Tác giả |
|
anhkhoi09 Hội viên
Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 4:08am | Đă lưu IP
|
|
|
BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP
Trước khi bàn về Bất Tương Ưng Hành Pháp, những pháp không thuộc về Tâm và cũng không thuộc về Sắc, chúng ta hăy thử ôn lại khái quát về các chương trước.
Như các chương trên có nói, chỉ v́ một niệm vô minh mà Tâm Thể uyên nguyên ban đầu bị khuấy động chuyển biến thành tâm thức với những vọng kiến phân biệt và chiếu soi. Những phân biệt và chiếu soi đó khởi sanh ra các chủng tử và hiện hành. Chủng tử và hiện hành đó cứ trùng trùng điệp điệp, tương sanh, tương duyên làm duyên khởi cho vô lượng các chủng tử và hiện hành khác với đủ mọi tánh chất, thiện có, ác có và có cả không thiện lẫn không ác. Những hạt giống chủng tử và hiện hành này cứ quay cuồng, làm nhân duyên cho nhau mà tăng trưởng, sanh diệt không ngưng nghỉ, tạo nên vô số những chủng tử nghiệp. Những hạt giống nghiệp mạnh th́ ngoi lên trên, những hạt giống nghiệp nhẹ th́ bị đè xuống dưới trong mảnh đất tâm thức.
Tâm Thể uyên nguyên ban đầu bị vẩn đục, chuyên biến thành Tâm Thức với các Tâm Vương cùng các Tâm Sở liên hệ. Các thức Tâm vương và Tâm Sở lại tiếp tục quấn quưt lấy nhau, tiếp tục chiếu soi vào các chủng tử và hiện hành, làm cho chúng tăng trưởng và trở nên càng ngày càng hiện đậm nét thêm, khiến tâm thức càng ngày càng vẩn đục và trở nên ngăn ngại, không c̣n thanh nhẹ, cho đến khi hội đủ tất cả những yếu tố về nhân duyên và thời gian th́ chín mùi chuyển biến dị thục thành căn thân và thế giới.
Tâm Vương và Tâm sở thuộc về các pháp liên quan đến vấn đề tâm linh tinh thần gọi là tâm pháp, là các pháp thuộc về tâm.
Có tám thức Tâm vương là: A lại da thức, Mạt na thức, Ư thức và Tiền ngũ thức. Mỗi Tâm vương này lại có những Tâm sở tương ưng đi kèm như những vị vua có quân thần đi theo. Các Tâm sở này có nhiều hay ít là tùy theo chúng thuộc loại Tâm vương nào, nhưng tất cả không ngoài 51 thứ. Năm mươi mốt thứ tâm sở này gồm có: 5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện pháp, 6 căn bản phiền năo, 20 tùy phiền năo, và 4 tâm sở bất định.
Căn thân và thế giới thuộc về sắc pháp, là các pháp liên quan đến các hiện tượng vật chất. Sắc pháp có 11 pháp gồm có 5 căn nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (không kể ư căn v́ nếu coi nó là Mạt na thức th́ nó thuộc về tâm vương, nếu coi nó như bộ óc th́ nó là tịnh sắc căn nằm bên trong, không lộ ra nên không tính) và 6 trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Ở cơi Dục chúng sanh có đầy đủ ngũ căn và ngũ thức nên dùng đoạn thực để duy tŕ mạng sống. Chư thiên ở cơi trên không dùng đoạn thực để duy tŕ mạng căn. Cơi Sơ Thiền chỉ c̣n ba thức nhăn, nhĩ và thân (không có tỷ và thiệt). Từ cơi Nhị Thiền trở lên th́ năm thức trước không hiện hành nữa v́ từ đây trở đi chư thiên đă xa rời các cảnh thô chướng, vào được định cảnh vắng lặng và có thể dùng ư thức để duy tŕ mạng sống (ư sanh thân).
Ở cơi Dục có đủ mọi loài chúng sanh. Có loài nhỏ ly ty như những hộ trùng nằm trong thân thể của loài người hay trong thân thể của các loài chúng sanh khác, chúng nương dựa vào những thân thể ấy mà sinh sống, lấy đó làm nơi nương tựa, làm nơi y báo. Nếu là hộ trùng nương dựa trong các thân căn của loài ruồi muỗi th́ cái thế giới y báo ruồi muỗi này đối với các hộ trùng nẩy nở và sinh sống trong đó cũng vĩ đại ví như trái đất và vũ trụ của cơi Diêm phù đề này đối với loài người.
Có những loài nương vào các cây cỏ hoặc gỗ đá, có những loài ma quỷ sống vất vưởng, nương vào các hang miếu và các mồ mả. Có các loài bị giam hăm, ḱm kẹp trong mười sáu tầng địa ngục nóng lạnh ở phía dưới châu Diêm Phù Đề, phía dưới các dẫy núi Thiết Vi. Có các chư thiên trong các cơi trời tứ thiên do bốn vị Tứ Thiên Vương cai quản ở các cơi trời bao quanh lưng chừng núi Tu di, hay các vị ở trong các tầng trời cao hơn, tỷ như cơi trời tam thập tam thiên, cai quản bởi trời Đế thích ngự trị nơi trung tâm trong cung trời Đao lợi trên đỉnh núi Tu di. Cao hơn nữa là các chư thiên ở cung trời Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Tất cả gọi chung là cơi Dục v́ c̣n có dục ái dâm.
Bây giờ chúng ta bàn đến bất tương ưng hành pháp, là những pháp không thuộc về Tâm pháp và cũng không thuộc về Sắc pháp.
Duy thức học chia bất tương ưng hành pháp ra làm 24 món. Ta hăy ráng học tên của 24 món này rồi sẽ từ từ bàn đến chúng sau. 24 món bất tương ưng là: đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lăo, vô thường, lưu chuyển, định vị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, ḥa hợp tánh và bất ḥa hợp tánh.
Những nghiệp nhân đă tạo ra trong kiếp trước và những nghiệp nhân lưu lại từ vô thủy làm nhân duyên cho nhau, tăng trưởng và chín mùi tương ưng với cộng nghiệp của loài nào th́ thần thức khi rời chánh báo cũ sẽ bị cuốn hút đến thế giới cộng nghiệp của loài mới này. Thần thức khi sắp rời thân trung ấm sẽ cảm thấy rất hăi hùng và kinh sợ v́ bóng tối và những vang động làm chấn động tâm tư nên khi vừa thấy ánh sáng ở phía trước th́ gia tốc xâm nhập vào như thiêu thân đâm đầu vào lửa. Đó là diễn tŕnh của một chuyển biến đến thế giới cộng nghiệp mới, khởi đầu cho một quả báo mới tức là bắt đầu một ḍng nghiệp mới với một căn thân mới. Sự bắt đầu có một căn thân mới đó gọi là đắc và căn thân có được trong kiếp sống mới này gọi là mạng căn.
Thần thức là tâm thể bị lưu ngại mà chuyển biến liên tục trong ba cơi và sáu đường. Ba cơi và sáu đường tiếng Hán Việt gọi là là tam giới và lục đạo. Tam giới gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Lục đạo là sáu cơi gồm trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục.
Nếu nghiệp báo được làm người th́ thần thức bị thu hút và chiêu cảm đến cái thế giới cộng nghiệp của loài người, là thế giới mà chúng ta đang hiện hữu. Khi này những tia sáng rực rỡ lóe lên để thần thức nương theo đó mà gá vào như đă nói ở các chương trước là những tia sáng phát sinh do sự giao cấu cọ sát của đôi nam nữ.
Sự cấu kết và ḥa hợp giữa tinh trùng trong tinh dịch của người nam và huyết dịch nơi noăn sào của người nữ cùng với thần thức gá vào đó đă tạo nên căn thân của kiếp này. Nghiệp báo là nhân, thần thức, tinh trùng và huyết dịch là duyên. Khi đủ điều kiện tăng trưởng th́ chuyển hiện thành căn thân loài người tức là đắc được mạng căn của loài người. Thần thức của loài người được chia làm bốn thứ Sanh hữu, Bản hữu, Tử hữu và Trung hữu.
Khi tạo ra nghiệp th́ có thiện có ác. Nghiệp thiện th́ sanh vào ba đường lành gồm trời, người, a tu la. Nghiệp dữ th́ sanh vào ba đường ác gồm ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục. Nhưng những mạng căn đă đắc được này th́ không phải là thiện cũng không phải là ác, thiện hay ác là những suy nghĩ và hành động của mỗi một loài sau khi có được mạng căn đó.
Khi đă đắc được mạng căn rồi th́ tâm thức không c̣n ở trong thể uyên nguyên thanh tịnh nữa. Cho dù đắc được mạng căn ở cơi trời Vô Sắc Giới, không c̣n có cái sắc thân ù lỳ thô kệch như Dục giới, th́ tâm thức vẫn c̣n những ô nhiễm vi tế nên các quang minh nơi tâm thể vẫn c̣n bị lưu ngại. V́ vẫn c̣n lưu ngại nên vẫn c̣n cái nhân vi tế của tham, sân và si nên vẫn c̣n tạo nghiệp và do đó vẫn c̣n sanh diệt luân hồi.
Trong kinh có kể câu chuyện một vị tu thiền phi tưởng phi phi tưởng, khi gần chứng quả bị phiền năo v́ các tiếng động gây ra bởi các loài cá phóng lên và phóng xuống ở ven suối và các loài chim bay nhẩy, kêu hót ở chung quanh, đă nổi lên một niệm sân hận là muốn sát hại tất cả các loài chim và cá đó, nên sau này khi đă hết thọ mạng ở cơi trời phi tưởng phi phi tưởng thuộc Vô sắc giới th́ bị luân hồi trở lại làm kiếp phi ly, một loại chồn biết bay bắt được cả cá dưới nước lẫn chim trên trời.
Trở lại việc đắc được mạng căn ta sẽ thấy trong cùng một cơi tỷ dụ như trên trái địa cầu, nơi chúng ta đang sinh sống có rất nhiều loài chúng sinh. Nào là loài người, loài trâu ḅ, sư tử, hươu nai, loài chim, loài cá, loài rắn rít, côn trùng, loài cỏ cây và gỗ đá cùng những ma quỷ, thần hoàng ở các hang miếu, v. v... Nếu cùng có một cộng nghiệp chung th́ sanh cùng một loài thí dụ như cùng loài người, cùng loài trâu, cùng loài hươu. Cùng chung một loài với nhau th́ gọi là chúng đồng phận. Loài người do thai sanh và sống nhờ ăn uống và hít thở không khí trên mặt đất, loài cá do noăn sanh sống ở dưới nước, ăn các rong rêu và sinh vật ở dưới nước. Người không thể sinh sống trong nước và cá không thể sinh sống trên mặt đất.
Tuy cùng sanh ra là người nhưng không phải ai cũng có đời sống vật chất và tâm linh giống nhau. Không một người nào giống in hệt người nào, không một người nào có cách sinh sống và tư duy giống người nào dù rằng là anh em sinh đôi. Mỗi người có một phần số riêng do nghiệp lực đă tạo ra từ thuở vô thủy, từ những kiếp trước và những nghiệp đang tiếp tục tạo ra. Chính v́ thế có những người thông minh, có những người đần độn. Có những tài năng thiên phú về tâm linh, thi ca, âm nhạc, học thuật, y thuật, công xảo thuật; có những người đần độn, sanh ở nơi thật nghèo nàn đói khổ, có nhũng người tàn tật, có những người hung dữ tàn nhẫn và có những người thật từ bi nhân ái.
Sở dĩ có những khác biệt như thế v́ ngoài những nghiệp chung mỗi người c̣n có những nghiệp riêng rẽ khác biệt với các người khác gọi là biệt nghiệp. Trong cuộc sống v́ mê đắm, mỗi cá nhân lại tạo cho ḿnh một cá tánh hay một nhân dáng cá biệt, khác với các cá nhân khác. Có người nhuộm tóc mầu xanh, có người nhuộm tóc mầu đỏ, quần áo thay đổi nay thời trang này mốt thời trang nọ. Có người phải độn cái mũi cho cao lên, cắt cái má cho lúm đồng tiền, cắt cái mí mắt cho thành hai mí, cắt cái cằm ra cho có cằm chẻ, có những người phải cố gắng trương cái bằng cấp và địa vị cho người khác thấy, có những vị mặc những y phục đặc biệt của bác sĩ hay kỹ sư để dự những buổi họp mặt mà không liên can ǵ đến nghề nghiệp, v.v...
Ngoài ra người ta c̣n bầy đặt ra các lễ lạc, các cuộc vui chơi, ca hát, nhẩy múa, hội hè, cờ bạc, ăn uống, rượu chè để suốt đời mê say, đắm đuối với những giả dối mà không biết tất cả chỉ là huyễn hóa không thường hằng.
Mọi người đều tham đắm chạy đua theo những huyễn hóa ngoài đời mà quên cái chân thật nên càng ngày càng xa rời chân tâm và chịu quả khổ đau lặn hụp trong sanh tử luân hồi. Tánh chất của những chạy theo đua đ̣i, khoe khoang, nắm giữ, t́m kiếm đă làm con người càng ngày càng đi sâu vào tăm tối mờ mịt khiến lạc mất đường về và xa rời chân tánh đó gọi là dị sanh tánh.
Dị sanh là tiếng Trung Hoa có nghĩa là phàm phu. Dị sanh tánh là tính chất của phàm phu bị vô minh phiền năo che bít, khiến đắm say trong những giả dối và ch́m đắm trong Sanh Tử Luân Hồi. Tánh chất này ngược với tánh chất hướng thiện, luôn muốn đạt đến cái tinh hoa, cái chân thiện mỹ của các hàng Thánh Hiền.
Phàm phu ngoại đạo tu tập vô tưởng định, diệt tất cả tâm tưởng, khi mạng chung được hưởng quả vô tưởng báo, sanh lên cơi Trời Vô Tưởng thuộc Sắc Giới th́ được thọ mạng dài lâu nhưng v́ hăy c̣n những phiền năo vi tế nên vẫn c̣n bị ràng buộc trong sanh tử luân hồi. Xin nhắc lại là 9 từng trời trong cơi Tứ Thiền thuộc Sắc giới gồm có: trời Vô Vân, trời Phước Sanh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện và trời Cứu Cánh.
Các bậc Thanh văn và Duyên giác khi chưa đạt đến bậc Hữu Đảnh tức bậc cao nhất trong Tứ Thiền Thiên tức là chưa đến được cơi trời tột cùng Sắc Cứu Cánh thuộc Sắc Giới th́ dù nhập được diệt tận định tức là nhập được cái định trong đó không c̣n có thọ và tưởng nữa nhưng khi xuất định th́ các chủng tử ô nhiễm vi tế vẫn tác động trở lại. Do đó vẫn c̣n bị quả báo sanh tử luân hồi.
Chỉ có các vị Bồ tát đệ bát địa và các vị A La Hán mới diệt được hai chướng về ngă và pháp. Ở quả vị này các chủng tử ô nhiễm và các phiền năo mới bị loại trừ và do đó các vị đó mới ra khỏi Tam giới, thoát được sanh tử luân hồi. Sự thật th́ các vị này vẫn c̣n một chút kiết sử thật vi tế. Trừ phi các vị này nhất quyết phát bồ đề tâm, nguyện trên cầu Phật đạo, dưới cứu giúp chúng sanh, khởi Vô Phân Biệt Trí tiếp tục tu tŕ vượt được bậc Bồ tát thập địa đến bậc Đẳng Giác, vào được Kim Cang Dụ Định, đạt quả vị Diệu Giác tức thành Phật th́ các chướng ngại vi tế của phiền năo và sở tri chướng mới hoàn toàn bị hủy diệt.
Khi thọ thân làm người th́ ta đă xa rời cái tâm thể thanh tịnh uyên nguyên xa xưa, thấy có sự chia cắt giữa ta và thế giới bên ngoài. Chúng ta bắt đầu ṃ mẫm t́m hiểu các sinh vật cùng các hiện tượng trong quốc độ, không gian và thế giới mà ta đang sinh sống. Loài người phân biệt và đặt tên cho mỗi sự vật, dùng ngôn từ và kư hiệu để diễn tả các sự vật cùng những tánh chất và t́nh cảm liên quan. Từ đó từng nhóm người phát minh ra ngôn ngữ và chữ viết để liên lạc với nhau. Đó là nguyên nhân sự thành lập danh thân, cú thân và văn thân.
Danh thân là tên hay là danh từ, gồm danh từ đơn và danh từ kép.
Cú thân là câu nói do nhiều danh thân họp lại. Câu nói th́ có câu ngắn và câu dài.
Nhiều câu họp lại thành văn thân, tức là thành một câu chuyện, một vấn đề.
Khi đă đắc mạng căn là ta đă xa rời cái thể rỗng rang, thanh nhẹ và không lưu ngại của Tâm thể uyên nguyên xa xưa, ta bị chi phối bởi hoàn cảnh chung quanh, chi phối bởi luật tuần hoàn của vũ trụ, không c̣n được tự tại nữa. Khi đắc cái căn thân thô kệch, ù lỳ này th́ ta đă bị ḍng nghiệp lực của vọng tưởng đưa đẩy xa rời chân tâm. Ta đă bị lôi kéo vào cái ṿng luẩn quẩn của nhân duyên, của Sanh Trụ Dị Diệt mà Duy Thức gọi là sanh, trụ, lăo và vô thường.
Sanh tức là khởi sanh một ḍng nghiệp lực, là lúc đắc được cái mạng căn mới.
Trụ là thời gian tăng trưởng từ khi đắc được mạng căn cho đến khi trưởng thành qua các giai đoạn của thời ấu thơ, đồng tử, thiếu niên và đến tuổi thành niên ví như mũi tên từ lúc bắn lên trời cho đến khi hết đà hoặc một bông hoa từ khi là nụ hoa cho đến khi nở xoè hết ra.
Lăo là thời gian suy thoái của một kiếp người, là thời lăo niên, khi thể xác không c̣n tráng kiện nữa, khi mà bệnh tật kéo đến, khi mà thân thể không c̣n tương ưng với tinh thần nữa ví như đóa hoa đă nở hết và đang héo tàn dần hoặc như mũi tên hết đà đang rơi xuống.
Vô thường ở đây là lúc chấm dứt mạng căn, là khi thân xác ră rời, là khi ngũ ấm không c̣n ḥa hợp nữa, là lúc thức ấm phải ĺa sắc ấm, là lúc chấm dứt ḍng sinh mệnh hiện tại để bắt đầu một ḍng sinh mệnh mới, một quả báo mới, một ḍng nghiệp lực mới.
Thật ra mọi sự chuyển biến, sanh diệt liên tục không bao giờ ngưng nghỉ, những sanh diệt này thật là nhanh chóng, không thể ngay đó nhận biết được. Thật vậy, trong kiếp sống, mỗi giây phút ta đă trải qua vô lượng những thay đổi sanh diệt của cả thân lẫn tâm. Những sự thay đổi này thật âm thầm, ta không thể nhận biết được cho đến khi có một sự biến chuyển đột ngột như khi bị bạo bệnh hoặc khi thấy người thân đột ngột từ giă cuộc đời th́ ta mới nhận ra có sự chuyển biến. Ngày nay khoa học chứng nghiệm được rằng cứ mỗi mười hai năm th́ tất cả các tế bào trong con người sẽ thay đổi hoàn toàn. Để nói đến sự chuyển biến âm thầm và nhanh chóng này, duy thức có danh từ sát na sanh diệt. Theo nghĩa rốt ráo th́ danh từ vô thường diễn tả một sự không cố định, không thường c̣n, một sự chuyển biến thay đổi liên tục.
Từ thở vô thủy, khi khởi mê vọng cho tới khi đắc được mạng căn làm người như bây giờ là ta đă trải qua vô lượng kiếp chúng sanh. Từ những chúng sanh vô h́nh ở trên cơi trời Vô sắc, những chúng sanh có thân báo trang nghiêm của loài trời (phạm thiên) ở cơi trời Sắc giới, các thần tiên, thiên thần, a tu la, ngạ quỷ, chim cá, hổ báo, trâu ḅ, sâu bọ v.v...trong cơi Dục giới. Nói chung là ta đă ngụp lặn lưu chuyển trong tam giới lục đạo không biết bao nhiêu lần.
Cứ sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, trùng trùng duyên khởi, lưu chuyển không ngưng nghỉ. Có phước lớn th́ được sanh làm thần tiên trong các cơi trời như cơi trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Xuất, trời Hoá Lạc hay trời Tha Hóa Tự Tại. Tu tŕ nghiêm mật th́ được sanh lên ở các cơi trời Sắc giới và Vô sắc giới.
Hưởng phước mà sao lăng việc tu tŕ, không làm việc thiện th́ khi hưởng hết quả báo th́ lại bị đầy xuống làm trâu làm chó hoặc làm những loài quỷ đói nơi Địa ngục. Tất cả những quả báo, những nơi thác sanh đều rơ ràng, có một vị trí rơ ràng, một định vị phù hợp với luật nhân quả, nhân nào th́ quả ấy rất là tương ưng.
Nói đến quả báo th́ xin kể lại một câu chuyện trong điển tích của Phật nói đến một vị tỳ kheo hưởng sự cúng dường của cặp vợ chồng nọ mà không chịu tinh chuyên tu hành, cùng không chỉ giáo một điều ǵ cho cặp vợ chồng thí chủ kia. Sau này khi viên tịch th́ thần thức của vị tỳ kheo ấy phải thọ sanh thành một loại nấm gá vào một cái cây mọc lâu đời ở sau vườn của cặp vợ chồng này. Chỉ có cắp vợ chồng thí chủ này mới lấy ăn được loại nấm đặc biệt này thôi, c̣n những người khác th́ không thể lấy ăn được. Cứ mỗi lần nấm được ngắt đi th́ thần thức của vị tỳ kheo này chịu đau đớn khôn cùng. Nhờ có loại nấm này mà cắp vợ chồng thí chủ ấy đă sống qua được nạn đói xẩy đến cho địa phương họ.
Làm phước nhiều th́ được hưởng phước báo nhiều, làm phước ít th́ được hưởng phước báo ít. Làm ác nhiều th́ bị đọa xuống địa ngục, ít th́ bị làm thân trâu, thân ngựa. Thiện ác không hơn không kém th́ được làm người, thiện nhiều th́ làm trưởng giả, thiện ít th́ làm người nghèo khó. Phước báu nhiều th́ được sanh lên cơi trời cao hơn và thọ mạng dài lâu hơn. Phước báu ít th́ được sanh ở cơi trời thấp hơn và thọ mạng ngắn hơn. Tất cả đều có nhân quả tương ưng và định vị rơ ràng.
Cái thể uyên nguyên của thuở nguyên thủy xa xưa là cái thể tánh không ngăn ngại của Âm Thanh và Ánh Sáng, của các Quang Minh không lưu ngại, không h́nh không tướng, của Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, của phi không gian và phi thời gian.
Cái thế giới vật chất ngày nay là cái thế giới đă bị lưu ngại và chuyển biến thô kệch lại. Trái đất mà chúng ta đang sống tưởng chừng như đứng yên một chỗ nhưng thật ra đang quay tít xung quanh mặt trời và đồng thời lại quay quanh chính nó. Chính v́ thế mà có ngày và đêm, có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Khi trái đất quay gần mặt trời th́ khí hậu nóng bỏng, khi xa th́ rét cóng. Đối diện mặt trời th́ là ban sáng, bị che khuất là ban đêm.
Mặt trời th́ lại xoay trong quỹ đạo của nó. Cứ vậy trùng trùng, lớp lớp các hành tinh và thế giới cứ cái này xoay quanh cái kia, cái nhỏ xoay quanh cái lớn, cái lớn xoay quanh cái lớn hơn. Ngay đến cái nhỏ bé li ti như nguyên tử cũng chứa những điện tử chạy không ngưng nghỉ chung quanh nhân của nó. Hăy tưởng tượng h́nh ảnh chuyển động của một ṿng lửa khi một người cầm hai sợi dây lửa vừa quay tṛn vừa cắm đầu chạy trong đêm tối. Sự chuyểng động của trái đất và các hành tinh ví như sự chuyển động cực kỳ thần tốc của muôn vàn sợi dây lửa như vậy. H́nh ảnh của các sự chuyển động này cũng giống như h́nh ảnh của các cơn băo lốc, cứ cuộn tṛn xoay chuyển trong không gian.
Những sự xoay vần đó nhanh chậm khác nhau tùy theo hấp lực lôi kéo mà duy thức gọi là thế tốc. Những xoay vần này đều theo một quy luật, một thứ tự khiến cho mọi sự tuy quay cuồng nhưng lại nhịp nhàng thứ lớp, không chướng ngại lẫn nhau. Cái quy luật và thứ tự này duy thức gọi là thứ đệ.
Do sự xoay chuyển đó mà có thời gian và không gian tức là có thời và phương, có lâu, có mau, có nhiều, có ít tức là có số lượng, có sự ḥa hợp và bất ḥa hợp. Khi ḥa hợp th́ sanh khởi, khi bất ḥa hợp th́ tan ră và tàn lụi.
Hăy tưởng tượng trái đất vừa quay quanh mặt trời, vừa xoay quanh chính nó. Khi đối diện với mặt trời th́ sáng, khi không đối diện mặt trời th́ tối. V́ có sáng và có tối nên có ư niệm về sự thay đổi giữa ngày và đêm tức là có ư niệm về thời gian, duy thức gọi là thời. V́ muốn so sánh lâu mau mà có sự chia chẻ thời gian ra làm nhiều phần.
Bây giờ th́ hầu hết đều chấp nhận cách chia thời gian một ngày và một đêm thành làm 24 giờ, bắt đầu từ 0 giờ sáng đến 12 giờ giữa trưa và tới 24 giờ nửa đêm.
Xưa ở bên Trung Hoa chia ngày đêm ra làm 12 canh và đặt tên theo tên 12 con giáp. Bắt đầu là Canh Một tức giờ Tư là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, rồi Canh Hai tức giờ Sửu từ 1 giờ tới 3 giờ, đến Canh Ba tức giờ Dần từ 3 giờ đến 5 giờ, Canh Bốn tức giờ Mẹo từ 5 giờ đến 7 giờ, Canh Năm tức Th́n từ 7 giờ đến 9 giờ, Tỵ từ 9 giờ đến 11 giờ, Ngọ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa và tiếp tục có giờ Mùi, Thân, Dậu, Tuất rồi đến giờ Hợi là từ 9 giờ tới 11 giờ đêm tức là hết một ngày và một đêm.
Bên Ấn độ chia thời gian ra làm 6 thời. Buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ, buổi trưa từ 9 giờ đến 1 giờ chiều, buổi chiều từ 1 giờ đến 5 giờ, buổi tối từ 5 giờ đến 9 giờ tối, ban đêm từ 9 giờ tối đến 1 giờ khuya, buổi khuya từ 1 giờ khuya đến 5 giờ sáng.
Và cứ thế trái đất quay quanh mặt trời đủ một ṿng là hết 365 ngày đêm mà ta gọi là một năm.
Để chỉ một thời gian dài, trải qua thật nhiều kiếp, trong kinh thường nói đến danh từ A tăng kỳ kiếp, có nghĩa là vô lượng, vô số kiếp.
Để chỉ thời gian thật ngắn th́ có danh từ Sát na. Sát na được hiểu là khoảng thời gian thật ngắn ngủi, một thoáng thời gian thật mau lẹ. Có nơi nói sát na là một khoảng khắc của một ư nghĩ, là khoảng thời gian của một niệm. Có nơi nói trong một niệm có 90 sát na, trong một sát na có 90 lần sanh diệt. Thành thật luận nói sát na là một khoảng thời gian rất ngắn ở đó có muôn pháp sanh diệt, từ sát na này đến sát na kia các pháp cứ tiếp tục sanh diệt măi nên c̣n gọi là sát na sanh diệt.
Mặt trời hiện ra và lặn biến ở một phương hướng nhất định được gọi là hướng Đông và hướng Tây theo thứ tự.
Các sự xoay chuyển của các tinh tú trên bầu trời có vận tốc nhanh hơn vận tốc của trái đất nên các tinh tú cứ di chuyển gần lại với trái đất, sau đó lại di chuyển ra xa rồi biến đi v́ đă di chuyển ṿng qua sau mặt trời. V́ thế mà mỗi đêm khi nh́n lên bầu trời, ta thấy các chùm tinh tú cứ càng ngày càng di chuyển xa ra và hướng về một hướng nhất định mà ta gọi là hướng Tây. Các chùm tinh tú đó lại di chuyển xa dần cho đến khi bị che khuất. Sau khi di chuyển ṿng qua sau mặt trời, các chùm tinh tú đó lại hiện ra từ phương Đông, tiến gần lại trái đất, rồi lại di chuyển ra xa về hướng Tây.
Có những tinh tú luôn luôn hiện ra ở một hướng nhất định như sao hôm và sao mai c̣n gọi là sao Nam Tào và sao Bắc Đẩu, luôn luôn hiện ra ở hướng Nam và hướng Bắc theo thứ tự. Do các phương hướng và vị trí của các ngôi sao mà các thủy thủ biết được vị trí của ḿnh trên biển cả. Đó là nói đến sự thành lập của phương hướng mà duy thức gọi là phương.
Nói do sự xoay chuyển mà có thời gian và phương hướng phải được hiểu theo nghĩa là do sự xoay chuyển mà có khái niệm về thời gian và không gian chứ không phải là sự xoay chuyển sanh ra thời gian và không gian.
Thật ra phương và thời cũng như mọi việc mọi sự trong cái thế giới sai biệt đới chất cảnh này đều Như Huyễn v́ đều là sự biến hiện của Chân Tâm. Quá khứ, hiện tại và vị lai chỉ là khái niệm về thời gian mà thôi chứ xét cho cùng th́ ngay cả đến hiện tại cũng không thành lập được th́ làm sao mà thành lập quá khứ và vị lai. Mọi việc vừa xẩy ra đă không c̣n là hiện tại nữa th́ lấy cái ǵ làm mốc để nói lúc nào là quá khứ, lúc nào là vị lai.
Thời gian cũng như những bước chân nối tiếp nhau, cứ chân phải đạp xuống th́ chân trái bước lên, chân trái đạp xuống th́ chân phải bước lên. Vừa đạp chân xuống th́ hiện tại đă qua đi và vừa bước chân lên th́ cũng không c̣n hiện tại nữa. Không bước chân và đạp chân nào là hiện tại th́ lấy ǵ làm mốc để phân biệt quá khứ và vị lai. Và cũng tương tự như vậy không có ǵ làm mốc để phân biệt phương hướng. Tất cả chỉ là khái niệm, quy ước và tương đối.
Về đêm các tinh tú trên bầu trời khi th́ hiện rơ, khi th́ ẩn tàng, tùy theo bầu trời trong sáng không cố mây che hay là tăm tối v́ có mây che. Các tinh tú có khi họp thành từng chùm, có khi nhiều, có khi ít và kết thành những h́nh thể khác nhau tùy theo mùa Xuân, Hạ hay Thu, Đông. Xa xa tít thật xa c̣n có hằng triệu triệu các v́ tinh tú thuộc các giải ngân hà khác, ngoài giải ngân hà của chúng ta. Do đó mà có khái niệm về số lượng, về nhiều và về ít.
Trong kinh Kim Cang, đức Phật thường dùng số cát của sông Hằng để chỉ cho một số lượng thật nhiều. Hăy đọc một đoạn kinh sau của Phật nói với Tu bồ đề trong kinh Kim Cang:
Này Tu Bồ Đề, như trong sông Hằng có bao nhiêu số cát. Số sông Hằng bằng số cát như thế. Ư ông nghĩ sao? Số cát của những sông Hằng ấy gom lại có thật nhiều chăng? Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Chỉ số cát của một sông Hằng đă là vô số rồi, huống chi là số cát của tất cả các sông Hằng đó.
Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật có nói mười con số lớn là: A tăng kỳ tức là vô số, Vô lượng có nghĩa là nhiều không thể lường được, Vô biên là không có bờ bến, Vô đẳng là không có ǵ bằng, Bất khả số là không thể đếm hết được, Bất khả xưng là không thể nói ra được, Bất khả tư là không thể nghĩ ra được, Bất khả lượng là không thể đo lường được, Bất khả thuyết là không thể diễn tả ra được và Bất khả thuyết bất khả thuyết tức là không thể nào nói không thể nào nói được.
Trong kinh Hoa Nghiêm, Thế Tôn nói mọi vật trùng trùng duyên khởi, tương tức, tương sanh, tương diệt. Khi đủ duyên th́ sanh khởi, cái này duyên cho cái kia, không có ǵ là không tương quan với nhau, có cái này tức là có cái kia. Các sự vật dường như riêng rẽ nhưng lại không trở ngại lẫn nhau, mọi sự có nhanh có chậm nhưng lại chuyển động theo một trật tự cực kỳ vi tế khiến cho chúng sanh đều tưởng là do sự tạo tác và sắp xếp của một vị thần linh toàn năng cai quản cái vũ trụ này hoặc là một sự cấu tạo tự nhiên sẵn có từ nguyên thủy mà nào ngờ đâu tất cả đều là những biến hiện từ nơi Chân Tâm.
Chỉ v́ một niệm vô minh mà Chân Tâm bị vẩn đục chuyển thành Tâm Thức, nơi mà mọi sự vật trùng trùng duyên khởi, chuyển biến thành vô lượng kiếp chúng sanh trong vô lượng quốc độ. Khi mà chúng sanh và thế giới chuyển hiện ra th́ bị vận hành theo luật tương sanh tương duyên, tương tức tương diệt của luật Nhân Quả, của Sanh, Trụ, Dị, Diệt hoặc của Thành,Trụ, Hoại, Không hay là Sanh, Lăo, Bệnh, Tử.
Ở nơi chúng sanh th́ nói Sanh, Lăo, Bệnh, Tư; ở trong tâm thức th́ nói Sanh, Trụ, Dị, Diệt; ở trong vũ trụ th́ nói Thành, Trụ, Hoại, Không.
Ví như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân cây cối đâm chồi nẩy mộng, mùa Hạ kết thành hoa trái, mùa Thu tàn úa và đến mùa Đông th́ khô chết. Khi ḥa hợp th́ mưa thuận gió ḥa, mọi sự sinh sôi nẩy nở tốt tươi. Khi hết ḥa hợp th́ thiên tai, động đất, băo lụt, hạn hán tàn phá. Mọi sự trở nên tiêu đièu, ảm đạm, tàn tạ và bị hủy diệt. Đó là khái niệm về ḥa hợp và bất ḥa hợp.
Tóm lại Bất Tương Ưng Hành Pháp gồm 24 món: Đắc, Mạng Căn, Chúng Đồng Phận, Dị Sanh Tánh, Vô Tưởng Định, Diệt Tận Định, Vô Tưởng Báo, Danh Thân, Cú Thân, Văn Thân, Sanh, Trụ, Lăo, Vô Thường, Lưu Chuyển, Định Vị, Tương Ưng, Thế Tốc, Thứ Đệ, Thời, Phương, Số, Ḥa Hợp Tánh và Bất Ḥa Hợp Tánh.
Các pháp số này không thuộc về tâm pháp và cũng không thuộc về sắc pháp, chúng là những quan niệm trừu tượng nói về những quan hệ, những trạng thái và tánh chất của cả sắc pháp lẫn tâm pháp nên được gọi là BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP.
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|
Quay trở về đầu |
|
|
kynhan Hội viên
Đă tham gia: 17 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 9
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 4:12am | Đă lưu IP
|
|
|
1- NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG CỦA PHÁP TÂM-BẤT-TƯƠNG-HÀNH.
Tâm và vật là hai yếu tố căn bản thành lập vạn hữu, do đó, ta có thể nói ngoài tâm và vật ra không có một yếu tố thứ ba. Song, nếu đứng trên lập trường hiện tượng mà nói th́ cũng có những hiện tượng không hẳn thuộc về tâm cũng không hẳn thuộc về vật mà là ở khoảng giữa cả hai, nghĩa là, do những phối hợp của cả tâm và vật mà thành những hiện tượng tồn tại, đó là một sự thật không c̣n hồ nghi ǵ nữa. Tức như quan hệ, trạng thái và địa vị, v.v… là thuộc về loại này. Do đó, nếu muốn khảo sát tận cùng những yếu tố thành lập hiện tượng, th́ ngoài tâm và vật ra, người ta không thể khảo sát đến những quan niệm khác. Tức là người ta phải xử lư những quan niệm đó như thế nào? Coi chúng như một h́nh thái tồn tại của tâm và vật ư? Hay coi chúng như một thức dạng giao thiệp ở khoảng giữa tâm và vật? Tuy đây có thể nói là thuộc vấn đề khác, thế nhưng dù sao đi nữa, ta không thể không khảo sát đến nó, nếu chỉ cho tâm và vật là tài liệu duy nhất th́, ở một phương diện nào đó, cũng có thuyết minh cho rơ ràng, tưởng đây cũng là một sự thật hiển nhiên.
Trong Phẩm-loại-túc-luận của Nam phương, về việc phân loại vạn hữu theo Nhân-duyên-luận, ngoài tâm và vật c̣n thêm cái gọi là “thi thiết” để thuyết minh. Đối với sự kiện này, trong A-tỳ-đạt-ma, đại khái từ phương diện ư thức mà bắt đầu luận cứu. thi thiết có nghĩa là “quan niệm” hoặc là “khái niệm”, và chính là khái niệm liên quan đến h́nh thức tồn tại. Bên Nam phương, thuyết này đă dần dần phát đạt và đến A-tỳ-đạt-ma-yếu-luận của A-nâu-lâu-đà th́ nó đă được chia thành hai loại là Nghĩa-thi-thiết và Danh-thi-thiết. Nghĩa-thi-thiết là đối tượng của khái niệm; c̣n Danh-thi-thiết là chỉ đương thể của khái niệm đó khi duy chuyển đến ngôn ngữ.
Theo A-ô-ân-thị th́ nghĩa thi thiết có 12 loại:
1- Chân-như-thi-thiết – liên quan đến quan niệm tồn tại, tức là đối với sự tồn tại của Đệ-nhất-nghĩa.
2- Chấp-thi-thiết, là quan niệm dẫn xuất từ sự tồn tại của Đệ-nhất-nghĩa, đại khái là quan niệm đi vào nhận thức của người ta mà tồn tại.
3- Tập-hợp-thi-thiết, là quan niệm thích ứng với sự tập hợp của sự vật.
4- Loại-thi-thiết, quan niệm về chủng hay loại.
5- H́nh-thi-thiết, quan niệm đối với h́nh thái của vật.
6- Phương-thi-thiết, quan niệm về địa hay phương của vật.
7- Thời-thi-thiết, quan niệm về thời gian.
8- Không-thi-thiết, quan niệm về không gian.
9- Tướng-thi-thiết, quan niệm đối với các hiện tượng.
10- Phi-hữu-thi-thiết, quan niệm đối với sự tương tục của vật.
11- Tương-tục-thi-thiết, quan niệm đối với sự tương tục của vật.
12- Thế-tục-thi-thiết, quan niệm đối với sự biểu thị thông tục (Compendium of Ph. phàm phu. 5-6).
Những tư tưởng trên đây đă phát đạt theo thuận tự như thế nào là một vấn đề mà cho đến nay vẫn chưa ai hiểu rơ, thật là một điều không may. Nhưng sự thật hiển nhiên không ai chối căi được là: những tư tưởng ấy là kết quả của sự khai triển lâu dài của các bậc luận sư Nam phương.
2- SỰ PHÁT TRIỂN TÂM-BẤT-TƯƠNG-ƯNG-HÀNH-PHÁP-QUAN CỦA LUẬN BỘ BẮC PHƯƠNG.
Đối với tư tưởng Tâm-bất-tương-ưng-hành-này, Bắc phương luận bộ đă triệt để chú ư. Lấy Hữu Bộ làm trung tâm, tư tưởng này tựa hồ ngụ ngầm một ư nghĩa trọng yếu. Trong Pháp-uẩn-túc-luận, Xá-lợi-phất-A-tỳ-đàm-luận, v.v… tư tưởng đó đă được biểu hiện một cách rơ ràng; nhất là đến Phát-trí-luận, Phẩm-loại-túc-luận th́ tựa hồ nó đă chiếm một vị trí quan trọng, và đặc biệt đến Phẩm-loại-túc-luận, là một trong cái gọi là năm vị cùng với các pháp tương đối khác là Sắc, Tâm, Tâm sở, và Vô vi, nó ngầm chứa một ư nghĩa độc lập.
Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp có nghĩa là các pháp không giống với những tác dụng tâm lư của người ta và tính chất của tác dụng đó (đồng thời, chúng cũng lại khác với những tác dụng vật chất), nhưng chúng có ư nghĩa ở khoảng giữa tâm và vật. Về thuyết Thực Hữu, tuy Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp-luận bị Kinh Bộ phản đối, nhưng đứng về phương diện khảo sát vũ trụ th́ ít ra cũng được các bộ phái thuộc Duy-tâm-luận-hệ thái dụng: điều này cứ xem cách thái dụng trong Thành-thật-luận và Duy-thức-luận th́ đủ rơ.
Song, luận bộ Bắc phương dùng loại quan niệm nào làm Tâm- bất-tương-ưng-hành-pháp? Vấn đề này, nói theo h́nh thức tồn tại th́ tuy đồng cũng đồng dạng với Thi thiết của Nam phương, nhưng về cách lập pháp th́ có điểm rất bất đồng, chẳng hạn như cách biểu thị ngũ vị đă nói ở trên. Theo chỗ tôi hiểu, cái khái niệm được thu dụng sớm hơn hết có lẽ là Sinh, Trụ, Lăo. Khái niệm này, trong A Hàm đă được đức Phật đề thị như tưởng Tam hữu, không những thế, đến khi quyết định địa vị của nó th́ không thể quy định vào tâm hay vật được. Từ đó, quan niệm mệnh, đắc có lẽ cũng đă được thêm vào rồi cứ thế dần dần đă đi đến chỗ phức tạp. Chiếu theo văn hiến, luận Xá-lợi-phất-a-tỳ-đàm, trong mục “cộng-xứ-sở-nhiếp-pháp” cùng một lúc với tâm sở và vô vi, tuy đă thu dụng sinh, lăo, tử, mệnh, kết, vô tưởng định, đắc quả, diệt tận định, v.v…(Xá-lợi-phất-a-tỳ-đàm quyển 1, Đại chính, 28, trang 526, hạ; Nghiên-cứu-a-tỳ-đạt-ma-luận, trang 129 dẫn dụng), nhưng vẫn chưa được rơ ràng, do đó mới mệnh danh là “Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp”. Rồi lại trong Pháp-uẩn-túc-luận, cũng ở mục Pháp xứ, đă thu dụng và thuyết minh những quan niệm trên, nhưng so với Xá-lợi-phất-a-tỳ-đàm-luận th́ đă tiến bộ khá nhiều. Nghĩa là, cùng một lúc với các loại tâm sở và ba vô vi, đă kể đến đắc, vô-tưởng-định, diệt-tận-định, vô-tưởng-sự, mệnh căn, chúng-đồng-phận, y đắc, sự đắc, xứ đắc, sinh, lăo, trụ, vô thường, danh thân, cú thân và văn thân (Pháp-uẩn-túc-luận quyển 10, Đại chính, 26, trang 500, hạ). Rồi trong Phẩm-loại-túc-luận cũng có đoạn văn đại lược cũng giống như đoạn văn trên đây: Đắc, Vô-tưởng-định, diệt định, vô tưởng sự, mệnh căn, chúng đồng phận, y đắc, xứ, sự đắc, sinh, lăo, trụ, vô thường tính, danh thân, cú thân, văn thân; lại có những loại pháp khác như thế, không tương ưng với tâm, th́ tóm lại đều gọi là Tâm-bất-tương-ưng-hành (Phẩm-loại-túc-luận quyển 1, Đại chính, 26, trang 692 hạ). Trong luận Phát trí quyển 17 (Đại chính, 26, trang 1008, trung), tuy có ghi bốn tướng và đắc nhưng đă không kết hợp lại và cũng không bảo là “bất-tương-ưng-hành”. Luận Đại-tỳ-bà-sa lại c̣n bàn đến các pháp trên đây một cách tường tế hơn; và ngộ nhập trong Nhập-A-tỳ-đạt-ma-luận (quyển hạ, Đại chính, 28, 986, thượng – 988, thượng), Ha-lê-bạt-ma trong Thành-thật-luận (quyển 7, Bất-tương-ưng-hành-phẩm 194, Đại chính, 32, trang 289, thượng) đă chỉnh lư các pháp đó và quy định thành mười lăm. Tức là: Đắc, phi đắc, vô tưởng định, điệt tận định, vô tưởng sự, hay, vô tưởng quả, mệnh căn, chúng đồng phận, dị sinh tính, sinh, trụ, dị, diệt, danh thân, cú thân và văn thân. Trong số này, luận Câu xá cắt bỏ dị sinh tính đi chỉ để giữ lại mười bốn Bất-tương-ưng-hành mà thôi, và các nhà học giả Câu xá của Trung Quốc, Nhật Bản đều tính theo con số Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp này.
Nhưng, trong Phẩm-loại-túc-luận cũng đă nói: “… Ngoài ra, nếu có những loại pháp như thế, không tương ưng với tâm, th́ tóm lại đều gọi là Tâm-bất-tương-ưng-hành”, như vậy th́ Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp quyết không phải chỉ hạn định ở con số mười lăm hay mười bốn kể trên. Do đó, theo quan điểm này, Đại-thừa-duy-thức phái lại tăng thêm con số đó lên. Trong Đại thừa A-tỳ-đạt-ma-tập-luận của Vô Trước (quyển 1, Đại chính, 31, trang 665, trung), Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp được liệt kê như sau: đắc, vô-tưởng-định, diệt-tận-định, vô-tưởng-dị-thục, mệnh căn, chúng-đồng-phận, sinh, lăo, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, văn thân, dị sinh tính, lưu chuyển, định dị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, và ḥa hợp, tất cả là hai mươi ba (về cách giải thích pháp này, xem Đại thừa A-tỳ-đạt-ma-tập-luận của An Tuệ (quyển 2, Đại chính, 31,trang 700, thượng) ).
Cái phương pháp lập thành tuy có khác nhau, nhưng điểm chủ yếu th́ các pháp Bất-tương-ưng-hành, bất luận pháp nào, đều là kết quả rút tỉa từ quan niệm trừu tượng về sự tồn tại và sự hoạt động của vạn hữu. Nhất là Hữu Bộ cho các pháp đó cũng tồn tại hệt như tâm và vật, và, theo nhiều phương thức, coi tâm và vật là nguyên lư thúc đẩy hoạt động. Chẳng hạn, khi một hiện tượng nào đó phát sinh, dĩ nhiên là trong đó có thêm nhân duyên, nhưng, sở dĩ phải quan niệm đến sự tồn tại của Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp là để hoàn thành cái nguyên nhân của sự vật đó. Cũng thế, vạn hữu sở dĩ có trụ có diệt là do ở cái nguyên lư trụ diệt, nếu người ta gạt bỏ nguyên lư trụ diệt đi th́ không sẽ thuyết minh được cái nguyên nhân căn bản của sự trụ diệt của vạn hữu. Về điểm này, giữa cách giải thuyết của Hữu Bộ và thuyết của phái Thắng Luận cho rằng những nguyên lư thực, đức, nghiệp đồng, dị ḥa hợp lại mà phát khởi, những hiện tượng cụ thể, có chỗ bất tương đồng. Do đó, theo ư nghĩa ấy, thuyết Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp-thực-hữu là giáo lư đă biểu thị rơ rệt nhất cái đặc trưng của Hữu Bộ; đồng thời, cũng lại là cái mốc để kiểm tra lại dấu vết phát triển của tư tưởng Hữu Bộ. Mà phái phản đối thuyết này, như đă nói ở trên là Kinh Bộ, rồi đến Thành thật luận, Duy thức luận[1], v.v…, cho đó là giả lập để lại công kích thuyết thực hữu hơn nữa.
Song, nói tóm lại, thuyết Bất-tương-ưng-hành này chính do Hữu Bộ đă đề xướng, và dù nó đă được tán thành hay bị phản đối chăng nữa người ta cũng không thể phủ nhận được sự thật là: nhờ thuyết đó mà sự khảo sát vạn hữu đă trở nên tinh mật hơn.
3- TƯỚNG TRẠNG CỦA CÁC PHÁP TÂM-BẤT-TƯƠNG-ƯNG-HÀNH.
Ư nghĩa mỗi pháp Tâm-bất-tương-ưng-hành như thế nào, nếu giải thích một cách tường tế th́ cực kỳ khó khăn, nên, ở đây, tôi chỉ nói qua một cách đơn giản mà thôi.
Trước hết, hăy bắt đầu từ “đắc”. Đắc là một khái niệm đặc sắc nhất trong Tâm-bất-tương-ưng-hành. Đắc nghĩa là “được”, tức là chỉ trạng thái đă đạt đến cảnh giới nhất định nào đó. Chẳng hạn, lúc đầu chỉ mới nói là “được” diệt tận định, “được” vô tưởng định, v.v… nhưng dần dần về sau chính cái “được” ấy đă trở thành một trong những pháp Tâm-bất-tương-ưng-hành, tức là do nơi tâm mà được một tập quán nhất định, vậy khái niệm trừu tượng “được” là từ trạng thái “không mất” mà có. Lư do tại sao phải thành lập “đắc” là v́ khi giải phẩu hiện tượng, cắt bỏ các yếu tố th́ những yếu tố đó sẽ trở thành những vật độc lập, rồi khi phải kết hợp những yếu tố đó lại th́ cần phải có khái niệm “đắc”.
Theo sự thuyết minh của luận Đại-tỳ-bà-sa th́ thánh nhân và phàm phu tuy là hai nhưng trong một lúc c̣n trụ ở tâm vô kư. Nếu chỉ xét về phương diện tạm thời và cùng ở tâm vô kư này th́ dù thánh nhân hay phàm phu, có thể nói không có ǵ sai khác. Nhưng điểm bất đồng là trong tâm thánh nhân đă thành tựu được trí vô lậu “không mất”, c̣n phàm phu th́ có phiền năo, cho nên, một lúc nào đó, nếu bỏ tâm vô kư đi tâm phàm phu sẽ hoạt động mà khiến cho thành nhân và phàm phu khác nhau. Sự cần thiết của khái niệm “đắc” chính là ở điểm đó, cho nên, dù ngay trong lúc tụ ở vô kư tâm, nhưng trong thánh nhân th́ có trí vô lậu, trong phàm phu có phiền năo, ở đây, muốn kết hợp cả hai, không thể không có “đắc”, đó là lư do tại sao “đắc” được coi là một nguyên lư độc lập vậy.
Trên đây chỉ mới thuyết minh sơ lược về “đắc” mà thôi, khi vấn đề này được bàn luận một cách tường tế th́ người ta c̣n chia ra “hoặch” (chưa được, nay được) và “thành tựu” (được rồi, không mất); hoặc có khi chia nó thành ba loại là: “Pháp-tiền-đắc”, “pháp-câu-đắc” và “pháp-hậu-đắc”, và đến đây giáo lư “đắc” đă khai triển một cách cực phức tạp. Muốn biềt tường tận, xin xem luận Bà sa, quyển 158 (Đại chính, 27, trang 801, hạ) và luận Câu xá, quyển 4. Một điểm nữa nên chú là: tác dụng của “đắc” chỉ áp dụng cho những tâm lư mà thôi, bởi thế, nó không bao giờ được dùng trong những trường hợp “được” gạo, “được” tiền.
Thứ đến, “phi đắc”. Phi đắc là tác dụng hoạt động ngược lại với đắc, là pháp khiến “được rồi mà mất”. Trước luận Bà sa nó vẫn chưa được lập thành trong những pháp Bất-tương-ưng-hành, nhưng, đến luận Bà sa, v́ “đắc” được phát triển mạnh, nên phi đắc cũng được biệt lập thành một.
Thứ ba vô-tưởng-định, thứ tư diệt-tận-định và thứ năm vô-tưởng-quả là trạng thái tuyệt diệu của tâm. Song đó không phải là cảnh giới tuyệt nhiên không có, nhưng không thể là tâm hay vật được, v́ thế mà kêu là Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp. Tuy Đại-chúng-bộ và Hóa-địa-bộ bảo là vô vi, nhưng ở đây nó là Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp.
Thứ sáu là mệnh căn. Mệnh căn có nghĩa là thọ mệnh, là cái nguyên lư làm cho ta sống c̣n. Theo ư nghĩa ấy, mệnh căn ở đây có vẻ giống như cái gọi là “Cùng-sinh-tử-uẩn” của Hóa-địa-bộ, hay, “Phi-tức-phi-ly-uẩn-ngă” của Độc-tử-bộ; nhưng, nếu theo Hữu Bộ th́ cái đó không phải vật, mà cũng không phải tâm, nó hoàn toàn là trạng thái do tâm, thân tương tục mà thành một nguyên lư trừu tượng, và tuyệt nhiên không có một ư nghĩa linh ồn nào cả (Nam phương cho nó là một của vật chất).
Thứ bảy: chúng-đồng-phận, nguyên-lư-hóa khái niệm về chủng hoặc loại, là quy định các pháp đồng loại với nhau. Có hai loại: vô-sai-biệt và hữu-sai-biệt. Vô-sai-biệt th́ như người chẳng hạn, bất luận là đàn ông, đàn bà, già hay trẻ, đứng về phương diện người mà nói, là đồng nhất; c̣n hữu-sai-biệt th́ như giữa loài người có đàn ông, đàn bà khác nhau, đó chính là cái niệm khu biệt tương đương về chủng hay loại. Cách thuyết minh này có thể nói cũng tương tự của thuyết phái Thắng Luận chia đồng phận thành cao-đẳng-đồng và liệt-đẳng-đồng.
Thứ tám dị-sinh-t́nh – là nói về địa vị trừu tượng của phàm phu. Khái niệm này được Hữu Bộ thành lập, nhưng Câu xá luận không thừa nhận.
Từ thứ chín đến thứ mười hai sinh, trụ, dị, diệt, là bốn tướng của các pháp hữu vi, từ Bà sa trở về sau đă thành một vấn đề được thảo luận một cách rất sôi nổi. Chẳng hạn, lúc đầu, Phát-trí-luận hoặc Phẩm-loại-túc-luận coi bốn tướng sinh, trụ, dị diệt là nguyên lư của vạn hữu và xử lư chúng một cách đơn thuần, nhưng đến luận Bà sa (quyển 39, Đại chính, 27, trang 200, hạ) th́ ngoài tứ tướng c̣n t́m đến nguyên lư của sinh, trụ, diệt là ǵ? Một khi vấn đề đó được nêu ra th́ nghiễm nhiên nó trở thành rất phức tạp. Như vậy là luận Bà sa, ngoài, sinh, trụ, dị, diệt ra c̣n muốn biến sinh, trụ, dị, diệt thành nguyên lư của chính sinh, trụ, dị, diệt, và để vượt qua nỗi khó khăn đó, bèn đề xướng thuyết gọi là “Tiểu-tứ-tướng” hay “Tùy-tướng”. Nhưng thật ra điều đó chỉ làm cho vấn đề trở nên rắc rối thêm chứ không đạt đến một giải quyết triệt để chân chính nào cả.
Thứ mười ba đến thứ mười lăm: danh, cú, văn (các nhà Thí-Dụ cho danh, cú, văn thân không thật có; các nhà Thanh luận th́ bảo danh, cú, văn lấy tiếng (thanh) làm tự tính, tông này cũng xếp chúng vào loại Bất-tương-ưng-hành-pháp, Bà sa quyển 14, Đại chính, 27, trang 70, thượng). đây là chia ngôn ngữ và nội dung của nó thành ba loại nguyên lư. Danh có nghĩa là danh từ (danh thuyên tự tính); cú, như núi cao, nước chảy, v.v… là giải bày nghĩa lư (cú thuyên sai biệt); tự là tự mẫu và tự vận như a, I, u, b, c, k,… người ta nhờ chữ mà phát thành tiếng, nhờ danh mà nói lên đối tượng và nhờ cú mà phát biểu nghĩa lư. Cách giải thích những nguyên lư đặc thù này cũng tương đương như cách giải thích của Văn-điển-phái, đó là điểm ta cần ghi nhận.
Tất cả mười lăm loại trên đây đều được Hữu Bộ thái dụng; c̣n những thành phần sẽ được liệt kê sau đây chủ yếu là do Duy-thức-phái thành lập, nhưng về uyên nguyên của chúng th́ vẫn bắt nguồn từ sự thuyết minh trong luận Bà sa.
Thứ mười sáu: lưu-chuyển – là nói sự liện tục bất đoạn của nhân quả.
Thứ mười bảy: định-dị - là nói nhân quả có nhiều sai biệt.
Thứ mười tám: tương-ưng – là nói sự quan hệ nhất định bất-tương-ly của nhân quả.
Thứ mười chín: thế tốc – là nói sự lưu chuyển nhanh chóng của nhân quả.
Thứ hai mươi: thứ đệ - là nói tuy nhân quả lưu chuyển rất có thứ tự.
Thứ hai mốt: thời – là nói nhân quả tương tục trong ba đời.
Thứ hai mươi hai: phương – là nói nhân quả chuyển khắp đông, tây, nam, bắc.
Thứ hai ba: số - là nói về số mục, như một, hai, ba, v.v…
Thứ hai mươi bốn: hoà hợp – là nói nhân quả do nhiều duyên ḥa hợp mà thành (Đại thừa A-tỳ-đạt-ma- tạp-tập-luận quyển 2, Đại chính, 31, trang 700-701).
4- SỰ QUAN HỆ GIỮA TÂM-BẤT-TƯƠNG-ƯNG-HÀNH-PHÁP, VÔ-VI-PHÁP VÀ NHÂN-DUYÊN-QUAN.
Sau hết, trong chưong này, vẫn c̣n một điểm nữa cần phải được chú ư, đó là sự quan hệ giữa Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp và Vô-vi-pháp, đă tŕnh bày ở trên, cùng nhân-duyên-quan, sẽ được tŕnh bày sau, như thế nào? Vô vi dĩ nhiên đă được thành lập theo tiêu chuẩn bất biến bất động; Nhân-duyên-quan th́, trái lại, được thành lập để thuyết minh cái quy định “động” của vạn hữu, do đó, có thể nói hai quan niệm trên hoàn toàn đối lập nhau. Vậy, giữa hai quan niệm đó, Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp đứng trên cương vị nào? Nếu nói một cách đại thể th́ nó đứng ở địa vị trung gian. Đứng trên quan niệm hoạt động của vạn hữu mà nói th́ Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp tuy giống như nhân duyên do hoạt động vạn hữu quy định, nhưng lại không “động” như nhân duyên; đồng thời, đứng về phương diện bất biến mà nói th́ tuy giống như vô vi nhưng lại không có cái tính bất biến cố định của vô vi, cho nên, có thể nóiTâm-bất-tương-ưng-hành-pháp là quan niệm đứng khoảng giữa vô vi và nhân duyên. V́ đứng ở khoảng giữa nên Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp được coi là có liên lạc mật thiết với nhân duyên và vô vi, điều này cứ xem Đại-chúng-bộ coi pháp tắc của nhân duyên cũng như vô vi th́ đủ rơ. Hơn nữa, v́ là ở khoảng giữa nên, tùy theo cách nhận xét, Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp rất dễ biến thành vô vi hoặc nhân duyên, điều đó tưởng không có ǵ là lạ cả. Chẳng hạn như Đông-Sơn-Bộ chủ trương rằng đắc là vô vi. Lại nữa, như Đại-chúng-bộ và Hóa-địa-bộ thừa nhận Tứ-vô-sắc là vô vi, th́, về điểm này, dĩ nhiên là Vô-tưởng-định, diệt-tận-định và vô-tưởng-sư, v.v… rất có thể cũng có thể xếp vào loại vô vi. Đồng thời, những Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp khác đều có thể được thu nhiếp vào nhân duyên theo nghĩa rộng; nói một cách đơn giản, chẳng hạn như A-tỳ-đạt-ma-pháp-yếu-luận của Nam phương đă xếp toàn bộ Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp vào bộ Nhân-duyên-luận. Như vậy, nếu quan niệm về Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp này được khoáng đại ra th́ trong đó có thể thu nhiếp cả vô vi lẫn nhân duyên, đồng thời ở phương diện tương phản, nếu vô vi hoặc nhân duyên được mở rộng th́, theo tôi, dù không thiết lập Tâm-bất-tương-ưng-hành-pháp riêng biệt đi nữa cũng có thể bao gồm tất cả các loại pháp rồi.
Tóm lại, ba quan niệm về vô vi, Tâm-bất-tương-ưng-hành và nhân duyên rất có liên hệ mật thiết về mặt tâm lư: đó là điểm ta không thể quên khi nghiên cứu vấn đề này.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|