Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 315 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Hồn dân tộc qua những đồng tiền Việt xưa Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
bunbohue
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 22 July 2004
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5
Msg 1 of 2: Đă gửi: 11 December 2004 lúc 2:43am | Đă lưu IP Trích dẫn bunbohue


http://www.nld.com.vn/tintuc/khoa-hoc/106803.asp

************************************

Hồn dân tộc qua những đồng tiền Việt xưa


Với kỹ thuật luyện kim tinh vi, người Việt xưa, từ Phù Nam đến Đại Việt, không những đă đúc được các loại tiền cổ vào loại đẹp nhất thời đó, mà c̣n thể hiện được tinh thần dân tộc, ư chí tự quyền.


Nước Việt Nam ngày nay h́nh chữ S, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào, Campuchia, Đông và Nam giáp biển Việt Nam.

Sự phân tích bằng phương pháp vật lư mới cho những kết quả kỳ diệu về những loại tiền đồng Việt xưa, chứng minh rằng đă 20 thế kỷ trước cha ông ta đă đúc được những loại tiền không những có chất lượng cao mà c̣n thể hiện sự tự hào độc lập dân tộc.

Trên lănh thổ ấy từ hai mươi ba thế kỷ, người Việt cổ đă biết dùng tiền và đúc tiền. Điều sau này không có ǵ lạ v́ từ thuở xa xưa ông cha ta đă có một kỹ thuật luyện kim ở tŕnh độ cao, đă thực hiện những trống đồng có hoa văn tinh vi như trống đồng Ngọc Lũ trước Công nguyên hay những tượng đồng Phật Đồng dương mang áo có những lằn xếp rủ mềm mại, cuối thế kỷ thứ ba.

Những phát hiện kỳ diệu từ tiền cổ Đại Việt

Nhờ chế ngự được kỹ thuật luyện kim tinh vi, người Việt cổ không những đă đúc tiền cho dân tộc mà c̣n đúc những đồng tiền mang niên hiệu các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc. Một chứng cớ là những đồng tiền kẽm trên lănh thổ Việt Nam mang những niên hiệu Trung Quốc, từ Đường, Tống đến Minh, Thanh mà lịch sử không bao giờ nói Trung Quốc có đúc những tiền kẽm này.

Xem những đồng tiền h́nh tṛn, thường có lỗ vuông, đôi khi có lỗ tṛn, đôi khi không có lỗ, người ta hay nói là tiền làm bằng đồng. Sự thực, trong lịch sử, không mấy khi có tiền đúc bằng đồng ṛng, nguyên chất.

Sự phân tích bằng những phương pháp vật lư mới đă đưa lại những kết quả kỳ diệu: Từ hai mươi thế kỷ, ông cha ta khi làm những đồng tiền đă dùng những hợp kim từ những kim loại nguyên chất chứ không phải từ những kim loại quặng. Từ xưa cho đến đầu thế kỷ thứ mười sáu, hợp kim đúc tiền chỉ chứa ba nguyên tố: đồng, ch́, thiếc, đôi khi có sắt. Những nguyên tố khác, khi t́m thấy, tỉ lệ của chúng thường xa dưới một phần trăm.


Tiền thời Phù Nam
Thành phần hóa học của hợp kim, không phải là một sự ngẫu nhiên v́ nếu dùng đồng ṛng th́ khó đúc hoa văn tinh vi và kết quả vật đúc sẽ mềm, khó dùng. Thêm ch́ th́ dễ đúc nhưng thành vật vẫn mềm. Nghệ nhân thời cổ biết thêm thiếc vào, hợp kim trở nên cứng, thích nghi cho đồng tiền tiêu dụng.

Ở miền Nam lănh thổ Việt Nam thời Phù Nam xưa có những đồng tiền nội sinh t́m thấy ở Ốc Eo, trước và sau thế kỷ thứ sáu. Những đồng tiền này không có lỗ, thường mang hoa văn h́nh người hay h́nh thú, tương tự như những đồng tiền Yuezhi Việt Chi, một triều đại gốc Bách Việt đă định cư ở Sogdia, Bactria vùng Tây Bắc Ấn Độ, Pakistan, sau khi dân tộc Hán bành trướng ở đầu thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Tôi đă bốn lần đi thăm vùng Sogdia và đă thu lượm được một ít đồng tiền tộc Việt Yuezhi. Những đồng tiền Ốc Eo Phù Nam hay Ốc eo Khmer cũng như những đồng tiền Yuezhi, thường đúc theo xu hướng kim loại ṛng.

Sự liên hệ địa lư này khá dĩ nhiên như chúng ta đă biết, từ thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ hai có bốn gia đ́nh tộc Việt Yuezhi đă rời Sogdia theo đường biển lần đến cội nguồn và tái định cư ở Luy Lâu và đă lập nên chùa Dâu thuộc Bắc Ninh ngày nay. Cái chùa đầu tiên này có tháp vuông độc đáo của kiến trúc Việt Nam xưa. Tôi có đến chùa Dâu, ngoài cái bia bốn mặt đă được trùng tu bằng cách quét phủ một lớp xi-măng (!) che mất chữ khắc trên bia, tôi không t́m ra được những đồng tiền mong muốn.

Ư chí độc lập qua tiền cổ


Tiền thời nhà Đinh
Trong lịch sử có nói có những đồng tiền từ Lư Nam Đế, năm 544, hay Triệu Việt Vương, năm 548, nhưng hiện giờ người ta chỉ đào thấy những đồng tiền thời Đinh là cổ nhất ở miền này.

Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi khi thống nhất sơn hà, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, 970, không chỉ dùng Hán ngữ mà có dùng Việt ngữ: Cồ là to (như ta gọi con gà trống là con gà cồ).

Ư chí muốn cách biệt nước láng giềng lại c̣n trên đồng tiền, lấy tên là Thái B́nh Hưng Bảo. Trái với lệ Trung Quốc hay dùng hai chữ “Nguyên Bảo” hay “Thông Bảo”, Đinh Tiên Hoàng dùng chữ “Hưng Bảo”. Chữ hưng có nhiều ư nghĩa, nhưng ư đẹp nhất làm đượm sự tự hào tự chủ. Trên lưng tiền lại ghi thêm tên triều đại “Đinh”. Lệ này không hề thấy ở những nước láng giềng, thường hay ghi niên hiệu mà thôi.

Ư chí độc lập này c̣n kế tiếp trên lưng tiền đời Lê: Đại Hành/Thiên Phúc, 980 và đời Trần: Minh Tông/Khai Thái 1324.

Vua Lê Đại Hành, tuy không dùng chữ “Hưng Bảo” nhưng sáng tạo nên chữ “Trấn Bảo” và vua Trần dùng từ “Đại Bảo”.

Sau đó nước láng giềng Trung Quốc, thấy Việt Nam đặt chữ mới cho tiền đồng, cũng bắt chước theo và dùng chữ “Đại Bảo”, có triều lại thêm “Trọng Bảo” hay “Chi Bảo”.

Trí tưởng tượng của những nhà thiết kế các loại tiền đồng Đại Việt không ngừng ở đó. Lê Hiển Tông (1740 – 1786) đưa ra tiền Cảnh Hưng, không những mang từ “Thông Bảo”, “Đại Bảo”, mà c̣n tạo ra “Cự Bảo”, “Dụng Bảo, “Nội Bảo”, “Chính Bảo”, “Tuyền Bảo”, “Vĩnh Bảo”, “Trọng Bảo”, “Thái Bảo”, “Thuận Bảo” v.v... Trí tưởng tượng và ư chí thực hiện đều hơn người và đi trước người như thế rất đáng kính, từ đó trên những đồng tiền nước bạn không thấy từ nào mới, dường như họ đă chịu thua hay từ bỏ cuộc chạy đua. Hóa ra trên mặt những tiền đồng có hiện ra hồn dân tộc.

Từ đời Lê, nước Đại Việt đă có những đồng tiền đẹp nhất thế giới.- Hơn thế nữa, tôi xin nhắc lại, dưới thời Đại Việt từ Lê Thái Tông, 1434, đến Lê Tương Dực, 1510, những đồng tiền Đại Bảo, Đại Ḥa, Diên Ninh, Thiên Hưng, Quang Thuận, Hồng Đức, Cảnh Thống, Đoan Khánh, Hồng Thuận như vừa t́m thấy ở Hoàng thành Thăng Long, đă được các chuyên gia thế giới cho là những đồng tiền đẹp nhất thời đó, đẹp hơn cả đồng tiền Trung Quốc “Đại Định” do chính vua Kim Thế Tông tự viết năm 1161. Những đồng tiền này lại được thiết kế theo kiểu tôi đă xin cho tên là “Thiết kế tiền đồng Đại Việt”, với hoa văn đúc thấp hơn ṿng biên mặt đồng tiền, trong khi ở Trung Quốc và Nhật Bản, hoa văn và ṿng biên nằm trên cùng một mặt phẳng, và ở Âu châu phần hoa văn cao hơn ṿng ngoài. Lối thiết kế này có công dụng bảo tŕ khi ma sát, hoa văn khỏi chóng hư hao.

Khi phân tích vật lư, lại thấy ông cha ta thời Đại Việt đă dùng những thành phần kim loại thích ứng cho việc đúc tiền có hoa văn tinh vi, tương tự như lối đúc trống đồng Ngọc Lũ.

Những đồng tiền 2003, khi phân tích th́ thấy ngoài đồng 5.000 đồng là hợp kim đồng, nickel, một ít bạc, c̣n những đồng khác đều bằng sắt mạ nickel, hay mạ đồng. Kỹ thuật này đưa đến sự chóng đổi màu bề mặt và chóng gỉ bề sâu.

Chúng ta không nên quên đồng tiền là máu huyết trong kinh tế và cũng là ḷng tin trong xă hội.

Thường thường, ngân khố các nước trên thế giới hay thông đồng với nhau mặc dầu bề ngoài có khi xung khắc. Như đă thấy trên, trước thế kỷ thứ mười sáu, tiền có lỗ vuông ở Á châu thường chứa 3 kim loại. Mạc Đăng Dung, năm 1527 đưa thêm kẽm vào hợp kim, cùng thời với Gia Tĩnh đời Minh. Việc đưa kẽm vào hợp kim đồng - ch́ - thiếc, không là v́ lư do kinh tế mà chỉ v́ lư do kỹ thuật, làm cho hợp kim được cứng hơn. Sự khó khăn khi bỏ dần thiếc trong hợp kim, tuy kết quả cứng hơn, nhưng khó đúc. Điều này dĩ nhiên đưa đến sự bỏ dần kỹ thuật đúc tiền và dùng kỹ thuật “rập nện”, như đă được dùng nhiều dưới triều Nguyễn (tiền Nguyễn) Tây Sơn và cuối đời hậu Nguyễn (bắt đầu từ Phúc Ánh).


GS-TS Phạm Văn Hường (ĐH Bardeaux 1 - Pháp)


Quay trở về đầu Xem bunbohue's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi bunbohue
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 2 of 2: Đă gửi: 11 December 2004 lúc 7:25am | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

GS Phạm văn Hường, ông em ruột th́ 3 bằng TS :Y,Hoá, Lư ở Paris .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2773 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO