Tác giả |
|
NgocLinhTu Hội viên

Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 203
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 05 April 2005 lúc 1:41pm | Đă lưu IP
|
|
|
Đông y gọi mất ngủ là "Bất mỵ", do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đều có chung chứng trạng chủ yếu là mất ngủ hoặc sau mất ngủ kèm theo đau đầu thành chứng đau đầu mất ngủ. B́nh thường người lớn một ngày đêm (24 giờ) ngủ từ 6-8 giờ; khi ngủ không có suy nghĩ bất thường hoặc ngủ không sâu khi mê khi tỉnh. Mất ngủ sẽ khiến người bệnh trằn trọc không ngủ được, 2 mi mắt mỏi, cứng, gần sáng tỉnh dậy sớm. Nếu bệnh quá nặng sẽ dẫn đến cả đêm ngày đều không ngủ được.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ
+ Do tâm tỳ suy yếu: Lo nghĩ quá độ tổn tâm, tổn tỳ. Tâm tổn th́ âm huyết cạn dần, tinh thần bất định. Tỳ tổn th́ ăn kém người gầy, huyết hư không khôi phục được, huyết không đủ (thiểu) để nuôi dưỡng được tâm gây mất ngủ.
+ Âm hư hỏa vượng: Thận thủy suy kém, chân âm thiếu hụt do mối quan hệ tương hỗ tâm thận nên thận thủy kém không chế khắc tâm hỏa được, tâm không tàng được thần, tâm hỏa tự do quấy động sinh ra mất ngủ.
+ Tâm đởm khí suy: Đởm chủ việc quyết đoán, tâm chủ thần minh. Thần minh sáng suốt đởm quyết đoán đúng, mau lẹ chính xác, cơ thể con người thư thái, thoải máị Khi tâm và đởm khí suy, cơ thể yếu đuối gặp tác nhân đởm khí, tâm khí không quyết đáp, rung động, phiền muộn, áy náy trong tâm gây mất ngủ; hoặc gặp các chấn động đột ngột sợ hăi, đởm tán, tâm hư cũng gây mất ngủ...
+ Do thấp đàm ngăn trở làm bế tắc tâm khiếu và vị khí bất ḥa cũng gây nên mất ngủ.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH MẤT NGỦ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Do tâm tỳ hư tổn:
Triệu chứng: Mất ngủ tăng dần, tinh thần uể oải, phờ phạc, hay quên, tâm hồi hộp, ăn uống kém, chân tay mềm nhẽo, thỉnh thoảng đau vùng trước tim, chất lưỡi bệu nhợt. Mạch vi tế. Nếu tỳ hư nhiều th́ sôi bụng, tiêu lỏng, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ hoàn toàn.
Phương pháp điều trị: Bổ tâm tỳ.
Bài thuốc: Dưỡng tâm thang.
Hoàng kỳ 16g, phục thần 16g, đương qui 16g, xuyên khung 10g, cam thảo 8g, bán hạ 15g, bá tử nhân 10g, viễn chí 8g, ngũ vị tử 8g, nhân sâm 8g, nhục quế 6g.
Cam thảo chích, bán hạ chế, viễn chí bỏ lơi, hoàng kỳ mật sao, đương qui rượu saọ Các vị trên sắc với 1.700ml nước, lọc bỏ bă lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 4 lần uống trong ngàỵ
Châm cứu: Châm bổ, Tâm du, Tỳ du, Túc tam lư, Nội quan, Tam âm giao, Thần môn.
Do âm hư hỏa vượng
Triệu chứng: Mất ngủ b́nh thường, dần dần mất ngủ nhiều và ngày càng tăng, đau lưng, ù tai, choáng váng từng cơn. Hai hố mắt thâm quầng, miệng khô, họng rát, chất lưỡi đỏ, mệt mỏi, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Tư âm tiềm dương, an thần.
Bài thuốc: Chân châu mẫu hoàn.
Chân châu mẫu 8g, đương quy 16g, thục địa 24g, nhân sâm 8g, phục thần 16g, toan táo nhân 10g, bá tử nhân 10g, tê giác 4g, trầm hương 4g, long cốt 16g, thần sa 4g.
Long cốt nung đỏ để nguộị Chu sa nghiền tinh để riêng. Các vị c̣n lại sao ḍn nghiền tinh, hoàn mật vừa đủ viên bằng hạt nhăn, chu sa làm áo đềụ Nếu để lâu sấy khô.
Uống ngày 50g, chia đều 5 lần. Uống trong ngàỵ
Châm cứu:
+ Châm bổ: Tam âm giao, Túc tam lư, Thận du, Tỳ du, Nội quan, Thần môn.
+ Châm tả: Thái xung.
Do tâm đởm khí suy:
Triệu chứng: Mất ngủ, ngực sườn đầy tức, ăn không tiêu, dưới tâm bĩ trướng, đánh trống ngực, đại tiện thất thường có khi sống phân, đau đầu từng cơn, tiểu tiện vàng, mệt mỏi bủn rủn. Rêu lưỡi vàng, chất lưỡi bệu nhợt. Mạch hư nhược.
Phương pháp điều trị: Bổ tâm đởm trừ phiền.
Bài thuốc: Toan táo nhân thang.
Toan táo nhân 32g, cam thảo 12g, tri mẫu 24g, phục linh 30g, xuyên khung 18g.
Toan táo nhân sao vàng cánh gián, tri mẫu tẩm rượu vi saọ Các vị trên sắc với 1.500ml nước, lọc bỏ bă lấy 200ml. Uống ấm, chia đều 4 lần uống trong ngàỵ
Châm cứu:
+ Châm bổ: Tỳ du, Can du, Đởm dụ
+ Châm bổ (tối): Nội quan, Thần môn, Khí hải, Túc tam lư.
Vị khí bất ḥa do đờm thấp ách tắc:
Triệu chứng: Mất ngủ, ngực đầy tức, nóng ruột bồn chồn, lợm giọng muốn nôn mửa, đầu nặng, choáng váng, ăn kém, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch hoạt.
Phương pháp điều trị: Tiêu đàm ḥa vị.
Bài thuốc: Bán hạ truật mễ thang.
Bán hạ 48g, bạch truật 64g.
+ Cách bào chế: Bán hạ chế, bạch truật thái mỏng tẩm hồ đạo mễ, sao vàng. Hai vị trên sắc với 1.400ml nước, sắc lọc bỏ bă lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 lần uống trong ngàỵ
Châm cứu:
+ Châm bổ: Nội quan, Thần môn, Túc tam lư, Đởm dụ
+ Châm tả: Thái xung, Kỳ môn.
Chú ư: Chữa mất ngủ nếu nguyên nhân do t́nh chí, cần giải quyết nguyên nhân phối hợp với dùng thuốc th́ mới có hiệu quả. Ngoài các nguyên nhân trên c̣n có một số các nguyên nhân khác (không chủ yếu) gây mất ngủ như: Cơ thể quá hư suy sau mất máu, sau ốm mệt bệnh đă ổn hoặc do ăn uống gây tích trệ, do ngoại cảm... Cần t́m rơ nguyên nhân để bồi bổ chính khí, đạo trệ giải cảm th́ mất ngủ sẽ hết.
Sưu Tầm
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuithoi Hội viên


Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 1:45pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính thưa quư vị,
Y học là môn học thuật như các môn học thuật khác. Tuy nhiên v́ nó liên quan trực tiếp đến tính mạng nên đ̣i hỏi sự dè dặt, cẩn thận hơn.
Theo sự hiểu biết nông cạn và kinh nghiệm bản thân th́ phải nói là tùy người bệnh cho thuốc chứ tùy bệnh cho thuốc chưa đủ.
Chẳng hạn Bài "Bổ trung ích khí thang". Là một bài mà mọi người làm thuốc đều biết. Chỉ nói về phân lượng thôi th́ đă khác nhiều rồi. Với phân lượng ghi trong sách Hải thượng y học tâm tông lĩnh mà dùng cho người thời nay th́ không có tác dụng v́ cơ thể người ngày nay khác. Kể cả môi trường sinh hoạt người ăn uống đầy đủ với người không ăn uống đầy đủ cũng khác rất nhiều.
Thể tạng mỗi người mỗi khác nên cùng một bệnh, dùng một toa thuốc mà phân lượng đă khác nhau. Đó là chưa kể đến chuyện người Nam kẻ Bắc. Mùa Xuân Hạ Thu Đông hay là tháng giáp quư, thời tiết thay đổi v.v..
Việc châm cứu cũng không khác ǵ việc dùng thuốc. Mỗi một huyệt đều có tác dụng riêng. Mỗi một tổ hợp cũng có tác dụng nhất định. Chỉ riêng việc xác định huyệt vị cũng là một vấn đề không hề đơn giản.
Huyệt vị tương ứng trên da như các sách viết chỉ có tính cách tương đối v́ c̣n phụ thuộc vào độ sâu và tùy thể trạng mỗi người. Ngoài ra huyệt vị c̣n có thể dịch chuyển ở một số người. Nếu chưa thể sờ thấy huyệt th́ việc châm cứu khó mà đạt được kết quả.
Mặc dù Đông Y Học ngày nay đă và đang được công nhận, nhưng việc nghiên cứu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều thầy thuốc vẫn chữa bệnh theo sách. Đặc biệt vấn đề châm cứu ngày nay thật không thể tưởng tượng nổi. Đa số các pḥng mạch sau khi châm kim th́ gắn điện để 5 hay 15 phút rối rút ra và coi như châm xong.
Hải thượng Lăn ông đă từng viết: "20-30 tuổi là học làm thuốc;30-40 tuổi là học kinh nghiệm làm thuốc; 40-50 tuổi bớt dần sai lầm; trên 50 tuổi mới ít sai lầm"
Bản thân tôi mới ở tuổi học kinh nghiệm làm thuốc nhưng thấy nhiều người bỏ qua giai đoạn học làm thuốc vô thẳng giai đoạn học kinh nghiệm làm thuốc mà toát mồ hôi hột.
Vài ḍng nhiều chuyện mong quư vị tha thứ.
__________________ vui thoi ma
|
Quay trở về đầu |
|
|
NgocLinhTu Hội viên

Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 203
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 2:40pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào bác vuithoi,
Cám ơn bác đă cho vài lời góp ư. Theo NLT thiển nghĩ đây chỉ là tài liệu tham khảo mà thôi không dám khuyên bảo mọi người dùng theo v́ khi dùng thuốc theo luật bổ tả câng bằng âm dương c̣n tuỳ theo thể tạng và sức khỏe của mỗi người mà tùy nghi gia giảm. Cũng như châm cứu cũng vậy học huyệt th́ dễ nhưng để nhận ra huyệt th́ khó vả lại nhiều khi cùng học một huyệt cùng học một cách châm 10 ngưo8`i chưa chắc đă châm giống hệt nhau hay cùng châm một huyệt chưa chắc đă tác dụng như nhau v́ nó c̣n tuỳ thuộc vào khí lực của người châm và kỹ thuật châm không những vậy c̣n tùy thuộc vào thể tạng và sức khỏe của người được châm. Cám ơn bác đă góp ư nhắn nhủ.
Ngọc Linh Tử
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|