Tác giả |
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 05 May 2006 lúc 4:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Mục Đích Hành Tŕ & Kết Quả
Mục đích của sự hành tŕ, tu tập theo tinh thần Phật Giáo trước sau ǵ cũng hướng tới kết quả là giác ngộ & giải thoát, nhưng giải thoát theo quan niệm Phật Giáo là Tâm Giải thoát và Tuệ giải thoát. Nói cách khác, mục đích tu học là để giải thoát cái tâm khỏi mọi chấp trước, để nó có thể an trụ nơi cảnh giới vô ngại. Như vậy th́ mục đích của sự hành tŕ, có thể nói chủ yếu là ở sự thu nhiếp tâm. Theo trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật đă từng dạy:
- Trong tất cả các pháp,
Tâm làm chủ, tâm dẫn đầu
Tâm tạo tác tất cả
Nếu ta nói,
Nghe hay làm với tâm lương thiện
Th́ phuớc báo sẽ đi theo ta
Như bóng với h́nh
Ngược lại:
- Nếu ta nói,
Nghe hay làm với tâm không lương thiện
Th́ nghiệp báo sẽ đi theo ta
Như bánh xe lăn theo chân con vật
Như vậy chúng ta thấy bản chất của tâm có nhiều tác dụng, và chi phối kiếp người trong nhiều khía cạnh, cho nên muốn giải thoát cái tâm khỏi mọi chấp trước, muốn thu nhiếp và chế ngự nó th́ chúng ta cũng phải hiểu biết ít nhất về căn bản tâm và phải biết xử dụng mọi phương tiện để chế ngự tâm.
Về tâm th́ thiên h́nh vạn trạng, nhưng những căn bản để dẫn tâm đến việc tạo tác nghiệp nhân xấu có thể là những nguyên nhân như sau:
A- Năm Cánh Cửa Quan Trọng
Năm cánh cửa chúng tôi nói quan trọng ở đây là muốn nói đến năm căn. Năm căn là cơ quan tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên năm căn là nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong tâm, nếu chúng được chế ngự, tâm hồn sẽ yên tịnh. Tuy nhiên, phải làm như thế nào để chế ngự năm căn? Phật bảo:
- Mắt nh́n sắc không dính vào tướng của nó, không đắm vào mùi vị của nó, cho đến tai, mủi, thân, ư đối với tiếng, hương, mùi vị, va chạm.. v.. v.. cũng như thế.
Con người thường do nơi cái biết, cái thấy, nghe, của hoàn cảnh chung quanh nếu tốt đẹp th́ sanh ḷng ái nhiễm, nếu không tốt đẹp th́ sanh tâm chán ghét, chê trách. Nghĩa là con người ai cũng đều lấy ngă chấp, ngă dục làm căn bản. Do đó, khi thấy, nghe mà không để cho ư yêu, ghét chi phối th́ đó là nghĩa nhiếp căn.
Trong giáo lư của Đức Phật không giống như những trường phái tu hành khác. Những trường phái của ngoại đạo họ bảo rằng nhiếp căn là mắt không nh́n vật, tai không nghe tiếng mà trong khi thấy, nghe phải trừ khử những ư niệm yêu ghét, khổ vui, như thế mới là thấy, nghe chân thực, đó là nhiếp căn đệ nhất nghĩa. Có lần một đệ tử của ngoại đạo nói với Phật :
- Thầy tôi dạy chúng tôi rằng tu pháp nhiếp căn là mắt không nh́n vật, tai không nghe tiếng.
Phật bảo:
- Nếu thế th́ những người mù và điếc là những người tu pháp nhiếp căn của các người là bậc nhất.
Theo sự tu tập của ngoại đạo cho chúng ta thấy hướng ngoại và miễn cưỡng chế ngự các căn, trong khi đó phương pháp nhiếp căn của Phật là hoàn toàn hướng nội và không phải ức chế các cơ quan cảm giác một cách miễn cưỡng. Như vậy, sự chế ngự cảm giác là tự tu dưỡng nội tâm, nhưng nó lại đặc biệt được thích dụng với các cơ quan nhận thức bên ngoài do đó mới có tên là nhiếp căn.
Như vậy muốn chế ngự cảm giác điều kiện đầu tiên là sự nhiếp tâm.
B- Hướng Nội T́m Cầu
Để đạt được mục đích hành tŕ cho hữu hiệu, việc công phu luyện tập ở giai đoạn nầy là chuyên tu nội tâm, chúng ta thử chia ba phương diện:
- Trí
- Ư
- T́nh
01- Phương Diện Lư Trí
Trước hết hăy xem xét về phương diện lư trí. Đứng về mặt tu dưỡng mà nói, có lẽ kiến thức phổ thông của thế gian không cần thiết lắm, bởi v́ nó sẽ làm chướng ngại cho sự tu đạo, do đó đối với cái gọi là tri thức biện chứng Đức Phật thường bác bỏ. Theo tinh thần Phật Giáo những kiến thức nầy lấy ngă chấp, năm dục làm nền tảng, mà đă có liên quan đến ngă chấp, ngă dục th́ dĩ nhiên không phải là cái biết giải thoát.
Nói như vậy không có nghĩa là Đức Phật coi thường trí thức. Thật sự Đức Phật rất coi trọng trí thức, nhưng trí ở đây là do phán đoán giá trị của thế giới nội tâm của chúng ta một cách chính xác mà có, trong đó có sự có mặt của: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Niệm.. v..v..
Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là:
- Làm cách nào mà tu luyện được cái trí đó.
Nói một cách vắn tắc, trước hết phải làm sao cho tâm hồn tỉnh lặng, rồi bắt đầu tư duy quán sát chân tướng của cuộc đời để t́m cầu giải thoát. Trong tinh thần nầy, pháp môn Tứ Đế và Mười Hai Nhân Duyên đều là những đề mục tu tập, đều là những công án để luyện trí quán. Trong số các đề mục đó, việc quán sát lư Tứ Đế là sự tu trí đặc biệt cần thiết nhất, rất được coi trọng. Bởi v́ tất cả chỉ là bất tịnh, không, vô thường, vô ngă. sự phán đoán giá trị của thế giới hiện thực nhờ đó mà được chính xác. Ngoài ra c̣n có mười niệm, mười tưởng cũng là những pháp tư duy được đặt ra cho mục đích tu trí:
a- Mười Niệm
01- Niệm Phật
02- Niệm Pháp
03- Niệm Tăng
04- Niệm Giới
05- Niệm Thí
06- Niệm Thiện
Nghĩa là tự ḿnh nghĩ cũng nên tu nghiệp lành trông được phước báo của cơi Trời mà tu.
07- Niệm Hưu Túc
Tức là niệm ngưng nghỉ, nghĩa là buộc ḷng phải tưởng rằng mỗi lúc chẳng quên chỗ tịch tịnh là nơi tu tập chánh đạo.
08- Niệm An Bát
Tức là niệm hơi thở, thở ra thở vào
09- Niệm Thân
Là nghỉ đến cái thân ḿnh do nhân duyên hoà hợp, rốt cuộc không thật có.
10- Niệm Tử
Nghĩa là nghĩ các căn không lâu, rốt cuộc rời cũng tan nát.
b- Mười Tưởng
01- Vô Thường Tưởng
Cái tư tưởng cho rằng chúng sanh và các pháp đều là Vô Thường, biến đổi không bền
02- Khổ Tưởng
Cái tư tưởng cho rằng các pháp hữu vi đều là khổ, hoặc chứa đựng sự khổ.
03- Vô Ngă Tưởng:
Cái tư tưởng cho rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô ngă, không có cái thật thể thật tánh.
04- Yếm Ly Thực Tưởng
Cái tư tưởng chán ĺa các thức ăn
05- Nhất Thiết Thế Gian Khả Lạc Tưởng
Cái tư tưởng không thích không vui thích mọi việc thế gian
06- Tử Tưởng
Cái tư tưởng xét đến chỗ chết, mạng người chỉ là một hơi thở thôi.
07- Đa Quá Tội Tưởng
Cái tư tưởng thấy nhiều tội lỗi trong tam giới.
