giao Chỉ Bộ. Trung tâm hành chính của Giao Chỉ Bộ là Nam Hải tức Phiên Ngung, kinh đô cũ của Nam Việt. Xin lưu ư Bộ Giao Chỉ và Quận Giao Chỉ là hai tên gọi khác nhau. Sử gia Việt Nam đă nhiều lần nhầm lẫn, họ suy luận tên Quận đặt cho tên Bộ th́ hiển nhiên Quận Giao Chỉ phải là trung tâm của Bộ Giao Chỉ. Giao Chỉ mang nghĩa là nơi liên giao giữa Trung Hoa và những khu vực phía nam mà họ chưa có ư niệm rơ ràng. Bộ Giao Chỉ là mảnh đất liên giao của nhà Hán với Viễn Nam, Quận Giao Chỉ lại là mảnh đất liên giao của Bộ Giao Chỉ với các miền xa khác. Theo tôi chuỗi luận để đặt tên Quận Giao Chỉ và Bộ Giao Chỉ là như vậy. Cũng cần hiểu rằng năm 111 TCN kiến thức địa lư của nhà Hán về Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và vùng phụ cận rất mơ hồ. Thời Chu c̣n có từ “Đông Giao” để chỉ vùng đất phía đông xa xôi. Do đó Giao Chỉ thời Chu chưa chắc là Giao Chỉ thời Hán. Nhiều bộ cổ sử Việt Nam dẫn sách Thượng Thư và Sử Kư ghi nhận năm Tân Măo đời Thành Vương (1063 đến 1026 TCN) có Việt Thường Thị phía nam Giao Chỉ đem bạch trĩ cống vua Chu. Xét lănh thổ nhà Chu lúc ấy, có khả năng Giao Chỉ chính là vùng trung lưu Trường Giang. Vậy Việt Thường Thị chắc hẳn thuộc liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang Động Đ́nh Hồ. An Nam Chí Lược của Lê Tắc viết: “Nhà Tần lấy Giao Chỉ làm Tượng Quận”. Hiểu theo nghĩa Giao Chỉ đă nói th́ vùng đất Quảng Tây Trung Quốc thời Tần chính là Giao Chỉ. Khi nhà Tần bành trướng xong Tượng Quận, hiểu biết ngọn ngành về Tượng Quận th́ Giao Chỉ dịch chuyển xuống đồng bằng sông Hồng, phía nam Tượng Quận."

Tôi rất tiếc là bài viết của tôi nhiều người đọc không nắm được hết. Ngay như đoạn tôi viết về nguồn gốc trà trên kia, bác thiensu đọc mà cứ nghĩ tôi quảng bá về văn hóa Hán. Bác nhận định không thể có việc uống trà thời đồ đá, tôi trích ra 1 đoạn viết về nguồn gốc thưởng trà Trung Quốc từ thời đồ đá... bác đọc không kỹ lại nhận định nhầm về tôi.
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 7 of 7: Đă gửi: 28 November 2004 lúc 3:15am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến!
Tôi có một luận điểm rất rơ ràng là:
Dân tộc Việt Nam có lịch sử gần 5000 năm văn hiến với thời điểm lập quốc là 2879 trước CN. Nước Văn Lang dưới thời Hùng Vương có biên giới: Bắc giáp Động Đ́nh hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải.

Những bài viết của tôi trên diễn đàn công khai này đều chứng minh cho điều đó một cách nhất quán; có hệ thống; chứng tỏ tính hợp lư trong các vấn đề và hiện tượng liên quan. Luận điểm của tôi nhân danh khoa học và có tiêu chí khoa học rơ ràng.
Tôi khẳng định truyền thống văn hoá sử và chính sử Đại Việt phản ánh chân lư. Bởi vậy; nhân danh điều đó th́ tất cả những ư kiến ko phải chân lư th́ phải được chứng minh là sai.
Vậy tôi xin hỏi bạn:
* Bạn có công nhân lịch sử 5000 văn hiến của dân tộc Việt được bắt đầu từ quốc gia Văn Lang với thời điểm lập quốc vào năm 2879 trước CN ko?
Nếu bạn nói ko th́ đây là lư do sự phản bác của tôi để chứng minh sự sai lầm của bạn.
Nếu bạn nói có; th́ bạn đang viết cài ǵ qua những ḍng sau đây:

Vậy Việt Thường Thị chắc hẳn thuộc liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang Động Đ́nh Hồ.

Bạn giải thích thế nào về sự khác nhau giữa khái niệm thị tộc mẫu hệ(C̣n tồn tại vào thời Chu/Hơn 1000 năm trước CN) và một quốc gia văn hiến?
Và rất nhiều vấn đề khác mà tôi đă phản biện lại những luận điểm của bạn; trong các bài viết của bạn trong mục này.
Tôi khẳng định với bạn và tất cả "số đông các nhà khoa học trong nước và quốc tế"rằng:
Luận điểm phủ nhận truyền thống lịch sử 5000 văn hiến của dân tộc Việt là những luận điểm rất ấu trĩ và ngây ngô. Tôi sẽ chứng minh điều này; nếu những luận điểm đó được giới thiệu lên đây. Và tôi đă làm điều này như một vài ví dụ; đối với những nhân vật được coi là nổi tiếng. Bởi vậy; bạn đừng buồn khi bị sự phản bác của tôi. Tôi đă chỉ ra những sai lầm của bạn trong phương pháp lập luận; cách phân tích và chứng minh cho một luận điểm. Bạn hăy b́nh tĩnh suy xét và rút kinh nghiệm; nếu quả thực bạn muốn nghiên cứu lịch sử một cách nghiêm túc với mục đích cầu t́m chân lư.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
-----------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa



Sửa lại bởi ThienSu : 28 November 2004 lúc 7:35am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.4844 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO