Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 168 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Tu Tướng và Tu Tâm Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thaicuc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 119
Msg 1 of 4: Đă gửi: 08 April 2006 lúc 9:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn thaicuc

Tu Tướng và Tu Tâm

Trong bài nói chuyện này, chữ "tu" được dùng để đề cập đến vấn đề tu tập của tất cả những người theo đạo Phật, được gọi là Phật Tử, dù đă qui y hay chưa, tại gia hay xuất gia. Chữ "tu", theo thế gian thường dùng, được ghép thêm chữ như là: tu bổ, tu chí, tu chính, tu chỉnh, tu dưỡng, tu hành, tu luyện, tu sửa, tu tỉnh, tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh, và có nghĩa là "sửa", chẳng hạn như là: sửa chữa, sửa đổi, sửa ḿnh, sửa sai, sửa sang, sửa soạn, nói chung là "tu sửa".

Trong phạm vi đạo Phật, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề tu tập qua hai phần, đó là: "tu tướng và tu tâm". Chúng ta thử t́m hiểu: Tu tướng là thế nào? Tu tâm là thế nào? Tại sao phải tu tướng? Tại sao phải tu tâm?

1) Tu tướng là thế nào? Tại sao phải tu tướng? Chúng ta biết rằng mọi người sinh ra trên thế gian này đều có h́nh tướng khác nhau, kẻ to lớn người nhỏ nhắn, kẻ cao lêu nghêu người thấp lè tè, kẻ mập mạp người gầy nhom. Người có h́nh tướng thông minh lanh lợi, kẻ lù đù chậm chạp, người có h́nh tướng giàu sang đài các, kẻ nghèo hèn xấu xí. Điều này không có ǵ cần phải bàn đến nhiều. Việc chúng ta cần đề cập đến là "cái tướng" của con người trong bốn động tác: đi, đứng, nằm, ngồi. Nói một cách khác, đó là bốn oai nghi của người tu trong mọi hoàn cảnh xử thế hằng ngày. Người ta khó có thể chấp nhận một người tu ăn mặc xốc xếch, nói năng thô tháo, cười giỡn ồn ào, múa tay múa chân, phùng mang trợn mắt.

Tu tướng nghĩa là chúng ta cố gắng giữ ǵn h́nh tướng bên ngoài, sửa soạn y phục cho trang nghiêm, đàng hoàng. Người tại gia thường tuân theo các lễ nghi, văn hóa, phong tục, tập quán của xă hội để giữ ǵn h́nh tướng bên ngoài, để sự giao tế trong xă hội được văn minh, lịch sự, tốt đẹp, tương kính, nề nếp và tôn ti trật tự. Người xuất gia phải tuân theo giới luật để giữ ǵn oai nghi tế hạnh, tạo tín tâm và gây ấn tượng tốt đẹp cho mọi người chung quanh. Do đó tu tướng là điều rất cần thiết cho người muốn tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia.

Tu tướng c̣n có nghĩa là tu tập các việc làm có thể nh́n thấy được, qua h́nh tướng bên ngoài, chẳng hạn như là: đi chùa, lễ Phật, quy y, thọ giới, bái sám, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, xây chùa tháp, ấn tống kinh sách, nói chung là các phương tiện tạo phước báu, c̣n gọi là tu phước, mà bất cứ người Phật Tử nào cũng nên làm.

* *

2) Ngoài phần tu tướng, người tu theo đạo Phật cần nhớ điều quan trọng tiếp theo, đó là tu tâm. Nói cho đủ là: tu tâm dưỡng tánh. Tu tâm là thế nào? Tại sao phải tu tâm?

Chúng ta thường than van, cũng như nghe nhiều người khác than van rằng: "cuộc đời sao khổ quá!". Tại sao vậy? Sở dĩ cuộc đời có nhiều khổ đau bởi v́ con người thường tự làm khổ chính ḿnh và làm khổ người khác. Con người tự làm khổ chính ḿnh và làm khổ người khác, bởi các tâm: tham lam, sân hận và si mê.

V́ tâm tham lam, con người thường muốn có nhà cao cửa rộng, tiền rừng bạc biển, tiền vô như nước, tiền ra nhỏ giọt, danh vọng lẫy lừng, cho nên không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để đạt được những điều mơ ước đó, bất chấp lẽ phải, bất chấp thủ đoạn, bất chấp việc gây đau khổ cho người khác, qua các hành động, lời nói, hay ư nghĩ lợi ḿnh hại người, vu khống cáo gian, giựt hụi quịt nợ.

V́ tâm sân hận, con người thường chấp chặt những điều bất như ư, luôn nhớ những điều người khác làm mích ḷng ḿnh, khó quên các mối thù sống để dạ chết mang theo, không bỏ qua những lời nói không vừa ư ḿnh dù vô t́nh hay cố ư, khắc ghi những việc người khác làm tổn thương ít nhiều danh dự, tự ái hay tài sản của ḿnh.

V́ tâm si mê, con người thường gây tạo bao nhiêu ác nghiệp, oán nghiệp, tà nghiệp mà không hay biết, tin tưởng nhiều điều mê tín dị đoan, cố chấp những phong tục tập quán lỗi thời, bất công, đ̣i hỏi những điều bất hợp lư, quá đáng, ích kỷ, tuân theo những giới cấm, điều răn, luật lệ phi lư, vô nhân và tàn ác.

Bởi vậy cho nên, muốn sống đời thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc, không tự làm khổ ḿnh và không gây khổ cho người, chúng ta phải biết tu tâm, hay tu tâm dưỡng tánh. Muốn dẹp bỏ dần tâm tham lam, chúng ta nên giữ ǵn giới luật, tu tập hạnh bố thí, tập sống cần kiệm, tri túc. Biết thế nào là đủ, cuộc sống của chúng ta sẽ bớt nhiều sự đau khổ do tâm tham lam chi phối. Muốn dẹp bỏ dần tâm sân hận, chúng ta nên tu tập thiền định, hành hạnh từ bi, biết thương người như thương ḿnh. Biết thông cảm người khác, cuộc sống của chúng ta sẽ bớt nhiều đau khổ do tâm sân hận chi phối. Muốn dẹp bỏ dần tâm si mê, chúng ta nên tu tập trí tuệ, hành hạnh hỷ xả, nhận định đâu là nhân quả, không tiếc việc đă qua, biết đâu là chánh tà. Biết bỏ qua những việc không cần thiết, cuộc sống của chúng ta sẽ bớt nhiều đau khổ do tâm si mê chi phối.

Người nào tinh tấn thực hành việc tu tâm, dù theo bất cứ tông phái nào, hành tŕ bất cứ pháp môn nào, theo đúng chánh pháp, khi đă nếm được pháp vị, hay pháp hỷ thực, hay thiền duyệt thực, tức là vị ngọt vi diệu, hay niềm vui thanh tịnh do sự thực hành chánh pháp mang lại, những người tu đó đều đạt được những lợi lạc, chẳng hạn như là: tâm trí ngày càng sáng hơn, an ổn hơn, thanh tịnh hơn, bớt âu lo hơn, bớt phiền năo hơn, ngày ăn được ngon, tối ngủ được yên, cuộc sống ngày càng an lạc hạnh phúc hơn, được mọi người cảm mến hơn, nh́n đời bằng cặp mắt từ bi, bằng tâm hỷ xả, nên gương mặt lúc nào cũng vui vẻ, gần gũi và ḥa hợp với mọi người chung quanh, nh́n đời bằng con mắt trí tuệ, thấu rơ luật nhân quả, thấu hiểu lư vô thường, nên không oán đời trách người khi gặp nghịch cảnh, hay khi gặp những điều bất như ư. Đó là kết quả tốt đẹp của sự tu hành theo đúng chánh pháp. Do đó, tu tâm cũng đồng nghĩa với tu tuệ, hay tu huệ.

Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Phật có dạy:

Tâm từ trang nghiêm, đối với chúng sanh, không khởi năo hại.
Tâm bi trang nghiêm, thương mọi chúng sanh, thường không chán bỏ.
Tâm hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện, tâm không hiềm ghét.
Tâm xả trang nghiêm, đối cảnh thuận nghịch, tâm không thương giận.

Chư Tổ có dạy:

Nội cần khắc niệm chi công.
Ngoại hoằng bất tranh chi đức.

Nghĩa là: Bên trong chuyên cần khắc chế các tâm niệm lăng xăng lộn xộn, công phu tu tập đó được gọi là tu tâm. Bên ngoài luôn luôn nhứt định không tranh căi, hành tŕ đức độ của người tu, đó là phần tu tướng của người chân tu thực học.

Nhằm mục đích thực hiện việc tu tâm được dễ dàng hơn, chúng ta cần nên biết các bài kệ sau đây để áp dụng trong đời sống thực tế hằng ngày:

Mắt trông thấy sắc rồi thôi.
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi th́ không.
Trơ trơ lẵng lặng cơi ḷng.
Nhẹ nhàng ta bước khỏi ṿng trầm luân.
Ngày mai ai cũng chết.
Ngày nay không tranh căi.
Muôn sự không c̣n măi.
Gắng giữ tâm thanh tịnh.
Niệm Phật hay tọa thiền.
Nên nhớ lời Tổ dạy.
Nhứt định không tranh căi.
Gắng giữ tâm thanh tịnh.
Xin học hạnh của đất.
Nhận chịu của thế gian.
Thơm tho và hôi thúi.
Hóa thành đóa hoa tươi.
Người đời tặng tên đạn.
Phê phán và phỉ báng.
Người tu tâm dưỡng tánh.
Hóa thành đóa hoa tươi.
Nhạn quá trường không.
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ư.
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Trong cuộc sống hằng ngày, để giữ được bản tâm thanh tịnh thường hằng, mắt chúng ta trông thấy sắc rồi thôi, không lưu giữ bất cứ h́nh ảnh nào dù thương yêu hay thù ghét, tai nghe thấy tiếng nghe rồi th́ không, không lưu giữ bất cứ âm thanh nào dù êm dịu hay chói tai. Chúng ta nên học hạnh của đất, dù nhận chịu những lời nói tán dương khen tặng hay phê phán phỉ báng của thế nhân, những người biết tu tâm đều biến thành những đóa hoa tươi, tô điểm cho cuộc sống tu hành đạo hạnh ngày càng tinh tiến hơn.

Cũng giống như con chim nhạn trên không, in bóng dưới nước lạnh khi bay ngang qua ḍng sông, nhưng khi chim nhạn bay mất tích th́ bóng dáng trong nước cũng không c̣n. Tại sao vậy? Bởi v́ con chim nhạn không có ư lưu lại dấu tích, c̣n ḍng nước lạnh không có tâm lưu giữ h́nh ảnh của con chim nhạn kia. Tu hành được như vậy, cơi ḷng chúng ta sẽ khinh an, nhẹ nhàng, thảnh thơi, cảnh trầm luân sanh tử sẽ sớm vượt qua, cảnh giới niết bàn thanh tịnh sớm được chứng đắc.

Chúng ta ai cũng hiểu cuộc đời là vô thường, nay c̣n mai mất, nay vầy mai khác, muôn sự không có ǵ tồn tại vĩnh viễn, bất biến, không thay đổi, cho nên chúng ta nhứt định không tranh căi, không ngạc nhiên, cũng như không bực bội, khi thấy người khác thay tướng đổi tâm, từ tốt thành xấu, hoặc ngược lại, từ xấu thành tốt.

* *

3) Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tiêu cực chỉ biết tu tướng không biết tu tâm, hoặc ngược lại, chỉ biết tu tâm không biết tu tướng.

Người chỉ lo việc tu tướng, không chú ư việc tu tâm, không biết học hỏi chánh pháp, chấp chặt h́nh thức nghi lễ, lạy Phật với tâm cầu danh, thích được cung kính, chú trọng việc đi đứng một cách thái quá, đến đỗi trông giống như người máy, hay người vừa khỏi bệnh, hoặc chú trọng nhiều về phần vật chất bên ngoài, tức là thiên về phần sự tướng, không biết quán sát và chuyển hóa nội tâm, không biết pháp môn nào để áp dụng.

Cũng có nhiều người chỉ lo việc tu tướng, chăm chú việc làm phước thiện, hay chỉ biết đến chùa làm công quả kiếm phước, không màng việc học hỏi giáo lư để tu tâm. V́ vậy cho nên, người chỉ lo việc tu tướng là người chỉ bước vào cửa chùa, chưa bước vào cửa đạo, bên ngoài h́nh tướng có vẻ đổi khác, nhưng bên trong tâm trí vẫn c̣n nguyên phiền năo trước đây, nay c̣n cộng thêm phiền năo mới của người tu tướng: thường hay chấp chặt những định kiến cá nhân, tranh căi thị phi, xáo trộn bất an.

Nơi đây chúng ta không đề cập đến các trường hợp tệ hại của những người tu tướng giả dối để gạt gẫm mọi người, tranh đoạt danh lợi, t́m kiếm lợi dưỡng, lợi dụng tín ngưỡng của thế gian. Tây phương có câu: "Chiếc áo cà sa không tạo ra người tu sĩ" (L’habit ne fait pas le moine). Cổ nhân cũng có câu: "Tri nhân tri diện bất tri tâm", nghĩa là: biết người, chỉ biết được mặt, thấy được h́nh tướng bên ngoài, không thấy biết được tâm địa bên trong.

Người chỉ lo việc tu tâm, không chú ư việc tu tướng, không biết học hỏi nghi lễ, không thực hành việc lễ lạy, không cần đến chùa, chỉ chú trọng việc nghiên cứu kinh điển, thiên về phần lư thuyết, không biết áp dụng thực tế như thế nào, thường nghĩ rằng tu tâm là quan trọng, chỉ cần tu tâm là đủ, h́nh thức bên ngoài ra sao cũng được, ăn mặc, đi đứng, nói năng thế nào cũng được. Thực ra, trong kinh sách có câu: "Lư sự viên dung", nghĩa là con người cần có lư thuyết vững vàng, giáo lư thông suốt, đồng thời phải chú ư đến việc hành sự, tức là tu tướng và tu tâm đồng thời, hay phước tuệ song tu. Được như vậy, hành giả chắc chắn sẽ bước vào cửa đạo, an lạc trong biển pháp của chư Phật, giải thoát khỏi phiền năo và khổ đau.

* * *

Tóm lại, chúng ta khó có thể nhận xét được tâm tánh con người khác nhau như thế nào qua h́nh tướng bên ngoài. Do đó, trong vấn đề tu tâm, người nào tu đến đâu, tự người đó biết, hoặc người tu cao hơn sẽ biết. Sách có câu: "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng", chính là nghĩa đó vậy. Đơn giản nhận xét: người tu nào càng ngày càng cảm thấy an lạc hơn, phiền năo càng giảm bớt hơn, th́ người đó đang tu đúng chánh pháp, có tiến bộ. Bằng như người nào càng tu càng thấy phiền năo nhiều hơn, th́ nên xét lại phương pháp tu hành của ḿnh.

Chư Tổ thường khuyên "phản quang tự kỷ", nghĩa là chúng ta nên tự lo việc tu tướng và tự lo việc tu tâm, soi sáng lại chính bản thân bản tâm ḿnh, tức là tự lo tu cho chính ḿnh, chớ nên để ư ḍm ngó người khác ở chung quanh tu như thế nào, để tâm chúng ta khỏi loạn động v́ sự phê phán thị phi, đúng sai, phải quấy.

Sách có câu:

"Hữu tâm vô tướng, tướng tùng tâm sanh"
"Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt".

Nghĩa là: Có người tuy không có h́nh tướng tốt đẹp, không hảo tướng, nhưng phát tâm từ bi hỷ xả, tu tập dần dần, một ngày nào đó h́nh tướng bên ngoài sẽ trang nghiêm hơn, nét mặt hiền ḥa hơn, thân khẩu ư thanh tịnh hơn, mọi người ai ai nh́n thấy cũng sanh nhiều thiện cảm hơn, quí mến hơn.

Trái lại, có người tuy h́nh tướng bên ngoài đẹp đẽ sang trọng, nhưng tâm địa tham lam, sân hận, ngu si, ác độc, gian giảo, lâu ngày những nét đẹp trước kia diệt mất, không c̣n nữa, nét thâm sâu gian hiểm lộ dần trên gương mặt, mọi người có thể nhận thấy dễ dàng.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

"Ly nhứt thiết tướng thị danh thực tướng".

Nghĩa là: Trên bước đường công phu tu tập, nếu không có ḷng cố chấp, tâm chấp chặt, biết ĺa bỏ tất cả các h́nh tướng bên ngoài, kể cả việc chấp chặt các pháp môn, tông phái, chúng ta sẽ giác ngộ được thực tướng, đó chính là bản tâm thanh tịnh mà tất cả mọi chúng sanh đều đồng nhau, không khác. Nói một cách khác, không chấp tướng, chúng ta sẽ thành tựu viên măn việc tu tâm.

Giáo lư của đạo Phật vi diệu ở chỗ: tích cực giúp đỡ con người chuyển hóa phiền năo khổ đau thành an lạc hạnh phúc, chuyển hóa tâm cấu nhiễm thành tâm thanh tịnh, chuyển hóa phàm phu tục tử thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là thành Phật. Tất cả đều do tâm của chúng ta tạo ra. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Nhứt thiết duy tâm tạo", chính là nghĩa đó vậy
Quay trở về đầu Xem thaicuc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thaicuc
 
thaicuc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 119
Msg 2 of 4: Đă gửi: 08 April 2006 lúc 9:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn thaicuc

Ái Dục Và Hạnh Phúc


Ái Dục, Phiền Năo Và Tự Chế Ngự

Chúng ta đang sống trong cơi dục. Từ sáng cho đến tối và cả trong giấc mộng, chúng ta luôn bị thúc đẩy bởi ái dục. Tất cả các giác quan của chúng ta đ̣i hỏi được thỏa măn. Mắt muốn thấy h́nh dạng và màu sắc đẹp; tai muốn nghe những âm thanh hay; mũi chỉ muốn ngửi những mùi thơm; lưỡi chỉ thích vị ngon lành và xúc giác lúc nào cũng rờ vào những vật dễ chịu. Sự ái dục về cảm giác này đă ăn sâu tới nỗi chúng ta có thể tưởng tượng những đối tượng của các giác quan khi thiếu vắng chúng.

Không chỉ có ái dục về cảm giác của các giác quan, tâm của chúng ta c̣n theo đuổi những ư tưởng một cách tham lam không khác ǵ lưỡi tham vị ngon. Những ư tưởng trừu tượng như tri thức, danh tiếng, an toàn và thỏa măn cũng được chúng ta ham muốn như những vật có thể trông thấy và rờ thấy được. Ái dục có sức mạnh đến nỗi có lẽ tất cả những ǵ chúng ta làm đều có động lực là ái dục, dù là công việc kinh doanh, thể thao, hay cả hoạt đông tôn giáo. Ái dục lúc nào cũng có mặt trong đời sống hàng ngày với h́nh thức này hoặc h́nh thức khác để thúc thúc đẫy người ta đạt một thành công nào đó, v́ vậy đa số chúng ta cho rằng sống ở đời mà không có ham muốn th́ không khác ǵ đă chết rồi.

Phía sau tất cả mọi loại ái dục là ư muốn có hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, dù mỗi người định nghĩa hạnh phúc một cách khác nhau và không ai muốn đau khổ hay bất măn một chút nào cả. Nếu xét kỹ, chúng ta sẽ thấy mọi hành động của ḿnh đều có động lực là ư muốn đạt hạnh phúc hay ư định tránh đau khổ.

Nhưng có điều ngang trái là dù chỉ muốn có hạnh phúc, cuộc đời của chúng ta vẫn đầy dẫy đau khổ và bất măn. Mọi của cải mà chúng ta đă bỏ ra bao nhiêu công sức đề có được rồi sẽ hư hoại, mất mát, hoặc không c̣n sức hấp dẫn nữa. Vợ hay chồng của chúng ta có thể trở nên thù địch hoặc phân ly măi măi. Công việc mà chúng ta đă t́m được sẽ trở thành gánh nặng làm tiêu hao thời giờ và sức khỏe. Danh tiếng của chúng ta có thề bị bôi nhọ, da của chúng ta sẽ nhăn nheo, trí lực sẽ giảm sút. Như vậy hạnh phúc mà chúng ta luôn ham muốn sẽ tuột khỏi tầm tay. H́nh như càng muốn được sung sướng chúng ta càng chịu nhiều đau khổ, do đó cuộc đời giống như một cuộc chạy đua triền miên mà lại vô mục đích; nỗ lực t́m hạnh phúc đưa chúng ta chạy ṿng quanh cho tới khi kiệt sức và tuyệt vọng.

Nhiều triết gia và các vị thầy tôn giáo đă nói tới chu tŕnh đầy phiền năo này và đă dạy chúng ta cách giải thoát hay chịu đựng những khó khăn của cuộc đời. Đức Phật đă cho chúng ta thấy sự đau khổ của luân hồi và dạy nhiều pháp môn tự giải thoát. Ngài nói rằng nguồn gốc của đau khổ là ái dục sinh ra từ vô minh. Giải thoát, hay Niết bàn, là giải trừ mọi ái dục trong tâm của ḿnh.

V́ các giác quan là cửa vào của ái dục nên muốn thoát luân hồi đau khổ, chúng ta phải cảnh giác về hoạt động của những giác quan này, không để cho chúng khống chế nội tâm. Để đạt giải thoát chúng ta phải biết tự kiểm soát ḿnh, hay tự chế. Hành giả phải canh pḥng cẫn thận cửa vào các giác quan, kiểm soát chặt chẽ những đối tượng của chúng. Khi một h́nh ảnh gây ái dục xuất hiện, thí dụ một người nam hay nữ hấp dẫn, hành giả phải cảnh giác với nguy cơ bị h́nh ảnh đó lôi cuốn. Tập luyện với sự cảnh giác như vậy, chúng ta chiến đấu chống lại khuynh hướng theo đuổi những đối tượng của ái dục, và do đó không đau khổ và bất măn, đồng thời học được cách nhận ra những tính chất xấu của mọi đối tượng ái dục. Thí dụ, chúng ta có thể hóa giải tính hiếu sắc bằng cách suy gẫm về những bộ phận dơ bẩn của cơ thể con người. Mục đích của môn tập luyện này là tránh ái dục quấy rối tâm chúng ta và v́ vậy đạt được sự an tĩnh giữa cuộc đời đầy xao động.

So với đạo pháp Mật giáo dùng lực của chính ái dục th́ pháp môn cảnh giác này được coi là kém hơn, nhưng không phải là không có giá trị, v́ chúng ta nên biết lúc nào cần phải tránh những vật gây rối tâm của ḿnh. Tuy nhiên, nếu chỉ biết trốn tránh như vậy th́ cuộc tu tập của chúng ta sẽ không có kết quả ǵ nhiều.

Lối tiếp cận của Mật giáo rất khác. Thay v́ coi sự sung sướng về ái dục là những ǵ cần phải tránh với bất cứ giá nào. Mật giáo dạy rằng năng lực mạnh mẽ do ái dục sinh ra chính là nguồn lợi quư báu của con đường tu tập tâm linh. V́ mục tiêu không là ǵ khác hơn sự thực hiện tiềm năng cao nhất của chúng ta nên Mật giáo t́m cách chuyển hóa mọi kinh nghiệm thành pháp tu tập để đạt đạo quả. Chính v́ cuộc sống gắn liền với ái dục nên chúng ta phải dùng năng lực dũng mănh của ái dục nếu muốn chuyền hóa cuộc đời của ḿnh thành một cái ǵ siêu diệu.

Luận lư của Mật giáo rất đơn giản: Kinh nghiệm ái dục của con người có thể được dùng làm nguồn lợi để đạt kinh nghiệm về "toàn thể" có tính cách an lạc tối thượng, tức giác ngộ. Những phẩm tính ái dục của tâm khi được thăng hoa tất nhiên sẽ sản sinh một cái ǵ tương tự chúng, chứ không đối nghịch với chúng. Điều này đúng cho những trạng thái tốt hay sướng cũng như những trạng thái xấu hay khổ của tâm. Cũng vậy, bất măn không thể trở thành thỏa măn, khổ đau không thể biến thành hạnh phúc. Theo Mật giáo, người ta không thể nào đạt mục tiêu an lạc trọn vẹn và phổ quát bằng cách làm cho ḿnh khổ hơn, như vậy là trái với cách vận hành của sự vật. Chỉ bằng cách trưởng dưỡng những kinh nghiệm nhỏ về an tịnh và tḥa măn bây giờ th́ mới có thể đạt mục tiêu an lạc tối thượng trong tương lai. Cũng vậy, chỉ bằng cách khéo dùng lực ái dục và tạo thói quen kinh nghiệm lạc thú chân thực thỉ mới có thể đạt giác ngộ viên măn có tính cách an lạc vĩnh cừu.

Tôn Giáo Và Sự Chối Bỏ Lạc Thú

Kinh nghiệm lạc thú và đạo pháp tâm linh có vẻ là hai điều đối nghịch nhau. Nhiều người cho rằng tôn giáo có nghĩa là chối bỏ mọi lạc thú của cuộc đời, là nói "không" với ái dục, "không" với sự hồn nhiên, "không" với sự tự do phát biểu. Như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi có sự ác cảm với tôn giáo có tổ chức. Thay v́ được coi là đường lối thăng hóa những giới hạn của con người, tôn giáo bị coi là một trong những h́nh thức áp chế nặng nề nhất. Nếu muốn được tự do, chúng ta phải thấy tôn giáo có tổ chức chỉ là một loại mê tín không đáng chấp giữ. Nói như vậy, nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng nhiều xă hội đă dùng tôn giáo làm phương tiện đàn áp và kềm chế về mặt chính trị.

Quan niệm tôn giáo như sự áp chế hay giới hạn nhân tính căn bản không phải chỉ là ư kiến của các nhà phê b́nh mà c̣n của các tín đồ tôn giáo nữa. Nhiều người nghĩ rằng muốn sống theo đạo lư th́ phải chối bỏ nhân tính đơn sơ của ḿnh. Họ nghi ngờ lạc thú tới mức cho rằng đau khổ có giá trị thực sự và người có tôn giáo không nên hưởng những thú vui. Mục tiêu của họ là một h́nh thức an lạc lâu dài nào đó, nhưng họ chối bỏ mọi lạc thú trong đời sống hàng ngày. Họ coi những lạc thú này là những chướng ngại cho việc tu tập phát triển tâm linh và nếu vô t́nh kinh nghiệm một chút lạc thú, họ sẽ cảm thấy không yên tâm. Họ không thể ăn một miếng sô-cô-la mà không cảm thây tội lỗi và tham dục! Thay v́ chấp nhận và thưởng thức một kinh nghiệm như vậy theo tính chất thật của nó, họ tự trách ḿnh :"Trong khi bao nhiêu người trên thế giới đang đói khổ, ḿnh lại dám hưởng lạc thú như thế này!"

Thái độ của họ sai lầm. Không có lư do ǵ để cảm thấy tội lỗi khi hưởng lạc thú, v́ như vậy cũng sai lầm như bám giữ vào những lạc thú thoảng qua mà tưởng rằng chúng sẽ làm cho ḿnh thỏa măn vĩnh viễn. Sự thật đây cũng chỉ là một loại chấp thủ, một h́nh thức tự giam ḿnh vào một quan niệm chật hẹp về ḿnh và mục tiêu mà ḿnh nhắm tới. Cảm giác tội lỗi như vậy là trái ngược với thái độ tâm linh đích thực. Nếu biết chấp nhận hoàn cảnh của ḿnh, b́nh thản khi gặp điều tốt cũng như điều xấu, th́ sự tự chối bỏ có thể có một giá trị thực nào đó. Chúng ta có thể dùng sự tự chối bỏ để tăng cường hạnh xả ly của ḿnh hay để giúp ḿnh hiểu điều ǵ là quan trọng thực sự trong đời, nhưng chúng ta hiếm khi chối bỏ một cái ǵ với lư do chính đáng. Chúng ta tự ép ḿnh vào một trạng thái cực khổ v́ cho rằng khổ hạnh là có giá trị. Thật ra sự khổ không có giá trị nào cả. Tự sống khổ sẽ chỉ mang lại một kết quả là phải chịu khổ nhiều hơn. Nếu biết cách hưởng thụ hạnh phúc mà không bám giữ sự vật cũng không có mặc cảm tội lỗi, th́ chúng ta có thể gây tạo những mức kinh nghiệm hạnh phúc sâu xa hơn và rốt cuộc đạt được hạnh phúc tối thượng của sự phát triển trọn vẹn tiềm năng nơi con người của ḿnh.

Nếu phương pháp tự kềm chế là sai lầm th́ phải làm sao để thực hiện tiềm năng vĩ đại của ḿnh? Nói vắn tắt th́ thực hiện tối thượng là giữ cho tâm luôn luôn ở trong trạng thái an vui càng nhiều càng tốt. Thay v́ chạy theo thói quen bám giữ bất măn, mê muội, khốn khổ và mặc cảm tội lỗi, chúng ta nên cố gắng phát triển nội tâm bằng cách hiểu biết mỗi lúc mỗi sâu xa hơn, điều khiển những năng lực nơi tâm và thể xác của ḿnh một cách khéo léo hơn, hưởng những h́nh thức lạc thú mỗi lúc mỗi cao hơn và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cách tiếp cận như vậy có nhiều ư nghĩa hơn là việc chối bỏ những kinh nghiệm hàng ngày của ḿnh. Đó là luận lư của Mật giáo.

Đức Phật & Đạo Vui Sống

Một số đoạn trong cuộc đời của Đức Phật cho thấy cách tiếp cận dùng những đối tượng gây ái dục là siêu đẳng so với cách tiếp cận tự chối bỏ kiêng kỵ những đối tượng ái dục này. Khi Thái tử Sidhartha rời bỏ cung điện và lối sống xa hoa vào năm 29 tuổi để bắt đầu đi t́m con đường thoát khổ, ngài đă chấp nhận phương pháp khổ tu tự hành xác. Cũng như một số người Ấn Độ thời đó cho tới ngày nay, ngài t́m cách diệt trừ nguyên nhân của khổ đau bằng việc tự kiềm chế thân xác của ḿnh. Ngài tự chối bỏ thực phẩm và các nhu cầu khác tới mức rốt cuộc chỉ c̣n da bọc xương. Sau 6 năm khổ tu như vậy, ngài hiểu ra phương pháp này không đưa tới mục tiêu giải thoát mà chỉ làm cho ḿnh suy nhược, không đủ sức dể suy nghĩ hay thiền định.

Lúc đó, Ngài quyết định bỏ lối tiếp cận cũng cứng nhắc này để đi theo con đường tốt hơn cho việc phát triển tâm linh chân chính. Ngài thôi tuyệt thực, dùng bát cháo sữa do một cô gái tên là Sujata dâng lên, kết quả là thân thể và tâm của ngài lấy lại sức khoẻ, sáng suốt và an lạc. Sự phục hồi của thân tâm không những làm tăng ư chí của ngài mà c̣n làm cho ngài có thêm khả năng đạt đạo quả giác ngộ viên măn. Chỉ trong một đêm ngồi thiền dưới cội bồ đề mà ngài đạt giải thoát trọn vẹn, điều này cho thấy rơ thời gian đă chín mùi để ngài tử bỏ pháp khổ hạnh trước đây của ḿnh. Theo quan điểm Mật giáo, những sự kiện này chứng minh rằng phương pháp dùng lạc thú và ái dục sâu xa và hiệu quả hơn phương pháp ép xác khắc nghiệt.

Sau khi Đức Phật đă được mọi người biết tiếng là một Đạo sư thành tựu tối thượng có khả năng hướng dẫn mọi hạng người tu tập đạt giác ngộ và giải thoát, một vị vua thỉnh cầu ngài dạy cách phát triển tâm linh thích hợp với người giữ những nhiệm vụ xă hội quan trọng. Vị vua nói: "Tôi có bổn phận lănh đạo thần dân của ḿnh, không thể bỏ bê họ được. Tôi không thể làm như ngài là buông bỏ tất cả, đi vào rừng núi sống cuộc đời của một tu sĩ. Tôi muốn biết cách nào dùng chính đời sống vương giả làm đạo pháp, v́ vậy, nếu ngài có phương pháp nào đề chuyển hóa các hoạt động hàng ngày của tôi như một vị vua thành đạo tu tập th́ xin ngài truyền dạy cho tôi."

Đức Phật trả lời rằng ngài có một phương pháp như vậy, đó là phép tu tập Mật giáo. Ngài nói :"Với phương pháp này, một vị vua có thể tiếp tục thi hành những bổn phận của ḿnh mà cũng không cần phải bỏ tất cả mọi lạc thú vương giả nào." Ngài bảo nhà vua rằng ông ta có thể tận hưởng mọi thú vui mà vẫn tu tiến đạt giác ngộ.

Giáo lư mà Đức Phật dạy nhà vua là Đạo Pháp Kalachakra, hay Ṿng Thời Gian, ḍng truyền thừa giáo lư này cũng như các ḍng giáo lư Mật giáo khác đă được duy tŕ không gián đoạn và vững mạnh cho tới ngày nay. Đă có vô số người Ấn Độ và Tây Tạng đạt giác ngộ tối thượng bằng những phương pháp tu tập này, tuyệt đối không có lư do ǵ để chúng ta không thể hưởng lợi ích như họ.

Đạo Phật Trong Đời Sống Hiện Đại

Mật giáo đặc biệt thích hợp với tâm tính của người Tây Phương; là con đường tu tập nhanh nhất hơn tất cả, Mật giáo rất hấp dẫn đối với tính ưa kết quả tức khắc của thế giới Âu Mỹ. Hơn nữa, tính chất chính yếu của đạo pháp Mật giáo là chuyển hóa, mà nguyên lư chuyển hóa năng lượng, ít nhất là về mặt vật chất, là điều người Tây phương hiểu rất rơ. Sau cùng, trong khi cuộc bộc phát năng lượng hữu ích của thế kỷ này được coi là chướng ngại lớn cho đa số các đạo pháp tu tập khác, th́ thực ra rất thuận lợi cho việc tu tập Mật giáo dùng ái dục làm nhiên liệu thúc đẩy chúng ta tiến tới mục tiêu cao nhất. Có lẽ chỉ có phương pháp của Mật giáo coi trọng kinh nghiệm trực tiếp hơn là sự chấp nhận mù quáng mới có thể đánh thức chúng ta thoát vô minh và phiền năo để thực hiện trọn vẹn.

Để biết giá trị thật của Mật giáo, chúng ta cần phăi hiểu rơ một số điểm quan trọng. Trước hết, động lực tu tập Mật giáo phải hết sức trong sạch. Điểm này sẽ được xét kỹ ở chương 6; ở đây chỉ cần nói là tuyệt đối không có cách ǵ để đạt ích lợi vô lượng của Mật giáo nếu động lực của chúng ta là đạt lợi lộc cho riêng ḿnh. Hạng người độc nhất có thể đạt kết quả trong việc tu tập Mật giáo là người quan tâm chính yếu tới lợi ích của người khác và thấy rằng Mật giáo là phương pháp nhanh nhất và mạnh nhất để thành tựu mục tiêu vô vị kỷ này.

Thứ nh́ là chúng ta phải có kiên nhẫn và sự tự khắc kỷ để thực hành các pháp tu tập đúng cách. Nhiều người cho rằng v́ Mật giáo là phương pháp cao cấp nhất nên không cần phải bận tâm với các pháp tu tập sơ khởi, cứ việc nhẩy ngay vào những pháp thượng thừa; họ đă vừa sai lầm lại vừa kiêu ngạo mà lại thực hành một cách nguy hiểm. Người nào không có tính kiên nhẫn và không suy nghĩ chắc chắn th́ không đủ đỉều kiện để được truyền dạy Mật giáo.

Sau hết, cần phải biết phân biệt tinh túy của Mật giáo với h́nh thức văn hóa hiện tại của nó. Ư tôi muốn nói một người nước khác không nên bắt chước h́nh thức bên ngoài hay hành vi của một người Tây Tạng hay của một người thuộc một chủng tộc nào khác. Thí dụ, học cách cầu nguyện bằng một ngôn ngữ ngoại quốc, không phải là cách thực hiện tiềm năng con người tối thượng của ḿnh, c̣n gọi là giác ngộ chân tính; thay truyền thống văn hóa này bằng một truyền thống văn hóa khác là một việc làm không có giá trị ǵ cả. Những người chỉ biết tu tập bề ngoài như vậy là mê muội v́ không biết ḿnh thực sự là ǵ, hay cái ǵ nên làm, cái ǵ không nên làm. Tất nhiên, trong thời đại chuyển biến này, khi giáo lư Mật giáo di chuyển từ Đông sang Tây, chúng ta nên học tiếng Tây Tạng và những thứ khác, nhưng phải hiểu rằng Mật giáo là cái ǵ sâu xa hơn ngôn ngữ hay tập tục. Mật giáo dạy chúng ta thoát khỏi mọi điều kiện giới hạn sự hiểu biết về tính chất thật của ḿnh và mục tiêu tối thượng mà ḿnh có thể đạt. Nếu biết tinh tấn và cương quyết học hỏi, thực hành những giáo lư đầy oai lực này, chúng ta sẽ có thể làm cho đời sống của ḿnh được trọn vẹn và đáng thỏa măn như ḿnh đă mong ước
Quay trở về đầu Xem thaicuc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thaicuc
 
thaicuc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 119
Msg 3 of 4: Đă gửi: 08 April 2006 lúc 9:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn thaicuc

Thanh Tịnh Căn Bản


Phật Thích Ca

Giáo lư của Mật giáo Phật Giáo phát nguyên cách đây 2500 năm vào thời Phật Thích Ca. Đức Phật sinh ra là một hoàng tử Ấn Độ tên là Siddhartha trong thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Theo truyền thuyết, trong 29 năm đầu của đời ḿnh, ngài hầu như chỉ sống ở bên trong những cung điện đầy khoái lạc mà cha của ngài, vua Shuddhodana, đă xây cho ngài. Rốt cuộc, sau khi được biết về sinh, lăo, bệnh, và tử, ngài trốn khỏi hoàng cung để đi t́m con đường thoát khổ.

Trong sáu năm, ngài thực hành lối tu khổ hạnh để có thể điều khiển thân và tâm của ḿnh. Nhưng rồi ngài thấy rằng lối tu tập cực đoan này là sai lầm, cũng giống như cuộc sống xa hoa trước đây của ḿnh. Bằng cách đi theo con đường trung dung giữa lối sống buông thả và lối tu khổ hạnh cũng như tất cả những cực đoan khác, ngài đă nhổ rễ tất cả những nguyên nhân vi tế nhất của đau khổ và vô-minh trong tâm, do đó trở nên một người giác ngộ trọn vẹn, một vị Phật. Trong 45 năm c̣n lại của đời ḿnh, đức Phật dạy con đường trung đạo này với nhiều h́nh thức khác nhau, mỗi h́nh thức, hay mỗi pháp môn thích hợp với một hạng người.

Giáo lư của đức Phật, hay giáo pháp, tiếng Sanskrit là Dharma, là phương pháp giải trừ đau khỗ và nguyên nhân của đau khổ, gồm hàng ngàn cách khắc phục những chướng ngại về mặt vật chất cũng như tâm để đạt hạnh phúc và lối sống tốt đẹp. Những giáo lư này được ghi lại trong hai loại sách Kinh điển và Mật điển, trong hai hệ thống Kinh điển thừa và Mật điển thừa. Có sự khác biệt giữa hai thừa này, nhưng nền tảng chung của hai thừa là tính chất thanh tịnh căn bản của tâm.

Tính Thanh Tịnh Căn Bản Của Tâm

Theo Phật giáo, con người là vô-minh, nhưng bản chất của con người là thanh tịnh. Mây có thể tạm thời che khuất ánh sáng mặt trời nhưng không thể phá hủy sức tỏa sáng của mặt trời, cũng vậy, vô minh có thể làm cho thân tâm đau khổ, phiền năo, nhưng không thể hủy diệt hay đụng chạm tới tính thanh tịnh nguyên thủy của tâm. Ở sâu bên trong tâm của con người cũng như chúng sinh là từ bi và trí huệ vô giới hạn và mục đích tối hậu của tất cả các phương pháp tu tập tâm linh, dù được coi là của Phật giáo hay không, đó là khám phá và tiếp xúc với tính thanh tịnh căn bản này.

Khi đă phát triển tính thanh tịnh nội tại và tâm từ bi nội tại của ḿnh, chúng ta sẽ thấy phản ảnh của sự thanh tịnh và từ bi này trong người khác. Nếu không tiếp xúc với những phẩm tính này bên trong bản thân, chúng ta sẽ thấy người khác là xấu và có giới hạn, v́ bất cứ cái ǵ chúng ta thấy hàng ngày trong thực tại bên ngoài cũng chính là sự phóng chiếu hay phóng ảnh của thực tại bên trong của ḿnh.

Tính thanh tịnh căn bản của tâm không phải là một giáo điều để tin và chấp nhận một cách không suy xét mà là một kinh nghiệm tự chứng. Vô số người trong suốt ḍng lịch sử đă khám phá kho tàng an lạc, từ bi và trí hưệ này bên trong bản thân, và vô số vị thầy vĩ đại đă truyền dạy cho mọi người cách khám phá bản tính sâu xa nhất của ḿnh và kinh nghiệm hạnh phúc cao cả nhất mà sự khám phá này tự động mang lại. Trong số những vị hướng dẫn tâm linh vĩ đại này là Phật Thích Ca và tất cả các giáo lư của ngài đều có mục đích thực hiện tiềm năng cao thượng nhất của con người.

Mục tiêu tối thượng về sự tiến hóa của chúng ta là giác ngộ, hay Phật quả. Ai cũng có thể đạt được trạng thái này khi mọi ảo tưởng như tham, sân, si, kiêu ngạo, ganh tị của tâm được loại bỏ hoàn toàn và mọi phẫm tính tốt được phát triển đầy đủ. Trạng thái thực hiện toàn măn, thức tỉnh trọn vẹn này có những đặc điểm là trí huệ vô hạn, từ bi vô hạn và quyền năng vô hạn.

Mật Điển Thừa

Theo kinh điển thừa, đường đạo giác ngộ là một tiến tŕnh tiệm tiến thanh lọc tâm khỏi mọi lỗi lầm và phát triển những phẩm tính tốt như từ bi và trí huệ. Con đường này gồm việc tạo những nguyên nhân đặc biệt như tŕ giới, thiền định, thiền quán, để trong tương lai có thể đạt giác ngộ. V́ đặc tính tạo nguyên nhân cho đạo quă tương lai này mà Kinh điển thừa cũng được gọi là nguyên nhân thừa.

So với phương pháp tiệm tiến của Kinh điển thừa th́ Mật thừa là đạo giác ngộ nhanh hơn nhiều. Dù các hành giả Mật giáo không quên tạo những nguyên nhân giống như các tín đồ Kinh điển thừa, nhưng họ lấy chính đạo quả tương lai làm khởi điểm cho con đường tu tập của ḿnh. Nói cách khác, các hành giả Mật giáo tập cách nghĩ, nói và hành động ngay bây giờ giống như ḿnh đă là một vị Phật giác ngộ viên măn. V́ phương pháp dũng mănh này đưa kết quả giác ngộ tương lai vào khoảnh khắc hiện tại của cuộc tu tập nên Mật giáo c̣n được gọi là kết quả thừa.

Theo Mật giáo, sự hoàn hảo không phải là một cái ǵ đang đợi chúng ta ở một lúc nào đó trong tương lai "Nếu bây giờ ḿnh chuyên cần tu tập th́ trong tương lai ḿnh có thể trở thành một vị Phật hoàn hảo" hay "Nếu trong đời này ḿnh sống đạo đức và ngoan đạo th́ một ngày nào đó ḿnh có thể lên thiên đàng". Mật giáo cho rằng thiên đường hay niết bàn là bây giờ! Chúng ta nên là những vị thần ngay bây giờ. Nhưng hiện tại chúng ta chỉ nghĩ là người ta có những khuyết nhược điểm và ḿnh th́ không có khả năng để sửa đổi ǵ cả, v́ vậy mà chúng ta phiền năo và xung khắc với nhau. Những phiền năo và xung khắc này sẽ tan biến nếu chúng ta biết học hỏi và tu sửa theo đạo lư, nhận ra rằng mỗi người đều có bản chất hoàn hảo. Hơn nữa, mọi người nam hay nữ đều có đủ cả hai năng lực nam và nữ, âm và dương. Thật vậy, mỗi người chúng ta là sự tổng hợp của tất cả các năng lực vũ trụ. Tất cả những ǵ chúng ta cần phải có để trở nên hoàn hảo đều có sẵn bên trong chúng ta ngay lúc này. Chúng ta chỉ cần nhận biết điều này và đây chính là yếu chỉ của Mật giáo.

Nguyên Lư Chuyển Hóa

Chúng ta có thể nói rằng tất cả các pháp thực hành Mật giáo đều liên quan tới nguyên lư chuyển hóa. Như khoa học hiện đại đă cho thấy, vũ trụ vật chất, từ hạt nguyên tử nhỏ nhất cho tới một thiên hà lớn nhất, là một trạng thái chuyển hóa và tiến hóa không ngừng từ một h́nh thức năng lượng này tới một h́nh thức năng lượng khác. Thân và tâm của chúng ta cũng là năng lượng, thân chúng ta mạnh khỏe hay bệnh tật, tâm chúng ta b́nh thường hay lệch lạc, đều tùy thuộc vào việc các năng lực tâm và thể xác cũa ḿnh có ḥa hợp hay không. Nếu biết thực hành các pháp Mật giáo đúng cách, chúng ta sẽ có thể chế ngự tất cả các năng lực, kể că những lực tinh tế nhưng rất mạnh mà chúng ta đă không biết tới, để thành tựu những sự chuyển hóa vĩ đại nhất. Đây là cuộc tiến hóa từ một người b́nh thường, giới hạn, và vô-minh, kẹt trong cái vỏ phàm ngă nhỏ bé, tới một thực thể giác ngộ trọn vẹn với trí huệ và từ bi vô hạn.

Làm sao để đạt được sự chuyển hóa vĩ đại này? Chúng ta phải t́m nguồn lực ở đâu để thực hiện cuộc thay đổi sâu xa này? Không phải t́m ở đâu xa, v́ năng lực căn bản để dùng trong tiến tŕnh chuyển hóa này chính là lực ái dục của mỗi người chúng ta.

Quay trở về đầu Xem thaicuc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thaicuc
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 4 of 4: Đă gửi: 08 April 2006 lúc 9:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner

Bài Pháp của bạn thật tuyệt cám ơn bạn Thái Cực.

Xin phép cho learner nói leo

Tu Tướng là vỏ trái trứng
Tu tâm là   ḷng trắng: làm phước, bố thí, cúng dường...
                ḷng đỏ: thiền định
Ta cần có cả hai mới thành trái trứng nguyên vẹn.
Trứng gà, trứng vịt, trứng chim...cũng là trứng, miễn là có được trái trứng nguyên vẹn là được rồi.

Nhưng nếu ăn sống th́ coi chừng...H5N1
Vậy phải nấu lên cho chín, tức là phải tinh tấn, dụng công tu tập cho đến khi thành...người hữu dụng cho xă hội, có ích cho mọi người.

Nói dễ mà làm khó

Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.4697 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO