Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 267 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Kinh Địa Tạng Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 1 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:19pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412



. Dẫn Nhập

A. Thứ Nhất, Tiểu Dẫn Về Tài Liệu

B. Thứ Hai, T́m Xét Về Dịch Chủ

C. Thứ Ba, Khái Lược về Nội Dung

D. Phần Chính Thuyết

E. Phần Bổ Túc

II. Ghi Về Địa Tạng Đại Sĩ

A. Địa Tạng Đại Sĩ

B. Địa Tạng Đại Sĩ và Kinh Địa Tạng

III. Nghi Thức Sám Nguyện Đơn Giản Trước Khi Tŕ Tụng Kinh Địa Tạng

IV. Kinh Địa Tạng : cuốn trên (1)

A. Phẩm 1 : Thần Thông Tại Cung Đao Lợi

B. Phẩm 2 : Thân Phân Hóa Qui Tụ Lại

C. Phẩm 3 : Quán Sát Nghiệp Quả Chúng Sinh

D. Phẩm 4 : Nghiệp Quả Của Người Diêm Phù

V. Kinh Địa Tạng : cuốn giữa

A. Phẩm 5 : Danh Xưng Địa Ngục

B. Phẩm 6 : Thế Tôn Tuyên Dương

C. Phẩm 7 : Lợi Ích Người C̣n Kẻ Mất

D. Phẩm 8 : Chúa Tôi Diêm La Xưng Tụng

E. Phẩm 9 : Xưng Tụng Danh Hiệu Chư Phật

VI. Kinh Địa Tạng : cuốn dưới

A. Phẩm 10 : Trắc Lượng Công Đức Bố Thí

B. Phẩm 11 : Thần Đất Hộ Tŕ

C. Phẩm 12 : Lợi Ích Của Sự Thấy Nghe

D. Phẩm 13 : Thế Tôn Kư Thác


I. Dẫn Nhập


Ghi Sau Khi Duyệt Địa Tạng

Nếu nói v́ sự dấn thân mà được Phật đem chúng ta kư thác, th́ đó là sự đặc thù của đức Địa tạng mà Phật tử th́ phải học tập.

Đời Phật có 2 vị đại sĩ quan trọng. Một là đức Từ thị, sẽ thay Phật làm Phật. Hai là đức Địa tạng, thay Phật mà gánh vác chúng sinh.

Địa tạng đề cao niệm Phật và bất sát, và xếp vào loại bất khả tư nghị cái phước giúp người già, người bịnh và sản phụ. Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài, và cái phước là làm theo giáo huấn ấy.

Địa tạng nói đến quỉ thần. Quỉ thần thật th́ không đáng nói lắm. Hăy nói quỉ thần h́nh người mặt người. Quỉ thần ác có thiện có. Nhưng con người đa số ác nên quỉ thần ác lộng hành. Vậy đối phó với quỉ thần ác th́ phải đừng ác.

Phật giáo có cái thuyết tam tai - Tam tai là 3 tai nạn đao binh, tật dịch và cơ cẩn, mà tôi đă dịch là chiến tranh, nhiễm độc và nhân măn. Đó là 3 điều đang là mối lo lớn nhất cho cả thế giới. Trước đây không lâu th́ chiến tranh hạt nhân là mối lo lớn nhất, nhưng hiện nay th́ mối lo lớn nhất là ô nhiễm môi trường và bùng nổ dân số. Mối lo ô nhiễm môi trường lại có những mối lo liên hệ mà vi khuẩn HIV chỉ là một. Phật giáo không nói tận thế như các tôn giáo khác, nhưng mô tả tam tai th́ thật kinh hoàng. Và nói về Địa tạng đại sĩ th́ tam tai được nói đến c̣n hơn nói đến ngũ trược.

Mồng 8 tháng tư, 2537

Trí Quang         & nbsp; 



Thứ Nhất, Tiểu Dẫn Về Tài Liệu

1. Kinh này dịch và in năm 2514 (1970) một cách b́nh thường. Nay được chữa lại khá kyլ dẫu không c̣n để phần dịch âm.

2. Tài liệu được sử dụng là Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu (kư hiệu là Chính) và Tục tạng kinh bản chữ Vạn (kư hiệu là Vạn).

3. Nguyên bản căn cứ để chữa là Chính 13/777 - 790. Nguyên bản này không chia 3 cuốn mà chia 2 cuốn thượng hạ. Bản in riêng của Phật giáo Trung hoa cũng được sử dụng. Địa tạng khoa chú (Vạn 35/197-336) lại càng được tham chiếu.

4. Quan trọng đến nỗi không thể thiếu được trong việc t́m hiểu về đức Địa tạng là kinh Thập luân (Chính 13/721-777). Bản dịch trước của kinh này (Chính 13/681-721) và kinh Chiêm sát (Chính 17/901-910) cũng được tham khảo.

5. Tài liệu để soạn nghi thức sám nguyện là Tán lễ Địa tạng bồ tát sám nguyện nghi (Vạn 129/68-71), nhưng kinh Thập luân vẫn là tài liệu chính.



Thứ Hai, T́m Xét Về Dịch Chủ

Về dịch giả kinh Địa tạng, có thể có 3 thuyết. Thứ nhất, tôi nhớ khi nhỏ có thấy 1 bản ghi ngài Pháp cự dịch. Thứ hai, 1 bản dịch ghi là ngài Pháp đăng. Thứ ba, nhiều bản ghi là ngài Thật xoa nan đà.

Về ngài Pháp cự, niên đại dịch kinh là 290-306 (Chính 98/678). Xuất xứ này cũng ghi dịch phẩm của ngài, như những xuất xứ khác. Trong những dịch phẩm được ghi, không có kinh Địa tạng. Nhưng trong Chính 49/61, cũng như mấy xuất xứ nữa, ghi dịch phẩm của ngài có 132 bộ 142 cuốn ẫ mà không bản mục lục nào ghi được đầy đủ. Như vậy không rơ trong đó có kinh Địa tạng mà thất lạc, hay không?

Về ngài Pháp đăng, không thể t́m thấy tên, nên không thể nói ǵ được.

Về ngài Thật xoa nan đà, niên đại dịch kinh là 695-704 (Chính 98/668). Có đến 5 xuất xứ ghi ngài là dịch giả kinh Địa tạng: Chính 13/777, Vạn 35/220A, Chính 99/346, Chính 99/376, và Chính 100/1010.

Phần tôi, sau khi tra cứu gần hết sử truyện và mục lục, ghi lại như trên đây. Nhưng thấy vấn đề dịch giả kinh Địa tạng vẫn bất ổn. Tôi lại không có 1 bản giảng giải mới nào, nên không biết có sự tra cứu nào đáng kể không. Riêng ngài Thái hư th́ cũng cho dịch giả kinh Địa tạng là ngài Thật xoa nan đà (Thái hư toàn thư, 29/2470).





Thứ Ba, Khái Lược Về Nội Dung



Như vừa nói, nguyên bản kinh này chia 2 cuốn: cuốn thượng có các phẩm 1-6, cuốn hạ có các phẩm 7-13. Xét ra chia như vậy mới có nghĩa. Chia 3 cuốn thượng trung hạ chỉ để tŕ tụng cho thích hợp th́ gian mà thôi. Kinh này cốt nói đại nguyện đại lực của Địa tạng đại sĩ. Cuốn thượng kể như là phần chính thuyết, nói đại lược đă đủ, và cuối phẩm 6 đă kết thúc bằng sự đặt tên kinh. C̣n cuốn hạ kể như là phần bổ túc, bổ túc một số chi tiết. Nay tóm lược tất cả dưới đây.




Phần Chính Thuyết

Phẩm 1: Thần thông tại cung Đao lợi.- Sát với chính văn th́ phải dịch là thần thông tại cung trời Đao lợi. Cung trời Đao lợi là Thiện pháp đường, tức giảng đường của Đế thích, và là chỗ Phật thuyết pháp cho mẹ, trong pháp được thuyết có kinh Địa tạng. Thần thông là đại bộ phận của thần lực và nhiều lúc cũng gọi là thần lực. Vă lại chữ thần lực đủ và sát với phẩm này, nên phải đổi ra. Xét thần lực của phẩm này nói th́ thấy có 3. Một, thần lực không nói mà thấy rơ, đó là biến cung Đao lợi vốn rất lớn và trang nghiêm lại càng lớn và trang nghiêm vô tận (như Bồ đề tràng trong Hoa nghiêm). Hai, thần lực ánh sáng và âm thanh mà Phật biểu hiện ở cung Đao lợi (như phóng quang và thần lực trong Pháp hoa). Ba, thần lực hóa độ và tác thành của đức Địa tạng mà tại cung Đao lợi Phật đă đề cao. Chính yếu của phẩm này là 2 thần lực sau. Ngoài 3 thần lực này, phẩm này cốt nói đại nguyện của đức Địa tạng, đại nguyện ấy cũng là một thần lực, mà là thần lực quan trọng.

Phẩm 2: Thân phân hóa qui tụ lại.- Phân thân là phương tiện quan trọng nhất trong những phương tiện mà đức Địa tạng đă vận dụng để giải thoát cho bao kẻ tội khổ ẫ như đại nguyện mà phẩm 1 đă nói. Cũng chính v́ đại nguyện nghiêng nặng về bao kẻ tội khổ, nên phân thân mà phẩm này nói đă nhấn mạnh phân thân ở địa ngục. Nhưng phân thân của đức Địa tạng, theo kinh Thập luân th́ đếm được 42 loại (Chính 13/725), c̣n kinh này có 20 loại, của Phật nhưng là điển h́nh cho các vị đại sĩ. Phân thân như vậy có 2 loại lớn là hữu t́nh và vô t́nh. Trong loại vô t́nh, kinh Thập luân chỉ nói" hiện những cảnh đẹp cho người vui thích", c̣n kinh này nói rơ hơn: hiện ra làm núi rừng, ḍng nước, đồng bằng, sông ng̣i, ao hồ, suối giếng. Nói rơ mà không đủ, v́ ngoài núi rừng và đồng bằng, chỉ nói toàn nước -- Nói như vậy cũng không lạ, nếu ta biết đến vấn đề nước ở cái xứ nóng như Ấn độ. Nhưng phải nói như chính đức Địa tạng đă nói mới rơ và đủ hơn, dầu vắn tắt hơn, rằng thân đức Địa tạng là thân không biên cương, rằng tại mỗi thế giới hệ, ngài phân hóa trăm ngàn vạn ức thân h́nh. Và phân hóa thân h́nh là để thuyết pháp. Nhưng thuyết pháp ở đây không phải chỉ có một cách nói bằng lời, mà nói bằng nhiều cách: cách nào mà lợi người là thuyết pháp cả. Nên cảnh vật làm người vui thích, làm người được ích lợi, th́ đó chính là sự thuyết pháp, là sự độ thoát. Đừng hiểu rằng hiện cảnh vật ích lợi mọi người để rồi sau đó thuyết pháp độ thoát cho họ. Mặt khác, v́ đại nguyện và sự phân thân như vậy, nên trong phẩm này đức Địa tạng được đức Thế tôn đem chúng sinh, trong đó có chúng ta, kư thác cho ngài.

Phẩm 3: Quán sát nghiệp quả chúng sinh.- Nghiệp quả, hay nghiệp cảm, là hành vi và kết quả của hành vi. Nói quán sát nghiệp quả của chúng sinh, nhưng thật ra phẩm này lấy người Diêm phù chúng ta làm điển h́nh mà nói. V́ đại nguyện của đức Địa tạng chú trọng chúng sinh tội khổ, nên phân thân của ngài đă nhấn mạnh phân thân địa ngục, và bây giờ nói quán sát nghiệp quả, nhưng thật ra chỉ quán sát nghiệp quả địa ngục ẫ đặc biệt địa ngục vô gián, nơi nghiệp dữ nhất và quả khổ nhất. Điều rất đáng tiếc là trong phần nói về nghiệp dữ nhất ấy đă không nói đến nghiệp dữ hơn hết, ấy là những chủ thuyết độc hại nhân loại mà chữ tà kiến hay ác kiến không diễn đạt hết được. Phản bội Phật pháp, đi theo các chủ thuyết ấy, cũng là nghiệp dữ nhất mà kinh này đă không nói đến.

Phẩm 4: Nghiệp quả của người Diêm phù.- Phẩm này tiếp tục phẩm trước, lấy người Diêm phù chúng ta làm điển h́nh mà nói về nghiệp quả của chúng sinh, nhưng nói rộng hơn: Một, về nghiệp quả, không phải chỉ nói nghiệp quả vô gián, nhưng vẫn chú trọng nghiệp quả đường dữ. Hai, nói về đại thệ (lời thề thực hiện đại nguyện) của đức Địa tạng. Ba, nói về cách giải thoát nghiệp quả cho chúng sinh của đức Địa tạng; trong cách này, ở đây đưa ra cách nói về nhân quả, nhưng chữ nói ấy không phải chỉ là nói, khuyên và răn, mà là nói bằng sự "vận dụng hàng trăm hàng ngàn phương tiện". Hai phần đại thệ và cách nói như vậy là vài phương tiện của đức Địa Tạng.

Phẩm 5: Danh xưng địa ngục.- Danh xưng địa ngục là tên của các địa ngục. Chính tên của mỗi địa ngục biểu thị h́nh cụ và cực h́nh của địa ngục ấy. Phẩm này chỉ bổ túc cho phẩm 4, nói về các địa ngục, nơi nghiệp dữ phải chịu quả báo, sau khi chịu hoa báo và trước khi chịu dư báo. Nhưng đến đây, sau 3 phẩm 3, 4 và 5 nói về nghiệp quả, những điểm chính yếu sau đây phải được nhận rơ: địa ngục thật khổ, và ai làm nghiệp dữ th́ người ấy tự chịu, chứ không ai có thể chịu thay cho; như vậy địa ngục là thật, nếu thật có nghiệp dữ; nhưng cũng không thật, nếu nghiệp dữ không có hay có mà được trừ bỏ; sự trừ bỏ cũng vẫn có thể hy vọng, nếu biết qui y đức Địa tạng và làm theo kinh này chỉ dẫn; và đức Địa tạng trừ bỏ cứu vớt cho cũng không phải chỉ trừ bỏ cứu vớt nơi cái nhân mà c̣n ngay nơi cái quả: Đó là sự đặc biệt, bất khả tư nghị của đức Địa tạng và kinh Địa tạng.

Phẩm 6: Thế tôn tuyên dương.- Các phẩm trước đă nói về thệ nguyện, phương tiện và sở độ của đức Địa tạng, phẩm này nói về sự ích lợi nhân thiên của ngài. Ích lợi nhân thiên là đem lại cho nhân thiên và mọi loài sự ích lợi mà phần chính là ở chính trong nhân thiên. Sự ích lợi ấy gọi là sự yên vui tuyệt diệu (thắng diệu lạc). Sự ích lợi ấy ích lợi cả nhân và quả, cả hiện tại và vị lai. Ích lợi này c̣n được nói đến trong phẩm 12 và rải rác ở các phẩm khác. Và, như đă nói, đến đây kể như đă lược đủ về đại nguyện và đại lực của đức Địa tạng, nên Phật đặt tên cho kinh này, tên ấy biểu thị đại nguyện và đại lực đă nói.



Phần Bổ Túc

Phẩm 7: Lợi ích người c̣n kẻ mất.- Phẩm này bổ túc cho chi tiết ích lợi kẻ mất: làm cách nào để kẻ mất được ích lợi mà người c̣n cũng được. Trong cách ấy, hại nhất cho kẻ mất, cái hại phải cố mà tránh, ấy là sự sát sinh cúng tế.

Phẩm 8: Chúa tôi Diêm la xưng tụng.- Diêm la là Diêm la thiên tử, cũng gọi là Diêm vương, thuộc loài quỷ, thống lănh quỉ chúng và tổng quản địa ngục. Phẩm này bổ túc những chi tiết sau đây: Thứ nhất, bổ túc sự đại tinh tiến, cứu độ không chán mệt của đại nguyện đức Địa tạng. Thứ hai, bổ túc uy thần của đức Địa tạng đối với thế giới quỉ -- thế giới rất mạnh và đa dạng, mạnh nên gây họa mạnh bao nhiêu th́ giúp phước cũng mạnh bấy nhiêu, khi có uy thần của đức Địa tạng. Thứ ba, bổ túc ích lợi khi chết, nhất là lúc sinh. Trong chi tiết này có vài chi tiết nhỏ: Một, lúc sinh không được sát sinh tiệc tùng (phẩm trước mới nói khi chết không được sát sinh cúng tế); c̣n khi chết th́ phẩm này nói đến một trong những cái gọi là "cách ấm mê": sự bị mê hoặc dẫn dụ khi chết. Hai, chúa quỉ Chủ sinh mạng, vị bổ túc chi tiết thứ ba này được Phật gọi là một vị đại bồ tát và thọ kư cho: quan trọng biết bao. Điều cần phải đặc biệt nói thêm, là kinh này hết sức răn việc sát sinh (để cúng tế khi chết và tiệc tùng lúc sinh), coi việc sát sinh cùng loại với tội vô gián (chính văn : ... ngoại trừ 5 thứ nghiệp dữ vô gián với nghiệp dữ sát sinh, c̣n những nghiệp dữ tương đối nhỏ hơn...).

Phẩm 9: Xưng tụng danh hiệu chư Phật.- Phẩm này bổ túc chi tiết nghe hay niệm danh hiệu Phật đà. Điều cần ghi chú, là mục đích bổ túc, cũng như lời kết thúc, tuy có vẻ nhấn mạnh giành cho sự chết -- sắp chết, chết, sau khi chết; nhưng, những hiệu năng của mỗi hiệu Phật được nói đến lại không phải chỉ như vậy. Vậy mới biết, khi sắp chết, cái an ủi người chết, cái để cho người chết bám víu là danh hiệu của Phật, nhưng danh hiệu ấy cũng là, trước hết đă là, cái cho người sống bám víu, và từ đó thấy rơ cái phước được biết Phật và được niệm Phật cần thiết đến mức nào trong đời sống.

Phẩm 10: Trắc lượng công đức bố thí.- Phẩm này bổ túc nhân tố thánh thiện, đặc biệt c̣n chỉ cách biến nhân tố ấy từ hữu lậu thành vô lậu.

Phẩm 11: Thần đất hộ tŕ.- Phẩm này bổ túc chi tiết phụng thờ đức Địa tạng. Cách thức và ích lợi của sự phụng thờ ấy, phẩm này nói rơ. Trong phần ích lợi, sự đất đai được màu mỡ (thứ 1) và hay gặp dịp làm phước (thứ 10) đă đáng chú ư, nhưng đáng chú ư hơn nữa là ở phẩm này người nói về đức Địa tạng là một vị Địa thần: 2 chữ Địa như vậy không phải ngẫu nhiên mà trùng hợp.

Phẩm 12: Ích lợi của sự thấy nghe.- Thấy nghe là thấy h́nh tượng hay nghe danh hiệu của đức Địa tạng. Ích lợi của sự thấy nghe như vậy là bổ túc cho sự ích lợi nhân thiên của đức Địa tạng. Trước khi nói ích lợi ấy, Phật phóng ánh sáng đặc biệt, và vị phát khởi là chính đức Quan âm: như thế cũng đủ thấy sự ích lợi ấy bất khả tư nghị đến mức nào. Nên sự ích lợi nhân thiên chính là sự bất khả tư nghị: siêu việt và khác thường, tư tưởng và ngôn ngữ b́nh thường không thể tư duy và mô tả sự ích lợi ấy, nhất là tư duy mô tả theo cách thức b́nh thường.

Phẩm 13: Thế tôn kư thác.- Chính văn là chúc lụy nhân thiên: đem nhân loại và chư thiên, và bao chúng sinh tội khổ mà chúc lụy. Chúc, hay phó chúc, là giao phó, căn dặn. Lụy là mối lụy, trách nhiệm nặng nề. Chúc lụy là căn dặn mà giao phó trách nhiệm nặng nề. Nên tôi đổi ra chữ kư thác cho dễ hiểu. Nội dung phẩm này tổng kết sự ích lợi bất khả tư nghị của đức Địa tạng, nhưng quan trọng nhất là một lần nữa Phật lại đem chúng ta và chúng sinh kư thác cho ngài. Sự kư thác này thật đặc biệt: một là chỉ kư thác cho ngài, hai là chỉ kinh này có sự kư thác như vậy. Ngay như kinh Pháp hoa, sự kư thác ở đó cũng không như ở đây.




II. Địa Tạng Đại Sĩ

Tài liệu ghi về đại sĩ dưới đây toàn xuất từ kinh Thập luân. Cách ghi th́ phần nhiều lược văn mà không lược ư, nhưng cũng có chỗ dẫn dụng chính văn. Chỗ nào dẫn kinh điển khác th́ ghi tên rơ ràng.

1. Danh hiệu của đức Địa tạng.- Theo nghĩa đen, địa là đất, tạng là kho tàng: kho tàng đất, gọi là Địa tạng. Nếu đọc Địa tàng th́ lại có nghĩa sự tàng trữ của đất. Nhưng nghĩa chính th́ nên lấy cách đọc Địa tạng. Đại nhật kinh sớ nói Điạ tạng bồ tát chủ tŕ kho báu vô biên công đức phát khởi từ bản tánh của tâm địa. Định nghĩa này biến thành định nghĩa mà khoa nghi thường nói "khể thủ bản nhiên tịnh tâm địa, vô tận phật tạng đại từ tôn". C̣n 1 bài tựa của Địa tạng khoa chú (Vạn 35/206A) dẫn lời Phật nói dũng mănh là Địa tạng. Lời này không thấy ghi xuất xứ, nhưng rất đúng với đại thệ nguyện và đại tinh tiến của đức Điạ tạng phân thân vào trong các đường dữ, nhất là vào trong địa ngục. C̣n kinh Thập luân, khi tả đức tính của ngài về lục độ, có nói nhẫn th́ vững như cơi đất to lớn, định th́ sâu như kho tàng bí mật. Lời này thành định nghĩa của Phật học đại từ điển. Thế nhưng các định nghĩa ấy không bằng chính văn sau đây. "Vị đại sĩ này, bằng định lực, làm cho tất cả trái hạt phong phú. Tại sao, v́ vị đại sĩ này đă qua vô số kiếp, nơi vô số Phật, phát cái nguyện cực kỳ tinh tiến và kiên cố; do năng lực của nguyện ấy, để hóa độ chúng sinh, ngài giữ ǵn tất cả đất đai và mầm giống cho chúng sinh tùy ư hưởng dụng. Chính năng lực của ngài đă làm cho cả cơi đất to lớn này cỏ cây rau lá sinh trưởng tốt tươi, thóc lúa hoa quả đầy đủ chất lượng". Lời này cho thấy Địa tạng là kho đất, là nghĩa đen thật sự. Và việc này rất liên hê đến sự tồn tại của Phật pháp, liên hệ một cách đặc biệt. "Địa tạng đại sĩ bạch đức Thế tôn, con nguyện tế độ tất cả bốn chúng đệ tử của đức Thế tôn. Con làm tăng trưởng hết thảy bạch pháp giải thoát, tăng trưởng cây trái thực phẩm và dược liệu, tăng trưởng đất nước gió lửa, nói tóm, con làm cho ḍng giống Tam bảo trường tồn, rực rỡ và uy đức ... Đức Thế tôn nói, Địa tạng đại sĩ làm được như vậy là v́ đại sĩ đă được tuệ giác Bát nhă sâu xa, nắm chắc tính chất đối kháng và hỗ trợ lẫn nhau trong quá tŕnh sinh diệt của đất nước gió lửa".

Tư tưởng hệ Phật giáo về con người và thế giới con người không phải chỉ có một mặt: có mặt do phước báo mà có, đó là nhân quả dị thục; có mặt do nhân lực mới thành, đó là nhân quả sĩ dụng; nhưng c̣n mặt nữa, đó là thần lực của chư Phật chư đại bồ tát. Thần lực ấy thấy rơ nhất nơi Địa tạng đại sĩ, nên trong kinh đă dẫn, đức Thế tôn đề cao như sau, "giả sử có người đối với vô số đại bồ tát tŕ niệm và hiến cúng cả trăm kiếp, không bằng có người trong th́ gian một bữa ăn chí tâm qui y, lễ bái, tŕ niệm và hiến cúng Địa tạng, vị đại sĩ có đại bi nguyện và đại tinh tiến quá hơn các vị bồ tát".

Đến đây th́ đă thấy khi xưng niệm ngài, nên thay những chữ thừa mà thiếu là đại bi đại nguyện đại thánh đại từ bằng những chữ đại bi đại nguyện đại định đại lực, đă thấy ngài là vị minh dương cứu khổ chứ không phải chỉ là u minh giáo chủ, đă thấy tŕ niệm ngài không phải chỉ để cầu siêu. Những điều này, dưới đây sẽ c̣n thấy rơ hơn nữa.

Trên đây là định nghĩa chính về danh hiệu của Địa tạng đại sĩ. Phần tôi, căn cứ tinh thần kinh Địa tạng, nhất là căn cứ câu "tất cả thân h́nh của Điạ tạng đại sĩ phân hóa tại các địa ngục của các thế giới hệ" trong phẩm 2, tôi lại muốn định nghĩa đơn giản, rằng Địa tạng là tàng h́nh trong điạ ngục. Tôi nói muốn định nghĩa như vậy, không nói đó là định nghĩa. Tuy nhiên, tôi thấy như vậy lại rất thâm thiết đối với hạnh nguyện của Địa tạng đại sĩ. Sau này có dịp được thấy Thái hư đại sư đă có ư kiến đó (Thái hư toàn thư tập 29 trang 2468).

2. H́nh tượng của đức Địa tạng.- Địa tạng đại sĩ đến với Phật từ phương nam, bằng h́nh tướng Thanh văn, tức h́nh tướng xuất gia. H́nh tướng ấy vừa tiêu biểu vừa hộ tŕ cho Tăng bảo và sự giải thoát của toàn bộ Phật pháp. Thị hiện h́nh tướng ấy, có nghĩa như Phật nói, "chỉ có chư Phật thế tôn và bồ tát đại sĩ mới hộ tŕ được 2 việc: hộ tŕ người xuất gia v́ muốn tiếp nối ḍng giống Tam bảo và hộ tŕ chánh pháp thuận với sự giải thoát của cả Tam thừa. Thế quyền không làm được việc ấy; đừng ŕnh sơ hở mà hại đệ tử và chánh pháp của ta".

Quốc độ này Tăng bảo là người xuất gia. Muốn làm cho Phật pháp tồn tại th́ phải ái hộ người xuất gia. Ái hộ người xuất gia, trước hết và căn bản, là ái hộ giới pháp. "Người xuất gia dẫu tàn tệ đến nỗi chỉ là cái thây chết phá giới, không giới, sẽ đọa ác đạo, nhưng vẫn làm thiện tri thức cho nhân thiên ở chỗ có thể tuyên thuyết Phật pháp cho họ, lại v́ có h́nh tướng và uy nghi của người xuất gia nên làm cho mọi người phát sinh cảm nghĩ quí báu". Do đó, Phật không chấp nhận họ là đệ tử, nhưng cũng không chấp nhận thế quyền xúc phạm đến họ. Phật chỉ chấp nhận sự trừng trị theo giới luật của Tăng chúng thanh tịnh.

Ái hộ người xuất gia là, kế đó, ái hộ sự giải thoát và chánh pháp đem lại sự giải thoát ấy. Chánh pháp giải thoát là cọng tướng của toàn bộ Phật pháp gồm cả thanh văn tiểu thừa và vô thượng đại thừa, tuy nhiên, chánh pháp ấy căn bản vẫn là thanh văn tiểu thừa. "Như vậy những kẻ tự xưng đại thừa, khinh miệt và cản trở sự truyền bá tiểu thừa, những kẻ không tin, phỉ báng và cản trở cả tiểu thừa đại thừa, tất cả những kẻ này không được xuất gia, xuất gia rồi phải đuổi gấp, v́ họ mới thật là kẻ đại tội ác gần với tội ác vô gián". "Đừng v́ lợi và danh mà lừa đảo thế gian, tự xưng đại thừa, phỉ báng tiểu thừa. Làm như vậy th́ họ không c̣n là đồ chứa đựng chánh pháp, dầu là chánh pháp tiểu thừa hay chánh pháp đại thừa". Nên đối với những kẻ phá hoại này Phật nghiêm khắc hơn cả với kẻ phá giới. Ngài đă biết trước và dạy thi hành sự bất cọng trú đối với họ: "Tăng chúng thanh tịnh và ḥa hợp trục xuất rồi mà họ dùng tiền của, học thức, khéo miệng và mưu mô, làm cho thế quyền đứng về phía họ, buộc Tăng chúng thanh tịnh phải để họ ở chung như cũ, th́ trong Tăng chúng những vị tỷ kheo giữ giới và hổ thẹn, hăy v́ hộ tŕ giới pháp mà tŕnh bày rơ ràng với thế quyền, đừng giận dữ thóa mạ những kẻ phá pháp ấy. Nếu thấy tŕnh bày mà bị đàn áp, th́ nên bỏ chỗ ấy mà đi ở chỗ khác".

Ái hộ người xuất gia không phải chỉ ái hộ giới luật thanh tịnh và chánh pháp giải thoát, Địa tạng đại sĩ c̣n ái hộ bằng sự làm tăng thêm tư cụ để người xuất gia sống mà giữ giới, mà tu bạch pháp giải thoát, mà, nói tóm, tiếp nối ḍng giống Tam bảo. Nên như đă thấy, "Địa tạng đại sĩ bạch đức Thế tôn, con nguyên tế độ tất cả 4 chúng đệ tự của đức Thế tôn. Con làm tăng trưởng hết thảy bạch pháp giải thoát, tăng trưởng cây trái thực phẩm và dược liêu, tăng trưởng đất nước gió lửa, nói tóm, con làm cho ḍng giống Tam bảo trường tồn, rực rỡ và uy đức".

Với sự tiêu biểu và hộ tŕ người xuất gia như trên đây, h́nh tướng xuất gia của đức Địa tạng đă thành vấn đề, và là vấn đề trọng đại, là phải.

3. Đại nguyện của đức Địa tạng.- Kinh đă dẫn tả đại nguyên này bằng những từ ngữ như sau. "Vị đại sĩ này có vô số những sự bất khả tư nghị, ích lợi chúng sinh một cách cần mẫn tinh tiến, là v́ đối trước hằng sa chư Phật, để ích lợi chúng sinh, ngài đă phát khởi thệ nguyện đại từ bi, rất kiên cố, khó phá hoại, rất dũng mănh, rất tinh tiến và vô cùng tận; do năng lực tăng thượng của thệ nguyện ấy mà trong mỗi th́ gian bằng một ngày đêm hay một bữa ăn, ngài cứu độ được vô lượng chúng sinh, làm cho những sở cầu đúng như chánh pháp của họ đều thỏa măn cả".

4. Phân thân của đức Địa tạng.- Kinh đă dẫn nói, "Vị đại sĩ này, bằng vào những sự bất khả tư nghị đă hoàn thành, vào sự dũng mănh tinh tiến của thệ nguyện kiến cố, để cứu độ chúng sinh, khắp trong thế giới hệ mười phương, ngài thị hiện đủ mọi thân h́nh". Thân h́nh mà ngài thị hiện, không những đủ loài, đủ hạng trong mỗi loài, đủ từ thân Phật đà đến thân địa ngục, mà quan trọng và đặc biệt, c̣n "hiện những cảnh đẹp cho người vui thích". Nhưng câu này phải nói như kinh Địa tạng mới rơ: thân của Địa tạng đại sĩ là thân không biên cương. Phẩm 2 của kinh ấy nói về sự phân thân của Phật, điển h́nh cho sự phân thân của chư Phật và đại bồ tát, lại nói, "hoặc hiện rừng núi, ḍng nước, đồng bằng, sông ng̣i, ao hồ, suối giếng, ích lợi khắp cả mọi người, ai cũng được độ thoát". Chính văn câu này như sau, "hoặc hiện sơn, lâm, xuyên, nguyên, hà, tŕ, tuyền, tỉnh, lợi cập ư nhân, tất giai độ thoát". Trước đây tôi đă chuyển văn một chút mà dịch như sau, "hoặc hiện núi sông, b́nh nguyên, ao hồ, suối giếng, ích lợi khắp cả, toàn là tác dụng hóa độ". Chưa có kinh điển nào nói minh bạch được như vậy, dẫu rằng trong cách nói cũng có thể làm cho ta hiểu rằng sự phân thân của chư Phật và đại bồ tát là như thế đó, không phải chỉ có những thân h́nh như chúng ta hiểu theo nghĩa của chúng ta.

5. Định lực của đức Địa tạng.- Kinh đă dẫn nói, tại bất cứ thế giới hệ nào, Địa tạng đại sĩ cũng nhập các định, hoạt hiện vô biên diệu dụng, hóa độ vô lượng chúng sinh. Sau khi kể rơ 23 định (2) , nhập định nào có lực dụng ǵ, kinh đă dẫn nói, "nói tổng quát, vị đại sĩ này, hằng ngày mỗi buổi sáng sớm, v́ cứu độ chúng sinh nên nhập vô số định. Định lực ấy tùy sở ưng mà ích lợi chúng sinh trong mọi thế giới hệ", "đặc biệt là trong giai đoạn ngũ trược và những thế giới hệ không có Phật xuất hiện".

6. Sở độ của đức Địa tạng.- Như lời kinh đă dẫn trên đây, đối tượng sở độ của Địa tạng đại sĩ có 3. Thứ nhất, nói tổng quát là chúng sinh trong hết thảy quốc độ và th́ gian. Thứ hai, nói đặc biệt lại có 3, là chúng sinh ở những quốc độ không có Phật, ở những quốc độ có Phật nhưng thuộc giai đoạn ngũ trược (và dẫn đếm tam tai) và thuộc giai đoạn cách hở giữa 2 đức Phật (mà Phật pháp không c̣n). Thứ ba, nói thiết cận là châu Diêm phù, tức loài người chúng ta đây, và theo kinh Địa tạng th́ quan trọng là chúng sinh tội khổ trong các ác đạo, nhất là ác đạo địa ngục, của châu Diêm phù. Do đó, Phật nói, Địa tạng đại sĩ ứng hiện khắp nơi, nhưng nghiêng nặng đối với giai đoạn dữ dội (Chiêm sát, Chính 17/902). Chính đại sĩ th́ ngài nói, đă 13 đại kiếp đến nay, ngài nỗ lực cực nhọc loại trừ ngũ trược và tam tai cho chúng sinh. C̣n kinh Địa tạng th́ nói đi lặp lại, rằng đối với châu Diêm phù, ngài có một sự liên hệ lớn lao.

V́ châu Diêm phù, và giai đoạn ngũ trược dẫn đến tam tai (3) , là đối tượng sở độ đặc biệt của Địa tạng đại sĩ, nên ở đây phải nói sơ lược.

Như đă nói, Diêm phù là thế giới loài người chúng ta đây. Thế giới ấy là 1 trong 1 tỷ thành phần của thế giới hệ Sa bà. Đại bộ phận thế giới hệ này, cũng như các thế giới hệ tương tự, có như nhau một quá tŕnh là thành: kết thành, trú: tồn tại, hoại: hư ră, không: tan biến. Nhưng không rồi lại thành, lại trú, lại hoại, lại không, luân chuyển như thế chứ không mất hẳn. Mỗi thời kỳ thành trú hoại không đều có th́ gian như nhau, nhưng chỉ thời kỳ trú mới có chúng sinh sinh sống, chúng sinh mà trong đó loài người là đại bộ phận. Thời kỳ trú có 20 tăng giảm. Thời kỳ thành rồi th́ có người sinh sống, và sống rất lâu, ấy là tăng; sau đó con người v́ phát sinh ngũ trược mà sự sống giảm dần, giảm đến trung b́nh không quá trăm tuổi là ngũ trược tăng th́, và rồi sẽ giảm dần nữa cho đến dẫn ra tam tai, ấy là giảm. Tam tai là đao binh, tật dịch, cơ cẩn (chiến tranh, nhiễm độc, nhân măn). Sau tam tai, con người sống sót rất ít, mới biết khủng khiếp và thương nhau, loài người lại phồn thịnh, trong đó có sự sống lâu tăng dần, nhờ sự thương nhau đó, đó lại là tăng. Và cứ như thế mà tăng rồi giảm, giảm lại tăng. Hiện nay là ngũ trược tăng th́ của thời kỳ giảm thứ 9 trong 20 thời kỳ tăng giảm của thời kỳ trú. Như vậy th́ trước nữa và sau nữa c̣n có vô tận những giai đoạn ngũ trược và tam tai. Trong ngũ trược, nhất là trong tam tai, Địa tạng đại sĩ cứu độ bằng định lực. Nguyên nhân chính của tam tai là sự tàn hại lẫn nhau, nên từ tâm thương nhau là nguyên nhân chính kết thúc tam tai. Do đó mà trong tam tai, ai tu từ tâm th́ khỏi. Mà một trong vô số hiệu năng định lực của đức Địa tạng là làm cho con người "bỏ được tâm lư độc hại mà hướng về nhau bằng từ tâm".

7. Phó cảm của đức Địa tạng.- Diệu dụng của Địa tạng đại sĩ là như thế, như một ít điều đă ghi trên đây. Diệu dụng ấy, như vậy, toàn là để thỏa măn mọi sự sở cầu, miễn mọi sự sở cầu ấy là "như pháp sở cầu" và xuất từ "chí tâm xưng niệm", đó là 2 từ ngữ mà kinh Thập luân đă dẫn luôn luôn nói đến.



Địa Tạng Đại Sĩ và Kinh Địa Tạng

Bây giờ hăy nói vắn tắt về nội dung kinh Địa tạng và đức Địa tạng qua kinh này.

Kinh này được gọi là hiếu kinh của Phật giáo. Hiếu niệm của Phật giáo, chỉ cần nói, theo Bồ tát giới Phạn vơng, cái tội nặng nhất là phải sinh ở những chỗ không được nghe cái tên Cha mẹ hay Phật pháp tăng, cũng đủ để ư thức. Gọi là hiếu kinh của Phật giáo, v́ kinh này có nội dung sau đây.

Thứ nhất, kể lại hiếu hạnh của Địa tạng đại sĩ mà đại nguyện của ngài đă xuất phát từ hiếu hạnh ấy và hoàn thành hiếu hạnh ấy. Đại nguyện của Địa tạng đại sĩ đại khái có 2 cách nh́n: một, căn bản là "chúng sinh độ tận phương chứng bồ đề, địa ngục vị không thệ bất thành Phật"; hai, tùy thời, tùy căn và tùy cảnh, c̣n có những lời thề để thực hiện đại nguyện căn bản trên đây. Đối tượng của đại nguyện Địa tạng đại sĩ đương nhiên vô giới hạn, nhưng đặc biệt là chúng sinh tội khổ trong tam đồ, nhất là trong địa ngục; là người Diêm phù; và như đă nói, c̣n có những kẻ ở các thế giới hệ không Phật, hay có Phật mà thuộc giai đoạn ngũ trược, giai đoạn tam tai, và thời kỳ cách hở giữa 2 đức Phật.

Thứ hai, tóm tắt những ích lợi, những sự bất khả tư nghị của đại nguyện Địa tạng đại sĩ đem lại cho chúng sinh. Đại nguyện Địa tạng đại sĩ thể hiện qua danh hiệu, h́nh tượng và kinh điển (kinh Địa tạng) của ngài. Nên 3 pháp hạnh tŕ niệm danh hiệu, chiêm bái h́nh tượng và tŕ tụng kinh điển chính là tŕ niệm, chiêm bái và tŕ tụng đại nguyện của Địa tạng đại sĩ, và những sở cầu mà trong kinh nói rơ, sẽ được đại nguyện ấy làm cho như ư. Đặc biệt chữ sinh tử trong kinh này nói, ngoài cái nghĩa tổng quát như bao nhiêu kinh điển khác, c̣n có cái nghĩa rơ nhất là lúc sinh lúc chết, khi c̣n khi mất. Kinh này dạy rơ thực hành như thế nào về 3 pháp hạnh th́ tiếp nhận được những ǵ về ích lợi mà đại nguyện Địa tạng đại sĩ đem lại cho, trong lúc sinh lúc chết và người c̣n kẻ mất. Do đó, khi cha mẹ hay thân nhân đau ốm, khi sắp chết, khi chết và sau khi chết, kinh này kể rơ đại nguyện Địa tạng đại sĩ tác thành hiếu niệm cho những người con hiếu hạnh như thế nào, và dạy rơ cách thức mà những người con hiếu hạnh có thể làm được để tiếp nhận sự tác thành ấy. Đó là đối với lúc chết và người mất. Đối với lúc sinh và người c̣n, kinh này càng rất quan tâm, bằng cách răn sự sát sinh, đề cao sự giúp đỡ sản phụ, bịnh nhân và người già, lại chỉ dạy những sự cần thiết, chỉ dạy cũng với thái độ nghiêm trọng.

Thứ ba, có một chi tiết quan trọng là kinh này rất trọng thắng diệu lạc (sự yên vui tuyệt diệu) ở trong nhân loại và chư thiên. Giải thoát, theo kinh này, là giải thoát ác đạo (nhất là địa ngục) và giải thoát luân hồi. Con cá sa vào ḍng nước có lưới, th́ thoát là thoát lưới và thoát cả ḍng nước. Chỉ thoát lưới là thoát tạm, thoát rồi cũng có thể mắc lại. Phải giải thoát cả lục đạo luân hồi mới là giải thoát vĩnh viễn, nếu chỉ giải thoát ác đạo th́ thoát rồi cũng có thể đọa lại. Lư lẽ là như vậy, nhưng cấp bách nhất vẫn là sự giải thoát ác đạo mà sinh lên nhân thiên, hưởng thắng diệu lạc. Đó là điều kinh này đặc biệt quan tâm. Điều ấy rất phù hợp với thái độ của Phật nói trước về giới luận và thí luận mỗi khi thuyết pháp cho người mới đến.

Thứ tư, việc cảm động nhất và nổi nhất của kinh này là do những điều trên, nhất là do đại nguyện, mà Địa tạng đại sĩ được Phật đem chúng sinh tội khổ kư thác cho. Không những như vậy, sự kư thác này, và kinh đại nguyện này của Địa tạng đại sĩ, được Phật thực hiện và tuyên thuyết khi ngài lên Đao lợi thuyết pháp cho mẹ, trước ngày nhập niết bàn. Như vậy, chính việc đem chúng sinh kư thác cho Địa tạng đại sĩ, và việc nói về đại nguyện của Địa tạng đại sĩ, là việc báo hiếu của Phật, đối với mẹ và đối với chúng sinh. Quan trọng biết bao! Kinh này phổ cập sâu rộng, chính là v́ điều này đây.

Với nội dung trên đây, trọng tâm kinh Địa tạng là nói về đại nguyện của Địa tạng đại sĩ, nên Phật đă mệnh danh là kinh bản nguyện, và dạy thọ tŕ cùng truyền bá theo đại nguyện ấy. Mặt khác, kinh này nói giản dị, sự việc cần thiết và gần gũi ḷng người, nhưng hạnh nguyện là hạnh nguyện thượng thừa, và triết thuyết th́ cực kỳ viên đốn khi minh bạch nói rằng cảnh vật cũng là hóa thân và toàn là tác dụng hóa độ. Cảm kích nhất vẫn là việc kinh này được Phật nói lúc ngài thuyết pháp cho mẹ để nhập niết bàn, lại nói về đại nguyện của một vị đại sĩ như đức Địa tạng, và thiết tha đem chúng ta kư thác cho đại sĩ. Như vậy, qua kinh Địa tạng, đức Địa tạng mới thật bất khả tư nghị.



III. Nghi Thức Sám Nguyện Đơn Giản
Trước Khi Tŕ Tụng Kinh Địa Tạng   

1. Phụng thỉnh qui y

Nhất tâm phụng thỉnh và qui y đức Phật bổn sư Thích ca mâu ni như lai, đức Phật đương lai Di lạc như lai, cùng Phật, Phật pháp và Tỷ kheo tăng khắp cả pháp giới.

Nhất tâm phụng thỉnh và qui y đức Phật bổn tôn A di đà như lai, cùng Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát, Thanh tịnh đại hải chúng bồ tát ở quốc độ Cực lạc.

Nhất tâm phụng thỉnh và qui y đức đại bi đại nguyện đại định đại lực Địa tạng bồ tát, cùng Bồ tát, Duyên giác và Thanh văn khắp cả pháp giới.

2. Tác bạch tâm nguyện

Đệ tử tên họ XX , pháp danh XX, nguyện v́ cầu siêu cho XX, cầu an cho XX (4) , và cầu nguyện cho bản thân, cho người thân kẻ thù trong đời này và bao nhiêu kiếp khác, cho hết thảy Tăng ni Phật tử, cho mọi người và mọi loài, mà chí thành lễ bái và tŕ tụng kinh Địa tạng bản nguyện. Ngưỡng nguyện Tam bảo vô thượng và Địa tạng đại sĩ từ bi chứng minh, nhiếp thọ hộ tŕ, làm cho người c̣n kẻ mất đều được siêu thoát, an lạc.

3. Lễ bái chư Phật bồ tát

Kính lạy đức Phật bổn sư Thích ca mâu ni như lai, đức Phật đương lai Di lạc như lai, cùng hết thảy chư Phật như lai trong pháp hội tuyên thuyết kinh Địa tạng và trong th́ hiện tại khắp các quốc độ mười phương.

Kính lạy đức Sư tử phấn tấn cụ túc vạn hạnh như lai, đức Giác hoa định tự tại vương như lai, đức Nhất thế trí thành tựu như lai, đức Thanh tịnh liên hoa mục như lai, cùng hết thảy chư Phật như lai trong th́ quá khứ khắp các quốc độ mười phương.

Kính lạy đức Vô biên thân như lai, đức Bảo tánh như lai, đức Ba đầu ma thắng như lai, đức Sư tử hống như lai, đức Bảo thắng như lai, đức Bảo tướng như lai, đức Ca sa tràng như lai, đức Đại thông sơn vương như lai, đức Tịnh nguyệt như lai, đức Sơn vương như lai, đức Trí thắng như lai, đức Tịnh danh vương như lai, đức Trí thành tựu như lai, đức Vô thượng như lai, đức Diệu thanh như lai, đức Măn nguyệt như lai, đức Nguyệt diện như lai, cùng chư Phật như lai nhiều đến số lượng không thể nói hết.

Kính lạy đức Tỳ bà thi như lai, đức Thi khí như lai, đức Tỳ xá phù như lai, đức Câu lưu tôn như lai, đức Câu na hàm mâu ni như lai, đức Ca diếp như lai, đức Thích ca mâu ni như lai, đức Di lạc như lai, cùng hết thảy chư Phật như lai trong ba th́ quá khứ hiện tại và vị lai của quốc độ Sa bà.

Kính lạy đức Vô tướng như lai, cùng hết thảy chư Phật như lai trong th́ vị lai khắp các quốc độ mười phương.

Kính lạy Văn thù sư lợi bồ tát, Tài thủ bồ tát, Định tự tại vương bồ tát, Vô tận ư bồ tát, Giải thoát bồ tát, Phổ hiền bồ tát, Phổ quảng bồ tát, Quan thế âm bồ tát, Hư không tạng bồ tát, cùng hết thảy bồ tát đại sĩ ở quốc độ Sa bà và khắp các quốc độ mười phương.

4. Lễ bái Địa tạng đại sĩ

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực, được Phật đem chúng sinh kư thác.

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực, thị hiện h́nh tướng xuất gia để tiêu biểu và hộ tŕ cho người xuất gia tiếp nối ḍng giống Tam bảo, cho giới pháp của người xuất gia, cho chánh pháp giải thoát của toàn bộ Phật pháp.

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực, tế độ bốn chúng đệ tử của Phật bằng cách làm tăng trưởng bạch pháp giải thoát, tăng trưởng cây trái thực phẩm và dược phẩm, tăng trưởng đất nước gió lửa, để ḍng giống Tam bảo trường tồn, rực rỡ và uy đức.

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực, tế độ chúng sinh bằng cách giữ ǵn cơi đất to lớn, làm cho cây trái thực phẩm và dược phẩm đầy đủ chất lượng, để chúng sinh tùy ư hưởng dụng.

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực, phân hóa thân không biên cương ra làm đủ loài đủ giống, làm cả cảnh vật, lợi ích khắp cả, ai cũng được độ thoát.

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực, ứng hóa khắp nơi, đặc biệt ứng hóa trong địa ngục, trong châu Diêm phù, trong những quốc độ không có Phật xuất hiện, trong những quốc độ có Phật xuất hiện nhưng thuộc thời kỳ ngũ trược tam tai, thời kỳ cách hở giữa 2 đức Phật mà Phật pháp không c̣n.

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực, ích lợi cho cả lúc tạo tác nguyên nhân và lúc hưởng chịu kết quả, cho cả người c̣n kẻ mất, cho cả lúc sinh lúc chết, tác thành hiếu đạo cho những người con hiếu hạnh.

Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi nguyện và đại tinh tiến quá hơn các vị bồ tát, phó cảm hết thảy sở cầu như pháp của tất cả những người chí tâm xưng niệm.

5. Sám nguyện hồi hướng

Đệ tử chúng con

tuy được thân người,

nhưng lại tách rời

chánh tín chánh kiến,

tách rời bạn tốt

chỗ tốt thời tốt.

Không biết tùy hỷ

không tuân giới luật.

Xúc phạm các vị xuất gia

trở ngại chánh pháp giải thoát.

Tự phong đại thừa

phỉ báng thanh văn.

Lợi dụng xuất gia

phá người xuất gia,

ỷ thế thế quyền

phá Tăng thanh tịnh,

phá mọi chánh pháp

của cả tam thừa.

Tự gây vô số ác nghiệp

tự tạo vô lượng khổ báo.

Ngày nay chúng con

ḷng rất hăi sợ,

phát lộ sám hối

dứt sự tiếp tục.

Chân thành tùy hỷ

công đức của người,

nỗ lực bền chí

tu tập bạch pháp.

Học đại bi nguyện

tập đại tinh tiến.

Tuân giữ giới pháp

hộ tŕ Tăng bảo,

hộ tŕ chánh pháp

thuận với giải thoát,

làm cho ḍng giống

Tam bảo vô thượng

tồn tại lâu dài

rực rỡ uy đức.

Ngưỡng nguyện chư Phật

đại từ thế tôn,

ngưỡng mong Địa tạng

định lực đại sĩ,

từ bi nhiếp thọ

hộ tŕ chúng con.

Làm cho chúng con

thường gặp thiện hữu,

chừa tội phá giới

bỏ lỗi phá pháp,

tịnh trừ hắc nghiệp

siêu thoát u minh,

hiến cúng Tam bảo

phục vụ Phật pháp.

Nguyện cầu người c̣n kẻ mất

ước mong người thân kẻ thù

đồng được siêu thoát

đồng được an lạc,

thể hiện từ tâm

hỷ xả với nhau,

đời đời kiếp kiếp

không rời Tam bảo,

cùng nhau kết thành

bà con Phật pháp,

cùng nhau đạt đến

tuệ giác vô thượng.

Kính lạy đức Phật bổn sư Thích ca mâu ni như lai, đức Phật đương lai Di lạc như lai, cùng Phật, Phật pháp, Tỷ kheo tăng khắp cả pháp giới.

Kính lạy đức Phật bổn tôn A di đà như lai, cùng Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát, Thanh tịnh đại hải chúng bồ tát ở quốc độ Cực lạc.

Kính lạy đức đại bi đại nguyện đại định đại lực Địa tạng bồ tát, cùng Bồ tát, Duyên giác và Thanh văn khắp cả pháp giới.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 2 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 1



Thần Thông Tại Cung Đao Lợi

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Thế tôn (5) ở tại Đao lợi thiên cung, thuyết pháp cho mẹ. Bấy giờ các đức Phật đà và các đại bồ tát, nhiều đến hai lần không thể nói hết (6) , ở khắp mười phương vô lượng thế giới hệ (7) , đều đến tụ tập, tán dương đức Thế tôn có cái năng lực ở trong thời kỳ dữ dội đầy cả năm thứ vẩn đục, vận dụng sức mạnh của tuệ giác và thần thông rộng lớn siêu việt (8) mà thuần hóa những kẻ ương ngạnh, làm cho họ biết được cái ǵ đau khổ, cái ǵ yên vui. Các đức Phật đà lại phái thị giả vấn an đức Thế tôn.

Khi ấy đức Thế tôn mỉm cười, phóng ra ánh sáng ngàn vạn ức sắc thái (9) : ánh sáng đại viên măn, ánh sáng đại từ bi, ánh sáng đại trí tuệ, ánh sáng đại bát nhă, ánh sáng đại tam muội, ánh sáng đại cát tường, ánh sáng đại phước đức, ánh sáng đại công đức, ánh sáng đại qui y, ánh sáng đại tán thán... Phóng ra ánh sáng không thể nói hết sắc thái (10) như vậy rồi, đức Thế tôn lại xuất ra âm thanh đủ mọi sắc thái mầu nhiệm (11) : âm thanh bố thí ba la mật, âm thanh tŕ giới ba la mật, âm thanh nhẫn nhục ba la mật, âm thanh tinh tiến ba la mật, âm thanh thiền định ba la mật, âm thanh bát nhă ba la mật; âm thanh từ bi, âm thanh hỷ xả, âm thanh giải thoát, âm thanh vô lậu, âm thanh trí tuệ và đại trí tuệ, âm thanh sư tử hống và đại sư tử hống, âm thanh vân lôi và đại vân lôi ...

Đức Thế tôn xuất ra âm thanh hai lần không thể nói hết sắc thái như vậy rồi (12) , quốc độ Sa bà này và các quốc độ phương hướng khác, có vô số ức thiên long quỉ thần cũng đến tụ tập tại Đao lợi thiên cung, tức thiên chúng ở các tầng trời Tứ thiên vương, Đao lợi, Tu diệm ma, Đâu suất đà, Hóa lạc, Tha hóa tự tại; Phạn chúng, Phạn phụ, Đại phạn; Thiểu quang, Vô lượng quang, Quang âm; Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh; Phước sinh, Phước ái, Quảng quả; Vô tưởng; Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiên hiện, Sắc cứu cánh; Đại tự tại; cho đến Phi phi tưởng (13) ; thiên chúng như vậy cùng với long chúng, quỉ chúng và thần chúng đều đến tụ tập. Các quốc độ khác và quốc độ này lại có thần biển, thần sông, thần rào, thần cây, thần núi, thần đất, thần suối, thần lúa, thần ngày, thần đêm, thần không gian, thần thiên giới, thần ẩm thực, thần thảo mộc, thần chúng như vậy cũng đến tụ tập. Các quốc độ khác và quốc độ này c̣n có các chúa quỉ lớn, như chúa quỉ Mắt dữ, chúa quỉ Ăn huyết, chúa quỉ Ăn tinh chất, chúa quỉ Ăn thai trứng, chúa quỉ Gây bịnh tật, chúa quỉ Trừ độc, chúa quỉ Từ tâm, chúa quỉ Phước lợi, chúa quỉ Rất yêu kính, những chúa quỉ như vậy cũng đến tụ tập.

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn bảo đại bồ tát Văn thù, vị thái tử của đức Pháp vương, rằng ông hăy quan sát, các đức Phật đà và đại bồ tát, cùng thiên long quỉ thần, ở thế giới này hay thế giới khác, ở quốc độ này hay quốc độ khác, hiện đến tụ tập tại Đao lợi thiên cung đây, coi biết được hay không biết được số lượng bao nhiêu? Đại bồ tát Văn thù thưa, bạch đức Thế tôn, đem năng lực thần trí của con mà tính đến ngàn đời đi nữa, cũng không thể biết được. Đức Thế tôn dạy, Như lai lấy mắt Phật mà nh́n, cũng vẫn không cùng tận được số lượng ấy. Vậy mà số lượng ấy toàn do Địa tạng đại sĩ (14) , từ xa xưa đến bây giờ và sau này, đă hóa độ đang hóa độ và sẽ hóa độ, đă tác thành đang tác thành và sẽ tác thành.

Đại bồ tát Văn thù thưa, bạch đức Thế tôn, từ quá khứ, con đă thực hành thiện pháp lâu lắm, đă thực hiện tuệ giác vô ngại, nên nghe đức Thế tôn dạy th́ con tin tưởng và tiếp nhận tức khắc. Nhưng tuệ giác c̣n kém như các vị Thanh văn, nhất là tám bộ thiên long (15) và những kẻ trong vị lai, th́ dẫu được nghe lời nói thành thực của đức Thế tôn cũng vẫn nghi ngờ, có cung kính mà tiếp nhận đi nữa, vị tất đă khỏi dị nghị. Do đó, con thỉnh cầu đức Thế tôn nói một cách rộng răi, trong nhân địa, Địa tạng đại sĩ đă lập thệ nguyện ǵ, đă làm công hạnh nào, mà thành tựu được sự không thể nghĩ bàn như đức Thế tôn vừa dạy.

Đức Thế tôn dạy, Văn thù, cả đại thiên quốc độ này có bao nhiêu cỏ, cây, lùm, rừng, lúa, mè, tre, lau, núi, đá và bụi, mỗi vật giả thiết là một sông Hằng; rồi số cát trong các sông Hằng ấy, mỗi hạt giả thiết là một thế giới hệ; số bụi của các thế giới hệ này, mỗi hạt giả thiết là một kiếp; mỗi kiếp này tích lũy bao nhiêu hạt bụi th́ đem cả ra mà giả thiết mỗi hạt là một kiếp nữa. Vậy mà Địa tạng đại sĩ, từ khi thực hiện quả vị Đệ thập địa cho đến ngày nay, th́ gian c̣n nhiều hơn cả ngàn lần số lượng về kiếp đă giả thiết trên đây, huống chi th́ gian mà Địa tạng đại sĩ thực hiện quả vị Thanh văn và quả vị Duyên giác. Văn thù, thần lực và nguyện lực của vị đại sĩ này không thể nghĩ bàn. Trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào nghe được danh hiệu của vị đại sĩ này mà xưng tụng, chiêm ngưỡng, lễ bái, tŕ niệm, hiến cúng, cho đến vẽ, khắc, đắp, sơn h́nh tượng của đại sĩ, th́ người ấy sẽ được trăm lần sinh lên tầng trời Đao lợi này, một th́ gian lâu dài (16) không rơi vào đường dữ.

Văn thù, Địa tạng đại sĩ trong quá khứ lâu xa, trước đây những kiếp nhiều đến hai lần không thể nói hết, bản thân làm một vị đại trưởng giả. Thời kỳ ấy, thế giới hệ này có đức Phật xuất hiện, danh hiệu là Sư tử phấn tấn cụ túc vạn hạnh như lai. Vị đại trưởng giả nh́n thấy tướng hảo của đức Như lai ấy ngàn phước trang nghiêm, nhân đó bạch hỏi ngài đă thực hành hạnh nguyện ǵ mà được tướng hảo như vậy. Đức Sư tử phấn tấn cụ túc vạn hạnh như lai dạy rằng, muốn thực hiện thân thể như vầy th́ phải trải qua th́ gian lâu xa, cứu độ bao kẻ tội khổ. Văn thù, lúc ấy vị đại trưởng giả nhân lời huấn dụ này mà phát nguyện, "cùng tận biên cương của th́ vị lai, trải qua những kiếp không thể tính kể đi nữa, con vẫn nguyện v́ chúng sinh tội khổ trong sáu đường (17) mà vận dụng mọi cách phương tiện, làm cho họ giải thoát tất cả, bấy giờ bản thân con mới bước lên quả vị Phật đà". V́ đối trước đức Sư tử phấn tấn cụ túc vạn hạnh như lai, Địa tạng đại sĩ đă lập thệ nguyện lớn lao như vậy, nên ngày nay, dẫu đă trải qua những kiếp nhiều đến trăm ngàn vạn ức trăm triệu (18) không thể nói hết, đại sĩ vẫn c̣n làm bồ tát (19) .

Thêm nữa, trong quá khứ, cách nay những kiếp vô số (20) không thể nghĩ bàn, bấy giờ thế giới hệ này có đức Phật xuất hiện, danh hiệu là Giác hoa định tự tại vương như lai. Đời sống của ngài đến bốn trăm ngàn vạn ức kiếp vô số. Trong thời kỳ giáo pháp tương tự (21) của ngài, có một nữ nhân thuộc giai cấp Bà la môn, phước cũ sâu dày, quần chúng khâm phục, đi đứng nằm ngồi đều được chư thiên hộ vệ.

Nhưng mẹ của nữ nhân lại mê tín tà thuyết, thường khinh Tam bảo. Nữ nhân như bực thánh ấy giải thích đủ cách để khuyên mẹ, ư nguyện làm cho mẹ phát sinh kiến thức chân chính. Mẹ của nữ nhân chưa tin hoàn toàn, th́ chẳng bao lâu sinh mạng đă kết thúc, nghiệp thức (22) sa vào vô gián ngục. Nữ nhân Bà la môn biết mẹ sinh tiền bài bác nguyên lư nhân quả, th́ tính chắc phải tùy theo nghiệp dữ mà sa vào đường dữ, nên phát măi nhà cửa, sắm nhiều hoa hương và phẩm vật hiến cúng, làm việc hiến cúng lớn lao tại chùa tháp thờ phụng đức Giác hoa định tự tại vương như lai.

Nữ nhân Bà la môn thấy đức Giác hoa định tự tại vương như lai qua h́nh tượng của ngài trong một ngôi chùa tháp, được đắp vẽ thể hiện đủ mọi nét đẹp từ bi và trang nghiêm. Nữ nhân chiêm bái dung nhan của ngài, ḷng thành kính ngưỡng mộ lại bội phần tăng lên. Nữ nhân tự nghĩ, Phật là bậc đại giác, hoàn thành cái trí thấu triệt toàn bộ vũ trụ. Nếu ngài c̣n, mẹ con mất, con đến hỏi, chắc chắn biết được sa lạc chỗ nào. Nữ nhân khóc khá lâu, lại thiết tha chiêm ngưỡng đức Giác hoa định tự tại vương như lai. Thốt nhiên nghe trong không gian có tiếng bảo, nữ nhân đang khóc kia, con đừng quá bi lụy, ta sẽ chỉ cho con biết chỗ mẹ con sinh đến. Nữ nhân chắp tay, hướng lên không gian mà thưa, vị nào định giải tỏa lo buồn cho con đây? Từ khi mất mẹ đến giờ, con thương nhớ ngày đêm, không có chỗ nào khả dĩ hỏi để biết thế giới mẹ con sinh đến. Trong không gian lại có tiếng nói, ta là Giác hoa định tự tại vương như lai đă nhập diệt mà con đang chiêm ngưỡng lễ bái đó. Thấy con nhớ mẹ quá hơn những kẻ thường t́nh, nên ta đến chỉ cho con. Nữ nhân Bà la môn nghe nói như vậy th́ cả người đổ xuống, chân tay ră rời, hai bên đỡ cứu một lát mới tỉnh, lại hướng lên không gian mà tác bạch, xin Phật thương con, dạy cho con biết liền thế giới mẹ con sinh đến. Con cảm thấy cơ thể và tâm trí của con sắp phải chết mất. Đức Giác hoa định tự tại vương như lai dạy nữ nhân, con hiến cúng rồi trở về nhà liền đi, ngồi ngay thẳng mà tŕ niệm danh hiệu của ta, th́ sẽ biết ngay chỗ mẹ con sinh đến.

Nữ nhân lạy Phật, về nhà tức khắc. V́ nhớ thương mẹ, nữ nhân ngồi ngay thẳng, tŕ niệm danh hiệu của đức Giác hoa định tự tại vương như lai, suốt một ngày đêm. Bỗng thấy ḿnh đến nơi một bờ biển, nước biển sôi sục, có nhiều thú dữ toàn là ḿnh sắt, lướt nhảy trên mặt biển, xua bên này đuổi bên kia. Thấy trăm ngàn vạn kẻ, nam có nữ có, nổi lên ngập xuống trong biển ấy, bị các thú dữ tranh nhau mà ăn. Lại thấy quỉ dạ xoa h́nh thù kỳ dị, lắm tay lắm mắt, nhiều chân nhiều đầu, nanh chĩa ngoài miệng, và sắc nhọn như gươm, một mặt xua đuổi tội nhân đến cho thú dữ, mặt khác chúng tự chụp bắt, túm đầu chân lại. Thảm cảnh vạn trạng, không đủ can đảm mà nh́n măi.

Nữ nhân Bà la môn nhờ năng lực của sự niệm Phật nên không sợ hăi ǵ cả. Một chúa quỉ tên Vô độc, bước đến cúi đầu đón tiếp, hỏi, lành thay bồ tát, người cần ǵ mà đến đây? Nữ nhân hỏi chúa quỉ, chỗ này là ǵ? Chúa quỉ thưa, chỗ này là lớp biển thứ nhất, ở về phía tây dăy núi đại thiết vi. Nữ nhân hỏi, tôi nghe nói giữa dăy núi ấy có địa ngục ở trong đó, thật chăng? Chúa quỉ thưa, thật. Nữ nhân hỏi, v́ sao mà tôi đến được nơi địa ngục này? Chúa quỉ thưa, phi thần lực th́ nghiệp lực, phi hai lực ấy th́ không thể nào đến được.

Nữ nhân lại hỏi, lớp biển này v́ sao mà nước sôi sục, có nhiều tội nhân và lắm thú dữ? Chúa quỉ thưa, tội nhân ấy là những kẻ làm ác ở châu Diêm phù (23) mà mới chết. Trải qua bốn mươi chín ngày, nếu không có ai kế tự để làm công đức mà cứu vớt cho họ, khi c̣n sống họ cũng không tạo nhân tố thánh thiện (24) , th́ sẽ y theo nghiệp dữ đă làm mà cảm ra quả khổ địa ngục, quả khổ mà đương nhiên trước hết phải bơi qua lớp biển này. Phía đông lớp biển này, cách mười vạn do tuần, có một lớp biển nữa, khổ sở gấp đôi biển này. Phía đông lớp biển sau này lại c̣n một lớp biển khác nữa, khổ sở càng gấp đôi. Do nhân tố độc ác của ba nghiệp thân miệng ư mà cảm ra, và cùng mang tên biển nghiệp, là ba chỗ này đây. Nữ nhân lại hỏi chúa quỉ, nhưng địa ngục ở chỗ nào? Chúa quỉ thưa, giữa ba lớp biển này toàn là địa ngục (25) , số lượng đến hàng trăm hàng ngàn, và khác biệt với nhau. Khổ sở lớn nhất th́ có mười tám. Kế đó th́ có năm trăm, khổ sở vô lượng. Kế đó nữa th́ có trăm ngàn, cũng vô lượng khổ sở.

Nữ nhân lại hỏi, mẹ tôi mới mất, không biết nghiệp thức phải đến chỗ nào? Chúa quỉ hỏi lại, mẹ người khi sống quen làm hạnh nghiệp ǵ? Nữ nhân nói, mẹ tôi tà kiến, phỉ báng Tam bảo, có lúc hơi tin rồi lại bất kính, chết mới mấy ngày mà không biết sinh đến chỗ nào? Chúa quỉ hỏi, mẹ người tên họ là ǵ? Nữ nhân nói, cha mẹ tôi đều là ḍng dơi Bà la môn, cha là Thi la, mẹ là Duyệt đế lợi. Chúa quỉ chắp tay mà bạch, xin thánh nữ trở về, khỏi cần lo buồn thương nhớ. Nữ tội nhân Duyệt đế lợi đă sinh chư thiên cách nay ba ngày, được biết rằng nhờ hiếu nữ làm phước cho mẹ bằng sự hiến cúng chùa tháp thờ phụng đức Giác hoa định tự tại vương như lai. Không phải một ḿnh mẹ của thánh nữ được thoát địa ngục, mà tội nhân vô gián ngục trong ngày ấy cũng được vui vẻ, cùng sinh lên chư thiên với mẹ người. Nói rồi, chúa quỉ chắp tay thi lễ mà cáo thoái.

Nữ nhân Bà la môn liền như mộng tỉnh, ư thức việc này rồi, tức khắc đến trước h́nh tượng của đức Giác hoa định tự tại vương như lai thờ trong chùa tháp mà phát nguyện cao rộng, "nguyện cùng tận th́ gian vị lai, có bao kẻ tội khổ, con xin t́m đủ cách mà làm cho họ giải thoát".

Đức Thế tôn bảo đại bồ tát Văn thù, chúa quỉ Vô độc lúc ấy là bồ tát Tài thủ ngày nay, c̣n nữ nhân Bà la môn th́ chính là Địa tạng đại sĩ.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 3 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 2



Thân Phân Hóa Qui Tụ Lại

Khi ấy, tất cả thân h́nh của Địa tạng đại sĩ phân hóa tại các địa ngục của những thế giới hệ nhiều đến trăm ngàn vạn ức, không thể nghĩ bàn tính kể, vô số con số vô số, đều đến tụ tập tại Đao lợi thiên cung. Do thần lực của đức Thế tôn mà từ các phương xứ của ḿnh, thân h́nh phân hóa nào cũng dẫn theo những người đă thoát khỏi đường dữ, và nhiều đến số lượng ngàn vạn ức trăm triệu, đồng cầm hương hoa đến hiến cúng đức Thế tôn. Những người đi theo này, nhờ Địa tạng đại sĩ giáo hóa mà đối với tuệ giác vô thượng (26) đă vĩnh viễn không c̣n thoái chuyển. Những người này, từ bao kiếp lâu xa, đă bị trôi cuốn trong đại dương sinh tử, chịu khổ trong sáu đường một cách liên tục. Ngày nay, nhờ từ bi cao cả và thệ nguyện sâu xa của Địa tạng đại sĩ mà họ thực hiện được đạo quả. Khi đến Đao lợi, ḷng họ quá mừng, chiêm ngưỡng đức Thế tôn đến nỗi mắt không rời ngài một thoáng.

Vào lúc ấy, đức Thế tôn đưa cánh tay vàng xoa trên đỉnh đầu hết thảy thân h́nh của Địa tạng đại sĩ đă phân hóa tại các thế giới hệ nhiều đến trăm ngàn vạn ức, không thể nghĩ bàn tính kể, vô số con số vô số, mà bảo, Địa tạng đại sĩ, Như lai đă ở trong thời kỳ dữ dội đầy cả năm thứ vẩn đục mà giáo hóa những kẻ ương ngạnh, làm cho tâm tính của họ thuần hậu, xa bỏ đường tà, quay về nẻo chánh. Nhưng trong mười phần, có một vài phần vẫn c̣n thói dữ. Chính Như lai cũng vẫn phân hóa thân h́nh ra cả ngàn trăm ức (27) , vận dụng đủ cách mà hóa độ. Kẻ tŕnh độ cao th́ nghe Như lai dạy là tin tưởng và tiếp nhận tức khắc. Kẻ quả báo tốt th́ ân cần khuyến hóa vẫn được thành tựu. Kẻ ám độn th́ giáo hóa thật lâu mới biết quay về. C̣n kẻ nghiệp nặng th́ không sinh tâm kính ngưỡng. Những kẻ như trên đây, khác nhau đến mấy, Như lai cũng phân hóa thân h́nh mà cứu độ. Hoặc hiện thân nam tử, hoặc hiện thân nữ nhân. Hoặc hiện thân thiên chúng và long chúng, hoặc hiện thân quỉ chúng và thần chúng. Hoặc hiện núi rừng, ḍng nước, đồng bằng, sông ng̣i, ao hồ, suối giếng, ích lợi khắp cả mọi người, ai cũng được độ thoát (28) . Hoặc hiện thân Đế thích, hoặc hiện thân Phạn vương, hoặc hiện thân Luân vương. Hoặc hiện thân cư sĩ, hoặc hiện thân quốc chúa, hoặc hiện thân tể tướng, hoặc hiện thân thuộc quan. Hoặc hiện các thân tỷ kheo, tỷ kheo ni, thiện nam, tín nữ. Cho đến các thân Thanh văn, La hán, Duyên giác, Bồ tát, Như lai cũng hiện ra để hóa độ. Không phải Như lai hiện ra trước họ chỉ có thân h́nh Phật đà mà thôi.

Địa tạng đại sĩ, hăy quan sát mà coi, Như lai đă bao kiếp, siêng và khổ, hóa độ những kẻ tội khổ, ương ngạnh và khó dạy. Tựu trung, kẻ nào chưa thuần hậu th́ phải tùy nghiệp dữ mà chịu quả khổ. Trong quả khổ ấy, nếu họ sa vào đường dữ, lănh chịu khổ sở khốc liệt, th́ đại sĩ hăy nhớ hôm nay, tại Đao lợi thiên cung, Như lai đem người Sa bà trong quăng từ nay đến ngày Di lạc từ tôn xuất thế, thiết tha kư thác cho đại sĩ, mà làm cho họ được thoát thống khổ, được gặp Phật đà, được tiếp nhận sự thọ kư của các ngài (29) .

Khi ấy, bao nhiêu thân h́nh của Địa tạng đại sĩ phân hóa tại các thế giới hệ đều hợp lại một bản thân, cảm kích rơi lệ mà thưa với đức Phật của ḿnh (30) , rằng bạch đức Thế tôn, bao kiếp đến nay, con nhờ đức Thế tôn d́u dắt mà được thần lực siêu việt và tuệ giác vĩ đại. Thân h́nh phân hóa của con khắp các thế giới hệ nhiều đến như cát của trăm ngàn vạn ức sông Hằng, mỗi thế giới hệ con lại phân hóa trăm ngàn vạn ức thân h́nh, mỗi thân h́nh con hóa độ trăm ngàn vạn ức người, làm cho họ qui kính Tam bảo, rời sinh tử, đến niết bàn. Hễ biết làm lành theo lời huấn thị của đức Thế tôn, th́ điều lành ấy bằng một sợi lông, một giọt nước, một hạt cát, một mảy bụi, hay chỉ bằng một chút lông tóc đi nữa, con cũng hóa độ cho họ dần dần được ích lợi lớn lao. Kính xin đức Thế tôn đừng v́ những kẻ tội ác trong tương lai mà lo nghĩ. Ba lần như vậy, Địa tạng đại sĩ tác bạch, kính xin đức Thế tôn đừng v́ những kẻ tội ác trong tương lai mà lo nghĩ.

Đức Thế Tôn xưng tụng Địa tạng đại sĩ, lành thay, Như lai tán trợ cho sự đáng mừng của đại sĩ. Đại sĩ có năng lực hoàn thành cái thệ nguyện vĩ đại mà đại sĩ đă phát ra từ bao kiếp lâu xa, sắp hoàn tất sự hóa độ rộng lớn và thực hiện tuệ giác vô thượng.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 4 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 3

Quán Sát Nghiệp Quả Chúng Sinh

Bấy giờ thân mẫu của đức Thế tôn là hoàng hậu Ma da, chắp tay một cách cung kính mà hỏi đức Địa tạng, bạch đại sĩ, người Diêm phù gây nghiệp dữ và chịu quả khổ như thế nào? Địa tạng đại sĩ nói, kính thưa Phật mẫu, ngàn vạn thế giới hệ nơi có địa ngục nơi không, nơi có nữ nhân nơi không, nơi có Phật pháp nơi không, Thanh văn Duyên giác cũng vậy, nơi có nơi không, không phải chỉ có mỗi một việc nghiệp quả địa ngục. Ma da hoàng hậu lại thưa, bạch đại sĩ, nhưng tôi xin nghe trước về nghiệp dữ, và đường dữ do nghiệp dữ ấy cảm ra, của người Diêm phù. Địa tạng đại sĩ nói, kính thưa Phật mẫu, xin ngài nghe và tiếp nhận, tôi sẽ nói đại lược về điều ấy. Phật mẫu thưa, xin đại sĩ nói cho.

Địa tạng đại sĩ nói, kính thưa Phật mẫu, tại châu Diêm phù phía nam này, nghiệp dữ gây quả khổ có những danh xưng như thế này. Kẻ nào bất hiếu đến nỗi sát hại cha mẹ th́ sa vào vô gián ngục, một kiếp ngàn vạn ức năm cầu thoát mà khó mong thoát khỏi. Kẻ nào làm chảy máu thân Phật, phỉ báng Tam bảo, khinh thường kinh pháp, cũng sa vào vô gián ngục, một kiếp ngàn vạn ức năm cầu thoát mà khó mong thoát khỏi. Kẻ nào xâm phạm của tăng chúng thường trú, làm bẩn tăng ni, ngay trong chốn già lam mà mặc ư làm sự không phải phạn hạnh hay sự sát hại sinh mạng, th́ sa vào vô gián ngục, một kiếp ngàn vạn ức năm cầu thoát mà khó mong thoát khỏi. Kẻ nào giả làm sa môn mà tâm hạnh không phải sa môn, lạm dụng của tăng chúng thường trú, lừa đảo thế nhân, vi phạm giới luật, tạo các nghiệp dữ, th́ sa vào vô gián ngục, một kiếp ngàn vạn ức năm cầu thoát mà khó mong thoát khỏi. Kẻ nào trộm cắp tài vật, thóc gạo, đồ ăn, đồ uống và đồ mặc của tăng chúng thường trú, cho đến một vật không cho mà lấy, th́ sa vào vô gián ngục, một kiếp ngàn vạn ức năm cầu thoát mà khó mong thoát khỏi (31) . Địa tạng đại sĩ nói, kính thưa Phật mẫu, những kẻ làm những nghiệp dữ trên đây th́ phải sa vào vô gián ngục, nơi có năm sự không xen cách (32) , mong mỏi khổ sở tạm ngừng một lát cũng không thể có được.

Ma da hoàng hậu lại hỏi, bạch đại sĩ, vô gián ngục là ǵ? Địa tạng đại sĩ nói, kính thưa Phật mẫu, địa ngục phần nhiều ở giữa dăy núi đại thiết vi. Loại lớn th́ có mười tám sở. Loại kế đó th́ có năm trăm, tên gọi khác nhau. Loại kế đó nữa th́ có trăm ngàn, tên gọi cũng khác. Vô gián ngục là, thành các địa ngục chu vi hơn tám vạn dặm, làm toàn bằng sắt; thành ấy cao một vạn dặm, trên thành lửa dồn lại, ít có chỗ trống; trong thành, ngục sở liền nhau nhưng tên gọi khác nhau, tựu trung có một ngục sở tên vô gián ngục. Ngục sở ấy chu vi một vạn tám ngàn dặm. Tường ngục cao một ngàn dặm, toàn làm bằng sắt; lửa trên suốt dưới, lửa dưới thấu trên; rắn sắt và chó sắt phun lửa mà đuổi tội nhân, lại ḅ và chạy qua lại trên tường ngục. Trong ngục có cái giường rộng đầy vạn dặm; một người thọ h́nh tự thấy thân ḿnh nằm khắp mặt giường, mà ngàn vạn người cùng lúc thọ h́nh th́ ai cũng tự thấy thân ḿnh nằm khắp mặt giường. Do nghiệp dữ của những người ấy mà cảm ra quả khổ như vậy.

Tội nhân vô gián ngục phải chịu đủ thứ cực h́nh. Trăm ngàn dạ xoa và quỉ dữ nanh như gươm, mắt như điện, móng như đồng, móc kéo tội nhân. Dạ xoa khác, cầm kích sắt lớn mà đâm tội nhân, vào ḿnh, vào miệng, vào mũi, vào bụng, vào lưng, rồi dồi lên trên không mà giơ kích đỡ lấy, hoặc xóc để trên giường. Chim ưng bằng sắt ăn mắt tội nhân. Rắn sắt quấn cổ tội nhân mà xiết. Cả trăm đốt và khớp của cơ thể đều bị đóng đinh dài. Lưỡi bị lôi ra mà cày, ruột bị rút ra mà chặt, miệng bị rót nước đồng sôi, ḿnh bị quấn giây sắt nóng. Chết đi sống lại cả ngàn vạn lần trong mỗi một ngày đêm: nghiệp dữ cảm ra như vậy. Vậy mà phải trải qua cái kiếp có cả ức năm, cầu thoát nhưng khó mong thoát khỏi. Hễ thế giới hệ này hư ră th́ chuyển qua thế giới hệ khác, thế giới hệ khác hư ră th́ chuyển qua thế giới hệ khác nữa, thế giới hệ khác nữa hư ră th́ chuyển qua thế giới hệ khác khác nữa. Sau khi thế giới hệ này kết thành th́ lại bị chuyển về. Quả khổ vô gián ngục là như vậy.

V́ năm sự sau đây, do nghiệp dữ cảm ra, nên mệnh danh vô gián. Một là cực h́nh chịu suốt ngày đêm cho đến hết số lượng một kiếp, không lúc nào gián đoạn, nên mệnh danh vô gián. Hai là một tội nhân cũng tự thấy ḿnh đầy cả ngục, mà nhiều tội nhân th́ ai cũng tự thấy ḿnh đầy cả ngục, nên mệnh danh vô gián. Ba là h́nh cụ như chỉa ba, gậy, chim ưng, rắn, sói, chó, cối giă, cối xay bằng đá, cưa, đục, đồ chặt, đồ phát, vạc nấu, nước sôi, lưới sắt, giây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống để quấn đầu, sắt sôi để dội thân, viên sắt nóng để bắt nuốt khi van đói, nước sắt sôi để bắt uống khi kêu khát, từ năm này qua năm khác, trọn hết số lượng một kiếp vài trăm triệu năm, cực h́nh liên hợp mà lại liên tục, không có gián đoạn, nên mệnh danh vô gián. Bốn là bất kể nam nữ, mọi rợ văn minh (33) , già trẻ, sang hèn, rồng thần, trời quỉ, hễ tạo nghiệp dữ th́ cảm quả khổ và đồng chịu như nhau, nên mệnh danh vô gián. Năm là sa vào vô gián ngục th́ từ khi mới vào cho đến hết số lượng một kiếp, mỗi một ngày đêm chết đi sống lại đến cả vạn lần, cầu lấy một lát tạm ngừng cũng không thể có được, trừ phi nghiệp dữ hết rồi mới được chết hẳn mà sinh làm loài khác: sống chết liền liền như vậy nên mệnh danh vô gián.

Địa tạng đại sĩ nói, kính thưa Phật mẫu, vô gián ngục nói đại lược là như vậy. Nếu nói rơ ràng về tên h́nh cụ và sự khổ sở trong đó, th́ suốt một kiếp muốn nói cho hết vẫn không hết được. Ma da hoàng hậu nghe rồi, buồn và lo, chắp tay đảnh lễ mà lui về chỗ của ḿnh.


__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 5 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 4

Nghiệp Quả Của Người Diêm Phù



Địa tạng đại sĩ khi ấy thưa rằng, bạch đức Thế tôn, con nhờ thần lực của đức Thế tôn mà khắp trong trăm ngàn vạn ức thế giới hệ, con phân hóa thân h́nh cứu vớt những kẻ đang chịu quả khổ của nghiệp dữ. Phi thần lực từ bi vĩ đại của đức Thế tôn, con không thể có sự phân thân đó. Nay con lại được đức Thế tôn đem sáu đường chúng sinh, trong quăng từ nay đến ngày Di lạc từ tôn xuất thế, kư thác cho con, dạy con cứu độ cho họ giải thoát. Dạ, bạch đức Thế tôn, con xin vâng lời. Xin đức Thế tôn đừng lo nghĩ. Đức Thế tôn dạy, Địa tạng đại sĩ, kẻ chưa giải thoát th́ thức tánh bất định: làm dữ th́ kết thành khổ quả, làm lành th́ cảm ra phước báo, và làm dữ làm lành ǵ cũng tùy hoàn cảnh chi phối; rồi luân chuyển năm đường liên miên bất tận, trải qua những kiếp nhiều như cát bụi mà vẫn c̣n mê mờ, lầm lẫn, vẫn bị chướng ngại, tai nạn. Y như cá lội trong lưới, cuốn theo ḍng nước chảy măi: đă sẩy vào trong ḍng nước có lưới rồi th́ dẫu có lúc tạm thoát ra khỏi lưới đi nữa, cũng sẽ mắc lại lưới ấy mà thôi (34) . Nên v́ họ mà Như lai lo nghĩ. Nay đại sĩ đă muốn hoàn thành lời nguyện căn bản và lời thề trọng đại trong nhiều kiếp đă qua, hóa độ những kẻ tội khổ một cách sâu rộng, th́ Như lai c̣n lo nghĩ ǵ nữa.

Khi lời ấy được đức Thế tôn nói ra th́ trong pháp hội có một vị đại bồ tát danh hiệu Định tự tại vương, thưa với ngài, bạch đức Thế tôn, Địa tạng đại sĩ từ bao kiếp đến nay, kiếp nào đă phát nguyện ǵ mà ngày nay được đức Thế tôn ân cần xưng tụng, con thỉnh cầu đức Thế tôn tóm tắt mà dạy cho chúng con. Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Định tự tại vương, hăy nghe cho kyլ hăy khéo nghĩ và nhớ, Như lai sẽ nói cho các người.

Trong quá khứ, cách nay bằng những kiếp nhiều đến vô lượng vô số trăm triệu không thể nói hết, lúc ấy có đức Phật danh hiệu Nhất thế trí thành tựu như lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, phật: thế tôn. Ngài sống đến sáu vạn kiếp. Khi chưa xuất gia, ngài làm một tiểu quốc vương, kết bạn với một tiểu quốc vương lân bang, cùng nhau thực thi mười nghiệp lành, lợi ích dân chúng. Nhưng dân chúng lân bang đa số làm ác. Hai vị quốc vương mới bàn tính phương cách thích hợp. Một vị nguyện thành Phật sớm để hóa độ cho hết dân chúng ấy. Một vị nguyện nếu không hóa độ trước những kẻ tội khổ, làm cho họ được yên vui và được toàn giác, th́ bản thân chưa muốn thành Phật. Định tự tại vương, vị quốc vương nguyện thành Phật sớm là Nhất thế trí thành tựu như lai, c̣n vị quốc vương nguyện hóa độ lâu dài những kẻ tội khổ mà chưa muốn thành Phật là Địa tạng đại sĩ.

Lại nữa, trong quá khứ, cách nay vô lượng vô số kiếp, có đức Phật xuất hiện thế gian, danh hiệu của ngài là Thanh tịnh liên hoa mục như lai. Ngài sống đến bốn chục kiếp. Trong thời kỳ giáo pháp tương tự của ngài, có một vị La hán đem phước đức mà hóa độ cho người. Nhân tuần tự hóa độ, vị La hán ấy gặp một nữ nhân tên Quang mục, thiết trai hiến cúng. Vị La hán hỏi muốn cầu nguyện điều ǵ, Quang mục thưa, gặp ngày mẹ con mất, con muốn nhờ phước hiến cúng tôn giả để cứu vớt cho mẹ con; không biết mẹ con hiện nay sinh đến chỗ nào? Vị La hán thương mà nhập định quan sát, thấy mẹ Quang mục đọa vào đường dữ, chịu khổ khốc liệt. Ngài hỏi Quang mục, mẹ con lúc sống làm nghiệp dữ nào mà nay phải chịu khổ lớn ở trong đường dữ? Quang mục thưa, thói quen của mẹ con chỉ thích ăn cá và ba ba. Thích ăn nhất là cá và ba ba con. Bằng cách hoặc chiên hoặc nấu, mẹ con tha hồ mà ăn. Số lượng sinh mạng của chúng, tính ra, chết đến ngàn vạn mà c̣n hơn nữa. Xin tôn giả thương mà dạy cho con biết làm cách nào để cứu mẹ. Vị La hán từ bi chỉ dạy cách thức, khuyên Quang mục hăy chí thành tŕ niệm danh hiệu của đức Thanh tịnh liên hoa mục như lai, lại đắp vẽ h́nh tượng của ngài mà thờ phụng, th́ người c̣n kẻ mất đều được phước báo.

Quang mục nghe vậy, tức khắc hy sinh những ǵ ḿnh luyến tiếc, nhờ vẽ liền tượng Phật mà tôn thờ. Cùng cực tôn kính, Quang mục khóc mà chiêm ngưỡng và lạy. Ngay phần sau của đêm ấy, Quang mục mộng thấy thân Phật ánh vàng rực rỡ, đồ sộ như núi Tu di, phóng ánh sáng lớn mà bảo Quang mục, mẹ con không bao lâu nữa sẽ sinh trong nhà con, hễ biết đói lạnh là biết nói. Sau đó, nữ tỳ trong nhà Quang mục sinh một đứa bé, chưa đầy ba ngày mà đă biết nói. Cúi đầu, tủi khóc, đứa bé bảo Quang mục, trong phạm vi sinh tử, hễ tự làm nghiệp dữ th́ tự chịu quả khổ. Ta là mẹ con đây, lâu nay phải ở trong chỗ đen tối. Từ khi biệt ly với con, ta sa măi vào trong địa ngục lớn. Nhờ phước con làm mới được sinh làm người, nhưng làm người hèn hạ mà chết yểu, năm mười ba tuổi sẽ lại bị sa vào đường dữ. Con có cách ǵ cứu mẹ cho khỏi? Quang mục nghe nói, biết đích mẹ ḿnh, nghẹn ngào khóc mà hỏi, nếu là mẫu thân th́ phải biết tội ḿnh đă làm nghiệp dữ nào mà phải sa vào đường dữ ? Đứa bé nói, sát sinh và mắng nhiếc, v́ hai nghiệp dữ ấy mà phải chịu quả khổ. Phi cái phước con làm để cứu nạn cho mẹ, th́ v́ hai nghiệp dữ ấy lẽ đáng mẹ chưa được giải thoát. Quang mục hỏi, quả khổ địa ngục như thế nào? Đứa bé nói, quả khổ ấy nói ra thật bất nhẫn. Mà có nói đi nữa, trăm ngàn năm cũng không cùng.

Quang mục nghe như vậy, hướng lên không gian, khóc mà tác bạch, con cầu nguyện cho mẹ con thoát hẳn địa ngục, hết mười ba tuổi th́ không c̣n nghiệp dữ để sa vào đường dữ. Phật đà mười phương xin thương tưởng con, chứng minh cho con v́ mẹ mà phát thệ nguyện rộng lớn: Nếu mẹ con được thoát hẳn ba nẻo đường dữ và thân người hèn hạ, cho đến cái thân nữ nhân cũng vĩnh viễn không làm nữa, th́ trước h́nh ảnh đức Thanh tịnh liên hoa mục như lai, con nguyện từ nay sắp đi, cho đến trăm ngàn vạn ức kiếp sau này, bao nhiêu những kẻ tội khổ ở trong địa ngục ngạ quỉ súc sinh của các thế giới hệ, con thề cứu vớt cho họ thoát khỏi những chỗ ấy; những kẻ tội khổ thành Phật cả rồi con mới thành. Phát thệ nguyện rộng lớn như vậy rồi, Quang mục nghe rơ tiếng nói của đức Thanh tịnh liên hoa mục như lai, bảo, Quang mục, ḷng từ bi của con thật lớn lao, khi con biết v́ mẹ mà phát nguyện vĩ đại. Ta thấy mẹ con hết mười ba tuổi, bỏ quả báo này rồi, sẽ sinh làm một phạn chí, sống lâu trăm năm. Hết quả báo ấy th́ văng sinh Vô ưu quốc độ, sống lâu với những kiếp không thể tính kể. Về sau thành Phật th́ hóa độ sâu rộng, trong đó có nhân loại và chư thiên, và số người được hóa độ nhiều như cát sông Hằng.

Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Định tự tại vương, vị La hán đem phước đức hóa độ Quang mục lúc ấy là bồ tát Vô tận ư ngày nay. Mẹ của Quang mục nay là bồ tát Giải thoát. C̣n Quang mục th́ chính là Địa tạng đại sĩ; trong những kiếp lâu xa của quá khứ, đại sĩ đă từ bi như vậy, phát ra thệ nguyện nhiều như cát sông Hằng, hóa độ chúng sinh một cách sâu rộng. Sau này, bất cứ nam tử hay nữ nhân, có kẻ không làm lành, có kẻ làm dữ, có kẻ phủ nhận nguyên lư nhân quả, có kẻ tà dâm vọng ngữ, có kẻ lưỡng thiệt ác khẩu, có kẻ phỉ báng đại thừa, những kẻ nghiệp dữ như vậy tất sa đường dữ. Nhưng nếu gặp bạn tốt khuyến khích qui y Địa tạng đại sĩ th́ dẫu chỉ bằng th́ gian đàn chỉ (35) một cái, những kẻ ấy cũng thoát được quả khổ trong ba đường dữ. Nếu ai hết ḷng tôn kính, qui y, chiêm ngưỡng, lễ bái, xưng tụng, hay phụng hiến hoa hương, y phục (36) , bảo vật, ẩm thực, th́ trong vị lai, trăm ngàn vạn ức kiếp thường ở trên chư thiên, hưởng thụ sự yên vui tuyệt diệu. Phước báo chư thiên hết rồi, sinh xuống nhân gian, cũng vẫn c̣n trăm ngàn kiếp thường làm quốc chúa, nhớ được nhân quả gốc ngọn về đời trước của ḿnh.

Định tự tại vương, Địa tạng đại sĩ có cái thần lực lớn lao, và bất khả tư nghị, ích lợi sâu rộng cho mọi người như vậy. Bồ tát các người hăy nhớ kinh này và truyền bá rộng răi. Đại bồ tát Định tự tại vương thưa, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn đừng lo nghĩ. Chúng con, ngàn vạn bồ tát đại sĩ, chắc chắn có năng lực vâng theo uy thần của đức Thế tôn mà truyền bá kinh này một cách rộng răi tại châu Diêm phù, lợi ích chúng sinh. Thưa đức Thế tôn như vậy rồi, đại bồ tát Định tự tại vương chắp tay cung kính đảnh lễ mà lui về chỗ của ḿnh.

Lúc ấy bốn vị Thiên vương ở bốn phương hướng cùng đứng dậy khỏi chỗ họ ngồi, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, từ những kiếp lâu xa, Địa tạng đại sĩ đă phát đại nguyện như trên, v́ lư do nào mà ngày nay sự hóa độ của đại sĩ vẫn chưa hết, đại sĩ vẫn c̣n lặp lại đại nguyện ấy, chúng con thỉnh cầu đức Thế tôn dạy cho chúng con rơ. Đức Thế tôn bảo bốn vị Thiên vương, lành thay, Như lai nay v́ lợi ích sâu rộng cho các ông, cho hết thảy chư thiên, nhân loại và các loài khác, trong hiện tại và vị lai, nói về những phương tiện mà Địa tạng đại sĩ ở trong các nẻo đường sinh tử của châu Diêm phù, thuộc thế giới hệ Sa bà này, thương mà cứu những kẻ tội khổ. Bốn vị Thiên vương thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con nguyện muốn được nghe.

Đức Thế tôn dạy bốn vị Thiên vương, từ những kiếp lâu xa cho đến ngày nay, Địa tạng đại sĩ hóa độ chúng sinh mà vẫn chưa hoàn tất đại nguyện, là v́ một mặt thương những kẻ tội khổ trong th́ hiện tại, mặt khác nh́n đến vô số kiếp thuộc th́ vị lai, những kẻ tội khổ vẫn dây dưa không ngừng, nên đại sĩ vẫn phải lặp lại thệ nguyện trọng đại.

Vị đại sĩ như vậy, ở tại châu Diêm phù của thế giới hệ Sa bà, đă vận dụng trăm ngàn vạn ức phương tiện mà giáo hóa. Bốn vị Thiên vương, Địa tạng đại sĩ gặp người sát sinh th́ nói về quả khổ chết yểu v́ tội cũ, gặp người trộm cắp th́ nói về quả khổ nghèo nàn và khốn khó, gặp người tà dâm th́ nói về quả khổ làm bồ câu uyên ương (37) ; gặp người ác khẩu th́ nói về quả khổ bà con đánh căi nhau, gặp người chê bai th́ nói về quả khổ không lưỡi hoặc lở miệng; gặp người giận dữ th́ nói về quả khổ xấu xí lại tàn tật, gặp người keo lẫn th́ nói về quả khổ sở cầu hay trái ư; gặp người ăn uống vô độ th́ nói về quả khổ đói khát và bịnh cổ, gặp người săn bắn tha hồ th́ nói về quả khổ kinh hăi điên cuồng mà mất mạng, gặp người phản nghịch cha mẹ th́ nói về quả khổ trời đất giết chết bằng tai nạn, gặp người thiêu đốt núi rừng th́ nói về quả khổ cuồng sảng mà tự lấy cái chết, gặp cha ghẻ mẹ ghẻ ác độc th́ nói về quả khổ trở lại gây ra roi vọt và phải chịu lấy ngay trong đời này, gặp người lưới bắt chim non th́ nói về quả khổ cốt nhục phân ly; gặp người phỉ báng Tam bảo th́ nói về quả khổ mù điếc câm ngọng, gặp người khinh ngạo giáo pháp th́ nói về quả khổ ở lâu trong các đường dữ, gặp người phá tán lạm dụng của tăng chúng thường trú th́ nói về quả khổ nhiều đời luân hồi địa ngục, gặp người làm bẩn phạn hạnh vu khống tăng ni th́ nói về quả khổ ở lâu trong loài súc sinh; gặp người sát hại sinh vật bằng nước sôi, bằng lửa, bằng sự chém chặt, th́ nói về quả khổ luân hồi đền mạng lẫn nhau, gặp người phá giới phạm trai th́ nói về quả khổ cầm thú đói khát, gặp người tiêu dùng phi lư th́ nói về quả khổ nhu cầu thiếu thốn, gặp người ta tao cao ngạo th́ nói về quả khổ tôi tớ hèn hạ, gặp người đâm thọc gây rối th́ nói về quả khổ không lưỡi hay nhiều lưỡi; gặp người kiến thức sai lầm th́ nói về quả khổ sinh chỗ không có Phật pháp (38) .

Đại loại như vậy, người Diêm phù từ thân miệng ư tạo ra nghiệp dữ và kết thành quả khổ có đến hàng trăm hàng ngàn sắc thái, nay Như lai chỉ nói sơ lược. Đối với nghiệp dữ và quả khổ khác nhau như vậy của người Diêm phù, Địa tạng đại sĩ vận dụng hàng trăm hàng ngàn phương tiện mà giáo hóa cho họ. V́ lẽ những người ấy, sau khi chịu những quả khổ như Địa tạng đại sĩ đă nói (39) , họ c̣n sa vào địa ngục, trải qua đời kiếp khó có hy vọng thoát khỏi. Nên các ông hộ vệ dân chúng và hộ vệ đất nước th́ đừng để nghiệp dữ mê hoặc mọi người.

Bốn vị Thiên vương nghe đức Thế tôn dạy, buồn và khóc, chắp tay lạy ngài mà lui về chỗ của ḿnh.


__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 6 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 5

Danh Xưng Địa Ngục



Khi ấy đại bồ tát Phổ hiền bạch đức Địa tạng, thưa đại sĩ, tôi thỉnh cầu ngài nói cho tám bộ, cho bốn chúng (40) , cho cả mọi người trong hiện tại vị lai, về tên gọi và cực h́nh của địa ngục, nơi chịu quả khổ của những kẻ tội ác ở thế giới hệ Sa bà, trong đó có châu Diêm phù, để bao kẻ sau này, trong thời kỳ giáo pháp cuối cùng, biết rơ quả khổ ấy. Địa tạng đại sĩ nói, thưa nhân giả, tôi sẽ dựa vào uy thần của đức Thế tôn và của nhân giả mà nói đại lược về tên gọi và cực h́nh của địa ngục.

Thưa nhân giả, phía đông Diêm phù có dăy núi tên thiết vi. Giữa dăy núi ấy đen tối thăm thẳm, không có ánh sáng của mặt trời mặt trăng, có địa ngục lớn nhất tên cực vô gián, có địa ngục tên đại a tỳ, có địa ngục tên bốn góc, có địa ngục tên dao bay, có địa ngục tên tên lửa, có địa ngục tên núi ép, có địa ngục tên phóng giáo, có địa ngục tên xe sắt, có địa ngục tên giường sắt, có địa ngục tên ḅ sắt, có địa ngục tên áo sắt, có địa ngục tên ngàn mũi nhọn, có địa ngục tên lừa sắt, có địa ngục tên nước đồng sôi, có địa ngục tên ôm cột đồng, có địa ngục tên lửa tuôn, có địa ngục tên cày lưỡi, có địa ngục tên chặt đầu, có địa ngục tên đốt chân, có địa ngục tên ăn mắt, có địa ngục tên viên sắt, có địa ngục tên căi cọ, có địa ngục tên ŕu sắt, có địa ngục tên giận nhiều ... Địa tạng đại sĩ nói với đại bồ tát Phổ hiền, thưa nhân giả, trong dăy núi thiết vi có những địa ngục như vậy, số lượng vô số. Lại c̣n có địa ngục kêu la, địa ngục rút lưỡi, địa ngục phẫn giải, địa ngục xích đồng, địa ngục voi lửa, địa ngục chó lửa, địa ngục ngựa lửa, địa ngục ḅ lửa, địa ngục núi lửa, địa ngục đá lửa, địa ngục giường lửa, địa ngục cầu lửa, địa ngục chim ưng lửa, địa ngục cưa răng, địa ngục lột da, địa ngục uống huyết, địa ngục đốt tay, địa ngục đốt chân, địa ngục đâm ngược, địa ngục nhà lửa, địa ngục nhà sắt, địa ngục sói lửa ... Những địa ngục như vậy mỗi thứ c̣n có những địa ngục nhỏ phụ thuộc, hoặc một hoặc hai, hoặc ba hoặc bốn, cho đến hàng trăm hàng ngàn, và tên gọi khác nhau.

Địa tạng đại sĩ nói với đại bồ tát Phổ hiền, thưa nhân giả, tất cả địa ngục ấy được cảm ra bởi nghiệp lực của những kẻ làm ác ở châu Diêm phù. Nghiệp lực cực lớn: cao như núi cao, sâu như biển cả, hại cả thánh đạo. V́ vậy, mọi người đừng khinh thường lỗi nhỏ, cho là không hại ǵ. Bởi lẽ chết rồi, quả báo đủ cả, mảy may cũng phải chịu lấy. Chí thân như t́nh cha con đi nữa, cũng đường ai nấy đi. Túng sử gặp nhau, cũng không được chịu thay cho nhau (41) . Tôi nay dựa vào uy thần của đức Thế tôn, sắp kể ra đây một cách sơ lược cảnh tượng cực h́nh của trong địa ngục. Ước mong nhân giả nghe qua lời ấy. Đại bồ tát Phổ hiền nói, chính v́ tôi biết từ lâu (42) về quả khổ ba đường dữ, nên mong muốn đại sĩ nói để làm cho sau này, trong thời kỳ giáo pháp cuối cùng, những kẻ làm ác nghe lời đại sĩ mà biết quay về với Phật.

Địa tạng đại sĩ nói, thưa nhân giả, cực h́nh địa ngục như thế này. Có chỗ kéo lưỡi tội nhân cho ḅ cày. Có chỗ moi tim tội nhân cho dạ xoa ăn. Có chỗ đun vạc sôi cuồn cuộn mà nấu thân tội nhân. Có chỗ nung đỏ cột đồng mà bắt tội nhân ôm lấy. Có chỗ phun lửa táp vào tội nhân. Có chỗ toàn là băng lạnh. Có chỗ tràn đầy phẫn giải. Có chỗ phóng toàn viên sắt có cạnh sắc gai nhọn (43) . Có chỗ đâm toàn giáo lửa. Có chỗ chỉ đánh lưng bụng. Có chỗ chỉ đốt tay chân. Có chỗ rắn sắt quấn xiết. Có chỗ xua chó sắt cắn. Có chỗ toàn là bắt cỡi lừa sắt ... Thưa nhân giả, cực h́nh như vậy trong các địa ngục được có bởi hàng trăm hàng ngàn h́nh cụ toàn là đồng, sắt, đá và lửa. Cả bốn thứ này đều do nghiệp dữ chung của mọi người cảm ra. Nếu kể cho rơ về cực h́nh địa ngục, th́ trong mỗi chỗ đă có cả trăm cả ngàn cảnh tượng thảm khốc, huống chi nhiều chỗ. Tôi nay dựa vào uy thần của đức Thế tôn và của nhân giả mà nói sơ lược như trên. Nói và giải thích cho rơ th́ trọn đời cũng không hết được.


__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 7 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 6

Thế Tôn Tuyên Dương



Vào lúc bấy giờ, toàn thân đức Thế tôn phóng ra ánh sáng vĩ đại, chiếu khắp cơi Phật tương đương số cát của trăm ngàn vạn ức sông Hằng, rồi xuất ra âm thanh vĩ đại, tuyên cáo hết thảy bồ tát đại sĩ cùng thiên long quỉ thần (44) trong các cơi Phật ấy, rằng các người hăy nghe, hôm nay Như lai sẽ xưng tụng tán dương việc Địa tạng đại sĩ khắp trong thế giới hệ mười phương, vận dụng sức mạnh của uy thần và từ bi vô cùng vĩ đại, siêu việt, cứu vớt hộ tŕ hết thảy những kẻ tội khổ. Sau khi Như lai nhập niết bàn, các người, bồ tát đại sĩ và thiên long quỉ thần, hăy làm mọi cách mà kính giữ kinh này, để cho ai nấy đều thực hiện được cái vui niết bàn.

Khi lời ấy của đức Thế tôn được nói ra th́ trong pháp hội có một vị đại bồ tát danh hiệu Phổ quảng, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, hôm nay con thấy đức Thế tôn xưng tụng Địa tạng đại sĩ có uy thần và từ bi rất vĩ đại và siêu việt, nên con thỉnh cầu đức Thế tôn v́ những người trong thời kỳ giáo pháp cuối cùng mà nói về việc Địa tạng đại sĩ đem lại ích lợi trong nhân loại và chư thiên (45) , lúc tạo tác nguyên nhân cũng như lúc hưởng chịu kết quả, để tám bộ thiên long cùng những kẻ trong tương lai biết tôn kính tiếp nhận huấn dụ của đức Thế tôn. Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Phổ quảng, và cả bốn chúng, hăy nghe cho kyլ Như lại sẽ nói cho các người một cách sơ lược về việc Địa tạng đại sĩ lợi ích bằng cách tạo ra phước đức trong nhân loại và chư thiên. Đại bồ tát Phổ quảng thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con xin tuân lời ngài, nguyện muốn được nghe.

Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Phổ quảng, trong th́ vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào nghe danh hiệu của Địa tạng đại sĩ mà chắp tay, xưng tụng, lễ bái hay ngưỡng mộ, th́ người ấy siêu thoát cái tội đáng lẽ phải chịu khổ trong ba mươi kiếp.

Phổ quảng, thiện nam hay thiện nữ nào vẽ h́nh tượng của Điạ tạng đại sĩ, hay làm h́nh tượng đại sĩ bằng đất đá, keo sơn, bạc vàng, đồng sắt, th́ dầu một chiêm ngưỡng hay một lễ bái, kẻ đó vẫn được trăm lần sinh lên Đao lợi, trong một th́ gian lâu dài không sa vào đường dữ. Giả sử phước báo chư thiên hết rồi, sinh xuống nhân gian, cũng vẫn c̣n làm quốc chúa, không mất lợi ích lớn lao.

Phổ quảng, nữ nhân nào chán thân nữ nhân, chí thành hiến cúng Địa tạng đại sĩ qua tượng vẽ, tượng làm bằng đất đá, keo sơn, đồng sắt, với cách ngày nào cũng tinh tiến hiến cúng hương hoa, ẩm thực, y phục, gấm lụa (46) , tràng phan, bảo vật, th́ nữ nhân ấy, hết cái thân quả báo nữ nhân này rồi, trăm ngàn vạn kiếp không c̣n sinh vào thế giới có nữ nhân, huống chi phải làm lại thân ấy. Ngoại trừ trường hợp v́ thệ nguyện từ bi, phải làm thân nữ nhân để hóa độ kẻ khác, th́ thiện nữ ấy, nhờ sức thần của đức Địa tạng mà ḿnh hiến cúng và nhờ sức mạnh của công đức hiến cúng đức Địa tạng, nên trăm ngàn vạn kiếp không c̣n làm thân nữ nhân nữa.

Phổ quảng, nữ nhân nào chán ngán cái thân xấu xí bịnh hoạn, th́ hăy đối trước h́nh tượng Điạ tạng đại sĩ mà chí tâm chiêm ngưỡng, lễ bái. Làm như vậy dẫu th́ gian chỉ bằng bữa ăn, nữ nhân ấy cũng ngàn vạn đời được cái thân tướng mạo toàn hảo, không mọi bịnh hoạn (47) . Nếu nữ nhân xấu xí ấy không chán thân nữ nhân, th́ trong trăm ngàn vạn ức đời thường làm vương nữ, vương phi, con gái tể tướng, quí tộc, đại trưởng giả, sinh ra là đoan trang, tướng mạo tuyệt hảo. V́ ḷng chí thành nên chiêm bái Địa tạng đại sĩ được phước như vậy.

Phổ quảng, thiện nam hay thiện nữ nào đối trước h́nh tượng Địa tạng đại sĩ mà diễn tấu nhạc khí (48) , ca vịnh, tán dương, hương hoa hiến cúng, lại khuyến cáo một người cho đến nhiều người cùng làm như vậy, th́ những người ấy, trong hiện tại cũng như trong tương lai, luôn luôn được hàng trăm hàng ngàn quỉ thần ngày đêm hộ vệ, không để cho việc dữ lọt vào tai họ, huống chi để họ bị mọi sự ngang trái.

Phổ quảng, trong th́ gian vị lai, nếu có người ác, quỉ ác và thần ác, thấy thiện nam hay thiện nữ nào biết qui y, tôn kính, hiến cúng, xưng tụng, chiêm ngưỡng hay lễ bái h́nh tượng Địa tạng đại sĩ mà mỉa mai, phỉ báng rằng vô phước và vô ích, hoặc nhe răng ra mà cười, hoặc công kích sau lưng trước mặt, hoặc lôi cuốn một người hay nhiều người chung nhau phỉ báng, th́ sự phỉ báng này dầu chỉ một lát mà thôi, kẻ phỉ báng ấy, ngàn vị Phật đà của Hiền kiếp nhập diệt cả rồi, quả khổ của sự phỉ báng làm cho họ vẫn c̣n ở trong vô gián ngục, chịu h́nh phạt rất nặng. Hiền kiếp qua rồi mới được làm ngạ quỉ, ngàn kiếp sau đó mới được làm súc sinh, ngàn kiếp sau đó nữa mới được làm người. Dẫu được làm người, nhưng làm người nghèo nàn hèn hạ, giác quan không đủ, phần nhiều bị nghiệp dữ trở lại kết nơi tâm lư, nên không bao lâu lại sa vào đường dữ. Phổ quảng, phỉ báng sự hiến cúng Điạ tạng đại sĩ của người khác mà c̣n bị quả khổ như vậy, huống chi chính ḿnh phỉ báng Địa tạng đại sĩ bằng kiến thức ác hại.

Phổ quảng, trong th́ gian vị lai, nam tử hay nữ nhân đau ốm liệt giường ṃn gối, cầu sống không được, muốn chết không xong. Ban đêm mộng thấy quỉ dữ, thấy bà con, thấy đi vào đường hiểm, thấy lắm sự kinh hăi (49) , thấy đi với quỉ thần. Rồi ngày tháng dần dà chuyển thành lao bại, trong giấc ngủ kêu la thảm thiết. Như vậy toàn là đang bị luận định về nghiệp dữ, nặng nhẹ chưa quyết, nên chết đă khó mà lành càng khó hơn. Mắt phàm nam nữ làm sao rơ được việc ấy. Vậy thân nhân nên đối trước tượng Phật đà hay tượng Bồ tát, cao tiếng mà tụng cho bịnh nhân một biến kinh này. Lại nên đem tài sản mà bịnh nhân vốn luyến tiếc, như y phục, đồ quí, ruộng vườn, nhà cửa, đối trước bịnh nhân, cao tiếng nói rơ ḿnh tên họ như vậy, xin v́ bịnh nhân mà đối trước kinh Phật và tượng Phật đem tài sản của bịnh nhân hiến cúng kinh tượng, hoặc tạo tượng Phật đà hay tượng Bồ tát, hoặc làm chùa tháp, hoặc cúng vào qụ hương đèn, hoặc hiến cúng tăng chúng thường trú. Hăy nói ba lần như vậy cho bịnh nhân nghe và biết. Giả sử bịnh nhân ư thức đă tản, đến nỗi hơi thở đă hết, cũng vẫn một ngày cho đến bảy ngày, cao tiếng mà nói và cao tiếng tụng kinh. Như vậy th́ bịnh nhân ấy, sau khi chết, nghiệp dữ đă làm dẫu nặng đến như năm tội sa vào vô gián ngục đi nữa (50) , cũng vẫn thoát khỏi lâu dài, sinh ra ở đâu cũng tự biết đời trước của ḿnh. Ấy là bịnh nhân được làm cho mà hiệu quả đến như vậy, huống chi chính thiện nam hay thiện nữ nào tự sao chép kinh Địa tạng hoặc khuyên người sao chép, tự đắp vẽ tượng Địa tạng hay khuyên người đắp vẽ, th́ kết quả nhận được thật đại lợi ích. V́ lư do ấy, Phổ quang, hễ thấy ai đọc hay tụng kinh Địa tạng, cho đến chỉ chốc lát xưng tụng hay tôn kính kinh này mà thôi, các người cũng phải vận dụng trăm ngàn phương tiện, khuyến khích cho họ nỗ lực mà đừng có thoái chí, th́ quyết chắc trong hiện tại cũng như trong tương lai, họ thực hiện được ngàn vạn ức công đức bất khả tư nghị.

Phổ quảng, trong th́ gian vị lai, những kẻ chiêm bao hay ngủ say, thấy các quỉ thần với bao nhiêu biến dạng buồn có, khóc có, rầu có, than có, sợ có, hăi có. Ấy toàn là cha mẹ con cái, anh em chị em, hay vợ chồng bà con, trong quá khứ một đời mười đời hay trăm đời ngàn đời, hiện ở trong đường dữ mà chưa được thoát khỏi, không biết hy vọng vào đâu làm phước cứu vớt, nên họ báo mộng cho những kẻ xương thịt trong quá khứ, trông mong làm phước để cứu họ thoát khỏi đường dữ. Phổ quảng, các người hăy vận dụng thần lực làm cho những kẻ xương thịt ấy biết đối trước tượng Phật đà hay tượng Bồ tát, chí tâm tự tụng kinh này hay cung thỉnh người khác tụng cho, số lượng phải ba biến hay bảy biến. Như vậy, những kẻ bà con c̣n ở trong đường dữ kia, hễ tiếng tụng kinh đủ biến chấm dứt, th́ họ cũng được siêu thoát, mộng mị cũng không bao giờ c̣n thấy họ nữa.

Phổ quảng, trong th́ gian vị lai, những kẻ thấp thỏi, như những người làm tôi tớ cho đến những người không c̣n tự chủ, ư thức nghiệp cũ mà muốn sám hối, th́ hăy chí thành chiêm bái h́nh tượng Địa tạng đại sĩ, và ít nhất cũng trong một tuần bảy ngày, tŕ niệm danh hiệu của đại sĩ cho được vạn biến, th́ những người ấy hết quả báo này rồi, trong ngàn vạn đời sau thường sinh chỗ tôn quí, lại không c̣n trải qua quả khổ ở trong ba đường dữ.

Phổ quảng, trong th́ gian vị lai, tại châu Diêm phù này, sát đế lợi hay bà la môn, trưởng giả hay cư sĩ, mọi người thuộc giai cấp và sắc tộc khác nhau, có con mới sinh th́ bất cứ nam hay nữ, trong một tuần bảy ngày, hăy sớm đọc tụng cho chúng bản kinh không thể nghĩ bàn này, lại tŕ niệm cho chúng danh hiêu của Địa tạng đại sĩ đủ số vạn biến. Như vậy, những trẻ sơ sinh ấy, bất cứ nam hay nữ, nếu đời trước có nghiệp dữ để sẽ chịu quả khổ th́ cũng tiêu tan được cả, yên vui, dễ nuôi, tăng thêm tuổi thọ; nếu sinh ra bởi phước đức, th́ hạnh phúc và tuổi thọ lại càng thêm lên.

Phổ quảng, trong th́ gian vị lai, mỗi tháng các ngày mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hâm ba, hâm bốn, hâm tám, hâm chín hay ba mươi, là những ngày kê cứu tội ác để phán định nặng nhẹ. Mà người Diêm phù th́ cử động (51) hay suy tư toàn là nghiệp, toàn là tội, huống chi lại c̣n mặc ư sát sinh trộm cướp tà dâm vọng ngữ, nghiệp dữ cả trăm cả ngàn. Trong những ngày thập trai trên đây, nếu kẻ nào biết đối trước tượng Phật đà, tượng Bồ tát hay tượng Hiền thánh mà tụng một biến kinh này, th́ khu vức người ấy cư trú, đông tây nam bắc chu vi một trăm do tuần, không có mọi sự tai nạn, và nhà ở của người ấy th́ bất cứ lớn nhỏ, từ hiện tại đến vị lai, trong cả trăm cả ngàn năm thoát khỏi đường dữ một cách lâu dài. Mỗi ngày thập trai biết tụng kinh này một biến, việc ấy, ngay trong đời này, đă làm cho cả nhà không có tai họa, bịnh tật, ăn mặc sung túc.

Đại loại như vậy, Phổ quảng, các người nên biết Địa tạng đại sĩ, xuất từ thần lực vĩ đại, có những sự ích lợi cho người đạt đến số lượng trăm ngàn vạn ức, không thể nói hết. Đối với Địa tạng đại sĩ, người Diêm phù có sự liên hệ lớn lao. Người ở đây nghe danh hiệu hay thấy h́nh tượng của đại sĩ, cho đến nghe kinh này dầu chỉ được ba chữ hay năm chữ, một bài chỉnh cú hay một câu đủ nghĩa (52) , hiện tại cũng đạt được sự yên vui tuyệt diệu, mà vị lai th́ trăm ngàn vạn đời luôn luôn sinh ra trong nhà tôn quí, tướng mạo và tánh t́nh đều hoàn hảo.

Lúc ấy đại bồ tát Phổ quảng nghe đức đại giác Thế tôn tán dương và xưng tụng Địa tạng đại sĩ rồi, qú xuống, chắp tay mà thưa thêm nữa, rằng bạch đức Thế tôn, từ lâu rồi con đă biết vị đại sĩ này có thần lực siêu việt và nguyện lực vĩ đại như đức Thế tôn đă dạy. Nhưng con muốn làm cho bao kẻ sau này biết được những sự ích lợi xuất từ thần lực và nguyện lực ấy, nên đă thỉnh vấn đức Thế tôn. Con xin cung kính tiếp nhận những lời đức Thế tôn huấn dụ.

Bạch đức Thế tôn, kinh này ngài mệnh danh là ǵ, và dạy chúng con truyền bá như thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Phổ quảng, kinh này có ba danh hiệu: có thể mệnh danh là Bản nguyện của Địa tạng đại sĩ, cũng có thể mệnh danh là Bản hạnh của Địa tạng đại sĩ, lại có thể mệnh danh là Năng lực hạnh nguyện của Địa tạng đại sĩ. Cả ba danh hiệu ấy đều căn cứ vào thệ nguyện trọng đại và ích lợi chúng sinh của Địa tạng đại sĩ đă phát ra từ bao kiếp lâu xa. V́ lư do ấy, các người hăy thể theo đại nguyện như vậy mà truyền bá kinh này.

Đại bồ tát Phổ quảng nghe đức Thế tôn huấn dụ, chắp tay cung kính, làm lễ mà lui về chỗ của ḿnh.


__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 8 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 7

Lợi Ích Người C̣n Kẻ Mất



Vào lúc ấy, Địa tạng đại sĩ bạch đức Thế tôn, con thấy người Diêm phù mống tâm động niệm toàn là tội lỗi. Gặp được việc tốt th́ phần nhiều hay lùi mất tâm chí ban đầu, c̣n gặp phải sự xấu th́ tăng thêm tội lỗi ngay trong từng ư nghĩ. Những kẻ như vậy khác nào đi trên đường bùn lầy mà vác thêm đá nặng, càng khốn càng nặng, chân lún càng sâu. Nếu may mắn gặp được người quen vác bớt hay vác hết cho, người quen này lại có sức mạnh hơn nữa d́u đỡ kẻ ấy, khuyến khích kẻ ấy mạnh chân lên, nên đến được đất bằng. Đến rồi th́ phải biết rơ đường hiểm ấy, đừng bước vào đó nữa.

Bạch đức Thế tôn, người làm ác th́ khởi đầu chỉ mảy may mà rồi đi đến vô lượng. Người ấy, lúc sắp chết, cha mẹ bà con nên làm phước giúp cho đời sau của họ, bằng cách hoặc treo phan cái (53) , hoặc đốt dầu đèn, rồi tŕ tụng bản kinh tôn quí, hiến cúng h́nh tượng Phật đà hoặc h́nh tượng Hiền thánh, lại tŕ niệm danh hiệu của Phật đà, của Bồ tát, của Duyên giác. Mỗi một danh hiệu như vậy đều thấu vào thính giác của người sắp chết, hoặc được nghe qua bản thức của người ấy. Người ấy, nghiệp dữ họ làm, tính quả khổ cảm ra tất phải sa vào đường dữ, nhưng mà nhờ cha mẹ bà con đă tạo cho họ những nhân tố thánh thiện như trên, nên nghiệp dữ đến như thế cũng vẫn tan biến được cả. Sau khi người ấy chết rồi, trong bảy tuần bảy ngày, nếu cha mẹ bà con lại làm thêm cho họ những nhân tố thánh thiện như trên, th́ năng lực việc làm ấy làm cho người chết kia thoát khỏi đường dữ một cách lâu dài, được sinh trong nhân loại hay trên chư thiên, hưởng thụ sư yên vui tuyệt diệu. C̣n cha mẹ bà con đă tạo nhân tố thánh thiện cho họ th́ được lợi ích vô lượng.

Chính v́ lư do ấy, hôm nay, đối trước đức đại giác Thế tôn, trước tám bộ thiên long, trước nhân loại và loài khác, con khuyến cáo người Diêm phù, trong ngày người thân sắp chết, phải hết sức thận trọng, đừng sát hại sinh vật và làm những việc dữ khác như tế lễ quỉ thần, cầu cúng yêu quái. Tại sao con khuyến cáo như vậy, v́ lẽ bao nhiêu sự sát hại và cúng tế ấy không có một mảy may năng lực ích lợi cho người sắp chết, ngược lại, chỉ kết thêm nghiệp dữ cho sâu và nặng hơn lên. Giả sử người sắp chết, ngay sau khi mới chết (54) hay lúc c̣n sống, có được phần nào nhân tố thánh thiện để sinh trong nhân loại hay sinh lên chư thiên, nhưng bị lúc sắp chết, cha mẹ bà con làm những nhân tố tội ác nói trên, nên làm cho người ấy phải đối chất về tai vạ như vậy mà bị tŕ hoăn việc sinh vào đường lành. Huống chi người sắp chết ấy lúc sống đă không có một chút nghiệp lành, căn cứ nghiệp dữ tự làm đă phải tự chịu quả khổ trong đường dữ, nỡ nào cha mẹ bà con c̣n bồi thêm vào nghiệp dữ ấy. Khác nào một kẻ đến đây từ đường sá xa xôi, hết ăn đă ba ngày, đồ vật gánh vác lại nặng quá trăm cân, vậy mà khi gặp được người làng xóm, người này lại chất thêm một ít đồ vật và gánh vác ấy, nên kẻ kia càng nặng và càng khốn hơn lên.

Bạch đức Thế tôn, con thấy người Diêm phù nếu biết làm lành theo những sự huấn thị của đức Thế tôn, th́ điều lành ấy dầu chỉ bằng một sợi lông, một giọt nước, hay bằng một hạt cát, một mảy bụi đi nữa, cũng tự được ích lợi tất cả.

Địa tạng đại sĩ nói như vậy, trong pháp hội có trường giả tên Đại biện, một vị trưởng giả từ lâu đă thực hiện tuệ giác vô sinh, v́ hóa độ mười phương chúng sinh nên hiện thân trưởng giả, chắp tay cung kính, thưa hỏi đức Địa tạng, kính bạch đại sĩ, người châu Diêm phù này, sau khi chết, bà con lớn nhỏ làm phước cho họ bằng cách thiết trai hiến cúng, tạo mọi nhân tố thánh thiện, th́ người chết ấy được hay không được ích lợi và siêu thoát? Địa tạng đại sĩ dạy, trưởng giả, v́ mọi người bây giờ và mai sau, tôi vâng theo uy thần của đức Thế tôn mà nói sơ lược về điều ấy.

Trưởng giả, bây giờ và sau này, những người trong ngày sắp chết, nếu nghe được một danh hiệu Phật đà, một danh hiệu Bồ tát, một danh hiệu Duyên giác, th́ không kể có tội không tội, đều siêu thoát được cả. Nếu ai, bất luận nam tử hay nữ nhân, sống không làm nghiệp lành mà lại làm nhiều nghiệp dữ, nhưng sau khi chết, bà con lớn nhỏ làm phước cho họ bằng mọi nhân tố thánh thiện, th́ trong bảy phần, người chết hưởng một, c̣n lại sáu phần người làm tự hưởng. Do đó, mà bây giờ và sau này, bất cứ thiện nam hay thiện nữ, nghe như vậy th́ phải mạnh mẽ mà tự tu, bởi v́ phần phước thánh thiện của người nào th́ người ấy nhận được đủ cả.

Quỉ sứ lớn nhất là sự vô thường chết chóc. Mà nó đến th́ không một ai được hẹn trước. Rồi trong cảnh mịt mù thăm thẳm, nghiệp thức chơi vơi, chưa biết sẽ chịu tội hay hưởng phước. Nên trong th́ gian bảy lần bảy ngày, người chết như ngây như điếc, hoặc bị đưa đến những nơi liên hệ để đối biện về nghiệp và nghiệp quả. Sau khi thẩm định mới tùy nghiệp mà sinh vào các loài. Trong th́ gian chưa đoán trước được mà khổ sở đă ngàn vạn rồi, huống chi sau đó sa vào các đường dữ. Người chết ấy, lúc chưa sinh vào các loài, tức là trong th́ gian bảy lần bảy ngày, ư nghĩ này liên tiếp ư nghĩ khác, trông ngóng bà con xương thịt làm phước cứu vớt cho họ. Hết th́ gian này rồi, phải tùy nghiệp mà chịu quả. Nếu là nghiệp dữ th́ trải qua hàng trăm hàng ngàn năm cũng chưa có cái ngày thoát khỏi. Nếu là năm nghiệp dữ vô gián th́ bị sa vào địa ngục lớn nhất ấy, trải qua cái kiếp hàng ngàn hàng vạn năm, chịu đủ mọi thứ cực h́nh trong th́ gian rất lâu dài như vậy.

Do đó, trưởng giả Đại biện, những người nghiệp dữ sau khi chết, bà con xương thịt thiết trai hiến cúng để cứu giúp cho họ, th́ lúc sắp đặt trai soạn, nước gạo và lá rau đừng đổ văi xuống đất. Nhất là trai soạn chưa hiến cúng Phật và hiến cúng Tăng, hoặc hiến cúng mà thọ trai chưa xong, th́ đừng ăn trước (55) . Nếu ăn trước hay thiếu tinh khiết, cẩn trọng, th́ người chết chẳng hưởng được hiệu lực nào cả. Nếu tinh thành, cẩn trọng, giữ ǵn sạch sẽ mà phụng hiến Phật và phụng hiến Tăng, th́ người chết bảy phần được một. Cho nên, trưởng giả Đại biện, người Diêm phù nếu v́ cha mẹ hay bà con đă chết mà thiết trai hiến cúng một cách hết ḷng cẩn trọng, chân thành, làm phước như vậy th́ người c̣n kẻ mất đều được ích lợi tất cả.

Khi lời này của Địa tạng đại sĩ được nói ra th́ tại Đạo lợi thiên cung có ngàn vạn ức trăm triệu quỉ thần ở châu Diêm phù đều phát tâm tuệ giác không có giới hạn. Trưởng giả Đại biện th́ đảnh lễ mà lui về chỗ của ḿnh.


__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 9 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 8

Chúa Tôi Diêm La Xưng Tụng



Lúc ấy có vô số chúa quỉ, vốn ở trong dăy núi thiết vi và đă tháp tùng Diêm la thiên tử mà lên Đao lợi, cùng đến chỗ đức Thế tôn, đại loại như chúa quỉ Ác độc, chúa quỉ Ác nhiều, chúa quỉ Cọp dữ, chúa quỉ Cọp trắng, Chúa quỉ Cọp huyết, chúa quỉ Cọp đỏ, chúa quỉ Gieo tai họa, chúa quỉ Phi thân, chúa quỉ Ánh điện, chúa quỉ Nanh sói, chúa quỉ Ngàn mắt, chúa quỉ Ăn thú vật, chúa quỉ Vác đá, chúa quỉ Chủ hao tổn, chúa quỉ Chủ tai họa, chúa quỉ Chủ thực phẩm, chúa quỉ Chủ tài sản, chúa quỉ Chủ gia súc, chúa quỉ Chủ loài chim, chúa quỉ Chủ loài thú, chúa quỉ Chủ quỉ mị, chúa quỉ Chủ sản dục, chúa quỉ Chủ sinh mạng, chúa quỉ Chủ bịnh tật, chúa quỉ Chủ hiểm nguy, chúa quỉ Ba mắt, chúa quỉ Bốn mắt, chúa quỉ Năm mắt, chúa quỉ Kỳ lợi thất, chúa quỉ Đại kỳ lợi thất, chúa quỉ Kỳ lợi xoa, chúa quỉ Đại kỳ lợi xoa, chúa quỉ A na tra, chúa quỉ Đại a na tra ... Những chúa quỉ này ai cũng có cả trăm cả ngàn chúa quỉ nhỏ, cùng ở tại châu Diêm phù, có nhiệm vụ và có quyền hành riêng. Những chúa quỉ này cùng Diêm la thiên tử, nhờ thần lực của đức Thế tôn và của Địa tạng đại sĩ, mà cùng nhau đến được tại tại Đao lợi thiên cung, đứng vào một phía. Bấy giờ Diêm la thiên tử qú xuống, chắp tay mà thưa, bạch đức Thế tôn, hôm nay con với các chúa quỉ nhờ thần lực của đức Thế tôn và của Địa tạng đại sĩ mới đến được nơi pháp hội Đao lợi lớn lao như thế này. Việc ấy cũng đă là lợi ích tốt đẹp mà chúng con được hưởng. Bây giờ con có một nỗi hoài nghi nhỏ, dám xin thỉnh vấn đức Thế tôn. Xin đức Thế tôn từ bi chỉ dạy cho con. Đức Thế tôn bảo Diêm la thiên tử, tùy ư ông hỏi, Như lai sẽ nói cho.

Diêm la thiên tử lúc ấy chiêm ngưỡng và đảnh lễ đức Thế tôn, rồi xoay qua chiêm ngưỡng Địa tạng đại sĩ. Sau đó xoay lại mà thưa, bạch đức Thế tôn, con thấy Địa tạng đại sĩ ở trong sáu đường, vận dụng hàng trăm hàng ngàn phương tiện cứu vớt những kẻ tội khổ, không từ mệt nhọc. Đại sĩ có thần lực bất khả tư nghị như vậy, nhưng mọi người th́ thoát khỏi đường dữ không lâu lại sa vào chốn ấy. Bạch đức Thế tôn, Địa tạng đại sĩ đă có thần lực bất khả tư nghị như vậy, tại sao mọi người không sống trong đường lành, siêu thoát măi măi? Con thỉnh cầu đức Thế tôn giải thích cho con.

Đức Thế tôn dạy, Diêm la thiên tử, người Diêm phù tính khí ương ngạnh, khó hướng dẫn, khó chế ngự. Địa tạng đại sĩ trong hàng trăm hàng ngàn kiếp, cứu vớt từng người một, ước mong làm cho họ sớm được giải thoát. Đến nỗi những người tội chướng như vậy bị sa vào nẻo đường rất dữ đi nữa, đại sĩ cũng vận dụng năng lực phương tiện mà cứu vớt họ thoát khỏi nghiệp quả căn bản, làm cho họ biết rơ cái khổ của đời sống vừa qua. Tự v́ người Diêm phù đă kết quá nặng cái thói nghiệp dữ, nên đường dữ mới ra lại vào, làm mệt đại sĩ bao kiếp hóa độ.

Như kẻ quên mất nhà ḿnh, lầm vào đường hiểm. Đường ấy lắm dạ xoa và cọp sói sư tử, hổ mang ḅ cạp ... Trong đường hiểm như vậy, kẻ lầm đường chỉ lát nữa là sẽ bị hại. May có người bạn tốt biết nhiều thuật giỏi, không những trừ được các thứ độc tố mà c̣n trị được dạ xoa và mănh thú, bắt gặp kẻ lầm đường đang muốn đi sâu vào đường hiểm ấy, vội hỏi, quái lạ, cần ǵ mà anh vào đây? Anh có phép lạ nào để chế ngự những sự độc hại? Kẻ lầm đường nghe vậy mới biết là đường hiểm, tức khắc lùi bước, cầu thoát nơi ấy. Người bạn tốt nắm tay mà dắt, dẫn ra khỏi đường hiểm, thoát khỏi độc hại. Khi đến đường tốt, yên ổn vui mừng rồi, bảo, kẻ lầm lạc, từ nay về sau đừng bước vào con đường ấy nữa. Đường ấy mà vào th́ đă khó ra mà c̣n mất mạng. Kẻ lầm đường cũng biết cảm kích ơn nặng. Lúc chia tay, người bạn tốt lại bảo, anh thấy ai, bất kể quen lạ, nam nữ, hăy bảo cho họ biết đường ấy lắm độc và nhiều dữ, vào đó là mất mạng. Đừng để họ tự rước lấy cái chết.

Địa tạng đại sĩ đầy ḷng từ bi vĩ đại, cứu vớt những kẻ tội khổ ra khỏi đường dữ, làm cho họ sinh trong nhân loại hay trên chư thiên, hưởng sự yên vui tuyệt diệu. Những kẻ tội khổ ấy, biết cái khổ đường dữ, nên thoát được rồi th́ không bao giờ c̣n dám trở lại. Như kẻ lầm đường, lầm vào đường hiểm, được bạn tốt dẫn ra rồi th́ không bao giờ c̣n bước lại vào đó. Gặp ai bước vào cũng biết khuyên can, bằng cách tự nói chính v́ ḿnh đă lầm vào đó mà biết là đường hiểm, nay ra được rồi th́ không dám vào lại nữa. Ngược lại, kẻ nào vẫn cứ bước vào, ấy là v́ c̣n quá ngu và lầm, quên đi đó là đường hiểm mà trước đây ḿnh đă lạc vào, nên có thể tự gây ra sự mất mạng cho ḿnh. Khác nào những kẻ sa vào đường dữ, được Địa tạng đại sĩ dùng năng lực phương tiện cứu cho thoát khỏi, sinh lên nhân loại hay chư thiên, nhưng liền sau đó lại tái tục sa vào. Rồi nếu nghiệp dữ kết lại quá nặng th́ ở măi trong địa ngục, không biết bao giờ thoát khỏi.

Lúc ấy chúa quỉ Ác độc chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, chúa quỉ như chúng con số lượng nhiều lắm. Tại châu Diêm phù, có kẻ giúp ích cho người, có kẻ gây họa cho người, việc làm khác nhau. Nhưng v́ nghiệp và nghiệp báo của người Diêm phù mà làm cho thuộc hạ của chúng con đi đến đâu cũng gây họa nhiều hơn giúp ích. Tuy nhiên, nếu họ qua nhà cửa của ai, hoặc đô thị làng xóm hay trang trại pḥng ốc nào mà có kẻ, hoặc nam hoặc nữ, biết làm nghiệp lành dầu bằng tơ tóc, hơn nữa biết treo một tràng phan hoặc một bảo cái, sắm một ít hương hay một ít hoa mà hiến cúng h́nh tượng Phật đà hay h́nh tượng Bồ tát, hoặc đốt hương mà hiến cúng và tŕ tụng bản kinh tôn quí này, th́ dầu chỉ được một câu đủ nghĩa hay một bài chỉnh cú, những chúa quỉ như chúng con vẫn kính lạy những người ấy như kính lạy chư Phật trong mọi th́ gian quá khứ hiện tại và vị lai. Chúng con lại hạ lịnh cho những quỉ nhỏ nhưng có sức lớn, cho kẻ có trách nhiệm về khu vức ấy, tự nhiên họ ra sức hộ vệ, làm cho việc dữ và việc ngang trái, bịnh dữ và bịnh ngang trái, cho đến mọi sự không vừa ư, đều không đến gần được khu vức có nhà cửa cho đến pḥng ốc của những người ấy cư trú, huống chi để cho xâm nhập cửa ngơ. Đức Thế tôn khen chúa quỉ Ác độc, lành thay việc các người với Diêm la thiên tử hộ vệ được như vậy đối với những người thiện nam hay thiện nữ. Như lai cũng khuyến khích Phạn vương Đế thích hộ vệ cho các người.

Khi đức Thế tôn nói lời ấy th́ trong pháp hội có một chúa quỉ khác, chúa quỉ Chủ sinh mạng, thưa với ngài, bạch đức Thế tôn, nghiệp của con là chủ tŕ sinh mạng của người Diêm phù. Lúc sinh cũng như lúc chết, con chủ tŕ cả. Bản nguyện của con rất muốn ích lợi cho họ. Nhưng tự họ không biết ư con, nên sinh và chết đều không yên. Tại sao như vậy, v́ người Diêm phù mới sinh, không kể nam nữ, lúc sắp sinh th́ chỉ nên làm lành để ích lợi thêm cho nhà cửa, tự nhiên quỉ thần khu vức họ ở hoan hỷ vô lượng, hộ vệ cả mẹ lẫn con được sự yên vui lớn lắm, ích lợi đến cả thân thuộc; lúc sinh rồi th́ phải hết sức thận trọng, tránh sự sát sinh để kiếm vị tươi ngon cung cấp sản phụ hoặc để tụ tập thân thuộc uống ăn rượu thịt, ca hát đàn thổi. Nếu làm như vậy th́ làm cho cả mẹ lẫn con không được yên vui. V́ lẽ lúc sinh nở th́ vô số quỉ dữ yêu tinh muốn ăn uống máu huyết hôi tanh, chỉ v́ con đă ra lịnh trước cho các vị thần linh khu vức, nên họ che chở hộ vệ cho cả mẹ lẫn con được yên vui ích lợi. Sản phụ và thân nhân thấy yên vui ích lợi th́ lẽ đáng phải biết làm phước để gián tiếp đáp tạ thần linh khu vức, đằng này ngược lại, sát sinh và tụ tập bà con mà yến tiệc. Làm như vậy là phạm vào tội ác, và đương nhiên tự chịu tai họa là mẹ con cùng bị thương tổn.

Lại nữa, người Diêm phù khi sắp chết, bất cứ họ đă làm lành hay làm dữ, con muốn làm cho ai nấy đều khỏi sa vào đường dữ, huống chi tự họ biết làm lành, gián tiếp tăng thêm năng lực cho con. Tại châu Diêm phù này, những người biết làm lành mà khi sắp chết vẫn có cả trăm cả ngàn quỉ thần ác biến ra giống như cha mẹ bà con của họ, dẫn dụ cho họ sa vào đường dữ, huống chi những kẻ vốn chỉ biết làm ác.

