Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 214 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Y Học Thường Thức (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Y Học Thường Thức
Tựa đề Chủ đề: Liệu pháp thiền - Những bước thiền căn bản trị bệnh Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
NgocLinhTu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 203
Msg 1 of 2: Đă gửi: 01 April 2005 lúc 1:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn NgocLinhTu



Yên lặng để tĩnh tâm hay c̣n gọi là thiền, tuy là một bước đơn giản nhưng có thể giúp ta thoát khỏi stress, tái khởi động bộ óc linh lợi sau giờ làm việc căng thẳng... và c̣n nhiều hơn thế nữạ

Từ xưa đến nay, thiền và y học vẫn là hai cực của một khoa học, khoa học toàn vẹn về sự sống của con ngườị Y học luôn cố gắng giải phóng bệnh tật, nghiên cứu con người ở phần thể xác. C̣n thiền luôn nghiên cứu con người ở mặt tâm linh.

Những minh chứng lịch sử

Đầu tiên là trong các nhà tù của Ấn Độ. Năm 1944, một khóa thiền 10 ngày được mở dành cho tù nhân với hi vọng làm giảm mức độ bạo động trong tù cũng như giảm tỉ lệ tái phạm sau khi được măn án. Hơn 9.000 tù nhân được tham gia các khóa học này và kết quả khả quan hơn nhiều so với mong đợi của nhà chức trách. Nhiều tù nhân được trả tự do trước khi khóa học kết thúc đều xin ở lại để tiếp tục thực tập. Tù nhân đă bớt hung hăn hơn, các cuộc bạo động giảm đị Nhiều tài liệu ghi lại cho thấy, sau khóa học, mối quan hệ giữa tù nhân và cai ngục được cải thiện một cách đáng kể.

Năm 1980, tại khoa Y của đại học Harvard (Mỹ), các bác sĩ đă làm những thử nghiệm với các nhà sư ấn Độ với sự giúp đỡ của đức Đại Lai Lạt Mạ Các nhà sư ngồi thiền trong căn pḥng có nhiệt độ 40oC, họ khoác lên ḿnh những tấm khăn nhúng vào nước lạnh. Thay v́ run cầm cập như các nhà khoa học nghĩ, thân nhiệt của các nhà sư làm khô các khăn choàng. Họ c̣n có thể làm chậm mức độ hoạt động của thân thể xuống 64%, trong khi mức độ hoạt động của thân thể con người thường chỉ giảm xuống từ 10 - 15% khi ngủ.

Trong một cuộc thử nghiệm với các bệnh nhân trầm cảm (Depression), thiền giúp họ giảm nguy cơ khủng hoảng từ 37 -66%. Gần đây nhất, người ta đă dùng máy móc ghi lại hoạt động của năo trong quá tŕnh thiền. Mặc dù bị g̣ bó với một đống dây nhợ, máy móc, những người tham gia thí nghiệm vẫn có tâm trạng hưng phấn sau 3 giờ thiền liên tục. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, thiền có ảnh hưởng tốt với con người dù họ có ở nhiều nền văn hóa khác nhaụ Thiền khiến cho mức độ chuyển hóa cơ thể (metabolism) giảm, nhịp tim đập và nhịp thở giản, áp suất máu hạ, có thêm những sóng alpha (làm giảm nhịp chuyển sóng giữa các tế bào năo) làm con người luôn khỏe khoắn và tươi mát.

Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có các nhà sư hay những người hết sức đặc biệt mới có thể ngồi thiền. Nhưng thực tế ai cũng có thể thiền hàng ngày, mọi nơi, mọi lúc. Chỉ cần vài động tác đơn giản nhưng thiền lại có thể giúp làm giảm huyết áp, giảm cortisol gây stress, cholesteron, tăng khả năng óc sáng tạo và hệ miễn dịch, giảm lo lắng, sinh ra kháng thể chống cúm... Không chỉ khỏe mạnh về thể chất, những người ngồi thiền c̣n có khả năng b́nh tĩnh, kiềm chế được cảm xúc bản thân và có xu hướng nh́n mọi việc lạc quan hơn.

Thiền giảm stress

Ban đầu, mục tiêu của những người ngồi thiền là giảm stress và những áp lực hàng ngàỵ Chỉ cần vài phút tĩnh tâm, bỏ quên thực tại, hướng tâm điểm vào tâm hồn bên trong, mọi căng thẳng sẽ nhanh chóng biến mất, giúp bạn nhận diện vấn đề một cách sáng suốt hơn. Quy tắc quan trọng để thiền có hiệu quả là không bị phân tâm. Bạn có thể thực hiện theo các bước thiền căn bản sau đây:

* Chuẩn bị: trước khi thiền, bạn nên hoàn thành tất cả công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng không bị vướng bận. Tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo rộng, chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát và không có ruồi muỗị

* Ngồi thiền: hay c̣n gọi là bán già hoặc kiết già. Giống như một thiền sư, bạn ngồi thẳng trên ghế hoặc một miếng đệm êm, lưng thẳng, mặt hướng về phía trước, cằm hơi đưa vào để xương sống được thẳng; lưỡi chạm nhẹ vào nướu răng trên. Tay buông lỏng đặt trên đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng (miễn sao thấy thoải mái), cơ bắp thư giăn.

Để có được tư thế này, ban đầu bạn nên ngồi dựa lưng vào tường hoặc thành ghế nhưng tránh t́nh trạng quá thả lỏng. Thời gian đầu mới tập, hăy dùng thêm một vài chiếc gối kê dưới đầu gối hoặc bất ḱ chỗ nào khiến bạn bị mỏị Sau một thời gian đă quen, bạn nên ngồi giữa nhà.

* Tư thế kiết già (thế hoa sen): đặc biệt thích hợp cho ngồi thiền. Xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải, từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, ḷng bàn chân ngửa lên trờị Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt lên đùi lại, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trờị Với tư thế này, xương mác ở cẳng chân trái tạo một sức ép khá mạnh lên vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải, kích thích huyệt này suốt thời gian thiền, điều chỉnh những rối loạn vốn có ở kinh và tạng có liên quan.

* Nằm thiền: nếu không thích ngồi thẳng, bạn có thể nằm dài xuống sàn nhà, kê chân lên một chiếc ghế tựa (bắt đầu từ phần bắp chân). Khi mới bắt đầu thiền, bạn nên bật một bản nhạc nhẹ để giúp bạn tĩnh tâm và tắt ngay khi đă bắt đầu thiền.

* Ấn định thời gian thiền: tùy theo mức độ quen thuộc của bạn. Lúc đầu có thể là 5 phút, sau đó tăng lên 10, 20 phút... Có thể mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để kéo dài thời gian thiền. Bạn không nên g̣ ép ḿnh theo một kế hoạch cụ thể mà nên để tiến tŕnh diễn ra tự nhiên.

* Thở bằng mũi: khi thiền nên tập trung đến sự chuyển động của hơi thở, sự chuyển động lên xuống của bụng và không nên thở bằng miệng. Đặc biệt, không nên buông trôi trí óc khi bạn đang nằm thiền. Chặn đứng ư nghĩ của ḿnh không phải mục tiêu hay diễn biến của quá tŕnh thiền, đơn giản là dù bạn đang mải mê với cảm giác hoặc ư tưởng ǵ đó hăy cố gắng hướng sự tập trung trở lại hơi thở.

* Xả thiền: sau khi ngồi thiền, bạn nên làm một vài động tác để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết lưu thông trước khi đứng dậỵ Từ từ buông lỏng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và cổ. Từ từ vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm hai vành taị Xoa hai ḷng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân, xoa ấm hai ḷng bàn chân.

Những chướng ngại vật cần gạt bỏ

Cũng như bất cứ việc nào khác, khi thiền, bạn cũng gặp phải những chướng ngại trong quá tŕnh luyện tập. Chúng ta phải làm quen và học cách gạt bỏ nó.

* Sự lang thang của tâm trí: đây là vấn đề không thể tránh khỏi của tinh thần chúng tạ Khi gặp trường hợp này, bạn nên tập trung đếm hơi thở hoặc nhắc đi nhắc lại một cụm từ nào đó. Thiền không chỉ ḱm được những ư nghĩ mà c̣n giúp chúng ta vượt qua nó. Việc đếm những hơi thở sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nàỵ Bạn cũng nên tránh những yếu tố kích thích bên ngoài để dễ nhập định.

* Ngủ gật: đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi thư giăn. Nếu bạn dễ ngủ gật, hăy chọn cách ngồi thiền, cố gắng thẳng lưng, tập trung vào một điểm nào đó trước mặt cách bạn chừng một mét.

* Không ngồi yên: mỗi lúc ngồi thiền, bạn có cảm giác bồn chồn, khó chịu, nhất là với những người thường xuyên di chuyển. Biện pháp để khắc phục yếu tố này là cố gắng thiền đi bộ: bước những bước nhỏ quanh nhà hoặc sân vườn, mỗi bước khớp với một hơi thở, b́nh thản, nh́n hơi thấp xuống, dồn tập trung vào từng hơi thở và từng bước đị

* Đau lưng, mỏi gối: đây là phản xạ tự nhiên khi bạn không quen, dù là nằm hay ngồị Cảm giác bồn chồn, không yên cũng làm bạn mệt mỏị Khi gặp điều này, bạn nên điều chỉnh lại cơ thể ḿnh, chuyển sang một vị trí khác vững chăi hơn hoặc chọn thiền nằm. Nếu những cơn đau không dứt, hăy chọn thiền đi bộ.

* Không thấy hiệu quả: sự cảm nhận về thiền phụ thuộc vào từng cá nhân. Với một số người, đơn giản là họ đă nhận thức được những ư nghĩ mà luôn rượt đuổi trong tinh thần họ bấy lâụ Có người lại t́m thấy ở thiền một cảm giác tập trung cao độ hoặc chỉ là một cái thở sâu thư giăn. Cũng có lúc, những nhận thức trước về thiền lại tiêu khiển ư nghĩ của họ. Tốt nhất khi thiền hăy cố tập trung vào hơi thở, tránh những mong đợi không thực tế rằng phải có một cái ǵ vĩ đại xảy rạ

* Không có thời gian: quá bận bịu với công việc, bạn bị cảm giác này áp đảọ Hăy bớt chút thời gian của bạn cho thiền. Dậy sớm hơn khoảng 10 phút hoặc trước giờ đi ngủ mỗi ngày, bạn nên dành 10 phút để thiền thường xuyên. Tất cả những thứ bạn cần là thời gian và ḷng kiên tŕ, thiền sẽ giúp bạn sáng suốt hơn, thực tế hơn, khiến cuộc sống của bạn thú vị hơn.

Sưu Tầm
Quay trở về đầu Xem NgocLinhTu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NgocLinhTu
 
hanoi2004
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 29 September 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 130
Msg 2 of 2: Đă gửi: 02 April 2005 lúc 5:51am | Đă lưu IP Trích dẫn hanoi2004

Tất cả các tạng phủ trong người tôi đều bị bệnh măn từ bé, thể chất ốm yếu, may được một người bà con chỉ dẫn cho bài thiền đơn giản, tôi chăm chỉ tập theo thấy có hiệu quả tốt, quanh năm gần như không bị cảm cúm, yếu đau… Nhân ghé qua trang này xin phép đưa ra xem có thể có ích với ai đó không:

BÀI THIỀN ĐƠN GIẢN

I - Chuẩn bị thiền:

GIỜ BẮT ĐẦU:
Chọn giờ Tư: 11giờ đêm đến 1 giờ sáng
Ai có thời gian rảnh nên tập thêm ban ngày để có năng lượng sinh học mạnh hơn.

TƯ THẾ:
Ngồi trên giường hoặc ghế…
Ngồi xếp bằng, vững vàng, thoải mái dễ chịu nhất, hoặc ngồi bán già, kiết già theo kiểu nhà phật, hoặc ngồi trên ghế đẩu chân để tự nhiên trên sàn hai chân song song rộng bằng vai.
Vai để xuôi tự nhiên, ngực không ưỡn ra. Tay để xuôi theo thân bàn tay úp tự nhiên trên đùi (Hoặc kết ấn tam muội: để bàn tay phải ở mé dưới rốn, đặt trên ống chân, bàn tay ngửa. Lấy bàn tay trái đặt ngửa trên bàn tay phải. Hai đầu ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau).
Xương sống lưng thẳng, mông để ngay ngắn vững vàng trên đệm và hơi đưa ra sau.
Đầu thẳng, cằm hơi thu.
Nét mặt tươi, thanh thản, mắt khép nhẹ. Miệng khép tự nhiên, răng chạm nhẹ vào nhau, đầu lưỡi co lên chân răng trên chạm nhẹ vào lợi răng.
Toàn thân ngay ngắn và cân đối, mũi và rốn thẳng tắp với nhau.

II- Bắt đầu hành thiền
Trong khi ngồi tập và cả trong mọi nơi mọi lúc, gạt bỏ những ư nghĩ vẩn vơ, thư giăn không một thớ cơ nào bị căng, hăy như một ḥn sỏi trong ḷng sông nêú nước mạnh th́ nó trôi, nước lặng th́ nó đứng.
Có vài cách như sau tuỳ theo từng người chọn một cách thuận tiện:

1.Thư giăn:
Theo ba đường
- Đỉnh đầu đến ngón tay.
- Đỉnh đầu qua bụng xuống ngón chân.
- Đỉnh đầu qua lưng xuống gót chân.
Thao tác: Hít vào đưa chú ư đến vùng cần thư giăn. Thở ra thư giăn, buông xả lỏng từng thớ thịt, gân cơ ở vùng đó:

* Đỉnh đầu _ Hai bên mặt _ Hai bên cổ _ Vai _ Cánh tay _ Cẳng tay _ Bàn tay _ Ngón tay.
Đỉnh đầu _ Ngón tay.
Giữ cảm giác thư giăn trong 5- 10 hơi thở.

* Đỉnh đầu _ Mặt _ Cổ _ Ngực _ Bụng _ Đùi _ Cẳng chân _ Bàn chân _ Ngón chân.
Đỉnh đầu _ Ngón chân.
Giữ cảm giác thư giăn trong 5- 10 hơi thở.

* Đỉnh đầu _ Gáy _ Lưng _ Thắt lưng _ Mông _ Bắp đùi _ Bắp chân _ Gót chân. Đỉnh đầu _ Gót chân.
Toàn thân giăn.
Giữ cảm giác thư giăn trong 5- 10 hơi thở.

Tôi thường thư giăn bằng cách coi ta như là tâm của ṿng sóng nước, toàn thân cứ thả lỏng buông xả, lan toả tan vào không khí, ta và tự nhiên hoà làm một, cảm nhận được sự rung động của thế giới xung quanh.

2.Canh giữ hơi thở:
Phép sổ tức:(đếm hơi thở)

+ Sổ tức thuận: Hít vào thở ra đếm 1, hít vào thở ra đếm 2... đến 10 th́ lại bắt đầu đếm từ 1. Cứ như vậy tập hết thời gian ngồi thiền.

+ Sổ tức nghịch:(Sau khi đếm thuận đă thuần) Đếm từ 1 đến 10, rồi đếm lùi lại 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Cứ thế mà đếm đến hết thời gian tập.
(Có thể hít vào vừa hết một hơi nhẩm đếm 1, lại từ từ thở ra khi vừa hết một hơi th́ đếm 2. Cứ thế cho đến 10, lại tiếp tục đếm 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Hít vào là số lẻ và thở ra là số chẵn). Đến khi nào thuần th́ chuyển sang tuỳ tức.

Khi hít thở phải nhẹ nhàng tự nhiên, không dùng sức, không đứt đoạn giữa nhịp hít vào thở ra, sự chuyển tiếp nhẹ nhàng tự nhiên không miễn cưỡng. Hơi thở vào ra nhẹ nhàng, chính bản thân ḿnh cũng không nghe thấy tiếng hơi thở của ḿnh; thở đều đặn theo một nhịp điệu nhất định, tránh hiện tượng lúc nhanh, lúc chậm, lúc mạnh, lúc yếu, lúc ngắn, lúc dài. Khi hít vào bụng từ từ ph́nh lên, thở ra bụng từ từ xẹp xuống nhưng không được g̣ ép.

3.Nội thị (đưa chú ư vào bên trong):
Có thể nội thị Đan điền (dưới rốn khoảng 1,5 cm), Luân xa 6 (khoảng giữa hai lông mày lên 1 cm)...
Đưa chú ư tới vị trí cần canh giữ. Mắt như nh́n thấy vị trí đó, tai lắng nghe động tĩnh tại đó, nhẹ nhàng cảm nhận những biến đổi tại đó, thân xác ta như hoà cùng với điểm đó.

4.Niệm chú:
Niệm câu: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề ta bà ha” câu chú trôi theo nhịp nhàng với hơi thở, hoà quện vào nhau tan vào từng đường gân thớ thịt, chứ không niệm ra miệng, không nhẩm trong đầu. (Tôi thường áp dụng niệm chú thấy rất có kết quả, đă khỏi chứng chảy máu dạ dày, người bà con dạy cho tôi bài này cũng khỏi như vậy)

Chú ư:
Nên thư giăn trước, khi đă thư giăn được th́ có thể chuyển sang theo dơi hơi thở hoặc nội thị hoặc niệm chú tuỳ theo khả năng thích ứng của từng người.
Khi tâm tán loạn th́ tầm nh́n hạ xuống, khi hôn trầm, lừ đừ muốn ngủ th́ đưa tầm nh́n lên.

XẢ THIỀN
Từ từ bỏ chân ra và xoa bóp cho hỏi tê rồi nằm nghỉ một lát, thật hết tê mới đứng dậy.
Quay trở về đầu Xem hanoi2004's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hanoi2004
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1094 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO