Small Potato Hội viên
Đă tham gia: 12 June 2007
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 182
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 29 August 2008 lúc 2:39am | Đă lưu IP
|
|
|
525 nhà yêu nước Việt Nam Quốc Dân Đảng bỏ ḿnh trên trại tù Guyane, Nam Mỹ
Tác giả: Nhà Báo Danh Đức
I. Nhà lao An Nam ở Guyane: 525 nhà ái quốc VNQDĐ
Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít c̣n được mấy ai nhắc đến nữa.
Tại sao lại bỏ ḿnh tại Nam Mỹ, nghe ra hơi vô lư nhưng đây là một sự thật được khai phá khi Cộng Sản Việt Nam mua phi thuyền không gian của hảng Lockheed của Mỷ và nhờ Pháp phóng tại Guyane ở Nam Mỹ, những phóng viên Việt Nam có cơ hội đến đó mới khám phá ra 525 nhà ái quốc của Việt Nam Quốc dân Đảng bị thực dân Pháp đày biệt xứ năm 1931, sau cuộc Tổng khởi Nghĩa Yên Bái ngày 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc. Họ đă vĩnh viễn ra đi không trở về trên quê mẹ, họ bị quên lăng trong những người con ưu tú nhất của dân tộc. Những ai c̣n sống sót th́ lập gia đ́nh với người bản xứ và hiện nay có gịng giống Việt đang sống ở Guyane, Nam Mỹ.
Guyane, một tên thật xa lạ với người Việt, tiếng Pháp gọi là Guyane Francaise và tiếng Anh gọi là France Guiana, đây là một lănh địa của Pháp duy nhất ở Nam Mỹ. Khởi đầu, Guyane là vùng đất sinh sống bởi thổ dân Nam Mỹ, thế kỷ thứ 17 người Pháp chiếm một giải đất hẹp nằm giữa Brazil và Suriname, 200 năm sau Napoleon III cần thiết xây dựng một nhà tù để chứa những tù nhân từ nước Pháp và các nước thuộc địa của Pháp. Thứ đến họ cần một số lao công để trám vào sự thiếu hụt nô lệ khi đạo luật nô lệ được chấm dứt ở Pháp năm 1848, do đó Pháp chiếm Guyane gọi là Guyane Francaise.
Từ năm 1852 đến 1946 có khoảng 70,000 tù nhân bị đưa tới Guyane làm tù khổ sai chung thân biệt xứ hằng ngày từ mờ sáng tinh mơ đến đêm tối họ phải cực nhọc vất vả đào vàng dưới sông sâu, chặt gỗ trong rừng sâu. Theo giáo sư Serge Mam Lam Fouck, Giáo sư tại ở Đại Học Antilles University in French Guiana lượng định có vào khoảng 25% đến 50% tù nhân chết v́ bị bệnh sốt rét, v́ đói, v́ bị hành hung tàn bạo của cai tù.
Và 525 nhà ái quốc VNQDĐ đă bị Pháp đày khổ sai chung thân biệt xứ năm 1931 đến Guyane Nam Mỹ, sau khi Tổng Khởi Nghĩa 10-02-1930 thất bại.
Nh́n trên bản đồ chúng ta thấy France Guiana phía Bắc bao bọc bởi biển Atlantic, phiá Nam giáp ranh với Brazil, phía Tây giáp ranh với Suriname. Diện tích 83,534 km2 và dân số 209,000 người, thủ phủ tại Cayene, và có một dàn phóng phi thuyền của Pháp tại Kourou nằm sát bờ biển Atlantic, chính dàn phóng này đă phóng Phi thuyền Vinasat-1 cho Việt nam vừa rồi.
II. Nhà lao An Nam ở Guyane: Con cháu của những người tù biệt xứ.
Quang cảnh một nhà lao, (h́nh chụp c̣n cái sườn)
để nhốt những tù nhân biệt xứ tại Guyane, Nam Mỹ
Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái (của Việt Nam Quốc Dân Đảng) thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít c̣n được mấy ai nhắc đến nữa.
Từ khi lên kế hoạch sang Guyane để đưa tin sự kiện VN phóng vệ tin Vinasat-1, tôi (nhà báo Danh Đức) cứ ám ảnh làm sao t́m lại được con cháu của những người tù khổ sai đi đày ở đây từ năm 1931, sau khởi nghĩa Yên Bái. Những tưởng mọi chuyện không thể, v́ gần 80 năm đă qua…
Những người Việt ở Guyane
Trong cơn mưa như trút nước, tôi đứng tại địa điểm quan sát dịch chuyển tên lửa Ariane-5 chở vệ tinh Vinasat-1 ra đến băi phóng, bất chợt nghe ai đó hỏi bằng tiếng Pháp: "Ông là người Việt à?". Hóa ra là một nhân viên an ninh của Trung tâm không gian Kourou từ xa quan sát các nhà báo đang tác nghiệp. Đó là một người đàn ông đứng tuổi, da hơi ngăm đen, trong ánh mắt ông hiện lên nét mừng rỡ. "Đúng thế. Chào ông", tôi trả lời. "Tôi tên là Trân Van Cân", ông ta phát âm không dấu, song cũng phát âm được chữ "â”, "Cha tôi, ông nội tôi là người Việt. Tất cả đều tên là Trân Van Cân". Thật mừng rỡ! Một trong những "đối tượng t́m kiếm" của tôi đây rồi.
Và ông đưa tôi đi gặp những người Việt ấy. Họ sống rải rác ở Guyane. Họ tự giới thiệu là con cháu của những tù nhân biệt xứ năm xưa. Bác sĩ Kim, một bác sĩ chuyên khoa dạ dày - đường ruột, sinh sống ở Guyane từ tám năm qua, nồng hậu tiếp đón tôi trong nhà ông. Ông cho biết: "Ở đây có nhiều người mang họ tên Việt, song da th́ đen và không nói được một từ tiếng Việt. Hỏi họ, họ chẳng nhớ ǵ về gốc gác Việt của ḿnh. Họ là con cháu của các tù nhân thuở trước".
Bác Vũ, một chuyên gia nông nghiệp quốc tịch Pháp về hưu, sang Pháp cùng gia đ́nh từ thời cụ Ngô Đ́nh Diệm, sau này dọn sang Guyane, cũng nói: "Họ không biết nhiều về gốc gác Việt. Song cũng có một số người tết đến là đón Tết Việt". Ông Nghĩa, chủ một nhà hàng ở Kourou, kể: "Mỗi năm, chúng tôi đều tổ chức đón tết. Cũng có những người da đen họ Việt đến ăn tết cùng chúng tôi".
H́nh anh Trần Văn Cân
Không chỉ có 525 tù nhân biệt xứ:
Đầu tháng 3-2008, lục lọi trên các website của Pháp t́m tài liệu chuẩn bị cho chuyến đi Guyane, bất ngờ tôi t́m được không ít tài liệu về việc có đến 525 tù nhân người Việt đi đày sang nhà lao Guyane năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại trước đó một năm. G.Marchal, một nhà sử học Pháp, có lưu lại trên website của ḿnh bức ảnh chụp tài liệu như sau: (bằng Pháp ngữ và được dịch ra dưới đây).
Tài liệu của nhà sử học Marchal về các tù nhân yêu nước Việt Nam
"Chủ nghĩa dân tộc và nổi dậy ở Đông Dương".
- Các nhóm cực đoan nổi lên tại các xứ bảo hộ của Pháp ở Đông Dương.
- Tháng hai, đồn binh Yên Bay nổi dậy, ném bom trong các phố phường Hà Nội. Cuộc thử sức đẫm máu này thất bại trong trứng nước và các nhà dân tộc chủ nghĩa bị bắt sau đó bị gửi ra Côn Đảo.
- Quan toàn quyền e sợ một cuộc nổi dậy mới, đă quyết định tống các phần tử khuynh đảo đến một vùng đất xa thẳm. Tháng 4-1931, 525 tù chính trị Đông Dương xuống tàu sang Cayenne".
Tôi gửi thư điện tử cho nhà sử học G. Marchal hỏi thăm về con số 525 tù chính trị Đông Dương này, một tháng sau nhận được câu trả lời vắn tắt: "Danh sách các tù nhân này hiện đang lưu tại văn khố ở Aix-en-Provence. Đường ṃn đến nhà lao An Nam đă được san ủi và đánh dấu mũi tên". Ch́m đắm trong mớ thông tin mới t́m ra về "hậu khởi nghĩa Yên Bái" và nhà lao Guyane, tôi cứ đinh ninh rằng những tù nhân biệt xứ VN đầu tiên sang Guyane là vào năm 1931, cho đến khi gặp ông Trần Văn Cân ở băi phóng tên lửa Ariane:
- Ông năm nay bao nhiêu tuổi?
- Tôi sinh năm 1948.
- Có phải cha ông đă sang đây vào khoảng những năm 1930 không?
- Không, v́ cha tôi sinh năm 1922 ở Guyane này. Ông nội tôi, cũng tên Trân Van Cân, phải đến đây trước đó. Đến lúc nào th́ tôi không biết, chỉ biết rằng sau đó ông lấy bà nội tôi rồi sinh ra cha tôi năm 1922.
Chợt nhớ lại một tài liệu của Pháp ghi rằng vào cuối thế kỷ 19 đă có những tù chính trị người Việt bị đưa sang Guyane. Trần Văn Cân bằng xương, bằng thịt trước mặt tôi là con cháu của những người tù ái quốc người Việt đầu tiên đi đày biệt xứ ở Guyane này, từ cuối thế kỷ 19, trước cả khởi nghĩa Yên Bái. Nếu đúng như ông Cân nói, nhà lao An Nam đă "đón" tù nhân VN từ trước năm 1931, và ở đó sẽ không chỉ là mảnh đất khổ sai của 525 tù nhân người Việt.
Khởi nghĩa Yên Bái
Ngày 26-1-1930, tại Mỹ Xá (Nam Sách, Hải Dương), hội nghị đại biểu toàn quốc của Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định khởi nghĩa đồng loạt ở một số tỉnh Bắc kỳ vào đêm 9 rạng ngày 10-2-1930. Do quá tŕnh chuẩn bị gặp nhiều trắc trở, Nguyễn Thái Học quyết định hoăn ngày khởi nghĩa đến 15-2. Nhưng ở nhiều địa phương, khởi nghĩa vẫn bắt đầu vào đêm 9 rạng 10-2. Nơi nổ súng đầu tiên và quyết liệt nhất là Yên Bái (do đó có tên gọi chung là khởi nghĩa Yên Bái).
Ở Yên Bái, Phú Thọ, nghĩa quân chiếm một số nơi nhưng không giữ được, ngay sáng 10-2 bị dập tắt. Ở Hà Nội chỉ kịp tạo ra một số vụ nổ bom ở sở cảnh sát, sở mật thám... Ở Kiến An, Hải Dương, măi đến ngày 15-2 mới nổi dậy, chiếm được Vĩnh Bảo (Hải Dương) và Phụ Dực (Thái B́nh), nhưng không đánh chiếm được Phả Lại, Hải Dương. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, những người lănh đạo chủ chốt (Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp...) bị bắt và bị tử h́nh ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Báy.
III. Nhà lao An Nam ở Guyane: Những số phận lưu lạc.
Trong số 525 tù nhân người Việt bị đưa đi đày sang Guyane năm 1931 sau khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam Quốc Dân Đảng), ngoài những người bỏ ḿnh trong thời gian bị giam giữ, c̣n có những người trong sổ ghi là được trả tự do, thậm chí có người ghi là được trả về VN như ông Vũ Văn Ninh
Dấu tích nhà tù của năm 1937 tại Guyane
Sở Văn Khố lưu trử Guyane - nơi lưu trử hồ sơ các tù nhân Việt Nam
Cũng như số tù nhân bị đi đày sang Guyane trước họ, từ cuối thế kỷ 19. Họ là ai? Số phận họ ra sao? Tôi t́m Sở văn khố lưu trữ tỉnh Guyane, những tài liệu ở đó của các nhà nghiên cứu người Pháp nói lên nhiều điều.
Khai hoang
Theo Danielle Donet-Vincent (Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp) trong "Nhà tù cho người Đông Dương tại Guyane" (Les bagnes des Indochinois en Guyane 1931-1963), tù nhân Đông Dương đến Cayenne (thủ phủ của Guyane) ngày 30-6-1931. Theo Daniel Ballof trong sách Hiện tượng đày biệt xứ tù nhân Đông Dương và các cơ sở lao tù (La deportation des Indochinois en Guyane et les etablissements penitentiaires), khi tàu cập bến có hai trường hợp tử vong trong chuyến hành tŕnh dài 35 ngày. Ngay khi đến đó, có 30 tù nhân bị bệnh quai bị được phát hiện. Rồi các bệnh đường hô hấp, đường ruột khiến 137 người phải nhập viện, sáu người trong số họ không qua khỏi. Trong hai năm 1934-1936, 20 người đă chết v́ bệnh, một số khác tự tử.
Cũng theo Danielle Donet-Vincent, nghị định ngày 18-9-1936 ấn định việc cấp đất rừng cho tù nhân măn hạn khai hoang canh tác. Qua năm sau, bảy tù nhân trại Crique Anguille (Suối Lươn) được trả tự do, được giao đất để phá rừng canh tác. Bốn tù nhân khác của trại Saut Tigre (Cọp Vó) cũng được cấp rừng để khai hoang canh tác. Một người được cho phép làm việc trong các mỏ vàng của Công ty Société Nouvelle de Saint-Élie (Guyane ngày nay cũng đang khai thác vàng). Bốn người khác đi làm thuê cho các đồn điền (nông trường) và làm nghề đánh cá.
H́nh trên là Hồ Sơ của những đảng viên VNQDĐ Vũ Văn Ninh, Vũ Tích, Vũ Quang Niệm
Tuy được trả tự do song họ bị hạn chế di chuyển, tạo ra tâm lư bi quan về chương tŕnh cấp đất rừng để khai hoang canh tác. Tôi đọc thấy trên một tấm biển trong trại Crique Anguille thông điệp đại ư như sau: Chương tŕnh cấp đất rừng khai hoang là để cho các tù nhân có cơ hội làm lụng sinh nhai sau khi măn hạn tù. Họ hi vọng sẽ có ngày hồi hương với chút ít của cải dành dụm. Nhưng do không thấy ngày về nên sau này họ bỏ bê việc canh tác.
Danielle Donet-Vincent cho biết khi chính phủ Mặt Trận B́nh Dân nắm quyền ở Pháp sau cuộc bầu cử năm 1936, 19 người được trả về nguyên quán. 19 trên tổng số gần 500 người c̣n lại là quá ít, khiến họ càng thêm thất vọng. Tuy vậy, trong thực tế đă chỉ có 15 người được về quê hương, qua ngả các cảng Saint-Nazaire và Marseilles của Pháp. Rồi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. T́nh h́nh quản lư tù tại Guyane có phần khó khăn nên đây cũng là giai đoạn các tù nhân mọi quốc tịch trốn trại nhiều nhất. Chính quyền Pháp quyết định giải thể các nhà tù hải ngoại bằng nghị định ngày 4-5-1944. Các tù nhân trước kia được phân tán trong ba trại Crique Anguille, Saut Tigre và La Forestière sau đó được tập trung về Le Bagne (nhà lao An Nam).
Khu người Đông Dương
Giám đốc Sở Văn khố lưu trữ tỉnh Guyane, ông Guyot, cho tôi biết: "Một số sau này ra trại, sống tập trung ở khu vực Saint-Laurent du Maroni, tạo thành khu gọi là Quartier chinois (khu người Hoa) mà thật ra là rút ngắn từ cụm từ quartier Indochinois nghĩa là khu người Đông Dương. Họ trồng trọt, chăn nuôi, trồng lúa... Họ lập gia đ́nh với người bản xứ, thường là người da đen hay người lai. Lần hồi, khu người Đông Dương bị pha trộn ḍng máu, không c̣n "nguyên thủy" nữa. Con cháu họ cứ mang tên họ cha ông mà không nhớ ǵ về cha ông. Hiện tại trong hội đồng thành phố có một người mang họ Việt".
Danielle Donet-Vincent viết về một đặc điểm của những người tù Đông Dương sau khi ra trại như sau: "Tại Guyane ngày nay, các phương pháp đánh cá của tù nhân Đông Dương vẫn c̣n được sử dụng".
Rồi th́ tất cả cũng qua đời. Theo tác giả nêu trên, người tù của chuyến tàu năm 1931 cuối cùng sống cho đến đầu năm 2000. Sau khi ra tù, ông làm lụng vất vả trong các mỏ vàng và nhận Guyane là quê hương thứ hai.
Năm 2006, các đài truyền h́nh ARTE - RFO và France 3 của Pháp có chiếu một bộ phim tư liệu tựa đề là Bóng tối của ngục tù (Les ombres du bagne) của Patrick Barberis và Tancrède Ramonet. Bộ phim nói về các trại tù ở Guyane qua số phận bốn tù nhân tên là Charles Hut (người Bỉ), René Belbenoit (người Pháp), Jassek Baron (người Ba Lan gốc Do Thái) và Tran Khac Man (người Việt). Đây có thể là tù nhân cuối cùng c̣n sống sót ở Guyane mà Danielle Donet-Vincent đă nêu ở trên.
Bác Đinh Vũ, một chuyên viên nông nghiệp của Pháp sang Guyane sau khi về hưu, nói với tôi: "Có lẽ người Việt thuần túy ở Guyane là những người mới đến, c̣n con cháu các cụ th́ dù mang họ tên Việt nhưng không c̣n nhớ nhiều về tổ tiên". Chủ nhật, chúng tôi lên chợ Cacao. Một chị tuổi xấp xỉ 60 lặng lẽ bán bánh cuốn cho chúng tôi. Chợt nghe chị nói tiếng Việt với một ai đó, mới hay chị cũng là người Việt. Hỏi chuyện, chị cho biết chị từ Hà Nội sang Lào năm 1954, rồi sang Pháp, rồi sang đây phụ bán cho cô em vài tháng. Gần chợ có một ông thầy dạy vơ Việt cổ truyền, miệng hô "Dam thang. Dam vong" không bỏ dấu cho nhóm trẻ ngoại quốc, nghe cũng ấm ḷng khi thấy có VN ở nơi xa xôi này.
Quả là những số phận lưu lạc!
IV. Nhà lao An Nam ở Guyane: Đường vào nhà lao.
Tấm ảnh ghi Nhà Lao An Nam, ở gần b́a rừng lối vào nhà lao
Bác sĩ Kim và bác sĩ Danh, hai bác sĩ Việt kiều Pháp tại Guyane, là hai người đồng hành quí báu của tôi. Từ cả tháng trước, qua liên lạc thư điện tử, tôi đă hỏi thăm bạn bè ở Guyane về địa danh nhà lao An Nam (Danh Đức)
Bác sĩ Hi, tháng 11-2007 c̣n sinh sống tại Guyane trước khi dời sang đảo La Réunion tận châu Phi, đă giới thiệu tôi cho bác sĩ Kim và dặn ḍ: "Hăy đến thăm nhà lao An Nam và viết bài cho dân VN biết".
Bác sĩ Kim cho biết ông có nghe nói đến nhà lao song chưa đi đến đó, ông nhắc: "Làm sao đưa hài cốt các cụ về nước". Sau đó, ông liên lạc với bác sĩ Danh (sang Pháp năm 1990 làm thực tập bác sĩ nội trú) và trả lời với tôi: "Anh Danh đă từng đi đến nhà lao An Nam rồi, nên sẽ dẫn đường cho chúng ta".
Giữa rừng già:
Suốt từ trưa 16-4 đến sáng 18-4, trời mưa tầm tă không ngớt trên khắp Guyane. Bác sĩ Kim bảo: "Mưa này không tài nào vô rừng đến nhà lao được". Đến tối 18-4, tên lửa Ariane chở vệ tinh Vinasat-1 phóng lên không gian trong bầu trời trong vắt, chả bù với sáng hôm trước phải di chuyển vệ tinh ra băi phóng trong cơn mưa tầm tă. Vụ phóng vừa được loan báo thành công, mọi người từ pḥng chỉ huy của trung tâm không gian xuống đất, chưa kịp nâng ly rượu mừng trời đă lại mưa. Trong bụng chúng tôi lại thầm lo. Kim bảo: "Điệu này thua rồi". Nào ngờ, trên suốt con đường về lại Cayenne thấy thật khô ráo, chẳng thấy một giọt mưa.
Sáng 19-4 cũng thế, không hẳn là trời quang mây tạnh, song không có ǵ đe dọa rằng sẽ có mưa. 10 giờ, bác sĩ Danh đưa chúng tôi đi trên chiếc xe Peugeot phục chế của anh: "Đi xe này các anh ạ. Chú đi xe BMW của anh Kim, đến đó bỏ xe ngoài đường, tránh bị kẻ xấu lấy mất xe giữa rừng". Trước đó, lúc 8 giờ, trời c̣n mưa vài hạt. Giờ th́ trời quang mây tạnh trên con đường từ Cayenne đi Kourou.
Đường vào nhà lao An Nam là một con đường ṃn giữa rừng già Amazon, tại một khu vực mang tên Montsinéry - Tonnégrande. Montsinéry là tên của một làng ở b́a rừng, c̣n Tonnégrande là tên của một ḍng sông, nghĩa là "sấm to, sét lớn". Đến ngă ba Montsinéry cách Cayenne 30km th́ quẹo trái. Chạy được 3km, qua hai cái cầu th́ đến lối vào nhà lao.
Phải loay hoay t́m tới t́m lui mới t́m ra lối vào nhà lao An Nam. Một tấm bảng chữ được chữ mất "Bagne des Anamites" ở gần cửa rừng. Ai đó ghi thêm "45 phút đi bộ", bên cạnh một tấm bảng khác ghi "Propriété privée. Defense dentrer", xác định đây là "tài sản tư nhân, cấm vào". Nghĩa là giữa cánh rừng già bao la, nhà lao này thuộc về một ai đó và ai đó ra lệnh cấm vào. Nhưng đă vượt cả nửa ṿng trái đất qua đây rồi, không ai ngăn được chúng tôi vai đeo balô, tay cầm gậy và mă tấu mà xông vào rừng. Rừng già Amazon là đây. Nhà lao An Nam là đây. Ráng lội bộ vào thôi.
Một phần nền nhà c̣n sót lại của nhà lao An Nam
Từ cửa rừng đi vào là những băi śnh lầy lội. Muốn di chuyển cho dễ phải tránh đi vào giữa đường ṃn bùn śnh nhăo nhoẹt, mà đi sát vào ven đường. May là hôm nay không mưa nên bùn không qua mắt cá chân.
Sau những băi śnh c̣n có thể lội qua được là những đoạn śnh lầy nhất được phủ bằng những thanh gỗ ngang khoảng 60cm, như một con đường bằng gỗ. Càng vào sâu đường ṃn càng hẹp lại. Có những đoạn trên nền cát và đất không śnh lầy nên bước chân không vất vả.
Thỉnh thoảng một thân cây to trốc gốc vắt ngang đường, những cành cây nằm ngang mặt đường tạo thành một mạng lưới chằng chịt. Bác sĩ Danh dùng mă tấu chặt những cành nhỏ dọn đường cho tôi leo qua dễ dàng hơn. Con đường thoai thoải xuống dốc. Đi măi, hơn một giờ rưỡi thấy một tấm bảng chỉ dẫn vẽ bản đồ nhà lao, khu vực nhà lao nay c̣n được gọi là La crique danguille (suối Lươn). Danh cho biết người ta hay gọi đây là những con lươn điện (anguilles electriques) có thể phóng ra những tia điện lên đến 700volt. Rẽ trái chúng ta sẽ đến khu vực nhà lao. Chẳng c̣n ǵ ngoài dăy chuồng cọp bằng bêtông từng nhốt các tù nhân VN bất khuất.
Khu vực nhà lao An Nam xuất hiện trước chúng tôi bằng một hiện vật khá bất ngờ: hai hố xí (cầu tiêu) bằng ximăng xây cao khoảng 1m, không có vách, "trần truồng" để lính canh có thể quan sát xem tù nhân đang làm ǵ, có giấu giếm ǵ không, có mưu đồ ǵ không... Gần đó là hai dăy "chuồng cọp". Mỗi bên 16 cái, mỗi "chuồng cọp" kích thước 1x2m, cao 2m. Trên trần là song sắt, không có mái che, để lính canh có thể đi bộ phía trên mà quan sát tù nhân. Quang cảnh lạnh lẽo thê lương, nhất là trong một buổi trưa trời muốn mưa giữa rừng già.
Dăy nhà lao của những nhà ái quốc Việt Nam
Cầu tiêu của những tù nhân
Chuồng cọp - nơi giam giữ những nhà ái quốc VNQDĐ
V. Nhà lao An Nam ở Guyane: Hương Khói Giữa Rừng Amazon
Sau khởi nghĩa Yên Bái, có 525 người Việt bị bắt và đưa đi đày ở Côn Đảo, sau đó họ bị đưa sang tận Guyane. Đó là lư do giải thích trong truyện Papillon, người tù khổ sai, Henri Charrière có nhắc đến các bạn tù Đông Dương của ḿnh tên là Chang và Văn Huê cùng các tù nhân An Nam khác.
"- Anh là bạn thân của Chang à?
- Phải, anh ấy báo tôi đến kiếm Quưch - Quưch để cùng vượt ngục với nhau. Tôi đă có lần vượt ngục đi rất xa, đến tận Colombia. Tôi đi biển giỏi lắm, v́ vậy Chang muốn tôi đưa anh của anh ấy đi. Anh ấy tin tôi.
- Tốt lắm. Chang xăm những ǵ trên người?
- Ở ngực, một con rồng; bàn tay trái, ba dấu chấm. Anh nói ba cái dấu đó chỉ rơ anh ấy là một trong các thủ lĩnh cầm đầu cuộc nổi loạn ở Côn Đảo. Người bạn thân nhất của anh ấy cũng là một người chỉ huy cuộc nổi loạn, anh này tên là Văn Huê, anh này bị cụt một tay".
(Trích Papillon - người tù khổ sai)
Thắp hương cho các nhà ái quốc VNQDĐ đă bỏ ḿnh nơi xứ người
Chúng ta chia nhau thắp hương từng chuồng cọp. Chắc đă từng có tù nhân qua đời trong các chuồng cọp này", tôi nói và mọi người đồng ư ngay. Tôi lấy từ trong balô bó nhang Bắc chia cho các bạn đồng hành. Các chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Yên Bái phần lớn là người Bắc nên tôi mang nhang Bắc sang. "Cắm nhang vào các bản lề ở cửa dăy này"
Bác sĩ Kim bảo: Gần 80 năm rồi, mục nát hết, chỉ những bản lề bằng sắt này c̣n lại. Các cánh cửa đâu mất hay là người ta đă tháo gỡ đi, chỉ c̣n trơ lại các bản lề to tướng này? Nhà lao An Nam đă bị đóng cửa từ năm 1945. Vào thời điểm đó, xứ Guyane c̣n thưa thớt, hoang sơ, những cánh cửa bằng sắt đó có thể đă bị gỡ để dùng vào việc khác. Trong 'chuồng cọp' thứ ba bên trái c̣n sót lại những tấm ván mục mà trước đây là 'giường' cho các tù nhân ngủ.
"Theo bài báo cáo của một Việt kiều lâu năm ở Guyane mà tôi từng được nghe ở một hội nghị, trong nhà lao có một nghĩa địa chôn các tù nhân qua đời, song lâu quá cỏ mọc đầy nên mất dấu luôn", bác sĩ Danh nói.
Sàn nhà của chuồng cọp c̣n sót lại đă mục nát theo thời gian
Tôi lấy từ trong balô ra cái lư hương mang từ quê nhà sang. Hôm nọ, qua đến nơi lấy ra từ vali, tuột tay nên lư hương rơi xuống đất vỡ thành chục mảnh. Sáng nay 6 giờ thức dậy lấy băng keo dán lại. Tôi lấy nhang cắm vào lư hương. Khói hương nghi ngút từ cửa "chuồng cọp", mỗi "chuồng cọp" ba cây nhang. Trong chốc lát, cả khu vực "chuồng cọp" trở nên ấm cúng hẳn. Mùi nhang Bắc xông lên thơm phức đánh bạt cái mùi ngai ngái của lá cây mục, thật ấm áp, xua đi cái lạnh lẽo của rừng già và sự lăng quên suốt gần thế kỷ qua.
Lúc năy trên đường vào nhà lao, chúng tôi gặp hai người đàn ông Tây phóng xe từ bên trong đi ra. Một người quốc tịch Ireland, tên John McLellan, sống và làm việc ở Paris, rôm rả tṛ chuyện với chúng tôi. Người kia quốc tịch Tây Ban Nha; không nói được tiếng Pháp nên không tham gia câu chuyện. "Các anh vào thăm đồng hương của các anh là đúng lắm đấy. Tôi làm việc trong thế giới nhà tù nên hiểu thế nào là lao tù”, ông John McLellan bảo như thế trước khi chia tay.
Quả thật, nếu không có chuyến đi Guyane để đưa tin về phóng vệ tinh Vinasat-1, có lẽ chẳng bao giờ tôi lục lọi trên Internet để phát hiện ra có một nhà lao An Nam ở xứ Guyane này đă từng là nơi giam cầm 525 tù nhân ái quốc Việt Nam và hầu hết đă bỏ xương nơi đất khách quê người trong cô độc.
Từ trong balô tôi lôi ra chai rượu nếp mới Hà Nội mang từ quê nhà sang, rót vào ba cái chung cùng một bộ với lư hương. Tất cả chúng tôi chỉ biết khấn thầm trong ḷng: "Các cụ sống khôn chết thiêng, xin về nhấm chút rượu thành kính con cháu mang sang kính các cụ”.
Cả một trại tù năm xưa nay chỉ c̣n lại hai dăy chuồng cọp và vài mảnh vụn của các nền nhà cùng mấy cái hố xí! Thế c̣n các cựu tù nhân đâu, các cụ đang nằm ở nơi nào?
Cảnh hành quyết dă man chặt đầu bằng máy chém
như xử tử 13 liệt sĩ Yên Bái.
Danh Đức
|