NgocLinhTu Hội viên

Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 203
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 01 April 2005 lúc 1:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
Việc đặt tên các vị thuốc và đơn thuốc trong đông y dựa trên một số nguyên tắc sau đây :
+ Căn cứ vào tính chất của vị thuốc mà người ta đặt tên. Ví dụ : vị pḥng phong là do hai chữ pḥng là pḥng ngự , phong là gió.
Là vị thuốc có tác dụng chữa những bệnh do cảm gió , đau các khớp xương , nhức đầu , chóng mặt v.v.
Ích Mẫu : Vị thuốc có ích cho người mẹ , phụ nữ sau khi sinh nở.
Quyết minh tử : Hạt uống vào làm sáng mắt.
Tục đoạn : Tục là nối , đoạn là đứt găy , v́ vị thuốc có tác dụng nối liền được gân cốt bị đứt găỵ
+ Căn cứ vào khí vị mà đặt tên . Ví dụ : Xạ hương do chữ xạ là loại thú giống loài huơu , hương là có mùi thơm.
Đinh hương : Vị thuốc giống cái đinh mà lại có mùi thơm.
Hồi hương : Vị thuốc có mùi thơm như hoa hồị
Cam thảo : Cam là ngọt , thảo là cỏ , v́ vị thuốc có vị ngọt.
Tế tân : Tế là nhỏ , tân là cay . Vị thuốc là những rễ nhỏ , có vị caỵ
Khổ sâm : Khổ là đắng , sâm là sâm. Vị thuốc giống sâm có vị đắng.
+ Căn cứ vào h́nh dạng mà đặt tên . Ví dụ : Ô đầu , ô là quạ , đầu là đầu , v́ vị thuốc trông giống cái đầu con quạ.
Cẩu tích : Do chữ cẩu là chó , tích là lưng , v́ vị thuốc trông giống lưng con chó.
Ngưu tất : Ngưu là trâu , tất là đầu gốị V́ thân có đốt ph́nh ra giống đầu gối con trâụ
Câu đằng : Do chữ câu là lưỡi câu , đằng là dây leọ V́ vị thuốc là một thứ dây leo có gai cong cong giống như cái lưỡi câu...
+ Căn cứ vào màu sắc mà đặt tên :
Hoàng Liên : Hoàng là vàng , liên là liến tiếp , v́ vị thuốc có màu vàng , rễ mọc liên tiếp.
Hồng hoa : V́ thuốc là một thứ hoa có màu hồng da cam.
Huyền sâm : Huyền là đen - một thứ sâm có màu đen.
Tử thảo : Tử là tím , thảo là cỏ , vị thuốc có màu tím.
Thanh đại : Thanh là xanh , đại là sắc lông mày ; ngày xưa có tục cạo lông mày , vẽ thuốc này vàọ Vị thuốc được chế ra từ cây chàm nhuộm vảị
+ Căn cứ vào cách sống của cây mà đặt tên :
Hạ khô thảo : Vị thuốc đến mùa hạ th́ khô héọ
Bán hạ : Vị thuốc có củ hái vào giữa mùa hạ ( bán là một nửa ).
Nhẫn đông : ( tên khác của vị kim ngân ) v́ cây này chịu đưng được mùa đông mà không khô héo ( nhẫn là chịu đựng ).
Tang kư sinh : Tang là cây dâu tằm , kư sinh là sống nhờ , v́ cây này sống nhờ trên cây dâu tằm.
+ Căn cứ vào bộ phận dùng mà đặt tên :
Nguyên tắc này hay được áp dụng , v́ thường người ta chỉ hay dùng một bộ phận của cây hay con vật.
Tang diệp : Tang là cây dâu tằm ; diệp là lá , v́ vị thuốc là lá dâụ
Cúc hoa : Hoa cây cúc.
Quế chi : Cành cây quế ( chi là cành ).
Cát căn : Cát là sắn , căn là rễ. Vị thuốc là rễ của cây sắn.
Tô tử : Tử là hạt , tô là tía tô. Vị thuốc là hạt cây tía tô.
Miết giáp : Miết là con ba ba , giáp là áo , là maị vị thuốc là cái mai của con ba bạ
Hổ cốt : Cốt là xương , hổ là con hổ. Vị thuốc là xương của con hổ.
+ Căn cứ vào tên người dùng vị thuốc đầu tiên :
Đỗ Trọng : Người đầu tiên dùng vị này tên là Trọng họ Đỗ.
Hà Thủ Ô : Hà là họ Hà , thủ là đầu , ô là quạ , có nghĩa là ông lăo họ Hà tóc đang bạc dùng thuốc này đầu trở thành đen như đầu quạ.
Sử quân tử : Chính là sứ quân tử v́ xưa kia có một vị sứ quân họ Quách chuyên dùng vị thuốc này chữa bệnh cho trẻ em , do đó đặt tên là hạt của ông sứ quân ( tử là hạt ).
+ Căn cứ vào tên ngoại quốc phiên âm ra :
Ac ti sô : phiên âm tiếng Pháp ( Artichaut )
Hồ tiêu : Một thứ tiêu mọc ở đất nước Hồ.
Phiên mộc miết : ( tên khác của mă tiền ) vị thuốc giống con ba ba gỗ ở nước Phiên ( mộc là gỗ , miết là ba ba ).
Manđà-la-hoa : ( một tên khác của vị thuốc cà độc dược ) phiên âm tiếng Ấn Độ có nghĩa là cây có màu sặc sỡ.
+ Theo nơi sản xuất mà đặt tên :
Thường Sơn : Vị thuốc được thấy lần đầu tiên ở núi Thường Sơn ( thuộc đất Ba Thục tức Tứ Xuyên , TQ hiện nay )
Ba đậu : Hạt như hạt đậu sản xuất ở đất Ba Thục.
A giao : A là huyện Đông A , tỉnh Sơn Đông TQ. , giao là keo , là thứ keo chế từ da con lừa nấu với nước giếng ở huyện Đông Ạ
Sưu Tầm
|