08- Ly Tưởng:
Cái tư tưởng xa ĺa tam giới
09- Diệt Tưởng
Cái tư tưởng dứt trừ tam giới
10- Vô Ái Tưởng
Tức là cái tư tuởng không có ḷng tŕu mến.
Nói tóm lại, mặt quán cái chân tướng của cuộc đời là khổ đế cho trí thức thoát khỏi ṿng nô lệ của phiền năo, đồng thời mặt khác, xác nhận rơ cái cảnh giới lư tưởng thanh tịnh, vi diệu, đó là ư nghĩa căn bản của sự tu luyện trí tuệ. Nhưng sự chuẩn bị quan trọng nhất để đi đến đích th́ thường ở cái được gọi là: Dẫn dụ tâm. Tức là đừng để cho tâm phiền loạn v́ những ư niệm xôn xao, tư tưởng rối bời và cái biết hổn tạp, mà măi chuyên chú vào một sự kiện, cứ thế theo đà diễn tiến của tuệ quán mà những tác dụng của trí tạp nhạp bị tiêu diệt, tâm sẽ trở nên tĩnh lặng trong sáng, đó là Xả Niệm Thanh Tịnh. Đạt được đến đây gọi là Vô Lậu Tịnh Nghiệp.
2- Phương Diện Ư Chí
Thứ đến là phương diện tu luyện ư chí. Đứng trên lập trường tiêu cực mà nói, ư nghĩa quan trọng nhất trong việc tu đạo về phương diện nầy là sự ức chế ư dục của ngă chấp, không để cho nó phát động, nghĩa là phải điều phục ba nghiệp Thân, Miệng, Ư v́ nhờ thế mà nghiệp của thân, miệng, ư mới được kiểm soát không bị buông thả.
Kế đến Tự Ngă là ông chủ của chính ḿnh, tự ngă là nơi quy thú của chính ḿnh, bởi thế phải khéo léo điều phục tự ngă cũng như người dạy ngựa khéo điều phục con ngựa.
Giới luật và các đề mục tu tập được Đức Phật chế ra nhằm vào công việc chinh phục ư chí. Cho nên v́ mục đích tu trí, Phật đă đánh giá rất cao đời sống tự kềm chế bản thân, Đức Phật tuy bác bỏ khổ hạnh, nhưng để luyện ư chí, cuộc sống nghiêm túc đă được Phật đặt lên hàng đầu. Nếu ư chí của con người cho buông thả tự nhiên, th́ những hành động bạo ngược tương tự như những sinh vật khác sẽ rất có thể xảy ra, sẽ chỉ hành động theo bản năng, hoàn toàn bị dục nhiểm chi phối, ngược lại nếu nó được chế ngự bằng lối sống khắc kỷ th́ chính cái ư chí đó sẽ tự biến thành con đường giải thoát.
Tuy nhiên, khắc phục ư chí không phải chỉ có nghĩa là ước thúc những hoạt động của thân, tâm một cách tiêu cực mà trái lại có thể nói, chinh phục ư chí là một việc rất tích cực, nó là sự khẳng định ư dục c̣n mạnh hơn cả những ư dục thông thường Phật gọi là Pháp dục, tức là cứ lần lượt mong cầu tiến lên cảnh giới cao hơn, và như thế nó biến thành cái dục vĩnh viễn thường hằng.
Như thế th́ sự sinh hoạt hằng ngày ở thế gian dĩ nhiên có thể ứng dụng vào phương pháp tu tập có ư thức, nghĩa là cuộc sống không ham muốn của những người xuất gia, hoặc các phật tử tu tại gia giữ năm giới, mười giới thiện, và Bồ Tát Giới cũng hoàn toàn dựa theo ư nghĩa nầy mà tôi luyện ư chí.
Đức Phật bảo nguời phàm phu v́ sự ham muốn nhỏ mọn trước mắt trói buộc mà mất tự do, c̣n những người tu đạo th́ lấy đại dục tuyệt đối vô hạn làm mục tiêu hành tŕ, dẳm lên trên những ham muốn nhỏ mọn trước mắt, quyết tâm và nổ lực đi lên để tiến thẳng đến mục đích giải thoát an lạc. Đó là nghĩa căn bản của phương pháp tu dưỡng ư chí. Bởi thế trong khi tu tập, thực tế không phải chỉ nhắm vào phương diện ức chế, mà là theo ánh sáng của trí tuệ, và tích cực phát động ư chí, dĩ nhiên đây cũng là phương pháp tu dưỡng thiết yếu. Chẳng hạn ngoài việc lánh ác ra, c̣n phải tích cực làm thiện, tuy không nói những lời nói ác, nhưng phải hết sức bác bỏ những điều phi lư. Do đó nếu phê phán rằng chủ trương vô dục của Phật chỉ là phương pháp tu luyện ư chí hoàn toàn có tính cách tiêu cực là điều sai lầm lớn.
Tóm lại, theo Phật sự tu dưỡng ư chí phải được thực hiện về cả hai phương diện, tích cực và tiêu cực tức là trước hết dựa vào ánh sáng trí tuệ để xác lập lư tưởng vĩnh viển, tối cao, sau đó y theo ư chí, dục vọng hiện tiền mà dần dần thuần hoá nó để tiến lên phương hướng của ư chí tuyệt đối. Dùng ư chí một cách chuyên nhất, không gián đoạn, hăng hái và bền bỉ nhắm đi tới phương hướng lư tưởng. Đó là một trong những mục đích đă được Đức Phật hết sức đề cao. Nhưng cái phương cách tu tập ư chí quan trọng nhất là về bề ngoài, lư sự nghiêm tŕ giới luật, về bề trong là năng lực thiền định tam muội. Bởi vậy muốn hướng dẫn ư chí làm cho nó phát sinh hỷ lạc chân chính, người ta không thể không dựa vào sự tu luyện thiền và giới.
3- Phương Diện T́nh Cảm,
Sau hết là sự khảo sát về phương diện t́nh cảm. Đức Phật nói cảm t́nh là khổ, cho nên mới ngăn ngừa sự sinh hoạt phóng túng t́nh cảm. V́ t́nh cảm của con người thường liên quan chặt chẻ với ư dục, ư dục được thoả măn th́ vui, không thoả măn th́ khổ, thành thử ư dục càng bị những t́nh cảm vui khổ ràng buộc bao nhiêu th́ càng trở nên buồn khổ nhiều bấy nhiêu.
Ngay như trong những căn bản phiền năo là ba nọc độc: tham, sân, si. Ít ra, tham sân cũng thuộc phạm vi t́nh cảm. Rồi đến cái tôi, cái của tôi, nếu đứng trên b́nh diện lư trí mà quan sát th́ đó là một nhận thức sai lầm, nhưng chính nó cũng lại là một loại t́nh cảm. Cho nên người ta không c̣n lạ lùng khi thấy Đức Phật chủ trương chế ngự t́nh cảm.
Tuy nhiên thái độ của Phật đối với thái độ tu dưỡng t́nh cảm cũng giống như đối với sự tu dưỡng ư chí. Nghĩa là một mặc hết sức chế ngự t́nh cảm, đồng thời mặc khác lại cố gắng bồi đắp những t́nh cảm, v́ đó là sự cần thiết cho việc tu đạo chẳng hạn như việc bồi đắp những cảm t́nh tôn giáo, cảm t́nh đạo đức và cảm t́nh thẩm mỹ.. v...v.. v́ những cảm t́nh căn bản của nó là lấy khổ vui mà được thành lập, nhưng khi những t́nh cảm ấy được tịnh hoá th́ chúng siêu việt cả khổ vui. Và rồi có khả năng đi đến chỗ chuyển hoá cả ngă chấp, ngă dục, cứ nh́n vào khía cạnh nầy chúng ta cũng thấy được pháp tu dưỡng t́nh cảm trong đạo Phật.
a- T́nh Cảm Tôn Giáo
Trước hết là hăy xét về t́nh cảm tôn giáo. Dĩ nhiên Phật lấy sự hiểu biết chân chính thanh tịnh và sự thực hành làm điểm then chốt cho mục đích hành tŕ, tu đạo. Nhưng Phật cũng bảo cần phải xa rời lư trí và tinh thần tùy thuộc vào tín nguỡng. Cho nên Đức Phật xác định năm căn, năm tín là bước đầu của việc tu đạo. Tín ngưỡng ở đây là muốn nói đối với Tam Bảo, lấy Phật làm trung tâm, tức là trọn đời chí tâm quy y, tin tưởng một cách thuần khiết, không một mảy may hoài nghi. Khi có một niềm tin như thế th́ cái chấp ngă nhỏ nhen sẽ tự tiêu diệt, và tâm không c̣n sợ hăi, luôn luôn được b́nh thản và an ổn. Đức Phật thường bảo mọi người rằng:
- Nếu có điều ǵ sợ hăi các người cứ nghĩ đến Tam Bảo là sợ hăi tiêu diệt ngay.
Trong tín ngưỡng Tam Bảo, Phật Bảo là năng lực lớn nhất, v́ các đệ tử Phật và những tín đồ thuần thành đều cho Phật là sự tồn tại siêu tự nhiên. Vậy đối với Phật phát khởi ḷng tin và tuyệt đối quy y Tam bảo th́ có thể ḥa đồng cái ta nhỏ bé của ḿnh với cái nhân cách vĩ đại của Đức Phật. Trong kinh Phật có dạy:
- Này các Tỳ Kheo, nếu các hữu t́nh trọn đời chỉ nghĩ nhớ một Pháp thôi th́ ta biết chúng nhất định sẽ được quả Bất Hoàn. Một Pháp đó là niệm Phật. Hết thảy các loài hữu t́nh chỉ v́ không niệm Phật nên cứ phải đi lại măi trong các ngă ác mà chịu khổ sống chết vậy.
Chỉ hành tŕ một Pháp niệm Phật, với tâm chí thành thôi mà cũng chứng được quả Tư Đà Hoàn, không c̣n lăn lộn trong ṿng sanh tử nữa. Đó là ư của đoạn văn trích dẫn trên đây. Về sau Đại Thừa lấy Phật A Di Đà làm trung tâm để phát động phong trào tín ngưỡng tha lực nếu nhận xét về phương diện tư tưởng bao hàm trong phật Giáo Nguyên Thủy, th́ tín ngưỡng tha lực của Đại Thừa cũng chỉ là sự tiếp nối tư tưởng trên đây mà thôi. Tức là kết quả sẽ là lấy việc nhớ nghĩ đến nhân cách của Phật; làm nội dung của Thiền để mà tư duy rồi về phương diện khách quan th́ lại lập đi nhân cách ấy là chủ thể tiếp độ chúng sanh.
b- T́nh Cảm Đạo Đức:
T́nh cảm đạo đức cũng được Đức Phật hết sức đề cao. Sự thành lập đạo đức có hai phương diện:
- Nói một cách tiêu cực là ở chỗ tiêu diệt ngă chấp, ngă dục, hy sinh tự kỷ.
- Nhưng nói một cách tích cực th́ lại ở chỗ mở rộng ḷng vô ngă coi ḿnh và người là một thể, bất cứ nhận xét về khía cạnh nào đạo đức cũng đều là con đường giải thoát cái ta hẹp ḥi.
Đến cái phương pháp diệt trừ phiền năo sân hận th́ sự bồi đắp t́nh cảm đạo đức lại càng trở nên trọng yếu hơn nữa. Nhờ vào từ niệm nguyện cho hết thảy chúng sanh đều được tốt lành mà cái tâm bị sân hận làm nhơ bẩn sẽ được trong sạch. Đây là lời Phật thường nói.
Hai chữ Từ Niệm mang trọn đủ ư nghĩa thương yêu. T́nh thương ở đây cũng như t́nh thương của người mẹ hiền thương con, cảm t́nh của người yêu đối với t́nh nhân, tức là cảm t́nh thương yêu kẻ khác mà tuyệt đối không màng đến lợi hại. Nếu di chuyển cái t́nh cảm nầy sang lănh vực Thiền Định để tư duy, th́ đó là niềm ước mơ đem ḷng thương yêu vô hạn rải khắp cho mọi người để hoàn thành pháp tu Tứ Vô Lượng Tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả:
Từ có nghĩa là vui với cái vui của người, bi là buồn của cái buồn của người, cả hai đều là sự tu dưỡng từ bi vô lượng, đối với hết thảy chúng sinh trong khắp mọi chân trời đều để tâm đồng t́nh tuyệt đối, và tâm thương người tuyệt đối, nhờ thế mà gột rửa được thành kiến phân biệt ḿnh, người một cách nhỏ nhen để đạt đến lănh vực giải thoát. Đối với pháp tu nầy, Phật rất quư trọng và nhiệt liệt tán dương.
Tất cả các phúc nghiệp, nếu so với sự giải thoát do tu Tâm Từ mà đạt được, th́ trong một nơi hữu t́nh nào đó, nếu cũng tu Tâm Từ th́ phước đức đó vô biên, huống chi trong tất cả các nơi đều tu như vậy th́ thế giới nầy sẽ hoà b́nh. Như vậy đủ thấy cái giá trị của sự giải thoát do tu tâm từ bi mà có được lớn lao vô cùng. Không những chỉ trong thời gian tu dưỡng, mà ngay cả sau khi giác ngộ rồi cái tác dụng từ tâm c̣n trực tiếp biểu hiện bằng hành động để cứu độ chúng sanh:
- T́nh thương bao la của Phật chính là do sự tu dưỡng ấy mà có.
Cho nên nếu đổi thành tu dưỡng trong thời kỳ tu hành th́ đó chính là đại thệ nguyện cứu độ vô biên chúng sinh của Bồ Tát.
c- Phương Diện Mỹ Cảm
Sau hết nói về phương diện mỹ cảm. Nhờ cảnh đẹp thiên nhiên mà xu hướng tới đạo giải thoát cũng là một phương pháp tu dưỡng t́nh cảm rất rơ rệt.
Tất cả những câu trên đây đều diễn tả sự lắng tâm thanh tịnh trước vẻ đẹp thiên nhiên mà ca tụng niềm vui tu đạo. Điều nầy cũng cho chúng ta thấy cái lư do cắt nghĩa tại sao Phật và đệ tử của Ngài đều lấy A Lan Nhă làm nơi tu đạo, v́ chỉ có những nơi vắng vẻ và gần với thiên nhiên như thế mới giúp chúng ta lắng đọng tâm tư một cách hiện hữu nhất. Cái mỹ cảm thuần chân là con đường siêu thoát hiện tại, v́ một khi đứng trước cảnh đẹp thiên nhiên, th́ người ta thấy ḿnh là một cá thể riêng biệt có thể hoà đồng với thiên nhiên, và đó là một hoàn cảnh thích hợp nhất để khám phá cái ta nhỏ bé của ḿnh. Về sau ngành mỹ thuật Phật Giáo rất phát đạt, thật ra cũng không ngoài việc kết hợp với tôn giáo để ứng dụng mỹ cảm vào việc tu đạo, nhất là tại Trung Quốc và Nhật Bản các nhà Thiền Học phần nhiều đều đắm ḿnh vào cảnh trời mây non nước mà tu luyện thiền quán.
Như vậy chúng ta thấy những phương diện của tâm ứng dụng vào mục đích hành tŕ là để đạt đến quả vị giải thoát đều mang một mầu sắc và đặc thù của riêng nó. Tuy nhiên, đây không phải là cách phân loại toàn diện của mục đích hành tŕ, mà ngoài ra c̣n có nhiều phương thức hành tŕ khác để đạt tới kết quả là tự thân chứng nghiệm vào trạng thái Niết Bàn an lạc. Trong phạm vi nhỏ của bài pháp hôm nay chúng tôi, thử gợi ư những phương pháp mới để gọi là một chút đóng góp trong việc hành tŕ
Nhận xét chung theo các phương diện vừa tŕnh bày, chúng ta thấy khi tu đạo thực tế, đạo phẩm nào cũng là phương pháp tu luyện toàn thể tâm. Nếu nhận xét ở một phương diện khác th́ tùy theo căn cơ bất đồng của những người tu đạo mà cái phương pháp tu đạo cũng lại khác nhau, tức là có phương pháp chuyên đặc nặng ở lư trí, có những cách chuyên đặc nặng về t́nh cảm.. v.. v... Do đó khi đạt tới quả vị giải thoát th́ đại khái tuy là một, nhưng cái phương cách th́ không giống nhau, cho nên cũng là danh từ biểu thị giải thoát mà có tâm giải thoát, tuệ giải thoát, từ tâm giải thoát và tín giải thoát ..v ..v...
Về sau đến đại thừa Phật Giáo có người chuyên chú trọng vào việc tu luyện ư chí, như phương pháp tu đạo Thiền Tôn, có người chú trọng về Mật Tôn, có người chuyên tu về Tịnh Độ Tôn, nhưng mục đích của sự hành tŕ, tu tập theo tinh thần Phật Giáo cuối cùng cũng hướng tới kết quả là giác ngộ và giải thoát.
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên
Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 05 May 2006 lúc 4:40am | Đă lưu IP
|
|
|
Khổ Nhưng Mà Vui.
Quan niệm về Khổ, Đức Phật thường dạy:
- Đời là biển khổ.
Và Đức Phật đă khẳng định rằng đời người có những cái khổ:
01- Khổ của việc sanh ra(sanh khổ),
02- khổ của già suy(lăo khổ),
03- Khổ lúc gặp bịnh
04- Khổ của lúc chết mất(tử khổ),
05- Khổ lúc gặp người ḿnh oán hờn(oán tắng hội khổ),
06- Khổ lúc cùng người yêu thương chia rời (ái biệt ly khổ)
07- Khổ v́ sự vật muốn được ngược lại không thể đến tay (cầu bất đắc khổ)...
Quả thật, đời là biển khổ, khổ nhiều vui ít, người nghèo th́ chắc chắn khổ rồi, nhưng người giàu cũng khổ. Lúc bận rộn khổ, và ngay cả lúc nhàn rỗi cũng khổ. Khổ mỗi h́nh thái, mỗi việc, mổi loại khác nhau và rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày trong xă hội loài người. Khổ của sinh, lăo, bệnh, tử trên nhục thể. Khổ trên tinh thần từng loại từng món. Tuy nhiên v́ không biết nên con người lấy khổ làm vui và đă trở thành thói quen, cho nên cho đó là việc b́nh thường. Khổ vui do nơi quan niệm sống của mỗi người không đồng, do đó đối với sự nhận biết và các thứ lớp của bản chất khổ vui, mỗi việc cũng khác nhau. Theo thông thường người đời phần nhiều lấy dục lạc của năm căn làm vui, rồi nhân đó mà truy cầu t́m kiếm những cảm giác khoái lạc, vui vẻ, rồi cũng từ nơi cái gọi là khoái lạc, vui vẻ đó mà dẫn đến khổ đau tuyệt vọng.
Tóm lại trong kiếp sống con người, khổ đau và vui vẻ nương nhau mà thành. Khổ là trạng thái mà người đời ai cũng sợ, cũng nhàm chán, nhưng người đời rốt cuộc không tránh khỏi khổ đau. Vui, là chỗ t́m cầu của người đời, nhưng cái vui mà mọi người t́m cầu lại không tồn tại lâu dài, ngược lại nó lại quá ít ỏi và ngắn ngủi, tạm bợ nhưng chúng ta cứ măi muốn, t́m cầu bỏ khổ t́m vui. Đây là nguyên nhân do cái nh́n của mỗi người có chỗ không đồng. Người đời cảm thọ khổ và vui chẳng qua là căn cứ trên sự thuận và nghịch của thân tâm, tổn hại hay ích lợi mà nói, tuy nhiên y cứ theo cái nh́n của người học Phật. Khổ mà người đời nói, là cái khổ thật sự. Nhưng nói là vui, ngược lại chưa chắc là thật vui. Thế nhưng có người thường nói:
- Tôi muốn t́m vui.
Rồi t́m cầu cả một đời, lao ḿnh vào cờ bạc rượu chè, ăn chơi trác táng để thú vui đó là cái vui của dục lạc, của năm căn. Chúng ta là người học Phật phải thực tập ghi nhận:
- Khổ chơn thật là khổ, vui chơn thật là vui,
Có ghi nhận chính xác như vậy, để rồi chúng ta mới có thể sanh khởi niệm yêu thích, và qui hướng về với chánh pháp để t́m nguồn vui vĩnh cửu. Khi ghi nhận cái khổ một cách vững chải th́ chúng ta cần phải thoát ly, từ bỏ cái khổ thế gian, xa ĺa luân hồi ở ba cơi sáu đường, để cầu vui giải thoát. Đây là sự nổ lực và nhận thức chân chính nên có của người học Phật. Đây cũng chính là mục đích chính của Đức Phật xuất hiện ở thế gian, để đẫn chúng ta lấy việc ĺa khổ đau của cuộc đời, để t́m niềm vui chân chánh giải thoát làm tiền đề của Phật pháp. Phật pháp là phương pháp đứng trên căn bản hướng dẫn chúng ta, và có thể dẹp trừ khổ đau, để thành tựu được an lạc chân thật. Chỉ có tu tŕ Phật Pháp, tín thọ phụng hành, hành tŕ không gián đoạn, tự nhiên sẽ đạt được sự đầy đủ và vui vẻ sống một cuộc sống thảnh thơi.
Tóm lại, khổ về các loại, các dạng rất nhiều, như không an, không vui vẻ cũng là khổ! Như có lần chúng tôi đă nói, con người ở trên đường đời, cứ mài miệt t́m niềm vui trong tham dục, cho nên không thể nào thỏa măn được, điều này giống như người ăn một viên thuốc hoàn liên, lăn áo đường ở bên ngoài. V́ bên ngoài bọc đường nên bên ngoài th́ ngọt, nhưng bên trong th́ đắng. Phật pháp chỉ ra mấy cái khổ này, để giúp chúng ta nhận thức được rằng cái khổ đó không phải người khác đem đến cho chúng ta, mà là tự chúng ta không rơ thị phi, rồi mờ mắt t́m cầu, gom góp những tham ái, vướng mắc vỡ vụn trong cuộc đời để làm gia tài cho ḿnh, th́ tất nhiên quả khổ do tự chúng ta tạo ra chớ không ai có thể cho chúng ta cả.
Phải ư thức rằng, đời người không có sự nhẹ nhàng và thoải mái tuyệt đối, cũng không có sự thống khổ và phiền năo vĩnh hằng, người đời nhân nơi khổ mà t́m cầu vui, ngược lại nhân nơi vui mà dẫn đến khổ đau. Đời người gặp gỡ thường xuyên là vui vẻ ít mà buồn đau th́ nhiều, lư do khổ năo của đời người vô cùng, vô tận. Người có trí tuệ, trước khi làm một việc, phải hiểu rơ trước, sau khi hiểu rơ, mới khẳng định sự việc nào nên làm và sự việc nào không nên làm. Có như vậy khi bắt tay vào việc th́ chúng sẽ không có một chút e dè lo sợ. Nhất là người học Phật đối với mọi người, công việc cứ y trên đạo đức mà làm, y cứ trên trí tuệ mà xử lư tất cả công việc. Thái độ này cũng là chỗ chú trọng của Phật Giáo, cho nên Phật Giáo luôn luôn khuyến khích tín đồ làm bất cứ một việc làm ǵ cũng đều dựa trên:
- Trí Tín
Trí tín tức là niềm tin dựa trên lư trí, không phải là mờ mắt dùng cảm t́nh mà tin. Lư do, trước khi chúng ta làm việc ǵ, th́ chúng ta, cần phải hiểu rơ. Sự tu học cũng vậy, khi chúng ta bắt tay vào việc thực hành th́ chúng ta phải hiểu v́ sao chúng ta cần phải tu hành. Phật giáo lấy đời sống thực tế của con người làm tiêu chuẩn, để ư thức được khổ như: Sanh Khổ, Bệnh Khổ, Lăo Khổ, Tử Khổ, Cầu Bất Đắc Khổ... Tóm lại, trong một đời người đầy đủ các loại dạng khổ! Nói như thế sẽ có người sẽ phản đối, hiện tại ta đang cảm thọ được rất vui vẻ, sự vui vẻ như thế này th́ làm sao gọi là khổ. Kỳ thật kiến giải của người đời phần nhiều có sai lệch. Bởi v́ đối với chúng ta cho là vui, nhưng trong con mắt người có trí tuệ nh́n, tức chính là khổ! Sau khi vui vẻ qua đi, khổ sẽ đến. V́ vui và khổ nối nhau mà đến, cũng như ban ngày và ban đêm, sau khi ngày qua đi đêm tối sẽ đến. Do đó, đời người là khổ, xác thật và không thể phủ nhận. Vậy th́ chúng ta phải làm như thế nào để thoát ly được khổ, đó chính là việc gấp rút trước tiên con người chúng ta phải làm.
Cần phải làm thế nào để thoát ly đau khổ, đây là điều mà mọi người đang suy tư. Thật sự điều này không có lạ khi chúng ta giữ tâm yên tịnh, chúng ta sẽ thấy lời Đức Phật ở trong bốn Thánh Đế đă dạy rằng:
- Khổ do Tập mà có.
Tập chính là ư tứ các món phiền năo, hoặc và nghiệp; do nơi nghiệp con người mới có khổ. Nghiệp tuy là vô h́nh, nh́n không thấy, rờ không được, ngược lại là chủ tể của con người. Muốn tiêu diệt khổ th́ phải đoạn trừ nguyên nhân của nó. Muốn đoạn trừ nguyên nhân th́ không nên tạo nghiệp, không có nghiệp th́ không có nguyên nhân sanh ra khổ. Nghiệp là hành vi của chúng ta làm nên một cá nhân. Thân tâm không thể không có hoạt động, có hoạt động rồi th́ có hành vi, có hành vi rồi th́ có nghiệp. Sở dĩ nói không tạo nghiệp ở đây là muốn nói đến việc không làm ác nghiệp, nghĩa là những ǵ không liên quan đến thiện nghiệp th́ không làm. V́ không tạo ác nghiệp, hành thiện là điều tất yếu. Chúng ta hy vọng hành vi chính ḿnh là hành vi thiện. Tiến đến có thể làm được điều không tạo ác nghiệp, đối với thiện nghiệp cũng không chấp trước. Như vậy th́ có thể lần lượt thoát ly khổ. Căn cứ Phật pháp mà nói:
- Giải thoát phiền năo, trong tâm thanh tịnh, an tường, tự tại, tinh thần thoải mái, tương lai có khả năng thoát khỏi sinh tử.
Phật pháp dạy con người cần phải dùng nhăn quan trí tuệ mà xem t́nh đời. Với con mắt của người trí tuệ th́ phú quư như khói mây qua nơi mắt, dùng tâm tri túc để lấy và bỏ muôn vật, tâm thanh tịnh này không bị sự trói buộc của vật bên ngoài. Đây là dùng tâm tùy duyên hành xử với thuận và nghịch cảnh. Tâm địa tự b́nh ổn th́ không bi lụy đối với vật bên ngoài. Nếu chúng ta y cứ theo đây mà chí thành tu hành, th́ có thể đạt được niềm vui lớn Niết bàn. Có thể nói chỉ cần nương nơi Phật Pháp tu hành, sửa đổi hành vi không tốt đẹp của chúng ta. Trong hành vi của chúng ta không tạo nhân khổ, mà đối với việc thiện lại không chấp trước, hơn nữa thiện ác không lập, trong tâm không có nghiệp, tự tánh thanh tịnh hiện tiền, th́ khổ lập tức tiêu mất. Thực hành được như vậy mới gọi là cứu cánh. Như vậy trong công cuộc sửa đổi hành vi, th́ từ ngữ tu hành là mỗi một người quyết định dứt khoát chuyên cần theo đường hướng thiện do chính ḿnh vạch ra, rồi tự ḿnh khởi tâm tưởng xa ĺa đau khổ để được an vui , cái niềm vui chân thật chứ không phải niềm vui giả tạm.
Có xác định tính trọng yếu của vấn đề tu hành, th́ sự tu học của chúng ta mới tiến bộ. Có xác định tính trọng yếu của vấn đề tu hành th́ chúng ta mới có can đảm chấp nhận:
- Đời người là khổ.
Khổ không phải do tạo hóa, người đời đem đến cho chúng ta mà do nơi chính chúng ta, nghĩa là sau khi tạo nghiệp thành th́ chúng ta do nghiệp cảm báo mà có. V́ con người không nhận chân được sự khổ đau nên cứ măi tạo các nhân ác, nhóm các nghiệp ác cho nên mới cảm thọ quả khổ. Mỗi cá nhân đều không thích khổ, nhưng lại cứ đi t́m khổ đó là cái bệnh của chúng sanh, để rồi theo nghiệp trôi chảy mà chịu quả báo, do đó mới có sáu nẻo luân hồi sanh tử tử sanh, trôi nổi nơi ba cơi, vĩnh viễn không có kỳ hạn.
Truy cứu nguồn cội của khổ là do niệm không giác ngộ là đầu của tai họa, cho nên cần phải dứt khổ, thoát khổ, cần phải đem niệm không giác ngộ mà chặt đứt hoàn toàn, chuyển niệm không giác ngộ này thành tỉnh thức mới được. Như vậy th́ làm thế nào để chúng ta chuyển niệm không giác ngộ thành niệm tỉnh thức, đây là điểm then chốt để chúng ta giải quyết. Kỳ thật, niệm không giác ngộ là niệm tưởng hư vọng. Đứng trên bản thể mà nh́n, cội gốc của thất niệm không tồn tại, nhưng đối với chúng sinh mới hiểu và chưa hiểu mà nói, do ở chổ không xa ĺa khỏi hư vọng, th́ sẽ dẫn đến thất niệm. Cũng như trong hư không vốn không có bông hoa, mà cái tai hại là do có người bệnh loạn thị, nên thấy trong hư không đầy tràn bông hoa. Khi mà bệnh hoạn chưa tiêu trừ, chúng ta có nói với người loạn thị trong hư không không có bông hoa trăm ngàn lần, th́ cũng không thể khiến người ấy tin được. Muốn cho người ấy tin, trước tiên chúng ta cần phải trị bệnh cho con mắt của người ấy, sau đó bệnh tiêu th́ tướng huyễn mới được trừ. Cũng vậy, muốn hướng dẫn những con người lầm đường lạc lối, chúng ta cần phải có phương pháp, có khả năng khiến giúp cho chúng sinh thoát ly hư vọng, khi trong tâm không có vọng niệm làm chướng ngại, th́ tâm tu sẽ sáng suốt Chánh niệm là Chơn Tâm, từ trước về sau, mới có thể thấy được gốc của thất niệm không tồn tại. Điểm này tương tự như bầu trời mây tiêu, sương tan, ánh sáng mặt trời sẽ hiện ra. Làm được như thế chính là chúng ta đă chuyển vô minh thành chánh niệm, chánh niệm có mặt th́ chúng ta hoàn toàn thoát ly khổ. V́ vậy chúng ta cần phải thoát ly hư vọng trước.
Phải biết rằng, hư vọng từ tâm mà sinh ra, do ở nơi tâm vô chủ, mất đi sự khống chế, cho nên vọng tưởng lăng xăng. Từ xưa đến nay sản sinh ra vọng tưởng là tác dụng của tâm thể, đây là lẽ thường không phải là việc xấu, vấn đề đáng ghi nhận là v́ trong tâm không chủ, không có khả năng tác dụng khống chế, việc đáng nên làm th́ làm, đáng nên dừng th́ dừng lại. Ở nơi vọng tưởng hỗn loạn không thể đ́nh chỉ được, không những chướng ngại đối với chính ḿnh, mà c̣n khiến cho tâm mất đi công năng hành xử tốt đẹp đối với những người chung quanh chúng ta.
Đức Phật thường dạy:
- Tâm là chủ của con người cho đến tất cả,
Do đó khi chúng ta nhận thức rơ tâm của chúng ta, là đời của chúng ta đă có người hướng dẫn, có một vị Thầy khả kính. Từ sự nhận thức về tâm, chúng ta cũng sẽ biết được nguyên nhân tâm mất đi sự mẫu mực ở chỗ nào, th́ chúng ta sẽ đem chỗ mất mẫu mực đó ra điều chỉnh sửa đổi, th́ tâm sẽ trở nên b́nh thường, nghĩa là hồi phục hoạt động và những ǵ mà chúng ta có từ trước. Lúc dó chúng ta sẽ ghi nhận: Tâm của chúng ta lúc này và cái tâm của ngày trước tuy là một cái tâm, nhưng không đồng; do đó theo quan điểm Thiền tông mà nói th́:
- Người khai ngộ không khác với con người cũ, nhưng khác hành vi của con người cũ.
Quả thật như vậy, tâm lúc này là tâm chân chánh thường hằng, tâm lúc nầy là tâm biết được việc đáng nên làm th́ làm, đáng nên dừng th́ dừng, hoàn toàn có thể làm chủ. Đối ở việc tiếp xúc được tất cả, nó đều rơ ràng trong sáng, tuyệt không thể bị dối lừa; nó biết thế nào nên làm, làm việc đáng làm, không thể làm sai lầm, cho nên sẽ không đau khổ, khi biết sâu xa qua các hoạt động, trong khi chúng ta có thể làm chủ cho chính ḿnh. Do đó tiêu trừ tưởng niệm hư vọng trong tâm, vọng tưởng tiêu trừ th́ chuyển niệm bất giác thành giác ngộ.
02- Khổ Để Tu Hành, Khổ Hóa Vui
Muốn được như vậy th́ chỉ có con đường duy nhất phải dùng phương pháp tu tập, tức là tŕ tụng một pháp ở trong tâm không gián đoạn. Một trong các pháp đó là:
- Kinh giáo,
- Tham thiền, chỉ quán, quán tưởng,
- Tŕ chú,
- Niệm Phật,...
Nghĩa là lấy nhất niệm thống suất vạn niệm, làm cho niệm này cũng xả đi, như vậy, trong tâm lại hoàn toàn thoát ly hư vọng. Vọng niệm không c̣n th́ lúc bây giờ trong tâm chỉ là ư nghĩ và việc làm thuần lương, thiện căn sâu dày, ư chí kiên cường sẽ không khó; nhưng đối với con người đại đa số nói th́ dễ, nhưng làm th́ không phải là dễ. Nói dễ mà làm th́ khó là v́ người đời cho rằng tu hành là khổ, nên không có được bao nhiêu người chịu dấn thân thực hành, nhưng chúng ta đâu biết rằng có chịu khổ rèn luyện thân tâm, th́ chúng ta mới có khả năng vuợt qua mọi phong ba bảo tố thử thách trên đường đời, cho nên nói:
- Khổ để tu hành, khổ hóa vui
Xin xác nhận rằng là khổ vui, cũng không thật có, mà là do v́ tập khí, nhiều năm cho đến nhiều đời trở lại, đều là tập quán đối với tâm mà sinh ra niệm tưởng hư vọng mà có. Tương tự như một con ngựa hoang lưu lạc, một lúc nào đó bắt về nuôi dưỡng ở trong nhà, th́ làm sao có thể dứt được thói quen, trừ khi chủ nhân là người có năng lực thuần phục cực lớn, có thể chế phục tánh hoang của nó. Tu hành cũng như vậy, những thành tựu chắc chắn phải do chính chúng ta mới có thể khắc phục được tập khí và có thể thành tựu tuy rằng có vất vả, do đó mà niệm tu là cần thiết. Lẽ tất nhiên cần phải biết phối hợp giữa sinh hoạt thường ngày và công tác tu hành, và phải theo suốt thời gian dài, từng bước từng bước bỏ đi tập khí, sửa đổi lỗi lầm, th́ những hành vi của chúng ta trở nên thuần nhất, tu tŕ mới dễ thành tựu. Tuy nhiên trong lúc chúng ta chưa thành tựu đạo nghiệp, để có được những niềm vui khích lệ, th́ việc không tạo nghiệp, không cảm thọ quả khổ th́ đời người của chúng ta cũng sẽ an lạc rất nhiều rồi.
Như thế vấn đề chính là phải biết tu chính hành vi hư xấu của chúng ta. Hành vi của chúng ta bao quát cả hai phương diện: Hữu h́nh và vô h́nh; cũng tức là ba nghiệp: Thân, Miệng, Ư. Thực tập chánh niệm chính là tu chính lại hành vi hư hoại từ nơi Thân, Miệng, Ư của chúng ta. Bởi v́ hành vi của con người, có những lúc hoặc cố ư, hoặc vô t́nh làm tổn thương và hại người khác hoặc sinh linh khác, trong vô h́nh cũng tổn hại chính ḿnh, khiến tự ḿnh và người khác đều cảm thọ thống khổ. Những hành vi này tức là ác nghiệp. Cho dù là những hành vi đó c̣n tiềm ẩn trong Thân, Miệng, Ư của chúng ta nhưng vẫn coi như là nghiệp ác. Tóm lại, phàm là những hành vi làm tổn thương đến chúng sinh th́ là ác, quyết cần phải hơn thế nữa để tu chánh. Có thể tu được Thân, Miệng, Ư nghiệp đều không ác, th́ thân tâm của chúng ta sẽ thanh tịnh an lạc, khi mà t́nh huống ở thân tâm yên ổn rồi, th́ vọng niệm lại ít hơn. Nếu như có thể tiến đến trạng thái niệm niệm đều là thiện, và thân hành cũng ở nơi thiện, miệng nói cũng nói điều thiện, ư tưởng ở nơi thiện, th́ việc mà chúng ta gọi là tu hành, đă tiến đến tu tŕ rồi. Đạt đến mức tu tŕ, có nghĩa là chúng ta đă đem các món tập khí bất lương cải chánh lỗi lầm, tâm của chúng ta sẽ thuần nhất, chướng ngại cũng sẽ giảm thiểu hoặc tiêu trừ. Nếu trong lúc nầy mỗi niệm, mỗi niệm của chúng ta không gián đoạn niệm danh hiệu: Nam mô A Di Đà Phật, vọng tưởng tạp niệm giảm thiểu hoặc tiêu trừ, muôn duyên thế tục buông đi, th́ việc văng sanh về thế giới Cực Lạc Tây Phương chắc chắn không có ǵ trở ngại.
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuyetson Hội viên
Đă tham gia: 08 January 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 45
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 05 May 2006 lúc 4:43am | Đă lưu IP
|
|
|
Tăng Phước Thêm Thọ
Chúng ta đang sống trong cơi Dục Giới, nên ḷng tham muốn của chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ, cho đến trong giấc ngủ cũng c̣n chiêm bao đánh lộn chưởi lộn, cười khóc vui buồn như lúc thức. Trong cảnh mê mờ đầy dục vọng, chúng ta c̣n có duyên may mắn gặp được giáo lư của Đức Phật, là nguồn giáo lư của đạo Từ Bi, có khả năng giúp chúng ta thoát khổ. Ai là những người thường siêng năng thực hành th́ có thể phá tan màn mây vô minh, u ám của tham vọng, tội lỗi. Nhưng những lời lẽ cao siêu ấy chúng ta nghe qua một lần, hai lần, ba lần không làm sao nhớ nổi, và hiểu thấu. Cho nên chúng ta phải đọc đi đọc lại và thực hành măi măi để cho lư mầu nhiệm được thâm nhập trong tâm thức của chúng ta. Đó là lư do khiến cho chúng ta phải tụng kinh tŕ chú hành thiền...
A- Quan Niệm Của Các Phật Tử
1- TỤNG KINH:
Tụng Kinh có những điểm lợi:
a- Trước hết là lợi cho bản thân v́ hành giả đem tâm trí vào văn kinh để khỏi sơ suất, nên 6 căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ư đều thâu nhiếp lại một chỗ. Chăm lo tụng kinh nên ba nghiệp của thân, khẩu, ư không c̣n mống khởi lên điều ác nữa, mà chỉ ghi lại những lời hay, lẽ phải.
b- Kế tiếp là lợi cho gia đ́nh. Một gia đ́nh, có nhiều th́ giờ tụng kinh th́ sẽ có ít th́ giờ để nói chuyện ngoài đời, nói chuyện thị phi của kẻ khác; v́ vậy mà khẩu nghiệp bớt đi; nên có thể làm lợi ích cho người xung quanh, đó là chứng tích của một gia đ́nh có hạnh phúc, có xum họp.
c- Ngoài ra thần lực của lời kinh, tiếng kệ có thể đánh thức người đời ra khỏi cơn mê, đưa lọt vào tai kẻ lạc lối những ư nghĩa vi diệu, những lời khuyên dạy bổ ích thiết thực trong cuộc sống, được chứa đựng trong kinh điển mà chúng ta đang tụng đọc.
Những điều lợi ích, linh nghiệm lạ thường không thể giải thích được, ai tụng sẽ tự chứng nghiệm.
2- TR̀ CHÚ:
Tŕ chú hay c̣n gọi tŕ Thần Chú. Theo định nghĩa của chữ Thần Chú là:
- Uy linh bất trắc danh vi thần
Tùy tâm ở nguyện danh vi chú
Nghĩa là:
- Những bài chú đều có những công năng phi thường, oai lực không thể nghĩ bàn; v́ vậy gọi là thần chú.
Xin được tiêu biểu các chú trong trong thời Kinh Ban Sáng, đó là Đại Bi và mười chú:
01- Chú Đại Bi
- Nếu người nào tụng được năm biến chú Đại Bi th́ có thể dứt được trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử trọng tội, đến lúc mạng chung được thập phương chư Phật nắm tay dẫn dắt cho được văng sanh Tịnh Độ.
Nếu người nào tụng chú nầy, mà c̣n đọa vào tam đồ ác đạo không sanh về nước của chư Phật, không được vô lượng pháp tam muội biện tài, cầu điều chi chẳng được như ư, như có các điều ấy, th́ chẳng xưng là đại bi tâm Đà La Ni,
Chỉ trừ mấy kẻ tâm bất thiện, chí không thành, c̣n chút ḷng nghi, th́ không được ứng nghiệm.
Nếu có người cầu các điều thập ác, ngũ nghịch, hủy báng chánh pháp, pháp giới, làm ô nhục nết na người ta .... mặc dầu ngàn Đức Phật của kiếp nầy ra đời hết, rồi cũng chẳng cho người ấy sám hối các tội lỗi trên, nhưng một lần tụng chú Đại bi nầy, th́ bao nhiêu tội kia cũng đều tiêu trừ.
Hoặc người gặp những tai nạn ác nghiệt, thành tâm tụng chú Đại Bi nầy, liền đặng giải thoát những nạn ấy, hoặc có cầu điều ǵ cũng đều được kết quả toại ḷng
02- Như Ư Bảo Luân Vương Đà La Ni
Những ai gặp phải những tinh tai ác ương, cầu phước báo hiện tiền, hoặc cầu khẩn sám hối ngũ nghịch trọng tội, hoăc cầu đảo các bệnh, nước lửa, gió mưa, nạn vua, trộm cướp, oan hồn, ác mộng, giặc giả thú dữ, và các tai nạn, chỉ chuyên nhất thụ tŕ thần chú trên đây, th́ bao tai ương kia đều tiêu diệt hết, đến lúc mạng chung, người tŕ chú đây liền được thấy Phật A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.
03- Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú
Kinh Tiêu Tai Cát Tường nói rằng:
Thọ tŕ thần chú nầy th́ tiêu trừ những tai nạn nghiệp chướng.
Khi tâm mê, th́ Cát tức là tai. Khi tâm Ngộ, th́ tai tức là Cát. Nghĩa là khi tâm c̣n hôn mê th́ dầu là điều Cát Tường cũng thành ra tai hại, Tâm đă ngộ rồi, ví dầu tai hại cũng hóa thành Cát Tường.
04- Công Đức Bảo Sơn Thần Chú
Nếu người tụng một biến thần chú nầy, công đức cũng bằng lạy bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến Đại Phật Danh Kinh, lại cũng bằng tụng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến Đại Tạng Kinh.
Nếu thành tâm tụng chú nầy, th́ dầu cho một người có tạo tội chứa đầy hơn mười cơi nước, phải đọa vào địa ngục lớn vô gián đi nữa đến khi lâm chung cũng được quyết định văng sanh về cực lạc thế giới thấy đặng Đức Phật A Di Đà, rồi sanh lên bực thượng của Thượng Phẩm,
05- Phật Mẫu Chuẩn Đề
Kinh Chuẩn Đề chép rằng:
Những người hoặc cầu trí huệ, hoặc cầu tiêu chướng nạn, hoặc cầu cho đưọc phép thần thông, hoặc cầu quả vô thượng Bồ Đề, chỉ y theo pháp thiết đàn tràng, tụng đủ một trăm muôn biến, th́ những người ấy liền đặng ở nơi tịnh độ của chư Phật, khắp hầu hoặc chư Phật, nghe pháp mầu, và chứng quả Bồ Đề.
06- Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni.
Nếu người có phước duyên là gặp được thần chú nầy đem ḷng thành kính hoặc biên chép, hoặc cúng dường, hoặc đọc tụng thụ tŕ th́ được thọ mạng tăng lên, sống ngoài trăm tuổi, và qua đời sau mau chứng quả.
07- Dược Sư quán Đảnh Chân Ngôn
Kinh Dược sư chép rằng :
Nếu ai có bệnh chi, chỉ chuyên nhất tâm đọc thần chú nầy 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống, th́ các bệnh đều dứt liền. Có người nào chuyện tŕ chú nầy trọn đời th́ không đau ốm, sống lâu, đến lúc mạng chung, được văng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương.
08- Quan Âm Linh Cảm
Đức Quán Thế Âm có ḷng đại bi thật tha thiết, đức độ sanh lan khắp. Nếu người có ḷng thành tụng chú nầy liền được ḷng đại bi của Bồ Tát hộ trợ cho đươc thành tựu như ư nguyện.
09- Thất Phật Diệt Tội
Bài chú nầy là chân ngôn của bảy Đức Phật đă nói từ những đời quá khứ, thần chú nầy nó hay diệt được tội và sẽ sanh được vô lượng phước.
Nếu thành tâm thường tụng thần chú nầy, mỗi niệm đều đúng với chân tánh, th́ sẽ chứng được lư vô sanh, như thế sự diệt được vộ lượng tội.
10- Văng Sanh Thần Chú
Cũng có tên là Bạt Nhất Thế Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni. Nếu người thường tụng chú nầy được Đức Phật A Di Đà thường ở trên đỉnh đầu để ủng hộ, hiện đời vẫn được yên ổn, đến hơi thở cuối cùng được tùy ư văng sanh.
Tụng đủ 20 vạn biến liền cảm thấy tâm Bồ Đề tức khắc liền sanh.
Tụng đủ 30 muôn biến liền trước mặt tự thấy Phật.
11- Thiện Thiên Nữ Chú
- Đối với thần chú nầy hoặc kẻ đọc tụng, hoặc người nghe, với ai dâng hương cúng hoa th́ cầu cái chi cũng được cái nấy.
C- Niệm Phật:
Niệm là tưởng nhớ, Niệm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật. H́nh dung Phật để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài, như trong bài sám nguyện:
- Con niệm Phật để ḷng nhớ măi
H́nh bóng người cứu khổ chúng sanh
Để theo Ngài trên bước đường lành
Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ
Chúng con khổ nguyện xin tự độ....
Phương pháp niệm Phật cũng có công năng phá trừ các vọng niệm đen tối ở nội tâm chúng ta, làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt. & nbsp;
Sự tụng niệm trong Đạo Phật c̣n dẫn tới an lạc bây giờ và giải thoát ở tương lai chẳng hạn như:
- Niệm Phật để giữ tâm hồn được trong sạch, giao cảm với các tâm niệm tối cao. Niệm Phật cũng là cách huân tập tâm thức rất tốt, rất dễ dàng.
- Niệm Phật để nhớ đến h́nh ảnh từ ḥa lợi tha của Đức Phật, để ôn lại những lời Phật dạy, hầu lấy đó làm phương châm cho đời sống hàng ngày và gieo giống Bồ đề giải thoát vào tâm thức.
- Niệm Phật để kiềm chế thân, miệng, ư trong khuôn khổ thanh tịnh, trang nghiêm, chính đáng, không cho nói năng hoặc hành động buông lung theo tập quán đê hèn, tham dục.
- Niệm Phật để cầu an, để dứt trừ nghiệp chướng lâu đời hầu tránh khỏi tai họa do nghiệp chướng, tội lỗi gây nên.
- Niệm Phật để cầu siêu, để chuyển tâm của người khác, khiến họ xa ĺa nghiệp nhân xấu ác, rời cảnh giới tối tăm, siêu sinh về Cực Lạc Quốc.
- Niệm Phật để cho Pháp âm lưu chuyển trong nhân gian, cảm hóa mọi người, cải tà qui chánh.
- Niệm Phật để kích thích, nhắc nhỡ ḿnh và người trên đường làm lành học đạo.
- Niệm Phật để hướng ḷng bi nguyện đến tất cả cúng sanh, cầu cho chúng sanh thuận ḥa vui vẻ.
- Niệm Phật để tỏ ḷng sám hối tội lỗi trước ngôi Tam bảo, là nơi hoàn toàn thanh tịnh không một chút nhiễm ô.
B- Các Nhà Khoa Học
Từ xưa những tín đồ đạo Phật, có người hiểu th́ tin tưởng rằng sự cầu nguyện có lợi ích ngay trong đời hiện tại và những kiếp tương lai. Tuy nhiên cũng có người chỉ tin rằng sự cầu nguyện để ích lợi cho kiếp sau. Nhưng sự nghiên cứu của các nhà Khoa Học hiện đại cho biết sự cầu nguyện đều đặn, hay sự hành thiền đều đặn sẽ rất hữu ích cho ngay bây giờ, và cho tương lai tùy theo từng hạng người:
- Với Người Cao Niên, Sự Cầu Nguyện Lợi Ích Cho Thân Và Tâm. Tương đối giữa những người già khỏe mạnh mà cầu nguyện hay hành thiền có thể sống thêm được nhiều năm.
- Với người tuổi trẻ, sự cầu nguyện làm cho tâm tánh trở nên thuần hậu, và nhiệt thành.
Người đầu tiên nghiên cứu sự cầu kinh làm tăng tuổi thọ là Giáo Sư Harold Koenig thuộc trường Đại học Dukeở tiểu bang North Carolina
Trong 6 năm theo dơi, Giáo Sư Koenig nhận thấy:
- Những người không bao giờ cầu kinh th́ có khoảng 50% nhiều rủi ro dẫn tới tử vong so với những người cao niên khác mà cầu kinh tối thiểu một tháng một lần.
Tuy nhiên nếu so sánh những người chỉ cầu kinh một tháng một lần th́ có kết quả không giống như những người cầu kinh nhiều lần. Đó là sự hiển nhiên, v́ thế muốn có được sự an b́nh hạnh phúc nhiều hơn, th́ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn.
Giáo Sư Koenig c̣n nói thêm:
- Sự cầu kinh và hành thiền làm cho bớt căng thẳng tinh thần v́ nó có khả năng thẩm thấu vào thân thể để làm giảm những kích thích tố có tác hại do nang thượng thận tiết ra, khi mà những kích thích tố độc hại này giảm th́ sức khỏe cũng được nhiều lợi ích, kể cả sự tăng cường tính miễn nhiễm, tính miễn nhiễm có thể chống lại bệnh hoạn.
Ông nói thêm:
- Nhiều cuộc nghiên cứu khác cho biết chỉ cần có mặt ở nơi thờ phượng cũng đủ làm cho người ta sống lâu hơn.
Năm 1998, đài truyền h́nh CBS đă làm một cuộc thăm ḍ 825 người th́ có 80% tin tưởng vào sự cầu kinh và những nghi thức hành lễ sẽ đưa tới sự b́nh phục mau chóng khi bị bệnh.
Harold Koenig là người đầu tiên nghiên cứu và cho chúng ta biết về sự cầu kinh làm tăng tuổi thọ.
Nhưng thực ra sự tương quan giữa tinh thần và sức khỏe để làm gia tăng tuổi thọ đă được nhiều Khoa Học Gia và nhiều trường Đại Học danh tiếng nghiên cứu từ mấy thập niên rồi. Họ đă nghiên cứu đến mănh lực của tâm linh, sức mạnh của tư tưởng, hiệu quả của Thiền định, lợi lạc của sự tụng kinh. Để chứng minh điều nầy, Giáo sư Smith của Đại học Haward đă dùng năo điện đồ để phân tích sự đáp ứng điện của năo bộ, và được ghi lại bằng các loại sóng năo. Có 4 dạng sóng năo:
a- Sóng Beta
- Hành giả đang bực bội hoặc căng thẳng tinh thần th́ năo điện đồ rung động ở mức 22 chu kỳ/một giây hay ở mức beta.
b- Sóng Alpha
- Một người có cuộc sống b́nh thường, không bệnh tật, không phải lo nghĩ ǵ th́ vào khoảng 10 chu kỳ/một giây hay ở mức alpha.
c- Sóng Theta
- Một tu sĩ hay một cư sĩ đang tham thiền hay đang tụng kinh, đọc thần chú hay đang quán niệm hơi thở, thể xác ngồi yên bất động, tâm trí tĩnh lặng, không có những vọng niệm th́ mức độ khoảng 4 chu kỳ/một giây hay ở mực theta
d- Sóng Delta.
- Một hành giả đă thiền định nhiều năm, nhập thiền dễ dàng, mức tập trung hoàn hảo, không c̣n phân biệt người và ta, và đạt đến trạng thái bất nhị, ḥa nhập toàn vẹn th́ mức rung của bộ óc khoảng 2 chu kỳ/một giây hay ở mức delta.
Khi nhập vào các trạng thái siêu đẳng của thiền định hay đại định, toàn thân đắm ch́m trong niềm an lạc, không c̣n lo lắng, sợ hăi, vượt ra khỏi cái hư ảo, bỏ lại đằng sau các giới hạn vật chất, th́ tiến đến mức ra ngoài delta và năo động kế không đo lường được nữa.
Sự nhập định của những hành giả này gây ảnh hưởng đến thân và năo, làm giảm trao đổi chất, tiếng khoa học gọi là hypomebotalism. Trong tiến tŕnh này số dưỡng khí giảm xuống từ 10 tới 20 % trong khi đó lúc ngủ chỉ giảm khoảng 8%. Ngoài ra cũng giảm mức độ lactate trong máu, lactate là chất được tiết ra từ cơ bắp. Chất này tạo ra những cảm nghĩ lo âu, làm tăng tốc độ tim, huyết áp và tốc độ thở. Khi chất lactate được giảm th́ nhịp tim giảm trung b́nh 3 tiếng đập trong mỗi phút, trong lúc đó chất dopamine và melatonin được tăng lên. Cả 2 chất này có lợi cho sức khỏe để chống lại sự mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.. v.. v...
Như thế tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền có thể giải thích được trên năo điện đồ là thực tập hành thiền sẽ đưa tới sự tĩnh lặng của tâm mà không bị ngoại cảnh chi phối. Tuy nhiên đây chỉ là sự chứng nghiệm hữu hạn của khoa học, trong khi đó việc cầu kinh hay tụng niệm theo tinh thần của Phật giáo c̣n đi xa hơn nữa; v́ ngoài cái lợi lạc trong cuộc sống hiện tại chúng ta c̣n cuộc sống an vui của tâm linh, không phải chỉ trong một đời nầy mà c̣n nhiều kiếp trong tương lai.
__________________ Ḥn ngọc Viễn Đông
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|