Trọng Ca& Hội viên
Đă tham gia: 20 February 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 48
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 12:22am | Đă lưu IP
|
|
|
"Thảo Luận Về Nguồn Gốc Các Dân Tộc Ở Việt Nam" là một đề tài quá lớn, v́ 2 lẽ:
1. nhiều dân tộc
2. thời khuyết sữ mù mờ
Nhưng tui thích chuyện đời xưa, và trộm nghĩ sữ ta cần minh bạch về tính chất hợp quần, hợp chủng của nhân dân Việt Nam v́ những lẽ sau:
1. thời đại này là thời đại dân chủ, dù muốn dù không cũng phải minh bạch .
2. lịch sữ nước ḿnh cho thấy khi hợp quần th́ mạnh, khi chia rẽ (v́ bị kẻ thù lợi dụng hay v́ chính sách hẹp ḥi, hay cả hai) th́ yếu.
Xin nói về dân tộc Kinh trước.
Xin trước tiên đề nghị phương pháp khoa học khi nghiên cứu nguồn gốc dân tộc v́:
1. khoa học có những tiến bộ lớn gần đây có thể giúp lĩnh vực này .
2. sữ Việt Nam th́ thiếu, sữ Trung Quốc th́ chính sữ khả nghi, chỉ ngoại sữ mới dễ dùng, nhưng cũng vẫn phải cần kiểm chứng .
Tui nghĩ từ ngữ "Kinh" rất lỏng lẻo: "Kinh" có lẽ là kinh đô, người kinh đô có thể được hiểu rộng ra là người thành thị, hoặc rộng ra nữa là người ở đồng bằng, ở miền xuôi, khác với người "Thượng", tức người ở miền ngược, núi rừng, cao nguyên .
Người Thượng có nhiều dân tộc, v́ họ sống tương đối độc lập với nhau .
Người Kinh được xem như 1 dân tộc, và chiếm 80%-90% dân số cả nước Việt Nam . Nhưng ta biết là nước Chăm biến mất trên bản đồ, nhưng người Chăm không bị tàn sát . Vùng Thủy Chân Lạp biến mất trên bản đồ, nhưng người Khmer không bị tàn sát . Về di dân vào Trung và vào Nam th́ có 3 đợt quan trọng là
1. từ Thanh Hóa, Nghệ An theo Nguyễn Hoàng vào Quảng Trị, rồi Thừa Thiên .
2. từ Thanh Hóa, Nghệ An vào "Quảng Nam" (xưa gọi là đạo Quảng Nam, và gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định bây giờ) qua 1 đợt bắt dân khi Chúa Nguyễn đánh ra 2 tỉnh này .
3. từ đạo Quảng Nam vào miền Nam sau khi nước Chân Lạp nhường đất Thủy Chân Lạp cho Chúa Nguyễn .
Dân các cuộc di dân này, là thiểu số, có lẽ được xữ dụng để làm kiểu mẫu cho lối sống của nước Đại Việt để dân địa phương, là đa số, sống theo và trỡ thành người Đại Việt . Sự đoàn kết hiện thấy giữa người Kinh chứng tỏ kiểu mẫu này thành công tột bực .
Xin mở ngoặc nói về lư do của sự thành công này. Người dân nước Chăm theo chế độ giai cấp như ở Ấn Độ, v́ theo nền văn minh ấy. Người Chăm sống dưới chính quyền Đại Việt có cơ hội tiến thân hơn, v́ dân thường vẫn có thể, trên nguyên tắc, thi cữ, đỗ đạt, thăng quan, tiến chức đến chức tể tướng, dưới 1 người mà trên muôn người.
Về người Kinh ở miền Bắc, thuộc vùng nước Văn Lang củ của vua Hùng, tức 2 quận Giao Chỉ và Cữu Chân thời Hán, th́ cái thông tin mà tui có về vấn đề nầy là:
1. Loài người từ Phi Châu qua Đông Nam Á cách đây khoảng 40000 năm, sau đó lên Đông Á, lên Đông Bắc Á, qua Mỹ Châu .
2. Nước biễn lên xuống nhiều lần, tương ứng với nhiệt độ xuống lên trên đất . Lần lên cuối cùng ở nước ta bắt đầu cách đây 12000 năm và kéo dài đến cách đây 4500 năm th́ mức nước lên hơn bây giờ 4 thước . Sau đó th́ rút cho đến bây giờ .
3. Người Đông Sơn (Nam Mongoloid) có sọ cổ nhất là khoảng 4000 năm, trước đó chỉ có sọ Australoid và Melanesien (Australoid lai Mongoloid) thuộc văn hóa Ḥa B́nh, và người Indonesien (yếu tố Mongoloid nhiều hơn yếu tố Australoid) ở văn hóa Bắc Sơn cách đây 6000 năm.
Nay xin bàn về thông tin này:
1. Lúc biển dâng, nhiều người có thể đi lên phía Bắc v́ đă ít lạnh hơn .
2. Phải có sự di chuyển về phía Tây để tránh nước .
3. Lúc biển rút, nhiệt độ trong đất lạnh khiến 1 số người đi xuống phía Nam lại cho đỡ lạnh . Khả năng làm nhà chống lạnh thời ấy chắc là hạn chế .
4. Nhiệt độ, ánh nắng mặt trời khiến sắc tố thay đỗi, và sự lưa chọn tự nhiên (natural selection), hoặc một "đột biến di truyền" (genetic mutation) khiến 1 phần giống Australoid trỡ thành giống Mongoloid. Việc này xăy ra khá gần phía Bắc nước ḿnh, v́ lúc ấy trời lạnh hơn bây giờ rất nhiều .
Thông tin về ngôn ngữ:
Tại thượng du Bắc Việt, có 2 nhóm ngôn ngữ chính là Thái (Tai-Kadai), và Hmong (Tam Miêu). Hai nhóm này thuộc nhóm lớn Nam Đảo (Austronesien), một nhóm lớn thuộc nhóm lớn hơn "Austric" (chưa có chữ Việt thông dụng cho chữ này; tui gọi là Phương Nam).
Từ Okinawa, hoặc quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu), qua Nam Sông Dương Tử, xưa là vùng ngôn ngữ Nam Đảo .
Người Kinh nói tiếng Việt Nam, 1 ngôn ngữ thuộc nhóm Nam Á (Austroasiatic), 1 nhóm thuộc nhóm lớn Phương Nam. Tiếng Chăm thuộc nhóm Nam Đảo. Tiếng Khmer thuộc nhóm Nam Á. Ở Tây Nguyên, có 2 nhóm ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo .
(Từ Đông Bắc Ấn đến bán đảo Mă Lai, đến Việt Nam là vùng ngôn ngữ Nam Á răi rác hiện nay .
Có dấu hiệu liên hệ giữa người Sumerian cổ và người nói tiếng Phương Nam . Tui chưa đọc Eden In The East của Oppenheimer nên không biết ổng có dùng dữ kiện này hay chỉ dùng những dữ kiện khác mà cho rằng Đông Nam Á là nôi của văn minh nhân loại, kể cả vùng Lưỡng Hà ).
Thông tin về văn hóa:
Có 3 trung tâm văn hóa cổ ở Việt Nam:
1. văn hóa chủ yếu đồ đồng thau Đông Sơn ở vùng sông Mă và vùng sông Hồng cách đây 4000 năm.
2. văn hóa chủ yếu đồ sắt Sa Hùynh ở Quảng Ngăi, xuất phát từ văn hóa Bàu Tró ở Quảng B́nh, cách đây 3000-4000 năm; người Chăm là chủ nhân của văn hóa này .
3. văn hóa đồ sắt và đồ đồng ở Đồng Nai, và ở Óc Eo, Châu Đốc cách đây 5000 năm; người dân Phù Nam củ (sau này khi Chân Lạp diệt Phù Nam th́ thành dân Khmer) là chủ nhân của văn hóa này .
Trước 3 nền văn hóa này, cả vùng Đông Nam Á và Trung Quốc từ sông Dương Tử trỡ xuống thuộc văn hóa Ḥa B́nh (không biết trung tâm nằm ở đâu).
Văn hóa Đông Sơn thuộc người Nam Mông Cổ, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai thuộc người Đa Đảo.
__________________ "Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
|