Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 168 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Bụt trong ta Chúa trong ta TNH Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
sunbeam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 96
Msg 1 of 3: Đă gửi: 08 April 2006 lúc 6:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn sunbeam



Bụt trong ta, Chúa trong ta
Thích Nhất Hạnh



Giới thiệu: Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ", của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản, 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Đây là một quyển sách đă bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở California, Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Đà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đă được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995.
Cuộc đời Ngài là Giáo Lư

Có một khoa học gọi là Phật học, đó là học về cuộc đời của Bụt. Bụt là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bụt sinh ra ở thành Kapilavatsu (Ca T́ La Vệ), gần biên giới Ấn Độ và Nepal. Ngài thành hôn, có một con, xuất gia, giác ngộ, và chia sẻ giáo pháp của Ngài cho đến năm tám mươi tuổi Ngài tịch. Nhưng cũng có một vị Bụt ở trong mỗi người chúng ta, không tùy thuộc vào thời gian và không gian. Đó là Đức Bụt Sống, vị Bụt của sự thật sau cùng, vượt trên các ư nghĩ và khái niệm, và lúc nào chúng ta cũng gặp được. Vị Bụt Sống đó không sinh ra ở Kapilavatsu và cũng không tạ thế ở Kushinagar.

Ki Tô Học là môn học về cuộc đời Chúa Ki Tô. Khi nói Chúa Ki Tô, chúng ta cũng cần biết đang nói về Chúa Giêsu trong lịch sử hay Đức Ki Tô Hằng Sống. Chúa Ki Tô trong lịch sử sinh tại Bê Lem, con của một người thợ mộc. Ngài rời quê hương xa, trở thành một đạo sư, và bị đóng đinh trên thập tự vào năm ba mươi ba tuổi. Đức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Đế, đă phục sinh, và nay vẫn c̣n tiếp tục sống. Trong Ki Tô Giáo, bạn phải tin vào sự Phục Sinh, nếu không th́ bạn không phải tín đồ. Tôi e rằng điều kiện nầy làm nhiều người e ngại, không chịu nh́n sâu vào cuộc đời Chúa Giêsu. Thật đáng tiếc, v́ chúng ta có thể học hỏi cả nơi Chúa Giêsu trong lịch sử lẫn Chúa Giêsu như một cánh cửa tuyệt đối.

Khi chúng ta theo dơi và tiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đời và giáo lư của Chúa Giêsu, chúng ta có thể thâm nhập vào sự thật của Thượng Đế. T́nh yêu, sự hiểu biết, ḷng can đảm, sự bao dung, là những biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu. Thượng Đế xuất hiện với chúng ta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài, Giêsu đă tiếp xúc với mọi người sống cùng thời của Ngài. Ngài đă nói chuyện với những cô gái điếm, những người thâu thuế, Ngài có can đảm làm bất cứ việc ǵ cần thiết để chữa các căn bệnh của thời đại Ngài. Như là đứa con của mẹ Maria và thánh Giuse, Giêsu là Con của Người, Người Nam và Người Nữ. Như một người sống với Thánh Linh, Ngài là Con của Thượng Đế. Nói rằng Chúa Giêsu vừa là Con của Người, vừa là Con của Thượng Đế, các Phật tử có thể chấp nhận không khó ǵ. Chúng ta có thể thấy Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con là một, bất nhị, v́ nếu không có Đức Chúa Cha ở trong Ngài th́ không có Đức Chúa Con. Tuy nhiên, trong Ki Tô Giáo, Giêsu thường được gọi là Con Một của Thượng Đế. Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lư của Ngài. Tôi nghĩ cuộc đời Chúa Giêsu là bài học căn bản nhất của Ngài, quan trọng hơn cả sự phục sinh và tính vĩnh cữu.

Sống tỉnh thức là Bụt

Bụt là người giác ngộ, nghĩa là không c̣n bị ràng buộc vào thế tục. Nhưng khi nhiều người nói rằng họ tin Bụt, họ đang nói về niềm tin vào vị Bụt thần thông, huyền diệu, không phải niềm tin vào giáo lư hay cuộc đời của vị Bụt lịch sử. Họ tin vào sự mầu nhiệm của Bụt, và thấy như vậy là đủ. Nhưng các thí dụ trong cuộc đời thật của Bụt và Chúa Giêsu quan trọng hơn, v́ khi các Ngài sống như những con người thật, chúng ta có thể bắt chước, sống theo mẫu đời sống của các Ngài.

Khi chúng ta đọc, "Cửa trời mở rộng và Thánh Linh giáng xuống Ngài như một con chim bồ câu," chúng ta có thể thấy h́nh ảnh Chúa Giêsu đă giác ngộ. Ngài đă tiếp xúc được với sự thật của đời sống, nguồn suối của tỉnh thức, của minh triết và trí tuệ ở trong Ngài. Đó là điều phân biệt Ngài với người phàm tục. Khi Ngài sinh ra trong một gia đ́nh người thợ mộc, Ngài là Con của Người. Khi Ngài mở rộng trái tim, cánh cửa thiên đường đă mở ra cho Ngài. Thánh Linh đă ngự xuống Ngài như một con chim bồ câ, và Ngài biểu hiện như là Con của Thượng Đế - rất thiêng liêng, sâu sắc, và vĩ đại.

Nhưng Thánh Linh không phải chỉ ngự xuống Giêsu không thôi, mà cho tất cả chúng ta. Trong nhăn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng Đế? Ngồi dưới gốc cây bồ đề, những hạt giống thiêng liêng và huyền diệu ở trong Bụt bừng nở. Ngài là một người, nhưng đồng thời Ngài cũng thị hiện tâm linh nhân loại đến mức cao nhất. Khi chúng ta tiếp xúc được với tâm linh tối thượng trong chúng ta, chúng ta là Bụt. Chúng ta mang ơn Thánh Linh, và chúng ta trở nên rất bao dung, rất cởi mở, sâu xa, và thông cảm.

Những cánh cửa mở ra cho các thế hệ sau

Kinh Thánh Mathiơ tả Nước Chúa giống như một hạt cải nhỏ xíu. Điều đó có nghĩa là hạt giống của Nước Chúa ở sẵn trong chúng ta. Nếu chúng ta biết vun trồng hạt giống đó trong mảnh đất mầu của cuộc sống hằng ngày, nó sẽ lớn lên và thành một cây cao cho chim chóc đến trú ẩn. Chúng ta không cần phải chết đi mới tới được cửa thiên đàng. Thật ra chúng ta cần phải sống đích thực. Việc tu tập là tiếp xúc sâu xa với sự sống để Nước Chúa trở thành sự thật. Đây không phải là chuyện sùng tín. Đây là chuyện thực tập. Có thể vào Nước Chúa bây giờ và ở đây. Nhiều đoạn trong Phúc Âm cũng có cách nh́n nầy. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, rằng chúng ta không đi tới Nước Chúa, nhưng Nước Chúa sẽ đến với chúng ta: "Nước Ngài sẽ tới ..." Giêsu nói, "Ta là cánh cửa vào." Ngài tự mô tả là cánh cửa của Nước Chúa. V́ Đức Chúa Con được tạo nên bằng Đức Thánh Linh, Ngài là cánh cửa để chúng ta vào Nước Chúa.

Bụt cũng được mô tả như là một cánh cửa, là vị đạo sư chỉ đường cho ta sống trong đời. Phật tử tu học con đường đó một cách sâu xa để giúp ta sống trong chánh niệm, từ bi, và an lạc. Kinh sách nói có 84 ngàn pháp môn, cánh cửa của sự tu học. Nếu bạn may mắn t́m thấy một cánh cửa, và cho rằng cánh cửa của bạn là cánh cửa duy nhất, th́ đó không phải là tinh thần đạo Bụt. Thật ra, chúng ta phải mở ra thêm nhiều cánh cửa mới cho các thế hệ tương lai. Chúng ta đừng sợ có quá nhiều cánh cửa - đúng ra, ta nên lo ngại không có thêm những cánh cửa mới. Thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta, và con cháu của họ, nếu chúng ta hài ḷng với 84 ngàn cánh cửa hiện có. Mỗi người chúng ta, với sự tu tập và tâm từ bi, có thể mở ra những Cánh Cửa Pháp mới.

Xă hội đang biến đổi, con người thay đổi, đời sống chính trị và kinh tế ngày nay không c̣n giống như thời Bụt và Chúa nữa. Bụt trông cậy nơi chúng ta để Giáo Pháp tiếp tục phát triển như một thực thể sống động - không phải một giáo pháp cứng đọng, mà là một Pháp Thân (Dharmakaya), một thực thể giáo lư thiêng liêng.

Bà mẹ sinh ra các vị Bụt

Bụt dạy Pháp thân của Ngài quan trọng hơn nhục thân. Ngài muốn dạy chúng ta phải thực hành Giáo Pháp để đạt tới Niết Bàn ở đây và bây giờ. Giáo Pháp sinh động không phải là những thư viện chứa kinh điển hay các băng thâu những bài giảng hay. Pháp sinh động là sống tỉnh thức trong chánh niệm, biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bụt cũng như của quư vị. Khi tôi nh́n thấy quư vị bước đi với chánh niệm, tôi tiếp xúc được với sự an lạc, với sự hiện diện của quư vị một cách sâu xa. Khi quư vị săn sóc các anh chị em của ḿnh, tôi nh́n thấy Giáo Pháp sống động trong quư vị. Nếu có chánh niệm, quư vị có thể tiếp xúc với Pháp thân của Bụt.

Bụt mô tả những hạt giống của tỉnh thức trong mỗi chúng ta là "Như Lai Mẫu" (tathagatagarbha). Chúng ta đều là "mẹ của Như Lai" v́ trong ḷng chúng ta đều mang sẵn hạt giống của tỉnh thức. Nếu chúng ta đều săn sóc vị Bụt sơ sinh trong ḿnh bằng sự thực tập tỉnh thức mỗi ngày, một ngày nào đó Đấng Giác Ngộ sẽ đến với chúng ta. Các Phật tử nh́n Bụt như một vị thầy và một người anh, không phải là một thần linh. Chúng ta đều là Pháp huynh Pháp đệ của Bụt. Chúng ta cũng nói Trí Tuệ Bát Nhă (Prajnaparamita) là mẹ của tất cả các vị Bụt. Trong lịch sử, các giáo phái Tin Lành giảm bớt h́nh ảnh Mẹ trong Thượng Đế và đề cao vai tṛ Cha của Ngài, nhưng trong Giáo hội Công Giáo có sự sùng kính Maria, Đức Mẹ Chúa Trời.

Thật ra Mẹ và Cha là hai phương diện của cùng một thực thể. H́nh ảnh người cha hiện rơ hơn trong Trí Tuệ và Hiểu Biết, người Mẹ trong T́nh Thương và Từ Bi. Trong đạo Bụt, hiểu biết (prajna) là căn bản của thương yêu (maitri). Nếu không có hiểu biết th́ không có t́nh thương đích thực, và không có t́nh thương th́ không có hiểu biết đích thực.

Người con gái của Thượng Đế

Người ta gọi Bụt bằng mười danh hiệu, mỗi danh hiệu biểu lộ một phẩm chất. Danh hiệu thứ nhất, Như Lai (Tagatatha), tức là "vị đến với chúng ta trên đường chánh", "vị đến từ sự thật mầu nhiệm của sự sống và sẽ trở về sự thật mầu nhiệm đó", hay "vị đến từ cơi như vậy, ở trong cơi như vậy, và quay về cơi như vậy". Như là danh từ Phật giáo nói đến Chân Như, bản chất của sự vật, hay sự thật tối hậu. Đó là bản thể hay nền tảng của sự hiện hữu, ví như nước là bản thể của sự sống. Cũng như Bụt, chúng ta cũng tới từ Chân Như, ở tại Chân Như, và sẽ quay về Chân Như. Chúng ta từ cơi Không mà đến và sẽ trở về cơi Không.

Trong một bài kinh, Phật nói rằng h́nh sắc chúng ta thây là do các nhân duyên tạo thành, khi không đủ nhân duyên th́ chúng ta không thấy. Khi có đủ nhân duyên th́ chúng ta nhận ra một hiện tượng, chúng ta thấy hiện tượng là có thật. Nhưng khi một trong các nhân duyên vắng mặt, chúng ta không nhận ra hiện tượng đó nữa. Ta không thấy nên nói là nó không hiện hữu. Nhưng điều đó không đúng. Vào mỗi tháng Tư ở Làng Hồng, chúng ta không nh́n thấy hoa hướng dương nở, chúng ta có thể nói hoa hướng dương không hiện hữu. Nhưng các nông dân ở ngôi làng tại miền Nam nước Pháp này đă gieo hàng ngàn hạt giống xuống đất. Khi nh́n ngọn đồi trơ trọi, họ có thể thấy các hoa hướng dương rồi. Hoa hướng dương đă có mặt ở đó. Chúng chỉ c̣n thiếu các nhân duyên của mặt trời, sức nóng, mưa, và thời gian. Không phải v́ ta không thấy mà hoa hướng dương không hiện hữu.

Cũng theo cách đó, chúng ta nói Đức Như Lai không từ đâu tới mà cũng không đi về đâu cả. Ngài tới từ cơi Chân Như và trở về Chân Như, không phụ thuộc vào thời gian và không gian. Nếu quư vị đi qua thửa ruộng bên Làng Hồng vào tháng Tư, và xin cánh đồng cho quư vị thấy Chân Như, thấy Nước Chúa, các thửa ruộng bỗng nhiên sẽ phủ đầy hoa hướng dương vàng chói rực rỡ. Khi Thánh Phan Xi Cô (St Francis) nh́n quán chiếu sâu xa một cây hạnh nhân vào giữa mùa đông và bảo cây hăy nói cho ngài nghe về Thượng Đế, cây bỗng bừng nở đầy hoa.

Danh hiệu thứ hai của Bụt là A La Hán, vị xứng đáng được tôn kính. Danh hiệu thứ ba là Thiện Thệ, vị hoàn toàn tỉnh thức. Thứ tư là Minh Hạnh Túc, vị có trí tuệ và đức hạnh đầy đủ. Thứ năm là Vô Thượng Sĩ, vị dẫn đường không ai hơn. Thứ sáu là Thế Gian Giải, người biết rơ thế giới nầy. Thứ bảy là Điều Ngự Trượng Phu, người đi trên con đường tự tại. Thứ tám là Thiên Nhân Sư, thầy của thần linh và người. Danh hiệu thứ chín của Ngài là Bụt (Buddha, Phật Đà), bậc giác ngộ. Danh hiệu thứ mười là Đức Thế Tôn, bậc đầy phúc báu.

Mỗi khi chúng ta quy y, quay về nương tựa Bụt, chúng ta t́m nương tựa vào một vị có đủ mười đức tính trên, đó cũng là hạt nhân có sẵn trong mỗi người. Thái tử Tất Đạt Đa (Siddharta) không phải là vị Bụt duy nhất. Mọi vật trong thế giới cây cỏ, muông thú và khoáng chất đều là các vị Bụt tương lai. Tất cả chúng ta đều chứa sẵn mười đức tính của Bụt trong thâm căn của ḿnh. Nếu chúng ta thể hiện được mười đức tính đó th́ sẽ được tôn kính.

Tôi thấy trong Phép Rửa Tội là sự công nhận của mỗi người, khi mở ḷng ra đón Thánh Linh, đều có khả năng thể hiện mười đức tính trên, đó cũng là những đức tính để trở thành các người con của Chúa. Trong đạo Bụt, chúng ta không nói đến Tội Tổ Tông, nhưng nói đến các Chủng Tử Bất Thiện, là những hạt giống có sẵn trong mỗi người - hạt giống của tham lam, hận thù, giận dữ, ngu si, cố chấp, v.v... - và chúng ta nói đến các hạt giống trên có thể được chuyển hóa khi chúng ta tiếp xúc với các đức tính của Bụt. Các đức tính đó cũng có sẵn hạt giống trong chúng ta. Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Đế và con của Người. Chúng ta cũng là con của Thượng Đế và của song thân chúng ta. Nghĩa là chúng ta thuộc về cùng một thực tại như Giêsu. Điều này có thể coi như là tà thuyết đối với một số người Ki Tô Giáo. Nhưng tôi tin những nhà thần học đă nói là không cần phải nghĩ như vậy. Giêsu không phải chỉ là Chúa của chúng ta. Ngài c̣n là Cha, là Thầy, là Anh, và là Chính chúng ta. Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nột tâm ḿnh.

Chúng ta tiếp tục ra đời

Khi chúng ta làm lễ Chúa Giáng Sinh hay lễ Phật Đản, chúng ta mừng sự ra đời của những hài nhi đặc biệt. Sự giáng sinh của Chúa và đản sinh của Bụt là các biến cố quan trọng trong lịch sử loài người. Mấy ngày sau khi Bụt ra đời, nhiều người ở Kapilavatsu đến kính thăm, trong đó có một đạo sĩ già tên là Asita. Sau khi nh́n ngắm Bụt sơ sinh, Asita bật khóc. Vua cha kinh ngạc hỏi: "Thưa đạo sĩ, tại sao ông lại khóc? Con tôi sẽ có số phận không may chăng?" Đạo sĩ trả lời: "Thưa Đức Vua, không phải vậy. Việc ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa thật là mầu nhiệm. Con trai hoàng thượng sẽ thành một vị thầy quan trọng của thế giới. Nhưng tôi bây giờ đă già quá rồi, chắc không sống được đến ngày đó nữa. Đó là lư do tại sao tôi khóc."

Trong Kinh Thánh cũng có một câu chuyện tương tự. Tám ngày sau khi sinh ra, Chúa Hài Đồng được đưa đến đền thờ để làm lễ cắt b́. Khi một người tên Simeon nh́n thấy Chúa, Ông ta thấy là Ngài sẽ thay đổi cuộc sống nhân loại một cách lớn lao.

"Khi đến ngày làm lễ thánh tẩy theo luật của Mai Sen (Moses), người ta bế Ngài đến Giê Ru Sa Lem để tŕnh Ngài lên Thượng Đế ... và người ta theo luật của Thượng Đế làm lễ hiến sinh hai bồ câu nhỏ. Lúc đó có một người ở Giê Ru Sa Lem tên là Simeon. Người đó là một người công chính và sùng tín, đi t́m đường cứu rỗi dân Israel, đưa Thánh Linh ở cùng người đó. Đức Thánh Linh đă báo cho Simeon biết rằng ông ta sẽ được nh́n thấy Messiah (Đấng Cứu Thế) trước khi chết. Theo hướng dẫn của Thánh Linh, Simeon đi tới đền thờ, và khi cha mẹ Chúa Hài Đồng bế Chúa tới trao cho ông theo luật thánh, Simeon bế Chúa trong hai tay, và ca ngợi Thiên Chúa rằng: 'Lạy Chúa, nay Ngài có thể cho tôi tớ Ngài được yên nghỉ theo lời Ngài đă phán, v́ nay tôi đă thấy được sự cứu rỗi mà Ngài đă chuẩn bị trước sự chứng kiến của mọi người, ánh sáng mạc khải cho dân ngoại và vinh quang cho dân Chúa, dân tộc Israel.' Cha và mẹ của hài nhi kinh ngạc khi nghe Simeon nói thế."

Mỗi khi tôi đọc chuyệm Asita và Simeon, tôi lại ước chi khi mỗi người chúng ta sinh ra lại có một vị hiền giả đến thăm viếng. Mỗi trẻ sơ sinh ra đời đều quan trọng, không kém ǵ việc đản sinh của Bụt. Chúng ta cũng là Bụt, một vị Bụt tương lai, và chúng ta tiếp tục ra đời trong mỗi giây phút. Chúng ta cũng đều là Con của Thiên Chúa và là con của cha mẹ ta. Chúng ta phải chăm sóc mỗi đứa trẻ mới ra đời.

Tiếp xúc với tổ tiên

Tôi không biết tôi là chính tôi hay tôi cũng là anh ruột tôi. Trước khi tôi ra đời, một em bé trai khác đă định sinh ra, nhưng mẹ tôi bị xẩy thai. Nếu người con trai đó c̣n sống, chắc tôi đă có một người anh. Hay tôi đă là anh tôi. Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ ngợi về điều này.

Những bậc cha mẹ sắp có con nên cẩn trọng v́ họ đang mang một hài nhi có thể trở thành một Đức Bụt hay một Chúa Giêsu. Họ phải tỉnh táo biết những thứ ǵ họ đang ăn, uống, điều họ nghĩ, việc họ làm. Cách thức họ chăm sóc thân thể và cảm thọ của họ ảnh hưởng đến sự an lạc của đứa trẻ trong bụng mẹ. Cha mẹ chúng ta cho chúng ta được ra đời và hiện giờ vẫn tiếp tục ban sự sống cho chúng ta. Mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều khấn cha mẹ tôi và lúc nào tôi cũng được phù hộ.

Các tổ tiên về tâm linh của chúng ta cũng ban cho chúng ta sự sống và cũng vẫn c̣n tiếp tục măi. Ở nước tôi, chúng tôi thường nói một vị thầy đích thật có thể cho môn đệ sự sống. Nếu quư vị có đủ bản lănh, quư vị sẽ tạo nên sự sống của những đứa con tinh thần, và qua sự tu tập và cuộc sống, quư vị sẽ tiếp tục ban sự sống cho nhiều người, cả sau khi đă qua đời. Chúng ta có thể nói các người con từ miệng Bụt ra đời v́ Bụt đă ban cho họ các lời dạy, tức là Pháp. Có nhiều cách để mang Pháp tới cho cuộc sống tinh thần của một đứa trẻ sắp ra đời. Cách thông thường nhất là dùng lời nói. Mỗi ngày tôi vẫn tu tập để tiếp xúc với các tổ tiên huyết thống và các tổ tiên tâm linh của tôi. Mỗi khi tôi thấy ḿnh yếu đuối, tôi lại kêu gọi họ phù trợ, và bao giờ các ngài cũng tới giúp.

Khổ và con đường dứt khổ

Ngay từ khi c̣n nhỏ, Tất Đạt Đa và Guêsu đều nhận thấy đời nhiều nỗi khổ. Bụt đă thấy rất sớm nỗi khổ của mọi loài. Chúa Giêsu cũng phải nh́n thấy như vậy, v́ các Ngài đều t́m đường giúp nhân loại dứt khổ đau. Chúng ta cũng phải t́m một lối sống giúp cho đời vơi khổ. Sự thật về khổ lúc nào cũng có mặt, ở chung quanh và ở trong ta, và chúng ta phải t́m đường giảm bớt nỗi khổ, biến khổ đau thành an lạc, ḥa b́nh.

Chư tăng ni tu tập theo truyền thống của họ, đă tụng kinh, ngồi thiền, đi thiền hành, thọ trai trong yên lặng, và tu tập nhiều phương pháp khác để diệt khổ. Sống cuộc đời của một vị tăng hay ni, có thể ngồi im lặng quán chiếu về sự khổ và đường diệt khổ, là một điều quư báu hiếm có. Quư vị có thể ngồi quán chiếu sâu xa về thân và tâm của ḿnh, như gà mẹ đang ấp trứng. Một ngày nào đó, trứng sẽ nở ra một gà con. Nếu quư vị không tôn quư những giờ thực tập, th́ dù là tăng ni, quư vị cũng không cống hiến ǵ được cuộc đời.

Năm hai mươi chín tuổi Bụt xuất gia, tuổi tương đối c̣n trẻ, đến năm ba mươi lăm Ngài thành đạo. Chúc Giêsu cũng sống nhiều ngày một ḿnh trong sa mạc. Chúng ta đều cần những giờ phút suy ngẫm và làm mới lại ḿnh. Những người không phải tăng ni sẽ thấy khó kiếm được th́ giờ thiền quán hay cầu nguyện, nhưng đó là một việc quan trọng phải làm. Trong những khóa tu, chúng ta tập sống ư thức về mỗi việc ḿnh làm, rồi tiếp tục áp dụng điều đó trong cuộc sống hằng ngày. Thực hành như thế, chúng ta có thể quán chiếu sâu xa về bản chất của khổ và t́m ra đường thoát khổ. Đó là bài giảng thứ nhất của Bụt tại Vườn Nai ở Sanarth: "Hảy quán chiếu sâu xa bản chất của khổ để t́m nguyên nhân gây ra khổ và con đường diệt khổ." Người đi tu hay người tại gia đều có thể thực tập điều đó.

Ta là con đường

Đạo Bụt trong truyền thống Theravada (Nam Tông) nhấn mạnh vào các bài giảng của vị Bụt lịch sử, vị Bụt đă sống và đă qua đời. Sau nầy ư niệm về Bụt sinh động phát triển trong truyền thống Mahayana (Bắc Tông). Khi Bụt sắp nhập diệt, nhiều vị đệ tử buồn rầu v́ sắp phải xa Ngài. Ngài đă trấn an họ rằng: "Nhục thân của ta sẽ không c̣n nữa, nhưng Pháp thân của ta vẫn luôn luôn ở bên các con. Hăy quy y Pháp để làm ḥn đảo cho các con nương tựa." Lời Bụt dạy rất rơ ràng. Giáo Pháp của Ngài là hải đảo cho chúng ta nương tựa, là bó đuốc soi đường cho chúng ta. Khi Giáo Pháp c̣n tồn tại, th́ chúng ta không cần phải lo buồn. Một vị sa môn lúc đó đang bệnh, ngỏ ư tiếc không thể đến gặp Bụt, Bụt nhắn với thầy đó rằng: "Nhục thân của Ta không quan trọng. Nếu thầy có Pháp thân với thầy, nếu thầy tin Pháp, thực tập Giáo Pháp, th́ ta luôn luôn ở bên thầy." Chúa Giêsu cũng từng nói: "Khi có hai, hay ba người họp nhau trong tên ta, ta ở đó cùng họ."

Ta luôn luôn ở đó cùng người

Sau khi Bụt nhập diệt, người ta yêu và sùng kính Ngài quá nên ư niệm Pháp thân vốn bắt đầu là các giáo lư đă biến thành một vị Bụt huy hoàng, bất diệt, lúc nào cũng giảng Giáo Pháp. Trong truyền thống Bắc Tông, Bụt lúc nào cũng c̣n sống, vẫn tiếp tục giảng Giáo Pháp. Nếu quư vị chú ư lắng nghe, quư vị có thể nghe tiếng nói của Pháp từ một ḥn sỏi, một lá cây, một đám mây bay. Đức Bụt thường tồn đă trở thành Bụt sống, vị Bụt của niềm tin. Cũng giống như Chúa Ki Tô của đức tin, Chúa Ki Tô sống. Nhà thần học Paul Tillich mô tả Thiên Chúa như là nền tảng của hiện hữu. Người ta cũng có khi mô tả Bụt như vậy.

Thấy Đạo là thấy ta

Gặp một vị minh sư cũng có giá trị như học ngài hàng thế kỷ, v́ trong ngài chúng ta thấy tấm gương sống của sự giác ngộ. Làm sao chúng ta được gặp Bụt hay Chúa? Điều đó tùy thuộc chính ta. Nhiều người nh́n vào mắt Bụt hay Chúa mà không thấy. Có một thầy kia hối hả đi t́m gặp Bụt, vội quá đến nỗi dọc đường nh́n mà không thấy một người đàn bà đang đau khổ cần giúp đỡ. Khi vị đó tới tu viện gặp Bụt, ông ta cũng không nh́n thấy Bụt. Quư vị thấy Bụt hay không là do quư vị đang sống trong trạng thái nào.

Ta là trí tuệ, là từ bi

Bụt tỏa ra hào quang cũng như các nhân vật siêu phàm khác. Khi chúng ta gặp các nhân vật đó chúng ta cảm thấy b́nh yên, t́nh thương, thấy sức mạnh nơi họ và trong chúng ta. Có câu ngạn ngữ Trung Hoa rằng: "Thánh hiền ở đâu th́ nước suối ở đó trong hơn, cây cối ở đó cũng xanh hơn." Câu đó mô tả không khí bao quanh bậc thánh nhân. Khi quư vị đến bên một hiền giả, quư vị cảm thấy b́nh an và sáng láng. Khi quư vị đến gần Chúa Giêsu và nh́n thẳng vào mắt Ngài - dù quư vị có thấy hay không - quư vị có nhiều hy vọng được cứu rỗi hơn là chỉ đọc lời nói của Ngài. Nhưng khi quư vị không thể đích thân gặp Chúa, th́ c̣n những bài học của Chúa, đặc biệt là những bài học về cuộc đời của Ngài.

Thoát khỏi những khái niệm

Mỗi khi tôi đọc kinh điển, dù là kinh đạo Chúa hay đạo Bụt, tôi luôn luôn ghi nhớ rằng những điều các Ngài nói là nói cho một người hay một thính chúng nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó. Tôi cố suy ngẫm sâu xa về khung cảnh của lời dạy để hiểu cho đúng hơn. Điều các Ngài nói có khi không quan trọng bằng cách nói. Khi chúng ta biết như vậy, chúng ta gần Chúa và Bụt hơn. C̣n nếu như chúng ta phân tích kỹ lưỡng lời dạy của các Ngài mà không hiểu tương quan giừa người nói và người nghe th́ có thể chúng ta đă hiểu lầm. Nhiều nhà thần học cũng có khi mắc lỗi nầy.

Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy sự can đảm vô cùng của Chúa Giêsu khi Ngài cố thay đổi xă hội chung quanh. Khi đọc kinh Phật, chúng ta cũng thấy Bụt có một nhân cách rất mạnh. Xă hội Ấn Độ thời Bụt không nhiều bạo lực bằng xă hội trong đó Chúa Giêsu sinh ra, cho nên chúng ta có cảm tưởng các phản ứng của Bụt không quyết liệt bằng, nhưng điều đó là v́ trong xă hội của Bụt khả dĩ có thể t́m ra phương cách khác. Hăy xem phản ứng của Bụt đối với sự sa đọa của các tu sĩ theo phái Vệ Đà chẳng hạn, cũng rất quyết liệt. Thí dụ khái niệm về Tự Ngă (Atman), một trọng điểm của giáo lư Vệ Đà, là một nguyên nhân của t́nh trạng bất công xă hội thời đó - như hệ thống đẳng cấp, cách đối xử bất nhẫn với những người vô đẳng cấp, và sự độc quyền về giáo điều của những người không chắc có giá trị tinh thần nhưng lại hưởng những cuộc sống sung túc nhất. Phản ứng lại, Bụt đă nhấn mạnh đến giáo lư Vô Ngă. Ngài nói: "Mọi sự vật không có tự tánh riêng biệt, độc lập. Nh́n vào tự tánh của một bông hoa, quư vị thấy đó là sự trống rỗng." Đến khi các đồ đệ bắt đầu sùng bái giáo lư Vô Ngă, Ngài lại nói: "Thà rằng tin ở tự ngă của một bông hoa c̣n hơn là vướng mắc vào tính vô ngă của bông hoa."

Bụt không tŕnh bày một học thuyết có tính cách tuyệt đối. Ngài dạy về vô ngă để đối trị với vấn đề của thời đại đó. Đó là một đề tài thiền quán. Nhưng nhiều Phật tử về sau bị vướng mắc vào ư niệm vô ngă. Họ lầm phương tiện với cứu cánh, lầm cái bè qua sông với bờ sông bên kia, lầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng. Có điều quan trọng hơn cả thuyết vô ngă. Đó là sự giải thoát khỏi khái niệm về Ngă và về Vô Ngă. Một người theo đạo Bụt mà để bị vướng mắc vào một lư thuyết, dù là lư thuyết Phật giáo, là làm ngược lời Bụt dạy. Lời nói và khái niệm không quan trọng. Điều quan trọng là sự khai ngộ của chính chúng ta về bản chất của sự vật và cách thức chúngta đối trị với sự thật đó. Nếu Bụt sinh ra ở xă hội mà chúa Giêsu đă sinh ra, tôi nghĩ chắc Ngài cũng bị đóng đinh trên thập tự.

Thấy Đạo, lên đường

Khi Chúa Giêsu nói: "Ta là con đường" Ngài muốn bảo nếu muốn gần Thiên Chúa chúng ta phải tu tập con đường của Ngài. Trong Tân Ước, ta thấy các người theo Thiên Chúa Giáo đầu tiên, như tả trong sách Tông Đồ Mục Vụ, thường nói đến đức tin của họ như là "Con Đường - Đạo." Tôi nghe câu nói "Ta là Con Đường" hay hơn câu "Ta biết Con Đường." Đây không phải là một con đường trải nhựa. Nhưng chúng ta phải phân biệt chữ "Ta" trong lời Chúa và chữ "Ta" mà người nghe vẫn nghĩ. Chúa nói "Ta" là nói về Đời Sống, đời sống của Ngài, đó là Đạo. Nếu quư vị không nh́n vào đời sống của Ngài, quư vị không thấy Đạo của Ngài. Nếu quư vị chỉ ca ngợi một danh hiệu, dù là danh hiệu Chúa, đó chưa phải là tu học theo cuộc đời của Chúa. Nếu muốn sáng danh Chúa Giêsu chúng ta phải tập sống sâu xa, thương yêu và hành động bác ái. Đạo, Con Đường, chính là Chúa chứ không phải là một vài ư Chúa nói ra. Giáo lư đích thực có tính động. Đó không phải là lời nói mà thôi nhưng là đời sống thật. Nhiều người không có đạo lẫn đời sống mà vẫn bắt ép mọi người theo cái mà họ tưởng là đạo. Nhưng đó chỉ là lời nói mà không dính dấp ǵ đến đời sống thật hay con đường thật.

Khi chúng ta hiểu và thực hành sâu xa cuộc đời và giáo pháp của Bụt, cuộc đời và tín lư của Chúa Giêsu, chúng ta bước được vào trong cánh cửa của căn nhà Bụt sống và Chúa sống, và đời sống hằng cửu sẽ đến với ta.

Thân ta là ḿnh Chúa

Khi một vị mục sư nói tôi là người không biết ơn (v́ không tạ ơn Chúa khi ăn cơm), ông đang nói một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ người theo đạo Bụt. Ông nghĩ t́nh thương yêu chỉ có thể biểu tượng vào một người. V́ vậy, sự Phục Sinh là một tín lư rất quan trọng trong Ki Tô Giáo. Nếu Giêsu chết đi rồi không phục sinh, ai sẽ mang t́nh yêu thương vĩnh cữu của Ngài tới cho chúng ta? Nhưng Thượng Đế có cần phải biểu hiện thành một người không? Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo luôn luôn dùng h́nh ảnh của một người.

Trong đạo Bụt, chúng ta cũng hay diễn tả các điều thệ nguyện của ḿnh bằng h́nh ảnh của một người, như sự tỉnh thức (Bụt Thích Ca), trí tuệ (Bồ tát Văn Thù Sư Lợi), và t́nh yêu (Bụt Di Lặc), nhưng ngay cả khi không có Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc, chúng ta vẫn tiếp xúc được với tỉnh thức, trí tuệ và yêu thương. Đệ tử Bụt là sự tiếp nối của Bụt. Chúng ta có thể biểu hiện tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu qua các nhân vật thời đại của ḿnh, ngay cả qua chính ḿnh. Chúng ta không cần tin Bụt hay Bồ tát sẽ sống lại bằng sự thực hành tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu trong chúng ta.

Chúa Ki Tô sống là Đức Ki Tô của T́nh Yêu, mỗi lúc đều tạo dựng nên t́nh yêu. Khi giáo hội biểu hiện sự hiểu biết, bao dung, và từ bi, Chúa Giêsu đang ở đó. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo cần giúp thể hiện Chúa Giêsu trong đời sống của họ, cho những người chung quanh thấy rằng ta có thể đạt tới t́nh thương, sự hiểu biết và bao dung. Điều đó không thể làm đầy đủ qua sách vở và bài giảng. Phải thể hiện trong đời sống. Trong đạo Bụt cũng vậy, đức Bụt sống Ngài dạy chúng ta từ bi chỉ có thể thể hiện bằng cách chúng ta sống.

Nhờ công phu hành tŕ của nhiều thế hệ người theo đạo Bụt và đạo Chúa, sức mạnh từ Bụt và từ Chúa đă được truyền tới đời chúng ta. Nhờ thế chúng ta có thể tiếp xúc với Bụt sống và Chúa sống. Chúng ta biết ta là biến thân của thân Bụt và một phần của thân huyền nhiệm của Chúa. Chúng ta có cơ hội tuyệt vời làm cho Bụt và Chúa tiếp tục sống măi. Nhờ thân thể và đời sống của chúng ta mà ta có thể tu tập. Nếu quư vị ghét thân thể của quư vị, nghĩ rằng đó là nguồn gốc của buồn phiền, nó chỉ chứa đựng các hạt giống của giận dữ, thù hận và tham lam, quư vị không hiểu rằng thân thể của quư vị cũng là thân Bụt, thân thể quư vị cũng là một phần thân Chúa.

Hăy vui hưởng sự sống

Thở và biết rằng ḿnh sống thật là điều tuyệt vời. V́ ta c̣n sống, nên ta c̣n bao nhiêu chuyện có thể làm. Tăng thân, cộng đồng của những người tu tập có thể tiếp tục. Giáo hội có thể tiếp tục. Xin đừng phí một giây phút nào. Mỗi giây phút đều là dịp để thở sự sống vào Bụt, Pháp, và Tăng. Mỗi giây phút đều cho ta cơ hội để thể hiện Cha, Con, và Thánh Thần.

"Có một người sinh ra trên trái đất để mang lại b́nh an hạnh phúc cho muôn loài. Vị đó là ai vậy?" kinh Anguttara Nikaya hỏi câu đó. Đối với người Phật tử, vị đó là Bụt. Đối với tín hữu Thiên Chúa Giáo, vị đó là Chúa Giêsu. Bằng chính đời sống hằng ngày của quư vị, quư vị có thể giúp các Ngài tiếp tục sống. Quư vị chỉ cần đi trong tỉnh thức, bước từng bước an ḥa và hạnh phúc trên hành tinh của chúng ta. Hăy thở thật sâu và vui hưởng hơi thở của quư vị. Hăy ư thức về bầu trời xanh và tiếng chim hót ngọt ngào. Hăy vui hưởng sự sống, quư vị sẽ giúp Đức Chúa Ki Tô Sống và Đức Bụt Sống tiếp tục lâu dài, măi măi.

Thích Nhất Hạnh (1995)






Quay trở về đầu Xem sunbeam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi sunbeam
 
sunbeam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 96
Msg 2 of 3: Đă gửi: 09 April 2006 lúc 7:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn sunbeam


Vấn Đề Đức Tin Trong Đạo Phật

Đức Thích Ca có dạy: "Tin là căn bản của sự thành công, và là nguồn gốc của muôn hạnh lành". Nhưng ḷng tin của người Phật Tử không phải là một ḷng tin cuồng nhiệt, sôi nổi, không suy xét.

Một đức tin đưa con người đến chỗ thành công quyết không phải là một thứ mê tín. Một tín ngưỡng mù quáng không xây dựng trên lư trí xét đoán là một nguy hại lớn cho đời sống của cá nhân, của gia đ́nh, dân tộc và xă hội. Cái tín ngưỡng sai lầm có thể làm hại tinh thần quần chúng. Sự tín ngưỡng mù quáng không căn cứ trên lư trí xét đoán đă đào luyện và sẽ đào luyện lên những trí óc lười biếng, ỷ lại, nô lệ cho hoàn cảnh, nô lệ cho dục vọng.

Một đức tin hổn tạp, thiếu căn cứ, thường hay đi với sự nương nhờ vào một thế lực phỉnh phờ. Hai thứ ấy nương nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau rất mạnh. Hai thứ ấy cũng đều tạo nên những bộ óc yếu đuối, ỷ lại, thiếu tinh thần tự lập. Do một tin tưởng sai lầm, tinh thần càng ngày càng bị u tối, và sau bức màn thành kiến, con người làm sao trổi dậy, cường tráng và tự lập cho được?

Đạo Phật truyền sang đất Việt đă gần 2.000 năm, có thời rực rở huy hoàng, nhưng cũng có thời lu mờ hôn ám. Rực rở huy hoàng hay lu mờ hôn ám chỉ là ở tại đức tin: mê tín đă gây nên cái h́nh thức tào tạp của đạo Phật của thời cận đại. Có nhiều người tự xưng là tín đồ đạo Phật mà lại có những tín ngưỡng sai lạc hẳn tinh thần Phật Giáo. Căn cứ vào h́nh thức ấy, người ta vội mỉm cười, cho đạo Phật là mê tín, là ỷ lại thần quyền, là chỉ lo tư lợi, là chán đời, là nhu nhược yếu đuối.

Số người chịu khó đi sâu vào tinh thần Phật Giáo có được bao nhiêu đâu! Nhiều kẻ mang danh là tín đồ mà sự hiểu biết và hành động trái hẳn giáo lư Phật dạy, phản lại tinh thần từ-bi trí-tuệ của Phật Tổ. Nhận xét bằng một cặp mắt kém nhận xét, nhiều người trông thấy những màu mè ấy vội kết luận rằng đạo Phật chỉ là một đa thần giáo như những đa thần giáo ngày xưa!

Phật giáo nước Việt trong mấy thế kỷ vừa qua đă có một h́nh thức tào tạp. Những h́nh thức bói xăm, vàng mă, đồng bóng họp chung lại gọi là "đạo", và trong trường hợp nào (ví dụ như lên đồng lên bóng chẳng hạn) người ta cũng "mô Phật" được! Những vị chân tu cùng đạo Phật chân chính, v́ thế, được ít người biết đến. Hèn ǵ mà đạo Phật không bị nhận thức sai lầm.

Có bao nhiêu kẻ thường ngày không biết đến Phật, không nghe, không hiểu, và không làm theo lời Phật dạy, khi lâm nạn mới đến chùa tháp, đốt một nén hương khẩn cầu. Họ xem đạo Phật là một lối chuyên môn thờ cúng, và Phật là một vị thần thiêng liêng sẵn sàng ban phúc diệt họa cho họ mỗi khi họ cần đến.

Một hôm, có người trong phái Kalmala đến t́m Phật và hỏi Ngài: "Bạch đức Thế Tôn, các thầy Bà-la-môn ngoại đạo đến thăm chúng tôi, người nào cũng bảo rằng chỉ có lời của họ mới đúng chân lư mà thôi. Bạch Ngài, chúng tôi thật lấy làm phân vân không biết theo bên nào, bỏ bên nào".

Trả lời câu hỏi ấy, đức Phật không bảo rằng Ngài là chúa tể vạn vật, chỉ có đạo Ngài mới nên theo; ngài không bảo rằng các vị giáo chủ và các đạo khác đều là hư ngụy, là sai lầm. Lời dạy của Ngài rất rộng răi. Ngài bảo: "Ngươi đừng vội tin theo ai cả. Tất cả những ǵ ngươi đă thực nghiệm sâu xa, hợp với lư trí xét đoán của ngươi, có thể đem lại hạnh phúc cho chính ngươi và những kẻ khác, những cái ấy, ngươi hăy nhận đó là chân lư và hăy cố sống đúng theo chân lư ấy ".

Đọc đoạn vừa rồi trong kinh Kalama, chúng ta nhận thấy hai điều: một là đạo Phật không bao giờ bắt buộc người ta tin theo một cách mù quáng; hai là đức Phật không phải là một vị chúa tể có quyền phép lạ, có thể đem tín đồ ḿnh đặt ở thiên đường hay ở địa ngục tùy theo ư thích của ḿnh.

Nội một sự kiện " không buộc người phải tin theo một cách mù quáng" đủ chứng tỏ rằng đạo Phật có một tinh thần thật rộng răi và có tính cách nhân loại. Đạo Phật dạy rằng không hiểu Phật mà theo Phật th́ đă không có lợi mà c̣n có hại là khác nữa.

Chính đức Phật Thích Ca cũng có dạy: "Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta vậy ".

Như thế, người nào tin Phật như một vị chúa tể có quyền ban phúc trừ họa tức đă bài báng Phật.

Một ḷng tin chân chính phải đi theo với một lư trí xét đoán. Hiểu rồi mới tin, th́ cái tin ấy mới là chánh tin. Đối với đạo Phật, tin mà không hiểu th́ sẽ lạc đường.

Đạo Phật chủ trương cá nhân có quyền thẩm sát tất cả, và tin hay không là tùy ở ḿnh. Chúng ta hăy đọc đoạn nầy cũng ở trong kinh Kamala:

"Đừng vội tin tưởng những cái ǵ mà người ta thường lập đi lập lại luôn. Đừng vội tin tưởng một điều ǵ dù điều đó là một tập tục cổ truyền đă trải qua nhiều thời đại. Đừng vội tin tưởng một điều ǵ dù điều đó là điều người ta hay đồn và hay nói đến luôn. Đừng vội tin tưởng một điều ǵ dù điều đó là do bút tích thánh nhân xưa để lại. Đừng vội tin tưởng một điều ǵ dù điều đó là một luật lệ đặt ra từ lâu và được xem như là chánh đáng. Đừng vội tin tưởng một điều ǵ dù điều đó là do quyền năng của một bậc thầy hoặc do quyền lực của một nhà truyền giáo.

Tất cả những ǵ hợp với lư trí xét định, hăy tin ".

Tam Tạng giáo điển của Phật Giáo đối với Phật Tử không giống những thánh kinh đối với tín đồ các tôn giáo khác. Phật Tử không bị bắt buộc tin vào kinh điển một cách mù quáng. Kinh điển đối với Phật Giáo không phải là một "tối hậu chân lư", một bảo vật mà ai cũng phải thờ lạy. Kinh điển không phải là những bùa chú linh thiêng mà hể đọc lên là được Đức Phật cứu độ. Kinh điển chỉ là lời dạy của Phật, của một bậc giác ngộ. Đức Phật đă từng nói:

"Này các tỳ kheo! Hăy xem ta như kẻ hướng dẫn các ngươi trên đường tu học".

Địa vị của Đức Phật trong Phật Giáo là địa vị của một người dẫn đường trong đám người lạc hướng, hay nói cho khác hơn, địa vị của một lương y trong đám bệnh nhân đau khổ.

Nếu những người lầm đường không đi theo con đường của người dẫn lối th́ không khi nào đến đích được, và đó là lỗi của người không đi, chứ không phải là lỗi ở người chỉ đường. Vị lương y cho thuốc uống, nhưng sợ đắng không uống, bệnh không lành, đó chỉ là lỗi ở các con bệnh, chứ không phải lỗi ở lương y.

Nếu Phật Tử không hiểu lời dạy của Phật, không thực hành theo những lời dạy của Ngài, th́ Đức Phật và tam tạng giáo điển của Ngài đối với người kia không c̣n ư nghĩa ǵ nữa cả. Bởi thế, đốt hương, kết hoa, tỏ ḷng biết ơn Phật cũng chưa phải là việc cần làm nhất của một người Phật Tử chân chính. Thực hành và sống theo lời Phật dạy mới là Phật Tử chân chính vậy.

Căn cứ vào những lời trong kinh Kalama và căn cứ trên lư nhân quả xác thực, chúng ta thấy rằng Đức Phật không phải là một vị chúa tể toàn năng có thể ban phúc lợi và sự giải thoát cho con người, nếu con người có cầu nguyện Ngài. Lạy Phật, dâng hương lễ Phật, mới là việc làm của kẻ biết ơn. Muốn giải thoát, muốn có an lạc, con người phải biết xem Phật như một ngôi sao dẫn đường, một bậc Thầy sáng suốt.

Hăy nh́n Đức Phật ở địa vị chính của Ngài, và đừng bao giờ đặt ngài ở địa vị một thần linh, một chúa tể. Người Phật Tử nếu có tin tưởng, th́ chỉ là tin tưởng ở sự dẫn đạo sáng suốt của bậc giác ngộ, tin tưởng ở khả năng giác ngộ ( Phật Tính ) sẵn có ở mọi loài, chứ không phải tin nơi quyền phép có thể ban phúc trừ họa.

Hiểu như thế, ta mới thấy rằng những tâm niệm đen tối, mê tín, ỷ lại vào quyền năng vu vơ của thần thánh không phải là một ḷng tin mà đạo Phật đ̣i hỏi. Người học Phật phải thận trọng, luôn luôn giữ thái độ khách quan trong khi t́m hiểu kinh điển, và như thế là có tinh thần khoa học. Trí óc kẻ học Phật phải là một cơ quan gạn lọc vàng sơi, phân biệt rơ ràng, đừng để bị nô lệ cho những kiến văn, sách vở, và những thành kiến dựa vào t́nh cảm.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh


Quay trở về đầu Xem sunbeam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi sunbeam
 
sunbeam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 96
Msg 3 of 3: Đă gửi: 09 April 2006 lúc 8:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn sunbeam


Vấn Đề Chân Lư Trong Đạo Phật

Trong một bài trước, chúng ta đă thấy rằng đạo Phật chủ trương một cái Biết rộng răi, thấu triệt, và cao tột (Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác). Cái Biết nầy căn cứ trên những thực nghiệm tâm linh, trên sự giải thoát giác ngộ của một vị Phật đă siêu xuất vô minh và sinh tử luân hồi. Cái Biết ấy là cái biết về chân tướng của vạn hữu, cái Biết về bộ mặt thực của mọi hiện tượng (bản lai diện mục).
Chân tướng ấy, bộ mặt thực ấy, được gọi là chân như, là bản thể, là Phật; nói tóm lại, là chân lư. Vấn đề chân lư trong đạo Phật được quan niệm như thế nào?

Đạo Phật chủ trương rằng tri thức con người có thể đạt được đến chân lư, với điều kiện là con người phải chuyển cái tri thức hiện thời thành trí tuệ Bát Nhă. Tri thức của chúng sanh có một khả năng kém cỏi v́ đă bị bao nhiêu mê ám che lấp (vô minh). Nay diệt được những mê ám ấy th́ có thể chuyển Thức (tri thức) thành Trí (Bát Nhă) và với khả năng nầy, con người mới có thể trực nhận được Bản Thể.

Duy thức học phân biệt ba loại hiểu biết mà tri thức con người có thể có được:

1. - Sự hiểu biết bằng hiện lượng.

Lượng tức là sự phân biệt, so đo, hiểu biết. Hiện lượng là cái biết trực tiếp những sự vật trong thời gian hiện tại và không gian hiện tại. Sự hiểu biết nầy không cần trải qua một trung gian suy luận. Tôi thấy trước mặt tôi có một cuốn tự điển. Cái "thấy" ấy là hiện lượng, khả năng nhận thức trực tiếp không cần suy nghĩ. Có thể tạm xem như là một lối trực giác được.

Nhưng có trường hợp hiện tượng đúng và có trường hợp hiện tượng sai. Thấy sợi dây, cho nó là sợi dây, đó là "chân hiện lượng" (hiện lượng đúng). Thấy sợi dây, hoảng hốt cho là con rắn, ấy là "tợ hiện lượng" (hiện lượng sai). Tợ nghĩa là tương tợ như đúng, nhưng kỳ thật là sai lầm.

2. - Sự hiểu biết bằng tỷ lượng.

Tỷ đây có nghĩa là so sánh, suy luận, đối chiếu. Nếu ta hỏi "chiều mai có thể có mưa không" th́ hiện lượng của ta không trả lời được v́ nó chỉ có thể biết được việc trong hiện thời và hiện xứ. Chiều mai tức là việc xảy ra ở trong thời gian khác, vậy phải nhờ vào một khả năng suy luận khác: khả năng ấy là tỷ lượng. Củng như khi tôi hỏi: "Có ǵ trong ḷng trái đất không" th́ hiện lượng của tôi cũng không thể trả lời, v́ việc ở đây không phải là việc ở hiện xứ, không thể nhận biết được nếu không có tác dụng suy luận. V́ thế phải cần dùng tỷ lượng.

Sau bức tường kia có ǵ mà khói lên? Tỷ lượng trả lời rằng có lửa. Bởi về nó suy luận "có khói tức là phải có lửa". Nếu sau bức tường mà có một đống lửa thực, th́ gọi là "chân tỷ lượng" (tỷ lượng đúng), c̣n nếu sau bức tường có một vật khác không phải lửa nhưng cũng có thể làm nguyên nhân cho khói (như một chiếc xe hơi rồ máy chẳng hạn) th́ gọi là "tợ tỷ lượng" (tỷ lượng sai).

Hiện lượng tuy chỉ cần nhận thức những sự vật ở hiện thời và hiện xứ nhưng vẫn cứ bị sai lầm luôn luôn. Tỷ lượng v́ phải suy đạt đến những cái ở thời gian khác và ở địa phương khác nên lại dễ bị sai lầm hơn nữa. Do đó, sự suy tư trắc đạt của tỷ lượng thường dẫn ta đi xa sự thực một cách đáng sợ. Các nghi vấn lớn lao về cuộc đời, về bản thể, đă không thể giải quyết nhờ hiện lượng, th́ cố nhiên phải nhờ tỷ lượng. Nhưng tỷ lượng thường dẫn ta đến những biên giới siêu h́nh xa lăng lắc và thường biến ảo không lường. Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Táo Quân, Phạm Thiên v.v... đều là những sản phẩm của tỷ lượng. Trong phạm vi thực nghiệm, tỷ lượng c̣n tỏ ra lắm lúc sai lầm, huống hồ là khi đă vượt ra ngoài thực nghiệm. Đôi cánh tự do và táo bạo của tỷ lượng đưa ta đi cùng khắp, nhưng khi trở về chỉ đem lại những giải thuyết khó tin khó nhận. Thế cho nên tỷ lượng trong rất nhiều trường hợp đă là tợ tỷ lượng, và con người không thể nương vào đấy để đi t́m chân lư.

Vậy th́ do đâu mà tri thức của chúng sanh không thể t́m đến chân lư? Chính là do ở tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng. Nhưng tại sao tri thức chúng sanh lại không thuần là chân hiện lượng chân tỷ lượng mà lại có xen vào tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng?

Đạo Phật chủ trương: v́ có một yếu tố mê mờ, si ám đă gây nên những thứ "tợ" đó. Thứ mê mờ si ám kia được gọi là vô minh (avidya).

Các bậc giác ngộ là những người đă phá trừ được vô minh, tiêu diệt được tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng, phát triển đến cùng cực chân hiện lượng và chân tỷ lượng. Hai khả năng sau nầy, sau khi vô minh đă bị trừ diệt, có thể đạt đến trạng thái sáng suốt cao nhất của nó là Bát Nhă Trí (Prajna) để có thể trực nhận được chân lư vạn hữu.

Các bậc giác ngộ, sau khi chứng đạt chân lư, liền nghĩ đến việc giảng giải cho người chưa chứng đạt. Nhưng chân lư tuyệt đối không thể dùng một khí cụ tầm thường kém cỏi là ngôn ngữ để có thể thuyên giải, thuyên minh. Thế cho nên dù các bậc giác ngộ có thuyên giải, th́ cũng có thể thuyên giải được ảnh hưởng của chân lư và phương pháp đạt đến chân lư, chứ không thể thuyên giải bản thân của chân lư được.

Ảnh tượng của chân lư chỉ là một phương tiện để chỉ bày chân lư chứ không phải là chân lư. Chúng sanh phải nương vào ảnh tượng ấy để t́m dần đến chân lư bằng học tập, bằng thực hành. Tuy chưa phải là bản thân chân lư, nhưng ảnh tượng kia cũng vượt khỏi những h́nh bóng tưởng tượng trắc đạc sai lầm, những vọng tưởng điên đảo về chân lư của tợ tỷ lượng.

V́ thế, chân lư không nằm trong kinh điển, và kinh điển chỉ là phương tiện chỉ bày chân lư. Cho nên đức Phật có dạy:

"Chân lư là mặt trăng. Giáo lư của ta là ngón tay chỉ mặt trăng. Đừng lầm ngón tay ta là mặt trăng vậy". Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để t́m chân lư trong những gịng chữ, th́ đó chính là chỉ biết nh́n ngón tay mà chưa biết nh́n mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi th́ lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng của tợ tỷ lượng. Thế nên một vị tổ sư đă nói: "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh thất tự, tức đồng ma thuyết", nghĩa là: "Chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, th́ oan cho đức Phật, mà rời bỏ kinh điển th́ lại lạc vào những tà thuyết của ma vương".

Vậy ngoài hai loại hiểu biết là hiện lượng và tỷ lượng, ta c̣n có một loại hiểu biết thứ ba nữa là thánh giáo lượng.

3. - Sự hiểu biết bằng thánh giáo lượng.

Sự hiểu biết nầy có được là nhờ căn cứ trên lời dạy của các bậc giác ngộ. Đó chính là những "ngón tay chỉ mặt trăng" nhờ đấy mà kẻ phàm phu có được những phương tiện để trở thành bậc thánh nhân giác ngộ.

Nhưng đối với những thánh giáo nầy, ta cũng phải giữ một thái độ dè dặt t́m hiểu. V́ chưa thấu đạt trực tiếp, nên ta chưa biết một cách "thực nghiệm" rằng chân lư có thực là một chân lư không, hay chẳng qua chỉ là một mớ tợ tỷ lượng như bao nhiêu thứ tợ tỷ lượng khác. Ở đây, phải có đức tin. Nhưng đức tin này cũng phải do những nhận xét, những chứng nghiệm sơ bộ mới được xây dựng vững vàng.

Ví như trong khi con người đang cố chấp vạn vật là thường, có bản ngă, mà nghe Phật dạy một chân lư gồm có chủ trương vô thường vô ngă th́ con người phải kiểm soát lại xem có thực rằng vạn vật là vô thường vô ngă hay chăng. Nếu thực th́ đó có thể là một trong những căn bản cho Đức Tin vậy.

Ta lấy thêm một thí dụ trong câu chuyện giả đặt sau đây:

Một vùng kia, người ta mắc bệnh truyền nhiễm. Một bác sĩ đến nghiên cứu chứng bệnh và trị lành được nhiều người. Chứng bệnh dần dần bớt hoành hành trong vùng đó. Một bác nhà quê đến thăm bác sĩ.

Bác sĩ vốn là một nhà vi trùng học đại tài, bảo bác nhà quê của chúng ta rằng có những sinh vật nhỏ hết sức, đến nỗi mắt trần (l’oeil nu) không thể trông thấy được; những sinh vật ấy phá hoại cơ thể con người và làm ra nhiều bệnh truyền nhiễm rất nguy hại như bịnh lao, bịnh dịch, bịnh đậu mùa... Khó tin quá, bác nhà quê lắc đầu. Tin sao được khi ḿnh chưa nghe ai nói đến một "chân lư" kỳ quái như thế bao giờ. Nếu tin ngay th́ là mê tín đấy, dù là tin đúng. Mà không tin th́ không làm sao thấy được sự thực - thấy vi trùng -

Kỳ thực, bác sĩ vốn là một nhà có thực học, sự thực kia (vi trùng làm bệnh) ông thấy rất rơ ràng, nhưng chẳng biết làm sao cho bác nhà quê tin! Ông bèn cắt nghĩa một cách tàm tạm (phương tiện) rằng những con "vi trùng" ấy nó như cái móc câu, hay là cái phết. Nhưng "sự thực" ấy của nhà bác học nói ra, đối với bác nhà quê là "siêu h́nh" quá, khó tin quá. Con trùng ǵ mà như cái móc câu, như cái phết? Con trùng ǵ mà lại không trông thấy được? Không trông thấy được mà lại biết như cái phết, như cái móc câu?

Trước kia, bác nhà quê cho rằng bệnh là do ma quỷ, la sát làm hại. "Ma quỷ, la sát" chính là vọng tưởng điên đảo, là sản phẫm của tợ tỷ lượng. Nay "vi trùng móc câu" là thánh giáo lượng. Bác nhà quê có thể tin được cái chân lư "vi trùng móc câu" này chăng(?)

Ban đầu th́ nghi. Nhưng sau xét nghiệm lại, bác thấy có những điểm sự thực làm bác có thể tin được: Trước khi bác sĩ đến, người ta đă cúng cấp trừ tà trừ quỷ nhiều, sao bệnh không bớt hoành hành? Sao bác sĩ chích thuốc cho ai th́ người ấy khỏi? Bác sĩ học giỏi hơn, thông thái hơn ḿnh, ai chối căi được điều ấy? Nếu không biết rơ, nếu phỏng đoán mù mờ th́ cái chân lư "vi trùng móc câu" kia làm sao có thể làm nền tảng cho một thứ thuốc hay được? Hơn nữa, được nghe lời giảng giải về vi trùng, về kính hiển vi, bác nhà quê đă thấy hợp mắt lắm rồi. V́ thế bác nhà quê tin.

Nhưng tin chưa đủ. Phải "thấy" cho được mới nghe. Bởi v́ nếu có tin, th́ chỉ tưởng tượng được "nó" mà thôi. Nhưng làm sao mà tưởng tượng? Bác nhà quê quyết được nh́n qua kính hiển vi. Và sau khi "lao tâm khổ tứ" nhiều phen, mới thấy được các "chân lư vi trùng". Bấy giờ là một sự nhận thức trực tiếp. Và ống kính kia quả là Bát Nhă Trí, là "vô thượng chính biến tri giác" vậy.

Bác nhà quê không thỏa măn với lời mô tả của bác sĩ, muốn được "thấy vi trùng" một cách trực tiếp. Bác biết rằng tưởng tượng theo lời mô tả của bác sĩ th́ tuy không c̣n sai như khi bác vọng tưởng quỷ quái la sát nữa, nhưng cũng vẫn chưa đúng hẳn. Vậy th́ người học Phật cũng không thỏa măn với những ngón tay chỉ mặt trăng, những bóng dáng của chân lư, dù bóng dáng đó đă vượt xa vọng tưởng của tợ tỷ lượng.

Người học Phật cần có đủ năng lực trí tuệ để học hiểu, để nhận thấy những điểm đúng chân lư của thánh giáo lượng, để tin và bắt tay vào cuộc thực nghiệm lớn lao hàng kiếp, cuộc thực nghiệm mà thái tử Tất Đạt Đa đă hoàn thành một cách vẻ vang và rực rở dưới cội Bồ Đề.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Quay trở về đầu Xem sunbeam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi sunbeam
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.4082 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO