Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 393 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Tóm Tắc Quan Hệ Hoa Việt 7000 Năm Qua Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 1 of 22: Đă gửi: 20 March 2005 lúc 12:46am | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Phân tích trên các tài liệu về khảo cổ học, ngữ học, và nhân chủng học có thể đưa đến sự h́nh thành một giả thuyết rằng một đám dân nhỏ thuộc một dân tộc nói tiếng thuộc gia đ́nh Hoa Tạng ở phía nam Trung Quốc bây giờ, từ một vùng tiếp giáp văn hóa sau được đặc tên là Ḥa B́nh cách đây khoảng 7000 năm đi lên phía bắc dọc vùng Chia-ling-chiang, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên rồi vượt rặng Ch'in Ling để vào lưu vực sông Vị, phát triễn văn hóa Pan-P'o, một dạng của văn hóa Ngưỡng Thiều. Nhân thể của họ thuộc nhánh phương Đông của chủng Mông Cổ dọc bờ biển Thái B́nh Dương, với những nét đặc thù phương nam của họ như mũi rộng. Từ đây, cách đây khoảng 6000 năm, họ chia hai, một đi về phía tây đến thượng lưu sông Hoàng Hà thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay, một nhóm sau này được gọi là người Ch'iang hay Jung, một nhóm thành người Chu. Một nhánh đi về phía đông dọc theo sông Hoàng Hà, tiếp xúc ở phía tây của tỉnh Hà Nam hiện nay với cư dân của văn hóa Ch'in-Wang-Chai, đă di dân đến trước đó từ lưu vực vực ḷng chảo sông Hán. Đây là căn bản của dân tộc Hoa Hạ. Sự kết hợp này vẫn giữ ngôn ngữ hệ Hán Tạng, nhưng có vài nét khác.

Có lẽ nhóm ở lại bên này rặng Chia-Ling-Chiang sau này lập nên văn hóa Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên cách đây khoảng 5000 năm, với con người mũi rộng và mắt lồi.

Văn hóa Hemudu ở Triết Giang bây giờ có cách đây 7000 năm, do một dân tộc có nhân thể Mông Cổ lai Australoid. Văn hóa này có lẽ theo dân bắc tiến vào bán đảo Sơn Đông thành văn hóa Dawenkou của người Đông Di, với nhiều yếu tố Việt, cách đây hơn 6300 năm.
Cách đây khoảng 4500 năm, Hoa Hạ đánh thắng Đông Di tại Trác Lộc ở Hà Bắc, lập nên nhà Hạ ca. 2100-1800 B.C., nhưng không chiếm hết đất Đông Di được, rồi phải thiên đô về cơ sở của ḿnh ở Sơn Tây. Sau đó, Đông Di chiếm địa bàn của Hoa Hạ, lập nên nhà Thương 1700-1027 B.C.. Cương vực nhà Thương gồm các vùng văn hóa Hemudu, Dawenkou, và Ngưỡng Thiều. Những cuộc chiến tranh này có lư do chủng tộc, chứ không phải kinh tế, v́ dân số chưa khiến có nhân măn, phải đi chiếm đất. Bách Việt có lẽ có đánh nhau với Thương mạt, tức Ân, với anh hùng Phù Đổng, có lẽ tại vùng bắc Hồ Bắc. Sau đó, Chu đuổi Thương đi 1027 B.C. Tây Chu có khoảng 150 chư hầu.(Nhà Hạ và nhà Thương chắc c̣n có nhiều chư hầu hơn).
Qua nhà Đông Chu, vào đầu thời Xuân Thu, tiểu quốc Văn Lang được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7 B.C. Đến thời Chiến Quốc, U Việt làm bá chủ, chiếm Ngô, lên tới Sơn Đông, xuống tới Quảng Đông, dụ hàng Hùng Vương thất bại. Sau đó Sở chiếm U Việt, rồi Tần tóm thâu lục quốc, rồi chinh nam chinh bắc cùng lúc, với nữa triệu quân ở mặt trận phương nam. Tây Âu thắng Tần, có thể có trợ lực của nước Âu Lạc, lúc ấy do con vua nước Thục đă mất trước đó vào tay Tần khi Tần c̣n là chư hầu của Chu, tên là Phán vừa lật đổ Hùng Vương thứ 18, lănh đạo. Sau đó, Tần đổ, tướng biên cương Triệu Đà xưng đế, đánh Âu Lạc thất bại, dùng kế xui gia chiếm và sát nhập vào Nam Hải, tức Quảng Đông bây giờ, lập nước Nam Việt. Triệu Đà người của chư hầu Triệu của nhà Chu, tức thuộc dân tộc Hoa Hạ, nhưng đồng hóa với Bách Việt nên có thể được xem như vua của ta.

Theo:
1.     K Jettmar, The Origins of Chinese Civilization, trích theo T́m Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới của Khoa Học của Cung Đ́nh Thanh
2.     Wei Chu-Hsien, A Search for Remains of Prehistoric Civilization in South-East China
3.     Khuyết Danh, Đại Việt Sữ Lược
4.     Đặng Anh Tuấn, http://www.limsi.fr/Recherche/CIG/anglais.htm
5.     Ah Xiang, http://www.uglychinese.org/prehistory.htm (Ah Xiang là bí danh; người này sợ Trung Quốc truy lư lịch nên không dùng tên thật).


Sửa lại bởi Trọng Ca& : 20 March 2005 lúc 10:14pm


__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 2 of 22: Đă gửi: 24 March 2005 lúc 5:16am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Trọng Ca& đă viết:

Triệu Đà người của chư hầu Triệu của nhà Chu, tức thuộc dân tộc Hoa Hạ, nhưng đồng hóa với Bách Việt nên có thể được xem như vua của ta.


Đồng ư. Nguyễn Trăi viết "Từ Triệu Đinh Lí Trần ....".
Rất nhiều quí tộc hán đă bị việt hoá nhiều hay ít, hoặc mang tư tưởng "một cơi riêng nơi phương xa" trong 1000 năm Bắc thuộc. V́ vậy, tôi không nh́n nhận thạt sự có 1000 năm Bắc thuộc quá u tối.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 3 of 22: Đă gửi: 25 March 2005 lúc 7:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Đa số các "dị nhân phương bắc" di cư xuống thời Bắc Thuộc là từ các vùng Bách Việt, rất ít người Hoa Hạ, nếu có. Ví dụ: Mâu Bác, tác giả Lư Hoặc Luận, người Thương Ngô, tổ tiên nhà Hồ, nhà Trần có gốc Triết Giang, Phúc Kiến. (Ngay thời đó cũng đă có những người dị nhân phương nam lên bắc đóng góp như Khương Tăng Hội, một người tên là Hội, có cha người Khương, mẹ người Việt, làm tăng sĩ).
1000 năm Bắc Thuộc ta tranh đấu được tự trị rất nhiều, nhờ vậy giữ gốc văn hóa của ḿnh; nếu hoàn toàn lép vế th́ không chịu nỗi áp lực, và đă bỏ củ theo mới rồi.

__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 22: Đă gửi: 13 May 2005 lúc 7:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Trọng&Ca thân mến!

Sẽ không thể có một nền văn hoá như thế này:

Văn hóa Hemudu ở Triết Giang bây giờ có cách đây 7000 năm, do một dân tộc có nhân thể Mông Cổ lai Australoid. Văn hóa này có lẽ theo dân bắc tiến vào bán đảo Sơn Đông thành văn hóa Dawenkou của người Đông Di, với nhiều yếu tố Việt, cách đây hơn 6300 năm.
Cách đây khoảng 4500 năm, Hoa Hạ đánh thắng Đông Di tại Trác Lộc ở Hà Bắc, lập nên nhà Hạ ca. 2100-1800 B.C., nhưng không chiếm hết đất Đông Di được, rồi phải thiên đô về cơ sở của ḿnh ở Sơn Tây. Sau đó, Đông Di chiếm địa bàn của Hoa Hạ, lập nên nhà Thương 1700-1027 B.C.. Cương vực nhà Thương gồm các vùng văn hóa Hemudu, Dawenkou, và Ngưỡng Thiều. Những cuộc chiến tranh này có lư do chủng tộc, chứ không phải kinh tế, v́ dân số chưa khiến có nhân măn, phải đi chiếm đất. Bách Việt có lẽ có đánh nhau với Thương mạt, tức Ân, với anh hùng Phù Đổng, có lẽ tại vùng bắc Hồ Bắc. Sau đó, Chu đuổi Thương đi 1027 B.C. Tây Chu có khoảng 150 chư hầu.(Nhà Hạ và nhà Thương chắc c̣n có nhiều chư hầu hơn).


Nhưng phải gần 5000 năm sau nước Văn Lang mới lập quốc; như Trong&Ca viết:

Qua nhà Đông Chu, vào đầu thời Xuân Thu, tiểu quốc Văn Lang được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7 B.C.


Bởi vậy có sự liên hệ thiếu hợp lư
Giữa:

Bách Việt có lẽ có đánh nhau với Thương mạt, tức Ân, với anh hùng Phù Đổng, có lẽ tại vùng bắc Hồ Bắc. Sau đó, Chu đuổi Thương đi 1027 B.C.

,
tiểu quốc Văn Lang được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7 B.C.

Viết sử và nghiên cứu sử; phải rất thận trọng.
Người xưa có nói:
"Người hiền là rường cột của quốc gia; Sử là diển của quốc gia"
Hướng chi đây lại là cội nguồn dân tộc. Tôi hy vọng Trọng&Ca và các bạn trẻ nghiên cứu cổ sử Việt hăy thận trọng trước những ư kiến phủ nhận truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc. Tôi đang chứng minh đây là một quan điểm lịch sử sai lầm.

Chân t́nh tường sở ngộ

Thiên Sứ
-------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn



Sửa lại bởi ThienSu : 13 May 2005 lúc 7:47pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 5 of 22: Đă gửi: 14 May 2005 lúc 11:19am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Trọng Ca& đă viết:
... tổ tiên nhà Hồ, nhà Trần có gốc Triết Giang, Phúc Kiến...

     (Nếu ban quản trị nghĩ bài sau đây "quá chính trị", xin tự nhiên cắt bỏ).
     Ngay bây giờ, ở hoa lục người ta vẫn coi họ Trần là "họ của phương Nam". Nói đến họ Trần là vấn đề rất mẫn cảm. Các tài liệu tuyên truyền cho ư tưởng "Đài Loan là một phần của Trung Hoa" mà tôi được đọc hoặc không nói ǵ đến sự kiện họ Trần là họ đông nhất ở Đảo này (khoảng 10%), hoặc nói dối rằng 5 họ lớn nhất y hệt Hoa lục, và trong đó không có họ Trần.
     Một lần tôi sang Singapore cuối thập niên 90's, đọc báo tiếng Anh ở đó (Strait Times), cũng thấy viết thế trong phần "khảo cứu", dĩ nhiên để làm vui ḷng Hoa lục. Thế mới biết ngay cả các tài liệu "khảo cứu" cũng chưa chắc nên tin. Phải xem có ư đồ chính trị ǵ không đă.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 22: Đă gửi: 14 May 2005 lúc 12:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Khi Văn Lang sụp đổ và bị đô hộ trải hàng ngàn năm - tính đến thế kỷ 10 - th́ không có sự phân biệt người Việt ở Bắc VN và người Việt ở Nam Dương Tử. Họ Trần ở Nam Dương Tử có thể có gốc Việt. Bởi vậy một người Việt làm vua Việt ko có ǵ là lạ. Sau khi VN giành lại độc lập ở phần bắc Việt và Trung Việt hiện nay - cũng trải hơn 1000 năm (Tính từ thế kỷ 10) - phần người Việt ở Nam Dương Tử tiếp tục bị Hán hoá (1000 tiếp theo). Bởi vậy có sự cách biệt như ngày nay.
Người Dài Loan hiện đại ăn trầu c̣n nhiều hơn người Việt hiện nay. Đài Loan có vị trí vĩ tuyến ngang với Nam Động Đ́nh Hồ. Phần Nam Dương Tử của Trung Quốc bây giờ ko c̣n tục ăn trầu. Tục ăn trầu phổ biến ở Đài Loan và Việt Nam với khoảng cách ko gian là Nam Trung Hoa bây giờ; chỉ có thể giải thích bằng một bề dầy hàng ngàn năm trước đó của một nền văn hiến:
Bắc giáp Động Đ́nh Hồ; Tây giáp Ba Thục; nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông hải với 5000 năm văn hiến; th́ tục ăn trầu mới có thể ảnh hưởng tới thói quen của người Đài Loan đang ăn trầu như hiện nay.
Đây là vấn đề nghiên cứu khoa học; ko có chính trị trong các luận điểm này.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
---------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa

--------------------
Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa đă qua...Lê Thương. Ḥn Vọng Phu.

Sửa lại bởi ThienSu : 14 May 2005 lúc 12:27pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 7 of 22: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 7:09am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

ThienSu đă viết:

Tục ăn trầu phổ biến ở Đài Loan và Việt Nam với khoảng cách ko gian là Nam Trung Hoa bây giờ; chỉ có thể giải thích bằng một bề dầy hàng ngàn năm trước đó của một nền văn hiến:
Bắc giáp Động Đ́nh Hồ; Tây giáp Ba Thục; nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông hải với 5000 năm văn hiến; th́ tục ăn trầu mới có thể ảnh hưởng tới thói quen của người Đài Loan đang ăn trầu như hiện nay.


Tôi chưa đi sâu vào vấn đề nầy, nhưng không thể thấy một tập tục đồng nhất mà cho là "cùng một quốc gia".

Do đó, nếu như không gian của nước Lạc việt cổ không bao gồm đất Đài Loan hiện nay, hay không rộng như trong mô tả của huyền sử, th́ không có nghĩa là người Đài Loan không thể ăn trầu phổ biến.

Nếu lănh thổ của quốc gia của người Lạc Việt cổ không quá rộng như trên, th́ cũng không phải là tục ăn trầu ở đài Loan không thể tồn tại.

Trong văn hoá, có giao lưu văn hoá.
Biên giới Lănh thổ quốc gia (bao gồm cả lănh thổ quốc gia cổ của người Lạc Việt cũng thế thôi) không trùng lặp với Biên giới văn hoá.

Người Campuchea và người Thailand chắc có nhiều tập tục giống nhau, nhưng chưa bao giờ có một quốc gia bao trùm lên toàn bộ vùng lănh thổ Campuchea và Thailand hiện nay.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 22: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 10:50am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Ông Thienkhoitimvui thân mến!
Tôi thành thực chia buồn v́ kiến thức của ông. Ông phủ định th́ phải chứng minh chứ nhỉ!
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 9 of 22: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 11:23am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Tôi đă nói đấy thôi.

Phong tục giống nhau không nhất thiết là có cùng một cương vực quốc gia thời cổ.

Cho nên việc ngựi đài Loan ăn trầu th́ không thể là luận chứng thuyết phục rằng lănh thổ của quốc gia của người Lạc Việt bao gồm một cuơng vực quá rộng như trên.

Hiện nay trống đồng t́m thấy ở 1 vùng cực rộng, cũng t́m thấy ở các nước Đông Nam Á, nhưng không có nghĩa quốc gia của người lạc Việt (có nền văn hoá trống đồng) cũng bao gồm cả đất Đông Nam Á hiện nay.

Người Đài Loan ăn trầu phổ biến, người Lạc Việt cũng ăn trầu.

Điều đó chưa nói lên rằng quốc gia Lạc Việt cổ bao gồm cả hầu hết đất đai dân Bách Việt ở dưới sông Trường Giang.

Dân Việt ta ăn dưa muối, dân Hàn Quốc (cả Bắc Triều cũng ăn dưa muối) nhưng đó có phải luận cứ cho thấy đất của quốc gia của ng Lạc Việt bao gồm luôn đất Hàn Quốc và Bắc Triều?
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 10 of 22: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 11:26am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Dựa vào một tập tục, theo tôi rất lung lay. Như 300 năm sau sẽ c̣n một số dấu tích của các tiệm McDonald (phát xuất từ Mỹ) trên nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước này cùng gốc cả chăng?
     Dĩ nhiên không phải.
     Dựa vào ngôn ngữ cũng cần thận trọng, như tiếng Nhật ngày nay có đến 1/10 (nếu không hơn nữa) là mượn tiếng Anh. Sau này dựa vào đó mà bảo Anh và Nhật cùng gốc th́ đúng là ph́ cười vậy.
     Tóm lại, muốn luận ǵ th́ luận, phải xem có sự giao lưu không đă. Có giao lưu th́ sự tương tự chẳng nói cho ta biết ǵ về nguồn gốc của các nhóm người.
     Vài gịng đóng góp.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 11 of 22: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 11:43am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Tôi đă định dùng thí dụ này, nhưng v́ nó "mới" "hiện đại quá", nên nhiều người không "nghe" cho. Người ta sẽ nói do trào lưu, cũng như nhạc pop - rock bây giờ là toàn cầu vậy, ng ta nói do cái "thời hiện đại".

Nhưng, cũ hơn, cổ hơn, như truyện Tấm Cám hao hao giống truyện "Lọ Lem" ở Pháp, rất khó có thể nói người Pháp và Việt cùng nguồn gốc, cùng quốc gia cổ, và nói do ai học theo ai cũng khó thuyết phục các nhà folklore lắm.

Nói về ăn, ăn trầu, ăn dưa muối (Hàn gọi là Kim Chi), ăn cơm (gạo tẻ nấu ra) cũng thế thôi.

Thế giới đâu chỉ dân Lạc Việt ăn cơm?
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 12 of 22: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 7:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Thienkhoitimvui viết:

Tôi đă định dùng thí dụ này, nhưng v́ nó "mới" "hiện đại quá", nên nhiều người không "nghe" cho. Người ta sẽ nói do trào lưu, cũng như nhạc pop - rock bây giờ là toàn cầu vậy, ng ta nói do cái "thời hiện đại".

Nhưng, cũ hơn, cổ hơn, như truyện Tấm Cám hao hao giống truyện "Lọ Lem" ở Pháp, rất khó có thể nói người Pháp và Việt cùng nguồn gốc, cùng quốc gia cổ, và nói do ai học theo ai cũng khó thuyết phục các nhà folklore lắm.
Nói về ăn, ăn trầu, ăn dưa muối (Hàn gọi là Kim Chi), ăn cơm (gạo tẻ nấu ra) cũng thế thôi.
Thế giới đâu chỉ dân Lạc Việt ăn cơm?

Tôi xin lưu ư các quí vị quan tâm rằng:
Chuyện Tấm Cám và Lọ lem giống nhau cũng như rất nhiều truyện cổ tích của dân tộc Việt có những nội dung tương tự về h́nh thức giống một số chuyện của các dân tộc khác. Qúi vị có thể tham khảo "Kho tàng cổ tích Việt Nam" của cụ Nguyễn Đổng Chi; chuyện nào cũng có khảo dị.
Nhưng câu chuyện về mối quan hệ con người th́ v́ xuất phát từ các mối quanj hệ tương tự nên có thể xuất hiện những câu chuyện tương tự. C̣n việc ăn trầu là một trạng thái sinh hoạt cộng đồng rất đặc thù. Bởi vậy; sự xuất hiện hiện tượng ăn trầu phổ biến ở Đài Loan và Việt Nam hiện nay phải có một sự giải thích hợp lư của nó. Đó là:
Nền văn hoá Việt đă bao trùm miền Nam sông Dương Tử trên 2000 năm - từ 2879 trước CN đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trong Đài Loan có vĩ tuyến ngang Động Đ́nh Hồ). Vùng đất Việt Nam hiện nay dành lại độc lập từ 1000 năm trước nên vẫn giữ được tục ăn trầu. C̣n Đài Loan v́ nằm xa lục địa nên cũng c̣n giữ được tục ăn trầu sau gần 2000 năm Hán hoá!
Chính v́ bề dầy trải hàng ngàn năm đó - từ 2879 trước CN đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - nên đă tồn tại tục ăn trầu ở đây. C̣n nếu phủ nhân th́ phải chứng minh được rằng: Đài Loan ăn trầu là do nguyên nhân khác!

Nếu lấy hiện tượng ăn cơm phổ biến trên một vùng lục địa làm thí dụ về tính phổ biến và giống nhau về văn hoá của các dân tộc khác nhau; th́ tính văn hoá đặc thù của "Mỳ vằn thắn" và "văn hoá phở" giải thích thế nào nhỉ?

Quí vị quan tâm đến lịch sử văn hoá Việt lưu ư:

Có những lập luận có vẻ có tính hợp lư hinh thức; nhưng chúng hoàn toàn chủ quan (có mục đích hoặc không có mục đích) v́ tính cục bộ của cách giải thích hiện tượng so với tính phổ biến của các hiện tượng liên quan; hoặc ngược lại. Và sự mâu thuẫn của nó nằm trong sự tương quan giữa hiện tượng phổ bíên và cục bộ này. Lập luận của ông thienkhoitimvui ở trên là một ví dụ; khi ông ta so sánh giữa hiện tượng phổ biến: "ăn cơm" và cục bộ: "ăn trầu".


Thiên Sứ
-----------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Sửa lại bởi ThienSu : 15 May 2005 lúc 7:51pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
wzfj
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 16 May 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 13 of 22: Đă gửi: 16 May 2005 lúc 1:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn wzfj

Tục nhai trầu có khắp miền nam Á châu, từ Phi lật Tân qua đến Ấn độ . So với ĐNÁ, Ấn độ rất khác biệt (chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục ..) mà vẫn có tục nhai trầu .
VN nhai trầu, ĐL nhai trầu, và dùng điểm này để cho rằng cùng thuộc về nước Văn Lang cổ th́ thật là gượng ép .
Cây trầu cây cao có nguồn gốc từ bán đăo Mă lai .Người ĐL nói <pánh ḷn> cho thấy tục nhai trầu là do ảnh hưởng Mă lai <pinang> (cau),không phải từ VN
Xem xét sự việc nên khách quan, chứ nếu cứ lập luận, diễn giải theo <chủ quan> th́ đảm bảo ra ra kết quả như ư <ḿnh muốn> .
Quay trở về đầu Xem wzfj's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi wzfj
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 14 of 22: Đă gửi: 16 May 2005 lúc 5:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

wzfj đă viết:
...Cây trầu cây cao có nguồn gốc từ bán đăo Mă lai .Người ĐL nói <pánh ḷn> cho thấy tục nhai trầu là do ảnh hưởng Mă lai <pinang> (cau),không phải từ VN...


Dữ kiện này chưa chắc đúng, có thể ngược lại (và từ căn bản ngữ học tôi nghĩ ngược lại có cơ sở hơn, xem chú thích).
     Tuy nhiên, điểm chính yếu th́ tôi hoàn toàn đồng ư -cho tới khi ta chứng minh được là không có sự giao lưu- không thể dựa vào sự tương đồng của tập tục để kết luận một điều ǵ cả.
     Vài ḍng đóng góp.

Chú thích: Chữ "trầu cau" đi với tục lệ hôn nhân và lư do tại sao "tân lang" có lẽ là chữ nguyên thủy.
     Chữ Nho trầu cau là "tân lang", viết y hệt chữ "tân lang" có nghĩa chú rể, chỉ thêm bộ mộc phía trước. Cộng với tục lệ dùng trầu cau cưới hỏi khó là một sự trùng hợp t́nh cờ.
     Chữ "tân lang" tiếng quan thoại đọc là "pín lẻang", tiếng Đài Loan th́ như bạn đă viết (bản thân tôi không nhớ). Thiết nghĩ người Mă Lai nghe rồi đọc trại thành "pinang" có lư hơn là trường hợp ngược lại; bởi nếu trường hợp ngược lại đúng, rất khó giải thích tại sao trầu cau ứng với tục cưới hỏi ngay ở Đài Loan (theo chỗ tôi biết hiện nay ở Đài Nam vẫn c̣n lệ này).
     
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 15 of 22: Đă gửi: 16 May 2005 lúc 6:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn wzfj viết:

Tục nhai trầu có khắp miền nam Á châu, từ Phi lật Tân qua đến Ấn độ . So với ĐNÁ, Ấn độ rất khác biệt (chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục ..) mà vẫn có tục nhai trầu .
VN nhai trầu, ĐL nhai trầu, và dùng điểm này để cho rằng cùng thuộc về nước Văn Lang cổ th́ thật là gượng ép .
Cây trầu cây cao có nguồn gốc từ bán đăo Mă lai .Người ĐL nói <pánh ḷn> cho thấy tục nhai trầu là do ảnh hưởng Mă lai <pinang> (cau),không phải từ VN
Xem xét sự việc nên khách quan, chứ nếu cứ lập luận, diễn giải theo <chủ quan> th́ đảm bảo ra ra kết quả như ư <ḿnh muốn> .


Về hiện tượng th́ có nhiều nơi nhai trầu đúng như bạn nói. Nhưng về nguồn gốc th́ ở đâu?
Tôi đă chứng tỏ nó thuộc về quốc gia Văn Lang của người Lạc Việt với bề dày gần 5000 văn hiến.
Bởi mấy điểm chính sau đây:

# Người Việt không chỉ ăn trầu mà c̣n là dân tộc duy nhất dùng trầu cau như là một nghi lễ không thể thiếu khi mở đầu cuộc sống lứa đôi và quan hệ. Bác VDTT viết:
Chú thích: Chữ "trầu cau" đi với tục lệ hôn nhân và lư do tại sao "tân lang" có lẽ là chữ nguyên thủy.
     Chữ Nho trầu cau là "tân lang", viết y hệt chữ "tân lang" có nghĩa chú rể, chỉ thêm bộ mộc phía trước. Cộng với tục lệ dùng trầu cau cưới hỏi khó là một sự trùng hợp t́nh cờ.
Chữ "tân lang" tiếng quan thoại đọc là "pín lẻang", tiếng Đài Loan th́ như bạn đă viết (bản thân tôi không nhớ). Thiết nghĩ người Mă Lai nghe rồi đọc trại thành "pinang" có lư hơn là trường hợp ngược lại; bởi nếu trường hợp ngược lại đúng, rất khó giải thích tại sao trầu cau ứng với tục cưới hỏi ngay ở Đài Loan (theo chỗ tôi biết hiện nay ở Đài Nam vẫn c̣n lệ này).


# Người Việt có hẳn một huyền thoại khẳng định nguồn gốc của tục ăn trầu với sự hiện diện của vua Hùng từ thời cổ đại (Thời Hùng Vương thứ III). Cho đến thể kư thứ 10 sau CN ; tục ăn trầu vẫn c̣n rất phổ biến ở miền nam sông Dương Tử. Bởi vậy; nó không thể do nguồn gốc từ Mă Lai ảnh hưởng đến văn hoá Hán (V́ lúc này Nam Dương Tử và Việt Nam hiện nay vẫn c̣n dưới sự thống trị của Đế chế Hán).

# Hiện tượng ăn trầu phổ biến ở các vùng không thuộc lănh thổ quốc gia Văn Lang cũ như bạn nói: Phi Luật Tân...có thể giải thích là do khi Văn Lang sụp đổ; những người dân nước này đă di cư sang những địa danh trên. Do đó họ đă du nhập tục ăn trầu trải hàng ngàn năm đến các nước này. Không những chỉ tục ăn trầu mà ở các địa danh này c̣n t́m thấy cả trống đồng. Những người dân Văn Lang này (không hẳn là người Kinh) bị đồng hoá với dân bản địa.

Tóm lại; Tục ăn trầu có nguồn gốc từ người Lạc Việt từ hàng ngàn năm trước. Chính bề dày của nó nên c̣n lưu lại sau hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử. Sự giải thích không chỉ hợp lư với chính nó mà c̣n với hầu hết những vấn đề liên quan đến lịch sử văn hoá Việt và khu vực. Kể cà sự huyễn ảo trong các môn ứng dụng của lư số Đông phương - vốn rất huyền bí trong tri thức nhân loại hiện đại.

Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 16 May 2005 lúc 6:50pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 16 of 22: Đă gửi: 16 May 2005 lúc 9:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&


Ở đây http://www.viethoc.org/phorum/read.php?f=10&i=700&t=700
có bàn về đề tài liên hệ.


__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 17 of 22: Đă gửi: 17 May 2005 lúc 10:19am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Trong&Ca thân mến

bạn có thể chép lại bài viết bên Việt học lên đây để chúng ta cùng tham khảo không?
Rất cảm ơn sự quan tâm của bạn.

Thiên Sứ
-----------------
PS: Tôi rất dở về vi tính. Nhưng cũng cố gắng thử vào xem.
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 18 of 22: Đă gửi: 17 May 2005 lúc 5:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Thưa bạn Thiên Sứ,
Đây là bài ấy, tôi chép lại nguyên đối thoại:
Mến,
Nguyễn Trọng Cảm

Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: aa (---.socal.rr.com)
Date:   09-15-03 18:00

chào các bạn, cho ḿnh hỏi thật sự th́ quốc hiệu "Văn Lang" của nước ta ư nghĩa là ǵ vậy ?? Ḿ`nh xin trích một đoạn từ một website khi họ giải thích về hai chữ Van Lang sau đây

"Historians have identified the connection between Van Lang and the word vlang (or blang), a large bird in the Austro-Asiatic Viet language. Furthermore, the Hung kings also chose a heron, an aquatic bird, as the totem of Van Lang."

http://www.viettouch.com/pre-hist/dongson_drums.html

Reply To This Message

Re: Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: trinh (---.Fullerton.EDU)
Date:   10-03-03 08:39

aa,

nếu bạn hỏi quốc hiệu "Trung Quốc" của người Tàu nghĩa là ǵ th́ mấy người VN sẽ trả lời được ngay chứ bạn hỏi quốc hiệu "Văn Lang" của chính người Việt th́ tôi nghĩ không người Việt nào có thể trả lời được đâu ;)

ps: theo tôi nghĩa th́ tổ tiên của ta từ lúc sơ khai không thể nào lại đi dùng từ ngữ của thằng Tàu mà đặt quốc hiệu đâu; 2 chữ " van lang" chắc chắn phải là từ ngữ của hệ Austroasiatic; chứ không phải từ tiếng tàu mà ra!

Reply To This Message

Ai mà hiểu được Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"?
Author: AnhMỹ Trần (---.75.115.138.Dial1.Stamford1.Level3.net)
Date:   10-05-03 17:46

Ư kiến bạn Trinh rất hay . Dân Việt có từ khi chưa có chữ Tàu, và Tàu Ta chưa biết nhau, th́ ngôn ngữ Ta là của dân ta, phải come back to the past mới hiểu được đầu đuôi chứ .

Reply To This Message

Re: Ai mà hiểu được Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"?
Author: aa (---.cable.mindspring.com)
Date:   10-07-03 19:25

theo tôi nghĩ th́ quốc hiệu thiệt sự chắc phải là "Vlan lang", c̣n chữ "Văn Lang" là do người Tàu họ phiên âm ra để họ đọc thôi! Cứ nh́n vào cách phiên âm "Gia Nă Đại" của người Tàu từ chữ "Canada" th́ cũng thấy phần nào rồi Cá nhân tôi cũng tin chữ "Yue" của người Tàu là họ phiên âm từ chữ "Việt" mà ra chứ không phải chữ "Việt" là từ ngữ của Tàu ǵ cả!

Reply To This Message

Re: Ai mà hiểu được Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"?
Author: aa (---.cable.mindspring.com)
Date:   10-09-03 21:46

có người VN nào biết được ư nghĩa thật sự của quốc hiệu "Văn Lang" là ǵ không vậy ? Nếu bạn nào biết xin cho tôi câu trả lời; xin cám ơn trước!

Reply To This Message

Re: Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: Pham chanh trung (localhost)
Date:   05-10-04 01:16

Việt sử lược (thế kỷ 13 AD) không biết dựa vào nguồn nào cho biết vào cuối đời Trang Vương nhà Chu (681-660 BC) ở bộ Gia Ninh có một '' DỊ NHÂN" (tôi xin nhấn mạnh) dùng "pháp thuật" áp chế các bộ lạc khác và xưng là Hùng Vương, đóng đô ở bộ Văn Lang, đặt tên nước là Văn Lang.

Khảo cổ học (và ngôn ngử học lịch sử) cho biết vào khoảng 600-500 năm trước CN một đợt di dân của người Nam Đảo (Austronesian) không biết từ đâu đổ bộ vào vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay (có thể họ là chủ nhân của văn hóa Hoa Lộc, Bàu Tró và Đông Sơn sau này). Những người đến sau này tất nhiên so với dân bản địa th́ là DỊ NHÂN. Họ có thể đă "áp chế" các bộ lạc bản địa (bắt làm nô lệ) và thủ lĩnh của họ, sau khi chinh phục hết các vùng lănh thổ của dân bản địa (có thể thuộc tộc người Khmu chuyên ăn thịt chó- nói tiếng Môn-Khmer), đă chia đất đai chiếm được cho anh em ḍng họ, có thể đó là khởi đầu cho chế độ các LẠC, mà đứng đầu một Lạc là Lạc Tướng. Thủ lĩnh của các Lạc này, theo tôi, tự xưng là Lạc Long.

Nếu dựa trên giả thuyết lănh đạo (chứ không phải tất cả dân chúng) của Văn Lang nói một thứ tiếng Nam Đảo, tiếng của các Dị nhân (foreigners?), th́ có thể hầu như giải thích được các tên cổ. Tôi căn cứ vào tự điển Bahasa Indonesia-Enghish (Kamus- xuất bản năm 1998 tại Jakarta, tôi mua tại Denpasar năm 2001 với giá 5 USD) để giả định rằng :

LẠC là từ tiếng Nam Đảo, gần với tiếng Indonesia trong Kamus nói trên là LUHAK hay LUAK, có nghĩa là "district" (quận hay huyện)

LẠC TƯỚNG là LUAK UNDANG ( co nghĩa là district chief, chữ Undang c̣n có nghĩa là người ban bố pháp luật- law giver)

(hiện nay , năm 2004, tại bang Negeri Sembilang, Malaysia vẫn c̣n có các Luak Undang này -xem website của NEGERI SEMBILANG)

LẠC LONG, theo tôi có nghĩa là thủ lĩnh tối cao của các Lạc, tương đương tiếng Indo là LUHAK LUHUNG ( Luak Lung); Luhung theo giải thích trong Kamus la "supreme dignity; noblest title).

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến mấy lần rồi ? Một sự "na ná" về âm (và nghĩa)?diễn ra có quy luật (Luhak và Lạc; luhung và long ?) ?

Thế th́, theo tôi, ông Lạc Long (mà sau này các nhà Nho VN chứ không phải nhà nho Tàu ghi là Lạc Long quân -vua lạc Long) phải gọi "nước" của ông bằng thứ tiếng của ông. Vậy Văn Lang là ǵ? Theo tôi đó là PINANG là CÂY CAU (tiếng Tàu phiên là BINNANG -tân lang)

Thế tại sao không Tân lang mà là Văn Lang? Hai âm b và v đều là âm môi (labial) nên rất gần nhaụ .Chữ Văn trong Văn Lang cũng có âm BIN (xem tự điển Trung Quốc) mà người Nhật đọc là BUN (BUNKA-văn hóa) (có thể đọc là MIN nữa, người Quảng Đông là MAL).

Vậy bộ lạc của ông LUHAK LUHUNG tên là PINANG, tức là bộ lạc cây cau, dùng làm tên nước luôn (ông Lạc Long làm vua nhưng chỉ có quyền sở hữu trên lănh thổ riêng là LUHAK PINANG của ông thôi).

Theo tôi th́ bộ lạc PINANG này không phải ở Gia Ninh (Phú Thọ ngày nay) mà ở vùng Nghệ An-Hà Tĩnh, nơi mà ông ta đă chiếm lĩnh đầu tiên. Sau này ông mới di cư ra vùng Gia Ninh. Bộ lạc PINANG vẫn ở lại Nghệ An rồi sau này bị các Lạc khác dồn vào phía trong, để sau này khi nước Linyi (Lâm Ấp) thành lập vào năm 192 AD th́ nó trở thành một bộ tộc chủ yếu của nước này, vẫn lấy tên là bộ lạc Cây cau, nhưng viết bằng chữ Sankrit là NARILEKA VAMSA (vưong quốc Cay cau) (bộ tộc kia là bộ tộc Cây Dừạ) trên bia Đông Yên Châu (thế kỷ 5 AD)

(Nói thêm là truyền thuyết Nhật Bản cho rằng Thần Vũ Thiên Hoàng -Jimmu Tenno thành lập nước Nhật vào năm 660 BC, trùng khít (ngẫu nhiên) với "nước" Văn Lang, và quư tộc Nhật đều ăn trầu, nhuộm răng đen, xâm ḿnh...)

Tạm dừng ở đây, có th́ giờ sẽ viết tiếp. Mong nhận được phê b́nh.

Reply To This Message

Re: Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: Nguyễn Trọng Cảm (---.dsl.sndg02.pacbell.net)
Date:   05-03-05 16:42

Theo B́nh Nguyên Lộc, Văn Lang là một loại cau có sọc trắng. Ông ta nghe các cụ ở miền nam nói như vậy. Có thể các cụ này vừa biết âm Quan Thoại của hai từ Văn Lang, vừa biết tiếng Mă Lai, v́ ở miền nam xưa có nhiều ảnh hưỡng Mă Lai trong ngôn ngữ, nên hiểu ra được nghĩa của từ Văn Lang chăng?

Reply To This Message

Re: Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: To� n (---.sympatico.ca)
Date:   05-03-05 17:38

"檳榔tân lang", Quan Thoại (pinyin) Bin1 Lang2 Quảng Đông Bún(đọc như Bánh) Lọng, là loại cau Arecae và phiên âm từ tiếng Mă Lai mà ra !
Âm Việt cổ "b" cũng có trường hợp chuyển thành "v" như ngày nay !

Reply To This Message

Re: Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: Nguyễn Trọng Cảm (---.dsl.sndg02.pacbell.net)
Date:   05-04-05 16:57

Cám ơn anh Toàn.
"Miếng trầu là đầu câu chuyện. " Đây là một câu gồm toàn từ nôm. Trầu đi với cau. Ở Đài Loan, có loại cau nhỏ, rất được chuộng, bán ngoài đường rất nhiều, cách một hai ngả tư là có, như các quầy bán thuốc lá lẽ ở Việt Nam. Và người dùng gồm thanh niên, chứ không chỉ ông bà già. Đất nước đó xưa không tên là Văn Lang th́ chắc cũng trồng và dùng văn lang tràn lan đấy. Và lại nói một thứ tiếng thuộc hệ Nam Đảo, giống như như tiếng Mă Lá Á ngày nay --và biết đâu như cả tiếng dân Lạc Việt xưa. Chữ Lạc được dùng để chỉ dân Thất Mân, tức dân gần với dân Đài Loan. Tôi không biết từ Mân Việt dùng từ Việt với bộ Vượt hay không (tôi cài bộ chữ Hán vào máy chưa được), nhưng trên một chút, tên nước U Việt củ được viết bằng bộ Vượt. Dân Lạc Việt dùng từ Việt với bộ Vượt, khác với dân Âu Việt với bộ Mễ/Nguyệt, mặc dù từ Lạc trong từ Lạc Việt được viết, ngoài với bộ Mă như trong từ Lạc chỉ dân Thất Mân, c̣n bằng hai bộ Trăi như để chỉ người Tam Hàn, và bộ Chuy như để chỉ người Khuyển Nhung. (1) Các loại dân này được các nhà nghiên cứu Liên Xô củ xác định là cùng gốc phương nam (2).
Tôi nghĩ có khả năng các dân Lạc với bộ Mă và bộ Trăi, Việt với bộ Vượt, là các dân nói các thứ tiếng thuộc họ Nam Đảo (gọi là Nam nhưng Đông Di cũng thuộc về họ này), các dân Việt với bộ Mễ nói các thứ tiếng thuộc họ Tai-Kadai, các dân Lạc với bộ Chuy nói các thứ tiếng thuộc họ Nam Á. Xem ra người Hoa xưa đặc tên cho các dân ngoại tộc có ư tứ lắm, và chúng ta có thể dùng các tên này để kiểm chứng các giả thuyết bắt nguồn từ các khám phá hôm nay của khoa học. Theo ngôn ngữ học, đại gia đ́nh Austric tách ra thành các hệ trên khoảng 8000 năm trước đây, tức trước khi Hoa tộc thành h́nh và tiếp xúc với các dân trên.
1. B́nh Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mă Lai của Dân Tộc Việt Nam, nhà xuất bàn Bách Bộc, Sài G̣n, 1971.
2. Karl Jettmar, The Origins of Chinese Civilization: Soviet Views, Part two, Cultures and Peoples, The Origins of Chinese Civilization, Unviversity of
California Prss, Berkeley and Los Angeles, 217-236, 1983.

Reply To This Message

Re: Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: To� n (---.sympatico.ca)
Date:   05-04-05 18:03

Bạn Nguyễn Trọng Cảm viết:
>không biết từ Mân Việt dùng từ Việt với bộ Vượt hay không
"Mân Việt閩越", chữ Việt dùng bộ "tẩu走", tức chữ "Việt(vượt)越" này !

Reply To This Message

Re: Ư nghĩa thật sự của hai chữ "Văn Lang"??????
Author: Lê Việt (syd_ca01)
Date:   05-06-05 07:03

Tôi thấy việc t́m hiểu lịch sử qua phương tiện ngôn ngữ thật hấp dẫn nhưng ít dẫn đến những kết quả thật chắc chắn. Từ trước tới giờ có lẽ chúng ta chỉ có đồng thuận một cách rất tương đối với từ "Lạc". C̣n vô số những từ khác trong các văn bản Hoa-Việt th́ nguồn gốc và ư nghĩa vẫn chưa rơ ràng và có quá nhiều giả thiết hoàn toàn trái ngược nhaụ Có lẽ do ngôn ngữ nguyên thủy của người Việt đă bị che lấp hoàn toàn qua 2000 năm tiếp xúc với người Hoa, đọc và viết ngôn ngữ của ḿnh theo cách của người Hoa. Hướng nghiên cứu dựa vào ngôn ngữ các sắc dân thiểu số vốn gần với tiếng Việt nguyên thủy và không bị ảnh hưởng bởi Hoa ngữ và dựa vào cách viết và phát âm Hoa ngữ nguyên thủy có lẽ là cách duy nhất để truy tầm nguồn gốc Việt ngữ. Đọc tự diển của người Anh thấy từ nào họ cũng có phần origin có vẻ rất quyết đoán chứ không phỏng đoán như chúng ta hiện tạị Có thể đó là kết quả nghiên cứu hàng trăm năm của họ. Tôi không biết ở VN có cơ quan nào làm những việc này chưa? Nếu chưa có th́ có lẽ đó là một việc cần làm ngay để chúng ta sớm có một ngôn ngữ dù vay mượn nhiều nhưng rơ ràng và chuẩn xác. Hơn nữa những nghiên cứu đó sẽ đóng góp rất nhiều vào việc t́m hiểu lịch sử, t́m hiểu văn minh tinh thần của cổ nhân bên cạnh nền văn minh vật chất rạng rỡ đă và đang được chứng minh qua các phương tiện khảo cổ.


__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
havanphu
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 April 2007
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 4
Msg 19 of 22: Đă gửi: 20 May 2007 lúc 5:28am | Đă lưu IP Trích dẫn havanphu

em bít một điều chắc chắn rằng bọn tàu luôn muốn ăn thịt Việt Nam ḿnh

__________________
hvp
Quay trở về đầu Xem havanphu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi havanphu
 
anhduc31287
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 March 2007
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 18
Msg 20 of 22: Đă gửi: 23 May 2007 lúc 1:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn anhduc31287

ĐÚNG ĐÓ BẠN

 ÔI HOÀNG SA ĐÂU RỒI

TRƯỜNG SA LIỆU C̉N DC BAO LÂU ĐÂY



__________________
NGHÈO NHẤT FORUM
Quay trở về đầu Xem anhduc31287's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhduc31287
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.9204 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO