Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 189 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: KRISNAMURTI ông là ai? Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 1 of 3: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 5:53am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner

ĐẾN VỚI THƯỢNG ĐẾ
Hỏi :
--- Cách nào dễ dàng nhất để t́m thấy Thượng Đế ?
Krishnamurti đáp :
--- Tôi e rằng không có cách dễ dàng nào để thấy được

Thượng Đế đâu, bởi v́ việc t́m Thượng Đế là việc khó khăn, gian khổ nhất. Thượng Đế có phải là cái mà tâm trí chúng ta tạo ra chăng? Bạn biết tâm trí chúng ta là cái ǵ rồi .

Nó chẳng qua cũng chỉ là kết quả của thời gian, và nó có thể tạo ra bất cứ loại ảo giác nào . Nó có khả năng tạo ra tư tưởng, phóng chiếu đủ loại tưởng tượng, sáng tác đủ loại hư cấu . Nó luôn luôn bận bịu chuyện gom góp, liệng bỏ, chon lựạ Ôm trong ḷng những thành kiến, hẹp ḥi, nông cạn, cái tâm vọng động dựa theo ư ḿnh mà vẽ ra h́nh ảnh Thượng Đế. Nó tưởng tượng về Thượng Đế tùy theo với sự hẹp ḥi, giới hạn, nông cạn của nó.

V́ đă có những bậc thầy, những nhà linh hướng, những “cái-gọi-là” những bậc cứu thế độ nhân đă tuyên bố rằng có Thượng Đế, và đă mô tả Thượng Đế theo ư họ, cho nên cái vọng tâm có thể tưởng tượng về Thượng Đế trong t́nh trạng đó.

Nhưng h́nh ảnh tưởng tượng đó không phải là Thượng Đế. Thượng Đế là cái mà chúng ta không thể t́m thấy bằng loại tâm vọng động này .Muốn tới được, thâm cảm được Thượng Đế, trước nhất, bạn hăy t́m hiểu chính cái tâm của bạn đi đă .

Đó là điều rất khó khăn. Cái tâm rất là phức tạp, cho nên không phải dễ mà hiểu được nó. Nhưng lại quá dễ cho cái chuyện ngồi xuống để mơ mộng, vẽ ra nhiều h́nh ảnh, ảo giác trong trí, rồi cho là bạn đang rất gần gũi Thượng Đế.

Chính cái vọng tâm hoạt động liên tục đó có khả năng lừa dối vô tận. Cho nên, nếu muốn thật sự kinh nghiệm được điều có thể gọi là Thượng Đế, bạn phải hoàn toàn tĩnh lặng.

Bạn có thấy đó là điều cực kỳ khó khăn chăng? Bạn có nhận thấy ngay đến các bậc già cả, cũng không thể nào ngồi yên lặng cho nổi, họ bồn chồn, hết ngọ nguậy ngón chân lại đến động đậy bàn tay, ra saỏ Ngay đến cái thân xác mà đă khó ḷng ngồi yên lặng được như vậy, hỏi rằng c̣n khó khăn tới mức nào để mà có được cái tâm lặng lẽ, thanh tịnh? Bạn có thể học theo vài bậc đạo sư để biết cách ép cho cái tâm vọng động phải yên lặng, nhưng thực tế là nó không yên lặng. Nó vẫn hoạt động không ngừng, y như đứa nhỏ bị bắt buộc phải đứng trong góc nhà.

Thật là một đại nghệ thuật để bạn có thể khiến cho cái tâm trí bạn tĩnh lặng hoàn toàn mà không cần phải áp đặt nó. Và cũng chỉ đến khi đó, trong t́nh trạng đó, hoạ chăng bạn mới có được cái kinh nghiệm được gọi là hiệp thông với Thượng Đế.

Krishnamurti—On God.


KHI TÂM HỒN ĐƯỢC KHAI PHÓNG
Hỏi :

-- Sao ông không giúp đời bằng cách thực tế mà lại phí thời giờ đi thuyết giảng như vậy?

