Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 241 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Chữ Nôm Một di sản văn hoá dân tộc Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 1 of 22: Đă gửi: 11 April 2005 lúc 9:21am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Việt Nam cũng như các nước, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc qua giao lưu đă chịu ảnh hưởng văn hoá Hán của Trung Quốc và đă sử dụng chữ Hán trong một thời gian nhất định. Ở Việt Nam, chữ Hán có mặt từ rất sớm, có thể kể từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sau này, đến hết thời kỳ “Bắc thuộc”, thời kỳ đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc (thế kỷ I - X) chữ Hán tiếp tục phát triển. Từ năm 939 trở về sau, Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán vẫn được thịnh hành và khẳng định vị trí quan trọng của nó trong đời sống chính trị, văn hoá, xă hội của người Việt. Chữ Hán trở thành một phương tiện quan trọng để nâng cao dân trí, thi cử, đào tạo nhân tài và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam.

Từ chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm, được sử dụng và phát triển trong đời sống văn hoá của người Việt. Xét về mặt vị trí, th́ chữ Hán được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng, được xem là văn tự chính thống của quốc gia. C̣n chữ Nôm chủ yếu được phát triển trong sáng tác văn học, tuy nhiên cũng có những triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng chữ Nôm, như triều Tây Sơn (1788-1802).

Chữ Nôm ra đời có ư nghĩa hết sức lớn lao, đánh dấu bước phát triển của nền văn hoá dân tộc, ư thức tự cường và khẳng định vai tṛ địa vị của tiếng Việt. Như mọi người đều biết, tiếng Việt của chúng ta rất giàu h́nh ảnh, là tiếng nói của nhân dân, là lời văn trong sáng của các nhà ngoại giao và là ngôn ngữ cảm xúc văn học trong các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn và là kho tàng ca dao trong sáng tác văn học dân gian. Tiếng Việt của chúng ta giàu t́nh cảm, nhiều màu sắc và âm điệu, phản ánh tâm hồn trong sáng và cốt cách vĩ đại của nhân dân Việt Nam trải hàng ngàn năm lịch sử.

Có nhiều học giả trong và ngoài nước đă đi sâu t́m hiểu về sự ra đời của chữ Nôm và có nhiều ư kiến khác nhau: Lê Dư và GS. Nguyễn Đổng Chi đă căn cứ vào ư “Sĩ Vương bắt đầu lấy chữ Hán để dịch ra tiếng ta” của Nguyễn Văn San trong Đại Nam quốc ngữ, để đưa ra nhận định cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II) (1). Nguyễn Văn Tố th́ dựa vào chữ “Bố Cái”, mà nhân dân suy tôn Phùng Hưng là “Bố Cái đại vương” để cho rằng chữ Nôm có từ cuối thế kỷ thứ VIII (2). Học giả Trần Văn Giáp đă căn cứ vào chữ “Cồ” trong Quốc hiệu “Đại Cồ Việt”, để cho rằng chữ Nôm có từ thời nhà Đinh(3). Trần Huy Bá dựa vào chữ “Ông Hà” khắc trên chuông Vân Bản tự chung minh t́m được ở Đồ Sơn có niên đại năm 1076, để cho rằng chữ Nôm có từ thời nhà Lư(4). Hai nhà nghiên cứu, là GS. Nguyễn Tài Cẩn và GS. Lê Văn Quán đă căn cứ vào mặt thanh mẫu, vận mẫu để chứng minh chữ Nôm không thể có từ thời Sĩ Nhiếp(5) mà xuất hiện sau thời Đường Tống(6). GS. Đào Duy Anh cho rằng: do yêu cầu mới của xă hội từ sau cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh, Lê và đầu Lư, chữ Nôm đă xuất hiện(7).

Bắt đầu từ thời nhà Lư, chúng ta thấy trong các văn bia hiện c̣n lưu giữ được, xuất hiện những chữ Nôm ghi tên đất và tên người, như văn bia: Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí (niên đại 1173) có các chữ:: “Bà Cảm, đầu đ́nh, cửa ngơ, bến sông”; văn bia Chúc Thánh Báo Ân tự bi (niên đại 1185-1214) có các chữ: “Bà Đỗ, đồng Mộc”; văn bia Báo ân thiền tự bi kư (niên đại 1210) có các chữ” “đồng Hấp, đồng Chài, đồng Nhe”. Những chữ Nôm khắc trên các văn bia thời Lư là sản phẩm của giai đoạn đầu trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của chữ Nôm trong các văn bản và làm tiền đề tạo nên văn học chữ Nôm ở Việt Nam sau này.

Chữ Nôm ra đời, đă đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hoá dân tộc, giai đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất. Ở thời nhà Lư, chỉ đơn thuần là những chữ xuất hiện trong các văn bản; nhưng sang thời nhà Trần th́ phát triển thịnh hành và bắt đầu dùng trong ghi chép trước thuật để tạo nên văn học chữ Nôm, một di sản văn hoá thành văn của người Việt.

Thời Trần, theo các tài liệu đă công bố, chúng ta c̣n lưu giữ được một số văn bản được coi là văn học chữ Nôm ở vào thời kỳ này. Trước hết phải kể đến Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của vua Trần Nhân Tông (1258-1308), tổ thứ nhất của phái Thiền tông Trúc Lâm; tiếp đến là Hoa Yên tự phú của Lư Đạo Tái (1254-1334), đạo hiệu là Huyền Quang, tổ thứ ba của phái Thiền tông Trúc Lâm và Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi (thế kỷ XIV). Bốn bài phú này, hiện c̣n được ghi chép trong sách Thiền tông bản hạnh.

Ngoài ra, các bộ sử lớn của Việt Nam, như Đại Việt sử kư tiền biên (q.5, t.37) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (q.7, t.26) đều ghi: “Mùa thu tháng 8 năm Nhâm Ngọ niên hiệu Thiên Bảo thứ 4 (1282), có cá sấu đến sông Lô, Vua sai quan Thượng thư Bộ H́nh là Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu tự bỏ đi. Vua cho việc ấy giống việc làm Hàn Dũ (đời nhà Đường) nên ban cho ông họ Hàn Thuyên giỏi thơ phú quốc ngữ, nhiều người bắt chước làm. Nay gọi thơ quốc âm là Hàn luật bắt đầu từ đây”. Rất tiếc bài văn của Nguyễn (Hàn) Thuyên đă bị thất truyền, c̣n tập thơ của ông là Phi sa tập (cũng đă thất truyền), nhưng theo Phan Huy Chú ghi trong Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) th́ “Tập này có nhiều thơ quốc âm”. Như vậy, theo các tư liệu lịch sử th́ Nguyễn (Hàn) Thuyên là người giỏi về văn và thơ Nôm, rất tiếc các tác phẩm của ông hiện không c̣n. Căn cứ vào ghi chép của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí th́ Chu Văn An (?-1370) có Tiều ẩn quốc ngữ thi tập (đă bị thất truyền), sau này các nhà nghiên cứu cho rằng có thể trong tập thơ này có thơ chữ Nôm. Theo Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, q.7,t.44) th́ Nguyễn Sĩ Cố (thế kỷ XIV) cũng giỏi làm văn thơ quốc âm, để cho mọi người theo; và cũng theo Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, q.11,t.3 và t.22) có chép việc Hồ Quí Ly (cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV) có làm thơ quốc âm để tặng vua Trần Nghệ Tông và dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra quốc ngữ để dạy cho các quan gia (nhưng đều thất truyền). Theo Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử th́ Hồ Tông Thốc (thế kỷ XIV) có soạn cuốn Phú học chỉ nam và Nguyễn Phi Khanh (1355-1428) cùng nhiều nho sĩ có làm bài phú Con ngựa lá.

Nh́n chung, tác phẩm văn học chữ Nôm thời Trần truyền lại đến nay không được nhiều; những tác phẩm này tuy thuộc thời Trần, nhưng chắc chắn đă được người đời sau sửa chữa, thay đổi, vấn đề giám định văn bản vẫn đang được đặt ra cho giới Hán Nôm học. Nhưng đây là những văn bản có giá trị giúp chúng ta t́m hiểu về sự h́nh thành văn Nôm (đặc biệt là văn Nôm biền ngẫu) nói riêng và văn học chữ Nôm thời Trần nói chung. Các tác gia văn học thời Trần đă tạo nền móng cho việc sáng tác văn học bằng ngôn ngữ dân tộc. Đây là sự khởi đầu, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nở rộ những tác phẩm văn học chữ Nôm các thế kỷ tiếp theo.

Thời Lê, vào thế kỷ XV, nền văn học của nước Đại Việt phản ánh tinh thần của một dân tộc đă cường thịnh, với nhiều tác phẩm văn học rất có giá trị về nội dung và thể loại; trong xu hướng phát triển chung của lịch sử, văn học chữ Nôm thời kỳ này đạt được những thành tựu nhất định. Những tác phẩm thơ Nôm điển h́nh của thời kỳ này, trước hết phải nói đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trăi (1380-1442), với tập thơ quốc âm gồm 254 bài thơ Nôm, Nguyễn Trăi được đánh giá là một trong những tác giả làm thơ Nôm hay nhất trong lịch sử văn học chữ Nôm; tiếp đến là Hồng Đức quốc âm thi tập, trong đó Lê Thánh Tông có 128 bài và sau này người ta sưu tầm các bài thơ Nôm xướng hoạ của các tác giả khác trong Hội Tao đàn, tạo thành tập thơ quốc âm với khoảng 328 bài thơ Nôm. Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập nói lên sức sống mănh liệt, một bước tiến mới của ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn học và khẳng định vai tṛ của văn học chữ Nôm trong văn học Việt Nam thế kỷ XV. Ngoài ra c̣n có các tác phẩm, như Thập giới cô hồn quốc ngữ văn chép trong Thiên Nam dư hạ tập tương truyền là của Lê Thánh Tông, Kim lăng kư và Phan Trần tương truyền là của Đỗ Cận (Thế kỷ XV), Hồng Châu quốc ngữ thi tập của Lương Như Hộc (Thế kỷ XV); rất tiếc, những tác phẩm này tác phẩm đă thất truyền và có tác phẩm c̣n được lưu truyền.

T́nh h́nh văn bản các tác phẩm viết bằng chữ Nôm thế kỷ XV, tuy c̣n nhiều vấn đề cần xem xét, nhưng những tác phẩm c̣n lại đến hôm nay thể hiện sức sống, âm hưởng cảm xúc của ngôn ngữ dân tộc, tinh thần sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ nhà văn, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển văn học chữ Nôm.

Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX, trải qua các triều đại phong kiến: Mạc-Lê Trung hưng-Tây Sơn và Nguyễn, t́nh h́nh chính trị, văn hoá, xă hội có nhiều biến đổi lớn lao. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam phát triển lúc thịnh lúc suy, nhưng văn học Việt Nam nói chung và văn học chữ Nôm nói riêng lại có sự phát triển toàn diện. Nhiều điểm mới trong sáng tác văn học nghệ thuật được h́nh thành về giá trị nội dung và h́nh thức nghệ thuật. Văn học chữ Nôm phát triển về chất lượng nội dung và số lượng tác phẩm. Nhiều tác phẩm văn thơ Nôm có tư tưởng tiến bộ, thể hiện nhận thức và quan điểm ngoài khuôn khổ đạo lư chính thống của nhà nước phong kiến. Bên cạnh sự tiến bộ về giá trị nội dung tác phẩm, văn học chữ Nôm c̣n có sự phát triển về h́nh thức nghệ thuật biểu hiện. Khi đánh giá về đặc điểm thể loại văn học chữ Nôm, GS. Bùi Duy Tân nhận xét “Sáng tạo về mặt thể loại chỉ có thể t́m thấy ở văn học chữ Nôm, cả quá tŕnh Việt hoá và quá tŕnh dân tộc hoá”(8). Điều này đă được thể hiện rất rơ về sự h́nh thành và phát triển thành phần thể loại của văn học chữ Nôm từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX.

Về biền văn Nôm, tiếp nối thành tựu từ thời Trần, biền văn Nôm giai đoạn này phát triển ngày càng nhiều về số lượng, như Phụng thành xuân sắc phú của Nguyễn Giản Thanh (1482-?); Cung trung bảo huấn của Bùi Vịnh (1508-1545), Tịch cư ninh thể phú và Đại đồng phong cảnh phú của Nguyễn Hăng (thế kỷ XVI); Huyền Quang cho vang một cung nữ của Nguyễn Thế Nghi (thế kỷ XVI), Phạm Lăi đi chơi Ngũ Hồ của Vũ Duy Đoán (1621-1688), Ngă ba Hạc phú và Giai cảnh hứng t́nh của Nguyễn Bá Lân (1701-1785), Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng (?-1808), Chiến tụng Tây Hồ của Phạm Thái (1777-1813), v.v.. Nhiều kịch bản tuồng viết chữ Nôm theo lối văn biền ngẫu (có xen chữ Hán) đă ra đời trong giai đoạn này, như Sơn Hậu (khuyết danh), Tam nữ đồ vương (khuyết danh), Săi Văi của Nguyễn Cư Trinh (1716-1763). Nh́n chung, xét về phong cách thể hiện và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc, văn biền ngẫu giai đoạn này có những phát triển mới so với thời Trần, từ ngôn ngữ điển cố sang ngôn ngữ tả thực, từ phong cách khoa trương sang phong cách b́nh dị.

Thơ chữ Nôm, giai đoạn này có Bạch Vân quốc ngũ thi khoảng 170 bài của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Ngự đề thiên hoà doanh bách vịnh khoảng hơn 90 bài của Trịnh Căn (1633-1709), Càn Nguyên ngự chế thi tập có 231 bài thơ của Trịnh Doanh (?-1767); ngoài ra phải kể đến nhiều tác giả khác có sáng tác thơ Nôm, như Nguyễn Cư Trinh (1716-1763), Mạc Thiên Tích (1706-1780), Nguyễn Tông Khuê (1693-1767), Hoàng Sĩ Khải (thế kỷ XVI), Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII), Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ XIX). Sau này xuất hiện nhiều nhà thơ sáng tác thơ Nôm và thơ Nôm (thể ca trù), như: Nguyễn Công Trứ (1778-1858), Cao Bá Quát (?-1854), Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867), Nguyễn Khuyến (1835-1909), Dương Khuê (1839-1902), Dương Lâm (1851-1920), Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939), Trần Tuấn Khải (1895-1983) v.v..

Văn học Việt Nam giai đoạn này, với sự đóng góp của văn học chữ Nôm đă xuất hiện những thể loại văn học mới, như: Ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát và truyện thơ luật Đường, đây là những thể loại sử dụng ngôn ngữ thi ca dân tộc, đă góp phần hoàn thiện hệ thống thể loại văn học Việt Nam thời trung đại.

Có thể nêu ra hàng loạt tác phẩm, trước hết phải kể đến: Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao (1462-1529), tác phẩm gồm 128 câu thơ, chia làm nhiều đoạn; mỗi đoạn thường bắt đầu 2 câu thất (hoặc 2 câu ngũ), đoạn giữa là lục bát (thỉnh thoảng có xen song thất lục bát) và đoạn kết là 4 câu song thất lục bát.

Thể truyện Nôm lục bát phải kể đến là Lâm tuyền văn của Phùng Khắc Khoan (1528-1613), gồm khoảng 200 câu, Ngoạ Long cương văn gồm 136 câu và Tư Dung văn gồm 332 câu đều của Đào Duy Từ (1572-1634), Hoan tỉnh châu dân từ của Đinh Nho Hoàn (1671-?), Lư khê văn tương truyền là của nhóm Chiêu Anh Các, Nhạc Xương phân kính của Nguyễn Thế Nghi (thế kỷ XVI), Song tinh bất dạ gồm 2000 câu của Nguyễn Hữu Hào (?-1713), Sứ tŕnh tân truyện gồm 600 câu của Nguyễn Tông Khuê (1693-1767). Sau này có những tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát được lưu hành sâu rộng trong nhân dân và được nhiều người học thuộc ḷng, như: Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820), Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777-1813), Lục Vân Tiên của Nguyễn Đ́nh Chiểu (1822-1888). Ngoài ra c̣n hàng loạt các tác phẩm thơ Nôm lục bát khuyết danh, như: Nhị độ mai, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Phương Hoa, Lư Công Hoàng Trừu, Phan Trần, v.v..

Đặc biệt, giai đoạn này xuất hiện các tác phẩm Nôm thể lục bát diễn ca lịch sử, điển h́nh là Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh), đây là tác phẩm viết bằng chữ Nôm dài nhất trong lịch sử văn học chữ Nôm với hơn 8000 câu thơ lục bát; Truyện Song tinh (khuyết danh), Thiên Nam quốc ngữ lục kư (khuyết danh), sau này có Đại Nam Quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát (1827-1875). Tiếp thể diễn ca lịch đến là các tác phẩm diễn ca truyện cổ tích, đặc điểm của loại truyện này là nhiều tác phẩm khuyết danh, như: Ỷ Lan phu nhân của Trương Ngọc Trong (thế kỷ XVIII), Lư triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diến ca, Chúa Thao cổ truyện, Ông Ninh cổ truyện, Tấm Cám, Thạch Sanh, Trương Chi, v.v.. Rồi loại kư sự lục bát cũng ra đời, như: Mai Đ́nh mộng kư của Nguyễn Huy Hổ (1783-1841), Bất phong lưu truyện của Lư Văn Phức (1875-1849), v.v..

Thể ca khúc viết theo lối song thất lục bát ở giai đoạn này cũng phát triển và thành thể ngâm, như các tác phẩm: Tứ thời khúc của Hoàng Sĩ Khải (thế kỷ XVI), Thiên Nam minh giám (khuyết danh), Chinh phụ ngâm bản dịch của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) và của Phan Huy ích (1750-1822) , Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), Ai tư văn của Lê Ngọc Hân (thế kỷ XVIII), Chức cẩm hồi văn của Hoàng Quang (?-1801), Văn triệu linh của Phạm Thái (1777-1813), Văn chiêu hồn của Nguyễn Du (1765-1820), Tự t́nh khúc của Cao Bá Nhạ (thế kỷ XIX), Tỳ bà hành của Phan Huy Thực (1778-1844), Bần nữ thán (khuyết danh) v.v..

Thể truyện thơ Nôm luật Đường, như: Vương Tường, Tô công phụng sứ, Lâm tuyền kỳ ngộ, Tam quốc thi, v.v.., đều là những truyện khuyết danh cũng lần lượt xuất hiện.

Ngoài ra, c̣n phải kể đến việc dịch sách và diễn ca kinh truyện sang chữ Nôm của các tác giả văn học thời kỳ này, tiêu biểu là Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trong kinh, Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú của Nguyễn Thế Nghi; rồi Hương Hải thiền sư dịch và chú giải kinh phật ra quốc âm, Đặng Thái Phương (1678-?) diễn ca Kinh Dịch, Nguyễn Bá Lân (1701-1785) diễn ca Kinh Thi, v.v.., để phổ biến bằng ngôn ngữ dân tộc.

Kho tàng thư tịch về chữ Nôm và nền văn học chữ Nôm, hiện được lưu giữ tương đối đầy đủ nhất và phong phú nhất ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xă hội Việt Nam, với số lượng tác phẩm khoảng 1600 tên sách (trong đó sách viết toàn chữ Nôm khoảng 600 tác phẩm, sách chữ Hán diễn Nôm khoảng 200 tác phẩm, sách chữ Hán lẫn Nôm khoảng 800 tác phẩm), đó là chưa kể tới hàng vạn thác bản văn bia có chữ Nôm (trong đó văn bia toàn khắc chữ Nôm khoảng 200 đơn vị). Những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đă sưu tầm được hàng ngàn cuốn sách chữ Nôm của các dân tộc khác, như Tày, Nùng, Dao, Thái, v.v..

Để giới thiệu với thế hệ người Việt Nam hôm nay về vai tṛ của chữ Nôm trong ngôn ngữ văn học dân tộc và một nền văn học chữ Nôm có giá trị, sáng tạo tiến bộ về nội dung và giàu phong cách nghệ thuật; nhiều thế hệ Hán Nôm học Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX đă tiến hành nghiên cứu chữ Nôm và giám định văn bản chữ Nôm, biên soạn sách công cụ tra cứu chữ Nôm và phiên dịch, công bố nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị ra tiếng Việt hiện nay.

Đặc biệt, để bảo tồn và phát huy chữ Nôm, dưới sự chủ tŕ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các chuyên gia nghiên cứu Hán Nôm cùng các chuyên gia tin học trong và ngoài nước đă xây dựng bảng mă chữ Nôm và đưa chữ Nôm vào bảng mă chuẩn quốc tế IRG/ISO, tổng số chữ Nôm đă đưa vào kho chữ chung quốc tế là 9299 chữ, trong đó số chữ Nôm không trùng h́nh với chữ của các nước trong khu vực khoảng 4200 chữ. Hiện nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang tiếp tục sưu tầm và vẽ chữ Nôm để đưa vào bảng mă chuẩn quốc tế (gồm chữ Nôm Kinh và chữ Nôm Tày), kế hoạch sẽ đưa thêm khoảng hơn 2.000 chữ mới. Khi chữ Nôm được khẳng định trong bảng mă chuẩn quốc tế, như vậy chủ quyền đă được khẳng định, điều này rất có ư nghĩa về quốc tế, cũng như phát huy giá trị khoa học của chữ Nôm trong quá tŕnh giao lưu và hội nhập văn hoá Việt Nam.

Tóm lại: Từ những chứng cứ mà các nhà khoa học đă chứng minh cho sự h́nh thành chữ Nôm từ thế kỷ VIII đến thế kỷ X, chữ Nôm lưu hành trong các văn bản từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII, chữ Nôm phát triển từ thế kỷ XIII đến thế kỷ đầu thế kỷ XX và h́nh thành văn học chữ Nôm như đă nêu ở trên. Như vậy, chữ Nôm và văn học chữ Nôm, trải theo chiều dài lịch sử đă phát triển ngày càng rộng răi trong đời sống văn học của xă hội, đáp ứng nhu cầu t́nh cảm của tầng lớp nhân dân, phản ánh tư tưởng yêu nước nhân đạo, đánh dấu sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm trong lịch sử văn học Việt Nam.

PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xă hội Việt Nam


Chú thích:

(1) Lê Dư: Chữ Nôm với chữ Quốc ngữ trong Tạp chí Nam Phong, tập XXX và Nguyễn Đổng Chi: Việt Nam cổ văn học sử, 1942.
(2) Nguyễn Văn Tố: Bài đăng trong Tạp chí B.E.F.E.O, tập XXX.
(3) Trần Văn Giáp: Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm trong Nghiên cứu lịch sử, số 127, 1969.
(4) Trần Huy Bá: Một quả chuông 700 năm dưới đáy biển trong Tạp chí Tổ quốc, số 3,1963. Nhưng gần đây, theo ư kiến của một số nhà khoa học th́ văn bản này có niên đại vào thời Trần

(5) và (6) Nguyễn Tài Cẩn: Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất hiện chữ Nôm trong Ngôn ngữ học, số 1, 1971 và GS. Lê Văn Quán: Góp phần t́m hiểu nguồn gốc chữ Nôm trên cơ sở cứ liệu thanh điệu Hán Việt trong Ngôn ngữ học, số 4, 1973.
(7) Đào Duy Anh: Chữ Nôm nguồn gốc cấu tạo diễn biến, Nxb.KHXH, H. 1975.
(8) Bùi Duy Tân: Văn học chữ Nôm: tinh hoa-sáng tạo của văn học cổ điển Việt Nam thời trung đại trong Tạp chí Văn học, số 8, 1998.
Tài liệu tham khảo chính:
1/ Đào Duy Anh: Chữ Nôm nguồn gốc cấu tao diễn biến, Nxb. KHXH., H.1975.
2/ Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. ĐH & THCN., H.1985.

3/ Lê Văn Quán: Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb. KHXH., H.1981.

4/ Nhiều tác giả: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1945 (ba tập), Nxb. Giáo dục, H.2000-2002 (tái bản).
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 2 of 22: Đă gửi: 11 April 2005 lúc 10:04am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa ông Thienkhoitimvui và các bạn,

Tôi nghĩ sai sót lớn nhất của những người nghiên cứu chữ Nôm Vn là không để ư 1 chi tiết lịch sử: Sĩ Vương và các em trai cai quản cả Hợp Phố, nơi có người Tráng. Người Tráng cũng có chữ Nôm. Nghiên cứu chữ nôm Tráng và Việt Nam sẽ ra ngay câu trả lời.

Tôi tin, nhưng có lẽ không thể chứng minh được v́ tôi không biết chữ nôm, là chữ Nôm đúng do Sĩ Nhiếp đặt nền móng sáng tạo nhằm dịch kinh Phật...
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 3 of 22: Đă gửi: 11 April 2005 lúc 10:23am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

tôi cũng có nghe dân tộc Tráng có chữ "Nôm" của họ, h́nh như nếu tôi không nhầm th́ dân tộc Tầy cũng có chữ "Nôm Tầy" hay sao ấy
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 22: Đă gửi: 11 April 2005 lúc 6:19pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trên đất nước Văn Lang rộng lớn:
Bắc giáp Động Đ́nh hồ; Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải; Nam giáp Hồ Tôn; đó là nơi cư ngụ của Bách Việt và những dân tộc anh em. Không loại trừ khả năng tồn tại nhiều dạng chữ viết của các dân tộc khác.
Nhưng chữ Khoa đẩu là chữ viết chính thức của quốc gia Văn Lang.
Nền văn minh này bị sụp đổ vào thế kỷ thứ ba trước CN (Giới sử học Trung Quốc hiện đại gọi là nước Ba). Nên không loại trừ khả năng hàng trăm năm sau đó; Sĩ Nhiếp phổ biến thứ ngôn ngữ khác; nhằm mục đích chính thức hoá và thống nhất chữ viết trong một đế chế ông ta phục vụ. Gần ngàn năm sau nữa; những giá trị của nền văn minh Khoa Đẩu muốn tiếp tục lưu truyền phải chuyển ngữ qua chữ Hán.
Tôi lưu ư quí vị là gần một ngàn năm đô hộ chứ không phải mấy chục năm giao lưu văn hoá.
Dấu ấn của chữ Khoa đẩu c̣n tồn tại đến đời Tống - thậm chí cho đến bây giờ trên đất Việt Nam ngày nay - chính v́ những giá trị văn hoá siêu việt mà nó chuyển tải.
Những dấu ấn của chữ Khoa Đẩu là chữ viết chính thức của nhà nước Văn Lang; tuy c̣n ít ỏi; nhưng rất sắc sảo để chứng minh điều này; trên cơ sở tiêu chí khoa học hiện đại.

Rất cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
----------------
Ta về giữa cơi vô thướng
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Sửa lại bởi ThienSu : 11 April 2005 lúc 6:27pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 5 of 22: Đă gửi: 13 April 2005 lúc 10:42am | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Thưa anh Thiên Sứ,
Tôi xin thảo luận với anh về hai điều mà anh vừa nêu:
1. Nước Văn Lang có lănh thổ rộng như anh kể, hay là nước Xích Quỷ, theo Phạm Văn Sơn trong Việt Sử Tân Biên?
2. Đúng là đă có nhiều phát hiện về các loại chữ khác nhau trong vùng này, theo trích dẫn trong cuốn T́m Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam dưới Ánh Sáng Mơí của Khoa Học của Cung Đ́nh Thanh; nhưng loại t́m thấy ở trống đồng, lưỡi cày, và các qua ở Việt Nam, giống như một loại chữ khác do một người Nhật t́m thấy (không nghe ở đâu), th́ trông không giống ṇng nọc, mặc dù có những đường cong, mà giống như h́nh vẻ, phối hợp với tính hội ư.
Nguyễn Trọng Cảm


__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 22: Đă gửi: 13 April 2005 lúc 11:43am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Trong Ca& thân mến.
Chúng ta đang bàn về một thực tế lịch sử đă tồn tại cách chúng ta ít nhất gần 2300 năm và lâu nhất theo chính sử Việt là gần 5000 năm.
Bởi vậy; những di vật khảo cổ không thể là bằng chứng duy nhất tin cậy. Cần có sự giải thích hợp lư trên mọi hiện tượng liên quan. Chỉ cách đây vài thế kỷ th́ trên đất Hoa Kỳ hiện nay ko có nền văn minh kỹ thuật nổi trội như bây giờ. Nhưng cách đây hàng ngàn năm th́ trung tâm văn minh Âu Châu hiện nay; lại là một sự hoang sơ so với những cái mà châu Mỹ đă có.
Vậy hiện tượng các chữ viết khác nhau mà bạn nói trên cùng một vùng đất lịch sử đó; có thời điểm chính xác vào khoảng thời gian nào? Sau khi Văn Lang sụp đổ th́ vùng nam Dương Tử cũng bị chia làm nhiều quốc gia. Sự tồn tại của các quốc gia này kéo dài hàng trăm năm. Có thể sự xuất hiện của nhiều dạng chữ viết khác nhau ở Nam Dương Tử vào khoảng thời gian này.
Về việc bạn hoài nghi lănh thổ Lạc Việt quá rộng th́- tôi biết - đây không phải ư kiến của một ḿnh bạn. Tôi thấy có nhiều chứng cứ chứng tỏ sự rộng lớn của lănh thổ Văn Lang. Tôi đang sưu tầm nhiều ư kiến khác nhau và theo cách của riêng tôi để thẩm định điều này; trên cơ sở tiêu chí khoa học hiện đại. Ngày càng nhiều chứng cớ gần như hiển nhiên; cho tôi thấy chính sử và truyền thuyết về một nước văn Lang cổ hoàn toàn đúng.
Tôi hy vọng sẽ có thời gian và điều kiện để tŕnh bày sự minh chứng của tôi. Tôi có xem cuốn sách của ông Phạm Văn Sơn; tôi thấy không có giá trị ǵ nhiều. Những sự lư giải của ông ta rất chủ quan.
Rất cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 7 of 22: Đă gửi: 13 April 2005 lúc 12:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Tôi đồng ư với anh là phải có sự giải thích hợp lư lên trên những dữ kiện khoa học t́m thấy được.
Giả thuyết rằng có sự phân hóa chữ viết theo sụp đổ của một thực thể/quồc gia ít nhiều thống nhất của anh khá độc đáo, và đáng nghiên cứu. Hy vọng có người sẽ làm được việc này. Phải định tuổi các loại chữ, và định thời gian tan ră của quốc gia đó (Văn Lang, tức là xem như chính chúng ta, hoặc Xích Quỷ, tức là xem như bà con với chúng ta), rồi xem hai việc này có trùng nhau và do đó hỗ trợ cho giả thuyết này hay không.
Hy vọng sớm đọc được nghiên cứu của anh về vấn đề lănh thổ Lạc Việt.
Về sách Việt Sử Tân Biên th́ tôi thấy, dù công phu, có nhiều sơ hở; chỉ nên dùng để tham khảo thêm, nhưng phải cẩn thận.

__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
solyvitu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 10 April 2005
Nơi cư ngụ: Cook Islands
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 25
Msg 8 of 22: Đă gửi: 15 April 2005 lúc 3:04am | Đă lưu IP Trích dẫn solyvitu

Trước hết xin phép anh TKTV tôi xin mạn phép post bài ở mục của anh.

Thấy các vị có nhă hứng Việt hóa chữ Hán nên tôi mạn phép đăng một đoạn trích dịch từ tiếng Việt lai (bất cứ bài nào dùng từ Hán Việt) sang tiếng Việt rặc (Thuần Việt). Tôi cũng là người đang cố gắng bỏ hết tiếng Hán Việt, chỉ sử dụng độc nhất tiếng Việt rặc. Việc sử dụng thuần tiếng Việt rặc là hay hay dở, đọc xong bài dịch sang tiếng Việt rặc rồi đối chiếu với bản chính là tiếng Việt mà ta thường sử dụng, tự khắc ai cũng sẽ biết tiếng nào dễ hiểu hơn.

-----------------------------------------------------

Bài dịch sang tiếng Việt rặc

Để Cho Làm Quen: Chữ Nôm và Cái Suy Nghĩ Về Ṇi Giống

(Nguyên văn tiếng Việt lai: Giới Thiệu: Chữ Nôm và Tinh Thần Dân Tộc trích từ www.viethoc.org, có trích lại ở dưới đoạn nguyên văn)

Nhằm ngày Bàn Bạc Chữ Nôm ở Nhà T́m Ṭi Giống Việt (5-3-2005), thầy dạy Lưu Suy Nghĩ Ngay Thẳng có cho làm quen bài nói "Chữ Nôm và Cái Suy Nghĩ Về Ṇi Giống" của học tṛ đi trước Nguyễn Có Vẻ Vang gởi qua từ Tai-oan.

Sau đây là phầm tóm gọn

Trong chặng đường đă qua, việc chữ Tàu được xài theo kiểu mà ai cũng biết trong lớp người làm trùm đất nước là chuyện dễ rỏ, nhưng chữ Tàu là thứ chữ đến từ bên ngoài, nên việc làm ra nó, việc trổ ra dài và việc xài chữ Nôm y hệt một loài chữ viết ăn khớp cho ṇi giống ḿnh là một việc không thể hụt và cần lắm. Việc làm ra chữ Nôm từ lúc nào vẫn c̣n là cái để mày ṃ ḍ dẫm, nhưng không ai chối bỏ được rằng chữ Nôm đă đơm bông tóm trái bắt đầu từ đời nhà Lột rực rỡ trong chặng đường đă qua ở đời ghi chép thứ 13.   
    
Chữ Nôm và sự trổ dài mấy cái đồ làm Nôm ḷi ra cho thấy rơ ràng việc lớn mạnh cái biết suy nghĩ về nước nhà ṇi giống. Cái biết suy nghĩ này không theo vào cái thay đổi của ḍng họ vua. Dù ḍng họ vua thay đổi nhưng nền viết lách bằng chữ Nôm vẫn lớn mạnh theo cái biết suy nghĩ về nước nhà ṇi giống. Qua một chuổi giờ giấc rất dài trong chặng đường đă qua của chữ Nôm, dù đúng là cái đồ gọn gàng không thể bỏ sót được của các lớp con người trong nhóm gặp gỡ ta, nhưng chữ Nôm được xài rộng rải trong đám nhà quê mà thôi chứ chưa được làm cho theo kiểu sách vở mà ai cũng biết của nước nhà. Rơ ràng sau vài lần đụng đầu với giặc bên ngoài th́ chữ Nôm lại trổ dài mạnh. Sau khi đánh đuổi được bọn lính Sáng th́ nền viết lách bằng chữ Nôm cũng càng lớn mạnh lên, cái mà ai cũng biết là Nguyễn Trĩ với Tập Thơ Tiếng Ta. Sau khi nhà Trong Sạch được (ghi chú: bị là chữ Hán) đánh thua, th́ chữ Nôm lại được xài nặng vào đời Núi Phía Mặt Trời Lặn. Trong chuổi giờ giấc dài không có giặc bên ngoài th́ chữ Nôm là thứ đồ gọn gàng để đưa đi cái ḷng biết thương, và cái việc sống của làng chạ. Với cái ḍng biết suy nghĩ theo kiểu "Phép vua thua thói làng" th́ dù lớp vua trùm có ép buộc chăng nữa, giống trùm Trịnh đă có lần không cho làm, th́ chữ Nôm vẫn có cái chung quanh để mở rộng mạnh mẽ.

Cái biết về nước nhà cũng thấy rơ rệt trong việc sửa cho đi tới của chữ Nôm qua suốt các chổ hẹn của chuổi giờ giấc về sau là nhà Lê non, nhà Đừng th́ chữ Nôm vẫn c̣n xài rất nhiều chữ mượn dỏm, tức là chữ Nôm mượn cái vỏ chữ Tàu có sẳng để ghi tiếng Nôm, nhưng đến đời sau này th́ đồ đếm được của chữ Nôm mượn dỏm bớt nhiều trong lúc thứ chữ nôm thấy bằng tiếng, là thứ chữ có một không hai của Vượt Về Phía Mũi Kim Hút th́ cứ được làm cho nhiều dần rơ rệt. Nh́n từ phía cái khung làm nên chữ Nôm, những phép làm nên của chữ Nôm đă vượt qua khỏi phép Sáu Sách của chữ Tàu, đă nói lên sự cố gắng làm chữ rất không giống ai, khác với phép xài cho chữ Tàu, mang một cái biết về giống ṇi riêng chứ không một một đều phải máy móc theo chữ Tàu.


---------------------

Nguyên Văn

Chữ Nôm và Tinh Thần Dân Tộc

Nhân ngày Hội Thảo Chữ Nôm tại Viện Việt-Học (5-3-2005), Giáo sư Lưu Trung Khảo có giới thiệu bài thuyết tŕnh "Chữ Nôm và Tinh thần dân tộc" của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Vinh gởi qua từ Taiwan.

Sau đây là phần Tóm lược.

Trong lịch sử, việc dùng chữ Hán chính thức trong tầng lớp cai trị đất nước là điều dễ hiểu, nhưng chữ Hán là thứ chữ ngoại lai, nên sự h́nh thành, phát triển và sử dụng chữ Nôm như là một loại chữ viết thích hợp hơn cho dân tộc là một điều không thể thiếu và bức thiết. Chữ Nôm h́nh thành từ lúc nào c̣n đang là đề tài nghiên cứu, nhưng không ai phủ nhận được rằng chữ Nôm đă đơm hoa kết trái bắt đầu từ thời đại nhà Trần huy hoàng trong lịch sử ở thế kỷ thứ 13.

Chữ Nôm và sự phát triển các tác phẩm Nôm biểu hiện rơ rệt sự lớn mạnh về ư thức tinh thần quốc gia dân tộc. Ư thức này không tùy thuộc vào sự biến đổi của vương triều vua chúa. Dù triều đại đổi thay nhưng nền văn học chữ Nôm vẫn lớn mạnh theo ư thức tinh thần quốc gia dân tộc. Qua một thời gian rất dài trong lịch sử chữ Nôm, dù chính là phương tiện cần thiết của các tầng lớp nhân dân trong xă hội ta, chữ Nôm chỉ lưu hành rộng răi trong dân gian, nhưng chưa được điển chế đẻ trở thành chữ viết chính thức của quốc gia. Rơ ràng sau mỗi lần đương đầu với ngoại xâm th́ chữ Nôm lại phát triển mạnh. Sau khi đánh đuổi được quân Minh th́ nền văn học Nôm cũng lớn mạnh thêm lên, điển h́nh là Nguyễn Trăi với Quốc Âm Thi Tập. Sau khi nhà Thanh bị đánh bại, th́ chữ Nôm lại được trọng dụng vào thời Tây Sơn. Trong thời gian dài không có ngoại xâm th́ chữ Nôm là phương tiện truyền đạt t́nh cảm, và sinh hoạt làng xă. Với ư thức hệ “phép vua thua lệ làng” th́ dù tầng lớp vua chúa có ép buộc chăng nữa, như chúa Trịnh đă có lần cấm đoán, th́ chữ Nôm vẫn có môi trường bành trướng mạnh mẽ.

Ư thức quốc gia cũng thấy rơ rệt trong việc cải tiến chữ Nôm qua suốt thời kỳ từ Trần cho đến thời Nguyễn. Vào thời Trần và các thời đại về sau như Lê sơ, Mạc th́ chữ Nôm vẫn c̣n dùng rất nhiều chữ giả tá, nghĩa là chữ Nôm mượn h́nh dáng chữ Hán có sẵn để ghi âm Nôm, nhưng đến thời sau này th́ số lượng chữ Nôm giả tá giảm nhiều trong lúc loại chữ Nôm h́nh thanh, là loại chữ có một không hai của Việt Nam th́ cứ tăng dần rơ rệt. Nh́n từ phía cấu trúc chữ Nôm, những phép cấu tạo chữ của chữ Nôm đă vượt qua khỏi phép Lục thư của chữ Hán, đă nói lên sự cố gắng tạo chữ đặc thù khác với phương pháp dùng cho chữ Hán, mang một tinh thần dân tộc riêng chứ không nhất nhất đều phải rập theo khuôn khổ chữ Hán.

---------------xin tạm hết---chút vui



Sửa lại bởi solyvitu : 15 April 2005 lúc 3:05am
Quay trở về đầu Xem solyvitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi solyvitu
 
solyvitu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 10 April 2005
Nơi cư ngụ: Cook Islands
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 25
Msg 9 of 22: Đă gửi: 15 April 2005 lúc 3:14am | Đă lưu IP Trích dẫn solyvitu

Ví dụ 2: trích dịch một vài câu có từ Hán Việt sang từ Thuần Việt trong sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang.

-----------------------

Nguyên văn trang b́a:

Biên Giả:
VÂN-ĐẰNG THÁI-THỨ LANG

TỬ-VI ĐẨU SỐ
TÂN BIÊN
(LẬP THÀNH-LUẬN ĐOÁN)

BẢN QUYỀN CỦA NHÀ IN
TÍN-ĐỨC THƯ-XĂ
25-27 đường Tạ-thu-Thâu
SAIGON


Dịch trang b́a sang tiếng Thuần Việt (đă thuần là rặc, rặc là phải 100%)

Người Chép:
Mây-Leo Củi-Kề-Chàng

Đếm Sao Tía Nhỏ
Mới Chép
(Dựng Xong Rồi-Bàn Bói)

SỨC MẠNH TRÊN CUỐN SÁCH CỦA NHÀ IN
NHÀ SÁCH NIỀM-TIN-ĂN-Ở-NGAY-THẲNG
25-27 đường Cám-Ơn Mùa-Lá-Rụng Gôm
SAIGON


---------------------

Nguyên Văn trang 14

Sau khi an Tử Vi, đếm theo chiều thuận cách Tử Vi 3 cung, an Liêm Trinh; cách Liêm Trinh 2 cung, an Thiên Đồng; tiếp theo Thiên Đồng là Vũ Khúc; sau Vũ Khúc là Thái Dương; cách Thái Dương 1 cung, an sao Thiên Cơ

2-THIÊN PHỦ TINH HỆ:-Chùm sao nầy gồm có: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân. Trước hết an Thiên Phủ, phải tùy theo vị trí của Tử Vi ở trên bản đồ 12 cung. Coi 2 bản đồ dưới đây:


Bản dịch sang thuần Việt

Sau khi đặt xong Nhỏ Tía, đếm theo chiều xuôi khoảng Nhỏ Tía 3 chuồng, đặt Trong Trắng; bỏ Trong Trắng 2 chuồng, đặt Cùng Trời; kề theo Cùng Trời là Phép Đánh Lộn Cong Queo; sau Phép Đánh Lộn Cong Queo là Mặt Trời; bỏ Mặt Trời 1 chuồng đặt Máy Trời.

2-Chùm Sao Kho Trời: Chùm sao này gồm có: Kho Trời, Mặt Trăng, Sói Dữ, Cửa Lớn, Trùm Lính Nhà Trời, Cột Trời, Bảy Giết, Đập Lính. Trước hết đặt sao Kho Trời, phải theo chổ của Nhỏ Tía ở trên tấm dẫn dắt 12 chuồng. Coi 2 tờ đưa đường dưới đây:


---------------------------------

Nguyên Văn trang 17

Địa Kiếp, Địa Không. -Bắt đầu từ cung Hợi, kể là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Địa Kiếp ở cung đó.

Dịch sang tiếng thuần Việt

Cướp Đất, Mất Đất: -Bắt đầu từ Chuồng Heo, kể là giờ Chuột, đếm theo chiều xuôi đến giờ đẻ, ngừng lại ở chuồng nào, đặt Cướp Đất ở chuồng đó.

----------------Xin chấm hết--------vài ḍng đóng góp thiển cận

Quay trở về đầu Xem solyvitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi solyvitu
 
seasonman78
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1737
Msg 10 of 22: Đă gửi: 15 April 2005 lúc 5:08am | Đă lưu IP Trích dẫn seasonman78

solyvitu đă viết:
Ví dụ 2: trích dịch một vài câu có từ Hán Việt sang từ Thuần Việt trong sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang.


-----------------------

Nguyên văn trang b́a:

Biên Giả:
VÂN-ĐẰNG THÁI-THỨ LANG

TỬ-VI ĐẨU SỐ
TÂN BIÊN
(LẬP THÀNH-LUẬN ĐOÁN)

BẢN QUYỀN CỦA NHÀ IN
TÍN-ĐỨC THƯ-XĂ
25-27 đường Tạ-thu-Thâu
SAIGON


Dịch trang b́a sang tiếng Thuần Việt (đă thuần là rặc, rặc là phải 100%)

Người Chép:
Mây-Leo Củi-Kề-Chàng

Đếm Sao Tía Nhỏ
Mới Chép
(Dựng Xong Rồi-Bàn Bói)

SỨC MẠNH TRÊN CUỐN SÁCH CỦA NHÀ IN
NHÀ SÁCH NIỀM-TIN-ĂN-Ở-NGAY-THẲNG
25-27 đường Cám-Ơn Mùa-Lá-Rụng Gôm
SAIGON


---------------------

Nguyên Văn trang 14

Sau khi an Tử Vi, đếm theo chiều thuận cách Tử Vi 3 cung, an Liêm Trinh; cách Liêm Trinh 2 cung, an Thiên Đồng; tiếp theo Thiên Đồng là Vũ Khúc; sau Vũ Khúc là Thái Dương; cách Thái Dương 1 cung, an sao Thiên Cơ

2-THIÊN PHỦ TINH HỆ:-Chùm sao nầy gồm có: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân. Trước hết an Thiên Phủ, phải tùy theo vị trí của Tử Vi ở trên bản đồ 12 cung. Coi 2 bản đồ dưới đây:


Bản dịch sang thuần Việt

Sau khi đặt xong Nhỏ Tía, đếm theo chiều xuôi khoảng Nhỏ Tía 3 chuồng, đặt Trong Trắng; bỏ Trong Trắng 2 chuồng, đặt Cùng Trời; kề theo Cùng Trời là Phép Đánh Lộn Cong Queo; sau Phép Đánh Lộn Cong Queo là Mặt Trời; bỏ Mặt Trời 1 chuồng đặt Máy Trời.

2-Chùm Sao Kho Trời: Chùm sao này gồm có: Kho Trời, Mặt Trăng, Sói Dữ, Cửa Lớn, Trùm Lính Nhà Trời, Cột Trời, Bảy Giết, Đập Lính. Trước hết đặt sao Kho Trời, phải theo chổ của Nhỏ Tía ở trên tấm dẫn dắt 12 chuồng. Coi 2 tờ đưa đường dưới đây:


---------------------------------

Nguyên Văn trang 17

Địa Kiếp, Địa Không. -Bắt đầu từ cung Hợi, kể là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Địa Kiếp ở cung đó.

Dịch sang tiếng thuần Việt

Cướp Đất, Mất Đất: -Bắt đầu từ Chuồng Heo, kể là giờ Chuột, đếm theo chiều xuôi đến giờ đẻ, ngừng lại ở chuồng nào, đặt Cướp Đất ở chuồng đó.

----------------Xin chấm hết--------vài ḍng đóng góp thiển cận

Quay trở về đầu Xem seasonman78's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi seasonman78
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 11 of 22: Đă gửi: 15 April 2005 lúc 6:17am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Hấp dẫn quá các bạn Trong Ca& và Solyvitu!
Tôi đang có ư tưởng: Ngày xưa - trên 3000 năm cách ngày nay - chính người Hán đă lấy một dạng chữ viết của một bộ phận người thuộc nước Văn Lang xưa làm chữ của họ.
Dấu hiệu để xuất hiện ư tưởng này là một hàng chữ Hán trên băi đá cổ Sapa - xác định niên đại khoảng 300 năm trước CN. Tôi đă đưa h́nh ảnh này trong bài viết:
"Lạc thư Chu Dịch trên băi đá cổ Sapa". VHLV. Tuvilyso.com. H́nh như h́nh ảnh này bị mất.

Cảm ơn sự quan tâm của các bạn,
Chúc các bạn vạn sự an lành.

Thiên Sứ
--------------------
Tám nẻo sông Ngân sao lấp lánh
Một vùng trăng nước sóng chơi vơi
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 12 of 22: Đă gửi: 15 April 2005 lúc 10:42am | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Về các loại chữ có liên quan đến chữ Hoa, có ít nhất là hai loại có niên đại trước và cùng niên đại của chữ Hoa: loại t́m thấy ở văn hóa Dawenkou ở Sơn Đông thuộc dân tộc Đông Di, có trước "Hoa tự," tức chữ nhà Thương, một triều đại Đông Di, được xem như chữ thuộc về văn hóa Ngưỡng Thiều của Hoa Hạ (ở đây, một lần nữa, có sự cướp văn hóa --lời của Kim Định-- của dân tộc Hoa; và cũng từ một dân tộc có cùng gốc phương Nam như các dân tộc Việt).
Về các từ gốc Hoa, tôi nghĩ chúng ta nên dùng để làm giàu cho tiếng Việt, như tiếng Pháp dùng tiếng La Tinh; chỉ không nên dùng khi không cần. Xưa tôi hay nhạo khi nghe những cụm từ (thay v́ "nhóm từ") như "máy bay lên thẳng", nay tôi thấy không trỡ ngại ǵ: cũng 4 chữ, lại gần gốc; nghe lạ tai tưởng là dỡ, có lẽ v́ chính ḿnh cũng hơi mất gốc mà không biết chăng.

__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 13 of 22: Đă gửi: 18 April 2005 lúc 12:11am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Người Quảng Đông Quảng Tây cũng có chữ "Việt" của họ. Nếu không biết chữ Hán th́ sách báo nào cũng có vẻ là chữ Hán cả. Nhưng thực ra -ở HK chẳng hạn- có hai loại sách báo, một là chữ Hán, một là chữ "Việt" (Quảng). Người ở nơi khác đến không biết cấu trúc tiếng Quảng, đọc sách báo tiếng Quảng chỉ có thể hiểu lơm bơm mà thôi.

Thí dụ có lẽ nhiều người biết là:

Có (hữu): Chữ Hán và chữ Quảng dùng chung
Không có: Chữ Hán dùng "một hữu" (quan thoại đọc "mẩy dậu") gồm 2 âm. Chữ Quảng đọc "mậu" là chỉ có một âm, nên họ lấy chữ "hữu", bỏ hai gạch ngang trong chữ nguyệt đi, gọi là chữ "mậu" (không có).

Sửa lại bởi VDTT : 18 April 2005 lúc 12:22am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
CindyNg
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 353
Msg 14 of 22: Đă gửi: 19 May 2005 lúc 12:15am | Đă lưu IP Trích dẫn CindyNg

Chào anh VDTT,

Theo nhu Cindy biết th́ nguời Hán có dùng nhiều từ (một âm) khác nhau cho nghia 'không':

1. KHÔNG: Cửa Không, Không gian, số Không
2. Vô: Vô cực, tam Vô
3. Bất: Bất tài, Bất hiếu ( Bất = không có )
4. Thất: Thất dức, thất tiết ( Thất = mất )
5. Phi: Phi thuờng, Phi cầm Phi thú ( Phi = không phải là )


==============

Một câu chuyện ngắn về tiếng Quảng và chữ Quảng
Bối cảnh: Cindy nói chuyện với một nguời bạn Việt gốc Hoa

Cindy: 'Hết tiền', nị "cỏn" làm sao ?
Nguời bạn: Ngộ "cỏn" là "mậu sh́n".
Cindy: Ngộ nghe nguời ta "cỏn" là "mậu lúi" mà.
Nguời bạn: "Mậu lúi" cung là "Mậu sh́n"
Cindy: Nị biết viết chữ "lúi" không ?
Nguời bạn: Ngộ hổng piết viết chữ "lúi"
Cindy: "lúi" là tiếng Quảng chính gốc phải không?
Nguời bạn: Ngộ cung hổng piết.

Sửa lại bởi CindyNg : 19 May 2005 lúc 12:22am
Quay trở về đầu Xem CindyNg's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi CindyNg
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 15 of 22: Đă gửi: 19 May 2005 lúc 12:21am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

CindyNg đă viết:
...
H́nh nhu chữ 'Mậu' viết giống chữ 'Vô' ?...


Không phải. Chữ "hữu" có chữ "nguyệt" ở dưới. Chữ nguyệt có hai vạch ngang bên trong. Họ lấy chữ "hữu" là có, bỏ hai gạch ngang trong chữ hữu đi, thành ra trăng bị mất ruột. Mất ruột là "không có", nên là chữ "mậu", nghĩa là không có.
     Theo tôi biết, chữ "mậu" này hoàn toàn không có trong tự điển chữ Hán.
     Một điểm hiển nhiên mà quan trọng: Không phải người Quảng nào cũng đọc được chữ Quảng.
     Vài ḍng đóng góp.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
wzfj
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 16 May 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 16 of 22: Đă gửi: 19 May 2005 lúc 9:05am | Đă lưu IP Trích dẫn wzfj

Trích, Trọng Ca& viết :
> Xưa tôi hay nhạo khi nghe những cụm từ (thay v́ "nhóm từ") như "máy bay lên thẳng", nay tôi thấy không trở ngại ǵ : cũng 4 chữ, lại gần gốc; nghe lạ tưởng là dỡ, có lẽ v́ chính ḿnh cũng hơi mất gốc mà không biết chăng .<

Bỏ qua v/đ chính trị, có nhận xét sau :
-Trước 75, cô giáo dạy :
Phi cơ trực thăng (chủ từ) bay lên thẳng (động từ)
-Sau 75, cô giáo dạy :
Máy bay lên thẳng (chủ từ) bay lên thẳng (động từ)
Nếu đọc một câu :
" máy bay lên thẳng bay lên thẳng " ngớ ngẫn như vậy mà
Trọng Ca& thấy không trở ngại ǵ th́ đúng là bạn có vấn đề.
Quay trở về đầu Xem wzfj's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi wzfj
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 17 of 22: Đă gửi: 19 May 2005 lúc 9:19am | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

Cũng bỏ qua vấn đề chính trị . Vậy th́ :
Lái xe (người lái xe - chủ từ, lái xe - động từ) . Trong câu văn : Lái xe lái xe đi đất mũi , là cái ǵ đây ?
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
CindyNg
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 353
Msg 18 of 22: Đă gửi: 19 May 2005 lúc 5:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn CindyNg

Truớc nam 1975, rất hiếm khi nghe nói "Phi co trực thang". Nguời b́nh dân thuờng nói là "máy bay trực thang", c̣n trong van báo chí hay tin tức TV, nguời ta chỉ gọi là "trực thang". Chẳng hạn nhu là "Chiến thuật trực thang vận", "Trực thang cứu thuong".

Danh từ phi co thuờng duợc dùng cho các loại phi co cánh liền nhu Oanh tạc co B52, Chiến dấu co F5E, Khu trục co A37, Vận Tải co, Quan sát co, Thuỷ phi co,...

Nhóm từ "máy bay lên thẳng" (van nói) và "phi co lên thẳng" (van viết), truớc nam 1975, tại Miền Nam, rất ít khi gặp, chỉ duợc dùng dể gọi các loại phi co cánh liền có khả nang cất cánh thẳng dứng, không cần phi dạo.

Ở miền quê, thỉnh thoảng có nguời cao tuổi gọi phi co (cánh liền) là "tàu bay".

==================

Tại VNCH, trong van viết, tùy truờng hợp mà nguời ta dùng từ. Ví du:

1. Dùng tiếng Hán Việt: Vệ tinh, Phi thuyền (không thể viết là "tàu bay")

2. Dùng tiếng Việt: Dia bay, X́ gà bay.

3. Dùng cả hai tiếng Việt / Hán Việt , tuỳ theo thể van và tuỳ lúc: Nguời lính / binh si, quân nhân; Mặt Trang / Nguyêt Cầu; Trái Đất / Địa Cầu.

4. Dùng ghép tiếng Hán Việt với tiếng Việt: Phi thuyền mẹ sẽ bay trên một quỉ dạo ṿng quanh Mặt Trang dể chờ dón Nguyệt Xa trở về.

Sửa lại bởi CindyNg : 19 May 2005 lúc 5:11pm
Quay trở về đầu Xem CindyNg's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi CindyNg
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 19 of 22: Đă gửi: 19 May 2005 lúc 5:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bác VDTT viết:

Người Quảng Đông Quảng Tây cũng có chữ "Việt" của họ. Nếu không biết chữ Hán th́ sách báo nào cũng có vẻ là chữ Hán cả. Nhưng thực ra -ở HK chẳng hạn- có hai loại sách báo, một là chữ Hán, một là chữ "Việt" (Quảng). Người ở nơi khác đến không biết cấu trúc tiếng Quảng, đọc sách báo tiếng Quảng chỉ có thể hiểu lơm bơm mà thôi.


Ở trên băi đá cổ Sapa có một hàng chữ "Hán". Nay nghe bác VDTT nói vậy; xin được bác lưu ư khi nào có dịp ghé băi đá cổ xem giúp xem nó thuộc loại chữ ǵ? Tôi sẽ cố gắng t́m lại tư liệu này và đưa lên đây. (H́nh này trước có ở trong bài "Lạc Thư Chu Dịch trên băi đá cổ Sapa"; nhưng đă bị mất).
Cảm ơn sự quan tâm của bác.

Thiên Sứ

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 20 of 22: Đă gửi: 01 June 2005 lúc 6:35am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

những hoa văn nhân tạo trên băi đá cổ sa Pa có 2 dạng

- những h́nh trông giống như bản đồ địa h́nh, trông giống nhưng không rơ có phải không.

- những h́nh như những kí tự - chữ viết , sự khám phá chưa có ǵ nhiều, nhưng thoạt trông rất giống như những kí tự cổ.

C̣n về Lạc Thư th́ thật chưa t́m thấy cái ǵ như thế trên hoa văn đá cổ Sa Pa.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.6172 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO