thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 8:29pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bản Tham Luận
QUAN HỆ GIỮA NHO-GIÁO VÀ PHẬT-GIÁO Ở VIỆT NAM
Minh Chi
[Học viện Phật-giáo Việt Nam]
* * *
Đây là cuộc hội thảo khoa học quốc tế về "Nho-giáo ở Việt Nam" do trường Đại-học Harvard (Mỹ) phối hợp với trường Đại-học Khoa-học Xă-hội và Nhân-văn tổ chức tại thành phố Sài G̣n, trong ba ngày 18, 19, 20 tháng 7 năm 2001.
I. PHẬT-GIÁO, NHO-GIÁO VÀ LĂO-GIÁO Ở TRUNG HOA VÀO ĐẦU CÔNG NGUYÊN
1. Những đặc điểm chung của Phật-giáo, Nho-giáo và Lăo-giáo ở Trung Hoa đầu công nguyên.
Nho-giáo là một hệ thống chính trị tôn giáo đứng đầu là nhà vua, con Trời (thiên tử), nhận mệnh của Trời (thiên mệnh) để cai trị nhân dân v́ hạnh phúc của nhân dân. Chừng nào mà vua làm tṛn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai trị của vua được hưởng ḥa b́nh và hạnh phúc th́ đó là vua hiền, con người vua là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trái lại, nếu đó là một ông vua ác, mà sự cai trị làm cho nhân dân điêu đứng khổ sở, th́ tức là ông vua ác đó đă đánh mất mệnh trời và nhân dân có quyền chính đáng nổi dậy, lật đổ ông vua ác đó và cử người khác lên thay. Thay bậc đổi ngôi cũng là do mệnh trời. Nếu cuộc khởi nghĩa thành công, một ông vua khác lên thay, th́ đó cũng là do mệnh trời. Nếu không phải là mệnh trời, th́ cuộc khởi nghĩa ắt thất bại. Ở đây, không có chuyện bầu bán ǵ hết. Tính tôn giáo của hệ thống Nho-giáo chính là ở chỗ này.
Để pḥ tá vua làm tṛn trách mệnh trời, Nho-giáo tạo ra một bộ máy quan liêu gồm những Nho-sĩ được tuyển lựa qua thi cử. Các đề thi được chọn trong các sách kinh điển của Nho-giáo (Tứ Thư, Ngũ Kinh), dạy đạo làm người, làm vua, làm tôi, làm cha, làm con v.v... Sự ổn định và hài ḥa của xă hội được bảo đảm nếu mọi người trong xă hội, từ vua quan cho đến người dân thường đều làm tṛn chức phận của ḿnh (Khổng Tử nói: quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử. Nghĩa là vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con...)
Dưới đời nhà Hán, vào đầu công nguyên, hệ thống chính trị tôn giáo của Nho-giáo có thu hút thêm một vài yếu tố Lăo-giáo và các hệ tín ngưỡng ngoại lai. Nói chung lại, dưới thời Hán, hệ thống chính trị tôn giáo Nho-giáo bao gồm những tín điều sau đây:
1) Tin rằng, Trời hay là một vị Thần tối cao thường xuyên xem xét mọi hành vi đạo đức hay phi đạo đức của con người (kể cả vua và các quan cai trị pḥ tá vua).
2) Tin rằng con người là loài sinh vật cao quư nhất, được trời đất tạo ra, và được trời ưu đăi, phù hộ.
3) Tin ở luật nhân quả làm thiện được quả lành, làm ác chịu quả dữ.
4) Tin rằng có mối liên hệ qua lại giữa Trời và người. Tùy theo hành vi đạo đức hay phi đạo đức của con người mà Trời có thể báo điềm lành hay điềm dữ.
5) Tin ở thuật chiêm tinh, có thể đoán biết ư của Trời qua các điềm lành hay dữ.
Những tư tưởng trên của Khổng-giáo thời Hán, tuy đă trở thành chính thống do được vua quan trong triều ủng hộ, nhưng không phải được toàn thể lớp Nho sĩ thời bấy giờ chấp nhận.
Trên thực tế, chúng ta không gặp được Khổng-giáo thuần túy, mà là một Khổng-giáo pha tạp những yếu tố không phải là của Khổng-giáo. Như trong trường hợp từ cuối đời Hậu hán về sau, th́ đó là một tổng hợp Khổng-giáo và các biện pháp của Pháp gia (bắt nguồn từ Hàn Phi Tử và Lư Tư đời Tần Thủy Hoàng), và những yếu tố mê tín dị đoan, bắt nguồn từ Lăo-giáo và tín ngưỡng dân gian. Sự pha tạp đó chứng tỏ sự bất lực của Khổng-giáo trong sự nghiệp duy tŕ ổn định và trật tự chính trị do vua đứng đầu.
Đó là lư do sâu xa v́ sao, từ cuối đời Hậu Hán trở đi, đông đảo sĩ phu trí thức và nhân dân Trung Quốc quay lưng với Khổng-giáo và t́m tới Lăo-giáo và Phật-giáo.
Đó là khởi nguyên của những tư trào Lăo-giáo như thanh đàm, ảo kim thuật để t́m ra thuốc trường sinh bất tử, t́m ra ḥn đá luyện vàng, một chế độ ăn uống đặc biệt (tịch cốc), phép luyện thở v.v... Nhưng so với Lăo-giáo, th́ Phật-giáo đă thành công hơn nhiều. Sự thành công này bắt đầu trước hết ở các dân tộc phi Hán trong thời đại mà sử Trung Hoa gọi là Ngũ Hồ. Chắc chắn là v́ ở đây, các bộ tộc phi Hán không xem Phật-giáo là một tôn giáo ngoại lai, cũng không có mặc cảm dân tộc lớn nhưĐại Hán.
Nhưng điều cần t́m hiểu là sự bành trướng của đạo Phật ở các vùng miền Nam trong các thời kỳ Ngũ Đại và Tùy Đường, tại những vùng toàn là người Hán.
Phải chăng, sau khi nhà Tây Tấn bị nước Diêu Tần phi Hán tiêu diệt, lớp sĩ phu tri thức Trung Quốc di cư xuống phía Nam thành lập ra nhà Đông Tấn, đóng đô ở Nam Kinh, không c̣n mấy tin tưởng vào Khổng-giáo. Nói chung, các vua thời Ngũ Đại đều ủng hộ Phật-giáo, đặc biệt là vua Lương Vũ Đế nhà Lương.
Sự hấp dẫn của Phật-giáo đối với lớp sĩ phu tri thức Trung Hoa thời bấy giờ có thể được giải thích bằng những yếu tố không t́m thấy được trong Khổng-giáo và Lăo-giáo:
1) Một hệ thống đạo đức và triết học cao cấp hơn, siêu việt hơn. Người Trung Quốc có thể thực tiễn hơn, nhưng về mặt tư biện triết học theo chiều sâu Trung quốc và phương Tây khó theo kịp người Ấn Độ.
2) Một loạt những tư tưởng mới, khích lệ những hướng tư duy mới, sáng tạo, như thời gian vô tận, không gian vô biên với nhiều cơi sống khác nhau, dạng sống khác nhau. Khả năng thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử, đạt tới cảnh bất tử. Những tiềm năng siêu việt trong con người, mà Thiền định có thể khai thác và phát huy v.v...
3) Một nền văn chương phong phú và đa dạng.
4) Những nghi lễ giàu giá trị biểu trưng, hấp dẫn.
5) Một nền nghệ thuật giàu giá trị thẫm mỹ.
6) Một cuộc sống xuất gia, giúp siêu thoát ra khỏi cuộc sống thế tục hỗn loạn và bất trắc thời bấy giờ.
7) Một giáo đoàn có tổ chức chặt chẻ, sinh hoạt theo chế độ lục ḥa tốt đẹp v.v...
Đó có thể là những lư do khiến cho đạo Phật, đến từ Ấn Độ, đă chinh phục được trái tim và khối óc của nhân dân Trung Quốc, kể cả từng lớp sĩ phu trí thức, vốn nặng đầu óc Đại Hán.
Nho-giáo chống đạo Phật v́ lư do đạo Phật không phải chỉ là một hệ tư tưởng và tín ngưỡng ngoại lai, mà chủ yếu Phật-giáo là một lối sống, tuân theo những giới luật chặt chẽ, được tin là thuận lợi cho sự nghiệp giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, và lối sống đó được thực hiện trong khung một tổ chức giáo đoàn, có tên gọi là Tăng già (Sangha).
Nho-giáo phản đối một tổ chức như vậy, như là có hại cho sự thống nhất quốc gia, đứng đầu là Thiên tử, là nhà vua, lănh mệnh trời để cai trị thiên hạ.
Nên chú ư là thiết chế giáo đoàn Tăng già đă tồn tại rất lâu đời ở Ấn Độ nơi mà ngay các đế vương cũng đảnh lễ các tu sĩ (không riêng ǵ tu sĩ Phật-giáo), ngay cả đối với những tu sĩ xuất thân từ đẳng cấp hạ tiện. C̣n ở Trung Hoa, mọi quyền lực đều tập trung trong tay nhà vua, con Trời, mọi tài sản cũng được xem như là tài sản của vua, mọi người đều là thần dân của vua, thật khó mà chấp nhận có một tổ chức Tăng già ngoài xă hội, thoát ly sản xuất, không đóng thuế, không đi lính...
Tăng già Phật-giáo không cung cấp lính, không đóng thuế, không cày ruộng, không sinh con đẻ cái... bị xem như là một tổ chức phi xă hội hay là phản xă hội.
Trung Hoa đời Hậu Hán có kinh nghiệm về cuộc khởi nghĩa táo bạo của giặc Khăn Vàng (Hoàng Cân), một tổ chức chính trị tôn giáo có vũ trang, dưới quyền lănh đạo của Đạo sĩ Trương Giốc, năm 184 đă làm chấn động đến tận gốc đế quốc nhà Hán. Cuộc bạo loạn giặc Khăn Vàng khiến cho các chính trị gia nghi ngờ mọi tổ chức tôn giáo, dù là Đạo giáo hay là đạo Phật.
Mặc dù những người lănh đạo Khăn Vàng có những tổ chức từ thiện (nghĩa xă), có thực hành những nghi lễ tụng niệm, cầu nguyện, sám hối, nhưng trước hết họ là những nhà hoạt động quân sự và chính trị, hơn là những nhà hoạt động tôn giáo đơn thuần. H́nh như, các giáo phái Cao Đài và Ḥa Hảo, trong thời gian kháng chiến chống Pháp cũng là những tổ chức bán quân sự, bán chính trị và tôn giáo. Và khi Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền, ông không thể không triệt hạ các giáo phái đó.
Từng lớp sĩ phu trí thức lúc ban đầu đă chống đối Phật-giáo kịch liệt, v́ lư tưởng đạo Phật khác biệt với những giá trị truyền thống lâu đời của Nho-giáo. Phật-giáo càng thu thập được nhiều tín đồ, th́ tư trào chống giáo đoàn Phật-giáo h́nh như càng mạnh lên trong từng lớp sĩ phu trí thức Trung Hoa.
Mâu thuẫn và xung đột kéo dài giữa Tăng già Phật-giáo với từng lớp sĩ phu trí thức, với bộ máy chính quyền quan liêu là một thực tế không thể chối căi.
2. Về những lư lẽ của lớp sĩ phu trí thức Trung Hoa chống đối Tăng già Phật-giáo.
Có bốn lư lẽ :
1. Lư lẽ chính trị và kinh tế: Hoạt động của Tăng già Phật-giáo, trên nhiều mặt có hại cho chính quyền và cho sự thịnh vượng kinh tế của đất nước.
2. Lư lẽ thực dụng hay thực lợi: Tổ chức Tăng già Phật-giáo, không đem lại lợi ích cụ thể ǵ cho đời này, hoạt động của nó là vô ích và phi sản xuất.
3. Lư lẽ của dân tộc Đại Hán: Phật-giáo là một tôn giáo ngoại lai, đến từ những dân tộc dă man, vô học. Nó thích hợp với những dân tộc dă man đó, không thích hợp với người Trung Quốc vốn có một truyền thống văn hóa lâu đời. Thánh Hiền đời xưa không biết đến tôn giáo đó và không cần đến nó.
4. Lư lẽ đạo đức và xă hội: Cuộc sống xuất gia là phản tự nhiên, đối nghịch với những quy tắc thiêng liêng của xă hội, do đó, nó là phản xă hội và phản đạo đức.
3. Tăng già Phật-giáo Trung Hoa đă phản bác những lư lẽ chống đối của lớp sĩ phu trí thức Trung Hoa như thế nào?
1) Tăng già Phật-giáo không bao giờ tỏ ra không trung thành đối với chính quyền, tuy rằng nó không lệ thuộc trực tiếp vào chính quyền. Nó thật sự giúp đảm bảo nền ḥa b́nh và thịnh vượng lâu dài cho đất nước. Hơn nữa, nếu có cá nhân một Tăng sĩ hay là một số Tăng sĩ phạm tội, th́ cũng không thể buộc tội cả Tăng đoàn được.
2) Cuộc sống xuất gia không phải là vô ích, nhưng ích lợi của nó không thấy rơ ở đời này mà thôi.
3) Phật-giáo tuy là một tôn giáo ngoại lai, nhưng Trung Quốc đă từng học hỏi rất có lợi những thành tựu văn minh và văn hóa của nước ngoài.
4) Không có sai biệt ǵ cơ bản giữa đạo đức Phật-giáo và đạo đức của Khổng-giáo và Lăo-giáo. Đạo đức Phật-giáo chỉ là sự hoàn thiện của đạo đức Khổng-giáo và Lăo-giáo mà thôi.
II. QUAN HỆ ĐẶC THÙ GIỮA NHO-GIÁO VÀ PHẬT-GIÁO Ở VIỆT NAM.
1. Quan hệ đặc thù giữa Nho-giáo và Phật-giáo ở Việt Nam.
Nho-giáo đến Việt Nam vào thời Bắc thuộc, tất nhiên nó đóng vai tṛ hệ tư tưởng thống trị và có tác dụng củng cố quyền thống trị của người Hán ở Giao Châu thời bấy giờ. Do vị trí gần gũi, núi liền núi, sông liền sông của Việt Nam, nằm sát cạnh phía Nam Trung Quốc, cho nên ảnh hưởng của Nho-giáo, Lăo-giáo (chủ yếu là Nho-giáo) càng mạnh.
Sức mạnh về quân sự, một chế độ thống trị chính trị kéo dài hàng ngh́n năm, cộng với một nền văn hóa Nho, Lăo có truyền thống lâu đời khiến cho dân tộc Việt thời bấy giờ có nguy cơ bị đồng hóa và Hán hóa, như một số bộ tộc người Việt ở Quảng Đông và Quảng Tây đă bị Hán hóa vậy.
Tôi xin nhắc lại, là Nho-giáo trên thực tế không phải chỉ là Tứ Thư và Ngũ Kinh mà là một hệ tư tưởng chính trị - tôn giáo đứng đầu là vua Trung Quốc cai trị thiên hạ theo mệnh Trời. Khái niệm thiên hạ ở đây bao quát cả người Hán và người phi Hán, mà sách Trung Quốc thường gọi thời bấy giờ là Di Địch, là man di mọi rợ. Phật-giáo đến Trung Quốc theo con đường tơ lụa Trung Á, có thể là khoảng cùng một thời với Phật-giáo du nhập vào Việt Nam theo đường biển. Tôi dùng từ có thể và khoảng bởi lẽ không có sử liệu ghi chép rơ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên có một số t́nh h́nh được sử liệu của Trung Hoa và Việt Nam đều xác nhận là có căn cứ:
1) Năm 247 Tây lịch, Tăng sĩ Khương Tăng Hội từ Bắc Việt Nam (Giao Châu) đă sang Kiến Nghiệp (Nam Kinh bây giờ) truyền giáo vào thời Trung Quốc chia thành ba quốc gia: Nhà Ngụy ở phía Bắc, nhà Thục ở phía Tây và Đông Ngô ở phía Nam (tức là vào giữa thế kỷ thứ ba Tây lịch). Tăng Hội đă đến kinh đô Kiến Nghiệp của Đông Ngô và được vua Đông Ngô là Tôn Quyền tiếp đăi rất hậu, v́ lúc bấy giờ ở Giang Nam, nơi Tôn Quyền trị v́ Phật-giáo chưa có, trong khi ở Giao Châu có trung tâm Phật-giáo Luy Lâu phồn thịnh với 20 chùa, dịch kinh Phật 15 cuốn và có 500 Tăng sĩ (xem Thiền Uyển Tập Anh - truyện Thông Biện). Trong khi đó th́ ở Trung Quốc do sự chống đối của văn hóa bản địa Nho, Lăo nên măi tới thế kỷ thứ tư sau Công nguyên Phật-giáo mới bắt đầu có chỗ đứng vững vàng ở Trung Hoa và sau đó phát triển.
2) Phật-giáo Ấn Độ từ xa đến Việt Nam hoặc bằng đường bộ ngang qua nhiều nước như Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, hoặc bằng đường biển sóng băo đầy bất trắc. Nhưng sự xâm nhập của nó vào Việt Nam có tính chất ḥa b́nh và được đón mừng như một lực đối trọng, đối diện với Nho-giáo nói riêng và đối với thế lực bành trướng của người Hán xuống phía Nam nói chung.
Lực đối trọng này tuy đến từ xa nhưng rất mạnh lại đặc thù:
a) Lực đối trọng mạnh ở chỗ nó xuất phát từ Ấn Độ như là một trung tâm văn hóa hàng đầu của thế giới cổ đại, có liên hệ trực tiếp với trung tâm văn hóa cổ đại Hy Lạp-La Mă, Lưỡng Hà (Mesopotami) và Ai Cập.
b) Lực đối trọng mạnh ở chỗ Phật-giáo là một tôn giáo, một hệ triết học có tầm cỡ thế giới từ thế kỷ III trước Công nguyên, sau khi Hoàng đế Asoka (triều đại Maurya-Khổng Tước) gửi nhiều phái đoàn truyền giáo đến các nước ngoài (kể cả một phái đoàn đến vùng hiện nay là bán đảo Đông Dương, và lúc bấy giờ gọi là Suvannabhumi Đất xứ của Vàng). Trong khi đó, Nho-giáo chủ yếu chỉ là hệ tư tưởng-tôn giáo của dân tộc Đại Hán.
c) Lực đối trọng mạnh ở chỗ từ thế kỷ IV đến đầu thế kỷ IX Phật-giáo trên thực tế đă trở thành một tôn giáo, một hệ tư tưởng ngự trị khắp vùng Đông á, hầu như cả châu á, ngoại trừ Xi-bê-ri và Trung Cận Đông. Hàng loạt Tăng sĩ Đông Á đă đến Ấn Độ cầu pháp, hoặc theo con đường biển, hoặc theo con đường bộ xuyên Trung Á. Sử liệu thống kê giữa những thế kỷ thứ IV và thứ IX có tới 200 Tăng sĩ, chủ yếu là người Trung Hoa, đă đến Ấn Độ theo nhiều đợt. Trong số Tăng sĩ trên, có cả người Triều Tiên (5 người) và người Việt Nam (trong đó có sưĐại Thặng Đăng, người Thanh Hóa).
Tuy nhiên, đó là một lực đối trọng rất đặc thù, v́ khác với Nho-giáo thường hẹp ḥi, cố chấp, Phật-giáo không bao giờ có tư tưởng độc tôn, đối với các tôn giáo khác và hệ tư tưởng khác, Phật-giáo bao giờ cũng tỏ thái độ kính trọng, hợp tác, đoàn kết, tuy là không bao giờ hành xử trái ngược với tinh thần giải thoát và hỷ xả của đạo.
2. Thái độ bao dung của Phật-giáo Việt Nam
Ở Việt Nam, thái độ bao dung của đạo Phật thấy rơ:
1) Trong các sự kiện như đời nhà Lư, các ông vua sùng đạo Phật như Lư Thánh Tông, đă cho thành lập Văn Miếu, tạc tượng Chu Công và Khổng Tử để thờ, mở các khoa thi tam giáo để tuyển chọn nhân tài.
2) Các triều đại Phật-giáo đời Lư và Trần đều trọng dụng Nho sĩ, như các ông Tô Hiến Thành, Lê Văn Thịnh, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi.
Tuy nhiên, như đă nhấn mạnh trên đây, tuy Phật-giáo Việt Nam ngay dưới các triều đại Phật-giáo như Lư-Trần tôn trọng đạo Nho và trọng dụng Nho sĩ, thế nhưng đường lối trị nước, an dân, bảo vệ độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc th́ lại thấm đượm tinh thần Phật-giáo: b́nh đẳng, dân chủ, từ bi, hỷ xả v.v... Sau đây là một vài chứng cứ nổi bật:
3. Những đặc điểm nổi bật của Phật-giáo Việt Nam
1) Sư Vạn Hạnh từng phục vụ các triều Đinh, Tiền Lê, nhưng đă không ngại chủ trương thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà Lư. Bởi v́, trước họa xâm lăng của nhà Tống mà một cánh quân xâm lược đă vào Lạng Sơn, ông nhận thấy triều đại Tiền Lê không c̣n thích hợp nữa, cho nên sư đă cùng với Đào Cam Mộc pḥ Lư Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều đại Phật-giáo nhà Lư (không phải ngu trung).
2) Lư Công Uẩn mới lên ngôi, đă cho mở cửa các nhà tù, thả các tội nhân, đồng thời cho đốt bỏ h́nh cụ.
3) Nhà Lư cũng như nhà Trần để có thể đảm bảo kháng chiến thắng lợi chống mọi cuộc xâm lăng liên tiếp của phương Bắc, đă triệt để và nhất quán áp dụng chính sách đoàn kết dân tộc và đoàn kết toàn dân (chứng cớ: Bài thơ "Vận nước" của Thiền sư Pháp Thuận, chính sách khoan dung của nhà Lư đối với họ Nùng ở Việt Nam, các hội nghị Diên Hồng và B́nh Than đời Trần, việc vua Trần gả cháu gái Huyền Trân cho vua Chiêm v.v...)
4) Tuy Phật-giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật-giáo Ấn Độ, thế nhưng Phật-giáo Việt Nam không mất thời giờ vào cái tệ tư biện siêu h́nh và mộng mơ như Phật-giáo Ấn Độ (đặc biệt là từ thế kỷ IV trở đi). [Năm 1190, một toán 200 kỵ binh đặc công của Hồi-giáo từ Tây Ấn dưới sự chỉ huy của tướng Mahmud đă mở một cuộc tấn công chớp nhoáng táo bạo vào thủ đô Bihar của triều đại Semas xứ Bengan, sau đó đốt phá và san bằng trường Đại-học Phật-giáo Nalanda, chém giết Tăng-sĩ và dân chúng nhiều không kể xiết.]
V́ dân tộc Việt Nam không thể mộng mơ trước họa xâm lăng thường trực của phong kiến Trung Quốc. Phật-giáo Việt Nam có đầu óc thực tiễn, và giúp cho các ông vua Phật tử đời Lư và đời Trần có đầu óc thực tiễn đó, th́ mới có thể thường xuyên cảnh giác pḥng bị, bảo vệ được nền độc lập chính trị của Tổ quốc.
5) Tuy Phật-giáo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật-giáo Trung Hoa và nền văn hóa Nho-giáo của Trung Hoa, thế nhưng Phật-giáo không tán thành quan điểm thiên mệnh, và cho rằng vua cai trị dân là theo ư dân (lấy ư muốn của dân làm ư muốn của ḿnh : Trần Thái Tông trong cuốn "Thiền Tông Chỉ Nam"), đồng thời nhà vua ở cương vị lănh đạo phải thực hành đạo đức vô ngă v.v...
6) Phản ứng chống Nho-giáo trong cuốn Lư Hoặc Luận
Phản ứng mạnh nhất chống Nho-giáo là cuốn Lư Hoặc Luận mà tác giả Mâu Tử [Mâu Tử là người Thương Ngô (tức là Quảng Tây hiện nay) sinh vào các năm 165-170 Tây lịch ] lại là một người Hán ở Giao Châu. Có thể nói đó là một người Hán đă Việt hóa, một Nho sĩ chính thống và uyên bác, nhưng về sau lại theo Đạo Phật, điều này cho thấy ảnh hướng sâu đậm của Phật-giáo đối với trí thức Trung Quốc vào cuối đời Hán, khi mà nhà Hán bắt đầu suy tàn, kèm theo là sự mất uy tín của văn hóa truyền thống Trung Quốc vốn là chỗ dựa của chính quyền thống trị về mặt tư tưởng hệ.
Trong 37 câu vấn nạn và trả lời là nội dung cuốn Lư Hoặc Luận, chỉ có 5 câu đầu nói về Phật và Phật-giáo, 7 câu sau cùng về Lăo Tử và Lăo-giáo, 25 câu c̣n lại là những câu Nho gia vấn nạn Phật-giáo và Mâu Tử trả lời. Kết cấu cuốn Lư Hoặc Luận cho thấy thời bấy giờ Phật-giáo là đối tượng công kích chính của Nho gia; nhưng Nho gia cũng là đối tượng phản bác chính của Phật-giáo.
Nói chung, cái sai trong thái độ phê phán của Nho gia đối với Phật-giáo là bao giờ cũng lấy Nho gia làm chuẩn mực của chân lư, tuy rằng Phật-giáo không công nhận chuẩn mực đó, cho nên Mâu Tử khi trả lời đă ví Phật-giáo như mặt trời giữa trưa, Nho-giáo như đuốc sáng, Phật-giáo như phượng hoàng, như núi Thái Sơn, như sông Trường Giang, c̣n Nho-giáo th́ như chim sẻ, như g̣ đống, như ng̣i lạch v.v...
Có thể nói toàn bộ lời phê phán của Nho gia trong cuốn "Lư Hoặc Luận" đều phạm sai lầm chủ quan ấy, cái sai lầm mà lô-gíc học Phật-giáo hay Nhân minh học Phật-giáo gọi là Sở y bất thành nghĩa là chỗ dựa để lập luận là không vững, bất thành. Đó là loại câu chất vấn như Nho-giáo trọng kiệm ước, v́ sao đạo Phật lại đề cao sự bố thí (điều 17), Nho gia xem như không có con nối dơi tông đường là đại bất hiếu, sao Tăng sĩ lại không có vợ. Nho gia không bàn chuyện chết và quỷ thần nhưng đạo Phật lại bàn đến chuyện chết và quỷ thần. Thậm chí, ngay khi Nho gia dẫn chứng ở Giao Châu thời bấy giờ có Tăng sĩ rượu chè, có vợ con, mua rẻ bán đắt, làm chuyện dối trá, sao gọi đạo Phật là coi trọng giới luật được và sống đạo đức? Tuy trong lời phê phán này, chỗ dựa của Nho gia là thực tế có thật nhưng vấn đề là thực tế nào, nếu đó chỉ là thực tế cá biệt, số ít, không phải là tiêu biểu th́ dựa vào thực tế một vài người mà phê phán chung cả một đạo cũng là một sai trái về biện luận lô-gíc.
7) Một phản ứng mạnh mẽ khác chống Nho-giáo là của Khương Tăng Hội, một Tăng sĩ Trung Á nhưng sinh ra và lớn lên và tu học Phật pháp, thành đạt ở Giao Châu (200-280). Năm 247, Tăng Hội đến Kiến Nghiệp, thuộc Đông Ngô, dưới triều đại của Ngô Tôn Quyền, ông dịch nhiều kinh Phật và biên soạn cuốn sách nhan đề "Lục Độ Tập Kinh" phản ánh thái độ phê phán Nho-giáo và bênh vực đề cao Phật-giáo.
Học giả Lê Mạnh Thát trong cuốn "Lịch sử Phật-giáo Việt Nam tập I" chương 5 về Khương Tăng Hội đă trích đẫn các câu của Tăng Hội viết trong Lục Độ Tập Kinh như: "Tôi ở đời đă lâu thấy Nho gia không bằng Phật tử" (trang 341).
"Phật-giáo đề cập đến nhiều vấn đề mà Nho-giáo không nói tới. Nho-giáo là một hệ tư tưởng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, c̣n nhiều mắc mứu. Chỉ có Phật-giáo là hoàn chỉnh và đầy đủ, giải đáp được hết mắc mứu của mọi người" (sách đă dẫn cùng trang).
4. Thái độ của trí thức Việt Nam đối với Khổng-giáo cách tân đời Tống
Hiện nay, có một số người muốn đề cao họ Tŕnh, họ Chu đời Tống trong việc khởi xướng phong trào Khổng-giáo cách tân, đem lại sự ổn định cho xă hội Trung Hoa trong hàng nhiều thế kỷ, trước khi phong trào đó bị sụp đổ v́ các cuộc xâm lược liên tiếp của quân Anh, quân Pháp và Liên quân Đồng Minh.
Chỗ yếu và chỗ mạnh của thiết chế Khổng-giáo cách tân cũng là một. Cấu kết với chính quyền, nó tạo ra sự độc tôn của Khổng-giáo, một sự nhất trí h́nh thức và giả tạo về tư tưởng hệ. Muốn thi đỗ ra làm quan, có chức có phận th́ phải làm bài thi theo nhận thức khuôn mẫu của họ Chu, họ Tŕnh, nếu không bị đánh hỏng . Không có chức, có phận th́ nói ǵ đến ảnh hưởng tới đất nước, tới quốc gia?
Độc tôn Nho-giáo dẫn tới làm cho Nho-giáo thoái hóa, mất sức sống và sáng tạo, chỉ c̣n là một bậc thang của danh và lợi mà thôi. Ổn định là sức mạnh, nhưng cường điệu sự ổn định thành ra tŕ trệ; th́ lại là chỗ yếu. Thống nhất vốn là chỗ mạnh, nhưng cường điệu sự thống nhất thành ra khuôn sáo, h́nh thức, không c̣n sáng tạo nữa, mất nhạy bén với cuộc sống th́ lại là chỗ yếu. Tất cả những tệ hại này của Khổng-giáo cách tân và độc tôn đă bị phong trào Ngũ Tứ đả kích kịch liệt, không cần bàn thêm nữa. Ấy thế mà bây giờ vẫn có người muốn đề cao Khổng-giáo cách tân như là ngọn nguồn của các con rồng Châu Á th́ cũng thật lạ kỳ .
Chúng ta đặt câu hỏi, Khổng-giáo cách tân, chớm nở vào cuối đời Đường và cực thịnh vào đời Tống với hai họ Chu, Tŕnh có trách nhiệm ǵ không trong sự kiện hai lần cả nước Trung Quốc bị những dân tộc phi Hán là nhà Nguyên và nhà Thanh đô hộ, thống trị... những dân tộc phi Hán mà tổng cộng lại, dân số chỉ bằng khoảng 1/24 của dân số người Hán?
III. KHỔNG-GIÁO CÁCH TÂN Ở NƯỚC TA
Người Việt chúng ta cũng học Tống nho, cũng học Khổng-giáo cách tân, nhưng may sao chỉ học một nửa. Cho nên, Nguyên Mông, lật đổ nhà Tống thống trị Trung Quốc và 1/2 thế giới mà cả ba lần đánh ta đều bị quân dân nhà Trần đánh cho đại bại. Măn Thanh lật đổ nhà Minh, thống trị Trung Quốc rồi đem 20 vạn binh sang đánh ta cũng bị Nguyễn Huệ đánh cho kinh hồn tán đởm, một số lớn phải nhảy xuống sông Nhị mà chết đuối.
Nhưng đó chỉ mới là chiến thắng quân sự, mà cũng là nhờ hồn thiêng sông núi, kết tinh lại trong những anh hùng như Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ, đăbiết phát huy cao độ tinh thần tự cường dân tộc, ḷng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Nhưng c̣n về mặt văn hóa?
Sự xâm lược về quân sự bị chặn đứng và đẩy lùi, nhưng sự xâm lược về văn hóa vẫn tiếp tục, lặng lẽ mà kiên tŕ, cái đó mới đáng sợ. Trong một thế giới và xă hội sôi động, với những phát minh khoa học có tính cách mạng làm đảo lộn biết bao khái niệm truyền thống tưởng chừng bất di dịch như núi Thái Sơn thế mà Khổng-giáo cách tân lại cung cấp cho chúng ta mô h́nh một nền văn hóa tĩnh, đ̣i phục hồi những giá trị đạo đức thời Lưỡng Hán, đề cao tam cương, ngũ thường như là một thiết chế cố định, hợp với thiên mệnh... tôi nói cái chết, cái nguy hại của Khổng giáo cách tân chính là ở chỗ đó.
Giặc đến ngoài ngơ mà trong nhà như là không hay, từng lớp hủ Nho thi đua ngâm vịnh, tán tụng Nghiêu Thuấn và Khổng Tử, rồi lại mong chờ thiên binh của Thiên triều qua giúp để đánh đuổi bọn bạch quỷ đi. Francis Garnier với 175 quân đă hạ dễ dàng thành Hà Nội, trong khi 70 vạn quân Nguyên phải bó tay trước sự kháng cự ngoan cường của Trần Hưng Đạo và quân dân nhà Trần. Cùng là người Việt cả , sao mà khác nhau đến thế. Tôi nghĩ: Di hại của Tống Nho thực đáng sợ là vậy.
Sau này cụ Phan Chu Trinh, kết án chế độ khoa cử và Hán học, Hán tự không phải là không có lư do. Thậm chí ông viết bài "Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc", nghĩa là không bỏ chữ Hán, sẽ không đủ để cứu nước Nam. Tất nhiên, cụ Phan không ghét ǵ Hán tự, thế nhưng cái học khoa cử, tầm chương trích cú, nhồi nét vào đầu chữ nghĩa của thánh hiền, rập khuôn theo Tống Nho th́ thật là tệ hại.
Cụ Phan không thích thú Tống Nho nhưng lại đề cao đạo Phật. Cụ viết: "Nay bà con thử xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy Quân Nguyên thắng cả Á và Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà qua đến nước ta th́ bại tẩu. Nào bị cướp giáo ở Chương Dương đô, nào bị bắt trói ở Bạch Đằng, như vậy chẳng phải nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh ư?" (Đông kinh nghĩa thục - Nguyễn Hiến Lê, Lá Bối, 1974-chuyển dẫn từ Việt Nam Phật-giáo Sử Luận, quyển III).
Cụ Phan Khôi b́nh luận về t́nh h́nh chính trị so sánh bên Trung Quốc và bên ta, cũng đồng ư như cụ Phan Chu Trinh:
"Xưa nay, bên Tàu, quốc thể có hai lần hèn yếu nhất, bị lũ mọi rợ phương Bắc vào đè đầu: lần trước vào thời kỳ Tấn Lục Triều, là kết quả của sự sùng thượng Lăo Trang, lần sau vào thời kỳ Tống, Minh th́ là kết quả của cuộc vận động Lư học. C̣n Phật-giáo th́ theo lịch sử chẳng khi nào gây ra sự hèn yếu cả.
Ở nước ta cũng vậy, vào thời nhà Lư, nhà Trần, đạo Phật tràn ngập cả nước, chùa chiền khắp nơi, nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như hồi Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất là cái thời đạo Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lư, nhà Trần mạnh lắm, dân khí c̣n hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang chúng ta đuổi đi như đuổi vịt. Lịch sử là cái chứng mạnh lắm. Không ai căi được. Nó đă làm bằng chứng cho Phật-giáo: không phải là một thứ thuốc phiện làm ṃn yếu con người". (Báo "Tiếng Chuông Sớm" số 9, ngày 12-10-1935- chuyển dẫn từ "Việt Nam Phật-giáo Sử Luận", tập III, trang 29).
Tôi nghĩ những trích dẫn trên đầy đủ cho chúng ta thấm thía tất cả cái tệ hại của lối học khoa cử mà phái Tống Nho và phong trào Khổng-giáo cách tân truyền sang cho ta. Học giả Đào Duy Anh đă có nhận định rất xác đáng về di hại của Tống Nho đối với từng lớp gọi là sĩ phu nước ta như sau:
"Chế độ khoa cử thế ấy th́ phải sinh ra phương pháp giáo dục thế kia là lẽ tất nhiên. Học như vậy th́ học tṛ chỉ chăm học thuộc ḷng một số ít sách kể trên (Đào Duy Anh muốn nói Tứ Thư, Ngũ Kinh và Bắc Sử tức là sử Trung Hoa, không phải sử Việt Nam-MC), và chăm lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, viết chữ cho tử tế, một ư tứ có thể điền ra năm, bảy cách miễn là lời văn cho bóng bẩy mà ư tứ dù là cặn bă của Tống Nho cũng không cần ǵ. Cái thói trọng từ chương, ưa hư văn đă trở thành một thiên tính của dân tộc ta. Với cách giáo dục ấy, th́ dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhạt đi, huống ǵ những người tư chất tầm thường. Thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách vậy". (Đào Duy Anh – Chữ Nôm. NXB Khoa học Xă hội, 1975, tr. 260, chuyển từ cuốn "Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á", Vĩnh Sinh, tr. 159).
Tác hại của phong trào Khổng-giáo cách tân tại Việt Nam, đă dẫn tới sự tŕ trệ yếu kém của triều Nguyễn, và đó cũng là một nguyên nhân chính để phương Tây đô hộ. Nếu ôn lại Phật-giáo đời Lư Trần và những phê phán kịch liệt về Tống Nho của cụ Phan Chu Trinh và Đào Duy Anh, chúng ta sẽ thấy rơ luận điểm nói trên.
TƯ LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU:
1.The Buddhist Tradition-Buddhism in China, trg 224-225. The Modern Library.
2.Đông Kinh Nghĩa Thục – Nguyễn Hiến Lê, Lá Bối 1974 – chuyển dẫn từ "Việt Nam Phật-giáo Sử Luận", quyển III.
3.Báo Tiếng Chuông Sớm, số 9 ngày 12/10/1935 – chuyển dẫn từ "Việt Nam Phật-giáo Sử Luận".
4.Đào Duy Anh – "Chữ Nôm". NXB khoa học Xă Hội, 9175, trg 260. Chuyển dẫn từ cuốn "Việt Nam Và Nhật Bản Trong Thế Giới Đông Á", Vĩnh Sinh, trg 159.
5."Lịch Sử Phật-giáo Việt Nam" (Minh Chi, Hà Văn Tấn, Nguyễn Tài Thư, Viện Triết thuộc Ủy Ban Khoa Học Xă Hội xuất bản".
6."Lịch Sử Phật-giáo Việt Nam" của Lê Mạnh Thát, tập 1 và 2. NXB Thành Phố ***.
7."Buddhism in China" – G. Kenneth.
8.East Asia – The great tradition, Reischauer, trường Đại học Havard.
9."The Indianization of China" của Hồ Thích.
10."Nghiên Cư Mâu Tử" – Lê Mạnh Thát. Ban Tu Thư Vạn Hạnh năm 1986.
|