Bạch đức Thế tôn, như vậy, bất cứ nam nữ, người Diêm phù lúc sắp chết, hầu hết nghiệp thức hôn mê, lành không biết dữ không hay, thị giác thính giác hết cả khả năng thấy nghe. Lúc ấy thân nhân của họ nên cố gắng làm việc hiến cúng lớn, tŕ tụng bản kinh tôn quí, tŕ niệm danh hiệu của Phật đà hay của Bồ tát. Nhân tố thánh thiện như thế này có năng lực làm cho người chết thoát khỏi đường dữ, quỉ thần thuộc ảnh hưởng ma vương cũng lùi bước và tản mất. Bạch đức Thế tôn, hết thảy mọi người khi sắp chết, nếu được nghe một danh hiệu Phật đà, một danh hiệu Bồ tát, hoặc một câu đủ nghĩa hay một bài chỉnh cú của kinh điển đại thừa, th́ con thấy những người ấy, ngoại trừ năm thứ nghiệp dữ vô gián và nghiệp dữ sát hại, c̣n những nghiệp dữ tương đối nhỏ hơn nhưng vẫn có thể làm cho họ đáng lẽ sa vào đường dữ, th́ tức khắc thoát khỏi được cả.

Đức Thế tôn dạy chúa quỉ Chủ sinh mạng, chính v́ ông có đức Từ lớn lắm mới phát ra thệ nguyện trọng đại, nguyện ở trong sinh tử mà hộ vệ chúng sinh. Trong th́ gian vị lai, con người bất cứ nam nữ, lúc họ sinh hay lúc họ chết, ông đừng bỏ thệ nguyện của ḿnh, hăy hộ vệ cho họ trong tất cả những lúc ấy thoát khỏi tai họa, măi măi yên vui. Chúa quỉ Chủ sinh mạng bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn đừng lo nghĩ. Con nguyện suốt đời con, ư nghĩ này liên tiếp ư nghĩ khác, hộ vệ người Diêm phù, làm cho họ lúc sinh cũng như lúc chết đều được yên vui. Con chỉ cầu nguyện mọi người, lúc sinh hay lúc chết, hăy tin theo lời con, th́ không ai mà không thoát khỏi tai họa và được ích lợi lớn lao.

Đức Thế tôn nói với Địa tạng đại sĩ, chúa quỉ Chủ sinh mạng này đă hàng trăm hàng ngàn đời làm chúa quỉ lớn, ở trong sinh tử mà hộ vệ chúng sinh. V́ thệ nguyện từ bi mà vị đại bồ tát này biến h́nh làm chúa quỉ lớn, thật không phải quỉ đâu. Sau này, qua một trăm bảy chục kiếp nữa, vị đại bồ tát này sẽ thành Phật đà với danh hiệu Vô tướng như lai, thời kỳ tên An lạc, quốc độ tên Tịnh trú. Vô tướng như lai sống lâu với th́ gian dài không thể tính kể. Địa tạng đại sĩ, việc của chúa quỉ lớn này đến như thế ấy, không thể nghĩ bàn, nhân loại và chư thiên mà vị ấy cứu độ cũng không thể nào t́m thấy giới hạn và số lượng.

__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 10 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 9

Xưng Tụng Danh Hiệu Chư Phật



Địa tạng đại sĩ khi ấy thưa rằng, bạch đức Thế tôn, bây giờ con xin v́ những người trong th́ gian vị lai mà nói đến một sự ích lợi. Trong lúc sống cũng như trong lúc chết, sự ấy làm cho họ được ích lợi vĩ đại. Con thỉnh cầu đức Thế tôn cho phép con nói về sự ấy. Đức Thế tôn dạy, Điạ tạng, đại sĩ muốn thương và cứu hết thảy những kẻ tội khổ trong sáu đường mà định nói đến sự bất khả tư nghị th́ thật đúng lúc, nên nói liền đi. Như lai sắp nhập niết bàn; nói đến sự ấy là đại sĩ tự làm cho thệ nguyện của ḿnh sớm được hoàn tất, lại làm cho Như lai hết phải lo nghĩ về mọi người trong hiện tại và trong tương lai.

Địa tạng đại sĩ bạch đức Thế tôn, trong quá khứ, vô số kiếp vô số, có đức Phật xuất thế danh hiệu Vô biên thân như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài mà sinh tâm tôn kính, th́ dẫu chỉ trong chốc lát, người ấy cũng vượt được tội nặng sinh tử trong bốn mươi kiếp, huống chi c̣n biết đắp vẽ h́nh tượng của ngài mà hiến cúng và xưng tụng. Cái phước mà người này được thật vô lượng vô biên.

Trong quá khứ, cách nay những kiếp nhiều như cát sông Hằng, có đức Phật xuất thế danh hiệu Bảo tánh như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài mà phát tâm qui y, th́ dẫu chỉ bằng th́ gian đàn chỉ một cái, người ấy đối với tuệ giác vô thượng cũng không c̣n thoái chuyển.

Trong quá khứ, có đức Phật xuất thế danh hiệu Ba đầu ma thắng như lai. Nam tử hay nữ nhân nào được danh hiệu của ngài lướt qua thính giác, th́ người ấy sẽ được ngàn lần sinh lên sáu tầng trời Dục giới, huống chi c̣n biết chí tâm mà tŕ niệm danh hiệu ấy.

Trong quá khứ, lâu đến hai lần không thể nói hết về kiếp vô số, có đức Phật xuất thế danh hiệu Sư tử hống như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài mà phát tâm qui y, th́ dẫu trong chốc lát mà thôi, người ấy cũng gặp được vô lượng chư Phật xoa trên đỉnh đầu mà thọ kư cho.

Trong quá khứ, có đức Phật xuất thế danh hiệu Câu lưu tôn như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài mà chí thành chiêm bái xưng tụng, th́ người ấy, trong pháp hội của ngàn đức Phật đà thuộc về Hiền kiếp này, đều làm vị Phạn vương, và được sự thọ kư tối thượng.

Trong quá khứ, có đức Phật xuất thế danh hiệu Tỳ bà thi như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài th́ trong th́ gian rất lâu dài không c̣n sa vào đường dữ, thường sinh trong nhân loại hay trên chư thiên, hưởng sự yên vui tuyệt diệu.

Trong quá khứ, với những kiếp nhiều bằng số cát của vô lượng vô số sông Hằng, có đức Phật xuất thế danh hiệu Bảo thắng như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài th́ người ấy tuyệt đối hết c̣n sa vào đường dữ, thường ở trên chư thiên mà hưởng sự yên vui tuyệt diệu.

Trong quá khứ, có đức Phật xuất thế danh hiệu Bảo tướng như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài mà sinh ḷng tôn kính, th́ người ấy không lâu sẽ thực hiện đạo quả La hán.

Trong quá khứ, vô lượng kiếp vô số, có đức Phật xuất thế danh hiệu Ca sa tràng như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài th́ vượt được tội lỗi sinh tử trong một trăm đại kiếp.

Trong quá khứ, có đức Phật xuất thế danh hiệu Đại thông sơn vương như lai. Nam tử hay nữ nhân nào nghe được danh hiệu của ngài th́ người ấy được gặp hằng sa chư Phật, được các ngài nói Phật pháp cho một cách đầy đủ, và quyết chắc thành tựu tuệ giác vô thượng.

Trong quá khứ, có đức Tịnh nguyệt như lai, đức Sơn vương như lai, đức Trí thắng như lai, đức Tịnh danh vương như lai, đức Trí thành tựu như lai, đức Vô thượng như lai, đức Diệu thanh như lai, đức Măn nguyệt như lai, đức Nguyệt diện như lai ... Các đức Như lai như vậy nhiều đến số lượng không thể nói hết. Bạch đức Thế tôn, hiện tại và vị lai, hết thảy mọi người, bất cứ chư thiên hay nhân loại, bất cứ nam tử hay nữ nhân, chỉ được tŕ niệm danh hiệu của một ngài, công đức cũng đă vô lượng, huống chi được tŕ niệm nhiều danh hiệu. Những người ấy, lúc sống cũng như lúc chết, tự được ích lợi lớn lao, không bao giờ c̣n bị sa vào đường dữ.

Những kẻ sắp chết, thân nhân trong nhà, dầu chỉ một người biết v́ kẻ ấy mà cao tiếng niệm danh hiệu của một đức Phật đi nữa, kẻ ấy, ngoại trừ năm thứ nghiệp dữ vô gián, dư ra, nghiệp dữ của những quả khổ khác đều tan biến hết thảy. Năm thứ nghiệp dữ vô gián tuy cực kỳ nặng nề, sẽ sa vào địa ngục ấy với cái kiếp cả ức năm vẫn chưa thoát khỏi, nhưng mà nhờ lúc sắp chết được người khác niệm cho danh hiệu của Phật, nên nghiệp dữ ấy cũng tiêu dần đi, huống chi có kẻ tự ḿnh niệm được danh hiệu của Phật. Kẻ ấy, phước được đă vô lượng mà tội diệt cũng vô lượng.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 11 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 10

Trắc Lượng Công Đức Bố Thí



Địa tạng đại sĩ, lúc ấy, vâng theo uy thần của đức Thế tôn, đứng dậy khỏi chỗ ḿnh ngồi, qú xuống, chắp tay mà thưa, bạch đức Thế tôn, con quan sát những kẻ ở trong các nẻo đường của nghiệp, trắc lượng sự bố thí của họ th́ thấy có nhẹ có nặng, có sự hưởng phước một đời, có sự hưởng phước mười đời, có sự hưởng phước lớn trong trăm đời ngàn đời. V́ lư do nào, con thỉnh cầu đức Thế tôn dạy cho con rơ. Đức Thế tôn dạy, Địa tạng đại sĩ, hôm nay, trước toàn thể đại hội các chúng tại Đao lợi thiên cung như thế này, Như lai sẽ nói về sự bố thí tại châu Diêm phù, bằng cách trắc lượng công đức nhẹ nặng của sự ấy. Đại sĩ hăy nghe cho kyլ Như lai sẽ nói cho. Địa tạng đại sĩ bạch đức Thế tôn, con hoài nghi về việc ấy, nên rất ước muốn và thích thú được nghe.

Đức Thế tôn dạy Địa tạng đại sĩ, tại châu Diêm phù ở về phía nam này, những vị quốc chúa, tể tướng đại thần, đại trưởng giả, đại sát lợi, đại bà la môn, gặp những người rất thấp, rất nghèo, cho đến tật nguyền, câm ngọng, điếc lác, đui mù, cơ thể đủ cách không hoàn chỉnh như vậy, mà những vị quốc chúa cho đến bà la môn, trong lúc bố thí, vẫn đủ từ tâm rộng răi, hạ ḷng ḿnh xuống, cười đón vui vẻ, tự tay đưa khắp cho họ, hay tự bảo người khác đưa giúp, dịu dàng an ủi, th́ những vị quốc chúa cho đến bà la môn ấy được phước như hiến cúng chư Phật nhiều bằng số cát của một trăm sông Hằng. Lư do là v́ quốc chúa cho đến bà la môn mà đối với những người rất thấp, rất nghèo, cơ thể không hoàn chỉnh, lại có từ tâm rộng răi, nên phước của họ được có cái quả báo là trong trăm ngàn đời, bảy thứ quí báu c̣n luôn luôn đầy đủ, huống chi y phục, thực phẩm và những thứ cần dùng khác.

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, những vị quốc chúa cho đến bà la môn gặp được chùa tháp của Phật, h́nh tượng của Phật, h́nh tượng của Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, đích thân sắm đồ mà hiến cúng, th́ những vị quốc chúa cho đến bà la môn ấy được phước ba kiếp làm thân Đế thích, hưởng sự yên vui tuyệt diệu. Nếu biết đem cái phước bố thí như vậy hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, th́ những vị quốc chúa cho đến bà la môn ấy trong mười kiếp thường làm Phạn vương.

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, những vị quốc chúa cho đến bà la môn gặp được chùa tháp hay kinh tượng của Phật quá khứ bị hư hỏng mà biết phát tâm tu bổ, bằng cách tự ḿnh lo liệu hay khuyến khích người khác, cả trăm cả ngàn người, hiến cúng để kết mối liên hệ tốt đẹp với Phật, th́ những vị quốc chúa cho đến bà la môn ấy trăm ngàn đời thường làm Luân vương, c̣n những người chung sức th́ cũng với số đời ấy thường làm quốc chúa. Nếu c̣n biết đem công đức như vậy đối trước chùa tháp hay kinh tượng đă tu bổ mà phát nguyện hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, th́ những vị quốc chúa cho đến bà la môn ấy, cùng những người chung sức với họ, đều sẽ làm Phật, v́ lẽ quả báo của sự hiến cúng như thế này thật vô lượng vô biên.

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, những vị quốc chúa cho đến bà la môn thấy những người già cả, những người bịnh tật và những kẻ sản phụ mà, dẫu chỉ một lúc, phát ra từ tâm rộng răi, chu cấp dược phẩm, đồ ăn, thức uống và đồ nằm cho họ yên vui, th́ phước này rất bất khả tư nghị, trong một trăm kiếp thường làm chúa trời Tịnh cư, trong hai trăm kiếp thường làm chúa trời Lục dục, cho đến cuối cùng th́ trở thành một đức Phật đà chứ không bao giờ c̣n sa vào đường dữ, cả trăm cả ngàn đời thính giác không nghe đến âm thanh đau khổ (55b) .

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, những vị quốc chúa cho đến bà la môn làm được những sự bố thí như trên đây th́ được phước vô lượng. Nếu c̣n đem phước ấy hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, th́ bất cứ bố thí nhiều hay ít, cuối cùng thành Phật tất cả, huống chi làm Đế thích, Phạn vương hay Luân vương. V́ lư do này, Địa tạng đại sĩ, hăy khuyến khích mọi người nên học tập sự bố thí như vậy.

Lại nữa, Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào y theo giáo pháp của Như lai mà gieo trồng gốc rễ điều lành, th́ điều lành ấy dầu chỉ bằng lông tóc cát bụi đi nữa, phước báo họ nhận được cũng không thể ví dụ.

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào gặp được mà biết hiến cúng h́nh tượng của Phật đà, của Bồ tát, Duyên giác hay Luân vương, th́ được phước vô lượng, thường ở trong nhân loại hay trên chư thiên mà hưởng sự yên vui tuyệt diệu. Nếu biết đem phước ấy hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, th́ phước báo họ nhận được không thể ví dụ.

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào gặp được kinh điển đại thừa, dầu chỉ nghe một bài chỉnh cú hay một câu đủ nghĩa, mà thiết tha, trân trọng, xưng tụng, tôn kính và hiến cúng, th́ kẻ đó được phước báo vĩ đại, có tính chất vô lượng vô biên. Nếu biết đem phước ấy hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, th́ phước báo họ nhận được không thể ví dụ.

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào gặp được chùa tháp của Phật và kinh điển đại thừa, loại mới th́ hiến cúng, xưng tụng, tôn kính, chắp tay, chiêm ngưỡng và lễ bái; loại cũ hoặc hỏng th́ tu bổ bằng cách phát tâm ra sức một ḿnh, hay khuyến khích nhiều người phát tâm chung sức. Những người chung sức th́ trong ba mươi đời thường làm quốc chúa, c̣n người chủ xướng th́ làm luân vương, lại đem pháp lành khuyến hóa thêm nữa cho các vị quốc chúa.

Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào y theo giáo pháp của Như lai mà gieo trồng gốc rễ điều lành như bố thí hiến cúng, như tu tạo chùa tháp, như chỉnh trang kinh điển, th́ dẫu chỉ bằng một sợi lông, một mảy bụi, một hạt cát, một giọt nước đi nữa, điều lành như vậy nếu biết đem hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, th́ phước báo người ấy nhận được là trăm ngàn đời hưởng sự yên vui tuyệt diệu và thượng đẳng. Nếu chỉ biết đem cầu nguyện cho thân thuộc trong gia đ́nh của ḿnh, hay chỉ biết đem cầu nguyện cho lợi ích bản thân, th́ kết quả chỉ hưởng được yên vui trong ba đời mà thôi. Như vậy th́ biết bỏ một mới được cả vạn.

Địa tạng đại sĩ, nhân tố và phước báo của sự bố thí là như vậy.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 12 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 11

Thần Đất Hộ Tŕ



Bấy giờ thần đất Cứng chắc bạch đức Thế tôn, từ xưa đến nay, con chiêm ngưỡng và lễ bái vô lượng bồ tát đại sĩ, toàn là những vị mà thần lực và tuệ giác đều vĩ đại và siêu việt, hóa độ sâu rộng hết thảy chúng sinh. Trong các vị ấy, Địa tạng đại sĩ có thệ nguyện sâu nặng hơn cả. Bạch đức Thế tôn, đối với châu Diêm phù này, Địa tạng đại sĩ có sự liên hệ lớn lao. Các vị đại bồ tát khác, như ngài Văn thù, ngài Phổ hiền, ngài Quan âm, ngài Di lạc, tuy cũng phân hóa thân h́nh cả trăm cả ngàn mà hóa độ sâu rộng sáu đường chúng sinh, nhưng thệ nguyện của các ngài vẫn có lúc hoàn tất. Đến như Địa tạng đại sĩ thệ nguyện hóa độ sáu đường chúng sinh th́ số lượng về kiếp mà thệ nguyện ấy trải qua, nhiều đến như số cát của ngàn lần trăm ức sông Hằng.

Bạch đức Thế tôn, con thấy, trong vị lai, và ngay trong hiện tại, người nào, nơi chỗ ḿnh cư trú mà xoay qua hướng nam, trên đất sạch sẽ, lấy đất đá tre gỗ mà làm khám thất (56) , trong đó đắp vẽ h́nh tượng Địa tạng đại sĩ, hay đem vàng bạc đồng sắt đúc h́nh tượng ấy, rồi đốt hương mà hiến cúng, chiêm ngưỡng, lễ bái, xưng tụng, th́ người ấy, và chỗ ở của người ấy, được mười sự ích lợi: một là đất đai đầy những chất tốt, hai là nhà cửa luôn luôn yên vui, ba là người chết sinh lên chư thiên, bốn là người sống tăng thêm tuổi thọ, năm là ước muốn đúng đều toại ư, sáu là không bị tai họa nước lửa, bảy là không bị mọi sự hao tổn, tám là tuyệt hết mọi thứ ác mộng, chín là đi về quỉ thần hộ tŕ, mười là thường gặp nhân tố thánh thiện. Bạch đức Thế tôn, trong vị lai, và ngay trong hiện tại, người nào nơi chỗ ḿnh ở mà hướng về phía nam, làm được sự hiến cúng như con đă nói, th́ được những sự ích lợi cũng như con đă nói.

Thần đất Cứng chắc lại bạch đức Thế tôn, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào, nơi chỗ họ ở có kinh điển và h́nh tượng của Địa tạng đại sĩ, người ấy lại tŕ tụng kinh điển và hiến cúng h́nh tượng như vậy, th́ cả ngày lẫn đêm, con luôn luôn vận dụng thần lực của con mà hộ vệ cho họ, đến nỗi thủy tai, hỏa hoạn, trộm cướp, giặc giă, tai họa ngang trái lớn, tai họa ngang trái nhỏ, hết thảy việc dữ đều tan biến cả.

Đức Thế tôn dạy, thần đất Cứng chắc, thần lực của ông lớn lắm, ít có thần nào sánh nổi. V́ lẽ đất đai Diêm phù đều nhờ ông ǵn giữ. Cỏ cây, cát đá, lúa mè, tre lau, thóc gạo, đồ quí, tất cả do đất mà có -- tất cả đều nhờ thần lực của ông. Vậy mà ông lại c̣n luôn luôn xưng tụng sự ích lợi chúng sinh của Địa tạng đại sĩ, th́ công đức và thần lực của ông gấp trăm ngàn lần đối với các vị thần đất b́nh thường. Vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào biết hiến cúng h́nh tượng và tŕ tụng kinh điển của Địa tạng đại sĩ, và dẫu chỉ biết làm theo một việc của kinh điển ấy, kinh Bản nguyện của Địa tạng đại sĩ, mà thôi, ông cũng nên vận dụng thần lực của ḿnh mà hộ vệ cho họ, đừng để tai họ phải nghe những thứ tai hại và bất như ư, huống chi để thân họ phải chịu những thứ ấy.

Không phải chỉ ḿnh ông biết hộ vệ cho những người ấy, mà Đế thích, Phạn vương, chư thiên và những kẻ tùy thuộc của họ, cũng hộ vệ cho những người ấy. Tại sao những người ấy được sự hộ vệ của bao nhiêu người hiền có thánh có như vậy? V́ lẽ lễ bái h́nh tượng Địa tạng đại sĩ và tŕ tụng kinh Bản nguyện của ngài th́ đương nhiên cuối cùng thoát khỏi biển khổ, thực hiện niết nàn. Đó là lư do có được sự hộ vệ lớn lao.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 13 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 12

Lợi Ích Của Sự Thấy Nghe

Vào lúc bấy giờ, từ trên đỉnh đầu, đức Thế tôn phóng ra trăm ngàn vạn ức tia sáng lớn: tia sáng trắng và trắng lớn, tia sáng điềm tốt và điềm tốt lớn, tia sáng ngọc và ngọc lớn, tia sáng tía và tía lớn, tia sáng xanh và xanh lớn, tia sáng biếc và biếc lớn, tia sáng hồng và hồng lớn, tia sáng lục và lục lớn, tia sáng vàng và vàng lớn, tia sáng mây lành và mây lành lớn, tia sáng ngàn vầng và ngàn vầng lớn, tia sáng vầng ngọc và vầng ngọc lớn, tia sáng mặt trời và mặt trời lớn, tia sáng mặt trăng và mặt trăng lớn, tia sáng cung điện và cung điện lớn (57) , tia sáng mây biển và mây biển lớn ... Từ trên đỉnh đầu phóng ra những tia sáng như vậy rồi, đức Thế tôn lại xuất ra âm thanh tuyệt diệu, nói với toàn thể đại hội các chúng, trong đó có tám bộ thiên long, nhân loại và loài khác, rằng hăy lắng nghe, hôm nay, tại Đao lợi thiên cung, Như lai sẽ xưng tụng tán dương những sự sau đây của Địa tạng đại sĩ: sự đem lại lợi ích trong nhân loại và chư thiên hay là sự bất khả tư nghị, sự làm cho nhân tố thánh thiện ấy siêu việt lên hay là sự thực hiện quả vị thập địa, sự cứu cánh không thoái chuyển đối với tuệ giác vô thượng (58) .

Khi đức Thế tôn nói như vậy th́ trong pháp hội có một vị đại bồ tát danh hiệu Quan thế âm, từ chỗ ngồi đứng dậy, qú xuống, chắp tay mà thưa, bạch đức Thế tôn, Địa tạng đại sĩ hoàn thành đại từ bi, xót thương chúng sinh tội khổ, nên trong ngàn vạn ức thế giới hệ, đại sĩ phân hóa ngàn vạn ức thân h́nh. Công đức và thần lực bất khả tư nghị của đại sĩ, con đă được nghe đức Thế tôn cùng chư Thế tôn trong mười phương, khác nhau cơ quan phát âm mà lại đồng nhất về lời tiếng, xưng tụng rằng, dẫu chư Phật quá khứ hiện tại và vị lai diễn đạt công đức và thần lực ấy cũng không cùng tận. Vừa rồi lại được đức Thế tôn nói cho toàn thể đại hội các chúng biết đức Thế tôn muốn tán dương những việc của Địa tạng đại sĩ, đại loại như việc ích lợi bất khả tư nghị của ngài. Do vậy mà con thỉnh cầu đức Thế tôn v́ bao kẻ trong hiện tại và vị lai, trong đó có tám bộ thiên long, thực hiện sự tán dương ấy, để cho họ biết mà chiêm ngưỡng và hưởng phước (59) .

Đức Thế tôn dạy, đại bồ tát Quan thế âm, đối với thế giới hệ Sa bà này, ông có sự liên hệ lớn lao. Thiên long, nam nữ, quỉ thần, cho đến những người tội khổ trong sáu đường, ai nghe danh hiệu của ông, ai thấy h́nh tượng của ông, ai ngưỡng mộ ông, ai xưng tụng ông, những người ấy đối với tuệ giác vô thượng quyết chắc không c̣n thoái chuyển, thường sinh trong nhân loại hay trên chư thiên, hưởng thụ đầy đủ sự yên vui tuyệt diệu, và khi nhân quả sắp thành thục th́ họ sẽ gặp Phật và được Phật thọ kư cho. Nay, v́ ḷng đại từ bi, ông xót thương chúng sinh trong đó có tám bộ thiên long, nên muốn nghe Như lai nói những sự ích lợi bất khả tư nghị của Địa tạng đại sĩ, th́ ông hăy nghe cho kyլ Như lai sẽ nói đến. Đại bồ tát Quan thế âm thưa, bạch đức Thế tôn, con xin tuân lời ngài, nguyện muốn được nghe.

Đức Thế tôn dạy, Quan thế âm, vị lai hay hiện tại, trong các thế giới hệ, người nào trong chư thiên hưởng hết phước chư thiên, năm sự suy biến hiện ra, đến nỗi có thể sa vào đường dữ; th́ người ấy, không kể nam hay nữ, trong lúc những sự suy biến hiện ra mà thấy được h́nh tượng hay nghe được danh hiệu của Địa tạng đại sĩ, nhất tâm chiêm ngưỡng và lễ bái (60) , th́ chuyển tăng phước báo chư thiên, hưởng thụ hạnh phúc to lớn, và trong một th́ gian lâu dài không sa vào đường dữ, huống chi thấy và nghe về Địa tạng đại sĩ rồi hiến cúng bằng hương hoa, y phục, ẩm thực, bảo vật, ṿng hoa (61) , th́ phước và phước báo của người ấy đạt được thật vô lượng vô biên.

Quan thế âm, vị lai hay hiện tại, trong các thế giới hệ, bất cứ người nào thuộc sáu đường chúng sinh, khi sắp chết mà được nghe danh hiệu Địa tạng đại sĩ, và chỉ mỗi một âm thanh ấy đi vào thính giác mà thôi, th́ người ấy trong một th́ gian lâu dài không phải trải qua cái khổ của ba đường dữ. Huống chi khi sắp chết, cha mẹ bà con biết đem nhà cửa, tài sản, bảo vật hay y phục của họ làm chi phí mà đắp vẽ h́nh tượng của Địa tạng đại sĩ, hơn nữa, cha mẹ bà con làm cho người ấy trong giờ phút sắp chết mà chưa chết, mắt thấy được hay tai nghe được, cùng lắm thức biết được, rằng cha mẹ bà con đem nhà cửa bảo vật của ḿnh, v́ ḿnh mà đắp vẽ h́nh tượng Địa tạng đại sĩ. Như vậy, người ấy nếu nghiệp báo chỉ chịu bịnh nặng, th́ nhờ công đức này mà lành ngay, tăng thêm đời sống; c̣n nếu nghiệp báo kết thúc sinh mạng, lại có nghiệp dữ đáng sa đường dữ, th́ nhờ công đức này mà chết rồi sinh trong nhân loại hay trên chư thiên, hưởng sự yên vui tuyệt diệu, mọi thứ nghiệp dữ rồi ra tiêu tan được cả.

Quan thế âm, trong vị lai, nam tử hay nữ nhân nào, khi mới sinh hay lúc lên ba lên năm, lên đến mười tuổi trở lui, chết mất cha mẹ anh em chị em, lớn lên, người ấy tưởng nhớ cha mẹ thân thuộc, nghĩ không biết sa vào chỗ nào, sinh đến thế giới nào, hay sinh lên tầng trời nào. Người ấy nếu biết đắp vẽ h́nh tượng Địa tạng đại sĩ, hoặc nghe được danh hiệu của ngài, rồi nhất tâm chiêm bái. Từ một ngày cho đến bảy ngày, người ấy đừng suy giảm tâm chí ban đầu, chí thành trong việc nghe danh hiệu hay thấy h́nh tượng đều chiêm bái hiến cúng. Như vậy th́ cha mẹ thân thuộc người ấy nếu v́ nghiệp dữ mà đă sa đường dữ, và kể ra đáng lẽ phải trải qua số lượng cả kiếp, nhưng nhờ người ấy, vốn là con cái hay anh em chị em của họ, làm cái công đức đắp vẽ chiêm bái h́nh tượng Địa tạng đại sĩ, nên tức khắc thoát khỏi đường dữ, sinh lên nhân loại hay chư thiên, hưởng sự yên vui tuyệt diệu. C̣n cha mẹ thân thuộc của người ấy nếu có nghiệp lành, đă sinh trong nhân loại hay trên chư thiên, hưởng sự yên vui tuyệt diệu, th́ nhờ công đức trên mà tăng thêm cho nhân tố thánh thiện, sự yên vui họ đang hưởng cũng tăng thêm vô lượng (62) . Người ấy nếu có thể thêm nữa, trong ba lần bảy ngày, nhất tâm chiêm bái h́nh tượng Địa tạng đại sĩ, tŕ niệm danh hiệu của đại sĩ đủ một vạn biến, th́ sẽ được đại sĩ hiện cái thân không biên cương, nói rơ cho biết chỗ sinh của cha mẹ thân thuộc; hoặc trong mộng, người ấy được đại sĩ dùng thần lực đích thân đưa đến mọi thế giới mà gặp cha mẹ thân thuộc.

Người ấy, hơn nữa, mỗi ngày tŕ niệm danh hiệu Địa tạng đại sĩ một ngàn lần, và tŕ niệm một ngàn ngày như vậy, th́ bản thân c̣n được đại sĩ khuyến cáo quỉ thần khu vức người ấy cư trú hộ vệ người ấy suốt đời, hiện tại th́ ăn mặc sung túc, không bịnh không khổ, đến nỗi mọi sự ngang trái không hề xâm nhập cửa ngơ, huống chi xâm nhập thân thể, và cuối cùng th́ người ấy quyết chắc được đại sĩ xoa đầu mà thọ kư cho (63) .

Quan thế âm, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào muốn phát từ tâm quảng đại cứu độ tất cả, muốn tu tuệ giác vô thượng, muốn siêu thoát ba cơi, những người có những chí nguyện như vậy mà thấy h́nh tượng hay nghe danh hiệu của Địa tạng đại sĩ, chí tâm qui y, hiến cúng bằng hương hoa, y phục, bảo vật, ẩm thực, rồi chiêm ngưỡng và lễ bái, th́ chí nguyện của họ sẽ hoàn thành một cách mau chóng, thoát khỏi mọi sự trở ngại.

Quan thế âm, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào muốn cầu trăm ngàn vạn ức ước nguyện và sự việc, về hiện tại cũng như tương lai, th́ hăy qui y, chiêm ngưỡng, lễ bái, hiến cúng và xưng tụng Địa tạng đại sĩ qua h́nh tượng của ngài, như vậy th́ ước nguyện và sự việc mà họ cầu sẽ thành tựu được cả. Lại nguyện cầu Địa tạng đại sĩ từ bi hộ tŕ măi măi cho con, th́ người ấy, trong mộng, được đại sĩ xoa đầu mà thọ kư cho.

Quan thế âm, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào, đối với kinh điển đại thừa, vô cùng tôn trọng, quí báu, phát ra tâm chí siêu việt muốn học muốn tụng. Nhưng, dầu gặp minh sư chỉ dạy và chăm nom (64) để học cho thuộc, mà thuộc đâu quên đó, cả tháng liền năm vẫn không tụng được. Như vậy là v́ thiện nam hay thiện nữ ấy (65) bị sự chướng ngại của nghiệp cũ chưa được trừ bỏ, nên đối với kinh điển đại thừa không có khả năng học tụng. Người ấy, nghe được danh hiệu và thấy được h́nh tượng của Địa tạng đại sĩ, hăy đem tâm nguyện của ḿnh mà cung kính khấn bạch, rồi hiến cúng hương hoa, y phục, đồ ăn uống, đồ thưởng ngoạn. Lấy một chén nước trong và sạch, đặt trước h́nh tượng đại sĩ suốt một ngày đêm, rồi chắp tay xin uống, với sự xoay đầu qua hướng nam. Khi nước sắp vào miệng và khi nước vào miệng, hăy chí thành, trịnh trọng. Uống rồi, phải cữ năm vị cay nồng, cữ rượu thịt, cữ tà dâm (66) , cữ nói dối và cữ mọi sự sát sinh. Cứ như vậy trong một lần đến ba lần bảy ngày, th́ thiện nam hay thiện nữ ấy, trong mộng, thấy rơ Địa tạng đại sĩ hiện thân không biên cương, rưới nước trên đỉnh đầu của ḿnh. Người ấy tỉnh mộng tức khắc thông minh, kinh điển đại thừa lướt qua thính giác là nhớ măi, không c̣n quên mất dầu chỉ một câu đủ nghĩa hay một bài chỉnh cú.

Quan thế âm, trong vị lai, bao nhiêu người thiếu ăn thiếu mặc, ước nguyện không thỏa, bịnh tật đă nhiều, tai biến càng không ít, nhà cửa không yên, thân thuộc tan tác, mọi sự ngang trái phần nhiều cùng đến ngổ ngáo thân họ, chiêm bao cũng phần nhiều kinh hăi. Những người như vậy, nghe danh hiệu hay thấy h́nh tượng Địa tạng đại sĩ mà hết ḷng kính lễ và tŕ niệm đủ số vạn biến, th́ bao nhiêu việc trái ư cực bụng đều tan biến dần đi, yên vui hiện ra, ăn mặc đầy đủ, đến nỗi chiêm bao cũng toàn an lạc.

Quan thế âm, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào v́ việc làm ăn, v́ nhiệm vụ công tư, v́ việc sống chết, v́ sự cấp bách, mà phải vào rừng núi hay vượt sông biển, gặp nước lớn hay qua đường hiểm, th́ người ấy trước đó hăy tŕ niệm danh hiệu Điạ tạng đại sĩ đủ số vạn lần, như vậy qua chỗ nào cũng được quỉ thần hộ vệ, đi đứng nằm ngồi đều được giữ cho yên măi, dầu gặp phải cọp sói, sư tử, mọi thứ độc hại, cũng không thể tổn thương.

Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan thế âm, đối với châu Diêm phù này, Địa tạng đại sĩ có sự liên hệ lớn lao, đến nỗi nếu nói đến mọi sự ích lợi mà chúng sinh thấy nghe về ngài, th́ trong một kiếp cả trăm cả ngàn năm nói cũng không hết. V́ lư do ấy, đại bồ tát Quan thế âm, ông nên vận dụng thần lực mà truyền bá kinh này, cho người quốc độ Sa bà trăm ngàn vạn kiếp măi măi yên vui. Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn lại nói những lời chỉnh cú sau đây.

Như lai quan sát

thần lực Địa tạng,

thấy hằng sa kiếp

nói cũng không cùng.

Thấy h́nh nghe tên

vị đại sĩ này,

chí thành chiêm bái

dầu chỉ một lúc,

vẫn được lợi ích

ở trong nhân loại

và trên chư thiên

qua vô số việc.

*

Bất cứ nam nữ

hay là thiên long,

quả báo sắp hết

sắp sa đường dữ,

nhưng biết chí thành

qui y đại sĩ,

th́ thêm tuổi thọ

lại hết nghiệp dữ.

*

Từ nhỏ đă mất

cha mẹ thân nhân,

không biết nghiệp thức

sinh nơi chốn nào,

anh em chị em

cùng với cha mẹ,

lớn lên nghĩ đến

chẳng biết sinh đâu.

Th́ hăy đắp vẽ

h́nh tượng đại sĩ,

thiết tha chiêm bái

không chút lăng xao,

liên tiếp ba tuần

niệm hiệu đại sĩ,

đại sĩ sẽ hiện

thân không biên cương,

chỉ cho biết chỗ

thân nhân sinh đến,

dầu sa đường dữ

cũng thoát được liền.

Nếu không thoái chuyển

thành tâm ban đầu,

th́ được đại sĩ

xoa đầu thọ kư.

*

Người nào muốn tu

tuệ giác vô thượng,

muốn giải thoát cả

khổ đau ba cơi,

đă có tâm chí

đại từ bi ấy,

trước hăy chiêm bái

h́nh tượng đại sĩ,

những chí nguyện này

thành tựu mau chóng,

bao nhiêu nghiệp chướng

hết c̣n cản trở.

*

Những người phát tâm

tŕ tụng kinh pháp

để cứu vớt người

vượt lên bờ giác;

tuy có chí nguyện

siêu việt như vậy,

nhưng học là quên

phần nhiều sót mất,

là v́ nghiệp cũ

làm cho chướng ngại,

không thể nhớ thuộc

kinh pháp đại thừa.

Th́ hăy hiến cúng

Địa tạng đại sĩ

hương hoa y phục

ẩm thực ngọa cụ,

đặt trước đại sĩ

chén nước trong sạch,

suốt một ngày đêm

cầu nguyện mà uống;

ḷng phải cẩn trọng,

cữ năm vị tân,

cữ rượu cữ thịt

tà dâm vọng ngữ,

càng cữ sát sinh

suốt trong ba tuần,

chí thành tŕ niệm

danh hiệu đại sĩ,

tức th́ mộng thấy

thân không biên cương,

tỉnh dậy liền được

thính giác sắc bén (67) ,

kinh pháp đại thừa

lướt qua thính giác,

là ngàn vạn kiếp

không bao giờ quên.

Thần lực siêu việt

của vị đại sĩ

làm cho người này

được tuệ giác ấy.

*

Bao người nghèo nàn

mà lại bịnh tật,

nhà cửa suy bại

thân thuộc ly tan,

đến nỗi chiêm bao

cũng toàn kinh hoàng,

ước vọng trái ư

không chút thỏa dạ.

Th́ hăy chí tâm

chiêm bái đại sĩ,

hết thảy việc xấu

đều tan biến cả,

đến nỗi trong mộng

cũng toàn yên vui,

ăn mặc sung túc

quỉ thần hộ vệ.

*

Vào trong rừng núi

vượt qua biển cả,

cầm thú đă dữ

người c̣n dữ hơn,

thần dữ quỉ dữ

hợp với cuồng phong,

bao nhiêu gian nan

bao nhiêu nguy khốn.

Th́ hăy trước đó

chiêm bái hiến cúng

Địa tạng đại sĩ

qua h́nh tượng ngài,

mọi sự dữ dội

ở trong rừng sâu

hay trong biển cả

biến mất hết thảy.

*

Quan âm tịnh thánh,

hăy chú tâm ư

nghe Như lai nói,

Địa tạng đại sĩ

có vô cùng tận

sự bất tư nghị.

Kiếp ngàn vạn năm

nói cũng không cùng

để tả thần lực

Địa tạng đại sĩ.

Ai nghe danh hiệu

Địa tạng đại sĩ,

ai thấy h́nh tượng

Địa tạng đại sĩ,

mà biết tŕ niệm

và biết chiêm bái,

lại hiến hương hoa

y phục ẩm thực,

th́ trăm ngàn kiếp

hưởng phước tuyệt diệu.

Nếu đem phước ấy

hiến cho tất cả,

cuối cùng làm Phật

siêu thoát sinh tử.

V́ vậy Quan âm,

hăy nói rộng răi

cho mọi quốc độ

biết được kinh này.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 14 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:45pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phẩm 13

Thế Tôn Kư Thác



Khi ấy đức Thế tôn lại đưa cánh tay vàng xoa trên đỉnh đầu Địa tạng đại sĩ mà bảo, Địa tạng, Địa tạng, thần lực của đại sĩ thật là siêu việt, từ bi của đại sĩ thật là siêu việt, tuệ giác của đại sĩ thật là siêu việt, hùng biện của đại sĩ thật là siêu việt. Dầu chính mười phương chư Phật như lai tán dương và diễn đạt sự siêu việt của Đại sĩ trong một kiếp ngàn vạn năm cũng không thể cùng tận. Địa tạng, Địa tạng, đại sĩ hăy nhớ, hôm nay, tại Đao lợi thiên cung, trước đại hội gồm có các đức Phật đà, các đại bồ tát, cùng tám bộ thiên long, nhiều đến trăm ngàn vạn ức hai lần không thể nói hết, một lần nữa Như lai đem nhân loại, chư thiên và mọi loài khác, tất cả những người chưa thoát khỏi ba cơi mà vẫn c̣n ở trong nhà lửa, kư thác cho đại sĩ. Đại sĩ đừng để họ sa vào đường dữ dầu chỉ một ngày đêm, huống chi để họ bị sa đến tận vô gián a tỳ, nơi đủ cả năm sự không xen cách, và trải qua cái kiếp ngàn vạn ức năm, khó mong thoát khỏi.

Địa tạng đại sĩ, người Diêm phù ư chí và tánh t́nh thật là bất định, phần nhiều làm ác. Giả sử tâm lư hiền lành có phát ra đi nữa th́ phút chốc cũng biến mất, nhưng gặp điều kiện độc ác th́ độc ác tăng lên ngay trong mỗi ư tưởng. V́ lư do ấy, Như lai đă phân hóa thân h́nh ra cả ngàn trăm ức (68) , tùy tŕnh độ và tâm lư mọi người mà hóa độ cho họ. Địa tạng đại sĩ, hôm nay Như lai thiết tha đem họ kư thác cho đại sĩ. Trong vị lai, người nào trong chư thiên, hay thiện nam thiện nữ nào trong nhân loại, biết y theo giáo pháp của Như lai mà gieo trồng gốc rễ điều lành, th́ điều lành ấy dầu chỉ bằng một sợi lông, một mảy bụi, một hạt cát, một giọt nước, đại sĩ cũng vận dụng thần lực mà nâng đỡ giữ ǵn cho họ bước lần lên tuệ giác vô thượng, đừng để lui mất. Hơn nữa, Địa tạng đại sĩ, trong vị lai, hoặc chư thiên, hoặc nhân loại, kẻ nào tùy theo nghiệp dữ mà sa vào đường dữ, khi sắp vào đó hay đă đến ngay đầu cửa rồi, kẻ ấy niệm được một danh hiệu Phật đà, một danh hiệu Bồ tát, hoặc nhớ được một câu đủ nghĩa hay một bài chỉnh cú của kinh điển đại thừa, th́ đại sĩ hăy vận dụng thần lực mà cứu họ, bằng cách hiện thân không biên cương ra ngay nơi chỗ của họ, phá nát địa ngục cho họ sinh lên chư thiên, hưởng sự yên vui tuyệt diệu. Đức Thế tôn lại nói những lời chỉnh cú sau đây.

Trời người và các loài

trong hiện tại vị lai,

Như lai lại thiết tha

đem kư thác đại sĩ.

Đại sĩ dùng thần lực

phương tiện mà cứu độ,

đừng để họ sa lạc

vào trong các đường dữ.

Địa tạng đại sĩ, lúc bấy giờ, qú gối, chắp tay mà thưa, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn đừng lo nghĩ. Trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào y theo giáo pháp của đức Thế tôn mà có một ư niệm tôn kính thôi, con cũng dùng trăm ngàn cách hóa độ cho họ siêu thoát sinh tử một cách mau chóng; huống chi nghe những việc lành của đức Thế tôn dạy mà thực tu trong từng ư nghĩ, th́ những người ấy đối với tuệ giá vô thượng tự nhiên được con hộ tŕ mà vĩnh viễn không c̣n thoái chuyển.

Địa tạng đại sĩ nói lời ấy rồi, trong đại hội có một vị bồ tát danh hiệu Hư không tạng, thưa rằng, bạch đức Thế tôn, tại Đao lợi thiên cung này, từ lúc mới đến cho đến bây giờ, con được nghe đức Thế tôn xưng tụng thần lực của Địa tạng đại sĩ thật là siêu việt. Bạch đức Thế tôn, như vậy, trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào, cho đến tám bộ thiên long, nghe được kinh điển và danh hiệu của Địa tạng đại sĩ, hoặc chiêm bái h́nh tượng của ngài th́ được bao nhiêu phước? Con thỉnh cầu đức Thế tôn v́ bao kẻ trong vị lai, và ngay trong hiện tại, mà dạy một cách khái lược về cái phước ấy.

Đức Thế tôn dạy bồ tát Hư không tạng, hăy nghe cho kyլ Như lai sẽ phân tích về cái phước ấy. Trong vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào, thấy được h́nh tượng hay nghe được kinh điển của Địa tạng đại sĩ mà biết tŕ tụng, hiến cúng hương hoa, ẩm thực, y phục, trân bảo, rồi xưng tụng, chiêm bái, th́ được hai mươi tám ích lợi: một là thiên chúng long chúng hộ tŕ thương tưởng, hai là phước báo ngày càng thêm lên, ba là tập hợp nhân tố thánh thiện và thượng đẳng, bốn là tuệ giác bồ đề không c̣n thoái chuyển, năm là ăn mặc đầy đủ, sáu là tật bịnh và bịnh truyền nhiễm không đến với họ, bảy là không bị tai nạn về nước và lửa, tám là không bị tai nạn trộm cướp giặc giă, chín là ai thấy cũng khâm phục và tôn kính, mười là quỉ thần giúp đỡ giữ ǵn, mười một là thân nữ nhân sẽ chuyển được thân nam tử, mười hai là sẽ làm con gái vương giả hay đại thần, mười ba là tướng mạo đẹp và đoan trang, mười bốn là phần nhiều sinh lên chư thiên, mười lăm là hoặc làm quốc chúa, mười sáu là biết được đời trước, mười bảy là cầu ǵ cũng thỏa, mười tám là thân quyến yên vui, mười chín là tai họa ngang trái biến mất tất cả, hai mươi là thoát khỏi đường dữ một cách lâu dài, hai mươi mốt là đi đâu cũng thông suốt, hai mươi hai là trong mộng cũng yên vui, hai mươi ba là gia tiên thoát khổ, hai mươi bốn là chỉ sinh ra bằng phước đức đă làm, hai mươi lăm là các vị thánh giả đều xưng tụng, hai mươi sáu là thông minh lanh lợi, hai mươi bảy là giàu ḷng từ bi, hai mươi tám là cứu cánh thành Phật.

Thêm nữa, Hư không tạng, hiện tại hay vị lai, tất cả thiên long quỉ thần, ai được niệm danh hiệu Địa tạng đại sĩ, ai được lạy h́nh tượng Địa tạng đại sĩ, hoặc nghe hạnh nguyện của Địa tạng đại sĩ mà xưng tụng, chiêm ngưỡng và lễ bái, th́ được bảy ích lợi: một là vượt lên địa vị thánh giả một cách mau chóng, hai là nghiệp dữ tiêu tan, ba là chư Phật hộ tŕ, bốn là tuệ giác bồ đề không hề thoái chuyển, năm là tăng thêm năng lực đă có, sáu là biết được đời trước, bảy là cứu cánh thành Phật.

Lúc bấy giờ các đức Phật đà, các đại bồ tát, cùng tám bộ thiên long, số lượng đạt đến hai lần không thể nói hết, đă từ mười phương quốc độ hội đến Đao lợi thiên cung, nghe đức Thích ca mâu ni thế tôn xưng tụng sự siêu việt về thần lực vĩ đại của Địa tạng đại sĩ, ai cũng tán dương là việc chưa từng có. Đao lợi chư thiên tung rải như mưa bao nhiêu là hương hoa, y phục và chuỗi ngọc của chư thiên, hiến cúng đức Thích ca mâu ni thế tôn và ngài Địa tạng đại sĩ rồi, toàn thể đại hội, một lần nữa, cùng chiêm ngưỡng, lễ bái hay chắp tay mà cáo thoái.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 15 of 15: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 10:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Ghi Chú

Ghi Chú (1)
Bản dịch này đáng lẽ cũng chia kinh Địa tạng làm 2 cuốn như Chính 13/777-790, nhưng vẫn chia làm 3 cuốn như nguyên bản thường là để dễ thích ứng với th́ gian tŕ tụng.

Ghi Chú (2)
Tạm dịch tên 23 định như sau: 1. định có thể phát ra trí giác, 2. định đầy đủ trí giác vô biên, 3. định đầy đủ trí giác trong sạch, 4. định đầy đủ trí giác hổ thẹn, 5. định đầy đủ trí giác các thừa, 6. định đầy đủ trí giác không lo, 7. định đầy đủ trí giác thần thông, 8. định soi khắp thế gian, 9. định đèn đuốc chư Phật, 10. định ánh sáng kim cương, 11. định trí giác khó phá, 12. định ánh sáng của điện, 13. định đầy đủ mùi vị hơn hết, 14. định đầy đủ tinh chất hơn hết, 15. định đầy đủ đồ dùng hơn hết, 16. định dẫn ra trí tuệ không căi, 17. định dẫn ra phấn chấn hơn hết, 18. định dẫn ra ánh sáng đường đời, 19. định khéo ở kim cương hơn hết, 20. định dẫn ra quán sát tăng thượng, 21. định đầy đủ từ bi, 22. định dẫn ra phước đức, 23. định ánh sáng điện biển.

Ghi Chú (3)
Ngũ trược, hay ngũ trược ác thế, mà trong kinh Thập luân, ngài Huyền tráng đă dịch ngũ trược ác thời, là thời kỳ dữ dội đầy cả 5 thứ vẩn đục -- thời kỳ mà nói chung là kiếp trược (thời kỳ vẩn dục: thời kỳ dữ dội), v́ có kiến trược (kiến thức vẩn đục: kiến thức sai lầm), có phiền năo trược (tâm lư vẩn đục: tâm lư độc ác), có chúng sinh trược (con người vẩn đục: con người xấu kém), và có mạng trược (đời sống vẩn đục: đời sống ngắn ngủi). Giai đoạn ngũ trược th́ dẫn đến giai đoạn tam tai, tức là 3 tai nạn đao binh, tật dịch, cơ cẩn (chiến tranh, nhiễm độc, nhân măn). Sự dữ dội của tam tai th́ cứ nh́n vào thế giới ngày nay cũng đủ thấy, không đợi phải tả lúc ấy con người thấy cái ǵ cũng là vũ khí, và một lá cỏ giết người c̣n hơn tất cả binh chủng toàn cơi Ấn độ xưa.

Ghi Chú (4)
Phải nói rơ vị thứ đối với ḿnh của người ḿnh cầu an cầu siêu cho. Nếu nhiều người cùng lúc lễ bái tŕ tụng th́ chỉ bạch "Đệ tử chúng con nguyện cầu siêu cho những người quá văng và cầu an cho những người hiện c̣n".

Ghi Chú (5)
Khuy cơ đại sư nói, khi giải thích chữ Phật trong câu "nhất thời Phật tại", rằng xét bản chữ Phạn của các kinh đều gọi đức bổn sư là Bạc dà phạn (Thế tôn). Đức Bổn sư dạy để chữ ấy v́ chữ ấy gồm đủ các đức tính. Nhưng dịch chủ ư muốn vắn tắt nên để chữ Phật (Vạn 33/71B).

Ghi Chú (6)
Hai lần không thể nói hết là 1 trong những số rất nhiều.

Ghi Chú (7)
Thế giới hệ nghĩa là một hệ thống thế giới. Thế giới, quốc độ, hầu hết những chữ ấy tôi đă đổi ra chữ thế giới hệ, để mong h́nh dung nổi một thế giới của hóa thân Phật giáo hóa. Nên tạm đối chiếu thế giới hệ như vậy với các thiên hà trong thiên văn. Nhưng thế giới hệ chỉ là đại thiên thế giới (tam thiên đại thiên thế giới), chưa phải hoa tạng thế giới hay thế giới chủng.

Ghi Chú (8)
Chính văn bất khả tư nghị có khi để nguyên, có khi được dịch là siêu việt, có khi được dịch là không thể nghĩ bàn. Bất khả tư nghị có nghĩa là siêu việt tư duy và mô tả. Ở chỗ khác, từ ngữ này có khi chỉ cho thật tướng "ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt": chỉ cho Không. Nhưng ở kinh này th́ từ ngữ này hầu hết chỉ có nghĩa siêu việt, vĩ đại, không thể nghĩ và nói cho thấu; có khi chỉ có nghĩa phi thường, đặc biệt, không thể nghĩ và nói một cách b́nh thường.

Ghi Chú (9)
Ánh sáng ngàn vạn ức sắc thái, chính văn là bách thiên vạn ức đại quang minh vân, dịch đủ là vầng mây ánh sáng rực rỡ đủ cả trăm ngàn vạn ức sắc thái. Ánh sáng ngàn vạn ức sắc thái là ánh sáng biểu thị vô số các pháp mà Phật có và muốn truyền đạt, tức đại viên măn, v/v. Nh́n vào ánh sáng này, bực thượng căn nh́n ra và có được các pháp ấy. Thuyết pháp và nghe pháp như vậy là sắc trần thuyết pháp. Mà lục trần đều thuyết pháp cả. Nên thế giới Hương tích thuyết pháp bằng hơi thơm và đó là hương trần thuyết pháp. Phải coi thêm các chú thích 11 và 12 dưới đây.

Ghi Chú (10)
Không thể nói hết cũng là 1 số nhiều, sau số hai lần không thể nói hết.

Ghi Chú (11)
­ thanh đủ mọi sắc thái mầu nhiệm, chính văn là chủng chủng vi diệu chi âm, dịch sát là âm thanh đủ thứ mầu nhiệm. Âm thanh đây là tiếng. Chưa phải nói, chưa phải ngôn ngữ. Tức như tiếng Phật mở cửa tháp Đa bảo hay 2 tiếng dằng hắng và đàn chỉ trong Pháp hoa. Âm thanh đây có lúc cũng là nói, nhưng chỉ như Phật nói "Thiện lai tỷ kheo" (cách Phật truyền giới; người được nói với, nghe, là thành tỷ kheo). Âm thanh đủ sắc thái mầu nhiệm là âm thanh biểu thị vô số các pháp mà Phật có và muốn truyền đạt, tức lục độ, v/v. Các bậc thượng căn nghe âm thanh này là nghe ra và có được các pháp ấy. Thuyết pháp và nghe pháp như vậy là thanh trần thuyết pháp. Sau ánh sáng và âm thanh, Phật nói, chỉ là nói lại những ǵ 2 thứ ấy biểu thị, và nói cho những ai phải hiểu bằng lời nói. Lời nói cũng là thanh trần, nhưng sau âm thanh nhiều lắm, đến nỗi văn thân, danh thân và cú thân th́ đă là bất tương ưng hành pháp.

Ghi Chú (12)
Ánh sáng và âm thanh mà Phật phóng xuất là vài thần lực của ngài, có tác dụng vừa biểu thị các pháp mà ngài muốn truyền đạt, vừa làm cho những người có cơ duyên đến dự pháp hội Phật tuyên thuyết về các pháp ấy - tức kinh này đây.

Ghi Chú (13)
Phi phi tưởng là Phi tưởng phi phi tưởng, nhưng gọi tắt là Phi phi tưởng lại chỉnh hơn.

Ghi Chú (14)
Kinh này hay dùng chữ đại sĩ đễ gọi đức Địa tạng. Bản dịch này dùng toàn chữ này thay hết những chữ khác nữa đă gọi ngài. Và chỉ ngài mới gọi bằng chữ đại sĩ.

Ghi Chú (15)
Tám bộ thiên long là 8 bộ loại: 1. Thiên: chư thiên, 2. Long: chúa thủy tộc, 3. Dạ xoa: quỉ thần phi hành không gian, 4. Càn thát bà: nhạc thần tấu nhạc thế tục của Đế thích, 5. A tu la: thần hay chiến đấu với Đế thích, 6. Ca lâu la: thần kim sí điểu, 7. Khẩn na la: ca thần tấu nhạc chánh pháp của Đế thích, 8. Ma hầu la dà: thần địa long. Tám bộ thiên long cũng gọi là 8 bộ, 8 bộ long thần, thiên long quỉ thần. Tám bộ này khác 8 bộ quỉ chúng của 4 Thiên vương thống lănh. Trong 8 bộ, thiên và long linh nhất nên hay gọi là 8 bộ thiên long. Lại nữa, 8 bộ thiên long thường kèm theo từ ngữ ờnhân phi nhânở, có nghĩa tất cả 8 bộ khi đến Phật th́ hiện thân người, nhưng gốc của họ không phải loài người, nên gọi là nhân phi nhân (người không phải người). Trường hợp nhân phi nhân có nghĩa nhân loại và loài khác, th́ từ ngữ này cũng hay đi sau từ ngữ 8 bộ thiên long, nhưng loài khác là 8 bộ thiên long (và 8 bộ quỉ chúng).

Ghi Chú (16)
Th́ gian lâu dài, chính văn là vĩnh. Vĩnh nghĩa là vĩnh viễn, lâu dài, rất lâu. Kinh này phần nhiều là 2 nghĩa sau.

Ghi Chú (17)
Sáu đường (lục đạo) là địa ngục, quỉ, súc sinh (thường gọi là 3 đường dữ) và trời, người, a tu la (trời và người thường gọi là đường lành). Sáu đường có khi thu lại 5 đường (ngũ đạo) th́ a tu la gồm vào trong quỉ và trời. Đường, chính văn là đạo, có nghĩa những nẻo đường chúng sinh qua lại lên xuống; cũng gọi là thú, có nghĩa những hướng chúng sinh đi mau đến. Do đó, 6 đường có khi cũng dịch 6 loài.

Ghi Chú (18)
Trăm triệu, chính văn là na do tha, ngài La thập dịch là cai, ngài Khuy cơ giải là trăm triệu (Vạn 52/447B).

Ghi Chú (19)
Đọc thấy như thế này đừng nghĩ thành Phật rồi không c̣n độ sinh nữa. Trái lại. Thành Phật là để độ sinh, và độ sinh mới nhiều hơn. Nên chính đức Địa tạng cũng hiện thân Phật mà độ sinh (Chính 13/725). Như vậy, nói như trên đây về đại nguyện của đức Địa tạng chỉ là đề cao một đại nguyện đặc biệt của một vị đại sĩ độc đáo. Những cách nói sau này cũng vậy.

Ghi Chú (20)
Kiếp vô số là a tăng kỳ tiếp. A tăng kỳ là vô số (1 trong các số rất lớn). A tăng kỳ kiếp là thời kỳ dài vô số.

Ghi Chú (21)
Giáo pháp tương tự, chính văn là tượng pháp. Sự tồn tại của giáo pháp Phật có 3 thời kỳ: thời kỳ giáo pháp nguyên chất (chánh pháp, có sự giải thoát kiên cố), thời kỳ giáo tương tự (tượng pháp, có sự thiền định kiên cố) và thời kỳ giáo pháp cuối cùng (mạt pháp, chỉ có sự đấu tranh kiên cố). Hiện nay là thời kỳ giáo pháp cuối cùng của đức Bổn sư.

Ghi Chú (22)
Nghiệp thức, chính văn là hồn thần, 1 chữ có vẻ cố ư dùng cho phổ thông. Nhưng chữ ấy có những ư tưởng trái với Phật pháp. Chữ ấy đúng ra phải nói là nghiệp thức, tức di thục thức trong Duy thức học hay thức và hữu trong 12 duyên khởi, là trung hữu trong 4 hữu, nên phải đổi lại cho xác. Nghiệp thức là thức đă huân tập nghiệp một cách thành thục, nên ngay hiện tại mà đă h́nh thành nghiệp quả vị lai: đang là con người mà đă thấy sẽ là ông trời hay con vật (nghiệp quả vị lai ấy là sinh trong 12 duyên khởi).

Ghi Chú (23)
Diêm phù, nói giản dị, là thế giới loài người chúng ta đây.

Ghi Chú (24)
Nhân tố thánh thiện, hay nhân tố thánh thiện và thượng đẳng, là dịch những chữ thiện nhân, thánh nhân, thánh phần, thánh sự, thiện sự, thiện duyên, thánh thượng nhân. Những chữ này, ở kinh này, dầu gồm có chữ thánh cũng vẫn chưa phải chỉ cho nhân tố vô lâểu, mà chỉ là những việc thiện kinh này đề ra, quan trọng là niệm Phật, tŕ kinh này, bố thí hiến cúng, không sát sinh ... Việc thiện như vậy là nhân tố sinh nhân thiên. Và sẽ trở thành nhân tố vô lậu nếu biết hồi hướng cho chúng sinh, nghĩa là làm cho nhân tố thánh thiện vượt lên (siêu thánh nhân) như kinh này dạy rơ.

Ghi Chú (25)
Toàn là địa ngục, chính văn là thị giai địa ngục, thị, có bản chép đại: sai.

Ghi Chú (26)
Tuệ giác vô thượng, chính văn là a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, dịch ư là vô thượng chánh đẳng giác: tuệ giác biết đúng, biết khắp và biết hơn hết. Tuệ giác ấy là của Phật, và được gọi tắt là vô thượng bồ đề (tuệ giác vô thượng).

Ghi Chú (27)
Phân hóa thân h́nh ra cả ngàn trăm ức là, theo kinh Phạn vơng (Chính 24/997), Phật từ bản thân phân hóa một ngàn thân, một ngàn thân này mỗi thân phân hóa một trăm ức thân nữa. Như vậy ngàn trăm ức nghĩa là một ngàn và một ngàn lần trăm ức. Thân Phật trong lịch sử loài người là 1 trong số một ngàn lần trăm ức. Nhưng một ngàn và một ngàn lần trăm ức như vậy chỉ là nói Phật phân hóa thân Phật, chưa nói Phật phân hóa thân khác và phân hóa cảnh vật - là 2 sự phân hóa mà kinh Địa tạng này kể ra một số ở dưới. Phật nói chính ta cũng phân hóa thân h́nh ra cả ngàn trăm ức, Phật ấy, đối với chúng ta th́ chỉ là một trong số một ngàn lần trăm ức, nhưng đối với đức Địa tạng th́ ít nhất cũng là bản thân đă phân hóa ra ngàn trăm ức thân h́nh (như Phạn vơng nói) lại phân hóa thân khác và phân hóa cảnh vật (như một phần nữa của kinh này nói).

Ghi Chú (28)
Bản in năm 2514 (1970) tôi đă chuyển văn một chút mà dịch: Hoặc hiện sông núi, b́nh nguyên, ao hồ, suối giếng, lợi ích tất cả, toàn là tác dụng hóa độ. Nay trích ra đây để làm cho câu này rơ nghĩa hơn. Về chữ b́nh nguyên, chính văn là nguyên, không nên cố hiểu như có bộ thủy rồi dịch là suối nguồn.

Ghi Chú (29)
Dịch sát: ... th́ đại sĩ hăy nhớ, tại cung trời Đao lợi này ta đă thiết tha kư thác, mà làm cho chúng sinh thế giới hệ Sa bà trong quăng từ nay đến ngày Di lạc từ tôn xuất thế, đều được giải thoát, xa hẳn mọi sự thống khổ, gặp Phật thọ kư cho.

Ghi Chú (30)
Đức Phật của ḿnh, chính văn là kỳ Phật. Chữ kỳ Phật ấy là chữ duy nhất và rất đúng. Trong phần dẫn nhập, phẩm 1 đă nói thần lực tại cung Đao lợi có 1 phần không nói mà thấy rất rơ, đó là biến cung Đao lợi vốn rất lớn và trang nghiêm càng lớn và trang nghiêm vô tận, trường hợp như Bồ đề tràng trong Hoa nghiêm. Đến phẩm này, khi nói "đức Thế tôn đưa cánh tay vàng xoa trên đỉnh đầu hết thảy thân h́nh của Địa tạng đại sĩ đă phân hóa tại các thế giới hệ nhiều đến vô số con số vô số". Nói như vậy mà không thêm ít nhất là mấy chữ "bằng thần lực" vào trước hay sau mấy chữ đức Thế tôn, nhưng ta vẫn thấy thần lực ấy rất rơ. Đó là nói về Phật. C̣n đức Địa tạng th́ nội một việc phân thân cũng đă thấy ngài là vị pháp thân đại sĩ. Nên đức Phật của ngài, như trên, không phải chỉ là đức Phật chúng sinh thấy được.



Ghi Chú (31)

Năm nghiệp dữ trong đoạn này nói, xét ra chính là 5 thứ mà các phẩm sau gọi là 5 tội sa vào vô gián ngục, mặc dầu trong chi tiết th́ nói cho người xuất gia nhiều hơn. Trong đoạn này chính văn có câu "thiên vạn ức kiếp" cần phải nói đến. Câu này không phải chỉ có trong đoạn này, mà kinh này c̣n nhiều chỗ nữa cũng nói và có khi nói khác một chút. Câu này theo văn tự thường và thường hiểu là ngàn vạn ức kiếp. Ư nghĩa câu này th́ ngoại trừ nói tổng quát, khoa dụ hay cảnh cáo, nói để biểu thị sự tối đa, c̣n có chỗ như đoạn này lại có ư nói đến đại kiếp. Nhưng sự sống lâu tại vô gián ngục, theo 2 ngài Khuy cơ và Cát tạng là các vị đáng học nhất, khi giải thích Pháp hoa (phẩm Thí dụ) nói "nhập a tỳ ngục, cụ túc nhất kiếp" (Chính 9/15) th́ kiếp ấy là tiểu kiếp (tiểu kiếp của ngài La thập dịch là trung kiếp của ngài Huyền tráng dịch). Tham chiếu Vạn 42/401B và Vạn 52/410B và 411A. Do vậy, "thiên vạn ức kiếp" phải dịch một kiếp ngàn vạn ức năm (và ức kiếp nên dịch một kiếp có ức năm ...).



Ghi Chú (32)

Năm sự ấy nói ngay ở dưới. Nhưng nói tắt và xác hơn th́ cái tên vô gián ngoài cái nghĩa của luận Câu xá nói chịu khổ một cách không có sự tạm ngừng hay không có sự vui xen vào, c̣n có cái nghĩa của luận Thành thật nói đọa vào vô gián ngục th́ không có đời nào hay sát na nào xen cách vào. Nghĩa là đời này chết là đời sau đọa liền, không có đời nào xen cách; hơn nữa, sát na này chết là sát na sau đọa liền, không có sát na nào xen cách. Học lư này cho thấy đọa vô gián ngục nặng ở chỗ không có cái th́ gian 49 ngày để có thể làm phước cứu vớt hiệu quả hơn.



Ghi Chú (33)

Dịch sát: mọi Khương, rợ Hồ, các sắc tộc phương đông và các sắc tộc phương bắc. Tức là chỉ nói về mọi rợ. Nhưng ư th́ ở đây rơ ràng phải nói cả mọi rợ và văn minh.



Ghi Chú (34)

Đă sẩy vào trong ḍng nước có lưới rồi, th́ dẫu có lúc tạm thoát ra khỏi lưới đi nữa, chính văn là thoát nhập tạm xuất (sẩy vào tạm thoát). Chữ sẩy khá giống từ ngữ bất giác vọng động. Không bản chính nào chép thoát hoặc tạm xuất (thảng hoặc tạm thoát). Với ví dụ này, kinh này nói giải thoát có 2: thoát đường dữ (thoát lưới) và thoát cả 5 đường luân hồi (thoát ḍng nước). Đó là nói về quả. Nói về nhân th́ ví dụ này cho thấy giải thoát là thoát thức tánh bất định (thoát ḍng nước) và thoát hoàn cảnh chi phối (thoát lưới); hoặc cạn hơn, giải thoát là thoát nghiệp dữ (thoát lưới) và thoát hoàn cảnh chi phối (thoát ḍng nước). Như vậy sự giải thoát kinh này tuy có 2: có sự thoát tạm và có sự thoát hẳn; nhưng sự thoát tạm (thoát lưới: thoát nghiệp dữ và đường dữ địa ngục) là cần kíp nhất và kinh này rất quan tâm.



Ghi Chú (35)

Đàn chỉ, thường cắt nghĩa là gảy móng tay, có nghĩa móng tay này gảy móng tay khác. Nhưng xét ra có lúc và có chỗ không ổn. Đàn là đánh, gơ, gảy; chỉ là ngón tay, không phải móng tay. Như vậy đàn chỉ là đánh hay gơ ngón tay vào vật khác (như gơ cửa) hay có nơi dùng 8 ngón tay của 2 bàn tay đánh vào nhau (gần như vỗ tay). Đàn chỉ như vậy th́ đúng nhu cầu của Tăng luật. C̣n đàn chỉ theo nghĩa tốc độ (như kinh này nói ở đây) th́ cắt nghĩa thế nào cũng được.



Ghi Chú (36)

Y phục ở đây là vải lụa gấm vóc dùng làm khăn, đăy và hộp mà che phủ chứa đựng.



Ghi Chú (37)

Chính văn đủ th́ có 3: tước, cáp (bồ câu) và uyên ương. Riêng tước, thường nói là chim sẻ, nhưng Địa tạng khoa chú (Vạn 35/264A) nói là khổng tước (con công) : loại chim dâm bậy nhất.



Ghi Chú (38)

Kiến thức sai lầm, chính văn là tà kiến, cốt yếu chỉ cho các chủ thuyết phủ nhận nguyên lư nhân quả, nhất là nguyên lư nhân quả về thiện ác và nghiệp báo. Tà kiến là ác kiến: kiến thức độc hại. Chỗ không có Phật pháp, chính văn là biên địa: những địa phương biên thùy, nói rộng ra là những nơi không có Phật giáo hay tư tưởng Phật giáo. Tuy nhiên, tà kiến và quả báo tà kiến như thế này chưa đủ để diễn tả những chủ thuyết độc hại nhân loại hiện nay.



Ghi Chú (39)

Khổ báo hay phước báo đều có 3 giai đoạn. Ba giai đoạn của khổ báo: giai đoạn chịu trước, chịu ngay trong đời này hay đời kế tiếp; giai đoạn chính thức, chịu ngay trong đời kế tiếp hay các đời sau (trừ trường hợp sinh thân đọa địa ngục); giai đoạn c̣n thừa, chịu trong các đời sau. Xét những quả khổ được nói trong đoạn kinh này th́ thấy phần nhiều giai đoạn chịu trước, cũng có thứ là giai đoạn c̣n thừa. Hai giai đoạn này hay giống nhau, và phần nhiều chịu trong loài người, c̣n giai đoạn chính thức th́ toàn đọa 3 đường dữ mà khổ nhất là địa ngục.



Ghi Chú (40)

Bốn chúng là tỷ kheo, tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Bốn chúng c̣n là người (4 chúng trên), trời, rồng và thần (tức 8 bộ). Lại có pháp số 4 chúng nữa tuy không chính thức mà rất đáng chú ư. Là với một pháp thoại của Phật có 1. người phát khởi: người khơi động để Phật nói, 2. người đương cơ: những người đối tượng của pháp Phật nói, 3. người ảnh hưởng: những người làm trang trọng cho cuộc nói pháp ấy, 4. người kết duyên: những người kết duyên lành với pháp ấy để tương lai chứng ngộ.



Ghi Chu (41)

Dịch sát: không bằng ḷng chịu thay. Nhưng nghĩa chính là bằng ḷng chịu thay cũng không được.



Ghi Chú (42)

V́ tôi biết từ lâu, chính văn là ngô dĩ cửu tri. Chữ dĩ ở đây là v́, không phải chữ dĩ là đă như bản khác chép. Chép dĩ là đă th́ thừa và non.



Ghi Chú (43)

Viên sắt có cạnh sắc gai nhọn, chính văn là tật lê. Tật lê phải viết bộ thảo, không phải bộ kim. Tật lê là vũ khí bằng sắt, làm giống trái tật lê, thứ trái có 3 cạnh 4 gai, tức là có nhiều cạnh sắc gai nhọn. Vũ khí này mắc vào một đầu giây xích. Người sử dụng móc tay vào đầu dây xích c̣n lại, rồi cánh tay giật tới giật lui với một tốc độ mau và mạnh, vũ khí tật lê vung tới vung lui làm cho nạn nhân khó né tránh cho khỏi. Vũ khí người học vơ c̣n có cái gọi là tật lê chùy, quân khí cũng có thứ gọi là thiết tật lê.



Ghi Chú (44)

Lược bớt chữ nhân phi nhân, chỉ để ngắn gọn mà thôi.



Ghi Chú (45)

Đem lại lợi ích trong nhân loại và chư thiên, chính văn là lợi ích nhân thiên. chính văn ấy tuy cũng có thể hiểu và dịch là lợi ích cho nhân loại và chư thiên, nhưng không chính xác với việc và ư bằng sự hiểu và dịch như đă dịch. Dịch như đă dịch, có nghĩa là đem lại sự yên vui tuyệt diệu (thắng diệu lạc mà ở đây gọi là lợi ích) cho nhân thiên và mọi loài (chính văn gọi là 6 đường chúng sinh). Thắng diệu lạc hay lợi ích như vậy tuy c̣n siêu việt lên nữa chứ không phải chỉ có ở trong phạm vi nhân thiên, nhưng phần chính vẫn là ở trong phạm vi ấy, nên gọi là "đem lại lợi ích trong nhân loại và chư thiên".



Ghi Chú (46)

Y phục gấm lụa: coi lại chú thích 36 .



Ghi Chú (47)

Không mọi bịnh hoạn, chính văn là vô chư tật bịnh. Có bản chép thiếu 4 chữ này : sai.



Ghi Chú (48)

Diễn tấu nhạc khí, chính văn là tác chư kyՠnhạc. Câu này có chỗ c̣n là biểu diễn kịch nghệ và ḥa tấu nhạc khí. Dĩ nhiên kyՍ nhạc ở đây là kyՠnhạc Phật giáo. Riêng chữ kyՠphải viết bộ thủ hay bộ nhân, nghĩa là kyՠthuật diễn tấu; không phải viết bộ nữ, có nghĩa là kyՠnữ.



Ghi Chú (49)

Lắm sự kinh hăi, chính văn là yểm mị. Mị là ngủ say. Yểm là bóng đè, ma đè, ác mộng, nói chung là những sự làm kinh hăi.



Ghi Chú (50)

Năm tội sa vào vô gián ngục, chính văn là ngũ vô gián tội, c̣n được dịch là 5 nghiệp dữ vô gián hay dịch tắt hơn: 5 tội vô gián. Dịch thật rơ th́ ngũ vô gián tội là 5 tội sa vào địa ngục có 5 sự không xen cách. Năm tội hay nghiệp dữ ấy, ở kinh này, là tội đă nói trong phẩm 3 (coi lại chú thích 31).



Ghi Chú (51)

Cử động, chính văn là cử chỉ, dịch đúng và đủ th́ phải là hoạt động (cử) và đ́nh chỉ (chỉ), có nghĩa làm hay ngưng ǵ của chúng ta cũng là tội lỗi nếu làm hay ngưng với dụng ư và hậu quả xấu.



Ghi Chú (52)

Một câu đủ nghĩa, chính văn và nhất cú. Nhất cú không phải là 1 câu, mà là 1 câu đủ nghĩa, như nói các pháp vô thường, chúng sinh có giác tánh, v/v. C̣n 1 bài chỉnh cú, chính văn là nhất kệ. Kệ, mà dịch ư là tụng, có 2 loại chung và riêng. Loại riêng là thể văn chỉnh cú, 4 câu làm 1 kệ, mỗi câu có 3 đến 8 chữ. Loại chung là lối tính tổng số chữ : bất cứ thể văn chỉnh cú hay thể văn trường hàng, cứ đếm 8 chữ làm 1 câu, 4 câu làm 1 kệ, và mấy kệ là tổng số chữ của mỗi kinh luận. Nhất kệ (1 bài chỉnh cú) là chỉ cho cả 2 loại kệ ấy: chỉ cho bất cứ 4 câu liên tiếp nào thuộc thể văn chỉnh cú, hay chỉ cho bất cứ 32 chữ liên tiếp nào trong tổng số chữ.



Ghi Chú (53)

Phan cái, cái ở đây không phải lọng, dù, mà là bảo cái. Phan cái là bảo cái có mắc tràng phan.



Ghi Chú (54)

Ngay sau khi mới chết, chính văn là lai thế. Lai thế là đời sau. Nói người sắp chết hay chết rồi mà đời sau họ có nhân lành làm cho đời sau ấy sinh nhân thiên th́ vô lư, nên có người đổi chữ lai thế mà dịch là đời trước: đời trước hay đời này họ có nhân lành để đời sau họ sinh nhân thiên. Nhưng sự việc ở đây là ngay sau khi mới chết, nhất là 49 ngày sau đó, th́ gian này cũng thuộc về lai thế (đời sau) nhưng chỉ mở đầu lai thế ấy mà thôi. Và th́ gian này người chết có thể có nhân lành do người khác làm cho: đó là điều kinh này khuyến khích và mới nói ở đoạn trên và trong nhiều chỗ khác. Người khác làm cho, người khác ấy là một phần thân nhân biết Phật pháp, là bạn tốt. Không những người khác làm cho, mà tự người chết, ngay sau khi mới chết, cũng có thể có nhân lành, như phẩm 13 nói, "... kẻ nào tùy theo nghiệp dữ mà sa vào đường dữ, khi sắp vào đó hay đă đến ngay đầu cửa rồi, kẻ ấy niệm được một danh hiệu Phật đà, một danh hiệu Bồ tát, hoặc nhớ được 1 câu đủ nghĩa hay 4 câu chỉnh cú của kinh điển đại thừa ..." Như vậy, ngay sau khi mới chết (cũng là lai thế mà chính văn nói), người chết vẫn có nhân lành do được làm cho hay tự làm lấy và nhân lành đó rất quan trọng đối với đời sau (lai thế) của người chết.



Ghi Chú (55)

Sát chính văn th́ đoạn này phải dịch:... để cứu giúp họ, th́ thọ trai chưa xong hay lúc sắp đặt trai soạn, nước gạo lá rau đừng đổ nơi đất; cho đến trai soạn chưa hiến cúng Phật Tăng th́ đừng ăn trước ... Dịch sát như vậy th́ vị trí mấy chữ "thọ trai chưa xong" không ổn. Nên phải chuyển văn mà dịch như đă dịch. Thêm nữa, xét những chữ tinh khiết, sạch sẽ, cẩn trọng, giữ ǵn sạch sẽ ở dưới, th́ đoạn này đáng lẽ nên hiểu và dịch "lúc sắp đặt trai soạn th́ gạo nước rau lá đừng để dưới đất". Nay không dịch như vậy nhưng vẫn phải hiểu và làm như vậy. Tức là đồ thải ra không đổ xuống đất, mà đồ chưa làm hay đang làm không nên để dưới đất, dưới chỗ ngồi.



Ghi Chú (55b)

Điều này, và cọng với trước đây, cho thấy kinh Địa tạng đề cao niệm Phật, không sát sinh, chu cấp người già người bịnh và sản phụ. Đó là sự đặc thù của kinh này về quan niệm phước đức.



Ghi Chú (56)

Khám thất là cái nhà làm theo h́nh cái khám thờ, tức như đền, miếu ... Nếu tách ra th́ khám là khám thờ, thất là đền miếu thờ.



Ghi Chú (57)

Cung điện, như của chư thiên mà thôi cũng đă có ánh sáng và di chuyển theo thân (cũng có ánh sáng).



Ghi Chú (58)

Đoạn này dịch như vậy là đối chiếu kyՠvới chữ và việc dưới đây, nhất là sau đây. Dịch như vậy có nghĩa sự đem lại lợi ích trong nhân loại và chư thiên chính là sự bất khả tư nghị, và sự làm cho nhân tố thánh thiện ấy siêu việt lên chính là sự chứng được thập địa. Nên 4 sự mà thực ra chỉ có 2: sự ích lợi bất khả tư nghị, sự này là nhân tố thánh thiện; sự làm cho nhân tố thánh thiện ấy siêu việt lên để chứng được thập địa. Hai sự như thế này tức như Phật dạy về sự bố thí và dạy cách hồi hướng sự bố thí ấy. Cả 2 sự này có cái căn bản và cứu cánh là vô thượng bồ đề. Rốt lại, sự ích lợi bất khả tư nghị là chính yếu, trong đó bao gồm sự biến thành nhân tố chứng được thập địa và không thoái chuyển vô thượng bồ đề. Chính sự diễn dịch qui nạp này cho thấy tại sao ở đây liệt ra 5 sự mà sau đây th́ nói toàn là những sự ích lợi bất khả tư nghị. Nếu không làm như vậy mà chỉ dịch lấy có th́ là "sự ích lợi nhân thiên, sự bất khả tư nghị, sự siêu việt nhân tố thánh thiện lên (không phải siêu việt lên trên nhân tố thánh thiện), sự chứng thập địa, sự cứu cánh không thoái chuyển vô thượng bồ đề".



Ghi Chú (59)

Sát th́ phải dịch: Vừa rồi lại được đức Thế tôn nói cho toàn thể đại chúng biết ngài muốn tán dương sự lợi ích của đức Địa tạng. Nên con thỉnh cầu đức Thế tôn v́ hết thảy chúng sinh trong hiện tại và vị lai mà tán dương sự bất khả tư nghị của đức Địa tạng, làm cho 8 bộ thiên long chiêm lễ được phước. Dịch sát như vậy th́ có sự trùng lặp, lại có sự ngược nhau. Nhưng vẫn dịch sát ra đây để thấy sự ích lợi của đức Địa tạng chính là sự bất khả tư nghị của ngài. V́ vậy mà xuống ngay đoạn dưới, tự Phật nói rơ là sự lợi ích bất khả tư nghị.



Ghi Chú (60)

Chính văn là nhất chiêm nhất lễ, dịch sát là một nh́n một lạy. Nhưng đối chiếu với từ ngữ ấy ở đoạn sau đoạn này 1 đoạn th́ thấy ư nghĩa là chuyên nhất trong sự chiêm lễ, nên phải dịch nhất tâm mà chiêm ngưỡng lễ bái.



Ghi Chú (61)

Chính văn là anh lạc, chữ ấy có trường hợp là chuỗi ngọc, nhưng ở đây là ṿng hoa (dầu có thể là ṿng hoa được làm bằng ngọc). Có một bản dịch Pháp hoa từ Phạn tự cho thấy như vậy.



Ghi Chú (62)

Có bản chép ít lời hơn, theo đó th́ dịch: ... chiêm bái h́nh tượng Địa tạng đại sĩ nên tức khắc tránh khỏi đường dữ; c̣n cha mẹ thân nhân của người ấy vốn có nghiệp lành đă sinh trong nhân loại hay chư thiên hưởng sự yên vui tuyệt diệu, th́ nhờ công đức trên mà tăng thêm cho nhân tố thánh thiện, sự yên vui họ đang hưởng cũng tăng thêm vô lượng ...



Ghi Chú (63)

Đoạn này tuy văn khí và văn ư thuộc về đoạn trên, nhưng rơ ràng và có thể tách ra làm 1 đoạn riêng, mà là 1 đoạn quan trọng cho những người chuyên tŕ niệm đức Địa tạng.



Ghi Chu (64)

Chỉ dạy và chăm nom, chính văn là giáo thị. Thị ở đây là nh́n, coi sóc, chăm nom, không phải thị là chỉ, chỉ bày, chỉ dạy (cùng nghĩa với chữ giáo) như bản khác chép.



Ghi Chú (65)

Thiện nam hay thiện nữ ấy, chính văn là thiện nam nữ. Nữ, có bản chép tử: sai.



Ghi Chú (66)

Tà dâm có thể tổng quát làm 2 phần. Phần bản thân là thủ dâm, ư dâm, cho dâm. Phần với người hôn phối là hành dâm phi xứ (ngoài pḥng ngủ) phi chi (Ngoài bộ phận sinh dục) phi lượng (dâm dục quá độ) và phi thời (lúc bịnh, thời kỳ mang thai, thời kỳ con bú, lúc trai giới, cầu nguyện, ngày vía). Cữ tà dâm ở đây là bản thân và phi thời, nghĩa là cữ dâm dục hoàn toàn. Đến như tà dâm là ngoại t́nh th́ không cần phải nói.



Ghi Chú (67)

Thính giác sắc bén, chính văn là lợi nhĩ căn (thính giác sắc bén, nhĩ căn lanh lợi). Có bản chép lợi căn nhĩ (thính giác thuộc giác quan sắc bén, nhĩ căn thuộc lợi căn). Nghĩa như nhau.



Ghi Chú (68)
Ngàn trăm ức, chính văn là thiên bách ức, chép bách thiên ức: sai. Coi chú thích 27.

_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.6611 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO