phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 12 April 2006 lúc 12:45am | Đă lưu IP
|
|
|
Nghi thức bước đầu tu tập đại định Lăng nghiêm
Trí Quang tỷ kheo
Kính bạch
Nếu không là người cuồng vọng, nếu không là người tự ti, th́ xin nhận lấy sự làm thiện tri thức nhỏ của nghi thức nhỏ này.
Kỷ niệm Phật niết bàn 2548
Trí Quang tỷ kheo
I. Lược dẫn nghi thức
Căn cứ
Nghi thức này lấy kinh Lăng nghiêm làm xuất xứ mà biên tập, với ư thức biên tập sao cho tu được.
Kinh Lăng nghiêm xuất hiện tại học viện Na lan đà, có lẽ vào bách kỷ 7 hay 8 của dương lịch, sau hai thời kỳ Trung quán và Du già.
Chuẩn bị
Đương cơ của nghi thức này là xuất gia. Tại gia mà tu tập được lại càng đáng quí. Tu tập th́ phải chuẩn bị như dưới đây.
Chỗ tu theo nghi thức này, thích đáng nhất là pḥng thất cá nhân ở trong tự viện. Ở đây chỉ cần rất sạch, gọn, và một nơi thờ Phật rất đơn sơ. Nếu không có hay không thể có bàn thờ Phật, th́ ngồi ngay thẳng, đối diện với đức Phật tưởng tượng mà tu nghi thức này. Ngoài ra, tại điện Phật, giảng đường, trai đường, bất cứ chỗ nào mà có th́ gian thích hợp, thanh và tĩnh, là được.
Đồ mặc luôn luôn phải sạch, không cần mới, đẹp và quí.
Thân ḿnh càng phải sạch, rất sạch.
Miệng lưỡi phải súc luôn ; không nói chơi, nói tục, nói thừa ; không ăn uống những thứ không thích đáng (dầu là ăn chay) ; không ăn quá no hay quá đói.
Tâm ư th́ không vướng vào đời, trừ ra giành hết tâm trí cho sự bảo vệ đạo pháp ; phải chuyên nhất tu tập đại định Lăng nghiêm với cái “khẳng tâm” nội đời này phải giải quyết cho xong đời ḿnh.
Thời lượng
Tu tập đại định Lăng nghiêm, dầu là bắt đầu qua nghi thức này, cũng phải làm suốt đời, nên điều này khỏi nói. Cần nói là tháng và ngày trong mỗi năm.
Tháng th́ ít nhất cũng tu ba tháng liên tiếp trong mỗi năm.
Ngày th́ trong 3 tháng liên tiếp ấy, mỗi ngày ít nhất cũng phải tu hai lần. Ngoài ra, mỗi ngày khác trong các tháng c̣n lại, ít nhất cũng phải tu một lần.
Định th́ phải chuyên nhất như vậy. Như vậy mới mong thành đạt một cái ǵ như Phật mong mỏi.
Đảnh lễ
Ở đây là kính lạy ba bộ của Mật giáo. Một là kính lạy bộ chủ và bộ thuộc của Phật bộ, là đức Thích ca mâu ni thế tôn cùng hết thảy chư vị Thế tôn. Hai là kính lạy bộ chủ và bộ thuộc của Liên hoa bộ là đức Quan thế âm đại sĩ cùng hết thảy chư vị Đại sĩ. Ba là kính lạy bộ chủ và bộ thuộc của Kim cang bộ là đức Kim cang tạng đại sĩ cùng hết thảy chư vị Kim cang.
Ba bộ như vậy bao gồm hết thảy chư Phật, bồ tát, thiện thần. Trong đó Kim cang là thiện thần, cũng gọi là Kim cang mật tích, Bí mật chủ. Các vị này là bộ thuộc của ngài Kim cang tạng, rất mạnh và bí mật, chuyên tâm hộ tŕ Phật pháp và những người thọ tŕ kinh chú.
Đại nguyện
Trước khi tu định Lăng nghiêm, có vài việc phải làm. Trước hết phải học hay đọc kinh Lăng nghiêm, nhất là đối với cái Tâm của kinh ấy nói, phải học mà biết bằng cái trí và tin bằng đức tin. Kế đó, phải trải qua vài ba tháng, tự xét nghiệm cho chắc cho thật, coi đối với định Lăng nghiêm và cái Tâm mà định ấy lấy làm chủ thể, ḿnh tu có thích không, tu có được không, tu có bền không. Không th́ để đó mà xét lại đă. Có mà có cả ba, mới đem sự trang trọng tột bậc mà đại phát thệ nguyện, nguyện suốt đời tu định Lăng nghiêm.
“Đừng để đời ḿnh kết thúc trong sự ân hận”, đức Đạo sư đă dạy như vậy. Trong lúc tự xét để phát nguyện, hăy nhớ và ư thức lời dạy ấy. Thêm nữa, khi tự xét, và tự tu sau đó, trong ḷng thiết tha khẩn cầu sự da tŕ lớn lao và toàn diện của chư vị Thế tôn, chư vị Đại sĩ, chư vị Kim cang. Ma trong ma ngoài sẽ biết lánh đi.
Tụng giới
Tu định Lăng nghiêm th́ phải nghiêm giữ 4 giới, được kinh Lăng nghiêm gọi là “chống lại hiện nghiệp”. Thứ tự của 4 giới như sau, không như b́nh thường : dâm, sát, đạo, vọng (sắc dục, sát hại, chiếm đoạt, dối trá). Cũng không như b́nh thường, ở đây mỗi giới bao gồm từ bên trong đến bên ngoài, từ nguyên h́nh đến biến trá. Riêng vọng, c̣n v́ “danh lợi” mà nói dối, khoe khoang sự tu tập. Lại phải để ư, 4 giới này đầu (sắc dục) và cuối (danh lợi) là dễ phạm nhất.
“Tu tập đại định th́ phải trừ bỏ 4 thứ mà Phật huấn dụ phải trừ bỏ”. Và đó là 4 “huấn dụ dứt khoát, trong sáng và minh bạch, của Như lai, của chư Phật thế tôn trước Như lai”. Tuân giữ 4 huấn dụ này th́ là người “Phật đóng dấu chấp nhận”.
Năng sở
Năng tu của định Lăng nghiêm là ư thức. Sở tu của định Lăng nghiêm là Như lai tạng tâm.
Ở đây ư thức là có cả cái thân của nó chủ đạo. Nó có đủ hết tâm sở, nên trong lĩnh vực tu tập nó có khả năng nhất. Chỉ nói 5 tâm sở biệt cảnh của nó là dục (thích thú) thắng giải (quyết đoán) niệm (ghi nhớ) định (chuyên chú) tuệ (quan sát) cũng đủ để biết nó là năng tu của định Lăng nghiêm.
Ở đây Như lai tạng tâm là cái Tâm của kinh Lăng nghiêm nói. Tâm này là cái “bào thai Như lai”, nên tôn xưng là Như lai tạng tâm. Nó là sở tu của định Lăng nghiêm.
Định thể
Trước hết hăy trích đọc đoạn văn này của kinh Lăng nghiêm. “Lúc ấy tôn giả A nan và cả đại hội nhờ Phật chỉ dạy một cách tuyệt diệu, nên cả cơ thể và tâm trí đều rất thư thái. Ai cũng tự biết Tâm khắp mười phương. Thấy không gian mười phương chỉ như chiếc lá trong ḷng bàn tay. Hết thảy các pháp toàn là Tâm diệu minh. Tâm ấy bao hàm tất cả. Nh́n lại cái thân do cha mẹ sinh ra thấy chỉ như hạt bụi trong không gian. Thân ấy c̣n hay mất chỉ như cái bọt nổi lên hay tan biến trong biển cả. Ai cũng biết rơ cái Tâm tinh túy của ḿnh là thường trú bất diệt”.
Tu tập định Lăng nghiêm phải có lắm bước mới hoàn thành. Nghi thức này chỉ là mới cất chân lên, nhưng vẫn có mấy việc phải làm. Và ở đây chỉ nói mấy việc ấy mà thôi. Mấy việc ấy toàn là liên quan đến đoạn văn đă trích dẫn ở trên, gồm có tụng đọc và xét nghĩ, toàn làm trước Phật.
Tụng đọc. Phải học thuộc ḷng cho thật làu thông. Phải học cho rơ ư nghĩa cần biết (và tin bằng đức tin). Rồi đứng hay quỳ đứng mà tụng ra tiếng. Tụng với chuông, không dùng mơ. Tụng thong thả, vừa tụng vừa chú ư mà tự nghe tiếng ḿnh cho thật rơ. Không tụng mà chỉ miệng tụng chứ không chú ư ǵ hoặc chú ư ǵ khác. Tụng 1 đến 3 lần. Rồi lạy mà ngồi xếp bằng, thư thái nhưng ngay thẳng. Và đọc thầm, cũng chỉ với chuông. Đọc càng thong thả, rơ ràng, và tự ngắt từng đoạn nhỏ theo ư ḿnh nhận định. Ngắt trong ít giây đồng hồ để nghĩ về ư nghĩa đại thể của đoạn nhỏ ấy, không được không nghĩ hay nghĩ ǵ khác. Đọc thầm như vậy cũng từ 1 đến 3 lần, rồi đứng lên lạy Phật.
Xét nghĩ. Nói chữ để hiểu thêm, th́ xét nghĩ ở đây là quán, quán sát, tư duy, tu duy tu, nhưng chữ đúng nhất là chỉ quán (tập trung tư duy mà quán sát). Tụng tiếng, đọc thầm và lạy Phật, rồi ngồi xếp bằng mà nhắm mắt, lắng ḷng, thư người, thở nhẹ, xét nghĩ về 3 mục.
Một là xét nghĩ về Tâm. Ở đây Tâm có nghĩa là tim lơi, là tinh
túy : là tinh túy của các pháp nên gọi là Tâm. Như vậy Tâm là bản thể, chứ không phải chỉ là tâm lư hay chỉ là vật lư. Thế nên Tâm vốn là tính trong sáng, là nguyên động lực của tăng tiến và toàn
hảo : Tâm là “bào thai Như lai”.
Hai là xét nghĩ về các pháp. Pháp là khái niệm ; mỗi khái niệm là một pháp. Những học giả hàng đầu đă cắt nghĩa như vậy. Nên pháp không phải chỉ là vật chất hay chỉ là tâm thức, mà là bao la hết thảy, và được gom lại vào 18 giới (lĩnh vực) và 7 đại (thạc tố), cọng thành 25 pháp, cùng tu thành “viên thông”. Các pháp mà như vậy là v́ do Tâm làm bản thể, và pháp nào cũng là “khả năng làm Phật” cả.
Ba là xét nghĩ về bản thân. Tức là xét nghĩ về cái thân do cha mẹ sinh ra đây, gồm cả cái ư thức chủ đạo nó. Bản thân như vậy, dẫu so sánh với cái Tâm bản thể th́ nó chỉ như hạt bụi, nhưng trong mặt tu tập, nó lại là công cụ hàng đầu tu tập định Lăng nghiêm, là “khả năng bậc nhất trong sự làm Phật”.
Cần nhắc lại, và xác định rằng, mấy việc trên đây chỉ là mới cất chân lên trong lắm bước tu tập đại định Lăng nghiêm, nhưng là cái cất chân chắc chắn. Thêm nữa, những việc trên đây, tuy gọi là tụng đọc và xét nghĩ, nhưng chính ra là những bước đầu của sự định tâm. Không có những sự tụng đọc và xét nghĩ như vậy th́ không có ǵ gọi là định, gọi là tập định.
Tŕ niệm
Lăng nghiêm đại định có 2 cái cánh, đó là tŕ chú và niệm Phật.
Tŕ chú là tŕ tụng thần chú Lăng nghiêm, qua 21 lần câu chung kết : Án, a na lệ, t́ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nễ, bạt xà ra báng ni phấn, hỗ hộng đô rô ung phấn, sa bà ha.
Phật dạy như sau, sau khi trùng tuyên thần chú Lăng nghiêm, “thần chú này thường có vô số Kim cang quyến thuộc của ngài Kim cang tạng hộ tŕ, nên tán tâm mà tụng, các vị ấy vẫn thường theo mà hộ tŕ, huống chi phát bồ đề tâm quyết định”.
Niệm Phật là nhớ và niệm hồng danh của Phật, theo như viên thông của đức Đại thế chí đă tu chứng. Ngài nói, khi thưa Phật về viên thông của ngài, như sau, “Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con th́ đời nào mẹ con cũng gặp nhau. Nên tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật th́ hiện tại vị lai quyết định thấy Phật, cách Phật không xa”.
Nhưng niệm đức Phật hay vị Bồ tát nào ? Xin đưa ra đây một bảng hồng danh hội ư từ đức Đại thế chí và từ Mật giáo, đó là các đức Thích ca, Di đà, Quan âm, Thế chí và Kim cang tạng.
Về sự “thấy Phật, cách Phật không xa” mà đức Đại thế chí nói, th́ chính là Phật đă dạy trong Quán kinh, rằng “Khi tâm chúng sinh tưởng nhớ đến Phật th́ tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật”.
Định ma
Ở đây không nói về định ma cho như sở trường của kinh Lăng nghiêm. Ở đây chỉ nói giản dị về 2 thứ ma có từ bên trong.
Một là tương tục tâm : biết là nghĩ quấy mà cứ nghĩ tiếp.
Hai là mơ sắc dục ước danh lợi.
Nếu không có “chánh niệm” th́ bị 2 thứ ma này xâu mũi mà dắt.
Sau định
Sau những lúc tu tập theo nghi thức này, cái cần thiết, tối cần thiết, trong những lúc b́nh thường, là “chánh niệm”. Niệm là nhớ, với các dạng ghi nhớ (ức niệm) nghĩ nhớ (tư niệm) tưởng nhớ (tưởng niệm). Nhớ mà chân chánh th́ gọi là chánh niệm. Chánh niệm được kinh Di giáo gọi là bất vong niệm (không quên chánh niệm). Nay xin tóm tắt như sau, về 4 mục mà thôi.
Trên hết, không bao giờ quên nhớ đến Phật. Phật ôm trọn đời ta. Ta tự hào được làm con Phật, v́ đó là cái phước cực lớn ; nhưng lại phải tự thẹn nếu không xứng đáng với Ngài. Nhớ Phật, thường là qua sự tŕ niệm hồng danh của Ngài, nhưng c̣n phải nhớ luôn rằng ḿnh đang sống trong sự truyền cảm của Ngài. Ngài, với cánh tay siêu đẳng, ngăn ta buông thả, dắt ta bước lên.
Thứ hai, không bao giờ quên đại định Lăng nghiêm mà ḿnh phát nguyện tu tập. Ít nhất cũng thường nhớ như in đoạn văn đă trích dẫn kinh Lăng nghiêm trong đoạn 8. Đặc biệt nhớ luôn đến cái Tâm của đoạn ấy nói. Nhớ cái Tâm ấy là định thể Lăng nghiêm. Nhớ đại định Lăng nghiêm là mục đích của trọn đời ḿnh.
Thứ ba, không bao giờ quên bản thân là con Phật. Không quên bản thân có cái hảo tâm xuất gia, có cái đại nguyện tập định ; phải nhớ, không quên như vậy, nhưng cũng chớ quên bản thân khó được mà dễ mất, chớ thí nó cho tập tính sắc dục và danh lợi, để rồi kết thúc một cách vô ích, đầy tiếc hận. Đừng quên thân ḿnh là chúa tể của đời ḿnh, đừng quên cái khổ ḿnh sẽ chịu trong đời sau là do chính ḿnh làm ra ; đừng quên như thế để sử dụng thân ḿnh sao cho xứng với Phật, xứng với Nó.
Thứ tư, sát nhất, là đừng quên khống chế những ước vọng sắc dục và danh lợi. Sau mỗi lúc tu tập nghi thức này, phải nhớ mà cảnh giác, theo dơi mà tự ḍ xét cho kỹ, cái ước vọng tuồng như là bản năng ấy. Đừng quá lo sợ khi ước vọng đó đột hiện, mà lo nhất là biết ngay hay không. Biết ngay th́ khống chế, không cho nó tiếp tục và tăng lên. Định lực là ở đây. Ở đây ma vương phải lùi bước.
Hồi hướng
Nguyện đem công đức này
hướng về khắp tất cả,
đệ tử và chúng sinh
đều trọn thành Phật đạo.
II. Lược biên nghi thức
Việt văn
Chương này là căn cứ chương trước mà biên thành nghi thức để tŕ tụng. Cũng có đánh số, nhưng phải khác nhau, thí dụ 1 – 4, là đoạn 1 ở đây ăn với đoạn 4 ở trước. Phải ḍ mà đọc mới biết mà tŕ tụng.
(1 - 4)
Đệ tử pháp danh xx, nhất tâm kính lạy bộ chủ Phật bộ là đức Thích ca mâu ni thế tôn, cùng hết thảy các vị Thế tôn. (1 lạy)
Đệ tử pháp danh xx, nhất tâm kính lạy bộ chủ Liên hoa bộ là đức Quan thế âm đại sĩ, cùng hết thảy các vị Đại sĩ. (1 lạy)
Đệ tử pháp danh xx, nhất tâm kính lạy bộ chủ Kim cang bộ là đức Kim cang tạng đại sĩ, cùng hết thảy các vị Kim cang. (1 lạy)
(2 - 5)
Đệ tử pháp danh xx, sau khi trang trọng và nghiêm khắc mà tự ư thức và tự thẩm định, quyết định đại phát thệ nguyện, nguyện xin suốt đời tu tập đại định Lăng nghiêm. Nguyện xin đức Thích ca mâu ni thế tôn, đức Quan thế âm đại sĩ, đức Kim cang tạng đại sĩ, vô lượng chư vị Thế tôn, chư vị Đại sĩ, chư vị Kim cang, thương mà chứng minh cho con, da tŕ cho con. (3 lần, mỗi lần 1 lạy)
(3 - 6)
Đệ tử pháp danh xx, kính tụng 4 đại giới. Giữ bốn đại giới ấy th́ Phật ấn khả.
Thứ nhất là giới không được dâm dục. Đó là huấn dụ quyết định của Phật và chư Phật trước Ngài. Tu tập đại định Lăng nghiêm th́ phải nghiêm giữ giới ấy. (1 lạy)
Thứ hai là giới không được sát hại. Đó là huấn dụ quyết định của Phật và chư Phật trước Ngài. Tu tập đại định Lăng nghiêm th́ phải nghiêm giữ giới ấy. (1 lạy)
Thứ ba là giới không được chiếm đoạt. Đó là huấn dụ quyết định của Phật và chư Phật trước Ngài. Tu tập đại định Lăng nghiêm th́ phải nghiêm giữ giới ấy. (1 lạy)
Thứ tư là giới không được dối trá. Đó là huấn dụ quyết định của Phật và chư Phật trước Ngài. Tu tập đại định Lăng nghiêm th́ phải nghiêm giữ giới ấy. (1 lạy)
(4 – 8)
Đệ tử pháp danh xx, kính tụng một đoạn kinh Lăng nghiêm nói về cái Tâm làm định thể cho đại định Lăng nghiêm.
“Lúc ấy tôn giả A nan và cả đại hội nhờ Phật chỉ dạy một cách tuyệt diệu, nên cả cơ thể và tâm trí đều rất thư thái. Ai cũng tự biết Tâm khắp mười phương . Thấy không gian mười phương chỉ như chiếc lá trong ḷng bàn tay. Hết thảy các pháp toàn là Tâm diệu minh. Tâm ấy bao hàm tất cả. Nh́n lại cái thân do cha mẹ sinh ra thấy chỉ như hạt bụi trong không gian. Thân ấy c̣n hay mất chỉ như cái bọt nổi lên hay tan biến trong biển cả. Ai cũng biết rơ cái Tâm tinh túy của ḿnh là thường trú bất diệt”.
(Tụng 3 lần, thuộc ḷng và ra tiếng, tụng mà tự nghe rơ chữ ḿnh tụng. Rồi lạy 1 lạy, ngồi xếp bằng, đọc lại đoạn kinh ấy, cũng 3 lần, đọc thầm và ngưng một lát ở những đoạn nhỏ để nghĩ đại ư của đoạn ấy, như dưới đây)
Lúc ấy tôn giả A nan và cả đại hội nhờ Phật chỉ dạy một cách tuyệt diệu, nên cả cơ thể và tâm trí đều rất thư thái. Ai cũng tự biết Tâm khắp mười phương. Thấy không gian mười phương chỉ như chiếc lá trong ḷng bàn tay (ư nói Tâm là bản thể rộng lớn).
Hết thảy các pháp toàn là Tâm diệu minh (ư nói Tâm vốn trong sáng).
Tâm ấy bao hàm tất cả. Nh́n lại cái thân do cha mẹ sinh ra thấy chỉ như hạt bụi trong không gian. Thân ấy c̣n hay mất chỉ như cái bọt nổi lên hay tan biết trong biển cả (ư nói cái gọi là thân và tâm của ta đây cũng chỉ là Tâm).
Ai cũng biết rơ cái Tâm tinh túy của ḿnh là thường trú bất diệt (ư nói Tâm là bản thể bất diệt). (Đọc rồi lạy 1 đến 3 lần. Lại ngồi xếp bằng mà nhắm mắt, lắng ḷng, thư người, thở nhẹ, xét nghĩ 3 tiểu đề dưới đây, vẫn liên quan đoạn kinh đă tụng đọc).
Một là xét nghĩ về “Tâm” : Tâm là “bào thai Như lai”. Hai là xét nghĩ về “các pháp” : các pháp toàn là “khả năng làm Phật”. Ba là xét nghĩ về “bản thân” : bản thân là “khả năng bậc nhất trong sự làm Phật”. (3 lạy)
(5 – 9)
Đệ tử pháp danh xx, tŕ tụng thần chú Lăng nghiêm : “Án, a na lệ, t́ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nễ, bạt xà ra báng ni phấn, hổ hộng đô rô ung phấn, sa bà ha”. (7 đến 21 lần, 3 lạy)
Đệ tử pháp danh xx, tŕ niệm hồng danh chư Phật Bồ tát : Nam mô Thích ca mâu ni Phật (7 – 21 lần)
Nam mô A di đà phật (7 – 21 lần)
Nam mô Quan thế âm bồ tát (3 – 7 lần)
Nam mô Đại thế chí bồ tát (3 – 7 lần)
Nam mô Kim cang tạng bồ tát (3 – 7 lần, 3 lạy)
(6 – 10)
Đệ tử pháp danh xx, thệ nguyện khống chế 2 loại nội ma, không cho xâu mũi lôi kéo. Đó là một, sự liên tục của sự nghĩ quấy ; hai, sự mơ ước sắc dục và danh lợi. (1 lạy)
(7 – 11)
Đệ tử pháp danh xx, sau những lúc tu tập, trong những lúc b́nh thường nguyện xin nghiêm ngặt phụng hành “chánh niệm” :
Một, không bao giờ quên, không nhớ đến Phật, bậc ôm trọn đời con, ngăn chận con buông thả, dắt d́u con bước lên. (1 lạy)
Hai, không bao giờ quên, không nhớ đến đại định Lăng nghiêm mà ḿnh đă phát nguyện tu tập. Ít nhất cũng nhớ như in đến đoạn văn kinh Lăng nghiêm nói về cái Tâm chủ thể của định ấy, nhớ định ấy là định hướng cả đời ḿnh. (1 lạy)
Ba, không bao giờ quên, không nhớ đến bản thân là con Phật, có cái hảo tâm xuất gia, có cái đại nguyện tu tập, mong sống sao cho xứng với Phật, xứng với chính Nó. (1 lạy)
Bốn, không bao giờ quên, không nhớ cảnh giác, ḍ xét mà ngăn chận sự mơ ước sắc dục và danh lợi, làm cho định có sức, ma phải lùi. (1 lạy)
(8 – 12)
Nguyện đem công đức này
hướng về khắp tất cả,
đệ tử và chúng sinh
đều trọn thành Phật đạo
Nhất tâm kính lạy bộ chủ Phật bộ là đức Thích ca mâu ni thế tôn, cùng hết thảy các vị Thế tôn.(1 lạy)
Nhất tâm kính lạy bộ chủ Liên hoa bộ là đức Quan thế âm đại sĩ, cùng hết thảy các vị Đại sĩ. (1 lạy)
Nhất tâm kính lạy bộ chủ Kim cang bộ là đức Kim cang tạng đại sĩ, cùng hết thảy các vị Kim cang. (1 lạy)
|