Krishnamurti đáp :

-- Thế bạn muốn nói ǵ khi dùng chữ thực tế? Bạn muốn nói về chuyện mang đến một sự đổi thay trên thế giới, một sự điều chỉnh hài ḥa hơn trong nền kinh tế, một sự phân phối tài nguyên tốt đẹp hơn, một mối quan hệ thân t́nh hơn, hay nói một cách lỗ măng, là giúp bạn kiếm được việc làm tốt hơn. Bạn muốn thấy có sự đổi thay trên thế giới, - mọi người thông minh đều muốn, - và bạn muốn có một phương pháp để làm chuyện đổi thay đó, và v́ thế, bạn hỏi tôi tại sao lại phí thời giờ đi thuyết giảng thay v́ làm việc ǵ đó cho chuyện thay đổi. Vậy xin hỏi rằng có thật tôi đang làm chuyện phí thời giờ vô ích chăng? Sẽ là chuyện phí thời giờ thật đấy, nếu tôi giới thiệu một hệ tư tưởng mới để thay đổi hệ tư tưởng cũ, mẫu mực cũ. Có thể đó là điều bạn muốn tôi làm. Nhưng thay v́ chỉ ra một "cái gọi là đường lối thực tế " để hành động, để sống, để kiếm việc làm tốt hơn, để tạo ra một thế giới đẹp đẽ hơn, th́ việc t́m cho ra cái ǵ là chướng ngại vật đă thực sự ngăn cản một cuộc cách mạng toàn diện, không phải là cuộc cách mạng nửa vời , mà là từ nền tảng, một sự thay đổi quyết liệt, từ gốc rễ, không chỉ trên quan niệm, lư thuyết suông, đó không phải là điều quan trọng chăng? Bởi v́ những lư tưởng, những niềm tin, những ư thức hệ, những giáo điều, đều ngăn cản hành động. Thế giới không thể chuyển biến toàn diện, không thể là một sự đổi thay triệt để, khi mà hành động c̣n được đặt căn bản trên quan niệm, bởi v́ khi đó hành động chỉ là phản ứng và quan niệm, lư thuyết, được coi là quan trọng hơn hành động rất nhiều. Một cách chính xác, đây có phải là chuyện đang xảy ra trên thế giới chăng? Muốn hành động, chúng ta phải t́m ra điều chướng ngại nó đă cản trở hành động. Nhưng thật ra th́ phần lớn chúng ta không thích hành động, đó là điều gay go của chúng ta. Chúng ta thích bàn căi, chúng ta thích thay đổi ư thức hệ này sang ư thức hệ khác, và v́ thế, chúng ta cứ lảng tránh chuyện hành động bằng những lư thuyết suông. Chắc chắn là như thế th́ quá đơn giản rồi, phải vậy không?

Thế giới ngày nay phải đối diện với rất nhiều vấn đề: nạn nhân măn, nạn thiếu thực phẩm, sự phân chia loài người thành nhiều chủng tộc, giai cấp, vân vân. Tại sao không có một nhóm người ngồi xuống để cùng nhau giải quyết vấn đề chủ nghĩa quốc gia, dân tộc? Nhưng mà nếu chúng ta muốn trở thành quốc tế ḥa đồng trong khi c̣n bám chặt lấy tinh thần quốc gia của chúng ta, th́ chúng ta lại tạo ra một vấn đề khác. Và đó là điều phần đông chúng ta đang làm.

Vậy th́ bạn thấy đó, rơ ràng là những điều lư tưởng, những tiêu chuẩn, đă ngăn cản hành động. Một chính khách, nhà thẩm quyền đầy uy tín, đă nói rằng thế giới có thể sắp xếp lại để mọi người đều được cung cấp thực phẩm. Vậy tại sao lại không làm được chuyện đó? Bởi v́ có sự mâu thuẫn giữa những quan điểm, những niềm tin và chủ nghĩa dân tộc. Cho nên, chính những quan niệm đă ngăn cản sự cung cấp đồ ăn cho con người. Và phần đông chúng ta hiện đang đùa giỡn với những quan niệm mà vẫn cứ tưởng rằng chúng ta đang tích cực làm cách mạng, tự mê hoặc ḿnh với những từ ngữ như là thực tế. Điều quan trọng là chúng ta hăy tự giải thoát ra khỏi những quan niệm, khỏi sự phân biệt chủng tộc, khỏi những niềm tin và giáo điều, từ đó, chúng ta có thể hành động, không phải nương theo một mẫu mực hoặc một hệ tư tưởng, mà chỉ tùy theo nhu cầu đ̣i hỏi mà thôi.

Chắc chắn là việc đi t́m những sự cản trở, những chướng ngại đă ngăn cản công cuộc này th́ không phải là phí thời giờ, không phải là những chuyện huênh hoang, rỗng tuếch. Điều bạn nói hiển nhiên là vô nghĩa. Những tư tưởng, niềm tin, quan điểm chính trị và kinh tế của bạn thật ra đă làm phân hóa giữa con người với nhau và đưa tới chiến tranh. Chỉ khi nào tâm trí được giải thoát khỏi những quan niệm và niềm tin th́ nó mới có thể hành động một cách công chính được.

Một nhà ái quốc nặng ḷng với dân tộc, có thể sẽ không bao giờ biết bốn bể đều là anh em (tứ hải giai huynh đệ) là thế nào, dù anh ta có thể cũng nói về điều đó đấy, nhưng ngược lại, trong hành động của anh ta, về mặt kinh tế và trong mọi chiều hướng, đều dẫn tới chiến tranh.

Cho nên chỉ khi nào tâm trí giải thoát khỏi mọi loại khái niệm, không chỉ hời hợt trên bề mặt, mà là từ nền tảng, th́ mới có hành động công chính và do đó mới có sự chuyển hóa triệt để và bền vững. Mà sự giải thoát khỏi được những khái niệm, quan điểm này th́ chỉ có thể xẩy ra qua sự tự tỉnh thức và tự giác.



THẤU HIỂU CHÍNH M̀NH
Hỏi :

- Thông minh có tạo nên cá tính của con người không?

Krishnamurti đáp :

- Chúng ta định nghĩa thế nào là "cá tính"? Và thế nào là "thông minh"? Tất cả các chính trị gia -- dù ngay đến những nhà chính trị chuyên nghiệp đa dạng ở nơi đô thị Delhi hay chỉ là những chính trị gia tay mơ huênh hoang khoác lác ở địa phương khỉ ho c̣ gáy -- cũng luôn luôn viện dẫn đến những từ ngữ nào là "cá tính", "lư tưởng", "thông minh", "tôn giáo", "Thượng Đế". Chúng ta lắng nghe những từ ngữ này một cách say mê, sùng mộ, bởi v́ chúng có vẻ như là rất quan trọng. Phần lớn chúng ta sống với chữ nghĩa; và chữ nghĩa càng được trau chuốt công phu, gọt giũa cho thật là sắc sảo bao nhiêu th́ chúng ta càng thấy thích thú, thỏa măn bấy nhiêu.

Vậy th́ chúng ta hăy cùng nhau t́m hiểu coi chúng ta định nghĩa "thông minh" và "cá tính" như thế nào. Đừng nói là tôi đă không trả lời các bạn một cách rơ ràng, xác định. Moi ra ngay những định nghĩa, những kết luận, là một trong những tṛ kỹ xảo của bộ óc, có nghĩa là bạn không muốn t́m ṭi, nghiên cứu, để hiểu cho thấu đáo, mà chỉ muốn đuổi theo lời nói mà thôi.

Thông minh là ǵ? Nếu một người có thói sợ sệt, lo lắng, ghen tị, tham lam; hoặc là đầu óc chỉ biết rập khuôn, bắt chước, trong tâm chỉ chứa đầy nhóc kinh nghiệm và kiến thức của người khác; nếu tư tưởng của hắn bị hạn chế, bị xă hội, môi trường sống nhồi ép vào khuôn khổ -- người như thế có thông minh không? Hắn không thông minh, phải vậy không? Và có thể nào một người sợ sệt, không thông minh, lại có được cá tính -- cá tính là cái ǵ thuộc về sáng tạo, không phải chỉ như những cái máy nhắc lại điệp khúc của truyền thống về những điều phải làm hoặc không làm. Cá tính có đáng kính trọng không?

Bạn có hiểu câu "đáng kính trọng" nghĩa là ǵ không?

Bạn là người đáng kính nếu bạn được nhiều người chung quanh ngưỡng mộ, kính trọng. Và cái ǵ làm cho số đông kính trọng -- người trong gia đ́nh và quần chúng? Họ kính trọng những điều mà chính họ thèm muốn và đă ấp ủ trong tâm như là mục tiêu hoặc lư tưởng của họ. Họ kính trọng cái sự kiện cao vời tương phản với cảnh đời thấp thỏi của chính bản thân họ. Nếu bạn giầu và có quyền thế, hay bạn là chính trị gia tên tuổi, hoặc đă viết nhiều cuốn sách nổi tiếng, như thế bạn sẽ được đám đông kính trọng. Khi đó th́ dù điều bạn nói ra có thể hoàn toàn vô nghĩa, ấy thế mà cứ hễ bạn phát biểu là thiên hạ lắng nghe, bởi v́ họ đă coi bạn như là một vĩ nhân. Và khi mà bạn đă chiếm được ḷng kính trọng của nhiều người, được đám đông ủng hộ, tự nhiên bạn thấy ḿnh là người đáng kính, có cảm giác ḿnh đă thành đạt. Nhưng cái "kẻ được-gọi-là có tội" nhiều khi lại gần Thượng Đế hơn "người đáng kính", bởi v́ người đáng kính nhiều khi lại mang thói đạo đức giả.

Cá tính có phải là kết quả của sự bắt chước, có phải là bị chi phối bởi sự sợ sệt về những điều người ta sẽ nói hoặc sẽ không nói chăng? Cá tính có phải chỉ là sự làm tăng trưởng thói thiên vị, thành kiến của chính bản thân chăng? Cá tính có phải là một h́nh thức duy tŕ truyền thống, dù là ở Ấn Độ, Âu Châu hay là Hoa Kỳ chăng? Đó là những trường hợp mà thông thường người ta gọi là "có cá tính" -- là một người mạnh mẽ, nhiệt thành ủng hộ những truyền thống của địa phương và được nhiều người kính trọng.

Nhưng khi bạn đă có thói thành kiến, bắt chước, bị các tập tục truyền thống cản trở, hoặc sợ sệt, th́ bạn có thông minh, có cá tính không? Sự bắt chước, sự hùa theo, sự lễ lạy xin xỏ, có lư tưởng -- đó là cung cách dẫn đến sự đáng được kính trọng, nhưng không đưa tới sự cảm thông. Một người có lư tưởng là người đáng kính, nhưng anh ta sẽ không thể gần Thượng Đế, v́ anh ta sẽ không bao giờ biết thương yêu là ǵ, bởi v́ lư tưởng của anh ta là một cách che giấu sự sợ hăi, sự bắt chước, sự cô đơn của anh ta.

Cho nên, nếu không tự hiểu thấu đáo về ḿnh, không nhận thức rơ tất cả những vận hành của bộ óc -- bạn suy nghĩ ra sao, bạn đang rập khuôn, đang bắt chước, hay đang sợ hăi, đang t́m cầu thế lực --, như thế không thể là thông minh. Và chính sự thông minh tạo nên cá tính con người, không phải là sự tôn thờ thần tượng hay đuổi theo một lư tưởng.

Thấu hiểu chính ḿnh, chính cái con người phức tạp đặc biệt của ḿnh, là khởi đầu của sự thông minh, nó sẽ bộc lộ cá tính.

Krishnamurti -- Life Ahead

Learner xin giới thiệu với các bạn món ăn mới, không ngon th́ bỏ
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 2 of 3: Đă gửi: 01 April 2006 lúc 3:07am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Learner xin lỗi quên không giới thiệu Đạo sư Krishnamurti được trích từ trang nhà Thư viện Hoa Sen

TUYỂN TẬP KRISHNAMURTI
Chuyển Ngữ: Dannyviet



J. KRISHNAMURTI
(11th May 1895 -- 17 February 1986)
CUỘC ĐỜI và TƯ TƯỞNG



Jiddu Krishnamurti chào đời trong một gia đ́nh Bà-la-môn trung lưu tại ngoại ô tỉnh Madanapalle, miền nam Ấn Độ. Mẹ chết sớm từ khi ông mới lên mười. Tuổi ấu thơ, ông thường xuyên đau yếu, học hành th́ lơ đăng, tâm hồn thường ch́m đắm trong mơ mộng và có khuynh hướng về tâm linh, về ḷng nhân ái, t́nh thương người, thương vật và yêu thiên nhiên.
Cha của Krishnamurti là một viên chức của chính quyền. Khi về nghỉ hưu, ông cụ đề nghị với bà Annie Besant, chủ tịch hội Thông Thiên Học (The Theosophical Society), mà ông cụ là một thành viên, xin vào làm việc cho Hội. Do đó, ông cụ cùng bốn người con dọn về Trụ Sở chính của hội tại Madras, vào lúc Krishnamurti mười bốn tuổi.

Hội Thông Thiên Học do bà Helena P. Blavatsky người Nga và một cựu đại tá Hoa Kỳ là ông Steele Olcott thành lập vào năm 1875, là một hội có mục tiêu t́m hiểu các tôn giáo, các nguồn tư tưởng, minh triết, các sự huyền nhiệm trên thế giới cổ kim và các năng lực thần bí nơi con người. Khi đó, hội đang có mục tiêu sửa soạn cho sự hạ sanh của bồ tát Di Lặc, xuống thế để làm nhiệm vụ Thế Giới Đạo Sư (World Teacher).
Cơ hội gần gũi của gia đ́nh Krishnamurti và bà Annie Besant đă tạo nên một sự gắn bó khắng khít giữa bà và cậu bé mười bốn tuổi yếu ớt, lại có khuynh hướng tâm linh thần bí, và đă khiến cho bà và Bishop Leadbeater phát hiện ra cậu bé Jiddu Krishnamurti chính là vị hóa thân mà họ đang t́m kiếm, với những kinh nghiệm về đột biến tâm linh của cậu, khi đó Krishnamurti mới mười lăm tuổi.

Để chuẩn bị chu đáo cho sự xuất hiện của Thế Giới Đạo Sư, hội Thông Thiên Học thành lập một hội đoàn tôn giáo lấy tên là Ngôi Sao Phương Đông (The Order of the Star in the East) và tôn Krishnamurti làm Đạo Trưởng. Nhóm này có nhiều chục ngàn hội viên ở khắp nơi trên thế giới, với nhiều tiền bạc, nhà cửa đất đai tại Âu Châu, Úc châu, Ấn Độ, v.v...

Năm 1912, Khishnamurti được hội Thông Thiên Học chính thức tấn phong làm Thế Giới Đạo Sư. Nhưng đến năm 1929, bỗng nhiên ông giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông, đọc bản tuyên ngôn "Thực Tại (Chân Lư) là nơi không có lối ṃn để vào" (Truth is a Pathless Land). Làm việc này, ông đă đương nhiên liệng bỏ những tài sản, đất đai, tiền bạc, quyền lực và tất cả mọi vinh dự mà thế nhân dành cho nhân vật có thẩm quyền, vị Đạo Sư.

Từ đó cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời ở tuổi 91, ông đáp ứng lời mời từ khắp nơi trên thế giới, thân hành tới ngồi chung trên thảm cỏ, trong nhà hội, trong pḥng họp, đến bất cứ nơi nào có người quan tâm để thảo luận với họ những vấn đề về tự do, về sự tự giải thoát khỏi nỗi sợ hăi tiềm ẩn từ trong tiềm thức, về sự tự gỡ bỏ gông cùm của những lề thói trói buộc con người, gỡ bỏ sự sợ hăi về các loại địa ngục do các tổ chức thần quyền tạo ra để khống chế tín đồ, về t́nh yêu thuần khiết, về ḷng từ bi thương xót, kêu gọi mỗi người phải là nguồn ánh sáng của bản thân, v.v... Những lời thuyết giảng của ông không phải là những kiến giải trong sách vở, nhưng là từ kinh nghiệm nội tâm. Ông không "thuyết lư", nhưng ôn tồn tâm t́nh với thính giả về những điều mà tất cả chúng ta quan tâm trong đời sống hằng ngày, nói về những trăn trở, băn khoăn của con người thời đại mới với sự suy sụp tinh thần và bạo lực, nói với từng cá nhân đi t́m sự an lạc, nói với người đang bồn chồn t́m cách giải thoát ra khỏi cái chướng ngại của sự giận dữ , thù hận, sợ hăi, đau khổ đang ám ảnh trong nội tâm anh ta. Ông luôn luôn tha thiết với việc gỡ con người ra khỏi sự sợ hăi, một hành động "vô úy thí" cao quư.

Điểm then chốt đặc biệt của ông là, ngay như khi đang nói về các vấn đề xă hội, chính trị, hoặc kinh tế đang xẩy ra, lời giải đáp của ông cũng từ cái nh́n tận gốc rễ và vượt thời gian. Ông chỉ ra cái nguyên nhân tạo vấn đề nó nằm phía sau như thế nào, và nguồn gốc của mâu thuẫn và bạo lực đă tiềm ẩn trong tâm con người ra sao. Ông không tặng chúng ta một cách giải quyết kiểu "ḿ ăn liền" cho những vấn đề của thời đại, mà là ông nh́n rơ được rằng những vấn đề này chỉ là triệu chứng của một chứng bệnh thâm căn cố đế, nằm sâu trong tâm năo của mỗi người trong chúng ta. Luôn luôn, ông nhắc mọi người về sức mạnh tinh thần của chính bản thân họ, luôn nhắc mọi người nh́n vào nội tâm, tự giải thoát ra khỏi những xiềng xích tư tưởng rập khuôn của người khác. Ông nhắc nhở mọi người đừng tự làm nô lệ cho bất cứ loại tư tưởng nào của bất cứ ai, dù đó là những "thẩm quyền (authority), không những thế , nên tự thanh lọc những ô nhiễm do bị những loại "thẩm quyền" nhồi nhét vào tâm năo từ vô thủy. Ngay cả đến những lời nói của ông, ông cũng yêu cầu mọi người hăy chỉ coi đó là những lời tṛ chuyện tâm t́nh giữa những người bạn với nhau, đừng coi như là những lời của bậc thầy, v́ chỉ riêng sự coi ai là bậc thầy th́ chính cái hào quang tiềm ẩn trong cái ư nghĩ về bậc thầy đă gián tiếp tước đoạt tự do của chính ḿnh, đă làm cho chính ḿnh nhắm bớt mắt trên con đường đi t́m chân lư rồi.

Đối với ông, mọi người không cần đạo sư, mà cần tự thức tỉnh. Bởi v́ mỗi người đều có khả năng vô biên về sự tự thức tỉnh này, nếu họ không bị những xiềng xích của truyền thống về sự sợ hăi, không bị những "đạo sư" che mất ánh sáng của chính họ tự chiếu. (This Light in Oneself). Ánh sáng này không ai có thể "cho" người khác, không thể nhận được từ người khác truyền qua như truyền lửa từ ngọn nến này qua ngọn nến khác. Nếu ánh sáng mà có được nhờ sự từ người khác truyền qua th́ chỉ là ánh sáng của ngọn nến, nó sẽ tắt. Chính sự tĩnh lặng, quán chiếu thâm sâu nội tâm, người ta sẽ thức tỉnh, sẽ xuất hiện ánh sáng của chính bản thân.

Dù được cả Đông Phương và Tây Phương nh́n nhận như là một trong những đạo sư uy tín nhất, bản thân ông không tùy thuộc vào tôn giáo, môn phái hay quốc gia nào, đồng thời, cũng không tham dự vào bất cứ một trường phái chính trị hoặc ư thức hệ nào. Ngược lại, ông cho rằng chính những h́nh thức tổ chức ấy đă chia rẽ con người, đă là nguồn gốc của chiến tranh.

Ông luôn luôn nhắc nhở sự tĩnh tâm, tự thanh lọc những kiến chấp đă tích lũy trong tâm trí qua thời gian, để tự giải thoát.

Trải dài khoảng sáu chục năm đi khắp đó đây, ông được coi như là người nói nhiều nhất trong thời đại thâu âm. Phần lớn các buổi thuyết giảng, thính chúng lên tới hàng ngàn người, thường ngồi ngoài trời, nhất là tại các thành phố lớn.

Ông cũng thường có những buổi thảo luận riêng với các nhân vật danh tiếng thế giới như ba vị thủ tướng Ấn Độ là Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi và Rajiv Gandhi, nhà tôn giáo học Huston Smith, Walpola Rahula, Chogyam Trungpa Rinpoche, nhà vật lư học Dr David Bohm, nhà văn Aldous Huxley, v.v...

Hầu hết các buổi thảo luận này đều có ghi âm, thâu h́nh, và sau đó được in ra thành sách.

Thật là sai lầm đáng tiếc nếu cho rằng những lời thuyết giảng của Krishnamurti chỉ dành cho người lớn tuổi hoặc giới trí thức uyên bác. Trái lại, đó là những điều rất dễ thẩm thấu vào giới trẻ mà ta có thể cảm nhận được sự sống động nơi thính chúng trong video và trong các cuộc thảo luận với học sinh c̣n được lưu giữ trong nhiều trường học. Là một bậc thầy cao cả, ông t́m cách tạo nên tại những trường này một bầu không khí thoải mái, không sợ hăi và kèn cựa lẫn nhau, khuyến khích các em tự t́m về nội tâm, t́m hiểu chính bản thân ḿnh, thức tỉnh cảm quan của họ về cái đẹp của thiên nhiên, về sự cảm thông , bi mẫn với nỗi thống khổ của kiếp người, khuyến khích họ đi vào những đề tài sinh động, ngay cả đến vấn đề phức tạp nhất như là hoạt động của tâm năo con người. Ông kiên tŕ, tận tụy với lư tưởng "để cho mọi người được tự do, giải thoát vô điều kiện".

Cho đến cuối đời ông, vào lúc thế hệ mới của thời đại kỹ thuật tân tiến nở rộ, nhiều người trẻ đă t́m về ông như là tới ngồi dưới một tàng cổ thụ rủ bóng để ươm tẩm phần tâm hồn.

Mặc dầu Krishnamurti nói và viết bằng Anh ngữ, các tác phẩm của ông đă được dịch sang gần năm chục thứ tiếng và ấn hành tại nhiều nước. Trên ba triệu ấn bản đă lưu hành khắp thế giới. Các tuyển tập của ông bao gồm trên một trăm ngàn trang viết tay, 2.500 audiotapes và 600 videotapes.

Đó là nói về di sản nh́n thấy được. Nhưng đáng kể phải là phần di sản sống động tiềm ẩn trong trái tim và khối óc của biết bao nhiêu con người đă có dịp thấm nhuần tư tưởng uyên áo và tấm ḷng trắc ẩn của ông đối với muôn loài

Xin ghi lại một vài cảm nhận về ông:

* Đức Đạt Lai Lạt Ma:
--Krishnamurti là một trong những tư tưởng gia vĩ đại nhất của thời đại.
* Deepak Chopra:
-- Krishnamurti đă ảnh hưởng sâu sắc vào chính cuộc đời tôi, đă giúp tôi vượt qua được sự tự trói buộc đă kiềm chế tôi trên con đường tới tự do, giải thoát.
* Anne Morrow Lindbergh :
-- Nghe và đọc sách của ông (Krishnamurti) là tự quán chiếu chính ḿnh và thế giới trong một sự tươi mát chan ḥa.

Xin giới thiệu website có những tài liệu về các bài thuyết giảng của Krishnamurti:
http://www.krishnamurti.org


Bài Đọc Thêm:
Krishnamurti và Thiền Định, Nguyên Giác Phan Tấn Hải
Lời Cuối của Krishnamurti, Van Đo Chuyển Ngữ
Xem thảo luận về Krishnamurti trong mục Diễn Đàn Phật Pháp
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 3 of 3: Đă gửi: 03 April 2006 lúc 6:23am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


THƯ VIỆN HOA SEN

YÊU VÀ ĐAU KHỔ

Chúng ta nói rằng t́nh yêu cũng góp một phần vào sự đau khổ, chịu đựng. Rằng khi bạn yêu ai th́ t́nh yêu đó rồi cũng sẽ đem đến cho bạn nỗi đau khổ.
Bây giờ chúng ta t́m hiểu xem có thể nào thoát khỏi mọi nỗi đau khổ chăng.
Khi vùng ư thức của con người không tự vướng mắc với cảm giác đau khổ, th́ sự giải thoát, sự dung thông ấy sẽ chuyển hóa ư thức và sự chuyển hóa đó sẽ tỏa rộng ra, cảm ứng với nỗi đau khổ của toàn thể nhân loại. Đó là t́nh thương, là ḷng trắc ẩn.
Nếu trong ḷng cảm thấy đang đau buồn, đang phải chịu đựng nỗi thống khổ, th́ bạn không thể yêu được. Đó là sự thật, là quy luật. Khi bạn yêu người nào đó mà họ lại làm việc ǵ khiến cho bạn không đồng ư, mà bạn lại c̣n cảm thấy đau buồn, cảm thấy phải chịu đựng, th́ điều đó nói lên là bạn chưa yêu. Xin hăy nh́n sự thực này. Làm sao bạn có thể chịu đựng nỗi đau buồn khi vợ bạn bỏ rơi bạn để chạy theo người khác? Quả thật là chúng ta sẽ rất đau buồn v́ chuyện đó.
Chúng ta nổi giận, lên cơn ghen, tràn ngập sự uất hận, ghét bỏ; ấy thế mà đồng thời, chúng ta lại nói rằng "Tôi yêu vợ tôi"!
Yêu như thế th́ không phải là yêu.
Cho nên, có thể nào không phải chịu đựng đau khổ mà đồng thời vẫn có được t́nh yêu nồng nàn nở rộ mênh mông không nhỉ?
Vậy th́ bản chất và cốt tủy của đau khổ là ǵ -- đây là nói về cái cốt tủy của nó, không phải là những h́nh thức khác nhau của nó? Cốt tủy của sự đau khổ là ǵ? Không phải đấy chính là sự biểu lộ rơ rệt nhất, vào thời điểm sự kiện xẩy ra, của một con người tự cho ḿnh là trung tâm điểm, một cái rốn của vũ trụ sao? Đó chính là bản chất của cái tôi -- cốt tủy của bản ngă, của con người, của sự giới hạn, của sự thu hẹp, của sự ngăn cách, được gọi là cái "tôi". Khi có đột biến trong tâm, đ̣i hỏi một sự thức tỉnh của trí tuệ, th́ ngay đó cái "tôi" này, cái nhân tố tạo nên nỗi thống khổ này, trỗi dậy để ngăn cản.
Vậy nếu không có cái "tôi", cái bản ngă, th́ liệu rằng c̣n có nỗi đau buồn, thống khổ chăng? Hay là khi đó con người ta sẽ tha hồ mà làm những chuyện giúp đời, làm đủ mọi chuyện không vị kỷ mà không c̣n cảm thấy đau khổ nữa.
Đau khổ là sự biểu lộ về cái "tôi", về bản thân, vị kỷ; nó bao gồm cả sự than thân trách phận, cả nỗi buồn của sự cô quạnh, cố t́m cách thoát ra khỏi t́nh huống khổ tâm, cố t́m cách nối lại mối liên lạc với người đă bỏ đi -- và tất cả những điều khác bao hàm trong cái ư nghĩ về "tôi" đó.
Buồn bă, than thân trách phận là hành động rất vị kỷ, chủ yếu là quan tâm về cái "tôi",-- về những h́nh ảnh, ư niệm, kiến thức, những hồi ức, nhớ nhung về quá khứ.
Vậy th́, có sự liên hệ nào giữa sự đau buồn, bản chất của cái "tôi", của thói vị kỷ, với t́nh yêu không?
Có sự liên hệ nào giữa t́nh yêu và sự đau khổ không?
Cái "tôi" được h́nh thành qua tư tưởng, suy nghĩ; nhưng có phải nhờ suy nghĩ mà t́nh yêu h́nh thành không?
T́nh yêu có được h́nh thành qua sự suy nghĩ không? -- kư ức về những nỗi đau, những niềm vui, về sự theo đuổi khoái lạc, t́nh dục linh tinh, sự vui thích được chiếm hữu người khác và người khác lại thích bị chiếm hữu; tất cả những điều đó đều là cấu trúc của tư tưởng. Cái "tôi" với danh xưng, với h́nh dáng, với kư ức của nó được h́nh thành qua tư tưởng -- hiển nhiên là như vậy.
Nhưng nếu t́nh yêu không được h́nh thành bằng tư tưởng, bằng sự suy nghĩ, như vậy th́ sự đau khổ không liên hệ ǵ với t́nh yêu. Do đó, hành động thoát thai từ t́nh yêu th́ khác hẳn với hành động thoát thai từ sự đau khổ.
. . .
Ta thấy rằng hành động thoát thai từ sự đau khổ chính là hành động thoát thai từ cái "tôi", từ bản ngă, vị kỷ, và v́ thế luôn luôn có mâu thuẫn, xung đột. Ta có thể thấy cái tŕnh tự hợp lư của toàn bộ điều đó. Chỉ khi nào nh́n rơ như vậy, chúng ta mới có thể có được t́nh thương yêu tinh khiết, không có bóng mờ của đau buồn, khổ ải.
Đắn đo suy nghĩ không phải là t́nh yêu. Đắn đo suy nghĩ không phải là ḷng trắc ẩn, bi mẫn. Ḷng trắc ẩn, bi mẫn là trí tuệ, là trực giác, -- vốn không phải là kết quả của sự suy nghĩ, đắn đo.
Krishnamurti -- The Wholeness of Life
Danny Việt dịch
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.5459 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO